Đề tài Kế toán doanh thu tại chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Xí nghiệp Bình Minh

Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức đơn giản nhưng chặt chẽ với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong công việc. Mỗi người kế toán viên có nhiệm vụ cụ thể và nắm rõ từng phần công việc của mình phụ trách. - Kế toán luôn cập nhật những thông tin mới nhất, những quy định mới được ban hành nhằm điều chỉnh công tác kế toán tại Xí nghiệp sao cho phù hợp với quy định. - Việc sử dụng phần mềm kế toán Pacific KeyMan 5.5 kết hợp với việc tổ chức luân chuyển chứng từ tại Xí nghiệp được thực hiện nhanh, gọn đã phần nào giúp tăng tính hiệu quả, nhanh chóng và chính xác hơn trong xử lý số liệu và hoạt động của Xí nghiệp. - Cuối mỗi kỳ kế toán, nhân viên kế toán tại Xí nghiệp tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đảm bảo tính chính xác, tiến hành kết chuyển số liệu, xuất số liệu theo quy định của Bộ tài chính. - Số liệu kế toán tại Xí nghiệp có vai trò quan trọng: cung cấp thông tin cho từng bộ phận quản lý Xí nghiệp và ban Giám đốc Công ty Cổ phần nhằm đánh giá lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa ra định hướng phù hợp cho tương lai. Tóm lại, công tác kế toán tại Xí nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và hoạt động của Xí nghiệp nói riêng và cho sự phát triển của Công ty Cổ phần LT – TP Vĩnh Long nói chung

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu tại chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Xí nghiệp Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long và mang tên Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 năm 1993. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là thu mua nguyên liệu gạo lức và gạo xô về lau bóng để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xí nghiệp đã được hiệu quả cao trong lĩnh vực kinh doanh này và ngày càng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Thành quả mà Xí nghiệp đạt được đã góp phần to lớn vào việc phát triển , đem lại lợi nhuận cho Công ty và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, từ năm 2002 Xí nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Riêng công tác kế toán, Xí nghiệp áp dụng chương trình phần mềm máy tính Pacific KeyMan 5.5 nên các nghiệp vụ được thực hiện rất nhanh chóng và chính xác. Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ nhân viên công tác lâu năm có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác. Tháng 01/2007, Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long tiến hành cổ phần hóa theo cơ chế thị trường với cổ phần gần 52 tỷ đồng, vì vậy Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 chuyển thành chi nhánh của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Từ đó, Công ty tiến hành thay đổi cơ chế quản lý và hoạt động của Công ty, đồng thời cũng thay đổi cơ chế quản lý các đơn vị trực thuộc cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, Xí nghiệp đã từng bước khắc phục được những mặt yếu kém của cơ chế kinh tế cũ, từng bước phát huy thế mạnh để phát triển, từng bước đi lên không ngừng trang bị thêm thiết bị, nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, luôn hoàn thành tố nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng phương châm của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là: “ Lắng nghe và đáp ứng vượt sự mong đợi của khách hàng”. Tháng 02/2011, Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 đổi tên thành Xí nghiệp Bình Minh. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1.1.3.1 Chức năng - Xí nghiệp tổ chức thu mua, dự trữ chế biến gạo nguyên liệu ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo chỉ tiêu Công ty giao. Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và điều tra tình hình sản xuất lương thực ở địa phương để báo cáo và đề xuất lên ban Giám đốc công ty nhằm đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Dự trữ, bảo quản nguồn nguyên liệu, lương thực đảm bảo đủ hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu của Công ty giao và kinh doanh nội địa. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống công nghệ, cải tiến bộ máy tổ chức, bổ sung trang thiết bị, mở rộng địa điểm kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị, quản lý xí nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, an toàn, có hiệu quả và đúng pháp luật. - Mạnh dạn đề xuất cho Ban Giám đốc Công ty về vấn đề quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động cho Xí nghiệp và Công ty. 1.1.3.2 Nhiệm vụ - Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài của Công ty, nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty để Xí nghiệp thực hiện chính xác, hiệu quả. - Xây dựng mạng lưới kho chứa hợp lý để việc thu mua được thuận tiện, tổ chức chế biến gạo nguyên liệu ra thành phẩm có chất lượng tốt, giá thành thấp và đúng theo tiêu chí phân bổ, tìm kiến thị trường và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. - Sử dụng tiền vốn đúng mục đích, quản lý chặt chẽ tiền hàng, không để phát sinh nợ khó đòi tồn đọng, không để tổn thất tài sản, hàng hóa vật tư lao động mà Công ty giao cho Xí nghiệp quản lý. - Nắm sát tiến độ sản xuất, diện tích giống lúa, kết quả thu hoạch quanh khu vực để có kế hoạch đề xuất với cấp trên tổ chức thu mua đúng thời điểm, trang bị kho chứa, máy móc, nhân sự cho phù hợp với hoạt động của Xí nghiệp. - Chấp hành các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, hành chính theo quy định của Nhà nước, tuân thủ các nội quy, quy định của cơ quan. - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong vận hành máy móc thiết bị, sử dụng điện, nhiên liệu phục vụ cho việc sấy gạo, phòng ngừa triệt để tai nạn lao động, những sự cố xảy ra trong Xí nghiệp. 1.1.3.3 Quyền hạn - Xí nghiệp được sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong phạm vi được Công ty ủy nhiệm và đúng pháp luật của Nhà nước. - Được chủ động khai thác mở rộng thị trường, trực tiếp giao dịch đàm phán với tất cả các đối tượng khách hàng để mua bán lương thực đạt tiêu chuẩn về chất lượng lẫn số lượng do Công ty quy định - Xí nghiệp được hợp đồng thuê nhân công bốc xếp để giải quyết công việc phát sinh hàng ngày - Xí nghiệp được phép phân công lao động, theo dõi đánh giá chất lượng công nhân viên để đề xuất với Công ty thưởng phạt thỏa đáng, được xây dựng nội quy riêng cho Xí nghiệp nhưng không được trái với quy định chung của Công ty. 1.1.4 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu Mang đặc thù là một Xí nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ gạo xuất khẩu. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là gạo và các phụ phẩm của gạo như tấm cám. Bảng 1.1: Bảng mô tả các sản phẩm của Xí nghiệp Bình Minh Sản phẩm Mô tả Sản phẩm chính Gạo 5% tấm Gạo gồm 5% tấm và 95% gạo bán thành phẩm Gạo 10% tấm Gạo gồm 10% tấm và 90% gạo bán thành phẩm Gạo 15% tấm Gạo gồm 15% tấm và 85% gạo bán thành phẩm Gạo 20% tám Gạo gồm 20% tấm và 80% gạo bán thành phẩm Gạo 25% tấm Gạo gồm 25% và 75% gạo bán thành phẩm Sản phẩm phụ Tấm 1 Gạo bị gãy có kích cỡ > 2.8 mm và <= 4.56 mm Tấm 2 Gạo bị gãy có kích cỡ < 2.8 mm Cám Sấy Là phôi và cám bao quanh hạt gạo Lau Xát 1.2 Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ lau bóng gạo Gạo nguyên liệu Loại bỏ tạp chất Xát trắng Tách thóc Phun nước Lau bóng Tách tấm Sấy Thành phẩm (Nguồn: Tài liệu Iso – XN Bình Minh) 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động - Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất và kinh doanh mặt hàng lương thực (gạo và phụ phẩm của gạo) nhằm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu theo hợp đồng của Công ty. Thu mua gạo nguyên liệu và gạo đã xát trắng, tiến hành chế biến các sản phẩm gạo theo đúng tiêu chuẩn quản lý chất lượng. - Phạm vi hoạt động của Xí nghiệp là trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long. Tùy theo nhiệm vụ, nhu cầu tiêu thụ mà Xí nghiệp tiến hành thu mua ở các vùng lân cận như: Đồng Tháp, Cần Thơ…..thông thường thương lái các nơi mua gạo đến Xí nghiệp tiến hành mua bán. 1.2.2 Quy mô hoạt động - Xí nghiệp có diện tích gần 4000m2, có trụ sở giao dịch, phòng làm việc tiện nghi với đầy đủ phương tiện phục vụ cho công tác quản lý. - Hệ thống kho bãi với sức chứa khoảng 5.500 tấn và 2 hệ thống dây chuyền công nghệ lau bóng gạo hiện đại đạt tiêu chuẩn với công suất hoạt động đạt khoảng 6-8 tấn/giờ đáp ứng tốt nhu cầu thu mua, dự trữ và cung ứng gạo cho thị trường. 1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý Xí nghiệp 1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Tuy là đơn vị trực thuộc nhưng Xí nghiệp Bình Minh vẫn có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, cụ thể qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Bình Minh Kiểm phẩm Vận hành máy Tổ nhân công Thủ kho Thủ quỹ Kế toán Phó Giám đốc sản xuất Phó Giám đốc tài chính kế toán Giám đốc Xí nghiệp (Nguồn: Tài liệu Iso – XN Bình Minh) 1.3.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: - Là người có quyền hành cao nhất trong XN, do Ban Giám đốc Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm với Ban Giám đốc Công ty Cổ phần. - Quản lý các bộ phận của Xí nghiệp thông qua Phó Giám đốc. - Là người có quyền quyết định mọi hoạt động của XN. Phó Giám đốc tài chính kế toán - Nhận lệnh và thông tin của Giám đốc XN về phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua hàng, bán hàng để có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn thu mua (hoặc phương án sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả). - Chỉ đạo và giám sát bộ phận nghiệp vụ thực hiện công tác theo đúng nguyên tắc tài chính kế toán, quản lý tiền hàng chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích không để phát sinh công nợ khó đòi, không để bị chiếm dụng vốn. - Tham mưu cho Giám đốc những nguyên tắc tài chính kế toán, thường xuyên kiểm tra theo dõi sổ sách, tiền mặt tồn quỹ. Thay mặt Giám đốc ký chứng từ thu chi, nhập xuất hàng hóa… Phó Giám đốc sản xuất - Nhận lệnh và thông tin từ Giám đốc XN để triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất. - Nắm bắt thông tin giá cả thị trường để tham mưu cho Giám đốc XN quyết định giá mua bán hàng. - Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn các bộ phận như: vận hành máy, kiểm phẩm, thủ kho, kế toán và công nhân bốc xếp hoạt động theo quy trình sản xuất. - Tham mưu cho Giám đốc XN về chất lượng gạo đầu vào, kiểm tra giám sát gạo đầu ra để từ đó lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả của quy trình sản xuất. - Thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất gia công theo dõi tỷ lệ chế biến để có biện pháp xử lý chất lượng tốt. Nghiên cứu định mức kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản hàng hóa để có ý kiến đề xuất xây dựng định mức kỹ thuật cho phù hợp với thực tế. - Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đề xuất bảo hành và sửa chữa, đổi mới trang thiết bị máy móc, công cụ, dụng cụ đảm bảo hoạt động tốt trong quá trình sản xuất, - Thay mặt Giám đốc ký chứng từ thu chi, nhập xuất hàng hóa…. Nhân viên kế toán - Thanh toán chi phí: Kiểm tra chứng từ hợp lệ, hợp lý của người đề nghị thanh toán (dự trữ được duyệt, bảng đề nghị thanh toán, hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm tra, biên bản nghiệm thu, hợp đồng và thanh lý hợp đồng), nếu các chứng từ đã đạt yêu cầu thanh toán đề nghị lãnh đạo XN duyệt chi, viết phiếu chi và ghi vào sổ tiền mặt, hoặc chi chuyển khoản ghi vào sổ quỹ tiền gửi, sổ phân tích. - Thanh toán mua hàng: + Mua lẻ của dân, thương lái: Căn cứ vào chủng loại, số lượng trong phiếu cân hàng của thủ kho đã được lãnh đạo duyệt giá, kiểm tra họ tên người bán, địa chỉ người bán, số chứng minh nhân dân, kế toán lập phiếu nhập kho, phiếu chi mua hàng, kế toán ghi vào sổ quỹ tiền mặt và sổ kho. + Mua hàng của doanh nghiệp, nhà máy: Căn cứ vào loại, số lượng trong phiếu cân hàng của thu kho đã được lãnh đạo duyệt giá, kiểm tra hóa đơn bán hàng của khách hàng, kế toán lập phiếu nhập kho và phiếu chi mua hàng, phiếu chi chuyển khoản ghi vào sổ kho, sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi. + Mua hàng theo hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà máy: Kế toán soạn thảo hợp đồng kinh tế với nội dung do Ban Giám đốc XN cung cấp; kiểm tra tính hợp lý của hợp đồng, phụ kiện hợp đồng; hóa đơn bán hàng của khách hàng; kế toán lập phiếu nhập kho và phiếu chi mua hàng ghi vào sổ theo dõi hợp đồng, sổ kho và sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi; soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng. + Gia công chế biến: Căn cứ vào kế hoạch gia công của lãnh đạo, báo cáo gia công của kiểm phẩm, sổ theo dõi gia công của thợ máy ghi vào sổ theo dõi gia công. Khi cắt gia công kế toán đối chiếu gia công với các bộ phận liên quan ghi chính xác số liệu nhập xuất gia công, tỷ lệ thu hồi thành phẩm, phụ phẩm trong gia công để so sánh với tỷ lệ trong định mức kinh tế kỹ thuật, lập phiếu nhập xuất gia công ghi vào sổ kho. - Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được cập nhật vào máy tính để lập bảng kê tập hợp số liệu và báo cáo về công ty kịp thời, đúng thời gian quy định. Lập bảng kê, báo cáo thuế giá trị gia tăng, tình hình sử dụng ấn chỉ. - Soạn thảo hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, mở sổ theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng cụ thể theo từng hợp đồng và từng khách hàng. - Tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện đúng các nguyên tắc tài chính kế toán, quản lý tiền vốn, hàng hóa và công nợ tại XN. - Theo dõi và kiểm tra tiền tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, lập chứng từ thu chi tiền gửi theo đúng quy định của ngân hàng. - Bảo trì các máy móc thiết bị văn phòng. Thủ quỹ - Nhận tiền và chi tiền cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo phiếu chi, phiếu thu của kế toán đã được lãnh đạo XN duyệt. Bảo quản tiền quỹ, máy đếm tiền, tủ sắt đựng tiền và máy soi tiền cẩn thận. - Ghi chép cập nhật sổ quỹ hàng ngày, kiểm tra chữ ký trong phiếu thu chi, đảm bảo thu chi đúng nguyên tắc (không thu, chi ứng ngoài sổ) đối chiếu tồn quỹ hàng ngày với kế toán. - Chịu trách nhiệm cá nhân về tiền quỹ tồn hàng ngày, không để xảy ra thất thoát tiền quỹ và các dụng cụ phục vụ cho công tác. Nhân viên thủ kho - Cân, đếm hàng hóa nhập kho khi có phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa của kiểm phẩm được lãnh đạo duyệt; xuất kho khi có hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho có ký duyệt của lãnh đạo. - Bảo quản số lượng hàng, thiết bị, dụng cụ trong kho không để xảy ra mất mát, hư hỏng theo quy định. - Phối hợp với kiểm phẩm bố trí sắp xếp hàng hóa trong kho khoa học, ngăn nắp theo từng chủng loại; cây hàng có bảng nhận dạng. - Ghi chép sổ sách đầy đủ, chính xác và lập báo cáo hàng ngày số lượng hàng hóa tồn kho, phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa trong kho thường xuyên, có kế hoạch duyệt mối, mọt, chuột,…tránh hàng hóa bị hư hỏng. - Điều động công nhân bốc xếp nhập xuất hàng hóa đúng qui định. - Kiểm tra cân trước khi nhập xuất hàng hóa, chịu trách nhiệm về định mức hao hụt trong kho, hàng tháng đối chiếu số liệu tồn kho với kế toán, ký xác nhận và chịu trách nhiệm về số liệu tồn kho đã ký. - Khi xuất khẩu: kế toán phối hợp với kiểm phẩm, thủ kho….kiểm soát giấy tờ hợp lệ của phương tiện vận tải trung chuyển, rồi đến công ty nhận hóa đơn xuất kho giao lại cho chủ phương tiện. Nhân viên kiểm phẩm - Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập, xuất, chế biến, lưu kho, dự trữ, nhập, xuất kho - Khi mua hàng kiểm phẩm có trách nhiệm lấy mẫu bình quân từng lô hàng theo hướng dẫn thử nghiệm của XN, phân tích chất lượng mẫu, ghi phiếu kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập kho. - Kết hợp với thủ kho để xác định vị trí chất xếp từng cây hàng, kiểm tra hàng hóa định kỳ tuần/lần để phát hiện hư hỏng sâu mọt, tham mưu cho lãnh đạo biện pháp xử lý. - Phối hợp với kỹ thuật máy và thủ kho kiểm tra chất lượng hàng hóa trong quá trình gia công chế biến, xây dựng mẫu chuẩn theo kế hoạch sản xuất, kế hoạch phân bổ, chỉ tiêu chất lượng gạo thành phẩm theo thỏa thuận với khách hàng, đánh giá và ghi vào phiếu kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất. - Mỗi khi xuất hàng phải phối hợp với thủ kho, giám sát (cơ quan giám định hàng hóa/khách hàng) kiểm tra mỗi thùng đấu hàng/bả đấu về chỉ tiêu chất lượng hàng hóa theo mẫu chuẩn, nếu chưa đạt như mẫu chuẩn thì điều chỉnh lại cho đạt chất lượng, kiểm tra hàng hóa, bao bì, phương tiện vận chuyển, điều kiện vận chuyển trọng lượng đóng tịnh mỗi bao, đường chỉ may, ghi vào phiếu kiểm tra chất lượng đóng gói. - Chịu trách nhiệm về việc bảo quản các loại công cụ lao động được trang bị như: máy đo độ ẩm, cân tiểu ly, thước đo chiều dài hạt… Nhân viên vận hành máy - Có nhiệm vụ điều khiển máy móc thiết bị trong quá trình vận hành chế biến, kiểm tra từng bộ phận máy trước khi bắt đầu khởi động, khi các thiết bị đã đạt yêu cầu thì tiến hành chạy máy có tải nguyên liệu. - Phối hợp với kiểm phẩm, thủ kho, kiểm tra chất lượng thành phẩm, phụ phẩm theo quy trình sản xuất cho nguyên liệu vào bồ đài sàng tạp chất, đánh bóng, kiểm tra độ phun nước, độ trắng bóng của thành phẩm. - Vệ sinh máy móc thiết bị sạch sẽ khi hết ca sản xuất hoặc khi máy ngưng hoạt động. Bảo trì thiết bị, máy móc, máy lau bóng, máy đấu trộn theo lịch bảo trì. Phát hiện hư hỏng để sửa chữa nếu không được thì báo lãnh đạo để có kế hoạch thuê ngoài xử lý. Tổ nhân công Theo dõi và điều tiết lượng nhân công lao động tại Xí nghiệp một cách hợp lý cho từng thời điểm. Quản lý hoạt động của công nhân, lập bảng chấm công hàng ngày, báo cáo cho bộ phận kế toán để bộ phận kế toán chi trả lương công nhật cho công nhân. Bảng 1.2 Trình độ nhân sự tại XN Bình Minh Chức vụ Số lượng Trình độ Giám đốc 01 Đại học Phó Giám đốc 01 Đại học 01 Trung cấp Nhân viên 07 Trung cấp 1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Xí nghiệp Bình Minh là XN trực thuộc có quy mô vừa, do đó XN được tổ chức công tác kế toán đơn giản và gọn nhẹ nhằm mục đích tiết kiệm bớt chi phí cho XN, thuận tiện hơn cho công việc. Bộ máy kế toán của XN đặt dưới sự điều hành và chỉ đạo của Giám đốc và Phó Giám đốc tài chính kế toán Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của XN Bình Minh Giám đốc Phó Giám đốc tài chính kế toán Thủ quỹ Kế toán (Nguồn: Tài liệu Iso – XN Bình Minh) 1.4.2 Nhiệm vụ - Kế toán: Theo dõi tình hình nhập xuất, phiếu chuyển kho nội bộ, phiếu thu chi đầy đủ, các chứng từ ban đầu hợp lệ lập phiếu theo đúng quy tắc, nguyên tắc tài chính kế toán. Theo dõi các công nợ, phải thu, phải trả, nhập xuất bao bì, cập nhật các chứng từ phát sinh, đối chiếu với thủ quỹ hàng ngày để kiểm tra dư tồn quỹ. - Thủ quỹ: Là người có trách nhiệm bảo quản đầy đủ tiền quỹ của XN, nhập xuất phải đầy đủ chứng từ, không được sử dụng tiền quỹ của XN sai mục đích. Cuối ngày phải đối chiếu tồn quỹ với kế toán XN, phải kiểm tra tỉ mỉ khi giao, nhận tiền. Mọi sự mất mát, sai lệch tiền quỹ thì thủ quỹ phải chịu trách nhiệm. 1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại XN Công tác kế toán tại XN Bình Minh áp dụng hình thức kế toán hiện đại đó là hình thức kế toán máy. Với hình thức này XN tạo sự gọn nhẹ cho bộ máy kế toán, giảm chi phí quản lý, thực hiện công tác kế toán nhanh và có độ chính xác cao hơn. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính tại Xí nghiệp Bình Minh là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế trên sự kết hợp của hình thức kế toán nhật ký chung với phần mềm máy tính. Phần mềm kế toán không hiện đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầu đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. - Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.4: Hình thức sổ kế toán tại XN Bình Minh Phần mềm kế toán Máy vi tính SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Nhập số liệu hàng ngày Ghi chú: Đối chiếu, kiểm tra In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính - Nhật ký chung - Sổ chi tiết các tài khoản - Sổ cái (sổ tổng hợp) các tài khoản - Sổ cái (sổ tổng hợp) các tài khoản theo ngày Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chung Sơ đồ 1.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Bảng kê chi tiết sản phẩm mua vào, bán ra Sổ chi tiết Nhật ký chung Sổ Cái Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn thành phẩm Báo cáo thuế Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi chú: Đối chiếu số liệu Ghi cuối năm Ghi cuối tháng 1.4.4 Tổ chức vận dụng các chế độ, phương pháp kế toán - XN thực hiện chế độ báo cáo, chế độ sổ sách kế toán và chứng từ kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành theo Quyết định số 15/BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006. - Hệ thống tài khoản áp dụng tại XN là hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Phương pháp kế toán áp dụng tại XN - Phương pháp kế toán nguyên vật liệu: + Phương pháp kế toán nguyên vật liệu: nhập trước, xuất trước + Phương pháp tính giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho: phương pháp tính giá thực tế bình quân. - Phương pháp xác định hàng tồn kho: + Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá thành: + Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. + Phương pháp tính giá thành bán thành phẩm sản xuất: loại trừ sản phẩm phụ + Phương pháp kế toán thành phẩm, hàng hóa: kê khai thường xuyên + Phương pháp tính giá thành sản phẩm xuất kho: bình quân gia quyền. - Phương pháp kế toán các khoản chi phí: phương pháp trực tiếp - Phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ - Phương pháp khấu hao áp dụng: khấu hao theo đường thẳng 1.4.5 Ứng dụng tin học trong công tác kế toán Để hỗ trợ cho công tác quản lý, xử lý và báo cáo số liệu, bộ phận kế toán của XN tiến hành đưa công nghệ tin học vào trong công tác kế toán, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả cho hoạt động của Xí nghiệp. Hiện nay, Xí nghiệp Bình Minh đang sử dụng phần mềm kế toán Pacific KeyMan 5.5 do Công ty phần mềm Thái Bình Dương viết chương trình Với ưu điểm nhanh chóng, thuận tiện và chính xác, Keyman giúp cho công tác kế toán của XN hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động của XN Bình Minh và Công ty Cổ phần. 1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 1.5.1 Thuận lợi - XN Bình Minh nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là trung tâm trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có nguồn nguyên liệu dồi dào. Riêng tỉnh Vĩnh Long đã có diện tích gieo trồng lúa gạo hơn 19.950 ha, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh lúa gạo của XN. - Thêm vào đó vị trí địa lý của XN thuận lợi cho viêc lưu thông, vận chuyển thu mua và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo: trước XN là quốc lộ 1A, sau là sông Tam Bình nối liền sông Tiền và sông Hậu. - Điều kiện về nhân lực tại Vĩnh Long là một vấn đề quan trọng cho sự phát triển của XN: Nằm trên vùng đất có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ tri thức cao, công nhân có tay nghề được đào tạo qua trường lớp đủ mọi cấp bậc: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, thợ… đó là điều kiện tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ quản lý chuyên môn, nâng cao hiệu quả hoạt động của XN nói riêng và Công ty Cổ phần nói chung. Từ những thuận lợi nói trên và những điều kiện khác có thể nói XN Bình Minh và Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh long có đủ điều kiện tự tin tiến tới mục tiêu đã đề ra của mình là: “Trở thành một trong ba Công ty hàng đầu về kinh doanh lương thực”. 1.5.2 Khó khăn - Thứ nhất: Về giá cả của mặt hàng lương thực + Giá cả đầu vào: Tính cạnh tranh là không thể thiếu trong mọi hoạt động, song do đặc thù ngành nghề để mua được lượng gạo nguyên liệu thì XN phải đưa ra mức giá hợp lý hơn so với đối thủ, do đó làm chi phí đầu vào tăng tương đối. + Giá cả đầu ra: Để tiêu thụ được số lượng gạo thành phẩm, buộc XN phải bán với giá tương đối thấp so với đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường. + Những năm gần đây, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường làm giá cả đầu vào và đầu ra của mặt hàng lương thực bấp bênh, điều này làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ của XN. Do đó, vấn đề giá cả phù hợp nhằm nâng cao tối đa lợi nhuận cho XN và Công ty là vấn đề khó khăn hiện nay. - Thứ hai: Tính thời vụ + Vào những tháng thu hoạch lượng hàng hóa trên địa bàn tương đối dư thừa với khả năng thu mua, dự trữ của XN, đến khi hết vụ thu hoạch thì XN lại rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu, nên không đáp ứng nổi nhu cầu của thị trường. + Chất lượng lúa gạo ảnh hưởng đến chất lượng hàng của XN, ở vụ Đông xuân sản lượng nhiều, chất lượng cao, vụ Hè thu, vụ Ba sản lượng thấp kèm theo chất lượng không cao ảnh hưởng việc thu mua lúa gạo nguyên liệu của XN. Do đó, vấn đề hiện nay XN cần làm là tăng cường hệ thống kho bãi dự trữ để chủ động hơn trong vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao và giá thành hợp lý 1.5.3 Phương hướng phát triển Với phương châm “Lắng nghe và đáp ứng vượt sự mong đợi của khách hàng” nghĩa là đáp ứng hơn cả sự mong đợi của khách hàng. Do đó, việc xác định phương hướng kinh doanh của XN có ý nghĩa rất quan trọng. Những phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2013 - Mục tiêu chất lượng: Tiếp tục duy trì mức thực hiện năm 2012 về tỉ lệ thu hồi gạo 5% tấm trong quá trình chế biến gạo nguyên liệu thấp nhất là 63,49% năm 2013. - Lợi nhuận là mục tiêu mà XN đề ra. Vì vậy, XN cần phát huy những lợi thế sẵn có nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn. - Tiết kiệm tối đa các khoản mục chi phí trong sản xuất để hạ giá thành. - XN tăng công suất máy móc, thiết bị trong thời gian cho phép đảm bảo tiến độ sản xuất không ngừng nâng cao sản lượng. - XN tiến hành mở rộng thị trường thu mua để gia công chế biến phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tốt công cuộc cải cách hành chính, thi đua khen thưởng, lao động tiền lương, tăng cường công tác quản lý hành chính. 1.6 Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2011 – 2012: Bảng 1.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Bình Minh năm 2011 – 2012 (Nguồn: Phòng Kế toán XN Bình Minh) Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2012 So sánh ± ± (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 92.664.743.712 81.053.347.255 (11.611.396.457) (14,33) Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 0 0 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 -02) 10 92.664.743.712 81.053.347.255 (11.611.396.457) (14,33) Giá vốn hàng bán 11 88.378.596.295 77.337.649.349 (11.040.946.946) (14,28) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 -11) 20 4.286.147.417 3.715.697.906 (570.449.511) (15,35) Doanh thu hoạt động tài chính 21 6.319.473 5.628.566 -690.907 (12,28) Chi phí tài chính 22 0 0 0 0 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 0 0 Chi phí bán hàng 24 1.085.279.944 1.005.945.489 (79.334.455) (7,89) Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.152.071.700 1.157.874.434 5.802.734 0,5 Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21-22) - (24 +25)) 30 2.055.115.246 1.557.506.549 (497.608.697) (31,95) Thu nhập khác 31 0 0 0 0 Chi phí khác 32 0 0 0 0 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 0 0 0 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 2.055.115.246 1.557.506.549 (497.608.697) (31,95) Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp ta đi vào nhận xét sự biến động lợi nhuận và các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Xí nghiệp. Qua bảng phân tích ta thấy tình hình biến động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2012 so với năm 2011 như sau: - Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ đạt 1.557.506.549 đồng, giảm so với năm 2011 là 497.608.697 đồng. Còn lợi nhuận năm 2011 đạt 2.055.115.246 đồng, tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm giảm 31,95% là do ảnh hưởng của các yếu tố: + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 chỉ đạt 81.053.347.255 đồng giảm so với năm 2011 số tiền là 11.611.396.457 đồng. Còn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 đạt 92.664.743.712 đồng, tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm giảm 14,33%. Doanh thu ở năm 2012 giảm là do giá gạo trong nước và xuất khẩu giảm, xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh ở mặt hàng gạo 25% tấm làm cho doanh số tiêu thụ giảm. + Giá vốn hàng bán năm 2012 chỉ đạt 77.337.649.349 đồng giảm so với năm 2011 số tiền là 11.040.946.946 đồng. Còn giá vốn hàng bán năm 2011 đạt 88.378.596.295, tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm giảm 14,28%. Giá vốn hàng bán ở năm 2012 giảm là do nguyên liệu đầu vào thiếu hụt, gặp phải sự cạnh tranh giá gay gắt giữa các doanh nghiệp. + Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 đạt 3.715.697.906 đồng giảm so với năm 2011 số tiền là 570.449.511 đồng, tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm giảm 15,35%. Tuy lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhưng vẫn còn ở mức kiểm soát được. + Chi phí bán hàng năm 2012 đạt 1.005.945.489 đồng giảm so với năm 2011 số tiền là 79.334.455 đồng, tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm giảm 7,89% là biểu hiện khá tốt của Xí nghiệp. + Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 đạt 1.157.874.434 đồng tăng so với năm 2011 số tiền là 5.802.734 đồng, tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm tăng 0,5% là biểu hiện tốt của Xí nghiệp. Nguyên nhân tăng là do các khoản chi thường xuyên tăng nhẹ do ảnh hưởng của kinh tế thị trường, nhưng tỷ lệ tăng không nhiều. Lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí năm 2012 giảm so với năm 2011 số tiền 497.608.697 đồng. Tỷ lệ chênh lệch giữa 2 năm giảm 31,95%. Điều này cho thấy Xí nghiệp cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác đang phải chịu ảnh hưởng của nền kinh tế đang ở vào giai đoạn khó khăn, tuy vẫn có lợi nhuận nhưng doanh thu đã giảm và mức giảm này vẫn trong tầm kiểm soát của Xí nghiệp. Điều này cho thấy Xí nghiệp cần đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất và nền kinh tế hiện nay để nâng cao doanh thu và lợi nhuận của Xí nghiệp trong thời gian sắp tới. CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN DOANH THU TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC BÌNH MINH – VĨNH LONG Xí nghiệp Bình Minh là Xí nghiệp chuyên về lúa gạo: thu mua, chế biến, tiêu thụ nội địa và tiêu thụ nội bộ (hay thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long). 2.1 Kế toán các khoản doanh thu 2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.1.1.1 Đặc điểm hạch toán: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ tại XN Bình Minh bao gồm các khoản doanh thu về bán hàng lương thực như: - Doanh thu bán gạo (gạo 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo 15% tấm, gạo 20% tấm, gạo 25% tấm), tấm (tấm 1, tấm 2) và cám (cám sấy, cám lau, cám xát) bán trực tiếp cho khách hàng trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến mua tại XN. - Doanh thu bán gạo (gạo 5% tấm) xuất bán cung ứng theo hóa đơn đặt hàng cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 2.1.1.2 Chứng từ và thủ tục kế toán Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT) -Phiếu thu (mẫu số 01 – TT) -Biên lai thu tiền (mẫu số 06 – TT) -Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTKT-3LL), hợp đồng Thủ tục kế toán Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi khách hàng mua hàng tại XN, nhân viên kế toán tại XN lập hóa đơn, phiếu thu để thu tiền bán hàng sau khi xác định hàng đã tiêu thụ mang chứng từ về phòng kế toán để căn cứ vào đó ghi chi tiết hàng hóa đã tiêu thụ vào máy (phần mềm kế toán máy). 2.1.1.3 Phương pháp hạch toán XN sử dụng TK 511 để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 511 chì có một tài khoản chi tiết: TK 5111L3 – Doanh thu bán HLT – XN Bình Minh 2.1.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 07/2012 1. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/004676, ngày 08/07/2012, loại LBTN, xuất bán 20.092 kg cám xát cho DN Cẩm Linh, DN chưa thanh toán số tiền 90.414.000 đồng, VAT 5% cho XN, kế toán ghi: Nợ TK 1313 94.934.700 Có TK 5111L3 90.414.000 Có TK 3331 4.520.700 2. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/004676, ngày 08/07/2012, loại LBTN, xuất bán 12.166 kg cám lau cho DN Cẩm Linh, DN chưa thanh toán số tiền 54.747.000 đồng, VAT 5% cho XN, kế toán ghi: Nợ TK 1313 57.484.350 Có TK 5111L3 54.747.000 Có TK 3331 2.737.350 3. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/004677, ngày 16/07/2012, loại LBTN, xuất bán 757 kg cám xay cho khách hàng Hiếu, khách hàng chưa thanh toán số tiền 757.000 đồng, VAT 5% cho XN, kế toán ghi: Nợ TK 1313 794.850 Có TK 5111L3 757.000 Có TK 3331 37.850 4. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/004679, ngày 16/07/2012, loại LBTN, xuất bán 17.350 kg cám xát cho Công ty Đại An, Công ty chưa thanh toán số tiền 78.075.000 đồng, VAT 5% cho XN, kế toán ghi: Nợ TK 1313 81.978.750 Có TK 5111L3 78.075.000 Có TK 3331 3.903.750 5. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/004679, ngày 16/07/2012, loại LBTN, xuất bán 11.086 kg cám lau cho Công ty Đại An, Công ty chưa thanh toán số tiền 49.887.000 đồng cho XN, kế toán ghi: Nợ TK 1313 52.381.350 Có TK 5111L3 49.887.000 Có TK 3331 2.494.350 6. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/004680, ngày 21/07/2012, loại LBTN, xuất bán 21.653 kg cám xát cho Công ty Đại An, Công ty chưa thanh toán số tiền 97.438.500 đồng cho XN, kế toán ghi: Nợ TK 1313 102.310.425 Có TK 5111L3 97.438.500 Có TK 3331 4.871.925 7. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/004680, ngày 21/07/2012, loại LBTN, xuất bán 5.157 kg cám lau cho Công ty Đại An, Công ty chưa thanh toán số tiền 23.206.500 đồng, VAT 5% cho XN, kế toán ghi: Nợ TK 1313 24.366.825 Có TK 5111L3 23.206.500 Có TK 3331 1.160.325 2.1.1.5 Sổ kế toán chi tiết Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – XN Bình Minh SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 5111L3 – Doanh thu HLT – XN Bình Minh Kỳ phát sinh: Tháng 07/2012 ĐVT: VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Loại CT Số CT Ngày, tháng Nợ Có 08/07/2012 LBTN X3L07/004676 08/07/2012 Xuất bán 20.092 kg cám xát (Cẩm Linh) 1313 90.414.000 08/07/2012 LBTN X3L07/004676 08/07/2012 Xuất bán 12.166 kg cám lau (Cẩm Linh) 1313 54.747.000 16/07/2012 LBTN X3L07/004677 16/07/2012 Xuất bán 757 kg cám xay cho khách hàng Hiếu 1313 757.000 16/07/2012 LBTN X3L07/004679 16/07/2012 Xuất bán 17.350 kg cám xát (Đại An) 1313 78.075.000 16/07/2012 LBTN X3L07/004679 16/07/2012 Xuất bán 11.086 kg cám lau (Đại An) 1313 49.887.000 21/07/2012 LBTN X3L07/004680 21/07/2012 Xuất bán 21.653 kg cám xát (Đại An) 1313 97.438.500 21/07/2012 LBTN X3L07/004680 21/07/2012 Xuất bán 5.157 kg cám lau (Đại An) 1313 23.206.500 Cộng số phát sinh 394.525.000 Người ghi sổ (Ký, ghi tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi tên) Giám đốc (Ký, ghi tên) (Nguồn: Phòng Kế toán) 2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ 2.1.2.1 Đặc điểm hạch toán Doanh thu bán hàng nội bộ bao gồm các khoản doanh thu về bán hàng lương thực như: - Doanh thu bán sản phẩm như gạo (gạo 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo 15% tấm, gạo 20% tấm, gạo 25% tấm) xuất bán cho Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long theo kế hoạch phân bổ của Công ty đưa ra. - Doanh thu bán sản phẩm như: tấm (tấm 1, tấm 2) và cám (cám sấy, cám lau, cám xát) bán cho các XN khác trong cùng hệ thống công ty. 2.1.2.2 Chứng từ kế toán - Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT) - Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTKT-3LL) 2.1.2.3 Phương pháp hạch toán XN Bình Minh sử dụng TK 512 để hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ, TK 512 tại XN chỉ có 1 TK chi tiết: TK 5121L3 – Doanh thu bán hàng nội bộ HLT – XN Bình Minh 2.1.2.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Kế toán một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 07/2012: 1. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/000115, ngày 01/07/2012, loại LBNB, xuất bán 400.000 kg gạo 25% tấm, số tiền 3.000.000.000 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 33623 3.000.000.000 Có TK 5121L3 3.000.000.000 2. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/000116, ngày 09/07/2012, loại LBNB, xuất bán 608.600 kg gạo 15% tấm, số tiền 5.051.380.000 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 33623 5.051.380.000 Có TK 5121L3 5.051.380.000 3. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/000117, ngày 14/07/2012, loại LBNB, xuất bán 330.000 kg gạo 15% tấm, số tiền 2.607.000.000 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 33623 2.607.000.000 Có TK 5121L3 2.607.000.000 4. Căn cứ vào chứng từ số X3L07/000118, ngày 17/07/2012, loại LBNB, xuất bán 499.500 kg gạo 10% tấm, số tiền 4.120.875.000 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 33623 4.120.875.000 Có TK 5121L3 4.120.875.000 5.Căn cứ vào chứng từ số X3L07/000119, ngày 18/07/2012, loại LBNB, xuất bán 90.000 kg gạo 15% tấm, số tiền 715.500.000 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 33623 715.500.000 Có TK 5121L3 715.500.000 2.1.2.5 Sổ kế toán chi tiết Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – XN Bình Minh SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 5121L3 – Doanh thu bán hàng nội bộ hàng lương thực – XN Bình Minh Kỳ phát sinh: Tháng 07/2012 ĐVT: VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Loại CT Số CT Ngày, tháng Nợ Có 01/07/2012 LBNB X3L07/000115 01/07/2012 Xuất bán 400.000 kg gạo 25% tấm 33623 3.000.000.000 09/07/2012 LBNB X3L07/000116 09/07/2012 Xuất bán 608.600 kg gạo 15% tấm 33623 5.051.380.000 14/07/2012 LBNB X3L07/000117 14/07/2012 Xuất bán 330.000 kg gạo 15% tấm 33623 2.607.000.000 17/07/2012 LBNB X3L07/000118 17/07/2012 Xuất bán 499.500 kg gạo 10% tấm 33623 4.120.875.000 18/07/2012 LBNB X3L07/000119 18/07/2012 Xuất bán 90.000 kg gạo 15% tấm 33623 715.500.000 Cộng số phát sinh 15.494.757.000 Người ghi sổ (Ký, ghi tên) Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi tên) (Ký, ghi tên) (Nguồn: Phòng Kế toán) 2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 2.1.3.1 Đặc điểm hạch toán Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ là các khoản phải thu lãi tiền gửi Ngân hàng trong kỳ: Định kỳ khi nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán tiến hành ghi nhận khoản thu lãi tiền gửi và kết chuyển sang TK 911 vào cuối kỳ kế toán. 2.1.3.2 Chứng từ và thủ tục kế toán Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo Có của ngân hàng Thủ tục kế toán: Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng thì Xí nghiệp lập séc rút tiền, sau đó chuyển cho nhân viên kế toán và nhập vào phần mềm máy tính 2.1.3.3 Phương pháp hạch toán Xí nghiệp sử dụng tài khoản 515 để hạch toán doanh thu hoạt động tài chính Tài khoản 515 tại Xí nghiệp Bình Minh chỉ có một tài khoản chi tiết: TK 51543 – Thu lãi tiền gửi – XN Bình Minh 2.1.3.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 07/2012: 1.Căn cứ vào chứng từ số X307/25, ngày 25/07/2012, loại PCKV, thu lãi tiền gửi tháng 07/2012 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) – chi nhánh Vĩnh Long , số tiền 1.433 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 11213 1.433 Có TK 51543 1.433 2. Căn cứ vào chứng từ số X307/28, ngày 31/07/2012, loại PCKV, thu lãi tiền gửi tháng 07/2012 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (SCB) – chi nhánh Bình Minh, số tiền 574.535 đồng, kế toán ghi: Nợ TK 11213 574.535 Có TK 51543 574.535 3. Căn cứ vào chứng từ số X307/29, ngày 31/07/2012, loại PCKV, thu lãi tiền gửi tháng 07/2012 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐT), số tiền 1.532, kế toán ghi: Nợ TK 11213 1.532 Có TK 51543 1.532 4. Căn cứ vào chứng từ số X307/30, ngày 31/07/2012, loại PCKV, thu lãi tiền gửi tháng 07/2012 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Minh (NHNN), số tiền 8.200, kế toán ghi: Nợ TK 11213 8.200 Có TK 51543 8.200 2.1.3.5 Sổ kế toán chi tiết Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – XN Bình Minh SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 51543 – Thu lãi tiền gửi – XN Bình Minh Kỳ phát sinh: Tháng 07/2012 ĐVT: VND Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Loại CT Số CT Ngày, tháng Nợ Có 25/07/2012 PCKV X307/25 25/07/2012 Thu lãi TGNH (VCB) 11213 1.433 31/07/2012 PCKV X307/28 31/07/2012 Thu lãi TGNH (SCB) 11213 574.535 31/07/2012 PCKV X307/29 31/07/2012 Thu lãi TGNH (NHĐT) 11213 1.532 31/07/2012 PCKV X307/30 31/07/2012 Thu lãi TGNH (NHNN) 11213 8.200 Cộng số phát sinh 585.700 Người ghi sổ (Ký, ghi tên) Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi tên) (Ký, ghi tên) (Nguồn: Phòng Kế toán) CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động của Xí nghiệp Bình Minh Về công tác tổ chức, quản lý: - Xí nghiệp có 10 nhân viên, trong đó có 3 quản lý dồi dào kinh nghiệm và còn lại là nhân viên. Tuy bộ máy tổ chức đơn giản nhưng tất cả đều được phân nhiệm cụ thể và chịu trách nhiệm rõ ràng trong quyền hạn được giao. Giữa các cấp đều có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tham mưu ý kiến của nhau để đưa ra quyết định đúng đắn giúp hoạt động của Xí nghiệp đạt hiệu quả cao. - Xí nghiệp luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhân viên tham gia các khóa bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, lý luận chính trị….do Công ty Cổ phần LT - TP Vĩnh Long tổ chức, Xí nghiệp cũng thường xuyên đưa nhân viên phòng kế toán tham gia các lớp tập huấn khi có chuẩn mực kế toán mới hoặc quyết định kế toán mới ban hành. - Ban Giám đốc Xí nghiệp cũng thường xuyên quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Xí nghiệp luôn khuyến khích các nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu thi đua, phấn đấu trong công việc, và kịp thời báo cáo, đề xuất lên Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần LT – TP Vĩnh Long khi nhân viên có biểu hiện tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ để có những chính sách khen thưởng phù hợp, khích lệ tinh thần nhân viên. Về cơ sở vật chất: Xí nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng với diện tích 4.000m2, hệ thống kho bãi với sức chứa khoản 5.500 tấn và 2 hệ thống dây chuyền công nghệ lau bóng gạo hiện đại đạt tiêu chuẩn đáp ứng tốt nhu cầu thu mua, dự trữ và cung ứng gạo cho thị trường. Về giờ giấc làm việc của nhân viên: Xí nghiệp quy định thời gian làm việc hành chính như sau: Sáng từ 7 giờ - 11 giờ Chiều từ 13 giờ - 17 giờ Ngoài ra, Xí nghiệp còn có thời gian tăng ca sau giờ hành chính Về phương tiện phục vụ công việc Xí nghiệp được trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ như máy in, điện thoại, máy vi tính kết nối Internet, máy fax,…để phục vụ cho công tác quản lý và làm việc. 2. Đánh giá về công tác kế toán tại Xí nghiệp - Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức đơn giản nhưng chặt chẽ với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm trong công việc. Mỗi người kế toán viên có nhiệm vụ cụ thể và nắm rõ từng phần công việc của mình phụ trách. - Kế toán luôn cập nhật những thông tin mới nhất, những quy định mới được ban hành nhằm điều chỉnh công tác kế toán tại Xí nghiệp sao cho phù hợp với quy định. - Việc sử dụng phần mềm kế toán Pacific KeyMan 5.5 kết hợp với việc tổ chức luân chuyển chứng từ tại Xí nghiệp được thực hiện nhanh, gọn đã phần nào giúp tăng tính hiệu quả, nhanh chóng và chính xác hơn trong xử lý số liệu và hoạt động của Xí nghiệp. - Cuối mỗi kỳ kế toán, nhân viên kế toán tại Xí nghiệp tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đảm bảo tính chính xác, tiến hành kết chuyển số liệu, xuất số liệu theo quy định của Bộ tài chính. - Số liệu kế toán tại Xí nghiệp có vai trò quan trọng: cung cấp thông tin cho từng bộ phận quản lý Xí nghiệp và ban Giám đốc Công ty Cổ phần nhằm đánh giá lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa ra định hướng phù hợp cho tương lai. Tóm lại, công tác kế toán tại Xí nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và hoạt động của Xí nghiệp nói riêng và cho sự phát triển của Công ty Cổ phần LT – TP Vĩnh Long nói chung Sự giống nhau và khác nhau về công tác kế toán giữa thực tiễn và lý thuyết: Giống nhau: - Các chứng từ kế toán tuân thủ theo luật kế toán và chuẩn mực kế toán - Sổ Cái các tài khoản đều giống nhau về mẫu biểu, trình tự lập, cách ghi, mở sổ và khóa sổ. - Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giống nhau về mẫu biểu và cách lập Khác nhau: Chỉ tiêu Lý thuyết Thực tế 1.Tài khoản sử dụng - Doanh thu bán hàng “TK 511” - Doanh thu nội bộ “TK 512” -Doanh thu hoạt động tài chính “515” -Doanh thu bán hàng “TK 5111”. - Doanh thu nội bộ “TK 51213” - Doanh thu hoạt động tài chính “TK 51543” 2. Cách ghi chép sổ sách Căn cứ vào chứng từ gốc để ghi chép sổ sách, chủ yếu ghi sổ bằng tay Căn cứ vào chứng từ gốc để nhập số liệu vào máy, phần mềm sẽ tự động xử lý, khi cần in ra mẫu sổ 3. Cách lập chứng từ Phiếu chi/thu được lập thành 3 liên: - Liên 1: lưu trong sổ - Liên 2: Lưu cùng với chứng từ gốc - Liên 3: giao cho người nhận tiền/nộp tiền Phiếu thu/chi được lập thành 3 liên: - Liên 1: lưu trong sổ - Liên 2: dùng để thanh toán với Công ty Cổ phần - Liên 3: chuyển cho thủ quỹ 3.Kiến nghị Vì thời gian thực tập có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế, song những gì đã được học trên ghế nhà trường kế hợp tìm hiểu thực tế tại XN trong thời gian vừa qua, em xin đóng góp một số ý kiến sau đây: - Ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng là vấn đề cần thiết vừa mang lại lợi nhuận cho XN vừa giải quyết thị hiếu của người tiêu dùng, song XN Bình Minh chỉ thu mua và cung cấp mặt bằng gạo thường, chất lượng gạo là tương đối chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng. Do đó, em xin kiến nghị XN Bình Minh nên thu mua, chế biến và cung ứng thêm cho thị trường các mặt hàng gạo có chất lượng cao như: gạo cao sản, gạo thơm có chất lượng cao đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, giá trị xuất khẩu cao. - Qua tìm hiểu thực tế hàng năm XN tồn tại lượng hàng lương thực bị mất mát, hao hụt do một số nguyên nhân sau: + Hao hụt do ẩm độ chênh lệch cao giữa hàng lương thực (gạo nguyên liệu) mua vào và thành phần hàng lương thực xuất bán + Xuất bao đóng tịnh: Tịnh bao đóng cả khối lượng 130g nhưng yêu cầu kỹ thuật là 200g dẫn đến phải xuất hao hụt bù cho lượng tịnh thiếu là 70g/bao gạo thành phẩm xuất bán + Lượng hao hụt được tính vào giá vốn hàng lương thực làm giảm một khoản không nhỏ lợi nhuận tại XN Do đó, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế mức hao hụt hàng lương thực: + Thường xuyên kiểm tra bảo quản hàng lương thực lưu kho, tránh tình trạng mất mát hao hụt hay bị hư hại, ẩm mốc do tình trạng bảo quản kém + Đảm bảo xử lý kịp thời đối với hàng lương thực nhập mua vào có ẩm độ cao vượt mức cho phép. + Kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hàng lương thực mua vào, hạn chế mức tối thiểu có thể đối với gạo nguyên liệu mua vào có ẩm độ cao vượt mức cho phép (ngoại lệ những trường hợp bù trừ giá hợp lý với ẩm độ ở mức cho phép KẾT LUẬN ˜&™ Ngày nay, trong xu hướng hội nhập nền kinh tế thị trường, tất cả các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau để tồn tại, việc đứng vững trên thị trường là một vấn đề quan trọng. Các doanh nghiệp phải không ngừng vươn lên, cải thiện, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh để có thể duy trì và phát triển, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc quản lý doanh thu có ý nghĩa đến sự phát triển của Xí nghiệp. Xí nghiệp Bình Minh đã tìm được cho mình lối đi riêng để đứng vững và phát triển. Trong công tác kế toán việc xác định doanh thu, chi phí là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của Xí nghiệp. Chính vì vậy mà công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp, mà vấn đề cạnh tranh giữa các Xí nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên, phức tạp và mang tính khốc liệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Điều này đòi hỏi công tác kế toán trong các Xí nghiệp cần phải hoạt động một cách có hiệu quả, để góp phần giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định một cách đúng đắn, giúp cho Xí nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng thị trường cạnh tranh. Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp Bình Minh, em đã có dịp tìm hiểu và vận dụng một số kiến thức đã học ở trường để đưa vào thực tiễn công việc của một kế toán. Tuy đã hoàn thành bài báo cáo thực hành nghề nghiệp nhưng với kinh nghiệm còn hạn chế, bài báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì thế, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô ở trường và các Cô, Chú, Anh, Chị ở phòng Kế toán Xí nghiệp Bình Minh để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO ™&˜ 1. TS. Đặng Thị Ngọc Lan, Kế toán tài chính 1, Đại học Cửu Long 2. TS. Đặng Thị Ngọc Lan, Lê Thị Ngọc Phước, Sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, Đại học Cửu Long. 3. Iso – Xí nghiệp Bình Minh 4. Website: www.danketoan.com PHỤ LỤC Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long Mẫu số 02 – TT Địa chỉ: Số 544/10, Khóm 1, đường Phan Văn Năm, thị trấn Cái Vồn, QĐ 15/2006/QĐ-BTC huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU CHI Số: X307/24 Ngày: 11/07/2012 Nợ: 3313 Có: 11113 Họ tên người nhận tiền: Trần Thiên Phú Địa chỉ: Ấp 1, Tân Đông, Thạnh Hóa, Long An Lý do chi: Tiền mua gạo NLL: 1.385 kg x 6.700 Số tiền (Chưa có thuế GTGT): 89.679.500 Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán: 89.679.500 Viết bằng chữ: Tám mươi chín triệu sáu trăm bảy mươi chín ngàn năm trăm đồng Kèm theo: 01 Chứng từ gốc Ngày 11 tháng 07 năm 2012 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Đã nhận đủ số tiền (bằng chữ)………………………………………………………… Đơn vị: Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long Mẫu số 02 – TT Địa chỉ: Số 544/10, Khóm 1, đường Phan Văn Năm, thị trấn Cái Vồn, QĐ 15/2006/QĐ-BTC huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. ngày 20-03-2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU THU Số: X307/06 Ngày 10/07/2012 Nợ: 11113 Có: 1313 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Minh Hiếu Địa chỉ: Long Hồ, Vĩnh Long Lý do nộp: Thu bán cám xay Tổng cộng tiền thanh toán: 794.850 đồng Viết bằng chữ: Bảy trăm chín mươi bốn ngàn tám trăm năm mươi đồng Kèm theo: 01 Chứng từ gốc Ngày 10 tháng 07 năm 2012 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Đã nhận đủ số tiền (bằng chữ)………………………………………………………... Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – Xí nghiệp Bình Minh Địa chỉ: 544/10, khóm 1, đường Phan Văn Năm, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Mã số thuế: 1500170900 003 PHIẾU NHẬP KHO Nhập ngày: 17/07/2012 Số: X3L07/50 Nhận của: Nguyễn Thanh Hòa Theo hóa đơn số: ngày: Phiếu chất lượng hàng hóa số: ngày 17 tháng 07 năm 2012 Ẩm độ: 17 Ngày nhập: 17/07/2012 nhập tại kho: X304 Kho số 4_ Bình Minh STT Mã VTHH Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 LGAO-NL Gạo nguyên liệu kg 10.626 6.900 73.319.400 Thuế suất: 0% Cộng tiền hàng: Tiền thuế GTGT: Tổng cộng: 73.319.400 0 73.319.400 Cộng thành tiền bằng chữ: Bảy mươi ba triệu ba trăm mười chín ngàn bốn trăm Người nhập Kế toán Kiểm phẩm Thủ kho Giám đốc XN Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – Xí nghiệp Bình Minh Địa chỉ: 544/10, khóm 1, đường Phan Văn Năm, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Mã số thuế: 1500170900 003 PHIẾU XUẤT KHO Xuất ngày: 08/07/2012 Số: X3L07/004676 Xuất cho: Nguyễn Cẩm Linh Bộ phận sử dụng: Lý do sử dụng: Xuất bán Xuất tại kho: X304 Kho số 4 – Bình Minh STT Tên hàng hóa, vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 LCAM-03 kg 20.092 4.500 90.414.000 Tổng cộng 90.414.000 Cộng thành tiền bằng chữ: Chín mươi triệu bốn trăm mười bốn ngàn Giám đốc XN Kế toán Người nhận Thủ kho Kiểm phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctt_9318.doc
Luận văn liên quan