Đề tài Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó được coi là phương tiện hiệu nghiệm để các dân tộc trên thế giới hiểu nhau, góp phần không nhỏ vào việc phân phối thu nhập giữa các quốc gia, đẩy mạnh phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người. Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Sự kiện này đã đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Bên cạnh đó, Thành phố Huế là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá của thế giới, Huế nổi tiếng là một thành phố có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời và đặc biệt là con người Huế rất hiền lành, chân thật. Đó chính là một lợi thế rất lớn của Huế. Ở Huế du lịch được xem là một ngành công nghiệp “không khói” kinh doanh dịch vụ tổng hợp, nó kéo theo nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác cũng phát triển, đem lại nguồn lợi ích kinh tế và kéo theo nó còn mang lại lợi ích văn hoá xã hội. Chính vì thế mà Huế luôn xem đầu tư phát triển du lịch là thế mạnh hàng đầu. Hàng năm thành phố Huế đón hàng triệu lượt khách từ khắp mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là lễ hội Festival tổ chức thường kì hai năm một lần đã tạo ra được công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần ổn định xã hội và phát triển đất nước. Mô hình công ty cổ phần là một mô hình sở hữu doanh nghiệp tiên tiến, phù hợp với môi trường kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và rủi ro. Mô hình này cho phép các doanh nghiệp huy động số vốn lớn, san sẻ rủi ro, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Các chủ sở hữu công ty cổ phần - các cổ đông đặc biệt quan tâm đến lợi nhuận mà công ty đạt được sau một năm hoạt động. Lợi nhuận này đạt được từ đâu? Thông tin về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của công ty được kế toán thể hiện và cung cấp thông qua các báo cáo tài chính. Bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào trong bất cứ loại hình kinh doanh nào thì nhiệm vụ đặt lên hàng đầu không gì khác hơn đó chính là lợi nhuận. Đặc biệt là ngành du lịch mặc dù nó mang đậm tính dân tộc nhưng nó vẫn đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu. Trong đó công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là một ví dụ cụ thể. Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú và các mặt hàng ăn, uống, giải trí vì vậy công việc kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng đối với công ty và giúp doanh nghiệp đo lường mức độ thực hiện mục tiêu của mình. Khi đến thực tập tại khách sạn Hoàng Cung em đã thấy tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nên em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN HOÀNG CUNG” để làm báo cáo tốt nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá vấn đề lí luận về kế toán doanh thu và XĐKQKD trong các đơn vị dịch vụ; Tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty và từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Từ đó đưa ra các biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và XĐKQKD tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tình hình tổ chức công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung qua 2 năm (2006- 2007) 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này, em đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp điều tra Phương pháp so sánh Phương pháp hạch toán kế toán Phương pháp phân tích, xử lí số liệu

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9300 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh du lịch cho nên TSCĐ nó không chỉ phục vụ cho kinh doanh đơn thuần mà còn tham gia vào quá trình kinh doanh, TSCĐ được xem là nguyên liệu đầu vào trong quá trình tạo ra thành phẩm chính của khách sạn Hoàng Cung. TSCĐ bao gồm nhà cửa, vật dụng trong khách sạn như giường, tủ, điều hoà, xe ô tô…Để thu hút được khách du lịch khi đến Huế và đối đầu với các khách sạn lớn khác như Hương Giang, Sài Gòn Morin, Century…. thì đòi hỏi khách sạn Hoàng Cung phải có một cơ sở vật chất thật đẹp, đầy đủ tiện nghi mà muốn vậy thì TSCĐ phải lớn. Chính vì lẽ đó mà TSCĐ nó luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn so với tổng tài sản. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng TSCĐ và ĐTDH là giảm sút. TSCĐ năm 2006 là 111.070.464 nghìn đồng, năm 2007 là 58.705.808 nghìn đồng. TSCĐ và ĐTDH năm 2007 giảm 52.364.656 nghìn đồng tương ứng với 47,15% so với năm 2006 TSLĐ và ĐTNH chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. TSLĐ bao gồm tiền mặt, nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ,… dùng để phục vụ cho khách hàng. TSLĐ và ĐTNH giảm đi hằng năm nhưng không đồng đều. TSLĐ và ĐTNH năm 2006 là 8.448.590 nghìn đồng, năm 2007 là -21.965.370 nghìn đồng. TSLĐ và ĐTNH năm 2007 giảm 13.516.780 nghìn đồng tương ứng với 159,99% so với năm 2006. *Về tình hình nguồn vốn: nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính là: nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Ta thấy rằng tổng nguồn vốn của Khách sạn Hoàng Cung giảm hằng năm nhưng không dồng đều. Tổng nguồn vốn năm 2007 giảm 82.778.616 nghìn đồng tương ứng 69,26% so với năm 2006 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau: -Nợ phải trả giảm 85.398.616 nghìn đồng tương ứng 77,54% -Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 2.620.000 nghìn đồng tương ứng 27,93% Bước sang năm 2008 các trang thiết bị của khách sạn đã được hoàn thành nhưng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng cao là do khách sạn cần phải có một nguồn vốn lớn để có thể đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, đầy đủ tiện nghi để sẳn sàng đón tiếp khách trong lễ hội Festival của màu hè năm 2008 Qua đó ta thấy được rằng nguồn vốn của khách sạn Hoàng Cung chủ yếu là từ nguồn nợ phải trả. Và qua đó cho chúng ta thấy được rằng Ban Giám Đốc khách sạn rất táo bạo trong việc vay vốn để đầu tư, với sự táo bạo đó hy vọng rằng khách sạn Hoàng Cung sẽ ngày càng vững mạnh hơn. ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2007/2006 +/- % Tổng vốn 119.519.054 36.740.438 -82.778.616 -69,26 A.Tài sản I. TSLĐ & ĐTNH II.TSCĐ & ĐTDH 8.448.590 111.070.464 -21.965.370 58.705.808 -13.516.780 -52.364.656 -159,99 -47,15 B.Nguồn vốn I. Nợ phải trả II.Nguồn vốn CSH 110.139.054 9.380.000 24.740.438 12.000.000 -85.398.616 2.620.000 -77,54 27,93 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007) Bảng 4: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Khách sạn qua 2 năm (2006 – 2007) 3.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 2 năm (2006-2007) Kết quả kinh tế trong kinh doanh phản ánh những gì đạt được sau một thời gian hoạt động. Là một trong những khách sạn lớn của Việt Nam nói chung và của Huế nói riêng, khách sạn Hoàng Cung hoạt động trong điều kiện thuận lợi cũng nhiều và khó khăn cũng không ít, phải luôn đối đầu với các doanh nghiệp khác như: Century, sài gòn Morin… thế nhưng trong hai năm qua Giám Đốc và nhân viên của khách sạn Hoàng Cung đã có nhiều cố gắng mới đạt được một số kết quả đó. Qua số liệu thu thập ta thấy doanh thu, lợi nhuận sau thuế của khách sạn giảm đi rất nhiều do bước đầu hoạt động khách sạn còn gặp nhiều khó khăn. Doanh thu năm 2007 đạt 26.699.404 nghìn đồng tăng 21.399.090 nghìn đồng hay 398,1% so với 2006. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận trước thuế giảm và đạt 9.273.437 nghìn đồng hay giảm 576,6%) do doanh thu không bù đắp đủ cho chi phí hay nói cách khác chi phí của khách sạn lớn hơn rất nhiều so với doanh thu đạt đựơc. Qua đó cho thấy rằng tất cả cán bộ công nhân viên của khách sạn cần phải có nhiều cố gắng đặc biệt là bộ phận quan hệ khách hàng và lễ tân và hy vọng trong vài năm tới khách sạn có thế đứng vững trong thị trường du lịch. ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2007/2006 +/- % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.360.314 26.699.404 21.339.090 398,1 2. Lợi nhuận trước thuế -1.370.541 -9.273.437 -7.902.896 576,6 3. Thuế TNDN*(28%) 0 0 0 0 4. Lợi nhuận sau thuế -1.370.541 -9.273.437 -7.902.896 576,6 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007) Bảng 5: Tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn qua 2 năm (2006 – 2007) (Chú thích*: vì khách sạn mới đi vào hoạt động nên trong 2 năm đầu thuế TNDN được nhà nước miễn giảm ) CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÁCH SẠN HOÀNG CUNG 4.1. Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung 4.1.1. Kế toán doanh thu tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung 4.1.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng hoá tại khách sạn Hoàng Cung Ở khách sạn hàng hoá chính là thực phẩm như các món ăn, đồ uống, đồ ăn sáng và các loại hàng hoá khác. Để phản ánh chi tiết TK 5111 doanh thu bán hàng hoá khách sạn sử dụng các tài khoản sau: TK 51111 Doanh thu thực phẩm - đây chính là doanh thu từ việc cung cấp các món ăn của khách sạn, hay từ việc cung cấp các bữa tiệc do khách hàng đặt trước. TK 51112 Doanh thu hàng uống - để phản ánh khoản thu từ việc bán các hàng uống kể cả hàng uống phục vụ trong phòng khách. TK 51113 Doanh thu hàng ăn -phản ánh số tiền thu được do cung cấp bữa ăn sáng cho khách hàng. TK 51119 Doanh thu khác- phản ánh các khoản doanh thu từ bán hàng lưu niệm… Doanh thu chủ yếu của hoạt động bán hàng là doanh thu từ bán thực phẩm cách thức hạch toán như sau. Khi khách hàng vào thì bộ phận phục vụ sẽ đưa cho khách hàng phiếu oder, khách hàng muốn mua gì hay dùng gì thì sẽ ghi vào đó, sau đó sẽ đưa lại cho bộ phận liên quan, căn cứ vào phiếu oder đó để lập ra hoá đơn bán hàng. Hoá đơn gồm có hoá đơn đỏ, hoá đơn trắng, hoá đơn xanh. (hoá đơn đỏ khách hàng sẽ giữ nếu có yêu cầu, hoá đơn xanh khách sạn sẽ giữ, hoá đơn trắng sẽ được lưu vào chứng từ gốc để đối chiếu sau này). Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ hoặc đơn đặt hàng của khách hàng, căn cứ vào giá niêm yết của các món ăn, khi bán hàng sẽ lên hóa đơn bán lẻ, cuối ngày nhân viên bán hàng sẽ lập báo cáo bán hàng trong ngày cùng với số tiền nộp về phòng kế toán để nhân viên kế toán xử lý. Việc hạch toán doanh thu do kế toán phần hành doanh thu đảm nhiệm, nhập số liệu vào máy và máy sẽ xử lý. Khách hàng có thể thanh toán cho khách sạn bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản, hoặc bằng card. TK 1382: Đây là TK để ghi nhận khoản doanh thu chưa có hoá đơn. Tức là khoản doanh thu này đã phát sinh, người mua đã chấp nhận thanh toán nhưng tạm thời chưa có hoá đơn vì vậy phải ghi nhận vào TK này. CÔNG TY CP KS HOÀNG CUNG Mẫu số 01 GTKT 3LL-05 8 Hùng Vương Street Ký hiệu/Serial Hue City, Vietnam No:AB/2006–T T + 84 54 88 2222 Số hoá đơn: 0004626 F + 84 54 88 2255 Invoice No: Mã số thuế/Tax Code: 3300311072 HOÁ ĐƠN GTGT (VAT INVOICE) Liên 3/Copy 3: Nội bộ/Accounting Tên khách / Guest name: NGUYEN THI NGOC HIEP Đoàn / Group: Ngày / Date: 12/02/2008 Phòng số / Room No: 1003 Công ty / Company: Ngày đến / Arrival: 08/02/2008 Địa chỉ / Address: Mã số thuế / VAT Code: Ngày đi / Depature: 12/02/2008 Thanh toán bằng / Payment mode: CASH Ngày Date Sốtham chiếu Reference No Diễn giãi Descreption Thành tiền Amount 08-11/02/2008 08/02/2008 08/02/2006 09/02/2008 10/02/2008 10/02/2008 11/02/2008 13260 13700 13326 1280 13338 Room charge 4 nites*60.61$ Panorama bar Panorama bar Imperial rest Laundry Imperial rest 242.42 18.00 25.50 57.00 28.50 114.50 Tỷ giá / Exchange rate: 16030 Cộng tiền hàng / Total charges: 8,142,403 509.92 5% Phí phục vụ / Service charge: 407,503 25.52 Thuế suất / VAT rate: 10% Thuế GTGT / VAT amount: 854,767 53.53 Tổng cộng / Total amount: VND 9,404,673 USD 588.97 Bằng chữ / In words: Five hundred eighty eight dollars and ninety seven cents CHỨNG TỪ GHI SỔ Số chứng từ: S3001737 Loại chứng từ: CARD Kỳ kế toán: quý III/2007 Ngày chứng từ: 12/09/2007 Số tiền: 66,709,544 Diễn giải: Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 Tham chiếu: Tài khoản Mã số Diễn giải Số tiền Số hiệu Tên tài khoản Nợ Có 1311 Phải thu KH Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 66,709,544 3331101 TGTGT đầu ra Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 7,427,400 51111 Thực phẩm 320 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 4,168,631 51111 Thực phẩm 330 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 999,897 511301 DT phòng 470 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 50,290,000 511316 VC khác 530 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 50,577,490 5114 DT pv phí 320 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 243,532 5114 DT pv phí 330 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 49,994 5114 DT pv phí 470 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 2,964,600 5114 DT pv phí 530 Thu CK Lễ Tân ngày 12/09/07 278,000 Cộng: 66,709,544 66,709,544 Kế toán doanh thu sẽ đưa ra các chứng từ cần thiết cho kế toán thanh toán để theo dõi viêc thu tiền nếu khách hàng thanh toán ngay hoặc cho kế toán công nợ nếu khách hàng còn nợ tiền. Hoá đơn sau đây là sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng tháng quý III/2007 tại khách sạn. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 51113 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 51113 Doanh thu ăn sang Dư đầu kì 0 Tiền ăn sáng 1111 710,578,215 Tiền ăn sáng 1131 614,475,393 … Kết quả kinh doanh 911 1,325,053,608 Cộng: 1,325,053,608 1,325,053,608 Ngày… Tháng… năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào các sổ cái chi tiết của doanh thu bán hàng, vào cuối kỳ kế toán sẽ tổng hợp lại thành sổ cái, sau đó đưa vào máy để xử lý. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 5111 Kỳ kế toán : Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 5111 Doanh thu bán hàng hoá Dư đầu kỳ 0 Quỹ kế toán 11111 606,652,800 Thẻ Visa 11321 337,810,765 Thẻ Master 11322 405,517,210 Thẻ Amex 11324 305,166,234 Phải thu của khách hàng 1311 290,264,710 Doanh thu chưa hoá đơn 1382 -570,158,603 Kết quả kinh doanh 911 1,375,253,116 Cộng: 1,375,253,116 1,375,253,116 Ngày…Tháng…năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TK 1382 -570,158,603 290,264,710 TK 1311 TK 11322 337,810,765 606,652,800 305,166,234 405,517,210 1,375,253,116 TK 11321 TK 11111 TK 911 TK 5111 Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng quý III/2007 TK 11324 ĐVT: Đồng 4.1.1.2. Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung Vì ngành nghề hoặt động chính của khách sạn là cung cấp dịch vụ du lịch, nguồn thu chủ yếu của khách sạn cũng chính từ các hoạt động đó. Tại khách sạn trong TK 5113 có 15 tài khoản cấp 4 chi tiết bao gồm : -TK 511301 Doanh thu phòng. -TK 511302 Doanh thu phòng khác. -TK 511303 Điện thoại quốc tế. -TK 511304 Điện thoại đường dài trong nước. -TK 511305 Điện thoại nội hạt trong nước. -TK 511306 Internet. -TK 511309 Photocopy. -TK 511308 Đánh máy. -TK 511310 Vận chuyển nước ngoài. -TK 511311 Masage. -TK 511314 Giặt là. -TK 511315 Tour. -TK 511316 Vận chuyển khác. -TK 511317 Doanh thu E - Casino. -TK 511390 Doanh thu dịch vụ khác Tương ứng với mỗi khoản thu từ dịch vụ có một mã TK doanh thu để theo dỏi. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số chứng từ: S3001724 loại chứng từ: CARD Kỳ kế toán: quý III/2007 Ngày chứng từ: 15/09/2007 Số tiền: 538,269 Diễn giải: Thu CARD NH ngày 15/09/07 Tham chiếu: Tài khoản Mã phân tích Diễn giải Số tiền Số hiệu Tên tài khoản Nợ Có 11321 Thẻ VISA Thu CARD NH ngày 15/09/07 538,269 3331101 TGTGT đầu ra Thu CARD NH ngày 15/02/07 49,091 51112 Hàng uống 320 Thu CARD NH ngày 15/09/07 412,008 51119 Hàng hoá khác 320 Thu CARD NH ngày 15/09/07 31,470 5114 DT phục vụ phí 320 Thu CARD NH ngày 15/09/07 45,700 Cộng: 538,269 538,269 Cách hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ cũng hoàn toàn giống với cách thức hạch toán của doanh thu bán hàng hoá. Khi đến nghĩ tại khách sạn Hoàng Cung thì bất kể một hoạt động nào đều phải chịu 5% PVP (phục vụ phí) ngoại trừ massage thì không phải chịu 5% PVP mà chịu 30% thuế TTĐB. 5% PVP = Doanh thu (chưa thuế) *5% Tại khách sạn tiền phục vụ phí này được hoạch toán vào TK 5114 Doanh thu phục vụ phí. Ví dụ: Ngày 22/9 Ông Akane đến đặt phòng với giá phòng tính ra tiền việt nam là 3 800 000 đ/phòng /đêm. Ông này ở 2 ngày, lúc đó kế toán doanh thu sẽ hoạch toán như sau: Nợ TK 1111 8 740 000 Có TK 511301 7 600 000 Có TK 3331 760 000 Có TK 5114 380 000 Theo quy định của công ty du lịch Hoàng Cung thì doanh thu phục vụ phí của khách sạn sẽ được kết chuyển vào TK 642902 Chi phí quản lý từ PVP,số tiền này dùng để hình thành nên quỹ dùng trong công ty, hạch toán như sau: Nợ TK 5114 380 000 Có TK 642902 380 000 Ghi nhận khoản phải nộp cho công ty: Nợ TK 642 902 380 000 Có TK 3369 380 000 Như vậy doanh thu phục vụ phí và chi phí quản lý từ phục vụ phí không được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ: Ngày 27/08/2007 bà Banglazen đến thuê phòng với giá 4 900 000 VND/phòng/đêm (tính giá phòng ra tiền việt nam), bà đăng kí ở 4 ngày.đến ngày 30/08/2007 phòng kế toán phải quyết toán cuối tháng, lúc này số doanh thu 2 ngày mà bà Banglazen ở vẫn chưa được thanh toán, kế toán doanh thu sẽ hạch toán doanh thu 2 ngày đó vào tháng 08/2007 với số tiền là 11 270 000 VND như sau: Nợ TK 1382 11 270 000 Có TK 511301 9 800 000 Có TK 3331 980 000 Có TK 5114 490 000 Sau đó đến ngày 02/09/2007 khi bà Banglazen trả phòng bộ phận lễ tân lập hoá đơn thu tiền nộp lên phòng kế toán lúc đó kế toán doanh thu mới kết chuyển như sau: Nợ TK 1111 11 270 000 Có TK 1382 11 270 000 Sau đó mới ghi nhận doanh thu 2 ngày của tháng 09/2007 Nợ TK 1111 11 270 000 Có TK 511301 9 800 000 Có TK 3331 980 000 Có TK 5114 490 000 TK 1382: Đây là TK để ghi nhận khoản doanh thu chưa có hoá đơn. Tức là khoản doanh thu này đã phát sinh, người mua đã chấp nhận thanh toán nhưng tạm thời chưa có hoá đơn vì vậy phải ghi nhận vào TK này. Sau đó kết chuyển doanh thu từ PVP về quỷ của công ty, kế toán hạch toán: Nợ TK 5114 490 000 Có TK 642902 490 000 Ghi nhận khoản phải nộp cho công ty: Nợ TK 642902 490 000 Có TK 3369 490 000 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511311 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 511311 Massage Dư đầu kì 0 Thu CARD lễ tân ngày 01/09 11322 373,256,588 Thu CARD Massage ngày 01/09 11322 445,232,600 … Doanh thu chua phát hành HD 1382 206,862,179 Kết quả kinh doanh 911 1,025,351,367 Cộng: 1,025,351,367 1,025,351,367 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Ngày …tháng…năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 5113 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ Dư đầu kỳ 0 Quỹ kế toán 11111 375,765,708 Thẻ Visa 11321 366,854,849 Thẻ Master 11322 376,093,750 Thẻ Amex 11324 409,640,121 Phải thu của khách hàng 1311 523,074,656 Doanh thu chưa hoá đơn 1382 -526,979,960 Kết quả kinh doanh 911 1,524,449,124 Cộng: 1,524,449,124 1,524,449,124 Ngày … tháng … năm … Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 409,640,121 TK 11322 376,093,750 TK 1382 -526,979,960 523,074,656 TK 1311 366,854,849 375,765,708 1,524,449,124 TK 11321 TK 11111 TK 5113 TK 11324 ĐVT: Đồng TK 911 Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ quý III/2007 4.1.1.3. Kế toán doanh thu tài chính và thu nhập khác tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung TK 515 tại khách sạn Hoàng Cung có hai TK cấp 2 đó là: -TK 5152 lãi tiền gửi dùng để theo dõi những khoản tiền lãi mà khách sạn được hưởng khi gửi tiền vào ngân hàng. -TK 5154 Chênh lệch tỷ giá dùng để nhận doanh thu tài chính khi có sự chênh lệch tỷ giá kết chuyển SỔ CÁI TÀI KHOẢN 515 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 515 Thu nhập hoạt động tài chính Dư đầu kỳ 0 Kết quả kinh doanh 911 5,573,039 Cộng: 5,573,039 5,573,039 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Ngày… Tháng… năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ĐVT: Đồng TK 911 TK 515 5,573,039 Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán doanh thu hợp đồng tài chính quý III/2007 Ở khách sạn các nghiệp vụ phát sinh về doanh thu tài chính còn ít vì khách sạn chưa tham gia vào các hoạt động tài chính như đầu tư chứng khoán, cho thuê tài chính, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh, mua bán ngoại tệ cho nên việc hạch toán diễn ra cũng đơn giản và tuân thủ theo đúng như nguyên tắc quy định .Thường thì đến cuối tháng mới kết chuyển chêch lệch tỷ giá (nếu có) và ghi nhận tiền lãi khi ngân hàng gửi thông báo. TK 711 Thu nhập khác được khách sạn dùng để ghi nhận các khoản thu nhập bất thường như thu từ việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý khoá sổ, thu nhập từ quà biếu, quà tặng …Tuy nhiên ở khách sạn nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến TK 711 là thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. Khi hội đồng giám định thông qua quyết định thanh lý nhượng bán một tài sản cố định nào đó, thì toàn bộ giá trị còn lại của tài sản sẽ được đưa vào chi phí bằng định khoản sau: Nợ TK 811 (giá trị còn lại) Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn) Có 211,213 (nguyên giá) Sau khi tài sản được bán hoặc thanh lý thì kế toán tài sản cố định sẽ định khoản ghi nhận thu nhập từ thanh lý nhượng bán như sau: Nợ TK111,112,331 Tổng số tiền thu thanh lý CóTK 711 Thu thanh lý không bao gồm thuế GTGT Có TK3331 Thuế GTGT trên khoản thanh lý Ví dụ: Trong tháng 09/2007 ở khách sạn Hội đồng giám định thông qua quyết định thanh lý một bộ cửa nguyên giá của bộ cửa là 10 000 000 đ khấu hao theo đường thẳng. .Công tác kế toán định khoản như sau: Nợ TK 811 5 000 000 Nợ Tk 214 8 000 000 Có TK 211 13 000 000 Bộ cửa đó người mua thanh toán với giá 1 000 000 đ chưa có thuế GTGT, kế toán doanh thu sẽ định khoản như sau: Nợ TK 111 1 100 000 Có TK 711 1 000 000 Có TK 3331 100 000 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 711 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 711 Thu nhập khác Dư đầu kỳ 0 Master card 11322 434,561 Visa card 11321 232,163 Kết quả kinh doanh 911 666,724 Cộng: 666,724 666,724 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Ngày… Tháng… năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TK911 TK11322 666,724 434,561 232,163 TK11321 TK711 Sơ đồ 11: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác quý III/2007 4.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung Giá vốn hàng bán của hoạt động dịch vụ du lịch là giá thực tế của lao vụ dịch vụ hàng ngày và đã được xác định là tiêu thụ.Tuy nhiên thì ở khách sạn Hoàng Cung chỉ phản ánh một số loại giá vốn như thực phẩm, hàng uống và giá vốn của hàng hoá khác TK 63201 phản ánh giá vốn hàng bán của thực phẩm TK 63202 phản ánh giá vốn hàng bán của hàng uống TK 63203 phản ánh giá vốn hàng bán của các hàng hoá khác Cách hạch toán TK 632 ở khách sạn diển ra như sau: hàng ngày dựa vào báo cáo của lễ tân về lượng khách đặt phòng và khách đặt các món ăn, bếp trưởng lên thực đơn các món ăn và dự toán các nguyên liệu cần thiết cho việc chế biến. Trên cơ sở đó đưa ra định mức giá các món ăn, sau đó yêu cầu xuất kho nguyên liệu hoặc viết phiếu đề nghị mua hàng gửi lên phòng kế toán.khi mua nguyên liệu chế biến về nếu đưa vào chế biến ngay thì ghi thẳng vào TK 632 Nợ TK 63201 Có TK 111,112,331… Trường hợp xuất kho nguyên liệu chế biến thì kế toán ghi: Nợ TK 63201 Có TK 1521 Cuối ngày nguyên liệu còn thừa thì ghi bút toán đảo Nợ TK 1521 Có TK 63201 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 63201 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 63201 Gía vốn hàng thực phẩm Dư đầu kì 0 Xuất thịt bò chế biến 1521 1,469,472,252 Xuất cá hồi Nhật Bản 1521 707,611,668 … … … Kết quả kinh doanh 911 37,750,974,061 Cộng: 37,750,974,061 37,750,974,061 Ngày … tháng…năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 632 Giá vốn hàng bán Dư đầu kỳ 0 Nguyên liệu vật liệu 152 2,367,229,618 Hàng hoá 156 1,308,085,937 Kết quả kinh doanh 911 3,675,315,555 Cộng: 3,675,315,555 3,675,315,555 Ngày… Tháng… năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1,308,085,937 2,367,229,618 3,675,315,555 TK 156 TK 152 TK 911 TK 632 ĐVT: Đồng Sơ đồ 12: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán quý III/2007 Tương tự như vậy đối với việc hạch toán giá vốn hàng uống và các loại hàng hóa khác. Vì ở Khách sạn không sử dụng TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho các món ăn nên TK 63201 thực phẩm chỉ ghi nhận giá vốn của chi phí nguyên liệu thực phẩm cho các món ăn đã bán cho khách hàng còn không ghi nhận được chi phí của nhân công, vật dụng cũng như chi phí sản xuất chung. Đối chiếu với chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thì ta thấy cách hạch toán TK 632 ở khách sạn là chưa hoàn toàn tuân theo quy định. TK 632 ở đây không phản ánh được chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất chung của những sản phẩm dịch vụ mà Khách sạn bán ra trong kì kế toán. 4.1.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung Trong doanh nghiệp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 2 nhóm TK dùng để phản ánh các chi phí ngoài sản xuất. - Trong chi phí bán hàng bao gồm: lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng,… - Trong chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý, khấu hao TSCĐ dùng cho công tác quản lý, chi phí văn phòng phẩm… TK 641 và TK 642 trong thực tế chỉ dùng để phản ánh một số loại chi phí: Đối với TK 641 dùng TK: TK 641892: dùng để phản ánh hoa hồng mô giới. Ví dụ: Có một cá nhân hay một tập thể nào đó giới thiệu cho khách sạn một đoàn khách đạt doanh thu ở ngưỡng tối thiểu quy định thì sẽ được hưởng % hoa hồng trên doanh thu đó, chi tiết này được hoạch toán như sau: Nợ TK 642892 Hoa hồng mô giới Có TK 111,112,331 Đối với TK 642 dùng các TK: TK 642231 văn phòng phẩm TK 642102 tiền chấm công làm thêm ngoài giờ TK 642902 chi phí quản lý nộp cho công ty Ví dụ: tháng 09/2007 nhân viên làm thêm giờ và công ty phải trả lương làm thêm là :1 200 000 đ thì kế toán sẽ hạch toán: Nợ TK 642102 1 200 000 Có TK 111,112 1 200 000 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 642 Chi phí quản lý Dư đầu kỳ 0 Tiền mặt 111 69,904,980 Tiền gửi ngân hàng 112 51,810,843 Chi phí trả trước 142 50,098,972 Nguyên vật liệu 152 1,299,362 Công cụ dụng cụ 153 0 Hàng hoá 156 5,800,576 Khấu hao 214 10,008,536 Phải trả cho người bán 331 30,844,046 Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 333 0 Phải trả người lao động 334 309,525,836 Chi phí phải trả 335 0 Phải trả phải nộp khác 338 21,321,021 Chi phí nguyên vật liệu 621 17,784,835 Gía vốn hàng bán 632 14,539,586 Kết quả kinh doanh 911 582,938,593 Cộng: 582,938,593 582,938,593 Ngày… Tháng… năm… Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TK 111 ĐVT: Đồng TK 142 69,904,980 50,098,972 TK 156 TK 331 51,810,843 TK 214 582,938,593 ``~```````1 TK 112 TK 152 TK 334 TK 338 TK 621 TK 632 1,299,362 5,800,576 10,008,536 30,844,046 309,525,836 21,321,021 17,784,835 14,539,586 Sơ đồ 14: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý quý III/2007 TK 642 TK 911 SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 641 Chi phí bán hàng Dư đầu kỳ 0 Tiền mặt 111 61,005,884 Chi phí trả trước 142 117,170,206 Nguyên vật liệu 152 0 Công cụ dụng cụ 153 2,046,444 Phải trả cho người bán 331 166,308,029 Phải trả công nhân viên 334 83,869,333 Chi phí tr ả trư ớc 335 0 Phải trả phải nộp khác 338 6,495,590 Kết quả kinh doanh 911 436,895,486 Cộng: 436,895,486 436,895,486 Ngày … tháng … năm … Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TK 911 TK 641 TK 111 TK 142 TK 153 436,895,486 61,005,884 117,170,206 2,046,444 TK 331 TK 334 TK 338 166,308,029 83,869,333 6,495,590 Sơ đồ 14: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng quý III/2007 ĐVT: Đồng 4.1.4. Kế toán chi phí tài chính và các khoản chi phí khác tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung TK 635: dùng để phản ánh những chi phí hoạt động tài chính bao gồm: chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí vốn góp liên doanh, lỗ tỷ giá hối đoái…có các TK sau: -TK 63513: Tiền lãi trả khi khách sạn vay vốn của ngân hàng, hàng tháng căn cứ vào số tiền vay của công ty chuyển xuống thì khách sạn phải trích lãi suất tương ứng để nộp lên cho công ty. -TK 63514: số tiền nhận được hay chi ra do chênh lệch tỷ giá. Thu nhập khác với số hiệu TK 711 dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác của khách sạn ngoài những khoản đã phản ánh ở TK 511 và TK 515. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn với giá trị TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản kinh doanh nên hàng tháng cũng có một số lượng lớn tài sản được thanh lý, nhượng bán., nắm vững nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính, kế toán khách sạn hạch toán nghiệp vụ như sau: - Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý nhượng bán dùng cho kinh doanh: Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ (phần giá trị hao mòn) Nợ TK 811 Chi phí khác (phần giá trị còn lại) Có TK 211 TSCĐ hữu hình (nguyên giá) Có TK 213 TSCĐ vô hình (nguyên giá) -Ghi nhân doanh thu: Nợ TK 111,112,131 Có TK 711 Có TK 3331 Ngoài ra trong khách sạn, nghiệp vụ thu tiền nộp phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng cũng thường xuyên xảy ra. Ví dụ như công ty cổ phần Du Lịch Đường Mòn Châu Á làm hợp đồng đặt phòng trước cho khách trong dịp Galadinner 2007. Nhưng vì lý do nào đó họ phải huỷ hợp đồng trong trường hợp này thì công ty phải nộp phạt vì vi phạm hợp đồng kinh tế và kế toán sẽ đưa vào TK 711 thu nhập khác. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 635 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 635 CPHĐTC - Lãi vay Dư đầu kỳ 0 Tiền gửi ngân hàng 112 298,532,215 Nợ dài hạn đến hạn trả 315 4,965,412,650 Chi phí phải trả 335 0 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 413 -1,564,330 Kết quả kinh doanh 911 5,262,380,535 Tổng 5,262,380,535 5,262,380,535 Ngày… Tháng… năm … Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TK 911 TK 635 TK 112 TK 315 TK 413 ĐVT: Đồng 298,532,215 4,965,412,650 -1,564,330 5,262,380,535 Sơ đồ 15: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính quý III/2007 4.1.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung Đây là công đoạn rất quan trọng nhằm tổng kết quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Kết thúc công đoạn này kế toán sẽ xác định được doanh nghiệp kinh doanh như thế nào, doanh thu có bù đắp nổi chi phí hay không … từ đó lập báo cáo tài chính trình lên cho Ban Giám Đốc nắm rỏ tình hình doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định quản trị đúng đắn. Công đoạn này đựơc làm theo tháng, quý hoặc theo năm tuỳ thuộc vào đặc điểm và quy mô của từng doanh nghiệp. Đối với khách sạn Hoàng Cung doanh thu, chi phí được tập hợp và kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh chung cho toàn bộ khách sạn chứ không phải tập hợp riêng đối với từng hoạt động kinh doanh riêng lẽ. Việc tập hợp và kết chuyển vào TK 911 được kế toán thực hiện vào cuối mỗi tháng, kết quả này là căn cứ để lập các báo cáo kế toán theo quy định. Hàng tháng, sau khi thực hiện việc khoá sổ trên các TK doanh thu, chi phí kế toán tổng hợp thực hiện việc kết chuyển số phát sinh trên những TK này vào TK 911 để xác định KQKD trong kỳ. Công việc này được thực hiện trên "bảng phân tích KQKD" thông qua các bút toán kết chuyển tự động. Sau đó, phần mềm kế toán kết chuyển từ TK 911 sang TK 421- lợi nhuận chưa phân phối để xác định lãi (lỗ) trong kỳ. Kết thúc công việc, sổ cái TK 911 được mở ra để phản ánh toàn bộ quy trình xác định KQKD. SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911 Kỳ kế toán: Quý III/2007 Diễn giải TK đối ứng Nợ Có Số dư 911 kết quả kinh doanh Dư đầu kỳ 0 Doanh thu ăn sáng 5113 1,325,053,608 Doanh thu bán hàng hoá 5111 1,375,253,116 Doanh thu Massage 511311 1,025,351,367 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5113 1,524,449,124 Thu nhập hoạt động tài chính 515 5,573,039 Giá vốn hàng bán 632 3,675,315,555 Chi phí hoạt động tài chính 635 5,260,380,535 Chi phí bán hàng 641 436,895,486 Chi phí quản lý 642 582,938,593 Thu nhập khác 711 666,724 Cộng: (4,701,183,191) (4,701,183,191) Ngày… Tháng… năm … Lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng số liệu phân tích cho ta thấy, KQKD của Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là còn ở mức quá thấp. Chỉ tiêu "lợi nhuận" qua các năm chưa đạt được lợi nhuận tối đa chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty còn găp nhiều khó khăn. Nhưng đối với khách sạn thì tình hình thu hút khách ngày một có tiến bộ và tìm kiếm thị trường, xây dựng các chương trình du lịch. Chú trọng đến việc thay đổi Tour đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách. Vì vậy khả năng thu hút khách đến với khách sạn ngày càng đông thêm chủ yếu là do các lữ hành ngoại tỉnh và trung ương đem đến, dẫn đến doanh thu ngày càng tăng nhưng không bù đắp hết chi phí vì chi phí của khách sạn quá lớn. Vì vậy mà tất cả các nhân viên và Giám Đốc của khách sạn rất năng động và nhiệt tình trong công việc đê đạt được kết quả cao hơn trong những năm tới. TK 641 1,375,253,116 1,025,351,367 TK 515 (4,701,183,191) TK 711 582,938,593 666,724 436,895,486 5,573,039 5,262,380,535 3,675,315,555 TK 421 TK 642 TK 635 TK 632 1,325,053,608 1,524,449,124 TK 511311 TK 5113 TK 5111 TK 5113 TK 911 ĐVT: Đồng Sơ đồ 16: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh quý III/2007 Công Ty Cổ Phần Khách Sạn Hoàng Cung Mẫu số: B02-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng-BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỈ TIÊU Mã số Từ 01/01/06 đến 31/12/06 1 2 3 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 5,360,314,124 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 5,360,314,124 4. Giá vốn hàng bán 11 2,958,006,678 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 2,402,307,446 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,267,057 7. Chi phí tài chính 22 82,106,925 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 1,303,046,754 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2,389,962,430 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 (1,370,541,606) 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 (1,370,541,606) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 (1,370,541,606) Năm 2006 Đvt: Đồng Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2006 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bảng 6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 Công Ty Cổ Phần Khách Sạn Hoàng Cung Mẫu số: B02-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng-BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỈ TIÊU Mã số Từ 01/01/07 đến 31/12/07 1 2 3 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 26,699,404,216 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1,107,976,237 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 25,591,427,979 4. Giá vốn hàng bán 11 16,835,463,478 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 8,755,964,501 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 19,723,183 7. Chi phí tài chính 22 12,753,851,358 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 12,751,757,045 8. Chi phí bán hàng 24 1,875,690,059 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3,422,880,472 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 (9,276,734,205) 11. Thu nhập khác 31 3,296,707 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 3,296,707 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 (9,273,437,498) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 (9,273,437,498) Năm 2007 Đvt: Đồng Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bảng 7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 4.2. Nhận xét chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung 4.2.1. Nhận xét chung về công tác kế toán Trong xu thế phát triển và hội nhập về mọi mặt nói chung và kinh tế nói riêng đã tạo ra sự hợp tác cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn. Do đó, việc cải tiếng hay đổi mới các cách thức phục vụ cũng như cách thức quản lý là rất cần thiết. Từ đó làm tăng thêm nhu cầu về cung cấp và xử lý thông tin kinh tế do kế toán cung cấp. Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung đã thấy được tầm quan trọng của thông tin kế toán trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Là một khách sạn kinh doanh du lịch thì tất yếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ rất lớn nên bộ máy kế toán tại khách sạn đã được Ban Giám Đốc chú trọng tổ chức một cách hợp lý và chặt chẽ. Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung đã trang bị một hệ thống máy vi tính cùng với phần mềm kế toán máy hiện đại nhất nhằm tạo điều kiện cho công tác hạch toán kế toán. Đồng thời công ty cũng đã đào tạo đội ngũ cán bộ lành nghề có trình độ chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm quản lý phục vụ cho công tác kế toán. Hiện nay, bộ máy kế toán của khách sạn được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời trong công tác kế toán giúp cho công tác quản lý được chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Mặt khác, sự hoạt động hiệu quả của bộ máy kế toán của khách sạn còn phải kể đến nhân tố con người với đội ngũ nhân viên có trình độ, nghiệp vụ vững vàng tạo nên sức mạnh quản lý tài chính đẩy nhanh tốc độ hoạt động kinh doanh của khách sạn.Tuy nhiên, hằng năm cán bộ nhân viên trong cùng phòng cần nên luân phiên đảm nhận phần hành như vậy sẽ tạo nên tính cạnh tranh trong công viêc, nhân viên có điều kiên bộc lộ tất cả khả năng của mình đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong công tác. Bộ phận kế toán của khách sạn đã ứng dụng một cách sáng tạo hình thức kế toán máy, giúp công tác kế toán được thuận lợi, giảm nhẹ khối lượng công việc tránh được tình trạng sai lầm khi làm các nghiệp vụ. 4.2.2. Nhận xét chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung Hạch toán kế toán là một môn khoa học, đồng thời cũng là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế tài chính. Ngày nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước tiên phải làm cho công cụ đó phát huy hết vai trò của nó. Nói cách khác doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán, có như vậy mới đảm bảo cho việc thu nhận, hệ thống hoá thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy nhằm phục vụ tốt nhất công tác quản lý kinh tế tài chính. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu thực trạng tại Công ty cổ, tôi đã rút ra một số nhận xét về tổ chức công tác kế toán ở đây như sau: Về mô hình tổ chức kế toán: là một Công ty lớn, với nhiều đơn vị thành viên nhưng khách sạn Hoàng Cung đã chọn mô hình tổ chức kế toán tập trung. Các đơn vị thành viên chỉ bố trí nhân viên hạch toán, định kỳ gởi số liệu về phòng kế toán để xử lý. Mô hình này tỏ ra rất phù hợp với điều kiện thực tế của khách sạn Hoàng Cung. Đồng thời mô hình này giúp cho việc quản lý được chặt chẽ phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh mang tính thống nhất của Công ty. Về tổ chức thu nhận, hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán: Công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung là một doanh nghiệp lớn, khối lượng thông tin kế toán phát sinh hằng ngày rất nhiều. Vì vậy công tác thu nhận thông tin kế toán được tổ chức khoa học, hợp lý bảo đảm cho việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, đáng tin cậy. Việc tổ chức chứng từ và hệ thống TK hoàn toàn tuân thủ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, đồng thời đã được Công ty vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Trình tự luân chuyển chứng từ trong từng nghiệp vụ kinh tế. Trong việc hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán, Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán trên máy vi tính, sử dụng bộ chứng từ của hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức kế toán này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế ở Công ty - một doanh nghiệp lớn với khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, qua đó đã nâng cao đáng kể tốc độ xử lý cũng như hiệu quả làm việc của phòng kế toán. Về tổ chức bộ máy kế toán: phòng kế toán của Công ty hiện nay gồm có 8 người, nếu so sánh với nhiều doanh nghiệp khác thì đây là một con số khá lớn. Tuy nhiên, bộ máy kế toán được phân công rõ ràng, gồm 1 kế toán trưởng, 7 kế toán phần hành. Nhân viên kế toán hầu hết là những người có kinh nghiệm, làm việc lâu năm do đó rất quen thuộc với các nghiệp vụ phát sinh ở Công ty. Vì vậy có thể nói đây là bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả, tạo ra một công cụ đắc lực cho quản lý kinh tế tài chính ở Công ty. Qua tìm hiểu thực tế tại Khách sạn cùng với việc so sánh đối chiếu các chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan do Bộ tài chính ban hành ta thấy công tác kế toán ở Khách sạn có những nét nổi bật sau: Ưu điểm: Xét trên phương diện tổng quát, công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn đã tuân thủ theo những quy định tổng thể của pháp luật như số hiệu tài khoản, cách thức hạch toán, phương pháp ghi sổ, phương pháp lập báo cáp tài chính,… Hạch toán doanh thu cho từng hoạt động kinh doanh rất cụ thể với các TK chi tiết tạo điều kiện rất lớn cho công tác quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh trong từng thời kì và mùa vụ du lịch. Cách thức Khách sạn tập hợp chi phí và kết chuyển thẳng vào TK 911 đối với những chi phí phát sinh làm giảm đi các khâu hạch toán vào các TK 621, TK 622, TK 627 rồi kết chuyển vào TK 154 sang TK 632 rồi mới kết chuyển sang TK 911 là một sáng tạo trong công tác kế toán, hạn chế bớt những công đoạn không cần thiết tốn sức người sức của, tiết kiệm chi phí cũng như tạo nên tính kịp thời của thông tin trong công tác quản lý. Nhược điểm: Tập hợp chi phí sản xuất vào TK 627 còn nhiều vấn đề bất cập khi mà tất cả các khoản chi phí phát sinh chung của Khách sạn đều được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh, điều này dẫn đến việc tính giá thành cho từng loại hình sản phẩm rất khó khăn, không xác định được giá vốn bán hàng thực tế phát sinh cho từng hoạt động kinh doanh, không xác định được chính xác chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp…Mặc dù thông tin cập nhật cho Ban giám đốc sẽ rất kịp thời nhưng nó sẽ không đảm bảo được tính chính xác và đầy đủ khiến cho Ban giám đốc sẽ rất khó khăn trong việc ra quyết định. Việc xác định kết quả kinh doanh chung hiện nay như ở Khách sạn cũng là một vấn đề bất cập. Cách thức xác định như thế sẽ không xác định được chính xác kết quả hoạt động của các bộ phận khác. Vô hình chung tạo nên tâm lý ỷ lại của những bộ phận hoạt động kém hiệu quả, thái độ bằng lòng không phấn đấu của những bộ phận hiệu quả hơn, dẫn đến tư tưởng chủ nghĩa bình quân trong cán bộ công nhân viên. 4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn Hoàng Cung 4.3.1. Nâng cao chất lượng và quảng bá hình ảnh khách sạn Mặc dầu khách sạn Hoàng Cung là khách sạn lớn của Huế, đã có một vị thế trong lòng khách hàng, thế nhưng trong thời gian tới khách sạn Hoàng Cung cũng cần cố gắng hơn nữa để có thể đứng mạnh mẽ hơn nữa trong lòng khách hàng, cần quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng trong và ngoài nước thông qua việc quảng cáo, tiếp thị và đưa các hình ảnh khách sạn lên trang web của mình. Trong thời gian tới khách sạn Hoàng Cung cần chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên tại đơn vị, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ đủ các thứ tiếng và vi tính, bên cạnh đó khách sạn cần có những chính sách ưu đãi để thu hút các nhân tài từ nơi khác. 4.3.2. Trong công tác quản lý chi phí cần cắt giảm một số chi phí Để giảm chi phí có thể thực hiện một số biện pháp sau: hợp lý hoá quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy làm việc gọn nhẹ, hợp lý để có thể tạo ra được lợi nhuận hơn. 4.3.3. Hoàn thiện công tác kế toán Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế đã xuất hiện nhiều khách sạn khác nhau, sức ép cạnh tranh là rất lớn. Vì vậy tích cực đẩy nhanh quá trình và phối hợp liên ngành, phát huy vai trò chủ đạo của ban chỉ đạo phát triển du lịch và các khu du lịch của tỉnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch ở mức 16-17%, lượt khách du lịch tăng 15%, số ngày lưu trú bình quân 1,98 ngày, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh góp phần vào quá trình chuyển đổi cơ cấu của tỉnh nhà. Thị trường luôn là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, nó tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy cần xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng và thị trường bổ sung nhằm đưa ra chính sách khai thác khách một cách có hiệu quả và lâu dài. Khách của khách sạn chủ yếu là khách Pháp, kế đến là khách Mỹ, các nước Tây Âu. Tuy nhiên ngoài việc khai thác khách hàng mục tiêu này thì cần phải quan tâm đến thị trường tiềm năng đó là khách nội địa. Do đó cần nâng cao chất lượng phục vụ thường xuyên quan hệ tốt với các hàng lữ hành để được nhận khách. Để mở rộng nguồn khách của khách sạn thì cần đa dạng hoá sản phẩm, chính sách phân phối, khuyết trương để thu hút khách lẻ, khách việt kiều. Trong điều kiện kinh doanh như hiện nay các tổ chức và cá nhân tham gia vào thị trường buộc phải hiểu biết về thị trường mới có thể len chân và đứng vững trên thị trường.Trong kinh doanh du lịch việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho chúng ta biết khách hàng là ai, họ từ đâu tới, tập quán, đặc tính, dân tộc, thói quen tiêu dung của họ là gì? Để từ đó các nhà quản lý đưa ra các sản phẩm, những phương thức phục vụ hợp lý đáp ứng được nhu cầu của khách. Chính một số giải pháp trên đã giúp cho chúng ta xác định kết quả kinh doanh một cách thuận lợi hơn. Trong điều kiện khoa học công nghệ thông tin phát triển hình thức nhật ký chứng từ không còn phù hợp cho nên phòng kế toán cần thay đổi hình thức kế toán nhật ký chứng từ bằng hình thức nhật ký chung để chuẩn bị cho việc áp dụng kế toán máy và nối mạng trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển ngày càng cao. Hiện nay thị trường du lịch Huế có nhiều đối thủ cạnh tranh với khách sạn Hoàng Cung trong đó khách sạn Morin, Hương Giang… là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Do vậy để tăng cường khả năng cạnh tranh khách sạn cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ như bán hàng lưu niệm, áo quần cung đình và thời trang... Các dịch vụ giải trí ở khách sạn Hoàng Cung vẫn chưa được phong phú đặc biệt là các hoạt động thể thao. Đây là những vấn đề mà khách sạn cần nghiên cứu để có thể mở thêm các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Tiết kiệm chi phí quản lý như điện, nước, điện thoại… Thực hiện triệt để công tác tiết kiệm nguyên vật liệu đặt phòng, những nguyên vật liệu có thể sử dụng lại được như những dụng cụ cá nhân: kem, bàn chải đánh răng… nếu khách không dùng thì có thể tận dụng lại để làm giảm chi phí. Công ty cần rà soát những chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt nên tiết kiệm chi phí cho việc tiếp khách nội bộ, giảm chi phí cho những hoạt động nhàn rỗi vào những mùa vắng khách bằng cách sử dụng lao động theo hợp đồng thời vụ. Bên cạnh đó còn có sự tính toán cân đối giữa thuê và tự sắm, các phương tiện vận chuyển và các dịch vụ bổ sung xem hình thức nào có lợi hơn, tiết kiệm hơn thì đưa ra quyết định nhằm giảm tối thiểu chi phí từ đó làm cho lợi nhuận cao lên đảm bảo đáp ứng yêu cầu đầy đủ của du khách. Công tác xác định kết quả kinh doanh, khách sạn nên đưa số hiệu chi tiết TK 911 vào sử dụng để có thể chi tiết hóa kết quả kinh doanh của từng bộ phận ví dụ như TK 91101 kết quả kinh doanh thực phẩm, TK 91102 kết quả kinh doanh lưu trú,.... Làm như vậy để có thể giúp nhà quản lý biết được bộ phận nào hoạt động có hiệu quả, bộ phận nào không để có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như đưa ra chính sách khen thưởng hợp lý. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán được coi là công cụ quản lý có hiệu qủa nhất, số liệu, tài liệu kế toán cung cấp chẳng những giúp ích cho nhà quản lý mà còn nhiều đối tượng khác. Do vậy, việc tổ chức công tác kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vì quá trình tiêu thụ diễn ra như thế nào và hiệu quả kinh doanh đạt đến đâu sẽ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thế đó. Do đó, mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải hoàn thiện hơn công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh của mình. Qua quá trình hoc tập và thời gian tìm hiểu thực tập tại khách sạn Hoàng Cung em nhận thấy rằng công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ xác định kết quả kinh doanh nói riêng được thực hiện tốt, đảm bảo các yêu cầu của nhà quản lý. Điều này đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của công ty trong thời gian qua. Hơn nữa, quy mô kinh doanh của khách sạn ngày càng được mở rộng, vốn và lao động ngày càng cao tăng cả về chất lượng lẫn khối lượng, số khách đến lưu trú ngày càng tăng. Đồng thời khách sạn cũng góp phần rất lớn đến đến sự tăng trưởng phát triển đất nước, góp phần ổn định xã hội, lượng khách du lịch đến khách sạn có xu hướng tăng liên tục và doanh thu, lợi nhuận cũng có xu hướng tăng. Nguồn khách của khách sạn Hoàng Cung bao gồm cả khác quốc tế và khách nội địa, trong đó khách quốc tế chiếm tỷ trọng lớn Về đăc điểm thị trường khách thì khách đến khách sạn Hoàng Cung chủ yếu từ Châu Âu như Pháp, Đức, Mỹ, Úc. Đứng đầu thị trường khách quốc tế là Pháp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 33,32% và sau đó là khách Mỹ và Đức. Do ở Huế các cơ sở vui chơi giải trí còn hạn chế bên cạnh đó khách quốc tế chủ yếu là đi theo đoàn có chương trình sẵn nên thời gian lưu trú bình quân chỉ giao động ở mức 1,9 ngày/khách. Thị trường khách sạn chủ yếu là khách quốc tế nên mùa du lịch thường tập trung vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đây là thời gian khách quốc tế đi du lịch nhiều nhất vì ở nước ta vào những tháng này khí hậu mát mẻ, dễ chịu đối với khách quốc tế, khách nội địa đi du lịch vào các tháng 6,7,8,9 vì đây là thời gian nghỉ hè. Mọi biến động về thị trường của khách sạn chịu ảnh hưởng lớn của xu hướng du lịch trên thế giới cũng như tình hình du lịch Việt Nam Trên thực tế cả về năng lực đón tiếp thì khách sạn Hoàng Cung còn có thể tiếp nhận thêm một lượng lớn hơn. Để góp phần hoàn thiện các chính sách và tăng cường khả năng thu hút khách của khách sạn Hoàng Cung chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị. 5.2. Kiến nghị Nhìn chung khách sạn Hoàng Cung đang kinh doanh khá hiệu quả và an toàn.Tuy vậy, trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh gay gắt, khách sạn không thể dừng lại ở những kết quả đã đạt được mà cần phải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, phát huy những điểm mạnh vốn có của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai như: -Phải thường xuyên tổ chức, đào tạo, huấn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, bởi lẽ nhân tố con người là một động lực thúc đẩy sự phát triển của khách sạn. -Khách sạn cần phải có chiến lược để mở rộng thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình hơn nữa. -Tiếp tục cũng cố và kiện toàn bộ máy kế toán cũng như bộ máy quản lý của công ty một cách có hiệu quả và linh động. Qua đó đề xuất một số kiến nghị: Đối với tổng cục du lịch Việt Nam và sở du lịch Thừa Thiên Huế: Cần tập trung đầu tư có trọng điểm vào một số khu du lịch có tổng hợp lớn, tạo thành hạt nhân liên kết các điểm các khu du lịch của các vùng, bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên văn hoá xã hội tại các khu, điểm du lịch tạo ra sự hấp dẫn du khách. Coi trọng khoa học và công nghệ bởi vì nó đóng vai trò quyết định tốc độ phát triển và khả năng cạnh tranh với du lịch khu vực và Thế Giới. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong du lịch trong quá trình hội nhập, cần phải nổ lực khai thác khách, thu hút vốn, tiếp thu kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Đổi mới cải cách hành chính thuận tiện cho khách đồng thời tạo môi trường pháp lý thuận lợi, ổn định cho người kinh doanh du lịch. Đối với cấp và ban ngành liên quan: Ưu tiên đầu tư nâng cấp và nâng cao chất lượng đối với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hướng tới phục vụ tạo thuận tiện và an toàn cho du khách đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Cải cách nhanh chóng thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi hoà nhập quốc tế và tự do hoá thương mại lĩnh vực thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh đi lại, thanh toán quốc tế và chuyển đổi ngoại tệ đối với khách du lịch.Tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tham gia tích cực vào công tác giữ gìn vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng, tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Kế toán doanh nghiệp”: PGS-TS Nguyễn Văn Công - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2006 2. “Nguyên lý kế toán”: Phan Đình Ngân và Hồ Phan Minh Đức - Khoa Kinh Tế - Đại học Huế, năm 2001 3. “Giáo trình thống kê doanh nghiệp”: PGS-TS Hoàng Hữu Hoà - Đại học Kinh tế Huế, năm 2002 4. “Phân tích hoạt động kinh doanh”: Nguyễn Ngọc Thâm và Trịnh Văn Sơn – Khoa Kinh tế - Đại học Huế, năm 2000. NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần khách sạn hoàng cung.doc
Luận văn liên quan