Đề tài Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng ACB
Cho vay tín chấp
• Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB
• Giấy đăng ký mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB)
• Bản sao CMND (không quá15 năm kể từ ngày cấp).
• Bản sao HKTT/ KT3; hoặc Giấy đăng ký tạm trú dài hạn (có xác nhận của công an địa phương đã tạm trú từ 1 năm trở lên) và bản sao HKTT.
• Bản sao HĐLĐ/ Quyết định biên chế/ Quyết định tăng ngạch lương gần nhất.
• Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất; hoặc Giấy xác nhận lương theo mẫu của ACB và Phiếu lương/ Bản sao bảng lương 3 tháng gần nhất.
• Bản sao Hóa đơn/ Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất.
• Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có) (các bản sao không cần công chứng , chỉ cần mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng ACB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN NGÂN HÀNGĐỀ TÀI: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng ACBNhóm 2I. Thủ tục cho vay tại Ngân hàng ACBCho vay tín chấp• Giấy đề nghị kiêm phương án vay tiêu dùng tín chấp theo mẫu của ACB• Giấy đăng ký mở tài khoản (đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ACB)• Bản sao CMND (không quá15 năm kể từ ngày cấp).• Bản sao HKTT/ KT3; hoặc Giấy đăng ký tạm trú dài hạn (có xác nhận của công an địa phương đã tạm trú từ 1 năm trở lên) và bản sao HKTT.• Bản sao HĐLĐ/ Quyết định biên chế/ Quyết định tăng ngạch lương gần nhất. • Sao kê giao dịch tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất; hoặc Giấy xác nhận lương theo mẫu của ACB và Phiếu lương/ Bản sao bảng lương 3 tháng gần nhất. • Bản sao Hóa đơn/ Giấy báo cước điện thoại tại nhà đang ở tháng gần nhất.• Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác (nếu có) (các bản sao không cần công chứng , chỉ cần mang bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ)Cho vay thế chấp• Bản sao CMND• Bản sao HKTT/ KT3• Giấy đăng ký kết hôn• Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản• Đơn xin vay vốn ngân hàng theo mẫu Cho vay đầu tư vàng• Đối với khách hàng là cá nhân: CMND hoặc hộ chiếu; hộ khẩu hoặc KT3• Đối với khách hàng là doanh nghiệp tư nhân: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, CMND hoặc hộ chiếu; hộ khẩu hoặc KT3 của chủ doanh nghiệpCho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng• Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của ACB. • Hồ sơ pháp lý: CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3, Giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân, của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có). • Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh, của người vay và người cùng trả nợ. • Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.II. Phương pháp kế toán nghiệp vụ tín dụng cho vay tại ngân hàng ACBa.Về cơ bản, tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay gồm 2 nhóm:*Tài khoản nội bảng: - Các tài khoản phản ánh cho vay được bố trí ở loại 2 “Hoạt động tín dụng” trong hệ thống tài khoản tổ chức tín dụng do thống đốc NHNN ban hànhĐể phản ánh cụ thể từng loại khách hàng vay vốn, từng loại cho vay theo thời gian, từng loại tiền cho vay và đáp ứng yêu cầu phân loại nợ, trong loại 2 được bố trí thành các tài khoản tổng hợp cấp I, cấp II và cấp III.Ví dụ: Tài khoản cho vay cấp I: TK 21 “Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước” được bố trí thành các tài khoản cấp II như sau:+ TK 211: Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam.+ TK 212: Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam.+ TK 214: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng.+ V.vNgoài ra các tài khoản cấp II lại được phân thành các tài khoản cấp III:VD: TK cấp III của TK 211:+ TK 2111: Nợ đủ tiêu chuẩn.+ TK 2112: Nợ cần chú ý.+ TK 2113: Nợ dưới tiêu chuẩn.+ TK 2114: Nợ nghi ngờ.+ TK 2115: Nợ có khả năng mất vốn.- TK 394 – Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng (Lãi cộng dồn dự thu): Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cộng dồn tính trên các tài khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước mà NHTM sẽ nhận được khi đến hạn- TK 702 – Thu lãi cho vay: Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thu lãi từ các khoản cho vay khách hàng- Tài khoản 209 “Dự phòng phải thu khó đòi”`* Tài khoản ngoại bảng:- Tài khoản 94 “Lãi cho vay quá hạn chưa thu được”:Dùng để phản ánh số tiền lãi cho vay sau khi đã tính toán được nhưng người vay không có khả năng thanh toán.Tài khoản 94 được bố trí thành các tài khoản cấp III:+ TK 941: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng VND.+ TK 942: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng ngoại tệ.Kết cấu của tài khoản lãi cho vay quá hạn chưa thu được như sau:Bên nhập: Phản ánh số tiền lãi quá hạn chưa thu được.Bên xuất: Phản ánh số tiền lãi đã thu được.Số còn lại: Phản ánh số tiền lãi cho vay chưa thu được còn phải thu.Số tiền lãi = Tổng tích số dư nợ tính lãi trong tháng * Lãi suất tháng/30 ngàyTổng tích số dư nợ tính lãi trong tháng = Số dư Nợ tài khoản cho vay * Số ngày duy trì số dư nợ tài khoản cho vay.Bút toán hạch toán thu lãi trực tiếp:Nợ: + Tk tiền mặt (TK 1011) + TK tiền gửi khách hàng (TK 4211) hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng.Có: TK thu lãi cho vay (TK 702).b. Các giai đoạn như: chuyển nợ quá hạn, xử lý nợ khó đòi hay trích lập dự phòng rủi ro về cơ bản là giống nhau ở cả hai phương thức cho vay. Cụ thể:* Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.Đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan và có đơn đề nghị với ngân hàng xin gia hạn nợ, nếu ngân hàng chấp nhận thì ngân hàng sẽ xem xét, điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi gia hạn nợ gốc và lãi cho khách hàng vay.Đồng thời lúc này, cán bộ kế toán cho vay mở sổ theo dõi nợ vay, nhập dữ liệu về sự thay đổi kỳ hạn nợ hay kỳ hạn lãi vào máy tính hoặc áp dụng phương pháp thống kê thích hợp để theo dõi chính xác, kịp thời về số nợ gốc hoặc lãi đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin, báo cáo do NHNN quy định (nếu có) và nhu cầu quản lý, điều kiện, đặc điểm của ngân hàng.- Hạch toán chuyển nợ quá hạn:Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, nếu khách hàng không trả được nợ đúng hạn đồng thời cũng không được ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn số nợ gốc và lãi, không được gia hạn nợ hay kỳ hạn nợ đã hết mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ tiến hành chuyển toàn bộ khoản vay đó sang nhóm nợ thích hợp. Lúc này, kế toán cho vay lập phiếu chuyển khoản để chuyển toàn bộ số dư sang tài khoản nợ quá hạn, kế toán hạch toán:Nợ: TK cho vay/Nợ không đủ tiêu chuẩn/Khách hàng (Theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ) - toàn bộ số nợ gốc.Có: TK cho vay/Nợ đủ tiêu chuẩn/Khách hàng - toàn bộ số nợ gốc.Kế toán mở sổ theo dõi hoặc áp dụng phương pháo thống kê thích hợp để theo dõi và tính lãi đối với phần dư nợ gốc kỳ hạn mà khách hàng không trả nợ đúng hạn và phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn. III. So sánh với quy định hiện hành( Thông tư 10/2004, Ngân hàng nhà nước) TT10/2004,NHNN Tài khoản 209-Dự phòng rủi ro Các tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập xử và hoàn nhập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro đối với các khoản vay các tổ chức tín dụng khác: Bên có: -Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí Bên nợ: -Sử dụng dự phòng để xử lí. -Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy định. Số dư có: -Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kì. Ngân hàng ACB Tài khoản 209:- Dự phòng phải thu khó đòi*Tài khoản này sử dụng để phản ánh việc lập, dự phòng và xử lí các khoản dự phòn về các khoản cho vay của ngân hàng TM đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân nhưng không có khả năng đòi được vào cuối niên độ kế toán. Khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích từ chi phí của kỳ kế toán. Bên có: -Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí. Bên nợ: -Các khoản nợ phải thu khó đòi không thu được phải xử lí. Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng phải thu khó đòi đã lập không sử dụng còn lại đến cuối niên độ kế toán, Số dư nợ: - Phản ánh dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kì. Ngân hàng ACBTài khoản 94: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được.-TK 941: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng vnđ.-TK 942: Lãi cho vay quá hạn bang ngoại tệ.TT10/2004,NHNNTài khoản 94: Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được.-TK 941: Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam.-TK 942: Lãi cho vay chưa thu được bằng ngoại tệ.-TK 943IV. Các nguyên tắc kế toán đc vận dụng trong kế toán nghiệp vụ cho vayCó 7 nguyên tắc- Nguyên tắc cơ sở dồn tích:Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền. - Nguyên tắc hoạt động liên tục:- Nguyên tắc giá gốc: Đối với ngân hàng, giá gốc của tài sản phản ảnh trong các khoản mục của báo cáo tài chính là các giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được hoặc cho vay, đầu tư tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ phát hành cổ phiếu trong trường hợp giá bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì số tiền thu được do bán cổ phiếu sẽ được tách thành hai phần: số tiền thu theo mệnh giá của cổ phiếu được ghi vào tài khoản vốn điều lệ, phần vượt mệnh giá cổ phiếu (thặng dư) sẽ được ghi vào tài khoản Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. . - Nguyên tắc giá gốc: Đối với ngân hàng, giá gốc của tài sản phản ảnh trong các khoản mục của báo cáo tài chính là các giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được hoặc cho vay, đầu tư tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ phát hành cổ phiếu trong trường hợp giá bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì số tiền thu được do bán cổ phiếu sẽ được tách thành hai phần: số tiền thu theo mệnh giá của cổ phiếu được ghi vào tài khoản vốn điều lệ, phần vượt mệnh giá cổ phiếu (thặng dư) sẽ được ghi vào tài khoản Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. - Nguyên tắc phù hợp:Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. - Nguyên tắc nhất quán:Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. - Nguyên tắc thận trọng:Nguyên tắc thận trọng yêu cầu trong khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết như: + Trích lập các khoản dự phòng không quá lớn hoặc không quá thấp.+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.+ Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí.+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.- Nguyên tắc trọng yếu:Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.❖ Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:- Sử dụng vốn vay đúng mục đích để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng (cho vay có mục đích, có kế hoạch và có hiệu quả).- Người vay vốn phải hoàn trả đúng kỳ hạn cả vốn và lãi. Bởi vì, nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn tập trung và huy động từ các thành phần kinh tế trong xã hội. - Cho vay có giá trị vật tư đảm bảo. Các đơn vị muốn vay vốn của ngân hàng đều phải xuất trình đầy đủ chứng từ, hoá đơn, hợp đồng mua bán hàng hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_toan_ngan_hang_6849.pptx