Đề tài Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông thôn An Giang

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: . 2 3. Phương pháp nghiên cứu: 3 4. Phạm vi nghiên cứu: 3 PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển: . 4 2. Những tồn tại và phương hướng phát triển trong tương lai: 6 3. Cơ cấu tổ chức: 7 4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: . 8 4.1 Phòng Kế Hoạch Tín Dụng: 8 4.2 Phòng Thanh Toán Quốc Tế: 9 4.3 Phòng kế toán: .10 4.4 Phòng ngân quỹ: . 11 4.5 Phòng Hành Chánh - Nhân Sự: .11 4.6 Tổ Kiểm Tra Nội Bộ: 12 4.7 Phòng Giao Dịch TGLX: 13 5. Tổ chức kế toán: .14 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM 16 1. Khái niệm: 16 2. Đặc điểm: .16 3. Ý nghĩa: .17 4. Những qui định chung: 17 5. Nguyên tắc thanh toán: 18 CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG 20 1. Séc: 21 1.1 Khái niệm: .21 1.2 Các loại Séc sử dụng trong thanh toán: 21 1.3 Quy định khi sử dụng Séc: 22 1.4 Thủ tục phát hành Séc: 23 2. Ủy nhiệm chi: .23 2.1 Khái niệm: .23 2.2 Qui định khi sử dụng Ủy nhiệm chi: .24 3. Thẻ thanh toán: 24 3.1 khái niệm: 24 3.2 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán: . 25 3.2.1 Thẻ ghi nợ (thẻ Connect 24): 25 3.2.2 Thẻ tín dụng: .25 3.3 Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ thanh toán: 26 3.4 Qui định khi sử dụng thẻ: 26 3.4.1 Thẻ ghi nợ: .26 3.4.2 Thẻ tín dụng quốc tế: . 29 3.5 Thủ tục phát hành: 32 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang 3.5.1 Thẻ ghi nợ Connect 24: bao gồm các bước sau 32 3.5.2 Thẻ tín dụng quốc tế: bao gồm các bước sau .33 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ VÀ LIÊN HÀNG TỰ ĐỘNG 36 1. Thanh toán không dùng tiền mặt: 37 1.1 Thanh toán bằng Séc: 37 1.1.1 Tài khoản sử dụng: 37 1.1.2 Qui trình hạch toán: 37 1.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi: 39 1.2.1 Tài khoản sử dụng: 39 1.2.2 Qui trình hạch toán: 40 1.3 Thanh toán bằng thẻ: .50 1.3.1 Tài khoản sử dụng: 50 1.3.2 Qui trình hạch toán: 51 2. Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động: 58 2.1 Thanh toán bù trừ điện tử: .58 2.1.1 Khái niệm: .58 2.1.2 Nguyên tắc thanh toán bù trừ điện tử: .59 2.1.3 Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử .60 2.1.4 Thời gian thực hiện thanh toán bù trừ điện tử: . 60 2.1.5 Xử lý và hạch toán các lệnh thanh toán trong thanh toán bù trừ điện tử: . 61 2.2 Thanh toán liên hàng tự động: . 65 3. Một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt: 66 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 67 1. Kết luận: 67 2. Kiến nghị: .68 GVHD: Đặng Anh Tài Trang 2 SVTH: Đặng Quốc Thái Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đối với doanh nghiệp, trong tất cả các loại tài sản thì tiền là tài sản dễ mang lại rủi ro nhất, do đó vấn đề quản lí tiền tránh thất thoát tiền là điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được. Hiện nay, một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp đang áp dụng có hiệu quả nhằm hạn chế thất thoát tiền là thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tức là thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, tiền mặt chỉ giữ ở mức tồn quỹ tối thiểu để thực hiện những nghiệp vụ chi trả có giá trị thấp. Đối với cá nhân cũng vậy, việc giữ tiền mặt nhiều vừa bất tiện vừa không an toàn, và biện pháp khắc phục rủi ro là gửi tiền vào ngân hàng vì khi đã có tài khoản tại ngân hàng thì chúng ta có thể thực hiện những giao dịch thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn. Trên thế giới, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện từ rất sớm xuất phát từ những nhu cầu khách quan sau: - Nhu cầu thực hiện những giá trị hàng hóa lớn, không thể tiến hành thanh toán bằng tiền mặt vì phát sinh nhiều chi phí như kiểm, đếm, vận chuyển và dễ mang lại những tiêu cực trong thanh toán. - Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, thì quá trình luân chuyển vốn cần phải được đẩy mạnh, mà thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu này. - Do những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt là khi muốn thực hiện một khối lượng lớn tổng giá cả hàng hóa phải có lượng tiền mặt lớn, điều đó làm cho chi phí về GVHD: Đặng Anh Tài Trang 1 SVTH: Đặng Quốc Thái Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang lưu thông tiền tệ tăng lên, việc tổ chức lưu thông tiền mặt thêm phức tạp, tốc độ luân chuyển vốn chậm. Bên cạnh đó các quan hệ chi trả lẫn nhau trong nền kinh tế thị trường phải dùng hình thức tiền tệ, do vậy mà nếu có một lý do nào đó không có tiền tệ, thì quá trình thanh toán không thể giải quyết được, từ đó quá trình tái sản xuất cũng không thể tiếp tục được. - Đồng thời việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần vào sự phát triển kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ. Ngày nay phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển rất đa dạng về hình thức ở các nước tiên tiến, tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta do những điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển và thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của người dân nên phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được sử dụng một cách rộng rãi. Trong phương thức thanh toán này các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà cụ thể là các Ngân hàng thương mại giữ vai trò rất quan trọng, ngân hàng là trung gian thanh toán và cung cấp các chứng từ cho các bên để tiến hành hạch toán tại đơn vị mình, còn về phía ngân hàng thì sẽ xử lý và hạch toán nghiệp vụ này như thế nào? Và đây là vấn đề mà em muốn tìm hiểu, dó đó em đã chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu đề tài này sẽ hiểu rõ về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay và cách thức hạch toán đối với nghiệp vụ này mà cụ thể là tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang. Đồng thời đề tài cũng nhằm làm rõ thêm chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng. Đề tài sẽ tìm hiểu cụ thể đối với từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang về qui trình thanh toán, cách thức hạch toán và phương pháp thanh toán giữa các ngân hàng với nhau mà Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang đang áp dụng. GVHD: Đặng Anh Tài Trang 2 SVTH: Đặng Quốc Thái Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng là thu thập số liệu, trong đó tiến hành quan sát trực tiếp qui trình thực hiện của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời trực tiếp hỏi các nhân viên về cách thức hạch toán và thu thập các báo cáo, tài liệu của cơ quan cụ thể là ghi chép lại nội dung trên các báo cáo, chứng từ để dùng làm ví dụ minh họa cho từng trường hợp cụ thể. 4. Phạm vi nghiên cứu: Ngày nay, các hoạt động của ngân hàng không còn bị gới hạn trong lãnh thổ một quốc gia mà ngày càng mở rộng phạm vi ra nước ngoài. Khi thực hiện nghiệp vụ này thì về phía ngân hàng sẽ thực hiện cả trong nước lẫn ngoài nước, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu nghiệp vụ này trong phạm vi Việt Nam tức là các quan hệ thanh toán phát sinh trong nước, đồng thời đề tài chỉ nghiên cứu những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng tại Việt Nam và thực sự phát sinh tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang. Nguồn số liệu dùng làm ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp là các nghiệp vụ phát sinh gần nhất của năm 2005.

pdf71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4824 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông thôn An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh các khoản thuế GTGT. Bút toán cụ thể là: Nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng: giá bán Có tài khoản 180603120: giá vốn Có tài khoản 469898998: số chênh lệch giữa giá bán và giá vốn Chứng từ sử dụng vẫn là giấy yêu cầu ngân hàng nhượng bán ấn chỉ và phiếu hạch toán đi kèm. Ví dụ: Một khách hàng làm thủ tục đề nghị Ngân hàng nhượng bán 1 cuốn Ủy nhiệm chi, sau khi hoàn thành thủ tục thì Giao dịch viên sẽ giao cuốn Ủy nhiệm chi cho khách hàng và chuyển giấy đề nghị Ngân hàng nhượng bán Ủy nhiệm chi của khách hàng cho bộ phận kế toán thu chi. Sau khi kế toán thu chi nhận được giấy đề nghị Ngân hàng nhượng bán Ủy nhiệm chi của khách hàng do Giao dịch viên chuyển sang thì tiến hành hạch toán như sau: Nợ TKTG khách hàng: 85.000 đồng Có TK 180603120: 72.000 đồng Có TK 469898998: 13.000 đồng - Khi khách hàng có nhu cầu dùng Ủy nhiệm chi để thanh toán thì điền đầy đủ các yếu tố trên Ủy nhiệm chi (phần dành cho khách hàng), ký và đóng dấu (nếu có) trên tất cả các liên của Ủy nhiệm chi và nộp cho giao dịch viên. Về phía ngân hàng, sau khi Giao dịch viên tiếp nhận Ủy nhiệm chi từ khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra các yếu tố GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái41 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang pháp lí của Ủy nhiệm chi, đối chiếu mẫu dấu, chữ ký chủ tài khoản và kế toán trưởng và xử lý theo từng trường hợp sau: * Trường hợp người chi trả và người thụ hưởng đều mở tài khoản trong cùng một chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương - Đây là trường hợp cả 2 bên đều mở tài khoản tại cùng một ngân hàng và việc thực hiện thanh toán rất đơn giản là trích tài khoản của bên trả chuyển trực tiếp vào tài khoản của bên thụ hưởng và không tốn phí. Bút toán cụ thể là Nợ tài khoản khách hàng 1 (bên trả tiền) Có tài khoản khách hàng 2 (bên thụ hưởng) - Xử lý chứng từ như sau: sau khi Giao dịch viên hạch toán và in bút toán trực tiếp lên Ủy nhiệm chi sẽ chuyển bộ chứng từ Ủy nhiệm chi cho người có thẩm quyền duyệt và tiến hành xử lý như sau: + 1 liên Ủy nhiệm chi (bản chính) ngân hàng sẽ giữ lại dùng làm chứng từ đã ghi nợ bên trả tiền. + 1 liên Ủy nhiệm chi ngân hàng sẽ trả lại cho bên trả tiền. + 1 liên Ủy nhiệm chi ngân hàng dùng làm chứng từ báo có cho bên thụ hưởng. Ví dụ: Ngày 24/03/2005 cửa hàng thương mại dịch vụ sửa chữa xe Angimex (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang) nộp vào Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang Ủy nhiệm chi với nội dung là chuyển cho công ty xuất nhập khẩu An Giang (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang) số tiền 8.232.000.000 đồng. Giao dịch viên sau khi tiếp nhận Ủy nhiệm chi trên sẽ kiểm tra các yếu tố của Ủy nhiệm chi và tiến hành hạch toán như sau: Nợ TKTG cửa hàng TMDV sửa chữa xe Angimex: 8.232.000.000 đồng Có TKTG công ty XNK An Giang: 8.232.000.000 đồng GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái42 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang * Trường hợp người hưởng và người chi trả có tài khoản tại 2 chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương: - Trường hợp này lệnh thanh toán sẽ được chuyển đi theo đường IBT (Interbranch Transfer online) do các chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cùng sử dụng hệ thống ngân hàng bán lẻ nối mạng trực tiếp với nhau nên các thanh toán viên tại các chi nhánh được phép hạch toán trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị, và trong trường hợp này chi nhánh chuyển sẽ thu phí 22.000 đồng trên một món tiền chuyển. Bút toán cụ thể như sau: Nợ TKTG của khách hàng trả tiền (chi nhánh A) Có TKTG của đơn vị thụ hưởng (chi nhánh B) Đồng thời phản ánh bút toán thu phí Nợ TKTG của khách hàng trả tiền Có TK 439801001 - VAT 10% Nếu khách hàng trả phí dịch vụ bằng tiền mặt (trường hợp này trên thực tế ít phát sinh): Nợ TK 110101001 Có TK 439801001 Giao dịch viên in phiếu hạch toán đối với bút toán thu phí và hệ thống tự động tách phần thuế VAT ra. - Xử lý chứng từ: sau khi giao dịch viên tiếp nhận Ủy nhiệm chi tiến hành hạch toán và in bút toán trực tiếp lên Ủy nhiệm chi, sau đó thì chuyển bộ chứng từ cho người có thẩm quyền duyệt + 1 liên Ủy nhiệm chi lưu lại dùng làm chứng từ đã ghi nợ tài khoản người trả tiền. + 1 liên Ủy nhiệm chi trả lại cho người trả tiền. + Còn về phía người hưởng sẽ được chi nhánh B báo có. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái43 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang Ví dụ: Ngày 23/05/2005 công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang) nộp vào Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang Ủy nhiệm chi với nội dung là trả cho Báo Sài Gòn Tiếp Thị (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương TP. HCM) số tiền 13.000.000 đồng. Giao dịch viên sau khi tiếp nhận Ủy nhiệm chi trên thì tiến hành hạch toán như sau Nợ TKTG công ty CP XNK thủy sản AG (015.100.xxxxxxx): 13.000.000 đồng Có TKTG Báo Sài Gòn Tiếp Thị (007.100.xxxxxxx): 13.000.000 đồng Đồng thời phản ánh bút toán thu phí chuyển tiền kèm theo phiếu hạch toán, phần thuế VAT sẽ được hệ thống tự động tách ra. Nợ TKTG công ty CP XNK thủy sản AG: 22.000 đồng Có TK 439801001 - VAT 10%: 22.000 đồng * Trường hợp người hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trong ngày với chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương (cùng địa phương nhưng khác hệ thống) - Trường hợp này do khác hệ thống nên ngân hàng bên trả tiền không thể chuyển trực tiếp cho ngân hàng người hưởng, nhưng do ngân hàng người hưởng có tham gia thanh toán bù trừ trong ngày với ngân hàng người trả tiền nên lệnh thanh toán sẽ được gửi đến trung tâm thanh toán bù trừ, trung tâm thanh toán bù trừ ở đây chính là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương. - Giao dịch viên sau khi tiếp nhận Ủy nhiệm chi sẽ tiến hành hạch toán và in bút toán trực tiếp lên Ủy nhiệm chi, ghi như sau: Nợ TKTG khách hàng Có TK 120101002 Hạch toán thu phí món chuyển tiền và in kèm phiếu hạch toán Nợ TKTG khách hàng Có TK 430101001 - VAT 10% GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái44 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang - Xử lý chứng từ: sau khi giao dịch viên hạch toán xong sẽ chuyển bộ chứng từ Ủy nhiệm chi cho người có thẩm quyền duyệt + 1 liên Ủy nhiệm chi lưu lại để làm chứng từ đã ghi nợ tài khoản khách hàng. + 1 liên Ủy nhiệm chi sẽ được chuyển sang bộ phận kế toán Liên hàng để gửi đi thanh toán bù trừ. + 1 liên Ủy nhiệm chi còn lại sẽ được giao cho khách hàng (khách hàng trả tiền). Ví dụ: Ngày 24/03/2005 công ty CP XNK thủy sản An Giang có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang nộp vào Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang Ủy nhiệm chi có nội dung là trả cho xí nghiệp chế biến lương thực Angimex có tài khoản tại ngân hàng NN0 và PTNT An Giang chi nhánh chợ mới số tiền 200.000.000 đồng Giao dịch viên sau khi tiếp nhận Ủy nhiệm chi thì tiến hành hạch toán như sau: Nợ TKTG công ty CP - XNK thủy sản An Giang: 200.000.000 đồng Có 120101002: 200.000.000 đồng Thu phí món chuyển tiền đi bù trừ trong tỉnh 4.400 đồng Nợ TKTG công ty CP - XNK thủy sản An Giang: 4.400 đồng Có TK 430101001 - VAT 10%: 4.400 đồng Sau khi đi bù trừ lệnh thanh toán sẽ được chuyển cho ngân hàng NN0 và PTNT An Giang và tiếp đến ngân hàng NN0 và PTNT An Giang sẽ chuyển về cho chi nhánh Chợ Mới. * Trường hợp người hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương và tại địa phương đó không có chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương (khác hệ thống và khác địa phương): Trường hợp này lệnh thanh toán sẽ được chuyển đến cho trung tâm thanh toán bù trừ (chi nhánh ngân hàng nhà nước địa phương), nhưng Ủy nhiệm chi phải được nộp vào ngân hàng trước 14 giờ, giao dịch viên vẫn hạch toán giống như trường hợp chuyển đi GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái45 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang bù trừ trong tỉnh, nhưng lúc này thu phí đối với món tiền chuyển là 0,066% tối thiểu là 22.000 đồng, tối đa là 770.000 đồng. Bút toán cụ thể như sau: Ghi giảm tài khoản khách hàng: Nợ TKTG khách hàng Có TK 120101002 Thu phí Nợ TKTG khách hàng Có TK 430101001- VAT 10% - Xử lý chứng từ: giao dịch viên khi hạch toán xong, in bút toán trực tiếp lên Ủy nhiệm chi sau đó chuyển cho người có thẩm quyền duyệt. Bút toán thu phí thì kèm theo phiếu hạch toán + 1 liên Ủy nhiệm chi ngân hàng lưu lại dùng làm chứng từ đã ghi nợ tài khoản của khách hàng (người trả tiền). + 1 liên Ủy nhiệm chi trả lại cho khách hàng. + 1 liên Ủy nhiệm chi được chuyển sang cho bộ phận kế toán liên hàng để chuyển đi bù trừ ngoài tỉnh. Ví dụ: Ngày 28/03/2005 xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang) nộp vào Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang Ủy nhiệm chi với nội dung là trả cho công ty lương thực Tiền Giang (có tài khoản tại Ngân Hàng Công Thương Tiền Giang) số tiền là 63.329.420 đồng. Do tại địa phương ngân hàng người hưởng không có chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương nên lệnh thanh toán được chuyển đi bù trừ ngoài tỉnh. Giao dịch viên tiếp nhận Ủy nhiệm chi và hạch toán kèm theo nội dung là trả cho Công ty lương thực Tiền Giang (ghi rõ số tài khoản) Nợ TKTG của Xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên: 63.329.420 đồng Có TK 120101002: 63.329.420 đồng GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái46 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang Thu phí chuyển tiền: 0,066% Nợ TKTG của Xí nghiệp Mễ Cốc Long Xuyên: 42.000 đồng Có TK 430101001 - VAT 10%: 42.000 đồng Sau khi nhận được lệnh thanh toán, trung tâm thanh toán bù trừ (chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh An Giang) sẽ chuyển cho Ngân hàng Công Thương Tiền Giang, sau đó Ngân hàng Công Thương Tiền Giang sẽ báo có cho Công ty lương thực Tiền Giang. * Trường hợp người hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương và khác địa phương, nhưng tại địa phương đó có chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương: Trường hợp này lệnh thanh toán không cần phải chuyển đi thanh toán bù trừ, giao dịch viên chỉ cần chuyển cho chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương tại địa phương của ngân hàng người hưởng, sau đó chi nhánh này sẽ chuyển tiếp cho ngân hàng người hưởng bằng thanh toán bù trừ. Giao dịch viên khi tiếp nhận Ủy nhiệm chi từ khách hàng sẽ tiến hành hạch toán như sau: Nợ TKTG của khách hàng Có TK 270301011 Nếu người hưởng nhận bằng chứng minh thư thì hạch toán như sau: Nợ TKTG của khách hàng Có 270301010 Đồng thời hạch toán thu phí món tiền chuyển là 0,066% tối thiểu 22.000 đồng và tối đa là 770.000 đồng. Nợ TKTG của khách hàng Có TK 430101001- VAT 10% - Xử lý chứng từ: trường hợp này sử dụng 2 liên Ủy nhiệm chi, sau khi hạch toán giao dịch viên in bút toán trực tiếp lên Ủy nhiệm chi và phiếu hạch toán đối với bút toán thu phí sau đó chuyển bộ chứng từ Ủy nhiệm chi cho người có thẩm quyền duyệt. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái47 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang + 1 liên Ủy nhiệm chi ngân hàng lưu lại dùng làm chứng từ đã ghi nợ tài khoản khách hàng trả tiền. + 1 liên Ủy nhiệm chi trả lại cho khách hàng trả tiền. Ví dụ: Ngày 30/03/2005 Công ty TNHH Nam Việt (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang) nộp vào Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang Ủy nhiệm chi với nội dung là trả cho Nguyễn Văn Hòa (có tài khoản tại Ngân Hàng Công Thương TP. Cần Thơ) với số tiền 50.000.000 đồng. Trong trường hợp này, mặc dù chuyển đi khác hệ thống và khác địa phương là Ngân Hàng Công Thương TP. Cần Thơ, nhưng tại TP. Cần Thơ có chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương nên không cần phải qua thanh toán bù trừ tại Ngân hàng Nhà nước An Giang, mà Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang sẽ chuyển lệnh thanh toán đến cho Ngân Hàng Ngoại Thương TP. Cần Thơ để Ngân Hàng Ngoại Thương TP. Cần Thơ chuyển tiếp cho Ngân Hàng Công Thương TP. Cần Thơ thông qua thanh toán bù trừ. Giao dịch viên khi tiếp nhận Ủy nhiệm chi sẽ hạch toán vào tài khoản trung gian, cụ thể như sau: Nợ TKTG Công ty TNHH Nam Việt: 50.000.000 đồng Có TK 270301011: 50.000.000 đồng Đồng thời phản ánh bút toán thu phí và in ra phiếu hạch toán: Nợ TKTG Công ty TNHH Nam Việt: 33.000 đồng Có Tk 430101001 - VAT 10%: 33.000 đồng Sau khi lệnh thanh toán được chuyển đên cho Ngân Hàng Ngoại Thương TP. Cần thơ, thì Ngân Hàng Ngoại Thương TP. Cần thơ sẽ tất toán tài khoản trung gian và chuyển cho Ngân Hàng Công Thương Cần Thơ qua thanh toán bù trừ. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái48 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang * Trường hợp người hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương, nhưng ngân hàng người hưởng có tài khoản tại một chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương khác và cho phép hạch toán trực tiếp: Đây là trường hợp mà một tổ chức tín dụng khác mở tài khoản tại chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương và 2 bên có thỏa thuận với nhau bằng văn bản là khi có lệnh thanh toán mà người hưởng là khách hàng của tổ chức tín dụng trên thì chuyển trực tiếp vào tài khoản của tổ chức tín dụng đó tại chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương, trường hợp này giao dịch viên hạch toán giống như chuyển tiền đi trong hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương, cụ thể như sau: Nợ TKTG khách hàng (chi nhánh chuyển) Có TKTG ngân hàng người hưởng (mở tại chi nhánh nhận) Đồng thời trên lệnh thanh toán gửi đi, giao dịch viên ghi đầy dủ các thông tin của người hưởng (Số tài khoản, ngân hàng mở tài khoản…), hạch toán thu phí Nợ TKTG khách hàng Có TK 430101001 - VAT 10% - Xử lý chứng từ: trường hợp này chỉ sử dụng 2 liên Ủy nhiệm chi, sau khi bộ chứng từ Ủy nhiệm chi đã được duyệt bởi người có thẩm quyền thì + 1 liên Ủy nhiệm chi ngân hàng lưu lại dùng làm chứng từ đã ghi nợ tài khoản của khách hàng. + 1 liên Ủy nhiệm chi trả lại cho khách hàng. Ví dụ: Ngày 24/03/2005 công ty xuất nhập khẩu An Giang (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang) nộp vào Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang Ủy nhiệm chi có nội dung là chuyển vào tài khoản của công ty xuất nhập khẩu An Giang (mở tài khoản tại Ngân hàng HSBC TP. HCM) số tiền 30.000.000 đồng. Trường hợp này do ngân hàng người hưởng mở tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương TP. HCM và cho phép hạch toán trực tiếp, nên giao dịch viên sau khi tiếp nhận Ủy nhiệm chi thì tiến hành hạch toán trực tiếp, trích tài khoản của công ty xuất nhập GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái49 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang khẩu An Giang tại mở tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang và chuyển vào tài khoản của Ngân hàng HSBC mở tại Ngân Hàng Ngoại Thương TP. HCM, và thu phí món tiền chuyển là 0.066%, tối thiểu là 22.000 đồng và tối đa là 770.000 đồng. Bút toán cụ thể như sau: Nợ TKTG công ty XNK An Giang (015.100.xxxxxx): 30.000.000 đồng Có TKTG Ngân hàng HSBC (007.100.xxxxxx): 30.000.000 đồng Thu phí: Nợ TKTG công ty XNK An Giang: 22.000 đồng Có TK 430101001 - VAT 10%: 22.000 đồng Sau khi món tiền được chuyển đến Ngân Hàng Ngoại Thương TP. HCM thì Ngân hàng HSBC sẽ đến Ngân Hàng Ngoại Thương TP. HCM nhận chứng từ và tiến hành báo có cho khách hàng của mình. 1.3 Thanh toán bằng thẻ: 1.3.1 Tài khoản sử dụng: Do Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang là ngân hàng đại lý của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam trong việc phát hành và thanh toán thẻ nên công việc hạch toán các giao dịch thẻ chủ yếu là các khoản phí. Tài khoản sử dụng trong hạch toán chủ yếu gồm: - Tài khoản 430301001: phí thường niên, phí phát hành, phí mất cắp thẻ Master. - Tài khoản 430301002: phí thường niên, phí phát hành, phí mất cắp thẻ Visa. - Tài khoản 430301004: phí thường niên, phí phát hành, phí mất cắp thẻ Amex. - Tài khoản 430301011: phí phát hành thẻ ATM. - Tài khoản 140701101: tiền cho vay + phí rút tiền mặt thẻ Master - Tài khoản 140701102: tiền cho vay + phí rút tiền mặt thẻ Visa. - Tài khoản 140701104: tiền cho vay + phí rút tiền mặt thẻ Amex - Tài khoản 410107001: lãi thẻ tín dụng. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái50 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang - Tài khoản 460203001: phạt late charge. - Tài khoản 460203998: phạt over limit. - Tài khoản 170402001: tạm ứng tiền mặt tại quầy thẻ Master - Tài khoản 170402002: tạm ứng tiền mặt tại quầy thẻ Visa - Tài khoản 170102004: tạm ứng tiền mặt tại quầy thẻ Amex 1.3.2 Qui trình hạch toán: Hiện nay Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng thương mại có mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp cả nước, dịch vụ thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam chiếm ưu thế hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại khác nhờ trang bị được cơ sở vật chất hiện đại, với một hệ thống các máy giao dịch tự động ATM được đặt ở hầu hết các chi nhánh, và các cơ sở chấp nhận thẻ. Tham gia hệ thống thanh toán thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương còn có Ngân Hàng TMCP Phương Nam và Ngân Hàng TMCP Mỹ Xuyên. Trung tâm thanh toán thẻ tự động hạch toán tất cả các giao dịch của khách hàng, các ngân hàng đại lý không phải hạch toán. Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang cũng là ngân hàng đại lý nên chỉ hạch toán khi tiến hành thu phí phát hành thẻ ATM (thẻ ghi nợ connect 24) và thanh toán sao kê hàng tháng đối với thẻ tín dụng quốc tế, tạm ứng tiền mặt khi khách hàng đến ngân hàng dùng thẻ tín dụng để rút tiền, và hạch toán khi tiếp quĩ cho các máy ATM thuộc chi nhánh quản lí. - Khi làm thủ tục phát hành thẻ cho khách hàng (đối với thẻ ghi nợ Connect 24), giao dịch viên tiến hành thu phí theo biểu phí hiện hành của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và hạch toán như sau: Nợ TKTG khách hàng: số tiền phí phát hành Có TK 430301011 - VAT 10%: số tiền phí phát hành Bút toán cũng dùng để hạch toán cho các trường hợp phát hành lại thẻ, phát hành lại số PIN, phát hành thẻ phụ. Đối với thẻ tín dụng khi phát hành khách hàng không phải chịu phí phát hành, điều kiện để phát hành thẻ tín dụng là khách hàng phải có tài khoản để ngân hàng dể dàng thu các loại phí, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng (do bộ phận tín dụng của GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái51 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang ngân hàng phụ trách) nếu đủ điều kiện khách hàng sẽ phải ký quỹ một khoản tiền nhất định tùy theo nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng, ngân hàng sẽ mở tài khoản ký quỹ cho khách hàng, tài khoản này giống như tài khoản tiền gửi vẫn được hưởng lãi. Số tiền ký quỹ đúng bằng với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ. Trường hợp khách hàng dùng tài sản thế chấp hoặc tín chấp để phát hành thẻ tín dụng thì bộ phận tín dụng của Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định giá trị tài sản của khách hàng đem thế chấp và bộ phận thẻ sẽ căn cứ trên hồ sơ thẩm định của bộ phận tín dụng và cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng tương ứng với giá trị tài sản đem thế chấp. Hạn mức tín dụng tối đa của thẻ Master và Visa là 90 triệu đồng, thẻ Amex là 250 triệu đồng. - Khi khách hàng dùng thẻ ghi nợ Connect 24 giao dịch tại máy ATM, hệ thống thanh toán thẻ sẽ tự động hạch toán, và in chứng từ. Các giao dịch bằng thẻ ghi nợ Connect 24 tại các máy ATM đều không tốn phí + Giao dịch rút tiền mặt: Nợ TKTG khách hàng: số tiền khách hàng rút Có TK 110103xxx (tiền mặt tại máy ATM số …): số tiền khách hàng rút Hạn mức rút tiền đối với thẻ ghi nợ cao nhất 2.000.000 đồng cho mỗi lần rút và số tiền cao nhất khách hàng được rút trong ngày là 20.000.000 đồng. + Giao dịch chuyển khoản: có thể chuyển khoản trong cùng một chi nhánh hoặc khác chi nhánh đều được Nợ TKTG khách hàng (chi nhánh 1) Có TKTG khách hàng (chi nhánh 2) Đối với thẻ tín dụng quốc tế do Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam phát hành thì giao dịch rút tiền mặt tại máy ATM thì phải tốn phí 4% trên số tiền rút và tối thiểu là 50.000 đồng. - Khi khách hàng dùng thẻ tín dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ, hệ thống thanh toán thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam sẽ tự động hạch toán tạm ứng và chuyển vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ, máy đọc thẻ của cơ sở chấp nhận thẻ sẽ tự động in ra hóa đơn gồm 3 liên: 1 liên cơ sở chấp nhận thẻ GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái52 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang giữ, 1 liên khách hàng giữ, và liên còn lại cơ sở chấp nhận thẻ gửi về cho chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương tại địa phương đó giữ, chi nhánh sẽ dùng hóa đơn trên để đối chiếu với sổ phụ đến từ trung ương. Trung tâm thẻ và ngân hàng đại lý sẽ thanh toán với nhau theo phương thức thanh toán vốn đã thỏa thuận giữa 2 bên: Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có 10 đơn vị chấp nhận thẻ do Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang quản lí , các đơn vị chấp nhận thẻ này được trang bị máy đọc thẻ nối mạng trực tiếp với trung tâm thanh toán thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, trường hợp khách hàng dùng thẻ của ngân hàng khác phát hành (thẻ ATM) nhưng có tham gia hệ thống thanh toán thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam giao dịch thì phải tốn phí, phí này trung tâm thanh toán thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam tự động thu khi khách hàng thực hiện giao dịch: + Giao dịch rút tiền mặt: 4.000 đồng + Giao dịch chuyển khoản: 3.000 đồng + Giao dịch thanh toán: 3.000 đồng - Khi khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế (thường là thẻ Master và thẻ Visa của ngân hàng khác phát hành) đến ngân hàng (Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang) thực hiện giao dịch rút tiền mặt, giao dịch viên tiến hành hạch toán như sau: + Đối với thẻ Master: Nợ TK 170402001: Số ngoại tệ chi cho khách hàng cộng với phí rút tiền mặt Có TK 430302001: số phí giao dịch 4% Có TK 110101001: số ngoại tệ chi ra cho khách hàng + Đối với thẻ Visa: Nợ TK 170402002 Có TK 430302002 Có TK 110101001 GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái53 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang + Đối với thẻ Amex: Nợ TK 170402004 Có TK 430302004 Có TK 110101001 Trong trường hợp này tất cả các khoản phí đều thu bằng ngoại tệ. Nếu khách hàng nhận tiền bằng đồng Việt Nam thì hệ thống sẽ tự động tạo bút toán giao dịch mua bán ngoại tệ (bút toán ẩn) theo tỷ giá mua chuyển khoản tại thời điểm giao dịch. Ví dụ: Khách hàng dùng thẻ Visa rút tiền tại ngân hàng với số tiền 1000USD, yêu cầu nhận bằng VND, giả sử tỷ giá mua chuyển khoản tại thời điểm giao dịch là 1 USD =15.798 VND giao dịch viên hạch toán và in ra phiếu hạch toán như sau: Nợ TK 170402002: 1040 USD Có TK 430302002: 40 USD Có TK 110101001: 15.798.000 VND Bút toán đầy đủ của giao dịch trên là + Nợ TK 170402002: 1040 USD Có TK 430302002: 40 USD Có TK 250101001: 1000 USD (tài khoản mua bán ngoại tệ/VND của chi nhánh) + Nợ TK 250101001: 15.798.000 VND Có TK 110101001: 15.798.000 VND - Hàng tháng khi thanh toán sao kê thẻ tín dụng quốc tế hạch toán: + Lãi thẻ tín dụng: Nợ TKTG khách hàng Có TK 410107001 - lãi thẻ tín dụng GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái54 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang + Phạt late charge (phạt nợ quá hạn): Nợ TKTG khách hàng Có TK 460203001 - phạt late charge + Phí phát hành, phí thường niên, phí mất cắp… Đối với thẻ Master: Nợ TK khách hàng Có TK 430301001 Đối với thẻ Visa: Nợ TKTG khách hàng Có TK 430301002 Đối với thẻ Amex: Nợ TKTG khách hàng Có TK 430301004 + Cho vay ngắn hạn và phí rút tiền mặt: Đối với thẻ Master: Nợ TKTG khách hàng Có 140701101 Đối với thẻ Visa: Nợ TKTG khách hàng Có TK 140701102 Đối với thẻ Amex: Nợ TKTG khách hàng Có TK 140701104 GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái55 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang + Phạt over limit (phạt thanh toán vượt hạn mức): Nợ TKTG khách hàng Có TK 460203998 Ví dụ 1: Sao kê của một khách hàng có nội dung như sau: giao dịch rút tiền mặt là 3.500.000 đồng (tốn phí 140.000 đồng). Số dư kỳ trước phải thanh toán là 1.804.149,15 đồng và trong kỳ này khách hàng đã thanh toán sao kê kỳ trước là 500.000 đồng, và lãi phải trả của kỳ này là 20.854,16. Như vậy kỳ sao kê lần này khách hàng phải trả số tiền tổng cộng là: 3.500.000 + 140.000 + 1.804.149,15 + 20.854,16 - 500.000 = 4.965.003,31 đồng Trường hợp nếu khách hàng trả hết số dư nợ kỳ này thì hạch toán như sau: Nợ TKTG khách hàng: 4.965.003,31 đồng Có TK 140701102: 4.944.149,15 đồng Có TK 410107001: 20.854,16 đồng Nếu khách hàng chỉ thanh toán số tiền tối thiểu là 993.000,66 (20% tổng số dư nợ phải trả), số này có in trên sao kê mà ngân hàng gửi cho khách hàng mỗi tháng. Hạch toán như sau: Nợ TKTG khách hàng: 993.000,66 đồng Có TK 140701102: 972.146,5 đồng Có TK 410107001: 20.854,16 đồng Số tiền còn lại khách hàng nợ ngân hàng thì sẽ được tính lãi và in trên kỳ sao kê tiếp theo. Ví dụ 2: Sao kê thẻ Visa của khách hàng có nội dung là: số tiền phải trả trong kỳ là 31.897.927 trong đó phạt nợ quá hạn là 2.002.201 đồng, số khách hàng đã vay trong kỳ để thực hiện giao dịch là 29.151.151 đồng, lãi phải trả trong kỳ là 744.575 và khách hàng đã thanh toán hết số dư nợ trên. Bút toán của sao kê này như sau: GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái56 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang Nợ TKTG khách hàng: 31.897.927 đồng Có TK 460203001: 2.002.201 đồng Có TK 140701102: 29.151.151 đồng Có TK 410107001: 744.575 đồng Ví dụ 3: Trong tháng 1, khách hàng A dùng thẻ Visa giao dịch với tổng số tiền là 2.080.800,01 đồng trong đó tiền tiền vay là: 2.000.000 đồng, phí rút tiền mặt là 80.000 đồng và lãi là 800,01 đồng. Như vậy trong tháng 1 khách hàng A phải trả tổng số tiền là 2.080.800,01 đồng và nếu không trả hết thì tối thiểu cũng phải thanh toán cho Ngân hàng 20% tổng số tiền phải trả. Nếu khách hàng A không trả hoặc trả số tiền dưới 20% trên thì phải chịu phạt late charge trong tháng 2 và số tiền phạt late charge được tính bằng 3% của số tiền tối thiểu phải trả trong tháng, tối thiểu là 50.000 đồng 3% x 20% x 2.080.800,01 = 12.484,8 đồng nhỏ hơn số tiền phạt tối thiểu nên Ngân hàng sẽ thu 50.000 đồng Đồng thời trong tháng 2 khách hàng còn phải trả khoản lãi thẻ tín dụng, giả sử lãi suất tại thời điểm này là 9,6%/năm: Lãi suất khách hàng phải trả (9,6% x 2.000.000 x 30)/360 = 16.000 đồng và cộng với lãi của tháng trước là 800,01 đồng. Bút toán hạch toán cụ thể như sau: Nợ TKTG của khách hàng: 2.146.800 đồng Có TK 460203001: 50.000 đồng (phạt late charge) Có TK 410107001: 16.800 đồng (lãi phải trả) Có TK 140701102: 2.080.000 đồng (phí rút tiền mặt và tiền vay) - Hàng ngày xem xét số dư tiền mặt tại máy ATM để kịp thời tiếp quỹ cho máy, qui trình tiếp quỹ cho máy ATM qua các giai đoạn sau: + Lập giấy đề nghị xuất quỹ cho máy ATM trình Ban Giám đốc duyệt, sau đó hạch toán tiền từ quỹ chính vào hộp casstette (số tiền nhận cho vào hộp casstette) GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái57 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang Nợ TK 110103998 - tiền mặt tại hộp casstette Có TK 110101001 - tiền mặt tại quỹ chính + Lập giấy đề nghị xuất casstette (Giám đốc duyệt), sau đó hạch toán tiền từ hộp casstette thành tiền trên đường đi tiếp quỹ ATM (số tiền mang đi tiếp quỹ) Nợ TK 110103997 - tiền mặt trên đường đi tiếp quỹ ATM Có TK 110103998 - tiền mặt tại hộp casstette + Lập báo cáo nạp tiền cho máy ATM (phòng duyệt), sau đó hạch toán tiền trên đường vào máy ATM (số tiền đã nạp vào máy) Nợ TK 110103xxx - tiền mặt tại máy ATM Có TK 110103997 - tiền mặt trên đường đi tiếp quỹ ATM + Thu hồi quỹ tại máy ATM, lập biên bản kiểm quỹ (phòng duyệt), hạch toán tiền mặt tại máy ATM vào quỹ chính (số tiền thu hồi từ máy ATM). Nợ TK 110101001 - tiền mặt tại quỹ chính Có TK 110103xxx - tiền mặt tại máy ATM số… 2. Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động: Ở Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang, khi phát sinh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ yếu là Ủy nhiệm chi sẽ được ngân hàng chuyển đi theo 2 cách là thanh toán bù trừ điện tử hoặc liên hàng tự động IBT - Online, còn thẻ thanh toán thì có kênh riêng là trung tâm thanh toán thẻ Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Mảng nghiệp vụ này do bộ phận kế toán liên hàng phụ trách. 2.1 Thanh toán bù trừ điện tử: 2.1.1 Khái niệm: - Thanh toán bù trừ là quan hệ thanh toán ở các ngân hàng khác hệ thống trong cùng một địa bàn do Ngân Hàng Nhà Nước tổ chức theo cách giao nhận chứng từ trực tiếp và bù trừ số phát sinh hàng ngày về nhu cầu chuyển vốn giữa các ngân hàng. - Ở Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang việc thanh toán bù trừ được áp dụng là thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng theo quyết định số 212/2002/QĐ - NHNN ngày GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái58 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang 20/03/2002 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Phạm vi áp dụng là các ngân hàng khác hệ thống nhưng cùng địa phương (bù trừ trong tỉnh) và các ngân hàng khác hệ thống, khác địa phương. Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng trong trường hợp này là chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tỉnh An Giang. Thanh toán bù trừ điện tử sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu Oracle và phần mềm Foxpro dùng để tạo chứng từ bù trừ đi. 2.1.2 Nguyên tắc thanh toán bù trừ điện tử: * Ngân hang chu tri thưc hiên xư ly bu trư cac Lênh thanh toan va thanh toan sô chênh lêch phai tra - kêt qua thanh toan bu trư phai tra cua Ngân hang thanh viên trong pham vi kha năng chi tra thưc tê cua Ngân hang thanh viên tai Ngân hang chu tri. Trong thơi gian xư ly bu trư cua phiên thanh toan bu trư cung như khi quyêt toan thanh toan bu trư trong ngay, Ngân hang chu tri se khoa sô dư tai khoan tiên gưi cua cac Ngân hang thanh viên đê đam bao kha năng chi tra cua cac Ngân hang thanh viên đươc chinh xac. * Trương hơp tai khoan tiên gưi cua Ngân hang thanh viên bi thiêu kha năng chi tra so vơi kêt qua thanh toan bu trư khi thưc hiên xư ly bu trư trong phiên thanh toan bu trư điên tư va khi quyêt toan thanh toan bu trư điên tư trong ngay thi tiên hanh xư ly như sau: - Nêu tai thơi điêm thưc hiên phiên thanh toan bu trư điên tư ma tai môt Ngân hang thanh viên không đu kha năng chi tra đê thanh toan cho cac khoan phai tra khi xư ly kêt qua thanh toan bu trư thi Ngân hang chu tri xư ly như sau: + Theo nguyên tăc thanh toan trong pham vi kha năng chi tra thưc tê, Ngân hang chu tri se không xư ly bu trư (loai bo) môt sô Lênh thanh toan (loai bo cac Lênh thanh toan theo trât tư ưu tiên tư thâp đên cao theo qui định cụ thể như sau: trât tư ưu tiên xư ly cac Lênh thanh toan ap dung trong phiên thanh toan bu trư điên tư cua quy trinh thanh toan bu trư điên tư liên Ngân hang nay đươc săp xêp theo trât tư thơi gian lâp Lênh thanh toan: Lênh thanh toan nao đươc lâp trươc se đươc ưu tiên thanh toan trươc, con Lênh thanh toan nao lâp sau se đươc thanh toan sau). GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái59 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang + Cac Lênh thanh toan không đươc xư ly bu trư trong phiên thanh toan bu trư điên tư đo se đươc Ngân hang chu tri lưu lai đê xư ly bu trư vao phiên thanh toan bu trư điên tư kê tiêp trong ngay giao dich (nêu co), đông thơi thông bao cac Lênh thanh toan không đươc xư ly bu trư cho Ngân hang thanh viên bi thiêu kha năng chi tra biêt. - Nêu đên thơi điêm quyêt toan thanh toan bu trư điên tư trong ngay ma Ngân hang thanh viên đo vân không đu kha năng chi tra đê thanh toan cho cac Lênh thanh toan chưa đươc xư ly bu trư thi Ngân hang chu tri se tiên hanh huy bo cac Lênh thanh toan nay. Ngoai ra, Ngân hang chu tri se tiên hanh xư ly theo khoan 3 điêu 12 cua Quy chê thanh toan bu trư điên tư liên Ngân hang ban hanh kem theo Quyêt đ inh sô 1557/2001/QĐ-NHNN ngay 14/12/2001 cua Thông đôc Ngân hang Nha nươc (sau đây goi tăt la Quy chê thanh toan bu trư điên tư liên Ngân hang). 2.1.3 Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử - Chưng tư ghi sô dung trong kê toan thanh toan bu trư điên tư liên Ngân hang la Lênh thanh toan (băng giây hoăc dươi dang chưng tư điên tư) va Bang kêt qua thanh toan bu trư điên tư (xem phần phụ lục). Chưng tư gôc dung đê lâp Lênh thanh toan la cac chưng tư thanh toan theo chê đô hiên hanh. - Chưng tư thanh toan băng giây phai lâp theo đung mâu va phu hơp vơi Chê đô chưng tư kê toan Ngân hang, Tô chưc tin dung hiên hanh. - Lênh thanh toan dươi dang chưng tư điên tư phai đap ưng cac chuân dư liêu do Ngân hang Nha nươc quy đinh va phai thưc hiên đung quy đinh tai quy chê vê lâp, sư dung, kiêm soat, xư ly, bao quan va lưu trư chưng tư điên tư cua cac Ngân hang, Tô chưc tin dung hiên hanh do Thông đôc Ngân hang Nha nươc ban hanh. 2.1.4 Thời gian thực hiện thanh toán bù trừ điện tử: Trong một ngày có 3 phiên thanh toán bù trừ: - Phiên 1: 10 giờ - Phiên 2: 14 giờ 30 - Phiên 3: 16 giờ GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái60 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang Trước giờ thực hiện các phiên thanh toán bù trừ, bộ phận kế toán liên hàng của ngân hàng thành viên phải gửi lệnh thanh toán cho ngân hàng chủ trì, riêng các khoản đi bù trừ ngoài tỉnh thì đi vào phiên 1và phiên 2, tức là khách hàng phải nộp Ủy nhiệm chi vào ngân hàng trước 14 giờ. Vào những ngày quyết toán cuối năm ngân hàng chủ trì có thể tăng số phiên lên và một ngày có thể có 6 phiên thanh toán bù trừ. 2.1.5 Xử lý và hạch toán các lệnh thanh toán trong thanh toán bù trừ điện tử: Kê toan viên thanh toan bu trư điên tư co trach nhiêm chuyên đôi tât ca cac chưng tư thanh toan (bao gôm ca chưng tư băng giây, chưng tư điên tư) liên quan đên thanh toan bu trư điên tư sang chưng tư điên tư dươi dang lênh thanh toan (theo mâu phụ lục). Lênh thanh toan đươc lâp riêng cho tưng chưng tư thanh toan. Trên lênh thanh toan gưi đi thanh toan bu trư điên tư phai co đây đu chư ky điên tư cua nhưng ngươi co liên quan chiu trach nhiêm vê tinh chinh xac cua dư liêu trên chưng tư (Giam đôc hoăc ngươi đươc uy quyên, Trương phong kê toan hoăc ngươi đươc uy quyên va kê toan viên thanh toan bu trư). Căn cư vao cac Lênh thanh toan đa đươc lâp chuyên đi Ngân hang chu tri trong phiên thanh toan bu trư điên tư, Kê toan viên thanh toan bu trư lâp "Bang kê cac lênh thanh toan chuyển đi Ngân hang chu tri" (mâu phụ lục). Đên thơi điêm giao dich cua phiên thanh toan bu trư điên tư, cac Ngân hang thanh viên truyên cac Lênh thanh toan cung vơi Bang kê cac lênh thanh toan chuyển đi Ngân hang chu tri tơi Ngân hang chu tri đê tiên hanh xư ly thanh toan bu trư điên tư. Xư ly va hach toan cac lênh thanh toan như sau: * Đối với các lệnh thanh toán gửi đi ngân hàng chủ trì: Do tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang, chuyển đi thanh toán bù trừ chỉ phát sinh đối với hình thức thanh toán Ủy nhiệm chi nên việc hạch toán do các giao dịch viên tại quầy thực hiện, kế toán thanh toán bù trừ điện tử chỉ tiếp nhận chứng từ của giao dịch viên và lập lệnh thanh toán, sau khi các lệnh thanh toán đã được duyệt bởi kiểm soát và chủ tài khoản thì kế toán viên thanh toán bù trừ tạo file truyền qua cho Ngân Hàng Nhà Nước để tiến hành thanh toán. Khi truyền file các chứng từ bù trừ đi kế toán viên thanh GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái61 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang toán bù trừ in các lệnh thanh toán và bảng kê các lệnh thanh toán gửi đi ngân hàng chủ trì. Cách thức hạch toán cụ thể là: - Đối với lệnh chuyển nợ: (ít phát sinh) Nợ TK tiền gửi thanh toán bù trừ Có TK các khoản chờ thanh toán khác - Đối với các lệnh chuyển có (phát sinh chủ yếu là Ủy nhiệm chi) Nợ TK thích hợp (TKTG khách hàng/TK chuyển tiếp 270301011) Có TK tiền gửi thanh toán bù trừ Ví dụ: Ngày 18/04/2005 bộ phận kế toán liên hàng quét các điện IBT về trong đó có món với nội dung như sau: - Ngân hàng gửi điện: Ngân Hàng Ngoại Thương Kiên Giang - Ngân hàng nhận điện: Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang - Người trả tiền: Công ty Nông Lâm Sản Kiên Giang (có tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương Kiên Giang). - Người hưởng: Hợp Tác Xã Dịch Vụ Vận Tải Bình Khánh (có tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang). - Số tiền giao dịch là: 90.000.000 VND với nội dung là chuyển tiền tạm ứng. - Tài khoản ghi có là 270301011 – Chuyển tiền đến chờ chuyển tiếp. Điện IBT trên có nghĩa là tại chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Kiên Giang đã tiến hành hạch toán ghi có vào tài 270301011 khi thực hiện giao dịch với khách hàng của mình (Công ty Nông Lâm Sản Kiên Giang). Do Ngân hàng người hưởng khác địa phương và khác hệ thống với chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Kiên Giang nên chuyển đi thanh toán bù trừ ngoài tỉnh sẽ tốn phí cao nên chi nhánh Kiên Giang đã chuyển đến chi nhánh An Giang để nhờ chuyển tiếp cho người hưởng có tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang thông qua thanh toán bù trừ GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái62 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang tại Ngân hàng Nhà nước An Giang. Tại chi nhánh An Giang sẽ tất toán tài khoản 270301011 chuyển đi bù trừ với bút toán cụ thể như sau: Nợ TK 270301011: 90.000.000 VND Có TK 120101002: 90.000.000 VND Đối với các món đi bù trừ ngoài tỉnh có số tiền lớn hơn 500 triệu thì phải lập thêm bảng kê 11 kèm theo Ủy nhiệm chi chuyển qua Ngân Hàng Nhà Nước để tiến hành bù trừ ngoài tỉnh. * Đối với các lệnh thanh toán nhận về từ ngân hàng chủ trì: Sau khi các lệnh thanh toán và bảng kết quả thanh toán bù trừ đã được duyệt bởi kiểm soát và chủ tài khoản thì kế toán viên thanh toán bù trừ điện tử có trách nhiệm in các lệnh thanh toán (hệ thống tự động in 2 liên, 1 liên ngân hàng giữ và liên còn lại giao cho khách hàng) cùng với bảng kết quả thanh toán bù trừ sau đó kiểm tra các yếu tố của lệnh thanh toán và bảng kết quả thanh toán bù trừ (phụ lục 05), nếu không có gì sai sót thì xử lý hạch toán các lệnh thanh toán nhận về đồng thời in điện xác nhận kết quả thanh toán bù trừ do ngân hàng chủ trì gửi đến (phụ lục 07). - Căn cư vao cac Lênh thanh toan nhân đươc va đa qua kiêm soat: cac lênh thanh toan nhận về chủ yếu là các lệnh chuyển có, hạch toán cụ thể như sau: + Đôi vơi Lênh chuyên Co: Nơ TK: tiên gưi thanh toan bu trư Co TK: Thich hơp + Đối với lệnh chuyển nợ: Nơ TK: Thich hơp Co TK: tiên gưi thanh toan bu trư TK thích hợp có thể là + TKTG của khách hàng trong trường hợp khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền mà phải thông qua thanh toán bù trừ. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái63 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang Ví dụ: Ngày 18/04 kế toán viên thanh toán bù trừ nhận được lệnh thanh toán do Ngân hàng chủ trì gửi đến với nộidung như sau: - Ngân hàng gửi lệnh: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang - Ngân hàng nhận lệnh: Ngoại thương An Giang - Người trả tiền: chi nhánh công ty cổ phẩn Bảo vệ Thực vật An Giang tại Phú Tân - Người hưởng: Công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang - Nội dung là chuyển tiền về công ty số tiền 656.000.000 đồng Khi nhận được lệnh thanh toán trên thì hạch toán như sau: Nợ TK 120101001: 656.000.000 đồng Có TKTG Cty CP BVTV AG: 656.000.000 đồng + TK Trung gian Module LN – 270310005 trong trường hợp khách hàng chuyển tiền trả lãi vay cho Ngân hàng. Sau khi nhận được các lệnh thanh toán về các khoản này thì kế toán viên thanh toán bù trừ sẽ thông báo cho bộ phận kế toán tiền vay để tiến hành hạch toán thu lãi. + TK Sai lầm trong thanh toán bù trừ - 270302261 trong trường hợp các lệnh thanh toán nhận về bị sai số tài khoản hoặc tên đơn vị hưởng. Khi phát sinh các khoản này thì kế toán viên thanh toán bù trừ sẽ treo ở tài khoản trên và khi các giao dịch tra soát đã thực hiện xong và đã điều chỉnh xong các sai lầm thì sẽ hạch toán vào tài khoản của người hưởng. Ví dụ: Ngày 04/04 2005 kế toán viên thanh toán bù trừ nhận về lệnh thanh toán nhưng bị sai số tài khoản đơn vị hưởng với số tiền là 480.000 đồng, trước khi chờ đợi tra soát kế toán viên thanh toán bù trừ sẽ hạch toán vào tài khoản 270302261 để theo dõi. Nợ TK 120101001: 480.000 đồng Có TK 270302261: 480.000 đồng GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái64 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang Ngày 18/04/2005 sau khi đã tra soát và điều chỉnh xong Ngân hàng chủ trì hoàn trả lại lệnh thanh toán thì tiến hành hạch toán vào tài khoản người hưởng Nợ TK 270302261: 480.000 đồng Có TKTG người hưởng: 480.000 đồng - Đên cuôi ngay (phiên 3) thi kê toan thanh toan bu trư in thêm Bang tông hơp kêt qua thanh toan bu trư điên tư do Ngân hang chu tri gưi đên (phu luc 08): + Nêu sô tiên chênh lêch trong thanh toan bu trư la phai tra: Nơ TK: tiên gưi hanh toan bu trư Co TK: Tiên gưi tai Ngân hang chu tri + Nêu sô tiên chênh lêch trong thanh toan bu trư điên tư la phai thu: Nơ TK: Tiên gưi tai Ngân hang chu tri Co TK: tiên gưi thanh toan bu trư Sau khi hạch toán thì tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ cuối ngày sẽ hết số dư, nếu không hết số dư thì kế toán viên thanh toán bù trừ phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Đối với các lệnh thanh toán bị từ chối thanh toán bù trừ thì kế toán giao dịch hủy chứng từ giao dịch để qua ngày hôm sau hạch toán lại và chuyển đi thanh toán bù trừ lại. 2.2 Thanh toán liên hàng tự động: - Thanh toán liên hàng là phương pháp thanh toán được thực hiện giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống thông qua tài khoản liên hàng. Đây là phương pháp thanh toán được áp dụng phổ biến giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống. Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang hay Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung có một hệ thống liên hàng tự động - IBT online, hệ thống sẽ tự động bù trừ lẫn nhau giữa các chi nhánh thông qua tài khoản tiền gửi tại trung ương của các chi nhánh. Hàng ngày bộ phận kế toán sẽ in các lệnh thanh toán đến bằng đường liên hàng tự động IBT Online và bảng kê giao dịch IBT do chi nhánh khác thực hiện để đối chiếu với sổ phụ trung ương. Trong các lệnh thanh toán đến nếu có lệnh thanh toán nào còn treo trên tài khoản 270301011 (tài khoản chuyển tiền đến chờ chuyển tiếp) hoặc tài khoản 270301010 (tài khoản chuyển tiền đến chờ thanh toán) thì kế toán phải tất toán tài khoản trung gian trên GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái65 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang và hạch toán vào tài khoản thích hợp tùy theo nội dung của lệnh thanh toán, đây còn gọi là các món chuyển tiếp do chi nhánh khác chuyển đến nhờ chuyển tiếp. Đối với các lệnh thanh toán còn lại (gồm 2 liên), 1 liên lưu lại dùng làm chứng từ đối chiếu với sổ phụ và liên còn lại giao cho khách hàng khi có yêu cầu. - Do có hệ thống liên hàng tự động mà việc chuyển tiền trong một chi nhánh diễn ra rất dễ dàng vi chi nhánh này có thể hạch toán trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của một cá nhân có tài khoản tại chi nhánh khác, khi giao dịch này diễn ra thì tiền gửi thanh toán tại trung ương của chi nhánh chuyển sẽ giảm và tiền gửi thanh toán tại trung ương của chi nhánh hưởng sẽ tăng tương ứng thông qua việc hệ thống tự tạo bút toán: Nợ TK TGTT của chi nhánh chuyển tại trung ương Có TK TGTT của chi nhánh phục vụ người hưởng tại trung ương - Hệ thống liên hàng tự động còn sử dụng để thực hiện các giao dịch do khách hàng nộp tiền vào TKTG ở chi nhánh khác, các món chuyển tiền đi khác hệ thống nhưng tại địa phương đó có chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương (các món chuyển tiếp) và còn nhiều giao dịch khác. Ví dụ: một khách hàng có tài khoản ở Ngân Hàng Ngoại Thương TP. HCM thì vẫn có thể nộp tiền vào tài khoản tiền gửi của mình tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang nhưng phải tốn phí. 3. Một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt: - Thực hiện online trong vấn đề thanh toán Séc giữa các chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương với nhau để khách hàng có thể dùng Séc thực hiện giao dịch rút tiền mặt tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương. - Thực hiện tốt công tác khách hàng và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các phòng ban với nhau để giải quyết nhanh nhất các nhu cầu của khách hàng. - Hạn chế sự cố về kỹ thuật để tránh tình trạng gián đoạn trong giao dịch giữa khách hàng và Ngân hàng, đồng thời cũng tránh được sự gián đoạn trong việc hạch toán kế toán của ngân hàng. - Đầu tư mở rộng dịch vụ Thẻ thanh toán nhằm khai thác tối đa lợi thế của hệ thống thanh toán Thẻ Ngân Hàng Ngoại Thương. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái66 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Trên cơ sở lý thuyết và thông qua thực tiễn tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang, em đã rút ra được một số kết luận và kiến nghị sau đây: 1. Kết luận: - Như vậy, mặc dù hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam theo qui định của chính phủ bao gồm 5 thể thức: Séc, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Thư tín dụng, Thẻ thanh toán nhưng trên thực tế cụ thể là tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang chỉ phát sinh 3 thể thức là Séc, Ủy nhiệm chi, Thẻ thanh toán. + Đối với Séc thì theo qui định có nhiều loại, nhưng tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang chỉ phát sinh Séc lĩnh tiền mặt do còn nhiều hạn chế trong điều kiện Việt Nam nói chung hiện nay. Đối với Séc lĩnh tiền mặt trong hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung hay tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang nói riêng thì khách hàng chỉ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại chi nhánh mà mình đã mua Séc, chẳng hạn Séc lĩnh tiền mặt do chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang phát hành thì khách hàng chỉ có thể sử dụng rút tiền mặt tại chi nhánh An Giang chứ các chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương khác thì không được, do vấn đề thanh toán Séc chưa được online giữa các chi nhánh trong hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương với nhau. + Ủy nhiệm chi là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất so với các hình thức Séc và thẻ thanh toán bởi vì dể sử dụng, khách hàng cò thể sử dụng Ủy nhiệm chi để chuyển tiền đi bất cứ ngân hàng nào mà không cần quan tâm đến việc cùng hệ thống hay khác hệ thống hoặc khác địa phương. Đặc biệt đối với Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang nói riêng và Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam nói chung có một hệ thống liên hàng tự động IBT online thì việc chuyển tiền từ các chi nhánh của Ngân Hàng Ngoại Thương đến các ngân hàng khác rất thuận lợi và nhanh chóng. + Đối với thẻ thanh toán thì trong điều kiện Việt Nam hiện nay nói chung hay trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng vẫn còn chưa được sử dụng rộng rãi do thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán và khó khăn trong việc trang bị các thiết bị đọc thẻ, và phải kể GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái67 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang đến là có quá ít cơ sở chấp nhận thẻ, và việc sử dụng thẻ của người dân chủ yếu chỉ dừng lại ở giao dịch rút tiền mặt. Do đó mà trong các loại thẻ của Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang phát hành thì thẻ ghi nợ ATM connect 24 là phát sinh nhiều nhất, còn thẻ tín dụng (Master, Visa, Amex) ít được sử dụng rộng rãi. - Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc áp dụng các phần mềm tin học hiện đại vào hoạt động ngân hàng cụ thể là mô hình Ngân Hàng Bán Lẻ Vietcombank Silverlake online giữa cac chi nhánh với nhau, hình thành một hệ thống liên hàng tự động IBT online và trung tâm thanh toán thẻ nên phần nào đã giúp cho các giao dịch với khách hàng nói chung và giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đồng thời việc áp dụng công nghệ hiện đại đã giúp cho các giao dịch viên và kế toán viên giản lược được một số bút toán chẳng hạn các bút toán trung gian trong giao dịch chuyển tiền, bút toán giao dịch mua bán ngoại tệ, hạch toán thuế GTGT đối với các khoản thu phí dịch vụ.... Các bút toán này được hệ thống tự động hạch toán khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan, còn gọi là bút toán ẩn. - Việc áp dụng mô hình Ngân Hàng Bán Lẻ online giữa các chi nhánh với nhau đã làm cho việc hạch toán kế toán không còn tập trung vào kế toán viên nữa mà phân đều cho các phòng nghiệp vụ, và các giao dịch viên khi tiếp xúc giao dịch với khách hàng sẽ trực tiếp hạch toán đối với nghiệp vụ mà mình phụ trách, từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc, nhờ vậy mà góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ. Đồng thời các chứng từ sử dụng trong giao dịch chủ yếu là chứng từ điện tử, giao dịch viên có trách nhiệm in chứng từ điện tử ra giấy để lưu trữ và cung cấp cho khách hàng khi có yều cầu. 2. Kiến nghị: Trên cơ sở những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt đã nêu ở Chương 4 em xin nêu một số kiến nghị nhằm góp phần thực hiện những giải pháp trên, cụ thể như sau: - Chi nhánh cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống đường truyền và hệ thống mạng máy tính để giải quyết tình trạng gián đoạn giao dịch về nghiệp vụ do sự cố kỹ thuật, đồng thời cũng góp phần vào việc thực hiện online trong thanh toán Séc. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái68 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang - Thành lập riêng một phòng nghiệp vụ chuyên phụ trách về nghiệp vụ thẻ để giao dịch giữa khách hàng và Ngân hàng thuận lợi hơn, và mang lại hiệu quả cao hơn bởi vì thẻ thanh toán hiện nay là một dịch vụ mà tất cả các Ngân hàng thương mại đều hướng tới nên có tính cạnh tranh rất cao đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa. - Qui định cụ thể bằng văn bản về thời gian trả quỹ của các giao dịch viên và thời điểm chấm dứt giao dịch để khách hàng luôn đến Ngân hàng trong thời gian giao dịch, đồng thời phân định rõ về mảng nghiệp vụ cho từng bộ phận Giao dịch viên một cách cụ thể để tránh trường hợp khách hàng tập trung quá nhiều vào một bộ phận Giao dịch viên. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang.pdf
Luận văn liên quan