Đề tài Kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn

Chương 1: Các vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu 1.1. Khái niệm, đắc điểm, và vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Đặc điểm 1.1.3. Vai trò 1.1.4. Nguyên tắc kế toán 1.2. Phân loại và đánh giá 1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 1.4. Thủ tục quản lý nhập xuất kho nguyên vật liệu 1.5. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu Chương 2: Giới thiệu về tình hình sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần Vinaconex Sài Gòn 2.1. Lịch sử hình thành 2.1.1. Giới thiệu sơ lược 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Vinaconex Sài Gòn 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.4. Tình hình chịu thuế và miễn thuế 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn 2.2. Hệ thống tổ chức quản lý của công ty 2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán 2.3.1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty 2.3.2. Hình thức kế toán 2.3.3. Chính sách chế độ vận dụng Chương 3: Tình hình thực tế công tác kế toán nguyên liệu tại chi nhánh công ty cổ phần Vinaconex Sài Gòn 3.1. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 3.1.1. Chứng từ sử dụng 3.1.2. Sổ sách kế toán 3.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 3.2.1. Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu 3.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết 3.2.3. Phương pháp tính giá xuất kho mà doanh nghiệp đang sử dụng 3.3. Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu 3.3.1. Phương hướng 3.3.2. Biện pháp PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4203 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LỜI MỞ ĐẦU. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt. Phần lớn khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, người ta thường xoay quanh vấn đề chất lượng và giá cả. Để giữ vững vị thế của mình trên thị trường doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu tìm kiếm biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý. Giá thành là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh, đồng thời giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở để ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Do đó, việc phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho giá thành cao hay thấp so với mức dự kiến ban đầu, từ đó nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định tối ưu hơn. Trong đó, công tác tổ chức kế toán được coi là công cụ quan trọng và hữu hiệu nhất trong toàn bộ hệ thống thông tin. Nó cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý, làm cơ sở cho việc xác định cơ cấu sản phẩm, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. 2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Các Nhà kinh doanh hiện nay thường bảo rằng: “ Chất lượng là một trong những yếu tố hàng đầu trong sản xuất kinh doanh”. Thật vậy, một sản phẩm được tạo ra mà mẫu mã không bắt mắt, độ bền thấp và đặc biệt là chất lượng không đảm bảo thì sẽ như thế nào? Nếu là người tiêu dùng dễ tính như cách đây 5, 6 năm về trước thì có thể chấp nhận được, nhưng hiện nay xu hướng tiêu dùng ngày càng nâng cao, người tiêu dùng ngày càng khó tính đòi hỏi sản phẩm không những đẹp mà phải có chất lượng tốt. Đất nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển đổi nền kinh tế, việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng đang diễn ra nhanh chóng ở khắp mọi nơi làm thay đổi bộ mặt đất nước từng ngày. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để quản lý có hiệu qủa , khắc phục tình trạng lãng, thất thoát vốn. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh xây lắp phải trải qua nhiều khâu, thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu... Sự tồn tại của doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng điều tiên quyết là doanh nghiệp phải biết ứng xử giá cả một cách linh hoạt , biết tính toán chi phí bỏ ra, biết khai thác khả năng của mình để có thể làm giảm chi phí đến mức thấp nhất để sau một chu kỳ kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận tối đa. Muốn vậy, doang nghiệp phải chú trọng vào công tác quản lý và sử nguyên vật liệu trong sản xuất, vì nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Với những lý do trên nên em chọn đề tài “ kế toán nguyên liệu, vật liệu “ tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn để làm chuyên đề nghiên cứu của mình. Với kiến thức trang bị còn hạn hẹp, thời gian nghiên cứu hạn chế nên sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn trong tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tiểu luận này hoàn thiện hơn. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung: Kế toán nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn. 2.2. Muc tiêu cụ thể: a. Mục tiêu 1: Thực trạng của việc kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn. b. Mục tiêu 2: Đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3.1. Không gian: Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn. 3.2. Thời gian: Sử dụng số liệu tháng 02 năm 2009 3.3. Đối tượng nghiên cứu: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về luân chuyển bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp thu thập tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp hạch toán kế toán. Phương pháp thống kê mô tả. 5. Ý nghĩa thực tiễn Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí là một điều căn bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được hiểu quả đó nhà quản trị doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc hoạch định, kiểm soát chi phí và tính giá thành. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VÀ VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH. 1.1.1. Khái niệm: Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng mua ngoài hoặc tự chế dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra các sản phẩm thông thường giá trị nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm, do đó việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong Doanh Nghiệp. 1.1.2. Đặc điểm: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào tưng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó gía trị của nó là một trong những yếu tố hình thành giá thành sản phẩm. 1.1.3. Vai trò: Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Để có được những sản phẩm có chất lượng cao đòi hỏi phải lựa chọn nguyên vật liệu tốt. Vì nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành thực thể vật chất, thực thể của sản phẩm. 1.1.4. Nguyên tắc kế toán: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dỏi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập xuất nguyên vật liệu trên sổ kế toán. Theo phương pháp này các tài khoảng kế toán nguyên vật liệu được dùng để phản ánh số hiện có tình hình biến động của nguyên vật liệu. Cho nên giá trị của nguyên vật liệu tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán và được thể hiện qua công thức sau: Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị vật liệu tồn = vật liệu tồn + vật liệu nhập - vật liệu xuất kho cuối kỳ kho đầu kỳ kho trong kỳ kho trong kỳ Cuối kỳ căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế của nguyên vật liệu tồn kho đối chiếu với nguyên vật liệu tồn kho trên sổ kế toán. b. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu trên sổ kế toán sau đó mới tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ theo công thức: Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị vật liệu xuất = vật liệu tồn + vật liệu nhập - vật liệu tồn kho trong kỳ kho đầu kỳ kho trong kỳ kho cuối kỳ Theo phương pháp này mọi sự biến động của nguyên vật liệu không theo dỏi trên các tài khoản thuộc nhóm 15 mà theo dỏi ở nhóm 61. Như vậy nhóm tài khoản 15 chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ của nguyên vật liệu, còn tình hình nhập xuất nguyên vật liệu được phản ánh ở nhóm tài khoản 61. 1.2. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ. 1.2.1. Phân loại: Có rất nhiều tiêu thức phân loại nguyên vật liệu,nhưng thông thường kế toán sử dụng một số tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình theo dõi và phản ánh trên các sổ kế toán khác nhau. Nếu kế toán căn cứ váo tính năng sử dụng thì có thể chia nguyên vật liệu thành các nhóm sau: Nguyên liệu, vật liệu chính: là những nguyên liệu, vật liệu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm như: sợi là nguyên vật liệu chính trong công nghiệp dệt, cây mía là nguyên vật liệu chính trong công nghiệp sản xuất đường, sắt, thép trong công nghiệp cơ khí. Vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dạng bề ngoài, làm tăng thêm chất lượng, hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm như: phẩm màu làm tăng vẻ đẹp cho vải… Nhiên liệu: là một loại vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Nhiên kiệu có thể tồn tại ở thể lỏng như: xăng, dầu, ở thể rắn như: các loại than đá, than bùn, ở thể khí như: gas. . . Phụ tùng thay thế: là những vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chửamáy móc thiết bị, tài sản cố định, phương tiện vận tải… VD: các loại ốc, đinh, vít, bulong để thay thế, sửa chửa máy móc thiết bị, các loại vỏ, ruột xe, khác nhau để thay thế trong các phương tiện vận tải… - Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là những loại vật liệu, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản như: gạch, cát, đá, xi măng, sắt , thép, bột trét tường, sơn… Bao gồm cả thiết bị cần lắp và không cần lắp, công cụ, khí cụ, và vật kết cấu dùng để lắo đặt vào công trình xây dựng như: các loại thiết bị điện (ổ điện, đèn điện,quạt, máy lạnh) các loại thiết bị vệ sinh (bồn tắm, bồn rửa mặt…) - Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được (bên cạnh các loại thành phẩm) trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: sắt, thép vụn trong các công nghiệp cơ khí hoặc vải vụn trong công nghiệp may. Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác nhau như: + Nguyên vật liệu mua ngoài: là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của các nhà cung cấp. + Vật liệu tự chế: là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm. + Vật liệu thuê ngoài gia công: là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công. + Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thoả thuận trên hợp đồng liên doanh. + Nguyên vật liệu được cấp: là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định. 1.2.2. Đánh giá: Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đó bằng tiền để thể hiện giá trị của nguyên vật liệu. Trong quá trình nhập, xuất và tồn kho doanh nghiệp có thể sử dụng giá thực tế hoặc giá hạch toán. Giá thực tế của nguyên vật liệu khi nhập kho . Được xác định theo từng nguồn nhập và từng lần nhập. - Nguyên vật liệu mua ngoài. Giá Giá các khoản thuế chi phí các khoản thực tế = hoá + không được + thu - được Nhập kho đơn hoàn lại mua giảm trừ - Nguyên vật liệu do Doanh Nghiệp tự sản xuất Giá thực Giá trị nguyên vật liệu Chi phí tế nhập = dùng vào chế biến + chế biến - Nguyên vật liệu thuê ngòai gia công: Giá trị thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm giá trị thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đến nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp. Giá thực Giá thực tế vật liệu Chi phí Chi phí vận chuyển tế = xuất kho thuê + gia + nguyên vật liệu nhập kho ngoài gia công công đi và về - Nguyên vật liệu góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần.Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế được các bên tham gia góp vốn chấp thuận. Giá thực tế Giá thoả thuận giữa các Chi phí Nhập kho = bên tham gia góp vốn + liên quan(nếu có) - Vật liệu được biếu tặng: Giá nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời gía trên thị trường. Giá thực tế của nguyên vật liệu khi xuất kho: Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng chi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán có nhiệm vụ xác định trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng vì nguyên vật liệu được nhập kho ở những thời điển khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho như sau: Phương pháp tính giá theo thực tế đích danh: Theo phương pháp này giá thực tế đích danh được xác định là giá xuất kho từng loại nguyên vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp này thường được áp dụng đối với Doanh Nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. - Phương pháp nhập trước xuất trước: Phương pháp này được dựa trên giả định là nguyên vật liệu được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất kho trước và nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ là số nguyên vật liệu được mua hoặc được sản xuất ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ. - Phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp nhập sau xuất trước được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị của hàng tồn khó được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. - Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này thì giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tăng từ đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Trị giá hàng tồn kho + Trị giá hàng nhập Đơn giá đầu kỳ trong kỳ bình quân = gia quyền Số lượng hàng tồn + Số lượng hàng nhập đầu kỳ trong kỳ Trị giá hàng Số lượng Đơn hàng xuất = hàng xuất * giá trong kỳ trong kỳ bình quân - Giá hạch toán: Chỉ dùng trong kế toán chi tiết còn trong kế toán tổng hợp vẫn phải dùng giá thực tế cho nên doanh nghiệp cần phải điều chỉnh giữa giá hạch toán và giá thực tế phương pháp điều chỉnh được tiến hành theo hai bước . Bước 1: Xác định hệ số chênh lệch giá. Trị giá thực tế nguyên + Giá thực tế nguyên vật Hệ số vật liệu tồn kho đầu kỳ liệu nhập kho trong kỳ Chênh lệch = Giá Giá hạch toán nguyên + Giá hạch toán nguyên Vật liệu tồn kho đầu kỳ vật liệu nhập kho trong kỳ Bước 2: Xác định giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất trong kỳ. Giá thực tế Giá hạch toán Hệ số nguyên vật liệu = nguyên vật liệu * chênh lệch xuất trong kỳ xuất trong kỳ giá 1.3. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU. Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua nguyên vật liệu, tình hình nhập xuất tồn kho tính giá trị thực tế nguyên vật liệu. Hướng dẫn kiểm tra các phân xưởng, các kho nguyên vật liệu, các phòng ban thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu về nguyên vật liệu, mở các sổ sách cần thiết đúng chế độ, đúng sổ sách Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản các định mức dự trữ, các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phân bổ tình hình thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. 1.4. THỦ TỤC QUẢN LÝ NHẬP XUẤT KHO NGUYÊN VẬT LIỆU. 1.4.1. Thủ tục nhập kho: Hợp đồng kinh tế (hóa đơn, phiếu nhập kho). 1.4.2. Thủ tục xuất kho: Giấy yêu cầu cấp vật tư, phiếu xuất kho. 1.4.3. Các chứng từ kế toán. Kế toán tình hình nhập xuất kho nguyên vật liệu liên quan đến nhiều loại chứng từ lế toán khác nhau bao gồm:các chứng từ có tính chất bắt buộc và các chứng từ có tính chất hướng dẫn.Tuy nhiên dù là loại chứng từ nào cũng phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố và tuân thủ trình tự lập phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ yêu cầu quản lý của các bộ phận có liên quan và yêu cầu ghi sổ kiểm tra kế toán. - Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc: +Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT) +Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT) +Phiếu xuất kho kim vận chuyễn nội bộ(mẫu 03-VT) +Biên bản kiễm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoa (mẫu 08-VT) +Hoá đơn kim phiếu xuất kho (mẫu 02-VT) -Các chứng từ kế toán hướng dẫn: +Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mục (mẫu 04-VT) +Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05-VT) +Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT). 1.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU. Được thực hiện đồng thời tại kho nguyên vật liệu và tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Tuỳ vào đặc điễm hoạt động và yêu cầu quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng một trong ba phương pháp sau: Trong cả ba phương pháp này, công việc của thủ kho không thay đổi chỉ có sự khác nhau trong việc thực hiện công việc tại phòng kế toán. Cụ thể công việc được tiến hành như sau: 1.5.1. Phương pháp thẻ song song: Công việc tại kho Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất để ghi số lượng vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho của từng loại vật liệu ngay trên các thẻ kho Công việc tại phòng kế toán Kế toán sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình nhạp xuất tồn kho của từng loại vật liệu cả về số lượng và giá trị. Hằng ngày hoặc định kỳ khi nhận được các chứng từ về nhập xuất vật liệu do thủ kho chuyển tới, kế toán thủ kho kiểm tra ghi đơn giá và phản ánh vào sổ chi tiết, cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu. Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi chép: Chứng từ nhập Thẻ kho Sổ chi tiết vật liệu Chứng từ xuất Dãy tổng hợp chi tiết Sổ cái Trong đó: Ghi hàng ngày hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối kỳ Ưu nhược điểm: - Ưu điểm: phương pháp thẻ so sánh đơn giản, dễ dàng ghi chép & đối chiếu, rất tiện lợi khi danh nghiệp xử lý công việc bằng máy tính. - Nhược điểm: Ghi chép còn trùng lắp giữa kho & phòng kế toán, khối lượng ghi chép quá lớn, công việc kiểm tra không thường xuyên mà chủ yếu vào cuối tháng do đó hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý. 1.5.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: Công việc tại kho Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại vật liệu về mặt số lượng. Công việc tại phòng kế toán. Để theo dỏi từng loại vật kiệu nhập về số lượng & giá trị kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển. Sổ này có đặc điểm ghi chép là ghi chép một lần vào cuối tháng trên cơ sở trường hợp các chứng từ nhập xuất trong tháng & mỗi loại vật liệu ghi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Sơ đồ kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Thẻ kho Chứng từ nhập Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân Chứng từ xuất Bảng kê xuất Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển đơn giản, dễ dàng ghi chép & đối chiếu. - Nhược điểm: Tập trung công việc vào cuồi tháng qúa nhiều ảnh hưởng đến tính kịp thời và đầy đủ của việc cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng khác nhau. 1.5.3. Phương pháp sổ số dư: Công việc tại kho Hàng ngày hoặc định kỳ (2-5 ngày) sau khi ghi thẻ xong, thủ kho tập hợp chúng từ nhập, xuất, phát sinh trong kỳ và phân loại theo nhóm quy định. Căn cứ vào kết quả phân loại chứng từ, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất ghi số lượng, số hiệu chứng từ của từng nhóm vật liệu xong đính kèm theo phiếu nhập, xuất kho giao cho phòng kế toán. Cuối tháng căn cứ váo thẻ kho, thủ kho ghi số lượng vật liệu tồn cuối tháng của từng loại vật liệu vào sổ số dư sau đó chuyển sổ cho phòng kế toán. Sổ số dư do phòng kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm, giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng. Tại phòng kế toán: Khi nhận chứng từ nhập, xuất ở kho, kế toán kiểm tra, phân loại chứng từ và ghi giá hạch toán, tính tiền cho từng chứng từ, tổng cộng số tiền của các chứng từ nhập xuất của từng nhóm vật liệu ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ ghi vào bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất. Sau đó căn cứ vào bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất, dễ lập bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho, bảng này được mở cho từng kho. Khi nhận sổ số dư, kế toán kiểm tra và ghi chỉ tiêu giá trị vào sổ số dư. Sau đó đối chiếu sổ số liệu giữa bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn kho với sổ số dư. SƠ ĐỒ Phiếu nhập Giấy giao Nhận chứng từ nhập Bảng luy kế nhập Thẻ kho Sổ số dư Bảng tổng hợp nhập- xuất -tồn Phiếu xuất Giấy giao nhận chứng từ xuất Bảng luỹ kế xuất Trong đó: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng :Đối chiếu Ưu, nhược điểm: Ưu điểm: + Giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày. + Công việc kế toán tiến hành trong tháng + Thực hiện kiểm tra giám sát thường xuyên của kế toán với việc nhập xuất vật liệu hằng ngày. Nhược điểm: Nếu có sai sót thì khó phát hiện, khó kiểm tra và đòi hỏi yêu cầu trình độ quản lý của thủ kho và kế toán phải khá tốt nếu không dẫn đến sai sót. Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX SÀI GÒN 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. 2.1.1. Giới thiệu sơ lược: Công ty cổ phần Vinaconex Sài gòn được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 5103000007 đăng ký lần đầu ngày 10/9/2002 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp. Trụ sở hoạt động: + Nhà máy và văn phòng chính Đại chỉ: Khu công nghiệp Trần Quốc Toản –TPCao lãnh –Đồng Tháp. Điện thoại: 067 892 086 Fax: 067 892 059 Mã số thuế:1400438255 + Chi nhánh tại TPHCM Địa chỉ: Tầng 7-số 47 Điện Biên Phủ-Phường Đakao- Q1-TPHCM ĐT: 089104 482 FAX: 089104 484 - Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần - Nguồn vốn kinh doanh: 5.500.000.000 đồng - Số lượng cổ đông: 55.000 cổ phần - Mệnh giá cổ phiếu:100.000VDN/CP Đến ngày 31/12/2005:Cổ đông của công ty chỉ bao gồm 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Vinaconex Sài Gòn. Cổ đông sáng lập Số cổ phiếu Số tiền (ĐVT: đồng) Tỷ lệ tham gia(%) Tổng công ty XNK xây dựng việt nam 30.000 3.000.000.000 78,4 Công ty xây dựng số 4 2.750 2.750.000.000 7,2 Công ty xd số 9 5.500 550.000.000 14,4 Tổng cộng 38.250 3.825.000.000 100 Được thành lập 27/9/1988 tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) tiền thân là công ty xây dựng và dịch vụ nước ngoài có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungaria, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ và Iraq. Ngày 20/11/1995 thừa ủy quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 922/BXD-TCLD về việc thành lập tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) theo mô hình tổng công ty 90 với chức năng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rộng hơn. Theo quyết định này tổng công ty được bộ xây dựng cho phép tiếp nhận một số Công ty xây dựng trực thuộc bộ về tổng Công Ty. Chi nhánh Công ty cổ phần Vinaconex Sài Gòn là một trong những chi nhánh của Công Ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Tiền thân của chi nhánh Công Ty cổ phần Vinaconex Sài Gòn là một Công Ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex19. Đầu năm 2005 cùng với sự phát triển chung của toàn ngành cũng như sự phát triển của công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và để mở rộng thị trường kinh doanh, doanh nghiệp đã trở thành chi nhánh của Công Ty Vinaconex Sai Gòn là Công Ty đại diện ở Đồng Tháp. Trong suốt quá trình hoạt động Công Ty không ngừng đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngoài ra ban lãnh đạo Công Ty luôn quan tâm tới đời sống cũng như lao động học tập của cán bộ công nhân viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên đi học nâng cao trình độ công tác quản lý. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. a. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh: - Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, các công trình hạ tầng đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thảy và môi trường, thi công xây dựng các công trình đường dây trạm biến thế điện đến 110kw, thi công xây dựng hệ thống kỷ thuật điện, cơ điện lạnh cho các công trình hoàn thiện trang trí nội ngoại thất. - Đầu tư sản xuất, khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh phát triển nhà, bất động sản, công tình kỷ thuật hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu công nhgiệp kinh doanh khách sạn, du lịch, kinh doanh vận tải thủy bộ, đầu tư xây dựng và quản lý các cô ng trình thuỷ lợi. - Đầu tư sản xuất các loại cấu kiện bê tông, dự ứng lực, các sản phẩm từ bê tông phục vụ cho dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, sản xuất lắp dựng các cấu thép các công trình công nghiệp và gia công cơ khí. - Đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh, hợp tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nuôi trồng và sản xuất giống thuỷ hải sản, chế biến xuất khẩu thủy hải sản. - Cung cấp tư vấn đấu thầu, thiết kế xây dựng, lập quản lý các dự án xây dựng, công trình tưới tiêu và chuyển giao công nghệ . - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiếp bị, công nghệ, vật tư hàng hoá phục vụ ngành nghề xây dựng và các ngành nghề kinh doanh khá, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. b.Nhiệm vụ hoạt động sản xuất chủ yếu của chi nhánh công ty cổ phần Vinaconex Sài Gòn-Đồng tháp: Công Ty chủ yếu sản xuất cấu kiện bê tông và xây dựng đầu tư là: sản xuất cấu kiện bê tông lắp ghép dự ứng lực theo công nghệ tiên tiến phục vụ xây dựng nhà cho các đồng bào vùng lũ ở đồng bào Sông Cửu Long với giá rẽ, với chất lượng tốt và đáp ứng được nhu cầu tháo dỡ, lắp dựng nhanh theo phương châm “sống chung với lũ”. 2.1.4. Tình hình chịu thuế và miễn thuế. a.Thuế giá trị gia tăng: -Đối với các sản phẩm cấu kiện ,vật liệu xây dựng và nhà ở bán cho các hộ dân vùng ngập lũ đồng bằng Sông Cửu Long: không thuộc đối tượng chịu thuế theo thông tư số 14/03/TT-BTC ngày 24/2/2003/BTC. -Đối với các sản phẩm cấu kiện, vật liệu nhà ở bán cho các đối tượng khác vẫn chịu thuế vơí thuế suất 5%. b.Thuế thu nhập doanh nghiệp: - Công ty được miễn thuế đối với thu nhập từ sản xuất cấu kiện ,vật liệu làm nhà ở trong suốt thời gian thự hiện dự án nhà cho các hộ dân vùng ngập lũ đồng bằng Sông Cưủ Long theo thông tư số 14/03/TT-BTC ngày 24/02/2003/BTC. - Đối với các sản phẩm cấu kiện: vật liệu làm nhà ở bán cho các đối tiượng khác: Công Ty được miễn thuế trong 5 năm tiếp theo. Năm 2004 là năm thứ 2 Công Ty được miễn thuế thu nhập Doanh Nghiệp. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn. Cùng với quá trình chuyển đổi và kết cấu nền kinh tế của đất nước, bên cạnh những thuận lợi, Cty vẫn không ngừng phấn đấu để vượt qua những khó hăn để tồn tại và phát triển. a. Thuận lợi: Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo và các ngành chức năng. Cty có bộ máy quản lý tinh gọn, năng động, đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kỷ thuật giàu kinh nghiệm có thể đáp ứng thi công các công trình lớn, một tập thể đoàn kết nhất trí cao trong lao động sản xuất và hợp tác, cùng nhau xây dựng Cty ngày càng phát triển đi lên. b. Khó khăn: Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi Cty còn có nhiều khó nhăn như : các yếu tố thiên nhiên mưa, bảo… gây không ít trở ngại đến quá trình sản xuất kinh doanh, tiến độ thi công của Cty. Hơn nữa trong thời gian thi công các công trình cụm dân cư, tuyến dân cư ở những vùng xa, làm tăng giá trị hao mòn của các loại phương tiện, thiết bị máy móc. 2.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 2.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Giám Đốc Đội xây dựng cơ bản Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức chành chánh Phòng kinh doanh Thủ kho Phòng kỷ thuật Xưởng sản xuất Kỷ thuật Kế toán kho Chi nhánh CTy tại TPHCM 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. - Giám đốc: là người điều hàng chung và chỉ đạoviệc đối ngoại của công ty, giám sát và chỉ đạo các phòng ban về nguồn vốn, quỷ tiền mặt, giá cả, phương thức kinh doanh. - Đội xây dựng cơ bản: thi công các công trình dân cư. - Phòng tổ chức kế toán: tham mưu cho Giám Đốc về mặt tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ kế toán ban hành. - Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Giám Đốc việc tổ chức sắp xếp bộ máy công ty, xây doing các chế độ nội quy công tác, nghiên cứu tốt sử dụng nhân sử nhằm phát huy năng suất lao động, có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo chế độ quy định. - Phòng kinh doanh: Đề án các phương án kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Phòng kỷ thuật: Quản lý chung về tiêu chuan kỷ thuật của các loại sản phẩm trong công ty. - Kế toán kho: Thu thập, thực hiện công vịêc kế toán tại phân xưởng để chuyển về phòng tài chính kế toán - Kỹ thuật: giám sát các đội ngũ tại phân xưởng. - Thủ kho: kiểm kê về tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN. Hình thức tổ chức kế toán :là hình thức tổ chức kế toán tập trung toàn bộ công việc kế toán đều được giải quyết tại phòng kế toán chung của công ty. Phương tiện phục vụ cho công tác kế toán: hiện tại công ty đang sử dụng máy vi tính cùng phần mềm chuyên dùng CicAccount (kế toán chuyên ngành xây dựng) để phục vụ cho công tác kế toán. 2.3.1. Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty. KẾ TOÁN TRƯỞNG Thủ quỷ Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán tài sản 2.3.2. Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật Kí Chung và áp dụng các chuẩn mực hệ thống chế độ kế toán Doanh Nghiệp Việt Nam hiện hành Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Nhìn chung, hình thức tổ chức công tác kế toán của công ty khá phù hợp với tình hình thực trạng hoạt động của Doanh Nghiệp. Do đó có thể theo dỏi sâu sắc mọi biến động về các nghiệp vụ của công ty. 2.3.3. Chính sách chế độ vận dụng. Công ty áp dụng các chuẩn mực hệ thống chế độ kế toán Doanh Nghiệp Việt Nam. a. Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng01 và kết thúc vào ngày 30 tháng 12 hàng năm. b.Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép kế toán và nguyên tắc: - Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc. - Đơn vị tiền tệ được sử dụng để lập báo cáo là đồng Việt Nam (VND) c.Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định: + Nguyên tắc đánh giá:Tài sản cố định được xác định theo nguyên giá trừ (-) đi giá trị hao mòn lủy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định vào hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang được tính vào giá trị tài sản cố định và những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm. Khi tài sản cố định được bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ tài khoản lãi lổ nào phát sinh do việc thanh lý được tính vào kết quả hoạt động kinh doanh trong năm. + Phương pháp khấu hao: Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần vào nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với hướng dẫn theo quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Thời gian khấu hao của các loại tài sản cố định như sau Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao Nhà cửa, vật kiến trúc 15 năm Máy móc thiết bị 6 – 10 năm Phương tiện vận tải 5 – 10 năm Dụng cụ quản lý 3 – 8 năm d. Tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền. e. Phương pháp ghi nhận doanh thu và chi phí. Doanh thu bán hàng được ghi nhận theo chuẩn mực số 15 hợp đồng xây dựng (ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của bộ trưởng Bộ Tài Chính). Chương 3: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN VINACONEX SÀI GÒN 3.1. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU. Hằng ngày ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời số lượng chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu nhập, xuất trên từng phiếu, thẻ. Lập bảng phân bổ chi phí vật liệu cho các đối tượng sử dụng, đồng thời đối chiếu sổ sách với thủ kho từng loại nguyên vật liệu. 3.1.1. Chứng từ sử dụng: Kế toán nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ như: - Giấy đề nghị cấp vật tư. - Phiếu nhập kho. - Phiếu xuất kho. 3.1.2. Sổ sách kế toán. - Sổ chi tiết từng loại vật tư. - Sổ cái. - Nhật ký chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ viêc ghi .Sổ cái số liệu ghi trên Nhật Ký Chung được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái. 3.2. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU. 3.2.1. Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu: Trình tự nhập kho vật liệu: Căn cứ vào hóa đơn đầu vào (phiếu xuất kho bên bán) Kiểm tra tính chính xác, nhãn hiệu, quy cách về khối lượng, chủng loại. Nếu đúng theo yêu cầu đặt hàng thì thủ kho tiến hàng nhận hàng và làm phiếu nhập kho. Trình tự xuất kho vật liệu: Căn cứ vào yêu cầu cấp vật tư( phiếu yêu cầu cấp vật tư), thủ kho tiến hành cấp vật tư và làm phiếu xuất kho. CTY CP VINACONEX SÀI GÒN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----k---- ------k----- ĐƠN ĐẶT HÀNG Kính gửi: CƠ SỞ MUA BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TƯ LONG Địa chỉ: ấp Tân Tây, xã Tân Huề , huyện Thanh Bình - Đồng Tháp Điện thoại: Fax: 067 Chi nhánh Công ty CP VINACONEX Sài Gòn đề nghị nhà cung ứng Cơ sở mua bán VLXD Tư Long cung cấp cho chúng tôi một số mặt hàng theo nội dung dưới đây: 1. Doanh mục hàng hóa: STT Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá Thời gian cấp hàng Địa điểm giao hàng 01 Đá 1 x 2 M3 75 170.000 2. Một số vấn đề khác: Rất mong quý đơn vị cho biết sớm ý kiến về các yếu cầu này của chúng tôi và đề nghị quý đơn vị thông tin lại cho chúng tôi theo địa chỉ: Đỉa chỉ: Chi nhánh Công Ty CP VINACONEX Sài Gòn Địa chỉ: Quốc lộ 30 Phường 11 TP. Cao Lãnh- Đồng Tháp Điện thoại: 067 829 611 - DĐ 0918 33 00 98 Fax: 067 892 059 Đồng Tháp, ngày 02 tháng 02 năm 2008 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nơi nhận: Như trên P.Tài vụ. P.KD lưu HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu số: 01 GIKT-3LL Liên 2: Giao giao khách hàng EG/2008N Ngày 20 tháng 2 năm 2008 0082226 Đơn vị bán hàng : DNTN Lộc Phát. Địa chỉ: 1478/74 Bình Đức 3 ,TP Long Xuyên, An Giang Số tài khoản: Điện thoại: 076 858 141 MS: Họ tên người mua: Tên đơn vị: Chi nhánh CTY CP VINACONEX Sài Gòn Địa chỉ: Phương 11- TP Cao Lãnh- Tỉnh Đồng Tháp Số tài khoản: Hình thức thánh toán: C/K MS: 0303156197001 Stt Tên hàng hóa , dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 01 Cáp F12 Kg 6.173 18.168 112.151.064 Cộng thành tiền: 112.151.064 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 5.607.553 Tổng cộng tiền thanh toán: 117.758.617 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm mười bảy triệu bảy trăm năm mươi tám ngàn sáu trăm mười bảy đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký. đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập giao nhận hóa đơn) DNTN THÀNH TRUNG Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự Do- Hạnh Phúc ----- 000 ----- BẢNG THÔNG BÁO GIÁ Kính gửi: Chi nhánh Cty CP VINACONEX Sài Gòn Địa chỉ: P11- TP. Cao Lãnh- Đồng Tháp Điện thoại: 067 892 611 Fax: 067 892 059 Doanh nghiệp chúng tôi xin thông báo với quí công ty giá một số mặt hàng sau: Doanh mục hàng hóa: Stt Tên hàng hóa Đơn vị Đơn giá Ghi chú 01 Sắt Kg 16.500 02 Sắt Kg 17.500 Ghi chú: Rất mong qúi đơn vị cho biết sớm ý kiến về các yêu cầu này của chúng tôi và đề nghị quí đơn vị thông tin lại cho chúng tôi theo địa chỉ: Đơn vị: Địa chỉ: Điện thoại: Đồng Tháp, ngày 12 tháng 2 năm 2008 DNTN THÀNH TRUNG (Ký tên, đóng dấu) CHI NHÁNH1 CTY CP VINACONEX SÀI GÒN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG KHI DOANH ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC -------//------ ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ Tp. Cao Lãnh, ngày 28 tháng 2 năm 2008 Kính gửi: GIÁM ĐỐC CN CTY CP VINACONEX SÀI GÒN Do nhu cầu sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Công ty. Nay phòng Kinh Doanh kính đề nghị Ông Giám Đốc duyệt cho mua một số thiết bị phục vụ sản xuất với số lượng như sau: Stt Tên và qui cách VT Đơn vị Đơn giá Số lượng Ghi chú 01 Thép D4 Kg 14.600 200 02 Thép F5 Kg 12.535 200 03 Thép F6 Kg 12.434 400 Kính mong Ông quan tâm giải quyết. Trân trọng cảm ơn. GIÁM ĐỐC DUYỆT PHÒNG KINH DOANH CN CTY CP VINACONEX SÀI GÒN PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số Ban hành theo QĐ số 15/2006 BTC Ngày20….Tháng…03..năm2006 Của Bộ Tài Chính Số:…19…. Ngày…27…tháng…02…năm2008 Nợ: Có: Họ và tên người giao hàng: LÊ QUANG TÙNG Theo :hóa đơn Số: 0044337 Ngày 18 tháng 02 năm 2008 Của : Cơ sở mua bán Vật liệu xây dựng Tư Long Nhập tại kho: Ông DOANH STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư(sản phẩm hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực nhập A B C D 1 2 3 4 01 Đá 1x2 M3 74 74 170.000 12.580.000 02 Thép 22 Cây 2 2 500.000 1.000.000 03 Cáp F12 Kg 6.173 6.173 18.168 112.151.064 TỔNG CỘNG 125.731.064 Ngày 18 tháng 02 năm 2008 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN NGƯỜI GIAO CN CTY CP VINACONEX SÀI GÒN PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số Ban hành theo QĐ số 15/2006 BTC Ngày20.Tháng 03 năm2006 Của Bộ Tài Chính Số: 05 Ngày 25 tháng 02 năm 2008 Nợ: Có: Họ và tên người nhận hàng: LÊ CHÍ THÀNH Địa chỉ,(bộ phận): Xưởng sản xuất Lý do xuất kho: Sản xuất Cấu Kiện Xuất tại kho: Ông DOANH STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư(sản phẩm hàng hóa) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng Cẩm Phả Kg 57.250 890 50.952.500 2 Que hàn Kg 350 24.000 8.400.000 3 Thép F5 (DƯL) Kg 1.492 12.534 18.700.728 4 Thép F12 (DƯL) Kg 6.173 18.000 111.114.000 5 Thép F6 Kg 4.618 12.100 55.877.800 6 Thép F22 Cây 2 500.000 1.000.000 7 Thép tấm 200x250x100 Kg 3.409 12.500 42.612.500 8 Đá mi M3 88,57 127.245 11.270.090 9 Cát vàng M3 320,2 101.151 32.388.550 10 Đá 1x2 M3 247 168.806 41.695.082 TỔNG CỘNG 374.011.250 Thành tiền (bằng chữ): Bốn trăm năm mươi sáu triệu một trăm hai mươi hai ngàn tám trăm lẻ hai đồng. Ngày 29 tháng 02 năm 2008 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI NHẬN THỦ KHO Đơn vị: Mẫu số 03- VT Bộ phận: Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/02/2006 của Bộ Trưởng BTC BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa Ngày…. Tháng….năm….. Số :………… Căn cứ……………Số……..ngày…….tháng……..năm………của………… Ban kiểm nghiệm sồm: +Ông/ Bà: Chức vụ: Đại diện: Trưởng ban + Ông/Bà: Chức vụ: Đại diện: Ủy viên + Ông/Bà: Chức vụ: Đại diện: Ủy viên Đã kiểm nghiệm các loại: Stt Tên nhản hiệu, quy cách vật tư, công cụ sản phẩm hàng hóa Mã số Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách SL không đúng quy cách A B C D E 1 2 3 F 01 Đá 1x2 M3 74 74 02 Thép 22 cây 2 2 03 Cáp F12 Kg 6.173 6.173 Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: Đúng quy cách phẩm chất. Đại diện kỷ thuật Thủ kho Trưởng ban ( Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 3.2.2. Phương pháp kế toán chi tiết. CN CTY CP VINACONEX SÀI GÒN THẺ KHO Mẫu số Ban hành theo QĐ số 15/2006 BTC Ngày20.Tháng…03..năm2006 Của Bộ Tài Chính Ngày lập thẻ 01 tháng 01 năm2008. tờ số 01 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Đá 1x2 Tên đơn vị tính: M3 Mã số : 1x2 Stt Chứng từ Diễn giải Ngày xuất nhập Số lượng Ký xác nhận kế toán SH Ngày tháng Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 Số dư tháng12 95 02/01 Lê Chí Thành 02 40 07/01 Lê chí Thành 07 08 10/02 Lê Quang Tùng 10 201 25/01 Lê Quang Tùng 25 92 30/01 Lê Qung Tùng 30 75 Cộng cuối tháng 01 276 140 Dư cuối tháng 01 231 Số dư đầu tháng 02 231 05/02 Lê Chí Thành 05 74 10/02 Lê Chí thành 10 49 12/02 Lê Quang Tùng 12 61 20/02 Lê Quang Tùng 20 80 28/02 Lê Quang Tùng 28 57 Cộng cuối tháng 02 74 247 58 3.2.3. Phương pháp tính giá xuất kho mà doanh nghiệp đang sử dụng: Doanh Nghiệp tính giá xuất kho theo phương pháp giá đích danh. Theo phương pháp này giá thực tế đích danh được xác định là giá xuất kho từng nguyên vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. 3.3. PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU. 3.3.1. Phương hướng: Muốn nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong thời gian tới, Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn quá trình thi công. Đi khảo sát mọi khâu từ tìm hiểu thị trường nguyên vật liệu đến thu mua và sử dụng. Vì ngành nghề sản xuất của Công ty là xây dựng nên nguồn nguyên vật liệu đầu vào là hết sức quan trọng, vì nó có ảnh hưởng đến chất lượng công trình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng con người. 3.3.2. Biện pháp: Để thực hiện tốt phương hướng trên, Công ty cần đề ra biện pháp cụ thể như sau: Tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia kỹ thuật lành nghề để kiểm tra vật liệu trước khi đưa vào sản xuất. Ngoài ra, nguồn gốc của nguyên vật liệu phải rõ ràng. Quản lý chặt chẽ khâu thu mua, vận chuyển, nhập, xuất kho đưa vào sản xuất. Tăng cường việc đối chiếu giữa kế toán vật tư bao bì và thủ kho có thể tăng lên 4 lần/ tháng. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Trong một đơn vị kinh doanh mục đích cuối cùng là thu cho mình một lợi nhụân để đảm bảo bộ máy hoạt động của Doanh Nghiệp mình. Điều này đòi hỏi sự nổ lực tổng quát từ mọi khía cạnh hoạt động của Doanh Nghiệp từ khâu quản lý tổ chức sản xuất và tiêu thụ. Để đẩy mạnh đồng bộ sự phát triển này thì điều kiện vật tư sản xuất là khâu không thể thiếu, là nguồn gốc đầu tiên của quá trình tạo ra sản phẩm vì vậy để sử dụng tối ưu hiệu quả vật tư đòi hỏi chất lượng vật tư công nghệ máy móc thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân kỷ thuật kế hợp chặc chẻ để đưa ra sản phẩm tốt, đẹp, chất lượng phù hợp với giá cả thị trường nâng cao khả năng là điều mà mọi Doanh Nghiệp phải quan tâm để dành thị phần của mình trên thị trường. 2. KIẾN NGHỊ. Sau khi thông qua thực tế tình hình thực tế vật tư tại Công Ty. Nhìn chung vật tư sau khi mua vào được phản ánh đầy đủ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho cũng như thẻ kho hàng tháng có đối chiếu sổ sách kế toán và thẻ kho của kế toán và thủ kho số liệu đều khớp đúng. Vật tư tại kho phần lớn đều đúng chất lượng nhưng còn một số ít vật tư xuống cấp, do vậy em đề nghị nên mua vật tư trong thời điểm đúng lúc sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng của vật tư, tránh trường hợp vật tư bị xuống cấp mặc dù là rất ít. Phần vật tư xuất cho xưởng sản xuất đề nghị tránh trường hợp vật tư thừa còn rãi rát mà nên tận dụng để sản xuất khi cần nhắm tiết kiệm vật tư trong sản xuất hoặc là không sử dụng được nữa thì làm phế liệu, bán thu hồi lại một ít vốn có thể đưa vào quỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chế độ kế toán (quyển I, quyển II), ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính 2. Kế toán tài chính (Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Khoa Kinh Tế) TS. Phan Đức Dũng 3. Luật kế toán ( có hiệu lực 01/01/2004) 4. Nguyên lý kế toán Biên soạn : PGS.TS : Nguyễn Việt – Võ Văn Nhị Nhà xuất bản lao động xã hội – năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán nguyên liệu, vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần VINACONEX Sài Gòn.doc
Luận văn liên quan