Lời mở đầu
Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn. Cơ chế thị trường đầy năng động với quy luật cạnh tranh khốc liệt đặt ra cho các doanh nghiệp những khó nhăn và thách thức lớn lao. Do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, đối với các doanh nghiệp sản xuất để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường nhân tố khẳng định chính là sản phẩm. Sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ và phải phù hợp với người tiêu dùng. Để đáp ứng được yêu cầu đó doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp đồng bộ quản lý tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm đặc biệt là việc tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực, trong đó nguyên liệu vật liệu là đối tượng lao động là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên liệu vật liệu là một khâu quan trọng vì chi phí nguyên liệu vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự thay đổi nguyên liệu vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy vấn đề đặt ra rất cần thiết và thiết thực là phải quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu một cách chặt chẽ đảm bảo chi phí nguyên liệu vật liệu thấp nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ làm cho công tác quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu về mặt hiện vật và giá trị đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên liệu vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu. Vì thế em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân” với mục đích vận dụng lý luận đã được học ở trường kết hợp với thực tế công tác kế toán của Công ty em mong tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên liệu vật liệu của Công ty.
Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung của đề tài gồm hai phần chính như sau:
Phần 1. Thực tế công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Phần 2. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân.
NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ ***********
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn. Cơ chế thị trường đầy năng động với quy luật cạnh tranh khốc liệt đặt ra cho các doanh nghiệp những khó nhăn và thách thức lớn lao. Do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, đối với các doanh nghiệp sản xuất để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường nhân tố khẳng định chính là sản phẩm. Sản phẩm làm ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ và phải phù hợp với người tiêu dùng. Để đáp ứng được yêu cầu đó doanh nghiệp phải tiến hành các biện pháp đồng bộ quản lý tất cả các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm đặc biệt là việc tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực, trong đó nguyên liệu vật liệu là đối tượng lao động là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Trong các doanh nghiệp sản xuất, kế toán nguyên liệu vật liệu là một khâu quan trọng vì chi phí nguyên liệu vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự thay đổi nguyên liệu vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy vấn đề đặt ra rất cần thiết và thiết thực là phải quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu một cách chặt chẽ đảm bảo chi phí nguyên liệu vật liệu thấp nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ làm cho công tác quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu về mặt hiện vật và giá trị đạt hiệu quả cao.
Nhận thức được vai trò của công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nguyên liệu vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề trọng yếu. Vì thế em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân” với mục đích vận dụng lý luận đã được học ở trường kết hợp với thực tế công tác kế toán của Công ty em mong tìm ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên liệu vật liệu của Công ty.
Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung của đề tài gồm hai phần chính như sau:
Phần 1. Thực tế công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Phần 2. Một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân.
PHẦN I: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH MAY HƯNG NHÂN.
1.1. Khái quát chung về Công ty TNHH may Hưng Nhân.
1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH may Hưng Nhân tiền thân là Công ty liên doanh may xuất khẩu Tổng hợp Hưng Nhân được thành lập ngày 12 tháng 02 năm 1998 theo quyết định số 39 QĐ - UB của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Công ty liên doanh may xuất khẩu Tổng hợp Hưng Nhân là Công ty liên doanh giữa Công ty may Đức Giang thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam và Xí nghiệp giấy Thái Bình thuộc Sở công nghiệp Thái Bình. Công ty liên doanh may xuất khẩu Tổng hợp Hưng Nhân đóng tại địa điểm thôn Văn, xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nay là khu Văn, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Là doanh nghiệp độc lập, sở hữu vốn Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu theo quy định của Nhà nước.
Đến tháng 11 năm 2006 do cơ chế quản lý và chuyển đổi nguồn vốn Xí nghiệp giấy Thái Bình giải thể, Công ty may Đức Giang cổ phần hoá công ty đổi tên là Công ty TNHH may Hưng Nhân theo điều lệ ngày 19 tháng 8 năm 2006 đã được đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Bình ngày 12 tháng 10 năm 2006. Công ty TNHH may Hưng Nhân do Công ty cổ phần may Đức Giang làm chủ sở hữu, là Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên.
1.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Công ty TNHH may Hưng Nhân chuyên sản xuất gia công các mặt hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong nước và ngoài nước. Trong đó sản xuất và kinh doanh phải tiến hành đồng bộ phải hướng đến mục tiêu chung là doanh thu và lợi nhuận của Công ty, cũng như để thực hiện nhiệm vụ nhỏ bé của mình để xây dựng và đổi mới đất nước.
Mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty là sản phẩm may mặc xuất khẩu trong đó mặt hàng gia công chiếm 80%, còn lại là hàng bán FOB (hàng mua đứt bán đứt đoạn, mua nguyên liệu bán thành phẩm) và hàng tiêu thụ nội địa. Số lượng chủng loại, mẫu mã sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng của khách hàng, tập trung một số mặt hàng chính như áo sơ mi, áo Jắc két 2,3,4 lớp, áo choàng....
Vì Công ty liên doanh với Công ty may Đức Giang nên việc ký kết hợp đồng, cung cấp nguyên liệu vật liệu và việc tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng mà chủ yếu là khách hàng nước ngoài là do Công ty may Đức Giang đảm nhiệm Công ty chỉ việc gia công sản phẩm hàng hoá cho kịp thời và đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy khách hàng chủ yếu của Công ty là Công ty may Đức Giang do đó mà vốn của Công ty thường không bị ứ đọng nhiều tạo điều kiện cho Công ty quay vòng vốn rất nhanh. Cơ sở sản xuất của Công ty đang dần được củng cố và phát triển. Ban đầu mới thành lập với số vốn 17,5 tỷ đồng, Công ty chỉ có 2 chuyền may, năng lực sản xuất 750.000 sản phẩm áo Jắc két quy đổi, tổng số lao động 950 người. Hiện nay tổng số vốn kinh doanh của Công ty trên 52 tỷ đồng, Công ty đã có 16 chuyền may với 2 xưởng sản xuất, năng lực sản xuất 1.500.000 sản phẩm áo Jắc két quy đổi, tổng số lao động 2.005 người, thị trường xuất khẩu gồm các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....
Từ khi thành lập đến nay Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng chữ tín cho sản phẩm, chữ tín cho Công ty, xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Công ty rất coi trọng việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề cho các bộ công nhân viên trong Công ty. Cơ sở sản xuất của Công ty đang dần được củng cố và phát triển đặc biệt các trang thiết bị máy móc công nghệ trong Công ty luôn được đổi mới bổ sung cho phù hợp với quy trình sản xuất nhanh và hiệu quả.
Quy trình sản xuất của Công ty có đối tượng chế biến là vải, vải được cắt và may thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết của từng loại hàng đó. do mỗi mặt hàng kể cả kích cỡ của mỗi mặt hàng có yêu cầu sản xuất riêng về loại vải, về thời gian hoàn thành cho nên tuỳ từng chủng loại mặt hàng khác nhau được sản xuất cùng trên một dây chuyền (cắt, may, là) nhưng không được tiến hành đồng thời cùng một thời gian và mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại khác nhau hoặc nhiều loại khác nhau đựơc may cùng một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức kỹ thuật của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt hàng là khác nhau.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà Công ty sản xuất có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn cắt, là, đóng gói.... riêng với mặt hàng yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì được thực hiện ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH may Hưng Nhân qua sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Kho nguyên liệu
Thêu
May
Giặt
Cắt
Kho phụ liệu
Nhập kho
Đóng hòm
Bao bì
Là
KCS
Nguyên vật liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại vải mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng mã hàng. Vải được đưa vào nhà cắt, tại đây vải được trải, đặt mẫu, đánh số và trở thành bán thành phẩm. Sau đó các bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các tổ may. Ở các bộ phận may, việc may lại được chiia thành nhiều công đoạn như may cổ, tay, thân.... tổ chức thành một day chuyền, bước cuối cùng của dây chuyền may là hoàn thành sản phẩm. Trong quá trình may phải sử dụng các nguyên liệu phụ như cúc, chỉ, khoá, chun.... Cuối cùng khi sản phẩm may xong chuyển qua bộ phận là rồi chuyển qua bộ phận KCS để kiểm tra xem sản phẩm có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu không. khi đã qua bộ phận KCS thì tất cả các sản phẩm được chuyển đến phân xưởng hoàn thành để đóng gói, đóng kiện.
- Tổ chức bộ máy quản lý:
Xuất phát từ đặc điểm là một Công ty với số lượng lao động lớn vì vậy Công ty TNHH may Hưng Nhân đang sử dụng cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Tổ chức hành chính
Phòng
Kỹ thuật
Phòng Kế hoạch vật tư
Phòng
Kế toán
tài vụ
Tổ bảo vệ
Phân xưởng sản xuất
Ban cơ điện
Tổ cắt
Tổ KCS
Tổ đóng gói
Ghi chú:
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
+ Giám đốc: Là người lãnh đạo và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty.
+ Phó giám đốc: Là cấp dưới của Giám đốc cũng thực hiện nhiệm vụ tương đối quan trọng dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Khi giám đốc đi vắng Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành công việc trong Công ty .
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: Làm nhiệm vụ quản lý cán bộ công nhân viên theo dõi, giám đốc về công tác đào tạo nhân lực, tổ chức hợp lý về số lao động, tổ chức việc làm tính lương cho toàn công ty. Đề bạt, năng lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách với người lao động, chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên. Tham mưu cho giám đốc các nghiệp vụ về quản lý hành chính, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm ….
+ Phòng Kế hoạch - Vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các yếu tố nguyên vật liệu, các đơn đặt hàng, năng suất lao động của công nhân đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào, tập kết nguyên phụ liệu đồng bộ phục vụ sản xuất, cân đối giao hàng đúng tiến độ, giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất trong thời kỳ thực hiện.
+ Phòng kỹ thuật: Triển khai các nhiệm vụ quản lý kỹ thuật giám sát kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế của khách hàng, thiết kế phối hợp các mẫu vải theo màu vải phù hợp.
+ Phòng Kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc theo đúng chế độ kế toán. Ghi chép hạch toán kinh doanh, thanh toán, quyết toán hợp đồng, trả lương cho cán bộ công nhân viên. Từ những kết quả đó, phòng kế toán có thể đưa ra kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp giúp Ban Giám đốc có thể hoạch định chính sách kinh doanh của Công ty.
+ Phân xưởng sản xuất: Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ thực hiện việc sản xuất, tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đúng quy cách mẫu mã theo quy định để sản xuất đạt kết quả tốt, hạn chế tối đa sản phẩm hỏng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Ban cơ điện: Thực hiện việc kiểm tra giám sát các thiết bị máy móc, kỹ thuật điện nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
+ Tổ bảo vệ: Chịu trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản và giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn cho Công ty kết hợp cùng với Công an địa phương.
+ Tổ cắt: Có trách nhiệm tạo ra những bán thành phẩm theo quy cách, mẫu mã của phòng kỹ thuật.
+ Tổ KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm đã hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
+ Tổ đóng gói: Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành sản phẩm ở công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, kho thành phẩm hoàn thành.
Qua mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cho thấy đó là hình thức tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Ưu điểm của nó là thay vì toàn bộ công việc đều đến tay giám đốc, phó giám đốc giải quyết, chịu trách nhiệm đối với công việc được giao thì nay được chia sẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và chịu trách nhiệm đối với công việc được giao vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm, gây thiệt hại, thói cửa quyền độc đoán, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia bớt quyền lực cho những người đứng đầu các phòng ban để tạo cho họ sự hưng phấn vào việc hoàn thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra. Khi công việc không thực hiện tốt thì cũng dễ dàng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau và nhanh chóng tìm ra được nguyên nhân vì lỗi xảy ra ở ngay trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên mô hình này có những hạn chế nhất định đó là khi có sự hiểu sai ý của cấp trên nên cấp dưới thực hiện không đúng như mong muốn gây hậu quả nhiều khi rất khó lường trước vì thế đòi hỏi các bộ phận phải thực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của cấp trên.
1.1.2. Thực tế tổ chức kế toán của Công ty TNHH may Hưng Nhân.
- Tổ chức bộ máy kế toán:
Đội ngũ kế toán của Công ty với trình độ chuyên môn cao đã giúp cho Công ty về mọi mặt quản lý và hạch toán tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán, căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính đồng thời xuất phát từ đặc điểm tổ chức và quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty mà bộ phận kế toán áp dụng hình thức kế toán cho phù hợp. Bộ máy kế toán của Công ty được xây dựng theo mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung vừa đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao vừa đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty bằng sơ đồ sau:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán trưởng
Kế toán NLVL và TSCĐ
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tác nghiệp
Phòng kế toán tài vụ của Công ty TNHH may Hưng Nhân được đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Bộ máy kế toán của Công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Công ty tổ chức thu thập và xử lý thông tin kinh tế, thực hiện đầy đủ việc ghi chép và chế độ hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước.
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các công tác kế toán do kế toán viên thực hiện. Chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên và cơ quan Nhà nước về các thông tin mà kế toán viên cung cấp, điều hành toàn bộ phòng kế toán theo hoạt động chức năngchuyên môn kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong toàn công ty theo đúng chế độ tài chính mà nhà nước ban hành.
+ Kế toán nguyên liệu vật liệu và TSCĐ: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để vào sổ kế toán chi tiết vật tư. Cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp nhập xuất, lập bảng kê, bảng tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ từ các hóa đơn (hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) của bên bán để vào sổ kế toán chi tiết thanh toán với người bán lên Nhật ký chứng từ. Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ, tình hình mua bán và thanh lý TSCĐ.
+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương …. Và các nhật ký chứng từ có liê quan để ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất (có chi tiết cho từng phân xưởng) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ và theo dõi công nợ của khách hàng. Mở số chi tiết bán hàng cho từng loại hàng. Mở thẻ theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm. Sau đó theo dõi và vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại.
+ Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi tình hình thu chi sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty ở ngân hàng, hàng ngày đối chiếu số dư trên tài khoản của công ty ở ngân hàng với sổ ngân hàng, theo dõi tình hình thanh toán của Công ty cới các đối tượng như: Khách hàng, nhà cung cấp, nội bộ Công ty.
Qua mô hình trên ta thấy Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán là trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, thu nhận và xử lý chứng từ, luân chuyển ghi sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và hướng dẫn kiểm tra kế toán trong toàn Công ty, thông báo số liệu kế toán thống kê cần thiết cho Ban giám đốc và các cơ quan cấp trên. Các nhân viên kế toán có nhiệm vụ thu thập chứng từ kiểm tra, xử lý chứng từ dưới sự chỉ đạo giám sát của kế toán trưởng.
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý cũng như điều kiện trang thiết bị mà kế toán áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ trình tự hạch toán của hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối hàng
Theo sơ đồ này, hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ từ các phân xưởng và các phòng ban, kiểm tra đánh giá và phân loại các chứng từ lấy số liệu để ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ, bảng kê, thẻ và sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu, cộng và khoá sổ, lấy số liệu trên các Nhật ký chứng từ vào sổ cái. Số liệu từ thẻ và sổ kế toán chi tiết lên bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh theo từng tài khoản. Cuối cùng căn cứ vào số liệu ở bảng kê, Nhật ký chứng từ, sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báp cáo tài chính.
1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
1.2.1. Đặc điểm nguyên liệu vật liệu.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất gia công theo hợp đồng, mỗi hợp đồng có yêu cầu và mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nên chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng. Do vậy Công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên liệu vật liệu lớn và nhiều loại khác nhau. Chỉ xét đến nguyên liệu vật liệu chính của Công ty là vải cũng có rất nhiều loại được phân thành các mã khác nhau:
Ví dụ: Vải chính, vải nỉ, vải micrô....... Trong vải chính có các mã: ≠ 32, ≠75, ≠ 40, lục, tráng, greg... Phụ liệu cũng rất đa dạng như: Kim, chỉ các loại, mác chính, mác thành phẩm, chốt khoá, nẹp, ôrê, đệm......
Phần lớn nguyên liệu vật liệu của Công ty do bên đặt hàng gia công cung cấp, nguyên liệu vật liệu mua ngoài ít nên phòng kế hoạch phải đảm nhận. Với những đặc điểm trên công tác quản lý nguyên vật liệu là rất quan trọng.
1.2.2. Phân loại nguyên liệu vật liệu.
Với số nguyên liệu vật liệu lớn và đa dạng, để phục vụ cho công tác quản lý điều tra giám sát sự biến động của nguyên liệu vật liệu tại kho, căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng của nguyên liệu vật liệu đối với quá trình sản xuất Công ty tiến hành phân loại vật liệu như sau:
- Nguyên liệu vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm. Tại Công ty nguyên liệu vật liệu chính là Vải gồm nhiều loại với nhiều mã khác nhau như: Vải micrô, vải CR kẻ ka rô, vải màu.....
- Nguyên liệu vật liệu phụ gồm các loại:
+ Nguyên liệu vật liệu phụ làm tăng chất lượng sản phẩm như: Cúc, chỉ, khoá, dây rút, nhãn, mác, mếch....
+ Nguyên liệu vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất và công tác quản lý như: Kim máy, phấn, bìa phác màu, bút chì....
- Phụ tùng: gồm các chi tiết phụ tùng dùng cho máy may như ổ chao, suất, vòng bi, dây cu doa.... Ngoài ra còn có xăng dầu, dầu nhờn....
Việc phân loại trên giúp cho Công ty quản lý vật liệu dễ dàng hơn kết hợp với việc phân loại kho bảo quản phù hợp giúp theo dõi tình hình biến động của nguyên liệu vật liệu chặt chẽ.
1.2.3. Đánh giá nguyên liệu vật liệu
Nguyên liệu vật liệu của Công ty được nhập chủ yếu từ nguồn ngoài nước (do bên đặt hàng gia công chuyển sang) một số được mua trong nước. Nguyên liệu vật liệu mua ngoài được Công ty đánh giá trên hoá đơn chưa có VAT.
- Đối với nguyên liệu vật liệu nhập trong kỳ:
+ Đối với nguyên liệu vật liệu mua ngoài: Giá thực tế nguyên liệu vật liệu nhập kho là giá mua chưa có thuế VAT đầu vào + Chi phí thu mua thực tế. Thông thường chi phí vận chuyển bốc dỡ do bên bán cung cấp nên đã tính vào giá bán. Vì vậy trị giá nguyên liệu vật liệu nhập kho là giá trên hoá đơn chưa có thuế VAT.
+ Đối với nguyên liệu vật liệu gia công do bên đặt hàng cung cấp, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng không theo dõi về mặt giá trị.
+ Đối với phế liệu thu hồi: Trị giá thực tế nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng đựơc (giá trị thị trường tại thời điểm đó).
- Đối với nguyên liệu vật liệu xuất kho trong kỳ:
Nguyên liệu vật liệu xuất kho chủ yếu dùng cho sản xuất, một số dùng cho chế mẫu, sản xuất thử, một số phế liệu được xuất bán ra ngoài.
Hiện nay phương pháp tính giá nguyên liệu xuất kho được Công ty áp dụng là phương pháp bình quân gia quyền:
Trị giá thực tế nguyên liệu vật liệu xuất kho
=
Số lượng nguyên liệu vật liệu xuất kho
+
Đơn giá bình quân
Đơn giá bình quân
=
Trị giá thực tế nguyên liệu vật liệu tồn đầu kỳ
+
Trị giá thực tế nguyên liệu vật nhập trong kỳ liệu
Số lượng nguyên liệu vật liệu tồn đầu kỳ
+
Số lượng nguyên liệu vật liệu nhập trong kỳ
VD1: Theo phiếu xuất kho số 11/01/2007 kế toán tính trị giá chỉ 50/3. 5000m/cuộn xuất kho như sau: (ĐVT: Đồng)
Xuất cho phân xưởng 1: 10 cuộn chỉ 50/3.5000m/cuộn.
Số lượng tồn đầu kỳ: 13 cuộn trị giá: 330.200.
Số lượng nhập trong kỳ: 05 cuộn trị giá: 131.370.
Đơn giá chỉ 50/3 5000m/cuộn bình quân tháng 1
=
330.200 + 131.370
13 + 5
= 25.642
Trị giá chỉ 50/3 5000m/cuộn xuất kho: 10 x 25.642 = 256.420
1.3. Hạch toán chi tiết nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
1.3.1. Thủ tục nhập kho nguyên liệu vật liệu
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty May TNHH Hưng Nhân là nhận may gia công hàng xuất khẩu do đó nguyên liệu vật liệu do bên đặt hàng gia công cung cấp chỉ có một số mới phải mua trong nước.
- Đối với nguyên liệu vật liệu nhận về gia công: Khi hợp đồng gia công được ký kết, bên đặt hàng gia công sẽ gửi nguyên liệu vật liệu sang kèm theo tập Dugarco trong đó có ghi chi tiết các nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng của số nguyên liệu vật liệu đó và lập biên bản kiểm nhận hàng hóa, nguyên liệu vật liệu. Căn cứ vào tập Dugarco và biên bản kiểm nhận đó, phòng vật tư lập phiếu nhập kho thành 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại phòng vật tư
+ Liên 2: Giao cho người nhập hàng
+ Liên 3: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho
Định kỳ phiếu nhập chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ:
VD 2: Theo hợp đồng gia công số 43 đã ký với ông Phạm Văn Nguyên ngày 03 tháng 01 năm 2007 của Công ty may Đức Giang. Khi nguyên liệu về đến Công ty, căn cứ vào tập Dugarco Công ty tiến hành kiểm nhận và lập biên bản kiểm nhận hàng hóa, nguyên liệu vật liệu.
Biểu số 01
BIÊN BẢN KIỂM NHẬN HÀNG HÓA, NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
Ngày 13 Tháng 01 năm 2007
Căn cứ vào hợp đồng gia công 43 ngày 03 tháng 01 năm 2007 của Phạm Văn Nguyên.
Hôm nay chúng tôi gồm có:
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Người giao hàng
Ông Phạm Tuấn Đạt – Phòng kế hoạch làm Trưởng ban
Bà Trần Thị Én – Kế toán trưởng
Bà Đặng Ngọc Ánh – Thủ kho
Đã kiểm nhận những mặt hàng ghi dưới đây:
STT
Tên hàng và quy cách phẩm chất
ĐVT
Số lượng
Hoá đơn
Thực nhập
A
B
C
1
2
1.
Vải chính màu chì
m
5.206
5.206
2.
Vải lót màu trắng
m
1.853,3
1.853,3
3.
Mex
m
425
425
Người giao hàng
Kế toán trưởng
Thủ kho
Ngày 03 tháng 01 năm 2007
Trưởng ban kiểm kê
Căn cứ vào tập Dugarco và biên bản kiểm nhận hàng hóa nguyên liệu vật liệu, phòng vật tư lập phiếu nhập kho.
Biểu số 02
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 03 tháng 01 năm 2007
Số: 02
Nợ:……….
Có:……….
Họ và tên người giao: Nguyễn Văn Tuấn
Theo HĐGC số 43 ngày 03 tháng 01 năm 2007 của Công ty may Đức Giang
Nhập tại kho: Nguyên liệu
Số TT
Tên nhãn hiệu
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
Vải chính màu chì
m
5.206
Vải lót màu trắng
m
1.853,3
Mex
m
425
Cộng
Ngày 03 tháng 01 năm 2007
Phụ trách cung tiêu
(Đã ký)
Người giao hàng
(Đã ký)
Thủ kho (Đã ký)
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ trưởng
(Đã ký)
VD3: Ngày 20 tháng 01 năm 2007 Công ty mua vật liệu của Công ty May Đức Giang. Khi vật liệu về đến Công ty, phòng vật tư tiến hành kiểm nhận thực tế và không cần lập biên bản kiểm nhận vì số lượng ít. Sau đó lập phiếu nhập kho như sau:
Biểu số 03
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 20 tháng 01 năm 2007
Số: 10
Nợ:……….
Có:……….
Họ và tên người giao: Ông Quảng – phòng vật tư
Theo HĐGC số 43 ngày 03 tháng 01 năm 2007 của Công ty may Đức Giang
Nhập tại kho: Phụ liệu
Số TT
Tên nhãn hiệu
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1.
Chỉ 40/2.4000m/cuộn
Cuộn
5
2.
Chỉ 50/3.5000m/cuộn
Cuộn
5
Cộng
10
Ngày 20 tháng 01 năm 2007
Phụ trách cung tiêu
(Đã ký)
Người giao hàng
(Đã ký)
Thủ kho (Đã ký)
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ trưởng
(Đã ký)
1.3.2. Thủ tục xuất kho nguyên liệu vật liệu.
Căn cứ vào số nguyên liệu vật liệu được cung cấp và định mức vật tư sử dụng cho đơn đặt hàng để giao cho các tổ chức sản xuất.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng mã hàng có cân đối với số nguyên liệu vật liệu hiện có, phòng vật tư lập biểu xuất kho nguyên liệu vật liệu cho bộ phận chải cắt thành bán thành phẩm. Lúc này phòng kế hoạch mới hợp đồng gia công kiêm phiếu xuất nguyên liệu phụ. Hợp đồng này được lập thành 4 liên:
- Một liên lưu lại phòng kế hoạch
- Một liên giao cho thủ kho
- Một liên lưu lại phòng kế toán
- Một liên giao cho tổ sản xuất
Thủ kho căn cứ vào hợp đồng gia công kiêm phiếu xuất nguyên phụ liệu để xuất nguyên vật liệu cho các phân xưởng tổ sản xuất.
+ Đối với nguyên liệu vật liệu do bên thuê gia công cung cấp thì toàn bộ các chứng từ đều phản ánh về mặt số lượng.
+ Đối với nguyên liệu vật liệu mua trong nước thì trị giá thực tế xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Đối với phế liệu thu hồi bán ra ngoài thì chứng từ được lập là hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.
VD4: Ngày 23 tháng 01 năm 2007 các tổ sản xuất có nhu cầu sử dụng chỉ 50/3 như sau:
Biểu số 04
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 23 tháng 01 năm 2007
Số: 16
Nợ:……….
Có:……….
Họ và tên người nhận: Anh Kiên – PX 1
Lý do xuất kho: Sản xuất
Nhập tại kho: Phụ liệu
Số TT
Tên nhãn hiệu
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1.
Chỉ 50/3 5000m/cuộn
m
10
10
Cộng
Ngày 23 tháng 01 năm 2007
Phụ trách cung tiêu
(Đã ký)
Người giao hàng
(Đã ký)
Thủ kho (Đã ký)
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ trưởng
(Đã ký)
VD5: Ngày 31 tháng 01 năm 2007 Công ty bán lẻ trong tháng và lập hóa đơn phiếu xuất kho sau:
Biểu số 05
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: lưu
Ngày 31 tháng 01 năm 2007
Mẫu số: 01GTKT-3LL
Ký hiệu: AA/02
Số: 0012620
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH may Hưng Nhân
Địa chỉ: Phú Sơn – Hưng Hà – Thái Bình. Số tài khoản:
Điện Thoại:……….... Mã số thuế: 10023421
Họ tên người mua hàng: Bán lẻ trong tháng
Tên đơn vị: ………………….
Địa chỉ: …………………… Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: .............. Mã số:………………
Số TT
Tên hàng hóa dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2 (đ)
3 = 1x 2 (đ)
Áo nữ viền cổ lông (VC)
Chiếc
08
59.091
472.728
Áo đỏ cổ lông TE
Chiếc
31
16.364
507.284
Áo quả trám
Chiếc
02
45.455
90.910
Cộng tiền hàng: 1.070.922
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 107.092
Tổng cộng tiền thanh toán: 1.178.014
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu một trăm bảy mươi tám nghìn không trăm chín hai đồng chẵn.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu ghi rõ họ, tên)
1.3.3. Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu.
Kế toán chi tiết nguyên liệu vật liệu được thực hiện song song giữa kho và phòng kế toán. Để quản lý tình hình biến động nguyên liệu vật liệu phương pháp hạch toán chi tiết được Công ty áp dụng là phương pháp thẻ song song.
* Quá trình hạch toán tại kho:
Hạch toán chi tiết nguyên liệu vật liệu được thực hiện trên thẻ kho. Thẻ kho do thủ kho lập khi có chứng từ nhập xuất nguyên liệu vật liệu, Thủ kho sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, chính xác của chứng từ, đối chiếu với vật liệu nhập hoặc xuất kho thực tế với số liệu nhập xuất ghi trên chứng từ rồi ghi số thực nhập, thực xuất trên chứng từ vào thẻ kho. Tính ra số vật liệu tồn kho trên thẻ kho. Trên cơ sở đó đối chiếu, kiểm tra số liệu trên thẻ kho với số liệu hiện có trong kho.
VD6: Căn cứ vào các phiếu nhập kho số 10 (biểu số 03) phiếu xuất kho số 16 (biểu 04) thủ kho tìm tờ thẻ kho loại chỉ 50/3 - 5000m/cuộn để ghi như sau:
Biểu số 06
THẺ KHO
Ngày lập thẻ 01 tháng 01 năm 2007
Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm: Chỉ 50/3 5000m/cuộn
ĐVT: Cuộn
Số TT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Số hiệu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn đầu tháng 01/2007
13
1.
10
20/1
Nhập kho
20/1
05
2.
16
23/1
Xuất kho
23/1
10
Cộng
05
10
Tồn cuối tháng 01/2007
08
Thẻ kho được thủ kho sử dụng để theo dõi số lượng nhập xuất tồn nguyên liệu vật liệu.
* Quá trình hạch toán tại phòng kế toán:
Trong tháng căn cứ vào phiếu nhập xuất kho mà thủ kho gửi lên phòng kế toán, sau khi kiểm tra tính chính xác hợp lý, hợp lệ của chứng từ và việc ghi chép hàng ngày trên thẻ kho của thủ kho. Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ và số liệu trên thẻ kho, kế toán sẽ ký vào thẻ kho. Khi nhận được các chứng từ ở kho đã sắp xếp phân loại (nếu là chứng từ nhập) và theo từng đối tượng (nếu là chứng từ xuất) kế toán ghi giá trị vật tư mà tài khoản 331 phản ánh hoặc các tài khoản khác nếu có. Căn cứ vào đon giá bình quân để xác định cho từng thứ vật liệu kế toán ghi vào cột đơn giá và tính ra thành tiền ghi vào cột thành tiền. Trích sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu:
Biểu số 07
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
Năm 2007
Tên, quy cách sản phẩm: Chỉ 50/3-5000m/cuộn
Đơn giá bình quân: 25.642 đồng
ĐVT: Cuộn
Chứng từ
Diễn giải
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
Dư đầu tháng 01
13
330.200
Nhập kho
05
Xuất kho
10
256.420
Cộng cuối tháng 01
08
205.136
Sổ chi tiết được mở cho từng loại vật liệu, từng thứ vật liệu. mỗi loại được mở trên một tờ sổ riêng.
1.4 Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân.
Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên với hệ thống sổ kế toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chứng từ, để theo dõi tình hình biến động về nguyên liệu vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản sau:
TK 152: Nguyên liệu vật liệu
TK 1521 Nguyên liệu vật liệu chính (Vải chính, vải nỉ, ....)
TK 1522: Nguyên liệu vật liệu phụ (Kim, chỉ, khoá, mếch....)
TK 153: Công cụ dụng cụ
TK 111: Tiền mặt
TK 112: Tiền gửi ngân hàng
TK 331: Phải trả cho người bán
TK 621: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK 141, TK131, TK133, TK627, TK642.....
1.4.1. Kế toán tổng hợp nhập nguyên liệu vật liệu.
- Đối với nguyên liệu vật liệu Công ty nhận gia công do bên đặt hàng cung cấp Công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng không theo dõi giá trị do chỉ làm dịch vụ gia công. Bên thuê gia công cung cấp nguyên liệu vật liệu đồng thời bao tiêu luôn cả sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên trong quá trình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu phải được luân chuyển theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ đảm bảo định mức của đơn hàng và tránh tình trạng lãng phí.
- Đối với nguyên vật liệu mua ở trong nước: Thông thường Công ty đặt mua ở những đơn vị khách hàng quen nên giá cả ổn định. Khi có nhu cầu mua vật liệu, phòng vật tư có nhiệm vụ thu mua đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. Việc thanh toán thường bằng tiền mặt, một số đơn vị có thể thanh toán bằng chuyển khoản khi nhận được phiếu nhập kho kế toán tiến hành định khoản ngay trên phiếu nhập kho, căn cứ vào chứng từ nhâp xuất vào sổ chi tiết.
- Trường hợp mua nguyên vật liệu chưa trả tiền kế toán căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng hóa nguyên liệu vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho để định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi ghi vào sổ chi tiết tài khoản 331.
VD7: Ngày 20 tháng 01 năm 2007 Công ty mua nguyên liệu vật liệu của Công ty may Đức Giang chưa trả tiền. Trên phiếu Nhập kho số 10 (Biểu 03) kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 152.2:
Nợ TK 133:
235.340
23.534
Có TK 331:
(Công ty May Đức Giang)
258.874
Đồng thời ghi sổ Nhật ký chứng từ số 5 và ghi sổ chi tiết TK 331 Đối tượng: Công ty may Đức Giang
Trích sổ Nhật ký chứng từ số 5 và sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Biểu số 08
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN
TK 331: Phải trả người bán
Đối tượng: Công ty may Đức Giang
ĐVT: 1000 đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Thời hạn được chiết khấu
Số phát sinh
Số dư
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
4.596
Số phát sinh trong tháng
20/01
Mua chỉ may các loại
VAT được khấu trừ
152.2
133
235.340
23.534
26/01
Thanh toán bằng tiền mặt
111
258.874
Cộng phát sinh
258.874
258.874
Số dư cuối tháng
4.596
Biểu số 09 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 5
Ghi có TK 331- Phải trả cho người bán
Tháng 01 năm 2007
ĐVT: 1000 đồng
Số TT
Tên đơn vị
Số dư đầu tháng
Ghi Có TK 331
ghi nợ các tài khoản
Theo dõi thanh toán (Ghi Nợ TK 331)
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
TK 152
TK 133
Cộng Có TK 331
TK111
Cộng Nợ TK 331
Nợ
C ó
1.
Công ty may Đức Giang
4.596
235.340
23.534
258.874
258.874
258.874
4.596
2.
Công ty may Phong Phú
226.390
26.132
2.613
28.745
50.000
50.000
205.135
3.
Ông Nguyễn Văn Chiến
37.143
37.143
4.
Ông Nguyễn Văn Dũng
82.650
82.650
5.
Bà Nguyễn Thị Thơm
14.841
14.841
14.841
0
Tổng cộng
82.650
282.970
261.472
26.147
287.619
323.715
323.715
82.650
246.874
1.4.2. Kế toán tổng hợp xuất nguyên liệu vật liệu
Vật liệu của công ty dùng chủ yếu cho nhu cầu sản xuất sản phẩm, bên cạnh đó có thể xuất cho chế thử xuất mẫu xuất bán phế liệu thu hồi.
Căn cứ vào các chứng từ kế toán về xuất vật liệu kế toán định khoản ngay trên phiếu xuất kho theo từng điều kiện cụ thể đồng thời phân loại chứng từ xuất theo từng phân xưởng. Giá trị thực tế vật liệu xuất kho cho từng đối tượng được phản ánh trên bảng phân bổ số 2 – Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu.
Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu phản ánh tình hình xuất dùng vật tư cho từng đối tượng sử dụng . Giá trị thực tế của nguyên liệu vật liệu xuất kho chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở số liệu để ghi vào bảng các phiếu xuất kho mục đích sử dụng diễn ra trong tháng. Bảng này thường lập vào cuối quý.
VD8: Theo phương pháp bình quân gia quyền kế toán tính được trị giá chỉ 50/3 xuất kho của phiếu xuất kho số 20
Căn cứ vào phiếu xuất kho số 20. Kế toán định khoản ngay trên phiếu xuất kho
Nợ TK 621 PX 1 256.420
Có TK 152.2 256.420
Biểu số 10
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
Tháng 01 năm 2007
STT
Ghi Có TK
Đối tượng
TK152
TK 152.1
TK 152.2
TK152.3
Cộng
1.
TK 621- Chi phí NLVL trực tiếp
- Phân xưởng 1
- Phân xưởng 2
18.515.223
5754.863
12.760.360
18.515.223
2.
TK 627- Chi phí sản xuất chung
- Phân xưởng 1
- Phân xưởng 2
...............................
639.800
213.370
426.430
639.800
Cộng
18.515.233
639.800
19.155.023
Trích sổ cái TK 152.2 của Công ty TNHH may Hưng Nhân
Biểu số 11
SỔ CÁI
Tài khoản: 152.2
Số dư đầu năm
Nợ
521.770
Có
Ghi Có các TK, Đối ứng Nợ với TK này
Tháng 01
Tháng 02
...........
Cộng
TK 331
136.248
........
TK 111
289.142
........
................
........
Cộng số phát sinh Nợ
425.390
Cộng số phát sinh Có
95.223
Số dư cuối tháng Nợ
851.957
Có
PHẦN 2: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH MAY HƯNG NHÂN
2.1. Đánh giá chung về công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân.
2.1.1. Ưu điểm.
Hệ thống sổ kế toán, tài khoản và các mẫu biểu Công ty sử dụng đều đúng như chính sách ban hành của Nhà nước. Công ty đã có sự đầu tư thích đáng nhằm sử dụng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả nguyên liệu vật liệu sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty
Đánh giá nguyên liệu vật liệu: Công ty dùng giá thực tế cho nguyên vật liệu nhập kho và đơn giá bình quân cho nguyên vật liệu xuất kho. Đến cuối kỳ hạch toán, kế toán dùng phương pháp đơn giá bình quân. Việc đánh giá nguyên vật liệu như vậy là hợp lý, vì đặc điểm nguyên vật liệu của công ty thường xuyên có biến động và yêu cầu của kế toán là phải ánh kịp thời tình hình nhập xuất hàng ngày. Cách đánh giá này phần nào khắc phục được tình hình biến động của giá cả, công tác kế toán không bị dồn vào cuối tháng. Tuy nhiên, vận dụng cách đánh giá này làm tăng khối lượng công việc kế toán.
Công tác tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu. Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất của Công ty. Kế toán căn cứ vào chứng từ để luân chuyển và ghi vào bảng kê chi tiết, vào sổ chi tiết (với chứng từ nhập do mua ngoài).
Hơn nữa, việc vận dụng phương pháp thẻ song song, phương pháp chi tiết vật liệu đơn giản nhất và dễ làm, tính toán đơn giản, dễ kiểm tra, dễ đối chiếu. Trong công tác quản lý nhập xuất tồn kho nguyên liệu vật liệu được đối chiếu không những giữa kế toán vật liệu kho mà trong nội bộ phòng kế toán.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ đã giảm bớt được công việc kế toán khắc phục việc ghi chép trùng lặp, cung cấp thông tin kịp thời, phù hợp với các điều kiện hiện nay của Công ty
Với nền kinh tế thị trường nhiều biến động, do đó mỗi đơn vị trong nền kinh tế luôn tìm mọi cách đổ mới hoàn thiện mình, thay thế và loại bỏ những điều không hợp lý để tồn tại và phát triển, Cùng với xu thế chung của xã hội, Công ty đã và đang tìm cho mình những bước đi thích hợp, mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm từng bước phát triển trong cơ chế thị trường, cải thiện và nâng cao đời sống lao động.
2.1.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác kế toán nguyên liệu vật liệu của Công ty vẫn còn những tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Công ty vẫn chưa sử dụng sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu trong khi nguyên liệu vật liệu có nhiều loại cần theo dõi chi tiết nên Công ty khó kiểm soát được tất cả các loại nguyên liệu vật liệu về tình hình nhập xuất. Khối lượng công tác kế toán nguyên liệu vật liệu làm thủ công lớn.
Công ty chưa áp dụng phần mềm kế toán vào công tác hạch toán kế toán nên khối lượng kế toán thủ công lớn nhất là đối với công tác kế toán nguyên liệu vật liệu.
Phương pháp quản lý nguyên liệu vật liệu còn nhiều bất cập Công ty nên có những thay đổi trong chính sách quản lý vật liệu. Vì nguyên liệu vật liệu ở Công ty thường nhiều loại có những quy cách thông số kỹ thuật khác nhau, tên các loại vật liệu thường khó đọc khó nhớ làm ảnh hướng tới công tác kế toán .
Hiện nay, với trình độ công nghệ thông tin phát triển Công ty cần đưa kế toán máy vào sử dụng ở tất cả các bộ phận ở Công ty là việc cần thiết. Đến cuối tháng khối lượng công việc nhiều việc đối chiếu số lượng tồn kho và phòng kế toán còn nhiều hạn chế.
2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Trong xu thế phát triển của mình Công ty TNHH may Hưng Nhân đã và đang tạo ra được thị trường có triển vọng trong và ngoài nước. Công ty không ngừng hiện đại hóa sản xuất đầu tư cho khâu sáng tác mẫu mã sản phẩm mới tạo ra những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã được khách hàng ưa chuộng. Trong những năm tới Công ty phải tìm nguồn cung cấp nguyên liệu vật liệu. Vì nguồn nguyên liệu vật liệu công ty đang sử dụng chủ yếu là do bên gia công cung cấp và nhập từ nước ngoài nên ảnh hưởng giá thành sản phẩm. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt về may mặc nên Công ty chú trọng phát triển mạng lưới tiêu thụ của mình ở trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu…. Do đó, Công ty phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ sử dụng công nghệ tiên tiến. Nhưng vấn đề đặt ra là Công ty cần phải quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng công tác kế toán để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường. Chính vì lý do đó cùng với sự phát triển của Công ty, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên liệu vật nói riêng không ngừng cải tiến về mọi mặt góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành tăng lợi nhuận cho Công ty.
2.3. Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu trong các doanh nghiệp.
- Hoàn thiện, tuân thủ hệ thống kế toán. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước. Mỗi quốc gia đều có một cơ chế tài chính nhất định và xây dựng một chế độ kế toán riêng, phù hợp với cơ chế tài chính, áp dụng thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế của nước mình. Các doanh nghiệp có thể linh hoạt nhưng phải tuân thủ đúng chế độ kế toán đó. Việc tuân thủ này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quá trình kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
- Hoàn thiện, dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống kế toán được ban hành dù là rất chi tiết song đó vẫn là một bản thiết kế tổng thể. Các doanh nghiệp phải tuân thủ nhưng không phải một cách cứng nhắc mà vẫn có thể áp dụng linh hoạt một cách nhất định phù hợp với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức của từng doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở đáp ứng được các yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, kịp thời phù hợp với yêu cầu quản lý.
- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế nên bất cứ hoạt động nào cũng không thể tách rời yêu cầu tiết kiệm chi phí. Chính vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu cũng phải đáp ứng được yêu cầu này.
2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu ở Công ty may TNHH may Hưng Nhân.
- Xây dựng hệ thống danh điểm nguyên liệu vật liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép tiết kiệm thời gian và giảm bớt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu.
Công ty tiến hành phân loại vật tư theo vai trò và công dụng trong quá trình sản xuất là hợp lý. Tuy nhiên mỗi loại vật liệu lại có nhiều quy cách thông số khác nhau hoặc có những loại vật liệu có tên khó đọc, khó nhớ, dễ nhầm lẫn. Do công ty chưa xây dựng sổ danh điểm vật tư thống nhất lên có ảnh hướng tới quá trình theo dõi của nguyên liệu vật liệu cũng như quá trình đối chiếu giữ kho và phòng kế toán trong việc tìm kiếm một loại vật liệu nào đó. Sổ danh điểm nguyên liệu vật liệu có thể xây dựng theo mẫu sau:
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU
Ký hiệu
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Đơn vị tính
Ghi chú
Nhóm nguyên liệu vật liệu
Danh điểm nguyên liệu vật liệu
1521
Nguyên liệu vật liệu chính
m
1521.11
Vải chính # 32
m
1521.12
Vải màu 43025
m
1521.13
Vải nót
m
1521.14
Vải micro
m
………
………..
152.2
Nguyên liệu vật liệu phụ
1522.22
Chỉ 40/2. 4000m/cuộn
Cuộn
1522.23
Chỉ 50/3.5000m/cuộn
Cuộn
………
………….
- Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu Công ty cần tận dụng xử lý công tác kế toán trên máy vi tính để phù hợp với sự phát triển của khoa học thông tin, giảm bớt số lượng sổ sách kế toán, hạch toán nhanh hợn cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty thường xuyên hơn.
- Đối với kế toán nguyên liệu vật liệu có thể tự xây dựng chương trình tự động hóa toàn bộ quá trình xử lý, lưu trữ bảo quản chứng từ in ấn sổ sách. Do vậy đòi hỏi kế toán phải hết sức cẩn thận mới đảm bảo được độ chính xác cao. Từ thực tế đó Công ty nên có kế hoạch đổi mới phần mềm kế toán và nâng cấp máy để tăng tốc độ xử lý thông tin, để có được thông tin nhanh chóng chính xác. Bên cạnh đó Công ty nên đào tạo kế toán máy cho tất cả các nhân viên kế toán phần hành để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý kế toán đồng thời tạo đà cho sự phát triển sau này.
KẾT LUẬN
Hạch toán kế toán nguyên liệu vật liệu là công cụ quan trọng trong công tác quản lý ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và ở Công ty TNHH may Hưng Nhân nói riêng.
Hạch toán kế toán nguyên liệu vật liệu chính xác, kịp thời, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua sử dụng và dự trữ bảo quản nguyên liệu vật liệu mới giúp cho ban lãnh đạo Công ty có biện pháp chỉ đạo sản xuất đúng đắn. Vì vậy công tác kế toán nguyên liệu vật liệu nói riêng và công tác kế toán nói chung tại Công ty phải không ngừng hoàn thiện hơn nữa.
Để phát huy vai trò của mình có hiệu lực, đòi hỏi việc tổ chức kế toán phải không ngừng đổi mới sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu phải được cải tiến và hoàn thiện về hình thức tổ chức bộ máy và hình thức kế toán áp dụng để có thể phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời một cách toàn diện về tình hình nhập xuất tồn nguyên liệu vật liệu.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH may Hưng Nhân giúp em rất nhiều trong việc củng cố kiến thức của mình đồng thời tiếp cận được với thực tế và vận dụng lý luận vào thực tế, tạo điều kiện để em hoàn thành báo cáo này. Tuy nhiên do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên bản báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của cô và cán bộ phòng kế toán của Công ty để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH may Hưng Nhân, cùng toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán của Công ty và Cô giáo Đặng Thị Loan đã tận tình quan tâm giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân.DOC