Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm Thanh Long

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để phát triển cả trong nước và ra nước ngoài. Đối với các mặt hàng nông nghiệp như: cây ngắn ngày, cây lâu năm hay cây ăn quả cũng không ngoại lệ, nhà nước ta luôn khuyến khích trồng và xuất khẩu các loại nông sản. Đặc biệt nước ta là nước nông nghiệp nên các loại nông sản càng được chú trọng phát triển và xuất khẩu vì nguồn thu ngoại tệ cao không những giúp phát triển nền kinh tế nước ta mà còn giúp cho các hộ nông dân của nước ta có cuộc sống tốt hơn. Hiện nay, một trong các mặt hàng được nhà nước khuyến khích phát triển và xuất khẩu là cây thanh long. Vì vậy, để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới thì giá bán thanh long của nước ta phải rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh mà chất lượng phải cao hơn. Do đó, khâu chọn giống, trồng trọt, chăm sóc cây thanh long rất quan trọng. Để trồng ra trái thanh long có giá thành thấp thì chi phí đầu vào phải thấp và có một phương pháp trồng hợp lý.Vì vậy, các vườn thanh long cần có công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt. Sự phát triển vững mạnh của các vườn thanh long phụ thuộc vào khả năng ứng xử giá linh hoạt, cách tính chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có để sản xuất ra những sản phẩm với giá thành thấp nhất và chất lượng tốt nhất mà các nhà vườn vẫn đạt được lợi nhuận như mong muốn

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2875 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm Thanh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để phát triển cả trong nước và ra nước ngoài. Đối với các mặt hàng nông nghiệp như: cây ngắn ngày, cây lâu năm hay cây ăn quả cũng không ngoại lệ, nhà nước ta luôn khuyến khích trồng và xuất khẩu các loại nông sản. Đặc biệt nước ta là nước nông nghiệp nên các loại nông sản càng được chú trọng phát triển và xuất khẩu vì nguồn thu ngoại tệ cao không những giúp phát triển nền kinh tế nước ta mà còn giúp cho các hộ nông dân của nước ta có cuộc sống tốt hơn. Hiện nay, một trong các mặt hàng được nhà nước khuyến khích phát triển và xuất khẩu là cây thanh long. Vì vậy, để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới thì giá bán thanh long của nước ta phải rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh mà chất lượng phải cao hơn. Do đó, khâu chọn giống, trồng trọt, chăm sóc cây thanh long rất quan trọng. Để trồng ra trái thanh long có giá thành thấp thì chi phí đầu vào phải thấp và có một phương pháp trồng hợp lý.Vì vậy, các vườn thanh long cần có công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt. Sự phát triển vững mạnh của các vườn thanh long phụ thuộc vào khả năng ứng xử giá linh hoạt, cách tính chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có để sản xuất ra những sản phẩm với giá thành thấp nhất và chất lượng tốt nhất mà các nhà vườn vẫn đạt được lợi nhuận như mong muốn. Do đó, “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thanh long” sẽ giúp cho các nhà vườn trồng thanh long có những thông tin đầy đủ về chi phí, giá thành và dựa trên cơ sở đó xây dựng được cơ cấu chi phí, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thanh long nhằm giúp các nhà vườn có những thông tin đầy đủ về chi phí, giá thành và dựa trên cơ sở đó xây dựng được cơ cấu chi phí, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu thực trạng trồng cây thanh long tại Việt Nam hiện nay. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thanh long. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trồng cây thanh long tại Việt Nam hiên nay. Đề ra một số biện pháp nhằm làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng của thanh long Việt Nam hiện nay. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian: Tập trung nghiên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thanh long, cũng như những khó khăn và thuận lợi trong việc trồng cây thanh long tại Việt Nam hiện nay. 1.3.2 Phạm vi thời gian: Số liệu được sử dụng trong đề tài năm 2006, 2007, 2008. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu thực trạng trồng cây thanh long tại Việt Nam hiện nay. Mục tiêu 2: Dùng những kiến thức về kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thanh long. Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trồng cây thanh long tại Việt Nam hiện nay. Mục tiêu 3: Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng của thanh long Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 2 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THANH LONG THỰC TRẠNG TRỒNG CÂY THANH LONG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. Sơ lược những vùng trồng thanh long tại Việt Nam hiện nay. Việt Nam được đánh gía là một trong 4 quốc gia có trái thanh long nhiều nhất thế giới. Diện tích trồng thanh long tại Việt Nam năm 2008 khoảng 15.000 hecta, tập trung chủ yếu ở ba tỉnh là Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Thanh long tại Bình Thuận. Bình Thuận là địa phương có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, tuy thanh long của tỉnh hiện có 10.000 hecta nhưng tạo ra giá trị bằng 30% so với tổng diện tích nông nghiệp của tỉnh 170.000 hecta mang lại.   Những năm 1990 trở về trước, cây thanh long ở Bình Thuận được ít người biết đến do một bộ phận nhà nông trồng thanh long làm cảnh và quả đẹp để thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ tết... Từ thập niên 1990 lại đây, thanh long trở thành loại cây có giá trị kinh tế cao và được trồng phổ biến. Đây là loại cây chịu hạn, không kén đất, rất thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Bình Thuận. Với tiềm năng kinh tế và đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, Bình Thuận những năm trước đây và hiện nay được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long. Cây thanh long có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận từ những năm 1989-1990 trở lại đây. Thanh long đã được nhiều người biết đến, được xem như một trong những đặc sản quan trọng của địa phương với sản lượng cao nhất nước hiện nay. Trái thanh long đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là một trong 12 cây có ưu thế cạnh tranh của Việt Nam hiện nay. Cây thanh long Bình Thuận phát triển khá nhanh về diện tích gieo trồng, năng suất cũng như sản lượng. Bảng 1: KẾT QUẢ TRỒNG THANH LONG TẠI BÌNH THUẬN Năm Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha) 2000 3.223 40.932 12,7 2001 3.950 36.840 9,3 2002 4.230 60.070 14,2 2003 5.074 87.000 20,9 2004 6.220 92.560 14,9 2005 6.890 120.250 17,5 2006 7.630 130.000 22,4 2007 9.277 130.450 18,6 2008 10.000 187.500 20,8 Nguồn: Hiệp hội Thanh long Bình Thuận. Trồng thanh long không những giúp các nhà vườn thu được lợi nhuận trong nước mà còn giúp các nhà vườn làm giàu nhờ bán ra các thị trường nước ngoài. Vì vậy, các nhà vườn ở Bình Thuận đã mở rộng diện tích trồng thanh long ngày càng lớn. Qua các năm từ năm 2000 đến năm 2008, diện tích gieo trồng và sản lượng thanh long không ngừng tăng. Năm 2000-2005, diện tích gieo trồng thanh long tăng 3.667 hecta chỉ trong 5 năm, tương ứng tăng 1,14%. Sản lượng thanh long năm 2005 là 120.250 tấn, tăng 79.318 tấn và 1,94% so với sản lượng năm 2000. Tuy diện tích và sản lượng tăng đều qua các năm nhưng năng suất lại có sự thay đổi không đều. Năm 2003, năng suất tăng đột biến lên đến 20,9 tấn/ha, tăng 6,7 tấn/ha, tương đương tăng 0,47% so với năng suất năm 2002. Có sự tăng đột biến này là do tuy diện tích gieo trồng là 5.074 hecta nhưng diện tích thu hoạch chỉ khoảng 4.153 hecta. Lợi nhuận mà các nhà vườn được hưởng không thể chỉ dựa vào năng suất. Đương nhiên khi trồng thanh long các nhà vườn đều mong muốn đạt năng suất tối đa nhưng năng suất cao phải đi đôi với sản lượng cao tương ứng. Nếu năng suất cao do diện tích thật sự thu hoạch thấp hơn diện tích gieo trồng thì đây là điều không mong muốn của các nhà vườn. Bởi vì khi diện tích thu hoạch thấp hơn diện tích gieo trồng có nghĩa là một phần nhỏ thanh long đã không thể thu hoạch do giống không tốt hoặc do sâu bệnh gây hại. Vì vậy mà khi chưa bán thanh long thì các nhà vườn đã lỗ một phần chi phí mua giống, chi phí làm đất và công sức gieo trồng. Năm 2006, diện tích gieo trồng thanh long tại Bình Thuận là 7.630 hecta, tăng 740 hecta, tăng 0,11% so với diện tích năm 2005. Nhưng diện tích thu hoạch chỉ khoảng 5.800 hecta với mức sản lượng là 130.000 tấn, tăng 9.750 tấn, tăng 0,08% so với năm 2005. Phần trăm tăng diện tích gieo trồng cao hơn nhiều so với phần trăm tăng sản lượng nhưng năng suất vẫn khá cao ở mức 22,4 tấn/ha là do đa số nông dân đều chuyển đổi từ đất hai vụ lúa hay từ các gò đất trồng các loại cây khác sang trồng thanh long nên phần lớn các nhà vườn trồng thanh long chưa có kinh nghiệm gieo trồng cũng như chưa có các biện pháp tốt để xử lý dịch bệnh. Vì vậy mà diện tích gieo trồng thường cao hơn nhiều so với diện tích thật sự thu hoạch. Đó chính là lý do năng suất cao nhưng nông dân trồng thanh long vẫn chưa hết lo lắng cho lợi nhuận của mình. Năm 2007, diện tích gieo trồng thanh long là 9.277 hecta, cao hơn năm 2006 là 1.647 hecta, tăng 0,22% so với diện tích năm 2006. Sản lượng năm nay cao hơn năm 2006 là 3.650 hecta, tương ứng cao hơn 0,03%. Nhưng năng suất đạt 18,6 tấn/ha vì diện tích thu hoạch chỉ có 7.000 hecta. Tuy trồng thanh long đạt được năng suất cao và sản lượng thu hoạch được cũng không ngừng tăng lên nhưng diện tích thật sự thu hoạch bao giờ cũng cao hơn diện tích gieo trồng. Mặc dù vậy nông dân trồng thanh long vẫn đạt được lợi nhuận khá cao từ các trụ thanh long nên diện tích gieo trồng thanh long vẫn không ngừng tăng lên. Tính đến hết năm 2008 và đầu năm 2009 diện tích gieo trồng thanh long ở Bình Thuận đã lên đến 10.000 hecta với mức sản lượng là 187.500 tấn. Tăng 723 hecta, tương đương tăng 0,05% so với diện tích gieo trồng năm 2007 và sản lượng tăng 57.050 tấn, tăng 0,44% so với sản lượng năm 2007. Năng suất năm 2008 là 20,8 tấn/ha với diện tích thu hoạch là 9.000 hecta. Do nông dân đua nhau gieo trồng thanh long tràn lan nhưng lại không thống nhất kỹ thuật trồng, cũng chưa áp dụng những kỹ thuật công nghệ vào trồng thanh long nên năng suất vẫn chưa thể đạt được tối đa. Thanh long tại Tiền Giang. Tính đến hết năm 2008, vùng đồng bằng sông Cửu Long có trên 3.500 hecta diện tích gieo trồng thanh long. Trong đó, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang chiếm khoảng 2.500 hecta với mức sản lượng tương đối cao nhưng quan trọng hơn là giá thanh long tại đây đã tăng gấp hai lần so với giá thanh long năm 2007. Hiện nay, tại Quơn Long – Xã trồng chuyên canh cây thanh long của huyện Chợ Gạo, người dân bán thanh long tại vườn với giá từ 13.000-14.000 đồng/kg. Giá thanh long tăng cao là do đến cuối năm 2008 đầu năm 2009 thời tiết se lạnh, phương pháp xông đèn cho cây ra hoa trái vụ không đạt hiệu quả. Thêm vào đó, tỉnh Bình Thuận là tỉnh có diện tích gieo trồng thanh long cao nhất nước ta thì thời tiết cũng lạnh và hanh khô nên sản lượng thanh long cho trái nghịch vụ cũng không nhiều, nhu cầu về thanh long lại tăng chứ không giảm nên đã góp phần làm tăng giá thanh long tại Tiền Giang. Thanh long tại Long An. Ở Việt Nam, trái thanh long đã có từ rất lâu. Ngày trước, thanh long chỉ là cây trồng trên đất cằn thiếu nước ở vùng Bình Thuận, hoặc được trồng trên bờ mương, bờ thửa hay trên mảnh đất gò ở vùng Chợ Gạo. Khoảng 15 năm trở lại đây, do trái thanh long được tiêu thụ mạnh ở miền Bắc và xuất khẩu sang một số nước nên nhà nước, doanh nghiệp khuyến khích phát triển diện tích vùng trồng thanh long liên huyện ở Bình Thuận, Tân Trụ (Long An) và Chợ Gạo (Tiền Giang). Nhưng ở Long An, do nhân dân vẫn chưa quen với loại cây ăn quả mới này nên tuy có nhiều nông dân thay đổi từ trồng lúa hay các loại cây ăn quả khác sang trồng thanh long nhưng vẫn rất thưa thớt. Do chưa quy hoạch được vùng trồng thanh long nên khó cho thương lái tổ chức thu gom trái chín. Lúc khan hàng xuất khẩu thì giá tăng cao ngất ngưỡng, còn lúc ế hàng dội chợ thì thanh long để chín rục ngoài vườn, không ai thu hoạch. Thêm vào đó, bệnh thối trái lại bắt đầu xuất hiện ở cây thanh long làm cho các nhà vườn hoang mang, không biết phải xử lý thế nào với dịch bệnh. Nhưng khi thấy được lợi nhuận từ việc xuất khẩu thanh long nhà nước bắt đầu khuyến khích và giúp đỡ nông dân trồng thanh long về mặt kỹ thuật trồng cũng như quy hoạch. Vì vậy mà cho đến nay ở Long An đã có hơn 1.000 hecta gieo trồng thanh long với năng suất bình quân từ 12-15 tấn/ha, và cho lãi bình quân 50 triệu đồng/ha. Thanh long tại một số tỉnh khác. Cây thanh long trên đất Long Khánh. Dù được trồng trên vùng đất bạc màu nhất trên địa bàn thị xã Long Khánh, cây thanh long vẫn được một số hộ đánh giá cao về hiệu quả kinh tế của nó so với những loại cây hiện đang chiếm ưu thế. Cây thanh long là loại cây leo đã được trồng từ lâu trên đất Long Khánh. Với thổ nhưỡng, và khí hậu có lẽ phù hợp và thuận lợi với loại cây thuộc họ “xương rồng” này, nên thanh long phát triển khá tốt, chất lượng và năng suất cũng khá cao. Trước đây, giá thanh long quá rẻ không đủ sức cạnh tranh với những loại cây khác trên địa bàn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít…nên ít ai nghĩ đến việc đưa thanh long vào canh tác, làm nguồn phát triển kinh tế nông nghiệp chính của gia đình, mà chỉ trồng vài dây để ăn, trưng bày trong nhà nhân các ngày lễ, ngày rằm, theo phong tục, tập quán…Thực tế hiện nay, trên địa bàn thị xã Long Khánh nhiều hộ nông dân đã có hướng chuyển sang trồng cây thanh long nhất là những hộ đang canh tác ở những vùng đất bạc màu, có pha nhiều sỏi, cát, đá. Cây thanh long tại Bến Tre. Bến Tre vốn là một vùng đất rất kén cây trồng vì đây là vùng đất ven biển lại bị nhiễm phèn. Nhưng khi nông dân ở đây quyến định trồng thanh long thì lại tăng thu nhập lên đáng kể, càng trồng cây càng tươi tốt và cho trái mỗi lúc một nhiều hơn. Do cây thanh long rất dễ làm quen với đất và cũng không tốn nhiều chi phí phân bón và cũng không đòi hỏi cao về kỹ thuật nên nó đã dần trở thành loại cây trồng chính của những nông dân ở đất Bến Tre này. Hiện nay, một cây thanh long trung bình cho trái 80-100 kg/năm với giá bán 8.000-10.000 đồng/kg. Chất lượng thanh long tại Việt Nam hiện nay. Trước đây, khi cây thanh long mới chỉ được trồng vài dây ở một số vùng Bình Thuận hay trên các gò đất ở Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang với mục đích chỉ để ăn hay trưng bày trên bàn thờ vào những dịp lễ, ngày rằm theo phong tục tập quán thì chưa ai chú ý đến chất lượng hay cách chăm sóc và trồng loại cây này. Nhưng sau này khi nhu cầu về cây thanh long tăng lên, trồng cây thanh long bắt đầu có lợi nhuận thì nông dân đã chú trọng hơn về phòng trừ dịch bệnh hại cây và kích thích cho cây ra hoa trái vụ. Khi cây thanh long bị bệnh thối trái do những con kiến rịn nhỏ bé, một số ít nông dân do sợ lợi nhuận giảm hay có thể sẽ bị lỗ nặng nếu không bán được những trái thanh long đã bị thối. Nên thay vì dùng bã sinh học an toàn để diệt lũ kiến, họ lại dùng thuốc trừ sâu phun khắp vườn khiến cho dư lượng thuốc trừ sâu tồn lâu trong trái chín. Những người ăn phải những trái thanh long này sẽ rất có hại cho sức khỏe, có thể bị những triệu chứng nhẹ như đau bụng hay tiêu chảy. Nếu ăn nhiều những trái thanh long có dư lượng thuốc trừ sâu này sẽ có thể dẫn tới bệnh ung thư. Nhưng những hành động thiếu đạo đức này cũng chỉ là của một số nhỏ nông dân nên cũng nhanh chóng được loại trừ nhờ một số biện pháp của nhà nước. Khi trái thanh long bắt đầu được xếp vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu thì chất lượng của trái thanh long lại càng được xem trọng. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có hơn 560 hecta sản xuất thanh long được phía Mỹ cấp mã vùng và ngoài diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn EurepGAP, VietGAP (tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và môi trường)… việc trồng thanh long an toàn đã được các nhà vườn và doanh nghiệp tích cực hưởng ứng. Đa số nông dân ở Bình Thuận đã và đang triển khai các biện pháp để tăng thời gian bảo quản, đảm bảo chất lượng trái thanh long trong quá trình từ khâu thu hoạch, phân loại xử lý rửa trái, chiếu xạ, đóng gói và vận chuyển thanh long để còn giữ được thương hiệu thanh long Bình Thuận đến tiêu thụ được tại các thị trường khó tính. Giá thanh long tại Việt Nam. Do nhu cầu của mọi người về mặt hàng thanh long ngày càng tăng và nhà nước cũng đang khuyến khích xuất khẩu thanh long nên giá thanh long liện tục tăng. Đó cũng là lý do khiến các nhà vườn áp dụng các phương pháp giúp kích thích cây thanh long cho ra hoa trái vụ. Bởi vì cho ra hoa trái vụ cần phải tốn nhiều chi phí hơn cho năng lượng điện nên giá của thanh long trái vụ thường cao gấp 3-4 lần thanh long chính vụ. Bảng 2: GIÁ THANH LONG TẠI VIỆT NAM Đvt: đồng/kg. Năm Giá Chính vụ Trái vụ 2006 2.000 – 4.000 4.000 – 8.500 2007 3.300 – 4.200 8.000 – 10.000 2008 4.000 – 4.500 15.000 – 22.000 Nguồn: Tổng cục thống kê. Từ năm 2006, thanh long đã được hầu hết các nhà vườn ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An chọn làm loại cây trồng chính cho mảnh đất của mình và trồng thanh long cũng là nguồn thu nhập chính của những nông dân ở đây. Do thanh long đã được trồng tương đối nhiều nên chính vụ giá chỉ khoảng 2.000-4.000 đồng/kg. Có lúc giá lên đến 4.000 đồng/kg là vì cầu thanh long lớn hơn cung. Đối với thanh long cho quả trái vụ thì giá khoảng 4.000-8.500 đồng/kg. Giá của thanh long trái vụ cao hơn chính vụ không chỉ vì tốn nhiều chi phí hơn mà còn do không phải nông dân nào cũng có các phương pháp tốt để xử lý cho cây ra hoa trái vụ. Cho nên, trái vụ thường nguồn hàng thanh long sẽ ít hơn chính vụ vì vậy mà giá thanh long trái vụ luôn cao hơn chính vụ. Năm 2007, nước ta vừa mới gia nhập WTO nên thanh long ruột trắng của ta phải cạnh tranh với những giống thanh long ruột đỏ, ruột vàng hay ruột tím du nhập từ những nước khác. Vì vậy tuy giá thanh long có tăng nhưng tăng không đáng kể. Năm 2007, giá thanh long của nước ta ở mức bình quân từ 3.300-4.200 đồng/kg trong chính vụ và 8.000-10.000 đồng/kg trái vụ. Giá cao hơn năm 2006 khoảng 1.000 đồng/kg trong chính vụ và cao hơn từ 1.500-4.000 đồng/kg trái vụ. Tức là năm 2007, chính vụ giá tăng từ 0,05%-0,65%, còn trái vụ giá tăng từ 0,18%-1% so với giá năm 2006. Năm 2008, nhà nước khuyến khích các nhà vườn trồng thanh long để xuất khẩu nên sản lượng thanh long thu hoạch được chủ yếu ưu tiên cho xuất khẩu. Cũng trong năm này, tại Bình Thuận – Tỉnh có diện tích gieo trồng và sản lương thanh long cao nhất Việt Nam, đã có một hợp tác xã sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu (EurepGAP) được Tổ chức Giám sát quốc tế IMO công nhận. Vì vậy mà năm 2008 nước ta đã có rất nhiều các lô hàng thanh long xuất sang các nước khác, nhất là thị trường khó tính là nước Mỹ. Do đó, thanh long trong nước trở nên khan hiếm hàng đã đẩy giá thanh long trong nước lên rất cao. Chính vụ giá từ 4.000-4.500 đồng/kg, trái vụ giá từ 15.000-22.000 đồng/kg. Vì thanh long xuất khẩu trong trái vụ nên giá chính vụ có tăng nhưng tăng không nhiều chủ yếu là giá tăng trong trái vụ. Năm 2008, giá chính vụ tăng từ 300-700 đồng/kg, tương ứng tăng 0,07%-0,21%. Trái vụ giá tăng từ 7.000-12.000 đồng/kg, tương ứng tăng từ 0,88%-1,2% so với giá năm 2007. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÂY THANH LONG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH. Những vấn đề chung. Một số khái quát chung trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra các loại lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội và còn có một bộ phận đáng kể được xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp bao gồm hai ngành sản xuất chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra để bảo quản sản phẩn và tăng giá trị của sản phẩn nông nghiệp thì trong ngành nông nghiệp nói chung và trong doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng còn có hoạt động chế biến mang tính chất công nghiệp. Nếu đứng trên gốc độ tổ chức quản lý và kỹ thuật sản xuất thì hoạt động này cũng được xem là ngành sản xuất độc lập: Ngành chế biến. Như vậy, hoạt động sản xuất trong ngành sản xuất nông nghiệp được phân loại thành ba hoạt động chính: trồng trọt, chăn nuôi và chế biến. Bên cạnh các hoạt động chính nêu trên, trong ngành nông nghiệp còn có những hoạt động sản xuất phụ có tính đặc thù để phục vụ cho hoạt động chính như: Sản xuất phân bón, thực hiện công việc vận chuyển, làm đất, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm…Các hoạt động này cũng hết sức cần thiết và quan trọng, nó có thể được tổ chức thành những đơn vị hạch toán độc lập để phục vụ cho nội bộ ngành hoặc thành những đội sản xuất (phân xưởng sản xuất) riêng để phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp được thực hiện bởi nhiều loại hình khác nhau từ kinh tế phụ gia đình đến các hộ cá thể chuyên sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. Nếu xét về mặt sở hữu thì doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp bao gồm cả những loại hình thuộc sở hữu nhà nước, thuộc sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, còn nếu xét về mặt tổ chức thì nó cũng rất đa dạng bao gồm từ cấp tổng công ty, các loại công ty, hợp tác xã sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân. Nói chung về mặt sở hữu và hình thức tổ chức thì các loại hình doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp cũng giống như những ngành sản xuất khác. Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh tại doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm một số khoản như: con giống (cây trồng), thức ăn gia súc, thuốc thú y, hay là nước tưới, phân bón, đồng thời chi phí phát sinh cũng không đồng đều mà có những thay đổi phù hợp với từng thời kỳ phát triển của vật nuôi (cây trồng). Giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Đặc điểm. Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất khác với các ngành khác ở một số đặc điểm sau: Hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai (tư liệu sản xuất cơ bản chủ yếu) và không thể thay thế được. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất đai gắn liền với phạm vi, địa hình, độ phì cũng như các điều kiện tự nhiên khác như: thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước… Đối tượng sản xuất là các cây con có quy luật phát sinh, phát triển hết sức riêng biệt. Đặc điểm này tạo nên tính đa dạng và phức tạp trong tổ chức theo dõi việc đầu tư chi phí gắn liền với từng đối tượng cụ thể để phục vụ cho việc phát triển cơ cấu cây trồng; đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và xác định kết quả hoạt động. Sản xuất mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều mặt vào điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu…), thời gian lao động nhỏ hơn thời gian sản xuất và mức hao phí lao động có sự khác biệt lớn trong từng giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất. Đặt điểm này làm cho việc phát sinh và hình thành chi phí không có tính chất ổn định mà có sự chênh lệch rất lớn trong từng thời kì phát triển của cây trồng. Nó đòi hỏi phải có phương pháp theo dõi và phân bổ thích ứng nhằm phản ánh đúng đắn chất lượng hiệu quả cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ hạch toán. Tổ chức tốt chi phí sản xuất (xác định đối tượng chịu chi phí, chọn lựa các phương pháp phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách về hạch toán chi phí). Xác định giá thành sản phẩm, phân tích các yếu tố cần giảm trong một đơn vị sản phẩm để đưa ra biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm. Cung cấp báo cáo về tình hình sản xuất cho các bộ phận liên quan và ban lãnh đạo để có quyết định kịp thời. Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí. Đối tượng tập hợp chi phí. Tuỳ theo đặc điểm của tổ chức sản xuất về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: Loại sản phẩm. Nhóm sản phẩm. Đơn đặt hàng. Giai đoạn sản xuất. Phân xưởng sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và kinh phí công đoàn tính vào chi phí theo quy định. Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng trang trại sản xuất, chi phí sản xuất chung gồm các khoản: chi phí nhân viên trang trại, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất dùng ở trang trại, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở trang trại, chi phí dụng cụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền ở trang trại. Công thức xác định giá trị sản phẩm dở dang trong ngành sản xuất trồng cây thanh long. Chi phí sản xuất của cây thanh long liên quan đến diện tích thu hoạch trong năm và diện tích sẽ thu hoạch của năm sau. Do đó, để xác định được giá thành sản phẩm hoàn thành cần phải xác định chi phí sản xuất chuyển sang năm sau. Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau Chi phí năm trước chuyển sang Chi phí sản xuất phát sinh trong năm Chi phí thu hoạch trong năm Tổng diện tích thu hoạch trong năm và chưa thu hoạch chuyển sang năm sau Diện tích chưa thu hoạch chuyển sang năm sau Đối tượng tính giá thành và công thức tính giá thành. Sản phẩm chính: trái thanh long. Cây thanh long là loại cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần có đặc điểm là chi phí làm đất và gieo trồng phát sinh trong một kỳ nhưng liên quan đến nhiều kỳ thu hoạch. Đo đó, để phản ánh hợp lý chi phí vào cấu thành của giá thành sản phẩm cần phải phân bổ các khoản chi phí này cho các kỳ thu hoạch dự kiến. Chi phí làm đất và gieo trồng thực tế phát sinh Số kỳ thu hoạch dự kiến (năm) Mức phân bổ cho từng kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong năm Chi phí sản xuất dở dang đầu năm Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong năm Chi phí sản xuất chuyển sang năm sau Giá trị sản phẩm phụ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong năm Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong năm Giá thành đơn vị sản phẩm Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản sử dụng. Chi phí làm đất và gieo trồng do liên quan đến nhiều kỳ nên phải tập hợp qua tài khoản 1421 TK 1421 – Chi phí trả trước. TK 154 – Sản xuất trồng trọt. TK 155 – Giá thành sản phẩm. TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627 – Chi phí sản xuất chung. TK 632 – Giá vốn hàng bán. Sơ đồ hạch toán. TK 155, TK 621 TK 154 157, 632 Tập hợp chi phí nguyên Giá thành sản vật liệu trực tiếp (giai phẩm hoàn thành đoạn chăm sóc và thu hoạch) Kết chuyển TK 622 Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 627 TK 621, 111 Phân bổ chi phí Giá thành sản làm đất và gieo trồng phẩm phụ Tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung khác Hạch toán. Tại một trang trại thanh long ở Bình Thuận có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là: 20.000.000 đ. Trong kỳ, trang trại trồng mới 30 hecta thanh long, phát sinh các chi phí sau: - Chi phí làm đất thanh long thực tế phát sinh là 200.000.000 đ, trả bằng tiền mặt. Nợ TK 1421: 200.000.000 đ Có TK 111: 200.000.000 đ Nợ TK 627: 12.500.000 đ Có TK 1421: 12.500.000 đ - Chi phí gieo trồng cho 30 hecta thanh long trồng mới chi bằng tiền mặt là 600.000.000 đ. Nợ TK 1421: 600.000.000 đ Có TK 111: 600.000.000 đ Nợ TK 627: 37.500.000 đ Có TK 1421 37.500.000 đ - Chi tiền mặt để tưới và làm cỏ cho những cây thanh long trồng mới là 300.500.000 đ Nợ TK 621: 300.500.000 đ Có TK 111: 300.500.000 đ Chăm sóc và thu hoạch 50 hecta thanh long. - Các chi phí chăm sóc những cây thanh long đã trồng trong kỳ. Chi phí tưới và hong đèn cho cây: 310.000.000 đ, chi bằng tiền mặt. Chi phí phân bón: 100.000.000 đ Chi phí thuốc trừ sâu: 64.000.000 đ Nợ TK 621: 474.000.000 đ Có TK 111: 310.000.000 đ Có TK 152: 164.000.000 đ Trang trại đã thuê ngoài thu hoạch, tổng chi phí là 200.000.000 đ, trang trại vẫn chưa trả khoản này. Nợ TK 621: 200.000.000 đ Có TK 331: 200.000.000 đ Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp chăm sóc và thu hoạch cây là 400.000.000 đ. Nợ TK 622: 400.000.000 đ Có TK 334: 400.000.000 đ Trang trại trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn theo quy định đưa vào chi phí. Nợ TK 622: 76.000.000 đ Có TK 338: 76.000.000 đ Chi phí sản xuất chung phát sinh tại trang trại gồm: Xuất kho công cụ dụng cụ sử dung: 15.000.000 đ Khấu hao tài sản cố định: 50.000.000 đ Tiền điện, điện thoại, nước phải trả theo hóa đơn giá trị gia tăng là 150.000.000 đ, thuế suất 10%. Các chi phí khác trả bằng tiền mặt là 10.00.000 đ Nợ TK 627: 225.000.000 đ Nợ TK 133: 15.000.000 đ Có TK 153: 15.000.000 đ Có TK 214: 50.000.000 đ Có TK 331: 165.000.000 đ Có TK 111: 10.000.000 đ Cuối kỳ, trang trại thu hoạch được 1.000 tấn thanh long. Tập hợp chi phí, kết chuyển qua tài khoản 154 và tính giá thành. Nợ TK 154: 1.725.500.000 đ Có TK 621: 974.500.000 đ Có TK 622: 476.000.000 đ Có TK 627: 275.000.000 đ Chi phí sản xuất dở dang chuyển sang năm sau: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong năm: 20.000.000 + 1.725.500.000 – 579.562.500 = 1.165.937.500 Giá thành 1 kg thanh long. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRỒNG CÂY THANH LONG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. Thổ nhưỡng, khí hậu. Cây thanh long là loại cây có sức sống kiên cường, có thể sống ở mọi loại đất. Nó có thể sống một cách mạnh mẽ ở đất bằng, đất đồi, đất dốc, và cả đất núi đá sỏi. Tuy nhiên ở mỗi loại đất sẽ có các kỹ thuật trồng như cách làm đất, đặt hom… khác nhau. Khi các nhà vườn thanh long kích thích cho cây ra hoa trái vụ, họ thường dùng đèn để hong nhưng nếu thời tiết có mưa thì lại phải đợi đến hết mưa hong lại lần nữa, dẫn đến tốn nhiều chi phí. Cây thanh long là cây ưa nắng, cây nhận được càng nhiều nắng thì cho trái càng nhiều. Tình hình sâu bệnh. Tính đến đầu năm 2008 thì ở cây thanh long chưa có bệnh gì nghiêm trọng, chỉ có một số sâu bệnh gây hại nhẹ và đều có cách phòng trừ. Một số bệnh thường gặp ở cây thanh long như: Kiến: cắn, đục khoét hom, cành non, tai lá gây tổn thương vỏ trái, làm mất giá trị thương phẩm. Rầy mềm: gây hại trên hoa và trái thanh long, chúng chích hút nhựa để lại một vết chích nhỏ trên trái làm trái khi chín bị mất màu đỏ tự nhiên. Ruồi đục trái: gây hại cho hoa và trái. Bệnh thối đầu cành: do các loài nấm họ Alternaria làm ngọn chuyển màu vàng sau đó bị thối. Bệnh đốm nâu thân cành: do nấm Gloeosporium agaves đốm tròn như mắt cua, nếu tập trung thì kéo dài thành vệt trên cành. Bệnh nám cành: do nấm Macssonina agaves. Trên thân cành có một lớp màng mỏng màu xám tro, nhám. Ngoài ra còn một số bệnh sinh lý như rụng nụ do đã bón quá nhiều phân hoặc bón không đầy đủ, mất cân đối, hiên tượng nứt vỏ do thời tiết khô hạn sau đó mưa nhiều làm ruột quả phát triển mạnh hoặc teo trái lâu ngày. Đến cuối năm 2008, đầu năm 2009, ở cây thanh long xuất hiện một bệnh lạ mà đến giờ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn chưa biết đó là bệnh gì. Trái thanh long sau khi thu hoạch không bao lâu thì bị nhũn, chảy nước và có mùi hôi. Đây là lần đầu tiên bệnh lạ này xuất hiện ở cây thanh long. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM LÀM GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÂY THANH LONG MÀ VẪN ĐẠT ĐƯỢC LỢI NHUẬN CAO Cây thanh long là loại cây dễ trồng ở nhiều loại đất khác nhau, thậm chí ở những nơi đất bạc màu hay đất bị nhiễm phèn. Tuy nhiên, để trồng được 1 hecta thanh long nông dân phải bỏ ra số vốn ít nhất là 50-60 triệu đồng, đó là chưa tính đến một số chi phí phát sinh khác. Và sau khoản 3 năm mới thu lại được vốn. Do đó, các nhà vườn khi bắt đầu trồng thanh long phải biết rõ về kỹ thuật trồng và phải cẩn thận khi mua giống phải chọn giống tốt, không bị bệnh. Thanh long trong chính vụ thì giá rẻ nhưng trong trái vụ thì nhu cầu về thanh long của người dân lại tăng nên cứ cuối mùa thanh long thì giá lại tăng lên gấp 2-3 lần. Vì vậy mà các nhà vườn trồng thanh long bắt đầu tìm cách kích thích để thanh long ra hoa trái vụ bằng cách dùng đèn để hong trong khoản 15 đêm. Nhưng dùng đèn hong cần một khoản chi phí không nhỏ cho năng lượng điện hoặc dầu để chạy máy. Như vậy sẽ đẩy giá thành thanh long lên cao hơn và lợi nhuận của nông dân sẽ giảm. Do đó, cần phải tìm ra một phương pháp khác ít tốn chi phí hơn để kích thích cho cây ra hoa trái vụ. Đôi khi cây thanh long dễ dàng mắc một số bệnh do kiến hay rùi đục thân gây ra. Một số nông dân vì tham lợi nhuận sẽ dùng những loại thuốc trừ sâu có hại cho cây. Hoặc là vì lợi nhuận họ sẽ bất chấp đạo đức sử dụng một số phân bón hữu cơ kích thích sinh trưởng hay dùng thuốc trừ cỏ thay vì tốn chi phí thuê nhân công cắt cỏ. Như vậy sẽ làm cho trái thanh long thu hoạch có dư lượng thuốc trừ sâu, gây ra một số bệnh nguy hiểm. Do đó, cần phải có các tổ chức kiểm dịch đi kiểm tra thường xuyên dư lượng thuốc trừ sâu trong trái thanh long. Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tuyên truyền cho các nhà vườn trồng thanh long hiểu rõ về những tác hại nghiêm trọng gây ra cho sức khỏe khi ăn phải thanh long có dư lượng thuốc trừ sâu. Nhà nước, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có những nghiên cứu về các loại giống thanh long mới để có thể tạo ra các cây con giống mới tại Việt Nam hoặc nghiên cứu giúp cho các loại giống nước ngoài quen với thổ nhưỡng và khí hậu của nước ta. Như vậy sẽ giúp cho các nhà vườn trồng thanh long không cần phải tốn quá nhiều chi phí để mua giống từ nước ngoài; Và vì vậy mà chúng ta cũng có thể được thưởng thức các loại thanh long khác của nước ta mà không cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi kinh tế phát triển, cuộc sống và kinh tế gia đình không còn khó khăn, người ta không những có nhu cầu ăn no, ăn ngon, mà còn phải chọn thức ăn tốt cho sức khỏe. Vì vậy, chất lượng của thực phẩm luôn được người mua đặt lên hàng đầu. Nhà nước, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có những chính sách khuyến khích nông dân trồng thanh long theo mô hình trồng sạch, áp dụng những phương pháp trồng theo tiêu chuẩn VietGap, EurepGap. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Cây thanh long là loại cây dễ thích nghi với nhiều loại đất và cũng rất dễ trồng. Nhiều nông dân ở những vùng đất bạc màu, tưởng chừng đã không còn hy vọng gì vào bất kỳ loại lúa hay bất kỳ loại cây nào nhưng nay đã làm giàu nhờ vào trồng thanh long. Mỗi nông dân chỉ cần bỏ ra từ 50-60 triệu đồng chi phí mua giống, làm đất và gieo trồng cho 1 hecta thanh long, với năng suất trung bình từ 20-25 tấn/ha thì chỉ cần sau 3 năm sẽ có thể thu lại vốn. Bình Thuận là tỉnh có diện tích gieo trồng thanh long lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất thanh long ở Bình Thuận chủ yếu vẫn theo quy mô gia đình nhỏ lẻ và chưa có cơ quan chuyên môn nào khuyến cáo, định hướng cho nông dân thành lập các mô hình liên kết sản xuất, kinh tế trang trại chưa nhiều. Vì vậy mà việc quản lý sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn sạch còn gặp nhiều khó khăn. KIẾN NGHỊ Nhà nước và Bộ nông nghiệp – phát triển nông thôn cần có những chính sách cụ thể giúp đỡ, hỗ trợ cho những nông dân trồng thanh long khi có những mùa sâu bệnh, dịch bệnh hại cây vì thanh long vừa dễ trồng ở những vùng đất khắc nghiệt lại vừa là loại cây đang được khuyến khích xuất khẩu. Cũng như cần có những chính sách hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng thanh long để có thể tiết kiệm chi phí, sức lao động và cũng để ổn định chất lượng của trái thanh long. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng cần phải đưa ra những tiêu chuẩn thanh long sạch để nông dân theo đó mà trồng ra những trái thanh long sạch và an toàn để ngày càng nâng cao chất lượng trái thanh long của ta trong lòng mọi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Đức Dũng (2006). Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Thống Kê, TP.HCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm thanh long.doc
Luận văn liên quan