Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Công ty cổ phần việt Tiên Sơn

LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Các thành phần kinh tế đều được tạo mọi điều kiện phát triển và bình đẳng trước phát luật. Trước điều kiện thuận lợi đó, nhiều các loại hình công ty được thành lập như: công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty 100% vốn nước ngoài với nhiều ngành nghề khác nhau rất đa dạng và phong phú. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ kế toán viên lớn mạnh cả về chất và lượng để đáp ứng kịp thời cho sự phát triển kinh tế nói trên. Là một häc sinh sau thời gian học tập và nghiên cứu lý thuyết tại trường thì việc đi xuống các công ty, xí nghiệp để tìm hiểu và làm thực tế là một yêu cầu cần thiết giúp cho häc sinh được cọ sát thực tế. Trước sự tạo điều kiện của nhà trường, của công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn và sự giúp đỡ hướng dẫn của Thầy Nguyễn Hải Hà, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Nội dung bài báo cáo tổng hợp bao gồm các phần sau: Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính : Chuơng I : Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Chương II. Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Chương III. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Công ty cổ phần việt Tiên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hàng tháng lập báo cáo tài chính cho lãnh đạo Công ty và cơ quan thuế. Theo dõi, giám sát công tác của cấp dưới để tránh tình trạng sai sót xảy ra. * Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi và tập hợp số liệu do các kế toán phần hành trong Công ty cung cấp để đến cuối kỳ kế toán lập các báo cáo tài chính có lien quan theo yêu cầu quản lý và theo đúng chế độ kế toán. * Kế toán TSCĐ kiêm kế toán tiền lương: - có nhiệm vụ theo dõi, giám sát giá trị TSCĐ hiện có tại Công ty. Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao, hiện trạng của các TSCĐ, máy móc thiết bị có trong Công ty. - Có nhiệm vụ theo dõi tình hình số lượng lao động hiện có tại công ty, ngày công làm việc…để làm căn cứ tính ra tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, tiền lương, thưởng, tiền ngoài giờ…cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo đúng chế độ mà bộ lao động quy định. * Kế toán kho: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị các loại hàng hoá, thành phẩm, nguyên vật liệu của Công ty. Hàng tháng đến cuối kì phải lập báo cáo Xuất-Nhập-Tồn các loại hàng hoá, vật liệu…chi tiết cho từng loại hàng hoá. * Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quản lý két tiền mặt của Công ty. Theo dõi tiền mặt và tiền gửi hiện có của Công ty. Hàng tháng lập báo cáo thu chi và kiểm kê quỹ tiền mặt, báo cáo tiền gửi… * Kế toán thuế: có nhiệm vụ thu thập toàn bộ các chứng từ có liên quan đến thuế như: hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng… để căn cứ vào đó tính ra số thuế phải nộp của Công ty, số thuế được khấu trừ và các loại thuế khác mà Công ty phải nộp cho Nhà nước theo quy định, hàng tháng phải lập báo cáo thuế * Kế toán viên: Các kế toán viên còn lại có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán chi tiết toàn bộ chi phí và các khoản phát sinh, tình hình thu chi, công nợ và các vấn đề khác có liên quan đến từng dự án. Mỗi kế toán chịu trách nhiệm theo dõi 1 dự án từ đầu cho đến khi hoàn thiện dự án và bàn giao công trình. 2. Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn * Hình thức tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty: Xuất phát từ đặc điểm hoạt động của Công ty, để phù hợp và theo dõi mọi hoạt động tài chính của được chặt chẽ, Công ty áp dụng hình thức hạch toán kế toán theo phương pháp Chứng từ ghi sổ. Trình tự hạch toán được mô tả qua sơ đồ sau: Chứng Từ Gốc Chứng Từ Ghi Sổ Sổ Đăng Kí Chứng Từ Ghi Sổ Sổ Chi Tiết Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Sổ Cái Bảng CĐ Số Phát Sinh Báo Cáo Tài Chính Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ gốc phát sinh, kế toán vào chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết phù hợp dối với từng nghiệp vụ phát sinh, vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Sau đó từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản liên quan, từ sổ kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết. Đến cuối kì căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối các tài khoản phát sinh. Đối chiếu giữa số liệu trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ với số liệu trong bảng cân đối tài khoản xem đã khớp nhau chưa. Sau đó mới dựa vào bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo tài chính liên quan. 3. Hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty sử dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định số 1141QĐ ngày 01/01/1995 của Bộ tài chính đã ban hành. Trong đó sử dụng hầu hết các chứng từ theo quy định bắt buộc như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, các chứng từ về lao động tiền lương,…Ngoài ra Công ty còn sử dụng các loại chứng từ có tính chất hướng dẫn như: giấy đề nghị thanh toán, giấy tạm ứng, biên lai thu tiền… Các chứng từ này được luân chuyển theo trình tự sau: xuất phát từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các chứng từ gốc hợp lý. Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để hạch toán chi tiết các quan hệ kinh tế phát sinh, từ đó vào các sổ chi tiết và tổng hợp liên quan. Cuối cùng là tiến hành lưu giữ và bảo quản chúng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu sau này. 4. Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Cũng giống như hệ thống chứng từ kế toán, Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 1141QĐ ngày 01/01/1995 của bộ tài chính gồm 10 loại từ 0 đến 9. Bên cạnh đó, công ty cũng không sử dụng một số loại tài khoản như: 611, 631, 335 do Công ty hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và không thực hiện trích trước các khoản chi phí. Do đặc điểm của sản xuất và kinh doanh đa dạng nên hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty được chi tiết đến tài khoản cấp III. Ví dụ như TK642 “Chi phí quản lý” được chi tiết thành 642.1, 642.2, 642.3, 642.4 …642.8. Trong đó TK642.8 “Chi tiếp khách” được chi tiết thành: 642.81 “Chi quan hệ đối ngoại, dao dịch.phuc vụ dự án”, 642.82 “Chi phí khác như: chi ốm đau, hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn…. 5. Hệ thống báo cáo sử dụng tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Hiện nay Công ty sử dụng hai loại hệ thống báo cáo là: báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Hệ thống báo cáo tài chính được lập định kì vào cuối các quý bao gồm các loại sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo thuế. Hệ thống báo cáo quản trị được lập hàng tháng ( thường là vào vào cuối tháng) gồm: Báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo kinh doanh, báo cáo thu chi…và một số báo cáo khác theo yêu cầu của nhà quản lý. Hiện nay, công ty cũng đang nghiên cứu, học hỏi và dần dần đưa quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp mới vào áp dụng theo đúng quy định của bộ tài chính đã ban hành. 6. Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty * Kế toán tiền lương: Để hạch toán kế toán tiền lương tại công ty sử dụng một số chứng từ như: Bảng chấm công, Phiếu ghi sản phẩm..sổ sách để theo dõi: Bảng thanh toán Lương, Chứng từ ghi sổ, sổ cái. Tài khoản sử dụng 334 “lương công nhân viên”, 338 “các khoản trích theo lương”,622 “ chi phí NCTT”, 627 “chi phí sản xuất chung”, 641 “chi phí bán hàng”, 642 “chi phí quản lý”…Trình tự hạch toán như sau: cuối tháng căn cứ vào chứng từ gốc (bảng chấm công, phiếu ghi sản phẩm), kế toán lập bảng tính ra tiền lương và các khoản phải trả theo lương cho cán bộ công nhân viên của các phòng ban, khi chi trả lương căn cứ vào các chứng từ chi kế toán vào chứng từ chi sổ, vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, vào sổ cái. * Kế toán TSCĐ: Do tình hình TSCĐ có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện và tính chất khác nhau. Để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán công ty phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: TSCĐ đang sử dụng, TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý. Tài khoản sử dụng: 211 “Tài sản cố định hữu hình”, 213 “ tài sản cố định vô hình”, 212 “tài sản cố định thuê tài chính”, 214 “ hao mòn luỹ kế”…Chứng từ sử dụng: Hoá đơn, Biên bản giao nhận, Bản nghiêm thu kỹ thuật, biên bản thanh lý nhượng bán…Sổ sách sử dụng: Sổ TSCĐ, Bảng tính khấu hao, chứng từ ghi sổ, sổ cái. Trình tự hạch toán như sau: Căn cứ vào các chứng từ gốc (Biên bản giao nhận, hoá đơn,..) kế toán vào chứng từ chi, bảng kê chứng từ chi. Căn cứ vào bảng kê này kế toán vào Chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chưng từ ghi sổ, vào sổ cái các tài khoản liên quan. * Kế toán kho: Sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng, sổ chi tiết vật tư hàng hoá, sổ kho, chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ cái. Trình tự hạch toán được mô tả theo sơ đồ sau: Hoá đơn bán hàng Phiếu nhập kho Chứng từ chi Bảng kê chứng từ chi Giấy xin lĩnh vật tư Phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ đăng kí CTGS Sổ kho Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá Hoá đơn bán hàng Phiếu nhập kho Chứng từ chi Bảng kê chứng từ chi Giấy xin lĩnh vật tư Phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ đăng kí CTGS Sổ kho Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá Hoá đơn bán hàng Phiếu nhập kho Chứng từ chi Bảng kê chứng từ chi Giấy xin lĩnh vật tư Phiếu xuất kho Chứng từ ghi sổ Sổ cái Sổ đăng kí CTGS Sổ kho Sổ chi tiết vật tư, hàng hoá * Kế toán giá thành: Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí NVL TT”, 622 “ Chi phí NCTT”, 623 “Chi phí MTTC”, 627 “Chi phí SXC”, 154 “Chi phí sản xuất dở dang”, 241 “Xây dựng cơ bản dở dang”…Các chứng từ và sổ sách sử dụng: Hoá đơn, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ chi phí NVL,CCDC,bảng phân bổ tiền lương máy thi công, sổ cái các tài khoản. Trình tự hạch toán như sau hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan (các bảng phân bổ, Phiều nhập kho, xuất kho ...) kế toán vào chứng từ ghi sổ liên quan, lập các thẻ tính giá thành tính ra gí thành thực tế sản xuất xây dựng. Từ đó vào các sổ cái tài khoản. 7. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tìm hiểu về tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động của bộ máy kế toán của Công ty tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhận xét riêng như sau: Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty hoạt động có hiệu quả, tổ chức hạch toán và quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể là trong suốt thời gian thành lập đến nay đã được hơn 4 năm, bộ máy kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và chức năng của mình đối với Công ty cũng như đối với các cơ quan Nhà nước như: phòng tài chính, phòng thuế…không để xảy ra sai sót gì, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đánh giá chính xác, sát thực tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời…Song việc giao cho mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm theo dõi, hạch toán từ đầu đến khi kết thúc bàn giao dự án có những ưu và nhược điểm sau: - Ưu điểm: sự phân chia hạch toán như vậy sẽ giúp cho mỗi kế toán chuyên tâm và chịu trách nhiệm cao trong từng dự án, nắm chắc được tình hình cụ thể của từng dự án mà mình được giao. - Nhược điểm: -Do mỗi người phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hạch toán từ đầu đến khi kết thúc và bàn giao công trình dự án nên việc kiểm tra giám sát lẫn nhau ở từng khâu, từng công đoạn hạch toán sẽ giảm. Do đó có thể dẫn đến việc sai sót, gian lận trong hạch toán, công việc của mỗi kế toán viên lớn, đòi hỏi mỗi kế toán viên phải nắm chắc nghiệp vụ và cách hạch toán . ii.thùc tr¹ng tæ chøc kÕ to¸n tËp hîp chi phÝ s¶n xuÊt vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm ë c«ng ty cæ phÇn viÖt tiªn s¬n. 1. Đặc điểm kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Ngành sản xuất sản phẩm xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp, song đây là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt nên mang nhiều nét đặc trưng riêng so với các ngành công nghiệp khác như về tổ chức sản xuất, quy trình sản xuất…cũng như tiêu thụ sản phẩm. Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung và công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Cụ thể: Một đặc trưng nổi bật của ngành là : địa bàn hoạt động thường rất rộng, luôn thay đổi theo địa bàn thi công công trình, dự án. Bản thân Công ty không thể tự quyết định được vị trí của mỗi công trình, dự án. Do đó, việc quản lý chi phí phát sinh là việc hết sức khó khăn. Nếu chi phí mà không được quản lý tốt và phân bổ một cách hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, điều vô cùng quan trọng đối với ngành xây lắp. Bởi nếu không cạnh tranh được với các đối thủ về mặt giá thành sản phẩm thì khó mà có thể giành được các hợp đồng trong khi tham gia đấu thầu. Mặt khác, do hoạt động xây lắp diễn ra ở ngoài trời nên chịu sự tác động lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu đến tiến độ thi công công trình, chất lượng công trình cũng như chi phí phát sinh thêm. Đây là yếu tố khách quan nhưng Công ty cũng cần phải chú ý tính toán để giảm đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra để tránh lãng phí. Sản phẩm sản xuất của ngành xây lắp mang tính chất đơn chiếc, sản phẩm hoàn thành là các công trình, hạng mục công trình, dự án. Mỗi sản phẩm có đặc điểm riêng về thiết kế kỹ thuật, kết cấu, quy mô, địa điểm xây dựng…Do vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tập hợp riêng và tính riêng cho từng công trình, hạng mục công trình, dự án. Xuất phát từ các đặc trưng ngành như: quá trình thi công lâu dài, phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc… Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán, tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn các khoản chi phí sản xuất được theo dõi và hạch toán riêng theo từng công trình, hạng mục công trình, dự án. Mỗi công trình, dự án đều được mở các sổ chi tiết riêng để tập hợp và theo dõi từng khoản chi phí phát sinh. Chi phí sản xuất bao gồm các loại sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Để minh hoạ cho bài viết của mình em xin lấy số liệu thực tế của công trình nhà lên men thuộc dự án xây dựng nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi thành phân vi sinh (hay còn gọi tắt là DA3). Công trình xây dựng nhà lên men được tiến hành thi công vào tháng 12 năm 2005 và hoàn thành vào cuối tháng 3 năm 2006. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn như sau: Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Sổ cái TK621, 622, 623, 627, 154 Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK621, 622, 623, 627, 154 Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc - Phiếu xuất kho - Bảng thanh toán lương - Hợp đồng thuê máy - Hoá đơn điền nước.. 2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: * Đặc điểm: Xuất phát từ đặc thù riêng của lĩnh vực xây lắp là: chi phí sản xuất lớn, địa điểm tổ chức hoạt động sản xuất thường ở xa Công ty và thay đổi thường xuyên, thời gian tiến hành kéo dài…Vì vậy mà kế toán tập hợp chi phí nói chung và kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nói riêng có nhiều nét khác so với các lĩnh vực sản xuất thông thường. Cụ thể: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất xây lắp có giá trị lớn, rất lớn thường chiếm từ 60% đến 65% giá thành sản phẩm hoàn thành. Do vậy, việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán riêng cho từng công trình, dự án theo giá thực tế của loại vật liệu đó. Đơn giá nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh, tức là nhập với giá nào thì xuất theo giá đó. Mặt khác, do khối lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho mỗi công trình, dự án lớn, rất lớn nên vấn đề kho chứa và bảo quản nguyên vật liệu hết sức phức tạp và khó khăn. Để thuận tiện cho việc thi công các công trình, dự án nhằm đảm bảo đáp ứng đủ và kịp thời vấn đề nguyên vật liệu cho các công trình, tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn tiến hành tổ chức kho vật tư ngay tại công trường. Song để giảm bớt hệ thống kho vật tư và chi phí bảo quản, chi phí trông coi nguyên vật liệu, Công ty áp dụng hình thức ký hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyển nguyên vật liệu với các nhà cung cấp để họ cung cấp và vận chuyển nguyên vật liệu cho Công ty đến tận chân từng công trình, dự án theo tiến độ xây dựng. Điều này giúp cho công ty giảm bớt được một khoản chi phí kho chứa, chi phí bảo quản, chi phí trông coi, làm giảm giá thành sản phẩm, tiện lợi trong sản xuất. * Nội dung: Tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ trực tiếp cho việc thi công công trình, dự án (không bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho máy thi công) và được phân loại theo vai trò và tác dụng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Cụ thể: - Nguyên vật liệu chính gồm: cát, sỏi, đá, xi măng, sắt, thép, gạch, gói… - Nguyên vật liệu phụ gồm: sơn, ve, phụ gia bê tông… - Công cụ dụng cụ gồm: cốt pha các loại, xà gồ, gỗ ván… Tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn không tổ chức phòng kế toán độc lập cho từng công trình mà mỗi công trình chỉ có một thủ kho, ban cung ứng vật tư theo dõi và có nhiệm vụ tập hợp các hoá đơn có liên quan sau đó chuyển về cho kế toán tại công ty để tiến hành hạch toán và vào sổ. Tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, công ty căn cứ vào kế hoạch và tiến độ công trình, dự án theo dự toán đã được duyệt và kế hoạch cung ứng vật tư để đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ. Ngoài ra đối với các nguyên vật liệu nhỏ lể thì Công ty tự tổ chức thu mua. Khi vật tư về đến kho của đội, thủ kho lập phiếu nhập kho căn cứ vào hoá đơn bán hàng. Hàng ngày, kế toán công trình tập hợp các phiếu nhập kho do thủ kho gửi đến để ghi số tiền và ghi sổ sách kế toán. Đối với những loại nguyên vật liệu như: cát, vôi, sỏi thì thủ tục nhập kho chỉ mang tính hình thức. Trong thực tế, các loại vật tư đó khi mua về thường đưa thẳng đến chân công trình, nên khi kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho thì đồng thời cũng lập luôn phiếu xuất kho. *Phương pháp: Để theo dõi và và hạch toán chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm xây lắp, công ty cũng sử dụng TK621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để theo dõi và hạch toán. TK621 được mở chi tiết cho từng công trình, dự án. Tài khoản 621 không có số dư cuối kì. Căn cứ vào các “Hoá đơn bán hàng” của các nhà cung cấp, thủ kho cùng với bộ phận cung ứng vật tư của công trình tiến hành lập “Phiếu nhập kho”. Phiếu nhập kho được lập riêng cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ và lập riêng cho mỗi lần nhập. Kế toán căn cứ vào các phiếu nhập kho của thủ kho công trình gửi về tiến định khoản và ghi số tiền trên phiếu nhập kho. Biểu số 1 CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ PHẨM HẢI DƯƠNG CHI LĂNG-NGUYỄN TRÃI-TP HẢI DƯƠNG MST: 0800009770 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2 giao khách hàng Ngày 9 tháng 3 năm 2007 Mẫu số: 01GTKT-3LL KP/2005B 0063232 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng công nghệ phẩm Chí Linh - Hải Dương Địa chỉ: Sao Đỏ - Chí Linh - Hải Dương Số tài khoản: 421.101.110011 Ngân hàng nhà nước Chí linh Điện thoại:……………………MS: 0 8 0 0 0 0 9 7 7 0 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Trọng Nhỡn Tên đơn vị: Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Địa chỉ: Quán Sui - Cộng Hoà - Chí Linh - Hải Dương Số tài khoản:………………………… Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0 8 0 0 2 8 0 2 7 5 STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn gía Thành tiền 1 2 Thép F 18-22 Thép F 6 Kg Kg 6500 169 7400 6900 48.100.000 1.166.100 Cộng tiền hàng 49.266.100 Thuế suất GTGT 5 % Tiền thuế GTGT: 2.463.305 Cộng tiền thanh toán 51.729.405 Số tiền viết bằng chữ : (Ba mươi triệu hai trăm sáu mốt nghìn đồng chẵn) Người mua hàng (Đã ký) Người bán hàng (Đã ký) Thủ trưởng đơn vị (Đã ký) Biểu số 2 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men-DA 3 PHIẾU NHẬP KHO Ngày 12 tháng 3 năm 2007 Số: 80 Mẫu số 01 – VT Nợ TK152: 49.266.100 Nợ TK133: 2.463.305 Có TK 111: 51.729.405 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Quốc Bảo Nhập tại kho: DA 3 TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực nhập 1 2 Thép F 18-22 Thép F 6 Kg Kg 6500 169 6500 169 7400 6900 48.100.000 1.166.100 Cộng 49.266.100 Đội trưởng (Đã ký) Bộ phận cung ứng (Đã ký) Người giao hàng (Đã ký) Thủ kho (Đã ký) Tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, quản lý công trình và đội trưởng đội thi công là người trực tiếp theo dõi tiến độ thi công công trình. Vì vậy, khi cần nguyên vật liệu cho thi công công trình, quản lý công trình và đội trưởng sẽ báo với bộ phận kho xin cấp vật tư, nguyên vật liệu theo yêu cầu. Khi có yêu cầu cấp vật tư, công cụ dụng cụ, thủ kho sẽ tiến hành xuất kho, căn cứ vào số lượng xuất thủ kho lập phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Biểu số 3 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men-DA 3 PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20 tháng 3 năm 2007 Số: 95 Mẫu số 01 – VT Nợ TK621: 18.161.100 Có TK 152: 18.161.100 Họ tên người nhận hàng: Phạm Thị Thoa Xuất tại kho: DA 3 TT Tên vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 Xi măng Phúc Sơn PCb30 Thép F18-22 Thép F 6 Tấn Kg Kg 9 1.500 169 9 1.500 169 655.000 7.400 6900 5.895.000 11.100.000 1.166.100 Cộng 18.161.100 Đội trưởng (Đã ký) Bộ phận cung ứng (Đã ký) Người giao hàng (Đã ký) Thủ kho (Đã ký) Hàng tháng (vào cuối tháng) căn cứ vào các phiếu xuất kho, nhập kho ngoài công trường gửi về kế toán công trình lập Chứng từ ghi sổ. Mỗi chứng từ ghi sổ được mở riêng cho từng loại chi phí của từng công trình. VD Tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu dùng cho công trình nhà lên men thuộc Dự án dựng nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi thành phân vi sinh (DA3) được mở một chứng từ ghi sổ, các phiếu xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ cho thi công công trình được mở một chứng từ ghi sổ. Biểu số 4 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 11 Ngày 30 tháng 3 năm 2007 Chứng từ Trích yếu SHTK Số Tiền SH NT Nợ Có ……………. …… …… ……….. 91 10/3 Xuất xi măng cho thi công công trình nhà lên men – DA3 621 152 1.378.264 ………………. …… …… …….. 95 20/3 Xuất thép cho thi công công trình nhà lên men – DA3 621 152 18.161.100 96 22/3 Xuất xi măng cho thi công công trình nhà lên men – DA3 621 152 9.073.587 97 23/3 Xuất vật liệu cho thi công công trình nhà lên men – DA3 621 152 5.842.345 ….. ….. …… …. …. …….…. Cộng tháng 3 179.511.702 Tương tự vào chứng từ ghi sổ số 12 mở cho các nghiệp vụ xuất kho công cụ dụng cụ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Biểu số 5 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ CTGS Số Tiền CTGS Số Tiền SH NT SH NT 11 30/3 179.511.702 12 30/3 15.491.469 …… ……. ……………. Cộng ´ ´ ´ ´ ´ Biểu số 6 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CHI TIẾT TK621 (Trích tháng 3 năm 2007) Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có ……………… …… 31/3 91 10/3 Xuất xi măng cho thi công công trình nhà lên men – DA3 152 1.378.264 …… ….. ………………….. ………… 31/3 95 20/3 Xuất thép cho thi công công trình nhà lên men – DA3 152 18.161.100 31/3 96 22/3 Xuất xi măng cho thi công công trình nhà lên men – DA3 152 9.073.587 31/3 97 23/3 Xuất vật liệu cho thi công công trình nhà lên men – DA3 152 5.842.345 ….. ….. …… …….…. 31/3 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 195.003.171 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 195.003.171 0 Biểu số 7 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CÁI TK621 (Trích tháng 3 năm 2007) CTGS Diễn giải SHTK đối ứng Số Tiền SH NT Nợ Có ………………… …………… 11 31/3 Xuất vật liệu thi công công trình nhà lên men – DA3 152 179.511.702 12 31/3 Xuất công cụ dụng cụ thi công công trình nhà lên men – DA3 153 15.491.469 …………………… …… ………… 31/3 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 195.003.171 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 195.003.171 0 2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: * Đặc điểm: Do đặc điểm địa bàn tổ chức hoạt động sản xuất xây lắp xa công ty, rải rác khắp nơi, có khi phải thực hiện nhiều công trình, dự án. Mặt khác, trong điều kiện máy móc thi công còn hạn chế nên chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm một phần không nhỏ trong giá thành công trình, dự án (thường chiếm từ 10% đến 15%). Do đó, việc tổ chức theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, lực lượng công nhân lao động hoạt động trong lĩnh vực xây lắp rất phong phú đa dạng bao gồm: lao động thuộc biên chế của công ty, bộ phận lao động này được đóng bảo hiểm và hưởng các chế độ theo quy định. Tại công ty, bộ phận lao động thuộc biên chế chủ yếu là những lao động gián tiếp tại các công trình như bộ phận quản lý đội, kỹ thuật, kế hoạch, trắc địa, thủ kho… cả lao động hợp đồng đóng bảo hiểm, lao động thời vụ. Lao động trực tiếp tham gia vào thi công công trình thì Công ty thường tiến hành kí hợp đồng thời vụ, thuê tại địa bàn mà có công trình, dự án đang thi công…nên rất khó và phức tạp, đòi hỏi kế toán phải có phương pháp và cách quản lý sao cho phù hợp. * Nội dung: Tại Công ty, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản chi phí sau: tiền lương, tiền công của bộ phận lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất xây lắp. Trong đó tiền lương bao gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương (kể cả các khoản phải trả về tiền công thuê ngoài cho công nhân thuê). Riêng đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất không được tính vào chí phí nhân công trực tiếp, mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Đây cũng chính là một trong những nét đặc thù của kế toán tập hợp chí phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. *Phương pháp: Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn cũng sử dụng tài khoản TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi và hạch toán chi phí tiền lương, tiền công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. TK622 cũng được theo dõi riêng cho từng công trình dự án. Tài khoản 622 cuối kì không có số dư. Hàng tháng, kế toán căn cứ vào căn cứ vào bảng hợp đồng thuê lao động ngoài, bảng chấm công để tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất xây lắp (cả lương chính, lương phụ, phụ cấp lương). Do công trình xây dựng nhà lên men thuộc Dự án xây dựng nhà máy xử lý phế thải chăn nuôi thành phân vi sinh Cẩm Giàng, đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu là thuê ngoài theo thời vụ nên tiền lương chỉ được tính theo công thức: Tiền lương = Số ngày công * Đơn giá Phần lớn công nhân lao động trực tiếp của công trình nhà lên men-DA3 là đi thuê ngoài theo thời vụ. Vì vậy, tiền lương của bộ phận này chỉ bao gồm tiền công thuần tuý, không có chế độ đóng bảo hiểm. Chỉ có bộ phận gián tiếp như quản lý đội, kỹ thuật, thủ kho, kế hoạch thống kê…mới thuộc đối tượng đóng bảo hiểm ở công ty. Do vậy, đối với khoản chi phí này kế toán công trình chỉ cần căn cứ vào bảng chấm công để tính ra tiền lương công nhân, và dựa vào đó làm căn cứ để ghi sổ sách. Biểu số 8 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 BẢNG THANH TOÁN TIỀN CÔNG Tháng 3 năm 2007 STT HỌ VÀ TÊN ĐỊA CHỈ Cấp bậc Số công Đơn giá Thành tiền 1 Phạm Văn Tuấn Cẩm Giàng Tổ trưởng 31 40.000 1.240.000 2 Phạm Văn Dũng Cẩm Giàng Công nhân 31 38.000 1.178.000 3 Trần Thị Thảo Cẩm Giàng Công nhân 31 38.000 1.178.000 4 Trần Văn Khoa Cẩm Giàng Công nhân 31 38.000 1.178.000 5 Nguyễn Thị Hợp Cẩm Giàng Công nhân 31 38.000 1.178.000 6 Trần Văn Nam Cẩm Giàng Công nhân 31 38.000 1.178.000 … …………… ……. ……… ……… ……. …………. … …………… ……. ……… …….. ……. …………. Cộng 310 11.821.230 Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền công kế toán tiến hành vào Chứng từ ghi sổ Biểu số 9 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 14 Ngày 31 tháng 3 năm 2007 Chứng từ Trích yếu SHTK Số Tiền SH NT Nợ Có …………………….. …… …… …………… Bảng lương T3/2006 Chi phí nhân công trực tiếp thi công côn g trình nhà lên men T3/2006 622 334 11.821.230 Cộng tháng 3 11.821.230 Từ chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó vào sổ chi tiết Tài khoản 622, Sổ cái Tài khoản 622 Biểu số 10 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CHI TIẾT TK622 (Trích tháng 3 năm 2007) Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có ……………. 31/3 BTTL T3 Lương công nhân công trực tiếp thi công côn g trình nhà lên men T3/2006 334 11.821.230 31/3 Kết chuyển chi phí NCTT 154 11.821.230 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 11.821.230 0 Biểu số 11 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CÁI TK622 (Trích tháng 3 năm 2007) CTGS Diễn giải SHTK đối ứng Số Tiền SH NT Nợ Có ………………… ……… 14 31/3 Chi trả công trực tiếp thi công công trình nhà lên men T3/2006 334 11.821.230 ………….. ……….. Kết chuyển chi phí NCTT 154 11.821.230 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 11.821.230 0 2.3 Kế toán tập hợp chi phí máy thi công: * Đặc điểm: Một đặc điểm nổi bật nhất của hoạt động xây lắp đó là ngoài các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì còn có thêm một khoản chi phí nữa: chi phí máy thi công cũng được coi là một khoản chi phí hợp lý để tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. Việc sử dụng máy thi công đã góp phần làm tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, hạ giá thành sản phẩm. Tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, do Công ty mới được thành lập nên lượng vốn hạn chế, mặt khác với số vốn hạn hẹp ấy lại còn phải phân chia cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. Cho nên, máy móc phương tiện dùng để thi công công trình hầu hết thuê ngoài. Trong tương lai công ty phấn đấu trang bị cho mình những máy móc hiện đại để nhằm giảm chi phí máy thi công do đi thuê ngoài. * Nội dung: Chi phí máy thi công bao gồm các khoản chi phí sau: - Chi phí lương: gồm các khoản lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công, phục vụ máy thi công. - Chi phí vật liệu: gồm các chi phí nhiên liệu phục vụ cho xe, máy thi công như: xăng, dầu, mỡ… - Chi phí dụng cụ: bao gồm các loại công cụ, cụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công phục vụ công trình, dự án - Chi phí khấu khao máy thi công: các khoản trích khấu hao của xe, máy thi công phục vụ công trình, dự án. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công như: thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, chi phí điện, nước…. - Chi phí bằng tiền khác: gồm các khoản chi phí bằng tiền khác phục vụ cho xe, máy thi công. * Phương pháp: Kế toán tại công ty sử dụng tài khoản TK623 “Chi phí sử dụng máy thi công” để theo dõi và hạch toán tất cả các khoản chi phí có liên quan đến xe, máy thi công. TK623 cũng được theo dõi chi tiết cho từng công trình, dự án. TK623 được mở chi tiết thành TK623.1, TK623.2, TK623.3, TK623.4, TK623.7, TK623.8. Trong đó: - TK623.1 theo dõi các khoản chi phí lương. - TK623.2 theo dõi các khoản chi phí vật liệu. - TK623.3 theo dõi các khoản chi phí công cụ, dụng cụ. - TK 623.4 theo dõi khấu hao xe, máy thi công. - TK623.7 theo dõi chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho xe, máy thi công. - TK623.8 theo dõi các khoản chi phí bằng tiền khác. Tại các công trình khi thấy cần thiết phải sử dụng máy thi công thì đội sẽ tiến hành tổ chức thuê máy. Hợp đồng thuê máy ở Công ty thường là tiến hành thuê theo tháng (tháng 30 ngày, ngày làm 8 giờ), ngoài tiền thuê máy, chi phí trả lương công nhân sử dụng máy, chi phí nguyên nhiên liệu công ty sẽ chịu. Tại công trình nhà lên men thuộc DA3 trong tháng 3 phát sinh một hợp đồng thuê máy, giá thuê tính theo khối lượng hoàn thành công việc đã bao gồm cả chi phí lương thợ sử dụng máy. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------- BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ MÁY Hôm nay, ngày 27 tháng 3 năm 2007 - Căn cứ vào hợp đồng đã kí ngày 25 tháng 2 năm 2006 giữa đội x ây lắp DA3 thuộc công ty cổ phần Việt Tiên Sơn ( Bên A) và Công ty THHH Hoàn Hảo (Bên B) về việc thuê máy vận thăng cẩu bê tông. - Căn cứ khối lượng công việc thực hiện bên B được bên A xác nhận: + Tổng số giờ làm việc: 8 giờ + Đơn giá một giờ: 150.000 đồng/giờ + Thuế GTGT 5% : 96000 đ + Tổng số tiền phải thanh toán cho bên B là: 1.260.000 đ Bên A đã trả bằng tiền mặt 1.260.000 đ Đại diện bên B Đại diện bên A Căn cứ vào biên bản hợp đồng thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy, các chứng từ xuất nguyên nhiên liệu cho sử dụng máy thi công, lương phải trả cho công nhân sử dụng máy tháng 3 năm 2006 gồm lương công nhân sử dụng máy, giá thuê máy móc, chi phí nguyên nhiên liệu phục vụ máy…, kế toán tính ra được chi phí máy thi công sử dụng trong kì. Cuối tháng kế toán tiến hành vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết TK623, sổ cái TK623. Biểu số 12 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 15 Ngày 31 tháng 3 năm 2007 Chứng từ Trích yếu SHTK Số Tiền SH NT Nợ Có BBTL 27/3 Chi phí thuê máy 623 111 1.260.000 55 20/3 Xuất nhiên liệu phục vụ máy 623 152 316.000 ….. ….. …… …. …. …….…. Cộng tháng 3 1.987.000 Biểu số 13 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CHI TIẾT TK623 (Trích tháng 3 năm 2007) Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có ……………. …….. …….. 31/3 BBTL 27/3 Chi phí thuê máy thi công 111 1.260.000 31/3 55 20/3 Xuất nhiên liệu phục vụ máy 152 316.000 ….. ….. …… …….…. 31/3 Kết chuyển chi phí MTC 154 1.987.000 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 1.987.000 0 Biểu số 14 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CÁI TK623 (Trích tháng 3 năm 2007) CTGS Diễn giải SHTK đối ứng Số Tiền SH NT Nợ Có …………….. ……. 15 31/3 Chi phí sử dụng máy thi công T3 111 152 1.260.000 316.000 …. … ……………… ……. ………… 31/3 Kết chuyển chi phí MTC 154 1.987.000 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 1.987.000 0 2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung * Đặc điểm: Do đặc thù ngành nghề, theo chuẩn mực của kế toán, tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn chi phí sản xuất chung của sản phẩm xây lắp gồm các khoản cho phí phát sinh cho bộ phận gián tiếp xây lắp như: bộ phận quản lý, bộ phận kỹ thuật…chi phí sản xuất chung của sản phẩm xây lắp còn bao gồm các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của bộ phận trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của bộ phận máy thi công (nếu có). * Nội dung: Nội dung các khoản mục chi phí sản xuất chung được hạch toán vào giá thành của sản phẩm xây lắp bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí nhân viên quản lý: gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho quản lý đội xây dựng, tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp thi công công trình, các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KPCĐ) phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội xây dựng. - Chi phí vật liệu: gồm các khoản chi phí vật liệu dùng cho đội xây dựng như: vật liệu dùng để sửa chữa, công cụ dụng cụ thuộc đội quản lý và xử dụng, chi lán trại tạm thời… - Chi chi phí sử dụng dụng cụ: gồm các chi phí về dụng cụ công cụ dùng cho hoạt động quản lý đội xây dựng. - Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm các khoản chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động chung của đội xây dựng. - Chi phí bằng tiền khác: gồm các khoản chi phí sửa chữa, chi thuê ngoài, điện, nước, điện thoại,…phục vụ cho hoạt động chung của đội xây dựng. - Chi phí bằng tiền khác: gồm các khoản chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên mà phục vụ cho hoạt động chung của đội xây dựng VD: chi lao động nữ… * Phương pháp: Kế toán tại công ty sử dụng TK627 “Chi phí sản xuất chung” để theo dõi và hạch toán tất cả các khoản chi phí có liên quan và được tính vào chi phí sản xuất chung theo quy định. TK627 được mở chi tiết thành: 627.1, 627.2, 627.3, 627.4, 627.7, 627.8. Trong đó: TK627.1: dùng để theo dõi chi phí nhân viên quản lý đội, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp, tiền ăn ca và các khoản trich theo lương của bộ phận xe, máy thi công. TK627.2: dùng để theo dõi chi phí vật liệu TK627.3: dùng để theo dõi chi phí dụng cụ sản xuất TK627.4: dùng để theo dõi các khoản chi phí khấu hao TSCĐ TK627.7: dùng để theo dõi các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài TK627.8: dùng để theo dõi các khoản chi phí bằng tiền khác Cuối tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh ngoài công trường gửi về như hoá đơn điện nước, điện thoại, phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, vật liệu, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của bộ phận gián tiếp phục vụ công trình… tiến hành vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tài khoản 627, sổ cái tài khoản 627. Biểu số 15 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 16 Ngày 31 tháng 3 năm 2007 Chứng từ Trích yếu SHTK Số Tiền SH NT Nợ Có …………………. …… ….. ……… 315 11/3 Chi trả tiền điện 627 111 1.116.500 302 12/3 Chi trả tiền điện thoai. 627 111 242.352 BTTL 31/3 Lương nhân viên gián tiếp 627 334 5.029.769 ….. ….. …… …. …. …….…. Cộng tháng 3 9.536.569 Biểu số 16 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CHI TIẾT TK627 (Trích tháng 3 năm 2007) Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có ……………. 31/3 315 11/3 Chi trả tiền điện 111 1.116.500 31/3 302 12/3 Chi trả tiền điện thoai. 111 242.352 31/3 BTTL 31/3 Lương nhân viên gián tiếp 334 5.029.769 ….. ….. …… …….…. 31/3 Kết chuyển chi phí SXC 154 9.536.569 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 9.536.569 0 Biểu số 17 CÔNG TY CỔ CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men – DA3 SỔ CÁI TK627 (Trích tháng 3 năm 2007) CTGS Diễn giải SHTK đối ứng Số Tiền SH NT Nợ Có ……………… ……….. 315 11/3 Chi trả tiền điện 111 1.116.500 302 12/3 Chi trả tiền điện thoai. 111 242.352 BTTL 31/3 Lương nhân viên gián tiếp 334 5.029.769 ….. ……. ……………… …….. ………… 31/3 Kết chuyển chi phí SXC 154 9.536.569 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 9.536.569 0 3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành Tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang rất đơn giản và dễ thực hiện. Mỗi một công trình, dự án được theo dõi và tập hợp các khoản chi phí phát sinh vào cuối tháng. Tất cả các sản phẩm xây lắp mà chưa hoàn thiện thì đến cuối kì kế toán (cuối năm) toàn bộ giá trị công trình, dự án được kết chuyển hết sang tài khoản TK154 “ giá trị sản phẩm dở dang” để theo dõi. Khi khi nào công trình hoàn thành thì kết chuyển toàn bộ chi phí sang tài khoản 632 ”giá vốn hàng hoá”. Tại công trình nhà lên men – DA3 tổng giá chi phí sở dang đầu kỳ là:534.333.769đ được theo dõi chi tiết trong sổ chi tiết tài khoản 154 Biểu số 18 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men-DA3 SỔ CHI TIẾT TK154 Trích tháng 3 năm 2007 Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh Số dư SH NT Nợ Có Nợ Có Số dư đầu tháng 566.244.539 31/3 CPSX phát sinh trong kỳ - Chi phí NVLTT - Chi phí NCTT - Chi phí MTC - Chi phí SXC 621 622 623 627 195.003.171 11.821.230 1.987.000 9.536.569 Cộng phát sinh tháng 3 Dư cuối tháng 3 215.347.970 781.592.509 Tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, giá thành công trình được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ khi công trình bắt đầu khởi công đến khi công trình hoàn thành. Giá thành công trình được tính theo công thức: Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chí phí Nhân công trực tiếp + Chi phí máy thi công + Chi phí sản xuất chung Sau khi công trình hoàn thành, kế toán lập thẻ tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho t ừng công trình Biểu số 19 CÔNG TY CP VIỆT TIÊN SƠN Công trình nhà lên men-DA3 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP CÔNG TRÌNH NHÀ LÊN MEN Chi Tiêu Số Tiền Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp 704.843.171 Chi phí nhân công trực tiếp 31.492.578 Chi phí sử dụng máy thi công 5.917.346 Chi phí sản xuất chug 39.339.414 Tổng giá thành công trình hoàn thành 781.592.509 Chương III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TIÊN SƠN 1. Nhận xét chung về công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn là một công ty còn non trẻ (mới chính thức được thành lập và đi vào hoạt động được hơn 3 năm), nhưng trong thời gian vừa qua Công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển cả vể quy mô lẫn chất lượng sản xuất. Công ty đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường xây dựng cơ bản. Đóng góp vào thành công đó của Công ty có phần công lao không nhỏ của đội ngũ phòng kế toán, đặc biệt là công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp. Song để Công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai thì vấn để tiết kiệm trong quản lý và trong chi phí sản xuất là một vấn đề cực kì quan trọng. Bởi có thực hành tiết kiệm trong chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm thì Công ty mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn và mạnh trong ngành xây dựng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu quản lý nói chung và công tác quản lý chi phí nói nói riêng nhất là trong điều kiện đổi mới hiện nay, Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn cần phải tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác, phản ánh theo đúng giá thực tế tại mỗi thời điểm phát sinh chi phí, hạch toán, phân bổ chi phí theo đúng đối tượng tính giá thành, sử dụng phương pháp tính giá thích hợp với điều kiện công ty…nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo đúng chuẩn mực và quy định của Bộ tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, phòng kế toán nói chung và kế toán xây lắp nói riêng của Công ty luôn chú trọng và theo dõi một cách sát sao mọi vấn đề phát sinh liên quan đến công trình, dự án mà mình phụ trách. Điều này đã mang lại những kết quả đáng kể cho Công ty. Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, được tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán xây lắp nói riêng đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, em nhận thấy một số ưu khuyết điểm như sau: * Ưu điểm: - Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức một cách khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của Công ty, phù hợp với công tác kế toán trong ngành xây dựng cơ bản. - Sự phân công trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn cụ thể, rõ ràng cho từng kế toán viên. Đặc biệt là việc giao mỗi công trình, dự án cho một kế toán viên để họ theo dõi và hạch toán. - Hình thức sổ sách kế toán, tài khoản sử dụng, phương pháp ghi sổ phù hợp với tình hình thực tế của Công ty song vẫn đảm bảo tuân thủ đúng chế độ. Để công tác theo dõi và quản lý chi phí được chặt chẽ, Công ty đã sử dụng tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết VD: 623 “chi phí sử dụng máy thi công” được chi tiết thành TK623.1 theo dõi các khoản chi phí lương. TK623.2 theo dõi các khoản chi phí vật liệu. TK623.3 theo dõi các khoản chi phí công cụ, dụng cụ. TK 623.4 theo dõi khấu hao xe, máy thi công. TK623.7 theo dõi chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho xe, máy thi công. TK623.8 theo dõi các khoản chi phí bằng tiền khác Ngoài ra còn các tài khoản khác cũng được chi tiết như: 627 “chi phí sản xuất chung”. - Việc máy tính hoá trong công tác kế toán tại Công ty đã góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả trong công việc, đồng thời làm giảm khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán, theo kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. * Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm kể trên, do Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn đi vào hoạt động chưa lâu nên không thể tránh khỏi những bất cập trong công tác quản lý cũng như kế toán. Cụ thể: -Do mỗi người phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hạch toán từ đầu đến khi kết thúc và bàn giao công trình dự án nên việc kiểm tra giám sát lẫn nhau ở từng khâu, từng công đoạn hạch toán sẽ giảm. Do đó có thể dẫn đến việc sai sót, gian lận trong hạch toán, công việc của mỗi kế toán viên lớn, đòi hỏi mỗi kế toán viên phải nắm chắc nghiệp vụ và cách hạch toán các phần hành. -Việc tổ chức đánh giá giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ và giá rị sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa được thực hiện tốt, nên việc đưa ra các quyết định chưa được kịp thời, chính xác và phù hợp. -Công tác tổ chức theo dõi và hạch toán kế toán đơn giản, dễ thực hiện nhưng chưa đảm bảo được tính chặt chẽ trong khâu quản lý chi phí. -Tổ chức theo dõi các khoản chi phí chi tiết nhưng chưa thực hiện nghiêm túc. 2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn Trong nền kinh tế thị trường, việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu là mục tiêu mà tất cả mọi doanh nghiệp đều hướng đến. Đây cũng chính là con đường duy nhất, lâu nhất, chắc nhất cho các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh với các đối thủ, muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Chính vì vậy, trong công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành có một vai trò hết sức quan trọng. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ. Do đó, đòi hỏi kế toán phải xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, phải có phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp… Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, được tìm hiểu về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, để nâng cao công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất. *Bộ phận kế toán Công ty cần phải tiến hành theo dõi chi tiết các khoản mục chi phí ở cấp 2 theo quy định để công tác quản lý các khoản chi phí phát sinh được rõ ràng, cụ thể và chính xác. *Đối với khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đây là một khởn chi phí lớn, chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm hoàn thành. Vì vậy, để đảm bảo tiết kiệm được khoản chi phí này nhằm hạ giá thành sản phẩm, Công ty nên: -Sử dụng những nguyên vật liệu có chất lượng tốt để vừa nâng cao được chất lượn sản phẩm, vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu. -Xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu. Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những bộ phận sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và xử lý nghiêm việc sử dụng bừa bãi. -Quản lý giám sát chặt chẽ ngay từ khâu xuất nguyên vật liệu và quá trình sử dụng vật liệu nhằm tránh, hạn chế mất mát, thất thoát vật liệu. Kỷ luật nghiêm trường hợp ăn bớt vật liệu công trình để bán. -Thường xuyên theo dõi biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Chủ động tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp. Khuyến khích việc tìm kiếm các nguyên vật liệu thay thế có giá cả hợp lý mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Tiết kiệm chi phí trong khâu thu mua. *Đối với khoản chi phí nhân công trực tiếp: đây là lực lượng lao động chủ chốt tham gia vào hoạt động thi công công trình tạo ra sản phẩm, nhưng tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn lực lượng này lại phần lớn là thuê ngoài theo hợp đồng thời vụ. Vì vậy chất lượng lao động chưa cao. mặt khác các chế độ về lao động ở Công ty chưa thực sự khuyến khích được người lao động. Để nâng cao chất lượng lao động, Công ty nên có các chính sách khuyến khích như -Thưởng kịp thời đến các cá nhân và đội lao động hoạt động năng suất, kỷ luật thích đáng đối với những cá nhân và đội lao động làm việc kém hiệu quả. Đối với lao động thuê ngoài theo thời vụ có thể sử dụng hình thức khoán lao động theo năng suất và hiệu quả lao động, khoán theo công việc. -Tuyển chọn và thành lập đội ngũ lao động chính quy thuộc biên chế lao động trong công ty để phân chia cho các công trình làm lực lượng nòng cốt chính trong sản xuất thi công. *Đối với khoản chi phí sử dụng máy thi công: Tại công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, máy thi công cũng chủ yếu là thuê ngoài. Do vậy, chi phí sử dụng máy cao, phụ thuộc vào biến động của thị trường thuê máy, thời điểm thuê…điều này có ảnh hưởn lớn đến tiến độ thi công và giá thành công trình. Vì vậy để giảm bớt được khoản chi phí này, Công ty nên xem xét, cân đối vốn để mua một số máy móc thiết bị cần thiết trong xây lắp nhằm giảm chi phí thuê máy. Đối với máy móc thuê ngoài nên lập kế hoạch sử dụng để sử dụng triệt để và hiệu quả. *Đối với khoản chi phí sản xuất chung: đây là một khoản chi phí hỗn tạp gồm nhiều loại, nên rất khó kiểm soát. Vì vậy, để kiểm soát được khoản chi phí này, Công ty cần phải lập giới hạn cho từng yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung. Tiến hành quản lý thật chặt chẽ từng nghiệp vụ phát sinh. *Công tác đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty không được tiến hành một cách thường xuyên theo định kỳ, mà toàn bộ những chi phí phát sinh cho mỗi công trình khi công trình chưa hoàn thành thì đều được treo trên tài khoản 154. Do vậy, việc đánh giá khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, giá trị sản phẩm còn dở dang đối với những công trình chưa hoàn thành không kịp thời, dẫn đến khó đưa ra được những chính sách, quyết định phù hợp . *Xuất phát từ đặc điểm ngành là hoạt động tổ chức thi công sản xuất ngoài trời nên việc sản xuất thi công chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, khí hậu. Do đó những khoản chi phí phát sinh và những thiệt hại do điều kiện thiên đem lại là khó tránh khỏi. Song trong thực tế, tại Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn thì khoản chi phí này lại không được theo dõi một cách chính xác, đầy đủ. Vì vậy, để công tác hạch toán chi phí và tính giá thành được chính xác, Công ty nên theo dõi khoản thiệt hại này một cách nghiên túc để có cách xử lý phù hợp. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Việt Tiên Sơn, được quan sát và tìm hiểu thực tế việc tổ chức, vận hành bộ máy quản trị và bộ máy kế toán của Công ty. Đặc biệt là việc tổ chức và vận hành bộ máy kế toán trong việc bố trí và sắp xếp công tác, cách tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản, cách thức hạch toán…đã giúp cho em có thêm rất nhiều kinh nghiệm bổ ích. Song do trình độ và thời gian có hạn nên trong bài báo cáo tổng hợp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, của các cô, chú trong Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn, bạn bè. Qua dây, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú, các anh, chị trong Công ty cổ phần Việt Tiên Sơn. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của ThÇy nguyÔn H¶i Hµ người đã hướng dẫn em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Häc sinh NguyÔn V¨n D­¬ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công ty cổ phần việt tiên sơn.doc
Luận văn liên quan