MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH XD – TM ĐIỆN TOÀN CẦU 3
I.Tìm hiểu chung về Công ty: 3
1.Vài nét về Công ty: 3
II.Tổ chức công ty, tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 3
1.Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH XD – TM Điện Toàn Cầu: 3
2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 3
III.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH XD – TM Điện Toàn Cầu: 3
1.Tổ chức phòng kế toán: 3
2. Nhiệm vụ của phòng kế toán: 3
IV.Tìm hiểu quá trình sản xuất tại CTY TNHH XD – TM Điện ToànCầu: 3
1.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm ( 2009-2010): 3
2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua: 3
2.1.Thuận lợi: 3
2.2.Khó khăn: 3
2.3. Phương hướng phát triển: 3
Phần II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẾ GTGT – THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XD – TM ĐIỆN TOÀN CẦU. 3
I.Khái niệm chung về thuế, phân loại, vai trò: 3
1.Khái niệm: 3
2.Phân loại thuế: 3
3.Vai trò: 3
II.CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ GTGT: 3
1.Giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng: 3
2.Thuế GTGT có các khái niệm: 3
2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT: 3
2.2.Đối tượng nộp thuế: 3
2.3. Đối tượng không chịu thuế GTGT: 3
3. Căn cứ và phương pháp tính thuế 3
3.1 Căn cứ tính thuế: 3
3.1.1. Giá tính thuế: 3
3.2. Thuế suất: 3
3.3. Phương pháp tính thuế: 3
4.Hoàn thuế GTGT: 3
5.Phương pháp hạch toán: 3
5.1.Hạch toán theo phương pháp khấu trừ: 3
5.1.1 Hoạch toán thuế GTGT đầu vào: 3
5.1.1.1.Tài khoản sử dụng: 3
5.1.1.2. Nguyên tắc hoạch toán TK 133: 3
5.1.1.3. Nguyên tắc hạch toán giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào: 3
5.1.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra: 3
5.1.2.1. Tài khoản sử dụng: 3
5.1.2.2. Phương pháp xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp: 3
5.1.2.3. Nguyên tắc hạch toán: 3
5.2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: 3
Phần III: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CỦA CÔNG TY TNHH XD – TM ĐIỆN TOÀN CẦU
3
A.Nội dung tờ khai báo thuế: 3
I.Hàng hoá dịch vụ (HHDV) mua vào 3
1. Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ” 3
2. Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước” 3
4. Chỉ tiêu “Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước”. 3
5. Chỉ tiêu “Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào” 3
6. Chỉ tiêu “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này” 3
II- Hàng hoá dịch vụ (HHDV) bán ra 3
1.Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ” 3
2. Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT” 3
3.Chỉ tiêu “Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT” 3
3.1. Chỉ tiêu "Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%" 3
3.2. Chỉ tiêu "Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% " : 3
3.3. Chỉ tiêu "Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%" : 3
4. Chỉ tiêu “Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước” : 3
5. Chỉ tiêu “Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra” : 3
III- Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ : 3
1.Chỉ tiêu “Thuế GTGT phải nộp trong kỳ”: 3
2. Chỉ tiêu : “Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này ”: 3
3. Chỉ tiêu “Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này ” 3
4. Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau : 3
B.Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: 3
I.Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng tại công ty: 3
II. Trình tự luân chuyển chứng từ 3
C.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 3
D.Trình tự vào sổ kế toán: 3
Phần IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI 3
I.Phương pháp tính thuế GTGT 3
II. Về mức thuế suất 3
III. Quản lý việc sử dụng hóa đơn thuế 3
IV.Quản lý công tác thu thuế, hoàn thuế, quản lý hành chính về thuế 3
KẾT LUẬN 3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện nay, đất nước ta đang diễn ra sôi động trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước vấn đề từ một nền kinh tế theo cơ chế bao cấp chuyển sang một nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sự hòa nhập của các nền kinh tế trong xã hội không những nằm riêng trong phạm vi quốc gia mà còn hòa nhập vào kinh tế thế giới.Với yêu cầu này, các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực phải có nhiều chuyển biến, nhiều thay đổi cho phù hợp kinh tế thế giới.nên cần có sự điều tiết của Nhà nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ này các doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường mà còn chịu sự tác động, điều tiết quản lý của Nhà nước.
Một công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, quản lý của mình đó là thuế. Trong bước chuyển biến của nền kinh tế, các sắc thuế hiện tại tỏ ra không còn phù hợp và cùng với xu thế hoà nhập khu vực và quốc tế cần có những sắc thuế phù hợp. Từ khi ra đời cho đến nay thuế GTGT đã chiếm được vị trí quan trọng trong hệ thống thuế của các nước. Luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ II, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay thế cho Luật thuế doanh thu.
Từ khi chúng ta áp dụng Luật thuế GTGT đến nay, đã đem lại những thành công và những mặt hạn chế. Số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, thuế GTGT không thu trùng lắp. Tuy nhiên, nó cũng sớm bộc lộ những hạn chế: nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách. Câu hỏi đặt ra là phải làm thế nào để thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam là điều còn làm đau đầu các nhà quản lý và nhà lập pháp.
Đối với các doanh nghiệp, trong công tác hạch toán kế toán nói riêng, việc áp dụng Luật thuế mới đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hầu hết các phần hành của công tác kế toán. Sẽ không ít vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và hoàn thiện về
cách tính và hạch toán thuế GTGT. Chính vì vậy mà em chọn đề tài:
“Kế toán thuế tại công ty TNHH XD – TM Điện Toàn Cầu’’
Nội dung bài viết bao gồm:
Phần I: Giới thiệu về công ty TNHH XD – TM Điện Toàn Cầu.
Phần II: Cơ sở lý luận về thuế GTGT – Thực trạng hoạch toán tại công ty TNHH XD – TM Điện Toàn Cầu.
Phần III: Thực trạng hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty TNHH XD – TM Điện Toàn Cầu.
Phần IV: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện những vấn đề tồn tại thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn.!
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4992 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thuế tại công ty TNHH xây dựng – Thương mại Điện Toàn Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ.
+ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá dịch vụ xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân với tỉ lệ phần trăm GTGT tính trên doanh thu.
+ Đối với cá nhân hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đợn chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; GTGT được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỉ lệ phần trăm GTGT tính trên doanh thu. Thuế GTGT mà cơ sở này phải nộp được tính như sau:
Thuế GTGT Doanh thu tỉ lệ (%) Thuế suất
phải nộp = tính thuế x GTGT x GTGT của
(ấn định) (ấn định) hàng hoá, dịch
vụ tương ứng
Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
Hoàn thuế GTGT:
Các trường hợp được hoàn thuế GTGT:
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được xét hoàn thuế trong các trường hợp:
Có số thuế đầu vào của các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý hoặc nếu có số kinh doanh.
Xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc tháng.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có đầu tư, mua sắm tài sản cố định, có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn được hoàn thuế như sau:
Đối với cơ sở đầu tư mới đã đăng ký nộp thuế nhưng chưa có phát sinh doanh thu bán hàng để tính thuế GTGT đầu ra, nếu thời gian đầu tư một năm trở lên được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Trường hợp số thuế GTGT đầu vào lớn thì được xét hoàn thuế từng quý.
Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư đã khấu trừ trong 3 tháng (kể từ tháng phát sinh thuế) mà chưa được khấu trừ hết thì được hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ này.
Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản có thuế GTGT nộp thừa có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn thuế.
Ngoài ra cơ sở kinh doanh còn được hoàn thuế trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu phải hoàn trả lại thuế cho cơ sở kinh doanh.
Phương pháp hạch toán:
5.1. Hạch toán theo phương pháp khấu trừ:
5.1.1 Hoạch toán thuế GTGT đầu vào:
5.1.1.1.Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
Bên Có: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.
Số dư Nợ: VAT còn được khấu trừ được hoàn trả nhưng ngân sách chưa hoàn trả. Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ. TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
5.1.1.2. Nguyên tắc hoạch toán TK 133:
- TK 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
- Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra trong kỳ. Nếu số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào giá vốn của hàng hoá bán ra kỳ kế toán sau.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác, thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào.
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc biệt ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá không có thuế từ đó xác định thuế GTGT đầu vào.
Công thức: Thuế GTGT=Giá chưa có thuế GTGT x TS thuế GTGT
- Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến nguyên vật liệu là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó.
Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ thuế sau hoặc xét hoàn thuế theo chế độ quy định.
5.1.1.3. Nguyên tắc hạch toán giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuế kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp ghi:
Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế NVL, công cụ, hàng hoá mua vào.
Nợ TK 211 : Nguyên giá tài sản cố định.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Có TK 111,112,311... Tổng giá thanh toán.
- Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động phúc lợi,... được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác.
Giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ là ∑ số tiền thanh toán:
Nợ TK 152,153,156 (611) : Giá trị thực tế, công cụ, hàng hoá + VAT đầu vào.
Nợ TK 211 : Nguyên giá + VAT đầu vào.
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng hoá giao bán ngay (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) cho khách hàng không qua nhập kho, ghi:
Nợ TK 632 : Giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, thiết bị nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi:
Nợ TK 152,156,211
Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu. Có TK 111,112,331...
- Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu:
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 (TK 33312) : Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
+ Nếu hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi,... được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào giá trị hàng hoá mua vào, ghi:
Nợ TK 152,156,211 : Giá mua cả thuế nhập khẩu, thuế VAT Có TK 111,112,331 : Giá mua ngoài thuế.
Có TK 3333 : Thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 3331 (TK 33312) : Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Khi nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước, ghi: Nợ TK 3331 (TK 33312) : Thuế giá trị gia tăng phải nộp. Có TK 111,112
- Khi mua vật tư hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì giá trị vật tư hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người trả (giá cả thuế) và chi phí thu mua, vận chuyển:
Nợ TK 152,153,211 : Giá bao gồm cả thuế GTGT Có TK 111,112,331...
- Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được, ghi:
Nợ TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111,112,331...
Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu trong kỳ và ghi:
+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ:
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ:
Nợ 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ sau, ghi:
Nợ TK 142 - Chi phí trả trước.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Khi tính số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào giá vốn của hàng bán của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 142 - Chi phí trả trước.
- Khi xuất hàng hoá dùng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này tương ứng với giá trị hàng hoá khuyến mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng với tỷ lệ % so với tổng chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp quy định đối với doanh nghiệp. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng hoá khuyến mại, quảng cáo vượt tỉ lệ % so với tổng số chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (chi tiết khuyến mại, quảng cáo) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
- Cơ sở sản xuất sắt, thép thuộc đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế khi thu gom sắt, thép phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất sắt, thép, được khấu trừ 5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. Căn cứ vào hoá đơn, chứng từ, bảng kê mua sắt thép, phế liệu, kế toán tính:
Thuế GTGT được khấu trừ =giá thanh toán x 5%
Nợ TK 152 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
Đối với doanh nghiệp có tổ chức đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu để cung ứng cho đơn vị sản xuất thuộc doanh nghiệp theo giá chỉ định của doanh nghiệp thì đơn vị thu mua được khấu trừ 5% trên giá trị sắt thép phế liệu mua vào. Ở đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt thép phế liệu,
căn cứ vào chứng từ, hoá đơn mua sắt thép phế liệu để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT và kế toán như trên.
Đơn vị trực thuộc khi bán sắt, thép phế liệu cho cơ sở sản xuất, bên bán phải viết hoá đơn GTGT và kế toán doanh thu bán sắt, thép phế liẹu theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,136 : Tổng giá thanh toán
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa có thuế GTGT).
- Các tổ chức, các doanh nghiệp thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất bán được khấu trừ 3% tính trên giá hàng hoá mua vào theo chế độ quy định. Kế toán
- Căn cứ vào hoá đơn mua vào tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 3% trên giá thanh toán, tính giá mua chưa có thuế GTGT (cách tính đối với cơ sở mua sắt thép phế liệu), ghi:
Nợ TK 156,157,632 : Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán
- Trường hợp cơ sở sản xuất chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất bán ra không có hoá đơn để phục vụ chế biến sẽ được khấu trừ thuế đầu vào 3% hoặc 5% quy định tính trên giá trị hàng hoá mua vào. Kế toán căn cứ vào bảng kê mua hàng, (cách tính như đối với cơ sở sản xuất mua sắt, thép phế liệu,...) tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tính giá mua chưa có thuế và hạch toán:
Nợ TK 152,621 : Giá mua chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
- Khi mua hàng phải trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 111,112,331 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
- Khi mua TSCĐ có hoá đơn GTGT dung chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chụi thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào TK 133. Cuối kỳ kế toán và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh thu không chịu thuế so với tổng doanh thu trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các chi phí có liên quan sử dụng tài sản cố định, ghi:
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn, ghi: Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí, ghi: Nợ TK 627,641,642...
Có TK 142 - Chi phí trả trước
+ Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ, ghi: Nợ TK 627,641,642,...
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
- Khi phát sinh các khoản chi trợ cấp thôi việc cho người lao động, các khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng kiến, chi đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, chi bảo vệ môi trường, chi cho lao động nữ,... ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,331,...
5.1.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra:
5.1.2.1. Tài khoản sử dụng:
TK 3331: Thuế GTGT phải nộp:
TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Bên Nợ phản ánh: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ.
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp. Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước. Số thuế, giá trị GT của hàng bán bị trả lại.
- Bên Có phản ánh: Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính bất thường. Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu.
- Số dư bên Có: VAT còn phải nộp cuối kỳ.
- Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước. TK 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra.
Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
TK 3331 áp dụng cho cả các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.
5.1.2.2. Phương pháp xác định thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT phải nộp:
* Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa chịu thuế x TS thuế GTGT
5.1.2.3. Nguyên tắc hạch toán:
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra. Có TK 511,512 : Giá chưa có thuế GTGT
- Khi bán hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán:
Nợ TK 111,112,133 : Tổng giá thanh toán.
Có TK 511,512 : Tổng giá thanh toán.
- Đối với hoạt động cho thuê tài sản có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu của từng năm là tổng số tiền cho thuê chia cho số năm thuê tài sản. Khi nhận trước, kế toán phản ánh doanh thu nhận trước là giá chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 111,112 : Tổng số tiền nhận trước.
Có TK 3387 : Doanh thu trước chưa có thuế GTGT.
Có TK 3331 : Thuế GTGT.
Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu kỳ kế toán:
Nợ TK 3387 Có TK 511 Doanh thu của kỳ kế toán
Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán:
Nợ TK 3387 Có TK 511 Số doanh thu của kỳ kế toán sau
Số tiền phải trả cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 : Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 531 : Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa thu.
Nợ TK 3331 : Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động thuê tài sản không thực hiện được.
Có TK 111,112,3388 : Tổng số tiền trả lại.
- Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu thuế theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 111,112,138 : Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 (33311) : Thuế GTGT. Có TK 711,721 : Giá chưa có thuế GTGT.
- Trường hợp bán hàng theo phương pháp trả góp, doanh thu bán hàng là doanh thu là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,131 : ∑ giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT.
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (ngoài thuế). Có TK 711 : Lãi bán hàng trả chậm. - Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
+ Nếu bán hàng đổi lấy hàng hoá để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, để phản ánh doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 131 : Tổng giá thanh toán. Có TK 3331 : Thuế GTGT.
Có TK 511 : Giá không có thuế GTGT.
Khi nhận được vật tư hàng hoá trao đổi, ghi:
Nợ TK 152,153,156,211 : Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 131 : ∑ giá thanh toán.
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TK111, 112
TK331
TK152,156
TK211
TK154,632
TK911
TK511
TK111,112
TK131
TK3331
TK133
TK111,112
(7)
(6)
(5)
(2)
(1)
(4)
(3)
Giải thích:
(1) Giá trị vật tư, hàng hoá TSCĐ nhập kho theo giá thực tế chưa có thuế GTGT đầu vào.
(2) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
(3) Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ và nộp NSNN
(4) Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
(5) Thuế GTGT phải nộp
(6) Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với thuế GTGT phải nộp
(7) Nộp thuế GTGT vào NSNN
5.2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
- Trường hợp mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT hay thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, phúc lợi công cộng.
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 111, 112, 331…
- Trường hợp mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng hoạt động phúc lợi sự nghiệp… thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào trị giá hàng mua:
Nợ TK 152, 153, 156, 211…
Có TK 333 (33312)
Có TK 3333
Có TK 111, 112, 331
- Khi bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
- Trường hợp biếu, tặng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ thuộc diện không chịu thuế, chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc được trang trải bằng quỹ phúc lợi hay nguồn kinh phí khác.
Nợ TK 641, 642, 431…
Có TK 33311
Có TK 512
- Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh
Nợ TK 642.5
Có TK 3331
- Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hoạt động tài chính và hoạt động bất thường
Nợ TK 511, 515
Đối với hoạt động khác ghi:
Nợ TK 711
Có TK33311
- Khi nộp thuế GTGT vào NHNN ghi:
Nợ TK 3331
Có TK 111, 112…
Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
111,112,331
152,156,211
154,632
911
511
111,112,331
133
642
(1)
(2)
(3)
(4)
Giải thích:
(1) Giá trị vật tư, hàng hoá thực tế nhập kho có thuế GTGT đầu vào
(2) Doanh thu bán hàng, dịch vụ có thuế GTGT phải nộp
(3) Thuế GTGT phải nộp NSNN
(4) Nộp thuế GTGT vào NSNN
Phần III: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CỦA CÔNG TY TNHH XD – TM ĐIỆN TOÀN CẦU
Nội dung tờ khai báo thuế:
Hàng hoá dịch vụ (HHDV) mua vào
Số liệu để kê khai vào các chỉ tiêu của mục này bao gồm hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không bao gồm thuế GTGT đầu vào của các Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh. Số thuế GTGT đầu vào của Dự án đầu tư được kê khai, theo dõi riêng tại Tờ khai thuế GTGT của Dự án đầu tư (mẫu số 01B/GTGT).
1. Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ”
Chỉ tiêu “Hàng hoá dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai bao gồm các ô phản ánh giá trị và tiền thuế GTGT của HHDV cơ sở kinh doanh mua vào trong kỳ, gồm cả HHDV mua trong nước và HHDV nhập khẩu.
- Mã số [12] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT, bao gồm giá trị HHDV mua vào trong nước và nhập khẩu.
Mã số [12] = mã số [14] + mã số [16]
- Mã số [13] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào trong kỳ, bao gồm số thuế GTGT của HHDV mua vào trong nước và số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Mã số [13]= mã số [15] + mã số [17]
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ như: hóa đơn GTGT (kể cả hóa đơn đặc thù), hóa đơn bán hàng, các chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ khác (nếu có) và các chứng từ nộp thuế (đối với hàng nhập khẩu hoặc nộp thuế thay Nhà thầu nước ngoài) của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Cơ sở kinh doanh chỉ kê khai vào chỉ tiêu này những hoá đơn, chứng từ của HHDV mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh của cơ sở. Những HHDV mua vào không dùng cho sản xuất kinh doanh hoặc do nguồn kinh phí khác chi trả thì không kê khai vào chỉ tiêu này.
2. Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong nước”
Chỉ tiêu “Hàng hoá dịch vụ mua vào trong nước” trên tờ khai bao gồm các ô phản ánh giá trị và tiền thuế GTGT của HHDV cơ sở kinh doanh mua vào trong nước.
Chỉ tiêu này gồm có các ô mã số:
- Mã số [14] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị HHDV mua vào trong nước (giá trị chưa có thuế GTGT) theo chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ như: hóa đơn GTGT (kể cả hóa đơn đặc thù), hóa đơn bán hàng và các chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ khác (nếu có) không bao gồm giá trị hàng hóa do cơ sở kinh doanh nhập khẩu (uỷ thác hoặc trực tiếp nhập khẩu). Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng hóa đơn đặc thù ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT, cơ sở kinh doanh phải tính tách riêng giá bán chưa có thuế GTGT và thuế GTGT.
- Mã số [15] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế giá trị gia tăng trên các hoá đơn GTGT và các chứng từ đặc thù (do cơ sở kinh doanh tính lại) của hàng hoá dịch vụ mua vào trong nước.
Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế của HHDV mua vào phát sinh các tháng trước nhưng chưa quá thời hạn kê khai quy định (3 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh) thì cơ sở kinh doanh cũng kê khai vào chỉ tiêu này.
Cơ sở kinh doanh không được kê khai để khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các trường hợp: hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT), không ghi hoặc ghi sai tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua; hoá đơn bị tẩy xoá, hoá đơn giả, hoá đơn khống, hoá đơn ghi giá trị cao hơn giá trị thực tế của hàng hoá, dịch vụ.
Lưu ý:
- Cơ sở kinh doanh không kê khai vào chỉ tiêu HHDV mua vào trong một số trường hợp như sau:
- Cơ sở kinh doanh nhận uỷ thác xuất khẩu: không phải kê khai giá trị hàng hoá nhận uỷ thác vào chỉ tiêu giá trị HHDV mua vào trong kỳ.
- Cơ sở kinh doanh làm đại lý bán HHDV không chịu thuế GTGT; cơ sở kinh doanh làm đại lý dịch vụ bưu điện, bảo hiểm, xổ số, bán vé máy bay và một số hàng hoá, dịch vụ khác theo đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với doanh thu HHDV nhận đại lý và hoa hồng được hưởng.
Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu”
Chỉ tiêu “Hàng hoá dịch vụ nhập khẩu” trên tờ khai bao gồm các ô phản ánh giá trị và tiền thuế GTGT của HHDV cơ sở kinh doanh nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác nhập khẩu).
Chỉ tiêu này gồm có các ô mã số:
- Mã số [16] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số giá trị của HHDV nhập khẩu trong kỳ (giá trị chưa có thuế GTGT), căn cứ theo chứng từ của hàng hoá nhập khẩu như hợp đồng nhập khẩu, hoá đơn của phía nước ngoài cung cấp...
- Mã số [17] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu (như Biên lai thu thuế GTGT hàng nhập khẩu, Giấy nộp tiền vào Ngân sách...)
Đối với trường hợp mua HHDV có xuất xứ từ nước ngoài mà cơ sở kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu (hoặc uỷ thác nhập khẩu), thì coi như hàng hoá mua vào trong nước, cơ sở kinh doanh không ghi vào chỉ tiêu này.
4. Chỉ tiêu “Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước”.
Cơ sở kinh doanh đã kê khai thuế GTGT đầu vào các kỳ trước, sau đó phát hiện ra có sự kê khai sai, nhầm lẫn hoặc các trường hợp điều chỉnh khác theo chế độ quy định thì thực hiện kê khai vào các chỉ tiêu điều chỉnh của tờ khai thuế GTGT của tháng phát hiện ra sai, nhầm lẫn, cần điều chỉnh.
Chỉ tiêu này gồm có các ô mã số:
- Mã số [18], [20]: Số liệu ghi vào mã số này phản ánh giá trị của HHDV mua vào (giá trị chưa có thuế GTGT) điều chỉnh tăng, giảm trong các trường hợp được điều chỉnh theo chế độ quy định.
- Mã số [19], [21]: Số liệu ghi vào mã số này phản ánh số thuế GTGT của HHDV mua vào điều chỉnh tăng, giảm trong các trường hợp được điều chỉnh theo chế độ quy định.
Cơ sở kinh doanh ghi số liệu vào các chỉ tiêu điều chỉnh tăng, giảm nêu trên trong các trường hợp sau đây:
+ Điều chỉnh tăng, giảm do kê khai sai, nhầm lẫn về thuế và giá trị của HHDV mua vào các kỳ trước.
+ Điều chỉnh do hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại cho bên bán hoặc phải điều chỉnh lại giá bán theo biên bản và hoá đơn điều chỉnh.
+ Điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai hoặc hoả hoạn, bị mất đã tính vào giá trị tổn thất phải bồi thường theo quy định.
+ Các trường hợp chế độ quy định được điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT đầu vào khác.
Lưu ý: Trường hợp CSKD có kê khai tại các chỉ tiêu điều chỉnh này, CSKD phải kê khai Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT (mẫu số 02A/GTGT).
Các trường hợp hoá đơn GTGT của HHDV mua vào quá thời hạn kê khai theo quy định (quá 03 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh) thì cơ sở kinh doanh không được kê khai vào các chỉ tiêu điều chỉnh này.
5. Chỉ tiêu “Tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào”
Chỉ tiêu này xác định tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào, bao gồm thuế GTGT của HHDV mua vào trong kỳ và số thuế GTGT điều chỉnh của HHDV mua vào các kỳ trước.
- Mã số [22] : Số liệu ghi vào mã số này phản ánh tổng số thuế GTGT của HHDV mua vào bao gồm số thuế GTGT của HHDV mua vào trong kỳ và các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của HHDV mua vào các kỳ trước.
[22] = [13] + [19] – [21]
6. Chỉ tiêu “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này”
Số thuế GTGT được khấu trừ là số thuế GTGT của HHDV mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT.
- Mã số [23] : Số liệu ghi vào mã số này phản ánh tổng số thuế GTGT được khấu trừ.
Trường hợp CSKD vừa sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT, vừa sản xuất, kinh doanh mặt hàng không chịu thuế GTGT thì CSKD phải hạch toán riêng thuế GTGT của HHDV mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế và mặt hàng không chịu thuế. Trường hợp không hạch toán được riêng thì CSKD tính phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của HHDV chịu thuế GTGT trên tổng doanh thu của HHDV bán ra (trừ thuế đầu vào của tài sản cố định vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, vừa dùng cho sản xuất kinh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ)
Nếu kết quả tính toán ở mã số này là số nhỏ hơn 0, hoặc là số điều chỉnh giảm thì số liệu được để trong ngoặc (...).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được hướng dẫn cụ thể theo từng trường hợp như sau :
+ Trường hợp CSKD chỉ sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này bằng số liệu ở chỉ tiêu mã số [22].
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT; vừa sản xuất, kinh doanh HHDV không chịu thuế GTGT mà theo dõi riêng được thì số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT của HHDV mua vào dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT.
+ Trường hợp cơ sở kinh doanh vừa sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT; vừa sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT nhưng không theo dõi riêng được thì số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT được phân bổ theo tỷ lệ (%) doanh số HHDV bán ra chịu thuế trên tổng doanh thu của tháng. Cơ sở kinh doanh phải giải trình căn cứ phân bổ và số thuế GTGT được khấu trừ của tháng theo mẫu số 02B/GTGT.
Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của HHDV theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng. Trường hợp không hạch toán riêng được thì xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của HHDV chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.
Kết thúc năm, cơ sở kinh doanh tính phân bổ lại số thuế GTGT được khấu trừ trong năm theo tỷ lệ (%) doanh số HHDV bán ra chịu thuế GTGT trên tổng doanh số bán của HHDV của năm và xác định số chênh lệch về thuế GTGT được khấu trừ do phân bổ lại theo mẫu số 02C/GTGT- Bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT được khấu trừ năm. Số liệu điều chỉnh được tổng hợp vào chỉ tiêu số [23] “Tổng số thuế GTGT được khấu trừ” tại Tờ khai thuế GTGT của tháng thực hiện việc phân bổ lại.
II- Hàng hoá dịch vụ (HHDV) bán ra
Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ”
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh số và thuế GTGT của HHDV bán ra trong kỳ, bao gồm cả HHDV chịu thuế và cả HHDV không chịu thuế GTGT. Chỉ tiêu này gồm có các ô mã số:
- Mã số [24] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị HHDV bán ra trong kỳ (giá trị chưa có thuế GTGT), bao gồm HHDV bán ra không chịu thuế GTGT và HHDV bán ra chịu thuế GTGT. Số liệu ở mã số này bằng số liệu ở mã số [26] cộng (+) số liệu ở mã số [27]
- Mã số [25] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT đầu ra, tương ứng với giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ đã ghi vào mã số [24]. Số liệu ở mã số này bằng số liệu ghi ở mã số [28].
2. Chỉ tiêu “Hàng hoá, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT”
- Mã số [26] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ thuộc diện không chịu thuế của cơ sở kinh doanh.
Chỉ tiêu “Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT”
- Mã số [27] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT.
[27] = [29] + [30]+ [32]
- Mã số [28] : Số liệu ghi vào mã số này là tổng số thuế GTGT đầu ra tương ứng với giá trị HHDV bán ra chịu thuế GTGT đã ghi vào mã số [27].
[28] = [31] + [33]
Cơ sở kinh doanh nhiều loại HHDV có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại HHDV.
3.1. Chỉ tiêu "Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0%"
- Mã số [29]: Số liệu ghi vào mã số này là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ chịu thuế GTGT theo thuế suất 0%.
3.2. Chỉ tiêu "Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% " :
- Mã số [30]: Số liệu ghi vào mã số này là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có thuế GTGT) chịu thuế theo thuế suất 5%.
- Mã số [31]: Số liệu ghi vào mã số này là số thuế GTGT tương ứng với giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ chịu thuế theo thuế suất 5% đã ghi vào mã số [30].
3.3. Chỉ tiêu "Hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10%" :
- Mã số [32]: Số liệu ghi vào mã số này là giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ (chưa có thuế GTGT) chịu thuế theo thuế suất 10%.
- Mã số [33] : Số liệu ghi vào mã số này là số thuế GTGT tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ chịu thuế theo thuế suất 10% đã ghi vào mã số [32].
4. Chỉ tiêu “Điều chỉnh thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước” :
Cơ sở kinh doanh đã kê khai thuế GTGT đầu ra các kỳ trước, sau đó phát hiện ra có sự nhầm lẫn, sai sót thì thực hiện kê khai vào các chỉ tiêu điều chỉnh của tờ khai thuế GTGT của tháng phát hiện ra sai sót, nhầm lẫn.
- Mã số [34], [36]: Số liệu ghi vào mã số này là số điều chỉnh tăng, giảm của tổng giá trị của HHDV bán ra (giá trị chưa có thuế GTGT) của các kỳ kê khai trước.
- Mã số [35], [37]: Số liệu ghi vào mã số này là số điều chỉnh tăng, giảm số thuế GTGT của HHDV bán ra của các kỳ kê khai trước.
Khi kê khai điều chỉnh tại các chỉ tiêu này, CSKD phải giải trình số liệu điều chỉnh tại Bảng giải trình tờ khai thuế GTGT (mẫu số 02A/GTGT), và gửi kèm theo tờ khai.
Cơ sở kinh doanh ghi số liệu vào các chỉ tiêu điều chỉnh nêu trên trong các trường hợp sau đây:
+ Số liệu điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT đầu ra do phát hiện sai sót trong kê khai của các kỳ kê khai trước.
+ Điều chỉnh do hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng do bên bán trả lại hoặc phải điều chỉnh lại giá bán theo biên bản và hoá đơn điều chỉnh.
+ Các trường hợp điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT đầu ra khác theo quy định.
5. Chỉ tiêu “Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra” :
Chỉ tiêu này xác định doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra, bao gồm thuế GTGT của HHDV bán ra trong kỳ và số thuế GTGT điều chỉnh của HHDV bán ra các kỳ trước.
- Mã số [38]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ và các khoản điều chỉnh tăng giảm của các kỳ kê khai trước.
[38] = [24] + [34] -[36
- Mã số [39]: Số liệu ghi vào mã số này phản ánh tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra bao gồm số thuế GTGT của HHDV bán ra trong kỳ và các khoản điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của HHDV bán ra các kỳ trước. Số liệu ghi vào mã số này được tính theo công thức :
[39] = [25] + [35] -[37]
III- Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ :
Các chỉ tiêu trong mục này phản ánh số thuế GTGT của cơ sở kinh doanh: số thuế GTGT phải nộp, không phải nộp hay số chưa được khấu trừ hết trong kỳ kê khai. Đồng thời trong mục này, cơ sở kinh doanh cũng xác định đối với số thuế chưa khấu trừ hết kỳ này sẽ đề nghị hoàn thuế hay chuyển sang khấu trừ tiếp vào kỳ sau.
Chỉ tiêu “Thuế GTGT phải nộp trong kỳ”:
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp trong kỳ.
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ được tính theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp trong kỳ
=
Thuế GTGT đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
-
Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang
- Mã số [40]: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính theo công thức :
[40] = [39] - [23] -[11] ≥ 0
Trường hợp kết quả tính toán của chỉ tiêu [39] = 0 thì phải ghi số “0” vào kết quả. Cơ sở kinh doanh phải nộp đủ số thuế phát sinh theo kê khai vào Ngân sách nhà nước, không được bù trừ với số thuế còn được khấu trừ (kết quả phát sinh âm - nếu có) của kỳ sau.
2. Chỉ tiêu : “Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này ”:
- Mã số [41]: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính theo công thức
[41] = [39] - [23] -[11] < 0
Nếu đã có số liệu để ghi vào chỉ tiêu [41] thì sẽ không có số liệu ghi chỉ tiêu [40].
Theo quy định tại Luật thuế GTGT, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết trong kỳ được kết chuyển sang khấu trừ tiếp ở kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định. Nếu đã đề nghị hoàn thuế thì cơ sở kinh doanh không được kết chuyển số thuế đã đề nghị hoàn sang khấu trừ ở kỳ thuế sau; hoặc nếu đã kết chuyển sang khấu trừ thuế ở kỳ thuế sau thì cơ sở kinh doanh không được đề nghị hoàn thuế đối với số thuế đã kết chuyển để khấu trừ.
3. Chỉ tiêu “Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này ”
Chỉ tiêu này phản ánh số cơ sở kinh doanh đề nghị cơ quan thuế hoàn thuế đối với số thuế GTGT chưa khấu trừ hết trong kỳ.
- Mã số [42]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT mà CSKD đề nghị hoàn theo chế độ quy định.
CSKD không được đưa số thuế đã đề nghị hoàn trong kỳ vào số thuế được khấu trừ của kỳ thuế tiếp theo.
CSKD đã ghi số liệu vào ô mã số [42] thì phải gửi công văn đề nghị hoàn thuế và hồ sơ hoàn thuế theo qui định cho cơ quan thuế để được xét hoàn thuế.
Trường hợp CSKD không ghi số thuế đề nghị hoàn vào ô mã số [42] của tờ khai thì số thuế còn được khấu trừ này đã chuyển sang kỳ sau để khấu trừ tiếp. Nếu sau đó CSKD gửi công văn và hồ sơ đề nghị hoàn thuế cho số thuế này thì cơ quan thuế sẽ không xét hoàn thuế.
4. Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau :
- Mã số [43]: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính theo công thức:
[43] = [41] - [42]
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng tại công ty:
II. Trình tự luân chuyển chứng từ
- Hàng ngày căn cứ chứnng từ gốc đã được kiểm tra, lấy số liệu nhập vào máy vi tính, sau đó ghi trực tiếp vào nhật ký chung.
- Căn cứ số liệu đã ghi trên nhật ký chung để ghi vào tài khoản phù hợp trên sổ cái.
- Các số liệu liên quan đến sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng được ghi vào sổ, thẻ chi tiết tương ứng.
- Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ.
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Nhật ký đặt biệt
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: :Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ngày 01/06 bán 2 ổ cắm với giá 70.000đ cho cty TNHH trang thiết bị Y tế BMS. Thuế GTGT 10%. Đồng thời bán cho cty TNHH XD – TM Danh Tân 1 số trang thiết bị đèn điện với số tiền là 17.848.100đ ( Thuế GTGT 10% )
Nợ TK 111 :19.786.910
Có TK 333.1 : 1.798.810
Có TK 511 :17.988.100
Bán cho cty TNHH TM DV XNK Nội Thất An Phúc bóng đèn điện trị giá 3.240.000đ. Cùng ngày bán bóng đèn cho cty CP điện tự động Hòa Lập Nhân với số tiền 2.651.940đ (thuế GTGT 10%.)
Nợ 111 : 6.481.134
Có 333.1: 589.194
Có 511 : 5.891.940
03/06 bán cho cty TNHH XD TM Danh Tân các trang thiệt bị điện trị giá 7.649.000đ. Bán cho cty TNHH DKT thiết bị đèn điện với số tiền là 16.118.100 (thuế GTGT 10%.).
Nợ 111: 26.143.810
Có 333.1: 2.376.710
Có 511: 23.767.100
04/06 Bán cho cty nội thất An Phúc ống gen với số tiền 2.166.000đ thuế GTGT 10%.
Nợ 111: 2.382.600
Có 333.1: 216.600
Có 511: 2.166.000
06/06 bán cho cty Danh Tân thiết bị điện trị giá 4.827.000đ thuế GTGT 10%.
Nợ 111: 5.309.700
Có 333.1:482.700
Có 511: 4.827.000
Mua một số thiết bị điện của cty Điện Mạnh Phương với số tiền 18.029.000 đ, thuế GTGT 10% (10/06).
Nợ 156: 18.029.000
Nợ 133: 1.802.900
Có 111: 19.831.900
11/06 Mua bóng đèn với số tiền là 23.377.600 của cty Điện Hùng Thuận và cty Hiền Vinh thuế GTGT 10%
Nợ 156: 23.377.600
Nợ 133: 2.337.760
Có 111: 25.715.360
Mua máy bơm của cty Điện Phước Thạnh với số tiền là 1.541.330đ thuế GTGT 10% (15/06)
Nợ 156: 1.541.330
Nợ 133: 154.133
Có 111: 1.695.463
16/06 Mua bóng đèn của cty Điện Hùng Thuận với số tiền 17.802.400đ và của cty Điện Lan Hùng là 26.586.080đ. Mua tắc te và máng đèn của cty chiếu sang Hồng Phúc là 9.276.150đ.thuế GTGT 10%
Nợ 156: 44.388.480
Nợ 133: 4.438.848
Có 111: 48.827.328
Mua dây tivi của cty chiếu sang Hồng Phúc với số tiền 7.420.975đ thuế GTGT 10%(17/06)
Nợ 156: 7.420.975
Nợ 133: 742.098
Có 111: 8.163.073
Mua bóng đèn của cty Minh Hưng Long với số tiền 23.007.916đ. Đồng thời mua ống nối trơn của cty Điện Mạnh Phương là 18.115.000đ thuế GTGT 10%
Nợ 156: 41.122.916
Nợ 133: 4.112.292
Có 111: 45.235.208
20/06 Mua cầu dao điện của cty Lan Hùng với số tiền 13.985.460đ thuế GTGT 10%
Nợ 156: 13.985.460
Nợ 133: 1.398.546
Có 111: 15.384.006
Tổng thuế GTGT đầu ra: 5.464.014
Tổng thuế GTGT đầu vào: 15.914.198
Số thuế GTGT phải nộp: 5.464.014 – 15.914.198 = - 10.450.184
Nhu vậy số thuế GTGT được khấu trừ là: 10.450.184
Trình tự vào sổ kế toán:
NHẬT KÝ CHUNG
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
`
01/06
13105
01.06
Bán ổ cắm
01/06
111
154.000
Doanh thu bán hàng
511
140.000
Thuế GTGT phải nộp
3331
14.000
1316
01/06
Bán thiết bị điện
111
5.160.100
Doanh thu bán hàng
511
4.691.000
Thuế GTGT phải nộp
333.1
469.100
13107
01/06
Bán các loại cầu dao điện
111
3.158.650
Doanh thu bán hàng
511
2.871.500
Thuế GTGT phải nộp
333.1
287.150
13108
01/06
Bán các loại máng đèn
111
11.314.160
Doanh thu bán hàng
511
10.285.600
Thuế GTGT
333.1
1.028.560
02/06
13109
02/06
Bán CV 1.5+3.5
02/06
111
3.564.000
Doanh thu bán hàng
511
3.240.000
Thuế GTGT phải nộp
333.1
324.000
13110
02.06
Bán CVV
111
2.917.134
Doanh thu bán hàng
511
2.651.940
Thuế GTGT phải nộp
333.1
265.194
03/06
13111
03/06
Bán các mặt hàng điện
03/06
111
8.413.900
Doanh thu bán hàng
511
7.649.000
Thuế GTGT phải nộp
333.1
764.900
13112
03/06
Bán VV 16mm2
111
17.729.910
Doanh thu bán hàng
511
16.118.100
Thuế GTGT
333.1
1.611.810
04/06
13113
04/03
Bán ống gen
04/06
111
2.382.600
Doanh thu bán hàng
511
2.166.000
Thuế GTGT phải nộp
333.1
216.600
06/06
13114
06/06
Bán các loại ống phi
111
5.309.700
Doanh thu bán hàng
511
4.827.000
Thuế GTGT
333.1
482.700
10/06
01504
10/06
Mua ổ cắm
10/06
156
18.029.000
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
1.802.900
Trả bằng tiền mặt
111
19.831.900
11/06
01436
11/06
Mua VV
11/06
156
17.780.400
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
1.778.040
Tiền mặt
111
19.558.440
00407
11/06
Mua công tắc
156
5.597.260
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
559.726
Tiền mặt
111
6.156.986
15/06
06297
15/06
Mua máy bơm
15/06
156
1.541.330
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
154.133
Tiền mặt
111
1.695.463
16/06
01523
16/06
Mua VV
16/06
156
17.802.400
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
1.780.240
Tiền mặt
111
19.582.640
01006
16/06
Mua VC+CV
156
26.586.080
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
2.658.608
Tiền mặt
111
29.244.688
02012
16/06
Mua tắc te máng đèn
156
9.276.150
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
927.615
Tiền mặt
111
10.203.765
17/06
02019
17/06
Mua dây tivi
17/06
156
7.420.975
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
742.098
Tiền mặt
111
8.163.073
18/06
02535
18/06
Mua đèn
18/06
156
23.007.916
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
2.300.792
Tiền mặt
111
25.308.708
01557
18/06
Mua ống
156
18.155.000
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
1.811.500
Tiền mặt
111
19.926.500
20/06
01038
20/06
Mua CV
20/06
156
13.985.460
Thuế GTGT đc khấu trừ
133
1.398.546
Tiền mặt
111
15.384.006
Cty TNHH XD - TM Điện Toàn Cầu
SỔ CÁI
TK: 133
Ngày thángghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệuTK
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
06/10
1504
06/10
thuế GTGT được khấu trừ
111
1,802,900
06/11
1436
06/11
thuế GTGT được khấu trừ
111
1,778,040
407
06/11
thuế GTGT được khấu trừ
111
559,726
15/06
6297
15/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
154,133
16/06
1523
16/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
1,780,240
1006
16/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
2,658,608
2012
16/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
927,615
17/06
2019
17/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
742,098
18/06
2535
18/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
2,300,792
1557
18/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
1,811,500
20/06
1038
20/06
thuế GTGT được khấu trừ
111
1,398,546
Tổng cộng
15,914,198
CÔNG TY TNHH XD - TM ĐiỆN TOÀN CẦU
SỔ CÁI
TK: 333.1
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
số hiệu
Số phát sinh
ghi sổ
Số
Ngày
Tk
Nợ
Có
01/06
13105
01/06
Thuế GTGT phải nộp
111
14,000
1316
01/06
Thuế GTGT phải nộp
111
469,100
13107
01/06
Thuế GTGT phải nộp
111
287,150
13108
01/06
Thuế GTGT phải nộp
111
1,028,560
02/06
13109
02/06
Thuế GTGT phải nộp
111
324,000
02/06
13110
02/06
Thuế GTGT phải nộp
111
265,194
03/06
13111
03/06
Thuế GTGT phải nộp
111
764,900
13112
03/06
Thuế GTGT phải nộp
111
1,611,810
04/06
13113
04/06
Thuế GTGT phải nộp
111
216,600
06/06
13114
06/06
Thuế GTGT phải nộp
111
482,700
TỔNG CỘNG
5,464,014
Phần IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI
Để phát huy tính ưu việt và hạn chế những khiếm khuyết của thuế VAT cần phải đánh giá thực trạng hiện nay của thuế VAT từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất, giải quyết vấn đề phát sinh. Có thể đưa ra 4 phương án sau:
Phương pháp tính thuế GTGT
Qua thực tế cho thấy, với 2 phương án tính thuế GTGT với mức doanh số như nhau nhưng kết quả nộp thuế lại khác nhau. Điều này cho thấy về phương pháp tính thuế vẫn chưa ổn, dẫn đến việc không bông bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của các nước và mang tính liên tục của thuế GTGT không bị gián đoạn (đầu vào khi nào cũng được khấu trừ), thiết nghĩ cơ bản lâu dài chỉ nên áp dụng phương pháp duy nhất là phương pháp khấu trừ thuế. Hiện tại phương pháp trực tiếp chỉ được quy định tồn tại trong giai đoạn quá độ (nên có thời gian cụ thể) để chuẩn bị các điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Đồng thời đối tượng nộp phương pháp trực tiếp nên thu hẹp chuyển hướng sang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
II. Về mức thuế suất
Hiện nay ta đang áp dụng 04 loại thuế suất vậy nên chăng chỉ còn lại 1¸ 2 loại thuế. Tuy nhiên trước mắt cần nghiên cứu sắp xếp, điều chỉnh các loại hàng hoá, dịch có mức thuế suất hợp lý, đảm bảo cho đối tượng nộp thuế, đơn giản cho công tác quản lý, tính thuế, thuế suất, thuế GTGT chỉ nên áp dụng 3 mức thuế: 0%, 5% và 10%. Đối với các trường hợp thuế suất 20% có thể chuyển sang thuế TTĐB. Sau đó tiến tới áp dụng một loại thuế suất cho tất cả các loại hàng hoá (trừ thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu). Việc áp dụng thống nhất một loại thuế suất còn góp phần tạo ra sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khác nhau.
III. Quản lý việc sử dụng hóa đơn thuế
Phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng mua, bán, lập và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp bằng cách áp dụng phương tiện kỹ thuật kiểm tra chứng từ. Chẳng hạn kiểm tra mã số thuế của doanh nghiệp qua mạng vi tính có thể quản lý số hoá đơn của doanh nghiệp lưu hành trên thị trường, phát hiện được hoá đơn bị bán không… Ngành thuế cũng nên tiếp tục tuyên truyền sâu rộng cho nhân dân về thuế GTGT xây dựng nề nếp và thói quen sử dụng hoá đơn trong việc mua bán hàng của dân, giáo dục ý thức tố giác các hành vi trốn thuế của đối tượng nộp thuế.
IV. Quản lý công tác thu thuế, hoàn thuế, quản lý hành chính về thuế
Cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ về quản lý thu thuế GTGT việc hướng dẫn doanh nghiệp kê khai, nộp thuế đến việc công khai các thủ tục (xét hoàn thuế và giảm thuế GTGT, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tăng cường đối thoại giữa các doanh nghiệp nhằm nắm bắt kịp thời những vướng mắc phát sinh để có xu hướng xử lý, giải quyết.
Chú trọng hơn nữa đến vấn đề bồi dưỡng kiến thức, xử lý cán bộ thuế móc ngoặc với các cơ sở sản xuất kinh doanh kiếm loại bất chính, gây thất thu thuế cho NSNN, làm ảnh hưởng đến uy tín Nhà nước trong việc điều hành chính sách thuế, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Rà soát lại các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế, hướng dẫn, giải thích những điểm chưa rõ từ đối tượng chịu thuế, đối tượng khống chịu thuế, việc áp dụng thuế suất, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, sử dụng hoá đơn chứng từ.
Phải có sự đồng bộ giữa cơ quan ngành thuế quy định thuế GTGT đầu vào (đối với hàng nhập khẩu) chỉ được khấu trừ khi có hoá đơn của cơ quan hải quan. Hải quan và cơ quan thuế là cơ quan hành chính thu nên phối hợp đồng bộ tránh mất thời gian, chi phí đi lại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thuế.
Nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhập khẩu chưa thể tạo ngay GTGT. Vì vậy, cần xem xét thu thuế GTGT. ở khâu nhập khẩu nguyên vật liệu sao cho thích hợp hoặc nên chăng tập trung phần lớn đầu ra nhằm giảm căng thẳng về vốn cho sản xuất kinh doanh và đơn giản hoá về thủ tục.
KẾT LUẬN
Thuế GTGT là một sắc thuế tiến bộ, mặc dù trong nó cũng còn không ít nhược điểm như về Chính phủ quản lý, thu thuế tốn kém, thiếu linh hoạt mềm dẻo không thật thích hợp với nền kinh tế mới bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm của nó.
Những khiếm khuyết của thuế GTGT nói chung và về hạch toán kế toán nói riêng sẽ được bổ sung hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện.
“Một số vấn đề về phương pháp tính và hạch toán thuế Giá trị gia tăng của công ty TNHH XD – TM Điện Toàn Cầu” là một đề tài rộng và xung quanh nó sẽ không ít vấn đề nảy sinh, được bàn cãi. Do trình độ bản thân cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi những sai xót trong bài viết này. Em kính mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán thuế tại công ty TNHH XD – thương mại Điện Toàn Cầu.docx