Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp Quang Dũng

Thứ tư, doanh nghiệp cần đảm bảo sự thống nhất trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với bộ phận gián tiếp là các bộ phận nghiệp vụ của các phòng, ban cần đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc. Họ là bộ phận tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong tổ chức điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy rất cấn thiết phải đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của các bộ phận này, nhằm đảm bảo cho việc tổ chức điều hành các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả nhất. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư cho công tác tuyển chọn, xắp xếp, bố trí cán bộ để lựa chọn được người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng kịp với từng công việc được giao. Cần có kế hoạch xây dựng qui chế phối hợp hoạt động trong doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp nói chung và riêng với đội ngũ cán bộ kế toán của doanh nghiệp nhằm kịp thời đáp ứng với sự phát triển trong xu hướng ngày càng hiện đại trong nền kinh tế của nước ta. Nhận thức, trình độ của nhân viên càng cao, qui chế hoạt động rõ ràng, cụ thể, khoa học thì càng đảm bảo cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp đạt được hiệu quả, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao.

doc46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp Quang Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sách: là những người làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền quản lý hay trả lương của doanh nghiệp mà do các ngành khác quản lý và chi trả lương như: cán bộ chuyên trách đoàn thể, học sinh thực tập… III/ Các khái niệm, chức năng của tiền lương, nguyên tắc trả lương và các khoản trích theo lương. 1./ Khái niệm tiền lương Tiền lương ( tiền công) là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội của người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. 2./ Chức năng của tiền lương Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên chi phí giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất và phục vụ. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động, nâng cao năng xuất lao động góp phần tiết kiệm chi phí về lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Với ý nghĩa đó, tiền lương có những chức năng sau: Tái sản xuất sức lao động Đòn bẩy kinh tế Điều tiết lao động Thước đo hao phí lao động Công cụ quản lý của Nhà nước 3./ Nguyên tắc trả lương Nguyên tắc trả lương được xây dựng trên cơ sở tùy thuộc vào tính chất lao động và các điều kiện lao động. Trong điều kiện bình thường như nhau thì trả lương ngang nhau còn lao động khác nhau thì trả lương khác nhau. Trong điều kiện lao động khác nhau và lao động như nhau thì có thể trả công khác nhau hoặc cũng có trường hợp điều kiện lao động khác nhau và lao động khác nhau thì trả công khác nhau. Đối với người lao động làm thêm vào ngày bình thường được trả ít nhất 15% lương của ngày làm việc bình thường, làm thêm vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tết thì tiền lương dược trả ít nhất bằng 20% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường. Đối với người lao động làm vào ban đêm được trả ít nhất bằng 30% số tiền lương làm việc vào ban đêm. 4./ Khái niệm các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương gồm có: Quỹ bảo hiểm xã hội( BHXH); Quỹ bảo hiểm y tế(BHYT); Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ). a) Quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ này được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp ốm đau, thai sản, hưu trí; tử tuất, bệnh nghề nghiệp. Quỹ BHXH được hình thành do việc trích quỹ thành lập và trên cơ sở tỷ lệ do pháp luật lao động của nhà nước quy định. Theo đó doanh nghiệp phải thực hiện việc trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% tiền lương trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhận viên của doanh nghiệp trong tháng. Trong đó, 15% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 5% được trừ vào tiền lương của người lao động. Quỹ bảo hiểm xã hội được chi trả trong các trường hợp: Một là, trợ cấp cho người lao động khi đau ốm, mất sức lao động, bị tai nạn, mắc bệnh nghề nghiệp, thai sản, tử tuất. Hai là, chi trả cho công tác quản lý bảo hiểm xã hội. b) Quỹ bảo hiểm y tế Là quỹ được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng bảo hiểm y tế trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh. Quỹ bảo hiểm y tế được trích lập theo tỷ lệ 3% trên tổng quỹ tiền lương. Trong đó 2% được tính vào chi phì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và 1% được trừ vào lương của người lao động. Bảo hiểm y tế sau khi được trích lập thì doanh nghiệp sẽ nộp toàn bộ lên cơ quan quản lý quỹ để mua bảo hiểm y tế cho người lao động. Quỹ bảo hiểm y tế được chi trả cho người lao động về các khoản viện phí, thuốc men, khám chữa bệnh trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn lao động, thai sản… c) Quỹ kinh phí công đoàn Là quỹ được trích lập để phục vụ cho hoạt động tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Quỹ này cũng được hình thành từ việc trích lập trên tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp, theo tỷ lệ quy định là 25% qũy tiền lương của doanh nghiệp và được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ kinh phí công đoàn được chi cho các hoạt động của tổ chức công đoàn, tổ chức hội nghị công đoàn, thăm hỏi người lao động khi ốm đau, thai sản… IV/ Các hình thức tiền lương Việc trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức sau: Hình thức tiền lương theo thời gian Hình thức tiền lương theo sản phẩm 1./ Hình thức tiền lương theo thời gian Hình thức tiền lương theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc chức danh và thang lương theo quy định của doanh nghiệp dựa trên cơ sở sự quy định pháp luật của Nhà nước. Hình thức tiền lương theo thời gian bao gồm + Lương thời gian giản đơn + Lương thời gian có thưởng * Lương thời gian giản đơn là tiền lương được tính theo thời gian và đơn giá lương thời gian. Lương thời gian giản đơn gồm: Lương tháng; Lương ngày; Lương giờ. * Lương thời gian có thưởng là hình thức thời gian tiền lương giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất. Trong đó, Tiền lương theo thời gian = {thời gian làm việc thực tế} x {mức tiền lương thời gian (áp dụng đối với từng bậc lương)} Nếu như có phụ cấp thì tiền lương được tính như sau: Tiền lương tháng = Mức lương tối thiểu (540.000 đ/tháng) x Hệ số lương + phụ cấp (nếu có) Tiền lương tháng Tiền lương ngày = 26 Tiền lương ngày Tiền lương giờ = 8 giờ Ưu điểm: Hình thức tiền lương thời gian có ưu điểm dễ làm, dễ tính toán. Hạn chế: Hình thức này chưa gắn chặt tiền lương với kế quả và chất lượng lao động, không kích thích người lao động quan tâm đế kết quả lao động. 2./ Hình thức tiền lương theo sản phẩm Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm được người lao động hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Hình thức này gồm có: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp. Trả lương theo sản phẩm có thưởng. Trả lương theo sản phẩm lũy tiến. Trả lương khoán khối lượng hoặc khoán công việc. Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng. Tiền lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm hoàn thành đủ chỉ tiêu x Đơn giá tiền lương sản phẩm V./ Quỹ tiền lương 1./ Khái niệm Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương trả cho số công nghân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chi trả lương. 2./ Nội dung Quỹ tiền lương của doanh nghiệp gồm có: - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (lương thời gian, lương sản phẩm). - Các khoản phụ cấp thường xuyên, phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp khu vực… cho những người làm công tác khoa học có tài năng. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh do những nguyên nhân khách quan, thời gian người lao động đi học, nghỉ phép… - Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định. Về phương diện hạch toán quỹ lương của doanh nghiệp chia thành hai loại là: Tiền lương chính Tiền lương phụ Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm khác ngoài nhiệm vụ chính của họ, thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ lễ tết, hội họp…được hưởng lương theo chế độ. Ưu điểm: Hình thức này đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động tiền lương, gắn chặt với số lượng, chất lượng lao động và thúc đẩy tăng năng xuất lao động. VI/ Nhiệm vụ của kế toán tiền lương Nhiệm vụ của kế toán tiền lương bao gồm: Một là, tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời gian và đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng người lao động, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động, tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Hai là, hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ chi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ đúng phương pháp. Ba là, tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương và chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động. Bốn là, lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ tiền lương, đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm các chính sách, chế độ về lao động tiền lương. VII/ Kế toán tổng hợp tiền lương 1./ Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản kế toán sử dụng gồm các tài khoản sau: TK 334, TK 335; TK 338. 2./ Sơ đồ kế toán tiền lương * TK334: Phải trả công nhân viên TK 141; 138; 338 TK 334 TK 622 (4) (1) TK 111 TK 627 (5) (2) TK512 TK 641; 642 (3) TK 333.1 (6) Giải thích sơ đồ: (1): Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất. (2): Tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng. (3): Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp. (4): Các khoản khấu trừ vào tiền lương công nhân. (5): Thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên bằng tiền mặt. (6): Thanh toán lương bằng sản phẩm. 3./ Sơ đồ kế toán các khoản trích theo lương * TK338: Phải trả phải nộp khác TK 334 TK 338 TK 622; 627; 641; 642 (3) (1) TK 111; 112 TK 334 (4) (2) Giải thích sơ đồ: (1): Trích BHXH, BHYT, KPCĐ. (2): BHXH, BHYT trừ vào lương của công nhân viên. (3): BHXH trả thay lương công nhân viên. (4): Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ. (A): Kế toán trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép. * Mức trích trước một tháng = Tổng số tiền lương chính thực tế phải trả CNV sản xuất trong tháng x Tỷ lệ trích trước * Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương nghỉ phép kế hoạch của CNSX trong năm Tổng số tiền lương chính kế hoạch của CNSX trong năm x 100% * TK335: Chi phí phải trả: Sơ đồ kế toán chi phí phải trả: TK 334 TK 335 TK 622 (2) (1) Giải thích sơ đồ: (1): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (2): Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân sản xuất VIII/ Kế toán chi tiết tiền lương. 1./ Các chứng từ kế toán Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải sử dụng đầy đủ chứng từ kế toán quy định trong chế độ chứng từ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội như: - Bảng chấm công; - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng tính lương - Bảng thanh toán tiền thưởng, tiền ăn ca - Bảng phân bổ tiền lương - Bảng thanh toán tiền thuê ngoài, tiền làm thêm giờ - Phiếu báo sản phẩm hoàn thành - Hợp đồng giao khoán - Phiếu chi - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH 2./ Các sổ kế toán được áp dụng - Sổ lương; - Sổ q ũy tiền mặt; - Sổ cái Chương II: THỰC TẾ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở DOANH NGHIỆP QUANG DŨNG I./ Đặc điểm chung của doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng 1./ Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng. Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng là một doanh nghiệp kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng được thành lập từ tháng 2 năm 2002 theo quyết định số 2151/ QĐ - UB ngày 15 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Ninh Bình. Tên giao dịch của doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng. Trụ sở giao dịch: Số 421 - Phường Ninh Phong - Thành phố Ninh Bình Loại hình doanh nghiệp: Thương mại và dịch vụ Ngành nghề kinh doanh: - Mua bán vận tải hàng hóa bằng xe liên tỉnh - Mua bán sắt thép, phụ tùng, phế liệu Số điện thoại: 030.872.699 Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Công thương thị xã Tam Điệp. Mã số thuế: 2700 273 285 Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, với người lao động. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng có 150 cán bộ công nhân viên. Trong đó, công nhân viên trực tiếp lao động là 137 người, cán bộ gián tiếp là 13 người. Hầu hết cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đều có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và tận tình với công việc được giao. Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng luôn quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đồng thời mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho người lao động. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định được thể hiện là tài sản bằng phương tiện, máy móc, nhà xưởng. Vốn lưu động được thể hiện bằng công cụ lao động, dụng cụ quản lý và tiền luận chuyển trong hệ thống ngân hàng. Tổng số vốn kinh doanh hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 là: 15. 668. 330. 393 đồng. Trong đó vốn cố định là: 2.143.900.706 đồng; vốn lưu động là 13. 524.429.687 đồng. Một số chỉ tiêu đạt được trong quý 4 năm 2007 ĐVT:đồng STT chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 1 Vốn kinh doanh 13 tỷ 15 tỷ 2 Tổng doanh thu 8 tỷ 10 tỷ 3 Tổng lợi nhuận 530 triệu 710 triệu 4 Tổng nộp ngân sách 600 triệu 670 triệu 5 Thu nhập bình quân/người/tháng 1.100.000 1.300.000 2./ Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng. Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu theo giấy phép kinh doanh là: - Chuyên mua bán vận tải hàng hóa bằng xe liên tỉnh - Mua bán sắt thép, phụ tùng, phế liệu Với đặc điểm kinh doanh của mình doanh nghiệp có thể cung cấp các loại máy móc, thiết bị, phụ tùng của các phương tiện vận tải cho các khách hàng. Doanh nghiệp luôn thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách và quy định của Nhà nước, đồng thời tuân thủ các chế độ tài chính - kế toán hiện hành, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3./ Công tác tổ chức kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của doanh nghiệp 3.1./ Công tác tổ chức kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng là chuyên mua bán vận tải hàng hóa bằng xe liên tỉnh, mua sắt thép, phụ tùng và phế liệu. 3.2./ Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Sơ đồ 1: Giám đốc Phó giám đốc Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giám đốc là người đại diện của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, là chủ tài khoản toàn quyền sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Trong doanh nghiệp Giám đốc vừa là người chỉ huy vừa là người chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Giám đốc có quyền lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, quyết định hình thành công tác tổ chức kinh doanh cho các tổ, đội, phân xưởng, bộ máy quản lý xây dựng sản xuất kinh doanh, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch tuyển dụng lao động, nâng lương và phạt công nhân vi phạm… - Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về phần việc do Giám đốc phân công phụ trách công tác, là người trực tiếp tham mưu cho Giám đốc trong việc hoạch định và tổ chức đường lối sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phòng kỹ thuật : Có nhiệm vụ lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, cải tạo máy móc, thiết bị. Chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật, chất lượng các loại máy móc, hàng hóa. - Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, tổ chức mạng lưới marketing và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm; có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đề xuất các ý kiến về kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của công ty để trình lên Giám đốc xem xét và quyết định. - Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức quản lý cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp; thực hiện các chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước; tham gia bố trí và điều động lao động, quy hoạch cán bộ; Xây dựng các định mức về tiền lương và theo dõi các chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Ngoài ra, Phòng tài chính - kế toán có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ quản lý, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm cung cấp số liệu thông tin cho cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước theo định kỳ hoặc theo yêu cầu. Thực hiện đúng, đủ các nguyên tắc hiện hành về chế độ kế toán. Bên cạnh đó, phòng tài chính - kế toán có nhiệm vụ tính trả lương cho người lao động, xây dựng hệ thống định mức đơn giá tiền lương trình Giám đốc xem xét và quyết định. 3.3./ Công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp Sơ đồ 2: tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng. Kế toán trưởng Kế toán viên 2 Kế toán viên 1 - Kế toán trưởng: Là người trực tiếp tổ chức lãnh đạo tất cả các hoạt động của các nhân viên kế toán trong nội bộ kế toán của doanh nghiệp. Kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn công tác hạch toán kế toán cho các nhân viên; tổ chức kiểm tra, đối chiếu các báo cáo do nhân viên mình thực hiện; tiến hành lập báo cáo trình Giám đốc về tình hình tài chính của doanh nghiệp và các báo cáo tài chính đến các cơ quan ban ngành có liên quan. - Kế toán viên 1 và 2: Chịu trách nhiệm ghi chép các chứng từ, tổng hợp và gửi lên các phòng ban. Hình thức kế toán mà doanh nghiệp Quang Dũng đã và đang áp dụng đó là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán này hiện nay đang được áp dụng rộng rãi đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Với ưu điểm, kết cấu mẫu sổ rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm nên phù hợp với trình độ kế toán và phù hợp với đặc điểm cũng như quy mô của doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng. Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng đã áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và tiến hành công tác lập báo cáo kế toán theo từng quý. 3.4./ Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ hạch toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu kiểm tra - Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp được áp dụng để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo tài khoản tổng hợp. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, được tổng hợp trên chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian. - Sổ, thẻ hạch toán chi tiết được sử dụng để hạch toán các đối tượng hạch toán chi tiết. * Giải thích sơ đồ: Thứ nhất, hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc được dùng để ghi vào các sổ, thẻ hạch toán chi tiết. Thứ hai, cuối tháng kế toán phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ gốc, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. Thứ ba, sau khi đối chiếu khớp số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các sổ chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu kiểm tra đảm bảo tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối phát sinh phải bằng nhau và kiểm tra số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 3.5./ Tài khoản doanh nghiệp sử dụng Hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng một số tài khoản sau: - TK 111 - TK 334 - TK 338 - TK 154 - TK 642 II./ Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Quang Dũng. 1./ Công tác tổ chức quản lý lao động tại doanh nghiệp Quang Dũng. Doanh nghiệp Quang Dũng có 150 cán bộ công nhân viên, trong đó: - Phòng tài chính kế toán có 5 người; - Phòng kỹ thuật có 3 người; - Phòng kinh doanh có 2 người; - Các tổ, đội có 140 người. 2./ Đến tháng 12 năm 2007 doanh nghiệp Quang Dũng có tổng quỹ lương là: 1.335.000.000đ 3./ Các hình thức trả lương tại doanh nghiệp Quang Dũng Doanh nghiệp Quang Dũng hiện đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian với cách tính như sau: Lương thời gian = Tổng tiền lương cơ bản 26 x Số công việc thực tế làm việc * Quy trình hạch toán cụ thể của đơn vị 1./ Bảng chấm công a) Mục đích Bảng chấm công dùng để theo dõi công việc làm thực tế, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH…của cán bộ CNV trong doanh nghiệp và là cơ sở để trả lương, trả BHXH… cho từng người trong đơn vị. b) Phương pháp ghi chép - Cột A - B: Ghi số thứ tự và tên từng người trong bộ phận công tác - Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc, chức vụ của từng người. - Cột 1 - 31: Ghi các ngày trong tháng (từ ngày 01 đến ngày 31 của tháng) - Cột 32 và 33: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm và lương thời gian của từng người trong tháng. - Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng % lương của từng người trong tháng - Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng BHXH của từng người trong tháng. Biểu 1: Đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng Tổ: Gián tiếp BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2007 TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 ………………………… 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương TG Số công nghỉ việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc hưởng …% lương Số công hưởng BHXH A B C 1 2 3 4 5 6 7 31 32 33 34 35 36 1 Ngô hữu Triều Điều vận + + + + + + CN 2 Hoàng văn Hợi Quản lý + + + + + + 3 Đinh thị nhiên Thủ quỹ + + + + + + 4 Nguyễn thịQuý kế toán + + + + + + 5 Đỗ thị trà Giang kế toán + + + + + + 6 Ngô thị Liên BH + + + + + + 7 Phạm thị Nhàn KT + + + + + + 8 Hà Quang Mạnh ĐT + + + + + + ………… cộng 152 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 2: Đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng Tổ: Lái xe BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2007 TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 ………………… 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương TG Số công nghỉ việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc hưởng …% lương Số công hưởng BHXH A B C 1 2 3 4 5 6 7 31 32 33 34 35 36 1 Hoàng Đạt Lái xe + + + + + + CN 2 Nguyễn Văn Tú Lái xe + + + + + + 3 Nguyễn Văn Khoa Phụ xe + + + + + + 4 Lương Ngọc Bích Phụ xe + + + + + + 5 Trần Văn Sơn Lái xe + + + + + + 6 Nguyễn Văn Như Lái xe + + + + + + 7 PhạmVawnQuaan Phụ xe + + + + + + 8 Tạ Văn Hội Lái xe + + + + + + ………… cộng 197 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 3: Đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng Tổ: Sản xuất BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 12 năm 2007 TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 ……………………. 31 Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương TG Số công nghỉ việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc hưởng …% lương Số công hưởng BHXH A B C 1 2 3 4 5 6 7 31 32 33 34 35 36 1 Nguyễn Văn Túy Cắt hơi + + + + + + CN 2 LươngVăn Thành Công nhân + + + + + + 3 Nguyễn Văn Lợi Công nhân + + + + + + 4 Tạ Thị Tươi Công nhân + + + + + + 5 Vũ Văn Lợi Cắt hơi + + + + + + 6 Nguyễn Văn Thân Công nhân + + + + + + 7 Nguyễn Văn Huấn Cắt hơi + + + + + + 8 Bùi Văn Chung Công nhân + + + + + + ………… cộng 185 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) 2. Bảng thanh toán lương * Mục đích : Là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp , các khoản thu nhập tăng thêm ngoàii tiền lương cho người lao động,kiểm tra việc thanh toán lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp ,đồng thời làm căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. Biểu 4: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG tháng 12 năm 2007 Đơn vị : DNTN Quang Dũng Tổ : Gián tiếp TT Họ và tên Chức vụ Lương và phụ cấp Trừ BH YT, BHXH Thực lĩnh Ký nhận Lương Phụ cấp Tổng 1 Ngô Hữu Triều Điều vận 3200.000 196.000 3.396.000 3.396.000 2 Hoàng văn Hợi Quản lý 3000.000 196.000 3.196.000 3.196.000 3 Đinh thị Nhiên Thủ quỹ 2.634.000 196.000 2.830.000 46.200 2.783.000 4 Nguyễn thị quý Kế toán 2.800.000 196.000 2.996.000 2.996.000 5 Đỗ thị trà Giang Kế toán 2.200.000 196.000 2.396.000 2.396.000 6 Phạm thị Nhàn Kế toán 1.800.000 196.000 1.996.000 40.320 1.955.680 7 Ngô thị Liên Bán hàng 1.850.000 196.000 2.046.000 40.320 2.005.680 8 Nguyễn văn trì Thủ kho 2.700.000 196.000 2.896.000 2.896.000 9 Hoàng Đan Quản lý 2.500.000 196.000 2.696.000 2.649.800 10 Nguyễn Đông Quản lý 2.700.000 196.000 2.896.000 2.896.000 11 Hà quang Mạnh ĐT 4.100.000 196.000 4.296.000 46.200 4.249.800 12 Nguyễn văn Thọ Bảo vệ 1.400.000 196.000 1.596.000 1.596.000 13 Nguyễn Ninh Bảo vệ 1.400.000 196.000 1.596.000 1.596.000 Cộng: 32.284.000 2.584.000 34.832.000 173.040 34.702.760 Kế toán Giám Đốc Duyệt Chi Doanh nghiệp đã tiến hành trích BHXH,BHYT như sau : Ông Hà Quang Mạnh và bà Đinh thị Nhiên trích BHXH,BHYT ở mức lương cơ bản là 770.000đ BHXH + BHYT = 770.000 * 6% = 46.200 Bà Phạm thị Nhàn và Ngô thị Liên trích ở mức lương cơ bản là 672.000đ BHXH + BHYT = 672.000 * 6% = 34.440 Ở bộ phận gián tiếp ngoài phụ cấp tiền ăn 196.000đ thì Doanh nghiệp còn trả thêm tiền phụ cấp trách nhiệm cho từng người theo quy định trong nội bộ doanh nghiệp. Biểu 5: BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 12 năm 2007 Đơn vị: DNTN Quang Dũng Tổ: Lái xe + sản xuất TT Họ và tên Chức vụ Lương và phụ cấp Trừ BH YT, BHXH Thực lĩnh Ký nhận Lương Phụ cấp Tổng 1 Hoàng Đạt Lái xe 2.900.000 196.000 3.096.000 46.200 3.049.800 2 Nguyễn Văn Tú Lái xe 2.400.000 196.000 2.596.000 2.596.000 3 Tạ Văn Hội Lái xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 4 Đới Xuân Bình Lái xe 1.800.000 196.000 1.996.000 1.996.000 5 Lê Hồng Phượng Lái xe 2.000.000 196.000 2.196.000 2.196.000 6 Trần Văn Dương Lái xe 2.500.000 196.000 2.696.000 40.320 2.655.680 7 Trần Văn Hiển Lái xe 2.600.000 196.000 2.796.000 40.320 2.755.680 8 Trần Văn Sơn Lái xe 2.200.000 196.000 2.396.000 40.320 2.355.680 9 Nguyễn Văn Như Lái xe 2.900.000 196.000 3.096.000 40.320 3.055.680 10 Nguyễn Văn Nam Lái xe 2.300.000 196.000 2.496.000 40.320 2.455.680 11 Nguyễn Văn Sáu Lái xe 2.200.000 196.000 2.396.000 2.396.000 12 Nguyễn Văn Khoa Phụ xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 13 Lương Ngọc Bích Phụ xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 14 Phạm Văn Quân Phụ xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 15 Nguyễn Văn Thắng Phụ xe 1.600.000 196.000 1.796.000 1.796.000 16 Hà Huy Huân Lái xe 1.800.000 196.000 1.996.000 1.996.000 17 Vũ Thành Kiên Phụ xe 1.550.000 196.000 1.746.000 1.746.000 18 Nguyễn Văn Thành Phụ xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 19 Nguyễn Văn Chung Phụ xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 20 Tạ Văn Thịnh Lái xe 2.200.000 196.000 2.396.000 40.320 2.355.680 21 Hoàng Quốc Việt Lái xe 1.000.000 196.000 1.196.000 1.196.000 22 Đỗ Văn Tài Phụ xe 1.000.000 196.000 1.196.000 1.196.000 23 Trần Văn Bảo Phụ xe 1.000.000 196.000 1.196.000 1.196.000 24 Lương Bảo Trọng Lái xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 25 Nguyễn Văn Hạnh Lái xe 1.000.000 196.000 1.196.000 1.196.000 26 Nguyễn Hồng Quảng Lái xe 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 27 Nguyễn Văn Kiên Lái xe 2.700.000 196.000 2.896.000 40.320 2.855.680 28 Phạm Văn Vân Lái xe 1.900.000 196.000 2.096.000 2.096.000 29 Nguyễn Văn Túy Cắt hơi 1.700.000 196.000 1.896.000 1.896.000 30 Nguyễn Văn Huấn Cắt hơi 1.350.000 196.000 1.546.000 1.546.000 31 Lương Văn Thành Công nhân 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 32 Nguyễn Văn Lợi Công nhân 1.800.000 196.000 1.996.000 1.996.000 33 Vũ Văn Lợi Công nhân 1.700.000 196.000 1.896.000 1.896.000 34 Tạ Thị Tươi Công nhân 1.100.000 196.000 1.296.000 34.440 1.261.560 35 Bùi Văn Trung Công nhân 2.500.000 196.000 2.696.000 2.696.000 36 Cù Tất Đề Công nhân 1.700.000 196.000 1.896.000 1.896.000 37 Đinh Văn Tuyển Công nhân 1.500.000 196.000 1.696.000 1.696.000 38 Đinh Thị Viền Công nhân 1.100.000 196.000 1.296.000 1.296.000 39 Nguyễn Thị Sáng Công nhân 1.100.000 196.000 1.296.000 1.296.000 40 Nguyễn Văn Phong Công nhân 1.300.000 196.000 1.496.000 1.496.000 41 Lê Huy Quỳnh Công nhân 1.300.000 196.000 1.496.000 1.496.000 42 Nguyễn Văn Thân Công nhân 1.700.000 196.000 1.896.000 40.320 1.855.680 43 Nguyễn Thị Quế Công nhân 1.200.000 196.000 1.396.000 1.396.000 44 Nguyễn Thị Suốt Công nhân 1.200.000 196.000 1.396.000 1.396.000 45 Tiêu Văn Hiến Cắt hơi 1.700.000 196.000 1.896.000 1.896.000 46 Phạm Văn Lợi Cắt hơi 1.900.000 196.000 2.096.000 2.096.000  Cộng: 78.900.000 9.016.000 87.916.000 403.200 87.512.800 Kế toán Giám Đốc Duyệt Chi Doanh nghiệp tiến hành trích BHXH,BHYT như sau: Ông Hoàng Đạt : Trích ở mức lương cơ bản là 770.000đ BHXH +BHYT = 770.000 * 6% =46.200 Bà Tạ Thị Tươi : trích ở mức lương cơ bản là 574.000đ BHXH + BHYT = 574.000 * 6% =34.140 Những trường hợp còn lại trích ở mức lương cơ bản là 672.000đ 3. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH * Mục đích :Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp) ,BHXH,BHYT và KPCĐ phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng lao động (Ghi có TK334. TK 335, TK 338 …) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG TRỢ CẤP BHXH Đợt 3 tháng 12 quý IV năm 2007. Tên đơn vị: DNTN Quang Dũng Số điện thoại :030872699 Tổng số lao động 150 người Nơi giao dịch Quỹ lương trong kỳ Loại chế độ TT Họ Và Tên Bộ phận công tác Số sổ BHXH Tiền lương tháng đóng BHXH Thời gian đóng BHXH Đơn đề nghị Cơ quan BHXH duyệt Ghi chú Số ngày nghỉ tiền trợ cấp Số ngày nghỉ Tiền trợ cấp Trong kỳ Lũy kế đầu năm Trong kỳ Lũy kế đầu năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Đinh Thị Nhiên Tổ VP 2896510671 372.000 15 5 32 25.000 2 Nguyễn Văn Chung Tổ Xe 2896010553 174.000 12 8 25 85.846 3 nguyễn Văn Kiên Tổ Xe 2899032235 176.000 11 7 20 35.000 Cộng 20 75 145.846 Khi tính BHXH của cán bộ công nhân viên ta căn cứ vào phiếu nghỉ ốm của cán bộ công nhân viên để tính: Lương + Phụ cấp 26 x số ngày được nghỉ * 75% Biểu 6: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI tháng 12 năm 2007 TT TK 334 - phải trả người lao động TK 338 - Phải trả phải nộp khác Cộng có TK 338 (3382,3383,3384) TK 335 - chi phí phải trả Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 TK154 78.900.000 9.016.000 87.916.000 11.835.000 1.578.000 13.413.000 101.329.000 2 TK642 32.284.000 2.548.000 34.832.000 4.842.600 645.680 5.488.280 40.320.280 3 TK334 1.227.480 6.137.400 7.364.880 7.364.880 4 TK338 145.846 145.846 145.846 Tổng cộng 111.184.000 11.564.000 145.846 122.893.846 17.905.080 8.361.080 26.266.160 149.160.006 Người lập bảng Kế toán trưởng Doanh nghiệp không trích kinh phí công đoàn. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các chức từ có liên quan ta tiến hành lập phiếu chi cho cán bộ công nhân viên. Đơn vị: DNTN Quang Dũng Địa chỉ: P.Ninh phong- TPNB PHIẾU CHI Ngày 29 tháng 12 năm 2007 số: 01 Nợ: Có: Họ,tên người nhận tiền: Ngô Hữu Triều Địa chỉ :Phòng kỹ thuật - Tổ văn phòng Lý do chi: Chi trả lương Số tiền:34.702.760 viết bằng chữ : Ba mươi tư triệu bảy trăm linh hai nghìn bảy trăm sáu mươi đồng chẵn. Kèm theo : 01 chứng từ gốc. Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ tiền(viết bằng chữ) : Ba mươi tư triệu bảy trăm linh hai nghìn bảy trăm sáu mươi đồng chẵn. Ngày 29 tháng 12 năm 2007. Thủ quỹ (ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đơn vị: DNTN Quang Dũng Địa chỉ: P. Ninh phong - TPNB PHIẾU CHI Ngày 29 tháng 12 năm 2007 số: 02 Nợ: Có: Họ,tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Chung Địa chỉ: Tổ lái xe Lý do chi: Chi trả lương và BHXH phải trả trong tháng Số tiền: 80.826.206 viết bằng chữ : Tám mươi triệu tám trăm hai sáu nghìn hai trăm linh sáu đồng chẵn. Kèm theo : ....... chứng từ gốc Thủ trưởng đơn vị (ký, họ tên, đóng dấu) Phụ trách kế toán (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ tiền (viết bằng chữ) : Tám mươi triệu tám trăm hai sáu nghìn hai trăm linh sáu đồng chẵn. Ngày 29 tháng 12 năm 2007. Thủ quỹ (ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Căn cứ vào các phiếu chi trong kỳ ta tiến hành ghi vào sổ quỹ tiền mặt. SỔ QUỸ TIỀN MẶT Trang 01 Ngày tháng Số phiếu Diễn giải TKĐƯ Số tiền Thu Chi Thu Chi Tồn 1 2 3 4 5 6 7 8 Số dư đầu tháng 12 phát sinh trong kỳ 174.000.000 29/12 01 Chi trả lương cho công nhân viên 334 115.528.966 …………………. Cộng: 196.000.000 320.078.000 49.220.000 Đơn vị: DNTN Quang Dũng CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 29 tháng 12 năm 2007 Số: 07 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 1. Tính lương phải trả CNV - Tổ trực tiếp 154 334 87.916.000 - Tổ gián tiếp 642 334 34.832.000 - BHXH trả trong tháng 338 334 145.846 Cộng: 122.893.846 Kèm theo: ………….. chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: DNTN Quang Dũng CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 29 tháng 12 năm 2007 Số: 08 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 1. Trích các khoản theo lương - Tổ trực tiếp 154 338 13.413.000 - Tổ gián tiếp 642 338 5.488.280 - BHXH trả trong tháng 334 338 7.364.880 Cộng: 26.266.160 Kèm theo: ………….. chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: DNTN Quang Dũng CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 29 tháng 12 năm 2007 Số: 09 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 1. Thanh toán lương cho CNV 334 111 115.528.966 Cộng: 115.528.966 Kèm theo: ………….. chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: DNTN Quang Dũng CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 29 tháng 12 năm 2007 Số: 10 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 1. Nộp bảo hiểm XH 338 112 17.905.080 Cộng: 17.905.080 Kèm theo: ………….. chứng từ gốc. Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Tên TK: Phải trả CNV SỔ CÁI Năm 2007 Trang: Số hiệu: 334 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu tháng Phát sinh trong tháng - Tính tiền lương phải trả CNV 154 87.976.000 - Công nhân tổ gián tiếp 642 34.832.000 - BHXH trả trong tháng 338 145.846 - Trừ vào lương CNV 7.364.880 - Thanh toán lương 338 115.528.966 Cộng phát sinh 111 122.893.846 122.893.846 Dư cuối kỳ Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Tên TK: Phải trả CNV SỔ CÁI Năm 2007 Trang: Số hiệu: 338 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Số dư đầu tháng 5.075.870 Phát sinh trong tháng - Trích các khoản theo lương - Công nhân tổ trực tiếp 154 13.413.000 - Tổ gián tiếp 642 5.488.280 - BHXH trả trong tháng 334 145.846 - Trừ vào lương CNV 334 7.364.880 - Nộp BHXH 112 17.905.080 Cộng phát sinh 18.050.926 13.291.104 Dư cuối kỳ Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị III./ Một số ý kiến nhận xét về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng 1./ Nhận xét về công tác kế toán nói chung và về kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương nói riêng tại doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng. Hòa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, doanh nghiệp Quang Dũng cũng đang trên đà phát triển rất mạnh. Những thành tựu mà doanh nghiệp đã và đang đạt được góp phần không nhỏ trong nền kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình nói riêng và đất ta nói chung. Để đạt được những kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Quang Dũng đã tích cực, chủ động phát huy nhiều biện pháp mà trước hết phải kể đến sự đồng tâm hiệp lực của cán bộ công nhân viên của toàn thể doanh nghiệp cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng hướng của ban Giám đốc doanh nghiệp. Nhất là công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh hết sức nhạy bén theo kịp với sự biến đổi nhanh chóng và khó lường của nền kinh tế thị trường, cách quản lý khoa học, năng động, quyết đoán của Ban Giám đốc doanh nghiệp đã góp phần đưa doanh nghiệp ngày một phát triển đi lên. Ngoài ra, sự tham mưu đúng đắn, kịp thời của các phòng ban cũng là một trong những yếu tố tạo nên những bước đi thành công của doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những đóng góp hết sức tích cực của cán bộ công nhân viên phòng kế toán tài chính của doanh nghiệp. Trong những năm qua, họ đã không ngừng nỗ lực, tích cực thực hiện mọi nhiệm vụ mà doanh nghệp giao phó, giúp cho ban Giám đốc sử dụng và quản lý có hiệu quả mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp. Tóm lại, tất cả mọi nhân viên trong doanh nghiệp từ cán bộ lãnh đạo đến những công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh mỗi người đều luôn cố gắng góp sức đưa doanh nghiệp ngày một phát triển vững vàng hơn, hòa nhịp cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và khu vực. Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp Quang Dũng, bản thân em tự nhận thấy toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nói chung và bộ máy kế toán nói riêng hoạt động rất nhịp nhàng, hiệu quả. Riêng bộ máy kế toán của doanh nghiệp được hình thành cùng sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Quang Dũng đã không ngừng phấn đấu để hoàn thiện công tác quản lý của doanh nghiệp mình. Nhất là do nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của bộ máy kế toán trong tổng thể bộ máy của doanh nghiệp cho nên bộ máy kế toán đã được ban Giám đốc không ngừng quan tâm kiện toàn đội ngũ nhân viên của phòng. Do vậy, hiện nay bộ máy kế toán của doanh nghiệp cơ bản đã đáp ứng yêu cầu về hạch toán, phản ánh, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Là một phần quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đòi hỏi phải được tính toán một cách chính xác, phải được theo dõi và phản ánh được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền lương, BHXH, BHYT cùng các khoản phụ cấp khác. Trong đó, tiền lương là một vấn đề hết sức thiết thực liên quan trực tiếp đến đời sống người lao động. Không những thế, việc tính toán chính xác các khoản phải trả cho công nhân viên, việc thanh toán kịp thời đầy đủ sẽ kích thích người lao động tích cực đóng góp sức mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, doanh nghiệp Quang Dũng đã luôn quan tâm để không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán tiền lương nói riêng. 2./ Một số ưu điểm và hạn chế trong công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp Quang Dũng. 2.1/ Ưu điểm Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quang Dũng trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Thứ nhất, doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Sở dĩ doanh nghiệp Quang Dũng đạt được những kết quả to lớn đó doanh nghiệp đã phải trải qua một quá trình phấn đấu liên tục với sự cố gắng vượt bậc của ban lãnh đạo doanh nghiệp và toàn thể công nhân viên của doanh nghiệp. Đó chính là sức mạnh, là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhờ sự năng động dám nghĩ, dám làm của công nhân viên doanh nghiệp, từ kết quả của chủ trương cải tiến cách thức quản lý kinh tế và các chính sách kinh tế của nhà nước, doanh nghiệp không những đã đạt được kết quả kinh doanh tốt và hoàn thành nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước mà còn không ngừng nâng cao, cải thiện đời sống cho công nhân viên trong doanh nghiệp. Các nhân viên trong bộ máy ké toán của doanh nghiệp nhìn chung hầu hết đều là những người có trình độ chuyên môn vững vàng. Kế toán trưởng là người có kinh nghiệm công tác lâu năm. Đội ngũ kế toán viên, dưới sự dìu dắt, hướng dẫn của kế toán trưởng cùng với lòng nhiệt tình ham mê công tác và ý thức học hỏi vươn lên đã dần được kiện toàn nhất là về mặt trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Do vậy, hoạt động của bộ máy này đã thu được những thành tựu khá khả quan, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mà doanh nghiệp và nhà nước đòi hỏi và giao phó. Do nhận thức được tầm quan trọng của chi phí nhân công trong việc hình thành nên giá thành sản phẩm, doanh nghiệp đã thông qua bộ máy kế toán tài chính quản lý chặt chẽ các chứng từ có liên quan. Nhờ đó công tác kế toán tiền lương của doanh nghiệp đã từng bước phát huy được tác dụng, khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp làm việc không chỉ đảm bảo ngày công mà còn tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Thứ hai, doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc đưa những phương tiện kỹ thuật tiên tiến trang bị cho phòng tài chính kế toán để nâng cao hiệu quả làm việc cho cán bộ công nhân viên trong phòng, tiết kiệm thời gian và lao động, tạo sự gọn nhẹ cho bộ máy kế toán của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi về mặt nghiệp vụ kế toán, lưu giữ và xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2/ Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, do nhiều nguyên nhân, trong những năm qua ở doanh nghiệp Quang Dũng hiện vẫn tồn tại một số những hạn chế sau: Một là, doanh nghiệp đã không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp cho nên đã làm ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, doanh nghiệp đã không tiến hành thường xuyên việc trích lương của tổ trực tiếp như: lái xe, phụ xe, bộ phận cắt hơi, công nhân…vào chi phí nhân công trực tiếp( tức là không hạch toán vào tài khoản 622 mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là tài khoản 154 ). Ba là, trong bảng thanh toán lương của doanh nghiệp, kế toán cho cột tiền ăn, tiền làm thêm giờ, phụ cấp riêng và cột tạm ứng lương, như thế khi nhận lương ,công nhân không biết rõ mình được cộng và tiền trừ khoản tiền gì. Bốn là, do doanh nghiệp chưa quan tâm sát sao đến tình hình lao động, số lượng, chất lượng lao động cho nên việc đánh giá đúng thực trạng lao động của doanh nghiệp còn gặp phải những khó khăn, việc bố trí và xắp xếp lao động vẫn còn những bất cập nhất định ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3./ Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, theo đó là sự phát triển của công tác kế toán nhất là kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ là tiền công , tiền thưởng và các khoản phụ cấp theo lương mà còn là quyền lợi của người lao động, là điều kiện để họ yên tâm công tác, nâng cao trình độ chuyên môn, cống hiến sức lao động của mình cho doanh nghiệp nói riêng và cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nươc nói chung. Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng, dưới sự nghiên cứu và học tập ở trường trung cấp kinh tế kỹ thuật và tại chức ninh bình, dưới sự dạy bảo, dìu dắt của các thày cô giáo, em xin được đề xuất một số ý kiến hy vọng có thể giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp. Thứ nhất, trước mắt doanh nghiệp cần tiến hành ngay việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp. Hoạt động này vừa dễ tiến hành, ít phức tạp song lại đảm bảo tính toán chính xác chi phí nhân công trong việc tính giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thứ hai, khi tính trả lương cho tổ trực tiếp đối với lái xe, phụ xe… doanh nghiệp nên hạch toán vào tài khoản 622 để từ đó tập hợp chi phí giá thành vào đơn giá tiền lương. Có như vậy,thì việc tính toán và hạch toán mới chính xác hơn. Thứ ba, khi thanh toán tiền lương cho các bộ phận kế toán cần phải ghi: - Nợ TK 622: Tiền lương của lao động tham gia trực tiếp ở các tổ đội; - Nợ TK 642: Tiền lương của bộ phận quản lý; - Có TK 334: Tiền lương phải trả co công nhân viên. Thứ tư, doanh nghiệp cần đảm bảo sự thống nhất trong việc phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với bộ phận gián tiếp là các bộ phận nghiệp vụ của các phòng, ban cần đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc. Họ là bộ phận tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc trong tổ chức điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy rất cấn thiết phải đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của các bộ phận này, nhằm đảm bảo cho việc tổ chức điều hành các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả nhất. Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư cho công tác tuyển chọn, xắp xếp, bố trí cán bộ để lựa chọn được người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng kịp với từng công việc được giao. Cần có kế hoạch xây dựng qui chế phối hợp hoạt động trong doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp nói chung và riêng với đội ngũ cán bộ kế toán của doanh nghiệp nhằm kịp thời đáp ứng với sự phát triển trong xu hướng ngày càng hiện đại trong nền kinh tế của nước ta. Nhận thức, trình độ của nhân viên càng cao, qui chế hoạt động rõ ràng, cụ thể, khoa học thì càng đảm bảo cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp đạt được hiệu quả, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao. KẾT LUẬN Qua thực tập tại doanh nghiệp Quan Dũng em nhận thấy thời gian thực tập đối với cá nhân em nói riêng và đối với những học viên theo học ngành kế toán doanh nghiệp sản xuất tại trường trung cấp kinh tế ninh bình nói chung là hết sức bổ ích và cần thiết. Nó giúp cho người học như chúng em có điều kiện để kết hợp việc học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tế. Thời gian thực tập không chỉ giúp cho chúng em hoàn thiện trong học tập và nghiên cứu nội dung khóa học mà còn tạo cho chúng em có nhiều cơ hội để tiếp cận với thực tế cuộc sống, đem những kiến thức mà các thầy cô đã dày công dạy dỗ đến với cuộc sống. Bằng những kiến thức đã học trong nhà trường, trong sách vở về tiền lương và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cùng với thực tế hoạt động này tại doanh nghiệp Quang Dũng em đã hoàn thành được bản báo cáo thực tập tốt nghiệp về " Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Quang Dũng". Qua việc thực hiện bản báo cáo này em đã có điều kiện so sánh giữa lý thuyết được học với thực tế hạch toán ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó em cũng mạnh dạn đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho doanh nghiệp Quang Dũng. Đối với em, thời gian thực tập tốt nghiệp khóa học ở doanh nghiệp Quang Dũng đã giúp em có thêm sự hiểu biết về tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hoạt động này phản ánh thành quả của người lao động được hưởng do sức lao động mà mình bỏ ra cống hiến cho doanh nghiệp, cho đất nước. Vì vậy, quan tâm đến tiền lương là quan tâm đến người lao động, là quan tâm đến quá trình sản xuất kinh doanh nhằm phát triển nền kinh tế của đất nước. Trong thời gian thực tập ở doanh nghiệp Quang Dũng, bên cạnh sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thày cô giáo em cũng đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ chu đáo của toàn thể cán bộ nhân viên doanh nghiệp Quang Dũng, nhất là đội ngũ kế toán đã giúp em củng cố kiến thức đã học, làm sâu sắc và nâng cao hơn trình độ nghiệp vụ, hoàn thành được mục đích và yêu cầu của nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp của khóa học. Song do còn những hạn chế nhất định về thời gian, nhận thức nên trong trình bày chuyên đề " Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Quang Dũng" em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thày cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp chỉ bảo, góp ý để em kịp thời hoàn thiện chuyên đề này. Xin được trân trọng cảm ơn ! Ninh bình, ngày 25 tháng 8 năm 2008 Học sinh thực tập Trần Thị Thanh Thủy NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Qua thời gian thực tập của thực tập sinh Trần Thị Thanh Thủy tại doanh nghiệp Quang Dũng, đại diện cho doanh nghiệp Quang Dũng chúng tôi có một số nhận xét sau: Trong thời gian thực tập sinh Trần Thị Thanh Thủy đã: - Đảm bảo thời gian thực tập theo quy định của nhà trường và doanh nghiệp - Chấp hành tốt nội quy, qui chế của doanh nghiệp - Tích cực tìm hiểu thực tế sản xuất kinh doanh và đặc điểm về công tác kế toán của doanh nghiệp, nhất là đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về nội dung kế toán tiền lương. - Số liệu trình bày trong bản báo cáo thực tập là đúng với thực tế của doanh nghiệp - Thực tập sinh Trần Thị Thanh Thủy có khả năng làm cán bộ kế toán tốt. Kế toán trưởng Giám đốc doanh nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_thuy_1799.doc
Luận văn liên quan