Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành

Nhân viên là tài sản quý báu nhất của công ty, nhân viên sẽ làm việc hết mình, làm việc từ con tim khi họ được tôn trọng, xem trọng và tài năng của họ được đánh giá đúng đắn và một điều không thể thiếu đó là công sức của họ được trả bằng tiền lương một cách thỏa đáng. Trong mỗi doanh nghiệp lao động là một trong những yếu tố quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần kế toán quan trọng, giúp các nhà lãnh đạo quản lý được số lượng và chất lượng lao động góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động nhằm đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành đã tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách hợp lý, phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty, giúp cho nhân viên ở công ty có một môi trường làm việc thoải mải và có thể phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành, tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:

pdf66 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 11812 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty không bắt buộc tất cả nhân viên đều có trình độ đại học và cao đẳng. Chỉ đối với một số nhân viên làm ở ban quản lý, phòng kế toán thì mới cần có trình độ đại học và cao đẳng, còn đối với nhân viên trực tiếp sản xuất và một số nhân viên gián tiếp khác chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động phổ thông qua ba năm đều lớn hơn 60% tổng số lao động. Năm 2010 lao động phổ thông của công ty là 14 người chiếm 60,87%, năm 2011 là 16 người chiếm 61,53%, năm 2012 là 19 người chiếm 63,33%.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 28 2.5.2. Tình hình tài sản của doanh nghiệp Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành. Đơn vị: Triệu đồng Qua bảng phân tích, cho thấy tồng tài sản của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Giá trị tài sản và nguồn vốn năm, 2010 là 9.996 triệu đồng, năm 2011 là 12.159 triệu Chỉ tiêu 2010 Cơ cấu 2011 Cơ cấu 2012 Cơ cấu 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % A . TÀI SẢN 9.996 100 12.159 100 12.432 100 I. TSNH 5.498 55,0 6.986 57,5 7.866 63,3 1.488 27,1 880 12,6 1.Tiền 162 1,6 114 0,9 58 0,5 -48 -29,6 -56 -49,1 ĐTTCNH 0,0 0,0 0,0 0 0,0 0 0,0 3. PTNH 2.551 25,5 1.758 14,5 1.369 11,0 -793 -31,1 -389 -22,1 4. Hàng tồn kho 2.059 20,6 4.292 35,3 6.408 51,5 2.233 108,5 2.116 49,3 5.Tài sản NH khác 7.267 72,7 821 6,8 32 0,3 -6.446 -88,7 -789 -96,1 II. TSDH 4.498 45,0 5.173 42,5 4.566 36,7 675 15,0 -607 -11,7 1. TSCĐ 4.278 42,8 4.953 40,7 4.346 35,0 675 15,8 -607 -12,3 2. BĐS đầu tư 220 2,2 220 1,8 220 1,8 0 0,0 0 0,0 3. ĐTTCDH 0,0 0,0 0,0 0 0,0 0 0,0 5. TSDH khác 0,0 0,0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng TS 9.996 100 12.159 100 12.432 100 2.163 21,6 273 2,2 B. NV 100 0,0 0,0 I. NPT 4.689 46,9 7.101 58,4 7.302 58,7 2.412 51,4 201 2,8 1. NNH 4.689 46,9 6.844 56,3 7.146 57,5 2.155 46,0 302 4,4 2. Nợ dài hạn 0,0 257 2,1 157 1,3 257 0,0 -100 -38,9 II. VCSH 5.308 53,1 5.058 41,6 5.130 41,3 -250 -4,7 72 1,4 1. VCSH 5.287 52,9 5.037 41,4 5.110 41,1 -250 -4,7 73 1,4 2. Nguồn kinh phí 20 0,2 20 0,2 20 0,2 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng NV 9.996 100 12.159 100 12.432 100 2.163 21,6 273 2,2 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 29 đồng tăng so với năm 2010 là 2.162 triệu đồng tương ứng tăng 21,63%, năm 2012 là 12.433 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 274 triệu đồng tương ứng tăng 2,25%. Trong đó: Tài sản NH: Qua ba năm đều chiếm một tỷ trọng lớn hơn 55% trong tổng tài sản. Năm 2011 là 6.986 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 1.487 triệu đồng tương ứng tăng 27,05%, năm 2012 là 7.866 triệu đồng tăng so với 2011 là 881 triệu đồng tương ứng tăng 12,61%. Biến động tăng này là do hàng tồn kho tăng mạnh, còn tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm. Việc hàng tồn kho có xu hướng tăng mạnh trong năm 2011 và năm 2012, năm 2011 tăng 2.233 triệu đồng tương ứng với tăng 108,44% so với 2010, năm 2012 tăng so với 2011 là 2.116 triệu đồng tương ứng tăng 49,29% cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, doanh nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ để hàng tồn kho không bị ứ đọng, giúp quay vòng vốn nhanh. Tài sản dài hạn: Qua ba năm có biến động khá lớn, năm 2011 có xu hướng tăng, sau đó năm 2012 lại có xu hướng giảm. Năm 2011 là 4.953 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 675 triệu đồng ứng với tăng 15,78% do năm 2011 doanh nghiệp có mua thêm một số tài sản cố định để sản xuất. Năm 2012 là 4.346 triệu đồng giảm so với 2011 là 607 triệu đồng do năm 2012 doanh nghiệp có bán bớt một số máy móc không dùng đến và giá trị hao mòn lũy kế năm 2012 tăng. Nợ phải trả: Qua ba năm biến động không nhiều và đều có xu hướng tăng,chiếm một tỷ trọng lớn hơn 47% trong tổng nguồn vốn, năm 2010 là 4.689 triệu đồng chiếm 46,91%, năm 2011 chiếm 58,40%, năm 2012 chiếm 58,74% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả năm 2011 là 7.101 triệu đồng tăng so với 2010 là 2.412 triệu đồng hay tương ứng với tăng 51,44%. Năm 2012 là 7.302 triệu đồng tăng so với 2011 là 201 triệu đồng tương ứng tăng 2,84%. Nợ phải trả tăng là do nợ ngắn hạn qua hai năm đều có xu hướng tăng, nợ ngắn hạn tăng làm cho doanh nghiệp có nguy cơ bị vỡ nợ, tình hình tài chính giảm. Ngoài ra nợ dài hạn cũng có xu hướng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong nợ phải trả. Nợ NH năm 2011 là 6.844 triệu đồng tăng so với 2010 là 2.155 triệu đồng tương ứng tăng 45,97%, năm 2012 là 7.302 triệu đồng tăng so với 2011 là 301 triệu đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 30 tương ứng tăng 4,4%. Nợ ngắn hạn tăng do tiền vay ngắn hạn và phải trả cho người bán tăng. Vốn chủ sở hữu qua ba năm biến động không nhiều và chiếm một tỷ trọng đều lớn hơn 40%, cụ thể năm 2010 chiếm 53,09%, năm 2011 chiếm 41,60%, năm 2012 chiếm 41,26%. Vốn chủ sở hữu năm 2011 là 5.058 triệu đồng giảm so với 2010 là 300 triệu đồng tương ứng giảm 4,71%, năm 2012 là 5.130 triệu đồng tăng so với 2011 là 72 triệu đồng tương ứng tăng 1,44%. 2.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu 9.041 10.507 8.534 1.466 16,22 -1.973 -18,78 2. Các khoản GTDT 0 0 3. Doanh thu thuần 9.041 10.507 8.534 1.466 16,22 -1.973 -18,78 4. Giá vốn hàng bán 7.972 8.953 7.121 981 12,31 -1.832 -20,46 5. Lợi nhuận gộp 1.069 1.554 1.413 485 45,37 -141 -9,07 6. DT hoạt động TC 12 37 13 25 208,33 -24 -64,86 7. Chi phí tài chính 290 688 544 398 137,24 -144 -20,93 9. CPQLDN 708 705 751 -3 -0,42 46 6,52 10. LN thuần từ HĐKD 83 198 131 115 138,55 -67 -33,84 11. Thu nhập khác 94 112 98 18 19,15 -14 -12,50 12. Chi phí khác 145 265 179 120 82,76 -86 -32,45 13. Lợi nhuận khác -51 -153 -81 -102 200,00 72 -47,06 15. Tổng LNTT 32 45 50 13 40,63 5 11,11 Nhận xét: Doanh thu thuần năm 2011 là 10.507 triệu đồng tăng so với 2010 là 1.466 triệu đồng tương ứng tăng 16,21%, năm 2012 là 8.534 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 1.973 triệu đồng tương ứng giảm 18,78%. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2011 là 8.953 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 982 triệu đồng tương ứng tăng 12,31%. Năm 2012 là 7.121 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 1.832 đồng ứng với giảm 20,46%. Tốc độ tăng của doanh thu năm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 31 2012 lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn cho thấy doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất. Sự thay đồi của doanh thu thuần và giá vốn làm lợi nhận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi. Năm 2011 lợi nhuận gộp là 1.553 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 484 triệu đồng tương ứng tăng 45,26%. Năm 2012 là 1.412 triệu đồng giảm so với 2011 là 141 triêu đồng tương ứng giảm 9,09%. Doanh thu từ hoạt động tài chính thì không đáng kể, năm 2011 là 37 triệu đồng, năm 2012 là 13 triệu đồng. Trong khi đó chi phí tài chính lại cao, chi phí tài chính năm 2011 là 688 triệu đồng tăng so với 2010 là 398 triệu đồng. Năm 2012 là 544 triệu đồng tương ứng tăng 20,96%. Chi phí tài chính lớn chủ yếu là do chi phí lãi vay lớn. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 là 705 triệu đồng giảm so với 2010 là 3 triệu đồng tương ứng giảm 0,39%. Năm 2012 là 751 triệu đồng tăng so với 2011 là 46 triệu đồng tương ứng tăng 6,53%. Thu nhập khác năm 2011 là 112 triệu đồng tăng so với 2010 là 18 triệu đồng tương ứng tăng 19,16%, năm 2012 là 98 triệu đồng giảm so với 2011 là 14 triệu đồng tương ứng giảm 12,51%. Chi phí khác năm 2011 là 265 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 120 triệu đồng, năm 2012 là 179 triệu giảm so với năm 2011 là 86 triệu đồng tương ứng giảm 32,51%. Lợi nhuận sau thuế qua ba năm của doanh nghiệp đều thấp, năm 2011 là 33 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 9 triệu đồng tương ứng tăng 36,61%, năm 2012 là 36 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 3 triệu đồng tương ứng tăng 11,12%. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUYẾT THÀNH 3.1. Đặc điểm quản lý lao động và các hình thức trả lương tại công ty 3.1.1. Quy chế sử dụng lao động, sử dụng quỹ lương - Quy chế sử dụng lao động Công ty áp dụng quy chế hiện hành của nhà nước, tuyển dụng những lao động có năng lực đúng với công việc, đúng với độ tuổi quy định quản lý về độ tuổi lao động một cách chặt chẽ, cũng như đảm bảo về quyền lợi chính đáng cho người lao động có quy chế thưởng phạt rõ ràng - Quy chế sử dụng quỹ lương. Công ty sử dụng quỹ lương đảm bảo theo quy định của nhà nước, tức là thanh toán đầy đủ tiền lương lao động ở Công ty. Bên cạnh đó các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đều được chi trả đầy đủ mà người lao động được hưởng trong thời gian ốm đau, tai nạn rủi ro. 3.1.2. Các hình thức tiền lương Hiện nay Công ty trả lương theo hai hình thức: - Lương theo thời gian cho cán bộ, nhân viên văn phòng. Trả lương theo thời gian tại Công ty dựa vào thời gian lao động thực tế trong tháng để làm căn cứ tính lương cho người lao động gián tiếp trong Công ty. Cách tính lương cho cán bộ công nhân viên văn phòng được tính như sau: Lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương Lương bình quân 1 ngày = Lương tháng Số ngày làm việc theo quy định (26). Lương thời gian = Lương bình quân 1 ngày x số ngày công thực tế. Phụ cấp trách nhiệm = Lương tháng x hệ số trách nhiệm. Phụ cấp tiền ăn trong tháng = Số ngày công thực tế làm việc x 15 nghìn đồng Số ngày làm việc theo quy định hiện nay của Công ty là 26 ngày. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 33 Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng cho NV văn phòng là 2.420 nghìn đồng. Ngoài ra đối với một số lao động gián tiếp như bảo vệ, nhà bếp, lái xe được trả lương cố định hàng tháng trên cơ sở các hợp đồng. - Lương sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp. Công ty áp dụng tính lương sản phẩm theo tiền lương sản phẩm trực tiếp. Tính lương theo sản phẩm ở Công ty thì tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp trên số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất mà đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định. Trong một ngày, tổng số công nhân tham gia sản xuất trực tiếp làm được bao nhiêu công việc thì được quản đốc ghi vào một cuốn sổ để xác nhận công việc hoàn thành, dựa vào đó tính được tổng số lương một ngày làm việc của tất cả nhân viên tham gia sản xuất trực tiếp. Số lương của mỗi nhân viên trong ngày bằng tổng lương một ngày làm việc của tất cả nhân viên tham gia sản xuất trực tiếp chia cho số lượng công nhân tham gia sản xuất trực tiếp. Lương tháng của một nhân viên là tổng số tiền lương thực tế mà nhân viên đó làm được trong tháng. Đối với việc làm thêm vào ngày chủ nhật thì lương được tính là: 150% x khối lượng công việc làm được x đơn giá mỗi loại công việc. 3.2. Thực trạng hạch toán chi tiết lao động tiền lương tại công ty 3.2.1. Hạch toán số lượng lao động Tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành để phản ánh số lượng lao động hiện có và biến động lao động thì công ty sử dụng sổ danh sách lao động. Kế toán quản lý và ghi chép số lượng lao động dựa vào hợp đồng lao động tuyển dụng, quyết định cho thôi việc, nghỉ hưu. 3.2.2. Hạch toán thời gian lao động Để hạch toán thời gian lao động thì kế toán sử dụng bảng chấm công để theo dõi thời gian công nhân làm việc. Đây là cơ sở để tính lương cho bộ phận lao động hưởng lương theo thời gian. Công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành làm việc theo các giờ sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 34 Buổi sáng: Thời gian bắt đầu làm việc từ 7h – 11h. Buổi chiều: Thời gian bắt đầu từ 13h30 – 17h30. Qua quan sát thực tế cho thấy, ở công ty còn một vài trường hợp nhân viên đi muộn về sớm vẫn trong khi công việc vẫn chưa hoàn thành vẫn được chấm công là một ngày lương. Công ty làm việc 6 ngày trong một tuần, nghỉ ngày chủ nhật. 3.2.3. Hạch toán kết quả lao động Ở Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành việc hạch toán kết quả lao động hàng ngày được được quản đốc ghi vào một cuốn sổ để xác nhận công việc hoàn thành, dựa vào đó tính được tổng số lương một ngày làm việc của tất cả nhân viên tham gia sản xuất trực tiếp và của một lao động sản xuất trực tiếp. 3.3. Thực trạng thanh toán tồng hợp tiền lương 3.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty các chứng từ kế toán quy định trong chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 48/2006/ĐB- BTC ngày 14/9/2006. - Bảng chấm công mẫu 01a-LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương mẫu 02-LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng mẫu 03-LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành mẫu 05-LĐTL. - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương mẫu 11-LĐTL. 3.3.2. Tài khoản sử dụng để hạch toán Để hạch toán tiền lương, kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 334, TK 154, TK 642 Ngoài ra Công ty còn sử dụng các TK liên quan khác như: 111,112. 3.3.3. Phương pháp hạch toán và vào sổ 3.3.3.1. Hạch toán lương phải trả Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, kế toán tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận gián tiếp. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 35 CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUYẾT THÀNH BẢNG CHẤM CÔNG BỘ PHẬN GIÁN TIẾP Tháng 1 năm 2013 Bảng 3.1. bảng chấm công bộ phận gián tiếp. STT Họ và Tên Các ngày trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Cộng Ghi chú 1 Hồ Thị Tân 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 2 Nguyễn Thị Oanh 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 3 Hoàng Đình Sỹ 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 4 Nguyễn Thị Hải Yến 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 25 5 Bùi Thị Thanh Ngân 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 6 Hô Thị Dương Thúy 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 7 Lê Thị Hoa 0 X X X X X X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 8 Hoàng Thị Thu 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 24 9 Trần Thị Anh Tú 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 10 Chu Quý Kỳ 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 11 Nguyễn Tiến Nam 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 12 Đinh xuân Thủy 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 13 Trần Thị Hoa 0 X X X X 0 X 0 X X X X X X 0 X X X X 26 Vinh, ngày 31 tháng 01 năm 2013 Giám Đốc Kế Toán Người lập biểu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 36 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG GIÁN TIẾP THÁNG 1/2013 Bảng 3.2. Bảng thanh toán lương gián tiếp Đơn vị: nghìn đồng STT Họ và tên Chức vụ Công Công nghỉ Lương Lương trách nhiệm Tiền ăn Tổng lương Các khoản phải trừ Còn được nhận Ứng BHXH9.5% Trừ khác Thực nhận Ký nhận 1 Hồ Thị Tân Giám đốc 26 7.260 1.452 390 9.102 3.000 197 5.905 2 Nguyễn Thị Oanh P.giám đốc 26 4.840 968 390 6.198 2.000 192 4.006 3 Hoàng Đình Sỹ P.giám đốc 26 4.840 968 390 6.198 1.500 192 4.506 4 Nguyễn Thị Hải Yến Kế toán 25 1 3.490 375 3.865 1.000 183 2.682 5 BùiThị Thanh Ngân Kế toán 26 3.630 390 4.020 1.500 183 2.337 6 Hồ Thị Dương Thúy Kế toán 26 2.420 390 2.810 1.000 183 1.627 7 Lê Thị Hoa Thị trường 26 3.630 390 4.020 1.500 183 2.337 8 Hoàng Thị Thu Thủ quỹ 24 2 3.350 360 3.710 2.000 183 1.527 10 Chu Quý Kỳ Kỹ thuật 26 3.500 390 3.890 1.400 183 2.307 11 Nguyễn Tiến Nam Quản đốc 26 3.000 390 3.390 1.000 171 2.219 12 Đinh xuân Thủy Bảo vệ 26 3.000 3.000 1.000 171 1.829 13 Trần Thị Hoa Bếp 26 3.000 3.000 1.000 171 1.829 Tổng 335 3 48.960 3.388 4.245 56.593 19.400 2.363 34.830 Vinh, ngày 31 tháng 01 năm 2013 Giám Đốc Kế toán Người lập biểu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 37 Hàng ngày để hạch toán kết quả lao động, quản đốc ghi số lượng công việc công việc hoàn thành vào sổ ghi chép xác nhận công việc hoàn thành, sau đó quản đốc chuyển sổ ghi chép cho kế toán, kế toán công ty tiền hành tính lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp. Ví dụ: dựa vào sổ ghi chép xác nhận công việc hoàn thành, ngày 2/1/2013 gồm 10 nhân viên sản xuất trực tiếp là Tú, Định, Hòa, Thủy, Ngọc, Sơn, Loan, Tùng, Thành, Hậu làm được. Bảng 3.3. Bảng ghi nhận công việc hoản thành đơn vị: nghìn đồng Thứ tự Tên SP (CV) ĐVT Số lượng SP Đơn giá (nghìn đồng/tấn) Thành tiền Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 2 Kẹp ngang Tấn 39 20 780 3 Rửa đá Tấn 25 7 175 4 Sàng bột muối Tấn 6 14 84 5 Ghẹ đá Tấn 8 10 80 6 Chuyển đá Tấn 10 8 80 7 Chuyển bột Tấn 8 8 64 Tổng 96 1.263 Ngày 2/1/2013 gồm 10 nhân viên trực tiếp làm được tổng số tiền công trong ngày là 1.263 nghìn đồng, Như vậy tiền lương mỗi người trong ngày là 1.263: 10 = 126,3 nghìn đồng. Ví dụ như anh Tú trong tháng 2/2013 làm được tổng lương là 3.560 nghìn đồng. Sau khi kế toán tính lương cho từng lao động, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp như sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 38 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN TRỰC TIẾP THÁNG 1/2013 Bảng 3.4. Bảng thanh toán tiền lương bộ phận trực tiếp Đơn vị: nghìn đồng STT Họ và tên Công thời gian Công bù Tổng công Lương Tiền ăn Lương trách nhiệm Tổng lương Các khoản phải trừ Còn được nhận Ứng BHXH Trừkhác Thực nhận Ký nhận 1 Trần Anh Tú 26 26 3.560 3.560 2.000 171 1.389 2 Trần Thị Hoa 23 23 2.570 2.570 1.000 1.570 3 Đinh Xuân Thủy 23 23 2.000 2.000 1.500 500 4 Lê Văn Hậu 26 26 2.133 2.133 1.400 733 5 Nguyễn Kim Hùng 25 25 4.356 4.356 2.500 171 1.685 6 Võ Thanh Tùng 26 26 5.640 45 564 6.249 3.000 183 3.066 7 Nguyễn Văn Định 23 3 26 5.154 5.154 3.000 171 1.983 8 Đậu Thị Ngọc 25 1 26 4.709 4.709 2.500 171 2.038 9 Nguyễn Thị Loan 26 26 4.915 4.915 2.000 2.915 10 Ngô Thị Hiền 26 26 5.677 30 567 6.274 3.000 183 3.091 11 Phạm Tuấn Sơn 26 26 5.571 5.571 2.000 3.571 12 Lê Thị Thành 26 26 4.869 4.869 2.000 2.869 13 Trần Văn Hòa 25 25 4.910 491 5.401 2.500 183 2.718 14 Lê Văn Đạt 26 26 4.500 60 4.560 2.000 2.560 15 Hồ Văn Quý 20 20 2.000 2.000 500 1.500 16 Hoàng Xuân Ái 23 3 26 5000 5.000 2.500 171 2.329 17 Trần Nhật Toàn 26 26 5.420 5.420 2000 183 3.237 Tổng 421 7 428 72.984 135 1.622 74.741 35.400 1.587 37.754 Vinh, ngày 31 tháng 01 năm 2013 Giám đốc Kế toán Người lập biểuTR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 39 Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán định khoản lương phải trả người lao động như sau: Nợ 154: 91.411 Có 334: 91.411 Nợ 642: 39.923 Có 334: 39.923 Kế toán lập chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 07/01 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Đơn vị: nghìn đồng Trích yếu TKĐƯ Số tiền Nợ Có Lương phải trả LĐ ở phân xưởng 154 334 91.411 Lương phải trả NVQL và văn phòng 642 334 39.923 Cộng 131.334 Kèm theo 02 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng 3.3.3.2. Hạch toán khi chi lương Hàng tháng Công ty thanh toán tiền lương cho công nhân viên hai lần, lần 1 là tạm ứng lương vào ngày 20 hàng tháng, lần 2 là quyết toán lương vào ngày mồng 10 đến ngày 15 tháng sau. Căn cứ vào bảng thanh toán lương, phiếu chi kế toán xác định số tiền phải trả cho công nhân viên sau khi đã trừ đi số tiền tạm ứng lần 1. Ví dụ 1: Tổng tiền lương thanh toán lần 2 Cho CNV tháng 12/ 2012 vào ngày 15/01/2013 là 65.500 nghìn đồng, kế toán định khoản như sau: Nợ 334: 65.500 Có: 65.500 Ví dụ 2: Ngày 20 tháng 01/2013 anh Hoàng Đình Sỹ, Tạm ứng lần 1 là 1.500 nghìn đồng. Kế toán sẽ lập phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ chi tiền. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 40 CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUYẾT THÀNH PHIẾU CHI Số 30 Ngày 20 tháng 01 năm 2013 Nợ 334 Họ tên người nhận tiền: Hồ Đình Sỹ Có 111 Địa chỉ: Thủ quỹ Lý do chi: Chi tạm ứng lương Số tiền: 1.500.000 Bằng chữ: Một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Kèm theo : Bảng thanh toán tạm ứng Đã nhận đủ số tiền: Một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn. Ngày 20 tháng 01 năm 2011 Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Tổng số tiền tạm ứng cho CNV vào ngày 20/01/2013 là 53.300 nghìn đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ 334: 53.300 Có 111: 53.300 Cuối tháng kế toán lập CTGS chi tiền lương bằng tiền mặt trong tháng 01/2013 CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 08/01 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Trích yếu TKĐƯ Số tiền Nợ Có Thanh toán lương lần 2 tháng 12/2012 334 111 65.500 Thanh toán tạm ứng lương tháng 01 334 111 53.300 Tổng 118.800 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 41 Khi thanh toán lương lần hai vào ngày 15/02/2013, kế toán dựa vào bảng thanh toán lương và phiếu chi để thanh toán lương. Tiếp theo ví dụ 2 ở trên đối với anh Hoàng Đình Sỹ kỳ hai anh sẽ nhận được số tiền là. Tổng thu nhập lương tháng 01/2013của anh Hoàng Đình Sỹ là: 4.840 + 4.840 x 20% + 390.000= 6.198 nghìn đồng. Các khoản trích theo lương phải nộp tháng 01/2013 là: = 1.800 x 1,12 x 9,5% = 192 nghìn đồng. Vậy nhận lương lần 2 là 6.198 – 1.500 – 192 = 4.506 nghìn đồng. Số tiền mặt thanh toán lương cho tổng CNV vào ngày 15/02/ 2013 là 78.044 nghìn đồng. Kế toán định khoản như sau: Nợ 334: 78.044 Có 111: 78.044 Kế toán lập chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 35/02 Ngày 31 tháng 02 năm 2013 Đơn vị: nghìn đồng Trích yếu TKĐƯ Số tiền Nợ Có Thanh toán tiền lương lần 2 tháng 1/2013 cho CNV 334 111 78.044 Tổng 78.044 Ngày 31 tháng 02 năm 2013 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 42 3.3.3.3. Vào sổ Cuối tháng kế toán tập hợp đủ các chứng từ về tiền lương sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ chi tiết có liên quan. CÔNG TY CP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUYẾT THÀNH SỔ CÁI TK334 Tên TK: Phải trả công nhân viên Số hiệu TK334 Tháng 01 năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chúSố hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/01 01/01 Số dư đầu kỳ 65.500 07/01 31/01 Lương PTLĐ ở phân xưởng 154 91.411 07/01 31/01 Lương PTLĐ QLDN 642 39.923 08/01 31/01 Trả lương lần 2 tháng 12/2012 cho CNV 111 65.500 08/01 31/01 Tạm ứng lương cho CNV 111 53.300 15/01 31/01 Khấu trừ các KTTL 338 3.948,39 16/01 31/01 BHXH trả thay lương 3383 156 Cộng phát sinh 122.904,39 131.334 Số dư cuối kỳ 73.929,61 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Sổ này có.... trang, đánh từ trang số 01 đến ..... Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 43 CÔNG TY CP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUYẾT THÀNH SỔ CHI TIẾT TIỀN LƯƠNG TK 334-Lương phải trả Tháng 01 năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có 31/1 01/01 Số dư đầu kỳ 65.500 15/01 Trả lương lần 2 tháng 12/2012 bằng tiền mặt 111 65.500 20/01 Tạm ứng lương 111 53.300 31/01 - Lương PTLĐ ở phân xưởng 154 91.411 31/01 Lương PTLĐ QLDN 642 39.923 31/01 Khấu trừ các khoản trích theo lương 338 3.948,39 31/01 BHXH trả thay lương 3383 156 Cộng phát sinh 122.904,39 131.334 Số dư cuối kỳ 73.929,61 Ngày 31 thán g01 năm 2013 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 44 3.4. Thực trạng hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương 3.4.1. Một số thông tin về các khoản trích theo lương tại công ty Các khoản trích theo lương tại Công ty gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Các khoản trích theo lương của công ty được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng. Khoản trích theo lương không được thấp hơn mức lương tổi thiểu vùng và đối với người lao động đã qua học nghề thì các khoản trích theo lương phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Công ty Cổ phần thương mại Quyết Thành ở địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, thuộc khu vực 3 nên có mức lương tổi thiểu vùng là 1.800 nghìn đồng. Khấu trừ các khoản trích theo lương = 1.800 x (100% + A%) x 9,5%. Các khoản trích theo lương phải cao hơn A phần trăm so với mức lương tối thiểu vùng đối với lao động đã qua học nghề. Công ty nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN của tháng này vào đầu tháng sau bằng chuyển khoản ngân hàng. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 24% của tổng quỹ lương mức lương tổi thiểu vùng của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. Công ty phải nộp 17% và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 7% do người lao động chịu và trừ vào thu nhập của người lao động trong Công ty. Quỹ BHYT Công ty thực hiện trích BHYT bằng 4,5% của tổng quỹ lương tối thiểu vùng trong đó Công ty chịu 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1,5 % do người lao đông chịu và trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ KPCĐ công ty trích theo tỷ lệ 2% của tổng quỹ lương tối thiểu vùng và DN phải chịu toàn bộ tính vào chi phí SXKD. Công ty phải nộp 1% KPCĐ cho công đoàn cấp trên, còn 1% giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty. Quỹ BHTN thì tỷ lệ trích BHTN là 2% của tổng quỹ lương tối thiểu trong đó doanh nghiệp chịu 1% tính và chi phí sản xuất kinh doanh, còn 1% do người lao động chịu và trừ vào thu nhập của người lao động. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 45 Tại công ty khi CNV nghỉ hưởng BHXH thì CNV được hưởng trợ cấp bằng 75% mức lương tổi thiểu vùng. Mức hưởng BHXH của công nhân viên = 1.800 x75% x số ngày nghỉ/26. Còn đối với thai sản, nghỉ đẻ thì được hưởng 100% mức lương tổi thiểu vùng. Tiền thai sản được hưởng = 100% lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sinh x 4 + 2 tháng lương tối thiểu. Số ngày nghỉ hưởng lương bảo hiểm xã hội không vượt quá số ngày theo chế độ nhà nước quy định. Bảo hiểm phải trả cho công nhân viên căn cứ vào giấy nghỉ đẻ, thai sản, tai nạn lao động, ốm đau do bệnh viện khám chữa bệnh xác nhận số ngày nghỉ để thanh toán theo chế độ bảo hiểm cho từng người lao động. Tại công ty, hàng tháng khi có CNV nghỉ hưởng BHXH (ốm đau, thai sản) thì đến cuối tháng, hoặc cuối quý công ty lập danh sách người lao động đề nghị chế độ ốm đau chuyển tới cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh toán. Nếu chứng từ hợp lệ bảo hiểm xã hội thành phố sẽ chuyển trả lại số tiền đó. 3.3.2. Chứng từ làm căn cứ hạch toán các khoản trích theo lương - Bảng thanh toán tiền lương. - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. - Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. - Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH. 3.3.3. Phương pháp hạch toán và vào sổ 3.3.3.1. Hạch toán trích các khoản trích theo lương Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Và dựa vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành hạch toán. Sau đây là bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 46 CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUYẾT THÀNH BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Tháng 01 năm 2013 Bảng 3.5. Bảng phân bổ tiền lương và khoản trích theo lương Đơn vị: Nghìn đồng TT Ghi Có TK 334 – phải trả CNV TK 338 phải trả phải nộp khác Tổng Ghi Nợ Lương Khoản khác Cộng có TK 334 BHXH BHYT KPCĐ BHTN 1 2 4 6 7 8 9 10 11 1 154 91.411 91.380 4.391,10 774,9 516,6 258,3 5.940,90 3 642 39.923 39.968 2.674,44 471,96 314,64 157,32 3.618,36 4 3383 156 156 5 334 2.909,34 623,43 415,62 3.948,39 6 Tổng 131.334 156 131.504 9.974,88 1.870,29 831,24 831,24 13.507,65 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) - Kế toán định khoản: + Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí SXKD. Nợ 154: 5.940,9 Có 338: 5.940,9 Nợ 642: 3.618,36 Có 338: 3.618,36 + Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN trừ vào thu nhập người lao động Nợ 334: 3.948,39 Có 338: 3.948,39 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 47 Kế toán lập chứng từ ghi sổ thể hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 15/01 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Trích yếu TKĐƯ Số tiền Nợ Có Trích các khoản trích theo lương trừ vào CPSX 154 642 5.940,9 3.618,36 Trích các khoản trích theo lương vào lương LĐ 334 338 3.948,39 Cộng 13.507,65 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng 3.3.3.2. Hạch toán BHXH phải trả thay lương cho công nhân viên Mỗi lần người lao động đến khám ở bệnh viện, trạm xá hoặc y tế cơ quan, bác sỹ thấy cần thiết cho nghỉ để điều trị thì lập giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và ghi số ngày cho nghỉ để phụ trách BHXH của công ty làm cơ sở tính BHXH cho người lao động. Sau khi được cơ quan y tế cho phép nghỉ, người được nghỉ báo cho công ty và nộp giấy chứng nhận cho người chấm công. Cuối tháng hoặc cuối quý kế toán lập bảng danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảng này được chuyển cho trưởng ban bảo hiểm công ty xác nhận và chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi. Bảng này được lập làm 2 liên, một liên lưu tại phòng kế toán, một liên nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH cấp trên để thanh toán số thực chi. Ví dụ 3: Trong tháng 01/2013 có anh Nguyễn Kim Hùng nghỉ hưởng BHXH, thời gian nghỉ hưởng là 3 ngày. Như vậy số tiền mà anh Hùng được hưởng là: 1.800 x 75% x 3 : 26 = 156 nghìn đồng Kế toán định khoản BHXH phải trả thay lương. Nợ 3383: 156 Có 334: 156 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 48 TÊN CƠ SỞ Y TẾ Mẫu số: C65 – HD . (Ban hành theo Quyết đinh số: 51/2007/QĐ – BTC Số KB/ BA ngày 22/6/2007 của Bộ trưởng BTC) GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BHXH Quyển số:. Số: NA Họ và tên: ...................................................... năm sinh ............................ Đơn vị công tác: ............................................ ........................................... Lý do nghỉ việc: ............................................. ........................................... Số ngày cho nghỉ ........................................... ........................................... (Từ ngày .....................................đến hết ngày.......................................... Ngày .....tháng........năm......... XÁC NHẬN CỦA PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ Y, BÁC SỸ KCB Số ngày thực nghỉ....................... ngày (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên, đóng giấu) Kế toán lập chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 16/01 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Trích yếu TKĐƯ Số tiền Nợ Có BHXH phải trả thay lương cho CNV 334 3383 156 Cộng 156 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Kế toán trưởng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 49 Sau đây là bảng danh sách người lao động đề nghị chế độ ốm đau: Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN QUYẾT THÀNH Mã đơn vị: TA0522A DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU. Quý I /2013 Số hiệu tài khoản: 0101001373839. Mở tại: Ngân hàng Ngoại thương Vinh. Bảng 3.6. Danh sách người lao động đề nghị ốm đau đơn vị: nghìn đồng T T Họ và tên Số sổ BHXH Điều kiện tính hưởng Tiền lương tính hưởng BHX H Thời gian tham gia BHX H Số đơn vị đề nghị Ghi chú Số ngày nghỉ Tron g kỳ Lũy kế từ đầu năm Số tiền A B C D 1 2 3 4 5 E I Ốm ngắn ngày 1 Nguyễn Kim Hùng 290700828 5 Bình thườn g 1.800 4 năm7th 3 3 156 10/1 -> 12/1/201 3 2 Nguyễn Tiến Nam 400801056 8 Bình thườn g 1.800 3 năm9th 5 5 260 21/02 -> 25/2/201 3 Cộng 8 8 416 Ngày 5 tháng 4 năm 2013 CB Chuyên quản Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị 3.3.3.3. Hạch toán khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Khi công ty nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tháng 01/ 2013 vào đầu tháng 02/ 2013 bằng chuyển khoản kế toán định khoản. Nợ 3382: 415,62 Nợ 3383: 9.974,88 Nợ 3384: 1.862,73 Nơ 3389: 831,24 Có: 112: 13.507,65 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 50 Kế toán lập chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 40/02 Ngày 31 tháng 02 năm 2013 Đơn vị: nghìn đồng Trích yếu TKĐƯ Số tiền Nợ Có Nộp BHXH tháng 2 bằng chuyển khoản 3383 112 9.974,88 Nộp bảo hiểm y tế 3384 112 1.862,73 Nộp kinh phí công đoàn 3382 112 415,62 Nộp bảo hiểm thất nghiệp 3389 112 831,24 Cộng 13.507,65 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Ngày 31 tháng 02 năm 2013 Kế toán trưởng Cuối quý khi công ty lập danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm kiểm tra và thấy hợp lệ và cấp bù bảo hiểm xã hôi cho công ty, khi được cấp bù BHXH bằng chuyển khoản, kế toán ghi Nợ 112: 416 Có 3383: 416 3.3.3.3. Vào sổ Cuối tháng kế toán tập hợp đủ các chứng từ sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, thẻ chi tiết có liên quan.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 51 CÔNG TY CP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI QUYẾT THÀNH SỔ CHI TIẾT PHẢI TRẢ PHẢI NỘP KHÁC TK 3383-Bảo hiểm xã hội Tháng 01 năm 2013 Đơn vị tính: nghìn đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có 01/12 01/12 Số dư đầu kỳ 0 Trích BHXH theo tỷ lệ quy định 154 642 4.391,1 2.674,44 31//0 1 Trích BHXH trừ lương nhân viên 334 2.909,34 31/01 BHXH phải trả thay lương 334 156 Cộng PS 156 9.974,88 Số dư cuối kỳ 9.818,88 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Sổ này có.... trang, đánh từ trang số 01 đến ..... Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 52 SỔ CÁI TK338 Tên TK: Phải trả phải nộp khác Số hiệu TK338 Tháng 01 năm 2013 đơn vị : nghìn đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ GS Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 31/01 Số dư đầu kỳ 15/01 31/01 Trích BHXH theo tỷ lệ quy định -Công nhân SX ở phân xưởng -NV QL DN -Khấu trừ lương 1542 642 334 4.391,1 2.674,44 2.909,34 15/01 31/01 Trích BHYT theo tỷ lệ quy định -Công nhân SX ở phân xưởng -NV QL DN -Khấu trừ lương 154 642 334 774,9 471,96 623,43 15/01 31/01 Trích KPCĐ theo tỷ lệ -Công nhân SX ở phân xưởng -NV QL DN 1542 642 516,6 314,64 15/01 Trích BHTN theo tỷ lệ -Công nhân SX ở phân xưởng -NV QL DN -Khấu trừ lương 258,3 157,32 415,62 16/01 31/01 BHXH phải trả cho CNV 334 156 Cộng phát sinh 156 13.507,65 Số dư cuối kỳ 13.351,65 Ngày 31 tháng 01 năm 2013 Sổ này có.... trang, đánh từ trang số 01 đến ..... Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 53 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 4.1. Nhận xét chung về công tác kế toán của Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Quyết Thành Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Quyết Thành là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khoảng sản. Trải qua 16 năm hoạt động và phát triển, tuy đã gặp phải những khó khăn trong thời buổi nền kinh tế đang gặp khó khăn nhưng công ty vẫn không ngừng mở rộng và phát triển. Góp phần không nhỏ trong việc giúp công ty phát triển đó là bộ phận Tài vụ, công tác kế toán của Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong phòng kế toán đều là những người đã qua đào tạo chuyên ngành kế toán ở các trường cao đẳng và đại học. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung, đây là một mô hình đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, được xây dựng với đội ngũ nhân viên kế toán nhiệt tình, có trách nhiệm, các nhân viên được bố trí công việc phù hợp với năng lực. Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ máy kế toán tổ chức kế toán kiểu trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo các nhân viên kế toán và điều hành các hoạt động của phòng kế toán nên công tác kế toán của công ty khá đồng bộ và thống nhất. Chế độ kế toán của Công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC là phù hợp với quy mô nhỏ của doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản của công ty được tổ chức dựa trên hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Công ty áp dụng các mẫu sổ, chứng từ của hình thức chứng từ ghi sổ để xây dựng hệ thống sổ kế toán phù hợp với tình hình thực tế của công ty. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 54 Luôn cập nhật thông tin để khi có sự thay đổi về chính sách, chế độ, chuẩn mực kế toán để có kế hoạch thay đồi cho phù hợp. Tuy bộ máy của Công ty hoạt động tốt nhưng vẫn có một số nhược điểm cần khắc phục và hoàn thiện. 4.2. Nhận xét chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Quyết Thành 4.2.1. Ưu điểm - Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty dựa vào các mẫu chứng từ, mẫu sổ của quyết định số 48/2006/QĐ-BTC phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp là một doanh nghiệp nhỏ. Các chứng từ, sổ sách công ty sử dụng khá đầy đủ. - Các chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải được kiểm tra tính chính xác, được làm căn cứ ghi sổ, sau đó mới kế toán lập chứng từ ghi sổ. Các chứng từ ghi sổ kèm với chứng từ gốc được lưu trữ cẩn thận. - Cuối tháng sau khi lập xong tất cả các Chứng từ ghi sổ, Chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự tài khoản từ nhỏ đến lớn và đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới và theo từng tháng như vậy việc xem xét và quản lý dễ dàng hơn. - Theo quyết định 48, doanh nghiệp không sử dụng tài khoản 622, và 627 mà sử dụng tài khoản 154 để tính lương cho công nhân lao động trực tiếp và công nhân gián tiếp ở bộ phận phân xưởng, như vậy việc quản lý tổng chi phí tiền lương dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian cho kế toán. - Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Tùy tính chất lao động ở công ty, kế toán đã áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp, đúng đối tượng. Hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu làm theo khả năng, hưởng theo năng lực, lương cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả lao động của nhân viên. Như vậy sẽ làm tăng tinh thần làm việc của lao động. - Công tác quản lý lao động ở công ty khá chặt chẽ và hợp lý. Công ty theo dõi thời gian làm việc của lao động qua bảng chấm công và sổ ghi chép kết quả lao động. Như vậy sẽ đảm bảo việc tính lương và trả lương cho người lao động chính xác. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 55 - Để nâng cao tinh thần làm việc của lao động, công ty còn có thêm những khoản phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp tiền ăn. - Doanh nghiệp sử dụng mức lương tối thiểu vùng là 1.800.000 để trích các khoản trích theo lương, đối với các nhân viên đã qua học nghề thì các khoản trích theo lương phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tổi thiểu vùng giúp cho công ty giảm được một số tiền lớn phải nộp cho cơ quan cấp trên, nên giảm được chi phí kinh doanh. 4.2.2. Nhược điểm - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp còn làm thủ công nên việc tính toán lương theo sản phẩm khá phức tạp do số lượng công việc nhiều. Theo quyết định 48, doanh nghiệp không sử dụng tài khoản 622, và 627 mà sử dụng tài khoản 154 để tính lương cho công nhân lao động trực tiếp và công nhân gián tiếp ở bộ phận phân xưởng, như vậy sẽ khó khăn trong việc phân tích, theo dõi chi tiết chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng và tổng chi phí sản xuất sản phẩm nói chung. - Công ty dùng sổ ghi chép số lượng công việc công việc hoàn thành mà không dùng phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. - Việc theo dõi nhân viên văn phòng làm việc bằng bảng chấm công làm cho người lao động quan tâm đến ngày công làm việc mà ít quan tâm đến chất lượng công việc nên hiệu quả làm việc chưa cao. Công ty vẫn còn một số trường hợp nhân viên đi muộn về sớm vẫn trong khi công việc vẫn chưa hoàn thành vẫn được chấm công là một ngày lương. - Doanh nghiệp sử dụng mức lương tối thiểu vùng là 1.800.000 để trích các khoản trích theo lương, đối với các nhân viên đã qua học nghề thì các khoản trích theo lương phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tổi thiểu vùng như vậy thì sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn và lợi ích của người lao động bị giảm xuống. Do khi người lao động bị ốm đau, tại nạn chỉ được hưởng một khoản trợ cấp thấp. - Các chứng từ gốc về tiền lương nói riêng và các chứng từ khác trong toàn công ty nói chung được kiểm tra và tập hợp, đến cuối tháng kế toán sẽ tổng hợp và ghi TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 56 vào chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết, vì vậy công việc kế toán vào cuối tháng khá nhiều và có thể gây nhầm lẫn. - Doanh nghiệp trả lương cho lao động trực tiếp theo sản phẩm trực tiếp, như vậy doanh nghiệp chưa có một chế độ thưởng lương khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao, chưa có một chế độ thưởng để nâng cao tinh thần làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. 4.2.3. Giải pháp. - Doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô sản xuất vì vậy ngày phát sinh thêm các nghiệp vụ khó nên doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của nhân viên kế toán để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. - Doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán máy trong việc tính lương và các khoản trích theo lương để làm giảm khối lượng công việc và thời gian trong công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Công ty nên sử dụng phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành để hạch toán kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất, có sự giám sát chất lượng và có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người duyệt. - Việc theo dõi nhân viên văn phòng làm việc bằng bảng chấm công làm cho người lao động quan tâm đến ngày công làm việc mà ít quan tâm đến chất lượng công việc nên hiệu quả làm việc chưa cao. Việc chấm công cần phải quan tâm chặt chẽ hơn tới lao động gián tiếp hưởng lương theo ngày công, nêu rõ trường hợp đi muộn về sớm trong khi chưa hoàn thành công việc để trừ lương, làm việc nữa ngày thì được tính nữa công để đảm bảo sự công bằng cho những ngươì thực hiện nghiêm chỉnh giờ hành chính tại cơ quan. - Doanh nghiệp cần có một chế độ thưởng lương phù hợp để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. Đối với nhân viên văn phòng thì khi nhân viên làm việc tốt, ký được nhiều hợp đồng thì công ty nên tuyên dương và khen thưởng trước đoàn thể để các nhân viên cùng nhau thi đua làm việc. Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất theo sản phẩm công ty nên tính lương theo sản phẩm có thưởng. Công nhân nào làm chất lượng cao, tăng năng suất lao động thì được thưởng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 57 - Doanh nghiệp nên trích các khoản trích theo lương trên tổng quỹ lương, như vậy khi người lao động bị ốm đau, tai nạn, thai sản sẽ được hưởng một khoản trợ cấp bảo hiểm cao hơn so với trích bảo hiểm theo mức lương tối thiểu vùng. Đảm bảo được lợi ích của người lao động về chế độ bảo hiểm, và hài hòa được giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người lao động. - Để giảm công việc vào cuối tháng và những sai sót có thể xảy ra thì hàng ngày khi các nghiệp vụ kinh tế xảy ra, kế toán lưu lại, hàng tuần kế toán dựa vào chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra ghi chứng từ ghi sổ, chứng từ ghi sổ sau khi lập được ghi vào sổ cái, các chứng từ gốc sau khi ghi chứng từ ghi sổ xong thì ghi sổ chi tiết chứ không để cuối tháng ghi một lần. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 58 PHẦN 3. KẾT LUẬN III.1. Kết luận Nhân viên là tài sản quý báu nhất của công ty, nhân viên sẽ làm việc hết mình, làm việc từ con tim khi họ được tôn trọng, xem trọng và tài năng của họ được đánh giá đúng đắn và một điều không thể thiếu đó là công sức của họ được trả bằng tiền lương một cách thỏa đáng. Trong mỗi doanh nghiệp lao động là một trong những yếu tố quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần kế toán quan trọng, giúp các nhà lãnh đạo quản lý được số lượng và chất lượng lao động góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động nhằm đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ là động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành đã tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách hợp lý, phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty, giúp cho nhân viên ở công ty có một môi trường làm việc thoải mải và có thể phát huy hết khả năng của mỗi cá nhân. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành, tôi đã giải quyết được các vấn đề sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương để làm căn cứ nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị thực tập. - Tổng quan được về Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành, tìm hiểu thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thực tiễn tại công ty. - So sánh sự khác nhau giữa kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương giữa thực tế và lý thuyết và từ đó làm cơ sở đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành với thời gian thực tập tương đối ngắn, kinh nghiệm cũng như trình độ cá nhân còn giới hạn nên bài viết còn có nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ về các vấn đề liên quan đến công TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 59 tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở công ty, tôi mong được sự góp ý của thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. III.2. Kiến nghị Sau khi tìm hiểu thực tế tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng của Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành. - Cần phát huy hơn nữa những thành tích mà Công ty đã đạt được để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tương xứng với tiềm năng. - Chú trọng hơn nữa công tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. - Bộ phận quản lý phân xưởng của Công ty cần chú trọng hơn đến công tác quản lý và giám sát công nhân sản xuất để sản phẩm được đảm bảo chất lượng. Đồng thời có những chính sách khuyến khích, thưởng để nâng cao tinh thần làm việc cho người lao động. III.3. Đề xuất hướng nghiên cứu đề tài Nếu có điều kiện nghin cứu, tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành. Hướng nghiên cứu đề tài là đánh giá công tác quản lý về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty được tốt hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Dung – K43A Kiểm Toán 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lý thuyết kế toán tài chính – GVC Phan Đình Ngân, THS Hồ Phan Minh Đức – Trường đại học kinh tế Huế. 2. Sách hướng dẫn ghi chép chứng từ, sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nguyễn Văn Nhiệm – Nhà xuất bản thống kê năm 2002. 3. Sách chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (Ban hành theo quyết định số 48/2006/ QĐ – BTC ngày 14/09/2006 của bộ trưởng bộ tài chính) – Bộ Tài Chính – Nhà xuất bản thống kê năm 2007. 4. Kế toán tài chính – TS Võ Văn Nhị - Trần Anh Hoa – Th.S Trần Thị Duyên – Th.S Nguyễn Ngọc Dung – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2001. 5. Chuyên đề thực tập: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần sản xuất thương mại Quyết Thành. 6. n+ti%E1%BB%81n+l%C6%B0%C6%A1ng+v%C3%A0+c%C3%A1c+kho%E1%BA %A3n+tr%C3%ADch+theo+l%C6%B0%C6%A1ng#.UYb7w_JiR7t 7. 112013/201212/156090.vgp 8. luong-toi-thieu-vung-2013.aspx 9. 10. =1&mode=detail&document_id=163542 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfle_thi_dung47_43_4732.pdf
Luận văn liên quan