Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động còn gọi là thị trường lao động. Sức lao động trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả sức lao động chính là tiền lương, tiền công. Đó là khoản tiền mà người chủ sử dụng sức lao động phải chi trả cho người lao động sau quá trình làm việc. Tiền lương là một phạm trù kinh tế, là kết quả của sự phân phối của cải trong xã hội ở mức cao.
Đối với người lao động làm công ăn lương, tiền lương luôn là mối quan hệ đặc biệt hàng ngày đối với họ. Bởi vì tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ. Sự phân phối công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động đó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Ở mức độ nhất định, tiền lương có thể được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động trong xã hội.
Với sự phát triển và cạnh tranh giữa các ngành nghề, các dịch vụ ngày càng cao, lao động là yếu tố quyết định và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, muốn thu hút được đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề chuyên môn cao đòi hỏi phải có phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một mức lương hợp lý để kích thích tinh thần hăng say làm việc và trách nhiệm của người lao động, giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, gia tăng lợi nhuận.
Do vậy, vấn đề tiền lương luôn được các doanh nghiệp xem là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Xây dựng một hệ thống trả lương sao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Đây là các quĩ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, em chọn đề tài nghiên cứu “KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại nhà máy.
- Tìm hiểu khó khăn và thuận lợi trong công tác kế toán.
- Từ đó rút ra nhận xét và đưa ra những kiến nghị nhằm giúp Nhà Máy quản lý tốt công tác kế toán tiền lương.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tiền lương và các khoản phải trích theo lương của nhân viên nhà máy.
- Phạm vi nghiên cứu: vấn đề tiền lương, các khoản phải trích theo lương và cách hạch toán lương của nhà máy trong tháng 9 năm 2009.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thực tế từ phòng kế toán:
+ Bảng lương và các khoản trích theo lương.
+ Bảng chấm công và bảng tính phụ cấp của nhân viên nhà máy trong tháng 9 năm 2009.
+ Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 334, 338.
+ Cách tính lương của nhà máy.
- Tham khảo những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp xử lí số liệu:
- Xử lí, phân tích những thông tin tìm được bằng phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu rõ cách tính và hạch toán lương của nhà máy đã phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phù hợp với qui định của nhà nước chưa.
- Giúp Nhà Máy đưa ra các hình thức trả lương phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.
- Đồng thời giúp hiểu rõ về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có gì khác giữa thực tế và lí thuyết đã học.
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12946 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà Máy Gạch Ngói Tunnel LX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động còn gọi là thị trường lao động. Sức lao động trở thành hàng hóa, loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả sức lao động chính là tiền lương, tiền công. Đó là khoản tiền mà người chủ sử dụng sức lao động phải chi trả cho người lao động sau quá trình làm việc. Tiền lương là một phạm trù kinh tế, là kết quả của sự phân phối của cải trong xã hội ở mức cao.
Đối với người lao động làm công ăn lương, tiền lương luôn là mối quan hệ đặc biệt hàng ngày đối với họ. Bởi vì tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ. Sự phân phối công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận tâm, tận lực của người lao động đó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Ở mức độ nhất định, tiền lương có thể được xem là bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động trong xã hội.
Với sự phát triển và cạnh tranh giữa các ngành nghề, các dịch vụ ngày càng cao, lao động là yếu tố quyết định và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, muốn thu hút được đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề chuyên môn cao đòi hỏi phải có phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có một mức lương hợp lý để kích thích tinh thần hăng say làm việc và trách nhiệm của người lao động, giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, gia tăng lợi nhuận.
Do vậy, vấn đề tiền lương luôn được các doanh nghiệp xem là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Xây dựng một hệ thống trả lương sao cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Đây là các quĩ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, em chọn đề tài nghiên cứu “KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại nhà máy.
- Tìm hiểu khó khăn và thuận lợi trong công tác kế toán.
- Từ đó rút ra nhận xét và đưa ra những kiến nghị nhằm giúp Nhà Máy quản lý tốt công tác kế toán tiền lương.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tiền lương và các khoản phải trích theo lương của nhân viên nhà máy.
- Phạm vi nghiên cứu: vấn đề tiền lương, các khoản phải trích theo lương và cách hạch toán lương của nhà máy trong tháng 9 năm 2009.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thực tế từ phòng kế toán:
+ Bảng lương và các khoản trích theo lương.
+ Bảng chấm công và bảng tính phụ cấp của nhân viên nhà máy trong tháng 9 năm 2009.
+ Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 334, 338.
+ Cách tính lương của nhà máy.
- Tham khảo những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp xử lí số liệu:
- Xử lí, phân tích những thông tin tìm được bằng phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh.
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu rõ cách tính và hạch toán lương của nhà máy đã phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như phù hợp với qui định của nhà nước chưa.
- Giúp Nhà Máy đưa ra các hình thức trả lương phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.
- Đồng thời giúp hiểu rõ về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có gì khác giữa thực tế và lí thuyết đã học.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
2.1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
2.1.1 Tiền lương
2.1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của tiền lương
v Khái niệm: Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lực mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động dựa trên chất lượng và số lượng lao động.
v Ý nghĩa:
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp dùng tiền lương để làm đòn bẩy khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động.
Tiền lương là một yếu tố chi phí của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp phải quản lý tốt vấn đề tiền lương thì hiệu quả kinh doanh mới cao.
Phân theo hạch toán thì quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm 2 phần sau:
Tiền lương chính: tính theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc thời gian làm việc thực tế của người lao động tại doanh nghiệp.
Tiền lương phụ: trả cho thời gian người lao động không làm việc tại doanh nghiệp nhưng vẫn được hưởng lương theo quy định của Luật lao động hiện hành.
2.1.1.2 Các hình thức tiền lương
a/ Tiền lương trả theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ)
- Lương trả theo thời gian áp dụng đối với những người làm cồn tác quản lý chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; những người làm các công việc theo dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị và những người làm các công việc khác mà hình thức trả lương theo thời gian có hiệu quả hơn.
- Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian là đơn giản, dễ tính toán, nhưng tồn tại nhược điểm là chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn tiền lương với kết quả lao động cuối cùng.
- Một số hình thức trả lương theo thời gian như: trả lương theo thời gian đơn giản hay trả lương theo thời gian có thưởng.
- Nếu ký hiệu lương trả theo thời gian: theo tháng, theo tuần, theo ngày và theo giờ lần lượt là LT, Lt, Ln, Lg thì các công thức tính lương theo thời gian là:
LT = Mức lương cơ bản x (hệ số lương + hệ số phụ cấp)
Lt = (LTx12)/52
Ln = LT/26
Lg = Ln/8
b/ Lương trả theo sản phẩm
Lương trả theo sản phẩm áp dụng đối với các cá nhân, tập thể người lao động, căn cứ vào mức độ hoàn thành về số lượng và chất lượng sản phẩm được giao. Tuy nhiên muốn thực hiện tốt cần có một số yếu tố như:
- Có định mức kinh tế - kỹ thuật và việc sản xuất sản phẩm chính xác
- Cần tổ chức nghiệm thu và thống kê kịp thời.
Ưu điểm của hình thức lương trả theo sản phẩm là đảm bảo công bằng, gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động cuối cùng; nhưng cũng tồn tại nhược điểm là có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Một số hình thức lương trả theo sản phẩm như sau: lương sản phẩm trực tiếp, lương sản phẩm gián tiếp, lương sản phẩm lũy tiến.
Tiền lương theo sản phẩm được tính theo công thức sau:
Lương tháng = số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn x đơn giá một sản phẩm
c/ Lương khoán: áp dụng đối với các cá nhân hoặc tập thể người lao động, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
2.1.1.3 Trả lương làm ngoài giờ
a/ Trả lương làm thêm giờ
Đối với lao động trả lương theo thời gian, ta có công thức sau:
150%
200%
300%
Tiền lương
làm thêm giờ
Tiền lương giờ
thực trả
Số giờ làm thêm
=
x
x
Trong đó mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường, mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp làm thêm giờ có bố trí nghỉ bù thì doanh nghiệp chỉ phải trả các mức 50%, 100%, 200%.
Đối với lao động trả lương theo sản phẩm thì đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn, nếu làm vào ngày thường, bằng 200%, nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, bằng 300%, nếu làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
b/ Trả lương làm việc vào ban đêm: Đối với lao động trả lương theo thời gian ta có công thức sau:
Tiền lương làm việc vào ban đêm
Tiền lương giờ
thực trả
Số giờ làm việc vào ban đêm
=
x
x
130%
Thời giờ làm việc vào ban đêm được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Huế ra phía Bắc; từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam.
Đối với lao động trả lương theo sản phẩm
Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày
130%
Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm vào ban đêm
x
=
2.1.2 Các khoản trích theo lương
2.1.2.1 Nội dung các khoản trích theo lương
Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức.
Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các các hoạt động khám chữa bệnh.
Quĩ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp, kinh phí hỗ trợ học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là các khoản tài trợ cho các hoạt động công đoàn các cấp.
2.1.2.2 Mức đóng
a/ Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích 20% tiền lương hàng tháng, trong đó người lao động đóng 5% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng 15% tổng tiền lương tháng
b/ Bảo hiểm y tế:
Qũy BHYT được hình thành bằng cách trích 3% tiền lương hàng tháng, trong đó người lao động đóng 1% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng 2% tổng tiền lương tháng
c/ Kinh phí công đoàn:
Được trích 2% trên tổng tiền lương phải trả, doanh nghiệp chịu toàn bộ (tính vào chi phí).
d/ Bảo hiểm thất nghiệp:
Người lao động đóng 1% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng 1% tổng tiền lương tháng.
2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.1 Chứng từ kế toán
Đối với KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG thì sử dụng một số chứng từ sau:
Bảng chấm công
Bảng chấm công làm thêm giờ
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
Giấy đi đường
Hợp đồng giao khoán
Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán thưởng
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản.
2.2.2 Kế toán tiền lương
2.2.2.1 Tài khoản sử dụng : tài khoản 334 “phải trả cho người lao động” tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên.
a/ Nội dung kết cấu tài khoản
Bên nợ: phát sinh giảm
Phản ánh việc thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động.
Phản ánh các khoản khấu trừ vào lương người lao động.
Bên có: phát sinh tăng
Các khoản tiền lương và các khoản thu nhập khác phải trả cho người lao động.
Số dư bên có: các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
Có thể có số dư bên nợ: phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác.
Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2
TK 3341: Phải trả công nhân viên
TK 3348: Phải trả người lao động khác
b/ Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản
Toàn bộ các khoản thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phải được hach toán qua tài khoản này.
Thực hiện đúng Pháp lệnh thuế thu nhập, các văn bản hướng dẫn về chế độ BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động.
Chi phí tiền lương, tiền công cần hạch toán chính xác cho từng đối tượng chịu thuế trong kỳ.
2.2.2.2 Sơ đồ kế toán:
335
334
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ kế toán tổng hợp tài khoản 334
111, 112
512
333 (33311)
338 (3383)
353
khoản khác cho người lao động
Ứng và thanh toán lương các
Các khoản khấu trừ vào lương và
thu nhập của người lao động
Trả lương thưởng cho người lđ
bằng sản phẩm hàng hóa
Phải trả tiền lương nghỉ phép
của công nhân sx nếu trích trước
BHXH phải trả người lao động
Tiền thưởng phải trả người lao động
Lương và các khoản mang tính chất
Lương phải trả người lao động
Thuế GTGT (nếu có)
138, 141, 333, 338
622, 627, 641, 642
2.2.3 Kế toán các khoản trích theo lương
2.2.3.1 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 338 “phải trả, phải nộp khác” dùng để theo dõi việc trích lập sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn.
a/ Nội dung và kết cấu của tài khoản
Bên nợ:
Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên
Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị cơ sở
Số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho các cơ quan quản lý chức năng.
Bên có:
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất – kinh doanh theo quy định hiện hành.
Khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN vào tiền lương công nhân viên.
Các khoản BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù.
Số dư bên có: Số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích nhưng chưa nộp cho các cơ quan chức năng.
Tài khoản này có 9 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 3381 : Tài sản thừa chờ xử lý
Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn
Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội
Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế
Tài khoản 3385 : Phải thu về cổ phần hóa
Tài khoản 3386 : Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Tài khoản 3387 : Doanh thu chưa thực hiện
Tài khoản 3388 : Phải trả khác
Tài khoản 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp
b/ Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản
Phải theo dõi chi tiết từng nội dung, đối tượng phản ánh trên tài khoản 338
Phải đảm bảo các thủ tục, chứng từ, hồ sơ liên quan đến các khoản phải nộp, phải trả theo quy định hiện hành như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
2.2.3.2 Sơ đồ kế toán
622, 627,641,642
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ kế toán tổng hợp tài khoản 338
111, 112
338
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí SXKD
Nộp BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ
334
Khấu trừ vào tiền lương
BHXH, BHYT, BHTN
Các khoản chi BHXH, BHYT
BHTN, KPCĐ
2.3 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất
2.3.1 Mục đích trích tiền lương nghỉ phép của nhân công TTSX
Hằng năm công nhân viên trong doanh nghiệp được nghỉ phép một số ngày có hưởng lương theo qui định của Bộ Luật Lao Động. Để chi phí sản xuất kinh doanh không tăng đột biến, kế toán tiến hành trích tiền lương nghỉ phép nhân công TTSX và phân bổ chi phí vào các kỳ hạch toán.
x
Mức trích trước Tiền lương Tỷ lệ trích trước
=
tiền lương nghỉ phép phải trả tiền lương
của nhân công của nhân công nghỉ phép của
trực tiếp sản xuất trực tiếp sản xuất nhân công TTSX
Tỷ lệ trích trước Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch
=
tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (năm)
của công nhân tổng tiền lương theo kế hoạch
trực tiếp sản xuất của nhân công trực tiếp sản xuất (năm)
2.3.2 Kế toán trích tiền lương nghỉ phép của nhân công TTSX
2.3.2.1 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 335 “chi phí phải trả”
Dùng để phản ánh các khoản ghi nhận là chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, mà sẽ phát sinh trong một hoặc nhiều kỳ sau.
Nội dung các khoản chi phí phải trả bao gồm:
Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công TTSX.
Trích trước chi phí sửa chữa lớn của những tài sản cố định đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ.
Trích trước chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ nếu doanh nghiệp có kế hoạch ngừng sản xuất.
Trích trước chi phí bảo hành là sản phẩm, hàng hóa nếu dự tính trước được.
Nội dung và kết cấu của tài khoản:
Bên Nợ:
Các khoản chi phí thực tế phát sinh tính vào chi phí phải trả.
Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh được ghi giảm chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
Bên có:
Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
Số chênh lệch về chi phí thực tế phát sinh lớn hơn chi phí phải trả được ghi tăng chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
Số dư bên Có: chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ.
Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản:
Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả theo qui định hiện hành. Ngoài các nội dung trên nếu phát sinh những khoản tính trước và hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ thì DN phải giải trình với các cơ quan quản lý chức năng.
Việc tính trước và hạch toán chi phí chưa phát sinh vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phải có cơ sở và tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí và dự toán trích trước).
Về nguyên tắc, cuối niên độ kế toán, các khoản chi phí phải trả phải quyết toán với chi phí thực tế phát sinh và số chênh lệch được xử lý theo qui định hiện hành. Những khoản chi phí trích trước chưa được sử dụng cối năm phải giải trình trong Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.3.2.2 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công TTSX
TK 622
TK 335
TK 334
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp tài khoản 335
Bổ sung tiền lương nghỉ
phép của công nhân sản xuất
Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
Hàng tháng trích trước
Tiền lương nghỉ phép của
công nhân sản xuất
Giảm chi phí tiền lương nghỉ phép
của công nhân sản xuất
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LONG XUYÊN
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Máy
Công ty xây lắp và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng An Giang được UBND tỉnh An Giang phê duyệt và thành lập dự án đầu tư Nhà Máy Gạch Ngói Tunnel Long Xuyên trực thuộc Công ty Xây lắp theo quyết định số 549/ QĐ.UBT ngày 06 tháng 09 năm 1994 của UBND tỉnh An Giang. Nhà máy có công suất thiết kế theo dự án là 25 triệu viên gạch ngói các loaị trên 1 năm với vốn đầu tư là 23 tỉ đồng.
Qua một thời gian hoạt động, nhà máy nhận thấy thị trường rất nhiều loại sản phẩm gạch ngói đều giống nhau. Do đó, nhằm giữ vững và tạo sự khác biệt với các lò sản xuất nhỏ lẻ khác, đến năm 2006 nhà máy đã tạo ra môt công nghệ mới. Đó là Công Nghệ Hầm Lò (CNHL) và Ban lãnh đạo Nhà máy đã quyết định đặt tên cho Công Nghệ này là TUNNEL đã đăng ký nhãn hiệu theo tiêu chuẩn ISO. Đây là công nghệ độc quyền của Nhà Máy và cũng được đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Kể từ năm 2006, Nhà Máy lấy tên chính thức:
Tên: Nhà Máy Gạch Ngói TUNNEL Long Xuyên
Địa chỉ: QL 91, P. Bình Đức, TP Long Xuyên, An Giang
Tel: 076.858197- 858199- Fax: 076.836013
Logo:
Nhờ vậy, Nhà Máy ngày một hoàn thiện hơn về công nghệ chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, sản phẩm còn là một sự tin cậy vững chắc của khách hàng nên Nhà Máy nâng cao công suất hoạt động lên 30 triệu viên gạch ngói các loại cho 1 năm. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng số vốn đầu tư là 25.108 triệu đồng (31/12/2002).
Khách hàng sử dụng sản phẩm của Nhà Máy thì sẽ yên tâm vì có nhiều ưu điểm so với các sản phẩm cùng loại sản xuất thủ công như:
+ Chất lượng đảm bảo (theo TCVN).
+ Giá cả hợp lý.
+ Bảo đảm yêu cầu thẩm mĩ kiến trúc.
Ngoài ra, sản phẩm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn nhiều năm liên tục.
3.2 Nguyên tắc hoạt động của Nhà Máy
Hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng hoạt động của doanh nghiệp.
Tự chịu trách nhiệm tự hòa vốn bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn, chuyển mình trong quá trình đổi mới, không ngừng vươn lên để tự khẳng định mình phù hợp với điều kiện mới. Nhà Máy Gạch Ngói Long Xuyên luôn thực hiện tốt chức năng của mình và hoàn thành nghĩa vụ được giao, hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy không ngừng tăng lên, quan hệ làm ăn trên thị trường được mở rộng, hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là mấu chốt trong kế hoạch và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu kế hoạch đề ra cũng như kết quả thực hiện của Nhà Máy là căn cứ để tính toán hiệu quả và cân nhắc trong chiến lược kinh doanh. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao một cách cơ bản. Nhà Máy Gạch Ngói Tunnel Long Xuyên luôn luôn củng cố và phát triển phát triển vững mạnh.
3.3 Thị trường
Sản phẩm gạch ngói của Nhà Máy được cung cấp cho tất cả thị trường trong tỉnh và ở các tỉnh lân cận. Đặc biệt, với dây chuyền công nghệ từ ITALY nên sản phẩm luôn đạt chất lượng cao. Vì thế, sản phẩm được khách hàng rất tin cậy và trong tương lai sản phẩm gạch ngói sẽ vươn xa hơn ở các vùng miền khác và các nước bạn.
3.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của Nhà Máy
v Thuận lợi:
- Trước nhất, Nhà Máy được sự quan tâm từ các ngành, các cấp của tỉnh, đặc biệt là Tỉnh Ủy, Ủy Ban Nhân Dân, Ban lãnh đạo của Công ty Xây Lắp An Giang đã có sự chỉ đạo đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Máy ngày một cao hơn. Nhờ có sự chỉ đạo trên Nhà Máy trong thời gian qua đã đầu tư và mở rộng thêm sản xuất kinh doanh.
- Đồng thời, kết hợp với sự nổ lực và tinh thần phấn đấu của tập thể công nhân viên Nhà Máy đã không ngừng nâng cao năng lực, phát huy sức mạnh để đưa Nhà Máy ngày một hoàn thiện và chiếm được lòng tin của khách hàng gần xa. Tất cả công nhân viên luôn có tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể luôn hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao phó và hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước.
- Nhà Máy Gạch Ngói được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nên sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng qua nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn qua các cuộc hội chợ với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú.
- Ban cán bộ lãnh đạo Nhà Máy cùng toàn thể công nhân viên cùng nổ lực, đoàn kết nhiều hơn nữa, luôn cải tiến phấn đấu để ngày càng hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của Nhà Máy và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
v Khó khăn:
- Trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều chuyển biến, thay đổi một cách mạnh mẽ nhất là sự cạnh tranh ngày một gay gắt trong và ngoài nước. Vì vậy, để được khách hàng tin cậy thì sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và cải tiến theo sự phát triển của thị trường.
- Vùng nguyên liệu ngày càng giảm dần nên khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng vẫn thiếu nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, nguồn nhân công chưa đáp ứng đủ trong các bộ phận sản xuất.
- Máy móc được nhập từ nước ngoài nhưng bên cạnh vẫn còn một số máy móc, thiết bị lạc hậu cũng làm giảm năng suất hoạt động làm tăng một số chi phí không cần thiết.
- Trong những năm gần đây, vướng mắc về thu hồi nợ chậm do bán sản phẩm thu tiền sau cho nên khó khăn cho Nhà Máy trong việc đầu tư.
v Định hướng phát triển của Nhà Máy:
- Giữ vững và tăng thêm thị phần, mở rộng thị trường tiêu thụ
- Thay thế một số máy móc, thiết bị lạc hậu cho phù hợp với công nhệ sản xuất, cải tiến mẫu mã hoặc đa dạng chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm vẫn không thay đổi và tăng lên. Bên cạnh chất lượng, Nhà Máy cũng có chính sách giá bán hợp lý với thị trường.
- Tăng cường công tác quản lí chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy Nhà Máy phấn đấu hoàn thành việc thực hiện hệ thống quản lí chất lượng đạt theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Ban lãnh đạo cũng có kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực và đồng thời đào tạo tay nghề phù hợp với trình độ công việc của Nhà Máy.
3.5 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Nhà Máy
3.5.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
Nhà Máy có đội ngũ công nhân viên là 182 người được chia thành nhiều khâu sản xuất khác nhau như: khâu điều hành, khâu cắt sản phẩm, khâu phơi sản phẩm, khâu nung nấu sản phẩm…
Là đơn vị sản xuất gạch ngói các loại, mặt hàng có giá trị kinh tế cao trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay, do tính chất phức tạp của công việc sản xuất kinh doanh nên đòi hỏi Nhà Máy phải có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có tay nghề nghiệp vụ cao, năng nổ và nhiều kinh nghiệm trong công tác sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Nhà Máy Gạch Ngói Tunnel Long Xuyên
Ban Giám Đốc
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Kế Hoạch
Thủ
Kho
Phòng
Hành
Chính
Phòng
Kỹ
Thuật
Phân
Xưởng
Nung
Nấu
Phân
Xưởng
Thành
Phẩm
Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân sự
+ Ban Giám Đốc: là những người đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ban Giám Đốc có quyền điều hành cao nhất, có quyền quyết định các hoạt động sản xuất của Nhà Máy theo kế hoạch của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh công nhận. Đồng thời, Ban Giám Đốc còn chịu trách nhiệm trước Nhà Nước trong việc chấp hành chính sách, điều hành Nhà Máy, hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, định kì báo cáo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thảo luận đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Máy.
+ Phòng hành chính: chịu trách nhiệm quản lí lao động, giám sát mọi hoạt động trong sản xuất Nhà Máy, tiếp ý kiến phản hồi từ công nhân. Bên cạnh còn lo các công việc tiền lương, khen thưởng, kỹ luật công nhân viên, về các loại bảo hiểm giám sát, đề bạt công nhân viên Nhà Máy.
+ Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm trong việc tập hợp tất cả các chi phí tính giá thành sản phẩm, kết quả hoạt động trong quá trình sản xuất để từ đó xác định kết quả kinh doanh của năm hoạt động. Nhiệm vụ của phòng còn hạch toán các nghiệp vụ mua bán, thanh toán công nợ , phân phối lợi nhuận và sử dụng các quĩ của Nhà Máy theo chế độ hiện hành. Đồng thời, phải giám sát hàng hóa, tài sản, kinh phí… theo nguyên tắc của Nhà Nước.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: có trách nhiệm hỗ trợ Ban Giám Đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tìm đối tác, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tiếp xúc và giao dịch với khách hàng để có kế hoạch sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
+ Các phòng: thủ kho, phòng kỹ thuật, phân xưởng nung nấu, phân xưởng thành phẩm có nhiệm vụ giám sát, quản lý công nhân và tài sản chung của Nhà Máy.
3.5.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Nhà Máy Tunnel Long Xuyên
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Quan hệ đối chiếu:
Quan hệ chỉ đạo:
- Kế toán trưởng: tiến hành tổ chức toàn bộ hệ thống kế toán tại NM, tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ NM.
- Kế toán tổng hợp: xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc xác lập báo cáo tài chính cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cho quá trình hoạt động của NM.
- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư hàng hóa, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ cho yêu cầu tính giá thành, kiểm tra chi phí sản xuất của NM.
- Kế toán tiền lương: tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động.
- Thủ quỹ: ghi phiếu thu, phiếu chi. Theo dõi việc chi, tạm ứng và thanh toán.
Sơ đồ 3.3 Hình thức ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng TH chi tiết
Sổ quỹ
Sổ chi tiết
Bảng CĐTK
Báo cáo kế toán
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Ghi chú: Ghi hàng ngày (định kỳ)
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.6 Công tác kế toán tiền lương tại Nhà Máy
- Phiếu công tác hàng ngày và bảng chấm công hàng tháng do các tổ đội ghi nhận.
- Sau đó được chuyển cho thủ kho và ban quản đốc xác nhận.
- Dựa vào đó, phòng kế toán tính ra quỹ lương của tổ đội – lương ngày và lương tháng của từng công nhân viên.
- Sau khi được Ban giám đốc kí duyệt, kế toán căn cứ trừ tiền bảo hiểm mà cá nhân phải đóng.
Chương 4: CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH NGÓI TUNNEL LX
4.1 Nguồn hình thành quỹ lương
Nguồn lương của Nhà Máy Gạch Ngói Tunnel Long Xuyên được hình thành từ khoản vốn bằng tiền mặt, thu nợ, bán hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo quy định: tổng số tiền lương của cán bộ công nhân viên Nhà Máy hàng tháng được chia làm hai giai đoạn: sản phẩm dở dang và thành phẩm.
Hình thức trả lương
Nhà Máy áp dụng hình thức tiền lương tính theo sản phẩm. Hình thức này đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, không ngừng nâng cao năng suất lao động.
Với cách trả lương theo sản phẩm: kế toán đã vận dụng những phương án chia lương thích hợp để tính lương cho từng người lao động và đồng thời khuyến khích người lao động có trách nhiệm với tập thể, được quy định cụ thể.
Tiền lương của cán bộ - CNV Nhà Máy gồm: lương sản phẩm, lương thời gian (nghỉ phép, nghỉ lễ), phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. Cụ thể từng bộ phận có trách nhiệm tính lương và các chế độ phụ cấp tương ứng.
4.2.1 Đối với công nhân bộ phận trực tiếp sản xuất
Quỹ lương = sản lượng sản xuất thực tế trong tháng x đơn giá từng loại sản phẩm
Tổng quỹ lương bộ phận x hệ số quy đổi
Tổng hệ số quy đổi
Lương sản phẩm =
Hệ số quy đổi = số công x hệ số trách nhiệm
CB – CNV nghỉ việc (trong giới hạn cho phép của luật lao động) có sự đồng ý của Ban Giám Đốc vẫn được hưởng lương dựa trên lương cơ bản
Hệ số lương x Lương cơ bản
26
x
Số ngày nghỉ hưởng
lương
Lương thời gian =
Các khoản phụ cấp: ngoài tiền lương, CB – CNV còn được hưởng các khoản phụ cấp do làm việc trong môi trường độc hại, hay do trách nhiệm trong công việc.
Theo quy định của Nhà Máy:
- Phụ cấp trách nhiệm cho tổ trưởng: 60.000
- Phụ cấp trách nhiệm cho tổ phó: 40.000
Bảng 4.1 QUỸ LƯƠNG TỔ LÒ ĐỐT THÁNG 9/2009
STT
TÊN HÀNG
SỐ LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
1
ống (9x19)
1.175.362
8,78
10.596.891
2
ống ½ (9x19)
49.902
4,38
274.389
3
ống (8x18)
2.086.070
8,38
18.315.981
4
ống ½ (8x18)
64.288
4,18
268.980
5
Thẻ (9x19)
91.374
8,77
871.596
6
Thẻ (8x18)
461.766
7,12
3.371.091
7
Ngói 22
69.970
46,38
3.245.383
8
Gạch ống 7.5 x 17
94.550
6,14
580.207
9
Gạch ống 7.5 x 17 (nửa)
1.700
3,07
5.216
10
Thẻ 7,5
99.483
4,48
445.306
11
Ngói mũi hài
23.025
18,03
415.188
12
Ngói vây cá
7.940
34,08
270.595
13
Gạch nền (3 lỗ+P38)
-
1.207,50
-
14
Ngói sắp nóc lớn
3.027
66,80
202.213
15
Diềm vẩy cá
1.425
69,96
99.693
Tổng cộng
4.229.882
38.961.669
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Ví dụ:
v Trong tháng 9/2009, tổ trưởng tổ Đốt lò Nguyễn Văn Đúng có:
+ Hệ số trách nhiệm là 1.2
+ Số ngày công: 31
Suy ra: Hệ số quy đổi = 31 x 1,2 = 37,2
Tổng hệ số quy đổi của tổ Đốt Lò là 335,3
Lương sản phẩm của ông Nguyễn Văn Đúng
= 4.322.619
38.961.669 x 37,2
=
335,3
Phụ cấp độc hại: 155.000
Phụ cấp trách nhiệm cho tổ trưởng: 60.000
Như vậy, tiền lương tổ trưởng Nguyễn Văn Đúng trong tháng 9/2009 là:
4.322.619 + 155.000 + 60.000 = 4.537.619
Trong tháng, tổ Đốt lò không phát sinh lương thời gian do không có nhân viên xin nghỉ phép.
Các công nhân còn lại trong tổ cũng được tính lương tương tự tổ trưởng Nguyễn Văn Đúng.
v Công nhân Nguyễn Lê Tuyên có:
+ Hệ số trách nhiệm: 1,05
+ Số ngày công: 31
Suy ra: Hệ số quy đổi = 31 x 1,05 = 32,55
= 3.782.291
38.961.669 x 32,55
Lương sản phẩm =
335,3
Phụ cấp độc hại: 155.000
Như vậy, tiền lương của CN Nguyễn Lê Tuyên trong tháng 9/2009 là:
3.782.291 + 155.000 = 3.937.291
Bảng 4.2 THANH TOÁN LƯƠNG TỔ ĐỐT – LÒ THÁNG 9/2009
HỌ TÊN
ĐỐT - LÒ
CHỨC
VỤ
HS QUY ĐỔI
LƯƠNG SẢN PHẨM
ĐỘC HẠI
LƯƠNG TG + PC
THÀNH TIỀN
NGUYỄN VĂN ĐÚNG
TT
37,2
4.322.619
155.000
60.000
4.537.619
ĐẶNG HOÀNG THANH
TP
35,7
4.142.510
155.000
40.000
4.337.510
NGUYỄN LÊ TUYÊN
CN
32,6
3.782.291
155.000
3.937.291
ĐẶNG HUỲNH PHÚ
CN
32,6
3.782.291
155.000
3.937.291
TRƯƠNG MINH TRÍ
CN
31,5
3.660.282
155.000
3.810.282
TRƯƠNG TẤN HUY
CN
34,1
3.962.401
155.000
4.117.401
CHÂU THIỆN TRÍ
CN
32,6
3.782.291
155.000
3.937.291
LÊ THANH QUANG
CN
34,1
3.962.401
155.000
4.117.401
VÕ MINH TRUNG
CN
32,6
3.782.291
155.000
3.937.291
TRẦN VĂN QUÍ
CN
32,6
3.782.291
155.000
3.937.291
Cộng
335,3
38.961.969
1.545.000
100.000
40.606.669
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ
4.2.2 Đối với CB – CNV bộ phận gián tiếp (Nhân viên văn phòng và phân xưởng)
Về cơ bản, tính lương cho bộ phận gián tiếp cũng giống như các tổ trong bộ phận sản xuất. Tuy nhiên, do yêu cầu thực tế của đơn vị nhằm khuyến khích các thành viên trong bộ phận văn phòng và phân xưởng, tạo điều kiện cho thu nhập hàng tháng giữa 2 bộ phận tương đối ổn định, không có sự chênh lệch quá xa nên đơn vị đã áp dụng cách tính lương của bộ phận văn phòng và phân xưởng bằng cách gộp chung quỹ lương của 2 bộ phận với nhau.
Trong tháng 9/2009:
+ Quỹ lương tổ văn phòng: 77.823.716
+ Quỹ lương tổ phân xưởng: 31.940.594
Tổng quỹ lương = 77.823.716 + 31.940.594 = 109.764.310
Ví dụ:
v Cách tính lương cho nhân viên Nguyễn Thành Quý ( bộ phận văn phòng):
+ Hệ số trách nhiệm: 1,45
+ Số ngày công: 28
+ Hệ số lương: 2,18
Suy ra: Hệ số quy đổi = 28 x 1,45 = 40,6
Lương sản phẩm =
109.764.310 x 40,6
=
Tổng hệ số quy đổi
Tổng quỹ lương x Hệ số quy đổi
944,25
= 4.719.546
Hệ số lương x Lương cơ bản x Số ngày nghỉ hưởng lương
Trong tháng, nhân viên Nguyễn Thành Quý vắng ngày 2/9 (Quốc Khánh) được hưởng lương theo quy định của Bộ Luật Lao Động.
Lương thời gian =
26
2,18 x 650.000 x 1
= 54.500
=
26
Như vậy, tiền lương của Nguyễn Thành Quý trong tháng 9/2009
= 4.719.546 + 54.500 = 4.774.046
v Cách tính lương cho NV Đặng Thành Dũng (thủ kho) ở bộ phận phân xưởng:
+ Hệ số trách nhiệm: 1,35
+ Số ngày công: 31
+ Hệ số lương: 3,19
Suy ra: Hệ số quy đổi = 1,35 x 31 = 41,85
Tổng quỹ lương x Hệ số quy đổi
=
109.764.310 x 41,85
Lương sản phẩm =
944,25
Tổng hệ số quy đổi
= 4.864.852
Trong tháng, nhân viên Đặng Thành Dũng không phát sinh lương thời gian do không vắng mặt ngày nào.
Như vậy, tiền lương của NV Đặng Thành Dũng trong tháng 9/2009 là 4.864.852
Bảng 4.3 THANH TOÁN LƯƠNG TỔ VĂN PHÒNG + PHÂN XƯỞNG THÁNG 9/2009
HỌ TÊN
HS QUY ĐỔI
LƯƠNG SẢN PHẨM
LƯƠNG TG + PC
THÀNH TIỀN
NGUYỄN TẤN TƯỚC
86,8
10.090.063
10.090.063
NGUYỄN QUỐC HUY
77,5
9.008.985
9.008.985
TRẦN T.MINH KIỀU
52,2
6.067.987
200.000
6.267.987
ĐỖ T. THANH DUNG
37,8
4.394.060
4.394.060
TRỊNH THỊ NGUYÊN
27,5
3.196.737
3.196.737
NGUYỄN Đ.N.HÙNG
27,5
5.274.615
5.274.615
NGUYỄN T.QUÝ
40,6
4.719.546
54.500
4.774.046
PHAN THANH DŨNG
43,5
5.056.656
5.056.656
PHAN THỊ TUYẾT
35,78
4.158.664
4.158.664
CHÂU NHƠN
32,55
3.783.774
100.000
3.883.774
HỒ TUẤN ĐẠT
32,55
3.783.774
3.783.774
THÁI HỮU PHONG
32,55
3.783.774
3.783.774
NGUYỄN H.N.TRƯỜNG
31,2
3.626.843
58.500
3.685.343
THÁI VĂN VẠN
43,4
5.045.032
5.045.032
PHẠM HỒNG VIỆT
55,2
6.416.722
-
6.416.722
NG.PHI HÙNG
54
6.277.228
-
6.277.228
VÕ THÀNH NHỨT
47,85
5.562.322
-
5.562.322
NGUYỄN T.V.LINH
39,15
4.550.990
-
4.550.990
ĐẶNG THÀNH DŨNG
41,85
4.864.852
-
4.864.852
HUỲNH VĂN BẠN
43,4
5.045.032
-
5.045.032
VÕ QUANG TẠC
43,5
5.056.656
-
5.036.656
Tổng
944,25
109.764.310
413.000
110.177.310
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
4.3 Các khoản trích theo lương
Cuối tháng căn cứ vào tiền lương cơ bản của CNV do Nhà Nước quy định, kế toán tiến hành trích lập các khoản trích theo lương như sau:
Các khoản trích nộp
Tỷ lệ trích
Tính vào chi phí doanh nghiệp
Khấu trừ vào lương của người lao động
BHXH
20%
15%
5%
BHYT
3%
2%
1%
BHTN
2%
1%
1%
KPCĐ
2%
2%
Tổng
27%
20%
7%
Ví dụ: Mức đóng BHXH – BHYT – BHTN – KPCĐ của nhân viên Trịnh Thị Nguyên với mức lương cơ bản 650.000 và hệ số lương 1,96 trong tháng 9/2009 như sau:
Nhà máy chịu:
BHXH: 650.000 x 1,96 x 15% = 191.100
BHYT: 650.000 x 1,96 x 2% = 25.480
BHTN: 650.000 x 1,96 x 1% = 12.740
KPCĐ: 650.000 x 1,96 x 2% = 46.540
Nhân viên chịu:
BHXH: 650.000 x 1,96 x 5% = 63.700
BHYT: 650.000 x 1,96 x 1% = 12.740
BHTN: 650.000 x 1,96 x 1% = 12.740
v Trong tháng có một số CB – CNV bị truy thu tiền bảo hiểm
Ví dụ: Công nhân Đặng Huỳnh Phú (tổ đốt lò) có mức lương cơ bản 650.000 và hệ số lương 1,96 với mức đóng BHXH – BHYT – BHTN – KPCĐ trong tháng 9 như sau:
Nhà máy chịu:
BHXH: 219.375
BHYT: 29.250
BHTN: 14.625
KPCĐ: 650.000 x 1,96 x 2% = 46.540
Công nhân chịu:
BHXH: 73.125
BHYT: 14.625
BHTN: 14.625
BẢNG 4.4 TỔNG HỢP CÁC KHOẢN BHXH – BHYT– BHTN TẠI NM TRONG THÁNG 9/2009
NHÀ MÁY (18%)
CÁ NHÂN (7%)
BHXH
(15%)
BHYT
(2%)
BHTN
(1%)
BHXH
(5%)
BHYT
(1%)
BHTN
(1%)
CNTTSX
42.319.875
5.642.650
2.821.325
14.106.625
2.821.325
2.821.325
VĂN PHÒNG
4.023.825
536.510
268.255
1.341.275
268.255
268.255
PHÂN XƯỞNG
1.176.825
156.910
78.455
392.275
78.455
78.455
Tổng
57.024.630
22.176.245
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Giữ lại 2% để chi chế độ (ốm đau, thai sản…) trên tổng quỹ lương hệ số của
CB – CNV:
= 312.955.500 x 2% = 6.259.110
Đến kỳ quyết toán:
+ Thực chi > quỹ trích 2%: làm bảng đề nghị cơ quan bảo hiểm chi thêm.
+ Thực chi < quỹ trích 2%: nộp lại cho cơ quan bảo hiểm.
- Trích 2% KPCĐ trên tổng quỹ lương hệ số của các bộ phận tính vào chi phí:
Bộ phận trực tiếp sản xuất: 278.284.500 x 2% = 5.565.690
Bộ phận phân xưởng: 7.845.500 x 2% = 156.910
Bộ phận văn phòng: 26.825.500 x 2% = 536.510
4.4 Tổng hợp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong tháng 9/2009 tại Nhà Máy:
v Tiền lương của các tổ thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất như sau:
Tổ xếp gòong + phơi: 99.525.008
Xuống gòong: 80.447.111
Tổ ngói: 46.235.472
Tổ chế biến: 98.561.045
Phơi tổ chế biến: 1.618.991
Cơ điện: 51.751.744
Lò đốt: 40.606.669
Cơ giới: 5.144.030
Ngói: 35.225.029
Hồ: 10.678.150
Xây than: 20.490.352
v Tiền lương bộ phận gián tiếp:
Phân xưởng: 31.940.594
Văn phòng: 78.236.716
Tổng: 600.460.669
4.4.1 Định khoản
- Tổng hợp tiền lương phải trả cho CB – CNV tháng 9/2009 ở các bộ phận:
Nợ TK 622: 490.283.601
Nợ TK 627: 31.940.352
Nợ TK 642: 78.236.716
Có TK 334: 600.460.669
- Khấu trừ 5% BHXH, 1% BHYT, 1% BHTN trên lương hệ số của CNV:
Nợ TK 334: 22.176.245
Có TK 3383: 15.840.175
Có TK 3384: 3.168.035
Có TK 3389: 3.168.035
- Trích 15% BHXH, 2% BHYT, 1% BHTN, 2% KPCĐ tính vào chi phí:
Nợ TK 622: 56.349.540
Nợ TK 627: 1.569.100
Nợ TK 642: 5.365.100
Có TK 3383: 47.520.525
Có TK 3384: 6.336.070
Có TK 3389: 3.168.035
Có TK 3382: 6.259.110
4.4.2 Sổ tổng hợp
Bảng 4.5 Sổ cái TK 334
SỔ CÁI
Số hiệu tài khoản: 334
Tên TK: Phải trả công nhân viên
ĐVT: đồng
Ngày
Diễn giải
Tài khoản
đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh
30/09
Tiền lương CNSX
622
490.283.601
30/09
Tiền lương NVPX
627
31.940.352
30/09
Tiền lương NVQL
642
78.236.716
30/09
Khấu trừ lương
338
22.176.245
30/09
Thanh toán lương
111
578.284.424
Cộng số phát sinh
600.460.669
600.460.669
Số dư cuối kỳ
0
0
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Bảng 4.6 Sổ cái TK 338
SỔ CÁI
Số hiệu tài khoản: 338
Tên TK: Phải trả, phải nộp khác
ĐVT: đồng
Ngày
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
Số phát sinh
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
30/09
- Tính vào CP CNTTSX
622
56.349.540
30/09
- Tính vào CP NVPX
627
1.569.100
30/09
- Tính vào CP NVQL
642
5.365.100
30/09
- Khấu trừ lương
334
22.176.245
Cộng số phát sinh
85.459.985
Số dư cuối kỳ
0
0
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ
Chương 5: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN
5.1 Nhận xét
Do lĩnh vực kinh doanh đa dạng nên Nhà Máy kết hợp hai hình thức trả lương là trả lương theo hệ số và trả lương theo sản phẩm. Về lương theo hệ số, Nhà Máy áp dụng theo quy định của Chính Phủ ban hành. Đối với lương theo sản phẩm thì tính lương theo số lượng sản phẩm hoàn thành. Do đó, tạo nên sự liên kết gắn bó trong công việc giữa người quản lý, lãnh đạo và người lao động.
Nhà Máy có đội ngũ công nhân nhiều, luân phiên làm việc qua nhiều giai đoạn như: chế biến nhiên liệu, phơi sấy tự nhiên, nung sản phẩm…Cách tính lương sản phẩm cho các tổ sản xuất như nhau. Sản phẩm tập thể nhưng mức lương mỗi tổ, mỗi nhóm khác nhau do Nhà Máy trả lương sản phẩm dựa vào đơn giá lương phụ thuộc vào vị trí làm việc như: nạp nguyên liệu, nhào trộn, dời sản phẩm khỏi lò đốt, mang sản phẩm đi phơi, nung nấu…Công việc có tính chất phức tạp và công việc có tính chất đơn giản thì sẽ có đơn giá khác nhau cho mỗi loại sản phẩm làm ra. Với cách trả lương phụ thuộc vào đơn giá như vậy nhằm đảm bảo tính công bằng cho công nhân, làm việc ở những nơi khó khăn sẽ có đơn giá cao hơn, nhận lương sản phẩm cao hơn.
5.2 Kiến nghị
Tại Nhà Máy, kế toán lao động tiền lương có nhiệm vụ tổng hợp ngày công làm việc thực tế của CB – CNV nhưng không phải là người trực tiếp theo dõi công việc chấm công. Công việc chấm công hàng ngày do các tổ đội ghi nhận. Việc đi trễ về sớm không được thể hiện trong bảng chấm công. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, cán bộ lao động tiền lương nên thường xuyên theo dõi việc chấm công ở các phòng ban để việc chấm công được chính xác hơn.
Trong hạch toán tiền lương, do hàng năm không trích trước khoản lương nghỉ phép, lương cho các ngày nghỉ, ngày đi học gọi chung là lương thời gian. Việc này dễ bị nhầm lẫn hoặc hiểu sai về bản chất việc trả lương tại Nhà Máy. Cần thiết đổi lại là lương nghỉ phép để phù hợp với cách tính lương cũng như khái niệm của khoản lương này.
Nâng cao công tác quản lý, công tác bồi dưỡng cán bộ phải được chú trọng thường xuyên. Cần có chính sách quảng bá sản phẩm, thực hiện chiến lược marketing phù hợp để mở rộng thị trường.
Lương bộ phận văn phòng và phân xưởng có phần cao hơn so với lương của bộ phận trực tiếp sản xuất. Điều này cho thấy sự chênh lệch làm công ăn lương giữa người lao động chân tay và lao động trí óc. Vì vậy, để khuyến khích tất cả CB – CNV làm việc hết mình, không cảm thấy bị thiệt thòi, Nhà Máy cần có những chính sách hợp lý hơn trong việc tính lương để tiền lương và tiền thưởng thật sự là đòn bẩy kích thích tinh thần làm việc của người lao động. Mặc dù Nhà Máy trả lương rõ ràng cho tất cả CNV của tổ, nhóm ở các vị trí khác nhau nhưng để giúp Nhà Máy có đội ngũ CNV gắn bó lâu dài hơn, làm việc tận tâm cho Nhà Máy xin có các kiến nghị như sau:
+ Ban lãnh đạo nên tăng thêm đơn giá sản phẩm cho các nơi có vị trí khó khăn, không thuận lợi như: khu vực bờ sông, lò đốt…
+ Đối với tổ lò đốt, tăng thêm mức phụ cấp độc hại do đây là khu vực nhiều tro bụi gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của công nhân trong quá trình làm việc.
+ Nhà Máy nên trả lương 2 lần/tháng, phần này sẽ giúp CNV có thể chi tiêu cho cuộc sống gia đình được thoải mái hơn chứ không cần phải đợi đến cuối tháng.
+ Ban lãnh đạo nên xem xét, khen thưởng cho nhóm, tổ hoặc cá nhân nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định của Nhà Máy.
5.3 Kết luận
Công tác hạch toán tiền lương được thực hiện tốt đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng lao động có chất lượng hơn. Việc phân loại cách trả lương cho từng đối tượng CNV giúp cho việc trả lương được rõ ràng, đúng người đúng việc.
Bộ phận kế toán tiền lương luôn tính toán kịp thời và chính xác, chế độ nâng lương được đảm bảo đúng quy định. Chế độ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đều được trích nộp đúng thời hạn.
Công tác kế toán tiền lương có vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong mọi loại hình doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và sử dụng lao động.Vì thế, tổ chức công tác kế toán tiền lương một cách khoa học và hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà Máy Gạch Ngói Tunnel LX.doc