Tền kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều khiển của “bàn tay vô hình” cùng với sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu đã tạo nên môi trường kinh doanh hấp dẫn, sôi động mà cũng đầy rẫy những rủi ro và không kém phần khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi Doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh một cách có hiệu quả mà biểu hiện là chỉ tiêu lợi nhuận
Vấn đề của Doanh nghiệp là làm sao đứng vững, khẳng định mình trên thị trường và không ngừng phát triển luôn là yếu tố mà các Doanh nghiệp phải chú trọng. Để đạt được những mục tiêu trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp luôn luôn phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế và biện pháp kỹ thuật như: tìm kiếm thị trường, tích lũy kỹ thuật và mở rộng hợp tác liên doanh liên kết giữa các Doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp phải tranh thủ tận dụng các nguồn vốn đầu tư, vay ngân hàng, các nguồn vốn hỗ trợ một cách có hiệu quả nhất để thu được lợi nhuận cao.
Đây là yếu tố quan trọng để Doanh nghiệp đứng vững và có thể cạch tranh được với Doanh nghiệp khác trên thị trường, nâng cao uy tín của Doanh nghiệp mình ở trong nước và nước ngoài. Trong cơ chế này Doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, với cơ chế thì trường đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động trong SXKD, tự mình định ra hướng đi. Trong đó tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhằm tìm hiểu kỹ hơn quá trình sản xuất, dự trữ của thành phẩm, bởi đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là giai đoạn mà doanh nghiệp xác định được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là giai đoạn thu hồi vốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể nói đây là giai đoạn phức tạp sôi nỗi nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, chính vì thế công việc hoạch toán càng phải chính xác khoa học và linh hoạt và em đã chọn đề tài “ Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh bằng phần mềm Excel “ để viết báo cáo thực tập của mình. Nội dung báo cáo gồm 4 chương:
ØPhần I: Giới thiệu khái quát về Công ty
ØPhần II: Cơ sở lý luận của đề tài
ØPhần III: Phân tích thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu
ØPhần IV: Xây dựng chương trình
Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành báo cáo em đã được sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Hữu Sỹ, các chú và các anh chị trong phòng kế toán nói riêng và toàn thể cán bộ CNV của Công ty Lâm Nghiệp EaWy nói chung đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh bằng phần mềm Excel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh các khoản chi phí nhằm phục vụ công tác tiêu thụ tốt hơn, có hiệu quả hơn như: chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển. Ngoài ra còn có các khoản chi phí:
Chi phí mua công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận bán hàng
Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng
Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng
Chi phí về điện thoại điện, điện, nước … và một số chi phí về dịch vụ mua ngoài khác
HOÁ ĐON GTGT
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 05 tháng 01 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Trần Thị Nga
Địa chỉ: 702 – Giải Phóng - EaHleo
Điện thoại: 0500.3777.888 MS:
Họ tên người mua hàng: Phan Thiên Sơn
Tên đơn vị: Công ty Lâm Nghiệp EaWy
Địa chỉ: Km92 – EaRal - EaH’Leo
Hình thức thanh toán: TM MS: 6000178280
STT
Tên hàng hoá , dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Điện thoại bàn
Cái
2
600.000
1.200.000
2
Cộng tiền hàng: 1.200.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 120.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 1.320.000
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu ba trăm hai mươi ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào hóa đơn, kế toán lập phiếu chi.
Đơn vị: Công ty Lâm Nghiệp EaWy
Điạ chỉ: Km92 - EaRal - EaH’Leo - ĐắkLắk
PHIẾU CHI Số: PC01/01
Ngày 05 tháng 01 năm 2009 Nợ TK:6413.1331
Có TK: 1111
Họ và tên người nhận: Trần Thị Nga
Địa chỉ: 702 – Giải Phóng – EaH’Leo
Lý do chi: Mua công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận BH
Số tiền: 1.320.000 Viết bằng chữ: Một triệu ba trăm hai mươi nghìn đồng chẵn.
Kèm theo: 01 chứng từ gốc.
Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Theo trình tự hạch toán trong tháng các nghiệp vụ kinh tế này phát sinh. Kế toán tiến hành theo dõi trên tài khoản đối ứng có liên quan trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Cuối tháng, kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến việc bán hàng và kết chuyển sang TK911
b. Chi phí QL doanh nghiệp
Ngoài chi phí bán hàng, trong doanh nghiệp còn phát sinh một khoản chi phí thuộc bộ phận quản ly và phạm vi chung toàn doanh nghiệp được hạch toán vào tài khoản 642. Các khoản như chi phí văn phòng phẩm, xạc mực in, dụng cụ văn phòng, chi phí mua ngoài, chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao… được hạch toán vào tài khoản chi tiết của 642.
HOÁ ĐON GTGT
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 01 tháng 01 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty Tin học NaNo
Địa chỉ: 27 – Phan Chu Trinh - BMT
Điện thoại: 0500.3756.123 MS: 0400525688
Họ tên người mua hàng: Phan Thiên Sơn
Tên đơn vị: Công ty Lâm Nghiệp EaWy
Địa chỉ: Km92 – EaRal - EaH’Leo
Hình thức thanh toán: TM MS: 6000178280
STT
Tên hàng hoá , dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Máy tính
Cái
1
7.000.000
7.000.000
2
3
Cộng tiền hàng: 7.000.000
Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 700.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 7.700.000
Số tiền viết bằng chữ: Bảy triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào hóa đơn, kế toán lập phiếu chi.
Đơn vị: Công ty Lâm Nghiệp EaWy
Điạ chỉ: Km92 - EaRal - EaH’Leo - ĐắkLắk
PHIẾU CHI Số: PC01/01
Ngày 01 tháng 01 năm 2009 Nợ TK:6423.1331
Có TK: 1111
Họ và tên người nhận: Công ty Tin học NaNo
Địa chỉ: 27 – Phan Chu Trinh - BMT
Lý do chi: Mua máy vi tính
Số tiền: 7.700.000 Viết bằng chữ: Bảy triệu bảy trăm nghìn đồng chẵn.
Kèm theo: 01 chứng từ gốc.
Giám đốc Kế toán trưởng Người nhận tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(Ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cuối tháng, kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến quản lý và kết chuyển sang TK911.
Tóm lại: Một khi những hoạt động chính đã được xác định, thì tổng chi phí của từng hoạt động cần phải được tính toán. Trước tiên, nhóm chi phí liên quan đến từng hoạt động phải được ghi nhận. Ví dụ, chi phí hoạt động cho việc quảng cáo, vận chuyển, lương nhân viên, và văn phòng phẩm…. Để tính chính xác các chi phí này vào từng hoạt động, phải được ấn định cho từng nhóm chi phí. Ví dụ, chi phí vận chuyển liên quan đến hoạt động bán hàng có thể được tác động bởi số sản phẩn bán ra, việc ước lượng gần đúng chi phí hoạt động sử dụng bởi từng sản phẩm là điều cần thiết. Trong khi đó, chi phí lương có thể được tác động bởi thời gian mà người nhân viên sử dụng cho hoạt động sản xuất
4. Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển doanh thu trong kỳ của từng loại sản phẩm
Kết chuyển giá vốn sản phẩm đã tiêu thụ
Kết chuyển các chi phí liên quan: Chi phí bán hàng, chi phí QLDN
Tính thu nhập từ hoạt động SXKD
Kết chuyển các thu nhập khác
Tính thu nhập chịu thuế
Tính chi phí thuế TNDN
Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Xác định lợi nhuận doanh nghiệp
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
PHẦN II
I. Cơ sở lý luận về kế toán
1. Một số khái niệm
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình tái sản xuất hàng hóa được đem tiêu thụ có thể là thành phẩm, hàng hóa hay lao vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, việc tiêu thụ hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu của các đơn vị khác hoặc của cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Gọi tiêu thụ ra ngoài cũng có thể là thành phẩm được cung cấp giữa các cá nhân cùng một công ty, một tập đoàn… gọi là tiêu thụ nội bộ.
Chi phí bán hàng: là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chào hàng và các chi phí hổ trợ MKT. Những chi phí này tập hợp vào cuối kỳ hạch toán được phân bổ vào các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo tiêu chuẩn nhất định.
Thu nhập của doanh nghiệp: là số thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ( ngoại trừ doanh thu bán hàng ). Tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp còn có thu nhập từ các hoạt động khác như thu nhập từ hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. Do đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định cũng bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kết quả của hoạt động tài chính và kết quả của hoạt động bất thường.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: được xác định là số chênh lệch giữa doanh thu thuần ( doanh thu bán hàng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ sau khi loại trừ thuế, chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại ). Với trị giá vốn hàng bán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể là lãi hoặc lỗ sẽ được phân phối cho những mục đích nhất định theo quy đinh của cơ chế tài chính như là làm nghĩa vụ đối với nhà nước dưới hình thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chia cho các bên tham gia liên doanh, đầu tư vốn…Trích lập các quỹ của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh để hoạt động.
2. Phương pháp hạch toán
Khi tiêu thụ thành phẩm, đơn vị phải lập hóa đơn bán hàng. Trên hóa đon phải ghi đầy đủ chỉ tiêu nội dung và chỉ tiêu phải theo quy định, hóa đon phải nguyên vẹn, không rách hoặc nhàu nát, số liệu trên hóa đơn phải rõ ràng… Đơn vị phải giao cho khách hàng liên 2, các liên còn lại lưu theo quy định. Trường hợp đối với thành phẩm bán lẽ mà giá trị thấp hơn mức quy định phải lập hóa đơn thì phải lập bảng kê bán hàng. Tùy thuộc vào đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế hay không chịu thuế GTGT mà sử dụng hóa đon GTGT hay sử dụng hóa đơn bán hàng theo mẫu quy định.
II. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
Chứng từ và tài khoản sử dụng
Hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng thông thường
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và các khoản làm giảm trừ doanh thu.
Nợ TK 511 Có
- Các khoản giảm doanh thu kết - Tổng doanh thu bán hàng thực tế
chuyển cuối kỳ trong kỳ
- Số chiết khấu thương mại, giảm - Các khoản trợ, phụ giá
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
- Kết chuyển doanh thu thuần vào
TK911
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và gồm 5 tiểu khoản:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu cung cấp thành phẩm
TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 5115: Danh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ: tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của một số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ. Tài khoản chỉ phản ánh số doanh thu của một số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn nhau. Không hạch toán các khoản doanh thu bán hàng không trực thuộc công ty…
Nợ TK 512 Có
- Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp - Doanh thu bán sản phẩm, hàng
hóa nội bộ
- Giảm giá hàng bán, chiết khấu
bán hàng nội bộ.
- Kết chuyển doanh thu thuần
Tài khoản 512 không có số dư và có 3 tiểu khoản:
TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm
TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng:
Tài khoản này dùng để phản anh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ
Nợ TK 131 Có
- SDĐK: Số tiền phải thu khách hàng - Số tiền khách hàng đã trả nợ
ở đầu kỳ - Số tiền đã nhận ứng trước, trả
trước cho khách hàng
- Số tiền thừa phải cho khách trả lại - Khoản giảm giá cho khách hàng
cho khách hàng sau khi đã giao hàng
- Doanh thu số hàng bán đã bị người mua trả lại
- Số chiết khấu thanh toán và chiềt
khấu thương mại cho người mua
SD Nợ: Số tiền còn lại phải thu của - SD Có: Số nhận trước hoặc số đã
khách hàng thu nhiều hơn số phải thu KH
Tài khoản 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK3387 Có
Kết chuyển doanh thu đã thực hiện Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện
sang TK 511 hoặc TK 515 phát sinh trong kỳ
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Nợ TK 632 Có
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng - Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ
Hóa, dịch vụ đã được xác định là tiêu trong kỳ vào TK 911.
thụ trong kỳ. - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập
- Các khoản thiếu hụt, mất mát của kho
hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra
Phương pháp hạch toán doanh thu và giá vốn bán hàng
Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp: Đây là phương pháp giao hàng cho người mua trực tiếp tại khi hoặc các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp. Sản phẩm sau khi xuất giao cho khách hàng được chính thức gọi là tiêu thụ. Quyền sở hữu sản phẩm này thuộc về người mua.
Trình tự kế toán:
+ Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng xuất bán
Có TK 155: Trị giá thành phẩm xuất kho
Có TK 154: Xuất tại xưởng không qua kho
+ Phản ánh Doanh thu:
Nợ TK 111,112,131: Giá thanh toán
Có TK 511 : Giá chưa thuế
Có TK 3331 : Thuế GTGT đầu ra
+ Kết chuyển sang TK 911 :
Nợ TK 911 Kết chuyển giá vốn
Có TK 632
Nợ TK 511
Có TK 911 Kết chuyển doanh thu thuần
Sơ đồ hạch toán:
TK 155 TK 632 TK 911 TK 511 TK 111,112
Kết chuyển Doanh thu
Giá bán thành doanh thu bán hàng
phẩm Kết chuyển TK 3331
TK 154 giá vốn
Xuất tại xưởng Thuế GTGT
không qua kho đầu ra
b. Phương pháp bán hàng trả góp: Phương thức này khi giao hàng cho người mua thì lượng hàng đó đã xác định là tiêu thụ. Người mua sẽ trả ngay một số tiền đầu tiên, còn lại sẽ trả trong nhiều kỳ và phải chịu một lãi suất nhất định.
Khi xuất hàng.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Giá mua thành phẩm
Phản ánh doanh thu.
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 111,112 – Số tiền người mua trả ngay sau khi mua hàng
Nợ TK 131 – Số tiền còn lại phải thu
Có TK 511 – DT tính theo giá bán tại thời điểm mua
Có TK 3331 – Thuế GTGT theo giá ngay tại thời điểm mua
Có TK 3387 – Số lãi do trả chậm, trả góp
Định kỳ khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp:
Khi thu tiền bán hàng ở từng kỳ
Nợ TK 111,112 – Số tiền phải thu
Có TK 131
Ghi nhận doanh thu tiền lãi trả chậm, trả góp từng kỳ.
Nợ TK 3387 – Ghi giảm doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu về lãi trả chậm trả góp
Hạch toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán hàng qua đại lý
Hạch toán đơn vị giao đại lý.
Khi xuất kho thành phẩm giao đại lý:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 155 – Trị giá thành phẩm
Có TK 154 – Xuất tại xưởng không qua kho
Khi bên đại lý thông báo hàng đã tiêu thụ hoặc đại ls thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 157 – Hàng gửi bán
Phản ánh doanh thu:
Trường hợp hoa hồng đại lý được tính trừ vào doanh thu bán hàng.
+ Nếu nộp thuế theo PP thuế GTGT được khấu trừ:
Nợ TK 111,112,131 – Giá trị thực nhận
Nợ TK 641 – Hoa hồng trả cho đại lý
Có TK 511 – Doanh thu chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
+ Nếu nộp thuế theo PP trực tiếp:
Nợ TK 111,112,131 – Giá trị nhận được
Nợ TK 641 – Hoa hồng trả cho đại lý
Có TK 511 – Doanh thu đã có thuế
Trường hợp hoa hồng đại lý không trừ vào doanh thu bán hàng.
+ Phản anh doanh thu:
Nợ TK 111,112,131 – Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra
+ Cuối kỳ, xác định hoa hồng đại lý phải trả cho bên nhận đại lý:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 111,112
Trong quá trình hàng gửi đại lý nếu phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc bán hàng:
Nếu bên giao đại lý chịu:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,131 – Tổng thanh toán
Nếu bên giao đại lý chi hộ cho đại lý:
Nợ TK 1388 – Phải thu khác
Có TK 111,112,131
Hạch toán đơn vị nhận đại lý
Khi nhận được hàng do doanh nghiệp chuyển đến.
Nợ TK 003: Trị giá thanh toán của hàng nhận đại lý.
Khi bán được hàng kế toán ghi:
Có TK 003:
Phản ánh số thu về:
Trường hợp đại lý được trừ ngay tiền hoa hồng được hưởng trên giá trị thanh toán:
Nợ TK 111,112 – Giá trị thu được từ khách hàng
Có TK 511 – Hoa hồng được hưởng
Có TK 331 – Số phải trả cho bên giao đại lý
Khi chuyển tiền giao cho đơn vị giao đại lý:
Nợ TK 331 – Số phải trả sau khi trừ đi hoa hồng
Có TK 111,112:
Trường hợp đại lý không được khấu trừ tiền hoa hồng:
Nợ TK 111,112,131 – Giá trị thu được từ khách hàng
Có TK 331 – Giá trị phải trả cho bên giao đại lý
Khi thanh toán tiền hàng cho bên giao đại lý:
Nợ TK 331 – Số phải trả cho Bên giao đại lý có cả hoa hồng
Có TK 111,112
Khi nhận được hoa hồng từ bên giao đại lý:
Nợ TK 111,112 – Giá trị nhận được
Có TK 511 – Hoa hồng đại lý
Các trường hợp tiêu thụ khác
Thành phẩm, hàng hóa sử dụng nội bộ
Nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT sử dụng nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155,154,156
Phản ánh doanh thu và thuế GTGT:
+ Doanh thu:
Nợ TK 627,641,642
Có TK 512 – Doanh thu chưa thuế
+ Thuế GTGT phải nộp:
Nợ TK 133:
Có TK 3331 – Thuế GTGT tính theo giá bán
Nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT sử dụng nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 155,154,156
Phản ánh doanh thu
Nợ TK 627,641,642
Có TK 512 – Doanh thu chưa thuế
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Thành phẩm, hàng hóa dùng trả lương và thưởng cho CNV
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 154,155
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 334 - Phải trả cho công nhân viên
Có TK 512 – Doanh thu chưa thuế
Có TK 3331 – Nếu nộp thuế theo PPKT
Đem thành phẩm đi đổi lấy vật tư, hàng hóa khác
Trường hợp này, Doanh nghiệp vừa phát sinh nghiệp vụ mua vào, vừa phát sinh nghiệp vụ bán ra ( tiêu thụ thành phẩm). Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là khoản doanh nghiệp phải thu ở khách hàng và giá mua vật liệu, hàng hóa là khoản doanh nghiệp phải trả cho khách hàng. Doanh nghiệp và khách hàng sẽ thanh toán cho nhau phần chênh lệch.
Khi đem thành phẩm đi đổi:
+ Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632
Có TK 155
+ Phản ánh doanh thu ( căn cứ vào hóa đơn xuất cho khách hàng)
Nợ TK 131
Có TK 511
Có TK 3331: Nếu thành phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo PPKT
Khi nhận lại vật tư, hàng hóa khác ( căn cứ vào Hóa đơn khách hàng xuất cho doanh nghiệp )
Nợ TK 152,153,156
Nợ TK 133: Nếu HH, vật tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
theo PPKT
Có TK 131
Trường hợp xuất bán thành phẩm có phát sinh thừa, thiếu
Số hàng giao nhận thực tế nhỏ hơn số hàng ghi trên hóa đon.
Nợ TK 111,112,131 – Giá thanh toán của số hàng thực giao
Nợ TK 1381 – Số hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân
Có TK 511:
Có TK 3331: Nếu nộp thuế theo PPKT
Số hàng giao nhận thực tế lớn hơn giá trị ghi trên hóa đơn
Nợ TK 111,112,131:
Có TK 511:
Có TK 3331: Nếu nộp thuế theo PPKT
Có TK 3381: Số hàng thừa chưa rõ nguyên nhân
III.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán chiết khấu thương mại.
Khái niệm.
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho doanh nghiệp mua khi mua khối lượng lớn hoặc là số tiền doanh nghiệp bán giảm trừ cho doanh nghiệp mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trước thời hạn thanh toán và được ghi rõ trên hóa đơn bán hàng hoặc hợp đồng kinh tế.
Tài khoản sử dụng: TK 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 521 Có
- Số chiết khấu thương mại đã - Kết chuyển toàn bộ số chiết
chấp nhận thanh toán cho khấu sang TK 511 để xác
người mua hàng định doanh thu thuần
Phương pháp hạnh toán
+ Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại cho người mua:
Nợ TK 521 – Số chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT
Có TK 111,112 – Trả tiền cho khách hàng
Có TK 131 – Trừ vào khoản thu của khách hàng
Có TK 3388 – Số chiết khấu chấp nhận cho khách hàng nhưng chưa thanh toán.
+ Cuối kỳ kết chuyển khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng sang TK 511.
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 521 – Chiết khấu thương mại
Kế toán hàng bán bị trả lại
Khái niệm: Là khối lượng hàng bán đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại.
Tài khoản sử dụng: TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Tài khoản này dùng để theo dõi doanh thu của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị trả lại.
Nợ TK 531 Có
Doanh thu số hàng đã tiêu Kết chuyển toàn bộ số giảm
Thụ nhưng bị trả lại
Phương pháp hạch toán
+ Khi phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại:
Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 155 - Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157 – Gửi tại kho người mua
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán bị trả lại
Phản ánh số tiền trả lại cho người mua:
Nợ TK 531 – Doanh thu của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 – Thế GTGT của số hàng bán bị trả lại
Có TK 111,112,131 – Tổng thanh toán
+ Khi phát sinh các khoản chi phí có liên quan đến số hàng bị trả lại:
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111,112,131 – Tổng giá trị thanh toán
+ Cuối kỳ kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại sang TK 511:
Nợ TK 511 – Ghi giảm doanh thu tiêu thụ
Có TK 531 – Kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại
Hạch toán giảm giá hàng bán
Khái niệm:
Là khoản giảm trừ cho người mua, do hàng hóa kém chất lượng, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Tài khoản sử dụng: TK 532 – Giảm giá hàng bán
Nợ TK 532 Có
Số tiền đã nhận giảm giá cho Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm
khách hàng giá hàng bán sang doanh thu
bán hàng.
Phương pháp hạch toán
+ Khi phát sinh các khoản giảm giá cho người mua.
Nợ TK 532 - Số giảm giá hàng bán cho khách hàng
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT
Có TK 111,112,131 – Tổng giá trị phải trả lại cho khách hàng
+ Cuối kỳ kết chuyển số giảm giá cho khách hàng trong kỳ sang TK 511.
Nợ TK 511 – Ghi giảm doanh thu tiêu thụ
Có TK 532 – Kết chuyển số giảm giá hàng bán
IV. Kế toán các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm
Hạch toán chi phí bán hàng
Khái niệm:
Chi phí bán hàng là những chi phí phát sinh do có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ.
Nội dung của chi phí bán hàng
Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng
Hoa hồng đại lý
Bao bì dùng đóng gói, bảo quản sản phẩm.
Khấu hao tài sản cố định dùng ở bộ phận bán hàng.
Các loại chi phí khác.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 641 Có
- Các khoản chi phí bán hàng - Các khoản làm giảm chi
phát sinh trong kỳ phí bán hàng. - Kết chuyển vào TK 911 để
xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:
TK 6411: Chi phí nhân viên
TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: Chi phí bảo hành
TK 6416: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6417: Chi phí bằng tiền khác
Trình tự kế toán
Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng
Nợ TK 641(6411)
Có TK 334
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 641(6411)
Có TK 3382 (KPCĐ)
Có TK 3383 (BHXH)
Có TK 3384 (BHYT)
Khi xuất NVL, thành phẩm, hàng hóa dùng ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 641 (6412)
Có TK 152,155,156…
Xuất công cụ dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng
+ Loại phân bổ 1 lần:
Nợ TK 641(6413)
Có TK 153
+ Loại phân bổ nhiều lần:
Nợ TK 142,242: Giá trị CCDC xuất dùng
Có TK 153
Định kỳ phân bổ dần:
Nợ TK 641(6413): Giá trị phân bổ trong kỳ
Có TK 142,242
Trích khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 641(6414)
Có TK 214
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận bán hàng
Nợ TK 641(6418)
Có TK 335: Chi phí trích trước
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 641(6417)
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
Phát sinh các khoản giảm trừ chi phí bán hàng
Nợ TK 111,112,335…
Có TK 641
Tập hợp và kết chuyền sang TK 911
Nợ TK 911
Có TK 641
Sơ đồ hạch toán
TK 641
TK 334,338 TK111,112,138
Tiền lương phải trả cho NV
trích BHYT, BHXH, KPCĐ Các khoản giảm trừ cp SXC
theo tỷ lệ quy định
TK 152,153,142,242 TK 911
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Kết chuyển CP bán hàng
để xác định kết quả kinh doanh
TK 111,112,331
Chi phí, DV
TK 133
mua ngoài Thuế GTGT
được khấu trừ
TK 214
Hạch toán chi phí quản lý Doanh nghiệp (QLDN)
Khái niệm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp
Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý ở các phòng ban, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ máy QLDN.
Chi phí vật liệu dùng cho văn phòng.
Khấu hao TSCĐ dùng ở doanh nghiệp
Các khoản thuế, lệ phí.
Chi phí vật liệu mua ngoài.
Các khoản chi phí tiếp khách, công tác phí.
Tài khoản sử dụng: TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 Có
- Các khoản chi phí QLDN - Các khoản làm giảm chi
phát sinh trong kỳ phí QLDN. - Kết chuyển vào TK 911 để
xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: Thuế, chi phí lệ phí
TK 6426: Chi phí dự phòng
TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: Chi phí bằng tiền khác
Trình tự kế toán
Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642(6421)
Có TK 334
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Nợ TK642(6421)
Có TK 3382(KPCĐ)
Có TK 3383(BHXH)
Có TK 3384(BHYT)
Khi xuất NVL, thành phẩm, hàng hóa dùng ở bộ phận quản lý
Nợ TK 642(6422)
Có TK 152,155,156…
Khi xuất CCDC cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
+ Thuộc loại phân bổ 1 lần:
Nợ TK 642(6423): Giá trị phân bổ trong kỳ
Có TK 153
+ Thuộc loại phân bổ nhiều lần:
Nợ TK 142,242: Giá trị CCDC xuất dùng
Có TK 153
Định kỳ, phân bổ dần:
Nợ TK 642(6423): Giá trị phân bổ trong kỳ
Có TK 142,242
Trích khấu hao TSCĐ
Nợ TK 642(6424)
Có TK 214
Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận QLDN
Nợ TK 642(6428)
Có TK 335: nếu trích trước
Phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ở bộ phận QLDN
Nợ TK 642(6428)
Có TK 142,242
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 624(6247)
Nợ TK 133
Có TK 111,112
Phát sinh các khoản giảm trừ chi phí QLDN
Nợ TK 111,112
Có TK 642
Cuối kỳ kết chuyển vào TK 911
Nợ TK 911
Có TK 642
Sơ đồ hạch toán
TK 642
TK 334,338 TK111,112,138
Tiền lương phải trả cho NV
trích BHYT, BHXH, KPCĐ Các khoản giảm trừ cp QLDN
theo tỷ lệ quy định
TK 152,153,142,242,335 TK 911
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Chi phí phân bổ dần, cp trích trước Kết chuyển chi phí QLDN
để xác định kết quả kinh doanh
TK 111,112,331
Chi phí, DV
TK 133
mua ngoài Thuế GTGT
được khấu trừ
TK 214
Trích khấu hao TSCĐ
TK 352
Trích lập Quỷ DP trợ cấp mất việc
V. Kế toán thu nhập và chi phí khác
Kế toán thu nhập khác: Tài khoản: 711
Tài khoản này bao gồm:
+ Thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
+ Thu từ các khoản thu nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
+ Các khoản thu do khách hàng vi phạm hợp đồng.
Nợ TK 711 Có
-Số thuế phải nộp ( nếu có ) Các khoản thu nhập khác phát -Cuối kỳ kết chuyển sang TK911 sinh trong kỳ
Trình tự kế toán:
Khoản thu về do nhượng bán thanh lý TSCĐ
Nợ TK 111,112
Có TK 711
Có TK 3331
Khoản thu về do khách hàng vi phạm hợp đồng
Nợ TK 111,112
Có TK 711
Sơ đồ hạch toán: TK 711
TK 111,112
Nhượng bán
TSCĐ TK 3331
Thu do khách hàng vi phạm hợp đồng
Kế toán chi phí khác: Tài khoản: 811
Chi phí khác bao gồm:
+ Chi phí nhượng bán TSCĐ
+ Giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán, bị phạt thuế
+ Các khoản chi phí kế toán bỏ nhậm hay bỏ sót khi vào sổ.
+ Chi phí bị phạt do vi phạm hợp đồng.
Nợ TK 811 Có
Các chi phí khác Cuối kỳ kết chuyển sang TK911
để xác định kết quả kinh doanh
Trình tự kế toán:
Thanh lý tài sản cố định
Nợ TK 811
Nợ TK 214
Có TK 211
Chi phí phát sinh khi nhượng bán
Nợ TK 811
Có TK 111,112
Các chi phí do vi phạm hợp đồng
Nợ TK 811
Có TK 111,112
Sơ đồ hạch toán:
TK 211 TK 811 TK 111,112
Chi phí thanh lý
Thanh lý
TK 214
VI. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Nguyên tắc hạch toán
Kết quả hoạt động tiêu thụ phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm.
Tài khoản 911 phải ánh đầy đủ chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của hàng hóa hạch toán.
Tài khoản sử dụng
Nợ TK 911 Có
- Giá vốn hàng bán - Doanh thu thuần về tiêu thụ
- Chi phí bán hàng và chi phí - Thu nhập hoạt động tài chính
quản lý doanh nghiệp và các khoản thu nhập khác
- Chi phí hoạt động tài chính - Kết chuyển lỗ
và hoạt động khác
Trình tự kế toán
Kết chuyển doanh thu thuần, thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập khác vào TK 911.
Nợ TK 511
Nợ TK 515
Nợ TK 711
Có TK 911
Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN vào TK 911.
Nợ TK 911
Có TK 632
Có TK 635
Có TK 641
Có TK 642
Có TK 811
Cuối kỳ nếu Nợ TK 911< Có TK 911 thì kết chuyển lãi
Nợ TK 911
Có TK 421
Nếu Nợ TK 911 > Có TK 911 thì kết chuyển lỗ
Nợ TK 421
Có TK 911
Sơ đồ hạch toán
TK 911 TK 511
TK 632 TK 521
Kết chuyến giá vốn K/c chiết khấu
Thương mại
TK 641 TK 531
Kết chuyển chi phí bán hàng K/c giảm giá
Hàng bán
TK 642 TK 532
Kết chuyển chi phí QLDN K/c hàng bán bị
trả lại
TK 421 Kết chuyển doanh thu thuần
TK 421
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
Sổ sách kế toán
SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM
(Mã thành phẩm)
Tháng....năm.....
STT
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Sô
Ngày
SL
ST
SL
ST
SL
ST
Số dư đầu kỳ
.............
..............
Cộng phát sinh
Số dư cuối kỳ
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Tháng….năm…..
Sản phẩm:..........
Ngày GS
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Doanh thu
Các khoan tính trừ
Số
Ngày
SL
Đơn giá
Thành tiền
Thuế
Khác
(521,531...)
Cộng
SỔ CÁI
Ngày …tháng….năm
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TKĐU
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
……………
……………
Số dư cuối kỳ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Ngày….tháng….năm….
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
VII. Yếu tố công cụ xây dựng chương trình
1. Phần mềm sử dụng: Microsoft Excel
Thanh Menu
Thanh công cụ
Thanh công thức
Microsoft Excel là chương trình xử lý bản tính nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office do hàng phần mềm Microsoft phát triển. Đây là phần mềm rất nhanh và chuyên nghiệp trong lĩnh vực bản tính điện tử.
Excel là phần mềm ứng dụng, hoạt động trong môi trường Windows với chức năng chủ yếu là thực hiện các bản tính. Ngoài ra, Excel còn có các công cụ hổ trợ cho công tác định dạng bảng tính.
Với Excel mỗi bản tính được coi nhu một trang sheet của mỗi tập tin tài liệu ( wordbook). Theo mặc định, mỗi wordbook có 16 sheet ta có thể tạo ra những bảng tính độc lập với nhau hoặc liên kết với nhau trên các sheet của mỗi wordbook hoặc liên kết các wordbook với nhau nhằm phục vụ cho việc quản lý cơ sở dữ liệu.
Các đối tượng trền phần mềm MS.Excel
Thanh tiêu đề: Nêu tên của trình ứng dụng được kích hoạt và tên của bản tính hiện hành.
Thanh Menu: Chứa nút lệnh nhằm thi hành một lệnh nào đó do người dùng sử dụng.
Thanh công cụ: Chứa các nút lệnh thường dùng của Excel dưới dạng biểu tượng.
Thanh định dạng: Chứa các nút lệnh dưới dạng biểu tượng để định dang dữ liệu bảng tính ( như kiểu Font…)
Thanh công thức: Hiển thị nội dung của ô hiện hành bao gồm địa chỉ của ô và nôi dung chứa trong ô đó.
2. Ưu nhược điểm khi sử dụng phần mềm Microsoft Excel
Excel rất đơn giản, không đòi hỏi người sử dụng có kỹ năng lập trình cao, rất dễ sử dụng, dễ hiều và chính xác.
Thuận lợi trong việc in ấn và trang trí văn bản
Tốc độ xử lý cho phép tính toán từ đơn giản đến phức tạp nhanh chóng không thua kém gì các phần mềm khác.
Tuy nhiên, Excel được dùng để tổ chức những cơ sở dữ liệu nhưng khả năng của nó còn rất hạn chế so với phần mềm khác như Access, Foxpro…
PHẦN III
PHÂN TÍCH
THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
Thông tin đầu vào và thông tin đầu ra
Thông tin đầu vào
Các bảng biểu số liệu phát sinh trong kỳ
Các chứng từ: + Phiếu thu
+ Phiếu chi
+ Phiếu nhập
+ Phiếu xuất
+ Hóa đơn GTGT
Bảng Danh mục tài khoản, Chi Tiết - bảng Danh mục thành phẩm
Thông tin đầu ra
Bảng kết chuyển chi phí và doanh thu
Sổ chi tiết thành phẩm, doanh thu, chi phí
Bảng kê
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
Quy trình xử lý thông tin
Sơ đồ
Chứng từ gốc
Bảng kết chuyển chi phí và doanh thu
Sổ chi tiết thành phẩm, Dthu, chi phí
Bảng Chứng từ Phát sinh
Sổ cái TK 632,641,642,511,911…
Chứng từ ghi sổ
Bảng kê
Báo cáo kết quả kinh doanh
Giải thích sơ đồ khối
Từ những chứng từ gốc như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất ta đưa vào bảng chứng từ phát sinh.
Từ bảng chứng từ phát sinh ta lọc và lên được:
+ Bảng kết chuyển chi phí và doanh thu vào TK911
+ Sổ chi tiết thành phẩm, Doanh thu và chi phí
+ Bảng kê
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ cái TK632, TK641, TK642, TK511, TK911…
Cuối tháng khi tập hợp, kết chuyển xong kế toán lên bảng xác định kết quả kinh doanh
PHẦN IV
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
I. CÔNG CỤ DỮ LIỆU
1. Bảng biểu lưu trữ số liệu kỳ trước:
Cấu trúc từng bảng:
Danh mục tài khoản:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
MATK
Text
TENTK
Text
DUNO
Number
DUCO
Number
Chi tiết:
Tên trường
Kiểu dữ liệu
MATK
Text
MACT
Text
TENCT
Text
DUNO
Number
DUCO
Number
DVT
Text
SLTON
Number
DONGIA
Number
Số dư thành phẩm
Tên trường
Kiểu dữ liệu
MATP
Text
TENTP
Text
DVT
Text
SOLUONG
Number
DONGIA
Number
THANHTIEN
Number
2. Bảng lưu trữ thông tin phát sinh trong kỳ:
- Bảng chứng từ phát sinh
Tên trường
Kiểu dữ liệu
MACT
Text
SOCTU
Text
NGAYCT
Costom(dd/mm/yy)
HOTEN
Number
DONVI
Text
DIENGIAI
Text
TKNO
Text
KHONO
Text
CTNO
Text
TKCO
Text
KHOCO
Text
CTCO
Text
SOLUONG
Number
DONGIA
Number
SOTIEN
Number
MAHD
Text
SERI
Text
SOHD
Text
NGAYHD
Costom(dd/mm/yy)
DIACHI
Text
MSTHUE
Text
MATHANG
Text
II. THAO TÁC DỮ LIỆU
1. Bảng Danh mục tài khoản
Dùng để lưu trữ các số liệu đầu kỳ
2. Bảng chứng từ phát sinh:
Chèn một sheet đặt tên là Chứng từ phát sinh. Sau khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán lên chứng từ gốc. Tổng hợp chứng từ gốc và nhập dữ liệu vào bảng chứng từ phát sinh. Các trường của chứng từ phát sinh như bảng thiết kế.
Chèn trước cột Mã chứng từ ở bảng phát sinh 11 cột để đánh số thứ tự cho các báo cáo cần thực hiện.
3. Các sổ chi tiết
a. Sổ chi tiết thành phẩm
Để tạo được sổ chi tiết thành phẩm ta cần tạo một combobox để lấy được các mã TP cần lên sổ chi tiết.
Cách tạo:
- Tại sheet DMTK tạo vùng dữ liệu gồm các mã TP: GI,GII,GIII,GX và đặt tên là SCTTP.
- Tạo thêm một sheet đặt tên là Sổ chi tiết đặt con trỏ tại ô E3 vào Data / Validation / Setting / Tại hộp Allow / chọn List / Tại hộp Souce gõ = SCTTP kích chọn OK.
Mở sheet chứng tù phát sinh chèn đặt tên côt K3 là TTSTP, để đánh số thứ tự cho những dòng phát sinh có mã TP chọn trên combobox ta đặt công thức như sau:
=IF(OR(S4=SoChiTiet!$G$3,V4=SoChiTiet!$G$3),MAX($J$3:J3)+1,"")
Coppy cho các ô còn lại đặt tên vùng dữ liệu từ K4:AH116 là SoCTTP.
Giải thích công thức: Khi chưa xuất hiện dòng có Mã TP chọn trên combobox thì dòng được để trống, khi tìm ra dòng có mã giống như mã TP trên combobox thì đánh số 1, dòng liền sau mang số liền trước. Nếu gặp tiếp mã TP hiển thị trên combobox thì sẽ tăng thêm một đơn vị và cứ tiếp tục như thế.
Mở sheet Sổ chi tiết: Cập nhật dữ liệu cho các trường.
- Số dư đầu kỳ:
+ SL: Tính tổng SLTồn của MaCT tại $E$3 trên sheet ChiTiet
=SUMIF(MACT,$E$3,SLTON)
+ ST: Tính tổng DUNO của MaCT tại $E$3 trên sheet ChiTiet
=SUMIF(MACT,$E$3,DuNo)
+ Đơn giá: =SUMIF(MACT,$E$3,DGTON)
- Cột STT: Tự nhập và nó dựa vào số thứ tự được đánh ở bảng Chứng từ phát sinh ở cột SCTTP. Cập nhật dữ liệu cho các trường thì lấy STT làm trị dò, còn cột tham chiếu là các cột cập nhật bên bảng chứng từ phát sinh.
- Cột Số CT:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A8,SoCTTP,3,0)),"", VLOOKUP($A8,SoCTTP,3,0))
Tham chiếu cho các hàng tiếp theo. Dùng hàm ISNA để sửa lỗi #N/A.
- Cột Ngày CT:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A8,SoCTTP,4,0)),"",VLOOKUP($A8,SoCTTP,4,0))
- Diễn giải:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A8,SoCTTP,7,0)),"",VLOOKUP($A8,SoCTTP,7,0))
- Đơn giá:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A8,SoCTTP,15,0)),"", VLOOKUP($A8,SoCTTP,15,0))
- Nhập:
+ Số lượng: Nếu CTNo bằng combobox thì lấy cột số lượng, ngược lại gán bằng 0
Công thức:
=IF(B8="","",IF(VLOOKUP($A8,SoCTTP,10,0)=SoChiTiet!$E$3, VLOOKUP($A8,SoCTTP,14,0),0))
+ Số tiền: Nếu CTNo bằng Combobox thì lấy cột số tiền, ngược lại gán bằng 0
Công thức:
=IF(C8="","",IF(VLOOKUP($A8,SoCTTP,10,0)=SoChiTiet!$E$3, VLOOKUP($A8,SoCTTP,16,0),0))
-Xuất:
+ Số lượng: Nếu CTCo bằng Combobox thì lấy cột số lượng, ngược lại gán bằng 0
Công thức:
= IF(D8="","",IF(VLOOKUP($A8,SoCTTP,13,0)=SoChiTiet!$E$3, VLOOKUP($A8,SoCTTP,14,0),0))
+ Số tiền: Nếu CTCo bằng Combobox thì lấy cột số tiền, ngược lại gán bằng 0
Công thức:
= IF(D8="","",IF(VLOOKUP($A8,SoCTTP,13,0)=SoChiTiet!$E$3, VLOOKUP($A8,SoCTTP,16,0),0))
- Tồn:
+ Số lượng tồn: SLTon + SLNhap - SLXuat
Công thức: =IF(B8="","",J7+F8-H8)
+ Số tiền tồn: DUNO + STNhap - STXuat
Công thức: =IF(B8="","",K7+G8-I8)
Ta có thể chọn một quý bất kỳ trong năm:
Chèn trước cột Diễn giải 2 cột:
+ Cột D: Lấy ngày chứng tù bên cột Ngày CTừ
= C8
+ Cột E: Dùng hàm if để kiểm tra Ngày CTừ thuộc quý nào trong năm
=IF(MONTH(C8)<=3,"Quý I",IF(MONTH(C8)<=6,"Quý II",IF(MONTH(C8)<=9,"Quý III","Quý IV")))
Nếu quý ở cột E = quý tại combobox ( E8 =$G$2) thì lấy giá trị, còn ngược lại thì rỗng.
Lúc này ta không cần dùng hàm ISNA để sửa lỗi.
B8=IF(E8=$G$2,VLOOKUP($A8,SoCTTP,3,0),"")
Tương tự cho các cột còn lại.
Sau đó ta ẩn cột ngày chứng từ (C) và cột quý (E)
Giao diện của Sổ chi tiết thành phẩm:
b. Sổ chi tiết Doanh thu
Để lên được sổ chi tiết Doanh thu ta cần tạo một Combobox để lấy các mã TK cần lên sổ chi tiết.
- Cách tạo: Tương tự như tạo sổ chi tiết thành phẩm tạo vùng dữ liệu và đặt tên là SCTDT tại sheet hệ thống DMTK.
Qua sheet Sochitiet đặt con trỏ tại cột P3 rồi vào Data / Validation / Setting / Tại hộp Allow / chọn List / Tại hộp Souce gõ = SCTDT kích chọn OK
Trở về sheet Chứng từ phát sinh chèn trước cột TTSTP 1 cột và đặt tên là TTSDT, để đánh số thứ tự cho những dòng phát sinh có mã TK chọn trên combobox ta đặt công thức như sau:
=IF(U4=SoChiTiet!$T$3,MAX($J$3:J3)+1,"")
Đặt tên cho vùng dữ liệu vừa mới tạo là SOCTDT (J4:AH116)
Trở về sheet Sổ chi tiết ta tạo các công thức sau:
- STT: Tự nhập
- Số CT:
= IF(ISNA(VLOOKUP($A9,SoCTDT,4,0)),"",VLOOKUP($A9,SoCTDT,4,0))
Tham chiếu cho các hàng tiếp theo dùng hàm ISNA để sửa lỗi N/A
- Ngày CT:
= IF(ISNA(VLOOKUP($A9,SoCTDT,5,0)),"",VLOOKUP($A9,SoCTDT,5,0))
- Diễn giải:
= IF(ISNA(VLOOKUP($A9,SoCTDT,8,0)),"",VLOOKUP($A9,SoCTDT,8,0))
- Tài khoản đối ứng: Nếu TKCo = TK Combobox thì lấy TKNo ngược lại lấy TKCo.
=IF(N8="","",IF(VLOOKUP($M8,SoCTDT,12,0)=$P$3, VLOOKUP($M8,SoCTDT,9,0) ,VLOOKUP($M8,SoCTDT,12,0)))
- Doanh thu:
Khối lượng: = IF(N8="","",IF(VLOOKUP($M8,SoCTDT,12,0)=$P$3, VLOOKUP($M8,SoCTDT,15,0),0))
Giá bán: = IF(O8="","",IF(VLOOKUP($M8,SoCTDT,12,0)=$P$3, VLOOKUP($M8;SoCTDT,16,0),0))
Thành tiền: = IF(P8="","",IF(VLOOKUP($M8,SoCTDT,12,0)=$P$3, VLOOKUP($M8,SoCTDT,17,0),0))
Tương tự như sổ chi tiết thành phẩm, có thể chọn một quý bất kỳ trong năm:
Chèn trước cột Diễn giải 2 cột:
+ Cột R: Lấy ngày chứng tù bên cột Ngày CTừ
R8= Q8
+ Cột S: Dùng hàm if để kiểm tra Ngày CTừ thuộc quý nào trong năm
S8=IF(MONTH(Q8)<=3,"Quý I",IF(MONTH(Q8)<=6,"Quý II",IF(MONTH(Q8)<=9,"Quý III","Quý IV")))
Nếu quý ở cột S = quý tại combobox ( E8 =$ W$2) thì lấy giá trị, còn ngược lại thì rỗng.
T8= IF(P8="","",IF(S8=$W$2,VLOOKUP($A9,SoCTDT,8,0),""))
T ương tự cho các cột còn lại
Sau đó ta ẩn cột ngày chứng từ (R) và cột quý (S)
Giao diện của Sổ chi tiết doanh thu:
c. Sổ chi tiết chi phí.
Tạo vùng dữ liệu và tạo Combobox tương tự các sổ chi tiết thành phẩm và sổ chi tiết Doanh thu
Tại sheet Chứng từ phát sinh chèn một cột đặt tên là SCTCP đặt công thức
=IF(LEFT(R4,3)=SoChiTiet!$AG$3,MAX($I$3:I3)+1,"")
Đặt tên cho vùng dữ liệu là SoCTCP.
- STT: Tự nhập
- Số Ctu:
=IF(ISNA(VLOOKUP($X7,SoCTCP,5,0)),"",VLOOKUP($X7,SoCTCP,5,0))
- Ngày CT:
=IF(ISNA(VLOOKUP($X7,SoCTCP,6,0)),"",VLOOKUP($X7,SoCTCP,6,0))
- Diễn giải:
=IF(ISNA(VLOOKUP(X7,SoCTCP,9,0)),"",VLOOKUP(X7,SoCTCP,9,0))
- TKĐƯ:
=IF(Y9="","",IF(VLOOKUP($X7,SoCTCP,27,0)=$AA$3, VLOOKUP($X7,SoCTCP,13,0),VLOOKUP($X7,SoCTCP,10,0)))
- Ghi Nợ các tài khoản: Dùng hàm Vlookup lọc các tài khoản đối ứng của TK đối ứng lên sổ chi tiết rồi ghi tất cả các TK đó lên một dòng và dùng hàm IF để lọc ra số tiền tương ứng với TK đó.
TK6421: = IF(AF7=$AK$2,IF($AI7=$AK$6,$AJ7,0),"")
Tương tự cho các tài khoản khác.
Giao diện minh hoạ
4. Bảng kê
a. Bảng kê ghi Nợ
Bảng kê ghi Nợ TK641
Tạo vùng dữ liệu và tạo Combobox tương tự các sổ chi tiết.
Tại sheet Chứng từ phát sinh chèn một cột đặt tên là BKNo đặt công thức
=IF(LEFT(R4,3)=BangKe!$J$2,MAX($H$3:H3)+1,"")
Đặt tên cho vùng dữ liệu là DLBKNo.
- STT: Tự nhập
- Số Ctu:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A6,DLBKNo,6,0)),"",VLOOKUP($A6,DLBKNo,6,0)
- Ngày CT:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A6,DLBKNo,7,0)), "",VLOOKUP($A6,DLBKNo,7,0))
- Diễn giải:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A6,DLBKNo,10,0)),"",VLOOKUP($A6,DLBKNo,10,0))
- Số tiền:
=IF(ISNA(VLOOKUP($A6,DLBKNo,19,0)),"",VLOOKUP($A6,DLBKNo,19,0))
- Ghi có các tài khoản liên quan: Dùng hàm Vlookup lọc các tài khoản đối ứng của TK lên bảng kê rồi ghi tất cả các TK đó lên một dòng và dùng hàm IF để lọc ra số tiền tương ứng với TK đó.
TK6411: =IF($B6="","",IF($F6=$G$5,E6,0))
Tương tự cho các tài khoản khác.
Tương tự như các sổ chi tiết ta có thể dùng công thức để lọc ra một quý bất kỳ trong năm.
Giao diện minh hoạ
Bảng kê ghi Nợ TK642
Tương tự bảng kê ghi Nợ TK 641
Giao diện minh hoạ
Bảng kê ghi Nợ TK632
Tương tự bảng kê ghi Nợ TK641, 642
Giao diện minh hoạ
Bảng kê ghi Nợ TK511
Tương tự ta có giao diện minh hoạ
b. Bảng kê ghi có: tương tự bảng kê ghi Nợ
Bảng kê ghi có TK155
Giao diện minh hoạ
Bảng kê ghi có TK511
Giao diện minh hoạ
5 Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ 01
- Để lên được sổ Chứng từ ghi sổ 01 ta tạo một Combobox để chọn quý cần lên sổ CTGS.
- Cách tạo: Tương tự như tạo sổ chi tiết và bảng kê tạo vùng dữ liệu và đặt tên là Chonquy tại sheet hệ thống DMTK.
Qua sheet CTGS đặt con trỏ tại cột F4 rồi vào Data / Validation / Setting / Tại hộp Allow / chọn List / Tại hộp Souce gõ = Chonquy kích chọn OK
Trở về sheet Chứng từ phát sinh tại cột F ta lập công thức để đánh dấu thứ tự xuất hiện của TKNợ của TK911.
F4: =IF(R4="911",MAX($F$3:F3)+1,"")
Đặt tên cho vùng dữ liệu vừa mới tạo là CTG1 (F4: AJ116)
Tại sheet CTGS ta tạo các công thức sau:
+STT: Tự nhập
+Số CTừ: =IF(C8="","",IF(E8=$F$4,VLOOKUP($A8,CTGS1,8,0),""))
+Ngày CTừ:
C8 =IF(ISNA(VLOOKUP($A8,CTGS1,9,0)),"",VLOOKUP($A8,CTGS1,9,0))
Ngày: =IF(E8=$F$4,C8,"")
Quý: =IF(C8="","",IF(MONTH(C8)<=3,"Quý I",IF(MONTH(C8)<=6,"Quý II",IF(MONTH(C8)<=9,"Quý III","Quý IV"))))
+Trích yếu: =IF(C8="","",IF(E8=$F$4,VLOOKUP($A8,CTGS1,12,0),""))
+Số hiệu tài khoản:
Nợ:= IF(C8="","",IF(E8=$F$4,VLOOKUP($A8,CTGS1,13,0),""))
Có:= IF(C8="","";IF(E8=$F$4,VLOOKUP($A8,CTGS1,16,0),""))
+Số tiền:
=IF(E8=$F$4,VLOOKUP($A8,CTGS1,21,0),"")
Giao diện minh hoạ
Chứng từ ghi sổ 02: Tương tự chứng từ ghi sổ 01
Giao diện minh hoạ
Chứng từ ghi sổ 03
Giao diện minh hoạ
Chứng từ ghi sổ 04
Giao diện minh hoạ
6. Kết chuyển
- Để lên được bảng kết chuyển doanh thu và chi phí ta tạo một Combobox để chọn quý.
Tại sheet Chứng từ phát sinh tại cột B ta lập công thức để đánh dấu thứ tự xuất hiện của TKNợ và TKCó của TK911.
B4=IF(OR(R4="911",U4="911"),MAX($B$3:B3)+1,"")
Đặt tên cho vùng dữ liệu B4:AJ116 là KCCP
Tại sheet Kết chuyển ta tạo các công thức sau:
+ STT: Tự nhập
+Số CTừ: =IF(C6="","",IF(E6=$F$2,VLOOKUP($A6,KCCP,12,0),""))
+Ngày CTừ: C6=VLOOKUP($A6,KCCP,13,0)
Ngày: D6=IF(C6="","",IF(E6=$F$2,C6,""))
Quý: E6= IF(MONTH(C6)<=3,"Quý I",IF(MONTH(C6)<=6,"Quý II",IF(MONTH(C6)<=9,"Quý III","Quý IV")))
+Diễn giải:
=IF(C6="","",IF(E6=$F$2,VLOOKUP(A6,KCCP,16,0),""))
+Tài khoản đối ứng
Nợ: =IF(B6="","",IF($E6=$F$2,VLOOKUP($A6,KCCP,17,0),""))
Có: =IF(C6="","",IF($E6=$F$2,VLOOKUP($A6,KCCP,20,0),""))
+Số tiền:
Nợ:
=IF(E6=$F$2,SUMIF(PhatSinh!$R$4:$R$106,"632",PhatSinh!$Z$4:$Z$106),"")
Có:
=IF(E6=$F$2,SUMIF(PhatSinh!$U$4:$U$106,"632",PhatSinh!$Z$4:$Z$106),"")
Sau đó ta ẩn cột Ngày Ctừ (C6) và cột quý(E6)
Giao diện minh hoạ
7. Sổ cái
Tại sheet Sổ cái ở ô G3 tạo combobox chọn tài khoản cần lên sổ cái (911, 632,641,642,511...) và một combox để chọn quý
Tại cột A ở bảng chứng từ phát sinh đặt tên là STTSC. Tại cột này ta lập công thức:
A4=IF(OR(LEFT(R4,3)=SoCai!$G$3,LEFT(U4,3)=SoCai!$G$3),MAX($A$3:A3)+1,"")
Copy công thức này cho các hàng tiếp theo
Đặt tên cho vùng dữ liệu là SOCAI
Ở sheet Sổ cái ta tạo các công thức sau:
+ STT: Tự nhập
+ Số CTừ: C6=IF(C6="","",IF(E6=$G$2,VLOOKUP($A6,SOCAI,13,0),""))
+ Ngày CTừ:
D6= IF(ISNA(VLOOKUP($A6,SOCAI,14,0)),"",VLOOKUP($A6,SOCAI,14,0))
Ngày: E6=IF(C6="","",IF(E6=$G$2,C6,""))
Quý:
F6=F(C6="","",IF(MONTH(C6)<=3,"Quý I",IF(MONTH(C6)<=6, "Quý II",IF(MONTH(C6)<=9,"Quý III","Quý IV"))))
+ Diễn giải
= IF(C6="","",IF(E6=$G$2,VLOOKUP($A6,SOCAI,17,0),""))
+ Tài khoản đối ứng
=IF(C6="","",IF(E6=$G$2,IF(VLOOKUP($A6,SOCAI,35,0)=SoCai!$G$3, VLOOKUP($A6,SOCAI,21,0),VLOOKUP($A6,SOCAI,18,0)),""))
+ Số tiền:
Nợ:
=IF(C6="","",IF(E6=$G$2,IF(VLOOKUP($A6,SOCAI,35,0)=SoCai!$G$3, VLOOKUP($A6,SOCAI,26,0),0),""))
Có:
=IF(F6="","",IF(E6=$G$2,IF(VLOOKUP($A6,SOCAI,36,0)=SoCai!$G$3, VLOOKUP($A6,SOCAI,26,0),0),""))
Ta ẩn cột Ngày CTừ (D6) và cột Quý (F6)
Giao diện minh hoạ
8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tại ô A5 tạo một combobox để chọn quý
Ở sheet KQKD ta tạo các công thức sau:
D9 =IF(QUY=$A$5,SUMIF(TKCO,"511*",SoTien),"")
Nếu Quý ở bảng phát sinh bằng quý tại combobox, thì tính tổng TKCó của TK511 ngược lại thì để trống.
Tương tự ta có:
D11=IF(QUY=$A$5,D9-D10,"")
D13=IF(QUY=$A$5,SUMIF(TKNO,"632*",SoTien),"")
D14=IF(QUY=$A$5,D11-D13,"")
D16=IF(QUY=$A$5,SUMIF(TKCO,"711",SoTien),"")
D19=IF(QUY=$A$5,SUMIF(TKNO,"641*",SoTien),"")
D20=IF(QUY=$A$5,D14+(D16-D17)-(D19+D20),"")
D26=IF(QUY=$A$5,D21+D25,"")
D28=IF(QUY=$A$5,D26*25%,"")
D30=IF(QUY=$A$5,D26-D28,"")
Giao diện minh hoạ
III. Công cụ bổ trợ chương trình:
1. Hệ thống màn hình giao tiếp
2. Hệ thống các nút lệnh
a. Hệ thống các nút lệnh trên màn hình giao tiếp đến các sheet
Nút qua hệ thống danh mục:
Private Sub cmdDanhmuc_Click()
Sheet2.select
End Sub
Nút lệnh qua Chi tiết
Private Sub cmdChiTiet_Click()
Sheet3.Select
End Sub
Nút lệnh qua Chứng từ phát sinh
Private Sub cmdPhatSinh_Click()
Sheet4.Select
End Sub
Kết chuyển
Private Sub Button41_Click() ' Kết chuyển '
Sheet5.Select
End Sub
Sổ chi tiết
Private Sub cmdSoChiTiet_Click()
Sheet6.Select
End Sub
Bảng kê
Private Sub cmdBangKe_Click()
Sheet7.Select
End Sub
Chứng từ ghi sổ
Private Sub cmdCTGS_Click()
Sheet8.Select
End Sub
Sổ cái
Private Sub cmdSoCai_Click()
Sheet9.Select
End Sub
Kết quả hoạt động kinh doanh
Private Sub cmdKQKD_Click()
Sheet10.Select
End Sub
Thoát khỏi chương trình
Private Sub cmdThoat_Click()
ThisWorkbook.Save
Application.Quit
End Sub
b. Hệ thống nút lệnh từ các sheet về giao diện
Trên các sheet của các bảng ta muốn về giao diện cần phải tạo nút lệnh sau:
Private Sub cmdDMvGiaoDien_Click()
Sheet1.Select
End Sub
Tương tự cho các sheet khác.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP EAWY
1. Một số nhận xét chung về tổ chức quản lý, công tác kế toán tại Công ty.
Những kết quả Công ty đã đạt được trong thời gian qua đã khẳng định sự tồn tại và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự nổ lực cố gắng không ngừng của toàn bộ CBCNV nói chung và sự chỉ đạo của ban giám đốc nói riêng cùng sự tham mưu đắc lực của đội ngũ kế toán.
- Bộ máy quản lý: Cơ cấu bộ máy quản lý được sắp xếp và bố trí hợp lý phù hợp với việc kinh doanh của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng điều hành này đã bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất trong công ty và phát huy được sức mạnh tập thể.
- Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách khoa học phù hợp với quá trình kinh doanh của công ty. Mỗi thành viên kế toán phụ trách một phần hành riêng và có mối liên hệ mật thiết với nhau và đều chịu sự quản lý chung của kế toán trưởng. Công ty đã đưa phần mềm kế toán vào trong công tác hạch toán nhằm tiết kiệm được thời gian và công sức.
Tuy đạt được những kết quả trên nhưng công ty vẫn gặp không ít khó khăn, tồn tại trong quá trình kinh doanh.
2. Trong công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là khâu quan trọng và cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, vì thế việc hạch toán phải linh hoạt và chính xác. Do đó công tác hạch toán phải thực hiện đúng nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành.
Nhìn chung công tác kế toán tại công ty khá hoàn chỉnh đáp ứng phần lớn yêu cầu thông tin kế toán cho các cấp quản lý.
- Sổ sách kế toán tại công ty rõ ràng, các biểu mẫu, các chứng từ hạch toàn đầy đủ đúng theo yêu cầu. Đặc biệt là việc áp dụng chương trình phần mềm kế toán đã tạo thuận lợi hơn trong quá trình hạch toán. Giúp cho các kế toán viên nâng cao trình độ chuyên môn, bảo đảm tính liên tục và phản ánh kịp thời tình hình kinh doanh của công ty.
- Các thành viên toán là những người có năng lực trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và có khả năng sử dụng máy tính thành thạo.
@&?
Xã hội ngày càng phát triển và hoàn thiện, từ những cái đã có con người cố gắng làm cho nó tốt hơn nữa và trong hệ thống kế toán cũng vậy. Từ khi ra đời nó được xem là ưu việt, sau đó thay đổi và cải thiện nhiều lần. Hiện nay hệ thống kế toán đang ngày một hoàn thiện để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là một phần rất quan trọng. Thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành các quá trình kinh tế của sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Sản phẩm hàng hoá có tiêu thụ được mới đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi vốn để tổ chức quá trình sản xuất tiếp theo và bù đắp những chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, nó không những thoả mãn những nhu cầu của xã hội và cân đối tiền hàng mà còn phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Góp phần thúc đẩy sử dụng các đòn bẩy kinh tế trong công tác quản lý nhằm nâng cao không ngừng năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Với thời gian thực tập không lâu, hơn nữa là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, em đã học được nhiều điều. Từ lý thuyết đến thực tế không phải là một quá trình đơn giản, lý thuyết theo khuôn mẫu có sẵn thì thực tế dạy cho em tính năng động. Hơn nữa trong thực tế có cái rất khác với khi ta học, nảy sinh nhiều nghiệp vụ lạ đòi hỏi phải suy nghĩ, tìm tòi. Một điều nữa là em thấy nhân viên kế toán có vai trò rất quan trọng trong công ty, bất kỳ một nhân viên kế toán nào, ở phân ngành nào cũng cố gắng hết sức, không cho phép sai sót, vì nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Các kế toán của mỗi phân ngành kế toán có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, đối chiếu lẫn nhau làm tăng độ chính xác trong quá trình hạch toán. Mặc dù làm đề tài về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nhưng em cũng có hiểu thêm các phân ngành khác. Điều này giúp em học hỏi và rút ra được nhiều điều bổ ích cho mình.
Tuy nhiên, bước đầu đi thực tập tiếp xúc với thực tế còn bỡ ngỡ, khả năng kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên chuyên đề của em cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong quý thầy cô cùng ban lãnh đạo công ty góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Phạm Hữu Sỹ cùng toàn thể anh, chị trong phòng kế toán và ban lãnh đạo của Công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
EaH’Leo, ngày 10 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Kim Oanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh bằng phần mềm Excel.doc