Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên

1Lý do chọn đề tài Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang từng bước có sự thay đổi đáng kể cả về quy mô và chất lượng, không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp phải ra sức tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải hết sức thận trọng trong việc tính toán chi phí bỏ ra nhằm đem lại lợi nhuận cao, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Chính vì lẽ đó, công tác kế toán trong doanh nghiệp là rất quan trọng, việc hạch toán các khoản doanh thu, chi phí chính xác, rõ ràng, phù hợp chuẩn mực kế toán sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng đổi mới, đời sống của người dân càng phát triển thì nhu cầu về VLXD, đòi hỏi về chất lượng công trình cũng ngày càng cao, đặc biệt là đối với các dự án lớn, dự án đầu tư nước ngoài. Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên ra đời rất phù hợp với xu hướng hiện đại, góp phần giúp người dân giảm lượng hồ xây tô, rút ngắn thời gian thi công và giảm chi phí nhân công xây dựng. Tuy nhiên, do tập quán sinh sống của người dân An Giang nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung đã quen sử dụng gạch thủ công lâu đời với giá thành rất rẻ, trong khi sản phẩm gạch Tunnel còn khá mới mẻ trên thị trường, đòi hỏi người dân tiêu thụ phải có mức thu nhập từ trung bình, khá trở lên, bởi giá thành sản phẩm có cao hơn, nhưng bù lại chất lượng và tuổi thọ công trình lại tốt hơn nhiều. Mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách về nguồn tiêu thụ nhưng hàng năm Nhà máy vẫn kinh doanh có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao. Điều đó cho thấy công tác quản lý và hạch toán kế toán là hết sức cần thiết, góp phần rất lớn vào sự thành công của Nhà máy. Để có cái nhìn thực tế về hoạt động kinh doanh của Nhà máy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên”. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi củng cố những kiến thức đã học và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc xác định KQKD. 1.2Mục tiêu nghiên cứu ·Tìm hiểu quá trình xử lý, luân chuyển chứng từ, hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. ·Tổng hợp doanh thu, chi phí và xác định KQKD tại Nhà máy. ·Đánh giá cách thức tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD tại Nhà máy có gì khác so với lý thuyết đã học. ·Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị giúp Nhà máy có thể kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ và hoàn thiện công tác kế toán xác định KQKD. 1.3Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước: ·Tham khảo tài liệu từ sách, báo, internet, về công tác kế toán tiêu thụ và xác định KQKD. ·Thu thập số liệu từ các chứng từ, sổ sách kế toán của Nhà máy như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, phiếu thu - chi, phiếu nhập kho - xuất kho, hóa đơn bán hàng - mua hàng, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản liên quan đến phần hành kế toán nghiên cứu. ·Phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan. ·Dùng phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích những thông tin có được để đưa ra kết quả nghiên cứu.

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó TK 155: 2.400.000 Giảm giá cho khách hàng Nợ TK 532: 750.000 Nợ TK 3331: 75.000 Có TK 131: 825.000 Cuối kỳ kết chuyển sang TK 511 để ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ, với tổng số phát sinh là 9.033.000 đồng Nợ TK 511: 9.033.000 Có TK 532: 9.033.000 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Tên tài khoản: Giảm giá hàng bán Số hiệu : 532 Ngày ghi sổ CHỨNG TỪ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 31/12/2006 BB 31/12/2006 Giảm giá hàng bán 131 750.000 31/12/2006 BB 31/12/2006 Giảm giá hàng bán 131 8.283.000 31/12/2006 31/12/2006 Kết chuyển 511 9.033.000 Cộng số phát sinh 9.033.000 9.033.000 Số dư cuối kỳ Kế toán chi phí Kế toán giá vốn hàng bán Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do là một khoản chi phí giá thành sản xuất ra sản phẩm nên việc ghi nhận cũng như hạch toán giá vốn đòi hỏi tính thận trọng và độ chính xác cao. Nếu xác định đúng giá vốn sẽ giúp Nhà máy đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình chính xác hơn, giúp cho các nhà quản trị đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn. Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhà máy theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn sản phẩm dựa vào báo cáo của thủ kho. Kế toán không theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiệp vụ bán hàng mà hàng tháng, thủ kho sẽ gửi báo cáo về tình hình hàng trong kho cho phòng kế toán. Do ngành nghề của Nhà máy là sản xuất và kinh doanh nên số lượng sản phẩm biến động hàng ngày và liên tục, việc xác định giá thành của sản phẩm không thể diễn ra hàng ngày mà được tính vào cuối tháng. Cuối mỗi tháng, kế toán tổng hợp dựa vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng để tính toán lượng hàng xuất trong tháng, tiến hành ghi nhận tổng giá vốn hàng bán. Chính vì vậy, Nhà máy đã áp dụng phương pháp bình quân gia quyền lúc cuối kỳ để tính giá xuất kho của số sản phẩm đã tiêu thụ. Bảng 4.1 Bảng nhập - xuất - tồn gạch mộc tháng 11/2007 Đơn vị tính: đồng STT Tên sản phẩm Mộc Xếp đốt Tồn mộc cuối Thành phẩm Tỷ lệ Tồn 10/2007 11/2007 Cộng 11/2007 11/2007 11/2007 (%) 1 Ống 9 x 19 804.571 2.481.473 3.286.044 2.291.406 994.638 2.229.610 97,30 2 Ống 9 x 19(nửa) 25.384 57.075 82.459 53.310 29.149 51.032 95,73 3 Ống 8 x 18 124.992 436.308 561.300 561.300 555.704 99,00 4 Ống 8 x 18(nửa) 43.487 40.819 84.306 81.901 2.405 78.200 95,48 5 Thẻ 9 x 19 328.429 47.922 376.351 49.125 327.226 48.330 98,38 6 Thẻ 8 x 18 235.351 33.810 269.161 77.426 191.735 76.666 99,02 7 Ngói 22 104.666 136.464 241.130 50.253 190.877 48.730 96,97 8 Ống 7,5 x 17 147.803 197.057 344.860 344.860 338.981 98,30 9 Ống 7,5 x 17(nửa) 33.253 33.253 2.900 30.353 2.900 100,00 10 Thẻ 7,5 x 17 214.257 72.951 287.208 90.527 196.681 87.630 96,80 11 Ngói vẩy cá 51.467 51.467 340 51.127 335 98,53 12 Gạch Hauydi 7.080 7.080 1.761 5.319 1.436 81,54 13 Ngói diềm 22 2.889 2.889 2.889 14 Ngói sắp nóc nhỏ 1.190 15 Ngói sắp nóc lớn 2.774 2.774 1.213 1.561 16 Gạch cách nhiệt 17 Gạch cẩn 18 Ngói diềm dương 6.649 6.649 772 5.877 764 98,96 19 Ngói dương 9.050 19.645 28.695 3.660 25.035 3.600 98,36 20 Ngói âm 23.950 50.266 74.216 26.247 47.969 25.127 95,73 21 Ngói diềm âm 2.986 2.986 659 2.327 651 98,79 22 Ngói vẩy rồng 14.756 14.756 14.100 656 13.870 98,37 23 Ngói mũi hài 24.251 400 24.651 15.297 9.354 15.165 99,14 Tổng cộng: 2.198.410 3.583.825 5.782.235 3.667.057 2.115.178 3.579.921 97,62 (Nguồn: Bộ phận kế toán) Tài khoản sử dụng Nhà máy sử dụng tài khoản 632 để hạch toán giá vốn hàng bán. Do đặc điểm kinh doanh của Nhà máy là tự sản xuất và tiêu thụ có kèm vận chuyển nên để thuận tiện cho việc theo dõi giá vốn một cách chính xác, rõ ràng và đánh giá đúng lợi nhuận thu về từ bán hàng và vận chuyển, Nhà máy sử dụng hai tài khoản cấp 2: Tài khoản 632: giá vốn thành phẩm Giá xuất kho của Số lượng sản phẩm Giá nhập kho thực tế sản phẩm xuất kho đơn vị bình quân = * Giá nhập kho thực tế đơn vị bình quân + Giá nhập kho thực tế của sản phẩm nhập trong kỳ Giá nhập kho thực tế của sản phẩm tồn đầu kỳ = + Số lượng sản phẩm nhập trong kỳ Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ Tài khoản 632VC: giá vốn vận chuyển Giá vốn vận chuyển được tính dựa trên những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển như: xăng, dầu, nhớt, tiền lương nhân viên, khấu hao tài sản,… Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT Kế toán chi tiết Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép việc nhập, xuất, tồn kho theo số lượng, mỗi thẻ kho dùng cho một loại sản phẩm nhất định. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ kế toán về nhập, xuất thành phẩm, thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi ghi số lượng thực tế của thành phẩm vào chứng từ, sau đó sắp xếp chứng từ theo từng loại riêng. Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ này, thủ kho ghi số lượng thành phẩm xuất vào thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng, mỗi ngày thủ kho ghi số tồn kho và ghi vào thẻ kho. Sau khi ghi vào thẻ kho xong, thủ kho sắp xếp lại chứng từ và lập phiếu giao nhận chứng từ rồi chuyển những chứng từ đó cho kế toán vật tư. Khi giao nhận phải ký vào phiếu giao nhận chứng từ để làm cơ sở xác định trách nhiệm. Kế toán vật tư sử dụng sổ chi tiết thành phẩm để ghi chép cả số lượng lẫn giá trị của thành phẩm xuất, tồn. Sổ kế toán chi tiết được mở tương ứng với thẻ kho cho từng loại thành phẩm. Cuối ngày, nhân viên kế toán xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, sau đó ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ. Khi nhận được chứng từ, kế toán vật tư phải kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, sau đó nhập vào máy số lượng và giá trị thành phẩm xuất vào sổ kế toán chi tiết. Kế toán tổng hợp Cuối tháng, sau khi đã nhập đầy đủ vào máy tính các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tiến hành tính ra tổng số lượng nhập, xuất và tồn. Số lượng thành phẩm ở sổ chi tiết được dùng để đối chiếu với thẻ kho của từng loại thành phẩm và đối chiếu với số liệu kiểm kê thực tế. Trong trường hợp có chênh lệch thì phải kiểm tra, xác minh và tiến hành điều chỉnh theo chế độ quy định. Trên cơ sở số liệu tổng hợp của các sổ chi tiết, kế toán sẽ lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn thành phẩm và tính ra giá vốn của thành phẩm. Sau khi giá vốn thành phẩm được xác định, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản 632 Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 023755 và hóa đơn vận chuyển số 023594 ngày 10/11/2007, Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên có bán cho DNTN Xuân Hoa 6.000 viên ngói 22, đơn giá 2.850 đồng/viên, tổng giá thanh toán là 18.810.000 đồng, trong đó thuế suất thuế GTGT là 10%. Kèm theo hóa đơn vận chuyển do khách hàng yêu cầu vận chuyển đến trụ sở của công ty tại đường Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Thới, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang với tổng số tiền thanh toán là 594.000 đồng. Ghi nhận doanh thu bán thành phẩm và giá vốn tạm tính Nợ TK 131: 18.810.000 Có TK 5112: 17.100.000 Có TK 3331: 1.710.000 Nợ TK 632: 1 Có TK 155: 1 Ghi nhận doanh thu vận chuyển và giá vốn tạm tính Nợ TK 111: 594.000 Có TK 5113: 540.000 Có TK 3331: 54.000 Nợ TK 632VC: 1 Có TK 154VC: 1 Đến cuối tháng, kế toán tiến hành tính toán giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền, vì thế đơn giá của sản phẩm ngói 22 là 1.647 đồng/viên, giá vốn vận chuyển được tính bình quân cho tất cả các sản phẩm là 89 đồng/viên. Kế toán nhập giá vốn đã điều chỉnh vào máy. Lúc này bút toán phản ánh giá vốn sẽ được máy tự điều chỉnh lại Nợ TK 632: 9.882.000 Có TK 155: 9.882.000 Nợ TK 632VC: 534.000 Có TK 154VC: 534.000 Trong tháng 11/2007, tổng giá vốn hàng bán là 1.140.497.873 đồng, tổng giá vốn vận chuyển là 135.971.672 đồng được kết chuyển sang TK 911 Nợ TK 911: 1.276.469.545 Có TK 632: 1.276.469.545 Bảng 4.2 Bảng giá bán và giá vốn của từng sản phẩm tháng 11/2007 Đơn vị tính: đồng STT MẶT HÀNG GIÁ VỐN GIÁ BÁN 1 Ống 9 x 19 334 407 2 Ống 9 x 19(nửa) 170 206 3 Ống 8 x 18 288 388 4 Ống 8 x 18(nửa) 148 196 5 Ống 7,5 x 17 224 334 6 Thẻ 9 x 19 284 399 7 Thẻ 8 x 18 257 387 8 Thẻ 7,5 x 17 186 355 9 Gạch cẩn 335 707 10 Gạch tàu 20 x 20 857 9.091 11 Gạch tàu 30 x 30 3.391 1.000 12 Gạch Hauydi 2.126 2.000 13 Ngói 22 1.647 2.950 14 Ngói diềm 22 783 3.364 15 Ngói vẩy cá 1.329 2.746 16 Ngói vẩy rồng 702 2.880 17 Ngói âm 1.415 2.063 18 Ngói dương 794 1.674 19 Ngói diềm âm 2.530 3.455 20 Ngói diềm dương 1.635 3.091 21 Ngói mũi hài 1.305 1.386 22 Ngói sắp nóc 1.675 3.970 23 Ngói sắp nóc nhỏ 622 2.928 (Nguồn: Bảng chi tiết KQKD) Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của Nhà máy bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như chi về công tác phí, phí thu nợ, chi tiếp khách hội nghị, lương nhân viên, BHXH, BHYT, tiền ăn giữa ca,… Chi phí bán hàng được phân bổ theo doanh thu, dựa vào công thức: Tổng chi phí bán hàng Doanh thu của từng loại sản phẩm * Chi phí bán hàng phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng doanh thu bán hàng Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ gốc, hóa đơn có liên quan đến nghiệp vụ bán hàng, kế toán tiến hành phản ánh lên tài khoản 641 theo từng tài khoản chi tiết, đồng thời lập phiếu chi và theo dõi tài khoản này trên sổ chi tiết. Kế toán chỉ cần nhập liệu, mọi bút toán kết chuyển vào sổ chi tiết và sổ cái đều do máy tự tính toán và kết chuyển. Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ, phiếu chi, sổ chi tiết và sổ cái để đối chiếu, kiểm tra xem có phù hợp và đầy đủ hay không. Sau đó, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng này vào tài khoản 911 để xác định KQKD trong kỳ Tài khoản sử dụng: Nhà máy sử dụng tài khoản 641 để hạch toán chi phí bán hàng, và mở năm tài khoản cấp hai chi tiết cho từng loại chi phí có liên quan: Tài khoản 6411: Chi phí nhân viên Tài khoản 6412: Chi phí vật liệu, bao bì Tài khoản 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6418: Chi phí bằng tiền khác Chứng từ sử dụng: Chủ yếu là phiếu chi, ngoài ra còn có các chứng từ khác như hóa đơn dịch vụ mua ngoài, các chứng từ tự lập,… Do Nhà máy chưa sử dụng phần mềm có in sẵn mẫu phiếu chi và phiếu thu, nên những phiếu này được viết bằng tay và đánh số liên tục theo mẫu của Bộ Tài chính quy định. Căn cứ vào phiếu chi số 3917 ngày 27/11/2007 chi tiền bốc vác là 3.000.000 đồng, chi bằng tiền mặt, kế toán tiến hành nhập vào máy: Nợ TK 6417: 3.000.000 Có TK 111: 3.000.000 Trong tháng 11/2007, chi phí bán hàng của Nhà máy là 100.077.071 đồng Nợ TK 641: 100.077.071 Có TK 152: 43.613.689 Có TK 153: 14.311.110 Có TK 214: 857.370 Có TK 242: 129.663 Có TK 331: 10.241.512 Có TK 334: 9.853.087 Có TK 338: 21.070.640 Tất cả các khoản chi phí này được kết chuyển sang tài khoản 911 Nợ TK 911: 100.077.071 Có TK 641: 100.077.071 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Tên tài khoản: Chi phí bán hàng Số hiệu : 641 Ngày ghi sổ CHỨNG TỪ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ …… …… …… …………………… …… …… …… 12/11 PKT31 12/11 Công tác phí Kiên GiangKHL002LX 33111VP 909.909 25/11 PKT5 25/11 Điện năng-Chi nhánh TPLX-AG1825LX 33111VP 82.340 30/11 PX2 30/11 NM Gạch ngói LXAG-NB0002LX 152VPL 43.613.689 30/11 PX3 30/11 NM Gạch ngói LXAG-NB0002LX 153 14.311.110 30/11 PKT33 30/11 Tiền tiếp khách hội nghị KH-KHL002LX 33111VP 2.270.000 30/11 PKT33 30/11 Tiền công tác phí thu nợ-KHL002LX 33111VP 2.980.000 30/11 PKT24 30/11 BHXH tháng 11/2007 3383VPL 1.136.700 30/11 PKT25 30/11 BHYT tháng 11/2007 3384VPL 151.560 30/11 PKT27 30/11 Tiền ăn giữa ca tháng 11/2007 3341VPL 882.000 30/11 PKT29 30/11 Tiền lương tháng 11/2007 3341VPL 8.971.087 30/11 PKT36 30/11 DNTN Hùng-ST0475LX 3388VPL 5.892.000 30/11 PKT36 30/11 DNTN Xuân Tươi-ST0471LX 3388VPL 1.060.000 30/11 PKTS1 30/11 Bút toán PB khấu hao TSCĐ của tháng 11 2141VPL 857.370 30/11 PKCC1 30/11 Bút toán PB công cụ của tháng 11 242VPL 129.663 …… …… …… …………………… …… …… …… 30/11 PKT 30/11 Chi phí BH 6411VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 11.143.266 30/11 PKT 30/11 Chi phí BH 6412VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 57.924.799 30/11 PKT 30/11 Chi phí BH 6414VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 857.370 30/11 PKT 30/11 Chi phí BH 6417VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 19.864.720 30/11 PKT 30/11 Chi phí BH 6418VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 10.286.916 Cộng số phát sinh 100.077.071 100.077.071 Số dư cuối kỳ Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí QLDN là các chi phí liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý chung của Nhà máy như chi mua văn phòng phẩm, chi tiếp khách hội nghị, tiền nước, tiền điện thoại, phí quản lý doanh nghiệp, lương nhân viên, BHXH, BHYT, tiền ăn giữa ca,… Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ theo doanh thu, dựa vào công thức: Tổng chi phí QLDN Doanh thu của từng loại sản phẩm * Chi phí QLDN phân bổ cho từng loại sản phẩm = Tổng doanh thu bán hàng Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ gốc, hóa đơn có liên quan đến bộ phận văn phòng, kế toán tiến hành phản ánh lên tài khoản chi phí QLDN theo từng tài khoản chi tiết, đồng thời lập phiếu chi và theo dõi tài khoản này trên sổ chi tiết. Kế toán chỉ cần nhập liệu, mọi bút toán kết chuyển vào sổ chi tiết và sổ cái đều do máy tự tính toán và kết chuyển Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ, phiếu chi, sổ chi tiết và sổ cái để đối chiếu, kiểm tra xem có phù hợp và đầy đủ hay không. Sau đó, kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí QLDN này vào tài khoản 911 để xác định KQKD trong kỳ Tài khoản sử dụng: Nhà máy sử dụng tài khoản 642 để hạch toán chi phí QLDN, và mở năm tài khoản cấp hai chi tiết cho từng loại chi phí có liên quan: Tài khoản 6421: Chi phí nhân viên quản lý Tài khoản 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng Tài khoản 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6428: Chi phí bằng tiền khác Chứng từ sử dụng: Chủ yếu là phiếu chi, ngoài ra còn có các chứng từ kèm theo để theo dõi tình hình chi như hóa đơn tiền nước, tiền điện, điện thoại và các chứng từ tự lập,… Mẫu phiếu chi tương tự như chi phí bán hàng. Căn cứ vào phiếu chi 3895, ngày 26/11/2007 chi tiền văn phòng phẩm là 759.000 đồng, chi bằng tiền mặt, kế toán tiến hành nhập vào máy: Nợ TK 6423: 759.000 Có TK 111: 759.000 Trong tháng 12/2007, chi phí QLDN của Nhà máy là 109.394.352 đồng Nợ TK 642: 109.394.352 Có TK 155: 25.262.304 Có TK 142: 1.469.314 Có TK 214: 2.459.086 Có TK 242: 5.330.003 Có TK 331: 50.650.212 Có TK 334: 21.765.469 Có TK 338: 2.457.964 Tất cả các khoản chi phí này được kết chuyển sang tài khoản 911 Nợ TK 911: 109.394.352 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu : 642 Ngày ghi sổ CHỨNG TỪ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ …… …… …… …………………… …… …… …… 12/11 PKT31 12/11 Tiền văn phòng phẩm-KHL002LX 33111VP 145.000 12/11 PKT5 12/11 Tiền băng keo sổ tay-KHL002LX 33111VP 1.320.000 25/11 PX2 25/11 Điện năng chi nhánh TPLX-AG1825LX 33111VP 295.350 30/11 PX3 30/11 Tiền BGĐ tiếp khách 33111VP 3.131.000 30/11 PKT33 30/11 Tiền điện thoại-KHL002LX 33111VP 2.412.335 30/11 PKT33 30/11 Tiền tập huấn PCCC-KHL002LX 33111VP 3.330.000 30/11 PKT24 30/11 BHXH tháng 11/2007 3383VPL 1.988.550 30/11 PKT25 30/11 BHYT tháng 11/2007 3384VPL 265.140 30/11 PKT27 30/11 Trích KPCĐ tháng 11/2007 3382VPL 204.274 30/11 PKT29 30/11 Tiền ăn giữa ca tháng 11/2007 3341VPL 1.338.000 30/11 PKT36 30/11 Tiền lương tháng 11/2007 3341VPL 20.427.469 30/11 PKT36 30/11 Bút toán PB khấu hao TSCĐ của tháng 11 2141VPL 2.459.086 30/11 PKTS1 30/11 Bút toán PB công cụ của tháng 11 142VPL 1.469.314 30/11 PKCC1 30/11 Bút toán PB công cụ của tháng 11 242VPL 5.330.003 …… …… …… …………………… …… …… …… 30/11 PKT 30/11 Chi phí QLDN 6421VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 24.223.433 30/11 PKT 30/11 Chi phí QLDN 6423VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 1.213.083 30/11 PKT 30/11 Chi phí QLDN 6424VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 2.459.086 30/11 PKT 30/11 Chi phí QLDN 6427VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 4.289.503 30/11 PKT 30/11 Chi phí QLDN 6428VPLXGA->911VPLXSX 911VPL 77.209.247 Cộng số phát sinh 109.394.352 109.394.352 Số dư cuối kỳ Có TK 642: 109.394.352 Kế toán chi phí hoạt động tài chính Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, để có thể phát triển bền vững các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao, đổi mới cơ chế, chính sách kinh doanh, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới và áp dụng một cách hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của mình nhằm mang lại nhiều lợi nhuận và thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Muốn như vậy, doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại. Cũng như các doanh nghiệp khác, Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên tuy hoạt động mỗi năm đều có lãi nhưng vẫn cần một lượng vốn để tiếp tục đầu tư, đổi mới trang máy móc thiết bị. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, Nhà máy cần phải bổ sung thêm một lượng vốn khác để gia tăng quy mô, phục vụ cho sản xuất. Nhu cầu vốn để sản xuất được Nhà máy vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, và đến cuối năm 2007 Nhà máy đã trả hết số nợ vay còn lại. Phần lãi vay hàng tháng được Nhà máy hạch toán vào tài khoản 635 - Chi phí hoạt động tài chính và Nhà máy không có thêm khoản chi phí tài chính nào khác. Chi phí hoạt động tài chính được phân bổ theo doanh thu, dựa vào công thức: Tổng chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính phân bổ cho từng loại sản phẩm * Doanh thu của từng loại sản phẩm Tổng doanh thu bán hàng = Căn cứ vào chứng từ số 16 ngày 30/11/2007, về việc ngân hàng thu lãi tiền vay với số tiền là 1.330.000 đồng. Kế toán nhập số liệu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào máy, máy sẽ tự động tính toán và kết chuyển vào sổ chi tiết tài khoản 635. Nợ TK 635: 1.330.000 Có TK 111: 1.330.000 Cuối kỳ, kết chuyển vào TK 911 để xác định KQKD trong kỳ Nợ TK 911: 1.330.000 Có TK 635: 1.330.000 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Tên tài khoản : Chi phí hoạt động tài chính Số hiệu : 635 Ngày ghi sổ CHỨNG TỪ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 30/11/2007 16 30/11/2007 Trả lãi vay 111  1.330.000 30/11/2007 30/11/2007 Kết chuyển 911 1.330.000  Cộng số phát sinh 1.330.000 1.330.000 Số dư cuối kỳ Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Do Nhà máy hạch toán phụ thuộc vào Công ty Xây Lắp An Giang nên không phải đóng thuế, phần thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà máy được gộp chung vào phần thuế TNDN của Công ty, vì thế Nhà máy không có khoản chi phí thuế TNDN. Kế toán chi phí khác Chi phí khác của Nhà máy là những khoản chi phí không xảy ra thường xuyên bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và những khoản chi về việc thanh lý TSCĐ như chi tiền thông báo trên báo về thanh lý tài sản, chi vận chuyển, … Nhà máy sử dụng tài khoản 811 để hạch toán các khoản chi phí khác. Trong tháng 11/2007, Nhà máy có thanh lý một TSCĐ là xe xúc nhỏ hiệu Kawasaki, TSCĐ này đã khấu hao hết nên không có giá trị còn lại, chi phí liên quan đến việc thanh lý là 5.000.000 đồng, Nhà máy trả bằng tiền mặt, kế toán tiến hành hạch toán: Nợ TK 811: 5.000.000 Có TK 111: 5.000.000 Kết chuyển sang tài khoản 911 Nợ TK 911: 5.000.000 SỔ CÁI Tháng 11 năm 2007 Đơn vị tính: đồng Tên tài khoản : Chi phí khác Số hiệu : 811 Ngày ghi sổ CHỨNG TỪ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 15/11/2007 12 15/11/2007 Chi phí thanh lý 111  5.000.000 30/11/2007 30/11/2007 Kết chuyển 911 5.000.000  Cộng số phát sinh 5.000.000 5.000.000 Số dư cuối kỳ Có TK 811: 5.000.000 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Sau khi Nhà máy sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ xong thì thông tin về kết quả tiêu thụ là rất quan trọng. Dựa vào đó, Nhà máy mới có thể kiểm tra được chi phí, doanh thu và tình hình hoạt động tại đơn vị. Kế toán sử dụng tài khoản 911 để xác định KQKD trong kỳ. Tài khoản này được theo dõi trên sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 911. Vào cuối mỗi tháng, sau khi đã kiểm tra tất cả các chứng từ, sổ sách có liên quan đến toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tháng, khi không có phát hiện sai sót kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ doanh thu và chi phí vào tài khoản 911. Kế toán chỉ cần thao tác trên máy tính, máy sẽ tự kết chuyển. Bút toán kết chuyển được thực hiện như sau: Kết chuyển doanh thu Nợ TK 511: 1.683.644.101 Nợ TK 515: 1.275.000 Nợ TK 711: 30.000.000 Có TK 911: 1.714.919.101 Kết chuyển chi phí Nợ TK 911: 1.492.270.968 Có TK 632: 1.276.469.545 Có TK 641: 100.077.071 Có TK 642: 109.394.352 Có TK 635: 1.330.000 Có TK 811: 5.000.000 Kết chuyển lãi Nợ TK 911: 222.648.133 Có TK 421: 222.648.133 Sơ đồ hạch toán 632 911 511 1.276.469.545 1.683.644.101 641 515 100.077.071 1.275.000 642 711 109.394.352 30.000.000 635 1.330.000 811 5.000.000 421 222.648.133 Bảng 4.3 Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 11/2007 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Mã số Tháng 11/2007 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 1.686.144.101 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 2.500.000 -   Chiết khấu thương mại 2.500.000 -   Giảm giá hàng bán -   Hàng bán bị trả lại 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 1.683.644.101 (10=01-02) 4.Giá vốn hàng bán 11 1.276.469.545 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 407.174.556 (20=10-11) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.275.000 7.Chi phí tài chính 22 1.330.000 8.Chi phí bán hàng 24 100.077.071 9.Chi phí QLDN 25 109.394.352 10.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 197.648.133 [30=20+(21-22)-24-25] 11.  Thu nhập khác 31 30.000.000 12.  Chi phí khác 32 5.000.000 13.  Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 25.000.000 14.  Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 222.648.133 15.  Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 16.  Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 222.648.133 (Nguồn: Bộ phận kế toán) Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY š & › Đánh giá Tình hình hoạt động kinh doanh Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong hai năm 2006 và 2007 đạt kết quả rất khả quan: Doanh thu của Nhà máy có sự tăng trưởng tương đối nhanh với tỷ lệ tăng khá cao. Nguồn thu chủ yếu là thu từ bán các loại sản phẩm gạch, doanh thu vận chuyển chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Điều này cho thấy, theo tiến trình đô thị hóa hiện nay ngành xây dựng ở tỉnh ta đang rất phát triển, chính vì vậy đã làm cho sức tiêu thụ của Nhà máy ngày càng tăng mạnh. Góp phần vào sự gia tăng của doanh thu là do các khoản giảm trừ giảm đáng kể. Năm 2007 không còn xuất hiện trường hợp giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Đây là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ của Nhà máy đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù vậy, Nhà máy cũng phải thường xuyên quan tâm đặc biệt đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ nhằm hạn chế triệt để các khoản giảm trừ, góp phần làm gia tăng lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ, cũng như gia tăng uy tín của Nhà máy trên thị trường. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa các khoản chiết khấu thương mại, có chính sách chiết khấu hợp lý để khuyến khích sức mua của người tiêu dùng, góp phần làm gia tăng doanh thu. Ngoài ra, Nhà máy cần chú trọng quan tâm đến khoản mục chi phí nhất là chi phí QLDN bởi vì khoản chi phí này thường khá cao, nó góp phần làm giảm đáng kể lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Do đặc thù kinh doanh nên Nhà máy chủ yếu bán sản phẩm cho các khách hàng thân thiết với số lượng lớn, bán hàng trước nhận tiền sau nên tình trạng bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng, nợ kéo dài làm cho vòng quay vốn chậm dẫn đến việc làm giảm lợi nhuận. Nhìn chung, lợi nhuận sau cùng Nhà máy có được chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động tài chính và hoạt động khác chỉ chiếm một phần nhỏ, không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận thuần của Nhà máy. Trong các năm qua, Nhà máy đã không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh doanh, bên cạnh lượng khách hàng thân thiết và thị trường sẵn có, Nhà máy tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Tuy nhiên hiện nay vấn đề thị trường trong nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức, mạng lưới kinh doanh chỉ tập trung chủ yếu ở một vài tỉnh trong khu vực miền Tây Nam bộ, chưa được mở rộng ra các khu vực khác trong nước. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy có bộ máy tổ chức quản lý được phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban. Mỗi phòng ban, nhân viên đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong giới hạn công việc được giao. Ngoài ra, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tham mưu ý kiến lẫn nhau để đưa ra quyết định đúng đắn giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đạt hiệu quả cao. Ban lãnh đạo Nhà máy thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm giúp các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhà máy thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả các cán bộ, công nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, lý luận chính trị,… Đặc biệt là đối với các cán bộ trẻ nhằm nâng cao trình độ, khả năng tiếp thu và nhận thức để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của Nhà máy. Nhà máy luôn đưa ra các chỉ tiêu cho các phòng ban, tổ sản xuất nhằm thúc đẩy sự phấn đấu thi đua trong công việc, giúp cho việc sản xuất kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả hơn. Có chính sách khen thưởng đối với các cán bộ, công nhân viên các phòng ban hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan du lịch vào các ngày lễ, tết để cán bộ, công nhân viên có dịp nghỉ ngơi, vui chơi, tạo tâm lý thoải mái và qua đó góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết trong nội bộ Nhà máy. Bên cạnh đó, nhờ sự quan tâm và chỉ đạo đúng đắn, kịp thời từ phía lãnh đạo Công ty Xây Lắp đã giúp cho các cán bộ, công nhân viên của Nhà máy luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Tổ chức công tác kế toán Tất cả những số liệu, chứng từ liên quan đến tình hình tài chính của Nhà máy đều được tập hợp tại phòng kế toán. Do đó, số liệu kế toán của Nhà máy được theo dõi chặt chẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu về thông tin kế toán. Các chứng từ được lưu trữ có hệ thống giúp công việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng, thuận lợi. Chứng từ gốc về doanh thu, chi phí được kiểm tra chặt chẽ và được phân loại theo từng loại hình kinh doanh nhằm làm cơ sở cho việc xác định KQKD và lập các báo cáo tài chính. Mỗi nhân viên kế toán có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp và chi tiết cho từng tài khoản, giúp cho bộ phận kế toán thuận tiện trong việc kiểm tra, đối chiếu tiết kiệm được thời gian và công việc không bị chồng chéo. Hàng tháng luôn có sự kiểm tra, đối chiếu giữa các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ với sổ sách kế toán để qua đó có sự điều chỉnh kịp thời các nghiệp vụ chưa phù hợp. Sau khi đã được kế toán tổng hợp thông qua, sẽ trình cho Ban Giám đốc phê duyệt. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, từng nhân viên được phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ. Tuy có phân công nhiệm vụ giữa các nhân viên kế toán khác nhau nhưng do trình độ của nhân viên kế toán tại văn phòng tương đối thấp nên khi phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến công việc của mình, các kế toán viên thường bị lúng túng trong việc giải quyết. Khi đó, phải nhờ đến sự tham mưu của kế toán tổng hợp để giải quyết, làm cho công việc của kế toán tổng hợp bị trì trệ và tốn nhiều thời gian. Nhà máy thường xuyên đưa nhân viên phòng kế toán tham gia các lớp tập huấn khi có chuẩn mực kế toán mới hoặc quyết định kế toán mới ban hành. Việc sử dụng phần mềm trong công tác hạch toán kế toán giúp cho việc cập nhật các thông tin vào sổ sách kế toán được đơn giản, nhanh chóng và gọn nhẹ. Hàng ngày khi nhận được các chứng từ kế toán, kế toán viên cập nhật vào máy, khi cần sẽ in ra để đối chiếu, so sánh. Với việc áp dụng kế toán trên máy tính đã giúp cho công tác quản lý dữ liệu được bảo đảm an toàn nhằm giảm bớt được khối lượng công việc hơn khi phải ghi chép bằng tay. Việc áp dụng các tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán Nhà máy đã sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Ngoài ra, phòng kế toán xây dựng được hệ thống tài khoản riêng của Nhà máy vừa đảm bảo được nguyên tắc thống nhất do Bộ Tài chính đưa ra, vừa thích hợp với việc quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Nhà máy. Do đó, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán rõ ràng và cụ thể. Nhà máy tuân thủ các quy định và các chuẩn mực kế toán được ban hành, luôn có sự tham mưu lẫn nhau giữa kế toán tổng hợp và kế toán viên về hạch toán kinh tế một cách chặt chẽ và đúng chế độ. Sử dụng chứng từ, sổ sách, hình thức kế toán một cách hợp lý, áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên và quy trách nhiệm vật chất cụ thể nên việc quản lý tài sản rất chặt chẽ. Tuy nhiên, có một vài trường hợp Nhà máy hạch toán chưa phù hợp theo quy định của hệ thống tài khoản, chẳng hạn như khi Nhà máy bán chịu cho khách hàng và được khách hàng thanh toán trước hạn. Nhà máy khuyến khích cho trường hợp này bằng cách giảm giá cho khách hàng và khoản chi phí này được Nhà máy hạch toán vào tài khoản 521 - “Chiết khấu thương mại”, đi kèm với việc giảm giá cho khách hàng thì phần thuế GTGT phải nộp của Nhà máy cũng được giảm theo. Việc làm này không đúng theo quy định của Bộ Tài chính, theo quy định chiết khấu thương mại chỉ thực hiện khi khách hàng mua với số lượng lớn và được giảm giá. Trường hợp thanh toán trước hạn phải được xem như một khoản chiết khấu thanh toán và được hạch toán vào tài khoản 635 - “Chi phí hoạt động tài chính”, khoản này chỉ được trừ vào số tiền khách hàng thanh toán chứ không làm giảm giá trị hàng bán. Giải pháp Giải pháp gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của các doanh nghiệp, vì vậy việc không ngừng gia tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên nói riêng. Do đó, để làm tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, có thể thực hiện các giải pháp sau: Tăng doanh thu Tăng doanh thu để tăng lợi nhuận bởi vì doanh thu là nguồn thu nhập chủ yếu của Nhà máy. Trong điều kiện các yếu tố không đổi thì khi doanh thu tăng sẽ làm tăng lợi nhuận và ngược lại. Để làm tăng lợi nhuận, ta cần thực hiện các biện pháp sau: Xây dựng các phương án kinh doanh phù hợp với khối lượng, chất lượng, kết cấu và giá bán hợp lý. Tổ chức thực hiện tốt các phương án trên để có đủ một lượng hàng hóa phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm sản xuất, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường đặc biệt là khi Thành phố Long Xuyên và các huyện lân cận đang hòa mình vào tiến trình đô thị hóa ngày càng cao của xã hội. Cần cố gắng hơn nữa trong việc giảm bớt chi phí giá thành để có thể giới thiệu và đưa các loại sản phẩm của Nhà máy đến với những người dân có thu nhập khá trở xuống, những người dân ở vùng xa xôi, hẻo lánh. Khuyến khích họ sử dụng sản phẩm gạch được chế biến theo dây chuyền công nghệ hiện đại để thay thế các sản phẩm gạch thủ công. Việc làm này sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm Nhà máy, giúp công trình xây dựng của người dân đạt hiệu quả kinh tế cao. Có cơ sở vật chất đầy đủ, lao động nhiệt tình và tiền vốn đủ để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Giảm chi phí Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí lãi vay có ảnh hưởng nhiều đến tổng lợi nhuận của Nhà máy. Do đó, để giảm bớt những chi phí này nhằm làm tăng lợi nhuận trong những năm tới, Nhà máy cần thực hiện các biện pháp: Xây dựng lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu để quản lý chặt chẽ và sử dụng một cách tiết kiệm nhất. Nhà máy cần cải tiến kỹ thuật sản xuất sao cho giảm bớt lượng tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm, tận dụng phế liệu, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ bảo quản, kiểm tra thường xuyên tổ chức sản xuất phù hợp với dây chuyền sản xuất, góp phần làm giảm chi phí giá thành của sản phẩm. Chuyển đổi tích cực trong khâu đốt nguyên liệu từ dầu F.O sang dầu Biosel (chế biến từ mỡ cá tra, cá ba sa), vừa giữ vững giá thành sản xuất, vừa giảm chi phí đốt, và đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ 60-70% mùi kể cả khói bụi. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tiền vốn nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận làm cơ sở cho việc giảm tỷ suất chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Giảm bớt chi phí khấu hao TSCĐ bằng cách hạch toán đầy đủ, chính xác, theo dõi quản lý chặt chẽ tài sản hư hao mất mát, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Giảm bớt chi phí bán hàng và chi phí QLDN bằng cách giảm bớt các chi phí vận chuyển, bốc xếp và các khoản chi phí thật sự không cần thiết như chi phí hội nghị, tiếp khách, chi phí văn phòng,… Xây dựng các phương án đầu tư tài chính có hiệu quả, theo dõi kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các phương án này nhằm giảm chi phí hoạt động tài chính. Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, những mặt mạnh, mặt yếu, những nhân tố khách quan và chủ quan có tác động đến việc thực hiện chi phí, để có những giải pháp kịp thời làm giảm chi phí cho từng mặt hàng, từ đó giảm chi phí chung cho Nhà máy. Xây dựng ý thức của người lao động, thường xuyên nhắc nhở, tổ chức thực hiện tiết kiệm trong vận chuyển, dự trữ, bảo quản, tránh lãng phí của công. Qua đó, Nhà máy sẽ giảm được những khoản tiêu hao bất hợp lý. Giải pháp đẩy mạnh khả năng tiêu thụ Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển Nhà máy cần có những hướng đi và chính sách phát triển phù hợp với mục tiêu cần đạt được. Khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của một quá trình sản xuất ra sản phẩm, nó là khâu quan trọng hàng đầu vì chỉ khi nào tiêu thụ được sản phẩm, Nhà máy mới có doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn, linh hoạt hơn, đem đến cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm, Nhà máy cần chú trọng nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm. Hiện nay với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, các công trình xây dựng, nâng cấp của các tỉnh, thành phố đang được thực hiện, làm cho nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh. Trong bất kỳ một công trình nào, nhu cầu về gạch xây cất là không thể thiếu và sự đòi hỏi về những sản phẩm gạch đủ tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý là rất lớn. Vì thế, Nhà máy cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm, từ đó phối hợp với công tác tiếp thị để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Điều quan trọng trong sản xuất là phải đảm bảo đúng kế hoạch và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật, Nhà máy cần tiến hành kiểm tra thử mẫu từ nguyên vật liệu đến thành phẩm. Thành phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001:2000. Trong quá trình sản xuất, Nhà máy cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt chi phí. Bên cạnh chất lượng bên trong, Nhà máy cũng cần chú trọng đến mẫu mã bên ngoài, từ đó góp phần vào việc tăng chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Chiến lược sản phẩm Nên tiếp tục duy trì và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 phù hợp với Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT). Nhà máy nên trang bị những thiết bị hiện đại cho khâu sản xuất để cải tiến sản phẩm theo quy trình công nghệ mới. Chiến lược phân phối Để đưa được sản phẩm ra thị trường, trước tiên Nhà máy phải nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng, từ đó phân loại khác hàng và phân khúc thị trường mục tiêu. Để làm được điều này, Nhà máy cần có một đội ngũ marketing riêng biệt để thu thập thông tin về thị trường chính xác, nhanh chóng, từ đó xúc tiến khâu sản xuất cũng như đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ. Chiến lược giá Trong sản xuất kinh doanh, các chi phí sản xuất luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn, điều đó làm cho giá cả của sản phẩm thường cao. Do loại hình kinh doanh này yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm là rất cần thiết nên không thể cắt giảm nhiều về chi phí sản xuất. Mặt khác, giá sản phẩm lại đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng, gia tăng tiêu thụ để từ đó có thể giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm do khối lượng khách hàng ngày càng tăng. Vì vậy, đòi hỏi Nhà máy phải có một chính sách giá thật linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Thông thường sự gia tăng của cầu xuất hiện khi có sự giảm giá sản phẩm. Nhà máy có thể thực hiện các chính sách giảm giá cho khách hàng như chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm, chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua với số lượng lớn, giảm giá vận chuyển cho những khách hàng làm ăn lâu năm. - Đối với từng khu vực khác nhau, Nhà máy nên thực hiện chính sách giá bán khác nhau để chiếm lĩnh thị trường mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Bên cạnh đó phải thường xuyên tìm hiểu những phản ứng của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh về giá bán sản phẩm để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời. Chiến lược marketing Marketing là hoạt động không thể thiếu ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhờ có hoạt động này mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất. Trong những năm qua, hoạt động marketing của Nhà máy còn rất hạn chế, chưa được khai thác triệt để. Phương hướng sắp tới, Nhà máy cần tăng cường hơn nữa hoạt động này để hình ảnh và sản phẩm của Nhà máy được quảng bá rộng rãi. Tăng cường quảng cáo trên báo, đài, thực hiện quảng cáo, xây dựng thương hiệu trên mạng internet, qua thiết kế catalogue, chào hàng giới thiệu đến các đại lý,… Hiện nay, Nhà máy chưa thiết kế được một website riêng của mình, những thông tin về Nhà máy chỉ chiếm một phần nhỏ trong website của Công ty Xây lắp An Giang. Hơn nữa việc giới thiệu Nhà máy trong trang web này rất sơ sài, không thể hiện đầy đủ những thông tin mà khách hàng quan tâm. Vì thế những nhân viên kinh doanh của Nhà máy cần thiết lập một trang web riêng để có thể giới thiệu, quảng bá thương hiệu Nhà máy một cách rộng rãi và phong phú hơn. Trang web phải được thiết kế rõ ràng, nổi bật, đầy đủ nội dung, thông tin mà khách hàng cần biết, cần đăng tải lên đó những chương trình khuyến mãi và sản phẩm mới cho khách hàng có thể lựa chọn. Thường xuyên tham gia các chương trình: Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ Vietbuil, Hội chợ thương mại Viet - Cam,… để từ đó có cơ hội quảng bá sản phẩm của Nhà máy một cách rộng rãi hơn. Tiếp tục tổ chức các buổi Hội nghị khách hàng, kết hợp với tặng quà có in logo của Nhà máy cho khách hàng và tổ chức khen thưởng cho những khách hàng thân thiết. Qua đó, có thể thu thập thêm thông tin về nhu cầu của khách hàng cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của Nhà máy. Giải pháp tăng cường bộ máy quản lý Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, làm thế nào để phát huy lợi thế của mình và đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn, Nhà máy đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công nhân viên Nhà máy đã ra sức phấn đấu, hoạt động có hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, đem đến cho khách hàng sự hài lòng khi tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy. Để thực hiện tốt vấn đề nêu trên, điều quan trọng cốt yếu là Nhà máy phải có một bộ máy quản lý tinh nhuệ, nhạy bén, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả và thực hiện tốt những điều nêu sau: Biết lựa chọn mặt hàng kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Tận dụng tối đa nguồn vốn sẵn có để mở rộng việc kinh doanh. Hiện nay Nhà máy chỉ thực hiện chính sách vay ngắn hạn, nên trong thời gian tới Nhà máy cần lên đề án vay dài hạn nhằm thực hiện được những dự án lớn, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn. Phân tích kỹ các nhân tố biến động, ảnh hưởng của thị trường đến tình hình tiêu thụ để xác định kịp thời những cơ hội và rủi ro, nhằm có biện pháp tận dụng tối đa những cơ hội đó và khắc phục những rủi ro trong kinh doanh. Nhà máy nên đẩy mạnh công tác quản trị nguồn nhân lực bằng cách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm làm tăng năng suất lao động, phân công đúng người, đúng việc. xây dựng đội ngũ nhân viên có chất lượng cao đáp ứng được tư tưởng quản lý và phát triển của Nhà máy. Nhà máy nên thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Thực hiện việc đào tạo, huấn luyện nhân viên của Nhà máy đặc biệt là nhân viên phụ trách bán hàng và tiếp thị những kỹ năng về giao tiếp, giới thiệu sản phẩm, kỹ năng bán hàng,… Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên cũng cần tự hoàn thiện những mặt còn hạn chế, thiếu sót nhằm góp phần nâng cao bộ máy hoạt động kinh doanh của Nhà máy. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực, thường xuyên đáp ứng các nhu cầu về lương, chính sách khen thưởng, ưu đãi cho nhân viên. Cá nhân được quan tâm, kích thích, động viên nhiều tại nơi làm việc sẽ trở nên trung thành với Nhà máy và tận tâm với khách hàng. Ngoài chế độ khen thưởng phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những nhân viên có thái độ làm việc thiếu trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần quy trách nhiệm đối với những nhân viên khi xảy ra hư hỏng, mất mát tài sản. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán Nhà máy cần cập nhật những văn bản, quy định và thông tư mới ban hành về việc hướng dẫn công tác hạch toán kế toán của Bộ Tài chính. Thuờng xuyên đối chiếu sổ sách giữa các nhân viên kế toán và kế toán tổng hợp, nếu phát hiện sai sót thì kịp thời chấn chỉnh. Công ty cần bổ sung kế toán viên ở Nhà máy có trình độ cao, có kinh nghiệm để tổ chức công tác kế toán nhanh chóng, phù hợp và chính xác. Nhân viên kế toán ở Nhà máy phải nhạy bén với từng khâu mình được giao, phải đề xuất và kịp thời phát hiện những nhược điểm, sai sót xảy ra. Nhà máy áp dụng hình thức bán hàng trả chậm cho khách hàng lớn tiêu thụ thường xuyên nên tình trạng nợ tồn đọng kéo dài là điều không thể tránh khỏi. Điều này đã gây ảnh hưởng bất lợi đến vòng quay tài sản của Nhà máy, vòng quay tài sản lưu động bị chậm lại ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Do đó, để tránh tình trạng nợ kéo dài, chồng chất, Nhà máy nên đưa ra những điều khoản quy định nhằm nhắc nhở, đôn đốc khách hàng về việc thanh toán đúng hạn. Nhà máy có thể sử dụng hai hình thức là thưởng và phạt. Thưởng bằng cách chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán trước hạn và khuyến khích họ tiếp tục duy trì dưới hình thức tặng quà vào các dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng. Ngược lại, nếu quá thời hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa chi trả thì Nhà máy có thể áp dụng một mức lãi suất phạt do Nhà máy đưa ra. Đẩy mạnh việc thanh toán với khách hàng qua Ngân hàng nhằm giảm bớt việc dùng tiền mặt vừa không an toàn vừa bất tiện. Trong năm 2007, Nhà máy không xuất hiện trường hợp hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán, đây là điểm mạnh của Nhà máy trong việc kinh doanh. Điều này cho thấy Nhà máy đã có sự thỏa thuận rõ ràng với khách hàng khi giao dịch mua bán, đồng thời tuân thủ những quy định đã ký trong hợp đồng mua bán. Do đó uy tín của Nhà máy được nâng cao đối với khách hàng, Nhà máy nên tiếp tục duy trì và phát huy thêm nữa. Số lượng tồn kho của Nhà máy cũng tương đối cao, vì thế Nhà máy nên trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào tài khoản 159 - “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để hạn chế những thiệt hại do sự giảm giá hàng tồn kho mang lại. Trong thời gian tới, Nhà máy cần cập nhật thêm phần mềm quản lý các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,… Vì hiện nay phần mềm kế toán Nhà máy sử dụng không có những mẫu phiếu này, kế toán viên phải lập bằng tay nên tốn nhiều thời gian và chi phí. Chương 6 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN š & › Kiến nghị Qua việc tìm hiểu tình hình tiêu thụ và công tác hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên, tôi có đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà máy như sau: Đối với những khách hàng mua bán thường xuyên và lâu năm, Nhà máy nên thương lượng, bàn bạc với họ để ký kết hợp đồng làm đại lý. Có được như vậy, nguồn tiêu thụ của Nhà máy sẽ được ổn định hơn và khả năng thu hồi nợ cũng nhanh chóng hơn. Do có hợp đồng mua bán rõ ràng và chịu trách nhiệm làm đại lý được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà máy nên các khách hàng này sẽ quan tâm hơn đến việc trả nợ, làm cho các khoản nợ khó đòi của Nhà máy giảm đáng kể. Bên cạnh việc xác lập các chi nhánh, đại lý Nhà máy cũng cần tìm kiếm thêm các thị trường trọng tâm khác để mạng lưới kinh doanh được mở rộng hơn, sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Nhà máy nên cử nhân viên ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những quy trình sản xuất tiến bộ. Cùng với việc vay thêm vốn của Ngân hàng, Nhà máy sẽ trang bị được những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất, góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm, ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng và làm cho sản phẩm của Nhà máy trở thành sản phẩm có chất lượng hoàn hảo. Cần tham gia nhiều vào các hoạt động đầu tư tài chính nhằm góp phần làm tăng doanh thu tài chính như mua cổ phiếu, kinh doanh bất động sản, kinh doanh tiền tệ,… Tuy dịch vụ vận chuyển có mang lại lợi nhuận nhưng khoản lợi nhuận này chưa cao. Lợi nhuận tích lũy trong một năm thì dương nhưng có tháng khoản lợi nhuận này lại âm do chính sách vận chuyển của Nhà máy chưa phù hợp và chưa được tính toán kỹ. Do đặc thù của Nhà máy là kinh doanh gạch, khách hàng đã biết nhiều đến dịch vụ vận chuyển kèm theo bán hàng của Nhà máy nên để thuận tiện, khách hàng sẽ liên hệ với Nhà máy để yêu cầu cung cấp sản phẩm cùng với dịch vụ vận chuyển. Giá vận chuyển của Nhà máy thì lại thấp hơn nhiều so với giá vận chuyển thuê bên ngoài, chính vì thế Nhà máy cần tính toán lại đơn giá vận chuyển này nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn giá bên ngoài. Kiến nghị với Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh An Giang nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu về ngành xây dựng, tổ chức nhiều hơn nữa các dịp Hội chợ để quảng bá cho ngành xây dựng tỉnh nhà. Vì hiện nay tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển, nhu cầu về xây dựng đang được chú trọng và quan tâm. Tham gia các chương trình này, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của Nhà máy sẽ được nhiều người biết đến và tin dùng. Kết luận Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hội nhập như nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Thông qua hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thu về được lợi nhuận và tiếp tục kinh doanh, ngày càng mở rộng quy mô để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Việc phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết, vì căn cứ vào kết quả này doanh nghiệp sẽ biết được thực trạng kinh doanh của mình, có cơ sở để kiểm tra, so sánh giữa doanh thu với chi phí của từng hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp nhằm quản lý và sử dụng chi phí hợp lý hơn để tăng lợi nhuận, Để việc xác định kết quả kinh doanh đạt hiệu quả và chính xác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng đúng và đầy đủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán trong công tác hạch toán của mình. Vì vậy, vai trò của công tác kế toán là rất quan trọng. Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên đã cho tôi những kiến thức thực tế về tình hình kinh doanh, phương thức tiêu thụ, quy trình hạch toán xác định doanh thu, chi phí của một đơn vị sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiếp cận và nắm rõ các chứng từ, sổ sách sử dụng khi hạch toán kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Nhà máy đã sử dụng các cách thức ghi sổ và hạch toán phù hợp với quy mô kinh doanh của mình. Từng nhân viên kế toán của Nhà máy được phân công nhiệm vụ rõ ràng, mỗi người phụ trách một công việc riêng biệt nhưng vẫn tạo sự liên kết chặt chẽ trong việc luân chuyển chứng từ, tổng hợp sổ sách, tạo nên một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, lôgic và chính xác. Phòng kế toán được trang bị hệ thống máy vi tính và ứng dụng phần mềm kế toán vào công việc hạch toán nên tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, và đem lại độ chính xác rất cao. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu này đã giúp tôi hệ thống, liên kết được những kiến thức đã học so với thực tiễn kinh doanh tại một đơn vị, hiểu rõ hơn về công tác hạch toán và tầm quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Dựa vào những thông tin, số liệu do kế toán cung cấp, các nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh, phân tích kết quả đạt được nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác tại đơn vị. Đồng thời tìm ra các nhân tố tích cực hoặc tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Từ đó, giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra các phương án cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Gạch ngói Tunnel Long Xuyên.doc
Luận văn liên quan