Trong chuẩn mực kế toỏn 17 chỉ ra rằng, thuế TNDN được hạch toán là một khoản chi phí khi xác định kết quả tài chính của DN trong một năm tài chính. Chi phớ thuế TNDN bao gồm chi phớ thuế thu nhập hiện hành và chi phớ thuế thu nhập hoón lại. Chi phớ thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tớnh trờn thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành. Chi phí thuế thu nhập hiện hành được hạch toán để xác định kết quả tài chính khi quyết toán năm nhưng trong năm DN vẫn phải tạm tính và nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà Nước.
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập mạnh mẽ với sự cạnh tranh khốc liệt vốn có, dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước đòi hỏi các DN phải tự chủ về tài chính dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình các DN đều hướng tới mục tiêu cuối cùng đó là lợi nhuận. Do vậy nhu cầu sử dụng thông tin tài chính một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác càng trở nên cấp thiết. Vai trò của kế toán được khẳng định rõ hơn trong xu thế phát triển kinh tế ngày nay, bởi kế toán là một cụng cụ quản lý tài chính, cung cấp các thông tin tài chính hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, giúp DN và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị làm cơ sở để đưa ra các quết định kinh tế kịp thời.
Bên cạnh đó phải kể đến là vai trò của kế toán KQKD trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các DN. Bởi đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh thực trạng SXKD. Đồng thời, nó cũng là một cụng cụ tài chính phục vụ đắc lực cho công tác quản trị: dựa vào KQKD giúp ta có cái nhìn vừa tổng quan, vừa chi tiết về tình hình cụ thể tại đơn vị. Thông qua việc theo dõi thực trạng, đánh giá các vấn đề thực tế nhà quản trị đưa ra những giải pháp, những quyết định kinh tế phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng đã định. Điều đó đòi hỏi việc xác định KQKD phải được thực hiện một cách kịp thời và chính xác, đây chính là nhiệm vụ chung của công tác kế toán.
Với sự phát triển ngày nay, đòi hỏi công tác kế toán không ngừng đổi mới và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế nói chung, cũng như đối với các DN nói riêng. Điều đó có ý nghĩa ảnh hưởng trực tiếp tới hiện tại, tương lai của mỗi đơn vị cũng như công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An.
Công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An là một công ty trẻ(thành lập năm 2008) hoạt động được 5 năm thực hiện việc bán hàng và cung cấp dịch vụ về các thiết bị cho máy dệt. Hầu hết các nhân viên kế toán là những người còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp nên việc xử lý số liệu còn chậm và đôi khi vẫn xảy ra tình trạng sai sót. Do vậy qui trình kế toán kết quả kinh doanh sẽ bị chậm không phản ánh đúng, kịp thời tình hình kinh doanh của công ty cho các nhà quản trị.
2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài.
Đề tài nghiên cứu kế toán KQKD tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An với mục tiêu dựa trên cơ sở lí luận để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Về mặt lí luận, chuyên đề làm rõ những vấn đề cơ bản về kế toán KQKD theo chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành và các quy định tài chính liên quan.
Về mặt thực tiễn, đề tài dựa trên cơ sở lý luận để làm rõ thực trạng kế toán KQKD tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An. Đồng thời, thông qua việc đánh giá thực trạng chỉ ra những ưu điểm, cũng như hạn chế còn tồn tại. Căn cứ những tổng kết thực tế đó nhằm đưa ra các đề xuất, giải pháp để hoàn thiện kế toán KQKD tại công ty với mục đích nâng cao chất lượng kế toán KQKD cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Các nguyên tắc phải đảm bảo thực hiện đúng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ và các quy định tài chính hiện hành.
3. Đối tựợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán kết quả kinh doanh.
- Không gian: tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An.
- Thời gian: số liệu nghiên cứu vào Quý IV – 2011.
4. Phương pháp thực hiện đề tài.
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Phương pháp điều tra - phỏng vấn:
Là việc trao đổi trực tiếp với kế toán tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An về các vấn đề xoay quanh nội dung nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là kế toán KQKD.
Đối tượng phỏng vấn là Kế toán trưởng và các nhân viên kế toán tại công ty.
Thời gian, địa điểm phỏng vấn được thỏa thuận trước. Việc phỏng vấn được tiến hành theo phương thức gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp. Địa điểm phỏng vấn tại phòng kế toán trong công ty.
Nội dung phỏng vấn:
Đó là các vấn đề cơ bản như bộ máy tổ chức công tác kế toán của DN, đội ngũ nhân viên kế toán, thực tế công tác kế toán về kế toán KQKD của DN. Các câu hỏi được đặt ra bao hàm các nội dung về kế toán KQKD, những thuận lợi và khó khăn mà bộ máy kế toán kế toán của đơn vị gặp phải trong quá trình kế toán KQKD,… làm cơ sở tìm ra các biện pháp khắc phục những khó khăn đó. Các đối tượng được phỏng vấn đều tỏ ra rất cởi mở, nhiệt tình và vui vẻ.
Phiếu điều tra - phỏng vấn thiết kế theo mẫu (phụ lục 2.18)
4.1.2 Phương pháp quan sát:
Thông tin được thu thập thông qua quan sát trực tiếp việc phân công công việc và thực hiện kế toán của cán bộ, nhân viên kế toán của công ty, theo dõi quá trình từ khâu vào chứng từ, luân chuyển chứng từ, tới khâu nhập dữ liệu vào máy, lên Bảng cân đối tài khoản, lập Báo cáo tài chính. Những thông tin này, giúp đánh giá phần nào quy trình thực hiện các công việc. Mặt khác, những thông tin này không phụ thuộc vào câu trả lời hay trí nhớ của nhân viên kế toán, do đó mà kết quả thu được sẽ khách quan và chính xác hơn, làm tăng độ tin cậy của thông tin.
4.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Trong quá trình thực nghiệm và thực tập em cũng có cơ hội nghiên cứu một số tài liệu của đơn vị thực tập. Vì được nghiên cứu tài liệu mà em đã kiểm tra được thông tin mà phương pháp phỏng vấn không mang lại được.
Ngoài ra em cũng đã nghiên cứu các công trình có đề tài liên quan đến đề tài được thực hiện của các luận văn khóa trước và các sách chuyên ngành kế toán, chế độ, chuẩn mực kế toán, truy cập các trang web liên quan đến kế toán KQKD nhằm bổ sung kiến thức về mặt lí luận.
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp so sánh: là phương pháp được thực hiện thông qua việc đối chiếu giữa các sự vật, hiện tượng với nhau để thấy được những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Trong quá trình nghiên cứu kế toán KQKD nội dung của phương pháp này được cụ thể hóa thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn về công tác kế toán KQKD trong DN, đối chiếu công tác kế toán KQKD giữa các DN thương mại để thấy được điểm mạnh, lợi thế mà DN đã đạt được, đối chiếu số liệu giữa chứng từ gốc với các sổ kế toán liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa số Cái và Bảng tổng hợp chi tiết để có kết quả chính xác khi lên Báo cáo tài chính.
Phương pháp tổng hợp số liệu: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp kết quả của các phiếu điều tra- phỏng vấn theo từng nội dung cụ thể trong phiếu, từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá cụ thể phục vụ cho công tác kế toán KQKD tại công ty.
Sở dĩ em chọn các phương pháp trên là do đây là những phương pháp đơn gian, dễ hiểu, dễ thực hiện và quan trọng nhất là nó phù hợp với đề tài mà em thực hiện.
5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Bài khóa luận tốt nghiệp, ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An.
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1 Một số khái niệm và lý thuyết về kế toán kết quả kinh doanh.
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1.1 Nhóm chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập.
Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vu cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: được tính bằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ (-) các khoản giảm trừ (như: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp).
- Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền thu được từ các hoạt động đầu tư tài chính.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN, có thể phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đó xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Thu nhập khác: Là khoản thu gúp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
b. Nhóm chỉ tiêu về chi phí:
Chi phí: là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu.
Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.
Chi phí tài chính: là các chi phí, các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính.
Chi phí khác: là các khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự kiện hoặc các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của DN mang lại. Ngoài ra cũng bao gồm các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót từ những năm trước nay phát hiện ghi bổ sung.
Giá vốn hàng bán: là trị giá thực tế của số hàng đó tiêu thụ trong kỳ được tính bằng tổng các khoản chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng bán ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Kế toán kết quả kinh doanh (theo kế toán tài chính): là kết quả cuối cùng về các hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của cỏ hoạt động kinh tế đó được thực hiện.Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì doanh nghiệp bị lỗ.
Kết quả kinh doanh (theo Kế toán quản trị): Là kết quả cuối cùng về các hoạt động của DN trong một kỳ kế toán nhất định, là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí các hoạt động kinh tế được thực hiện, mà trong đó các khoản mục chi phí được phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (bao gồm: biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, tỉ lệ với sự thay đổi về mức độ hoạt động kinh doanh trong kỳ và định phí là những khoản chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động trong một phạm vi phù hợp).
Thuế thu nhập DN: Thuế TNDN bao gồm toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế TNDN, kể cả các khoản thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài mà Việt Nam chưa ký hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế TNDN bao gồm cả cỏc loại thuế liên quan khác được khấu trừ tại nguồn đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thường trỳ tại Việt Nam được thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có) ; hoặc thanh toán dịch vụ cung cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nước ngoài theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hành.
Chi phí thuế TNDN: là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.
1.1.2 Một số vấn đề lý thuyết liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động của DN trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm), là biểu hiện bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì DN có lãi, nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí thì DN bị lỗ.
Trong doanh nghiệp, kết quả kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về BH & CCDV và doanh thu tài chính với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN và chi phí tài chính. Thông thường, kết quả hoạt động kinh doanh thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong DN thương mại dịch vụ.
Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác ngoài dự tính của DN, hay những khoản thu không mang tính chất thường xuyên, hoặc những khoản thu có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại.
Thu nhập khác: Là các khoản thu nhập khác của DN ngoài các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, bao gồm:
- Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
- Giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa, TSCĐ được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát > giá trị ghi sổ hàng hóa, giá trị còn lại của TSCĐ.
- Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, điều kiện thanh toán.
- Thu về các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, các khoản thu năm trước bỏ sót nay phát hiện ghi bổ sung.
- Thu từ vật tư, hàng hóa dôi thừa hoặc tài sản thừa phát hiện trong kiểm kê hoặc thừa chờ giải quyết, nay xử lý vào thu nhập khác.
- Thu hồi các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ.
- Ngân sách thoái thu thuế, miễn giảm thuế.
- Thu nhập về quà biếu tặng của các tổ chức, cá nhân cho DN.
Chi phí khác: Là những khoản chi phí thực tế phát sinh các khoản lỗ do các sự kiện hoặc các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của DN mang lại. Ngoài ra còn bao gồm các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót từ những năm trước, năm nay phát hiện ghi bổ sung. Thuộc chi phí khác bao gồm một số khoản chi phí sau:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý.
- Giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa, TSCĐ được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát < giá trị ghi sổ hàng hóa, giá trị còn lại của TSCĐ.
- Vật tư hàng hóa thiếu trong khi kiểm kê, thiếu chờ xử lý, được xử lý vào chi phí khác.
- Tiền phạt bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế, hợp đồng tín dụng.
- Số tiền bị phạt thuế, ngân sách truy thu thuế.
- Các khoản chi phí kinh doanh bị bỏ sót những năm trước nay phát hiện ghi bổ sung.
- Các khoản chi phí khác.
Phương pháp xác định KQKD:
-Kết quả hoạt động kinh doanh.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV
=
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp DV trong kì
-
Chiết khấu thương mại
-
Giảm giá hàng bán
-
Doanh thu hàng bán bị trả lại
-
Thuế TTĐB,
Thuế XK,
Thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp
-Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
Lợi nhuận gộp về bán
Hàng và cung cấp DV
=
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp DV
-
Trị giá vốn
hàng bán
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
=
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV
+
Doanh thu hoạt động tài chính
-
Chi phí tài chính
-
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý DN
-Kết quả hoạt động khác.
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
-Kết quả kinh doanh trước thuế.
Kết quả kinh doanh trước thuế
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
+
Lợi nhuận khác
-Kết quả kinh doanh sau thuế.
Kết quả kinh doanh sau thuế
=
Kết quả kinh doanh trước thuế
-
Chi phí thuế thu nhập DN
Trong đó: Chi phí thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế X Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế : Là thu nhập chịu thuế của 1 kỳ được xác định theo quy định của luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp.
Thuế suất thuế TNDN: Tùy vào từng loại hình DN và ngành kinh doanh mà Nhà nước có các mức thuế suất khác nhau.
Từ năm 2008, trở về trước mức thuế suất là 28%. Từ năm 2009 mức thuế suất là 25%.
1.2 Nội dung nghiên cứu.
1.2.1 Kế toán kết quả kinh doanh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành, công bố 26 CMKTVN và chế độ kế toán DN theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC năm 2006. Các chuẩn mực này quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp kế toán cơ bản làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính. Đối với kế toán KQKD có các chuẩn mực kế toán liên quan như: Chuẩn mực số 01 “ Chuẩn mực chung”, Chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho”, Chuẩn mực số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”, Chuẩn mực số 17 “ Thuế thu nhập doanh nghiệp”.
1.2.1.1 VAS 01: Chuẩn mực chung
Theo chuẩn mực 01, kế toán kết quả kinh doanh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Cơ sở dồn tích: Để xác định được kết quả kinh doanh chính xác thì việc theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách ghi sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế là việc cần làm. Nhân viên kế toán ghi sổ không căn cứ vào thời điểm thực thu , thực tế chi tiền, các khoản tương tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí. Kết quả thu được từ kế toán xác định kết quả kinh doanh được thể hiện trên BCTC, do vậy BCTC trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động liên tục: Kế toán kết quả kinh doanh được thực hiện trên cơ sở giả địn là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nhờ đó kết quả kinh doanh kỳ này sẽ mang tính kế thừa logic với các kỳ kế toán trước và sau.
Giá gốc: Trong quá trình xác định kết quả kinh doanh, tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Ghi nhận theo giá gốc là việc ghi nhận số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đóvào thời điểm tài sản được ghi nhận.
Phù hợp: Để xác định chính xác kết quả kinh doanh thì việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Nghĩa là khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải đồng thời ghi nhận một khoản chi phí tương đương có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó, chi phí này gồm các chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán kết quả kinh doanh DN đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán. Có như vậy thì kết quả kinh doanh mới được xác định nhanh chóng, kịp thời.
Thận trọng: Kết quả kinh doanh cần phải được kế toán xác định nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của số liệu kinh tế để các nhà quản trị đánh giá được một cách đúng đắn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần xem xét, cân nhắc, phán đoán kỹ lưỡng khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng áp dụng trong kế toán kết quả kinh doanh đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng cho kỳ tiếp theo nhưng không lập quá lớn, làm ảnh hưởng đến kết quả thực tế thu được từ hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện tại.
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập, nếu làm vậy sẽ khiến xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ được chính xác.
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí để có thể xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ được chính xác.
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí, như vậy mới tạo ra nền tảng cơ sở tốt cho kế tốan xác định kết quả kinh doanh được thực hiện hiệu quả.
Trọng yếu: Kết quả kinh doanh thu được phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Nhìn vào đó các nhà quản trị sẽ đưa ra các quyết định phù hợp với đặc thù ngành kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy yêu cầu đặt ra là số liệu kết quả kinh doanh thu được không nên có sai lệch so với thực tế. Tính trọng yếu của thông tin phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể, mà nếu thông tin đó thiếu chính xác sẽ làm sai lệch kết quả kinh doanh thu được, ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC.
1.2.1.2 Doanh thu và thu nhập khác( Chuẩn mực số 14)
Từ chuẩn mực số 01 và chuẩn mực số 14 ta thấy:
Thứ nhất, đối với doanh thu BH & CCDV trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thỡ doanh thu BH & CCDV là giá bán chưa bao gồm thuế VAT.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế VAT hoặc chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp thỡ doanh thu BH & CCDV là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế VAT.
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB hoặc thuế XK thỡ doanh thu BH & CCDV là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB hoặc thuế XK.
- Trong trường hợp DN nhận gia công hàng hóa hoặc nhận bán đại lý, kí gửi thỡ chỉ phản ỏnh vào doanh thu số tiền gia công thực tế hoặc hoa hồng bán đại lý mà DN được hưởng.
- Trong trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả gúp thỡ doanh thu bỏn hàng là giỏ bỏn trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lói tớnh trờn khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
Theo mục 10 chuẩn mực 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa món tất cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đó chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc háng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp khụng cũn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đó thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Theo mục 18 chuẩn mực số 14, Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đó ghi nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. Khi không chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đó ghi vào doanh thu (Nợ phải thu khú đũi) thỡ phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Thứ hai, theo mục 24, 25 của chuẩn mực 14, doanh thu hoạt động tài chớnh là doanh thu từ tiền lói, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa món đồng thời hai (2) điều kiện sau:
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Và doanh thu đó được ghi nhận trên cơ sở:
- Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
- Tiền bản quyền được ghi nhận trên cơ sở dồn tích phù hợp với hợp đồng.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Thứ ba, theo mục 30 chuẩn mực số 14, Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: Thu về thanh lý tài sản cố định, nhượng bán tài sản cố định; Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường; Thu được các khoản nợ phải thu đó xúa sổ tớnh vào chi phớ kỳ trước; Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại và cỏc khoản thu khỏc.
1.2.1.3 Giá vốn và các khoản chi phí.
Từ chuẩn mực số 01, 02 và chế dộ kế toỏn hiện hành ta thấy rằng:
Thứ nhất, về giỏ vốn, trị giỏ thực tế của hàng xuất kho đó tiờu thụ được tính theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO); Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO); Phương pháp thực tế đích danh. DN có thể lựa chọn một trong bốn phương pháp trên phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN mỡnh nhưng phải sử dụng thống nhất trong kỡ kế toỏn. Chi phớ được tính vào giá vốn thường bao gồm các khoản dự phũng giảm giỏ hàng tồn kho, cỏc khoản hao hụt của hàng tồn kho sau khi đó trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản xuất chung không được phân bổ và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho hàng xuất kho. Đối với bán ngay sau khi mua (không qua kho) trị giá vốn hàng bán bao gồm giá mua hàng theo hóa đơn và các khoản chi phí phát sinh trong khi mua hàng.
Thứ hai, về chi phớ tài chớnh, bao gồm:
- Chi phớ liờn doanh, liờn kết khụng tớnh vào giỏ trị vốn gúp.
- Chi phí cho thuê tài sản; giá trị của bất động sản khi chuyển nhượng.
- Chi phí mua bán chứng khoán kể cả tổn thất trong đầu tư (nếu có).
- Lỗ do nhượng bán ngoại tệ, do chênh lệch tỉ giá hối đoái, do đánh giá lại số dư tài khoản ngoại tệ cuối kỳ.
- Thuế VAT phải nộp của hoạt động đầu tư tài chính trong trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.
- Chi phớ về lói vay phải trả (khụng bao gồm tiền lói được vốn hóa).
- Dự phũng giảm giỏ đầu tư chứng khoán.
- Chiết khấu thanh toỏn cho khỏch hàng.
- Các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ngoài DN…
Thứ ba, về chi phớ bỏn hàng bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, chi phớ mụi giới, tiếp thị, bảo quản, vận chuyển…khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí bảo hành, quảng cáo, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Thứ tư, về chi phớ quản lớ DN bao gồm: Tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý DN, khấu hao tài sản cố định dành cho DN, chi phí vật liệu đồ dung, các khoản thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền chung cho toàn DN như lói vay, dự phũng, phớ kiểm toỏn,…
Thứ năm, về chi phớ khỏc bao gồm: Giỏ trị cũn lại của tài sản cố định khi nhượng bán, thanh lý; Chi phớ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng; Bị phạt thuế, truy nộp thuế; Các khoản chi phớ do kế toỏn ghi nhầm, bỏ sút khi vào sổ kế toỏn và cỏc khoản chi phớ khỏc.
1.2.1.4 Chi phí thuế TNDN
Trong chuẩn mực kế toỏn 17 chỉ ra rằng, thuế TNDN được hạch toán là một khoản chi phí khi xác định kết quả tài chính của DN trong một năm tài chính. Chi phớ thuế TNDN bao gồm chi phớ thuế thu nhập hiện hành và chi phớ thuế thu nhập hoón lại. Chi phớ thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tớnh trờn thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành. Chi phí thuế thu nhập hiện hành được hạch toán để xác định kết quả tài chính khi quyết toán năm nhưng trong năm DN vẫn phải tạm tính và nộp thuế TNDN vào Ngân sách Nhà Nước. Việc tạm nộp và quyết toán thuế đều phải căn cứ vào tờ khai thuế TNDN. Hàng quý khi xác định được thu nhập chịu thuế của thuế, DN phải lập tờ khai thuế và ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế TNDN theo mức thuế suất mà DN phải chịu. Cuối năm tài chính, căn cứ vào từ khai quyết toán thuế DN xác định và ghi số thuế TNDN thực phải nộp trong năm là chi phí thuế TNDN hiện hành. Đây là khoản chi phí được tính vào chi phí hợp lí của DN để xác định kết quả kinh doanh trong kỡ.
Chi phớ thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm và tài sản thuế thu nhập hoãn lại của DN. Cơ sở để xác định hai khoản mục này là các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh do có sự khác biệt về thời điểm DN ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.
Như vậy, trên đây là một số nội dung của một số chuẩn mực và chế độ liên quan tới kế toán KQKD, là nền tảng cho quá trình thực hiện cụng tỏc xác định kết quả kinh doanh của DN.
1.2.2 Kế toán kết quả kinh doanh theo chế độ kế toán hiện hành
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và kỹ thuật Phú An.doc