Đề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 4 1.1. Cơ sở hình thành đề tài: 4 1.2. Mục tiêu của đề tài: 4 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu: 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu: 5 1.5.1. Phương Pháp thu thập số liệu: 5 1.5.2. Phương pháp xử lý số liệu: 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 2.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa xác định kết quả kinh doanh 6 2.1.1. Khái niệm: 6 2.1.2. Kết quả hoạt động tài chính: 6 2.1.3. Kết quả hoạt động khác: 6 2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh: 6 2.2. Kế toán xác định doanh thu 7 2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 7 2.2.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính: 9 2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu: 9 2.2.4. Kế toán giá vốn hàng bán: 11 2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng: 12 2.2.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 13 2.2.7. Chi phí tài chính: 13 2.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác 14 2.3.1. Kế toán thu nhập khác: 14 2.3.2. Kế toán chi phí khác: 14 2.4. Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 14 2.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 15 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BA BÉ 17 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 17 3.2. Tổng quan về doanh nghiệp: 17 3.2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp: 17 3.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp: 18 3.3. Tổ chức bộ máy kế toán đang được áp dụng tại doanh nghiệp: 19 3.3.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính: 19 3.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: 20 3.3.3. Các báo cáo doanh nghiệp sử dụng: 20 3.4. Khái quát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007- 2009: 21 3.4.1 Tình hình kinh doanh: 21 3.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian vừa qua: 23 3.4.3. Phương hướng hoạt động tương lai: 23 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KÊT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN BA BÉ 24 4.1. Kế toán doanh thu: 24 4.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 24 4.2. Kế toán chi phí 26 4.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán: 26 4.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 29 4.2.4. Chi phí tài chính: 30 4.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác 31 4.4. Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 32 4.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 32 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 5.1. Kết luận: 35 5.1.1. Về cơ cấu tổ chức, quản lý: 35 5.1.2. Về hoạt động kinh doanh: 35 5.1.3. Về công tác kế toán: 36 5.2 Kiến nghị 37 5.2.1. Về cơ cấu tổ chức, quản lý: 37 5.2.2. Về hoạt động kinh doanh: 37 5.2.3. Về công tác kế toán: 38

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO cũng chính là lúc Việt Nam bước vào cánh cửa thương mại toàn cầu hóa có cơ hội đặt ngoại giao với nhiều nước, tiếp xúc với nhiều loại sản phẩm chất lượng cao trên thế giới. Bên cạnh đó, sự phát triển của đất nước kéo theo đó là sự ra đời của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, khi đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm sao mang lại lợi nhuận cao nhất. Doanh nghiệp để có lợi nhuận cao nhất phải thông qua nhiều nhân tố ảnh hưởng từ bên trong và bên ngoài. Bên trong, đó là công tác quản lý chi phí sao cho chi phí ở mức thấp nhất và doanh thu ở mức cao nhất khi đó lợi nhuận sẽ cao. Bên ngoài, đó là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay. Kế toán là một bộ phận giúp cho doanh nghiệp nhận biết được tình hình hoạt động của công ty đang trong tình trạng như thế nào? Mặt khác còn giúp cho doanh nghiệp phản ánh kịp thời và chính xác các khoản chi không phù hợp của doanh nghiệp để doanh nghiệp có phương hướng khắc phục các khoản chi đó trong quá trình sản xuất kinh doanh để đạt lợi nhuận cao. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán trong một doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH” tại Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu : Tìm hiểu phương pháp hạch toán và kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa. Nghiên cứu quá trình ghi chép, xử lý, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh. Từ đó, có thể đưa ra một số nhận xét và giải pháp để xí nghiệp xem xét và vận dụng để hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống kế toán trong xí nghiệp. 1.3 Phạm vi nhiên cứu: Nghiên cứu kế toán xác định kết quả kinh doanh của Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa trong quý IV năm 2009. Chỉ nghiên cứu chi phí và doanh thu liên quan đến việc xác định kết quả kinh doanh. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ thực tế thông qua sổ cái và sổ chi tiết các tài liệu có liên quan. Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu này được thu thập bằng cách phỏng vấn các lãnh đạo và bộ phận kế toán trong xí nghiệp phân tích số liệu được ghi trên sổ sách và báo cáo của xí nghiệp. Xử lý và phân tích số liệu bằng phương pháp chọn lọc, tổng hợp. Tham khảo một số sách chuyên ngành và các đề tài nghiên cứu trước đó. 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu sẽ giúp ta xác định được kết quả kinh doanh của xí nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán. Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế, nhằm hoàn thiện kiến thức hơn cho chúng ta. Mặt khác, sẽ thấy được những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán để góp phần làm cho hệ thống kế toán hoàn thiện phù hợp với nền kinh tế hiện nay và giúp cho xí nghiệp xác định kết quả kinh doanh hiệu quả và chính xác hơn. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm: 2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là sự chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần - (giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp) 2.1.2 Khái niệm kết quả hoạt động tài chính Là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn với mục đích kiếm lời. Kết quả của hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Kết quả của hoạt động tài chính = thu nhập hoạt động tài chính - chi phí hoạt động tài chính 2.1.3 Khái niệm kết quả hoạt động khác Là những hoạt động không thường xuyên, không tính trước. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả hoạt động khác = thu nhập khác – chi phí khác 2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.2.1 Khái niệm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được từ giao dịch và nghiệp cụ phát sinh như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu bán hàng = số lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ * đơn giá. 2.2.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản 512-Doanh thu nội bộ. NỢ CÓ TK 511, 512 +Số thuế phải nộp(thuế TTĐB, thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. +Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu. +Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ. Tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ Tài khoản 511, 512 không có số dư cuối kỳ. 2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 2.3.1 Chiết khấu thương mại Khái niệm: Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã làm giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa) dịch vụ với khối lượng theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua, bán hàng. Tài khoản sử dụng: NỢ CÓ TK 521 Số tiền chiết khấu thương mại đã trả lại cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán. Kết chuyển toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 511 để xác định doanh thu thuần trong kỳ. Tài khoản 521- chiết khấu thương mại 2.3.2 Hàng bán bị trả lại Khái niệm: Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm cam kết, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 531- Hàng bán bị trả. NỢ CÓ Trị giá hàng bán bị trả lại , đã trả lại số tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán. Kết chuyển toàn bộ trị giá hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 511 để xác định doanh thu trong kỳ. TK 531 Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. 2.3.3 Giảm giá hàng bán Khái niệm: Giảm giá hàng bán là giảm trừ cho người mua khi hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách… Tài khoản sử dụng: Tài khoản 532- giảm giá hàng bán. TK532 NỢ CÓ Các khoản giảm giá hàng bán đã trả lại cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán. Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 511 để xác định doanh thu thuần trong kỳ. Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ. 2.4 Kế toán xác định giá vốn hàng bán 2.4.1 Khái niệm Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ. Các phương pháp xuất kho: + Giá thực tế đích danh. + Giá bình quân gia quyền. + Giá nhập trước xuất trước. + Giá nhập sau xuất trước. 2.4.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 632 - giá vốn hàng bán NỢ CÓ TK 632 Trị giá vồn thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ. Chi phí nguyên vật liệu, nhân công vượt trên mức bình thường. Khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường. Chi phí xây dựng,tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường. Khoản chênh lệch số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng đã lập năm trước. Giá vốn hàng bán bị trả lại. Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. Kết chuyển giá vồn thành phẩm ,hàng hóa, dịch vụ vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. 2.5 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 2.5.1 Khái niệm Phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. 2.5.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 515 – doanh thu hoạt động tài chính. NỢ CÓ TK 515 + Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có). + Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ. 2.6 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 2.6.1 Khái niệm Phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng, chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ… 2.6.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 635 – chi phí hoạt động tài chính NỢ CÓ TK 635 - Các khoản chi phí của hoạt động tài chính. - Các khoản lỗ do thanh lý đầu tư ngắn hạn. - Các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh lại số dư cuối kỳ của khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ. - Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê có sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ. - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. 2.7 Kế toán chi phí bán hàng 2.7.1 Khái niệm Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như: phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo… 2.7.2 Tài khoản sử dụng NỢ CÓ TK 641 Tập hợp các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ hạch toán. Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 641 – chi phí bán hàng. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ. 2.8 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 2.8.1 Khái niệm Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý, chi phí quản lý hành chánh, chi phí lương, …. 2.8.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. NỢ CÓ TK 642 Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Các khoản giảm trừ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ hạch toán. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ. 2.9 Kế toán các khoản thu nhập khác 2.9.1 Khái niệm Là khoản thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: thu nhập từ nhượng bán thanh lý TSCĐ, thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản, chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư hàng hóa, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu các khoản thuế do ngân sách nhà nước hoàn lại. 2.9.2 Tài khoản sử dụng NỢ CÓ TK 711 Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Tài khoản 711- thu nhập khác Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. 2.10 Kế toán chi phí khác 2.10.1 Khái niệm Là những chi phí (bao gồm khoản lỗ) do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót những năm trước. 2.10.2 Tài khoản sử dụng NỢ CÓ TK 811 Các khoản chi phí khác phát sinh. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản 811 – chi phí khác. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. 2.11 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.11.1 Khái niệm Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. 2.11.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 821- chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. NỢ CÓ TK 821 Chi phí thuế thu nhập hiện hành phát sinh trong năm, thuế thu nhập của các năm trước nộp bổ sung do phát hiện sai không trọng yếu, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Số thuế thu nhập thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập tạm nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi giảm do phát hiện sai sót của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện hành, ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ. 2.12 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.12.1 Khái niệm Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.12.2 Tài khoản sử dụng NỢ CÓ TK 911 - Kết chuyển giá vốn hàng bán. - Kết chuyển chi phí tài chính. - Kết chuyển chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí khác. - Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. - Tổng số doanh thu thuần hoạt động tài chính và hoạt động khác. - Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ). Tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh 2.1 Sơ đồ hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh 2.12.3 Sơ đồ hạch toán TK 632 TK635 TK641,642 TK 811 TK 142 TK 821 TK 421 TK 511 TK 911 TK 512 TK 515 TK 711 TK 421 Cuối kỳ kết chuyển GVHB sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính sau khi trừ đi các khoản giảm trừ. Cuối kỳ kết chuyển CPBH,CPQLDN sau khi đã trừ đi các khoản giãm trừ. Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác. Cuối kỳ kết chuyển TTNDN phải nộp vào kỳ này. Cuối kỳ kết chuyển lãi từ hoạt động của doanh nghiệp. Cuối kỳ kết chuyển lỗ từ hoạt động của doanh nghiệp. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu nội bộ thuần. Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính. Cuối kỳ kết chuyển thu nhập khác. Cuối kỳ kết chuyển chi phí trả trước ngắn hạn. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC PHÚ HÒA- CÔNG TY LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM AN GIANG 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Căn cứ Quyết định số 311/TTg ngày 24/05/1995 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. Căn cứ nghị định số 47/CP ngày 17/07/1995 của chính phủ phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam. Theo đề nghị của Ban Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam tại tờ trình số 1068/TT – TCLĐ/TCT ngày 23/08/2002. Theo Quyết định của Bộ kế hoạch đầu tư, ngày 26/10/1995 Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Công ty lương thực – thực phẩm An Giang thuộc công ty Nhà Nước, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chịu sự quản lý và điền hành trực tiếp của Tổng công ty, được đăng ký kinh doanh và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty chịu trách nhiệm tiến hành các thủ tục về đăng ký kinh doanh, khắc dấu của Công ty tại cơ quan quản lý Nhà nước địa phương. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm xây dựng quy chế về tổ chức, định biên lao động và hoạt động của công ty trình Tổng Giám Đốc Tổng Công ty phê duyệt. Tên giao dịch: Công ty lương thực – thực phẩm An Giang. Địa chỉ: số 6, đường Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An Giang. Ngành nghề kinh doanh: Xay xát lúa, đánh bóng gạo, mua bán nông sản, vật tư nông nghiệp, mua bán – sản xuất chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty lương thực – thực phẩm An Giang được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty lương thực – thực phẩm An Giang, có quyền điều hành cao nhất, phụ trách chung công việc trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm toàn diện hoạt động tổ chức kinh doanh của Công ty. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, kinh doanh xuất nhập khẩu, lao động tiền lương, chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng và kỷ luật, chủ tịch hội đồng lương. Dưới Giám Đốc có 2 Phó Giám Đốc: Phó Giám Đốc trực: Thay mặt Giám Đốc giải quyết công việc khi Giám Đốc đi vắng, phụ trách công tác xây dựng cơ bản. Giúp Giám Đốc theo dõi công tác thi đua – khen thưởng và kỹ luật. Theo dõi và ký hợp đồng bao tiêu lúa, nếp chất lượng cao theo chỉ đạo của Tổng Công Ty. Phó Giám Đốc: Quản lý điều hành quy trình sản xuất chế biến lương thực của toàn Công ty. Điều động sắp xếp hàng hóa mua vào, bán ra theo kế hoạch của công ty. Kinh doanh lúa, gạo, phụ phẩm nội địa. Theo dõi cập nhật các thông tin có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty để báo cáo cho Giám Đốc. Dưới Giám đốc là các bộ phận quản lý gồm có 3 phòng: + Phòng tổ chức hành chính. + Phòng kế hoạch kinh doanh. + Phòng tài chính kế toán. Ba phòng này có trách nhiệm hoạch ra những kế hoạch, chiến lược mới và tham mưu của công ty. Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Dưới các phòng này là các bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp Phú Hòa Trạm TP HCM Xí nghiệp Châu Phú Xí nghiệp Long Xuyên Xí nghiệp Bình Khánh Phòng tài chính kế hoạch Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức hành chánh Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Giám Đốc Xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc ( Nguồn : Phòng hành chính ) 3.2 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Xí nghiệp Chế biến Lương thực Phú Hòa là đơn vị thuộc Công Ty Lương Thực Thực Phẩm An Giang được thành lập theo quyết định số 257/QĐ-HĐQT ngày 12 tháng 12 năm 2008. Tháng 3 năm 2009 Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa đã đi vào hoạt động. Xí nghiệp Chế biến Lương thực Phú Hòa là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trong khối văn phòng Công Ty Lương Thực Thực phẩm An Giang. Lĩnh vực kinh doanh của xí nghiệp là sản xuất và kinh doanh thương mại, dịch vụ. Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động chính của Xí nghiệp là: Xay xát lúa, đánh bóng gạo Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Phú Hòa.TT Phú Hòa.Thoại Sơn.An Giang Hoạt động chủ yếu: Xay Xát lúa, đánh bóng gạo. Công suất thiết bị chế biến: 48 tấn/h. Năng lực kho chứa: 40.000 tấn. Sản phẩm: Gạo, Tấm Cám. Quy cách đóng gói: Bao 50 kg. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp Do xí nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động tháng 3 năm 2009 nên cơ cấu tổ chức xí nghiệp tương đối đơn giản. 3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp Sơ đồ 3.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của xí nghiệp Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán trưởng ( Nguồn : Phòng hành chính ) Kế toán trưởng: Giúp thủ trưởng đơn vị tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán theo chế độ hiện hành. Kế toán thanh toán: thực hiện thu chi vốn bằng tiền, hạch toán theo các tài khoản đối ứng, in số thu chi tiền mặt và sổ cái tiền mặt, kiểm tra đối chiếu thường xuyên với thủ quỹ. Kế toán tổng hợp: Trợ lý cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ quyết toán hàng tháng,cân, chỉnh, lập các biểu kế toán. Thủ quỹ: Theo dõi việc thu chi tiền mặt, theo chứng từ hợp lệ và bảo quản tiền mặt của xí nghiệp. 3.2.4 Hình thức ghi chép,ghi sổ Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính. Theo hình thức chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán sử dụng là EIECT. Chế độ kế toán áp dụng: Xí Nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Số thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ Số quỹ Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Nhật ký sổ cái Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Chứng từ kế toán Chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Phương hướng hoạt động của Xí nghiệp Theo nhận định năm 2010, tình hình xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, toàn bộ công nhân viên công ty cố gắng nổ lực hết mình, tận dụng mọi nguồn lực có sẵn. Hiện tại, công ty đang tiến hành xây kho ở Huyện Tân Châu, xây dựng cửa hàng ở Huyện Châu Phú để bán thực phẩm. Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa do mới đi vào hoạt động tháng 3 năm 2009 nên tình hình xí nghiệp chưa được ổn định.Tuy nhiên, các cán bộ nhân viên xí nghiệp sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành kế hoạch trong năm 2010. Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa là Xí nghiệp trực thuộc Công Ty Lương Thực Thực Phẩm An Giang cho nên kế hoạch chủ yếu của Xí nghiệp chỉ là thu mua lúa gạo nguyên liệu sản xuất gạo thành phẩm cung ứng nội bộ cho công ty theo chỉ tiêu công ty giao trong năm cho Xí nghiệp, kế hoạch sản xuất thì dựa trên năng lực sản xuất của thiết bị và sức chứa của kho, kế hoạch năm 2010 của xí nghiệp là sản xuất 45.000 tấn gạo thành phẩm các loại, đang chuẩn bị đầu tư thêm giai đoạn 2, xây dựng thêm nhà máy xây lúa và kho chứa lúa 30.000 tấn. CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC PHÚ HÒA 4.1 Kế toán doanh thu bán hàng Xí nghiệp bán hàng chủ yếu bằng phương thức trực tiếp cho khách hàng, dựa trên hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Khi xuất hàng giao cho khách hàng theo thuận ghi trong hợp đồng, phòng kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu. Khi ghi nhận doanh thu Xí nghiệp sử dụng hóa đơn: + Hóa đơn có thuế GTGT. + Phiếu thu. + Phiếu xuất kho. Đối với doanh thu bán Phụ phẩm (TK 511) như tấm, cám thì sử dụng hóa đơn bán hàng có thuế GTGT. Đối với doanh thu nội bộ (TK 512) thì căn cứ để ghi nhận doanh thu là Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo mẫu của BTC và xác nhận của Phòng kinh doanh thuộc công ty sau khi hoàn tất thủ tục giao nhận gạo tại Cảng. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng: + Tài khoản 5111: Đối với doanh thu là phụ phẩm. + Tài khoản 5112: Đối với doanh thu là thành phẩm. Tài khoản 512: Doanh thu nội bộ Doanh thu bán hàng Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Ngày 25/10/2009, Xuất bán 7.784 kg gạo thóc cho thương lái Nguyễn Văn Sơn, đơn giá 7.277 đồng/kg (bao gồm 10% thuế GTGT), dựa trên hóa đơn PT1009-02 kế toán ghi nhận: Nợ TK 131 56.644.165 Có TK 5111 51.494.698 Có TK 3331 5.149.467 2. Ngày 17/11/09, Xuất bán 5.841,87 kg gạo thành phẩm 5% cho thương lái Lê Lam Anh Thư, đơn giá 8339,1 (bao gồm 10% thuế GTGT), dựa trên hóa đơn PT1109-03 kế toán ghi nhận: Nợ TK 131 48.715.939 Có TK 5112 44.287.216 Có TK 3331 4.428.723 3. Ngày 21/12/09, Xuất bán 17.703,24 kg gạo thành phẩm 15% cho thương lái Lê Minh Hiền, đơn giá 8255,5 (bao gồm 10% thuế GTGT), dựa trên hóa đơn PT1209-06 kế toán ghi nhận: Nợ TK 131 146.149.098 Có TK 5112 132.862.816 Có TK 3331 13.286.282 Bảng 4.1: SỔ CÁI TỔNG HỢP TK 511 DOANH THU BÁN HÀNG Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT:Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 9/10/09 PT1009-01 Doanh thu bán gạo TP15% 111 140.344.629 25/10/09 PT1009-02 Doanh thu bán gạo thóc. 131 56.644.165 17/11/09 PT1109-03 Doanh thu bán gạo TP 5% 131 48.715.939 18/11/09 PT1109-04 Doanh thu bán gạo TP 5% 111 48.339.537 26/11/09 PT1109-05 Doanh thu bán cám ướt 131 1.438.921 21/12/09 PT1209-06 Doanh thu bán gạo TP 15% 111 146.149.098 28/12/09 PT1209-07 Doanh thu bán Tấm 2.3 111 1.592.497 31/12/09 KC1209 Kết chuyển doanh thu bán hàng sang TK 911 911 443.224.786 Tổng cộng 443.224.786 443.224.786 (Nguồn: phòng kế toán) Quý IV năm 2009, tổng số phát sinh của TK 511 là 443.224.786 đồng. Đây là doanh thu thuần được kết chuyển vào TK 911. Hạch toán: Nợ TK 131 106.799.025 Nợ TK 111 336.425.761 Có TK 511 443.224.786 Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911- để xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511 443.224.786 Có TK 911 433.224.786 Doanh thu nội bộ: Doanh thu nội bộ của xí nghiệp chủ yếu là doanh thu từ phía công ty. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Ngày 19/12/2009, Xuất bán cho nội bộ công ty 11.740.701 kg gạo thành phẩm 15% tấm, tổng số tiền phải thu là 90.532.553.079, dựa trên hóa đơn PTNB/1201kế toán ghi nhận: Nợ TK 1368 90.532.553.079 Có TK 512 90.532.553.079 2. Ngày 28/12/2009, Xuất bán cho nội bộ công ty 3.172.448 kg gạo thành phẩm 5% tấm, tổng số tiền phải thu là 23.793.366.521, dựa trên hóa đơn PTNB/1202 kế toán ghi nhận: Nợ TK 1368 23.793.366.521 Có TK 512 23.793.366.521 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 19/12/09 PTNB/1201 Doanh thu bán nội bộ công ty gạo TP 15% tấm. 1368 90.532.553.079 28/12/09 PTNB/1202 Doanh thu bán nội bộ công ty gạo TP 5% tấm. 1368 23.793.366.521 31/12/09 KCNB1209 Kết chuyển doanh thu nội bộ sang TK 911 911 114.325.919.600 Tổng cộng 114.325.919.600 114.325.919.600 Bảng 4.2: SỔ CÁI TỔNG HỢP TK 512 DOANH THU NỘI BỘ Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31.12.2009 ĐVT:Đồng (Nguồn: phòng kế toán) Quý IV năm 2009, tổng số phát sinh của TK 512 là 114.325.191.600 đồng. Đây là doanh thu nội bộ được kết chuyển vào TK 911. Hạch toán: Nợ TK 1368 114.325.191.600 Có TK 512 114.325.191.600 Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911- để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 512 114.325.191.600 Có TK 911 114.325.191.600 4.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Trong quý IV năm 2009, Xí nghiệp không có các khoản giảm trừ doanh thu. Do trong kỳ xí nghiệp không có giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại cho khách hàng, 4.3 Kế toán xác định giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán của xí nghiệp là giá vốn lúa, gạo nguyên loại, phụ phẩm các loại…. Kế toán theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiệp vụ bán hàng của xí nghiệp. Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ = Trị giá nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Xí nghiệp xác định giá vốn hàng bán ra theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 632 Phiếu xuất kho: có 3 liên Liên 1: Lưu. Liên 2: Giao cho người mua. Liên 3: Giao cho thủ kho. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Giá vốn lúa các loại để chế biến gạo thành phẩm 15% và gạo thành phẩm 5% là: 114.214.021. Nợ TK 632 114.214.021 Có TK 152 114.214.021 2. Giá vốn phụ phẩm các loại để chế biến cám ướt, tấm 2.3, gạo thóc là: 400.545.066 Nợ TK 632 400.545.066 Có TK 155 400.545.066 Bảng 4.3: SỔ CÁI TỔNG HỢP TK 632 GIÁ VỐN HÀNG BÁN Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT:Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 26/12/09 HD/12-01 Giá vốn lúa các loại 152 114.214.021 26/12/09 HD/12-02 Giá vốn gạo nguyên liệu các loại 152 4.328.546 26/12/09 HD/12-03 Giá vốn phụ phẩm các loại 155 400.545.066 26/12/09 HD/12-04 Giá vốn gạo các loại 157 110.149.003.367 26/12/09 KC1209 Kết chuyển giá vốn sang TK 911 911 110.668.091.000 Tổng cộng 110.668.091.000 110.668.091.000 (Nguồn: phòng kế toán) Quý IV năm 2009, tổng số phát sinh của TK 632 là 110.668.091.000đồng. Đây là giá vốn hàng bán được kết chuyển vào TK 911. Hạch toán: Nợ TK 632 110.668.091.000 Có TK 152 118.542.567 Có TK 155 400.545.066 Có TK 157 110.149.003.367 Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911- để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 110.668.091.000 Có TK 632 110.668.091.000 4.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Do xí nghiệp không mở tài khoản ngân hàng nên không phát sinh các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, mặt khác do khách hàng thanh toán đúng hạn hoặc thanh toán ngay nên xí nghiệp không phát sinh các khoản lãi do khách hàng trả chậm. 4.5 Kế toán chi phí hoạt động tài chính Trong quý IV năm 2009, Xí nghiệp không có các khoản chi phí hoạt động tài chính. Vì xí nghiệp không có phát sinh các hoạt động tài chính như: phí chuyển tiền, phí nhận tiền, chi phí lãi vay,… 4.6 Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán hàng như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì… Tài khoản sử dụng: Tài khoản 641 Chứng từ sử dụng: Phiếu chi. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Ngày 10/10/2009, chi tiền mặt thanh toán chi phí vận chuyển tổng số tiền thanh toán 2.046.682 (bao gồm 5% thuế GTGT). Căn cứ trên phiếu chi PC1802 kế toán ghi nhận: Nợ TK 641 1.949.221 Nợ TK 133 97.461 Có TK 111 2.046.682 2. Ngày 26/11/2009, chi tiền mặt thanh toán chi phí bốc vác xuất cám ướt tổng số tiền thanh toán 20.600 (bao gồm 5% thuế GTGT). Căn cứ trên phiếu chi PC1816 kế toán ghi nhận: Nợ TK 641 1.9619 Nợ TK 133 981 Có TK 111 20.600 3. Ngày 29/12/2009, phải trả nội bộ văn phòng công ty với tổng số tiền 22.851.436. Căn cứ trên phiếu chi PC1838 kế toán ghi nhận: Nợ TK 641 22.851.436 Có TK 336 22.851.436 Bảng 4.4: SỔ CÁI TỔNG HỢP TK 641 CHI PHÍ BÁN HÀNG Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT:Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 10/10/09 PC1802 Chi phí vận chuyển 111 2.046.682 10/10/09 PC1806 Chi phí bốc vác xuất gạo thành phẩm 15% 111 2.232.568 19/10/09 PC1810 Chi phí bốc vác xuất gạo thóc 111 1.279.240 27/10/09 PC1812 Chi phí bao bì theo hàng 153 1.575.083 18/11/09 PC1815 Chi phí bốc vác xuất gạo thành phẩm 5% 111 3.365.000 26/11/09 PC1816 Chi phí bốc vác xuất cám ướt 111 20.600 29/11/09 PC1820 Chi phí bao bì theo hàng 153 2.275.000 22/12/09 PC1822 Chi phí bốc vác xuất gạo thành phẩm 15% 111 16.957.250 28/12/09 PC1826 Chi phí bốc vác xuất tấm 2.3 111 24.072 28/12/09 PC1832 Chi phí vận chuyển 111 5.797.000 29/12/09 PC1838 Phải trả nội bộ văn phòng công ty 336 22.851.436 KC1209-001 Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 911 58.423.931 Tổng cộng 58.423.931 58.423.931 (Nguồn: phòng kế toán) Quý IV năm 2009, tổng số phát sinh của TK 641 là 58.423.931. Đây là chi phí bán hàng được kết chuyển vào TK 911. Hạch toán: Nợ TK 641 58.423.931 Có TK 111 31.722.412 Có TK 153 3.850.083 Có TK 336 22.851.436 Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911- để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 58.423.931 Có TK 641 58.423.931 4.7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh , quản lý hành chính và điều hành chung của toán bộ doanh nghiệp như: chi phí tiền điện thoại, chi phí tiếp khách, chi phí mua đồ dùng văn phòng….Riêng, đối với chi phí lương nhân viên xí nghiệp không trực tiếp tính mà công ty phân bổ sẵn, sau đó đưa xuống xí nghiệp phát lương cho nhân viên. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 642 Chứng từ sử dụng : Phiếu chi. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ: 1. Ngày 10/10/2009, căn cứ trên phiếu chi PC- 1758 mua văn phòng phẩm, kế toán ghi nhận: Nợ TK 642 6.347.895 Có TK 111 6.347.895 2. Ngày 8/11/2009, căn cứ trên phiếu chi PC- 1772 chi tiếp khách, kế toán ghi nhận: Nợ TK 642 2.254.545 Có TK 111 2.254.545 3. Ngày 4/12/2009, căn cứ trên phiếu chi PC- 1781 chi phí trả trước dài hạn thuộc công cụ, dụng cụ, kế toán ghi nhận: Nợ TK 642 60.638.591 Có TK 242 60.638.591 Bảng 4.5: SỔ CÁI TỔNG HỢP TK 642 CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Từ ngày 1/10/2009 đến ngày 31/12/2009 ĐVT:Đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có Số dư đầu kỳ 10/10/09 PC-1758 Chi phí mua đồ dùng văn phòng 111 6.347.895 15/10/09 PC-1760 Chi mua cây kiểng trong khuôn viên xí nghiệp 331 3.448.095 22/10/09 PC-1764 Chi công tác phí nhận gạo 111 1.400.560 26/10/09 PC-1767 Chi tiền điện thoại tháng 9 111 2.134.682 8/11/09 PC-1772 Chi tiếp khách 111 2.254.545 14/11/09 PC-1776 Chi mua văn phòng phẩm 111 8.589.992 23/11/09 PC-1778 Chi mua dầu chạy máy phát điện 331 4.644.725 26/11/09 PC-1779 Chi tiền điện thoại tháng 10 111 2.889.660 4/12/09 PC-1781 Chi phí trả trước dài hạn thuộc công cụ, dụng cụ 242 60.638.591 8/12/09 PC-1783 Chi mua văn phòng phẩm 111 9.899.276 19/12/09 PC-1786 Chi công tác phí nhận gạo 111 900.500 22/12/09 PC-1788 Phải trả nội bộ văn phòng công ty 336 292.232.258 29/12/09 PC-1789 Chi tiền điện thoại tháng 11 111 2.992.461 KC1209-003 Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 398.373.240 Tổng cộng 398.373.240 398.373.240 (Nguồn: phòng kế toán) Quý IV năm 2009, tổng số phát sinh của TK 642 là 398.373.240. Đây là chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào TK 911. Hạch toán: Nợ TK 642 398.373.240 Có TK 111 37.409.571 Có TK 242 60.638.591 Có TK 331 8.092.820 Có TK 336 292.232.258 Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 911- để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 398.373.240 Có TK 642 398.373.240 4.8 Kế toán các khoản thu nhập khác Trong quý IV năm 2009, Xí nghiệp không có các khoản thu nhập khác. 4.9 Kế toán chi phí khác Trong quý IV năm 2009, Xí nghiệp không có các khoản chi phí khác. 4.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển các khoản doanh thu thuần, doanh thu nội bộ vào bên có TK 911 để xác định kết quả kinh doanh trong quý IV năm 2009. Kết chuyển các khoản chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập hiện hành vào bên nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh quý IV năm 2009. Kết chuyển các khoản doanh thu sang bên Có TK 911: Nợ TK 511 443.224.786 Nợ TK 512 114.325.191.600 Có TK 911 114.768.416.386 Kết chuyển các khoản chi phí sang bên Nợ TK 911: Nợ TK 911 111.124.888.171 Có TK 632 110.668.091.000 Có TK 641 58.423.931 Có TK 642 398.373.240 Lợi nhuận trước thuế: 114.768.416.386 - 111.124.888.171 = 3.643.528.215 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: (114.768.416.386 - 111.124.888.171) * 25% = 910.882.054 Nợ TK 8211 910.882.054 Có TK 3334 910.882.054 Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành sang bên Nợ TK 911- xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 910.882.054 Có TK 8211 910.882.054 Tính và kết chuyển lãi sang TK “ 421 – Lợi nhận chưa phân phối” Lợi nhuận sau thuế: 3.643.528.215 - 910.882.054 = 2.732.646.161 Hạch toán: Nợ TK 911 2.732.646.161 Có TK 421 2.732.646.161 Từ kết quả kinh doanh cho thấy quý IV năm 2009 xí nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh rất có hiệu quả thể hiện ở lợi nhuận sau thế khá cao là 2.732.646.161. ð Với kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2010. Cũng với kết quả này có thể dự báo kết quả kinh doanh trong năm 2010 của xí nghiệp sẽ khả quan hơn. Sơ đồ 4.1SƠ ĐỐ HẠCH TOÁN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP TRONG QUÝ IV NĂM 2009 TK 632 TK 511 TK 512 TK 641 TK 821 TK 421 TK 911 110.668.091.000 58.423.931 398.373.240 910.882.054 2.732.646.161 443.224.786 114.325.191.600 TK 642 114.768.416.386 114.768.416.386 CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét Nhìn chung, mặc dù xí nghiệp mới đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2009. Nhưng trong quý IV năm 2009 tình hình kinh doanh của xí nghiệp là rất khả quan. Về phía xí nghiệp: Xí nghiệp đã áp dụng chế độ kế toán theo chuẩn mực kế toán do bộ tài chính quy định. Bộ phận kế toán tương đối đơn giản, các nhân viên xí nghiệp có năng lực, chuyên môn cao và có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. Qua quá trình tìm hiểu cho thấy rằng hoạt động kinh doanh của xí nghiệp hoàn thành tốt và đảm bảo được lợi nhuận. Về công tác kế toán: Xí nghiệp thực hành trên máy vi tính với phần mềm kế toán EIECT có tính hệ thống hóa cao giúp cho việc cập nhật vào sổ sách kế toán được nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ. Công tác quản lý dữ liệu được đảm bảo an toàn. Công tác kế toán hoàn chỉnh và độc lập, hàng tháng xí nghiệp gửi báo cáo về phòng kế toán của công ty, để nhân viên kế toán của công ty tập hợp và lập báo cáo chung cho toàn công ty. Hệ thống kế toán của xí nghiệp tương đối hoàn chỉnh về: + Cách ghi chép, lập chứng từ có trật tự, các số liệu được ghi đầy đủ, chính xác, trung thực và hợp lý. + Công tác tổ chức kế toán có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, tránh sự chồng chéo trong công việc, tạo sự đoàn kết trong nội bộ. Cách tổ chức này sẽ làm cho công việc thực hiện nhanh và chính xác hơn. Về hoạt động kinh doanh: Tuy xí nghiệp mới đi vào hoạt động nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt khá cao. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp có khả quan trong tương lai. 5.2 Kiến nghị Qua quá trình nghiên cứu tôi có đưa ra một số giải pháp để xí nghiệp xem xét: Giải pháp làm tăng lợi nhuận: lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của xí nghiệp. Vì vậy để tăng lợi nhuận xí nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau: ð Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường. ð Tổ chức kinh doanh phù hợp sao cho đủ lượng hàng hóa cung ứng kịp thời cho nhu cầu của thị trường. Giải pháp làm giảm chi phí: các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó để lợi nhuận tăng cao thì cần phải làm giảm các khoản chi phí này. ð Giảm chi phí bán hàng bằng cách giảm bớt các khoản chi phí khâu vận chuyển, dự trữ, hao hụt hàng hóa và các khoản chi phí bán hàng khác nhằm tăng lợi nhuận. ð Phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và đánh giá kịp thời các khoản chi phí để khắc phục, hạn chế các khoản chi phí không phù hợp. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật… nhằm tăng doanh thu tăng lợi nhuận. Về phía kế toán: Việc ghi nhận chi phí bán hàng, đối với các khoản trích lương cho nhân viên xí nghiệp chưa đưa các khoản trích này vào tài khoản 642 nên việc tập hợp tài khoản 642 chưa chính xác dẫn đến việc xác định kết quả kinh doanh không chính xác. Vì vậy, để cho nhân viên được hưởng các lợi ích về sau và khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, gắn bó với xí nghiệp không phải lo gặp khó khăn trong cuộc sống khi ốm đau hay tai nạn…xí nghiệp nên có khoản trích lương cho nhân viên theo quy định với tỷ lệ trích BHXH là 20%, BHYT 2%, BHTN 2% và KPCĐ 2%. Mặt khác, còn giúp cho xí nghiệp xác định kết quả kinh doanh được chính xác hơn. 5.3. Kết luận Về công tác kế toán: Xí nghiệp đã áp dụng hình thức kế toán phù hợp với qui mô của xí nghiệp, đã áp dụng chế độ kế toán đúng theo chuẩn mực kế toán do bộ tài chính quy định. Việc ghi nhận giá vốn hàng bán kế toán thực hiện vào cuối tháng. Do xí nghiệp sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để xác định giá vốn hàng bán nên mõi khi bán hàng không ghi nhận giá vốn hàng bán. Xí nghiệp tiếp cận với thời đại công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm ưu việt trong tính toán và xử lý, đạt hiệu quả cao. Nhân viên trong xí nghiệp có trình độ, có năng lực và sử dụng thành thạo máy vi tính nên chương trình kế toán trên máy vi tính được khai thác hết công dụng. Với những tiền đề thuận lợi trên sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong tương lai được tốt hơn, hiệu quả hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp chế biến lương thực Phú Hòa.DOC
Luận văn liên quan