Đề tài Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang

Trong nền kinh tế thị trường sôi nổi và quyết liệt như hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều là lợi nhuận. Muốn đạt được lợi nhuận tối đa thì buộc các doanh nghiệp phải tạo ra nhiều doanh thu để bù đắp các khoản chi phí đã chi ra trong quá trình kinh doanh. Đồng thời quản lý mọi công việc cho tốt để giảm thiểu chi phí, có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Chính vì thế mà việc kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Để hiểu rõ tầm quan trọng của việc kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, đề tài sẽ tập trung tìm hiểu một số vấn đề như: Chương 1: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung phạm vi, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: trình bày những lý thuyết cơ bản về kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh. Chương 3: giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang. Chương 4: áp dụng những lý thuyết chung về kết toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh vào tình hình thực tế tại Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang. Chương 5: Dựa vào tình hình thực tiễn tại đơn vị đưa ra một số đánh giá và giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế và tăng cường mặt tích cực giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu đề tài không những giúp chúng ta ôn lại những kiến thức đã học mà còn giúp ta có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn trong việc kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài1 1.2. Mục tiêu. 1 1.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu. 1 1.4. Ý nghĩa. 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu. 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH3 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh. 3 2.1.1. Khái niệm3 2.1.2. Mục tiêu và ý nghĩa. 3 2.2. Kế toán doanh thu. 3 2.2.1. Doanh thu hoạt động chính. 3 2.2.1.1. Khái niệm3 2.2.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu. 4 2.2.1.3. Nguyên tắc xác định doanh thu. 4 2.2.1.4. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 4 2.2.1.5. Sơ đồ hạch toán doanh thu. 4 2.2.1.6. Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng. 5 2.2.2. Doanh thu hoạt động tài chính. 5 2.2.3.1. Khái niệm5 2.2.2.2. Nguyên tắc hạch toán. 5 2.2.2.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 6 2.2.3. Thu nhập khác. 6 2.2.3.1. Khái niệm6 2.2.3.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 6 2.2.3.3. Nguyên tắc hạch toán. 6 2.3. Kế toán chi phí7 2.3.1. Kế toán giá vốn hàng bán. 7 2.3.1.1. Khái niệm giá vốn hàng bán. 7 2.3.1.2. Các phương pháp tính giá vốn hàng bán. 7 2.3.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 7 2.3.2. Kế toán chi phí bán hàng. 7 2.3.2.1. Khái niệm chi phí bán hàng. 7 2.3.2.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 8 2.3.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 8 2.3.3.1. Khái niệm chi phí quản lý. 8 2.3.3.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 8 2.3.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính. 8 2.3.4.1. Khái niệm8 2.3.4.2. Nguyên tắc hạch toán. 9 2.3.4.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 9 2.3.5. Kế toán chi phí khác. 9 2.3.5.1.Khái niệm9 2.3.5.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 9 2.3.5.3. Nguyên tắc hạch toán. 9 2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 10 2.4.1. Tài khoản sử dụng. 10 2.4.2. Sơ đồ hạch toán kết quả hạt động kinh doanh. 10 2.5. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 10 2.5.1. Phân tích doanh thu. 10 2.5.1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích doanh thu. 10 2.5.1.2. Nội dung phân tích. 11 2.5.2. Phân tích chi phí11 2.5.2.1. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích chi phí11 2.5.2.2. Nội dung phân tích chi phí11 2.5.3. Phân tích lợi nhuận. 12 2.5.3.1. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận. 12 2.5.3.2. Nội dung phân tích. 12 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ13 3.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang. 13 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 14 3.2.1. Sơ đồ tổ chức. 14 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:14 3.3. Tổ chức bộ máy kế toán. 15 3.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 15 3.3.2. Hệ thống tài khoản, chứng từ sổ sách sử dụng tại công ty.16 3.3.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. 17 3.4. Tình hình nhân sự. 18 3.5. Thị trường tiêu thụ và phương phướng hoạt động trong thời gian tới18 3.6. Những thuận lợi và khó khăn. 18 3.7. Tình hình hoạt động của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang trong 3 Năm 2005, 2006, 2007.19 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG21 4.1. Kế toán doanh thu. 21 4.1.1. Doanh thu hoạt động chính. 21 4.1.1.1. Hình thức tiêu thụ và thanh toán tại công ty. 21 4.1.1.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu tại doanh nghiệp. 21 4.1.1.3. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 21 4.1.1.4. Quy trình hạch toán doanh thu và ghi sổ kế toán. 22 4.1.2. Doanh thu hoạt động tài chính. 24 4.1.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 24 4.1.2.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 24 4.1.3. Thu nhập khác. 25 4.1.3.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 25 4.1.3.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 25 4.2. Kế toán chi phí26 4.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán. 26 4.2.1.1. Phương pháp tính giá vốn hàng bán tại công ty. 26 4.2.1.2. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 26 4.2.1.3. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 26 4.2.2. Kế toán chi phí bán hàng. 27 4.2.2.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 27 4.2.2.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh.27 4.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 29 4.2.3.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 29 4.2.3.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh.30 4.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính. 33 4.2.4.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 33 4.2.4.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh.33 4.2.5. Kế toán chi phí khác. 34 4.2.5.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng. 34 4.2.5.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh.34 4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh. 34 4.3.1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911: Xác định kết quả kinh doanh, công ty không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào.34 4.3.2. Sơ đồ hạch toán kết quả hạt động kinh doanh.35 4.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. 35 4.4.1. Phân tích doanh thu. 35 4.4.1.1. Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch năm 2007. 35 4.4.1.2. Phân tích tình hình biến động doanh thu năm 2006, 2007. 36 4.4.1.3. Phân tích kết cấu doanh thu theo từng nhóm hàng giai đoạn 2006 -2007. 37 4.4.2. Phân tích chi phí38 4.4.2.1 Tình hình thực hiện chi phí so với kế hoạch. 38 4.4.2.2 Phân tích sự biến động giá vốn hàng bán năm 2006 – 2007. 39 4.4.2.3. Phân tích chi phí bán hàng giai đoạn 2006 – 2007. 40 4.4.2.4. Phân tích chi phí QLDN giai đoạn 2006 – 2007. 41 4.4.2.5. Phân tích chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác giai đoạn 2006 – 2007. 42 4.4.3. Phân tích lợi nhuận. 42 4.4.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của công ty. 42 4.4.3.2. Phân tích lãi gộp theo kết cấu từng nhóm hàng. 43 4.4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp. 44 4.4.3.4. Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận. 45 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP. 48 5.1. Đánh giá. 48 5.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 48 5.1.2. Về tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 49 5.2. Giải pháp. 50 5.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 50 5.2.2. . Về tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 51 5.3. Kiến nghị51 PHẦN KẾT LUẬN53

doc66 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6178 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K 6418: chi phí bằng tiền khác bộ phận bán hàng. + Chứng từ sử dụng: phiếu chi, phiếu xuất kho …. 4.2.2.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 15/8/2007 chi phí nhân công vận chuyển trụ theo HĐ số 07-1123 là 4.199.000 đồng. Nợ TK 6411 4.199.000 đồng Có TK 3311 4.199.000 đồng. Ngày 31/10/2007 mắc hệ thống chiếu sáng cho phòng kinh doanh là 539.500 đồng. Nợ TK 6413 539.500 đồng Có TK 1531 539.500 đồng. Ngày 31/10/2007 phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí bán hàng là 5.387.576 đồng. Nợ TK 6414 5.387.576 đồng Có TK 2141 5.387.576 đồng. Ngày 31/12/2007 thanh toán bằng tiền mặt số tiền 176.000 đồng tiền chi phí vận chuyển thép giao cho khách hàng. Nợ TK 6417 176.000 đồng Có TK 1111 176.000 đồng. Ngày 31/12/2007 thanh toán bằng tiền mặt số tiền 3.145.454 đồng tiền mua quà khuyến mãi cho khách hàng mua xe Ô tô. Nợ TK 6418 3.145.454 đồng Có TK 1111 3.145.454 đồng. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh trong năm sang tài khoản 911. Nợ TK 911 1.140.471.559 đồng. Có TK 6411 47.225.695 đồng. Có TK 6413 9.485.422 đồng. Có TK 6414 64.617.574 đồng. Có TK 6417 984.827.782 đồng. Có TK 6418 34.315.086 đồng. TK 911 TK 6411 4.199.000 (1) 500.000 (2) …………… 47.225.695 47.225.695 TK 6413 539.500 (1) 516.353 (2) …………… 9.485.422 TK 6414 5.387.576 (1) 5.387.576 (2) …………… 64.617.574 9.485.422 64.617.574 47.225.695 9.485.422 64.617.574 TK 6417 176.000 (1) 150.000 (2) …………… 984.827.782 TK 6418 3.145.454 (1) 300.000 (2) …………… 34.315.086 984.827.782 34.315.086 984.827.782 34.315.086 47.225.695 9.485.422 64.617.574 984.827.782 34.315.086 Sơ đồ 4.6: Hạch toán chi phí bán hàng. 4.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty bao gồm: - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý - Các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động quản lý của Công ty. 4.2.3.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản: Do Công ty có quy mô lớn, các khoản mục chi phí phát sinh nhiều nên công ty đã mở các tài khoản cấp 2 để chi tiết chi phí phát sinh. TK 6421 - chi phí nhân viên quản lý. TK 6422 - chi phí vật liệu quản lý. TK 6423 - chi phí đồ dùng văn phòng. TK 6424 - chi phí khấu hao TSCĐ TK 6425- thuế, phí và lệ phí TK 6426 - chi phí dự phòng TK 6427 - chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6428 - chi phí bằng tiền khác + Chứng từ sử dụng: phiếu chi, giấy báo nợ, bảng chấm công, bảng thanh toán lương….. 4.2.3.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 31/12/2007 kết chuyển tiền lương bộ phận gián tiếp là 60.106.000 đồng. Nợ TK 6421 60.106.000 đồng Có TK 3341 60.106.000 đồng. Ngày 30/9/2007 xuất nguyên vật liệu với trị giá là 210.128 đồng gia công hàng rào trạm Biến áp Công ty. Nợ TK 6422 210.128 đồng Có TK 1521 210.128 đồng. Ngày 17/10/2007 thanh toán tiền thay mực máy in phòng Kế hoạch kỹ thuật, phòng kinh doanh và bảo trì máy photo là 300.000 đồng bằng tiền mặt. Nợ TK 6423 300.000 đồng Có TK 1111 300.000 đồng. Ngày 30/9/2007 phân bổ chi phí khấu hao vào bộ phận quản lý doanh nghiệp tháng 9 là 1.593.207 đồng. Nợ TK 6424 1.593.207 đồng Có TK 2141 1.593.207 đồng. Ngày 18/1/2007 thuế môn bài phải nộp năm 2007 là 2.000.000 đồng. Nợ TK 6425 2.000.000 đồng Có TK 3338 2.000.000 đồng. Ngày 31/12/2007 trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (3% tổng quỹ lương) là 80.002.591 đồng. Nợ TK 6426 80.002.591 đồng Có TK 351 80.002.591 đồng. Ngày 25/9/2007 trả bằng tiền gửi ngân hàng 15.000.000 đồng phí dịch vụ kiểm toán HĐ 07.324/HĐKT ngày 28/08/07 Nợ TK 6427 15.000.000 đồng Có TK 1121 15.000.000 đồng. Ngày 28/2/2007 thanh toán bằng tiền mặt 300.000 đồng tiền photo bản vẽ thiết kế thi công công trình khu lấn biển. Nợ TK 6428 300.000 đồng Có TK 1111 300.000 đồng. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm sang tài khoản 911. Nợ TK 911 2.169.488.276 đồng. Có TK 6421 1.197.488.267 đồng. Có TK 6422 4.235.257 đồng. Có TK 6423 99.604.862 đồng. Có TK 6424 19.392.852 đồng. Có TK 6425 125.385.000 đồng. Có TK 6426 126.601.274 đồng. Có TK 6427 106.169.338 đồng. Có TK 6428 490.611.426 đồng. TK 911 TK 6421 60.106.000 (1) …………… 1.197.488.267 1.197.488.267 TK 6422 210.128 (1) …………… 4.235.257 TK 6423 300.000 (1) …………… 99.604.862 4.235.257 99.604.862 1.197.488.267 4.235.257 99.604.862 TK 6424 1.593.207 (1) …………… 19.392.852 TK 6425 2.000.000 (1) …………… 125.385.000 19.392.852 126.601.274 19.392.852 125.385.000 1.197.488.267 4.235.257 99.604.862 19.392.852 125.385.000 TK 6426 80.002.591 (1) …………… 126.601.274 126.601.274 126.601.274 TK 6427 15.000.000 (1) …………… 106.169.338 TK 6428 300.000 (1) …………… 490.611.426 106.169.338 490.611.426 106.169.338 490.611.426 125.385.000 106.169.338 490.611.426 Sơ đồ 4.7: Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 4.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính tại Công ty bao gồm: chi phí chuyển khoản, chi phí trả lãi vay… 4.2.4.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản sử dụng: Công ty mở 2 tài khoản cấp 2 để theo dõi chi phí hoạt động tài chính. TK 6351 - chi phí lãi vay TK 6352 - chi phí tài chính khác + Chứng từ sử dụng: giấy báo nợ… 4.2.4.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 31/12/2007 lãi tiền vay phải trả cho Công ty Đầu tư là 36.900.000 đồng. Nợ TK 6351 36.900.000 đồng Có TK 3388 36.900.000 đồng. Ngày 31/12/2007 Công ty nhận được giấy báo nợ về phí bão lãnh ngân hàng số 840360700262 là 205.000 đồng. Nợ TK 6352 205.000 đồng Có TK 1121 205.000 đồng. Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính sang tài khoản 911. Nợ TK 911 1.532.207.863 đồng. Có TK 6421 1.35.508.010 đồng. Có TK 6422 180.699.853 đồng. TK 6351 36.900.000 (1) …………… TK 911 1.351.508.010 1.351.508.010 1.351.508.010 1.351.508.010 TK 6351 205.000 (1) …………… 180.699.853 180.699.853 180.699.853 180.699.853 Sơ đồ 4.8: Hạch toán chi phí hoạt động tài chính. 4.2.5. Kế toán chi phí khác Chi phí khác bao gồm: xử lý công nợ tồn đọng, xử lý kiểm kê, chi nộp phạt,…. 4.2.5.1. Tài khoản và chứng từ sử dụng + Tài khoản: Công ty sử dụng tài khoản 811 để theo dõi chi phí khác. + Chứng từ sử dụng: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu xuất kho… 4.2.5.2. Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngày 17/10/2007 chi trả tiền nộp phạt giao hàng trễ đợt 2,3 HĐ1315/HĐMB – ĐVL số tiền là 3.053.392 đồng. Nợ TK 811 3.053.392 đồng Có TK 1111 3.053.392 đồng. Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động khác sang tài khoản 911. Nợ TK 911 34.926.315 đồng. Có TK 811 34.926.315 đồng. TK 811 3.053.392 (1) …………… TK 911 34.926.315 34.926.315 34.926.315 34.926.315 Sơ đồ 4.9: Hạch toán chi phí khác. 4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt động khác. 4.3.1. Tài khoản sử dụng: tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh, Công ty không mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bút toán khóa sổ kết chuyển lợi nhuận sang tài khoản 4212 – lợi nhuận chưa phân phối năm nay. Nợ TK 911 533.310.317 đồng Có TK 4212 533.310.317 đồng 4.3.2. Sơ đồ hạch toán kết quả hạt động kinh doanh. TK 911 (TK 632) 52.587.294.476 (TK 641) 1.140.471.559 (TK 642) 2.169.488.276 (TK 635) 1.532.207.863 (TK 811) 368.424.473 57.619.710.906 (TK511) 308.135.549 (TK 515) 403.350.509 (TK 711) 58.331.169.960 58.331.196.960 533.310.315 TK 4212 533.310.315 Sơ đồ 4.10: Hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh. 4.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 4.4.1. Phân tích doanh thu 4.4.1.1. Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch năm 2007 Bảng 4.1: Tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch ĐVT: triệu đồng Các chỉ tiêu Kế hoạch 2007 Thực hiện 2007 Chênh lệch Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Tổng doanh thu 42.800 58.330 15.530 36% 1. DT thuần HĐKD 42.600 57.619 15.019 35% - DT kinh doanh thép, ô tô 17.100 28.272 11.172 65% - DT bán trụ Bê tông 11.000 12.732 1.732 16% - DT gia công cơ khí, Sơn tĩnh điện 3.500 2.889 -611 -17% - DT công trình điện, cầu GTNT 11.000 13.726 2.726 25% 2. Thu nhập HĐTC 200 308 108 54% 3. Thu nhập khác 403 403 Nguồn: Phòng Kế toán Qua bảng ta thấy doanh thu thực hiện năm 2007 đã đạt vượt mức kế hoạch đề ra tăng 36%. * Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh: Khoảng cách chênh lệch giữa doanh thu thực hiện và mức kế hoạch đặt ra là khá lớn do mức kế hoạch đặt ra được dựa trên cơ sở những năm trước. Trong năm 2006, Công ty phải ngưng sản xuất trụ bê tông và hoạt động kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác do không mang lại hiệu quả nên mức kế hoạch đặt ra cho năm 2007 thấp, nhưng thực tế năm 2007 Công ty đã bắt đầu hoạt động kinh doanh xe, doanh thu của loại hàng hóa này góp phần đáng kể trong doanh thu kinh doanh thép, ô tô. Bên cạnh đó, phân xưởng Bê tông đã hoạt động trở lại và có hiệu quả hơn dự kiến. Tuy doanh thu gia công cơ khí, sơn tĩnh điện thực tế năm 2007có thấp hơn mức kế hoạch nhưng kết quả này lại tăng hơn năm 2006. * Doanh thu hoạt động tài chính năm 2007 theo kế hoạch ước tính thấp vì các khoản lãi tiền ký quỹ, lãi tiền thép, lãi khác chỉ phát sinh trong năm 2006 nhưng tới năm 2007 những khoản này sẽ không có nên khoản ước tính 200 triệu đồng là hợp lý. Tuy nhiên doanh thu hoạt động tài chính thực tế năm 2007 vượt mức kế hoạch đặt ra do khoản tiền lãi vay của các đội xây dựng lại tăng lên đến 245 triệu đồng. Đạt được những kết quả tốt trong năm 2007 nhờ Ban lãnh đạo Công ty đã thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường, do đó đã đề ra được những kế hoạch khá phù hợp với công ty và dựa vào kế hoạch đó Công ty đã luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành kế hoạch. 4.4.1.2. Phân tích tình hình biến động doanh thu năm 2006, 2007 Thu nhập của Công ty được tạo ra từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Cũng như những công ty hay doanh nghiệp sản xuất khác, thu nhập từ hoạt động bán hàng của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 98%) so với các hoạt động khác. Điều đó cho thấy hoạt động của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động bán hàng. Bảng 4.2: Tình hình biến động DT giai đoạn 2006, 2007 ĐVT: triệu đồng Các chỉ tiêu Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Tổng doanh thu 28.272 58.330 30.058 106% 1. Doanh thu thuần HĐKD 27.786 57.619 29.833 107% 2. Thu nhập HĐTC 263 308 45 17% 3. Thu nhập khác 223 403 180 81% Nguồn: Phòng Kế toán * Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh: năm 2007, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh tăng 107% so với năm 2006 nguyên nhân là do sức tiêu thụ các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại Công ty tăng mạnh, đặc biệt là sự gia tăng của doanh thu bán trụ và doanh thu công trình điện, cầu giao thông nông thôn. * Thu nhập hoạt động tài chính: nhìn chung thu nhập này có tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Nguồn thu chủ yếu của hoạt động này là thu từ tiền gửi ngân hàng, thu cổ tức do đầu tư vào Công ty Vận tải thủy bộ và thu tiền lãi vay của các đội xây dựng (245 triệu đồng) khoản thu này chiếm phần lớn trong tổng thu nhập hoạt động tài chính của Công ty. Đó là do các đội xây dựng được trả lương theo mức độ hoàn thành công trình hay khi công trình được nghiệm thu do đó để tạo cho người công nhân có cuộc sống ấm no an tâm làm việc Ban lãnh đạo Công ty đã có chính sách ưu tiên đối với họ, cho vay với lãi suất thấp, thủ tục vay lại đơn giản nên khoản lãi thu được từ các đội xây dựng có xu hướng tăng. * Về thu nhập khác: đây là khoản thu không nhiều trong tổng thu nhập của Công ty, chủ yếu là thu từ việc thanh lý tài sản, thu do xử lý công nợ, xử lý chênh lệch…, giai đoạn 2006- 2007 thu nhập khác tăng với tốc độ cao do phát sinh phần doanh thu thanh lý các trang thiết bị đã qua sử dụng. Tóm lại, tổng doanh thu thực hiện của Công ty qua 2 năm tăng với tốc độ cao. Đây là biểu hiện đáng mừng vì Công ty đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất (năm 2006) và nâng cao doanh số tiêu thụ trên thị trường. 4.4.1.3. Phân tích kết cấu doanh thu theo từng nhóm hàng giai đoạn 2006 -2007 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Cơ Khí Kiên Giang bao gồm: doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép; doanh thu bán trụ Bê tông; doanh thu gia công cơ khí, sơn tĩnh điện; doanh thu công trình điện, cầu giao thông nông thôn. Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục kinh doanh đối với tổng doanh thu của doanh nghiệp như thế nào ta theo dõi bảng sau: Bảng 4.3: Bảng kết cấu doanh thu theo từng nhóm hàng ĐVT: triệu đồng Nhóm hàng Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Thép, ô tô 20.286 73% 28.272 49% 7.986 39% Trụ bê tông 3.430 12% 12.732 22% 9.302 271% Gia công cơ khí, Sơn tĩnh điện 1.514 5% 2.889 5% 1.375 91% Công trình điện, cầu GTNT 2.556 9% 13.726 24% 11.170 437% Tổng 27.786 100% 57.619 100% 29.833 107% Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu bán hàng năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. nguyên nhân là do: Năm 2006: phần lớn Công ty chỉ thu được doanh thu từ hoạt động kinh doanh thép, việc kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác không mang lại hiệu quả nên doanh thu thấp. Vì vậy doanh thu thép chiếm tỷ trọng rất cao (73%) trong tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng. Năm 2007: tình hình hoạt động bán hàng của Công ty gặp nhiều thuận lợi hơn doanh thu các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đều tăng. - Doanh thu công trình điện, cầu giao thông nông thôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất góp phần nâng cao tổng doanh thu bán hàng, sự gia tăng này là do sự hoạt động trở lại của phân xưởng bê tông và do trúng thầu nhiều công trình. Bên cạnh đó, giá trị mỗi công trình lại cao hơn trước do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát (chi phí nguyên vật liệu, tiền lương đều tăng). - Doanh thu bán trụ bê tông tăng với tốc độ cao do sau khi đầu tư trang thiết bị thì năng suất làm việc của phân xưởng bê tông được nâng lên làm cho sản phẩm sản xuất ra không những tăng về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất nên sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm bán trên thị trường lại có giá hơn trước nên doanh thu bán trụ tăng lên góp phần đáng kể trong tổng doanh thu bán hàng. Đây là sản phẩm có tính cạnh tranh cao tại thị trường tỉnh Kiên Giang. Vì phần lớn tại Kiên Giang chưa có hộ kinh doanh hay cơ sở sản xuất nào có đủ khả năng tạo ra. - Doanh thu gia công cơ khí, sơn tỉnh điện gần gấp đôi so với năm trước nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng, phần lớn các dịch vụ công ty thực hiện có mức độ phức tạp cao, số lượng lại không thường xuyên, trong 2 năm hoạt động tỷ trọng của nhóm hàng này tương đối ổn định. - Doanh thu kinh doanh thép, ô tô tăng 39% chậm hơn so với các nhóm hàng khác, sản lượng thép bán ra trong năm ít vì có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh đang cạnh tranh giành thị phần nhưng doanh thu của nhóm hàng này vẫn cao hơn so với năm trước do ô tô mới đưa vào thị trường được tiêu thụ nhiều. Sự gia tăng đột biến của doanh thu bán trụ và doanh thu công trình điện, cầu giao thông nông thôn làm thay đổi kết cấu doanh thu tiêu thụ, tỷ trọng doanh thu kinh doanh thép ô tô giảm xuống nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 49%. Do đó sự thay đổi trong doanh thu nhóm hàng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của cả đơn vị. Nhìn chung bằng những nỗ lực, cố gắng hết mình, Công ty không những đã đưa tổng doanh thu thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra mà còn tăng dần qua các năm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp trong cùng ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên với xu thế mở cửa hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành là không thể tránh khỏi, do đó Công ty cần có những biện pháp đối phó nhất là đối với các đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh thép. Ngoài ra, Công ty cũng cần tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ ô tô đang phát triển, khai thác tốt điểm mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất trụ - sản phẩm chủ lực của Công ty để không ngừng nâng cao doanh số bán ra. 4.4.2. Phân tích chi phí 4.4.2.1 Tình hình thực hiện chi phí so với kế hoạch Bảng 4.4: Tình hình thực hiện chi phí so với kế hoạch năm 2007 Đvt: Triệu đồng Các chỉ tiêu Kế hoạch 2007 Thực hiện 2007 Chênh lệch Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) 1. Giá vốn hàng bán 39.926 52.587 12.661 32% 2. Chi phí bán hàng 822 1.140 318 39% 3. Chi phí QLDN 1.551 2.169 618 40% 4. Chi phí HĐTC - 1.532 1.532 5. Chi phí khác - 368 368 Tổng 42.300 57.796 15.496 37% Nguồn: Phòng kế toán. Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng chi phí thực hiện của năm 2007 cao hơn so với kế hoạch đặt ra . Dù Công ty đã cố gắng kiểm soát chi phí, phần gia tăng ngoài mong đợi này là do sự gia tăng của cả 3 thành phần: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Giá vốn hàng bán có cao hơm so với kế hoạch đặt ra nhưng đó là do tác động của yếu tố lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng nên giá vốn hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cũng tăng. Đồng thời cũng do số lượng tiêu thụ bê tông tăng, sản phẩm ô tô đưa vào thị trường được khách hàng chấp nhận nhiều hơn dự kiến. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vượt kế hoạch đề ra nhiều hơn giá vốn hàng bán. Vì năm 2007 Công ty đã mở rộng qui mô kinh doanh, mở thêm của hàng kinh doanh xe ô tô và xây dựng thêm phân xưởng xe ô tô, nên chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài ở bộ phận bán hàng cũng tăng cao hơn so với dự kiến. Bên cạnh đó tiền lương trả cho nhân viên quản lý cũng cao hơn. - Chi phí hoạt động tài chính không có kế hoạch chi tiêu cụ thể nhưng khi thực hiện khoản chi phí này tương đối cao 1.532 triệu đồng. 4.4.2.2 Phân tích sự biến động giá vốn hàng bán năm 2006 – 2007 Bảng 4.5: Biến động giá vốn hàng bán theo từng nhóm hàng năm 2006, 2007 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) GVHB thép, ô tô 19.333 74% 26.330 50% 6.997 36% GVHB trụ bê tông 2.863 11% 10.397 20% 7.534 263% GVHB gia công cơ khí, Sơn tĩnh điện 1.697 6% 2.930 6% 1.233 73% GVHB công trình điện, cầu GTNT 2.327 9% 12.930 25% 10.603 456% Tổng GVHB 26.22 100% 52.587 100% 26.367 101% Doanh thu thuần 27.786 57.619 29.833 107% Tỷ suất GVHB/DTT 94% 91% Nguồn: Phòng kế toán. Giá vốn hàng bán tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng do đó giá vốn hàng bán năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006. Năm 2006, nhóm hàng thép, ô tô kinh doanh có hiệu quả nhất nên giá vốn hàng bán của nhóm hàng này chiếm cao nhất chiếm 74% trong tổng giá vốn hàng bán, các nhóm hàng khác hoạt động không hiệu quả nên giá vốn thấp, kết quả là tổng giá vốn hàng bán năm 2006 thấp. Năm 2007, hầu hết các sản phẩm đều kinh doanh có hiệu quả, số lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng cao hơn nên giá vốn hàng bán tăng cao. Sự gia tăng trong giá vốn hàng bán trụ bê tông và giá vốn công trình điện cầu giao thông nông thôn làm cho tỷ trọng giá vốn hàng bán của thép, ô tô giảm xuống (50%). Tuy nhiên tốc độ gia tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn so với sự gia tăng doanh thu. Chứng tỏ giá vốn hàng bán tăng chủ yếu là do sự gia tăng trong sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh đó, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần cũng giảm. Đây là một biểu hiện tích cực góp phần nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp vì trong giai đoạn hiện nay giá sắt, thép trên thị trường tăng liên tục mà công ty vẫn có thể cắt giảm được chi phí đầu vào và đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm. 4.4.2.3. Phân tích chi phí bán hàng giai đoạn 2006 – 2007 Bảng 4.6: Biến động chi phí bán hàng năm 2006, 2007 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Chi phí nhân công 3 1% 47 4% 44 1467% Chi phí dụng cụ văn phòng 9 1% 9 Chi phí khấu hao TSCĐ 65 6% 65 Chi phí dịch vụ mua ngoài 316 99% 985 86% 669 212% Chi phí bằng tiền khác 34 3% 34 Tổng chi phí bán hàng 319 100% 1.140 100% 821 257% Doanh thu thuần 27.786 57.619 29.833 107% Tỷ suất CPBH/DTT 1% 2% Nguồn: Phòng kế toán. Tổng chi phí bán hàng năm 2007 tăng 257% so với năm 2006. Nguyên nhân là do: Năm 2006: một số bộ phận kinh doanh không hiệu quả, phân xưởng bê tông ngưng sản xuất nên nhu cầu về chi phí phục vụ cho bộ phận bán hàng không phát sinh nhiều, nhân viên bán hàng cũng cắt giảm bớt. Năm 2007: chi phí bán hàng tăng ngoài sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí nhân công và chi phí dịch vụ mua ngoài còn do sự phát sinh các khoản chi phí khác. Vì: - Sản phẩm bán ra nhiều hơn nên lượng nhân viên phục vụ cho việc bán hàng tăng, tiền lương nhân viên cũng tăng do đó chi phí công nhân tăng mạnh. - Trong năm, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất xây dựng thêm cửa hàng kinh doanh ô tô, và phân xưởng sữa chữa xe cần phải mua thêm một số trang thiết bị đồ dùng văn phòng. - Tình hình hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nên các khoản tiền chi cho điện thoại, tiếp khách cũng tăng. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tốc độ tăng của chi phí bán hàng cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho tỷ trọng chi phí bán hàng năm 2007 tăng cao hơn, nhưng khoản chi phí này chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu bán hàng nên lợi nhuận của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên khoản chi phí này tăng với tốc độ rất cao do đó Công ty cần phải có những chính sách kiểm soát tốt chi phí, xem xét mức độ hợp lý khi chi. 4.4.2.4. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2007 Bảng 4.7: Biến động chi phí quản lýdoanh nghiệp năm 2006, 2007 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Chi phí nhân viên quản lý 653 57% 1.209 56% 556 85% Chi phí vật liệu quản lý 1 0% 4 0% 3 223% Chi phí đồ dùng văn phòng 55 5% 98 5% 44 80% Chi phí khấu hao TSCĐ 13 1% 19 1% 6 46% Thuế, phí và lệ phí 74 7% 124 6% 50 67% Chi phí dự phòng 21 2% 125 6% 104 499% Chi phí dịch vụ mua ngoài 140 12% 105 5% -35 -25% Chi phí bằng tiền khác 185 16% 486 22% 301 163% Tổng chi phí QLDN 1.141 100% 2.169 100% 1.028 90% Doanh thu thuần 27.786 57.619 29.833 107% Tỷ suất chi phí QLDN/DTT 4,11% 3,76% Nguồn: Phòng kế toán. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 tăng hơn năm 2006. Khoản gia tăng trong chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là do: - Chi phí dự phòng dùng trợ cấp mất việc làm tăng. - Chi phí vật liệu quản lý tăng do phải tu bổ sửa chữa các phòng ban. - Sự gia tăng trong chi phí bằng tiền khác để chi cho việc tổ chức hội nghị, tiếp khách chuẩn bị cổ phần hóa công ty - Chi phí nhân viên quản lý tăng do đơn giá tiền lương tăng. Năm 2007 tốc độ tăng của chi phí quản lý chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu vì vậy tỷ trọng chi phí trên doanh thu giảm, góp phần nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên khoản chi phí này tăng với tốc độ tương đối cao Công ty cần phải xem xét lại, tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của mình trong thời gian tới. 4.4.2.5. Phân tích chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác giai đoạn 2006 – 2007 Bảng 4.8: Biến động chi phí HĐTC và chi phí khác năm 2006, 2007. Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) Chi phí HĐTC 660 100% 1531 100% 871 132% Chi phí lãi vay 556 84% 1351 88% 795 143% Chi phí tài chính khác 104 16% 180 12% 76 73% Chi phí khác 129 894 765 593% Nguồn: Phòng kế toán. - Chi phí hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí lãi vay chiếm trên 80%. Năm 2007 chi phí lãi vay tăng cao là do Công ty vay nhiều hơn, mức lãi suất đi vay cũng cao hơn năm trước. Điều này ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận toàn doanh nghiệp vì Công ty sử dụng chỉ số nợ cao. - Mặc dù hoạt động khác không phải là nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp nhưng sự gia tăng quá lớn trong chi phí khác do thanh lý nhiều tài sản cố định sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động khác bị giảm, lợi nhuận toàn Công ty cũng bị ảnh hưởng. Tóm lại, tổng chi phí tại công ty qua 2 năm có xu hướng tăng sự gia tăng này chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu mua vào có giá cao nên giá vốn hàng bán cao. Do đó Công ty cần phải có chính sách thu mua và tồn trữ nguyên vật liệu hợp lý để có thể kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, tổng chi phí tăng còn do sự gia tăng quá lớn trong chi phí lãi vay. Đây cũng là nhân tố Công ty cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay, làm sao cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. 4.4.3. Phân tích lợi nhuận 4.4.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của Công ty Bảng 4.9: phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 2 năm 2006, 2007 ĐVT: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Số tiền Chênh lệch tăng (giảm) % tăng (giảm) 1. Lợi nhuận HĐBH 106 1.723 1.617 1.53% 2. Lợi nhuận HĐTC -397 -1.224 -827 208% 3. Lợi nhuận khác 94 35 -59 -63% Tổng lợi nhuận -197 534 731 371% Nguồn: Phòng kế toán. Ta thấy sự gia tăng trong tổng lợi nhuận trước thuế là do sự gia tăng trong lợi nhuận bán hàng. Năm 2006, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn lợi nhuận từ hoạt động bán hàng thấp nên không bù đắp khoản lỗ đắp hoạt động tài chính gây ra. Kết quả là trong năm 2006, Công ty hoạt động kinh doanh bị lỗ. Năm 2007, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định trở lại, doanh thu tăng, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm, sự kiểm soát chặt chẽ của Ban lãnh đạo Công ty đã cắt giảm được các khoản chi phí không cần thiết góp phần nâng cao lợi nhuận bán hàng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của lợi nhuận trước thuế thấp hơn so với lợi nhuận bán hàng vì thu nhập từ hoạt động tài chính không đủ bù đắp phần chi phí lãi vay ngày càng cao nên hoạt động tài chính bị lỗ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó sự giảm sút trong lợi nhuận khác cũng là nguyên nhân làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Mặc dù, lợi nhuận đạt được không đáng kể so với doanh thu bỏ ra nhưng nhìn chung Công ty đã có kết quả kinh doanh rất khả quan hoạt động kinh doanh không còn bị lỗ như năm trước, lợi nhuận có xu hướng tăng cao. 4.4.3.2. Phân tích lãi gộp theo kết cấu từng nhóm hàng Bảng 4.10: Kết cấu lãi gộp theo từng nhóm hàng ĐVT: triệu đồng Nhóm hàng Năm 2006 Năm 2007 Lãi gộp Lãi gộp Số tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Thép, ô tô 953 61% 1.942 39% Trụ bê tông 567 36% 2.335 46% Gia công cơ khí, Sơn tĩnh điện -183 -12% -41 -1% Công trình điện, cầu GTNT 229 15% 796 16% Cộng 1.566 100% 5.032 100% Nguồn: Phòng kế toán. Tình hình thực hiện lãi gộp trong 2 năm có những chuyển biến tích cực. Năm 2006, phần lãi gộp từ hoạt động bán hàng chủ yếu thu được từ việc kinh doanh thép, các nhóm hàng khác có sức tiêu thụ thấp nên phần lãi gộp mang lại không đáng kể. Năm 2007 lãi gộp tăng mạnh do việc kinh doanh các nhóm hàng có hiệu quả kinh tế hơn trước. Cụ thể: - Nhóm hàng trụ bê tông có lãi gộp tăng cao hơn so với năm 2006, doanh thu năm 2007 chỉ chiếm 22% nhưng lại mang về nhiều lãi gộp nhất 46% so với các nhóm hàng khác. Do đó Công ty cần mở rộng phạm vi tiêu thụ, khai thác hết công suất để nâng cao doanh thu của nhóm hàng này, một khi doanh thu của nhóm hàng này được nâng lên cũng đồng nghĩa là lợi nhuận của Công ty được nâng lên đáng kể. - Nhóm hàng thép, ô tô: mặc dù lãi gộp của nhóm hàng này năm sau có cao hơn năm trước nhưng xét về mặc tài chính thì việc kinh doanh nhóm hàng này có hiệu quả kinh tế kém hơn so với việc kinh doanh nhóm hàng trụ bê tôn. Đây là nhóm hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất nhưng mức lãi gộp mang lại không cao chiếm 39%. Do đó Công ty cần chú ý hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng cũng như có chính sách dự trữ hợp lý để kiểm soát tốt mức độ gia tăng của giá vốn hàng bán góp phần nâng cao lãi gộp. - Nhóm hàng công trình điện, cầu giao thông nông thôn: lãi gộp tăng theo sự gia tăng của doanh thu. Tuy nhiên mức lãi gộp mang lại tương đối thấp (16%) mặc dù doanh thu có cao hơn so với doanh thu bán trụ bê tông. Trên thực tế việc kinh doanh nhiều nhóm hàng này sẽ nhanh chóng mang lại nhiều doanh thu cho đơn vị do trị giá mỗi công trình lớn nhưng bù lại giá vốn cho mỗi công trình lại cao và thời gian nghiệm thu chậm nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động giá cả vật tư. Do đó, khi tiến hành ký kết các hợp đồng xây dựng công ty nên cân nhắc kỹ lưỡng diễn biến giá cả vật tư trên thị trường để tránh bị động khi đang thi công, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị. - Nhóm hàng gia công cơ khí, sơn tĩnh điện: mặc dù không mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nhưng nhìn chung trong năm 2007 việc kinh doanh nhóm hàng này đã có chiều hướng tiến triển tốt đẹp, doanh thu tăng lên và khoản lỗ đã giảm xuống. Đây là kết quả rất khả quan Công ty cần tiếp tục phát huy. Như vậy, việc thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ đã làm cho doanh thu và lãi gộp của các mặt hàng đều tăng lên nhưng xét trên bình diện lợi ích kinh tế thì kết cấu tiêu thụ như vậy vẫn chưa phải là tốt. 4.4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp Bảng 4.11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Mức ảnh hưởng đến LNBH 1. Doanh thu 27.786 57.619 29.833 29.833 2. Giá vốn hàng bán 26.22 52.587 26.367 -26.367 3. Lãi gộp 1.566 5.032 3.466 3.466 Tỷ suất lãi gộp/doanh thu 5,64% 8,73% 3,10% -  4. Chi phí bán hàng 319 1.140 821 -821 5. Chi phí QLDN 1.141 2.169 1.028 -1.028 Tỷ suất chi phí/doanh thu 5,25% 5,74% 0,49% -  6. Lợi nhuận 106 1.723 1.617 1.617 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,38% 2,99% 2,61% -  Nguồn: Phòng kế toán. Tổng lợi nhuận bán hàng của Công ty năm 2007 tăng cao hơn năm 2006, cụ thể là do mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: - Doanh thu năm 2007 tăng gấp đôi do sự gia tăng đột biến trong sức tiêu thụ của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại Công ty nên lợi nhuận bán hàng tăng gấp đôi đúng bằng tốc độ gia tăng của doanh thu. - Sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào (do lạm phát), sản lượng tiêu thụ làm giá vốn hàng bán tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với doanh thu vì vậy lãi gộp năm 2007 tăng lên. Tỷ suất lãi gộp trên doanh thu cũng tăng. - Ngoài ra lợi nhuận bán hàng cũng bị chi phối mạnh mẽ bởi 2 yếu tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận bán hàng giảm do sự gia tăng của 2 khoản mục chi phí này. Tuy nhiên tỷ suất chi phí trên lợi nhuận thấp, mức biến động qua 2 năm không cao nên lợi nhuận bán hàng và tỷ suất lợi nhuận năm 2007 vẫn tăng cao hơn so với năm 2006. Nhìn chung Công ty hoạt động có hiệu quả lợi nhuận bán hàng tăng lên và khoản lỗ hoạt động tài chính có xu hướng giảm. Sự biến động lợi nhuận của Công ty hiện nay chủ yếu là do sự biến động của lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Chi phí lãi vay cao do tình hình lạm phát cao như hiện nay là nguyên nhân khách quan nằm ngoài sự kiểm soát của Công ty. Đây là thử thách đối với Ban lãnh đạo Công ty trong việc sử dụng nguồn vốn vay của mình sao cho có hiệu quả. 4.4.3.4. Phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến lợi nhuận a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Bảng 4.12: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%) Lợi nhuận ròng -197 440 323,35% Doanh thu thuần 27.785 57.619 107,37% ROS (%) -0,71% 0,76% 1,47% Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty có khuynh hướng tăng. Cụ thể, năm 2006 tỷ suất này là -0,71% ( nguyên nhân là do trong năm 2006 phải ngưng sản xuất ở phân xưởng bê tông nhưng vẫn phải tính khấu hao máy móc thiết bị, giá vốn hàng bán lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu bán hàng 94,6% làm cho lãi gộp giảm xuống, lại phải bù đắp phần lỗ của hoạt động tài chính do doanh thu tài chính không trang trải được phần chi phí lãi vay quá lớn). Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận ròng so với doanh thu thuần đã tăng trở lại 0,76% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0,76 đồng lợi nhuận ròng, tức là đã tăng thêm 1,47 đồng. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn. Mặc dù vậy tỷ suất này qua 2 năm vẫn ở mức thấp do lợi nhuận bán hàng có tăng nhưng sự giảm sút trong lợi nhuận khác và khoản lỗ của hoạt động tài chính ngày càng nhiều làm cho lợi nhuận đạt được không đáng kể so với doanh thu bỏ ra. Do vậy trong những năm tiếp theo Công ty cần có những biện pháp để sử dụng hiệu quả các chi phí bỏ ra hoặc có chính sách cắt giảm các chi phí không cần thiết để nâng cao mức lợi nhuận lên. b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Bảng 4.13: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%) Doanh thu thuần 27.785 57.619 107,37% Lợi nhuận ròng -197 440 323,35% Tổng tài sản 32.328 41.126 27,21% Số vòng quay TTS (vòng) 0,85 1,4 0,55 ROA (%) -0,61% 1,07% 1,68% Nguồn: Phòng kế toán Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng từ -0,61% năm 2006 lên 1,07% năm 2007 tức là cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản năm 2007 tạo ra 1,07 đồng lợi nhuận tăng 1,68 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là do số vòng quay tài sản tăng, lợi nhuận ròng cũng tăng lên. Điều này cho thấy Công ty đã bắt đầu khai thác tốt hiệu quả sử dụng tài sản của mình. Ngoài ra Công ty cũng cần có biện pháp để nâng cao hơn nữa lợi nhuận ròng để làm cho tỷ suất này cao lên. Vì lợi nhuận đạt được có tỷ lệ quá thấp so với khoản đầu tư vào tài sản. c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Bảng 4.14: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ĐVT: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch (%) Lợi nhuận ròng -197 440 323,35% Vốn chủ sở hữu 13.031 15.423 18,36% Tổng tài sản 32.329 41.127 27,21% Tỷ suất tự tài trợ (VCSH/TTS) 40,31% 37,50% -2,81% ROE (%) -1,51% 2,85% 288,71% Nguồn: Phòng kế toán. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng vì tỷ suất này được hình thành từ 2 nhân tố là lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu. Năm 2007, Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn không những bù đắp được phần lợi nhuận bị tổn thất (lỗ 197 triệu đồng) mà còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng do tỷ suất tự tài trợ lại giảm nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng. Nhìn chung đối với một ngành công nghiệp có đặc trưng sử dụng vốn cao nhưng lại mang về lợi nhuận thấp thì việc sử dụng chính sách nợ cao như hiện nay (phần lớn là nợ ngắn hạn 6 tháng) sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Do đó Công ty cần cân nhắc kỹ phần chi phí lãi vay sao cho vẫn đảm bảo có được lợi nhuận hoạt động tài chính hoặc có chính sách bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu tránh bị động khi sử dụng nguồn vốn vay. Nhìn chung tỷ suất sinh lợi tại Công ty qua các năm có tăng lên nhưng mức sinh lợi còn thấp, mặc dù đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động sản suất kinh doanh nhưng nhưng số vòng quay tài sản chỉ đạt 1,4 vòng chứng tỏ Công ty chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 5.1. Đánh giá 5.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhìn chung, hoạt động kinh doanh tại Công ty qua 2 năm đạt kết quả rất khả quan. Doanh thu tăng trưởng trở lại vào năm 2007 mặc dù năm 2006 bị lỗ và vượt mức kế hoạch đặt ra. Chi phí tăng lên ngoài sự kiểm soát do sự gia tăng của giá cả sắt, thép trên thị trường nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Về doanh thu Do Công ty chưa có trang web riêng để đưa hình ảnh của mình đến đông đảo người tiêu dùng nên phần lớn các sản phẩm của Công ty chỉ tiêu thụ tại địa bàn trong tỉnh, các khách hàng ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó, kết cấu doanh thu tiêu thụ theo từng nhóm hàng chưa phải là tốt, sản phẩm trụ bê tông mang lại lợi nhuận cao nhưng chưa được phát triển đúng hướng nên doanh thu mang lại không cao. Phần lớn, doanh thu tăng là do sự gia tăng của giá cả các mặt hàng, sản lượng tăng không đáng kể. Bên cạnh đó nhóm hàng trụ Bêtông có khả năng lôi kéo doanh thu các nhóm hàng khác lại không được khai thác hết công suất. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá háng bán ở Công ty không được thực hiện khi khách hàng mua nhiều với số lượng lớn nên vẫn chưa có chính sách thu hút khách hàng. Tuy nhiên, ta thấy chất lượng sản phẩm tại Công ty đang được nâng lên dần điển hình là vào năm 2007 tại Công ty đã không còn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Đây cũng là dấu hiệu tích cực góp phần nâng tổng doanh thu đơn vị lên. Về chi phí Công ty đã cố gắng kiểm soát tốt chi phí phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên, đơn vị vẫn chưa có chính sách thu mua và tồn trữ nguyên vật liệu hợp lý nên giá vốn của các mặt hàng cao. Trong khi đó, chi phí khấu hao tài sản lại lớn mà lại chưa khai thác hết công suất. Về lợi nhuận Lợi nhuận Công ty trong giai đoạn này có tăng nhưng không đáng kể, bị ảnh hưởng nhiều bởi lợi nhuận hoạt động tài chính. Do đó, Ban lãnh đạo Công ty cần có những chính sách cụ thể trong việc đi vay để giảm bớt chi phí lãi vay phát sinh mà lại sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Về tỷ suất sinh lợi - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: năm 2007 tỷ suất này tăng cao so với năm 2006. Đó là nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên trong Công ty cũng như Ban lãnh đạo. Nhưng nhìn chung, lợi nhuận ròng đạt được vẫn còn ở mức thấp so với doanh thu mang lại do đó Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc kiểm soát các chi phí bỏ ra. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: năm 2007, giá trị tổng tài sản của đơn vị đầu tư vào việc hoạt động kinh doanh nhiều hơn nhưng lợi nhuận mang lại vẫn tăng không đáng kể nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm so với năm 2005. Vì vậy Công ty nên có những biện pháp thúc đẩy để nâng tỷ số này cao hơn nữa. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: tỷ suất này có tăng nhưng vẫn còn rất thấp, chỉ số này phản ánh cơ cấu tài chính của Công ty là sử dụng nợ khá cao, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn do đó Công ty cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay. Trong những năm tiếp theo Công ty cần có những biện pháp cụ thể làm cho tổng doanh thu cao hơn, chi phí được sử dụng có hiệu quả hơn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tăng hiệu suất sử dụng tài sản để nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp cũng như làm cho tỷ suất sinh lợi cao. 5.1.2. Về tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Công tác tổ chức bộ máy kế toán - Ban lãnh đạo Công ty thường xuyên cập nhật các quyết định được sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính về việc áp dụng các chế độ kế toán. - Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên bộ máy kế toán gọn nhẹ, tiết kiệm, không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn. - Các nhân viên trong bộ phận kế toán của Công ty đều đã qua đào tạo, thành thạo trong công việc. - Bên cạnh đó nhờ ứng dụng hệ thống Phần mền kế toán KT_ASC 8.0 nên tiết kiệm được một khối lượng lớn công việc và thời gian cho các nhân viên trong phòng kế toán. Việc ghi chép và lập các báo cáo đuợc kịp thời chính xác, có tính thống nhất, bảo quản tốt dữ diệu và tránh được những sai sót. Chứng từ kế toán: - Chế độ chứng từ kế toán được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh, theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Tất cả những chứng từ kinh doanh đều được kiểm tra kĩ và lưu giữ tại phòng kế toán, thuận lợi cho việc kiểm tra. - Sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ là rất phù hợp với đặc điểm vừa sản xuất vừa kinh doanh, dịch vụ của Công ty. Sổ kế toán: - Sổ sách kế toán được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. - Trong quá trình theo dõi sổ sách và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán còn có lập các bảng theo dõi hàng hóa, thành phẩm trong kỳ, sổ Quỹ, sổ Chi phí, Sổ chi tiết Bán hàng…. Điều này làm cho việc kiểm tra, đối chiếu và theo dõi các chi phí phát sinh, doanh thu bán hàng của Công ty được dễ dàng nhanh chóng. Qua đó xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác. Hệ thống tài khoản và hạch toán kế toán: - Do Công ty là loại hình doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn nên hệ thống tài khoản cũng có mở thêm các tài khoản cấp 2 để chi tiết cho các khoản mục phát sinh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trừ tài khoản giá vốn hàng bán. - Nhìn chung việc hạch toán tại Công ty theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt + Ngoài việc bán hàng trả ngay Công ty cũng có chính sách cho khách hàng trả chậm. Nhưng Công ty lại không trích lập dự phòng các khoản công nợ khó đòi, không mở TK 139- dự phòng phải thu khó đòi. Nên khi có công nợ tồn đọng quá lâu cần phải xử lý thì Công ty lại làm giảm khoản phải thu của khách hàng và đưa vào chi phí khác TK 811 và thay vì phải đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp. + Đối với sự gia tăng của sắt, thép trên thị trường như hiện nay hàng tồn kho sẽ khó có khuynh hướng bị giảm giá nên Công ty không mở tài khoản 159-dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định của Bộ Tài Chính. Nhưng trong thực tế, hàng hóa trong kho không thể tránh khỏi việc hư hỏng. Chính vì, vậy việc mở tài khoản 159 sẽ giúp Công ty tránh khỏi tình trạng phải gánh chịu khoản chi phí thiệt hại. + Bên cạnh đó, do khối lượng chứng từ phát sinh quá nhiều nên trong quá trình hạch toán cũng có một số sự nhầm lẫn. Chẳng hạn như khi thu tiền bán trụ kế toán lại hạch toán vào tài khoản 5113 – doanh thu cung cấp dịch vụ thay vì phải đưa vào TK 5112 – doanh thu thành phẩm, sản phẩm xây lắp hoàn thành. Tuy nhiên sự sai sót này không làm ảnh hưởng tới tổng doanh thu trong kỳ. 5.2. Giải pháp 5.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tăng doanh thu - Quan tâm hơn nữa hoạt động quảng cáo tiếp thị, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập thông tin tham khảo và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể dựa vào bảng kết quả kinh doanh hàng năm do bộ phận kế toán cung cấp để có thể nắm bắt được thực trạng của Công ty, theo dõi chặt chẽ sự tiến triển hoạt động kinh doanh để đưa ra kế hoạch khả thi cho năm tiếp theo. - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá háng bán ở Công ty không được thực hiện khi khách hàng mua nhiều với số lượng lớn. Để có thêm nhiều khách hàng cũng như giữ được những khách hàng quen thuộc Công ty nên có chiết khấu thương mại đối với khách hàng lần đầu mua sản phẩm của mình. Đối với những khách hàng đã mua hàng nhiều lần tùy theo trị giá hàng mua Công ty nên áp dụng chính sách giảm giá cho khách hàng với trị giá lớn hoặc chiết khấu thương mại với khách hàng mua hàng với trị giá thấp để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn nữa. - Mở trang web riêng để quảng cáo hình ảnh của Công ty, nâng cao sản lượng tiêu thụ mặt hàng Trụ, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo đúng chất lượng. - Chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trụ bê tông, năng cao năng suất, đưa doanh thu sản phẩm trụ trở thành nguồn thu chính của Công ty. Giảm chi phí - Tăng cường ý thức tiết kiệm chi phí trong nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho người lao động để cắt giảm những chi phí không cần thiết. Lập định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, định mức chi phí cho từng phòng ban. - Tiết kiệm vốn trong quá trình đầu tư vì trong giai đoạn lạm phát như hiện nay chi phí lãi vay có ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp Nhà Nước như Công ty Cơ khí Kiên Giang tránh đầu tư tràn lan, dàn đều mà mang lại hiệu quả kinh tế không cao. Cần theo dõi sự biến động của lãi suất thị trường để hạn chế những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất gây ra. - Công ty cần theo dõi sự biến động giá cả thị trường của các nguyên liệu chính như sắt, thép và dự đoán mức thay đổi giá trong tương lai để có chính sách tồn trữ hợp lý. Đối với nguồn nguyên liệu nào mà giá có xu hướng tăng mạnh thì nên dự trữ nhiều vì nó có ảnh hưởng rất lớn đối với giá thành sản phẩm. - Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến chi phí để có chính sách đối phó kịp thời. 5.2.2. Về tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh - Để việc theo dõi giá vốn hàng bán được tốt và khắc phục được tổn thất trong việc kinh doanh Công ty nên mở các tài khoản chi tiết cho giá vốn hàng bán như sau: + Tài khoản 6321: giá vốn hàng hóa thép cuộn D6 +D8 + Tài khoản 6322: giá vốn hàng hóa thép D10 +D25 + Tài khoản 6323: giá vốn xi măng….. - Đối với việc xử lý nợ phải thu khó đòi, Công ty nên mở tài khoản 139- Dự phòng phải thu khó đòi. Trích lập dự phòng đối với các khoản nợ có khả năng không thể thu hồi vào cuối niên độ kế toán và đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. - Đối với việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Kế toán mở TK 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho để theo dõi khoản thiệt hại do hàng tồn kho bị giảm giá gây nên và đưa khoản thiệt hại này vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho x Số lượng hàng tồn kho bị giảm giá tại thời điểm lập BCTC Chênh lệch giảm giá hàng tồn kho = Trong đó: Chênh lệch giảm giá hàng tồn kho x Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho Giá thị trường của hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC = 5.3. Kiến nghị Theo định hướng phát triển của Công ty thì vào năm 2008 sẽ đưa máy gặt đập liên hợp ra mắt người tiêu dùng. Đây là bước đột phá của Công ty trong việc đưa ngành cơ khí vào phục vụ ngành Nông nghiệp tuy có phần trễ hơn so với tỉnh An Giang. Do đó Công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường đối với lĩnh vực còn mới mẽ này. Bên cạnh đó, Kiên Giang còn là tỉnh có thế mạnh về đánh bắt thủy hải sản. Nên việc đóng tàu là rất cần thiết Công ty cần khai thác thế mạnh của tỉnh nhà. Hiện nay nước ta đang trong quá trình đối mới toàn diện, công tác kế toán của nước ta đang dần hoàn thiện sửa đổi và bổ sung sao cho phù hợp với tình hình kinh tế mới gia nhập WTO, điều chỉnh mới và ban hành các chuẩn mực kế toán mới để phù hợp với thông lệ quốc tế để thể hiện sự hội nhập kinh tế Việt Nam với các khu vực trên thế giới. Do đó đòi hỏi đào tạo có hệ thống và bồi dưỡng lại các lực lượng kế toán trong mọi cấp cũng như trong các công ty (doanh nghiệp) nhất là các công ty vừa sản xuất, thương mại, dịch vụ như Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang để khi hợp tác kinh doanh với các Doanh Nghiệp nước ngoài chúng ta không khỏi bỡ ngỡ, thiếu sót trong hợp đồng kinh tế. Nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như lợi thế cho Công ty. Nhà Nước cần có chính sách ưu đãi riêng thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Kiên Giang, cho nông dân vay vốn ưu đãi (lãi suất bằng không và trả chậm) mua sản phẩm cơ khí sản xuất tại Kiên Giang. PHẦN KẾT LUẬN Kiên Giang có 3 nhóm ngành cơ khí chủ yếu là sửa chữa, đúc kim loại và chế tạo máy - thiết bị. Trong những năm qua sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành cơ khí không đáng kể, dịch vụ sửa chữa vẫn là chủ yếu, ngành cơ khí Kiên Giang vẫn còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hàm lượng công nghệ gia tăng thấp, lao động thủ công còn nhiều. Bên cạnh đó, sự tranh tranh giữa các doanh nghiệp lại diễn ra quyết liệt, các doanh nghiệp đều muốn hạ thấp giá thành để nâng cao lợi nhuận mới có thể tồn tại. Công ty Cơ khí Kiên Giang cũng vậy, trong thời gian qua, công ty đã không ngừng nổ lực nâng cao doanh thu đơn vị, kiểm soát thật tốt chi phí để mang lại hiệu quả kinh tế tuy vẫn còn nhiều vấn đề không thể giải quyết. Ngoài việc có cái nhìn tổng quát, phân tích chính xác doanh thu, chi phí và lợi nhuận, Công ty đã biết nắm bắt thời cơ, ra quyết định đúng đắn. Một trong những đóng góp lớn nhất phải nhắc đến là nhờ vào bộ máy kế toán thực sự là một công cụ đắc lực, cung cấp thông tin kịp thời và hữu hiệu. Chính vì vậy mà việc Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh luôn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp. Trong quá trình thu thập số liệu tại Công ty để làm đề tài đã giúp em có cơ hội tìm hiểu thực tế những kiến thức đã học, đặc biệt là khâu kế toán xác định kết quả kinh doanh, cũng như những chứng từ, sổ sách kế toán có liên quan và trao dồi thêm khả năng phân tích của mình. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài ngắn, em không thể nắm bắt đầy đủ thông tin tại đơn vị nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của thầy, cô và các bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chuẩn mực số 14 về doanh thu và thu nhập khác ( ban hành và công bố theo quyết định số 14/9/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính) Đỗ Thị Yến Tuyết. Năm 2007. Khóa luận tốt nghiệp “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang”. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa Kinh tế - QTKD. Đại học An Giang. Phan Đức Dũng. Năm 2006. Giáo Trình Kế Toán Tài Chính. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, khoa Kinh tế: Nxb Thống kê. Phan Thị Kim Ngân. Năm 2000. Khóa luận tốt nghiệp “phân tích công tác hạch toán kế toán thành phẩm – tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty XNK An Giang”. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa Kinh tế – QTKD. Đại học An Giang. Võ Thanh Thu và Nguyễn Thị Mỵ. Năm 2001. Kế toán doanh nghiệp và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nxb Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang.doc
Luận văn liên quan