Đề tài Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang

Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1Lý do chọn đề tài Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hội nhập như nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phải không ngừng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra các loại sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường (nhu cầu sản xuất và nhu cầu tiêu dùng) thông qua quá trình bán hàng với mục tiêu là lợi nhuận. Bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần lợi ích và rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, do đó lợi nhuận thu được từ quá trình bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó là yếu tố quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp, đồng thời nó cũng giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện quá trình bán hàng, các doanh nghiệp phải chi ra các khoản chi phí: đó là tổng giá trị làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ dưới hình thức các khoản tiền đã chi ra, các khoản khấu trừ vào tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng thu được các khoản doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thu được trong kỳ phát sinh từ các hoạt động góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Việc phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất cần thiết, vì căn cứ vào kết quả này các doanh nghiệp sẽ biết được thực trạng hoạt động kinh doanh của mình và có cơ sở để kiểm tra, so sánh giữa doanh thu với chi phí của từng hoạt động trong quá trình kinh doanh. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra được những biện pháp nhằm quản lý và sử dụng chi phí hợp lý hơn để tăng lợi nhuận. Để việc xác định kết quả kinh doanh đạt hiệu quả và chính xác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng đúng và đầy đủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán trong công tác hạch toán của mình. Mặt khác, để duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao các doanh nghiệp cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh nhằm biết cách đánh giá các kết quả vừa đạt được và hiệu quả của hoạt động kinh doanh, biết cách xác định và phân tích có hệ thống các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố có ảnh hưởng xấu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Nhận thấy được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “ Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Cửa Hàng Kinh Doanh Thức Ăn Gia Súc và Thuốc Thú Y An Giang “, qua đó em còn có thể hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển của ngành chuyên sản xuất để phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của hầu hết những người dân sống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. 1.2Mục tiêu nghiên cứu +Giúp em vận dụng được lý thuyết đã học vào thực tiễn. +Hiểu rõ hơn về các phương thức bán hàng, cách hạch toán và xác định kết quả kinh doanh. Qua đó, tìm ra những điểm khác biệt trong cách hạch toán của Cửa hàng kinh doanh TĂGS và TTY An Giang so với lý thuyết đã học. +Nắm vững và vận dụng được vào thực tiễn những kiến thức cơ bản nhất về phân tích hoạt động kinh doanh để có những cách ứng xử phù hợp nhất, tốt nhất trong từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. 1.3Phạm vi nghiên cứu +Đề tài được thực hiện tại Cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang. +Số liệu dùng cho việc xác định kết quả kinh doanh là các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/2006. +Phân tích và đánh giá lợi nhuận đạt được của Cửa Hàng năm 2006 so với năm 2005. +Phân tích sự tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận. 1.4Nội dung nghiên cứu Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: +Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh +Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 1.5Phương pháp nghiên cứu ØThu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp tại Cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang, thông qua: +Quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế của cơ quan thực tập. +Các báo cáo và tài liệu do cơ quan thực tập cung cấp. +Các thông tin khác có liên quan đến nội dung đề tài trên sách, báo. ØPhân tích số liệu Tổng hợp và so sánh các kết quả đạt được qua các năm để đánh giá xu hướng phát triển của Cửa Hàng. Qua đó, tìm hiểu và phân tích những mặt tích cực và tiêu cực có tác động đến kết quả vừa đạt được.

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của một doanh nghiệp. Do đó, để hiểu rõ hơn và đánh giá được một cách chính xác về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chúng ta sẽ tiến hành phân tích về tình hình biến động lợi nhuận và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của Cửa hàng dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 4.3: PHÂN TÍCH CHUNG LỢI NHUẬN Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tốc độ tăng Tỷ trọng 1. LN từ HĐ bán hàng 2.579 187% 4.669 173% 2.090 81,04% -14% 2. Lỗ từ HĐ tài chính 2.424 176% 2.423 90% (1) -0,04% -86% 3. LN từ HĐ khác 1.227 89% 453 17% (774) -63,08% -72% Tổng LN trước thuế 1.381 100% 2.699 100% 1.318 95,44% - Doanh thu thuần 162.990 - 243.110 - 80.120 49,16% - Tỷ suất LN từ HĐBH - 1,58% - 1,92% - - 0,34% (Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD 2005 -2006) Biểu đồ 4.1: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT CẤU LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN 2005 - 2006 Qua bảng phân tích ta thấy: Tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 1.318 triệu đồng, tăng với tốc độ khá cao 95,44%. Tuy nhiên, tỷ trọng của tất cả các khoản mục lợi nhuận so với tổng lợi nhuận trước thuế lại có xu hướng giảm hơn so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do: Tỷ trọng của khoản lỗ do hoạt động tài chính mang lại đã giảm xuống 86% so với năm 2005, làm cho kết cấu của hai khoản mục lợi nhuận còn lại cũng giảm xuống tương ứng. Bởi vì, khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và lợi nhuận thu được từ hoạt động khác được tạo ra, một phần sẽ được dùng để bù đắp cho khoản lỗ từ hoạt động tài chính. Chính vì vậy, tỷ trọng của khoản lỗ do hoạt động tài chính mang lại giảm xuống sẽ là một biểu hiện tích cực góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng. Mặc dù, tỷ trọng có giảm nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận. Lợi nhuận bán hàng tăng hơn so với năm 2005 là 2.090 triệu đồng và tăng với tốc độ khá cao 81,04%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận bán hàng trên doanh thu cũng ngày càng tăng: năm 2005 tỷ suất này là 1,58% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang về 1,58 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 là 1,92%, tức là đã tăng 0,34% so với năm 2005. Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của Cửa hàng năm 2006 tăng hơn năm 2005. Bên cạnh đó, tỷ trọng của khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động khác cũng có xu hướng giảm hơn so với năm 2005. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn tạo ra được lợi nhuận. Điều đó cho thấy, hoạt động khác của Cửa hàng vẫn đạt hiệu quả. Sự thay đổi về mặt kết cấu của các khoản mục lợi nhuận trên là một biểu hiện tích cực, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cửa hàng đã ngày càng đạt hiệu quả hơn, góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng Phân tích những ảnh hưởng của hoạt động bán hàng đến tổng lợi nhuận Bảng 4.4: BẢNG XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 Số tuyệt đối Số tương đối Tổng doanh thu 164.877 248.356 83.479 50,63% Các khoản giảm trừ doanh thu 1.887 5.246 3.359 178,01% - chiết khấu thương mại - - - - - giảm giá hàng bán 1.887 5.156 3.269 173,24% - hàng bán bị trả lại - 90 90 - A. Tổng doanh thu thuần 162.990 243.110 80.120 49,16% 1. Sản phẩm 80.689 111.256 30.567 37,88% 2. Hàng hóa 82.301 131.854 49.553 60,21% B. Giá vốn hàng bán 156.645 231.643 74.998 47,88% 1. Giá vốn tiêu thụ sản phẩm 79.589 108.450 28.861 36,26% 2. Giá vốn tiêu thụ hàng hóa 77.056 123.193 46.137 59,87% Lãi gộp 6.345 11.467 5.122 80,72% Chi phí bán hàng 3.766 6.798 3.032 80,51% Lợi nhuận từ HĐ bán hàng 2.579 4.669 2.090 81,04% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Qua bảng tính trên ta thấy: năm 2006 lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng đã tăng hơn 81,04% tương ứng với 2.090 triệu đồng so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Cửa hàng có những chuyển biến tích cực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động tăng giảm của các nhân tố: lãi gộp và chi phí bán hàng. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp Lãi gộp = Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán - Phân tích sự biến động của doanh thu thuần Doanh thu thuần bán hàng tăng 49,16% tương ứng với 80.120 triệu đồng so với năm 2005, trong khi đó tổng doanh thu tăng đến 50,63% tức là tăng 83.479 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do sức tiêu thụ các loại sản phẩm, hàng hóa tăng lên một cách đột biến, điều này không những làm gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn giúp Cửa hàng có thể thu hồi được vốn để tiếp tục quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tốc độ tăng của doanh thu thuần lại chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu. Nguyên nhân là do sự gia tăng của các khoản làm giảm trừ doanh thu trong năm 2006, tăng đến 178,06%, gấp hơn 3 lần tỷ lệ tăng của tổng doanh thu. Đây là một biểu hiện bất lợi mà nguyên nhân chủ yếu của nó là do: Một số loại sản phẩm, hàng hóa khi đem tiêu thụ đã không còn bảo đảm về mặt chất lượng, thiếu phẩm chất do đó Cửa hàng buộc phải giảm giá bán để tiêu thụ được hàng hóa. Chính điều này đã làm cho khoản giảm giá hàng bán tăng lên rất nhiều, khoảng 173,27% so với năm 2005 tức là tương đương với 3.269 triệu đồng, làm cho doanh thu thuần và lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng của Cửa hàng cũng giảm xuống tương ứng là 3.269 triệu đồng. Mặt khác, do nhu cầu tiêu thụ của khách hàng trong năm 2006 khá lớn, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc đã không ngừng sản xuất chế biến sản phẩm để nâng cao sản lượng đủ để cung cấp cho Cửa hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Trước áp lực về sản lượng như vậy cộng thêm thời tiết năm 2006 thay đổi thất thường nên một số loại sản phẩm làm ra đã không thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, chính vì vậy mà số lượng hàng hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại lên đến hơn 90 triệu đồng trong khi năm 2005 thì không có phát sinh khoản này. Chỉ tiêu này tăng lên là một biểu hiện tiêu cực, Cửa hàng cần nên xem xét và nhanh chóng tìm biện pháp để cải thiện. Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán Bảng 4.5: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VỐN HÀNG BÁN Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 Số tuyệt đối Số tương đối Giá vốn hàng bán 156.645 231.643 74.998 47,88% Doanh thu thuần 162.990 243.110 80.120 49,16% GVHB/Doanh thu thuần 96,11% 95,28% - -0,82% (Nguồn: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng) Giá vốn hàng bán năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 74.998 triệu đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, cụ thể là: giá vốn hàng bán chỉ tăng 47,88% trong khi doanh thu thuần tăng đến 49,16% so với năm 2005. Điều đó cho thấy, sự gia tăng của giá vốn hàng bán chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ tăng, đây là một nhân tố tích cực góp phần làm gia tăng lãi gộp cũng như làm gia tăng lợi nhuận của Cửa hàng. Bên cạnh đó, tỷ trọng của giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần cũng giảm xuống: năm 2005 giá vốn hàng bán chiếm 96,11% trong doanh thu thuần, đến năm 2006 giảm xuống còn 95,28%, tức là đã giảm đi 0.82%. Chứng tỏ Cửa hàng đã có cố gắng trong việc giảm chi phí giá vốn nhưng vẫn đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận. Phân tích những tác động tổng hợp của sự biến động doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đến lãi gộp Để khái quát lại tình hình biến động của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chúng ta hãy xem bảng phân tích dưới đây để biết được sự biến động đó có ảnh hưởng như thế nào đến lãi gộp: Bảng 4.6: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI GỘP Đơn vị tính: triệu đồng Nhóm hàng Doanh thu năm 2005 Doanh thu năm 2006 Doanh thu năm 2006 điều chỉnh Giá bán Giá vốn Giá bán Giá vốn Giá bán 2005 Giá vốn 2005 1. Thức ăn 80.689 79.589 111.256 108.450 107.989 105.589 2. Nguyên liệu TĂGS 72.956 68.808 115.789 107.784 103.250 96.458 3. Thuốc 9.345 8.248 16.065 15.409 17.985 16.489 Tổng cộng 162.990 156.645 243.110 231.643 229.224 218.536 (Nguồn: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng) Như chúng ta đã biết, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán được tạo nên từ khối lượng hàng hóa tiêu thụ, kết cấu hàng hóa tiêu thụ và giá cả hàng hóa tiêu thụ. Do đó, sự biến động của các nhân tố này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi gộp của Cửa hàng. Dựa vào bảng 4.4, ta xác định được mức chênh lệch lãi gộp năm 2006 so với năm 2005 như sau: = (243.110 - 231.643) – (162.990 – 156.645) = 11.467 – 6.345 = +5.122 Mức lãi gộp tăng thêm 5.122 triệu đồng so với năm 2005, nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ Dựa vào bảng 4.4, ta xác định được mức ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng hàng hóa tiêu thụ đến mức lãi gộp như sau: = (229.224 - 162.990) * (6.345 / 162.990) = 66.234 * 3,89% = +2.578 Khối lượng hàng hóa tiêu thụ ở từng nhóm hàng đều tăng hơn so với năm 2005. Do đó đã làm cho mức lãi gộp tăng thêm 2.578 triệu đồng, cụ thể sự gia tăng này ở từng nhóm mặt hàng như sau: Nhóm mặt hàng thức ăn: (107.989 - 80.689) * 3,89% = +1.063 Nhóm mặt hàng nguyên liệu thức ăn gia súc: (103.250 - 72.956) * 3,89% = +1.179 Nhóm mặt hàng thuốc: (17.985 - 9.345) * 3,89% = +336 Ớ tất cả các nhóm mặt hàng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ đều tăng hơn so với năm 2005 cho thấy sức tiêu thụ của Cửa hàng ngày càng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh doanh của Cửa hàng gặp nhiều điều kiện thuận lợi: các loại dịch bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả kinh tế của các nhà chăn nuôi (dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng…) đã tạm thời được khống chế và ngăn chặn; mặt khác, trên thị trường hiện nay đã có thuốc tiêm ngừa các loại dịch bệnh nói trên chính vì vậy đã tạo được tâm lý yên tâm cho các nhà chăn nuôi khi tiếp tục thực hiện công việc và mở rộng để phát triển đàn gia súc, gia cầm của mình trong môi trường dễ lây lan nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ Dựa vào bảng 4.4, ta xác định được mức chênh lệch lãi gộp do tác động của việc thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ như sau: = (4,66% - 3,89% ) * 229.224 = +1.765 Nhìn chung, sự thay đổi kết cấu tiêu thụ trên là một biểu hiện tích cực góp phần làm gia tăng lãi gộp, tăng đến 1.765 triệu đồng so với năm 2005. Bảng 4.7: BẢNG PHÂN TÍCH THEO KẾT CẤU MẶT HÀNG TIÊU THỤ Đơn vị tính: triệu đồng Nhóm hàng Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu Lãi gộp Doanh thu Lãi gộp Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Thức ăn 80.689 49,51 1.100 17,34 111.256 45,76 2.806 24,47 2. Nguyên liệu TĂGS 72.956 44,76 4.148 65,37 115.789 47,63 8.005 69,81 3. Thuốc 9.345 5,73 1.097 17,29 16.065 6,61 656 5,72 CỘNG 162.990 100 6.345 100 243.110 100 11.467 100 (Nguồn: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng) Tỷ trọng lãi gộp của nhóm hàng nguyên liệu thức ăn gia súc cao hơn hẳn so với tỷ trọng doanh thu, cụ thể như sau: năm 2005 tỷ trọng lãi gộp chiếm 65,37%, tỷ trọng doanh thu chiếm 44,76%; đến năm 2006 tỷ trọng lãi gộp chiếm 69,81% và tỷ trọng doanh thu chiếm 47,63%. Điều đó cho thấy, nhóm hàng này không những có sức tiêu thụ mạnh nhất mà còn mang lại nhiều lãi gộp nhất so với các nhóm hàng khác. Do đó, việc mở rộng kinh doanh nhóm hàng này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nhóm hàng khác. Nhóm hàng thức ăn có tỷ trọng doanh thu và lãi gộp đứng thứ hai sau nhóm hàng nguyên liệu TĂGS. So với năm 2005, tỷ trọng doanh thu tuy có giảm nhưng tỷ trọng lãi gộp lại tăng, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy việc kinh doanh nhóm hàng này đã ngày càng đạt hiệu quả kinh tế hơn. Nhóm hàng thuốc bao gồm: các loại thuốc chuyên trị bệnh cho các loại gia súc, gia cầm và thủy sản; các công cụ, dụng cụ như ống chích, kim tiêm các loại…cho nên sức tiêu thụ của nó rất thấp, khách hàng chỉ sử dụng khi cần thiết. Chính vì vậy, doanh số bán ra của nhóm hàng này luôn luôn là một con số thấp nhất. So với năm 2005, sức tiêu thụ của nhóm hàng này tuy có tăng lên nhưng tỷ trọng lãi gộp lại giảm xuống, cho thấy việc kinh doanh nhóm hàng này không còn đạt hiệu quả. Tóm lại, việc thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ làm cho tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lãi gộp của các nhóm hàng cùng tăng lên hoặc cùng giảm xuống, cho thấy việc thay đổi kết cấu đó là tương đối hợp lý không gây ảnh hưởng bất lợi đến lãi gộp cũng như lợi nhuận của Cửa hàng. Tuy nhiên, nếu nhóm hàng nào có tỷ trọng doanh thu tăng trong khi tỷ trọng lãi gộp giảm, Cửa hàng nên xem xét kỹ lưỡng để biết được mức độ ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận để có biện pháp kịp thời xử lý. Trên thực tế, việc thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ của nhóm hàng nguyên liệu TĂGS và nhóm hàng thức ăn là khá hợp lý, có tác động rất tốt đến mức lãi gộp của Cửa hàng. Còn đối với nhóm hàng thuốc mặc dù cũng tạo ra được lãi gộp nhưng nếu so với năm 2005 thì việc thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ như vậy là bất lợi, đã làm cho mức lãi gộp giảm xuống, ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận. Chính vì vậy, Cửa hàng cần nên theo sát tình hình tiêu thụ để xác định mặt hàng nào là mặt hàng chủ lực, mặt hàng nào là mặt hàng tiềm năng để có những cách ứng xử kịp thời phù hợp với điều kiện cụ thể của thị trường. Bên cạnh đó, Cửa hàng cũng cần phải chuẩn bị một khối lượng hàng hóa đủ mạnh, có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu của thị trường và khi cần thiết có thể thay đổi kết cấu mặt hàng kịp lúc. Nhân tố giá cả hàng hóa tiêu thụ Dựa vào bảng 4.4, ta tính được sự thay đổi của mức lãi gộp như sau: = (243.110 - 229.224) – (231.643 - 218.536) = +779 Sự thay đổi của giá cả hàng hóa tiêu thụ làm cho mức lãi gộp tăng lên 779 triệu đồng, cụ thể của sự thay đổi này ở từng nhóm hàng như sau: Giá bán của mặt hàng thức ăn tương đối ổn định trong khi đó giá vốn của nhóm sản phẩm này lại giảm hơn năm 2005. Nguyên nhân là do sự biến động của thị trường, giá cả của một số loại nguyên liệu đầu vào đã giảm hơn trước cho nên Nhà máy chế biến thức ăn gia súc đã hạ thấp được chi phí giá thành sản phẩm, do đó giá mà Nhà máy cung cấp cho Cửa hàng cũng giảm hơn trước, chính vì vậy đã làm cho lãi gộp đã tăng thêm: (111.256 – 107.989) – (108.450 – 105.589) = +406 Đối với mặt hàng nguyên liệu thức ăn gia súc được xem là một mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh nhất. Do đó, giá bán của nó tăng lên đáng kể ở tất cả các chủng loại trong khi đó thì giá mua và chi phí thu mua lại ít biến động, chính vì vậy đã làm cho mức lãi gộp tăng lên: (115.789 – 103.250) – (107.784 – 96.458) = +1.213 Mặt hàng thuốc là mặt hàng tiêu thụ chậm nhất và có doanh số bán ra thấp nhất. Chính vì vậy, chỉ khi nào khách hàng có nhu cầu thực sự thì Cửa hàng mới nhập về. Tuy nhiên, do sự biến động của thị trường cho nên giá mua của những mặt hàng này có tăng hơn so với năm 2005 trong khi giá bán ra lại ít biến động, do đó đã làm mức lãi gộp năm 2006 giảm hơn so với năm 2005: (16.065 – 17.985) –(15.409 – 16.489) = -840 Giá cả là một nhân tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến mức lãi gộp cũng như lợi nhuận của Cửa hàng, nhưng cũng chính vì vậy mà Cửa hàng sẽ không thể tránh khỏi được những tác động của nó. Do đó để giảm bớt những tác động xấu do sự biến động giá cả mang lại Cửa hàng nên cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định nhập hàng về để hạn chế được những tổn thất về sau. Ảnh hưởng của nhân tố giá cả trong trường hợp này, tuy có làm cho mức lãi gộp của Cửa hàng giảm xuống so với năm 2005 nhưng xét về mặt tổng thể thì việc kinh doanh các nhóm hàng trên vẫn đang đạt hiệu quả, bằng chứng là ở tất cả các nhóm hàng Cửa hàng vẫn thu được những mức lãi gộp nhất định. Tổng hợp các nhân tố lại ta được, khoảng chênh lệch giữa mức lãi gộp năm 2006 so với năm 2005: Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ +2.578 triệu đồng Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ +1.765 triệu đồng Nhân tố giá cả hàng hóa tiêu thụ +779 triệu đồng +5.122 triệu đồng Tóm lại, tất cả các nhân tố trên đều có những ảnh hưởng tích cực đến mức lãi gộp của Cửa hàng, trong đó sự gia tăng về khối lượng hàng hóa tiêu thụ là nhân tố quyết định quan trọng nhất trong việc góp phần làm gia tăng lợi nhuận của Cửa hàng. Do đó, Cửa hàng cần đẩy mạnh tiêu thụ các loại sản phẩm, hàng hóa trong thời gian tới, góp phần làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Phân tích sự biến động của chi phí bán hàng Bảng 4.8: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ BÁN HÀNG Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 Số tuyệt đối Số tương đối Chi phí bán hàng 3.766 6.798 3.032 80,51% Doanh thu thuần 162.990 243.110 80.120 49,16% CPBH/Doanh thu thuần 2,31% 2,80% - 0,49% (Nguồn: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng) Chi phí bán hàng là một trong số các chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định lợi nhuận bán hàng. Tỷ trọng của chi phí bán hàng trên doanh thu thuần tăng: năm 2005 chiếm 2,31% trong doanh thu thuần, năm 2006 tăng lên chiếm 2,80% doanh thu thuần, tức là tăng thêm 0,49%. Nguyên nhân chủ yếu là chi phí bán hàng tăng lên với tốc độ tương đối cao, trong khi đó doanh thu thuần lại tăng với tốc độ chậm hơn (chi phí bán hàng tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng của doanh thu thuần), đây là một biểu hiện bất lợi làm giảm lợi nhuận của Cửa hàng. Chi phí bán hàng tăng lên nhiều chủ yếu là do: Sức tiêu thụ tăng lên đã làm cho các khoản chiết khấu cho các Đại lý cũng tăng theo. Sự gia tăng này được xem là một nhân tố tích cực góp phần làm gia tăng doanh thu và lợi nhuận của Cửa hàng. Bên cạnh đó, các loại chi phí như: tiền điện, tiền nước, tiền thuê mặt bằng và chi phí tiền lương cho các nhân viên cũng tăng lên. Nguyên nhân là trong năm 2006 Cửa hàng đã trang bị thêm một phòng thí nghiệm với các công cụ, đồ dùng và các chất hóa học nhằm phục vụ cho việc giải phẫu các mẫu cá bị bệnh do khách hàng cung cấp để tìm ra nguyên nhân và mầm móng gây bệnh, từ đó đưa ra các toa thuốc để điều trị bệnh cho từng loại cá và từng loại bệnh. Ngoài ra, phòng thí nghiệm còn thực hiện việc phân tích để kiểm tra lại liều lượng của các thành phần trong từng loại sản phẩm, hàng hóa sắp được tiêu thụ có còn đảm bảo về mặt chất lượng như lúc ban đầu hay không, để có những chính sách bán hàng hợp lý nhất cho khách hàng. Hàng năm, chi phí vận chuyển bốc vác phát sinh khá lớn. Loại chi phí này phát sinh nhiều nhất chủ yếu là ở trạm TP bởi vì đây là nơi tiếp nhận hàng hóa nhập từ nước ngoài về. Sau đó sẽ vận chuyển một phần về các kho của Cửa hàng, còn một phần sẽ tiêu thụ cho các nơi khác. Ngoài ra, hàng năm còn phát sinh các khoản chi phí khá lớn cho việc tổ chức các chuyến tham quan du lịch cho các hộ chăn nuôi lớn và các chủ Đại lý. Cửa hàng cần nên xem xét cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ra biện pháp sao cho vừa làm giảm bớt chi phí bán hàng vừa góp phần gia tăng lợi nhuận. Nhận xét: Bảng 4.9: BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN THU ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Mức ảnh hưởng đến LNBH 1. Doanh thu thuần 162.990 243.110 80.120 +80.120 2. Giá vốn hàng bán 156.645 231.643 74.998 -74.998 3. Lãi gộp 6.345 11.467 5.122 +5.122 Tỷ suất lãi gộp 3,89% 4,72% 0,82% -  4. Chi phí bán hàng 3.766 6.798 3.032 +3.032 Tỷ suất chi phí 2,31% 2,80% 0,49%  - 5. Lợi nhuận 2.579 4.669 2.090 +2.090 Tỷ suất lợi nhuận 1,58% 1,92% 0,34% -  (Nguồn: Bảng xác định lợi nhuận hoạt động bán hàng) Cửa hàng đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận bán hàng tăng gần gấp đôi so với năm 2005 và tăng với tốc độ khá cao chủ yếu là do hoạt động kinh doanh của Cửa hàng gặp nhiều điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy mà sức tiêu thụ của Cửa hàng tăng lên đột biến, đã làm cho tổng mức doanh thu tăng lên đáng kể so với năm 2005. Mặc dù vậy, Cửa hàng cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến các nhân tố làm giảm lợi nhuận, trong đó nhân tố chi phí bán hàng là nhân tố quyết định và ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận bởi vì hoạt động chính của Cửa hàng là hoạt động bán hàng do đó lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng sẽ quyết định toàn bộ lợi nhuận của Cửa hàng. Trong những năm tới, Cửa hàng cần phải có biện pháp quản lý và kiểm soát loại chi phí này một cách tốt hơn để góp phần làm gia tăng tổng mức lợi nhuận trước thuế. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận Bảng 4.10: BẢNG PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH ĐẾN TỔNG LỢI NHUẬN Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005 – 2006 Số tuyệt đối Số tương đối Thu nhập hoạt động tài chính - - - - Chi phí hoạt động tài chính 2.424 2.423 (1,00) -0,04% Lợi nhuận hoạt động tài chính (2.424) (2.423) (1,00) -0,04% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Dựa vào bảng phân tích ta thấy: hoạt động tài chính luôn bị lỗ gây ảnh hưởng bất lợi đến tổng lợi nhuận của Cửa hàng. Nguyên nhân là do Cửa hàng đã không tạo ra được một khoản thu nhập nào từ hoạt động tài chính nên không có khả năng bù đắp cho chi phí, trong khi chi phí phát sinh cho hoạt động này là tương đối lớn. Khoản chi phí này chủ yếu là khoản tiền lãi phải trả về việc Công ty đã cung ứng vốn cho Cửa hàng vào đầu mỗi kỳ kinh doanh. Khoản chi phí này có xu hướng giảm hơn so với năm 2005, mặc dù con số giảm không đáng kể so với toàn bộ khoản chi phí, nhưng đó cũng là một dấu hiệu tốt. Cho thấy được với cùng một mức vốn vay mà Cửa hàng đã làm cho hoạt động kinh doanh của mình ngày càng đạt hiệu quả hơn. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận Bảng 4.11: BẢNG PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHÁC ĐẾN TỔNG LỢI NHUẬN Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005 -2006 Số tuyệt đối Số tương đối Thu nhập hoạt động khác 2.139 548 (1.591) -74,38% Chi phí hoạt động khác 912 95 (817) -89,58% Lợi nhuận từ hoạt động khác 1.227 453 (774) -63,08% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí, có nghĩa là hoạt động khác luôn luôn mang lại lợi nhuận và có tác động rất tốt đến tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này có xu hướng giảm, giảm đến 63,08% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do: Năm 2005, Cửa hàng đã cho ngừng hoạt động tất cả các bè cá thuộc quyền quản lý của mình do việc kinh doanh từ việc nuôi cá bè không còn đạt hiệu quả như mong muốn và cũng chính vì vậy mà Cửa hàng đã quyết định thanh lý, nhượng bán lại tất cả các tài sản trên. Kết quả là đã làm cho thu nhập và chi phí từ hoạt động khác tăng lên. Đến năm 2006, hoạt động khác của Cửa hàng không còn phát sinh các khoản thu nhập hay chi phí về việc thanh lý, nhượng bán nói trên. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động này cũng giảm xuống. Nhìn chung, lợi nhuận khác tuy có giảm so với năm 2005 nhưng nếu loại trừ sự ảnh hưởng của khoản thu nhập và chi phí từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản thì hoạt động khác của Cửa hàng vẫn đang hoạt động rất hiệu quả. Bởi vì, thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động khác có xu hướng giảm nhưng giảm với tốc độ chậm hơn tốc độ giảm của chi phí. Lợi nhuận chỉ giảm 63,08% trong khi đó thu nhập thì giảm 74,38% và chi phí giảm đến 89,58% so với năm 2005. Nhận xét chung về tình hình lợi nhuận của Cửa hàng: Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và lợi nhuận khác là yếu tố chủ yếu góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Cửa hàng, trong đó lợi nhuận bán hàng vẫn là yếu tố quyết định quan trọng nhất bởi vì hoạt động chính của Cửa hàng là kinh doanh, còn khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động khác nếu so với tổng lợi nhuận thì con số này phát sinh không đáng kể. Bên cạnh đó, khoản lỗ từ hoạt động tài chính luôn chiếm tỷ trọng khá lớn và luôn làm giảm tổng lợi nhuận của Cửa hàng, nhưng xét về mặt tổng thể thì khoản lỗ này không gây ảnh hưởng bất lợi đến Cửa hàng, bởi vì khoản lỗ này chủ yếu là khoản tiền lãi phải trả cho Công ty về khoản tiền vốn mà Công ty đã cung ứng cho Cửa hàng vào đầu mỗi kỳ kinh doanh. Khoản lỗ này tuy làm giảm tổng lợi nhuận của Cửa hàng, nhưng nó lại góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận ở Công ty. Tuy nhiên, Cửa hàng cũng cần nên tìm biện pháp để làm giảm bớt khoản lỗ này sao cho vừa làm gia tăng tổng lợi nhuận của Cửa hàng vừa góp phần gia tăng tổng lợi nhuận của Công ty trong thời gian sắp tới. Phân tích nhóm hệ số khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Bảng 4.12: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (%) Lợi nhuận sau thuế (đồng) 994.513.414 1.943.648.780 95,44 Doanh thu thuần (đồng) 162.990.010.752 243.110.339.248 49,16 ROS (%) 0,61 0,80 0,19 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,8%, có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0,8 đồng lợi nhuận. Nếu so với năm 2005 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần chỉ mang về có 0,61 đồng lợi nhuận, tức là đã tăng thêm 0,19 đồng. Điều đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Cửa hàng đã ngày càng đạt hiệu quả hơn. Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng tăng lên và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận, bên cạnh đó tỷ trọng của khoản lỗ từ hoạt động tài chính cũng giảm nên đã bù đắp được khoản lợi nhuận bị mất đi từ hoạt động khác so với năm 2005, đã góp phần làm cho tổng lợi nhuận của Cửa hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của Cửa hàng có tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm có tỷ lệ quá thấp so với mức doanh thu đạt được, chứng tỏ trong quá trình kinh doanh Cửa hàng đã phải tiêu hao quá nhiều cho chi phí hoạt động. Do đó, trong thời gian sắp tới Cửa hàng cần phải cắt giảm bớt các loại chi phí không cần thiết để góp phần làm cho mức tỷ suất này tăng lên bởi vì tỷ suất này càng cao cho thấy hoạt động kinh doanh của Cửa hàng càng đạt hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần = * = Số vòng quay tài sản * Tỷ suất lợi nhuận Bảng 4.13: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG TÀI SẢN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (%) Số vòng quay tài sản (vòng) 8,50 5,76 (2,74) ROS (%) 0,61 0,80 0,19 ROA (%) 5,19 4,61 (0,58) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm từ 5,19% xuống còn 4,61%: cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản của năm 2005 thì tạo ra được 5,19 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2006 chỉ còn 4,61 đồng, tức là đã giảm đi 0,58 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do số vòng quay tài sản đã giảm từ 8,5 vòng xuống còn 5,76 vòng, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Cửa hàng ngày càng giảm. Do đó muốn nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Cửa hàng phải đề ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = LN sau thuế Doanh thu * * Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản = Tỷ suất LN trên Doanh thu * Số vòng quay tài sản * 1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Bảng 4.14: PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (%) 1. ROS (PLN/DT, %) 0,61 0,80 0,19 2. Số vòng quay tài sản (VTS, vòng) 8,50 5,76 (2,74) Tỷ lệ VCSH/TTS (tỷ suất tự tài trợ:TSTTR, %) 10,73 8,00 (2,74) 3. 1/Tỷ suất tự tài trợ 9,32 12,50 3,19 4. ROE (PLN/VCSH, %) 48,34 57,59 9,25 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tương đối cao và có chiều hướng tăng lên vào năm 2006, cụ thể là năm 2005 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì mang lại 48,34 đồng lợi nhuận, năm 2006 đã tăng thêm 9,25 đồng tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang về 57,59 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này ngày càng tăng chủ yếu là do vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng tài sản (tổng nguồn vốn), trong khi đó hoạt động kinh doanh của Cửa hàng cũng ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày một tăng lên, chứng tỏ Cửa hàng đã ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, Cửa hàng cũng cần nên lưu ý đến tính độc lập và tự chủ về mặt tài chính, cần thiết phải bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách khác nhau, để tránh rủi ro về sau. Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy được: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chịu sự tác động của nhiều nhân tố như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số vòng quay tài sản và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Để biết được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, chúng ta sẽ tiến hành so sánh để đánh giá sự biến động của các nhân tố này trong giai đoạn 2005 - 2006: Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận trên doanh thu = 0,19 * 8,5 * 9,32 = 15 Ảnh hưởng của nhân tố vòng quay tài sản = (-2,74) * 0,8 * 9,32 = -20,43 Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản = 3,19 * 0,8 * 5,76 = 14,68 Tổng hợp các nhân tố: 15 + (-20,43) + 14,68 = 9,25 Mặc dù số vòng quay tổng tài sản giảm, nhưng các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng và tỷ suất tự tài trợ giảm đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng và tổng hợp lại là tăng 9,25%. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Cửa hàng ngày càng có hiệu quả (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tương đối cao) và năm 2006 hoạt động có hiệu quả hơn năm 2005. Nhận xét về khả năng sinh lời Quá trình sinh lợi của Cửa hàng tương đối thấp, nhưng Cửa hàng cũng đã có cố gắng trong việc nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu qua các năm .Cho thấy tình hình kinh doanh của Cửa hàng ngày càng đạt hiệu quả hơn. Quy mô hoạt động của Cửa hàng là khá lớn (doanh thu đạt được trên 150 tỷ đồng hàng năm), số vòng quay tài sản cũng tương đối thể hiện tính năng động trong kinh doanh nhưng Cửa hàng đã không thể làm cho hệ số này ngày một tăng mà trái lại nó đã giảm từ 8,5 vòng xuống còn 5,76 vòng, bộc lộ sự yếu kém trong việc sử dụng tài sản. Tóm lại, quy mô hoạt động lớn với tính năng động trong kinh doanh cao (5,76 vòng) chứng tỏ việc kinh doanh của Cửa hàng ngày càng đạt hiệu quả. Nhưng quá trình sinh lợi còn thấp và tính năng động trong kinh doanh thì ngày càng giảm cho thấy Cửa hàng chưa có phương thức hành động phù hợp nên chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình. Chương 5: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ Nhận xét 5.1.1 Công tác quản lý và điều hành Ban lãnh đạo Công ty thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất nhằm giúp cho các đơn vị trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Công ty thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả các cán bộ công nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, lý luận chính trị…đặc biệt là đối với các cán bộ trẻ nhằm nâng cao trình độ, khả năng nhận thức để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của Công ty, cũng như nhu cầu phát triển của từng đơn vị trực thuộc. Đội ngũ nhân viên được bố trí thích hợp với ngành nghề, chuyên môn sẽ giúp cho việc thực hiện và hoàn thành nhiệm được giao trở nên thuận lợi hơn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. Công ty luôn đưa ra các chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc nhằm thúc đẩy sự phấn đấu thi đua trong công việc giữa các đơn vị với nhau, giúp cho việc thực hiện các chỉ tiêu này ngày càng đạt hiệu quả hơn. Có chính sách khen thưởng đối với các đơn vị luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức các chuyến tham quan du lịch vào các ngày lễ tết, hội hè để các cán bộ công nhân viên có dịp nghỉ ngơi, vui chơi và qua đó còn thắt chặt thêm tình đoàn kết. Nhờ sự quan tâm và chỉ đạo đúng đắn, kịp thời từ phía ban lãnh đạo Công ty đã giúp cho các cán bộ công nhân viên ở Công ty và các đơn vị trực thuộc nói chung, ở Cửa hàng kinh doanh TĂGS và TTY An Giang nói riêng luôn nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ được cấp trên giao phó. 5.1.2 Công tác tổ chức kế toán Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về cách thức hạch toán kế toán tại Cửa hàng, em nhận thấy Cửa hàng đã thực hiện tốt các quy định về công tác hạch toán từ khâu lập chứng từ đến việc lập các báo cáo tài chính, các số liệu được hạch toán chính xác, đầy đủ, rõ ràng và trung thực. Các chứng từ được lưu trữ có hệ thống giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu thuận lợi hơn. Các chứng từ về chi phí và thu nhập được kiểm tra chặt chẽ và được phân loại theo từng loại hình kinh doanh nhằm làm cơ sở cho việc cho xác định kết quả kinh doanh và lập các báo cáo tài chính. Việc sử dụng phần mềm trong công tác hạch toán kế toán giúp cho việc cập nhật các thông tin vào sổ sách kế toán được đơn giản, nhanh chóng và gọn nhẹ. Hàng ngày khi nhận được các chứng từ kế toán, kế toán cập nhật vào máy, khi cần sẽ in ra để đối chiếu so sánh. Với việc áp dụng kế toán trên máy tính đã giúp cho công tác quản lý dữ liệu được bảo đảm an toàn nhằm giảm bớt được khối lượng công việc khi phải ghi chép bằng tay. Hàng tháng luôn có sự đối chiếu, kiểm tra giữa các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ với sổ sách kế toán để qua đó có sự điều chỉnh kịp thời các nghiệp vụ chưa phù hợp. Sau khi đã được kế toán tổng hợp thông qua, sẽ được trình lên kế toán trưởng kiểm tra lại, trước khi trình cho Cửa hàng trưởng phê duyệt. 5.1.3 Việc áp dụng các chế độ kế toán Nhìn chung, Cửa hàng đã thực hiện đúng các quy định của Chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó, cũng có một số tài khoản được hạch toán không tuân thủ theo Chế độ, chẳng hạn: Theo qui định, khi một đơn vị bán hàng cho các đơn vị khác trong nội bộ Công ty thì phải ghi nhận giá vốn hàng bán; ghi nhận doanh thu và thuế GTGT thông qua TK 336 - Phải trả nội bộ. Trong khi đó ở Cửa Hàng thì tùy vào từng đơn vị mua hàng mà Cửa hàng sẽ tính thuế GTGT đầu ra hay không tính thuế GTGT đầu ra khi tiêu thụ hàng trong nội bộ và ghi nhận doanh thu thông qua TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác. Chẳng hạn: khi bán hàng cho các trại chăn nuôi thì Cửa hàng sẽ tính thuế GTGT đầu ra, còn khi bán hàng cho Nhà máy chế biến TĂGS An Giang thì lại không tính thuế GTGT đầu ra. Lý do mà Cửa Hàng không tính thuế GTGT đầu ra đối với đơn vị Nhà máy chế biến TĂGS An Giang là bởi vì đơn vị này nhập hàng về không phải để kinh doanh mà là để sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ cho việc bán hàng ở Cửa Hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh ngoài nguồn vốn chủ sở hữu Cửa hàng có vay thêm vốn từ Công ty. Theo qui định của Chế độ kế toán hiện hành về việc vay vốn giữa các đơn vị trực thuộc với Công ty hoặc giữa các đơn vị trực thuộc với nhau, thì ở các đơn vị trực thuộc sẽ theo dõi khoản này trên TK 336 – Phải trả nội bộ. Trong khi đó, Cửa hàng lại hạch toán vào TK 3388 – Phải trả phải nộp khác. Việc sử dụng TK 3388 thay cho TK 336 là không tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành mà nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sử dụng TK 3388 để theo dõi các khoản phát sinh trong nội bộ đã có từ trước khi Bộ Tài Chính ban hành qui định mới về việc hạch toán các khoản phát sinh trong nội bộ vào TK 136 – Phải thu nội bộ (theo dõi ở Công ty) và TK 336 – Phải trả nội bộ (theo dõi ở các đơn vị trực thuộc). Tuy nhiên, việc hạch toán trên cũng không có ảnh hưởng gì đến việc xác định kết quả kinh doanh, bởi vì trong trường hợp tiêu thụ nội bộ việc hạch toán vào TK 336 hay TK 3388 thì đến cuối kỳ kế toán cũng sẽ kết chuyển toàn bộ số phát sinh này vào TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp như: tiền mua văn phòng phẩm, tiền điện, tiền nước…lại không được hạch toán vào TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp mà được hạch toán cả vào TK 641 – Chi phí bán hàng. Do đặc điểm của Cửa hàng là kinh doanh cho nên các khoản chi phí phát sinh cho việc quản lý Cửa hàng không đáng kể. Chính vì vậy, tất cả những khoản chi phí nói trên đều được hạch toán và theo dõi chi tiết trên TK 641. Do đặc thù kinh doanh nên Cửa hàng phải áp dụng các chính sách trả chậm đối với khách hàng. Do đó, Cửa hàng sẽ không thể tránh khỏi những khoản thiệt hại đối với các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng thanh toán. Chính vì vậy, Cửa hàng đã trích lập khoản dự phòng vào TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi, nhằm bù đắp những khoản thiệt hại nói trên. Theo qui định, khoản dự phòng này phải được đưa vào TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng do Cửa hàng không sử dụng TK 642 nên khoản này sẽ được hạch toán vào TK 641 – Chi phí bán hàng trong kỳ. Nhưng trên thực tế, Cửa hàng lại không hạch toán như vậy mà lại hạch toán vào TK 811 – Chi phí khác. Việc hạch toán sai qui định này có thể làm cho việc xác định kết quả kinh doanh của hoạt động bán hàng và hoạt động khác kém chính xác, dễ làm cho chúng ta nhầm tưởng là việc sử dụng chi phí cho hoạt động bán hàng đã ngày càng đạt hiệu quả nhưng trên thực tế thì ngược lại. Tương tự đối với khoản mục hàng tồn kho, Cửa hàng cũng không thực hiện đúng chế độ kế toán nhằm bù đắp các khoản thiệt do đánh giá lại các khoản mục hàng tồn kho vào cuối kỳ. Hạn sử dụng của các loại thuốc dùng cho gia súc, gia cầm. thủy sản; chất lượng của các loại thức ăn là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc kinh doanh của Cửa hàng. Nếu như lượng hàng tồn kho chưa kịp tiêu thụ đã bị hỏng do quá hạn sử dụng hoặc chất lượng không còn đảm bảo như lúc ban đầu, lúc này Cửa hàng sẽ phải gánh chịu một khoản chi phí do mức thiệt hại này mang lại. 5.1.4 Hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của Cửa hàng 5.1.4.1 Về hoạt động kinh doanh Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Cửa hàng qua 2 năm 2005 và 2006 đạt kết quả rất khả quan: Doanh thu của Cửa hàng có sự tăng trưởng tương đối nhanh, tăng gần gấp đôi năm 2005, trong đó doanh thu chủ yếu thu được từ việc bán các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm và các loại thủy sản. Điều đó cho thấy, ngành chăn nuôi ở tỉnh ta hiện nay đang rất được chú trọng phát triển, chính vì vậy đã làm sức tiêu thụ của Cửa hàng ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, các khoản làm giảm doanh thu cũng có xu hướng tăng hơn lên nhưng các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của Cửa hàng cũng tăng lên và tăng với tốc độ nhanh hơn. Mặc dù vậy, Cửa hàng cũng cần phải đặc biệt quan tâm hơn đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ nhằm hạn chế bớt các khoản làm giảm trừ doanh thu, góp phần làm gia tăng lợi nhuận bán hàng cũng như gia tăng uy tín của Cửa hàng trên thị trường. Ngoài ra, Cửa hàng cũng cần phải chú trọng quan tâm đến khoản mục chi phí bán hàng bởi vì khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu. Đây là một biểu hiện bất lợi, làm giảm lợi nhuận của Cửa hàng. Khoản lỗ phát sinh từ hoạt động tài chính của Cửa hàng có xu hướng giảm hơn trước chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Cửa hàng đã ngày càng đạt hiệu quả hơn với cùng một khoản vốn vay. Đây là một biểu hiện tích cực góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận của Cửa hàng. Lợi nhuận từ hoạt động khác tuy có giảm hơn trước nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận chậm hơn tốc độ giảm của thu nhập và chi phí. Đây cũng là một dấu hiệu tốt làm gia tăng tổng lợi nhuận. 5.1.4.2 Về khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tương đối thấp nhưng tỷ suất này đã ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ Cửa hàng đã ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong những năm tới, Cửa hàng cần phải cố gắng để nâng cao dần tỷ suất này nhằm tăng tính cạnh tranh của Cửa hàng trong môi trường kinh tế cạnh tranh gây gắt như hiện nay. Cửa hàng đã ngày càng sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng tỷ suất tự tài trợ thì ngày càng giảm cho thấy nguồn vốn chủ yếu của Cửa hàng là nguồn vốn từ bên ngoài (vốn vay từ Công ty), Cửa hàng nên chú ý đến tính độc lập và tự chủ của mình về mặt tài chính. Tình trạng bị chiếm dụng vốn ngày càng tăng, do đặc thù kinh doanh nên Cửa hàng phải bán hàng trước thu tiền sau nên luôn xảy ra tình trạng nợ kéo dài làm cho vòng quay vốn chậm dẫn đến việc làm giảm lợi nhuận. Trong thời gian tới, Cửa hàng nên tìm biện pháp để cải thiện tình hình trên: giảm chi phí, tăng vòng quay vốn, quản lý tốt các khoản nợ, tăng vốn chủ sở hữu góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Giải pháp 5.2.1 Giải pháp về công tác tổ chức kế toán Để đảm bảo cho việc xác định đúng và chính xác kết quả hoạt động của từng loại hình kinh doanh, Cửa hàng nên hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo đúng qui định của Chế độ kế toán hiện hành: Đối với khoản nợ phải thu: Cửa hàng nên đưa khoản Dự phòng phải thu khó đòi vào TK 641 – Chi phí bán hàng trong kỳ. Bởi vì khoản nợ phải thu này xuất phát từ hoạt động bán hàng chính vì vậy những thiệt hại mà nó mang lại phải được xem như là một khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng. Đối với khoản mục hàng tồn kho: Cửa hàng cũng nên trích lập một khoản dự phòng vào TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho để hạn chế những thiệt hại do sự giảm giá hàng tồn kho mang lại và đưa khoản đó TK 632 – Giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ. 5.2.2 Giải pháp tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì vậy việc không ngừng tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như dối với Cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang nói riêng. Do đó để làm tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh có thể thực hiện các giải pháp sau: 5.2.2.1 Tăng doanh thu Tăng doanh thu để tăng lợi nhuận bởi vì doanh thu là nguồn thu nhập chủ yếu của các doanh nghiệp, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi mà doanh thu lại giảm thì lợi nhuận chắc chắn sẽ giảm theo. Do đó để tăng doanh thu ta thực hiện các biện pháp sau: Giới thiệu và đưa các loại sản phẩm, hàng hóa của mình cho những người dân sống ở những nơi xa xôi, hẻo lánh. Khuyến khích họ sử dụng nguồn thức ăn công nghiệp để thay thế cho thức ăn tự chế. Việc làm này sẽ giúp cho người dân tiết kiệm được nhiều thời gian mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các phương án kinh doanh phù hợp với khối lượng, chất lượng, kết cấu và giá bán hợp lý. Tổ chức thực hiện tốt các phương án đó để có đủ một lực lượng hàng hóa phù hợp cung ứng tốt cho nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo đầy đủ tất cả các yêu cầu về chất lượng sản phẩm sản xuất, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường đặc biệt là khi đang có nhiều dịch bệnh xuất hiện và lan truyền như hiện nay. Có cơ sở vật chất, đội ngũ lao động nhiệt tình và tiền vốn đầy đủ để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ở Cửa hàng. 5.2.2.2 Giảm chi phí Qua quá trình phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cho thấy: chi phí giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí lãi vay là những nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng lợi nhuận của Cửa hàng. Do đó, để giảm bớt những chi phí này nhằm làm tăng lợi nhuận trong những năm tới Cửa hàng nên thực hiện những biện pháp sau: Kiến nghị với ban lãnh đạo Nhà máy chế biến TĂGS về việc nhắc nhở để xây dựng ý thức tiết kiệm trong sản xuất, bao bì đóng gói, dự trữ bảo quản sản phẩm của người lao động, tránh lãng phí của công. Đồng thời, định mức lại mức tiêu hao nguyên vật liệu để quản lý chặt chẽ và sử dụng loại chi phí này một cách tiết kiệm nhất, góp phần làm giảm giá thành và giá vốn của sản phẩm. Giảm bớt chi phí khấu hao tài sản cố định bằng cách hạch toán đầy đủ, chính xác, theo dõi quản lý tài sản tránh hư hao mất mát, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm giảm chi phí khấu hao cho một sản phẩm, hàng hóa. Giảm chi phí bán hàng bằng cách giảm bớt các chi phí vận chuyển bốc vác, dự trữ, bảo quản, hao hụt hàng hóa, chi phí trong tiêu thụ sản phẩm và các loại chi phí bán hàng khác nhằm làm giảm tổng chi phí và tỷ suất chi phí bán hàng. Xây dựng các phương án đầu tư tài chính có hiệu quả, theo dõi kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các phương án này nhằm giảm chi phí hoạt động tài chính để tăng lợi nhuận cho hoạt động này. Bên cạnh đó, cũng cần phải theo dõi sự biến động của tỷ giá hối đoái để bảo đảm cho việc lựa chọn các phương thức thanh toán phù hợp nhằm hạn chế bớt những tác động tiêu cực do sự thay đổi tỷ giá đem lại khi ký kết các hợp đồng kinh tế với nước ngoài. Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, những mặt mạnh, mặt yếu, những nhân tố khách quan và chủ quan có tác động đến việc thực hiện chi phí, để có những giải pháp kịp thời làm giảm chi phí cho từng mặt hàng nhằm giảm chi phí chung cho Cửa hàng. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, tiền vốn nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận làm cơ sở cho việc giảm tỷ suất chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí. 5.2.2.3 Trình độ của nhà quản lý Biết lựa chọn những mặt hàng kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Biết tận dụng tối đa đồng vốn bên ngoài để mở rộng việc kinh doanh, tăng doanh thu tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh. Biết cách sử dụng nguồn nhân lực để phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của người lao động nhằm tăng năng suất lao động, tăng mối quan hệ khả năng giao tiếp của các nhân viên bán hàng góp phần vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Phân tích kỹ các nhân tố bên trong và bên ngoài, sự biến động của tình hình thị trường để xác định kịp thời những cơ hội và rủi ro nhằm có biện pháp tận dụng tối đa những cơ hội đó và khắc phục những rủi ro trong kinh doanh. Quản lý tài sản chặt chẽ và nâng cao trình độ sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả kinh doanh. Kiến nghị Qua tìm hiểu thực tế, tình hình công nợ của Cửa hàng còn tồn đọng quá nhiều qua các năm trong đó bao gồm cả khoản phải thu (chiếm hơn 92% trên tổng tài sản) và khoản phải trả (chiếm hơn 90% trên tổng nguồn vốn). Do đó, Cửa hàng cần đặc biệt chú trọng quan tâm đến việc quản lý và đôn đốc việc thu hồi, thanh toán các khoản nợ đúng kỳ hạn. Đối với khoản phải thu: Cửa hàng áp dụng các hình thức bán hàng trả chậm cho khách hàng lớn tiêu thụ thường xuyên và các khách hàng là chủ các đại lý. Chính vì vậy, xảy ra tình trạng nợ tồn đọng kéo dài là điều không thể tránh khỏi. Điều này đã gây ảnh hưởng bất lợi đến vòng quay tài sản của Cửa hàng, cụ thể là làm cho vòng quay tài sản chậm lại đồng thời cũng làm chậm lại tốc độ luân chuyển tài sản lưu động ảnh hưởng bất lợi đến chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo. Do đó, để tránh tình trạng nợ nần dây dưa chồng chất, Cửa hàng nên đưa ra những điều khoản qui định nhằm nhắc nhở, đôn đốc khách hàng về việc thanh toán tiền đúng hạn. Những điều khoản này có thể bao gồm 2 hình thức: thưởng và phạt. Thưởng bằng cách áp dụng các mức chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán tiền trước hoặc đúng hạn, bên cạnh đó đối với các khách hàng thường xuyên thanh toán tiền trước hay đúng hạn cần nên khuyến khích họ tiếp tục duy trì bằng cách tặng quà cho họ vào những dịp lễ tết. Ngược lại, nếu quá thời hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa chi trả thì tùy theo thời gian trễ hạn khách hàng đó sẽ phải chịu phạt theo một mức lãi suất qui định mà Cửa hàng đưa ra. Đối với các khoản phải trả: cần theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ của từng chủ nợ, để xem xét và xác định khoản nợ nào đã đến kỳ hạn phải thanh toán và khoản nợ nào có thể gia hạn thêm. Qua đó, nhằm nâng cao uy tín của Cửa hàng, tạo sự tin cậy cho các nhà cung cấp. PHẦN KẾT LUẬN Cùng với xu thế cạnh tranh và hội nhập như nước ta hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao. Để biết được hoạt động kinh doanh có đạt hiệu quả hay không, thì chỉ tiêu tài chính tổng hợp dùng để đánh giá chính là lợi nhuận. Đó cũng chính là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y An Giang là một đơn vị kinh doanh độc lập, có bộ máy kế toán riêng, trực thuộc Công ty XNK nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX). Việc kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa của Cửa hàng đã góp phần phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của hầu hết những người dân sống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những ngành nghề chủ lực của toàn khu vực. Do đặc điểm kinh doanh nên mạng lưới phân phối của Cửa hàng chủ yếu là qua hệ thống các Đại lý. Chính vì vậy, tình trạng bị chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng vốn của Cửa hàng cũng tương đối lớn, ngoài việc đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác; Cửa hàng còn phải vay thêm vốn từ phía Công ty mẹ, làm phát sinh khoản chi phí lãi vay hàng năm luôn luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc sử dụng và quản lý chi phí bán hàng chưa được chặt chẽ, con số phát sinh còn ở mức cao nên đã làm giảm tổng lợi nhuận của Cửa hàng. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Cửa hàng cũng tương đối tốt, luôn tạo ra được doanh thu và lợi nhuận, lợi nhuận năm sau có xu hướng tăng cao hơn năm trước. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực hết mình trong công việc của tập thể các cán bộ công nhân viên tại Cửa hàng, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của công tác hạch toán kế toán. Công tác hạch toán kế toán đã cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ cho các nhà quản lý về các thông tin, số liệu và về tình hình biến động của các hoạt động trong Cửa hàng; trong đó việc xác định doanh thu, chi phí là yếu tố rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên số liệu do công tác hạch toán kế toán cung cấp, các nhà quản lý sẽ tiến hành so sánh, phân tích kết quả đạt được nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác của doanh nghiệp; đồng thời tìm ra các nhân tố có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, giúp cho người quản lý có thể đề ra được các phương án cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, công tác hạch toán kế toán và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp nói chung, cũng như của Cửa hàng kinh doanh TĂGS và TTY An Giang nói riêng khi mà vấn đề cạnh tranh luôn diễn ra có tính chất thường xuyên, phức tạp và gây gắt như hiện nay. @&?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Cửa Hàng Kinh Doanh Thức Ăn Gia Súc và Thuốc Thú Y An Giang.doc
Luận văn liên quan