Trước nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội đòi hỏi báo phát thanh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh. Xu hướng của báo hiện đại đặt ra yêu cầu đòi hỏi quá trình thể hiện, truyền tải thông tin đến công chúng không được xem nhẹ. Tin, bài thông điệp của tác phẩm không được “ chảy tràn” trên làn sóng mà phải đến với công chúng một cách có hệ thống qua kết cấu chương trình phát thanh. Nó giúp khán thính giả dễ dàng nhận ra chương trình mà mình yêu thích. Vì thế để có được tình cảm hay sức hút của công chúng thì đòi hỏi người làm chương trình, sắp xếp nội dung tin, bài, chuyên mục sao cho phù hợp tạo ra sự logic khoa học, kích thích trí tò mò của công chúng. Kết cấu của chương trình nó giống như chiếc cầu vững chắc dẫn dắt công chúng theo dõi chương trình từ phần mở đầu, đến nội dung và kết thúc một chương trình. Nếu không có kết cấu chương trình sẽ làm giảm hiệu quả thông tin. Thêm vào đó một chương trình có kết cấu hệ thống sẽ thể hiện được phong cách làm chuyên nghiệp của những người thực hiện chương trình, giúp họ xử lý các tình huống xảy ra dễ dàng, chủ động hơn trong công việc.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3091 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết cấu chương trình phát thanh ở Đài Sóc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à một trong những đề tài đã
được nhà trường triển khai cho những khoá trước làm luận văn tốt nghiệp ( khoá 2, khoá 3 ) và đã phần nào mang lại hiệu quả. Tuy nhiên do số lượng sinh viên thực tập ở nhiều đài khác nhau. Cơ chế, kết cấu tổ chức ở mỗi đài lại khác nhau. Cùng với thời gian nghiên cứu còn hạn chế và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện vật chất còn thiếu nên mức độ nghiên cứu còn chưa sâu.
Mục đích, phạm vi nghiên cứu:
Mục đích:
Nghiên cứu kết cấu chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn trong thời gian từ ngày 22 tháng 02 năm 2010 đến ngày 10 tháng 04 năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp chủ yếu sử dụng để làm tiểu luận gồm: phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại…. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp kiểm chứng, khảo sát hiệu quả của chương trình phát thanh ở đài địa phương.
Kết cấu tiểu luận gồm có:
E MỞ ĐẦU
E NỘI DUNG
Chương I: Lý luận chung về kết cấu chương trình phát thanh.
Chương II: Thực trạng kết cấu chương trình phát thanh tại Đài phát thanh huyện Sóc Sơn.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình phát thanh ở Đài phát thanh sóc sơn.
E KẾT LUẬN
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
KHÁI QUÁT VỀ BÁO PHÁT THANH
Khái niệm báo phát thanh
Báo phát thanh là một kênh truyền thông, một loại hình báo chí mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới quan âm thanh phong phú, sinh động ( lời nói, tiếng động, âm nhạc ) để truyền tải thông điệp nhờ sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh tác động vào thính giác công chúng.
E Ưu thế:
Ø Đối tượng tác động rộng rãi nhất, người nghe không cần biết chữ miễn là có khả năng nghe và hiểu được ngôn ngữ, lời nói được truyền tải trên sóng phát thanh.
Ø Thông điệp trên sóng phát thanh có thể len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân ở khắp mọi nơi, đặc biệt với những dân tộc ít người chỉ có tiếng nói mà chưa có văn tự. Do đó, báo phát thanh có thể cứu sống, nuôi dưỡng hàng ngàn ngôn ngữ không có ký tự trên thế giới có nguy cơ diệt vong.
Ø Do truyền tải thông tin nhờ sóng điện từ cho nên báo phát thanh có tính tức thì và tính toả khắp. Tức là ngay lập tức thông điệp có thể tác động đến hàng ngàn người trên khắp hành tinh, vượt qua mọi biên giới quốc gia, lãnh thổ…. Đó là ưu thế của báo phát thanh.
Ø Cơ chế tác động linh hoạt, khả năng tiếp nhận mọi nơi mọi lúc, tiện lợi cho người nghe, đặc biệt với nhóm công chúng phụ nữ và các nước nghèo, vùng sâu, vùng xa. Báo phát thanh không chỉ phát nhanh chóng, tức thì, toả khắp mà còn thuận lợi cho mọi đối tượng.
Ø Báo phát thanh có giá thành rẻ. Điều này đặc biệt có lợi cho các nước nghèo.
Ø Là kênh truyền thông sinh động, hấp dẫn cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền nhờ việc sử dụng thế giới âm thanh. Báo phát thanh có thể tạo dựng lên bức tranh sinh động về cuộc sống hôm nay, cả về diện mạo và chiều sâu trong ký ức con người. Kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe.
Sự hình thành và phát triển của báo phát thanh
Trên thế giới
Công nghiệp hoá trong thế kỷ XIX thúc đẩy các ngành kỹ thuật phát triển đã tạo cơ sở vật chất cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông đại chúng. Đầu thế kỷ XX, truyền thông phát triển nhờ kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Nguồn gốc sâu xa của radio là ý tưởng ban đầu của Ambroes Fleming – cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Maicoli, là truyền tin không dây.
Những phát minh về “ Đioe ”, “ Triode ” đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của radio. Năm 1895, nhà bác học A.F.Harlow gọi triode là “gã khổng lồ bé nhất ”. Năm 1895 nhà bác học người Nga Alexandre Spopop đã phát minh ra Ăngten vô tuyến điện và ngày 7/5 Ông giới thiệu máy thu sóng điện tử đầu tiên tại hội nghị vật lý và hoá học tại Sanint Peterbong. Cùng thời gian này, nhà bác học người Italia G. Marconi thí nghiệm thành công việc truyền tín hiệu vô tuyến điện trên khoảng cách 400m, rồi 2000m.
Ngay khi mới ra đời, Radio đã đứng trước chân trời mở rộng của sự phát triển. Đài phát thanh quốc tế đầu tiên, phát ngày một bản tin tức được truyền đi từ Đức vào năm 1915 cho thấy nhiều hứa hẹn, tương lai cho sự phát triển của loại hình truyền thông Radio. Sự hoàn thiện các công cụ truyền thông đã đẩy nhanh đến mức ghê gớm sự phổ biến mọi ý tưởng mới. Năm 1917 người Bôn sê vích sử
dụng Radio để tác động đến thái độ của người Đức trong cuộc đàm phán hiệp ước Bút – Litovsk.
Radio là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, kỹ sư chế tạo, nhà sản xuất công nghiệp, đã tạo ra sự bùng nổ về kỹ thuật truyền thông. Thao diễn đầu tiên về truyền tin Radio diễn ra tại Ôtrâylia năm 1920.
Ở Việt Nam
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Việt Nam chưa có Đài phát thanh với tính chất là cơ quan truyền thông đại chúng của một quốc gia có chủ quyền. Mà chỉ có Đài phát thanh tư nhân với công suất nhỏ để quảng cáo thương mại hoặc đài của thực dân pháp phục vụ chính sách cai trị.
Cách mạng tháng 8 thành công trong cả nước. Hồ Chủ Tịch từ Tân Trào về Hà Nội, Người chị thị cho Bộ nội vụ, Bộ tuyên truyền phải sử dụng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là cần xây dựng ngay một Đài phát thanh Quốc Gia để phục vụ nhân dân thế giới hiểu biết và ủng hộ nước Việt Nam độc lâp.
Trước tình hình đó. Sáng ngày 22/8/1945, đồng chí Xuân Thuỷ thay mặt Uỷ ban cách mạng lâm thời Bắc Bộ triệu tập các đồng chí Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích, Trần Lâm đến số 4 phố Đinh Lễ để truyền đạt ý kiến của Hồ Chủ Tịch về việc lập bộ máy của Sở Tuyên truyền Bắc Bộ và lập Đài phát thanh.
Đến ngày 5/9/1945, tại toà soạn số 4 Đinh Lễ có một cuộc họp gồm hơn 10 người do đồng chí Trần Lâm chủ trì để bàn và quyết định 3 vấn đề:
Ø Một là, lấy ngày 7/9 làm ngày khánh thành Đài.
Ø Hai là, đặt tên cho Đài là “ Đài Tiếng Nói Việt Nam ”.
Ø Ba là, chọn bản nhạc “ Diệt Phát Xít ”, của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi làm nhạc hiệu chính thức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, Đài Tiếng nói Việt Nam cất tiếng hùng dũng chào đời và nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng việt bắt đầu bằng câu: “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”, do chị Dương Thị Ngân xướng lên rồi anh Nguyễn Văn Nhất xướng lại một lần nữa.
KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
Khái niệm chương trình phát thanh
Chương trình phát thanh là sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin bài, băng tư liệu, âm nhạc trong thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phát thanh. Đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất với người nghe.
Đặc điểm của chương trình phát thanh
Dù bất kỳ một chương trình phát thanh hay truyền hình của Đài Trung ương hay Đài địa phương nào, ngoài những đặc điểm chung của loại hình báo phát thanh hay truyền hình, thì chúng cũng mang những đặc điểm riêng nhất định giúp khán, thính giả phân biệt được chương trình này với chương trình khác. Nắm bắt giờ phát sóng các chương trình mà mình yêu thích và chủ động trong việc đón nghe chương trình. Yếu tố đầu tiên và dễ dàng nhất để phân biệt chương trình phát thanh này với chương trình phát thanh khác của Đài. Chính là nhờ sự phân biệt nhạc hiệu của chương trình này với nhạc hiệu của chương trình khác. Tất cả các chương trình phát thanh đều có sự bắt đầu bằng nhạc hiệu. Đó có thể là những bản nhạc không lời, có tiết tấu nhanh, sôi nổi cũng có khi nhạc hiệu được sử dụng là những đoạn nhạc nhẹ nhàng êm ái. Thông thường, người nghe nhận diện chương trình phát thanh ngay từ phút đầu tiên thông qua nhạc hiệu, nhạc chương trình.
Ngay những phút đầu tiên khi chương trình mới bắt đầu, chỉ cần nghe những khúc nhạc hiệu dạo đầu nhạc chương trình, người nghe đài sẽ phân biệt được chương trình này với chương trình khác, Đài này với Đài khác, tạo nên thói quen tiếp nhận thông tin cho công chúng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, trên thế giới có hàng ngàn đài phát thanh với hàng vạn chương trình, nhạc hiệu càng trở nên cần thiết. Nó được sử dụng như một thông báo chính thức và nhạc hiệu được lựa chọn phù hợp với nội dung mỗi chương trình, dễ nghe dễ nhớ,
gây ấn tượng mạnh và ngắn để tạo nên tâm lý thoải mái tích cực trong quá trình nghe, cảm nhận thông tin của công chúng.
Ø Lời xướng
Lời xướng được dùng như một tên gọi ngắn gọn cho tên gọi của một chương tình phát thanh. Mỗi Đài phát thanh có cách lựa chọn lời xướng riêng, trong đó lời xướng có bao gồm các yếu tố như: Tên chương trình, địa chỉ đài, tần số phát sóng…
Cấu trúc của chương trình phát thanh: Mỗi chương trình phát thanh đều ổn định về cấu trúc. Với chương trình thời sự thường có 3 phần: Trang tin, bài, tiết mục được phân chia bằng những đoạn nhạc cắt. Với chương trình có thời lượng lớn, số tiết mục có thể tăng vì vậy số lượng nhạc cắt cũng tăng lên.
Thời lượng của chương trình phát thanh ổn định và có thời hạn, vì vậy, khi phản ánh những vấn đề lớn các chương trình phát thanh thường lựa chọn hình thức bài viết nhiều phần để dùng cho chương trình kế tiếp nhau. Như vậy, kết thúc buổi phát thanh cách chào và hen gặp lại tạo sự gắn kết thính giả với chương trình và duy chì sự chú ý của người nghe với vấn đề mà họ quan tâm.
Ø Lời nói – phương tiện cơ bản của báo phát thanh
Lời nói là ký hiệu ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp sinh động nhất, là ký hiệu “đặc biệt người” bởi vì nó không chỉ có tính chất thông tin, mà còn bộc lộ những sắc thái nhất định nào đó. Lới nói chiếm một tỉ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp. Đây là dạng ký hiệu đặc trưng nhất tạo sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình báo chí khác.
Lời nói trong báo phát thanh có thể được thực hiện bởi nhiều đối tượng khác nhau như:
Lời nói của phát thanh viên ( là những người chứng kiến, lựa chọn và thẩm định sự kiện ).
Lời nói của các nhân chứng ( ý kiến phát biểu của những người có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới những vấn đề, sự kiện mà tác giả đề cập ).
Phân chia phương thức biểu hiện của lời nói trong báo phát thanh ra hai dạng:
Độc thoại ( được hiểu là cách nói một chiều do một hay nhiều người thực hiện ).
Đối thoại ( được hiểu với nghĩa là có sự đối đáp tương tác giữa hai người trở lên ).
Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và phát trong các chương trình phát thanh. Chia tiếng động phát thanh ra làm hai biểu hiện:
Tiếng động tự nhiên ( như tiếng xe cộ, người qua lai, công trường…) thường thu kèm ý kiến phát biểu của các nhân chứng hoặc lời dẫn của phóng viên, biên tập viên thực hiện tại hiện trường.
Tiếng động nhân tạo ( là tiếng động do con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên ).
Dù thuộc dạng nào thì tiếng động trong phát thanh cũng phải tạo nên hơi thở và nhịp điệu cuộc sống. Tiếng động còn có giá trị thông tin trực tiếp, làm tăng thêm tính hiện thực, xác thực để qua đó người nghe có thể xác định không gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện. Khai thác và sử dụng tiếng động là một nghệ thuật của người làm báo phát thanh.
Ø Âm nhạc
Báo phát thanh là loại hình mà người nghe chỉ có một con đường tiếp nhận thông tin qua thính giác. Bên cạnh đó thông tin được bố trí dày đặc, liên tiếp với nhau nên dễ tạo ra sự ức chế trong quá trình tiếp nhận thông tin. Vì vậy thính giả cần phải được giải trí một cách hợp lý để tạo thoải mái và hiệu quả khi nghe. Điều đó cho thấy các chương trình phát thanh, âm nhạc có một vai trò đặc biệt
quan trọng. Nó giúp người nghe làm dịu bớt căng thẳng, tạo sự hưng phấn và sự thư giãn để tiếp nhận thông tin đạt hiệu quả lớn.
Âm nhạc trong phát thanh được sử dụng dưới dạng sau:
Nhạc hiệu: xuất hiện đầu chương trình tạo ấn tượng cho người nghe.
Nhạc xen, nhạc cắt: thực hiện chức năng phân cách chương trình thành các phần độc lập với chức năng giống như những đường Philê trên mặt báo in nó còn có ý nghĩa tạo nên sự nghỉ ngơi tích cực với người nghe.
Nhạc nền: là những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan đến vấn đề nội dung tác phẩm. Nhạc nền có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của bài viết.
E Nói tóm lại: lời nói, tiếng động, âm nhạc là ba mầu cơ bản của những bức tranh âm thanh và phát thanh tạo ra. Nhằm khơi thức, tạo ra bản năng liên tưởng cho thính giả.
Các dạng chương trình phát thanh cơ bản
Trong thực tế đang tồn tại nhiều cách phân dạng các chương trình phát thanh. Nếu lấy tiêu chí là lĩnh vực phản ánh sẽ có: ( Chương trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng…).
Theo tiêu chí lứa tuổi sẽ có: ( Chương trình thiếu nhi, thanh niên, câu lạc bộ người cao tuổi…).
Phân chia theo giới có: ( Chương trình thanh niên, phụ nữ ).
Theo nhu cầu thính giả thì lại có: ( Câu lạc bộ bạn yêu âm nhạc, câu lạc bộ bạn yêu sân khấu ).
Nếu phân chia theo tính chất của thông tin và năng lực phản ánh sẽ có chương trình thời sự, chương trình chuyên đề.
Việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối vì mục đích của tất cả những người làm phát thanh đều cố gắng mang đến cho công chúng những chương trình bổ ích, hấp dẫn.
Chương trình thời sự tổng hợp hàng ngày
Với khả năng cung cấp thông tin nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, chương trình đem đến cho thính giả một lượng thông tin tổng hợp, bao quát giúp thính giả có cái nhìn khái quát về bức tranh toàn diện, toàn cảnh của đời sống xã hội với những điểm nóng hoặc biến cố nổi trội. Kết cấu chương trình thường bao gồm:
- Phần tin thời sự ( tin trong nước + tin thế giới ).
- Phóng sự từ hiện trường hoặc phóng sự từ hậu kỳ.
- Phỏng vấn trực tiếp tại phòng thu hoặc ghi âm.
- Những thông tin về thời tiết, dân số, tình hình giao thông, giá cả thị trường, giờ tầu xe chạy….
Chương trình thời sự đặc biệt
Khi có sự kiện đặc biệt quan trọng như khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc, khai mạc kỳ họp Quốc hội, mít tinh kỷ niệm Quốc Khánh… các Đài phát thanh quyết định mở chương trình thời sự đặc biệt. Dạng chương trình này có thời điểm và thời lượng phát sóng đồng thời với quá trình diễn ra sự kiện đó. Cấu trúc chương trình có các phần sau:
- Thông tin tư liệu (Có tác dụng dạo sóng, cung cấp những tư liệu bối cảnh, tư liệu cần thiết giúp thính giả hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về sự kiện sắp diễn ra).
- Bình luận – khẳng định tầm cỡ, ý nghĩa của sự kiện.
- Tường thuật trực tiếp đầy đủ sự kịên. Đây là phần nội dung cơ bản của chương trình, quyết định sức hấp dẫn của chương trình với người nghe.
- Phỏng vấn nhân chứng hoặc người trực tiếp tham gia sự kiện, giúp người nghe nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như thái độ, quan điểm, tình cảm của những người có liên quan. Một số ca khúc minh hoạ làm tăng tính phong phú, hấp dẫn của chương trình.
Chương trình chuyên đề
Chương trình phát thanh chuyên đề thực hiện chức năng thông tin đầy đủ, sâu sắc, có trọng tâm, trọng điểm.
III. GIỚI THIỆU KẾT CẤU MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
Khung chương trình thời sự tổng hợp thường có kết cấu như sau:
Trong quá trình biên tập phần tin, biên tập viên cần chú ý các yêu cầu sau:
Tin phải mới, nóng hổi, cố gắng đưa tin khi sự kiện đang hoặc vừa xảy ra. Sắp xếp các tin trong bản tin phải rõ ràng, mạch lạc. Có thể theo thứ tự tầm quan trọng, hoặc nhóm tin theo chủ đề, theo vùng địa lý. Tránh nhảy cóc từ chủ đề này sang chủ đề khác làm cho thính giả khó theo dõi dòng tin tức.
Giữa các trang tin có lời dẫn hoặc chuyển tiếp phù hợp, sử dụng nhạc cắt để phân cách các trang tin, tạo sự nghỉ ngơi tích cực cho thính giả.
Với chương trình thời sự phát trực tiếp, biên tập viên cần nhạy cảm, biên tập nhanh, xác định thời lượng chính xác để bổ sung, thay thế hoặc loại bỏ tin… Bảo đảm sự ưu tiên, phong phú toàn diện.
Với các bài viết như phóng sự, điều tra, bài thông tấn… cần viết lời giới thiệu làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa thực tiễn của bài viết, tạo sự chú ý ngay từ đầu với thính giả.
Phần tiết mục được biên tập ngắn gọn, có khả năng góp phần làm nổi bật chủ đề của chương trình phát thanh.
Thông tin dự báo thời tiết được đưa ngắn gọn, rõ ràng, giúp thính giả nắm bắt và điều chỉnh các hoạt động lao động sản xuất phù hợp.
Sau khi chuẩn bị các phần nội dung cho chương trình phát thanh, biên tập viên nêu lên vỏ chương trình để chính thức hoá về mặt văn bản và xin lệnh duyệt, phát.
Khung chương trình phát thanh chuyên đề thường có kết cấu như sau:
Thời lượng dành cho dạng chương trình này có thể 30 phút (với Đài Quốc gia ) 15 phút (với Đài địa phương).
Đặc điểm của chương trình chuyên đề là mỗi chương trình có một chủ đề riêng.
YÊU CẦU ĐỂ CÓ MỘT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH HIỆU QUẢ
Hàng ngày, các Đài phát thanh phát sóng hàng trăm chương trình khác nhau. Khối lượng thông tin khổng lồ này được chuyển đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nguồn cung cấp thông tin cho Đài cũng phong phú đa dạng. Công việc của các biên tập là chọn lọc, cắt gọt, tổ chức sắp xếp hợp lý tin, bài trong những chương trình cụ thể cho phù hợp với thời lượng và chủ đề cần đạt tới. Biên tập chương trình phát thanh là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình phát thanh. Nhu cầu của thính giả, sự ưu tiên cho những vấn đề được nhiều người quan tâm, cung cấp thông tin, đồng thời nâng cao nhận thức chỉ đạo hành động… là những yêu cầu quan trọng mà mỗi chương trình phát thanh cần đạt tới và nó quyết định sức hấp dẫn của chương trình.
1. Quán triệt các nguyên tắc của hoạt động báo chí XHCN.
Tại lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Đài tiếng nói Việt Nam, đồng chí Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: “ Trên mặt trận rộng lớn, phát thanh vẫn là một công cụ cực kỳ quan trọng góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng dư luận xã hội, đập tan những luận điệu thù địch, tuyên truyền xuyên tạc. Phổ cập pháp luật, chính sách và nâng cao dân trí, cổ vũ hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế, xã hội, thúc đẩy công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước ”. Mỗi tin, bài, chương trình phát thanh là cụ thể hoá đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước qua thực tiễn sinh động. Cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác sẽ góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Bám sát đặc trưng phát thanh và tôn chỉ mục đích của tờ báo nói.
Trong quá trình biên tập tác phẩm, biên tập chương trình phát thanh, biên tập viên luôn nhớ rằng chương trình dành cho người nghe chứ không phải cho người đọc. Các phương pháp viết cho phát thanh: Dùng văn nói, chọn cái nóng
hổi, người nghe chỉ nghe một lần, phải thân mật. Toàn bộ ý nghĩa tư tưởng của văn bản phải được thể hiện một cách đầy đủ trong công tác biên tập.
Biên tập chương trình phát thanh là sáng tạo lần thứ hai các tác phẩm phát thanh. Quá trình này thể hiện ở 4 đặc điểm sau.
Ø Thu ngắn đến độ cần thiết các tác phẩm, đảm bảo các yêu cầu về đặc điểm của hoạt động Nói – Nghe. Biên tập có mục đích làm sáng tỏ những chỗ chưa rõ, làm cho việc trình bày trở nên mạch lạc, giúp thính giả dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo.
Ø Sắp xếp tin bài theo chủ đề hay phạm vi phản ánh. Căn cứ vào khung chương trình đã được xác định để lựa chọn tác phẩm phù hợp, đảm bảo hai yêu cầu: “ Bám sát nhiệm vụ chính trị của Đài, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng trong hoàn cảnh cụ thể ”.
Ø Hình thành đường dây thông tin liên mạng thông qua một kịch bản có tính chất phác thảo. Lời chào thính giả, nghệ thuật tạo sự chú ý qua giới thiệu tin quan trọng, trình bày chi tiết, sự việc, nhắc lại qua hình thức tóm tin, duy trì sự chú ý của thính giả từ phút đầu tới phút cuối. Lời dẫn là những điểm nối quan trọng, thể hiện tài năng của biên tập viên.
Ø Khai thác tiếng động, xác định phẩm chất tiếng động và lựa chọn có chủ ý các đoạn nhạc cắt, nhạc xen, nhạc nền, các ca khúc,… vừa là thao tác, vừa là yêu cầu và cao hơn nữa là bộc lộ đặc điểm, tính chất nghề nghiệp của biên tập viên.
Ø Biên tập viên phát thanh làm việc cẩn trọng theo phương châm: “ phải kiểm tra những gì có thể, trước khi phát sóng tới hàng triệu người nghe ”.
E Tóm lại : Kết cấu chương trình phát thanh là sự tổng hợp của nhiều yếu tố và sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả các thành viên tham gia Êkíp sản xuất chương trình. Để có một chương trình phát thanh hay, hấp dẫn công
chúng thì Êkíp sản xuất chương trình cần xây dựng một kết cấu chương trình ổn định về thời gian và phong phú về nội dung thông tin. Đây là một yếu tố cần thiết đối với bất kỳ một chương trình phát thanh hay một Đài phát thanh nào từ Đài Trung ương đến Đài địa phương.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
TẠI ĐÀI PHÁT THANH SÓC SƠN
I. SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÀI PHÁT THANH SÓC SƠN
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn
Trước những năm 1954 đến giữa những năm 1977, Huyện Sóc Sơn được hình thành từ hai huyện Đông Anh và Đa Phúc. Vào giữa năm 1977 Chính phủ có quyết định hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó có huyện Đa Phúc và Kim Anh nhập thành một huyện lấy tên dãy núi “Sóc Sơn” với địa danh lịch sử nổi tiếng và đã đi vào huyền thoại để đặt tên cho huyện. Đến tháng 10/1977 huyện Sóc Sơn trở thành một cấp nhà nước quản lý có kế hoạch toàn diện, một đơn vị kinh tế Nông – Lâm – Công nghiệp. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng, mở đầu thời kỳ xây dựng các lĩnh vực Chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện trên đường phát triển và đổi mới.
Lúc này huyện gồm 29 xã và 1 thị trấn, diện tích là 31.384 ha, dân số 13 vạn người, trong đó có 6 vạn lao động. Huyện nằm giữa cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, phía Nam khu căn cứ địa Việt Bắc và khu công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì, là địa bàn có vị trí kinh tế, quân sự quan trọng của thành phố.
Đến 01/04/1979, sau khi chiến tranh biên giới chấm dứt, là một huyện có vị trí quan trọng như vậy, nên đã được chuyển giao về trực thuộc thủ đô Hà Nội. Từ đây lại bắt đầu thêm một trang sử mới của huyện – Sóc Sơn trở thành địa danh hành chính của Hà Nội, sát cánh cùng nhân dân 15 quận huyện trực tiếp xây dựng bảo vệ thủ đô yêu quý – Trái tim của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trải qua quá trình phát triển 31 năm qua (1979 – 2010 ) Đảng bộ nhân dân Sóc Sơn đã đạt được nhiều thành tích mang lại sự khởi sắc và tiến bộ trên mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội… Hiện nay kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn đang được đầu tư phát triển với các Nhà máy, Xí nghiệp đóng trên địa bàn, như: Sân bay quốc tế Nội Bài và nhiều nhà máy đơn vị trường học của Trung ương đóng trên địa bàn đang hoạt động. Bên cạnh đó thì các khu công nghiệp cao đã bắt đầu hoạt động, như: Khu công nghiệp Nội Bài, Nhà máy chế tạo xe thể thao YAMAHA. Và các khu vui chơi giải trí, như: Sân Gôn Minh Trí, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Quan, Đền Sóc Sơn, Phủ Thành Chương… Bên cạnh đó một số công trình đang khởi công xây dựng và thi công như: Khu công nghiệp Mai Đình, Sân Gôn Phù Linh, khu du lịch cuối tuần Đền Sóc…
Trước những thế mạnh, nỗ lực sẵn có cùng với sự đóng góp sức mạnh đoàn kết của nhân dân, nhiều tổ chức xã hội, cơ quan đoàn thể, nền kinh tế Sóc Sơn đã bước sang một trang mới với nhiều hy vọng mới. Đây cũng là những yếu tố để nhân dân và Đảng bộ Sóc Sơn quan tâm phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp xứng đáng với niềm tin của Đảng, của Thủ Đô.
2. Sự hình thành và phát triển của Đài phát thanh Sóc Sơn
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì phát thanh là hoạt động báo chí quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Phát thanh là một hình thức tuyên truyền các thông tin về chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao… bằng sóng điện từ.
Theo dòng lịch sử, Đài phát thanh ra đời đầu tiên ở Việt Nam là Đài tiếng nói Việt Nam, vào ngày 07/09/1945, bản tin được phát đầu tiên là bản tuyên ngôn độc lập lịch sử của dân tộc khai sinh ra nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945 với lời xướng: “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Đài tiếng nói Việt Nam đã góp một phần
quan trọng trong việc đưa tiếng nói Việt Nam đi khắp mọi miền tổ quốc, từ đồng bằng đến hải đảo, đến với các đồng bào sinh sống ở nước ngoài cũng như bạn bè quốc tế. Cùng với Đài tiếng nói Việt Nam, các Đài phát thanh, truyền thanh cơ sở cũng lần lượt ra đời ở các tỉnh thành và quận huyện trong cả nước. Ngày 20/09/1978, Đài truyền thanh Đa Phúc ( nay là Đài phát thanh Sóc Sơn ) ra đời và hoạt động độc lập. Mục đích của Đài là nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị: Đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng nhân dân và đáp ứng nhu cầu thông tin về mọi lĩnh vực của nhân dân huyện Sóc Sơn.
Đài phát thanh Sóc Sơn ra đời trên cơ sở tách ra từ phòng văn hoá thông tin huyện Sóc Sơn nên ngay từ bước đầu hoạt động đã có những kết quả tốt và được nhân dân các vùng lân cận hưởng ứng, khen ngợi. Trải qua 31 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và Ban giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài phát thanh Sóc Sơn đã không ngừng đầu tư, phát triển. Từ chỗ Đài chỉ có 3-4 cán bộ công nhân viên, với trang thiết bị truyền thanh hữu tuyến phục vụ khu vực huyện Đa Phúc và 3 xã là: Tiên Dược, Phù Linh và xã Tân Minh. Hệ thống cơ sở vật chất và máy móc thô sơ ( hơn 4Km đường dây và vài chục loa loại 25W và 1/4W). Ban đầu chỉ có 2 chương trình được phát mỗi tuần với thời lượng 15 phút, chất lượng phát sóng thấp. Đến nay Đài phát thanh Sóc Sơn đã biên chế được gần 20 cán bộ công nhân viên, có trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ cao, với một màng lưới các Đài truyền thanh cơ sở gồm 14 Đài xã ( trong đó có 12 Đài truyền thanh xã với công nghệ truyền thanh không dây) và 156 trạm Đài ở các thôn làng, khu dân cư, với công suất các máy tăng âm là 500W, cột ăngten cao 40m, hàng trăm km đường dây và hơn 1.500 loa phóng thanh loại 25W. Đài phát thanh Sóc Sơn đã thực hiện phát sóng các chương trình phát thanh trên sóng FM tần số 93,8MHZ phủ sóng toàn huyện, truyền thông tin tới toàn dân, thông qua mạng lưới các Đài truyền thanh cơ sở và máy thu thanh dân dụng.
Tập thể cán bộ, công nhân viên trong Đài phát thanh Sóc Sơn tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, ra sức rèn luyện phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng Đài thành một tập thể đoàn kết vững mạnh. Nắm bắt và ứng dụng kịp thời những kỹ thuật công nghệ phát thanh tiên tiến hiện đại. Thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ biên tập, sản xuất tin, bài phát thanh truyền hình, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tiếp tục: “nâng cao chất lượng toàn diện sự nghiệp phát thanh – truyền thanh huyện Sóc Sơn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá” mà Đại hội chi bộ Đài phát thanh đã xác định. Đáp ứng kịp thời sự lãnh đạo, điều hành của Huyện uỷ, UBND huyện và nhu cầu thông tin đa dạng của các tầng lớp nhân dân trong huyện.
3. Cơ cấu Đài phát thanh Sóc Sơn
Giám đốc
(Tổng biên tập)
Phó giám đốc
(Phụ trách kỹ thuật)
Trưởng Ban Tổ Tổ Tổ hành chính tổng hợp
Ban Biên Tập kỹ truyền
thuật thanh
cơ sở
Phóng Phát Cộng Kế Văn Bảo
viên thanh tác toán, thư vệ
viên viên thủ
quỹ
II. Thực trạng kết cấu chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn
1. Các chương trình hiện có ở Đài phát thanh Sóc Sơn
Hiện nay Đài phát thanh Sóc Sơn chỉ có một chương trình phát thanh duy nhất đó là “chương trình phát thanh thời sự tổng hợp phát hàng ngày” với thời lượng 30 phút một chương trình.
Chương trình thời sự tổng hợp này có nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phản ánh hiện thực sinh động trên mọi lĩnh vực Chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, văn hoá, văn nghệ, đời sống, thể dục thể thao… đang diễn ra trên đất nước và ngay trên chính địa phương mình.
Các tin, bài được tổ biên tập biên tập, sắp xếp thành một kich bản chương trình có thời lượng 30 phút tương đương ( khoảng 5.500 – 6000 từ ) sau đó trình tổng biên tập ký duyệt chương trình để bắt đầu thu thanh. Chương trình này sẽ được phát sóng ngày 3 lượt trên sóng FM tần số 93,8 MHZ, (phát lại vào buổi trưa và buổi chiều).
2. Đặc điểm kết cấu chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn
Với đặc điểm của Đài phát thanh Sóc Sơn là chỉ sản xuất một chương trình phát thanh thời sự tổng hợp duy nhất, có thời lượng chương trình 30 phút phát ngày 3 lượt trên sóng FM tần số 93,8MHZ, thì Ban biên tập của Đài đã lập ra kết cấu khung chương trình phát thanh cho cả tuần và từng ngày.
2.1 Kết cấu chương trình tuần
Dựa vào tình hình thực tế trong công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện mà ban biên tập đã lập lên một khung chương trình cho cả tuần với bao gồm các nội dung, chuyên đề, chuyên mục cho từng ngày.
Ví dụ: kết cấu chương trình phát thanh cho ngày thứ hai là sản xuất chương trình phát thanh với “chuyên đề Thời sự chính trị và chuyên mục ý kiến bạn nghe đài”.
Khung kết cấu chương trình thời sự tổng hợp theo tuần
Nội Dung
TT
Chuyên Đề
Chuyên Mục
Thứ 2
Thời Sự Chính Trị
ý Kiến Bạn Nghe Đài
Thứ 3
Kinh Tế
Cải Cách Hành Chính
Thứ 4
Văn Hoá Xã Hội
Dân Số Gia Đình Và Trẻ Em
Thứ 5
Thời Sự Chính Trị
Sức Khoẻ Và Đời Sống
Thứ 6
Kinh Tế
Quốc Phòng An Ninh
Thứ 7
Văn Hoá
Khuyến Nông
Chủ nhật
Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh
+ Điểm tin trong tuần
+ An Toàn Giao Thông
+ Thư gửi cộng tác viên
2.2 Kết cấu chương trình thời sự theo ngày
Bất cứ Đài phát thanh nào từ Trung ương cho đến địa phương đều có kết cấu theo hình con cá: “Với phần đầu là giới thiệu nội dung chính, phần thân là nội dung chương trình, phần đuôi là tóm lược lại những tin chính đã phát”.
Trong chương trình phát thanh Thời sự tổng hợp cuả Đài phát thanh Sóc Sơn thường có kết cấu như sau:
Ø Tin thời sự chiếm khoảng 40% thời lượng chương trình tương đương từ 7 – 8 tin.
Ø Chuyên đề, Chuyên mục chiếm khoảng 55% thời lượng chương trình tương đương khoảng 3 – 4 bài.
Ø Quảng cáo và các Thông báo chiếm khoảng 3% thời lượng chương trình.
Ø Nhạc hiệu, nhạc cắt, nhạc xen chiếm khoảng 2% thời lượng chương trình.
2.3 Quy trình sản xuất chương trình phát thanh hàng ngày
- Phóng viên chọn đề tài.
- Phóng viên đi thực tế, viết tin bài
- Phóng viên nộp tin bài cho trưởng ban biên tập.
- Trưởng ban biên tập: Biên tập chương trình phát thanh, sau đó trình Tổng biên tập ký duyệt chương trình.
- Chuyển chương trình vào phòng thu: Phát thanh viên đọc lời, kỹ thuật viên thu thanh chương trình, Trưởng ban biên tập đạo diễn chương trình.
- Sau đó nhân viên kỹ thuật trực phát sóng chương trình phát thanh hàng ngày.
2.4 Hoạt động của Ban biên tập
Ban biên tập có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc xây dựng kế hoạch các chương trình phát thanh hàng ngày. Chuẩn bị tất cả nội dung tin bài để làm chương trình phát thanh hàng ngày, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trước những nội dung tin bài đó. Đồng chí trưởng Ban biên tập làm nhiệm vụ biên
tập chương trình phát thanh hàng ngày, phân công nhiệm vụ cho các phóng viên viết tin bài theo nội dung yêu cầu, sau khi chuẩn bị xong chương trình,
trình Giám đốc (tổng biên tập) duyệt chương trình phát thanh hàng hàng. Hiện nay Ban biên tập Đài phát thanh Sóc Sơn có một đội ngũ phóng viên, biên tập viên gồm 7 người và hàng chục cộng tác viên ở các xã, thị trấn đóng trên địa bàn huyện. Hàng năm Đài phát thanh Sóc Sơn biên tập hơn 350 chương trình phát thanh, mỗi chương trình thời lượng 30 phút và được phát 3 lần trong ngày. Biên tập, tuyên truyền hơn 4.000 tin, bài, tài liệu các loại. Thông qua mạng lưới các Đài truyền thanh cơ sở và các thiết bị thu thanh dân dụng, nội dung tuyên truyền của Đài phát thanh huyện đã đến với hơn 85% số dân trên địa bàn huyện. Cùng với việc làm tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống Phát thanh – Truyền thanh trong huyện. Đài phát thanh Sóc Sơn còn mở rộng công tác thông tin tuyên truyền trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Bình quân mỗi tháng thực hiện 4 trang tin phát thanh (gồm 20 tin phát thanh), 15 – 20 tin truyền hình, 1 trang ngoại thành (gồm 3 bài truyền hình và 3 phát thanh để phát sóng cả ở Đài trung ương và Đài địa phương). Ngoài ra hàng năm phóng viên Đài phát thanh Sóc Sơn còn phối kết hợp với phóng viên ở các ban Đài phát thanh – Truyền hình Hà Nội thực hiện nhiều bài phóng sự truyền hình và gương người tốt việc tốt phát trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và cộng tác hàng chục bài báo với các loại hình báo chí khác trong cả nước. Bên cạnh đó Đài phát thanh Sóc Sơn đã phục vụ kịp thời sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và diễn đàn chính trị của nhân dân, là công cụ sắc bén của công tác tư tưởng, góp phần định hướng dư luận xã hội, cổ vũ phong trào thi đua của cán bộ, nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
3. Nhận xét về kết cấu chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn
Trên đây là những đặc điểm và tình hình rất chung của Đài phát thanh trong suốt quá trình hình thành và phát triển cho tới ngày nay và hiện tại. Bản thân tôi tuy về công tác và thực tập trong một thời gian rất ngắn nhưng với những
nhiệm vụ và công việc được cơ quan giao là: Phóng viên, nhân viên kỹ thuật. Qua thực tế tôi nhận thức được những mặt mạnh, yếu của Đài trong thời gian qua như sau:
E Ưu Điểm
+ Đài phát thanh Sóc Sơn là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong toàn huyện.
+ Phản ánh cơ bản nhiệm vụ Chính trị – Kinh tế – Văn hoá xã hội – An ninh quốc phòng diễn ra trên địa bàn huyện.
+ Luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền trên mọi lĩnh vực Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Văn nghệ, Thể dục thể thao… của huyện, Đảng, Nhà nước trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.
+ Thông báo những nội dung mang tính chất chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các ban nghành đoàn thể.
+ Thực hiện chức năng giải trí, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân Sóc Sơn.
+ Với chương trình phát sóng 30 phút tương đương khoảng 6000 từ mà chỉ có 3 biên tập viên, phóng viên chỉ đạo thực hiện mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Đó là những tìm tòi, đổi mới, phản ánh hiện thực sinh động công việc, Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Nông nghiệp Nông thôn, đang diễn ra trên đất nước và ngay trên chính địa phương mình, thông tin kịp thời đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và huyện trên mọi lĩnh vực hoạt động của huyện. Đặc biệt là phát triển
Nông nghiệp và Nông thôn. Do vậy các bài viết đều tập chung vào vấn đề này qua cách thể hiện khá sinh động, phong phú hiệu quả ở 6 vấn đề chính đó là:
Ø Xoá đói giảm nghèo: Mục tiêu phấn đấu bức thiết cao cả của huyện Sóc Sơn.
Ø Phát triển gắn với thực hịên công bằng trong quyền lợi sản xuất của người nông dân.
Nâng cao dân trí và đời sống tinh thần ở nông thôn.
Ø Phổ biến hướng dẫn, tư vấn các vấn đề Y tế – Giáo dục – Khoa học Kỹ thuật – Pháp luật của các ngành hội, đoàn thể trên địa bàn huyện.
An ninh trật tự phòng chống tệ nạn xã hội.
Giữ gìn bảo vệ môi trường nông thôn.
Nhược Điểm
Sản xuất chương trình phát thanh
+ Do là Đài phát thanh cấp huyện nên phạm vi thông tin hẹp, lượng thông tin ít dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thính giả.
+ Thực hiện một số chương trình phát thanh 30 phút nhưng thiếu tin bài phản ánh, ít cộng tác viên tham gia viết bài.
+ Phát thanh viên phải kiêm nhiệm.
+ Các loại nhạc hiệu, nhạc đệm, nhạc cắt, nhạc xen chất lượng không cao nên không đồng bộ chất lượng về mức độ cao thấp giữa phát thanh viên với tiếng nhạc.
+ Năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Phóng viên, Biên tập viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế dẫn đến chất lượng các chương trình còn hạn chế.
+ Hiện nay tổ phóng viên – biên tập viên của Đài có 06 đồng chí. Trong đó có 03 đồng chí đã tốt nghiệp các trường đại học báo chí, 03 đồng chí tốt nghiệp cao đẳng, không có trình độ trung cấp.
Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các phóng viên biên tập viên của Đài đều đang học lên trình độ cao hơn nhằm nâng cao trình độ để hoàn thành tốt hơn nữa công tác tuyên truyền tại Đài.
+ Cơ sở vật chất còn thiếu đồng bộ dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cụ thể như:
- Thiết bị thu thanh chưa đạt mức chuẩn (chuyên dùng)
- Chưa có hệ thống thiết bị đồng bộ phục vụ cho việc ghi âm chương trình.
Thực hiện tiếp âm của đài cấp trên và phát sóng của Đài huyện
+ Thiết bị xuống cấp nghiêm trọng.
+ Cột ăng ten không đủ cao.
+ Hệ thống quy trình vận hành máy còn cồng kềnh, chưa gọn gàng ngăn nắp.
+ Chưa nghiêm túc kiểm tra chương trình thu thanh trước khi đưa vào phát sóng.
Hệ thống truyền thanh cơ sở
+ Chưa thường xuyên kiểm tra, kịp thời lập dự toán xây dựng, nâng cấp khắc phục hỏng hóc của hệ thống đài truyền thanh cơ sở.
+ Đội ngũ phụ trách các trạm đài thôn, xã chưa ổn định.
+ Các trạm đài có công xuất nhỏ 100W thường hoạt động không đúng quy định của cấp trên.
Những nguyên nhân
Kinh phí nâng cấp, cải tạo trang thiết bị phục vụ sự nghiệp Truyền thanh – Phát thanh của huyện đối với hoạt động cơ quan của Đài phát thanh trong những năm qua còn hạn chế, mới chỉ tạm đáp ứng nhu cầu tối thiểu để Đài hoạt động được.
+ Chế độ phụ cấp, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên chưa được cải thiện so với công việc đã làm. Đặc biệt đối với những cán bộ công nhân viên kỹ thuật, phóng viên thường phải đi cơ sở nắm bắt tình hình, phán ánh thông tin về Đài. Nhất là thời gian đi tác nghiệp ngoài giờ hoặc ngày lễ ngày tết…
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH Ở ĐÀI PHÁT THANH SÓC SƠN
Sóc Sơn vốn là một miền quê có truyền thống yêu nước và giữ gìn bản sắc dân tộc. Tuy vậy cuộc sống của nhân dân còn nhiều vất vả gian nan, nghèo khó, trình độ dân trí chậm phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất phát triển kinh tế còn chưa được năng động. Bên cạnh đó thực tế lại vẫn còn 7.480 hộ nghèo và hơn 10 nghìn hộ cận nghèo. Vì vậy Đảng bộ nhân dân cùng toàn thể các ngành, cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn huyện đang phấn đấu góp phần sức lực để chủ động khai thác nội lực tiềm năng sẵn có nhằm xây dựng quê hương Sóc Sơn giàu mạnh và phát triển. Để thực hịên công cuộc xoá đói giảm nghèo, từng bước phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng đổi mới. Đây chính là sự thể hiện của cơ quan Đài phát thanh Sóc Sơn với chức năng là tờ báo nói của Đảng bộ huyện, là diễn đàn của nhân dân huyện Sóc Sơn. Nhìn lại quá trình hình thành, phát triển và những kết quả hoạt động của Đài trong suốt những năm qua, có thể khẳng định sự trưởng thành và phát triển của Đài là những bước tiền đề để vững bước tiến vào thiên nhiên kỷ mới với thành công mới.Tuy nhiên để có sự phát triển thì theo tôi cần phải nhận định rõ những ưu nhược điểm của Đài để có những hướng giải pháp cụ thể trong thời gian tới như sau:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
+ Bổ xung đội ngũ Phóng viên từ 2 – 4 người để đảm bảo nâng cao chất lượng chương trình phát thanh được tốt hơn.
+ Tạo điều kiện kinh phí để cán bộ công nhân viên tích cực tham gia học tập đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó tự bản thân
mỗi cán bộ công nhân viên phải tự nghiên cứu tìm tòi, học hỏi để nâng cao hiểu biết cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chính bản thân.
+ Có chính sách bồi dưỡng, khuyến khích, tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan…
Công tác biên tập chương trình, nội dung chương trình, cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
Về nội dung chương trình phát thanh
Tích cực thông tin các sự kiện, hiện tượng (không bỏ).
Phát triển mạnh về phản ánh thông tin vùng sâu, vùng xa, tích cực thu thanh những ý kiến, đóng góp của cơ sở và những cuộc trao đổi, phỏng vấn về Lao động, Sản xuất, Giáo dục - Đào tạo.
Duy trì giọng đọc một chương trình phát thanh có hai phát thanh viên (Nam – Nữ). Cách thể hiện nhập tâm của người phát thanh viên với tác giả, tác phẩm sao cho nhuần nhuyễn tạo xúc cảm cho người nghe có một sức hút mạnh.
Vì thời gian chương trình ngắn chỉ có 30 phút một chương trình/ngày, nên tích cực đưa nhiều thông tin , tuy nhiên phải có những bài phản ánh, phỏng vấn kịp thời những gì xảy ra trong xã hội một cách nhanh nhất. Tăng cường đội ngũ phóng viên xuống cơ sở nắm bắt thông tin, nhất là ở vùng sâu, vùng xa phản ánh nhiều thực tế của nhân dân hơn nữa, đặc biệt trong đời sống cộng đồng nông thôn.
Trong Studio cần phải chuyên môn hoá về công việc để đảm bảo chất lượng thu thanh như: Phát thanh viên chỉ là người thể hiện chương trình qua giọng đọc của mình mà không phải điều chỉnh tín hiệu máy móc trang thiết bị thu thanh. Trang bị cho phóng viên cả phương tiện giao thông nếu có. Có đội ngũ biên tập viên với những kinh nghiệm lâu năm về vốn sống cũng như
nghề nghiệp và trình độ để có thể nâng cao chất lượng chương trình, góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chức năng mà Đảng, Nhà nước, Chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn giao cho cơ quan Đài phát thanh Sóc Sơn trên bước đường xây dựng và trưởng thành.
Về biên tập nội dung chương trình
Duy trì phát triển mạng lưới cộng tác viên và coi như là một công cụ tuyên truyền trực tiếp cho Đài, đồng thời là người cung cấp thông tin tư liệu cần thiết.
Cần có sự đổi mới chương trình phát thanh hàng tuần, tháng (xây dựng chuyên mục mới) và tích cực nâng cao trình độ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ Phóng viên, Biên tập viên, các Cộng tác viên tích cực của Đài qua các lớp đào tạo quốc gia chuyên ngành báo chí, tiếp cận và học tập khoa học công nghê thông tin.
Đặc biệt phải đào tạo đội ngũ Biên tập viên có kinh nghiệm chuyên sâu với kiến thức và vốn sống kinh nghiệm đảm bảo cho những tác phẩm có hiệu quả và chính xác cao, có sức sống với thời gian.
Giải Pháp
+ Người làm biên tập nên chuyên sâu với việc biên tập, đồng thời định hướng tổ chức cho phóng viên, thông tin viên thực hiện những sự kiện cần tuyên truyền trong ngày, trong tuần, trong tháng.
+ Duy trì xây dựng kế hoạch mục tiêu cụ thể hàng tuần và tổ chức rút kinh nghiệm những nội dung đã phát thanh trong tuần trước vào thứ 2 tuần sau, đồng thời định hướng hoạt động cho tuần tới.
Về kỹ thuật
Không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng để sóng phát tốt thu được rõ, khoẻ, nhằm truyền tải chương trình phát thanh có hiệu quả hơn.
Củng cố xây dựng quản lý hệ thống truyền thanh cơ sở có nguyên tắc, đồng thời tạo điều kiện cho những người hoạt động Đài cơ sở về vật chất
cũng như tinh thần (chỉ đạo các xã thực hịên quyết định số 23 của Uỷ ban nhân dân Thành Phố, hướng dẫn 32 của huyện (năm 1999) về quy chế hoạt động, chế độ chính sách của người làm công tác trạm Đài cơ sở, xã, thôn).
Phải động viên tạo điều kiện cử các đồng chí nhân viên kỹ thuật của cơ quan đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kiến thức tin học.
Giải Pháp
Thực hiện phương hướng trên thì ban lãnh đạo Đài thường xuyên phối hợp, kết hợp với lãnh đạo huyện để có kinh phí đầu tư nâng cấp mua mới thiết bị máy móc như:
+ Nâng cao độ cao ăng ten lên 60m
+ Nâng công suất máy phát sóng lên 500W và các thiết bị đồng bộ khác, như Máy tăng âm, Radio…
+ Mua mới một bộ máy vi tính có dung lượng lớn để làm chương trình phát thanh và tin, bài gửi về Đài phát thanh truyền hình Hà Nội.
+ Nâng cấp cải tạo lại phòng thu thanh (Studio) theo đúng tiêu chuẩn (cách âm hoàn toàn).
+ Chuyển băng phát sóng từ hệ thống băng từ sang hệ thống băng mới (đĩa từ, hoặc bằng tín hiệu kỹ thuật số).
+ Hàng năm cơ quan quan tâm trang bị cho mỗi cán bộ công nhân viên một chiếc Radio để kiểm tra, theo dõi chương trình phát thanh hàng ngày về các lĩnh vực, chất lượng chương trình, thời gian phát sóng, thời lượng chương trình,
để tìm ra nguyên nhân khắc phục tốt sự cố xảy ra nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh.
Quan điểm của đội ngũ lãnh đạo Đài phát thanh Sóc Sơn
Nhằm đảm bảo phù hợp cho mỗi cán bộ công nhân viên đều phải phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, bên cạnh đó thì việc thực hiện nội quy ngày càng phải từng bước sửa đổi bổ sung cho hợp lý, tạo hiệu quả trong công việc cho mỗi cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tránh sự mất cân bằng.
Thường xuyên phát động phong trào thi đua, đồng thời có chế độ khen thưởng động viên kịp thời về vật chất và tinh thần cho các tổ, cá nhân đạt thành tích cao trong các phong trào.
Trong công tác lãnh đạo và quản lý văn hoá, văn học nói chung và sự nghiệp phát triển Phát thanh – Truyền thanh nói riêng. Đi đôi với việc chống các hiện tượng trì trệ, bảo thủ, những phương pháp đơn giản máy móc không nhìn thấy đặc thù của ngành, hoặc buông lỏng công tác quản lý, thì phải có cơ chế chính sách khuyến khích tinh thần sáng tạo, tìm tòi cái mới, phát huy tinh thần dân chủ, mở rộng phong trào xã hội hoá các hoạt động văn hoá tinh thần. Đi đôi với việc bãi bỏ những chính sách, cơ chế, những thủ tục hành chính đã lỗi thời gây cản trở đến các hoạt động văn hoá. Cần có những biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước để đảm bảo cho việc phát triển định hướng chính trị của Đảng. Đồng thời cần có những giải pháp đồng bộ như xây dựng được những cơ chế, chính sách phù hợp có quy hoạch đào tạo cán bộ và xây dựng con người trong giai đoạn mới, có chính sách đầu tư sáng tạo tác phẩm, sản phẩm văn hoá,
tiếp tục tăng cường đẩy mạnh cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
KẾT LUẬN
Trước nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội đòi hỏi báo phát thanh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh. Xu hướng của báo hiện đại đặt ra yêu cầu đòi hỏi quá trình thể hiện, truyền tải thông tin đến công chúng không được xem nhẹ. Tin, bài thông điệp của tác phẩm không được “ chảy tràn” trên làn sóng mà phải đến với công chúng một cách có hệ thống qua kết cấu chương trình phát thanh. Nó giúp khán thính giả dễ dàng nhận ra chương trình mà mình yêu thích. Vì thế để có được tình cảm hay sức hút của công chúng thì đòi hỏi người làm chương trình, sắp xếp nội dung tin, bài, chuyên mục sao cho phù hợp tạo ra sự logic khoa học, kích thích trí tò mò của công chúng. Kết cấu của chương trình nó giống như chiếc cầu vững chắc dẫn dắt công chúng theo dõi chương trình từ phần mở đầu, đến nội dung và kết thúc một chương trình. Nếu không có kết cấu chương trình sẽ làm giảm hiệu quả thông tin. Thêm vào đó một chương trình có kết cấu hệ thống sẽ thể hiện được phong cách làm chuyên nghiệp của những người thực hiện chương trình, giúp họ xử lý các tình huống xảy ra dễ dàng, chủ động hơn trong công việc.
Tuy nhiên để xây dựng được một kết cấu chương trình phát thanh hợp lý thật không hề đơn giản. Ngay từ ngày đầu phát sóng cho đến nay Đài phát thanh Sóc Sơn đã xây dựng được một chương trình đạt chất lượng cả về nội dung và hình thức. Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin của nhân dân, xứng đáng là cơ quan tuyên truyền của cấp uỷ đảng chính quyền và là diễn đàn của toàn dân.
Hà Nội, tháng 3 Năm 2010
Doãn Đức Hạnh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cô giáo – Trưởng khoa báo chí Phan Lệ Thu, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản tiểu luận này và đã cho chúng tôi những bài giảng bổ ích trong suốt khoá học. Đồng thời tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy các Cô trong Khoa báo chí Trường cao đẳng phát thanh truyền hình I. Cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa báo chí đã tạo điều kiện giúp đỡ, giới thiệu tôi về thực tập tại Đài phát thanh Sóc Sơn – Hà Nội, nơi có rất nhiều đề tài để viết. Tôi cũng xin cảm ơn các Phóng viên, Biên tập viên của Đài phát thanh Sóc Sơn: Ông Trần Xuân Hành – Giám đốc (Tổng biên tập), Nhà báo Ngô Đức Khiêm (Trưởng ban biên tập), anh Ngô Ngọc Huân, anh Ngô Sĩ Điền, và chị Nguyễn Thị Thuỷ, về những chỉ dẫn quý báu đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm tiểu luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện Trường cao đẳng phát thanh truyền hình I về những tài liệu tham khảo cho bài tiểu luận.
Cuối cùng tôi rất biết ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình viết tiểu luận.
Hà Nội, tháng 3 Năm 2010
Doãn Đức Hạnh
PHẦN PHỤ LỤC
Ví Dụ:
Đây là một Kết cấu, Kịch bản của chương trình thời sự tổng hợp có thời lượng 30 phút được thu băng và phát trên sóng của Đài phát thanh huyện Sóc Sơn.
Chương trình được phát 3lần/ngày. Trong đó phát lại 2 lần, cụ thể
` Sáng từ: 06 giờ30 phút – 07 giờ 30 phút (phát mới )
Trưa từ: 11 giờ30 phút – 12 giờ 00 phút (phát lại )
Chiều từ: 17 giờ30 phút – 18 giờ 00 phút ( phát lại )
ĐÀI PHÁT THANH SÓC SƠN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
THỜI SỰ TỔNG HỢP
Thứ 4 ngày 09 tháng 01 năm 2010
*Số: ….
*Địa điểm: Số 03 Đường Đa phúc, * Thời lượng: 30 phút
Thị trấn Sóc Sơn * Thời gian: 6h30' - 7h00'
* Phát sóng: FM - Tần số 93,8 MHZ 11h30' - 12h00'
17h30' - 18h00'
*Điện thoại: 884.3544
885. 1049
217. 6049
Nhạc hiệu:………..
Chào quý vị chào các bạn.Chương trình phát thanh hôm có các nội dung đáng chú sau đây:
+ Huyện Sóc Sơn phấn đấu cơ bản hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006 -2010 trong năm 2009
+ Thị trấn Sóc Sơn tổng kết công tác phát triển kinh tế- xã hội năm 2009, triển khai những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010.
+ Công tác giải phóng mặt bằng ở Sóc Sơn chậm, mới đạt 41,7% kế hoạch đề ra.
+ Nhân kỷ niệm ngày truyền thống học sinh- sinh viên 9/1 chương trình có bài: “Vay tín dụng học tập cho học sinh, sinh viên - Đoàn Hội cần vào cuộc mạnh hơn”.
+ Bài “ Nhìn lại một nhiệm kỳ đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên ở huyện Sóc Sơn ” sẽ được giới thiệu tới quý vị và các bạn trong chuyên đề văn hoá xã hội.
+ “Cần tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em trong dịp Tết” là nội dung sẽ được đề cập đến trong Mục DSGĐ&TE tuần này.
+ Cuối chương trình là mục thông tin bạn nghe đài cần biết: Thông báo địa điểm tiếp dân mới của Huyện uỷ Sóc Sơn.
+ Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.
……………………………………………………………………………………..
GĐ. TBT BTV PTV KTV
Trần Xuân Hành Ngọc Huân Sĩ Điền + Đoàn Hạnh XuânPhú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo phát thanh – Học viện báo chí tuyên truyền và Đài tiếng nói Việt Nam.
Phát thanh trực tiếp – Học viện báo chí tuyên truyền, Đài tiếng noi Việt Nam.
Ngôn ngữ báo chí – Nguyễn Tri Niên.
Viết báo như thế nào? - Đức Dũng
60 Năm Tiếng nói Việt Nam - Đài tiếng nói Việt Nam.
Các chương trình phát thanh ở Đài phát thanh Sóc Sơn.
Tài liệu về báo chí trên một số Websete. . . .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_cua_hanh_sua_ngay_30_3_2010_8335.doc