Mức độ đau? Nặng hay nhẹ?
Độ 1: Không đau, đi lại và làm việc bình thường (1 điểm).
Độ 2: Đau, nhưng còn đi lại và làm việc nhẹ được (2 điểm).
Độ 3: Đau, đi lại khó phải có người dìu (3 điểm).
Độ 4: Đau nhiều, không đi lại được, phải bất động (4 điểm).
Hỏi bổ sung: Có rối loạn cơ tròn không? Có teo cơ không? (Để có chỉ
định mổ, chụp cản quang nội tủy )
Nếu có tổn thương xâm phạm vào đuôi ngựa phải phẫu thật.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết quả của xoa bóp bấm huyệt trong điều trị đau dây thần kinh tọa thể Phong Hàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiên cứu
Gồm những bệnh nhân trên 20 tuổi đến khám vào được điều trị tại bệnh viện
châm cứu trung ương, được chẩn đoán xác định ĐDTKT thể Phong Hàn.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền:
- Vọng: Sắc mặt xanh, nhợt nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi hồng nhạt.
- Văn: Tiếng nói to, rõ. Hơi thở đều.
- Vấn: Vị trí đau ngang thắt lưng, lan theo đường tuần hành của kinh túc Thái
dương Bàng quang và kinh túc Thiếu dương đởm.
Tính chất đau: Cấp (hoặc bán cấp), đau dữ dội, giật buốt, lan xuyên. Tăng
đau khi gặp lạnh, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Giảm đau khi được chườm nóng, bất
động.
- Thiết: mạch Phù – Hoạt (hoặc Sáp) – Khẩn.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại
- Thời gian khởi đầu bệnh dưới 3 tuần.
- Đau lan theo đường đi của dây thần kinh tọa, ở nhiều mức độ.
- Có hội chứng cột sống:
Hội chứng cột sống nằm trong hội chứng thắt lưng hông. Biểu hiện có thể
cấp tính hoặc mãn tính gồm các triệu chứng:
+ Các tư thế chống đau trước – sau, thẳng, chéo.
+ Dấu hiệu nghẽn (gãy khúc đường gai sống hoặc dấu hiệu De Sèze).
+ Khoảng cách Shober tư thế đứng ≤ 13/10 cm.
+ Dấu hiệu “Bấm chuông”.
- Có hội chứng rễ thần kinh:
+ Nghiệm pháp làm căng dây thần kinh gây đau: dấu hiệu Lasègue ≤ 60o.
+ Các rễ thần kinh vùng thắt lưng – cùng, đặc biệt là rễ L5 và S1 của dây thần
kinh hông to thường bị ảnh hưởng trong các bệnh lý của đoạn vận động tương ứng.
+ Đau rễ thường xuất hiệu sau giai đoạn đau lưng cục bộ và có đặc điểm đau
lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh từ vùng thắt lưng dọc theo mặt sau chân
xuống gót chân.
Thang Long University Library
15
Bảng 2.1. Các rối loạn tương ứng với rễ thần kinh tổn thương
Rễ
tổn
thương
Phản xạ
gân gót
Rối loạn
cảm giác
Rối loạn
vận động
Teo cơ
Rễ L5
Bình
thường
Phía mu
ngón chân 1,
2 , 3
Không đi được
bằng gót chân
Nhóm cơ cẳng chân
trước – ngoài, các cơ mu
bàn chân
Rễ S1
Giảm
hoặc mất
Gan bàn
chân
Không đi được
bằng mũi chân
Cơ bắp cẳng chân, cơ
gan bàn chân
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Phân tích kỹ đặc tính của triệu chứng đau, chụp X quang cột sống thắt –
lưng – cùng, công thức máu, máu lắng, thăm dò điện sinh lý dây thần kinh.
- Loại các chứng đau do lao khớp háng, viêm khớp cùng chậu, các bệnh cơ
(viêm cơ đùi, cơ mông, cơ đái – chậu). Loại ĐDTKT do các khối u vùng đáy chậu
gây chèn ép.
- Bệnh nhân dùng thêm các phương pháp điều trị khác.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, so sánh trước sau điều trị.
BỆNH NHÂN ĐDTKT
THỂ PHONG HÀN (n =33)
NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
TRƯỚC ĐIỀU TRỊ SAU ĐIỀU TRỊ
KẾT LUẬN
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐDTKT
BẰNG XBBH
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
So sánh
Sơ đồ thiết kế nghiên cứu.
16
2.2.2: Cỡ mẫu nghiên cứu
Gồm 33 bệnh nhân có chẩn đoán xác định ĐDTKT thể Phong Hàn theo tiêu
chuẩn YHCT, YHHĐ được điều trị bằng phương pháp XBBH.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Bệnh án nghiên cứu.
- Bảng theo dõi lâm sàng và đánh giá điều trị ĐDTKT thể phong hàn.
- Xoa bóp bấm huyệt bằng tay 30 phút.
2.2.4. Phương pháp can thiệp.
Áp dụng điều trị bằng phương pháp XBBH.
- Kỹ thuật XBBH:
Khi tiến hành XBBH thầy thuốc cần tập trung tư tưởng. Mặt khác hướng
dẫn, động viên người bệnh tham gia tích cực vào quá trình điều trị. Khi “Tâm, Ý,
Lục” đã hài hòa, các ngón tay của thầy thuốc sẽ trở nên tinh nhạy, điêu luyện, khi
tác động vào huyệt không cần dùng lực nhiều mà vẫn đạt hiệu quả điều trị. Trong
kỹ thuật bấm huyệt, phải xác định chính xác huyệt, sử dụng lực bấm cho phù hợp
với tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh, nhằm tạo cho người bệnh cảm giác dễ
chịu, thoải mái, tại chỗ vùng bấm có khi thấy ấm, nóng, tê, tức nhẹ.
- Quy trình XBBH:
+ Để bệnh nhân lần lượt ở các tư thế: nằm sấp, nằm nghiêng, ngồi trên ghế
cao khoảng 35cm.
+ Xác định bên đau của người bệnh.
+ Bộc lộ vùng đau.
+ Xác định đúng vị trí huyệt.
+ Lần lượt thực hiện các thủ thuật: Xát, xoa, day, lăn, bóp, bấm, rung, vận
động cột sống.
+ Thời gian cho mỗi lần 30 phút/lần/ngày.
+ Liệu trình 30 phút/ lần/ x15 ngày.
- Công thức huyệt điều trị:
Thang Long University Library
17
Hình 4: Vị trí một số huyệt trong phác đồ điều trị
+ Đối với vùng thắt lưng và vùng mông:
Để bệnh nhân nằm sấp xoa, bóp, day, lăn dọc hai bên cột sống. Sau đó, dùng
ngón tay cái vuốt dọc 2 bên cột sống lưng đến xương cùng cụt rồi bấm các huyệt:
Giáp tích L1 – L5
Thận du (V23)
Trật biên (V54)
Giáp tích S1 – S2
Đại trường du (V25)
Hoàn khiêu (VB30)
+ Đối với vùng chi dưới: xoa, bóp, day, lăn, rung, bấm huyệt.
Thừa phù (V36)
Ủy trung (V40)
Tất dương quan (VB33)
Dương lăng tuyền (VB34
Thừa sơn (V57)
Huyền chung (VB39)
Phong thị (VB31)
Côn lôn (V60)
- Vận động vùng cột sống cho người bệnh.
- Vận động vùng chân cho người bệnh.
(Làm theo bài tập vận động cột sống, vận động chân như ở mục 1.3.3)
2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu
- Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh.
- Các yếu tố liên quan tới khởi phát bệnh như: điều kiện thuận lợi do lạnh, tư
thế lao động không phù hợp, chấn thương
- Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động nặng, lao động nhẹ
- Đánh giá kết quả trước và sau 15 ngày điều trị:
+ Hội chứng cột sống.
+ Hội chứng rễ.
+ Diễn biến mức độ đau.
18
2.4. Phƣơng pháp đánh giá kết quả điều trị:
Đánh giá của kết quả điều trị là sự tập hợp các chỉ tiêu lâm sàng.
Theo Giáo sư Nguyễn Tài Thu tiêu chuẩn đánh giá và nhận định kết quả tổng
hợp được xây dựng với từng dấu hiệu bằng bảng điểm sau:
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ bệnh theo thang điểm.
Dấu hiệu Bình thƣờng Nhẹ Trung bình Nặng
Đau
Không đau,
đi lại và làm
việc bình
thường
( - )
Đau nhẹ, nhưng
còn đi lại và
làm việc nhẹ
được
( + )
Đau vừa, đi
lại khó phải
có người
dìu
( ++ )
Đau nhiều,
không đi lại
được, phải
bất động
( +++ )
Hội
chứng
cột
sống
Nghẽn ( - ) ( + ) ( + ) ( + )
Chống đau ( - ) ( - ) ( + ) ( + )
Bấm
chuông
( - ) ( - ) ( - ) ( + )
Schober 14/14 cm 13/14 cm 12/14 cm 11/14 cm
Hội
chứng
rễ
Lasègue 900 600 450 300
RLCG ( - ) ( + ) ( + ) ( + )
RLVĐ ( - ) ( - ) ( + ) ( + )
RLPX GG ( - ) ( - ) ( - ) ( + )
teo cơ ( - ) ( - ) ( - ) ( + )
Đánh giá chung 0 điểm 1 5 điểm 6 10 điểm 11 16 điểm
Mỗi một dấu hiệu (-) được tính 0 điểm, (+) được tính 1 điểm, (++) được tính
2 điểm, (+++) được tính 3 điểm.
Đánh giá tổng hợp và nhận định kết quả:
Kết quả chia làm 4 loại theo tổng điểm các dấu hiệu trước, sau điều trị:
Loại A: Đáp ứng tốt với điều trị, tổng điểm sau điều trị giảm > 80% so với
trước điều trị.
Loại B: Đáp ứng Khá với điều trị, tổng điểm sau điều trị giảm 61 ÷ 80% so
với trước điều trị.
Thang Long University Library
19
Loại C: Đáp ứng Trung bình với điều trị, tổng điểm sau điều trị giảm 40 ÷
60% so với trước điều trị.
Loại D: Đáp ứng ít với điều trị. Tổng điểm sau điều trị giảm <40% so với
trước điều trị.
2.5. Phƣơng pháp thu nhập thông tin và xử lý số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi in sẵn để phát
hiện yếu tố nguy cơ và diễn biến của bệnh trước, trong, sau khi can thiệp điều trị.
- Đánh giá diễn biến của bệnh bằng bảng theo dõi sau 5 ngày, 10 ngày, 15
ngày điều trị.
- Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
2.6 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm sóc bảo
vệ sức khỏe cho người bệnh, các bệnh nhân tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu.
- Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu bệnh nặng thêm, hoặc bệnh nhân
yêu cầu dừng nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác
đồ điều trị.
- Không có sự phân biệt đối xử trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu và sẵn
sàng hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan tới sức khỏe khi đối tượng nghiên cứu cần.
2.7. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu:
Khoa Dưỡng sinh xoa bóp bấm huyệt bệnh viện Châm cứu trung ương từ
07/01/2013 đến 28/8/2013.
20
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu.
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi:
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi
Nhóm nghiên cứu
n %
20 – 29 5 15,2
30 – 39 5 15,2
40 – 49 11 33,3
50 – 59 7 21,2
≥ 60 5 15,2
Nhận xét:
Bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy đa phần bệnh nhân trong nghiên cứu độ tuổi
40 – 49 chiếm tỷ lệ 33,3% và độ tuổi từ 50 – 59 chiếm tỷ lệ 21,2%.
Thang Long University Library
21
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới:
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới.
Giới Nhóm nghiên cứu
n %
Nam 19 57,6
Nữ 14 42,4
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 57,6% cao hơn nhóm bệnh nhân nữ là 42,4%.
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động:
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động.
Tính chất lao động Nhóm nghiên cứu
n %
Lao động nặng 18 54,5
Lao động nhẹ 15 45,5
22
40
45
50
55
lao động nặng lao động nhẹ
54.5%
45.5%
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động.
lao động nặng
lao động nhẹ
Nhận xét: Bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lao động nặng cao hơn
chiếm tỷ lệ 54,5% so với bệnh nhân lao động nhẹ là 45,5%.
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh.
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh.
0
20
40
60
do lạnh tư thế lao động chấn thương
51.5%
39.4%
9.1%
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo điều kiện thuận lợi khởi
phát bệnh
do lạnh
tư thế lao động
chấn thương
Khởi phát bệnh
Nhóm nghiên cứu
n %
Do lạnh 17 51,5
Tƣ thế lao động 13 39,4
Chấn thƣơng 3 9,1
Thang Long University Library
23
Nhận xét:
Bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho thấy đa phần yếu tố khởi phát bệnh trong nghiên
cứu của chúng tôi đều do lạnh chiếm 51,5% và do tư thế lao động không hợp lý
chiếm 39,4%. Thuận lợi cho khởi phát bệnh do chấn thương rất ít chiếm tỷ lệ 9,1%.
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh.
Thời gian
Nhóm nghiên cứu
n %
1 – 4 ngày 2 6,1
5 – 9 ngày 7 21,2
10 – 14 ngày 18 54,5
15 – 20 ngày 6 18,2
Nhận xét:
Bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 cho thấy bệnh nhận có thời gian mắc bệnh đa phần từ
10 – 14 ngày chiếm 54,5%, bệnh nhân có thời gian mắc bệnh 1 – 4 ngày rất ít chiếm
6,1%.
24
3.1.6. Sự liên quan của đau đến tính chất cơ học.
Bảng 3.6 Sự liên quan của đau đến tính chất cơ học.
Tính chất cơ học
Nhóm nghiên cứu
Có liên quanN Không liên quan
N 33 0
% 100 0
0
20
40
60
80
100
có liên quan không liên quan
100%
0%
Biểu đồ 3.6. Đau liên quan đến cơ học
có liên quan
không liên quan
Nhận xét: Toàn bộ các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều biểu
hiện đau có liên quan đến tính chất cơ học.
3.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu.
3.2.1. Hội chứng cột sống lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày.
Bảng 3.7. Hội chứng cột sống lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày.
Dấu hiệu cột sống
Lúc vào viện Sau điều trị 15 ngày
p n % n %
Nghẽn 33 100 4 12,1 < 0,05
Tƣ thế
chống
đau
Trƣớc – sau 2 6,1 0 0
< 0,05 Thẳng 14 42,4 1 3,0
Chéo 17 51,5 4 12,1
Bấm chuông 21 63,6 4 12,1 < 0,05
Thang Long University Library
25
0
20
40
60
80
100
nghẽn trước sau thẳng chéo Bấm
chuông
100%
6.1%
42.4%
51.5%
63.6%
12.1%
0% 3.0%
12.1% 12.1%
Biểu đồ 3.7. Dấu hiệu nghẽn, bấm chuông và các tư thế chống đau
lúc vào viện
điều trị 15 ngày
Nhận xét:
Biểu đồ 3.7 cho thấy sau 15 ngày điều trị:
- Dấu hiệu nghẽn từ 100% tỉ lệ này giảm xuống còn 12,1%.
- Các tư thế chống đau hầu hết đều giảm xuống từ 100% còn 15,1%.
- Dấu hiệu bấm chuông từ 63,6% giảm xuống còn 12,1%..
Sự khác biệt của các dấu hiệu này đều có ý nghĩa thống kê với (p<0,05).
Bảng 3.8 Khoảng cách Schober theo thời gian điều trị.
Ngày điều tri Số bệnh nhân x ± SD
Mới vào
≈ 14/10 cm 0 điểm 0/33
2,9 ± 0,05 ≈ 13/10 cm 1 điểm 0/33
≈ 12/10 cm 2 điểm 3/33
≤ 11/10 cm 3 điểm 30/33
Sau 5 ngày
≈ 14/10 cm 0 điểm 0/33
1,68 ± 0,08 ≈ 13/10 cm 1 điểm 11/33
≈ 12/10 cm 2 điểm 22/33
≤ 11/10 cm 3 điểm 0/33
Sau 10 ngày
≈ 14/10 cm 0 điểm 22/33
0,45 ± 0,12 ≈ 13/10 cm 1 điểm 7/33
26
≈ 12/10 cm 2 điểm 4/33
≤ 11/10 cm 3 điểm 0/33
Sau 15 ngày
≈ 14/10 cm 0 điểm 30/33
0,09 ± 0,05 ≈ 13/10 cm 1 điểm 3/33
≈ 12/10 cm 2 điểm 0/33
≤ 11/10 cm 3 điểm 0/33
27.4
17.3
4.1
0.40
5
10
15
20
25
30
Mới vào Sau 5 ngày Sau 10 ngày Sau 15 ngày
Đ
iể
m
T
B
Biểu đồ 3.8 Khoảng cách Schober theo thời gian điều trị.
Schober
Nhận xét:
Bảng 3.8 và biểu đồ 3.8 cho thấy khoảng cách Schober lúc vào viện đa phần ở
mức độ nặng chiếm 30/33 tổng số bệnh nhân,sau điều trị 15 ngày không còn bệnh
nhân nào.
3.2.2. Hội chứng rễ lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày.
Bảng 3.9 Hội chứng rễ lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày.
Dấu hiệu tổn thƣơng Lúc vào viện Sau điều trị 15
ngày
p
n % n %
Rễ L5
RLCG 14 42,4 4 12,1 < 0,05
RLVĐ 11 33,3 2 6,1 < 0,05
Rễ S1
RLCG 19 57,6 5 15,2 < 0,05
RLVĐ 19 57,6 3 9,1 < 0,05
RLPXGG 19 57,6 1 3,0 < 0,05
Thang Long University Library
27
0
10
20
30
40
50
RLCG RLVĐ
42.4%
33.3%
12.1%
6.1%
Biểu đồ 3.9. Dấu hiệu tổn thương rễ L5
lúc vào viện
điều trị 15 ngày
57.6%
15.2%
57.6%
9.1%
57,6%
3,0%
0
10
20
30
40
50
60
RLCG RLVĐ RLPXGX
Biểu đồ 3.10. Dấu hiệu tổn thương S1
lúc vào
viện
điều trị
15 ngày
Nhận xét:
Biểu đồ 3.9 và 3.10 cho thấy các dấu hiệu tổn thương rễ L5 và S1 lúc vào viện
còn tương đối cao sau điều trị 15 ngày tỷ lệ này đã giảm đáng kể.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p<0,05).
28
Bảng 3.10 Dấu hiệu Lasègue theo thời gian điều trị
Ngày điều trị Số bệnh nhân x ± SD
Mới vào
90° 0 điểm 0/33
2,9 ± 0,05 60° 1 điểm 0/33
45° 2 điểm 3/33
30° 3 điểm 30/33
Sau 5 ngày
90° 0 điểm 4/33
1,4 ± 0,12 60° 1 điểm 11/33
45° 2 điểm 18/33
30° 3 điểm 0/33
Sau 10 ngày
90° 0 điểm 14/33
0,61 ± 0,1 60° 1 điểm 17/33
45° 2 điểm 2/33
30° 3 điểm 0/33
Sau 15 ngày
90° 0 điểm 31/33
0,06 ± 0,04 60° 1 điểm 2/33
45° 2 điểm 0/33
30° 3 điểm 0/33
Biểu đồ 3.11 Dấu hiệu lasègue theo thời gian điều trị
29.1
13.5
5.1
2.2
0
5
10
15
20
25
30
35
Mới vào Sau 5 ngày Sau 10 ngay Sau 15 ngay
Lasègue
Thang Long University Library
29
Nhận xét:
Bảng 3.10 và biểu đồ 3.11 cho thấy gặp nhiều bệnh nhân có dấu hiệu Lasègue ở
mức độ nặng (30o) chiếm 30/33 tổng số bệnh nhân, sau điều trị 15 ngày đã không
còn, ít gặp tổn thương ở các mức độ khác.
3.2.3. Diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị.
Bảng 3.11 Diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị
Ngày điều trị Số bệnh nhân x ± SD
Mới vào Không đau 0 điểm 0/33
3,9 ± 0,05 Đau nhẹ 1 điểm 0/33
Đau vừa 2 điểm 3/33
Đau nặng 3 điểm 30/33
Điều trị 5 ngày Không đau 0 điểm 0/33
2,9 ± 0,06 Đau nhẹ 1 điểm 4/33
Đau vừa 2 điểm 29/33
Đau nặng 3 điểm 0/33
Điều trị 10
ngày
Không đau 0 điểm 7/33
1,8 ± 0,08 Đau nhẹ 1 điểm 25/33
Đau vừa 2 điểm 1/33
Đau nặng 3 điểm 0/33
Điều trị 15
ngày
Không đau 0 điểm 31/33
1,03 ± 0,03 Đau nhẹ 1 điểm 2/33
Đau vừa 2 điểm 0/33
Đau nặng 3 điểm 0/33
30
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
mới vào 5 ngày 10 ngày 15 ngày
Điểm TB
Biểu đồ 3. 12 Diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị
Diễn biến mức độ đau
Nhận xét:
Biểu đồ 3.12 cho thấy diễn biến mức độ đau của bệnh nhân giảm rõ rệt theo
thời gian điều trị:
-Mức độ đau nặng(3 điểm) từ 30/33 bệnh nhân sau điều trị giảm xuống không
còn bệnh nhân nào.
-Mức độ đau vừa (2 điểm) từ 3/33 bệnh nhân sau điều trị giảm xuống không
còn bệnh nhân nào.
-Mức độ đau nhẹ(1 điểm) từ 0/33 bệnh nhân sau điều trị tăng lên 2/33 bệnh nhân.
-Mức độ không đau(0 điểm) từ 0/33 bệnh nhân sau điều trị tăng lên 31/33 bệnh nhân.
3.3. Kết quả của XBBH sau 15 ngày điều trị:
Bảng 3.12 Đánh giá kết quả chung sau 15 ngày điều trị.
Phân loại Số lƣợng (n = 33) Tỷ lệ (%)
A (Đáp ứng tốt) 23 69,7
B (Đáp ứng khá) 10 30,3
C (Đáp ứng TB) 0 0
D (Đáp ứng kém) 0 0
Thang Long University Library
31
0
10
20
30
40
50
60
70
A B C D
69.7%
30.3%
0% 0%
Biểu đồ 3.13 Kết quả sau 15 ngày điều trị.
A
B
C
D
Nhận xét:
Biểu đồ 3.13 cho thấy sau 15 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt với
điều trị (loại A) chiếm 69,7%, còn lại đáp ứng khá với điều trị (loại B) chiếm
30,3%. Không còn loại C và D.
32
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1 Về đặc điểm chung của bệnh nhân
Trong nhóm bệnh nhân chung của đề tài chúng tôi thấy:
- Về tuổi:
Nhiều bệnh nhân ở lứa tuổi 30 – 50 là lứa tuổi có hiệu suất lao động cao.
Kết quả thống kê của chúng tôi không khác biệt so với Y văn, đặc điểm này
đã được nhiều tác giả nêu từ trước, phù hợp với những quan niệm về bệnh căn, bệnh
sinh của (ĐDTKT) như đã phân tích ở phần tổng quan.
- Về giới tính:
Tỷ lệ Nam / Nữ khoảng 4/3, các thống kê khác như Deshayes (1981)[39] cho
tỷ lệ cao hơn khoảng 3/1.
Mặc dù có khác về số lượng nhưng chiều hướng chung có thể kết luận nam
giới là yếu tố cần lưu ý trong sự xuất hiện của (ĐDTKT).
- Về tính chất lao động:
Ảnh hưởng của tính chất lao động đến sự xuất hiện bệnh là một vấn đề phức
tạp không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài.
Tuy nhiên trên góc độ lâm sàng chúng tôi chỉ quan sát tính chất này như một
yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Thể hiện bằng sự khác biệt hay không khác
biệt về tỷ lệ giữa tính chất lao động nặng hoặc nhẹ.
Nhận định của chúng tôi phù hợp với một số tác giả như Deshayes. P (1981)
cho rằng trong ba loại hình lao động: mang vác nặng, chân tay nhẹ và trí óc có tỷ lệ
tương đương là 36,6% - 36,6% - 26,8%.
Nhưng lại không phù hợp với một số tác giả như Drivotinov (1992) thấy rằng
lao động mang vác nặng và các ngành nghề có tư thế lao động bất lợi thường xuyên
là những điều kiện thuận lợi gây (ĐDTKT)[33].
Sở dĩ có sự khác biệt trên vì quá trình lấy mẫu nghiên cứu còn có yếu tố
nhiễu như thời gian ngắn, số lượng mẫu còn nhỏ
Thang Long University Library
33
- Về điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh:
Đa số gặp những bệnh nhân khởi phát bệnh do lạnh và do tư thế lao động. Có
thể nói đây là vấn đề cần quan tâm khai thác kỹ khi khám lâm sàng.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận xét và thống kê của đa số các tác giả
trong và ngoài nước thấy rằng khởi phát bệnh do lạnh, do tư thế lao động hay chấn
thương đã thật sự trở thành những điều kiện thuận lợi khởi phát của bệnh
(ĐDTKT) như đã phân tích ở phần tổng quan.
- Về thời gian mắc bệnh:
Thời gian mắc bệnh được tính từ khi xuất hiện dấu hiệu đau đến khi bệnh
nhân được khám và điều trị.
Chúng tôi thấy đa số là những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 5 – 20
ngày, có ít bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ 1 – 4 ngày.
Có thể ở giai đoạn mới bị đau, bệnh nhân tự điều trị tại nhà song ít thời gian
sau triệu chứng đau tăng lên mới đến khám và điều trị.
-Sự liên quan của đau đến tính chất cơ học:
Thống kê của chúng tôi thấy toàn bộ nhóm bệnh nhân đều biểu hiện đau có
liên quan đến tính chất cơ học.
Quan sát này phù hợp với các tác giả như Đặng Văn Chung (1971)[6],
Nguyễn Văn Đăng (1990[10]), Ngô Thanh Hồi (1995)[14] họ đều nhấn mạnh đến
tính chất này trên lâm sàng.
Theo các tác giả trên: ĐDTKT có tính chất cơ học là đau xuất hiện đột ngột,
đau tăng khi tải trọng cơ học tăng (đứng lâu, ngồi lâu, đi lại vận động nhiều, thay
đổi tư thế mạnh, đột ngột.. ), đau giảm khi tải trọng cơ học giảm (bất động, kéo dãn
cột sống, chườm nóng )
4.2 Về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng lúc vào viện:
- Về hội chứng cột sống:
Theo thống kê của chúng tôi thì toàn bộ nhóm bệnh nhân của đề tài đều có
dấu hiệu nghẽn và các tư thế chống đau (33/33 bệnh nhân).
Gặp 30/33 bệnh nhân có khảng cách Schober ≈ 11/10 (là biện pháp đánh giá
độ dãn của cột sống thắt lưng).
34
Số bệnh nhân có các dấu hiệu “bấm chuông” là 21/33 bệnh nhân.
Đây là các dấu hiệu đặc trưng của ĐDTKT, phản ánh cơ chế phản xạ chống
đau của cột sống thắt lưng khi có đoạn vận động bị tổn thương.
Đặc điểm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như De Sèze
.S (1948)[38], Nguyễn Văn Đăng (1990)[10], Ngô Thanh Hồi (1995)[14].
- Về hội chứng rễ:
Thống kê của chúng tôi thấy toàn bộ nhóm bệnh nhân của đề tài đều có dấu
hiệu căng dây thần kinh gây đau: Lasègue 300 (rất nặng 30/30 bệnh nhân) và
Lasègue 45
0
(nặng 03/33 bệnh nhân).
Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất cho tính chất đau rễ.
Nhận định này phù hợp với thống kê của một số tác giả như Trần Mạnh Chí,
Vũ Hùng Liên (1989) gặp 94% bệnh nhân có dấu hiệu căng dây thần kinh gây
đau[5].
Các dấu hiệu khác về tổn thương rễ như:
Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn phản xạ gân gót (tổn thương rễ
S1) phản ánh mức độ, vị trí, giai đoạn tổn thương
- Về mức độ đau:
Theo số liệu nghiên cứu, chúng tôi gặp ở nhóm nghiên cứu có 30/33 bệnh
nhân ở mức độ đau nặng.
Sở dĩ như vậy vì thể bệnh của đề tài chọn là một bệnh đau do tổn thương rễ
thần kinh ở giai đoạn cấp.
Qua đó chúng tôi thấy rằng ở những giai đoạn đầu của ĐDTKT là giai đoạn
rễ thần kinh đang bị kích thích nên chỉ định điều trị nội khoa là hợp lý.
Nhận định này phù hợp với tác giả Ngô Thanh Hồi (1986)[21], Margo .K
(1994)[35]
4.2.2 Đặc điểm lâm sàng sau điều trị
- Về hội chứng cột sống :
Số bệnh nhân có dấu hiệu nghẽn sau điều trị giảm đáng kể chỉ còn 12,1%. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Các tư thế chống đau hầu hết giảm xuống chỉ còn 15,1%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với P<0,05.
Thang Long University Library
35
Số bệnh nhân có dấu hiệu bấm chuông cũng giảm đáng kể. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với P < 0,05.
Khoảng cách Schober sau điều trị 15ngày không còn bệnh nhân nào ở mức
độ nặng.
Ta thấy các dấu hiệu của hội chứng cột sống ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
sau điều trị giảm đáng kể so với lúc vào viện.
Như vậy dưới tác dụng của XBBH trong điều trị ĐDTKT thể phong hàn thì
các dấu hiệu cột sống của bệnh nhân giảm đi rõ rệt.
- Về hội chứng rễ:
Số bệnh nhân có dấu hiệu rễ đặc trưng cho ĐDTKT lasègue 900 lên đến
31/33 số bệnh nhân điều trị.
Nhìn chung các dấu hiệu tổn thương rễ L5 và S1 sau điều trị đã giảm rõ rệt.
Nhận định về các dấu hiệu cột sống và rễ phù hợp với thống kê của một số
tác giả như: Trần Mạnh Chí, Vũ Hùng Liên (1989) [5] Nguyễn Văn Đăng
(1990)[10] Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Thanh (1999)[7].
- Về diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị:
Chúng tôi nhận thấy từ ngày thứ 5 trở đi, biểu đồ 3.12 cho thấy diễn biến
mức độ đau của bệnh nhân giảm rõ rệt.
Bảng 3.11 cho thấy sau điều trị không còn bệnh nhân nào ở mức độ đau
nặng(3 điểm) và vừa (2 điểm).Bệnh nhân không đau lên đến 31/33 bệnh nhân.
Điều trên phù hợp với nhận định ban đầu là phương pháp XBBH có tác dụng
giảm đau tốt.
4.3 Kết quả của XBBH sau 15 ngày điều trị
Ở bảng 3.12 cho thấy sau khi được điều trị tỉ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt (loại
A) chiếm đa phần 69,7%, đáp ứng khá(loại B) là 30,3%, không có bệnh nhân nào
loại C và D.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa cho thấy tác dụng của XBBH
là phương pháp không dùng thuốc mà có tác dụng tốt đối với điều trị ĐDTKT thể
phong hàn.
36
4.4 Bàn luận về xoa bóp bấm huyệt
Kỹ thuật XBBH là phần quyết định kết quả chữa bệnh, kỹ thuật này phải
điêu luyện, chính xác, phải đạt được “đắc khí”, sau đó phải “dẫn khí” để “điều khí”
từ phần âm sang phần dương, từ kinh này sang kinh khác và từ tạng phủ này sang
tạng phủ khác XBBH có tác dụng điều khí nhanh, mạnh nên có tác dụng rõ rệt
trong điều trị bệnh.
XBBH giúp làm mềm mại các cơ và khớp của bệnh nhân. Việc tác động vào
huyệt cũng cần phải hợp lý theo nguyên tắc lực tác động phải vừa đủ và phù hợp
với từng người bệnh. Khi XBBH chúng tôi chú ý đến phản ứng độ nhạy cảm của
từng bệnh nhân và sự khác nhau giữa các huyệt trên cùng một bệnh nhân để điều
chỉnh cường độ lực bấm, vận động cho thích hợp.
Nhìn chung các bệnh nhân đều đáp ứng và thích nghi với phương pháp này,
không có biến cố xảy ra trong suốt quá trình nghiên cứu.
Thang Long University Library
37
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tác dụng của XBBH trong điều trị ĐDTKT thể phong hàn
cho 33 bệnh nhân sau 15 ngày điều trị chúng tôi nhận thấy:
1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu:
- Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi từ 30 – 50 là lứa tuổi có hiệu suất lao động cao.
- Nam giới, khởi phát bệnh do lạnh, tính chất lao động nặng là những điều
kiện thuận lợi cần chú ý trên lâm sàng.
- Toàn bộ bệnh nhân đều có biểu hiện đau liên quan đến tính chất cơ học.
2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Hội chứng cột sống, dấu hiệu lasègue là những dấu hiệu đặc trưng, có ý
nghĩa quan trọng trong chẩn đoán xác định và đánh giá kết quả điều trị bệnh.
3. Kết quả điều trị ĐDTKT thể phong hàn bằng phƣơng pháp XBBH:
- Về tư thế chống đau, dấu hiệu nghẽn,dấu hiệu bấm chuông sau điều trị cũng
giảm nhiều so với trước điều trị với (P<0,05).
- Khoảng cách Schober sau điều trị cũng giảm đáng kể so với trước điều trị .
- Dấu hiệu Lasègue sau điều trị được cải thiện hơn so với trước điều trị.
-Diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị cũng giảm rõ rệt.
Kết quả điều trị chung bằng phương pháp XBBH sau điều trị 15 ngày cho
thấy rõ số bệnh nhân đáp ứng tốt(loại A) so với điều trị lên đến 69,7% và đáp ứng
khá(loại B) so với điều trị là 30,3%, không có bệnh nhân nào loại C và D.
38
KHUYẾN NGHỊ
Qua những bàn luận và kết luận ở trên, chúng tôi xin đề xuất những kiến
nghị sau:
- XBBH là một kỹ thuật đơn giản, an toàn, dễ dàng áp dụng và có hiệu quả
tốt trong điều trị ĐDTKT thể phong hàn. Vì vậy có thể áp dụng tại các tuyến y tế.
- Để nâng cao hiệu quả điều trị đối với ĐDTKT thể phong hàn có thể kết
hợp giữa XBBH với các phương pháp trị liệu khác như điện châm, thủy châm, vật
lý trị liệu.
Thang Long University Library
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Ân (1995), Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, tr 294 –
311.
2. Bộ môn Y học Dân tộc, Trường đại học Y Hà Nội, (1987), “Đau dây
thần kinh tọa”, Bài giảng Y học Dân tộc (tập 2), Nhà xuất bản Y học, tr
120 -122.
3. Vũ Quang Bích, Nguyễn Xuân Thản, Ngô Thanh Hồi (1988), Đau thắt
lưng, cục Quân y.
4. Võ Văn Bình, Nguyễn Tuấn Khoa, Phạm Đình Sửu (1989), “Đau thần
kinh hông”, Thiên gia diệu phương, Viện Thông tin y học trung ương,
tr 204 – 208.
5. Trần Mạnh Chí, Vũ Hồng Liên (1987), “Nhận xét lâm sàng và điều trị
161 trường hợp đau thắt lưng hông”, Nội san Thần kinh – Tâm thần –
Phẫu thuật thần kinh, Tổng hội Y học.
6. Đặng Văn Chung (1987), “Đau dây thần kinh tọa”, Bệnh nội khoa (tập
2), Nhà xuất bản Y học, tr 310.
7. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Thanh (1999), “Kết quả phục hồi chức
năng cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm”, Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học số 6, Nhà xuất bản Y học.
8. Dương Xuân Đạm (2004), Vật lý trị liệu đại cương, NXB Y học tr 262
– 272.
9. Nguyễn Văn Đăng, Phạm Ngọc Rao, Nguyễn Thạch Thất (1963), “Kết
quả điều trị 70 trường hợp đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp
tiêm ngoài màng cứng hỗn dịch vitamin B12, hydrocortancyl, novocain
1% theo cách của Paber”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học,
Bệnh viện Bạch Mai, tr 77.
10. Nguyễn Văn Đăng (1992), “Đau thần kinh hông”, Bách khoa thư bệnh
học tập (tập 1), Nhà xuất bản Y học, tr 145 – 149.
11. Henry. J, Raymond. D (Nguyễn Văn Bàng dịch, 1993), Các nguyên lý
bệnh học nội khoa – Harrison (tập 1), Nhà xuất bản Y học, tr 32 – 40,
71 – 86.
12. Heinzlef.O (Nguyễn Văn Đăng, Lê Quang Cường dịch, 1994), Chẩn
đoán – Xử lý các hội chứng và bệnh Thần kinh thường gặp, Nhà xuất
bản Y học, tr 104 – 109.
13. Ngô Thanh Hồi (1986), “Một số kết quả nghiên cứu lâm sàng thần kinh
85 lái xe Bellaz trên công trường thủy điện sông Đà”, Chuyên đề bệnh
lý thần kinh, học viện Quân y.
14. Ngô Thanh Hồi (1995), “Nghiên cứu giá trị các triệu chứng và tiêu
chuẩn chẩn đoán lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”, Luận
án PTS khoa học Y – Dược.
15. Nguyễn Mạnh Hùng (1987), “Điện xung điều trị hội chứng thắt lưng
hông”, Quy trình kỹ thuật chuyên khoa, Viện Quân y 103, Học viện Quân
y, tr 13 – 15.
16. Xoa bóp bấm huyệt (2004), NXB Y học, tr 113 – 127.
17. Phạm Khuê (1982), Sinh học tuổi già, bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản
Y học, tr 16 – 49.
18. Phạm Khuê (1988), “Dùng thuốc Nam chữa một số bệnh thông thường:
Đau xương khớp, cột sống”, Tạp chí Y học quân sự (số 2), Cục Quân y,
tr 35 – 57.
19. Hồ Hữu Lương (1987), “Nhận xét về kích thước ống sống thắt lưng
và kích thước bao rễ thần kinh ở 85 bệnh nhân đau dây thần kinh
tọa”, Công trình nghiên cứu Y học quân sự (số 4), Học viện Quân y,
tr 21 – 23.
20. Trịnh Văn Minh (1998), Giải phẫu người (tập 1), Nhà xuất bản Y học,
tr 327 – 334.
Thang Long University Library
21. Nguyễn Xuân Thản, Ngô Thanh Hồi (1986), “So sánh tác dụng của
bấm huyệt với kéo dãn cột sống thắt lưng trong điều trị hội chứng thắt
lưng hông”, Chuyên đề bệnh lý thần kinh, học viện Quân y.
22. Nguyễn Văn Thang, Chu Quốc Trường, Nguyễn Sỹ Viên (1987), Bài
giảng Y học Dân tộc, Học viện Quân y, tr 162 – 164.
23. Nguyễn Văn Thông (1992), “Phương pháp nắn chỉnh cột sống điều trị
hội chứng thắt lưng hông”, Tạp chí Y học thực hành (số 4).
24. Nguyễn Văn Thu, Cao Hữu Hân, Nguyễn Đại Biên (1987), “Nhận xét
kết quả điều trị nội khoa 176 bệnh nhân hội chứng thắt lưng hông”, Nội
san Thần kinh – Tâm thần – Phẫu thuật thần kinh, Tổng hội Y – Dược
học Việt Nam.
25. Nguyễn Tài Thu (1975), Châm tê trong phẫu thuật, Nhà xuất bản Y
học.
26. Nguyễn Tài Thu (1984), Châm cứu chữa bệnh, Nhà xuất bản Y học.
27. Nguyễn Tài Thu (1997), Châm cứu sau đại học, Nhà xuất bản Y học.
28. Nguyễn Đăng Tường và cộng sự (1987), “Biến đổi của một số chỉ tiêu
sinh lý ở một số bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hông điều trị bằng
châm cứu giảm đau”, Nội san Thần kinh – Tâm thần – Phẫu thuật thần
kinh, Tổng hội Y – Dược Việt Nam.
29. Viện Đông y (1960, tái bản 3/1997), Trung Y học khái luận, Tập
thượng.
30. Viện Đông y (1960, tái bản 3/1997), Trung Y học khái luận, Tập hạ.
Tiếng Anh
31. Adachi. M, tamaoka, A, Harada. K, Misusawa. H, Shoji. S (1994 Jan),
Reflex sympathetic dystrophy secondary to lumbar disk herniation,
Rinsho – Shinkeigaku, p 34, 64.
32. Cailliet. R (1980), Low back pain syndrome, California.
33. Drivotinov. BV, Iupian. Ia. A (1992), Prognosis and diagnosis of
discogenic lunbosacral radiculitis, Minsk.
34. Klioner. Ass. Ia. (1971) Saccoradiculitis, Mesdicina, Moskva.
35. Margo.K (1994), Dianosis, Treatment and Prognosis of patients with
low back pain, Am fam Phisician, vol 49, n
o
1, p 171 – 179
Tiếng Pháp
36. Arseni. K (1973), Neuro chirurgie vertebromédulaire, Bucarest.
37. Bossy. J (1980), Acupuncture, Moxibution, Analgésie acupuncturale,
Doin éditeurs, Paris, France, p 39
38. De Sèze.S (1948), Levernieux des hernies discales, Rev. Rhum, p 101
– 105
39. Deshayes, P (1981), Resultats du traitement medical en milieu
hospitalier des sciatiques d’origine discale, Rev.du.Rumat, vol 48, no 7-
9, p 563 – 568
40. Phạm Khuê (1981), Etude statistique sur l’état de la santé de 13.392
personnes âgées au nord du Viet Nam, Revue de médecin, Ha noi, p 10
– 18
41. Nguyễn Tài Thu (1984), Sémiologie, Thérapeutique et Analgésie en
acupunctural, Viện Châm cứu.
Thang Long University Library
PHỤ LỤC 1
Khám lâm sàng: Khám một bệnh nhân đau dây thần kinh tọa.
Theo De Sèze: có 8 câu hỏi và 8 dấu hiệu.
8 câu hỏi:
1- Bắt đầu đau ở đâu?
Đau lưng trước? Hay đau hông trước?
2- Các yếu tố liên quan đến cơ học (Gắng sức, ngã )
Đau lần đầu, hay lần thứ mấy? (tái phát là bằng chứng có giá trị của
thoát vị đĩa đệm).
3- Sự lan truyền của đau? (dựa vào định nghĩa, mọi cảm giác đau
không lan truyền đúng theo đường đi của dây thần kinh tọa cho phép loại trừ
ĐDTKT) .
Mô tả cụ thể để xác định do rễ nào tổn thương.
4- Tính chất của đau.
Do thoát vị đĩa đệm: Đau dữ dội, liên tục tăng khi đứng, ngồi lâu, ho
hắt hơi. Giảm đau khi bất động.
Do u rễ thần kinh: Đau liên tục kéo dài, bất động không đỡ đau, đau
tăng lên về nửa đêm gần sáng.
5- Hỏi về rối loạn cảm giác?
Tê bì, kiến bò vùng nào? (để xác định rễ tổn thương).
6- Thời gian khởi đầu (giúp chọn lọc phương pháp điều trị).
Vài ngày đến vài tuần (1 đến 3 tuần): Đau cấp.
1 tháng đến 3 tháng: Đau dai dẳng.
6 tháng đến 1 năm (hoặc trên 1 năm): Là cố tật, loại này phần lớn phải
phẫu thuật.
7- Tiến triển của đau do thời gian.
Giảm đau dần: Do thoát vị đĩa đệm.
Tăng đau dần: Do u, lao
8- Mức độ đau? Nặng hay nhẹ?
Độ 1: Không đau, đi lại và làm việc bình thường (1 điểm).
Độ 2: Đau, nhưng còn đi lại và làm việc nhẹ được (2 điểm).
Độ 3: Đau, đi lại khó phải có người dìu (3 điểm).
Độ 4: Đau nhiều, không đi lại được, phải bất động (4 điểm).
Hỏi bổ sung: Có rối loạn cơ tròn không? Có teo cơ không? (Để có chỉ
định mổ, chụp cản quang nội tủy)
Nếu có tổn thương xâm phạm vào đuôi ngựa phải phẫu thật.
8 dấu hiệu gồm:
4 dấu hiệu của cột sống:
1- Biến dạng cột sống do tư thế chống đau.
Nếu theo chiều trước – sau (khom lưng) và mất hoặc đảo ngược
đường cong sinh lý (gù) do thoát vị đĩa đệm sau.
Nghiêng (vẹo chống đau) về phía bên đau: là tư thế chống đau thẳng,
do tổn thương DHKN .
Nghiêng về phía không đau: là tư thế chống đau chéo, do tổn thương
DHKT.
2- Dấu hiệu nghẽn của De Sèze để chống đau
Khi bệnh nhân đứng, nghiêng phải, nghiêng trái phía không có tư
thế chống đau là phía nghẽn (còn gọi là dấu hiệu gãy khúc đường gai sống).
3- Dấu hiệu Schober
Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu điểm A là đỉnh mỏm gai đốt sống
S1, đo lên theo đường giữa 10cm, đánh dấu điểm B. Sau đó cho bệnh nhân
cúi gấp thân tối đa (hai chân giữ thẳng), đo khoảng cách mới giữa hai điểm
AB. Độ dãn của cột sống thắt lưng được biểu thị bằng:
Khoảng cách AB khi cúi tối đa (cm)
Chỉ số Schober =
10 (cm)
Thang Long University Library
Bình thường ở người trưởng thành Việt Nam chỉ số này từ 14/10 đến
15/10
4- Dấu hiệu “bấm chuông điện”.
Dùng đầu ngón tay cái ấn vào các điểm cạnh cột sống, bệnh nhân thấy
đau chói theo đường đi của dây thần kinh hông.
4 Dấu hiệu của rễ:
1- Các dấu hiệu làm căng dây thần kinh gây đau.
Lasègue: Bệnh nhân nằm ngửa, đỡ từng gót chân thẳng lên đến một
lúc nào đó đau không chịu được (phải gập gối lại) tính đến góc chân và
mặt giường bình thường = 900.
Bonnet: Bệnh nhân nằm ngửa, tay thầy thuốc gấp đùi bệnh nhân vào
bụng và xoay vào trong khối cơ hông căng ra đau.
Neri: Bệnh nhân ngồi giường, thẳng hai chân bảo bệnh nhân ngón tay
trỏ vào ngón chân cái đau, có thể không làm được.
Chú ý: 3 dấu hiệu trên bổ sung cho nhau.
2- Khám phản xạ gân xương: Chủ yếu là phản xạ gân gót giảm hoặc
mất do tổn thương DHKT.
3- Khám rối loạn cảm giác khách quan: xác định khu vực chi phối do
DHKN hay DHKT (so sánh với sơ đồ cảm giác). Xem tổn thương ở rễ thần
kinh nào.
4- Khám rối loạn vận động khúc chi.
Bệnh nhân không đi được bằng gót chân: Tổn thương DHKN.
Bệnh nhân không đi được bằng mũi chân: Tổn thương DHKT.
PHỤ LỤC 2
VỊ TRÍ CÁC HUYỆT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
STT
TÊN
HUYỆT
ĐƢỜNG
KINH
VỊ TRÍ TÁC DỤNG
1. Giáp tích
L1-5
Ngoài
đường
kinh
Từ chính giữa gai
sau của đốt sống
lưng đo ra 0,5 thốn.
- Đau thần kinh
tọa,đau ngang
lưng.
2. Giáp tích
S1 - 2
Ngoài
đường
kinh
Từ chính giữa gai
sau của đốt sống TL
cùng đo ra 0,5 thốn.
-Đau thần kinh
tọa,liệt 2 chân.
3. Thận du Túc thái
dương
bàng
quang
Giữa L2 và L3 ngang
sang 1,5 thốn.
- Đau thần kinh
tọa, di tinh, đái
dầm, liệt dương,
kinh nguyệt không
đều, thận viêm,
thần kinh suy
nhược.
4. Đại Trường
du
Túc thái
dương
bàng
quang
Giữa L4 và L5 ngang
sang 1,5 thốn.
- Đau thần kinh
tọa, đau lưng,
viêm mặt, lỵ, táo
bón.
5. Trật biên Túc thái
dương
bàng
quang
Dưới đốt xương
cùng thứ 4 ngang
sang 3 thốn, thẳng
hàng với hạ liêu.
- Đau thần kinh
tọa, đau ngang
lưng, liệt 2 chân,
táo bón.
- Châm tê mổ trĩ.
6. Hoàn khiêu Túc thiếu
dương
đởm
Nằm sấp, đỉnh cụt
lên 2 thốn, nối với
đầu chót của xương
đùi, điểm 1/3 ngoài
của đường nối là
huyệt.
- Đau thần kinh
tọa, đau lưng, liệt
chân.
7. Thừa phù Túc thái
dương
bàng
quang
Ở giữa lằn ngang
dưới cơ mông.
- Đau thần kinh
tọa, đau lưng, Liệt,
tê chân, sốt.
Thang Long University Library
8. Thừa sơn Túc thái
dương
bàng
quang
Ở mặt sau ống chân,
nơi rẽ đôi của cơ sinh
đôi (dưới ủy trung 7
thốn).
- Đau thần kinh
tọa, bàn chân
thuổng, đau ống
chân.
9. Ủy trung Túc thái
dương
bàng
quang
Ở chỗ trũng giữa lằn
ngang khoeo chân,
phía bờ ngoài động
mạch.
- Đau thần kinh
tọa, đau lưng, liệt,
tê chân.
10. Huyền
chung (
tuyệt cốt)
Túc thiếu
dương
đởm
Ở trên mắt cá ngoài
3 thốn , ở bờ trước
của xương mác, đối
chiếu với Tam âm
giao.
- Đau thần kinh
tọa, đau đầu gối,
đau ống chân.
11. Tất dương
quan
Túc thiếu
dương
đởm
Trên dương lăng
tuyền 3 thốn.
- Đau thần kinh
tọa, liệt chân.
- Châm tê mổ cẳng
chân và đùi.
12. Phong thị Túc thiếu
dương
đởm
Nằm thẳng ở phía
ngoài đùi, 2 tay
buông thẳng, đầu
ngón tay giữa đến
đâu đó là huyệt.
- Đau thần kinh tọa
, đau đầu gối, liệt
chân.
- Châm tê mổ
chân, đùi.
13. Dương lăng
tuyền
Túc thiếu
dương
đởm
Ở phía trước và
dưới của đầu chóp
trên xương mác, ở
chỗ trũng giữa 2
gân.
- Đau thần kinh
tọa, liệt chân, đau
tê chân.
- Châm tê mổ vùng
đùi và cẳng chân.
14. Côn lôn Túc thái
dương
bàng
quang
Ở mặt sau mắt cá
ngoài 5cm, trên bờ
xương gót (đối
chiếu với huyệt Thái
khê).
- Đau thần kinh
tọa, đau lưng, liệt
chân, đau gáy.
BẢNG THEO DÕI LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ ĐDTKT THỂ
PHONG HÀN
I.Hành chính:
Họ tên bệnh nhân: Số hồ sơ: Số thăm:
Địa chỉ : Nghề nghiệp:
Ngày vào viện: Ngày ra viện:
III. Theo dõi, đánh giá theo YHHĐ. Hỏi bệnh
1. Thời gian mắc bệnh: ngày; 2.Yếu tố khởi phát bệnh
3. Đau lần thứ mấy: 4. ĐDTKT liên quan đến tính chất cơ học :
Khám lâm sàng
Dấu hiệu lâm sàng Đánh giá theo ngày điều trị
Vào
viện
Sau 5
ngày
Sau 10
ngày
Sau 15
ngày
Ghi
chú
Mức độ ĐDTKT
Hội
chứng
Cột
Sống
Tư thế
chống
đau
Trước-sau
Thẳng ( )
Chéo ( )
Dấu hiệu nghẽn ( )
Khoảng cách Schober
Dấu hiệu “bấm chuông”( )
Hội
chứng
rễ
Lasègue
RL cảm
giác ( )
Vùng DHKN
Vùng DHKT
RL vận Đi gót chân ( )
động ( ) Đi mũi chân ( )
Teo cơ () Vùng DHKN
Vùng DHKT
RL phản xạ gân gót
Đánh giá theo thang điểm
Đánh giá chung
Thang Long University Library
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
STT
Họ và tên
bệnh nhân
Tuổi
Số B.A Ngày vào Ngày ra
Nam Nữ
1 Nguyễn Quang T 36 033 07/01/2013 15/1/2013
2 Nguyễn Thị H 43 084 21/01/2013 01/02/2013
3 Phạm Thị C 40 108 23/1/2013 08/02/2013
4 Hoàng Kim P 34 107 23/1/2013 08/02/2013
5 Trần Minh L 43 138 28/1/2013 17/2/2013
6 Ngô Trí D 51 187 19/2/2013 03/03/2013
7 Trịnh Văn L 34 212 20/2/2013 11/03/2013
8 Đào Thị H 22 284 27/2/2013 20/3/2013
9 Ngô Văn H 48 301 01/03/2013 17/3/2013
10 Vũ Hoàng K 28 333 04/03/2013 15/3/2013
11 Trịnh Thị K 63 344 05/03/2013 18/3/2013
12 Nguyễn Thị V 65 359 06/03/2013 27/3/2013
13 Nguyễn Thị H 48 298 11/03/2013 01/04/2013
14 Nguyễn Phú K 28 330 15/3/2013 12/04/2013
15 Nguyễn Xuân Q 58 578 27/3/2013 05/04/2013
16 Nguyễn Thị Đ 56 676 08/04/2013 14/5/2013
17 Nguyễn Thị H 44 677 08/04/2013 17/4/2013
18 Nguyễn Ngọc C 53 433 08/04/2013 17/4/2013
19 Nguyễn Thanh H 44 531 02/05/2013 17/5/2013
20 Nguyễn Thị V 67 882 06/05/2013 16/5/2013
21 Đỗ Mạnh H 52 940 09/05/2013 29/5/2013
22 Vũ Thị T 67 951 13/05/2013 27/5/2013
23 Ninh Quốc Đ 63 594 14/5/2013 07/06/2013
24 Phạm Tuấn S 35 618 20/5/2013 10/06/2013
25 Trần Quang H 42 674 28/5/2013 16/6/2013
26 Nguyễn Quốc T 22 1330 20/6/2013 09/07/2013
27 Lê Thị M 41 1410 26/6/2013 10/07/2013
28 Ngô Anh Đ 35 834 28/6/2013 17/7/2013
29 Nguyễn Mạnh V 51 897 10/07/2013 30/7/2013
30 Phùng Lan H 51 1661 18/7/2013 02/08/2013
31 Nguyễn Thúy C 49 1663 18/7/2013 12/08/2013
32 Nguyễn Văn L 29 999 30/7/2013 15/8/2013
33 Nguyễn Văn V 41 1902 12/08/2013 28/8/2013
BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TW
Thang Long University Library
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƢỠNG
ĐỖ THỊ THU HƢƠNG
Mã sinh viên: B00230
KẾT QUẢ CỦA XOA BÓP BẤM HUYỆT
TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA
THỂ PHONG HÀN
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS Đỗ Hoàng Dũng
HÀ NỘI – tháng 12 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thăng Long đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS-TS Nghiêm Hữu Thành và Ban giám
đốc bệnh viện Châm Cứu trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn ThS Đỗ Hoàng Dũng,trưởng khoa Điều trị
ban ngày Bệnh viên Châm Cứu trung ương,là người thầy đã trực tiếp hướng
dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các thầy cô,trong hội đồng chấm đề tài đã
đóng góp những ý kiến quý báu ,xây dựng hoàn chỉnh bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tới các đồng nghiệp Bệnh viện Châm Cứu trung
ương,lãnh đạo và tập thể khoa Điều trị toàn diện,Đơn vị điều trị và chăm sóc
đặc biệt cho người liệt đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và
tất cả bạn bè của tôi là nguồn động viên,tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi yên
tâm học tập và hoàn thành luận văn .
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Đỗ Thị Thu Hương
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDTKT : Đau dây thần kinh tọa
DHKN : Dây hông khoeo ngoài
DHKT : Dây hông khoeo trong
RLCG : Rối loạn cảm giác
RLVĐ : Rối loạn vận động
RLPXGG : Rối loạn phản xạ gân gót
XBBH : Xoa bóp bấm huyệt
YHCT : Y học cổ truyền
YHHĐ : Y học hiện đại
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Những lí luận cơ bản, cơ sở về đau dây thần kinh tọa. .................................... 3
1.1.1. Theo y học hiện đại. ................................................................................... 3
1.1.2. Theo Y học cổ truyền. ............................................................................... 5
1.2. Phương pháp XBBH trong phòng chữa bệnh. .................................................. 6
1.2.1. Sinh lý học của xoa bóp. ............................................................................ 6
1.2.2. Tác dụng của bấm huyệt: ........................................................................... 7
1.2.3. Thủ thuật XBBH áp dụng trong điều trị ĐDTKT: .................................... 8
1.3. Các công trình nghiên cứu về đau dây thần kinh tọa. .................................... 10
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước. .................................................................... 10
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước. ..................................................................... 12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền: ................................. 14
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại ..................................... 14
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: ................................................................ 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................ 15
2.2.2: Cỡ mẫu nghiên cứu .................................................................................. 16
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 16
2.2.4. Phương pháp can thiệp. ........................................................................... 16
2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 17
2.4. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị: .......................................................... 18
2.5. Phương pháp thu nhập thông tin và xử lý số liệu ........................................... 19
2.6 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 19
2.7. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu: ................................................. 19
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 20
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. .................................................... 20
Thang Long University Library
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi: ........................................................ 20
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới: .................................................................. 21
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động: ............................................ 21
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh. .................. 22
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. .......................................... 23
3.1.6. Sự liên quan của đau đến tính chất cơ học. ............................................ 24
3.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. .............................................. 24
3.2.1. Hội chứng cột sống lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày. ....................... 24
3.2.2. Hội chứng rễ lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày. ................................. 26
3.2.3. Diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị. ......................................... 29
3.3. Kết quả của XBBH sau 15 ngày điều trị: ....................................................... 30
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 32
4.1 Về đặc điểm chung của bệnh nhân .................................................................. 32
4.2 Về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ............................................................. 33
4.2.1 Đặc điểm lâm sàng lúc vào viện: .............................................................. 33
4.2.2 Đặc điểm lâm sàng sau điều trị ................................................................. 34
4.3 Kết quả của XBBH sau 15 ngày điều trị ......................................................... 35
4.4 Bàn luận về xoa bóp bấm huyệt ...................................................................... 36
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 37
KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các rối loạn tương ứng với rễ thần kinh tổn thương ................................ 15
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ bệnh theo thang điểm. .................................................. 18
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi. ......................................................... 20
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới. ................................................................... 21
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động. ............................................. 21
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh. ................... 22
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. ........................................... 23
Bảng 3.6 Sự liên quan của đau đến tính chất cơ học. .............................................. 24
Bảng 3.7. Hội chứng cột sống lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày. ........................ 24
Bảng 3.8 Khoảng cách Schober theo thời gian điều trị............................................. 25
Bảng 3.9 Hội chứng rễ lúc vào viện và sau điều trị 15 ngày. ................................... 26
Bảng 3.10 Dấu hiệu Lasègue theo thời gian điều trị ................................................. 28
Bảng 3.11 Diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị .......................................... 29
Bảng 3.12 Đánh giá kết quả chung sau 15 ngày điều trị. .......................................... 30
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 20
Biểu đồ 3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính 21
Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động 22
Biểu đồ 3.4 Phân bố bệnh nhân theo điều kiện thuận lợi khởi phát bệnh 22
Biểu đồ 3.5 Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 23
Biểu đồ 3.6 Đau liên quan đến cơ học 24
Biểu đồ 3.7 Dấu hiệu nghẽn, bấm chuông và các tư thế chống đau 25
Biểu đồ 3.8 Khoảng cách Schober theo thời gian điều trị 25
Biểu đồ 3.9 Dấu hiệu tổn thương rễ L5 26
Biểu đồ 3.10 Dấu hiệu tổn thương rễ S1 27
Biểu đồ 3.11 Dấu hiệu Lasègue theo thời gian điều trị 27
Biểu đồ 3.12 Diễn biến mức độ đau theo thời gian điều trị 30
Biểu đồ 3.13 Kết quả sau 15 ngày điều trị 31
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- b00230_8529.pdf