Đề tài Kết quả hoạt động tài chính của công ty TNHH xây dựng Vạn Thành, thực trạng và giải pháp

Phần mở đầu chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH xây dựng Vạn Thành Chương 2: Thực trạng tài chính của công ty TNHH xây dựng Vạn Thành 2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty 2.2 Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn 2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2.4 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty 2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời 2.6 Tổng kết tình hình tài chính công ty Chương 3: Nhận xét và các giải pháp - Nhân xét - Kiến nghị - Giải pháp Kết luận

pdf94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết quả hoạt động tài chính của công ty TNHH xây dựng Vạn Thành, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét tổng quát về tình hình tài chính của công ty TNHH Xây Dựng Vạn Thành: Về kết cấu của tài sản và nguồn vốn: Nhìn vào kết quả phân tích thì ta có thể thấy được là quy mô hoạt động sản xuất của công ty đang có chiều hướng mở rộng hơn. Điều này thể hiện ở việc vốn của công ty không ngừng được nâng cao qua các năm, tài sản cố định được đầu tư mới để thay thế những máy móc thiết bị đã cũ và kém chất lượng nên khiến cho tỷ suất đầu tư cũng có chiều hướng tăng theo. Nhưng bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất thì cũng kéo theo đó là việc gia tăng của các khoản phải thu, hàng tồn kho. Đây cũng là một đặc trưng riêng của ngành xây dựng nói chung. www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 70 Đối với nguồn vốn thì sự gia tăng chủ yếu của các năm qua là giá trị của khoản nợ phải trả. Điều này cho ta thấy được rằng với việc mở rộng quy mô thì nhu cầu về vốn của công ty cũng tăng mạnh để có thể trang trải cho hoạt động sản xuất của mình. Nhưng bên cạnh đó thì nguồn vốn chủ sở hữu các năm qua lại tăng rất ít, mà trong đó chủ yếu là sự gia tăng của lợi nhuận giữ lại được tích lũy qua các năm rất ít ỏi. Việc này dẫn đến khả năng tự chủ về nguồn vốn của công ty luôn bị giảm trong khi yêu cầu của hoạt động đang ngày càng tăng cao nên nguồn vốn trang trải chủ yếu của công ty là đi chiếm dụng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán của công ty. Về tình hình thanh toán: Kèm theo với việc tăng trưởng về quy mô hoạt động thì công ty cũng ra sức cố gắng thu hồi các khoản nợ thể hiện ở tỷ lệ của khoản phải thu trên tổng nguồn vốn và nợ đều đã có xu hướng giảm. Đây cũng là một chuyển biến tốt cho hoạt động của công ty tranh được những khoản bị chiếm dụng. Tuy nhiên năm 2009 khoản phải thu (chủ yếu là khoản tạm ứng của công nhân) này tăng đột biến cũng khiến cho công ty mất đi một khoản vốn đầu tư vào hoạt động. Về khả năng thanh toán: Trong ngắn hạn: Nhìn chung các khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty trong các năm qua là tương đối thấp và cũng đang có xu hướng giảm. Điều này là do tài sản ngắn hạn của công ty có hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn khiến các tài sản thanh khoản có giá trị thấp. Trong dài hạn: Trong các năm qua thì tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn vốn chủ sở hữu đang có dấu hiệu gia tăng, cho thấy công ty đang sử dụng vốn bên ngoài nhiều hơn vốn tự có để trang trải cho hoạt động. Bên cạnh đó thì khả năng trả lãi vay của công ty cũng đang có dấu hiệu giảm sút điều này sẽ khiến cho rủi ro về chi trả của công ty tăng cao. Về hiệu quả sử dụng vốn: Trong các năm qua doanh thu thuần của công ty luôn tăng trưởng mạnh, nhưng bên cạnh đó giá vốn hàng bán cũng tăng với tỷ lệ không kém nên đã khiến cho lãi gộp của các năm đạt giá trị thấp. Đây cũng một phần do ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu và nhân công tăng trong các năm qua khiến lợi nhuận của công ty đạt thấp. Lợi nhuận ròng của công ty qua các năm luôn tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với doanh thu. Điều này cũng cho thấy hiệu quả đầu tư của công ty là vẫn chưa cao nếu xét theo quy mô hoạt động. Nhưng thực tế thì các năm qua hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang ngày càng được củng cố thể hiện ở vòng quay của tài sản và vốn lưu động đang có xu www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 71 hướng tăng, Bên cạnh đó khả năng sinh lời của vốn và tài sản cố định cho thấy công ty ngày càng sử dụng vốn đạt hiệu quả hơn cũng như việc đầu tư thêm vào tài sản cố định là quyết định đúng đắn. Nhìn chung trong các năm qua thì công ty đã nỗ lực nâng cao sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả nhất cũng như tăng vòng quay của vốn và tài sản cố định nhưng sự tiến triển vẫn còn chưa phù hợp với quy mô như của công ty, công ty cần quản lý chặt chẽ các chi phí ngoài sản xuất của mình hơn nữa để có thể tạo ra được lợi nhuận là cao nhất. www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 72 CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1. Nhận xét: Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty đi theo xu hướng tăng dần, tình hình tài chính của Công ty là khá thuận lợi và khả quan, cơ cấu về vốn và nguồn vốn tương đối hợp lý. Mặc dù trong kỳ đã có không ít những khó khăn về chủ quan lẫn khách quan làm cản trở phần nào hoạt động của Công ty. Qua các chỉ số chúng ta vừa phân tích có thể thấy được phần nào những điểm tích cực cũng như những điểm tồn tại mà công ty TNHH Xây Dựng Vạn Thành đang còn mắc phải, từ đó đưa ra những kết luận sát với tình hình thực tế của công ty. Từ những phân tích nêu trên tôi xin rút ra một số nhận xét về mặt mạnh của công ty như sau: - Với gần 10 năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng, công ty đã dần tạo dựng uy tín trên thị trường và thu hút được nhiều đối tác hơn. Thị trường của công ty các năm qua liên tục được mở rộng, công ty đã đảm nhận được nhiều công trình đòi hỏi kỹ thuật cũng như vốn lớn. - Khả năng đầu tư của công ty tăng lên rõ rệt nhờ công ty trong các năm qua đã tập trung tăng cường đầu tư phát triển các máy móc thiết bị để nâng cao hơn nữa chất lượng công trình cũng như tăng năng suất hoạt động. - Hiệu quả sử dụng vốn của công ty luôn được nâng cao khi đồng vốn của công ty bỏ ra đang ngày càng thu về được nhiều lợi nhuận hơn. Điều này thể hiện ở việc lợi nhuận kinh doanh của công ty các năm qua đang gia tăng đáng kể, cũng như vòng quay vốn đang ngày được cải thiện hơn rút ngắn thời gian xoay vòng vốn, giúp đưa vốn vào chu kỳ sản xuất nhanh hơn. - Ngoài ra các nhân tố gián tiếp cũng đã tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của công ty mà chúng ta cũng cần nêu ra như sau:  Bộ phận kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuân thủ chặt chẽ chế độ kế toán ban hành. Bên cạnh đó các chứng từ sổ sách được sắp xếp bố trí một cách khoa học giúp cho việc tra cứu thuận lợi, dễ kiểm soát cũng như dễ dàng quản lý và theo dõi tình hình tài chính của công ty.  Đội ngũ cán bộ công nhân viên với tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đã www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 73 giúp cho công tác thi công được xúc tiến nhanh hơn với chất lượng luôn đảm bảo. Thêm vào đó hằng năm công ty còn tạo điều kiện bồi dưỡng thêm kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ kỹ sư để có thể đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, cũng như nắm bắt được các quy trình công nghệ mới. Tạo được uy tín từ khách hàng và lòng tin của nhà cung cấp.  Mặt khác với sự quan tâm đến đời sống nhân viên của ban lãnh đạo là một động lực thúc đẩy giúp cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình hơn.  Cùng với các chính sách ưu đãi về thuế của nhà nước đã giúp công ty yên tâm hơn trong sản xuất, tăng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó việc tạo điều kiện vay vốn đầu tư tối đa của các tổ chức tín dụng bằng uy tín tạo dựng được đã giúp cho công ty có thể thúc đẩy nhanh quá trình thi công, kịp tiến độ theo hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Từ những mặt mạnh mà chúng ta vừa nêu thì công ty còn có nhiều điều thiếu xót cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động như sau: - Khả năng thanh toán của công ty đã có xu hướng phục hồi trở lại sau mấy năm giảm sút, tuy nhiên sự gia tăng trở lại này vẫn chưa bằng được với các hệ số thanh toán của năm 2006. Điều này cho thấy lượng tài sản lưu động chưa đáp ứng được với tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn của công ty, gây khó khăn trong việc bảo đảm thanh toán cũng như tạo lòng tin đối với các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn. - Giá trị vốn bằng tiền đã có chiều hướng tăng lên nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của công ty. - Phần tài sản cố định của công ty trong năm gần đây nhất cũng mới chỉ chiếm 17,2% trong tổng tài sản. Đối với một công ty chuyên về thi công xây dựng thì tỷ trọng tài sản cố định như trên là hơi thấp. Điều này cũng góp phần làm cho năng suất hoạt động của công ty chưa thật sự hiệu quả. - Vay ngắn hạn để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của công ty ngày càng gia tăng là một dấu hiệu không thật sự tốt. Dẫu biết rằng đối với đặc thù của ngành xây dựng thì việc vay vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình là chuyện bình thường nhưng việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty khi mà công ty hàng năm phải trích một phần lợi nhuận để trang trải cho chi phí lãi vay, làm cho lợi nhuận của công ty còn lại rất ít. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu các năm qua không tăng, chiếm tỷ lệ chưa cao (34,57% so với tổng nguồn vốn), lại có xu hướng giảm tỷ trọng tiếp qua các năm. Điều này cho ta thấy được khả năng tự chủ về tài chính của công ty là chưa cao, vốn tự có của công ty chưa thể trang trải cho tài sản cố định cũng như trong sản xuất do đó công ty phải huy động từ các nguồn vốn bên ngoài để bù đắp. - Sức sinh lời của công ty các năm qua đã có chiều hướng gia tăng nhưng chưa www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 74 phù hợp hay có thể nói là đang còn nhỏ so với quy mô hoạt động của công ty. Đây là do công ty còn bị chiếm dụng vốn nhiều, lượng hàng tồn kho các năm qua luôn đạt ở mức cao. Là đặc thù riêng của ngành xây dựng, việc thanh toán thường diễn ra chậm, các công trình dở dang chiếm giá trị lớn nên việc thúc đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành công trình nên là mối quan tâm lớn của công ty. 3.2. Giải pháp: Từ những điểm yếu mà công ty cần phải khắc phục như đã nêu trên thì từ đây em xin được đưa ra một số giải pháp để có thể góp một phần nhỏ bé vào việc cải thiện tình hình hoạt động của công ty tốt hơn như sau: 3.2.1. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: - Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả. Trong các năm qua nợ phải trả của công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn (cụ thể năm 2009 nợ phải trả là 9.289 triệu đồng, chiếm 63,59% tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp, lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn ít. Nên khi nhu cầu vốn tăng cao, việc huy động cũng như chiếm dụng vốn trong công ty đạt giá trị thấp bắt buộc công ty phải đi vay từ các tổ chức bên ngoài để có thể trang trải cho các chi phí phát sinh trong hoạt động của mình. Điều này bắt buộc công ty phải kinh doanh có hiệu quả để có thể trang trải cho chi phí lãi phải trả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính này cũng như là con dao hai lưỡi: có thể giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn hoặc sẽ gây cho công ty khó khăn về tài chính và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó công ty nên chú ý đến việc gia tăng vốn tự có bằng việc phát triển tích lũy từ lợi nhuận hay thu hút đầu tư từ các thành viên. Bên cạnh đó công ty còn có thể tăng cường chiếm dụng vốn của đơn vị khác để có thể trang trải thêm mà giảm được áp lực vốn vay. - Quản lý tài sản lưu động: Đây là tài sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty (cụ thể là 11.946 triệu đồng và chiếm 81,79% tổng tài sản) nên cần được quan tâm quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó tài sản lưu động cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty, và thực tế đã cho chúng ta thấy khả năng thanh toán của công ty đang giảm sút trong các năm qua (cụ thể là khả năng thanh toán hiện hành đã giảm từ 2,57 lần năm 2006 xuống còn 1,29 lần trong năm 2009). Tuy nhiên thì với nỗ lực của thì các năm qua việc sử dụng tiết kiệm vốn lưu động hơn đã là một động thái tích cực của công ty (trong năm 2007 vốn lưu động tiết kiệm được là 607 triệu đồng, sang năm 2009 là 2.103 triệu đồng). Nhưng chúng ta cần hoàn thiện hơn nữa việc quản lý và sử dụng vốn lưu động hiện nay. + Đối với vốn bằng tiền tuy đã được tích lũy tăng dần qua các năm nhưng vẫn đạt giá trị thấp, hiệu quả thanh toán chưa cao (chỉ là 736 triệu đồng cho năm 2009). Do đó công ty cần gia tăng tích lũy vốn bằng tiền từ các khoản thu nhiều hơn nữa để tăng khả năng thanh toán lên cao hơn. www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 75 + Đối với các khoản nợ phải thu ở đây chủ yếu là khoản ứng trước cho người bán và cho công nhân viên. Đối với khoản trả trước cho người bán thì công ty có thể thu dần từ việc mua nguyên vật liệu, nhưng công ty cần chú ý đến khoản ứng trước cho công nhân viên vì sự gia tăng khá lớn của khoản này (số dư của tài khoản này năm 2009 là 1.770 triệu đồng). Khuyến khích công nhân viên hạn chế việc tạm ứng và chỉ cho tạm ứng với nhu cầu thực sự cần thiết như đi công tác hoặc mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động của công ty. Việc hoàn trả nếu chậm trễ sẽ có thể bị cắt khen thưởng hoặc giảm thi đua… + Đối với hàng tồn kho thì chủ yếu các năm qua chiếm tỷ trọng lớn vẫn là các công trình dở dang (9.440 triệu đồng). Đây là kết quả của các công trình có thời gian thi công lâu dài, điều này cũng nằm trong tầm kiểm soát của công ty nhưng với tỷ trọng lớn sẽ khiến cho khả năng thanh toán của công ty giảm sút. Do đó đẩy nhanh tiến độ thi công vượt kế hoạch cũng nên là một mục tiêu mà công ty nên hướng đến để có thể nhanh chóng nghiệm thu và bàn giao. Điều này sẽ giúp cho công ty nhanh chóng thu hồi vốn và giải thoát lượng vốn bị chôn chân trong thời gian dài. 3.2.2. Về công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định: Xét về cơ cấu thì TSCĐ chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tài sản của công ty (cụ thể là năm 2009 TSCĐ chỉ có giá trị là 2.513 triệu đồng chiếm 17,2% tổng tài sản trong khi tài sản lưu động chiếm 81,79%). Đồ thị 3.1: Tỷ trọng của tài sản năm 2009 17,20% 1,01% 81,79% TSCĐ TSLĐ TSDH khác Với đặc thù của ngành xây dựng thì với tỷ trong TSCĐ như trên là khá thấp, công ty cần phải cân đối lại tỷ trọng trên bằng cách đầu tư thêm trang thiết bị, phương tiện vận tải để phục vụ cho công tác thi công. Công ty cần chú trọng đến công tác thực hiện khấu hao, trích khấu hao nhanh sẽ tránh được hao mòn vô hình của tài sản và thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện để công ty có vốn đầu tư mua sắm, đổi mới thiết bị công nghệ, tái sản xuất mở rộng nhanh hơn, nâng cao chất lượng các công trình cũng như thúc đẩy năng suất. Hơn nữa đẩy nhanh tốc độ khấu hao, trước mắt lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, quyền www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 76 lợi trước mắt của doanh nghiệp giảm. Nhưng xét về lâu dài, đây là con đường đúng đắn để công ty có thể nâng cao được tỷ trọng của tài sản cố định trong xây dựng. Tuy nhiên việc trích khấu hao nhanh cần phải tính đến giá thành sản phẩm, nếu trích khấu hao quá cao làm cho giá thành sản phẩm lớn hơn giá bán thì sẽ bị lỗ, ảnh hưởng đến bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty cần chú ý đến việc bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị định kỳ, việc này sẽ giúp cho công ty sớm nhận ra hư hỏng để kịp thời sửa chữa ít hao tốn chi phí. Đối với các tài sản kém hiệu quả, cũ kỹ, hư hỏng nặng thì công ty nên sớm thanh lý hoặc nhượng bán để có thể thu hồi vốn sớm. Việc đầu tư phát triển tài sản cố định sẽ giúp cho công ty mở rộng thêm quy mô phù hợp với đặc thù hoạt động của công ty hơn. Công ty cũng cần phân trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản cho các bộ phận chuyên trách, cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kiến thức chuyên môn, nắm rõ quá trình hoạt động của các thiết bị máy móc để từ đó đưa ra cách quản lý tu dưỡng một cách hợp lý. 3.2.3. Về hiệu quả kinh doanh: Trong các năm qua công ty luôn cố gắng đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn (từ 0,64 vòng năm 2006 đã tăng lên 1,13 vòng năm 2009) nhưng khả năng sinh lời còn rất hạn chế (đạt 0,85% năm 2006, giảm xuống còn 0,65% năm 2008 và tăng trở lại năm 2009 là 1,18%), tuy kết quả kinh doanh luôn đạt lợi nhuận nhưng chưa tương xứng với quy mô hoạt động của công ty. Đồ thị 3.2: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. 67 63 70 151 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lợi nhuận sau thuế TNDN Do đó để nguồn vốn của công ty được sử dụng hiệu quả thì cần nâng cao khả năng sinh lời hay tăng lợi nhuận bằng cách: - Giảm giá vốn hàng bán bằng cách huy động vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, không để công trình trì trệ vì việc này làm gia tăng chi phí nhân công và các chi phí khác mà hiệu quả sản xuất không cao. Bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin về thị trường nguyên vật liệu, dự trữ sẵn nguồn nguyên vật liệu hay tìm www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 77 các đối tác cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng giá cả ổn định sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong việc giảm chi phí bởi sự biến động giá cả nguyên vật liệu như hiện nay. - Mở rộng thị trường hoạt động của công ty sang các huyện cũng như các tỉnh cận để có thể nhận thêm được nhiều công trình hơn và mở rộng quy mô hoạt động, từ đó gia tăng thêm doanh thu cho công ty. 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi phí: Việc xem xét quản lý các chi phí phát sinh là nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết hoặc quá lãng phí đối với công ty. Các khoản chi phí này ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty nên khi giảm thiểu các chi phí này đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận nếu các yếu tố khác không thay đổi. Qua phân tích ở chương II ta thấy rằng chi phí hoạt động của công ty trong năm 2009 đã gia tăng lên đáng kể nên những biện pháp đưa ra để hạn chế bớt các chi phí này là cần thiết. Lựa chọn nguồn cung cấp vật tư thích hợp: Đối với lĩnh vực xây dựng như công ty TNHH Xây Dựng Vạn Thành thì việc chủ động trước nguồn nguyên liệu vật tư đầu vào là một điều rất cần thiết vì giá cả hiện nay luôn biến động một cách bất thường. Công ty cần có cán bộ chuyên môn về nghiên cứu thị trường nhằm tìm ra nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Nhân viên này cần phải am hiểu về lĩnh vực vật tư kỹ thuật, đồng thời am hiểu thị trường, như vậy mới có thể xác định được giá mua và chất lượng nguyên liệu vật tư một các chính xác. Công ty có thể chủ động giảm được giá mua bằng việc lựa chọn nguồn cung cấp với giá thấp nhất. Ngoài ra công ty cần phải hết sức lưu ý đến các chi phí mua bao gồm các chi phí như vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho... Công ty cần phải cân nhắc sao cho giá mua và chi phí mua là tối ưu nhất. Tránh tình trạng tìm ra được nguồn hàng với giá mua rẻ mà chi phí mua lại cao. Do đó, công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản nguyên liệu vật tư sao cho tối thiểu hoá được chi phí. Trong công tác xây dựng cần khuyến khích nhân công sử dụng triệt để các nguồn nguyên vật liệu và vật tư để đưa vào thi công. Nếu sử dụng không hết cần thì bảo quản để có thể tái sử dụng cho các công trình khác. Bên cạnh đó công ty cần lập một định mức tiêu hao hợp lý và quản lý dựa trên cơ sở đó. Giám sát việc sử dụng chi phí ngoài sản xuất: Đối với các khoản chi tiền điện nước, tiền điện thoại... là những khoản dễ bị sử dụng thiếu ý thức tiết kiệm, rơi vào tình trạng lãng phí hoặc dùng vào việc tư. Vì vậy việc đưa ra nội quy cho việc sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí này là điều cần thiết. Bên cạnh đó công ty cần đề ra các biện pháp nâng cao ý thức tiết kiệm của công nhân viên trong quá trình sử dụng, ý thức tự góp phần vào lợi ích chung của www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 78 công ty. Đối với các chi phí bằng tiền khác của công ty bao gồm: chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi công tác phí, văn phòng phí... tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhưng nó cũng là những yếu tố làm gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó công ty cần phải nghiên cứu xây dựng định mức, dự toán cho các chi phí này một cách cụ thể, dựa vào các phí đã phát sinh của các năm trước để ấn định nội dung chi tiêu, khung chi tiêu. Dựa theo bảng dự toán này, trong quá trình thực hiện công ty nên tiến hành cấp phát chi tiêu theo nội dung của bảng dự toán, xác minh các khoản chi phí vượt dự toán và ngoài dự toán, các khoản chi phí không đúng nội dung và kém hiệu quả. Quy rõ trách nhiệm cho từng bộ phận cá nhân trong việc sử dụng tài sản chung và phải có ý thức tiết kiệm từ đó đưa ra chính sách khen thưởng cũng như đền bù thiệt hại. 3.2.5. Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên: Lao động chính là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển của công ty. Do đó công tác quản lý và đạo tạo tốt lao động sẽ giúp cho công ty phát triển một cách toàn diện hơn. Để làm tốt điều này công ty cần phải thực hiện: - Lãnh đạo nên quan tâm đến đời sống công nhân viên hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi về vật chất như nơi ăn nghỉ của đội ngũ công nhân thi công, cải thiện về điều kiện vệ sinh lao động nơi làm việc, các điều kiện bảo hộ an toàn lao động cho công nhân xây dựng… - Đưa ra quy chế bắt buộc công nhân viên tuân thủ đúng kỷ luật lao động để tạo ra tính nghiêm túc trong công việc tránh chây lười ỷ lại làm hiệu quả công việc không cao. Tuy nhiên công ty cũng cần có các chính sách thi đua nâng cao năng suất với các phần thưởng xứng đáng để khích lệ nổ lực của họ. - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó sắp xếp theo khả năng trình độ của mỗi người để có thể phát huy thế mạnh của mỗi người một cách tốt nhất. - Thêm vào đó công tác chi trả lương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tâm lý người lao động. Do đó kế toán cần phải hạch toán chính xác và đầy đủ các khoản như trợ cấp, các khoản bảo hiểm. Thanh toán các khoản này đúng thời hạn và đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của người lao động là được hưởng tối đa. 3.2.6. Hoạch định tài chính cho năm tiếp theo: Để nghiên cứu kỹ càng hơn về diễn biến tài chính trong những năm tới thì công ty phải đưa ra được các dự toán, dự báo năm tiếp theo để dễ dàng đề ra các phương hướng hoạt động đúng đắn. Và để có thể tính toán được những sự chuyển www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 79 biến này thì chúng ta cần xem xét các nhân tố của các năm trước để từ đó có thể đưa ra dự báo một cách gần chính xác nhất cho phương án. Do đó công ty cần xây dựng cho mình một phương pháp hoạch định tài chính riêng để có thể dự báo tài chính cho năm tiếp theo. Qua đây em xin mạnh dạn đưa ra giải pháp hoạch định tài chính cho công ty dựa trên phương pháp hồi quy tuyến tính bằng cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự báo cho năm 2010 như sau: 3.2.6.1. Lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo năm 2010:  Dự báo về doanh thu. Ta có bảng doanh thu thuần của các năm trước như sau: Bảng 3.1. Bảng doanh thu thuần qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu thuần 5.054 7.734 10.036 14.416 Dựa vào số liệu của các năm thì ta có thể lập được bảng ước lượng các tham số như sau: Bảng 3.2. Bảng ước lượng các tham số. X Y xi xi2 yi xi yi 1 5.054 - 1,5 2,25 - 4.256 6.384 2 7.734 - 0,5 0,25 - 1.576 788 3 10.036 0,5 0,25 726 363 4 14.416 1,5 2,25 5.106 7.659 Σ = 10 37.240 0 5 0 15.194 Với X = ΣXi / i = 2,5 và Y = ΣYi / i = 9.310 (Triệu đồng) xi = Xi - X và yi = Yi - Y Gọi phương trình: Y= ^β 1X + ^β 2 là phương trình hồi quy cần lập theo phương pháp bình phương nhỏ nhất. Y chính là doanh thu thuần năm cần dự báo, X là số thứ tự năm cần dự báo. ^β 1, ^β 2 là ước lượng bình phương nhỏ nhất. Với ^β 2 = Σxiyi / Σxi2 và ^β 1 = Y - ^β 2 X nên từ đây ta có thể dễ dàng tính ra ^β 2 = 15.294/5 = 3038,7 và ^β 1 = 9.310 – 3038,7 x 2,5 = 1713,2. Lúc này phương trình hồi quy được tính ra là: Y = 3.038,7X + 1.713,2 Vậy đến năm 2010 tức là sau 5 năm (X) thì ta sẽ có được doanh thu thuần dự www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 80 đoán của công ty như sau: Y = 3.038,7 x 5 + 1.713,2 = 16.907 (triệu đồng) Dựa vào kết quả dự báo trên ta có thể lập được bảng doanh thu dự báo cho năm 2010 như sau: Bảng 3.3. Bảng doanh thu thuần dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Giá trị % Doanh thu thuần 5.054 7.734 10.036 14.416 16.907 2.491 17,28% Đồ thị 3.3: Dự báo doanh thu thuần năm 2010 5.054 7.734 10.036 16.907 14.416 Y= 3038,7X + 1713,2 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Triệu đồng Doanh thu thuần Đường hồi quy Qua bảng và biểu đồ ta có thấy được rằng doanh thu dự kiến cho 2010 sẽ tăng thêm 17,28% tức đạt 16.907 triệu đồng nhưng trong năm này dựa vào 5 công trình còn dở dang cần hoàn thành trong năm như công trình của trường học Nguyễn Văn Cừ, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm… ước tính đạt 21.441 triệu đồng theo báo cáo xây dựng mà công ty lập cho Sở Kế hoạch - Đầu tư Đăk Lăk, bên cạnh đó chưa kể đến một số công trình mà công ty nhận thầu mới trong năm theo dự kiến nên theo công ty thì doanh thu thuần năm 2010 sẽ ước tính tăng thêm 30% tức: Doanh thu thuần dự kiến năm 2010 là: 14.416 x 150% = 18.741 (Triệu đồng) Như vậy đối với doanh thu dự kiến thì công ty chấp nhận phương án đã dự trù trước của công ty trong năm 2010 là 18.741 triệu đồng. Đây là một dự toán hợp lý với tình hình sản xuất kinh doanh và các công trình dở dang hiện nay của công ty. www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 81  Dự báo về giá vốn của công ty trong năm 2010: Trong năm 2010 này công ty sẽ nhận thêm các gói thầu thi công mới nhưng có thể các công trình này chưa được hoàn thành ngay trong năm mà có thể trong năm sau nữa nên giá vốn được dự báo là do hoàn thành các công trình dở dang còn lại phải thực hiện của năm. Bên cạnh đó tình hình biến động liên tục của giá cả nguyên vật liệu trong thời gian qua đã khiến cho chi phí xây dựng công trình của công ty bị đẩy lên nhiều so với dự kiến nên trong năm 2010 này giá vốn của công ty được dự đoán là tăng mạnh. Bảng 3.4. Bảng tỷ trọng dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Doanh thu thuần 5.054 7.734 10.036 14.416 18.741 Tỷ trọng của GVHB 93,31% 90,01% 94,46% 88,47% 89,04% Giá vốn hàng bán 4.716 6.961 9.480 12.753 16.687 Đồ thị 3.4: Dự báo tỷ trọng giá vốn hàng bán 4,716 6,961 9,480 16,687 12,75393.31% 90.01% 94.46% 88.47% 89.04%Y = - 0,0101X + 0,9408 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Triệu đồng 60% 65% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100% Giá vốn hàng bán Tỷ trọng của GVHB Đường hồi quy Với doanh thu thuần đã được dự báo và tỷ trọng của giá vốn trên doanh thu qua các năm trên ta có thể lập được phương trình hồi quy dự báo theo phương pháp bình phương nhỏ nhất cho tỷ trọng giá vốn hàng bán vào năm 2010 như sau: Y = - 0,0101X + 0,9408 Trong đó: Y là tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu năm 2010, X là số thự tự của năm bắt đầu năm 2006. www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 82 Y = - 0,0101 x 5 + 0,9408 = 0,8904 Với tỷ trọng được dự báo như trên ta có thể tính ra được giá vốn hàng bán dự báo của năm 2010 là: 18.741 x 0,8904 = 16.687 Triệu đồng. Theo con số tính trên thì lúc này giá vốn hàng bán dự báo năm 2010 sẽ tăng thêm khoảng 30,84%. Điều này phù hợp với số lượng công trình hiện tại của công ty cũng như chuẩn bị cho sự tăng giá liên tục của nguồn nguyên vật liệu trong thời gian tới. Đối với doanh thu hoạt động tài chính thì nguồn thu chủ yếu này nằm ở việc thu lãi tiền gửi tại ngân hàng và một số hoạt động cho thuê hoạt động như cho thuê giàn giáo và các thiết bị máy móc khác, nên qua năm 2010 công ty dự kiến lượng tiền luân chuyển trong ngân hàng cũng như việc cho thuê thiết bị sẽ giúp cho công ty thu về khoảng 15 triệu đồng. Bảng 3.5. Bảng doanh thu tài chính dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Doanh thu HĐTC - - 1,475 8,774 15,000 Chi phí tài chính: theo số liệu qua các năm thì ta có thể dễ dàng lập được phương trình hồi quy để dự báo cho khoản mục chi phí tài chính của công ty trong năm 2010 như sau: Y = - 19,011X + 311,874 Trong đó Y chính là chi phí tài chính được dự báo vào năm 2010, và X chính là số thứ tự của năm bắt đầu bằng năm 2006. Vậy đến năm 2010 thì chi phí tài chính được dự báo là: Y = - 19,011 x 5 + 311,874 = 217 (Triệu đồng) Giảm so với năm 2009 là 16,93%. Nhưng công ty lại dự báo rằng trong năm tới công ty cần phải huy động thêm một lượng lớn tiền vay để có thể trang trải cho các công trình để kịp đẩy nhanh tiến độ, sớm nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng như đã ký kết trong hợp đồng nên công ty dự báo rằng chi phí tài chính trong năm tới có thể tăng lên thêm 55%. Lúc này chi phí tài chính dự báo theo công ty là: 261 x 155% = 405 (Triệu đồng) Bảng tổng kết của chi phí tài chính dự báo cho năm 2010 là: Bảng 3.6. Bảng chi phí tài chính dự báo của năm 2010 www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 83 Đơn vị: Triệu đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp: Cùng với việc tạo ra sản phẩm nhiều hơn thì công ty cũng cần phải có những khoản chi phí trang trải giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng hơn. Thêm đó là việc đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ kỹ sư nâng cao kiến thức, cũng như đào tạo cho công nhân vận hành các máy móc mới cũng là một việc làm tích cực của công ty. Bảng 3.7. Bảng chi phí quản lý doanh nghiệp dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Giá trị % Chi phí QLDN 246 388 258 1.318 1.324 6 0,47% Phương trình hồi quy để dự báo chi phí quản lý doanh nghiệp lập như sau: Y = 308,73X – 291,52 Trong đó Y chính là chi phí quản lý doanh nghiệp được dự báo trong năm 2010, còn X là số thứ tự của các năm bắt đầu bằng năm 2006. Lúc này chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2010 là: Y = 308,73 x 5 – 291,52 = 1.324 (Triệu đồng) Đồ thị 3.5: Dự báo chi phí quản lý doanh nghiệp 246 388 258 1.318 1.324 Y = 308,73X - 219,52 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Triệu đồng Chi phí quản lý kinh doanh Đường hồi quy Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Chi phí tài chính - 299 205 261 405 www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 84 Trong phương thức dự báo nêu trên thì chi phí quản lý doanh nghiệp dự đoán năm 2010 chỉ tăng 0,47%; tức tăng thêm 6 triệu đồng so với năm 2009. Điều này là khá phù hợp với chính sách giảm sự gia tăng chi phí ngoài sản xuất của công ty, đây là nỗ lực mà công ty cần phải thực hiện vào năm tới để có thể tạo được lợi nhuận lớn hơn. Khoản thu nhập khác của công ty chủ yếu phát sinh khi thực hiện thanh lý các máy móc thiết bị đã hết khấu hao hoặc quá cũ kỹ để mua sắm các tài sản mới phục cho công tác thi công tốt hơn. Theo dự kiến trong năm 2010 công ty sẽ không thanh lý thêm tài sản nào nữa vì hầu hết các thiết bị máy móc đã cũ kỹ đã được công ty thanh lý vào năm 2009 như xe Huyndai 5 tấn một phần đã quá cũ và không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở của công ty hiện nay nên cũng đã đầu tư mua mới thêm một số thiết bị khác để phục vụ công tác quản lý và thi công. Như vậy với dự kiến của công ty nêu trên thì khoản mục khoản thu nhập khác và chi phí khác của công ty trong năm 2010 ta tạm cho bằng 0. Dựa vào các số liệu được dự báo nêu trên ta có thể lập được bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo của năm 2010 như sau: Bảng 3.8. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh dự báo của năm 2010. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Dự báo Năm 2010 1. Doanh thu thuần 18.741 2. Giá vốn hàng bán 16.687 3. Lợi nhuận gộp 2.054 4. Doanh thu HĐTC 15 5. Chi phí tài chính 405 Trong đó : Chi phí lãi vay 405 6. Chi phí quản lý kinh doanh 1.324 7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 340 8. Thu nhập khác 9. Chi phí khác - 10. Lợi nhuận khác 11. Tổng lợi nhuận trước thuế 340 12. Chi phí thuế TNDN 85 13. Lợi nhuận sau thuế TNDN 255 www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 85 3.6.2.2. Lập bảng cân đối dự báo của năm 2010: Phần tài sản:  Tài sản lưu động: Trước hết chúng ta sử dụng phương pháp hồi quy để tìm ra phương trình của các khoản mục biến đổi theo doanh thu. Bảng 3.9. Bảng tỷ trọng tài sản lưu động dự báo của năm 2010. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo năm 2010 Doanh thu thuần 5.054 7.734 10.036 14.416 18.741 Giá vốn hàng bán 4.716 6.961 9.480 12.753 16.687 Tiền 409 60 159 736 Phải thu ngắn hạn 1.200 300 - 1.770 Hàng tồn kho 5.238 9.276 9.341 9.440 Với tỷ trọng của mỗi khoản mục so với doanh thu thuần là: Tỷ trọng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Doanh thu thuần 100% 100% 100% 100% 100% Tiền 8,10% 0,77% 1,59% 5,10% 1,85% Phải thu ngắn hạn 23,74% 3,88% 0% 12,28% 0,41% Dựa vào các tỷ trọng với doanh thu thuần qua các năm ta có thể lập được phương trình hồi quy cho các khoản mục như sau:  Tỷ trọng của khoản mục tiền dự báo năm 2010: Y = - 0,008179X + 0,05936 Với Y là tỷ trọng dự báo của khoản mục tiền vào năm 2010, X là số thứ tự năm bắt đầu bằng năm 2006. Ta tính ra được tỷ trọng dự báo của tiền như sau:  Tỷ trọng của khoản phải thu ngắn hạn dự báo năm 2010: Y = - 0,0383X + 0,1954 Với Y là tỷ trọng dự báo của khoản phải thu ngắn hạn vào năm 2010, X là số thứ tự năm bắt đầu bằng năm 2006. Ta có thể tính ra được tỷ trọng dự báo của khoản phải thu ngắn hạn như sau: Y = - 0,008179 x 5 + 0,05936 = 1,85 % www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 86 Riêng đối với hàng tồn kho thì mức độ ảnh hưởng của nó lại liên quan đến giá vốn hàng bán. Nên ta có tỷ trọng của hàng tồn kho với giá vốn hàng bán qua các năm như sau: Bảng 3.10. Bảng tỷ trọng hàng tồn kho dự báo của năm 2010 Tỷ trọng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Giá vốn hàng bán 100% 100% 100% 100% 100% Hàng tồn kho 111,06% 133,26% 98,53% 74,02% 67,76% Đồ thị 3.6: Dự báo tỷ trọng hàng tồn kho năm 2010 111,06% 98,53% 67,78% 133,26% 74,02% Y = - 0,1458X + 1,4067 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo Năm 2010 Triệu đồng Hàng tồn kho Đường hồi quy Nhìn vào biểu đồ và bảng phân tích ta có thể thấy được rằng tỷ trọng hàng tồn kho và giá vốn đang có xu hướng giảm. Đây là kết quả dự báo được tính toán cho tỷ trọng năm 2010 với phương trình hồi quy như sau: Y = - 0,1458X + 1,4067 Với Y là tỷ trọng hàng tồn kho dự báo cho năm 2010, X là số thứ tự năm bắt đầu bằng năm 2006. Lúc này tỷ trọng hàng tồn kho dự báo sẽ được tính: Trong năm 2010 công ty sẽ cố gắng tập trung vốn để đưa đầu tư vào sản xuất, tận dụng hết khả năng của các nguồn huy động nhưng cuối kỳ phải trích được 5% trên doanh thu để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cũng như trang trải các chi Y = - 0,03827 x 5 + 0,19543 = 0,41 % Y = 0,1458 x 5 + 1,4067 = 67,76% www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 87 phí khác. Như vậy với kết quả hồi quy tính ra được tỷ trọng dự kiến là 1,85% là còn thấp so với dự kiến của công ty. Lúc này vốn bằng tiền của năm 2010 sẽ là: 18.741 * 5% = 937,05 (triệu đồng) Về các khoản phải thu ngắn hạn thì trong năm tới công ty sẽ hạn chế tối đa sự chiếm dụng vốn của các tổ chức khác vào nguồn vốn của công ty, nên tỷ trọng giảm là phù hợp với chính sách của công ty. Đối với hàng tồn kho thì việc đẩy nhanh tiến độ thi công để nhanh chóng nghiệm thu và bàn giao nhưng vẫn giữ đúng chất lượng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Biểu hiện là tỷ trọng hàng tồn kho trong các năm qua đã từng bước giảm đáng kể. Do vậy việc tỷ trọng hàng tồn kho dự báo tiếp tục giảm cũng là điều dễ hiểu đối với công ty. Lúc này ta lập được các chỉ tiêu của tài sản lưu động dự báo cho năm 2010 như sau: Bảng 3.11. Bảng mục tài sản ngắn hạn dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Dự báo năm 2010 Cách tính A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 12.321 I. Tiền 937 5% * 18.741 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III. Phải thu ngắn hạn 77 0,41% * 18.741 IV. Hàng tồn kho 11.307 67,76% * 16.687  Tài sản dài hạn: Đối với tài sản cố định thì trong năm tới này công ty đang có dự tính đầu tư thêm một số trang thiết bị máy móc phục vụ thi công tổng trị giá 4.868 triệu đồng, đó là mua thêm 2 xe Ben và 2 máy múc với khấu hao của tài sản mới dự tính hàng năm đạt khoảng 974 triệu đồng. Như vậy giá trị tài sản cố định năm 2010 được dự báo như sau: Bảng 3.12. Bảng giá trị tài sản cố định dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Số tiền 1 Giá trị TSCĐ năm 2009 4.220 2 TSCĐ mua mới 4868 3 Khấu hao hao mòn luy kế năm 2009 (2.487) 4 Khấu hao mới năm 2010 (974) 5 Giá trị TSCĐ năm 2010 5.627 Bên cạnh đó thì công ty không đầu tư vào bất động sản và các khoản đầu tư tài chính dài hạn nên ta có thể xem các khoản mục này sẽ không có biến đổi gì thêm www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 88 qua các năm. Đối với khoản mục tài sản dài hạn khác của công ty các năm qua chính là chi phí trả trước dài hạn phát sinh từ việc sửa chữa lớn các máy móc thiết bị đã bị hư hỏng, xuống cấp mà không có trích trước nhưng với chi phí lớn nên công ty quyết định phân bổ qua các năm. Trong năm 2010 này khoản chi phí trả trước dài hạn này sẽ không tăng mà công ty sẽ tiếp tục phân bổ thêm vào chi phí trong kỳ là 99 triệu đồng. Như vậy khoản chi phí trả trước dài hạn còn lại của năm 2010 sẽ là: 149 - 99 = 50 triệu đồng Qua các số liệu phân tích trên thì ta có thể lập bảng tài sản dài hạn dự báo cho năm 2010 là: Bảng 3.13. Bảng mục tài sản dài hạn dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Dự báo năm 2010 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.677 I. Tài sản cố định 5.627 II. Bất động sản đầu tư - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - IV. Tài sản dài hạn khác 50 Phần nguồn vốn:  Nợ phải trả: Đối với các khoản vay của công ty chủ yếu là huy động từ các khoản vay ngắn hạn. Trong năm công ty dự kiến vay thêm 6.000 triệu đồng để tài trợ thêm cho việc đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cũng như các chi phí xây dựng công trình khác. Bên cạnh đó công ty cũng dự kiến chi khoảng 5.500 triệu đồng trả cho khoản vay ngắn hạn trên. Như vậy khoản vay ngắn hạn cuối năm của công ty sẽ còn lại là: 2.950 + 6.000 – 5.500 = 3.450 triệu đồng. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, khách hàng trả tiền trước, khoản phải nộp nhà nước… sẽ được dự báo bằng phương pháp lập phương trình hồi quy cho tỷ trọng của các khoản mục so với doanh thu thuần như sau: Bảng 3.14. Bảng tỷ trọng nợ ngắn hạn dự báo của năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 89 Đồ thị 3.7: Tỷ trọng nợ ngắn hạn. 5.054 7.734 10.036 14.416 18.741 12.447 2.663 5.470 5.686 9.289 70,73% 52,69% 56,65% 64,44% 66,42% Y = 0,0212X + 0,5584 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo năm 2010 Triệu đồng 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Doanh thu thuần Nợ ngắn hạn Tỷ trọng Đường hồi quy Dựa vào tỷ trọng tính được qua các năm của khoản nợ ngắn hạn ta có thể dùng phương pháp hồi quy để tìm ra phương trình dự báo cho tỷ trọng năm 2010 là: Y = 0,0212X + 0,5584 Trong đó Y là tỷ trọng dự báo của nợ ngắn hạn đối với doanh thu thuần năm 2010, còn X là số thứ tự năm bắt đầu bằng năm 2006. Lúc này ta có thể tính ra được tỷ trọng dự báo của nợ ngắn hạn năm 2010 là: Y = 0,0212 x 5 + 0,5584 = 66,42% Dựa vào tỷ trọng dự báo trên ta tính ra được nợ ngắn hạn dự báo vào cuối năm 2010 là: 18.741 x 66,42% = 12.447 triệu đồng. Theo công ty sự gia tăng của khoản phải trả trên cũng là điều hợp lý vì theo dự đoán trong năm tới với sự phát triển về quy mô hoạt động của công ty, kèm theo đó là nhu cầu vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công nên sẽ tạo ra sự gia tăng của nhu cầu Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo năm 2010 Doanh thu thuần 5.054 7.734 10.036 14.416 18.741 Nợ ngắn hạn 2.663 5.470 5.686 9.289 12.447 Tỷ trọng 52,69% 70,73% 56,65% 64,44% 66,42% www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 90 mua nguyên vật liệu, dẫn đến khoản phải trả cho người bán tăng. Từ đó sẽ kéo theo các khoản thuế cũng như các khoản phải nộp cho nhà nước tăng cao hơn. Bên cạnh việc cung ứng vốn hoạt động từ khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng để giúp công trình hoàn thành kịp tiến độ nên công ty dự đoán khoản này trong năm tới này cũng sẽ tăng khá cao.  Nguồn vốn chủ sở hữu: Xem qua bảng cân đối kế toán của công ty thì ta có thể nhận thấy được rằng vốn đầu tư của chủ sở hữu các năm qua vẫn giữ nguyên tại mức 5.050 triệu đồng vì công ty không bổ sung thêm. Công ty muốn lợi nhuận đạt được công ty sẽ bổ sung thêm vào tài sản lưu động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đó là lý do ta thấy tại sao công ty không trích các quỹ mà chỉ tăng tích lũy của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Theo công ty thì với lợi nhuận dự báo của năm 2010 như vậy thì lợi nhuận sau thuế tích lũy năm này sẽ đạt khoảng 500 triệu đồng. Dựa theo dự toán trên ta có: Bảng 3.15. Bảng dự báo Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010. Đơn vị: Triệu đồng B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự báo năm 2010 I. Vốn chủ sở hữu 5.161 5.223 5.249 5.318 5.550 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - - - Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2010: Bảng 3.16. Bảng cân đối kế toán dự báo cho công ty năm 2010: Đơn vị: Triệu đồng TÀI SẢN Năm 2010 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11.730 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 937 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 77 IV. Hàng tồn kho 11.307 V. Tài sản ngắn hạn khác - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.677 I. Tài sản cố định 5.627 II. Bất động sản đầu tư - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - V. Tài sản dài hạn khác 50 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 17.997 NGUỒN VỐN www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 91 A. NỢ PHẢI TRẢ 12.447 I. Nợ ngắn hạn 12.447 II. Nợ dài hạn - B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.550 I. Vốn chủ sở hữu 5.550 II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 17.997 3.6.2.3. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2010: Bảng 3.17. Bảng Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của năm 2010 Kết quả Chỉ số Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Nhóm cơ cấu tài chính Tỷ suất đầu tư % 18,22% 31,54% Tỷ suất nợ % 63,59% 69,16% Tỷ suất tự tài trợ % 36,41% 30,84% Nhóm chỉ tiêu thanh toán Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,29 0,99 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,27 0,08 Hệ số thanh toán bằng tiền Lần 0,08 0,08 Hệ số thanh toán lãi vay Lần 1,09 1,84 Số vòng quay Tài sản Vòng 1,13 1,15 Số vòng quay Tài sản cố định Vòng 8,25 4,60 Số vòng quay VLĐ Vòng 1,34 1,54 Số ngày quay vòng Ngày/Vòng 267,8 233,08 Nhóm hiệu quả sử dụng vốn Hệ số lãi gộp % 11,53% 10,96% Tỷ suất sinh lời trên Doanh thu % 1,05% 1,36% Tỷ suất sinh lời trên tài sản % 1,18% 1,56% Tỷ suất sinh lời của Tài sản cố định % 8,64% 6,27% Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu % 2,86% 4,69% Tỷ suất sinh lời của Vốn lưu động % 1,08% 2,10% Theo kết quả dự báo của năm 2010 vừa phân tích thì ta có thể thấy quy mô hoạt động của công ty đang ngày càng được mở rộng hơn thể hiện ở tỷ suất đầu tư đã tăng cao hơn năm 2009. Nhưng kèm theo đó thì công ty phải sử dụng nợ để chi cho hoạt động nhiều hơn (biểu hiện ở tỷ số nợ tăng hơn so với năm 2009), điều này dẫn đến khả năng tự chủ của công ty bị giảm sút. Tuy nhiên với việc tăng lợi nhuận trong năm dự báo thì công ty đã sử dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 92 nhuận cho công ty. Qua các chỉ số tài chính trên thì khả năng thanh toán của công ty trong năm đang có dấu hiệu giảm sút. Điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, nhưng bên cạnh đó thì khả năng chi trả lãi vay của công ty đang gia tăng sẽ tạo ra một cái nhìn tốt hơn cho công ty. Hiệu quả sử dụng vốn qua năm dự báo đã được cải thiện hơn thể hiện ở số vòng quay vốn được tăng lên, điều này sẽ làm cho thời gian của các lần quay vốn được rút ngắn lại giúp công ty đưa vốn vào hoạt động của mình được nhiều lần hơn. Bên cạnh đó thì tỷ suất sinh lời của vốn trong năm đã tăng lên đáng kể, cho thấy hiệu quả đầu tư của công ty đang đi theo chiều hướng đúng đắn. Nhìn chung kết quả dự báo tài chính trong năm 2010 được đánh giá như trên đối với công ty là khá tốt. 3.3. Kiến nghị: - Công ty nên tính toán số vốn lưu động cần thiết hiện nay cho thích hợp. Trên cơ sở đó, dựa vào khả năng tăng doanh thu dự báo trong năm để tính toán xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho năm tới, tránh tình trạng xác định vốn lưu động quá cao gây nên tình trạng ứ đọng vốn hoặc vốn lưu động quá thấp không đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh. - Cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty. Hệ thống chỉ tiêu này nên xây dựng một cách đơn giản, dễ hiểu đồng thời vẫn phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tài chính của công ty. Hàng năm, công ty nên thực hiện tính toán đánh giá váo cuối mỗi quý, 6 tháng hoặc cuối năm để đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty. - Công ty nên xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn. kế hoạch tài chính này phải sát với hoạt động thực tế của công ty, đảm bảo cho công ty chủ động trong mọi hoạt động, không bị động trong các hoạt động tài chính. - Công ty nên đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh thông qua các hệ số về khả năng thanh toán, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính. Có như vậy công ty mới chủ động trong mọi hoạt động, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh và chủ động phòng tránh rủi ro. - Đối với tài sản cố định thì công ty cần cố gắng khai thác hết công suất để tạo được hiệu quả là tối đa. Bên cạnh đó cần phải mở rộng đầu tư thêm để tăng cường quy mô hoạt động xây dựng. Đối với các tài sản hết khấu hao, cũ kỹ, hư hỏng nặng thì cần triệt để thanh lý để thu hồi vốn bổ sung vào hoạt động. Những tài sản mà trong chu kỳ hoạt động công ty chưa cần đến thì công ty có thể cho các tổ chức, cá nhân khác thuê, từ đó công ty có thêm một khoản thu nhập khác bổ sung vào doanh thu. Phân cấp trách nhiệm sử dụng và quản lý cho từng bộ phận, cá nhân để đảm www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 93 bảo rằng các tài sản luôn được sử dụng hiệu quả nhất. - Xem xét tình hình năng lực của công ty thì nhận thấy rằng trình độ lao động hiện nay của công ty vẫn chưa cao, do đó việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân là việc mà công ty cần quan tâm nhiều hơn, bởi vì đối với bất kỳ một công ty nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo không ngừng học hỏi trong công việc, công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năng lực, phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công việc. Bên cạnh đó cần phân phối thù lao lao động và thu nhập phù hợp khả năng và công sức của từng người để cho mọi người cố gắng nổ lực học hỏi hơn nữa nhằm tăng năng suất cũng như kiếm thêm thu nhập. - Kiểm soát các chi phí chặt chẽ không để chí phí quá lớn ảnh hưởng đến giá thành công trình. Thường xuyên nghiên cứu nắm bắt các thông tin về giá cả vật tư trên thị trường, tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá cả ổn định để có thể quản lý được rủi ro về giá cả trong giá thành công trình xây dựng. Đối với các chi phí quản lý như chi phí dụng cụ văn phòng phẩm thì cần đưa ra định mức phù hợp ngăn ngừa sự lãng phí ảnh hưởng đến tài sản của công ty. www.dh06k1.tk – Trần Trung Khánh - 94 KẾT LUẬN Với xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các công ty càng diển ra gay gắt hơn. Việc các công ty nhỏ lẻ không chịu nổi sự cạnh tranh đó đã dần mất chỗ đứng trên thị trường dần dần bị các công ty có nguồn lực mạnh nuốt chửng là điều diễn ra khá phổ biến trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay. Do vậy vấn đề tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư, làm sao để công ty mình có thể hoạt động một cách có hiệu quả nhất mà lại kiểm soát được tốt tình hình tài chính. Từ đây công tác phân tích tình hình tài chính sẽ cho nhà quản trị có được cái nhìn toàn diện về hoạt động của công ty mình, nhận thấy được những điểm yếu mà công ty mắc phải để có thể đưa ra được cách khắc phục cũng như phương án hoạt động phù hợp nhất cho công ty mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ thì đây chính là nguồn thông tin có giá trị ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định đầu tư. Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Xây Dựng Vạn Thành đã cho chúng ta thấy phần nào tình hình hoạt động hiện nay của công ty. Nhìn chung trong các năm qua hiệu quả hoạt động đã được nâng cao lên rõ rệt thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh những thành công đạt được thì công ty còn nhiều hạn chế như hiệu quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô hoạt động, vốn tự chủ còn thấp, khả năng thanh toán chưa cao…Do đó trong các năm tới công ty chú trọng khắc phục những yếu kém trên để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa cũng như uy tín để công ty có thể đứng vững và phát triển trong tương lai. Trong thời gian thực tập tại công ty em đã được học hỏi rất nhiều và được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô chú anh chị trong công ty cũng như các thầy cô bộ môn. Một lần nữa em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Th.S Đỗ Thị Bích Hồng, Th.S Vũ Văn Đông – giáo viên hướng dẫn em trong suốt thời gian em làm bài báo cáo này và cô Th.S Nguyễn Thị Ánh Hoa – Giáo viên chủ nhiệm; cũng như các cô chú anh chị trong công ty nói chung, chú Trần Mậu Tiên – kế toán trưởng của công ty nói riêng đã tận tình hướng dẫn em về các công tác nghiệp vụ thực tế của kế toán trong công ty cũng như cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành bài báo cáo này một cách tốt nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKết quả hoạt động tài chính của công ty TNHH xây dựng Vạn Thành, thực trạng và giải pháp.pdf
Luận văn liên quan