MỞ ĐẦU
Địa chất học là môn khoa học nghiên cứu vỏ trái đất, chủ yếu là nghiên
cứu thạch quyển (quyển đá) bao gồm cả phần vỏ và phần trên của Manti. Địa
chất địa cương là phần nhập môn, phần khái quát bước đầu để hiểu biết về địa
chất học, giới thiệu những lí luận chung, những khái niệm cơ sở của địa chất
học. Nó có vai trò rất quan trọng phục vụ cho các môn học chuyên môn của
địa chất.
Địa chất học là một môn khoa học tự nhiên. Cũng giống như các ngành
khoa học tự nhiên khác, địa chất học sử dụng phương pháp nghiên cứu theo
logic khoa học tự nhiên như theo trình tự đi từ quan sát đến phân tích sử lí số
liệu, tiến đến quy nạp tổng hợp đề xuất các giả thuyết, định luật. Các phương
pháp nghiên cứu của địa chất học rất đa rạng. Một trong những phương pháp
nghiên cứu địa chất phổ biến thường được áp dụng là phương pháp nghiên
cứu thực địa.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đào tạo kỹ sư, mỗi kỹ
sư không chỉ giỏi về kiến thức văn hoá và còn phải giỏi về kiến thức thực tế.
Vì vậy cùng với việc học lý thuyết trên lớp thì việc đi thực địa là rất quan
trọng. Nó giúp cho sinh viên kiểm định được lý thuyết và việc hiểu bài dễ hơn.
Thực hiện quyết định của phòng đào tạo, được sự cho phép của Hiệu trưởng
Trường Đại Học Mỏ- Địa Chất, khoa Địa Chất, chúng tôi lớp Địa Sinh Thái
khoá 50 thuộc khoa Địa Chất tiến hành đi thực tập môn Địa chất đại cương.
Nội dung thực tập bao gồm: _____
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương I: Mô tả đá 4
I.1: Định nghĩa chung về đá 4
I.2: Mô tả đá 4
Chương II: Các quá trình địa chất nội sinh 9
II.1: Định nghĩa 9
II.2: Hoạt động đứt gãy 9
II.3: Hoạt động uốn nếp 10
II.4: Hoạt động thăng trầm 11
II.5: Hoạt động macma và núi lửa 11
II.6: Hoạt động biến chất 11
Chương III: Các quá trình địa chất ngoại sinh 13
III.1: Định nghĩa 13
III.2: Quá trình phong hoá 13
III.3: Hoạt động đại chất của biển 15
III.4: Hoạt động địa chất của dòng chảy trên mặt 16
III.5: Hoạt động của nước dưới đất 17
Chương IV: Các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến sinh thái 19
IV.1: Hoạt động địa chất nhân tạo 19
IV.2: Hoạt động đại chất tự nhiên 20
Mục lục
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết quả thực tập địa chất học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 1
MỞ ĐẦU
Địa chất học là môn khoa học nghiên cứu vỏ trái đất, chủ yếu là nghiên
cứu thạch quyển (quyển đá) bao gồm cả phần vỏ và phần trên của Manti. Địa
chất địa cương là phần nhập môn, phần khái quát bước đầu để hiểu biết về địa
chất học, giới thiệu những lí luận chung, những khái niệm cơ sở của địa chất
học. Nó có vai trò rất quan trọng phục vụ cho các môn học chuyên môn của
địa chất.
Địa chất học là một môn khoa học tự nhiên. Cũng giống như các ngành
khoa học tự nhiên khác, địa chất học sử dụng phương pháp nghiên cứu theo
logic khoa học tự nhiên như theo trình tự đi từ quan sát đến phân tích sử lí số
liệu, tiến đến quy nạp tổng hợp đề xuất các giả thuyết, định luật. Các phương
pháp nghiên cứu của địa chất học rất đa rạng. Một trong những phương pháp
nghiên cứu địa chất phổ biến thường được áp dụng là phương pháp nghiên
cứu thực địa.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đào tạo kỹ sư, mỗi kỹ
sư không chỉ giỏi về kiến thức văn hoá và còn phải giỏi về kiến thức thực tế.
Vì vậy cùng với việc học lý thuyết trên lớp thì việc đi thực địa là rất quan
trọng. Nó giúp cho sinh viên kiểm định được lý thuyết và việc hiểu bài dễ hơn.
Thực hiện quyết định của phòng đào tạo, được sự cho phép của Hiệu trưởng
Trường Đại Học Mỏ- Địa Chất, khoa Địa Chất, chúng tôi lớp Địa Sinh Thái
khoá 50 thuộc khoa Địa Chất tiến hành đi thực tập môn Địa chất đại cương.
Nội dung thực tập bao gồm:
Học cách ghi chép nhật kí địa chất.
Làm quen với cách thu thập tài liệu từ thực tế.
Mô tả một số loại đá
Nghiên cứu các hiện tượng địa chất ngoài thực tế.
Nghiên cứu thành phần vật chất của vỏ Trái đất.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 2
Làm quen với cách tổ chức thành nhóm, đội, đoàn.
Để đạt được những nội dung trên yêu cầu đối với sinh viên là:
Nhận biết, phân biệt và giải thích được các hiện tượng địa
chất đơn giản
Lấy mẫu, phân tích mẫu và biết được tên đá
Biết cách sử dụng thành thạo các dụng cụ địa chất như địa
bàn, bản đồ và thể hiện các yếu tố lên bản đồ.
Vì vậy tổ chức chia lớp ra làm 6 nhóm mỗi nhóm 4 người nhằm tìm
hiểu các kiến thức địa chất và những ứng dụng của nó trong đời sống.
Thời gian thực tập kéo dài 2 tuần, được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn
1: chuẩn bị từ ngày 19/11 đến 1/12 ngày, chuẩn bị các loại giấy tờ, bản đồ,
địa bàn, phương tiện đi lại. Giai đoạn 2: từ ngày 3/12 đến ngày 8/12 đi thực
địa liên tục trong 6 ngày quãng đường khoảng gần 1000 km. Giai đoạn 3: từ
ngày 10/12 đến 15/12, tổng kết, viết báo cáo, bảo vệ thực tập tại trường.
Lộ trình thực địa bao gồm:
Lộ trình 1 ( ngày 3/12 và 4/12): Hà Nội - Hoà Bình
Lộ trình 2 ( ngày 5/12): Hà Nội - Hải Dương
Lộ trình 3 ( ngày 6/12): Bãi Cháy - Quang Hang
Lộ trình 4 (ngày 7/12): Bãi Cháy - Thiên cung
Lộ trình 5 ( ngày 8/12): Bãi Cháy - Hà Nội
Sau 2 tuần làm việc khẩn trương đến nay chúng tôi đã thu được những
kết quả nhất định:
- Đối với cá nhân đã hoàn thành được bản báo cáo thực tập địa chất đại
cương với đầy đủ các chương mục theo yêu cầu.
- Đối với nhóm: đã hoàn thành được 1 bản đồ tài liệu thực tế, 1 sổ mô tả
mẫu, 1 nhật kí nhóm, ngoài ra chúng tôi còn thu thập được kiến thức về
chuyên môn, cuộc sống nói chung trong đợi thực tập này.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 3
Để đạt được kết quả như trên, chúng tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của Ban giám hiệu Nhà trường, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Quốc Hưng đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong
thời gian thực tập vừa qua. Cũng xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã nỗ
lực làm việc để báo cáo của nhóm được hoàn thành. Qua đây chúng tôi cũng
bày tỏ lòng cảm ơn đối với các địa phương mà chúng tôi đi qua đã giúp đỡ
chúng tôi trong đợt thực tập vừa qua.
Hà nội, ngày 13 tháng 12 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Đào Công Văn
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 4
Chương I:MÔ TẢ ĐÁ
I.1. Khái niệm chung về đá
I.1.1. Khái niệm
Đá là một tập hợp có quy luật của một hay nhiều khoáng vật thành tạo
các the địa chất độc lập. Thể địa chất độc lập là thể thoả mãn 3 điều kiện: có
dạng nằm riêng biệt, có thành phẩn vật chất nhất định, có cấu trúc và cấu cấu
tạo riêng.
Đá có thể tồn tại ở 3 dạng:
Dạng rắn (như granit, canxit…)
Dạng bở rời (cát)
Dạng dẻo (sét)
I.1.2. Phân loại
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành chia làm 3 loại đá:
Đá macma
Đá trầm tích
Đá biến chất
Trong đợt thực tập vừa qua, chúng tôi đã gặp hết cả 3 loại đá trên. Sau
đây tôi xin mô tả các loại đá.
I.2. Mô tả đá
I.2.1. Mô tả đá Macma
Đá macma là đá được hình thành do sự nguội đông nguội của các khối
silicat nóng chảy.sự đông nguội của macma phụ thuộc vào thành phần hoá học
và vị trí của nó.
Chúng tôi gặp cả đá macma xâm nhập và đá macma phun trào. Đá
macma xâm nhập là đá đông nguội ở dưới mặt đất (từ 0 đến 3 km). Macma
xâm nhập được chia thành macma xâm nhập nông và xâm nhập sâu. Trong
thực tập chúng tôi đã gặp đá macma xâm nhập ở điểm lộ 601 ở đồi ngay thuỷ
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 5
điện Hoà Bình. Đá ở đó có màu xanh lục, màu trắng, thành phần chủ yếu gồm
thạch anh, phentpat. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc pocfia. Đá còn tươi, khá rắn
chắc.
Đá macma phun trào gặp ở điểm lộ 610 ở khu vực nhà máy xi măng
Hoàng Thạch. Đá có màu vàng da cam do Fe2+ bị oxi hoá thành Fe3+, đá có
cấu tạo khối, khá rắn chắc
Phân loại đá macma thường phân loại theo hàm lượng %SiO2 :
Macma axít: có SiO2 > 65%
Macma trung tính: có SiO2 =65%- 52%
Macma mafic: có SiO2 = 52%- 45%
Macma siêu mafic: có SiO2 < 45%
I.2.2. Mô tả đá trầm tích
Định nghĩa: Đá trầm tích là đá được phát sinh trên bề mặt trái đất do
kết quả cuả quá trình lắng đọng, quá trình hoá học, quá trình sinh vật, trải qua
quá trình ép nén, quá trìng tạo đá mà thành
Phân loại: Căn cứ vào hình dạng, tính chất của đá trầm tích người ta
phân loại đá trầm tích thành:
Trầm tích vụn cơ học
Trầm tích hoá học
Trầm tích sinh hoá
Trầm tích hỗn hợp
Trong đợt thực tập chúng tôi đã gặp hầy hết các loại đá trầm tích trên.
a) Trầm tích vụn cơ học
Là đá thành tạo do sự lắng đọng các vụn. Đá loại này chúng tôi gặp ở
một số nơi như Bản Lác (Mai Châu - Hoà Bình), Hà Lầm (Hạ Long - Quảng
Ninh). Đá trầm tích vụn cơ học bao gồm các loại sau: Cuội kết, cát kết, bột
kết, sét kết.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 6
Cuội kết: là đá có đường kính từ 10 đến 100 mm, hạt mài tròn.
Gặp đá này ở điểm lộ 605 (Bản Lác) thuộc lộ trình 1. Đặc điểm
là: Đá có màu vàng, thành phần chủ yếu là các mảnh vụn hạt
tròn, xi măng gắn kết là cát bột, có cấu tạo đặc sít.
Cát kết: có đường kính từ 0,05 đến 2 mm. Gặp ở điểm lộ 611
thuộc lộ trình 3. Có đặc điểm: Đá có màu ghi và xám ghi, cấu tạo
khối, thành phần là felspat, mica và các mảnh đá…Xi măng gắn
kết là cacbonat, hidroxit sắt và silic.
Bột kết: đường kính 0,005 đến 0,05 mm. Gặp ở điểm lộ 611, đá
có màu xám màu ghi, thành phần giống cát kết.
Dăm sạn kết: Gặp ở điểm lộ 617 trên đường đến Cảng Cái Lân.
Đá có màu trắng đục, thành phần gồm dăm, sạn, xi măng gắn kết
là bột
b) Trầm tích hoá học
Là loại đá trầm tích được thành tạo do qúa trình lắng đọng các dung
dịch thật và dung dịch keo, các phản ứng hoá học. Trong quá trình thực tập
chúng tôi gặp trầm tích cacbonat ở hầu hết mọi nơi:
- Hoà Bình:
Đá vôi ở điểm lộ 603, đá có màu trắng do khoáng vật Bazít và màu đen
có ánh kim là khoáng vật Pb, ZnS, đá có tính phân lớp, tính chất cơ lí kém
bền.
Đá vôi ở điểm lộ 604 (Dốc Cun) trên đường đi Mai châu. Đá ở đây có
màu trắng hơi xám, đang bị hoa hoá. Đá có tính phân lớp, rắn, giòn. Đá có tuổi
T2. Dọc theo Quốc lộ 6, chúng tôi quan sát thấy cánh đồng Karst. Đó là sự hoà
tan của đá vôi. Những núi đá vôi bị hoà tan yếu, tồn tại trên cánh đồng karst
gọi là các núi sót Karst. Cánh đồng Karst kéo dài 7-8 km, rộng từ 200- 200m.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 7
Đá vôi bị dập vỡ (DốcCun)
- Hải Dương:
Gặp đá vôi ở điểm lộ 607 kho mìn của nhà máy xi Măng Hoàng Thạch.
Đá ở đây có màu xám và màu xám ghi, cấu tạo khối đồng nhất và rắn chắc. Đá
thuộc hệ tầng Hạ Long có tuổi C- P1.
Ở điểm lộ 608 núi thần gặp đá vôi bauxit có màu nâu đỏ, cấu tạo khối,
rất rắn chắc
- Quảng Ninh: Gặp đá vôi Quang Hanh, Thiên Cung, Đầu Gỗ.
c) Trầm tích sinh hoá
Là loại đá tạo thành do con đường hoá học và sinh học. Các đá tạo
thành do sự ngưng keo tụ và có sự tham gia trự tiếp hoặc gián tiếp của sinh
vật.
Phân loại: Dựa vào thành phần khoáng vật người ta chia ra:
Trầm tích nhôm ( Boxit, Laterit)
Trầm tích sắt
Trầm tích cacbonat (đá vôi, dolomit)
Đá sinh vật cháy (than)
Trầm tích sinh hoá mà chúng tôi gặp là than và sít ( chưa thành than do lượng
sinh vật ít) ở điểm lộ 611 và 612 ở khu vực Hà Lầm.
I.2.3. Mô tả đá biến chất
Định nghĩa: Đá biến chất là đá được tạo thành trong điều kiện tác dụng
của nhiệt độ, áp suất và tác dụng của các dung dịch hoá học làm cho đá ban
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 8
đầu thay đổi thay đổi về thành phần, kiến trúc, cấu tạo để hình thành loại đá
mới.
Đá biến chất được chia thành:
Đá biến chất động lực
Đá biến chất nhiệt
Đá biến chất trao đổi
Đá biến chất khu vực.
- Ở Hải Dương tại điểm lộ 610 gặp đá biến chất nhiệt, 1 loại là Cao
Lanh có màu trắng sữa, dễ vỡ, mềm. 1 loại đá biến chất nữa có màu xám đen,
đá có tính phân lớp, kém bền, dễ dập vỡ.
- Ở Quảng Ninh:chúng tôi gặp đá dăm kết kiến tạo (thuộc đá biến chất
động lực) ở điểm lộ 613 ở Dốc Bụt. Đây là đá có cấu tạo dạng thớ phiến gồm
1 lớp màu trắng và 1 lớp màu đỏ, kiến trúc biến tinh
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 9
Chương II:
CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT NỘI SINH
II.1. Định nghĩa:
Các quá trình địa chất nội sinh: là các quá trình địa chất xảy ra bên
trong vỏ trái đất do nguồn năng lượng từ bên trong trái đất như nhiệt tăng,
trọng lực động năng do sức quay của trái đất và do sự thay đổi tốc độ quay.
Kết quả của chúng là phá huỷ, gây ra nứt nẻ, gây ra các chuyển động khối
ngang hoặc chuyển động thẳng đứng có thể dẫn tới các hiện tượng động đất,
núi lửa, hoạt động kiến tạo…
Các hoạt động mà chúng tôi quan sát được đó là: Đứt gãy, uốn nếp,
thăng trầm, hoạt động macma, hoạt động biến chất. Sau đây tôi xin mô tả một
số hiện tượng trên.
II.2. Hoạt động đứt gãy
Định nghĩa: Đứt gãy là hiện tượng đứt vỡ có dịch chuyển là mất sự liên
kết của đất đá. Quy mô có thể rất nhỏ( dịch chuyển trong quãng vài cm đến
vài chục cm) cho đến rất lớn (đường đứt gãy có thể hàng trăm đến hàng nghìn
km, có thể đến hàng chục nghìn km). Quá trình xuất hiện đứt gãy có thể là đơn
giản ( 1 lần xuất hiện) cho đến mức phức tạp ( tái xuất hiện nhiều lần, nhiều
hướng khác nhau).
Đứt gãy được chia ra thành một số loại:
Đứt gãy thuận: là đứt gãy có cánh trên trượt xuống, cánh trên đẩy
lên
Đứt gãy nghịch: là đứt gãy có cánh trên đẩy lên, cánh dưới trượt
xuống.
Đứt gãy không xác định
- Ở Hoà Bình: chúng tôi gặp đứt gãy ở điểm lộ 603. Đây là đứt gãy theo
hướng Đông- Tây, mặt trượt đổ về đầu Bắc, thế nằm đo được là 270<60
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 10
- Ở Hải Dương: Đứt gãy mà chúng tôi thấy được là ở điểm lộ 607 ở
kho mìn của nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Đây là 2 hệ thống đứt
gãy. Một hệ thống là Tây Bắc- Đông Nam, 1 hệ thống là Đông Bắc-
Tây Nam. Hệ thống Đông Bắc- Tây Nam được phát hiện bằng hệ
thống mặt trượt, vết sước và gờ trượt, thế nằm đo được là 300< 65.
Chúng tôi cho rằng đây là đứt gãy thuận. Căn cứ vào đặc điểm này
có thể nhận định rằng trung tâm thung lũng là nơi giao nhau của 2 hệ
thống đứt gãy. Và vị trí này có hoạt động Karst mạnh nhất tạo nên
các hang động ngầm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ trần
hang tạo nên thung lũng mù.
Đứt gãy ở điểm lộ 607
- Ở Quảng Ninh: Ở điểm lộ 611 ở khu vực Hà Lầm quan sát thấy 2 đứt
gãy ở núi: đứt gãy thuận và đứt gãy nghịch. Bằng chứng là 2 vỉa than lệch
nhau, với độ chênh cao là từ 4 đến 6 m. Đứt gãy ở đây không thể hiện mặt
trượt, nhưng nó tạo ra đới phá huỷ. Đứt gãy nghịch phát hiện nhờ sự uốn cong
của đá.
Dọc theo quốc lộ 18 là một thung lũng lớn do đứt gãy tạo thành và đứt
gãy ở Quang Hanh. Ngoài ra trong hang Đầu Gỗ còn quan sát được hàng loạt
các đứt gãy theo phương Á vĩ tuyến, tạo nên địa hào Hòn Gai.
II.3. Hoạt động uốn nếp
Định nghĩa: Biến dạng uốn nếp là biến dạng là cho các đá bị uốn cong
hình thành các nếp uốn.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 11
Dọc theo lộ trình chúng tôi đi qua quan sát được rất nhiều nếp uốn lớn
nhỏ khác nhau. Điển hình là nếp uốn ở điểm lộ 608 ở núi thần thuộc lộ trình 2.
II.4. Hoạt động thăng trầm
Định nghĩa: Hoạt động thăng trầm là hoạt động nâng lên, hạ xuống của
vỏ trái đất.
Bằng chứng là chúng tôi gặp các hang, động trên các đảo của Vịnh Hạ
Long. Quan sát thấy các thềm cửa biển lấn sâu vào trong hang Đầu Gỗ, động
Thiên Cung, có độ cao từ 20- 25m so với mực nước biển. Các ngấn nước biển
ở chân các đảo trong Vịnh Hạ Long cao từ 6- 8m. Như vậy ước tính khoảng 2
vạn năm trở lại đây vùng Hạ Long xảy ra ít nhất 2 hoạt động thăng trầm (nâng
lên).
II.5. Hoạt động macma và núi lửa
Macma là loại chất nóng chảy ở thể quánh dẻo (còn gọi là lava) phân bố
ở phần quyển nằm trong manti hoặc phân bố ở dưới sâu của vỏ trái đất. Nó là
kết quả của 1 quá trình hình thành, diễn biến phức tạp cảu các quá trình vật lí,
hoà học xảy ra trong trái đất, thể hiện năng lượng nội sinh của trái đất.
Macma được phun ra nhưng đông cứng ở dưới mặt đất gọi là macma
xâm nhập, còn macma được phun ra xuất lộ trên mặt đất gọi là macma phun
trào.
Chúng tôi gặp đá macma xâm nhập nông ở Thuỷ Điện Hoà Bình, gặp
đá macma phun trào ở khu vực nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
II.6. Hoạt động biến chất
II.6.1 Định nghĩa
Hoạt động biến chất là hoạt động làm biến đổi thành phần vật chất, kiến
trúc, cấu trúc, của các đá có từ trước trong điều kiện nội sinh. Thông thường
do sự nâng cao áp suất, nhiệt độ và tham gia thêm của các chất lỏng như nước,
CO2, nhiệt dịch có chứa các ion như Na, K, Ca và cả F, B và S. Kết quả của
quá trình biến chất là tạo ra đá biến chất.
II.6.2. Phân loại biến chất
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 12
Thường dựa vào môi trường địa chất và điều kiện hóa lý chia ra làm 4
loại:
Biến chất tiếp xúc: Biến chất do macma xâm nhập vào đá vây
quanh, tiếp xúc với chúng gây ra. Có thể chia ra làm 3 lọa là: biến
chất nhiệt, biến chất trao đổi, biến chất động lực.
Biến chất động lực: Nhân tố chủ yếu gây ra biến chất là các ứng
lực cấu tạo. các ứng lực làm cho đá bị phá vỡ, nghiền nát, biến
dạng, tái kết tinh.
Biến chất khu vực: Biến chất xảy ra trong khu vực rộng, quy mô
rất lớn. Quá trình bién chất xảy ra lâu dài ở nơi hoạt động mạnh
của vỏ trái đát. Nhân tố chủ yếu bao gồm áp lực, nhiệt độ, thành
phần hóa học.
Biến chất ở đáy biển
Tác dụng micmatit hóa: Đây là quá trình phát triển cao hơn một
bước của biến chất khu vực. Trong điều kiện nhiệt độ rất cao, một
bộ phận của đá bị nóng chảy hình thành loại dung nham axit đồng
thời từ dưới sâu tiết ra các nhiệt dịch có nhiều K, Na, Si. Các loại
dung nham dung dịch này tác động với nhau. Trao đổi ra hỗn hợp
với các đá đã biến chất từ trước tạo thành một lọa đá micmatit.
Biến chất do va đập: Biến chất xuất hiện do các thiên thạch, vật
thể vũ trụ khi rơi xuống trái đất do va đập và đốt nóng các đá gây
ra biến chất
Chúng tôi gặp biến chất nhiệt ở điểm lộ 610 và biến chất động lực ở
điểm lộ 612 ở Dốc Bụt
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 13
Chương III:
CÁC QUÁ TRÌNH ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH
III.1. Định nghĩa:
Các quá trình địa chất ngoại sinh là các quá trình xảy ra trên bề mặt trái
đất do năng lượng của mặt trời gây ra, gây ra sự phá huỷ, vận chuyển, tích tụ,
tạo ra những khoáng vật, đá..
Nguồn động lực dẫn đến các tác dụng địa chất ngoại sinh có thể kể đến
là sự chênh lệch nhiệt độ, biến hoá của nhiệt độ, sự đối lưu không khí, sự tuần
hoàn của khí quyển, của nước, hoạt động của sinh vật, sức hút của Mặt trời,
Mặt trăng dẫn đến các hoạt động của thuỷ triều.
Trong quá trình thực tập chúng tôi đã gặp các hoạt động ngoại sinh đó
là: Các quá trình phong hoá, hoạt động địa chất của biển, hoạt động địa chất
của nước dưới đất.
III.2. Quá trình phong hoá
Định nhĩa: Quá trình phong hoá là quá trình làm phá vỡ hoặc phân huỷ
tại chỗ các khoáng vật, các đá nằm ở trên mặt đất hoặc gần mặt đất do ảnh
hưởng của sự biến đổi của nhiệt độ, do tác dụng của nước, không khí, khí
CO2, và các hoạt động của sinh vật.
Nguyên nhân sâu xa gây ra các quá trình phong hoá là sự thay đổi điều
kiện cân bằng môi trường địa chất. Các đá được hình thành ở dưới sâu trong
điều kiện tương đối cao về nhiệt đô, áp suất. khi chúng đưa lên mặt đất, các
điều kiện trên đã thay đổi , do đó các đá sẽ phát sinh những thay đổi để phù
hợp với điều kiện cân bằng mới. Trong quá trình khảo sát thực địa chúng tôi
thấy phong hoá là hiện địa chất ngoại sinh khá phổ biến, gặp cả phong hoá cơ
học, hoá học
III.2.1.Phong hoá cơ học
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 14
Định nghĩa: là tác dụng phá huỷ các đá bằng phương thức cơ học, trong
đó nhân tố chủ yếu là sự chênh lệch của nhiệt độ làm cho các đá bị phá vỡ tại
chỗ. Phong hoá cơ học không làm thay đổi thành phần của đá.
Trên đường đi ở các lộ trình gặp tất cả các phong hoá cơ học ở sườn
đồi, núi. Dấu hiệu là là các mảnh vụn đá do nhiệt độ gây ra
III.2.2. Phong hoá hoá học
Định nghĩa: là sự phân huỷ các đá bằng các tác dụng hoá học của các
nhân tố như O2, H2O, khí CO2, các axít hữu cơ phân bố trong khí quyển, thuỷ
quyển và sinh quyển. Phong hoá hoá học làm thay đổi thành phần của đá.
Trong quá trình thực tập chúng tôi gặp 2 phương thức phong hoá:
- Quá trình hoà tan: chúng tôi gặp đá có khả năng hoà tan khá nhiều, ở
hầu hết các diểm lộ đó là đá vôi. Loại đá này phân bố theo diện rộng.
Quá trình hoà tan đá vôi tạo địa hình cánh đồng Karts, Karư (Hoà
Bình).
Cánh đồng Karst
Ở Quảng Ninh thì sự hoà tan đá vôi thể hiện rõ nhất, đó là tạo ra các
hang, động. Dưới tác dụng của H2O, khí CO2… thì đá vôi được hoà tan theo
phương thức:
CaCO3 + CO2 + H2O = Ca(HCO3)2
Quá trình này diễn ra liên tục trong thời gian dài hàng trăm, hàng triệu năm để
tạo ra các hang, động, các măng đá, cột đá, nhũ đá.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 15
- Quá trình thuỷ phân: Là qúa trình phân huỷ các khoáng vật silicat giàu
fenspat để tạo thành Cao lanh. Hiẹn tượng này gặp khu vực Hoàng Thạch, nơi
đó phổ biến đá macma axit giàu fenspat. Hiện tượng đó giait thích bằng
phương trình sau:
4K[ALSi3O8] + 2CO2 +4H2O = 2K2CO3 + AL4 [SiO4 ] [OH]8 + 8SiO2
Octolaz Cao lanh
Nước tham gia vào quá trình này là nước dưới đất. Hiện tượng này chỉ xảy ra
ở nhũng khu vực có địa hình thích hợp và có nhiệt đới ẩm.
III.3. Hoạt động địa chất của biển
III.3.1 Tác dụng xâm thực của biển
Là sự phá hoại của biển do động năng của nước biển, sự hòa tan của
nước biển và các hoạt động của cá sinh vật sống trong biển. ngoài ra còn phải
nói đến sự phá hoại của các tảng, khối, vụn đá khi được nước biển xô đập vào
bờ
Tác dụng xâm thực cơ học của nước biển: do các nguồn động lực
như sóng thủy triều dòng biển, dòng xoáy…trong đó sự phá hoại
của sóng biển là chủ yếu. Phạm vi chính là ở ven bờ biển. Sóng có
thể gây ra sức đập mạnh vào bờ
Tác dụng xâm thực hóa học của nước biển: Trong nước biển có
nhiều CO2 và các dung dịch khác, chúng có tác dụng ăn mòn bờ
vào đáy biển.
Tác dụng xâm thực phá hoại của sinh vật: Sinh vật sinh sống tạo lỗ,
đào hang phá hoại bờ đá, đáy biển. Các chất của sinh vật thải ra
cũng như sau khi chết xác của sinh vật đều gây ra sự phá bờ và đáy
biển. Quá trình xâm thực xảy ra nhanh hay chậm lại còn chịu ảnh
hưởng đặc điểm cấu tạo của bờ biển và các đá. Nếu bờ biển dốc thì
dễ bị phá hoại, bờ biển thoải thì lắng đọng là chính. Thế nằm của
lớp đá chi phối đến tốc độ phá hoại
III.3.2. Tác dụng phá hoại của sóng biển
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 16
Lúc đầu sóng đập vào bờ dốc tạo ra các ổ sóng vỗ phát triển rộng dần
thành hang sóng vỗ. Quá trình trên tiếp tục hang sóng vỗ bị khoét dần, các đá
trên vách bị lở rơi xuống, bờ biển bị đẩy lùi dần, chân bờ tạo thành một mặt
tương đối bằng hơi nghiêng ra biển gọi là ổ sóng vỗ, thềm sóng vỗ.
Tác dụng phá hoại của thủy triều mức độ phá hoại không lớn, thủy triều
gây ra sự thấm nước vào bờ, lôi cuốn các vật liệu của làm cho bờ lở sụp.
Tác dụng phá hoại của dòng biển chủ yếu là phá hủy đáy biển hơn là bờ
biển. Dòng biển có tác dụng lôi cuốn các vật liệu , có thể lôi cuốn các cuội,
tảng gây mài mòn bờ biển.
III.3.3. Tác dụng của thủy triều
Thủy triều hình thành lên các bãi thủy triều. Khi triều rút, lắng đọng
trên bãi chủ yếu là sét, bột, cát mịn. Trong luồng lạch thủy triều, trầm tích hạt
thô hơn. Đặc trưng là có các dấu vết gợn sóng, có lớp xiên chéo do sự thay đổi
lên xuống của thủy triều, có khe nứt khô v.v… khi thủy triều rút có thể hình
thành đầm lầy. Nếu ở nơi khí hậu khô hạn nước sẽ bốc hơi làm cho muối kết
tinh.
III.4. Hoạt động địa chất của dòng chảy trên mặt
Dòng chảy trên mặt gồm có dòng thường xuyên (sông) và dòng tạm
thời.
III.4.1 Dòng nước chảy thường xuyên
Là được cung cấp ổn định nên không bao giò khô cạn. Nguồn nước có
thể là nước dưới đất hoặc từ hồ chảy ra. Đó là cácc con người, dòng sông luôn
luôn có nước chảy Dòng nước chảy thường xuyên mà chúng ta nhìn thấy ở
khu vực Sông Đà
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 17
Ở thung lũng Mai Châu, các khu vực xung quanh là núi cao, trước đây,
đây chính là dòng chảy của Sông Đà chảy qua đây và tới sông Mã. Nhưng do
hiện tượng cướp dòng của sông Đà hiện tại đã lấy toàn bộ nước ở đây và chảy
về sông Đà. Để lại cho khu vực này là đáy sông. Vì thế địa hình ở đây khá
bằng phẳng. Toàn bộ khu vực này chính là bồi tích của sông. Bằng chứng là ở
đây có rất nhiều cuội sông.
III.4.2. Dòng nước chảy tạm thời (không thường xuyên)
Là chỉ có nước chảy vào mùa mưa, liên quan trực tiếp với lượng nước
mưa. Nếu chảy không theo một mặt cố định nào ta có dòng nước chảy tràn,
nếu chảy theo một trũng hẹp thì tạo ra dòng lũ.
Dòng chảy tạm thời có tác dụng: rửa trôi các vật liệu bở rời đã được
phong hóa từ đá mẹ, mang đi các vật liệu rửa trôi đưa xuống chỗ thấp, thoải và
nắng đọng lại.
Dòng tạm thời gồm: dòng lũ tích và dòng chảy tràn
Ở điểm lộ 618 (đối diện đảo Tuần Châu): Gặp dòng chảy tràn biểu hiện
của nó là các mương sói. Nơi đó là đặt lòng của dòng tạm thời.
Ở điểm lộ 608 núi thần: gặp dòng lũ tích, dòng lũ tích có đặc điểm là
cang ra xa thì vật liệu trầm tích càng nhỏ
III.5. Các hoạt động của nước dưới đất
Nước dưới đất bao gồm tất cả các nước tồn tại dưới các dạng khác nhau
phân bố trong các lỗ hổng, các khe nứt của đất đá nằm ở dưới mặt đất. nước
dưới đất hoạt động mạnh các ra các hang động Karst, gây ra các hoạt động sập
lở đất đá. Hoạt động địa chất mà chúng tôi quan sát được là hoạt động Karst,
trượt lở.
Để xảy ra hoạt động mạnh mẽ thì cần phải có các điều kiện:
Đá phải dễ hào tan
Đá phải nứt nẻ
Nước phải dễ lưu thông
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 18
Khu vực Hạ Long có đầy đủ các điều kiên trên nên quá trình hoạt động
của nước dưới đất ở đây diễn ra rất mạnh. Bằng chứng là hang Đầu Gỗ, động
Thiên Cung. Trong hang quan sát được nhiều các chuông đá, cột đá, măng đá.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 19
Chương IV:
CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT ẢNH HƯỞNG TỚI SINH THÁI
Các hoạt động địa chất ảnh hưởng tới môi trường sinh thái được chia ra
làm 2 loại: đó là các hoạt động địa chất nhân tạo chủ yếu là do sự tác động của
con người và các hoạt động địa chất tự nhiên như động đất, núi lửa, phong
hoá, lũ lụt, sói lở…
IV.1. Hoạt động địa chất nhân tạo
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì các tác động
của con người môi trường tự nhiên ngày càng mạnh mẽ. Một mặt con người
muốn trinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho mục đích của mình.
Song các tác động đó không những không cải tạo tự nhiên mà còn phá huỷ
môi trường tự nhiên, sinh thái
Các hoạt động nổ, phá, khai thác khoáng sản không những làm cho
nguồn tài nguyên bị cạn kiệt mà còn tàn phá môi trường sinh thái. Tốc độ ảnh
hưởng của nó là rất lớn.
Điển hình là việc khai thác than ở Quảng Ninh như chúng ta đã thấy
trên đường là một lớp màu đen của than. Để khai thác thì phải phá huỷ lớp
thực vật trên mặt nó đã làm giảm độ che phủ của rừng. Dùng mìn nổ để khai
thác đã tạo ra tiếng ồn, tạo ra lượng bụi lớn. Trong khi khai thác và vận
chuyển gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái. Đó là khí bụi, tiếng ồn, nước thải
mỏ, các đá thải do khai thác. Trong khi khai thác làm ảnh hưởng đến nguồn
nước mặt và nguồn nước ngầm. Việc khai thác còn gây sụp lở, trượt lăn đá,
than xuống đất đai, gây cản trở giao thông
Như ở điểm lộ 609, khai thác đá ở đó, người ta đã đào các hố để tháo
khô mở. Điều đó làm ảnh hưởng đến mực nước ngầm, nước ngầm sẽ chảy vào
đó, làm cho các nơi khác sẽ can kiệt nguồn nước ngầm. Ảnh hưởng đến thực
vật, nguồn nước sinh hoạt cuả người dân.
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 20
Việc con người xây đập, xây thuỷ điện cũng làm ảnh hưởng lớn đến
sinh thái. Đó là làm thay đổi môi trường sinh thái, từ hệ sinh thái rừng thành
hệ sinh thái hồ. Làm thay đổi dòng chảy của sông.
IV.2. Hoạt động địa chất tự nhiên
Hoạt động của núi lửa
Mặt tích cực: Hoạt động núi lửa tạo ra một lớp thổ nhưỡng màu mỡ,
tạo ra một số nguyên liệu khoáng. Ngoài ra vùng núi lửa cũng là nơi có những
cảnh quan du lịch
Mặt tiêu cực: Núi lửa phun có khả năng gây ra rất nhiều tác hại mà cần
có biện pháp phòng tránh và khắc phục. Những tác động tiêu cực chính có thể
xảy ra như sau:
Trong các sản phẩm khí do núi lửa phun ra có nhiều loại khí độc
hại gây tác động xấu đến con người và các sinh vật khác, có khi
làm cho con người và sinh vật khác chết hàng loạt. Ngoài ra, sản
phẩm khí này kết hợp với các sản phẩm rắn còn lại tạo ra đám
mây nóng di chuyển khắp nơi gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và
con người.
Sản phẩm lỏng (dung nham) núi lửa mặc dù chảy với tốc độ
chậm nhưng trên đường đi nó có thể gây phá hủy cho các công
trình kiến trúc, phủ lấp đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước và
ngăn chặn dòng chảy của sông suối…
Hoạt động của đứt gãy: Đứt gãy làm cho mất lớp, mất quặng, làm cho
mất nước hoặc giữ nước. Đứt gãy làm phá huỷ các công trình xây dựng
Hoạt động của phong hóa: Bóc mòn, phá huỷ bề mặt địa hình, thay đổi
môi trường sinh thái
Hoạt động của dòng chảy trên mặt: Gây ra lũ lụt, ngập úng, gây sạt lở
bò, gây trượt lở địa hình. Sự thay đổi của dòng chảy (hiện tường cướp
dòng) tạo ra địa hình mới. Ví dụ như ở thung lũng Mai Châu đó là sự
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 21
cướp dòng của sông đà tạo nên thung lũng này. Một địa hình khá bằng
phẳng giữa 4 xung quanh là núi.
Hoạt động của nước dưới đất: quá trình Karst hoá có thể gây sụp đổ
trần hang, có thể tạo ra các hang động thuận lợi cho phất triển du lịch
Hoạt động của gió: Gió gây thổi mòn, mài mòn địa hình, gây ra hiện
tượng sa mạc hoá
Hoạt động của động đất: Sự phá hoại môi trường của động đất phụ
thuộc vào cường độ hoạt động của nó. Khi động đất sảy ra có thẻ làm
nứt, sập nhà cửa, cầu cống, gây sụt lở đất, phá hoại mùa màng…
Thùc tËp §Þa chÊt ®¹i c¬ng
Đào Công Văn_Địa sinh thái K50 22
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương I: Mô tả đá 4
I.1: Định nghĩa chung về đá 4
I.2: Mô tả đá 4
Chương II: Các quá trình địa chất nội sinh 9
II.1: Định nghĩa 9
II.2: Hoạt động đứt gãy 9
II.3: Hoạt động uốn nếp 10
II.4: Hoạt động thăng trầm 11
II.5: Hoạt động macma và núi lửa 11
II.6: Hoạt động biến chất 11
Chương III: Các quá trình địa chất ngoại sinh 13
III.1: Định nghĩa 13
III.2: Quá trình phong hoá 13
III.3: Hoạt động đại chất của biển 15
III.4: Hoạt động địa chất của dòng chảy trên mặt 16
III.5: Hoạt động của nước dưới đất 17
Chương IV: Các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến sinh thái 19
IV.1: Hoạt động địa chất nhân tạo 19
IV.2: Hoạt động đại chất tự nhiên 20
Mục lục 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo- kết quả thực tập địa chất học đại cương.pdf