Đề tài Khái niệm và vai trò của quyết định hành chính

Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật ”. Có thể thấy, Nhà nước muốn quản lí tốt xã hội thì không thể không thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những quyết định pháp luật, trong đó có quyết định hành chính. Thông qua việc tìm hiểu bản chất, khái niệm quyết định hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành chính ta sẽ hiểu được một cách sâu sắc về vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6864 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khái niệm và vai trò của quyết định hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu Nội dung 1. Khái niệm quyết định hành chính: 2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước 2.1 Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính 2.2 Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn 2.3 Quyết định hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển xã hội. 2.4 Quyết định hành chính có vai trò trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy hành chính. 3. Hướng hoàn thiện pháp luật. Kết Luận 2 2 6 6 8 8 9 10 LỜI MỞ ĐẦU Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật…”. Có thể thấy, Nhà nước muốn quản lí tốt xã hội thì không thể không thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những quyết định pháp luật, trong đó có quyết định hành chính. Thông qua việc tìm hiểu bản chất, khái niệm quyết định hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành chính ta sẽ hiểu được một cách sâu sắc về vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước. NỘI DUNG 1. Khái niệm quyết định hành chính. Theo từ điển Tiếng việt “quyết định” là: định một cách chắc chắn với ý nhất định phải thực hiện. Vậy còn quyết định hành chính là gì ? Thuật ngữ quyết định hành chính không chỉ xuất hiện trong khoa học mà còn cả trong những quy định của luật thực định như: Luật khiếu nại, tố cáo; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm quyết định hành chính cũng như việc giới hạn nội hàm của khái niệm là điều rất cần thiết cho việc nghiên cứu và thực tiến hoạt động quản lí hành chính Nhà nước. Ta biết rằng, trong bộ máy nhà nước, hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở quyền hành pháp có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình Nhà nước thực hiện quyền lực của mình. Nhà nước quản lí xã hội, thực hiện quyền lực dựa vào một thứ công cụ rất “sắc bén” đó chính là pháp luật. Để đưa pháp luật – ý chí của Nhà nước vào đời sống thực tiễn, Nhà nước đã trao cho hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước nhiệm vụ thực hiện những hoạt động với mục đích thực hiện luật ( thi hành luật), nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực nhất. Chính vì thế, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là ra quyết định hành chính để đề ra những chủ trương, chính sách lớn, xây dựng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền hành pháp. Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với những nội dung phong phú và đa dạng tác động đến các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính. Như cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử cơ quan kiểm sát. Tuy nhiên những quyết định đó chỉ nhằm xây dựng ổn định chế độ công tác nội bộ cơ quan và khả năng trực tiếp tác động đến xã hội rất hạn chế. Vì vậy, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành chính thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ những cơ sở trên ta có thể đưa ra khái niệm sau: “ Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành theo một trình tự, dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước”. Có thể thấy, đây là một khái niệm diễn tả được đầy đủ bản chất của quyết định hành chính. Điều này được thể hiện: - Thứ nhất, quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật. Là một dạng của quyết định pháp luật do đó quyết định hành chính có những đặc điểm sau: + Tính quyền lực nhà nước: Tính chất này được thể hiện ở hình thức của quyết định, bởi chỉ có cơ quan nhà nước mới được ban hành các quyết định đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung. Đồng thời còn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định hành chính. Về nguyên tắc, tất cả các quyết định hành chính đều được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết. + Tính pháp lý: Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí nhà nước, nó tác động ngay đến cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Đồng thời làm xuất hiện quuy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật, làm phát sinh hoặc thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. - Thứ hai, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí của nhà nước khi thực hiện quyền lực của mình. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính là các chủ thể trong hệ thống các cơ quan hành chính thực hiện quyền lực nhà nước để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn… Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật. - Thứ ba, quyết định hành chính được tiến hành theo một trình tự, dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước. Quyết định hành chính có thể được thể hiện thông qua những hành vi của chủ thể quản lý hoặc dưới hình thức văn bản theo một trình tự pháp luật quy định. Tùy vào thực tiễn mà chủ thể có thể ban hành quyết định hành chính để đưa ra các chủ trương (quyết định chủ đạo), đặt ra các quy tắc xử sự (quyết định quy phạm) hay giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội (quyết định cá biệt). Và trên hết, việc ban hành ra quyết định hành chính để nhằm mục đích thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. 2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước. Có thể nói quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí hành chính. Quyết định hành chính giúp cho bộ máy Nhà nước nhất là bộ máy hành chính hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, các quyền của công dân được thực hiện trên thực tế. Quyết định hành chính cũng trực tiếp tạo ra những thay đổi chuyền biến của mọi mặt đời sống xã hội theo đúng mục đích yêu cầu của quản lí Nhà nước. Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu mà các chủ thể quản lí sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm vụ và chức năng quản lí như tổ chức, điều chỉnh, kế hoạch hóa, lãnh đạo, điều hành, tác nghiệp … Xuất phát từ khái niệm quyết định hành chính đã nêu ở trên, có thể thấy vai trò quan trọng nhất của quyết định hành chính là “nhằm đưa ra các chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các nguyên tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước”. Quyền lực Nhà nước nói chung gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mỗi quyền đó được nắm giữ và thực hiện chủ yếu bởi một nhóm cơ quan nhất định và hình thức thực hiện quyền lực cơ bản là ban hành các quyết định pháp luật. Theo đó vai trò chung nhất của quyết định hành chính đó là nhằm thực hiện quyền hành pháp. Mỗi loại quyết định hành chính được ban hành để thực hiện một mảng quyền lực Nhà nước, đó là quyền lực Nhà nước. Mặc dù khi thực hiện quyền hành pháp tức là thực hiện thi hành pháp luật, các cơ quan hành chính không chỉ có nhiệm vụ thi hành các quyết định của cơ quan quyền lực mà còn phải ban hành nhiều quyết định hành chính quy phạm. 2.1 Quyết định hành chính đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính: Mỗi cơ quan lập pháp chỉ có thể ban hành các quyết định tập trung vào việc điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định. Do đó không đủ điều kiện ban hành đầy đủ mọi quyết định điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Mặt khác cơ quan lập pháp không thể giải quyết tốt vấn đề chuyên môn đồng thời thực tế xã hội cần bởi thực tế xã hội luôn biến đổi không ngừng do vậy càn có sự nhanh nhạy của Nhà nước để tạo môi trường pháp lý thích hợp cho các quan hệ xã hội phát triển hay hạn chế những biểu hiệu tiêu cực trong cuộc đống, Điều này khó tìm thấy ở các hoạt động lập pháp nhưng lại dễ tìm thấy ở các hoạt động quản lý hành chính. Có những quyết định nhằm đưa ra những chủ trương chính sách, những giải pháp lớn về quản lý hành chính đối với cả nước, cả một vùng hay đối với một đơn vị hành chính nhất định. Có những quyết định có giá trị cụ thể hóa, chi tiết hóa các quyết định lập pháp, bởi các quyết định lập pháp thường ít nhiều mang tính chất khung tức là thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng. Ví dụ như Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức… Những quyết định pháp luật chi tiết để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần thiết hay có thể áp dụng một cách dễ dàng trên thực tế. Nói chung các quyết định của pháp luật và thực tiễn pháp lý hướng tới việc ban hành luật, pháp lệnh chi tiết. Bởi lẽ luật, pháp lệnh chi tiết có quá nhiều ưu điểm đáng kể, là đảm bảo tính dân chủ, kết quả của quá trình xây dựng pháp luật, giảm bớt sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa luật, pháp lệnh và văn bản có hiệu lực thấp hơn. Xóa dần thói quen chờ văn bản chi tiết mới thực hiện luật, pháp lệnh ngay cả khi luật pháp lệnh không thực sự cần văn bản chi tiết thi hành. Tránh nguy cơ cơ quan lập quy lấn át quyền lập pháp do số lượng các văn bản lập quy quá lớn ( các văn bản trực tiếp thi hành trên thực tế chủ yếu là các văn bản lập quy). Trong thực tiễn, rõ ràng lúc nào cũng có những quy định lập pháp chỉ điều chỉnh mức độ chung trong khi đó hành pháp cần cụ thể linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh hoạt động lập pháp bao giờ cũng tồn tại hoạt động lập quy để bảo đảm hài hòa giữ các nhu cầu ổn định, mềm dẻo, linh hoạt trong các quan hệ xã hội. 2.2 Quyết định hành chính điều tiết các vấn đề thực tiễn: Các văn bản pháp quy đưa ra các quy định còn các văn bản hành chính cá biệt thì biến quyết định thành hiện thực và cũng tạo cơ sở cho pháp luật được thi hành trong thực tế. Các văn bản này nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Có thể lấy một số ví dụ như, Điều 30,Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “ Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”. Như vậy, nếu cá nhân nào đó tham gia giao thông mà không thực hiện đúng quy định trên sẽ phải chịu một hình thức xử phạt vi phạm hành chính thông qua một văn bản hành chính cá biệt. 2.3 Quyết định hành chính góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển xã hội. Pháp luật là biểu hiện các hoạt động của các chính sách, pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện pháp cụ thể, rõ ràng, đó là các biện pháp gián tiếp thông qua việc tạo hành láng pháp lý. Mỗi một quan hệ pháp luật đêu chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi các quy phạm khác nhau như: quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán và cả quy phạm pháp luật. Trong số các quy phạm pháp luật điểu chỉnh các quan hệ đó phải kể đến vai trò của quyết định hành chính. Cũng như quy phạm pháp luật, một trong những đặc điểm của quyết định hành chính là tính cưỡng chế nhà nước. Chính vì nó được bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước cho nên so với các quy phạm khác, dường như nó mang một sức mạnh to lớn hơn, có sức ảnh hưởng rộng không chỉ tới một vụ việc, một chủ thể, một địa bàn nhỏ hẹp mà còn trong nhiều trường hợp với nhiều chủ thể khác nhau trong một khu vực hành chính hay trong cả nước. Nhờ đó mà việc quản lý xã hội đạt được hiệu quả to lớn. Trong thực tế, những quyết định này mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức cho nên trong những hoàn cảnh nhất định họ phải làm theo nhằm đưa ra các chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi xử sự theo mong muốn thiết lập trật tự xã hội ổn định. Mặt khác, các biện pháp chế tài của luật hành chính không chỉ mang tính chất trừng trị người vi phạm mà quan trong hơn nó có tác dụng giáo dục răn đe người vi phạm không lặp lại vi phạm đó đồng thời ngăn chặn những hành vi mới xảy ra. Chính nhờ đó mà trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. 2.4 Quyết định hành chính có vai trò trong việc tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy hành chính. Bộ máy hành chính là một bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước đồng thời có tính độc lập tương đối về tổ chức và hoạt động. Nó nhằm đảm bảo cho chức năng nhiệm vụ của bộ máy hành chính sự độc lập thể hiện trong các bộ phận tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy đó ở một giới hạn nhất định. Việc tổ chức và điều hành này không chỉ được thực hiện bằ các biện pháp tổ chức trực tiếp mà còn bằng việc ban hành các quyết định hành chính ấn định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan trong bộ máy đó. 3. Hướng hoàn thiện pháp luật. Như đã phân tích ở trên, có thể thấy quyết định hành chính có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Việc ban hành các quyết định hành chính đúng đắn, hợp lý sẽ giúp cho bộ máy hành chính được hoạt động nhịp nhàng, nhờ vậy mà quản lý các lĩnh vực xã hội được tốt hơn. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay nhiều cơ quan Nhà nước khi quyết định về một vấn đề nào đó thường không ra quyết định hành chính mà chỉ có công văn truyền đạt ý kiến thông báo mang tính chỉ đạo bắt buộc thi hành nên người dân lại không có cơ sở khởi kiện vì hình thức thể hiện không phải là quyết định hành chính. Do vậy, thiết nghĩ cần quy định mở rộng hơn khái niệm quyết định hành chính, các văn bản của cơ quan Nhà nước có đóng dấu quốc huy do người có thẩm quyền ký, đều được coi là quyết định hành chính. Bên cạnh đó, để phát huy vai trò của quyết định hành chính, cần quan tâm tới tính hợp pháp, hợp lý của nó, bởi rõ ràng quyền hành pháp luôn luôn bị giới hạn bởi quyền lập pháp, đồng thời chỉ có những văn bản phù hợp với điều kiện thực tế mới có thể phát huy tốt vai trò của nó. Ngoài ra, cần nâng cao kiến thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức bởi họ chính là những người trực tiếp áp dụng quy phạm pháp luật vào đời sống. Chỉ như vậy, quyết định hành chính mới có khả năng tác động tích cực đến quản lý hành chính nhà nước và toàn xã hội. KẾT LUẬN Có thể thấy, đây là một đề tài hay và thiết thực. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của các cơ quan hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Để thực hiện tốt chức năng của mình, trong quá trình hoạt động, cơ quan hành chính ban hành rất nhiều các quyết định hành chính. Đó chính là một trong những yếu tố giúp cơ quan hành chính có thể làm tốt vai trò cuả mình. Thông qua việc phân tích khái niệm quyết định hành chính, ta đã hiểu thêm được một cách sâu sắc những vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Trường Đại Học Luật Hà Nội,Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2008 2, Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại Hoc Quốc Gia, Hà Nội, 2005. 3, Học viện hành chính Quốc Gia, Giáo trình Luật Hành chính và tài phán hành chính, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. 4, Bùi Thị Đào, Luận án tiến sĩ luật học, Tính hợp pháp, hợp lý của quyết định hành chính, Hà Nội, 2008 5, Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI TẬP HỌC KỲ- Khái niệm và vai trò của quyết định hành chính.doc