Đề tài Khai thác kết cấu nguyên lý hoạt động của các loại máy nông nghiệp

Khác với truyền lực của máy nông nghiệp bánh bơm, ở máy nông nghiệp xích: Động cơ → khớp nối → hộp số → sau truyền lực trung tâm (4) → hai bộ phận chuyển hướng (14) của máy nông nghiệp xích, từ trục bị động của bộ phận chuyển hướng, mômen được truyền đến truyền lực cuối cùng (6) rồi đến bánh sau chủ động (15), bánh sau chủ động ăn khớp với mắt xích của dải xích (16) và đẩy cho máy kéo dịch chuyển trên đường ray vô tận do dải xích tạo nên.  Máy kéo thường chuyển động với tốc độ thấp, trên đất lầy, dễ xảy ra quá tải, nên hệ thống truyền lực có những đặc điểm riêng: . Chỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn. . Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng. . Trong trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối momen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối. . Có trục trích công suất.

pdf23 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 5838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác kết cấu nguyên lý hoạt động của các loại máy nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1 : LỜI MỞ ĐẦU...2 PHẦN 2 : NỘI DUNG .. 3 2.1 Khái quát về máy nông nghiệp3 2.1.1 Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp. 3 2.1.2 Phân loại máy nông nghiệp.3 2.2Kết cấu tổng quát máy nông nghiệp8 2.2.1 Động cơ9 2.2.2. Hệ thống truyền lực (HTTL)10 2.2.3 Bộ phận di động ...12 2.2.4 Hệ thống điều khiển .12 2.2.5 Thiết bị công tác ...12 2.3 Tìm hiểu về máy kéo ... 13 2.3.1 Khái quát về máy kéo ...13 a) Đặc điểm cấu tạo máy kéo .. b) Phân loại . 2.3.2 Cấu tạo của máy kéo .16 2.4 Hệ thống truyền lực trên máy nông nghiệp 17 2.4.1 Hệ thống truyền lực trên máy bánh hơi.. 17 2.4.2 Hệ thống truyền lực của máy kéo xích 20 2.5 Một số máy nông nghiệp thông dụng hiện nay .. 23 PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp hóa là một quá trình kinh tế. Trong quá trình này một bộ phận càng ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế với nhịp độ cao bảo đảm đạt tới tiến bộ về kinh tế xã hội. Hiện nay dưới tác động của cuộc khoa học và công nghệ và xu thế quốc tế hóa công nghiệp hóa là con đường tất yếu mà các nước đang phát triển phải trải qua để có thể đi nhanh, đuổi kịp các nước phát triển. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất mà con người phải dựa vào những quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra lương thực thực phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nước ta là một nước nông nghiệp, xuất khẩu gạo có uy tín . Vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết. Các hoạt động sản xuất ở nông thôn chủ yếu là lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu , do đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm rất thấp. Chính vì vậy, việc áp dụng máy móc vào sản xuất lao động hiện đang được thực hiện ở nước ta một cách phổ biến nhằm : giảm lao động của con người, nâng cao năng suất và hiệu quả. Hiện nay ở nước ta có rất nhiều máy móc được áp dụng vào nông nghiệp như: máy cày, máy bừa, máy kéo, máy thu hoạch, may trồng cây, mày cáy, máy xới đất Vì vậy tôi được sự tín nhiệm của thầy Khổng Văn Nguyên giao cho đề tài “Khai thác kết cấu nguyên lý hoạt động của các loại máy nông nghiệp”. PHẦN 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU ĐỀ TÀI 2.1 Khái quát về máy nông nghiệp 2.1.1 Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp - Thường là động cơ Diesel. - Công suất không lớn. - Có tốc độ quay trung bình, làm mát bằng nước. - Khởi động bằng tay hoặc động cơ phụ (động cơ xăng). - Hệ số dự trữ công suất lớn. Một số máy nông nghiệp sử dụng động cơ đốt trong: a) Máy cày b) Máy phay đất c) Máy gặt 2.1.2 Phân loại máy nông nghiệp - Theo công dụng: Thuộc nhóm này người ta lại phân thành ba loại chính là: Máy nông nghiệp có công dụng chung, máy nông nghiệp vạn năng và máy nông nghiệp chuyên dùng. + Máy nông nghiệp công dụng chung là các máy nông nghiệp đảm nhiệm các công việc chính trong sản xuất nông nghiệp như cày, bừa, gieo trồng. Máy gieo xạ + Máy nông nghiệp vạn năng là các máy nông nghiệp có thể hoàn thành nhiều dạng công việc khác nhau và có thể thích ứng với nhiều điều kiện sử dụng hơn so với máy nông nghiệp công dụng chung. Ngoài các công việc chính trong sản xuất nông lâm nghiệp, máy nông nghiệp vạn năng còn có thể hoàn thành các công việc như chăm sóc cây trồng, vận chuyển hàng hóa. Thuộc loại máy nông nghiệp này chúng có các đặc điểm kỹ thuật sau: Công suất động cơ từ 10÷100 mã lực, chiều cao gầm máy từ 600÷800 mm, bề rộng cơ sở của xe có thể điều chỉnh được để phù hợp với bề rộng các hàng cây. + Máy nông nghiệp chuyên dùng là các những máy nông nghiệp có kết cấu đặc biệt để thực hiện một loại công việc nhất định hoặc sử dụng trong điều kiện đặc biệt Ví dụ như: máy nông nghiệp dùng để thu hoạch bông, máy nông nghiệp thu hoạch lúa, máy có khung cân bằng dùng trong đồi dốc v.v - Theo cấu trúc bộ phận di động: máy nông nghiệp bánh hơi và máy nông nghiệp bánh xích + Máy nông nghiệp bánh. Bộ phận di động là bánh xe, có thể có hai bánh, ba bánh hoặc 4 bánh, bánh có thể là bánh sắt hoặc bánh lốp. Hiện nay máy nông nghiệpbánh lốp được sử dụng khá phổ biến do khả năng cơ động và sự chuyển động êm dịu của chúng, máy bánh sắt chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi cần tăng khả năng kéo bám hoặc bánh xe vừa làm nhiệm vụ của bộ phận di động vừa làm nhiệm vụ của bộ phận làm đất như bánh lồng. + Máy nông nghiệp bánh xích. Đặc điểm chung của loại này là giảm được áp lực riêng trên đất và có khả năng bám tốt, tuy nhiên kết cấu hệ thống di động phức tạp, giá thành cao. Máy nông nghiệp xích thường được sử dụng để hoàn thành các công việc cần lực kéo lớn như: san ủi, cày bừa trên đất độ ẩm cao, nhổ và ủi gốc cây v.v + Máy nông nghiệp bánh nửa xích. Loại máy này được thiết kế trên cơ sở của máy nông nghiệp bánh, thường người ta lắp thêm các dải xích bao quanh các bánh xe để tăng khả năng bám với mặt đường. Hình 3.1. Hình dạng chung của máy nông nghiệp a) Máy nông nghiệp bánh bơm; b) Máy nông nghiệp bánh xích. - Theo loại động cơ dùng trên máy nông nghiệp: Dựa theo loại động cơ sử dụng, người ta chia máy nông nghiệp ra thành ba loại: + Máy nông nghiệp dùng động cơ Diesel: được sử dụng phổ biến hơn cả do tính kinh tế và tính tiết kiệm của động cơ Diesel. + Máy nông nghiệp dùng động cơ xăng: được dùng chủ yếu trên các máy nông nghiệp công suất nhỏ, máy nông nghiệp làm vườn v.v vì nó có kết cấu nhỏ gọn, nhẹ. + Máy nông nghiệp dùng động cơ điện: loại máy nông nghiệp này sử dụng động cơ điện với nguồn điện lưới có tính kinh tế cao và dễ thực hiện tự động hóa, nhưng đòi hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng cơ sở, nên hiện này vẫn chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế. a. Động cơ Diesel a. Động cơ Diesel c. Động cơ xăng Hình 2.2. Các loại động cơ dùng trên máy nông nghiệp 2.2 Kết cấu tổng quát máy nông nghiệp - Các bộ phận và hệ thống chính của máy nông nghiệp gồm 5 phần: + Động cơ + Hệ thống truyền lực + Bộ phận di động: để máy có thể tựa trên mặt đất và di chuyển. + Hệ thống điều khiển + Thiết bị công tác 2.2.1 Động cơ - Là nguồn động lực trên máy nông nghiệp. Hiện nay động cơ đốt trong dùng nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu khí được sử dụng chủ yếu trên ôtô, máy kéo. Động cơ là một bộ phận quan trọng của máy nông nghiệp dùng để tạo ra nguồn năng lượng cho xe hoạt động và có thể truyền một phần hoặc toàn bộ công suất của động cơ đến bộ phận làm việc của máy công tác liên kết với chúng. 2.2.2. Hệ thống truyền lực (HTTL) * Công dụng: - Là tổ hợp của một loạt các cơ cấu và hệ thống nhằm truyền mômen quay từ trục khuỷu động cơ đến bánh chủ động của máy nông nghiệp. - Biến đổi về trị số và chiều của mômen quay truyền, cho phép máy kéo dừng tại chỗ lâu dài mà động cơ vẫn làm việc - Trích một phần công suất của động cơ để truyền đến bộ phận làm việc của máy công tác. * Phân loại: - Theo đặc điểm cấu tạo của máy nông nghiệp: hệ thống truyền lực của máy kéo có thể có một hai hay nhiều cầu chủ động. Cầu chủ động là tổ hợp của các cụm máy và cơ cấu cho phép các bánh chủ động quay với tốc độ khác nhau để bảo đảm các bánh lăn êm dịu trên mặt đường không bằng phẳng hay khi đi vào đường vòng, nó còn làm tăng tỷ số truyền chung cho hệ thống truyền lực và liên kết bánh xe với khung máy. Truyền lực Cacđăng dùng để truyền mômen từ hộp số hay hộp phân phối đến các cầu chủ động của máy nông nghiệp, hoặc từ truyền lực chính đến các bánh xe chủ động trên cùng một cầu khi các bánh xe treo độc lập với nhau. Truyền lực cacđăng cho phép các trục của các bộ phận máy được truyền động không nằm trong cùng một mặt phẳng và có thể dịch chuyển tương đối với nhau trong một giới hạn nhất định. - Theo loại máy nông nghiệp: + Hệ thống truyền lực của máy nông nghiệp bánh bơm. Có đặc điểm sau:  Momen truyền từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn.  Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng.  Có trục trích công suất.  + Hệ thống truyền lực của máy nông nghiệp bánh xích. Có đặc điểm: khi thay đổi tốc độ lăn của dải xích, cho phép máy kéo chuyển động đường cong và quay vòng tại chỗ. 2.2.3. Bộ phận di động - Là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường hoặc mặt đất, nó có cấu tạo gồm các bánh xe với lốp đàn hồi hay các chi tiết trong cụm dải xích. - Nhận mômen chủ động từ động cơ qua hệ thống truyền lực và biến mômen chủ động thành lực kéo tiếp tuyến hay còn gọi là lực chủ động để làm máy kéo chuyển động. 2.2.4. Hệ thống điều khiển - Gồm một loạt các cơ cấu và hệ thống nhằm điều khiển máy nông nghiệp theo các hướng và chiều cần thiết, bao gồm: hệ thống lái, hệ thống phanh, trang bị điện và các trang bị làm việc khác. Các hệ thống này dùng để điều khiển máy kéo và các cơ cấu khác đồng thời giúp máy nông nghiệp chuyển động ổn định không trượt lê sang trái hay phải. Ngoài ra hệ thống điều khiển còn cho phép máy nông nghiệp giảm tốc độ chuyển động hoặc dừng lại nhanh chóng khi gặp sự cố khẩn cấp. + Trang bị điện: là tổ hợp của hàng loạt bộ phận, thiết bị điện nhằm đảm bảo giúp cho máy nông nghiệp làm việc ổn định, tin cậy, tăng tính tiện nghi, thuận lợi cho người lái, hành khách và an toàn lao động. + Trang bị làm việc: là tổ hợp của nhiều thiết bị, bộ phận giúp cho máy nông nghiệp thực hiện các công việc một cách thuận tiện và đạt hiệu quả cao. 2.2.5. Thiết bị công tác - Bao gồm hệ thống treo (hay còn gọi là hệ thống giảm xóc), trục thu công suất, puli truyền động và bộ phận nóc. + Hệ thống treo (hay còn gọi là hệ thống giảm xóc) là tổ hợp của một số các chi tiết và phần tử đàn hồi, liên kết giữa bộ phận di động với khung xe, nhằm giúp cho khung xe được êm dịu trong khi bộ phận di động luôn chịu tác động của các lực va đập do mấp mô mặt đường khi chuyển động 2.3. Tìm hiểu về máy kéo 2.3.1 Khái quát về máy kéo Máy kéo là một loại máy nhờ nguồn động lực để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp, xây dựng v.v. Máy kéo sử dụng động cơ Diezel đặc biệt, trong cơ cấu phân phối khí không có Jiclo làm đậm a) Đặc điểm cấu tạo máy kéo: 1. Động cơ Diesel - 1 xi lanh, làm mát bằng nước; Số vòng quay 2200 v/ph Công suất 18 mã lực 2. Truyền động Số tay: 6 số tiến và hai số lùi 3. Hệ thông lái: Trục vít – con lăn 4. Lốp xe: Trước/sau: 5-15/9,0-16 5. Kích thước Chiều dài tổng thể (từ bánh trước đến càng thủy lực): 2150 mm Chiều rộng: 1230 mm Chiều cao (từ nền đến vô lăng): 1430 mm Chiều dài cơ sở: 1450 mm 6. Khối lượng: Khối lượng tổng: 820 kg 7. Đặc tính Bán kính quay vòng nhỏ nhất : 2,150m Tốc độ tối đa: 25,7km/h Tốc độ chậm nhất: 2,3km/h b) Phân loại: Dựa vào công dụng, máy kéo nông nghiệp được phân thành 3 nhóm: - Nhóm máy kéo công dụng chung: Được liên hợp với các máy nông nghiệp khác để làm đất (cày, phay, bừa, lồng,.. ) và các công việc nặng nhọc khác. Loại máy kéo này thường có có công suất động cơ lớn và khả năng bám đất tốt, nhờ vậy tăng được lực kéo khá lớn. Chiều cao gầm máy ở những loại máy kéo này nhỏ, không vượt quá 360 mm. - Nhóm máy kéo chăm sóc vạn năng: Dùng để cơ giới hóa các công việc chăm sóc giữa hàng cây và để thực hiện nhiều công việc nông nghiệp khác. Lực kéo ở những loại máy kéo này nhỏ hơn ở loại máy kéo công dụng chung, nhưng lại. có chiều cao gầm máy khá lớn, loại máy kéo này thường có nhiều cấp số truyền công tác và khoảng cách giữa hai bánh có thể thay đổi tương ứng để phù hợp cho mỗi loại cây trồng khác nhau trong thực tế sản xuất nông nghiệp. - Nhóm máy kéo chuyên dùng: Được tạo trên cơ sở các máy kéo chăm sóc vạn năng hoặc công dụng chung, nhưng sử dụng có hạn chế hơn và có điểm khác chủ yếu là ở cấu trúc phần di động. Ví dụ máy kéo chuyên dùng để cơ giới hóa trồng bông chỉ có một bánh trước và hai bánh sau; máy kéo làm việc trên đồi dốc được cấu trúc thích ứng để làm việc trên những vùng mấp mô và trên đất có độ dốc 160 trở lên. Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, phổ biến sử dụng loại máy kéo công dụng chung. Tùy thuộc vào cấu trúc, phần di động, máy kéo được phân thành máy kéo bánh xích và máy kéo bánh hơi. - Máy kéo bánh xích: Do dải xích có bề mặt tiếp xúc với đất lớn, cho nên có độ bám đất tốt, mức độ nén đất và làm vụn đất không đáng kể. Loại máy kéo này có đặc tính kéo cao và khả năng vượt chướng ngại vật tốt Loại máy kéo này thường được sử dụng để san ủi đất, cày ở những vùng có nhiều đá sỏi, đất cứng, ruộng có nền yếu,và nhiều công việc nặng nhọc khác. - Máy kéo bánh hơi: Nhẹ hơn máy kéo xích cùng công suất, dùng vạn năng hơn (có thể làm việc trên đồng hoặc dùng để vận chuyển), nhưng khả năng bám đất kém hơn, cho nên lực kéo nhỏ hơn máy kéo bánh xích cùng công suất. Máy kéo bánh hơi có 2 loại: + Loại 2 bánh; + Loại 4 bánh. Ở nước ta hiện nay loại máy kéo 4 bánh được sử dụng nhiều ở 2 dải công suất: 45 – 80 Hp và 18 – 35 Hp Hình 2.3: Máy kéo 4 bánh Bông sen 20 – Cơ khí Hà tây Hình 2.4: Máy kéo 2 bánh 2.3.2 Cấu tạo của máy kéo Các bộ phận chính của máy kéo gồm 5 phần: - Động cơ: Tạo nên mômen quay để truyền cho phần truyền lực máy kéo. - Bộ phận truyền lực: Dùng để dẫn mômen quay của động cơ đến các bánh chủ động hoặc bánh sao chủ động của máy kéo. Bộ phận truyền lực, bao gồm: li hợp, hộp số và các cơ cấu của cầu sau, bộ phận truyền lực trung gian và truyền lực cuối cùng, li hợp chuyển hướng của máy kéo xích và bộ vi sai của máy kéo bánh. - Bộ phận di động: Để máy kéo được tựa nên mặt đất và di chuyển; - Cơ cấu điều khiển (hệ thống lái): Để điều khiển máy kéo và các cơ cấu của nó - Thiết bị công tác: Bao gồm: hệ thống treo thủy lực, trục thu công suất, puli truyền động và bộ phận móc 2.4. Hệ thống truyền lực trên máy nông nghiệp 2.4.1 Hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh hơi 1. Động cơ 2. Ly hợp 3. Hộp số 4, 11. Truyền lực chính 5, 12. Bộ vi sai 6, 13. Truyền lực cuối cùng 7, 14. Bánh xe chủ động 8, 10. Truyền lực cácđăng 9. Hộp số phân phối Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống truyền lực máy kéo bánh bơm a) Có các bánh chủ động phía sau ; b) Có các bánh chủ động phía sau và phía trước Nguyên lý : Trên máy kéo bánh hơi, momen quay được truyền từ động cơ 1 đến bánh xe chủ động 7 qua ly hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, bộ vi sai 5 và truyền lực cuối cùng 6 (hình a). Để tăng lực kéo và khả năng di chuyển trên đất lầy lội, có thể bố trí cả bánh trước và bánh sau là bánh chủ động. Trong trường hợp này cần có hộp xố phân phối 9 để chia momen cho các bánh sau và các bánh trước (hình b) qua truyền lực cac đăng 8 và 10, truyền lực chính 4,11, bộ vi sai 5, 12 và truyền lực cuối cùng 6,13. - Đối với máy nông nghiệp, do tính chất công việc mà máy nông nghiệp phải hoàn thành, người lái ngoài việc phải quan sát phía trước xe, trong quá trình làm việc còn phải theo dõi sự làm việc của các máy công tác thường mắc phía sau máy kéo, nên ở máy kéo buồng lái được bố trí ở phía sau, chính vì vậy động cơ máy kéo thường được bố trí ở phía trước. Bố trí hệ thống truyền lực Ở máy nông nghiệp, do người lái thường ngồi phía sau để quan sát sự làm việc của các máy công tác đi theo máy kéo, nên khớp nối 2 thường được bố trí giữa ly hợp 1 và hộp số 3, bố trí như vậy sẽ giúp cho hộp số máy nông nghiệp được đặt ngay phía dưới buồng lái, nhờ đó cấu tạo cơ cấu điều khiển hộp số đơn giản và thuận tiện khi điều khiển. Ngoài ra vì máy nông nghiệp cần lực kéo lớn, nên trong hệ thống truyền lực thường có truyền lực cuối cùng 6 để làm tăng tỷ số truyền chung cho hệ thống truyền lực. a) Máy kéo bánh cầu sau chủ động; b) Máy kéo bánh hai cầu chủ động Hình 2.4. Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực của máy kéo bánh bơm 1- Ly hợp; 2- Khớp nối; 3- Hộp số; 4,11- Truyền lực chính; 5, 12- Vi sai; 6- Truyền lực cuối cùng; 7- Bán trục; 8- Cầu sau; 9- Hộp phân phối; 10- Truyền lực cacđăng; 13-Bộ truyền bánh răng nón; 14 Bộ phận chuyển hướng; 15- Bánh sau chủ động; 16- Dải xích + Đối với máy nông nghiệp một cầu chủ động (hình 2.3a): Thông thường người ta thiết kế cho cầu sau là cầu chủ động vì đặc điểm làm việc của máy kéo là cần lực kéo lớn ở móc, do đó các chi tiết của hệ thống truyền lực và của cầu sau có kích thước và khối lượng lớn, trọng lượng của máy nông nghiệp thường phân bố lui về phía sau. Cách bố trí như vậy làm tăng khả năng kéo bám của máy nông nghiệp. Ngoài ra trong quá trình làm việc, lực cản của máy công tác còn có tác dụng làm tăng thêm phản lực pháp tuyến tác động lên các bánh sau của máy nông nghiệp. Do đó khi bố trí cầu sau là cầu chủ động sẽ làm tăng thêm một phần trọng lượng bám nghĩa là tăng thêm lực chủ động cho máy kéo. + Đối với máy nông nghiệp hai cầu chủ động (hình 2.3b): Để tăng khả năng kéo bám của máy nông nghiệp. Khi đó trong hệ thống truyền lực của máy nông nghiệp thường có thêm hộp phân phối hay hộp số phụ 9. Để tránh sinh ra tuần hoàn công suất khi tốc độ của hai cầu không tương thích với nhau, trong hộp phân phối thường có lắp cơ cấu vi sai hoặc khớp ma sát (khớp một chiều) tự động gài và ngắt cầu trước khi độ trượt quay của cầu chủ động sau lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị cho phép. Máy nông nghiệp hai cầu chủ động sử dụng có hiệu quả ở những vùng đất thiếu bám, đất độ ẩm cao hay trong điều kiện đồi dốc, khi sử dụng hai cầu chủ động, máy nông nghiệp bánh thường có đường kính các bánh trước và sau bằng nhau. Nguyên lý hoạt động Đối với máy nông nghiệp bánh bơm, mômen từ động cơ truyền qua ly hợp 1 đến khớp nối 2, qua hộp số 3 tới truyền lực chính 4, hộp vi sai 5, tới hai bán trục làm quay cặp bánh răng truyền lực cuối cùng 6 và cuối cùng làm quay bánh chủ động. Ở máy kéo hai cầu chủ động từ hộp số 3 một phần công suất của động cơ theo hộp phân phối 9 truyền tới truyền lực chính 11 của cầu trước, qua hộp vi sai 12 tới bán trục và tới các cặp bánh răng nón của truyền lực cuối cùng 13 để làm quay các bánh xe chủ động của cầu trước. 2.4.2 Hệ thống truyền lực của máy kéo bánh xích 1. Động cơ 2. Ly hợp 3. Hộp số 4. Truyền lực chính 5. Cơ cấu quay vòng 6. Truyền lực cuối cùng 7. Các bánh sau chủ động 8. Xích Hình 2.5. Hệ thống truyền lực trên xe bánh xích (cơ cấu quay vòng đặt sau truyền lực chính) Nguyên lý ; Trong hệ thống truyền lực của máy kéo xích, momen quay từ động cơ 1 được truyền qua ly hợp 2, hộp số 3, truyền lực chính 4, đến cơ cấu bánh sau để quay dải xích 8. Cơ cấu quay vòng 5 cho phép thay đổi tốc độ lăn của các dải xích. Khi giảm tốc độ lăn của một trong hai dải xích, máy kéo sẽ quay vòng về phía dải xích đó. Nếu chênh lệch tốc độ của hai dải xích càng lớn , thì góc quay vòng càng nhỏ và nó quay vòng tạo chỗ khi có một dải xích đứng yên. . Hình 2.6 trình bày sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực của máy nông nghiệp xích kiểu một dòng công suất. Hình 2.6. Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực của máy kéo bánh xích Khác với truyền lực của máy nông nghiệp bánh bơm, ở máy nông nghiệp xích: Động cơ → khớp nối → hộp số → sau truyền lực trung tâm (4) → hai bộ phận chuyển hướng (14) của máy nông nghiệp xích, từ trục bị động của bộ phận chuyển hướng, mômen được truyền đến truyền lực cuối cùng (6) rồi đến bánh sau chủ động (15), bánh sau chủ động ăn khớp với mắt xích của dải xích (16) và đẩy cho máy kéo dịch chuyển trên đường ray vô tận do dải xích tạo nên.  Máy kéo thường chuyển động với tốc độ thấp, trên đất lầy, dễ xảy ra quá tải, nên hệ thống truyền lực có những đặc điểm riêng: . Chỉ số truyền momen từ động cơ đến bánh xe chủ động lớn. . Nhất thiết phải bố trí truyền lực cuối cùng. . Trong trường hợp bánh trước và bánh sau đều là bánh xe chủ động, phân phối momen ra bánh sau có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối. . Có trục trích công suất. 2.5 Một số máy nông nghiệp thông dụng hiện nay : a) Máy cấy lúa b) Máy thu hoạch lạc c) Máy thu hoạch mía d) Máy thu hoạch ngô e) Máy thu hoạch lúa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieuluanmaynongnghiep_1468.pdf