CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1Lý do chọn đề tài
1.2Mục tiêu nghiên cứu
1.3Phạm vi nghiên cứu
1.4Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại cổ phần.
2.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
2.3 Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)
3.1 Thông tin chung về ABBANK
3.2 ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
3.3 Quan hệ của ABBANK với các tổ chức khác
3.4 Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt được
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ ĐỒNG ĐÔ LA MỸ ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA ABBANK CẦN THƠ
4.1 Biến động của tỷ giá USD/VND
4.2 Biến động của hoạt động huy động vốn của ABBANK Cần Thơ
4.3 Phân tích sự ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND đối với hoạt động huy động vốn của ABBANK Cần Thơ
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Đánh giá
5.2 Giải pháp
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
6.2 Kiến nghị
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.
2.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trưc tiếp cho ngân hàng
nhưng nó là hoạt động rất quan trọng. Không có hoạt động huy động vốn xem như
khônng có hoạt động của ngân hàng thương mại. Như đã trình bày ở trên, một ngân
hàng thương mại khi được cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định. Tuy
nhiên, vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc
thiết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các
hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn
phục vụ cho các hoạt động này, ngân hàng phải hu động vốn từ khách hàng. Do vậy,
hoạt động huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối
với khách hàng.
Đối với ngân hàng thƣơng mại
Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực
hiẹn các hoạt động kinh doanh khác. Không có hoạt động huy động vốn, ngân hàng
thương mại sẽ không có đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác,
thông qua hoạt động huy động vốn ngân hàng thương mại có thể đo lường được uy
tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, ngân hàng
thương mại có biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ
vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói hoạt động huy động vốn góp
phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
Đối với khách hàng
Hoạt động huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng
mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, hoạt động
huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của
họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác,
hoạt động huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cấp trữ
và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng, hoạt động huy động vốn giúp cho
khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch
vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản
xuất, kinh doanh hoặc cần tiền tiêu dùng.
2.2.3 Các hình thức huy động vốn
Theo nghị định 49/2000/NĐ – CP ngày 12/09/2000 của chính phủ về tổ chức
và hoạt động của NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật các tổ chức tín dụng,
NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các
hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của các tổ chức, các nhân trong nước và nước ngoài khi được
Thống đốc ngân hàng nhà nước chấp nhận.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 6
Vay vốn của tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín
dụng nước ngoài.
Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn
Nhìn chung, chúng ta nhận thấy có hai nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Đó là: nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan: là những nhân tố bên ngoài và nằm ngoài tầm kiểm
soát của ngân hàng. Đối với nhóm nhân tố này, ngân hàng cần thích ứng một
cách tốt nhất với các nhân tố này nếu muốn phát triển tốt. Nó bao gồm: chính
trị văn hóa, pháp luật, công nghệ và môi trường kinh tế. Chẳng han như: sự
biến động của tỷ giá các đồng tiền mạnh trong nền kinh tế thế giới,…
Nhân tố chủ quan: bao gồm các nhân tố bên trong và nằm trong tầm kiểm
soát của ngân hàng. Chiến lược đối với nhóm nhân tố này là cần phải xác
định và phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu mà ngân hàng đang có.
Nhóm nhân tố này bao gồm: giá cho các dịch vụ của ngân hàng, con
người,chi nhánh, dịch vụ và quy trình.
2.3 Tỷ giá hối đoái và thị trƣờng ngoại hối
2.3.1 Thị trƣờng ngoại hối
Thị trường ngoại hối là một hệ thống bao gồm: các ngân hàng thương mại,
ngân hàng trung ương và các nhà môi giới mà thông qua đó các cá nhân, doanh
nghiệp hay chính phủ mua bán ngoại tệ.
2.3.2 Tỷ giá hối đoái (hối suất)
Định nghĩa
Tỷ giá hối đoái của nhiều định nghĩa khác nhau.
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia.
Ngoài ra, chúng ta cũng có định nghĩa: tỷ giá hối đoái là giá cả của các loại
ngoại tệ một nước nhất định được thể hiện như giá cả của các loại hàng hóa
và dịch vụ khác trên nước đó – được biểu thị qua giá trị của đồng bản tệ.
Như vậy, tỷ giá hối đoái là lượng tiền của một nước khác mà dân nước này có
thể nhận được khi đổi một lượng tiền tệ của chính mình.
Nói một cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này
được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác, là hệ số quy đổi của một
đồng tiền này sang đồng tiền khác được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị
trường tiền tệ.
Ví dụ: 1 USD = 15.913 VND
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 7
Tuy nhiên, chúng ta có thể định nghĩa dễ hiểu hơn là: tỷ giá hối đoái là giá thị
trường của một đồng tiền tính bằng một đồng tiền khác, là thành phần căn bản của thị
trường ngoại hối.
Do tỷ giá hối đoái có liên quan đến hai đồng tiền nên các nhà kinh tế thường gọi
là tỷ giá hối đoái song phương.
Các loại tỷ giá hối đoái
Tỷ giá chính thức: Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của
mỗi nước công bố, tỷ giá này có tác dụng là cơ sở để hình thành các tỷ giá
trên thị trường và là công cụ để điều hành mạnh mẽ các hoạt động của nền
kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.
Tỷ giá thị trƣờng: Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành do cân bằng cung
cầu trên thị trường hối đoái hay trên thị trường liên ngân hàng.
Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày
trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền
được biểu hiện thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức
mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá thực: Tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan
giá cả trong nước và nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng hay
giảm không nhất thiết đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh
thương mại quốc tế. Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc
thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề được quan tâm.
Tỷ giá kinh doanh:
Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá mua bán ngoại tệ của ngân hàng mà trong đó ngoại
tệ được thực hiện dưới dạng tiền mặt.
Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại tệ không dùng tiền mặt mà
bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá chuyển khoản luôn luôn cao hơn tỷ
giá tiền mặt.
Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá giao dịch ngoại hối đầu tiên trong ngày giao dịch.
Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá giao dịch cuối cùng trong ngày ( tỷ giá đóng cửa
của ngày hôm nay không phải là tỷ giá mở của ngày mai).
Tỷ giá hối đoái hữu hiệu: đo lường giá trị bình quân của một đồng tiền nào
đó so với một nhóm đồng tiền khác.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 8
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH (ABBANK)
Đây là chương giới thiệu tổng quan về ABBANK và ABBANK chi nhánh Cần
Thơ và tình hình hoạt động của ABBANK. Chương này giúp cho chúng ta hiểu được
sơ lược về ABBANK; lịch sử thành lập, cơ cấu tổ chức và mạng lưới của ABBANK
và cũng giúp ta hiểu được sơ lược tình hình hoạt động của hội sở ABBANK và
ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ. Việc này rất có ích cho việc khảo sát sự ảnh hưởng
của giá trị đồng đôla đến tình hình huy động vốn của ABBANK – Chi nhánh Cần
Thơ sau này.
3.1 Thông tin chung về ABBANK
3.1.1 Giới thiệu về ABBANK
Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (gọi tắt là “ABBANK”) là một ngân
hàng thương mại cổ phần Việt Nam. ABBANK được thành lập và đăng ký hoạt động
tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
ABBANK đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp giấy phép
hoạt động Ngân hàng số 00311/NH-GP ngày 15 tháng 4 năm 1993, có hiệu lực từ
ngày 18 tháng 9 năm 1997 trong thời hạn 20 năm. Theo Quyết định chấp thuận số
1333 ngày 07 tháng 09 năm 2005 của NHNN Việt Nam, ABBANK đã được phép
chuyển từ ngân hàng cổ phần nông thôn thành ngan hàng thương mại cổ phần đô thị.
Do đó, ABBANK được phép tiến hành đầy đủ các hoạt động ngân hàng. Bao gồm:
hoạt động huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức
và các nhân khác nhau; hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ
chức và cá nhân khác nhau dựa vào tính chất và năng lực nguồn vốn của ngân hàng;
tiến hành các giao dịch ngoại hối, các dịch vụhỗ trợ thương mại quốc tế, chiết khấu
thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Ngoài ra, ABBANK còn cung cấp các
dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng với nhau và các hoạt động ngân hàng khác khi
NHNN cho phép.
3.1.2 ABBANK – Các mốc son phát triển
Năm 1993
ABBANK được thành lập vào tháng 4 năm 1993 với vốn điều lệ 1 tỷ. Trụ sở
đặt tại 138 Hùng Vương, Thị trấn An Lạc, Huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Năm 2002
Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát
triển cũng như mong muốn ngày càng phát triển. Vào tháng 3 năm 2002, ABBANK
tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành
kinh doanh ngân hàng Thương mại và ngân hàng Đầu tư.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 9
Năm 2005
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của
ABBANK
Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC), Tổng công
ty Xuất nhập Hà Nội (GELEXIMCO).
Năm 2006
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, khai trương ABBANK Đà Nẵng.
Ngày 07 tháng 11 năm 2006, ABBANK đã phát hành thành công 1000 tỷ trái
phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina
Capital.
Ngày 14 và 16 tháng 11 năm 2006, khai trương ABBANK Đinh Tiên Hoàng
và ABBANK Trần Khát Chân.
Ngày 06 tháng 12 năm 2006, ký hợp đồng triển khai core banking solutions
với Temenos và khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội.
Vốn điều lệ tăng từ 165 tỷ VND vào đầu năm 2006 lên 1.131 tỷ VND vào
cuối năm 2006.
Năm 2007
Tháng 1 năm 2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát
hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á.
Tháng 3 năm 2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với
AGRIBANK.
Tháng 4 năm 2007, ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán
PAYNET.
Tháng 5 năm 2007, ABBANK được Ban tổ chức Hội chợ Tài chính – Ngân
hàng – Bảo hiểm Banking Expo 2007 trao giải thưởng Quả cầu vàng – the
Best Banker cho ngân hàng “ phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công
nghệ cao”.
Tháng 11 năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.300 tỷ VND.
Tháng 12 năm 2007, ABBANK đã nâng cao số lượng điểm giao dịch lên tới
53 điểm và trên 20 tỉnh thành trong cả nước.
3.1.3 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự
Sơ đồ tổ chức: hình 1 (phụ lục)
Cơ cấu nhân sự
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ABBANK đã có 908 nhân viên. Trong đó, bộ
máy điều hành gồm có:
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 10
Hội đồng quản trị
Tên Chức vụ Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm
Ông Vũ Văn Tiền Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 22 tháng 03 năm 2005
Ông Nguyễn Hùng Mạnh Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Đào Văn Hưng Phó chủ tịch Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Dương Quang Thành Thành viên Bổ nhiệm ngày 03 tháng 08 năm 2005
Ông Nguyễn Xuân Sơn Thành viên Bổ nhiệm ngày 02 tháng 02 năm 2007
Ban giám đốc
Tên Chức vụ Ngày đƣợc bổ nhiệm/ miễn nhiệm
Ông Lưu Đức Khánh Tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 19 tháng 01 năm 2007
Ông Nguyễn Công Cảnh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 12 tháng 04 năm 2002
Bà Trần Thanh Hoa Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 27 tháng 02 năm 2007
Ông Phạm Quốc Thanh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007
Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 04 năm 2007
Ông Nguyễn Hoài Anh Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 01 tháng 05 năm 2007
Ban kiểm soát
Tên Chức vụ
Ông Hoàng Kim Thuận Trưởng ban
Ông Võ Hồng Lĩnh Thành viên
Ông Đào Mạnh Kháng Thành viên
3.1.4 Mạng lƣới ABBANK
Mạng lưới của ngân hàng phân bổ rộng khắp trên phạm vi toàn lãnh thổ nước
Việt Nam. Hiện nay, mạng lưới của ABBANK đã có 54 điểm giao dịch gồm chi
nhánh và phòng giao dịch phủ sóng trên 21 tỉnh thành trong cả nước.
Hội sở
78 – 80 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại (ĐT): (84-08) 9300 797
Website: www.abbank.vn
Fax: (84-08) 9300 798
Email: info@abbank.vn
3.2 ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
3.2.1 Sơ lƣợc sự thành lập và hoạt động
ABBANK Cần Thơ được thành lập vào ngày 07 tháng 03 năm 2006. Đây là chi
nhánh cấp một của ABBANK tại tỉnh Cần Thơ. ABBANK Cần Thơ có trụ sở đặt tại:
số 02, Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Đến
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 11
ngày 07 tháng 04 năm 2007, ABBANK Cần Thơ chính thức di dời về địa điểm mới:
74 – 76 Hùng Vương, Phường Thới Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
ABBANK Cần Thơ hoạt động theo quy định chung của NHNN và hội sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ABBANK Cần Thơ quản lý 5 phòng giao dịch
của ABBANK là: ABBANK An Nghiệp (thành lập 03/2006), ABBANK Vĩnh Long
(thành lập 05/2006), ABBANK Long Xuyên (thành lập 06/2007), ABBANK Cao
Lãnh (thành lập 06/2007) và ABBANK Rạch Giá (thành lập 11/2007).
3.2.2 Sơ đồ tổ chức và cơ cấu nhân sự
Sơ đồ tổ chức: hình 2 (phụ lục)
Cơ cấu nhân sự
Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ABBANK Cần Thơ đã có 114 nhân viên.
Trong đó, bộ máy điều hành gồm có:
Ban giám đốc
Tên Chức vụ
Bà Phạm Hoàng Thúy Giám đốc
Ông Võ Minh Nguyên Phó giám đốc
Ông Nguyễn Thanh Thống Phó giám đốc
Ông Lý Tài Hưng Phó giám đốc
Các phòng ban
Tên Chức vụ
Bà Lê Thủy Tiên Trưởng phòng Kế toàn
Ông Nguyễn Khắc Trọng Trưởng phòng Quan hệ khách hàng
Bà Hồ Thị Cúc Trưởng phòng Ngân quỹ
Bà Trần Ngọc Thúy Hằng Trưởng phòng Hành chánh - Nhân sự
Ông Châu Kim Nghĩa Trưởng phòng Quản lý rủi ro
3.3 Quan hệ của ABBANK với các tổ chức khác
Mối quan hệ của ABBANK với các cổ đông và đối tác chiến lược như: Tổng
công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty dầu
khí (PVFC) và Công ty chúng khoán An Bình (ABS) ngày càng phát triển tốt đẹp và
đem lại nhiều thành công trong kinh doanh
3.3.1 Hợp tác với ABS
ABBANK là một trong các cổ đông thành lập của công ty chứng khoán An
Bình (ABS). Trong thời gian qua, ABBANK đã góp vốn hàng tỷ đồng vào ABS,
cung ứng khoản tín dụng hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời, mở chung nhiều điểm giao
dịch, nơi các khách hàng của ABS được nhân viên của ABBANK cung cấp dịch vụ
thu chi tiền giao dịch chúng khoán và các hoạt động thanh toán khác. Mô hình phục
vụ chung ABBANK – ABS đã được khách hàng đánh giá cao và khen ngợi vì thuận
lợi và thời gian phục vụ nhanh.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 12
3.3.2 Hợp tác với EVN
Việc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành đối tác chiến lược của
ABBANK không những mang lại giá trị hình ảnh cho ABBANK mà còn mang đến
cho ABBANK những cơ hội tiềm năng to lớn. Việc hợp tác này đã đem lại những
thành công đáng khích lệ cho ABBANK như:
Cung cấp các dịch vụ tài khoản, quản lý nguòn tiền, dịch vụ cho vay tài trợ
các công ty, nhà thầu của EVN.
Kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ thống thanh toán của EVN và EVN Telecom
đã triển khai thanh toán hóa đơn tiền điện và hóa đơn của viễn thông điện lực. Dịch
vụ này đã được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2007 và sẽ được
triển khai rộng rãi khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Triển khai các quầy thu tiền điện tại các công ty điện lực tại các tỉng miền
Nam để thu tiền điện của khách hàng. Đồng thời, cũng cung cấp các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng cho các cán bộ, công nhân viên của ngành điện
Ngoài ra, ABBANK cũng ký hợp đồng hợp tác với các công ty điện vùng để
thành lập các điểm giao dịch của ABBANK tại các địa bàn của các điện lực và công
ty thành viên.
3.4 Hoạt động kinh doanh và kết quả đạt đƣợc
3.4.1 Hoạt động kinh doanh chung
ABBANK bao gồm các hoạt động kinh doanh như sau:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Hùn vốn và liên doanh.
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng trong và ngoài nước.
Phát hành thẻ đa năng và phát triển hệ thống chấp nhận thẻ.
Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng.
3.4.2 Kết quả đạt đƣợc của ABBANK và chi nhánh Cần Thơ
ABBANK
Hiện nay, ABBANK đã là một trong các ngân hàng Thương mại cổ phần hàng
đầu và là một trong mười có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Với cổ đông chiến lược
là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng và mạng lưới rộng
khắp.
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: nhóm khách
hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 13
Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK đã cung ứng các sản phẩm –
dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao
thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài
khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế, v.v…
Đối với khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ
chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng hay các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt.
Chẳng hạn: cho vay trả góp mua nhà, đất; xây, sửa chữa nhà; cho vay trả góp
mua nhà, đất 30 năm và có bảo hiểm nhân thọ cho người vay; cho vay trả góp
mua ô tô; cho vay tiêu dùng tín chấp; cho vay sản xuất kinh doanh trả góp;
cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay tiêu dùng thế chấp linh hoạt, v.v…
Các sản phẩm tiết kiệm YOUsaving: tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết
kiệm bậc thang, … và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài
nước; v.v…
Với các khách hàng đầu tư, ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư
vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân. Riêng các khách hàng
công ty, ABBANK đã cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát
hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành
trái phiếu.
Định vị và sự khác biệt của ABBANK và các khách hàng khác là việc cung
ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy
nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm của moi mô hình kinh doanh
và cơ cấu tổ chức; bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công
nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Trong 3 năm gần đây, ABBANK luôn có sự bứt phá mạnh mẽ cả về lượng và
chất.
Năm 2007, vốn điều lệ tăng 103% (từ 1.131 tỷ đồng lên 2.300 tỷ đồng).
Tổng tài sản từ 3.113.898 triệu đồng lên 17.157.578 triệu đồng (tăng 551%).
Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân tăng 592% (tăng từ 1.130 tỷ đồng lên
6.689 tỷ đồng).
Tổng huy động tăng từ 1.888 tỷ đồng lên 8.269 tỷ đồng (tăng 438%) so với
năm 2006.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 14
Biểu đồ 3.1: Kết quả kinh doanh của ABBANK năm 2007
Đơn vị tính:%
203%
551% 592%
438%
0%
100%
200%
300%
400%
500%
600%
Vốn điều lệ Tổng tài sản Tổng dƣ nợ Tổng huy động
2006
2007
ABBANK Cần Thơ
Tuy ABBANK Cần Thơ mới chính thức đi vào hoạt động hơn 2 năm nhưng đã
được một số thành quả nhất định.
Đến hết năm 2007, lợi nhuận đạt được là 1.541 triệu đồng (tăng 235% so với
năm 2006).
Đến hết năm 2007, thu nhập trước thuế đạt 2.465 tỷ đồng (tăng 229% so với
năm 2006).
Huy động vốn đạt hơn 200 tỷ đồng (tăng 338% so với năm 2006).
Dư nợ đạt hơn 755 tỷ đồng (tăng 367% so với năm 2006).
Biểu đồ 3.2: Kết quả kinh doanh cuả ABBANK Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính:%
235% 229%
367%
338%
0%
100%
200%
300%
400%
Lợi nhuận Thu nhập
trƣớc thuế
Tổng dƣ nợ Tổng huy
động
2006
2007
3.4.3 Định hƣớng phát triển
ABBANK
Phát triển các nhóm khách hàng mới, tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ
có hoạt động xuất nhập khẩu và khách hàng cá nhân.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 15
Tiếp tục đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, có tính cạnh tranh và hàm
lượng công nghệ cao.
Lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình
kinh doanh và cơ cấu tổ chức. Bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất
trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ABBANK để tăng độ nhận
biết và giới thiệu sự khác biệt của ABBANK với khách hàng và công chúng.
Hoàn thiện thể chế và mô hình tổ chức, khai thác tối đa tính hiệu quả. Và
chuyên nghiệp từ mô hình quản lý tập trung theo ngành dọc về khối kinh
doanh nghiệp vụ và các trung tâm hỗ trợ (marketing, nhân sự, công nghệ
thông tin, kế toán, phát triển mạng lưới…) kết hợp với quản lý chiều ngang
theo khu vực và địa bàn về phát triển khách hàng và mạng lưới.
ABBANK Cần Thơ
Tăng mức dư nợ lên 1.300 tỷ đồng.
Mở rộng thêm mạng lưới: mở thêm 7 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
Phát triển mạng lưới thẻ Youcard.
Đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 16
CHƢƠNG 4: ẢNH HƢỞNG CỦA GIÁ TRỊ ĐỒNG ĐÔ LA
MỸ ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
CỦA ABBANK CẦN THƠ
Cũng như đã nói ở trên, hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu sự chi phối
của nhiều nhân tố khác nhau. Ở phần này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu xem giá
trị của đông đô la Mỹ (USD) có ảnh hưởng như thế nào đến huy động vốn. Trước
tiên, chúng ta hãy cùng khảo sát sự biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian
gần đây.
4.1 Biến động của tỷ giá USD/VND
4.1.1 Biến động của tỷ giá USD/VND từ tháng 03/2006 đến hết tháng 12/2006
Năm 2006, năm đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO). Sau khi gia nhập, nền kinh tế phải mở cửa sâu rộng hơn. Việc này
đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoại đầu tư vào nước ta. Trong điều kiện
nền kinh tế mở cửa, hàng hóa nhập khẩu gia tăng bởi nhu cầu sử dụng hàng ngoại
của người dân cao xuất phát từ tâm lý "sính ngoại" lâu nay. Trong khi đó, hàng hóa
nước ngoài lại hấp dẫn hơn hàng VN nên các doanh nghiệp nhập khẩu, dù chi phí
nhập hàng tăng thì họ vẫn sẽ phải nhập khẩu. Có thể nói đây cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho đồng USD liên tục tăng.
Sau “cơn sốt” tỷ giá USD/VND vào tháng 04/2006 thì vào ngày 16/05/2006,
giá USD/VND trên thị trường tự do ở Hà Nội mua vào là 16.100 đồng/USD, như vậy
về cơ bản mức giá này so với mức giá của các ngân hàng thương mại là không chênh
lệch, tuy mức giá bán ra có chênh cao hơn một chút (16.200 đồng/USD).
Điều đó chứng tỏ cơn “sốt” vừa qua là do những tác động tâm lý và một số hành vi
không lành mạnh nhằm đẩy tỷ giá lên cao. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức
Thúy cho rằng: “Trong nước, tuy đồng USD vẫn tăng giá so với VND nhưng thực tế
vài năm qua cho thấy, mức độ tăng giá của USD với VND là không đáng kể, mỗi
năm chỉ 1-2%. Tôi nghĩ, trong năm nay và một, hai năm tới, mức độ tăng giá này sẽ
vẫn là như thế (1-2%), không có chuyện tăng quá cao được.”. Và sau tháng 05/2006,
tỷ giá U SD/VND đã có xu hướng tăng nhẹ lên.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 19/09/2006 được ấn định ở mức 16.005
đồng/USD. Một số doanh nghiệp lo ngại USD lên giá sẽ ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tỷ giá biến động rất nhỏ và trong
ngắn hạn chưa tác động tới cán cân xuất nhập khẩu cả nước. Trái với dự đoán rằng
khi USD lên giá sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu, phía doanh nghiệp cho
rằng, tỷ giá mới biến động nên nhìn chung không tác động nhiều đến hoạt động kinh
doanh. Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất và hàng hóa lo lắng
USD lên giá sẽ khiến họ phải mua nguyên phụ liệu sản xuất và hàng hóa với giá cao
hơn trước, đồng vốn thu về bằng VND nên lợi nhuận sẽ giảm.
Theo một chuyên gia kinh tế Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá USD lên về lý thuyết
sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, nhập khẩu sẽ gặp khó
khăn hơn bởi giá nhập khẩu sẽ tăng. Tuy nhiên theo vị chuyên gia này, tỷ giá
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 17
USD/VND biến động trong thời gian qua với mức độ rất nhỏ (từ đầu năm 2006 đến
tháng 09/2006 chỉ khoảng 0,6%) và không có gì là đột biến hay bất thường. Do vậy,
trong ngắn hạn việc USD lên giá không ảnh hưởng nhiều tới cán cân xuất nhập khẩu
của VN. Vị chuyên nàycũng nhận định, ít nhất trong ngắn hạn USD sẽ không lên giá
nhiều bởi hiện thâm hụt thương mại của Mỹ đang lớn nên Mỹ không dại gì mà để
cho đồng USD tăng giá quá mạnh.
Theo ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế
quốc tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, việc tỷ giá VND/USD vượt
qua ngưỡng 16.000 đồng/USD có tác động tới tâm lý nhiều hơn. Chẳng hạn, các
doanh nghiệp xuất khẩu khi thấy USD lên giá sẽ có tâm lý đua nhau thúc đẩy xuất
khẩu để hưởng lợi.
Sau đây, là biểu đồ thể hiện sự biến động tỷ giá USD/VND bình quân từng
tháng trong thời gian từng tháng 03/2006 đến 12/2006.
Đồ thị 4.1: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2006
Đơn vị tính: đồng
15.800
15.850
15.900
15.950
16.000
16.050
16.100
16.150
03/06 04/06 05/06 06/06 07/06 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06
Đồ thị trên được vẽ dựa vào bảng 1 ở phụ lục.
Đồ thị trên, cho thấy là tỷ giá USD/VND trên thị trường từ tháng 03/2006 có xu
hướng tăng dần, đã vượt ngưỡng 1 USD đổi được 16.000 VND vào tháng 09/2006.
Tỷ giá ở mức cao nhất là 1 USD đổi được 16.115 VND vào tháng 01/2007. Nhưng
đến tháng 02/2007 thì lại giảm xuống còn 1 USD chỉ đổi được 16.069 VND.
4.1.2 Biến động của tỷ giá USD/VND từ tháng 01/2007 đến hết tháng 12/2007
Sau khoảng thời gian tỷ giá USD/VND tăng liên tục thì kết thúc năm 2007, tỷ
giá USD/VND là 1 USD đổi được 16.114 đồng, chỉ cao hơn một chút so với mức
16.101 đồng cuối năm 2006.
Ngày 24/12/2007, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã thông qua quyết định của
Ngân hàng nhà Nước Việt Nam về việc nới rộng biên độ tỷ giá USD/VND. Cụ thể,
biên độ tỷ giá sẽ được nới rộng từ +/-0,5% lên +/-0,75%. Trước đó, Ngân hàng nhà
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 18
nước đã hai lần thực hiện mở rộng biên độ tỷ giá: ngày 01/07/2002, mở rộng biên độ
từ +/-0,1% lên +/-0,25%; ngày 31/12/2006, mở rộng biên độ từ +/-0,25 lên +/-0,5%.
Theo Ngân hàng nhà nước, mục đích của việc mở rộng biên độ lần này nằm
trong chủ trương chung tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi
với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với biên độ +/-0,75%, các
ngân hàng thương mại sẽ có điều kiện ấn điịnh tỷ giá mua bán linh hoạt hơn sát với
cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt hơn sẽ đòi hỏi
các ngân hàng vag các thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải nâng cao khả
năng phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Từ tháng 09/2007 trở lại đây, do cung ngoại tệ dồi dào, lãi suất đồng USD trên
thị trường thế giới liên tục giảm, tỷ giá USD/VND của các ngân hàng thương mại
liên tục duy trì ở mức thấp, nhiều phiên đặt ở mức sàn cho phép và giá mua vào bán
ra ngang nhau.
Trong bối cảnh vàng và dầu “tăng nhiệt” thì USD lại có hiện tượng đi xuống.
Giá dầu liên tiếp tăng và đạt các mức cao kỷ lục so với từ trước đến nay trên thị
trường thế giới. Đồng hành với giá dầu thi giá vàng cũng tăng theo. Nhưng ngược
lại, đồng USD mất giá mạnh do dự báo cho rằng doanh số bán lẻ tăng chậm và giá
bất động sản giảm buộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục hạ lãi suất đồng
“bạc xanh”. Đồng USD mất giá khiến giới đầu tư chuyển sang tích trữ vàng.
Các chuyên gia của HSBC dự báo, xu hướng tăng giá mới này của VND so
với USD sẽ còn tiếp tục và dần tăng tốc trong thời gian tới, với mức tăng 1% của
VND so với đồng “bạc xanh” trong năm 2008 và 2% trong năm 2009.
Tương tự như ở trên, chúng ta cũng có biểu đồ thể hiện biến động tỷ giá
USD/VND bình quân từng tháng trong thời gian từ tháng 01/2007 đến hết tháng
02/2008 như sau
Đồ thị 4.2: Biến động tỷ giá USD/VND năm 2007
16,020
16,040
16,060
16,080
16,100
16,120
16,140
16,160
16,180
01
/0
7
02
/0
7
03
/0
7
04
/0
7
05
/0
7
06
/0
7
07
/0
7
08
/0
7
09
/0
7
10
/0
7
11
/0
7
Đồ thị trên được vẽ dựa vào bảng 1 ở phụ lục
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 19
Dựa biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng tuy tháng 02/2007 tỷ giá USD/VND có
giảm nhẹ. Nhưng từ tháng 03/2007, tỷ giá vẫn theo chiều hướng tăng dần và đạt mức
cao nhất vào tháng 09/2007 là 1 USD đổi được 16.164 VND. Sau khi đạt mức cao
nhất tỷ giá bắt đầu có chiều hướng đi xuống. Đến tháng 12/2007 thì 1 USD chỉ còn
đổii được 16.114 VND.
4.2 Biến động của hoạt động huy động vốn của ABBANK Cần Thơ
Ngoài các hình thức huy động giống các ngân hàng khác, thì ABBANK nói
chung và ABBANK Cần Thơ nói riêng vẫn có nhiều hình thức khác để thu hút nguồn
vốn vào ngân hàng mình như:
Dựa vào cổ đông chiến lược là EVN để huy động nguồn tiền từ cán bộ - công
nhân viên của EVN.
Dựa vào các doanh nghiệp như: Công ty Thực phẩm Vĩnh Long, Công ty
Lương thực Đồng Tháp, Công ty Ấn Độ Dương,… Đây là các khách hàng vay lớn
của ngân hàng. Vì thế, các doanh nghiệp này sẽ phải gửi tiền vào ABBANK Cần
Thơ. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng là trung gian trong hoạt động bán chéo
sản phẩm của ngân hàng.
Vận động chính cán bộ - công nhân viên và gia đình của ABBANK gửi tiền
vào ngân hàng mình. Đây là nguồn vốn nội lực của ABBANK.
Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút vốn.
Đặt biệt, sản phẩm You saving – Tiết kiệm tích lũy là một sản phẩm thuận lợi
cho khách hàng và rất được sự quan tâm của khách hàng hiện nay.
4.2.1 Biến động của tình hình huy động vốn từ tháng 03/2006 đến hết tháng
12/2006
Để thu hút vốn vào ngân hàng mình trong thời gian từ 03/2006 đến hết tháng
02/2007, ABBANK đã có các hoạt động chủ yếu như sau:
ABBank khuyến mãi cho khách hàng gửi tiết kiệm USD nhân dịp Noel và
năm mới 2007. Theo ông Lưu Đức Khánh - TGĐ Ngân hàng TMCP An Bình
(ABBANK), chương trình bắt đầu từ ngày 5.12 và là chương trình khuyến
mãi đặc biệt dành cho khách hàng gửi tiết kiệm USD ở các kỳ hạn 1-9 tháng.
Mức khuyến mãi tương ứng với 0,15-0,5% lãi suất/năm, trong đó cao nhất là
cho các kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng. Đây được đánh giá là mức lãi suất huy
động USD hấp dẫn nhất trên thị trường ngân hàng lúc bấy giờ.
ABBANK và công ty chứng khoán An bình (ABS) phát hành thành công
2000 tỉ trái phiếu bản tệ cho EVN trong năm 2006.
Sau gần một năm hoạt động, ABBANK đã huy động được một số vốn khá cao,
bao gồm cả VND và USD. Trong đó, USD đã được quy đổi ra đồng Việt Nam theo
tỷ giá tỷ giá USD/VND = 16.101 (tính theo tỷ giá ngày 31/12/2006). Và sau đây là
biểu đồ thể hiện vốn huy động vốn từng tháng, bao gồm VND và USD, đơn vị tính là
triệu đồng.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 20
Đồ thị 4.3:Biến động doanh số huy động của ABBANK Cần Thơ năm 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
03/06 04/06 05/06 06/06 07/06 08/06 09/06 10/06 11/06 12/06
VND
USD
Đồ thị trên được vẽ dựa vào bảng 2 ở phụ lục
Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy được rằng số vốn mà ABBANK huy
động được về VND và USD có nhiều biến động trong năm 2007. Tháng 6 và tháng 7
là hai tháng có số huy động VND cao nhất là 4.260 triệu đồng và 4.610 triệu đồng.
Và hai tháng 3 và 12 là hai tháng có số huy động VND thấp nhất (650 triệu đồng và
2.910 triệu đồng). Huy động USD cao nhất vào tháng 3 và tháng 8 (12.590 triệu
đồng và 9.340 triệu đồng).Tháng 12 và tháng 10 là hai tháng có doanh số huy động
USD thấp nhất (6.440 triệu đồng và 6.380 triệu đồng).
4.2.2 Biến động của tình hình huy động vốn từ tháng 01/2007 đến hết tháng
12/2007
Trong khoảng thời gian từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007, ABBANK Cần
Thơ đã có hoạt động để thu hút vốn đầu tư như:
ABBANK chính thức ban hành lãi suất tiết kiệm hấp dẫn kể từ ngày
27/06/2007.
ABBANK chính thức thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn đô la
Mỹ (USD) đợt 2. Thời gian phát hành từ ngày 05/12/2007 đến ngày
05/2/2008 với khối lượng phát hành và lãi suất cao hơn hẳn so với đợt 1,
đồng thời cũng là lãi suất (5,6%) cạnh tranh nhất trên thị trường.
Qua gần hai năm hoạt động, ABBANK đã hoạt động huy động vốn đã phát triển
hơn. Và sau đây là bảng thống kê huy động vốn từng tháng, bao gồm VND và USD,
đơn vị tính là triệu đồng. Trong đó, USD đã được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ
giá USD/VND = 16.114 (tính theo tỷ giá ngày 31/12/2007).
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 21
Đồ thị 4.4: Biến động doanh số huy động của ABBANK Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
01
/07
02
/07
03
/07
04
/07
05
/07
06
/07
07
/07
08
/07
09
/07
10
/07
11
/07
VND
USD
Biểu đồ trên được vẽ dựa vào bảng 2 ở phụ lục
Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy được rằng số vốn mà ABBANK huy
động được về VND và USD có nhiều biến động trong năm 2007. Tháng 6 và tháng 7
là hai tháng có số huy động VND cao nhất là 12.440 triệu đồng và 12.440 triệu đồng.
Và hai tháng 11 và 12 là hai tháng có số huy động VND thấp nhất (4.560 triệu đồng
và 4.230 triệu đồng). Huy động USD cao nhất vào tháng 12 và tháng 6 (6.012 triệu
đồng và 4.730 triệu đồng).Tháng 6, tháng 3 và tháng 5 là ba tháng có doanh số huy
động USD thấp nhất (560 triệu đồng và 1.820 triệu đồng).
4.3 Phân tích sự ảnh hƣởng của tỷ giá USD/VND đối với hoạt động huy động
vốn của ABBANK Cần Thơ
Dựa vào sự biến động của tỷ giá USD/VND và sự biến động về vốn huy động
được của ABBANK Cần Thơ trong khoảng thời gian từ tháng 03/2006 đến hết tháng
12/2007, chúng ta có thể phân tích sự ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến hoạt động
huy động vốn như sau:
Trước tiên, ta lập bảng số liệu về tổng doanh số huy động vốn của ABBANK
Cần Thơ trong thời gian từ tháng 03/2006 đến hết tháng 12/2007.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 22
Bảng 4.1: Tổng doanh số huy động vốn của ABBANK Cần Thơ 2006-2007
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ta có:
y = doanh số huy động VND + doanh số huy động USD
Tiếp theo, chúng ta cần phải lập theo bảng số liệu để tìm các số liệu cần thiết
như: tỷ giá (x), xy và x2
Tháng VND USD Tổng (y)
03/2006 0,65 12,59 13,239
04/2006 3,52 8,27 11,782
05/2006 4,04 9,13 13,170
06/2006 4,26 8,09 12,345
07/2006 4,61 7,90 12,517
08/2006 3,90 9,34 13,235
09/2006 3,57 7,65 11,223
10/2006 3,30 6,38 9,679
11/2006 3,17 7,25 10,414
12/2006 2,91 6,44 9,355
01/2007 8,21 2,02 10,229
02/2007 7,75 4,73 12,479
03/2007 8,58 1,82 10,401
04/2007 10,06 3,06 13,119
05/2007 11,62 1,82 13,447
06/2007 12,44 0,56 12,996
07/2007 11,66 3,09 14,744
08/2007 9,23 4,72 13,948
09/2007 8,24 3,37 11,604
10/2007 7,49 2,91 10,401
11/2007 4,56 4,54 9,104
12/2007 10,73 -0,49 10,242
Tổng 259,674
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 23
Bảng 4.2: Bảng số liệu cần để dùng trong phƣơng trình hồi quy
Đơn vị tính: tỷ đồng
Dùng phương pháp bình phương bé nhất để xác định phương trình huy động
vốn của ngân hàng.
Với công thức
Ta tính được b (biến phí )= -0,0005 và a ( định phí ) = 20,26 ↔ với số liệu trên
ta thấy định phí hay số tiền mà ngân hàng mỗi tháng huy động dược 20,26 tỷ đồng
còn lại biến phí.
Biến phí này <0 thể hiện quan hệ nghịch biến với biến kết quả. Có nghĩa là khi
tỷ giá tăng thì vốn huy động giảm.
Ta có phương trình vốn huy động: Y = 20,26 - 0,0005X
Nhận xét:
Qua quá trình tính toán và phân tích, chúng ta có thể nhận thấy rằng:
Tháng VND USD Tổng (y) Tỷ giá (x) xy x2
03/2006 0,65 12,59 13,239 15.910 210.631 253.128.100
04/2006 3,52 8,27 11,782 15.951 187.937 254.434.401
05/2006 4,04 9,13 13,170 15.920 209.667 253.446.400
06/2006 4,26 8,09 12,345 15.957 196.982 254.625.849
07/2006 4,61 7,90 12,517 15.968 199.869 254.977.024
08/2006 3,90 9,34 13,235 15.972 211.394 255.104.784
09/2006 3,57 7,65 11,223 16.011 179.696 256.352.121
10/2006 3,30 6,38 9,679 16.044 155.296 257.409.936
11/2006 3,17 7,25 10,414 16.061 167.261 257.955.721
12/2006 2,91 6,44 9,355 16.101 150.618 259.242.201
01/2007 8,21 2,02 10,229 16.103 164.718 259.306.609
02/2007 7,75 4,73 12,479 16.127 201.242 260.080.129
03/2007 8,58 1,82 10,401 16.114 167.607 259.660.996
04/2007 10,06 3,06 13,119 16.132 211.635 260.241.424
05/2007 11,62 1,82 13,447 16.141 217.053 260.531.881
06/2007 12,44 0,56 12,996 16.160 210.008 261.145.600
07/2007 11,66 3,09 14,744 16.164 238.329 261.274.896
08/2007 9,23 4,72 13,948 16.161 225.414 261.177.921
09/2007 8,24 3,37 11,604 16.125 187.117 260.015.625
10/2007 7,49 2,91 10,401 16.114 167.607 259.660.996
11/2007 4,56 4,54 9,104 16.091 146.496 258.920.281
12/2007 4.23 6,01 10,242 16.050 164.381 257.602.500
Tổng 259,674 353.377 4.170.957 5.676.295.395
XbnaY
XbXaXY 2
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 24
Tỷ giá USD/VND có tương quan nghịch biến với tổng doanh số huy động
của ABBANK Cần Thơ.
Khi tỷ giá USD/VND tăng thì tổng doanh số huy động vốn lại giảm.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 25
CHƢƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Đánh giá
Do chuyên đề chỉ khảo sát được sự ảnh hưởng của tỷ giá USD/VND trong thời
gian ngắn, chỉ từ tháng 03/2006 đến hết tháng 12/2007. Do đó, mức độ đánh giá
chính xác sự ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến hoạt động huy động vốn của
ABBANK Cần Thơ chỉ đạt ở mức độ tương đối. Với lại, thời gian mà chuyên đề
khảo sát là thời gian đầu mới thành lập của ABBANK Cần Thơ. Trong thời gian này,
ABBANK Cần Thơ hoạt động với chủ trương “cho vay nhiều hơn huy động”. Và
nguồn vốn thiếu do huy động chưa đủ để cho hoạt động tín dụng sẽ được tài trợ hoặc
vay từ Hội sở chính. Bước qua năm hoạt động thứ 3 này, ABBANK Cần Thơ sẽ
chuyển qua chủ trương “huy động nhiều hơn cho vay” để phù hợp với tình hình hạn
chế cho vay như hiện nay.
Từ chuyên đề này, chúng ta còn có thể nhận thấy hoạt động huy động vốn của
ABBANK Cần Thơ ngoài chịu sự chi phối của giá trị đồng ngoại tệ (USD), thì vẫn
còn phải chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác. Chẳng hạn như: thời gian trong
năm, lãi suất huy động, v.v …
5.2 Giải pháp
Do sự ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn là một nhân
tố ảnh hưởng nằm các nhân tố khách quan ngoài sự kiểm soat của ngân hàng. Để có
thể cải thiện nhân tố này và làm cho nhân tố này có ảnh hưởng tốt đến hoạt động huy
động vốn thì phải có sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước và Chính phủ.
Vì thế, ABBANK nói chung và ABBANK – Chi nhánh Cần thơ nói riêng chỉ có
thể tăng khả ngăng huy động vốn của ngân hàng mình bằng cách tác động đến các
nhân tố ảnh hưởng chủ quan nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng mà thôi.
Một số giải pháp làm tăng khả năng huy động vốn
Quảng bá hình ảnh của ABBANK rộng rãi để thu hút khách hàng đến gửi
tiền.
Tổ chức mạng lưới huy động tại các khu dân cư, kinh tế phát triển, phát huy
đúng mức các nơi có điều kiện huy động vốn như: thị xã, thị trấn.
Lấy phong cách phục vụ khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng. Tiếp
tục đổi mới phong cách phục vụ của nhân viên: lịch sự, hòa nhã và phục vụ
nhanh chóng khi giao dịch với khách hàng.
Ngày càng hoàn thiện các sản phẩm trong hoạt động huy động vốn của
ABBANK. Áp dụng lãi suất cạnh tranh đối với các sản phẩm huy động vốn.
Đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với các nhu cầu đa dạng của khách hàng
hiện nay.
Áp dụng các quy trình mới hiệu quả hơn. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên
có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để phục vụ cho công việc.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 26
Đồng thời, cũng đưa ra các chương trình khuyến mãi vào các ngày kỷ niệm
của ABBANK.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 27
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Chúng ta đã biết các hoạt động của ngân hàng đều phải chịu sự chi phối của
các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng. Các nhân tố như: chính trị văn hóa,
pháp luật, công nghệ và môi trường kinh tế, …Đây là các nhân tố khách quan nằm
ngoài phajmvi kiểm soát của ngân hàng. Còn các nhân tố như: giá cho các dịch vụ
của ngân hàng, con người,chi nhánh, dịch vụ và quy trình, … Đây là các nhân tố chủ
quan nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng.
Tỷ giá USD/VND hay tỷ giá hối đoái nói chung là một trong các nhân tố gây
ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng hiện nay. Nhưng nhân tố
này nằm trong loại các nhân tố khách quan quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân
hàng. Do môi trường kinh tế thế giới và môi trường kinh tế Việt Nam quyết định.
Song, cũng không thể hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng của
nhân tố khách quan nhiều hơn hay là chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan nhiều
hơn. Sự chi phối của các nhân tố cũng còn phụ thuộc từng giai đoạn phát triển của
ngân hàng. Và chuyên đề này là ví dụ cho sự chi phối của một nhân tố khách quan
trong giai đoạn đầu đối với một ngân hàng mới thành lập như ABBANK – Chi nhánh
Cần Thơ.
Hoạt động huy động vốn là một khâu quan trọng nên cần được quan tâm cao
đối với mỗi ngân hàng. Để có thể làm tăng khả năng huy động vốn, mỗi ngân hàng
cần phải nghiên cứu các nhân tố làm ảnh hưởng đến nó. Từ đó, đưa ra các biện pháp
thích hợp nhằm phát triển những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu mà hiện
tại đang diễn ra ở ngân hàng của mình. Có như vậy, ngành ngân hàng mới có thể
phát triển nhanh và mạnh. Và đây cũng sẽ là một phần đóng góp quan trọng vào sự
phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
6.2 Kiến nghị
Đối với các ngân hàng
Các ngân hàng muốn tăng khả năng huy động vốn thì ngoài việc cải thiện các
nhân tố chủ quan, cũng cần phải quan tâm chú ý đến các nhân tố khách quan. Để từ
đó các ngân hàng có thể đưa ra các hình thức huy động vốn sao cho phù hợp và hiệu
quả nhất.
Các ngân hàng cũng cần quan tâm, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân
viên có trình độ chuyên môn cao và cập nhật những thông tin mới nhất trên thị
trường hiện nay. Đồng thời trang bị phương tiện hiện đại nhất là công nghệ mới cho
nhân viên. Nếu có điều kiện nên đưa nhân viên đi tu nghiệp ở nước ngoài, để có thể
học hỏi các kinh nghiệm ở các nước các ngân hàng phát triển cao.
Đối với Nhà nƣớc
Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cũng ngành ngân
hàng. Nhà nước có nhiệm vụ là ổn định tình hình chính trị đất nước để tạo điều kiện
cho các ngân hàng phát triển. Ngoài ra, nhà nước cũng phải tạo ra nhiều mối quan hệ
quốc tế tốt với các nước phát triển mạnh về kinh tế như Mỹ, Nhật, Pháp, … Nhằm
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 28
tạo điều kiện thuận lợi các ngân hàng trong nước học hỏi kinh nghiệm và phát triển
ra các nước khác. Nói tóm lại, Nhà nước có nhiệm vụ tạo ra môi trường kinh tế thuận
lợi để cho các ngân hàng có thể ngày càng phát triển mạnh hơn.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Vinh Danh. 1996. Tiền và các hoạt động ngân hàng. Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia.
2. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ - Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.
3. Fredic Smishkin. 1998. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Nhà xuất
bản Khoa học và kỷ thuật.
4. Nguyễn Văn Tiến. 2002. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.
5. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Hà Nội. Nhà xuất bản
Xây dựng.
6. Lê Khương Ninh. 2000. Tài chính – Tiền tệ quốc tế. Trường Đại học Cần
Thơ.
Các website:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 30
PHỤ LỤC
Bảng 1: Biến động của tỷ giá USD/VND từ 03/2006 đến 12/2007
Nguồn:
Bảng số liệu này thống kê tỷ giá USD/VND bình quân trong thời gian từng
tháng 03/2006 đến 12/2007. Đây là tỷ giá Ngân hàng nhà nước.
Bảng 2: Biến động doanh số huy động của ABBANK từ 03/2006 đến 12/2007
Huy động
Tháng VND USD
03/2006 650 12590
04/2006 3520 8270
05/2006 4040 9130
06/2006 4260 8090
07/2006 4610 7900
08/2006 3900 9340
09/2006 3570 7650
10/2006 3300 6380
11/2006 3170 7250
12/2006 2910 6440
Tháng Tỷ giá
03/2006 15,910
04/2006 15,951
05/2006 15,920
06/2006 15,957
07/2006 15,968
08/2006 15,972
09/2006 16,011
10/2006 16,044
11/2006 16,061
12/2006 16,101
Tháng Tỷ giá
01/2007 16,115
02/2007 16,069
03/2007 16,103
04/2007 16,127
05/2007 16,114
06/2007 16,132
07/2007 16,141
08/2007 16,160
09/2007 16,164
10/2007 16,161
11/2007 16,125
12/2007 16,114
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 31
Nguồn: ABBANK – Chi nhánh Cần Thơ
Bảng số liệu này thống kê vốn huy động
từng tháng trong thời gian từ tháng 03/2006
đến 02/2008, bao gồm VND và USD, đơn vị
tính là triệu đồng.
Mạng lƣới ABBANK trên toàn quốc
An Giang: ABBANK Long Xuyên
Bắc Ninh: ABBANK Bắc Ninh
Bình Dƣơng: ABBANK Bình Dương
Bình Phƣớc: ABBANK Đồng Xoài
Bình Thuận: ABBANK Phan Thiết
Cần Thơ
ABBANK An Nghiệp ABBANK Cần Thơ
Đà Nẵng
ABBANK Đà Nẵng
ABBANK Hùng Vương
ABBANK Trưng Nữ Vương
Đồng Nai: ABBANK Tân Tiến
Đồng Tháp: ABBANK Cao Lãnh
Hà Nội
ABBANK Đinh Tiên Hoàng
ABBANK Hà Nội
ABBANK Lê Trọng tấn
ABBANK Nguyễn Văn Cừ
ABBANK Quán Thánh
ABBANK Phố Huế
ABBANK Tôn Đức Thắng
ABBANK Trần Đăng Ninh
ABBANK Trần Khát Chân
Trung tâm thanh toán quốc tế
ABBANK
Trung tâm thẻ ABBANK
Hà Tây: ABBANK Hà Đông
Hƣng Yên: ABBANK Mỹ Hào
Kiên Giang: ABBANK Rạch Giá
Thành phố Hồ Chí Minh
ABBANK Bình Tân
ABBANK Công Hòa
ABBANK Dân Chủ
ABBANK ĐaKao
ABBANK Hậu Giang
ABBANK Huỳnh Văn Bánh
ABBANK Khánh Hội
ABBANK Kỳ Hòa
ABBANK Lạc Long Quân
ABBANK Lê Quang Định
Huy động
Tháng VND USD
01/2007 8210 2020
02/2007 7750 4730
03/2007 8580 1820
04/2007 10060 3060
05/2007 11620 1820
06/2007 12440 560
07/2007 11660 3090
08/2007 9230 4720
09/2007 8240 3370
10/2007 7490 2910
11/2007 4560 4540
12/2007 4230 6012
Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ
Trang 32
ABBANK Lê Văn Sỹ
ABBANK Lê Văn Việt
ABBANK Minh Khai
ABBANK Nguyễn Công Trứ
ABBANK Nguyễn Tri Phương
ABBANK Phan Đăng Lưu
ABBANK Phú Mỹ Hưng
ABBANK Quang Trung
ABBANK Tân Phú
ABBANK Trần Hưng Đạo
ABBANK Trường Chinh
Long An: ABBANK Long An
Quảng Nam: ABBANK Tam Kỳ
Tây Ninh: ABBANK Tây Ninh
Thái Nguyên: ABBANK Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế: ABBANK Thừa Thiên Huế
Vĩnh Long: ABBANK Vĩnh Long
Vũng Tàu: ABBANK Vũng Tàu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát ảnh hưởng của giá trị đồng USD đến tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Cần Thơ.pdf