Ngày, tháng, năm ghi trên văn bản là ngày, tháng, năm văn bản đó được người
có thẩm quyền ký và đã được đóng dấu cơquan.
Ngày, tháng ghi trên văn bản phải đúng với ngày, tháng ghi trong sổtheo dõi
văn bản đi, phải được ghi rõ ràng, đầy đủvà chính xác, đểgiúp cho việc theo dõi
được dễdàng, chính xác.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, công tác văn thư trường Phan Chu Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nhận hoàn thành chương trình tiểu học
của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn quản lý của trường .
Quản lý cán bộ ,giáo viên ,nhân viên và học sinh
Quản lý ,sử dụng đất đai ,cơ sở vật chất ,trang thiết bị và tài chính theo quy
định của pháp luật .
Phối hợp với gia đình ,các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt
động giáo dục .
Tổ chức cho cán bộ quản lý ,giáo viên ,nhân viên và học sinh tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 6
4. Tổ chức bộ máy của trường TH Phan Chu Trinh:
Trường tiểu học được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép
thành lập khi đảm bảo các điều kiện sau :
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học , đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế -xã hội của địa phương ,tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực
hiện phổ cập giáo dục tiểu học
- Có đủ cán bộ quản lý ,giáo viên và nhân viên cũng như tất cả các bộ phận chức
năng như :
+Cán bộ quản lý gồm : Hiệu trưởng ,phó hiệu trưởng
+Về giáo viên : Có giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đứng lớp và giaó viên bộ môn
,giáo viên làm công tác tổng phụ trách
+Về nhân viên : Văn thư ; Kế toán ; Thư viện thiết bị ; Phục vụ ; Bảo vệ ; Y tế học
đường .
+ Về các bộ phận chức năng :
Hội đồng trường
Hội đồng thi đua khen thưởng ,hội đồng tư vấn
Tổ chức đảng cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong nhà trường
Tổ chuyên môn
Tổ văn phòng
Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Có cơ sở vật chất ,trang thiết bị theo quy định của chương IV điều lệ trường tiểu
học như :
Phòng học , thư viện ,phòng thiết bị và các phòng chức năng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH
II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN
CHU TRINH
1/ Đặc điểm tình hình công tác văn thư của cơ quan:
Trường tiểu học Phan Chu Trinh chưa có phòng văn thư riêng, chỉ có cán bộ
văn thư kiêm công tác lưu trữ được bố trí ,tham mưu giúp việc cho hiệu trưởng
trong việc xây dựng ban hành văn bản, soạn thảo các văn bản ,báo cáo …phục vụ
HIỆU
TRƯỞNG
CÔNG
ĐOÀN PHÓ HIỆU
TRƯỞNG
ĐOÀN
ĐỘI
TỔ VĂN
THƯ
TỔ
CHUYÊN
MÔN 1
TỔ
CHUYÊN
MÔN 2
TỔ
CHUYÊN
MÔN 3
TỔ
CHUYÊN
MÔN 4
TỔ
CHUYÊN
MÔN 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 7
cho nhu cầu hoạt động của cơ quan. Quản lý văn bản, thống nhất chặt chẽ từ khâu
tiếp nhận, phát hành, phân loại văn bản, soạn thảo, trình ký, sao in và lưu trữ đảm
bảo yêu cầu chung của cơ quan hàng ngày chính xác, kịp thời.
Quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan: Trực tiếp đóng dấu vào các văn bản đi
của cơ quan và các loại công văn, giấy tờ khác khi có chữ ký của người có thẫm
quyền và tránh nhiệm.
Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đi, đến hàng ngày của cơ quan.
Trường có đầy đủ cơ sở vật chất ,máy móc ,trang thiết bị phục vụ quá trình soạn
thảo ,in sao và lưu giữ văn bản được nhanh chóng ,đáp ứng kịp thời nhu cầu công
việc của cơ quan trong ngày .
Biên chế chỉ có 01cán bộ làm công tác văn thư vừa kiêm công tác lưu trữ hồ sơ,
còn đang trong giai đoạn học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành ,nên
khả năng đáp ứng nhu cấu công việc chưa cao.
Như đã trình bày ở các nội dung trên thì công tác văn thư đóng một vai trò
không nhỏ đối với việc quản lý, giải quyết công việc hàng ngày của cơ quan.
Nhưng trong quá trình thực hiện vẫn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau :
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc hướng dẫn và ban hành
các văn bản phục vụ công tác văn thư của cơ quan được tốt hơn
Nhân viên văn thư ý thức trong việc học tập bồi dưỡng nghiệp vụ ,nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn ,có trách nhiệm đối với công việc
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công việc tương đối đầy đủ nên quá
trình xử lý văn bản nhanh chóng, chính xác, không để tồn đọng văn bản
* Khó khăn:
Cơ sở vật chất chưa có phòng văn thư lưu trữ riêng nên việc sắp xếp hồ sơ ,công
văn gọn gàng , khoa học dễ tra cứu còn gặp nhiều khó khăn .
2/Công tác chỉ đạo của cơ quan đối với công tác văn thư:
- Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, tạo điều kiện về thời gian để
nhân viên làm công tác văn thư tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao
trình độ chuyên môn.
- Ban hành văn bản quy định về chức năng và nhiệm vụ của văn thư trong cơ
quan.Đồng thời thường xuyên đôn đốc nhắc nhỡ ,kiểm tra việc thực hiện các khâu
nghiệp vụ ,đề ra phương hướng giải quyết hàng ngày kịp thời. Trang bị tương đối
đầy đủ các trang thiết bị văn phòng hiện đại như : máy vi tính, máy in, máy
photocopy, điện thoại ... giúp cho quá trình giải quyết công việc được nhanh
chóng, chính xác, hiệu quả, đúng theo thời gian yêu cầu
3/ Tình hình thực hiện những nội dung nghiệp vụ văn thư của trường tiểu học
Phan Chu Trinh :
3.1. Tình hình ban hành và sử dụng văn bản của cơ quan :
a) Các loại văn bản do cơ quan ban hành :
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường phổ thông ,thì
trường tiểu học Phan Chu Trinh không có thẩm quyền ban hành văn bản Quy
phạm pháp luật mà chỉ được ban hành văn bản cá biệt và văn bản hành chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 8
thông thường, cụ thể như sau:
* Về văn bản cá biệt :
Trường tiểu học Phan Chu Trinh ban hành văn bản cá biệt để giải quyết những
công việc đối với những đối tượng cụ thể và được áp dụng trong khoảng thời gian
một niên khóa .
Các loại văn bản cá biệt do cơ quan ban hành thường có các loại sau:
+ Quyết định bổ nhiệm đối với giáo viên ,nhân viên
+ Quyết định thành lập các tổ chuyên môn
+ Quyết định thành lập hội đồng tư vấn ,thi đua khen thưởng
+ Quyết định điều động cán bộ ,giáo viên ,nhân viên
+ Quyết định khen thưởng cán bộ ,giáo viên ,nhân viên .
+ Quyết định khen thưởng học sinh
+ Quyết định nâng bậc lương thường xuyên cho cán bộ ,giáo viên, nhân viên
Ví dụ:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số : /QĐ-PCT Cù Bị ,ngày ….tháng ….năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
V/v Thành lập tổ chuyên môn năm học 2008-2009
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH
- Căn cứ chức năng quyền hạn hiệu trưởng được quy định tại quyết định số
51/2007/QĐ –BGD& ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng bộ giáo dục & đào tạo
- Căn cứ…………………………………………………………………………;
- Căn cứ…………………………………………………………………………;
Xét năng lực của giáo viên ……………………………………………………,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. …………………………………………………………………… .
Điều 2. …………………………………………………………………… .
Điều 3. ………………………………………………………………… ./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Các ông bà có tên tại điều 1 (t h ) ;
- Lưu :VT ,PCT(02b).
* Đối với văn bản hành chính thông thường :
Cơ quan ban hành các loại văn bản hành chính thông thường để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ và giải quyết công việc hàng ngày của cơ quan,thông tin, báo cáo,
phản ánh tình hình lên cấp trên; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cấp dưới,
liên hệ công tác với các cơ quan, đơn vị tại địa phương.
Các loại văn bản hành chính thông thường cơ quan ban hành thường có các loại
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 9
như sau:
+ Kế hoạch :
Cơ quan thường ban hành kế hoạch để đưa ra những chỉ tiêu và biện pháp để
thực hiện trong tháng ,học kỳ ,năm .
Ví dụ:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số : /KH-PCT Cù Bị ,ngày ….tháng ….năm 2009
KẾ HOẠCH
V/v Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
Chủ đề : “Môi trường –vòng tay xanh thân yêu”
I/ Đặc điểm tình hình :……………………………………………………..
II/ Nội dung kế hoạch :…………………………………………………….
III/ Biện pháp thực hiện :………………………………………………….
IV/ Chỉ tiêu phấn đấu :……………………………………………………
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng giáo dục (B/c) ;
- Các ban ngành ,giáo viên (t/h) ;
- Lưu :VT ,PCT(02b) .
+ Báo cáo :
Cơ quan ban hành báo cáo để phản ánh kết quả việc thực hiện kế hoạch như:
Báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm của cơ quan, báo cáo công tác vận động
quỹ tình nghĩa tình thương ,báo cáo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy
Ví dụ:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số : /BC-PCT Cù Bị ,ngày ….tháng ….năm 2009
BÁO CÁO
Tổng kết 5 năm ứng dụng công nghệ thông tin
Giai đoạn ( 2004 – 2009 )
Kính gởi :Phòng giáo dục
I/ Thực trạng đơn vị :………………………………………………………
II/ Nội dung thực hiện được
* Ưu điểm :……………………………………………………………
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 10
* Tồn tại :……………………………………………………………..
III/ Kết quả :……………………………………………………………….
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng giáo dục (b/c) ;
- Lưu :VT ,PCT (02b).
+ Tờ trình :
Cơ quan ban hành tờ trình đề nghị với cấp trên xin phê duyệt nâng lương trước
thời hạn cho cán bộ ,giáo viên ,nhân viên
Ví dụ:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số : /TTr-PCT Cù Bị ,ngày ….tháng ….năm 2009
TỜ TRÌNH
V/v xin phê duyệt nâng lương trước thời hạn
đối với ông : Nguyễn Văn A
Kính gởi : Phòng nội vụ Huyện Châu đức
Nội dung :…………………………………………………………………..
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng nội vụ (b/c) ;
- Phòng giáo dục (b/c) ;
- Lưu :VT ,PCT(02b) .
+ Biên bản :
Cơ quan ban hành biên bản ghi lại diễn biến, kết quả của những vụ việc cụ thể
như: một cuộc họp, hội nghị ....
Ví dụ:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số : /BB-PCT Cù Bị ,ngày ….tháng ….năm 2009
BIÊN BẢN
V/v xét nâng lương trước thời hạn
cho cán bộ giáo viên ,nhân viên năm 2009
Thời gian :………………………………………………………………….
I/ Thành phần tham dự :
1.Ông (bà): ……………………………………………….(chủ tọa)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 11
2. Ông (bà):………………………………………………..(thư ký)
3. Ông(bà):………………………………………………(thành viên)
II/ Nội dung:………………………………………………………………….
Biên bản kết thúc vào lúc ……………………cùng ngày
Thư ký Đại diện các thành viên Chủ tọa
+ Thông báo :
Cơ quan ban hành thông báo để thông tin cho cán bộ ,giáo viên ,nhân viên ,học
sinh trong đơn vị ... về việc vận động ủng hộ thiên tai lũ lụt ,nghĩa tình biên giới
hải đảo ,....
Ví dụ:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨCCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
Số : /TB-PCT Cù Bị ,ngày ….tháng ….năm 2009
THÔNG BÁO
V/v ủng hộ nghĩa tình biên giới hải đảo năm 2009
theo kế hoạch số 96 - KHLT/ ĐTN – PGD& ĐT
của liên tịch giữa phòng giáo dục và đoàn thanh niên huyện Châu đức
Căn cứ :……………………………………………………………………………..
Nội dung thông báo :……………………………………………………………….
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Cán bộ ,giáo viên ,nhân viên ,học sinh (t/h) ;
- Lưu :VT ,PCT ( 02b).
* Ngoài ra, cơ quan còn ban hành một số văn bản khác như: công văn hành
chính, thư mời, giấy giới thiệu
b) Các thành phần thể thức văn bản do trường tiểu học Phan Chu Trinh
trình bày, so sánh với lý thuyết đã học:
* Thể thức văn bản:
Trong quá trình thực tập ,khảo sát văn bản tại trường tiểu học Phan Chu Trinh,
cách trình bày các thành phần thể thức văn bản thực hiện theo Nghị định số
110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ là đúng.
Thể thức của văn bản quản lý nhà nước được trình bày theo qui định tại các văn
bản chủ yếu sau: Nghị định số 110/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công
tác văn thư; Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV/VPCP của Bộ nội vụ, Văn
phòng Chính phủ ngày 06/5/2005 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn
bản nhằm đảm bảo tính chân thực,giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành.
Tất cả các thành phần của văn bản đều được trình bày bằng Font chữ Time New
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 12
Roman.
Cách trình bày các thành phần
b.1 Quốc hiệu : Là thành phần biểu thị tên quốc gia và chế độ chính trị của quốc
gia đó.
Quốc hiệu thể hiện thể chế chính trị của nhà nước ta, thể hiện ý chí và
mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta và nhà nước ta.
Quốc hiệu được trình bày ở góc trên cùng, bên phải, trên trang đầu tiên
của văn bản.
Quốc hiệu được trình bày thành hai dòng :
Dòng trên : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12-13, kiểu chữ đứng, đậm.
Dòng dưới : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng đậm, cân đối
với dòng trên.
Dưới cùng có đường gạch ngang, nét liền có độ dài bằng dòng chữ Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc.Chữ cái đầu của các cụm từ này được viết hoa, giữa các
cụm từ có gạch ngang nhỏ.
Thành phần này theo thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP quy định ngày
06/5/2005 nhà trường đã trình bày đúng :
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
b.2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản:
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tên tác giả của văn bản.
Tên cơ quan tổ chức ban hàn văn bản phải được ghi đầy đủ theo tên gọi chính
thức căn cứ vào văn bản thành lập, qui định tổ chức bộ máy, phê chuẩn cấp giấy
phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là tác giả của văn bản được trình bày ở
góc trên, bên trái, trang đầu của văn bản.
Phần tên cơ quan chủ quản được trình bày chữ in hoa, cỡ chữ 12-13 kiểu chữ
đứng, ở trên.
Phần tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày cân đối ở dưới tên cơ quan
chủ quản, bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12-13, kiểu chữ đứng, đậm; dưới cùng có gạch
ngang ngắn bằng 1/3 đến 1/2 độ dài của tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và
đặt cân đối so với dòng chữ.
Phần này nhà trường trình bày đúng theo quy định thông tư 55/2005/TTLT-
BNV-VPCP ngày 06/5/2005:cụ thể như sau:
PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỨC
TRƯỜNG TH PHAN CHU TRINH
b.3 Số và ký hiệu của văn bản:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 13
- Số của văn bản: là số thứ tự của văn bản được ban hành trong một năm văn
thư, bắt đầu từ số 01 cho văn bản được ban hành đầu tiên.Chữ “số” được trình bày
bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, sau chữ “số” có dấu (:).
Các số thự của văn bản được ghi bằng chữ số Ả rập.
- Ký hiệu văn bản: là nhóm chữ viết tắt tên loại văn bản và tên cơ quan (đơn vị)
làm ra văn bản đó.
Ký hiệu văn bản hành chính bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan ban hành công
văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo ra công văn đó.
Chữ “số“ được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, sau
chữ “số“ có dấu (:)
Ký hiệu văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng.
Giữa số và ký hiệu văn bản được ngăn cách bằng dấu gạch chéo (/), giữa chữ
viết tắt tên loại văn bản và tên cơ quan (đơn vị) ban hành văn bản được ngăn cách
bằng dấu gạch nối (-)không cách chữ
Thành phần này nhà trường trình bày đúng theo quy định.
Ví dụ:
Số: 01/QĐ-PCT
Cách ghi số, ký hiệu cho văn bản quản lý Nhà nước :
+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật :
Số:___/năm ban hành/tên loại văn bản-tên cơ quan ban hành văn bản.
VD : Số: 145/2006/QĐ-UBND
+ Đối với văn bản cá biệt :
Số: ____/tên loại văn bản-tên cơ quan hoặc cá nhân ban hành.
VD: Số: 19/QĐ-PCT
+ Đối với văn bản hành chính thông thường :
Những văn bản có tên loại thì cách ghi giống như văn bản cá biệt
VD: Số 04/BC-PCT
Những văn bản không có tên loại (công văn hành chính)
Số: ____/tên cơ quan ban hành-tên đơn vị soạn thảo văn bản
VD: Số: 12/PCT
+ Đối với văn bản liên tịch
Số___/năm ban hành/tên loại văn bản- tên các cơ quan phối hợp ban hàn
VD: Số 147/2005/TTLT-SGD
+ Cách lấy số cho cơ quan
Cơ quan lấy số cho từng loại văn bản riêng biệt .
Ví dụ :
Số : 01/QĐ-PCT
Số : 01/CV-PCT
Số : 01/BC-PCT
Số : 01/TB-PCT
b.4 Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản:
- Địa danh ghi trên văn bản: là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (nơi cơ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 14
quan, tổ chức đóng trụ sở).
-Ngày, tháng, năm ban hành văn bản: Là ngày tháng năm văn bản được ký ban
hành và đóng dấu.Hay nói cách khác là ngày tháng năm văn bản có giá trị pháp lý
và hiệu lực thi hành.
Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản được trình bày dưới quốc hiệu
sát lề phải, bằng chữ in thường, cở chữ 13, kiểu chữ nghiêng.
Sau địa danh có dấu phẩy (,) ngăn cách với ngày tháng năm ban hành văn bản
được viết đầy đủ ngày... tháng... năm. Các số chỉ ngày, tháng,năm viết bằng chữ
Ả-rập, đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 khi viết thêm số “ 0” ở
phía trước. Khi trình bày nên ghi đầy đủ chữ ngày, tháng, năm không nên dùng
các dấu gạch chéo, gạch nối để thay thế (chữ ngày, tháng, năm viết thường, không
được viết hoa ).
Thành phần này nhà trường trình bày đúng theo quy định, cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Cù Bị , ngày 08 tháng 5 năm 2009
Ví dụ 2: Cù Bị ,ngày 12 tháng 02 năm 2009
b.5 Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản :
- Tên loại văn bản: là tên của từng loại văn bản do cơ quan ban hành.
- Trích yếu nội dung của văn bản: là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ nhưng
phản ánh được nội dung chủ yếu của văn bản.
Trích yếu nội dung văn bản giúp cho người đọc, người giải quyết văn bản được
nhanh chóng, chính xác, nắm bắt được nội dung của văn bản một cách khái quát
tạo thuận lợi cho việc giải quyết, đăng ký và tra tìm.
Tên loại của văn bản được trình bày ở giữa trang văn bản, bằng chữ in hoa, cỡ
chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Trích yếu nội dung văn bản được trình bày cân đối dưới tên loại văn bản (đối với
văn bản có tên loại) và được trình bày dưới số và ký hiệu của công văn (đối với
công văn hành chính ).
Trích yếu nội dung của văn bản có tên loại được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm. Bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang nét liền, dài
bằng 1/3, đến ½ độ dài của dòng chữ, đặt cân đối so với dòng chữ.
Trích yếu nội dung của công văn được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13,
kiểu chữ đứng, sau chữ V/v (viết tắt về việc).
Phần này nhà trường trình bày đúng theo quy định,cụ thể như sau :
Ví dụ 1:
Số: 04/PCT
V/v Triệu tập giáo viên
tập huấn tin học giữa học kỳ I
Ví dụ 2:
QUYẾT ĐỊNH
V/v nâng bậc lương cho đồng chí Nguyễn Văn A
b.6 Nội dung văn bản:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 15
Nội dung văn bản: Là toàn bộ các thông tin mà văn bản cần đề cập đến.
Nội dung văn bản được trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung của
văn bản.
Toàn bộ nội dung văn bản được trình bày căn thẳng lề trái và phải, chính xác, rõ
ràng, bằng chữ in thường, không tẩy xóa cỡ chữ 13-14, kiểu chữ đứng. Khi xuống
dòng chữ đầu dòng có thể lùi vào 1cm – 1,27 cm và viết hoa chữ cái đầu; khoảng
cách giữa các đoạn văn đặt tối thiểu là 6pt, khoảng cách giữa các dòng chọn tối
thiểu từ 15pt trở lên,
Đối với văn bản hành chính có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi phần
căn cứ phải xuống dòng, cuối mỗi dòng có dấu chấm phẩy (;), riêng phần căn cứ
cuối cùng kết thúc bằng dấu phẩy (,).
Thành phần này nhà trường trình bày đúng theo quy định cụ thể như sau :
Ví dụ: ( Thực hiện tại quyết định điều động giáo viên làm giám khảo hội giảng)
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH
- Căn cứ chức năng quyền hạn hiệu trưởng được quy định tại điều 17,mục 3
điều lệ trường tiểu học số 51/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục & Đào tạo ;
- Căn cứ vào chỉ thị số 47/2008/QĐ-BGD&ĐT về việc thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm năm học 2008-2009 ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ;
- Căn cứ quyết định số 2572/2008/QĐ-UBND ngày 01/8/2008 .Về việc quy định
thời gian năm học 2008-2009 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ;
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2008-2009 của Phòng
giáo dục huyện Châu Đức ban hành ngày 14/8/2008 ;
- Xét năng lực của cán bộ giáo viên trong hội đồng sư phạm nhà trường ,
b.7 Nơi nhận văn bản:
Nơi nhận văn bản: Là nơi ghi tên các cơ quan, đơn vị, cá nhân trực tiếp nhận và
xử lý văn bản .
Tất cả các loại văn bản đều có nơi nhận ghi chung ở góc bên trái, trang cuối
cùng, dưới phần nội dung văn bản, cách dòng cuối cùng của nội dung văn bản từ 1
đến 2 dòng.
Chữ “Nơi nhận” cuối văn bản được trình bày sát lề trái bằng chữ in thường cỡ
chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm, sau chữ “Nơi nhận” có dấu (:).
Tên cơ quan,đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận văn bản được trình bày ngay dưới
chữ “Nơi nhận” bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng.
Tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản được trình bày thành dòng
riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu (;) dòng cuối cùng ghi “ Lưu”:
VT (văn thư) và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo văn bản, kết thúc bằng dấu (.)
Phần này nhà trường trình bày đúng theo quy định, cụ thể như sau:
Nơi nhận : Đối với công văn hành chính ngoài nơi nhận được trình bày như
văn bản có tên loại thì nơi nhận công văn còn được trình bày bằng chữ “Kính gửi”
sau chữ kính gửi có dấu hai chấm (:) phần này được ghỉ ơ trên nội dung công
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 16
văn,dưới địa danh, ngày, tháng, năm ban hành công văn.
Nếu công văn gửi cho 01 cơ quan hoặc một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên cơ
quan, cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn được gửi
cho 02 đơn vị, cá nhân trở lên thì tên mỗi cơ quan, cá nhân được trình bày trên một
dòng riêng, đấu dòng có gạch ngang, dòng cuối cùng có dấu chấm(.)
Chữ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận công văn được trình bày
bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng.
Ví dụ 1:
Kính gửi: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Châu Đức
Ví dụ 2:
Kính gửi:
- Phòng GD&ĐT Châu Đức
- UBND Xã Cù Bị
Ngoài ra, đối với công văn hành chính thì ở thành phần “ Nơi nhận” phía dưới
là từ “Như trên”, tiếp đến là tên các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan nhận
công văn.
Ví dụ :
Nơi nhận:
- Phòng giáo dục(b/c);
- Giáo viên (t/h) ;
- Lưu :VT ,PCT (02b) .
b.8 Chữ ký và thể thức để ký:
Chữ ký :Là ký hiệu riêng của người có thẩm quyền ký văn bản, là thành phần
thể hiện hiệu lực thi hành của văn bản và thể hiện trách nhiệm của người ký văn
bản.
Thể thức để ký: Là quyền hạn và chức vụ của người ký văn bản
Trường hợp ký thay mặt tập thể phải ghi chữ viết tắt “TM.”
Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan phải ghi chữ viết tắt “KT.”
Quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14,
kiểu chữ đứng, đậm ở góc phải, bên dưới, trang cuối cùng của văn bản, cách dòng
cuối của nội dung văn bản từ 1 – 2 dòng.
Họ tên người ký được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng,
đậm.
Nhà trường là cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng nên quyền hạn của người
ký được thực hiện như sau:
Thành phần này nhà trường trình bày đúng theo quy định:
Ví dụ 1:
cấp trưởng ký: HIỆU TRƯỞNG
Võ Trường
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 17
Ví dụ 2: cấp phó ký thay
KT. Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng
Nguyễn Đặng Tiến
b.9 Dấu cơ quan :
Dấu cơ quan là dấu hiệu thể hiện tư cách pháp nhân của cơ quan trong giao dịch
với các cơ quan khác và trước pháp luật của nhà nước.
Dấu cơ quan có xác nhận tính hợp pháp của văn bản và chữ ký trên văn bản (thể
hiện giá trị pháp lý của văn bản).
Dấu cơ quan được đóng trùm lên 1/3 chữ ký về bên trái.
Thực tế thành phần này trường tiểu học Phan Chu Trinh bày đúng theo Nghị
định số : 58/2001/NĐ/CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng
con dấu.
Theo điều 26 Nghị định 110/2004/NĐ-CP Dấu cơ quan được đóng trùm lên 1/3
chữ ký về bên trái .
Đóng dấu lên văn bản đi kèm như danh sách, biên bản, phiếu thu… đóng dấu cơ
quan lên tên loại văn bản hoặc lên tên cơ quan ban hành văn bản (đóng dấu treo).
Qua lý thuyết đã học và áp dụng vào thực tế công việc trong quá trình thực tập
công tác văn thư tại cơ quan em nhận thấy thể thức văn bản của trường tiểu học
Phan Chu Trinh đã được thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
c) Quy trình soạn thảo văn bản của trường tiểu học Phan Chu Trinh (từ việc
hình thành bản thảo đến bản chính).
Trường tiểu học Phan Chu Trinh chỉ có một cán bộ làm công tác văn thư , đảm
nhiệm soạn thảo nhiều nội dung văn bản đa dạng về hình thức ,thể loại .Vì thế quy
trình soạn thảo văn bản cũng có nhiều đặc điểm, nhiều dạng thể loại không giống
nhau .Để công việc đạt hiệu quả nhà trường phải tiến hành theo các bước sau :
+ Bước 1. Xác định mục đích ban hành và tên loại văn bản :
Tuỳ thuộc vào nội dung của vấn đề mà văn bản đề cập đến ,tiến hành xác định
mục đích ban hành văn bản , giúp cho việc xác định loại văn bản phù hợp với mục
đích ban hành, phù hợp với thẩm quyền ban hành của cơ quan .Đồng thời giới hạn
thời gian ban hành sao cho chính xác, kịp thời và phù hợp với tình hình giải quyết
công việc.
+ Bước 2. Xác định tên loại văn bản
Sau khi xác định được mục đích ban hành văn bản thì phải xác định được loại
văn bản phù hợp với mục đích ban hành văn bản của cơ quan ,phù hợp với mục
đích giải quyết công việc.
+ Bước 3. Thu thập và xử lý thông tin :
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo văn bản vì có thu thập
thông tin đầy đủ thì mới ban hành văn bản một cách chính xác.Thông tin được thu
thập bằng nhiều hình thức khác nhau, người soạn thảo thu thập đầy đủ những thông
tin có liên quan đến yêu cầu, nội dung mà văn bản đề cập đến; xem vấn đề có liên
quan đến bộ phận, cá nhân nào đồng thời căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng vấn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 18
đề để lựa chọn các thông tin về từng lĩnh vực chuyên môn cũng như thu thập
những số liệu cụ thể, chính xác để tổng hợp và hình thành văn bản.
Người trực tiếp soạn thảo văn bản sẽ chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng,
thời gian và hình thức của văn bản đó.Khi thu thập thông tin, cán bộ lãnh đạo sẽ
tổng hợp, phân tích, đánh giá, chọn lọc ra những thông tin chính có độ chính xác
cao, loại ra những thông tin trùng thừa, thông tin thiếu khoa học. Đảm bảo những
thông tin thu thập được đều liên quan đến các vấn đề cần giải quyết ,đúng nguyên
tắc, không tự ý thêm vào hay bỏ bớt vấn đề, vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tình
hình giải quyết công việc của cơ quan. Nếu làm tốt khâu này thì văn bản sẽ đạt mục
đích và đạt hiệu quả cao
+ Bước 4. Xây dựng đề cương và viết bản thảo văn bản :
- Xây dựng đề cương :
Sau khi có đầy đủ các thông tin liên quan ,cá nhân soạn thảo văn bản sẽ tiến
hành xây dựng đề cương và viết dự thảo văn bản
Việc xây dựng đề cương là để giúp người soạn thảo hình thành ra văn bản một
cách toàn diện từ nội dung, bố cục, các phần, các chương, các mục lớn, nhỏ,điều …
tránh bị trùng lặp, bỏ sót ý hoặc viết lạc đề, sai lệch với mục đích ban đầu đặt ra.
Những văn bản có nội dung quan trọng, phức tạp thì cơ quan sẽ tiến hành cuộc
họp để góp ý cho đề cương. Sau khi xây dựng xong đề cương sẽ kiểm tra lại cách
bố trí các phần, mục, điểm.... theo trật tự khoa học và đảm bảo mục đích ban hành,
nếu chưa đạt yêu cầu thì điều chỉnh lại sao cho hợp lý để từ đó hình thành văn bản
chính.
Đối với những văn bản thông thường thì người soạn thảo văn bản chỉ cần dựa
vào kinh nghiệm thực tế, không cần phải qua bước xây dựng đề cương mà có thể
tiến hành ngay công việc soạn thảo. Sau khi văn bản được viết xong, người soạn
thảo lại tiến hành:
12 Kiểm tra mục đích ban hành văn bản;
13 Kiểm tra sự phù hợp về tên loại văn bản
14 Kiểm tra tính logic của cách trình bày văn bản
15 Kiểm tra ngữ pháp và chính tả.
+ Bước 5. Duyệt,đánh máy,trình ký, đăng ký và ban hành văn bản:
Sau khi mang bản thảo trình cho hiệu trưởng xem xét cho ý kiến bổ sung hay
cần thêm bớt vấn đề nào(nếu có) .Người soạn thảo sẽ sửa chữa lại đúng theo yêu
cầu, (nếu không) thì hiệu trưởng sẽ ký tắt vào bản thảo ,văn bản đó sẽ được in ra
bản sạch trình ký chính thức. Sau khi văn bản đã được ký duyệt văn thư làm các
thủ tục như: ghi số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành; vào sổ đăng ký văn bản đi,
nhân bản theo số lượng đã được duyệt; đóng dấu và phát hành.
3.2 Tình hình tổ chức quản lý “văn bản đi” tại trường TH Phan Chu Trinh
Để đảm bảo thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan một cách
khoa học, nhanh chóng, chính xác và đảm bảo tính pháp lý .Người làm công tác
văn thư hằng ngày phải có tại cơ quan ,để nhận văn bản từ các nơi chuyển đến,
đồng thời thực hiện việc tổ chức văn bản đi. Để làm tốt công tác đòi hỏi cán bộ văn
thư phải sắp xếp công việc thật khoa học mới có hiệu quả cao.Tại trường TH Phan
Chu Trinh, việc tổ chức giải quyết, quản lý văn bản đi chủ yếu là do cán bộ văn thư
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 19
đảm nhiệm .Hiệu trưởng là người kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nhằm đảm
bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho hoạt động quản lý .
* Cơ quan tiến hành tổ chức quản lý văn bản đi theo trình tự như sau:
+ Đánh máy văn bản:
Văn bản được cán bộ văn thư đảm nhiệm soạn thảo, sau khi bản thảo đã được
ký duyệt (bản gốc), tiến hành đánh máy chứ không giao cho người không có trách
nhiệm .Quá trình đánh máy văn bản cần trình bày rõ ràng, sạch sẽ đúng quy định,
sau đó kiểm tra lại nội dung văn bản ,nhằm đảm bảo nội dung bản đánh máy chính
xác với bản gốc đã được duyệt, sau đó trình hiệu trưởng ký ban hành văn bản .Văn
bản mật (đề thi)giao cho người có trách nhiệm đánh máy và phải thực hiện nơi đảm
bảo mật, người đánh máy phải thực hiện đúng qui chế về bảo mật, văn thư phải
tuyệt đối giữ gìn bí mật nội dung văn bản.
+ Trình ký văn bản:
Tất cả văn bản sau khi đánh máy xong, trước khi trình hiệu trưởng ký ban hành
đều phải được kiểm tra lại về nội dung, thể thức và ký tắt (ký nháy) tại chữ cuối
cùng của phần nội dung văn bản. Chữ ký tắt này thể hiện trách nhiệm của người
được giao trách nhiệm làm tham mưu cho lãnh đạo rằng văn bản này đã được xem
qua bảo đảm văn bản đó có tính chính xác cao, văn bản được trình ký đúng thẩm
quyền.
+ Đóng dấu lên văn bản:
Sau khi văn bản đã được lãnh đạo ký sẽ chuyển đến bộ phận văn thư để đóng
dấu. Dấu của cơ quan chỉ được đóng vào những văn bản đã có chữ ký hợp lệ của
người có thẩm quyền, thủ trưởng, các phó thủ trưởng (không đóng khống chỉ).Việc
đóng dấu lên văn bản tại trường TH Phan Chu Trinh được thực hiện rất nghiêm
chỉnh đúng theo quy định.
* Các loại dấu của trường TH Phan Chu Trinh hiện đang sử dụng:
- Dấu cơ quan : không có hình quốc huy nhưng có giá trị pháp lý và được đóng
lên tất cả các loại văn bản do cơ quan ban hành.
- Loại dấu trong việc quản lý công văn giấy tờ hay công việc nội bộ của cơ
quan: dấu chức vụ, dấu họ tên, dấu công văn đến ... các loại con dấu này được hiệu
trưởng giao cho cán bộ văn thư trực tiếp quản lý ,và tự tay đóng dấu lên các văn
bản giấy tờ đã được người có thẩm quyền ký.
* Công tác quản lý và sử dụng con dấu tại trường TH Phan Chu Trinh:
Trường TH Phan Chu Trinh quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của nhà
nước.Việc quản lý và sử dụng con dấu được thể hiện như sau:
Trường được sử dụng con dấu theo mẫu đã quy định và đăng ký tại Công an
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .
Tất cả các văn bản lấy danh nghĩa của cơ quan để ban hành, sau khi đã có chữ
ký hợp lệ của người có thẩm quyền, nhân viên văn thư tự tay đóng dấu, trường hợp
đặc biệt cần thiết để giải quyết công việc ở xa cơ quan thì Lãnh đạo được mang con
dấu đi theo và chịu trách nhiệm về việc mang con dấu ra khỏi cơ quan.
Mực in dấu được thống nhất dùng màu đỏ.
Người giữ dấu phải tự mình đóng dấu lên văn bản, không được tự ý giao dấu
cho người khác khi chưa có ý kiến của Hiệu trưởng. Dấu đóng phải ngay ngắn rõ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 20
ràng, đúng chiều, và đóng trùm lên 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Không được đóng dấu lên giấy trắng, giấy in sẵn, giấy giới thiệu chưa ghi rõ họ
tên người sử dụng và mục đích sử dụng.
Những dự thảo chương trình, kế hoạch gửi cấp trên xin ý kiến hoặc dự thảo báo
cáo đưa ra Hội nghị, đề án, danh sách, phụ lục văn bản để xác nhận tính hợp pháp
của văn bản thì đóng dấu treo lên tên tác giả hoặc tên loại của văn bản.
Đóng dấu giáp lai chỉ đóng vào các lề trang văn bản để khẳng định các trang
văn bản là trung thực.
Dấu sau khi sử dụng xong được treo lên giá và bỏ vào tủ ngay ngắn,cẩn thận
không để trầy xước, hết giờ làm việc (hoặc trong những ngày nghỉ theo quy định
của Nhà nước) dấu được bỏ vào tủ có khoá chắc chắn và niêm phong cẩn thận.
* Tóm lại việc quản lý và sử dụng con dấu của trường TH Phan Chu Trinh thực
hiện rất chặt chẽ, nghiêm túc,đúng theo tinh thần Nghị Định số 58/2001/NĐ-CP
ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.
∗ Đăng ký văn bản đi:
Văn bản sau khi được trình ký cán bộ văn thư hoàn chỉnh thể thức của văn
bản,cụ thể như: Lấy số thứ tự, ghi ngày, tháng,cho văn bản. Khi thể thức đã được
kiểm tra chính xác, ghi đầy đủ các thành phần, đúng vị trí, sẽ được nhân bản đầy đủ
số lượng đã được ghi trong thành phần nơi nhận.
Đăng ký văn bản đi là phải mở sổ để ghi chép một số điều cần thiết về một văn
bản đi như số, ký hiệu, ngày tháng, trích yếu nội dung của văn bản vào một trong
những phương tiện đăng ký văn bản nhằm quản lý chặt chẽ văn bản của cơ quan
và tra tìm văn bản được nhanh chóng.
Khi đăng ký văn bản phải ghi (nhập) đầy đủ, chính xác.
- Trình tự đăng ký văn bản đi như sau :
+ Ghi số, ký hiệu văn bản:
Hàng năm số lượng ban hành văn bản đi của cơ quan không nhiều nên việc
ghi số cho văn bản được chia làm 3 loại:
Đối với loại văn bản như: Quyết định được lấy theo hệ thống số riêng
Các loại văn bản như : Báo cáo, Kế hoạch lấy theo hệ thống số riêng
Các loại văn bản còn lại như: Biên bản,Tờ trình ,Thông báo... lấy chung hệ
thống số. Văn bản nào ban hành trước thì lấy số nhỏ, văn bản nào ban hành sau thì
lấy số lớn.
Số của văn bản là số thứ tự của văn bản (số chung cho một loại văn bản) được
ban hành trong một năm hoặc một nhiệm kỳ bắt đầu từ số 01 cho văn bản được ban
hành đầu tiên.Và tất cả các văn bản trong cơ quan khi ban hành đều phải qua văn
thư đăng ký vào sổ để giúp cho việc thống kê, tra cứu văn bản được nhanh chóng,
chính xác và được quản lý chặt chẽ hệ thống các văn bản đi.
Việc lấy số thứ tự cho từng loại văn bản tại trường TH Phan Chu Trinh cán bộ
văn thư thực hiện rất chính xác, không lấy thiếu số, trùng số.
+ Ghi ngày, tháng, năm lên văn bản:
Việc lấy số, ghi ngày, tháng, năm cho văn bản rất quan trọng. Nếu thiếu hoặc
không chính xác các thành phần này sẽ dẫn đến tình trạng nơi nhận văn bản không
biết văn bản được ban hành vào ngày tháng năm nào, điều đó làm cho việc giải
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 21
quyết văn bản bị chậm trễ, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, mặt khác sẽ gây khó
khăn cho việc tra tìm khi cấn nghiên cứu sử dụng.
Hiện nay cơ quan thực hiện hiện việc đăng ký văn bản bằng sổ “Sổ đăng ký văn
bản đi” được lập thành 03 loại sổ:
+ Sổ đăng ký Quyết định: 01 quyển
+ Sổ đăng ký Báo cáo, kế hoạch: 01 quyển
+ Sổ đăng ký chung cho tất cả các loại văn bản đi còn lại.
Ngày, tháng, năm ghi trên văn bản là ngày, tháng, năm văn bản đó được người
có thẩm quyền ký và đã được đóng dấu cơ quan.
Ngày, tháng ghi trên văn bản phải đúng với ngày, tháng ghi trong sổ theo dõi
văn bản đi, phải được ghi rõ ràng, đầy đủ và chính xác, để giúp cho việc theo dõi
được dễ dàng, chính xác.
Hiện nay cơ quan đăng ký bằng sổ, theo mẫu sổ của Trung tâm lưu trữ tỉnh ban
hành và lập một sổ cho tất cả các loại văn bản, đúng theo mẫu sổ qui định của nhà
nước. Cơ quan không ban hành văn bản quy phạm pháp luật, không ban hành văn
bản mật nên không lập sổ đăng ký văn bản quy phạm pháp luật, không lập sổ đăng
ký văn bản mật.
* Mẫu sổ cơ quan đang sử dụng :
Số và
ký hiệu
Ngày,
tháng
VB
Tên loại và
trích yếu nội
dung văn
bản
Người
ký
Nơi
nhận
Số lượng
bản
Ghi
chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
So với mẫu sổ theo lý thuyết đã học thì thực tế mẫu sổ đang sử dụng để đăng ký
của trường tiểu học Phan Chu Trinh chỉ có 7 cột, thiếu 01 cột không đúng theo
quy định của nhà nước. Do đó ta sửa lại như sau:
* Mẫu sổ theo qui định của Nhà nước :
Số và
ký hiệu
văn
bản
Ngày,
tháng
VB
Tên loại và
trích yếu nội
dung
Người
ký
Nơi
nhận
văn
bản
Đơn vị hoặc
người nhận
bản lưu
Số
lượng
bản
Ghi
chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
+ Lựa chọn và trình bày phong bì :
Phong bì văn bản được làm bằng loại giấy tốt, bền, dai, ít thấm nước, không
nhìn thấy chữ ở trong phong bì.
- Phần nơi gửi (góc trên, bên trái): ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác tên cơ quan,
đơn vị gửi văn bản, số điện thoại, địa chỉ và số ký hiệu của tất cả các văn bản có
trong phong bì, dấu chỉ mức độ khẩn, mật nếu có).
- Phần nơi nhận (góc phải, bên dưới ): ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác tên cơ
quan hoặc cá nhân nhận văn bản, địa chỉ của cơ quan hoặc cá nhân đó.
Giữa hai phần nơi nhận và nơi gửi trên phong bì cần đóng dấu hoặc viết hai
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 22
chữ "Kính gửi" để thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với cơ quan hoặc cá nhân tiếp
nhận văn bản.
Khi trình bày phong bì không được viết tắt những chữ không thông dụng,
không xuống dòng một cách tùy tiện. Đối với văn bản mật thì đóng dấu chỉ mức
độ mật ở bì trong, bì ngoài trình bày như bì văn bản thường.
Ví dụ : Mẫu phong bì của trường tiểu học Phan Chu Trinh hiện nay.
So với cách trình bày phong bì theo quy định của Nhà nước thì chỗ phần nơi
gửi có thêm số, ký hiệu của văn bản trong phong bì.
Gửi văn bản đi :
Khi chuyển giao văn bản đi văn thư kiểm tra lại phong bì có văn bản chưa,
phong bì đã được dán hay chưa. Khi giao văn bản thì người nhận phải ký vào sổ
chuyển giao văn bản, thường văn bản của cơ quan được chuyển qua đường bưu
điện.
Khi có văn bản đôn đốc hoặc báo cáo gấp cơ quan chuyển đến tận nơi, có sổ
theo dõi và người nhận ký vào sổ chuyển giao đó.
Mẫu sổ chuyển giao văn bản đi hiện nay của cơ quan đang thực hiện :
STT Ngày ký
công văn
Số ký hiệu
công văn
Nội dung
công văn
Nơi nhận
văn bản
Ngày
nhận
Ký nhận
1 2 3 4 5 6 7
Theo quy định của Nhà nước ta sửa lại:
Ngày chuyển Số, ký hiệu VB Nơi nhận VB Ký nhận Ghi chú
* Lưu văn bản đi :
Hiện nay nhà trường lưu văn bản đi theo từng loại công văn cụ thể như: Quyết
định, công văn, thông báo, báo cáo,… sắp xếp các văn bản lưu theo trình tự số
đăng ký trong văn bản ,số nhỏ ngày tháng sớm nhất được sắp xếp trước ,số đăng
Phòng giáo dục Châu Đức
Trường TH Phan Chu Trinh
ĐT : 0646295107
Kính gửi :………………………………….
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 23
ký sau, ngày tháng sau được sắp xếp bên trên.
Theo qui định của Nghị định 110 về công tác văn thư thì một văn bản ban hành
ở cơ quan, tổ chức thì phải lưu lại ít nhất 02 bản một bản lưu ở đơn vị soạn thảo
văn bản, một bản lưu ở đơn vị văn thư của cơ quan để làm hệ thống và sắp xếp các
bản lưu.
VD : Tập lưu công văn đi của Trường TH Phan Chu Trinh năm 2006
Tập lưu quyết định của Trường TH Phan Chu Trinh năm 2006
Tập lưu báo cáo của Trường TH Phan Chu Trinh năm 2006
Việc đăng ký văn bản đi, phương tiện đăng ký so với lý thuyết đã học đúng
theo quy định của nhà nước.
III. Kết luận :
Sau khi học xong phần lý thuyết tại trường em đã hoàn thành phần thực tập tại
Trường TH Phan Chu Trinh .Trong thời gian thực tập em được sự tận tình hướng
dẫn của lãnh đạo nhà trường ,cũng như tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích từ thực
tế công việc Văn thư –Lưu trữ tại cơ quan .Đối chiếu giữa lý thuyết với thực tế
công việc ,giúp em biết thêm phần nào về quy trình của công tác văn thư trong cơ
quan mình thực hiện đúng hoặc chưa đúng so với những quy định của Nhà nước,
đồng thời nhận thức đúng đắn về vai trò của cán bộ văn thư trong cơ quan ,làm cơ
sở sửa chữa,khắc phục , từng bước hoàn thiện bản thân nhằm nâng cao chất lượng
công việc .
Qua ứng dụng lý thuyết đã học với thực tế công việc tại cơ quan thực tập,bản
thân rút ra những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ chức thực hiện công tác văn thư
như sau :
* Ưu điểm :
- Lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn thư.
- Trong công việc thường xuyên kiểm tra đôn đốc ,chấn chỉnh tạo điều kiện giúp
cán bộ văn thư hoạt động có hiệu quả.
- Các quy trình soạn thảo văn bản mà cơ quan thực hiện so với quy định chung
đảm bảo nội dung hướng dẫn của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của
chính phủ về công tác văn thư,Nghị định : 58/2001/NĐ/CP ngày 24/8/2001 của
Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu.Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-
BNV/VPCP của Bộ nội vụ, Văn phòng Chính phủ ngày 06/5/2005 hướng dẫn về
thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản đảm bảo tính chân thực,giá trị pháp lý và
hiệu lực thi hành .
- Trang thiết bị ,cơ sở vật chất dùng chung với văn phòng nhà trường nhưng việc
sắp xếp lưu trữ hồ sơ cơ quan thực hiện khoa học ,tạo điều kiện thuận lợi khi có
nhu cầu tra cứu nhanh
- Cơ quan có đầy đủ trang thiết bị ,máy móc phục vụ cho công tác văn phòng
như: máy vi tính, máy in ,máy photocopy, điện thoại, ...giúp cho việc giải quyết
công việc nhanh ,hiệu quả .
* Hạn chế:
- Tại cơ quan chưa có điều kiện kết nối mạng Internet mà sử dụng máy cá nhân
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 24
tại nhà nên việc tra cứu nội dung thông tin tại hộp thư điện tử trong ngày còn gặp
nhiều trở ngại ,chưa đáp ứng tính kịp thời .
- Do cơ quan chưa có phòng văn thư riêng nên việc sắp xếp trình bày hồ sơ ,góc
làm việc tính thẩm mỹ ,thuận lợi còn hạn chế .
- Bản thân vừa mang học vừa làm ,kinh nghiệm tích lũy trong công việc chưa
nhiều nên có phần hạn chế trong quá trình giải quyết công việc.
* Ý kiến đề xuất:
Nên hoàn thiện việc kết nối mạng và cài đặt chương trình ứng dụng phần mềm
quản lý văn bản để công tác văn thư thực hiện nhanh chóng hiệu quả.
Tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu
công việc theo hướng công nghiệp hóa ,hiện đại hóa .
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 25
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN TỰ NHẬN XÉT
Em tên : Lê Thị Hà Trinh
Là học viên lớp tại chức K.70 hệ vừa học vừa làm, Trường Trung học Văn
thư Lưu Trữ trung Ương II
Theo kế hoạch thực tập của nhà trường, được sự chấp thuận của Ban giám
hiệu trường tiểu học Phan Chu Trinh em đến thực tập tại đơn vị Phan Chu Trinh kể
từ ngày 16/2/ 2009 đến 30/ 3/2009.
Trong thời gian thực tập em luôn chấp hành đúng nội quy của nhà trường đề
ra. Đi thực tập đúng giờ, nghỉ có giấy xin phép và được sự chấp thuận của ban
giám hiệu. Quá trình thực tập em luôn hoàn thành tốt công việc được giao thường
xuyên bám sát đề cương, vận dụng lý thuyết đã học vào công việc thực tế ,luôn cố
gắng làm việc không để sai sót đáng tiếc xảy ra .
Bản thân có thời gian thâm niên chưa nhiều nên kinh nghiệm trong công
việc còn ở mức độ hạn chế ,mặt khác giữa lý thuyết và thực tế công việc đôi khi
không được như ý muốn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc.
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của thầy, cô hướng dẫn trường Trung học văn thư lưu trữ
và nghiệp vụ văn phòng II .Cũng như sự giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của
Ban giám hiệu trường tiểu học Phan Chu Trinh trong suốt quá trình thực tập .
Thời gian cho quá trình thực tập được nhà trường quy định phù hợp để bản
thân em vận dụng lý thuyết vào thực tế công việc .
Khó khăn:
Bản thân vừa học vừa làm kinh nghiệm trong công việc chưa nhiều nên đôi
khi hiệu quả công việc chưa cao
Với sự ưu ái của thầy ,cô đối với bản thân em trong đợt thực tập ,một lần
nữa em xin gởi nơi đây lòng biết ơn .
Cù Bị, ngày 30 tháng 3 năm 2009
HỌC VIÊN
Lê Thị Hà Trinh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 26
NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ THỰC TẬP
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
………………………………………………….
…………………………………………………..
…………………………………………………
………………………………………………….
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 27
PHẦN CÁC PHỤ LỤC
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 28
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH
SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐI
( CÔNG VĂN ĐI )
Từ số : 01 đến số :
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008
Quyển số 01
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 29
Phụ lục số I :
SỔ ĐĂNG KÝ VĂN BẢN ĐI
Số và ký
hiệu
Ngày
tháng của
văn bản
Tên loại và trích yếu nội dung Người ký Nơi nhận
Đơn vị hoặc
người nhận
bản lưu
Số
lượng
bản
Ghi
chú
01/BC-PCT 03/01/2008
Báo cáo
Về việc sơ kết chuyên môn học kỳ
I năm học 2007-2008
Nguyễn Đặng
Tiến
Bộ phận
C /môn phòng giáo
dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
02/TTr-PCT 05/01/2008
Tờ trình
Về việc xin thanh lý bình chữa
cháy
Võ Trường
Bộ phận xây dựng
cơ bản phòng giáo
dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
03/BC-PCT 10/01/2008
Báo cáo
Về việc tổng hợp số liệu trình độ
hiện có của viên chức trong đơn vị
Võ Trường Bộ phận tổ chức phòng giáo dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
04/DS-PCT 13/01/2008 Danh sách học sinh thuộc hộ
nghèo chuẩn quốc gia năm 2008
Nguyễn Đặng
Tiến UBND Xã Cù Bị
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
05/KH-PCT 14/01/2008
Kế hoạch
Về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ
viên chức năm 2009
Võ Trường Phòng nội vụ huyện Châu Đức
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
06/TTr-PCT 17/01/2008 Tờ trình Về việc kê khai tài sản năm 2007 Võ Trường
Bộ phận xây dựng
cơ bản phòng giáo
dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
07/BC-PCT 18/01/2008
Báo cáo
Về việc tổng kết 5 năm ứng dụng
công nghệ thông tin
Nguyễn Đặng
Tiến
Bộ phận
C /môn phòng giáo
dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 30
08/ DS-PCT 20/01/2008 Danh sách học sinh thi viết chữ
đẹp
Nguyễn Đặng
Tiến
Bộ phận
C /môn phòng giáo
dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
09/TTr-PCT 20/01/2008
Tờ trình
Về việc nâng lương trước thời hạn
cho ông Nguyễn Văn A
Võ Trường Phòng Nội vụ
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
10/BC-PCT 21/01/2008
Báo cáo
Về việc hoạt động dạy và học
tháng 01/2008
Võ Trường
Bộ phận
Tổng hợp phòng
giáo dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
11/TTr-PCT 22/01/2008
Tờ trình
Về việc bổ sung ngân sách tháng
01/2008
Võ Trường
Phòng tài chánh kế
hoạch huyện Châu
Đức
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
12/BC-PCT 23/01/2008
Báo cáo
Về việc hiện trạng cơ sở vật chất
trang thiết bị trường học
Võ Trường
Bộ phận xây dựng
cơ bản phòng giáo
dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
13/DS-PCT 24/01/2008 Danh sách đảng viên trong đơn vị tính đến ngày 20/01/2008
Nguyễn Đặng
Tiến Đảng ủy Xã Cù Bị
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
14/BC-PCT 26/01/2008
Báo cáo
Về việc thực hiện các cuộc vận
động của ngành
Võ Trường
Bộ phận
Tổng hợp phòng
giáo dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
15/BC-PCT 27/01/2008 Báo cáo Về việc thống kê số liệu EMIC Võ Trường
Bộ phận xây dựng
cơ bản phòng giáo
dục
Trường TH
Phan Chu
Trinh
01
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 30
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN CHU TRINH
SỔ CHUYỂN GIAO
VĂN BẢN ĐI
Năm : 2008
Từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008
Quyển số : 01
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 32
Phụ lục số II : SỔ CHUYỂN GIAO VĂN BẢN ĐI
Chuyển ngày Số, ký hiệu VB Nơi nhận VB Ký nhận Ghi chú
02/01/2008 01/BC-PCT Bộ phận C /môn phòng giáo dục Nguyễn Thái Kha
6/01/2008 02/TTr-PCT Bộ phận xây dựng cơ bản phòng giáo dục Võ Văn Hịch
11/01/2008 03/BC-PCT Bộ phận tổ chức phòng giáo dục Trần Như Hải
14/01/2008 04/DS-PCT UBND Xã Cù Bị Hoàng Thanh
15/01/2008 05/KH-PCT Phòng nội vụ huyện Châu Đức Nguyễn Văn Tư
18/01/2008 06/TTr-PCT Bộ phận xây dựng cơ bản phòng giáo dục Võ Văn Hich
19/01/2008 07/BC-PCT Bộ phận C /môn phòng giáo dục Nguyễn Thái Kha
21/01/2008 08/ DS-PCT Bộ phận C /môn phòng giáo dục Nguyễn Thái Kha
21/01/2008 09/TTr-PCT Phòng Nội vụ Nguyễn Văn Bằng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Phạm Văn Năm
Người thực hiện : Lê Thị Hà Trinh Trang 31
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỀ TÀI- KHẢO SÁT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÔNG TÁC VĂN THƯ TRƯỜNG PHAN CHU TRINH.pdf