Đề tài Khảo sát hệ thống điện thân xe ford focus
Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bảo thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những thiết bị tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử. Ngược trở lại những năm 1950 và sớm hơn nữa, xe hơi chỉ được trang bị ăcquy 6V và bộ sạc điện áp 7V. Dĩ nhiên, những chiếc xe cổ này cũng không cần nhiều điện năng ngoài việc đánh lửa hay vài bóng đèn thắp sáng. Giữa thập kỷ 50, việc chuyển sang hệ thống điện 12V mang lại giúp các nhà sản xuất có thể sử dụng các dây điện nhỏ hơn và đồng thời kéo theo việc sinh ra nhiều tiện nghi dùng điện cho xe hơi. Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio , hệ thống an toàn trên xe: ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ, Các hệ thống hiện đại này đã nâng giá trị của ô tô lên rất cao và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thật sự thân thiện với người sử dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe ta sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, giảm đến mức tối thiểu các thao tác của người lái xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý nhất.
Để có được những chiếc xe hiện đại và tiện nghi như vậy cần rất nhiều các thiết bị điều khiển, những thiết bị này có thể đã được lập trình sẵn hoặc không. Tuy nhiên chúng cùng có một đặc điểm chung là phải sử dụng nguồn điện trên ô tô, nguồn điện này được cung cấp bởi ăcquy và máy phát.
Với những ý nghĩa tốt đẹp đó em quyết định chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Focus ”, em cũng mong với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu chung nhất cho công việc sửa chữa các hệ thống điện nói chung và hệ thống điện thân xe nói riêng.
Trong đề tài này em tập trung vào tìm hiểu các kết cấu, nguyên lý làm việc và tìm hiểu các sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện bố trí trên xe. Từ đó phân tích, chẩn đoán các dạng hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục hư hỏng
Đồ án bao gồm thuyết minh, slide trình bày và các bản vẽ autocad
34 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hệ thống điện thân xe ford focus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thanh Lớp: 04C4B Giáo viên hướng dẫn: KS. Phạm Quốc Thái Giáo viên duyệt: Th.S. Lê Văn Tụy KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS Đề tài: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đà Nẵng, 06/2009 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI GIỚI THIỆU VỀ XE FORD FOCUS NỘI DUNG KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ KHẮC PHỤC MỘT SỐ CHI TIẾT KẾT LUẬN MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Trên những chiếc xe hơi ngày nay được trang bị khá nhiều thiết bị điện và điện tử hiện đại. Thực tế thì hệ thống điện thân xe rất hay bị hư hỏng do cách vận hành xe của người sử dụng thường không đúng so với nhà sản xuất yêu cầu. Với những lý do đó em quyết định chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Focus”, em cũng mong với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu kỹ thuật cho công việc sửa chữa các hệ thống điện nói chung và hệ thống điện thân xe nói riêng. 2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE FORD FOCUS - 2004 3. HỆ THỐNG CUNG CẤP CẤU TẠO CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN NGUYÊN LÝ SINH ĐIỆN BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP BÁN DẪN SƠ ĐỒ CHỈNH LƯU MẠCH ĐIỆN HỆ THỐNG CUNG CẤP TRÊN XE FORD FOCUS 4. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE FOCUS 1- Bộ dây dẫn đèn báo phanh 2- Bộ dây dẫn điều khiển cửa sau. 3- Bộ dây dẫn điều khiển cửa HK trái. 4- Bộ dây dẫn đèn đến các cửa. 5- Bộ dây dẫn đèn trong xe. 6- Bộ dây dẫn chính. 7- Bộ dây dẫn điều khiển ABS. 8- Hộp cầu nối, cầu chì từ ăcquy (BJB). 9- Bộ dây dẫn điều khiển động cơ. 10- Bộ dây dẫn module đèn xe. 11- Bộ dây dẫn từ ăcquy. 12- Bộ điều khiển động cơ (PCM). 13- Bộ dây dẫn điều khiển động cơ. 14- Bộ dây dẫn khoang động cơ. 15- Hộp cầu chì trung tâm (CJB). 16- Bộ điều khiển an toàn trên xe (RCM). 17- Bộ dây dẫn điều khiển cửa HK phải. 18- Bộ nối. 19- Bộ dây dẫn cảm biến lùi xe. 20- Bộ dây dẫn sau xe, cửa sau. 5. BẢNG TÁP LÔ XE FORD FOCUS 6. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TÁP LÔ Hệ thống đo HỆ THỐNG ĐO ĐẠC, KIỂM TRA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU HỆ THỐNG TÚI KHÍ HỆ THỐNG ABS HỆ THỐNG HIỂN THỊ 7. HỆ THỐNG THÔNG TIN Hệ thống mạng MPX là phương thức thông tin liên lạc, nó truyền hay nhận hai hay nhiều dữ liệu chỉ trên một đường truyền. Vì vậy nó đã giải quyết được vấn đề giảm bớt số lượng dây điện, công tắc, bộ chấp hành...bằng cách chia sẻ thông tin. Trong hệ thống mạng MPX sử dụng các phương pháp truyền dữ liệu như: BEAN, CAN, LIN, AVC-LIN. XE FORD FOCUS SỬ DỤNG HỆ THỐNG MẠNG “CAN” Việc truyền dữ liệu diễn ra bằng cách cấp điện áp High (+) và Low (-) đến hai đường dây để gửi một tín hiệu (truyền dẫn bằng điện áp vi sai). Nó có đặc điểm là không thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu bên ngoài. Vì giả sử khi có nhiễu thì phần nhiễu trên dây High và dây Low sẽ khử lẫn nhau. KẾT CẤU DÂY XOẮN VÀ SƠ ĐỒ TRUYỀN TÍN HIỆU. SƠ ĐỒ KHỬ NHIỄU HỆ THỐNG ĐƯỜNG TRUYỀN DỮ LIỆU XE FORD FOCUS Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ trung bình (MS-CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 125 kB. Đường truyền dữ liệu CAN tốc độ cao (HS-CAN) hoạt động với tốc độ đường truyền là 500 kB 8. HỆ THỐNG ĐO ĐẠC, KIỂM TRA CƠ CẤU BÁO NGUY ÁP SUẤT DẦU BÔI TRƠN CƠ CẤU BÁO NGUY NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT MẠCH ĐIỆN ĐỒNG HỒ TỐC ĐỘ XE 9. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo đều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là vào ban đêm và đảm bảo an toàn giao thông. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG BÓNG ĐÈN THƯỜNG BÓNG ĐÈN HALOGEN MẠCH ĐIỆN ĐÈN PHA, CỐT MẠCH ĐIỆN ĐÈN TRONG XE CẤU TẠO CÒI ĐIỆN VÀ SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY HỆ THỐNG CÒI 10. HỆ THỐNG GẠT NƯỚC LAU KÍNH Hệ thống gạt nước rửa kính gồm các bộ phận sau: Mô tơ gạt nước nhiều chế độ, rơ le gạt nước gián đoạn. CẤU TẠO MÔ TƠ GẠT NƯỚC RỬA KÍNH SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CHỔI THAN CÔNG TẮC VỊ TRÍ DỪNG TỰ ĐỘNG Công tắc dừng tự động được gắn liền với bánh răng để gạt nước dừng tại một vị trí cuối khi tắt công tắc gạt nước ở bất kỳ thời điểm nào nhằm tránh giới hạn tầm nhìn tài xế MẠCH ĐIỆN HỆ THỐNG GẠT NƯỚC LAU KÍNH Ở CÁC VỊ TRÍ VỊ TRÍ “HIGH” or “LOW” VỊ TRÍ “OFF” VỊ TRÍ “INT” 11. HỆ THỐNG CHỐNG HÃM CỨNG BÁNH XE ABS Giữ cho bánh xe trong quá trình phanh có độ trượt thay đổi trong giới hạn hẹp quanh giá trị xác định, khi đó hiệu quả phanh cao nhất. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ ABS SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ABS 12. TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT Để đảm bảo đủ công suất cho các tải tiêu thụ trên xe cần phải xác định đúng loại máy phát để lắp trên ô tô, vì máy phát là nguồn cung cấp năng lượng (điện áp) chính cho các tải tiêu thụ khi ô tô hoạt động. Phụ tải điện trên ô tô, dựa vào thời gian làm việc có thể chia làm 3 loại: Tải hoạt động liên tục. Tải hoạt động trong thời gian dài. Tải hoạt động trong thời gian ngắn. SƠ ĐỒ PHỤ TẢI TÁC DỤNG TRÊN Ô TÔ TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT TIÊU THỤ THEO CÁC CHẾ ĐỘ TẢI a. Chế độ tải hoạt động liên tục: Ở chế độ tải hoạt động liên tục thì hệ số sử dụng của mỗi tải là: = 100 %. MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN CỦA CÁC TẢI HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC b. Chế độ tải hoạt động không liên tục: Ở chế độ này thì hệ số sử dụng () của mỗi tải thay đổi phụ thuộc vào sự vận hành xe của mỗi tài xế cũng như phụ thuộc vào điều kiện vận hành và địa bàn xe hoạt động. MỨC TIÊU THỤ ĐIỆN CỦA CÁC TẢI HOẠT ĐỘNG KHÔNG LIÊN TỤC TỔNG CÔNG SUẤT TIÊU THỤ TRÊN XE Trong đó: Iđm - Cường độ dòng điện định mức (A) PW - Tổng công suất tiêu thụ của các phụ tải trên xe(W). Uđm - Điện áp định mức, Uđm = 12 (V) Trong đó: PW1- là tổng công suất tiêu thụ của tải liên tục. PW2- là tổng công suất tiêu thụ của tải không liên tục. Iđm = 80,58 (A) Máy phát thực tế sử dụng trên xe có số hiệu là: F1- 12V/110A. Vậy với Iđm = 80,58 (A) < 110 (A), nên máy phát lắp trên xe phát đủ công suất cung cấp cho các tải. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được một số hệ thống điện cơ bản dưới dạng các sơ đồ mạch điện, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện đó. Hạn chế của đề tài: Phần tính toán mới chỉ dừng ở việc tính toán, kiểm tra công suất máy phát mà chưa đi sâu tính toán, thiết kế các vi mạch điều khiển và khả năng chịu tải của dây dẫn. 13. KẾT LUẬN XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ CÙNG TOÀN THỂ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!