Đề tài Khảo sát, lập phương án và sửa chữa phục hồi cơ cấu truyền lực, hệ thống làm mát, hệ thống trao đổi khí động cơ DT-75

MỤC LỤC Trang Chương 1. GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ ĐT-75 1.1. Giới thiệu về động cơ DT-75 tại phòng TH Bộ môn Động lực . 4 1.2. Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống động cơ DT-75 . 7 1.3. Hiện trạng của động cơ DT – 75 trước khi tháo, kiểm tra . 29 Chương 2. KHẢO SÁT, LẬP PHƯƠNG ÁN VÀ SỬA CHỮA PHỤC HỒI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU, HỆ THỐNG BÔI TRƠN, HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ DT – 75 2.1. Quy trình khảo sát động cơ DT-75 31 2.1.1. Giám định tình trạng kỹ thuật của động cơ . 31 2.1.2. Quy trình tháo các bộ phân của các hệ thống . 31 2.2. Quy trình tháo, kiểm tra và lập phương án sửa chữa phục hồi các chi tiết hệ thống truyền lực , hệ thống làm mát và hệ thống trao đổi khí . 34 2.2.1. Hệ thống truyền lực 34 2.2.1.1. Tháo các chi tiết hệ thống truyền lực 34 2.2.1.2. Khảo sát đo, kiểm tra chi tiết hệ thống truyền lực 38 2.2.1.3 Lập phương án và sửa chữa phục hồi chi tiết hệ thống truyền lực 47 2.2.2. Hệ thống làm mát . 55 2.2.1.1. Tháo các chi tiết hệ thống làm mát . 55 2.2.1.2. Khảo sát đo, kiểm tra và lập phương án sửa chữa phục hồi chi tiết hệ thống làm mát . 56 2.2.3. Hệ thống trao đổi khí . 2.2.3.1. Tháo các chi tiết hệ thống trao đổi khí 2.2.3.2. Đo, kiểm tra và lập phương án sửa chữa phục hồi chi tiết hệ thống trao đổi khí Chương 3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ SAU SỬA CHỮA 3.1. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ sau sửa chữa . 3.2. Một số vấn đề cần khắc phục còn tồn tại ở động cơ . Kết luận và đề xuất ý kiến Tài liệu tham khảo

pdf75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2966 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát, lập phương án và sửa chữa phục hồi cơ cấu truyền lực, hệ thống làm mát, hệ thống trao đổi khí động cơ DT-75, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c cơ cấu giảm áp 11- Bạc hãm 17- Cổ trục phân phối 6- Giá đỡ trục đòn bẩy 12- Xupap 18- Bánh răng trục phân phối 19- Vít chặn - 22- Đường kính đĩa xupap nạp bằng 52mm, đường kính đĩa xupap xả là 45mm. Góc nghiêng của miệng vát chân xupap là 450 đối với xupap hút và xả. Để đảm bảo các xupap đóng mở đúng khít, kín thì trên các xupap có lắp các lò xo. Trên mỗi xupap có lắp hai vòng lò xo: lò xo trong và lò xo ngoài lồng vào nhau. Đũa đẩy xupap có dạng như sau: phần cuối của đũa đẩy có dạng hình cầu và phần đỉnh phía trên của đũa đẩy có dạng hình côn- tròn. Đòn gánh và trục đòn gánh được cố định trên các giá đỡ lắp trục đòn gánh. + Cơ cấu giảm áp Dùng để giảm nhẹ lực quay trục khuỷu bằng tay khi điều chỉnh xupap hoặc khi khởi động cơ. Cơ cấu giảm áp gồm có 2 trục 5 lắp tự do trong lỗ giá đỡ trục đòn gánh 6 và nối với nhau bằng rãnh.Trên trục có các mặt cạnh vát đối diện với mỗi đòn bẩy. Ở vị trí ly khai các mặt vát của trục 5 quay xuống dưới và không ảnh hưởng đến việc đóng hoàn toàn xupap. Ở vị trí gài mặt hình trụ tròn của trục quay 5 xuống duới, ấn vào đầu đòn bẩy và làm mở tất cả các xupap. 1.2.5. Hệ thống nhiên liệu 1. Nhiệm vụ, yêu cầu + Nhiệm vụ Cung cấp vào buồng đốt động cơ những khối lượng dầu xác định, phù hợp với chế độ làm việc đã định của máy và có thể điều chỉnh được. Thời điểm và thời gian cung cấp phải chính xác và có thể điều chỉnh được. + Yêu cầu Dầu đốt đưa vào buồng đốt ở dạng hạt nhỏ, đồng đều và phân bố đều trong không gian buồng đốt. Tạo điều kiện cho dầu bay hơi dễ dàng, nhanh chóng và hoà trộn đều với không khí nén, thành hỗn hợp đốt dễ tự đốt cháy nhất. Số lượng dầu cung cấp theo thời gian cung cấp-luật cung cấp-phải tạo ra sự cấp nhiệt tốt nhất cho chu trình làm việc của máy. - 23- 2. Nguyên lý hoạt động (hình 1.15) 1 2 3 4 5 7 89 Hình 1.15 : Sơ đồ hệ thống nhiên liệu 1. Bình lọc nhiên liệu kép 2. Thùng chứa nhiên liệu 3. Vòi phun 4. Bơm tay nhiên liệu 5. Đường dẫn nhiên liệu từ bình lọc 6. Đường dầu hồi từ vòi phun 7. Đường dầu từ bơm cao áp đến vòi phun 8. Bơm cao áp 9. Đường dầu từ bơm tay lên bình lọc kép Dầu từ thùng chứa nhiên liệu 2 được bơm thấp áp lắp chung với bơm tay 4 đẩy qua bầu lọc nhiên liệu 1(tại đây nhiên liệu được lọc sạch các cặn, tạp chất…) đi đến bơm cao áp 8. Tại đây bơm cao áp nhiên liệu được tăng áp suất cần thiết cung cấp cho vòi phun 3, phun vào buồng đốt động cơ đốt trong theo những thời điểm với lượng dầu đã được quy định trước. Dầu hồi từ vòi phun đi theo đường dầu hồi 6 và bơm cao áp được tập trung vào một ống rồi đưa về thùng chứa nhiên liệu 2. - 24- 1.2.6. Hệ thống bôi trơn 1. Nhiệm vụ, yêu cầu + Nhiệm vụ Làm giảm ma sát và hao mòn của máy, làm tăng hiệu suất, tuổi thọ và tính tin cậy của máy khi sử dụng. Ngoài ra còn có tác dụng làm mát, làm kín, làm sạch, giảm tiếng ồn, giảm rung động.v.v… + Yêu cầu Chất bôi trơn phải phù hợp với máy đốt trong (2 kỳ, 4 kỳ, tăng áp hay không, tốc độ cao hay thấp…), phù hợp với nhiệm vụ, chế độ và điều kiện làm việc của cơ cấu, hệ thống, mối ghép…mà nó phải bôi trơn. Phải dễ kiếm, có đủ lượng dùng, giá thành có thể chấp nhận được, lại không độc hại. Bền vững, có tính chất bôi trơn, không hoặc ít tạo cấn, tạo bọt. Chất bôi trơn phải đưa tới nơi một cách liên tục, đều đặn, trạng thái (áp suất, nhiệt độ) tính chất xác định và có thể kiểm tra, điều chỉnh và điều khiển được. Các thiết bị, bộ phận của hệ thống phải đơn giản, dễ sử dụng, tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, điều chỉnh, có khả nặng tự động hoá cao, nhưng giá thành vừa phải. 2. Nguyên lý hoạt động (hình 1.16) Hình 1.16: Sơ đồ hệ thống bôi trơn - 25- 1. Bơm bánh răng 2. Lọc thô 3. Trục khuỷu 4. Hệ bánh răng phân phối 5. Đường dầu đi bôi trơn hệ bánh răng phân phối 6. Pittông 7. Trục cam 8. Đường dầu đi bôi trơn cơ cấu phân phối khí 9. Sinh hàn dầu bôi trơn 10. Áp kế 11. Bình lọc ly tâm 12. Đường dầu làm quay rôto trở lại cácte. 13, 15. Van giảm áp 14. Đường dầu đi bôi trơn bánh răng bánh đà và động cơ lai. Nguyên lý làm việc của hệ thống: Hệ thống bôi trơn của động cơ ĐT-75 thuộc loại bôi trơn cưỡng bức, áp suất thấp. Dầu bôi trơn trong cácte được bơm bánh răng hút lên qua lọc thô đến lọc ly tâm. Ở đây, dầu sau khi đã lọc sạch được phân chia. Một phần dầu (khoảng gần 20%) để gây phản lực quay rôto sẽ theo đường 12 trở lại cácte. Phần dầu bôi trơn chính đi vào rãnh dầu của động cơ rồi đi bôi trơn cho các bề mặt cần bôi trơn theo các đường khác nhau. Nhánh bôi trơn theo đường thứ nhất đi bôi trơn cho bạc ổ đỡ chính sau đó chạy qua lỗ trong trục khuỷu đến bôi trơn cho bạc cổ biên, tiếp đó theo lỗ nhỏ ở bạc đầu lớn thanh truyền tới đầu nhỏ thanh truyền bôi trơn cho bạc chốt pittông. Nhánh bôi trơn thứ 2 là cho các bạc gối đỡ trục cam của hệ thống phân phối khí, sau đó được chuyển tới nắp xylanh theo đường số 8 để bôi trơn cho bạc trục cò mổ, thân xupáp. Nhánh thứ ba theo đường 14 đi bôi trơn cho bánh răng bánh đà động cơ chính và hộp giảm tốc động cơ khởi động. Nhánh thứ tư theo đường số 5 đi bôi trơn cho cơ cấu bánh răng phân phối. - 26- Các van giảm áp 13, 15 tự động mở khi áp suất dầu sau lọc hoặc sau bơm bánh răng quá cao. 1.2.7. Hệ thống khởi động 1. Nhiệm vụ, yêu cầu + Nhiệm vụ Cung cấp năng lượng ban đầu để máy có thể hoạt động, sao cho sự đốt cháy nhiên liệu có thể thực hiện được một chu trình sinh công và công sinh ra trong chu trình này phải đủ để thực hiện chu trình tiếp theo. + Yêu cầu Ở động cơ đốt trong số vòng quay hay tốc độ nhỏ nhất của trục khuỷu để cho hoà khí và nhiên liệu có thể cháy được lúc đầu ở trong xylanh động cơ gọi là số vòng quay hay tốc độ quay khởi động của động cơ. Thông thường số vòng quay khởi động như sau: Động cơ xăng : n = 40 – 50 Vg/ph Động cơ điêzel : n = 100 – 300 Vg/ph Động cơ điêzen có tỷ số nén cao hơn động cơ xăng. Vì vậy, muốn cho nhiên liệu tự cháy trong không khí nén có áp suất cao, thì động cơ điêzen phải có lực hay mômen lớn hơn để quay trục khuỷu để quay trục khuỷu khi khởi động. 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động + Động cơ khởi động Trong động cơ chính lắp động cơ khởi động DT610, một xylanh, hai kỳ có bộ chế hoà khí, làm việc bằng xăng. Công suất tính toán 10 mã lực ở 3500 vg/ph. Nguyên lý hoạt động ( hình 1.17 ) - 27- Hình 1.17 : Sơ đồ hệ thống khởi động 1. Động cơ điêzel 2. Khớp truyền động 3. Bánh răng 4. Động cơ xăng 2 kỳ khởi động 5. Bộ khởi động điện 6. Cơ cấu tự động nhả khớp 7. Mặt bích bánh đà 8. Khớp ly hợp của hành trình tự do Trục khuỷu của động cơ điêzen 1 quay được nhờ động cơ xăng 2 kỳ khởi động 4. Động cơ làm việc được đưa vào làm việc nhờ bộ khởi động điện 5. Còn khi bộ khởi động điện 5 hỏng thì dùng dây kéo tay để khởi động. Mômen xoắn từ động cơ khởi động truyền đến động cơ điêzel qua bánh răng 3 và khớp 2 và cơ cấu tự động nhả khớp 6 rồi qua nó mà đến mặt bích 7 của bánh đà. Khớp hành trình tự do 8 cũng được đưa vào dẫn động, khớp này bảo vệ động cơ khỏi bị hỏng khi số vòng quay tăng quá lớn. Thường xuyên xuất hiện khi khởi động động cơ điêzel nếu cơ cấu tự động nhả khớp không làm việc được. 1.3. Hiện trạng của động cơ ĐT – 75 trước khi tháo, kiểm tra Qua kiểm tra bên ngoài ta thấy các hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống khởi động, hệ thống làm mát đều không đầy đủ như: - 28- - Thiếu các ống nối và cánh quạt làm mát động cơ. - Thiếu dây đai truyền động cho bơm nước làm mát. - Thiếu sinh hàn dầu bôi trơn và đường ống nối. - Thiếu máy phát điện. - Động cơ khởi động thiếu buji và không thể khởi động được. - Manhêtô động cơ khởi động bị hỏng. - Cacburatơ động cơ khởi động đã hỏng. - Thiếu bơm cao áp cụm và 4 đường ống cao áp. - Thiếu 1 vỏ vòi phun và 4 béc phun. - Thiếu các đường ống nhiên liệu thấp áp. - 29- CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT, LẬP PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA PHỤC HỒI HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC, HỆ THỐNG LÀM MÁT VÀ HỆ THỐNG TRAO ĐỔI KHÍ CỦA ĐỘNG CƠ DT-75 2.1. Quy trình khảo sát động cơ 2.1.1. Giám định tình trạng kỹ thuật của động cơ. Kiểm tra tình trạng hiện tại của động cơ ĐT-75 tại phòng thực hành Bộ môn Động lực và tiến hành lập biên bản giám định tình trạng kỹ thuật. Sau khi kiểm tra nhóm sửa chữa lập biên bản (đính kèm). Biên bản được xác nhận của đại diện Bộ môn và đại diện nhóm khảo sát. Trên cơ sở thảo luận của nhóm, chúng tôi tiến hành các bước tiếp theo. 2.1.2. Quy trình tháo động cơ I PHẦN CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THIẾT BỊ YÊU CẦU KỸ THUẬT 1 Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề dùng để tháo, đựng chi tiết Cần chuyển, giá tháo động cơ, tuốcnơvit, cơlê, tuýp, búa, khay đựng chi tiết. Dụng cụ đầy đủ, yêu cầu an toàn 2 Lắp động cơ lên giá tháo II PHẦN THÁO ĐỘNG CƠ 1 Tháo nước trong két làm mát Clê Dùng bình hoặc can nhựa đựng nước 2 Tháo dầu bôi trơn trong cácte Clê Dùng bình hoặc can nhựa đựng dầu bôi trơn - 30- Tháo bình lọc không khí. Tuốcnơvit Không làm hỏng đai xiết, ốc nối 3 Tháo ống nối cao su từ bình lọc không khí đến đến đường ống nạp khí Clê Không làm hỏng ren, bẹp méo bình lọc Tháo động cơ phụ (động cơ xăng 2 kỳ) Clê Không sứt mẻ 4 Tháo cụm dẫn động điều khiển ga Clê Không sứt mẻ 5 Tháo bình lọc dầu bôi trơn ly tâm Clê Không sứt mẻ Tháo bơm nước, két làm mát Tuýp, cảo để tháo ổ bi bơm nước Không làm hỏng ren Tránh làm xước bề mặt két làm mát 6 Tháo đường ống nước làm mát Clê Không làm hỏng đai xiết ốc. 7 Tháo nắp máy Tuýp, búa gỗ Không làm xước mặt lắp ghép Tháo trục đòn gánh, cần bẩy Tuýp Tránh làm xước bề mặt con đội, trục đòn gánh 8 Tháo xupap Tuốcnơvit, dụng cụ chuyên dùng Tránh làm hỏng, cong xupap. Đánh dấu từng xupap, tránh nhầm lẫn 9 Tháo ống góp khí xả Tuýp Tránh làm gãy, nứt 10 Tháo cụm ống góp khí nạp Tuýp Tránh hỏng các đệm cao su - 31- Tháo cụm bơm cao áp, bộ điều tốc. Tuýp Tránh làm hỏng Tháo đường ống nhiên liệu Clê Không làm gãy ống 11 Tháo vòi phun nhiên liệu Clê Đánh dấu vòi phun cho đúng với từng máy 12 Tháo đáy cacte Tuýp Tránh nứt vỡ cong vênh 13 Tháo nhóm pittông -thanh truyền Tháo chốt hãm, bulông biên, tháo thanh truyền pittông, bạc biên. Kìm nhọn, tuýp, búa tay Không làm hỏng, đánh dấu nhóm pittông thanh truyền cho đúng thứ tự 14 Tháo hộp bánh đà, bánh đà Clê, cảo chuyên dụng Tránh làm hỏng răng, bề mặt bánh đà 15 Tháo nắp gối đỡ chính Tháo trục cơ, bánh răng Cảo puly trục khuỷu Tuýp, cảo chuyên dùng Tránh làm hỏng bề mặt, hỏng bánh răng. Đánh dấu từng nắp gối đỡ chính 16 Tháo trục cam, bánh răng cam Tháo hệ bánh răng phân phối Tuýp, clê, búa,dụng cụ chuyên dùng Không gây sứt mẻ bánh răng, cào xước cổ trục 17 Tháo blốc máy ra khỏi bệ Tránh va đập 18 Bàn giao các chi tiết - 32- 2.2. Quy trình tháo, kiểm tra và lập phương án sửa chữa phục hồi chi tiết của hệ thống truyền lực, hệ thống làm mát và hệ thống trao đổi khí Động cơ DT-75 trang bị cho phòng thực hành Bộ môn Động lực bị thiếu rất nhiều chi tiết, máy không hoạt động một thời gian dài và không làm việc được. Các chi tiết máy, các đường ống làm mát, bôi trơn, các chi tiết của hệ thống nhiên liệu đã không hoạt động từ lâu, không được bôi trơn, đóng cặn bẩn.v.v…vì vậy việc đầu tiên phải làm sau khi tháo các chi tiết máy là phải rửa thật sạch các cáu bẩn, dầu mỡ…sau đó làm khô bằng khí nén rồi mới tiến hành kiểm tra, từ đó đề xuất phương án sửa chữa phục hồi những hư hỏng. 2.2.1. Hệ thống truyền lực 1. Tháo chi tiết hệ thống truyền lực Trong quá trình tháo động cơ, khi tháo hệ thống truyền lực thì phải tiến hành theo trình tự sau: + Tháo pittông-thanh truyền ra khỏi động cơ (hình 2.1) - Sau khi tháo nắp qui lát cần làm sạch muội than ở phần phía trên của lòng xylanh. - Quay trục khuỷu 900 để cho pittông ở gần ĐCT, tháo các bulông lục giác hoặc các chốt chẻ và các đai ốc của thanh truyền, tháo các nắp chụp. - Tháo ổ đỡ hai mãnh khỏi thanh truyền và nắp chụp. Gõ nhẹ hai nửa đầu lớn thanh truyền, đánh dấu cẩn thận các đầu này ứng với từng xylanh để tránh nhầm lẫn khi lắp. Quay trục khuỷu để lấy và đánh số các thanh truyền và nắp đậy các xylanh khác. - Đặt các bộ phận theo thứ tự và với công cụ như cây gỗ, clê.v.v…ta đẩy pittông- thanh truyền ra khỏi lòng xylanh. - 33- Hình 2.1: Pittông -Chốt pittông-Thanh truyền + Yêu cầu : - Trước khi tiến hành kiểm tra cần làm sạch pittông cả phía trong và phía ngoài bằng dung môi hoặc nhiên liệu, nếu có muội than ở rãnh lắp vòng găng cần làm sạch các rãnh này, không được phép cắt bớt đáy rãnh hoặc phần đỉnh rãnh lắp xécmăng. Cẩn thận khi sử dụng dung môi vì một số dung môi có chứa hoá chất ăn mòn hợp kim nhôm. - Không được dùng bàn chải sắt làm sạch pittông nhôm, do có thể gây hư hại bề mặt pittông. - Khi làm dấu các thanh truyền và nắp đậy bằng búa hay kim loại nhọn, không đột mạnh sẽ gây móp méo hoặc làm vỡ các thanh truyền và nắp đậy. - Đặt đúng thứ tự hoặc đánh số chính xác. + Tháo thanh truyền-chốt pittông khỏi pittông ( hình 2.2) Ta kẹp thanh truyền lên êtô có lắp gỗ bảo vệ. Để tháo các bộ phận giữ chốt pittông ta dùng tuốcnơvit tháo chốt hãm chốt pittông. - Lặp lại việc này với bộ giữ chốt đối diện, dùng mũi đột nhỏ gõ nhẹ để chốt pittông được đẩy ra ngoài, tháo toàn bộ cụm thanh truyền ra khỏi êtô, đưa pittông và thanh truyền ra ngoài và để theo nhóm, tránh nhầm lẫn. - 34- Hình 2.2 : Thanh truyền + Tháo vòng găng khỏi pittông (hình 2.3) Dùng kìm chuyên dùng để tháo xécmăng Để theo thứ tự tránh nhầm lẫn Hình 2.3: Xécmăng hơi Yêu cầu: Không được bẻ xécmăng để tháo chúng vì điều đó sẽ gây hư hại rãnh trên, làm gãy xécmăng. Ngâm xécmăng vào trong dầu điêzen. + Tháo ổ đỡ chính và trục khuỷu khỏi thân máy (hình 2.4-hình 2.5) - Sau khi tháo bánh đà, lật úp động cơ xuống tháo các chốt chẻ và đai ốc khỏi nắp ổ đỡ chính. - Đánh dấu tất cả các nắp theo thứ tự. - Tháo các nắp ổ đỡ chính. - 35- - Sử dụng 2 người lấy trục khuỷu ra khỏi động cơ. - Tháo vỏ ổ đỡ ra khỏi nắp và hộp trục khuỷu. - Kiểm tra trục khuỷu xác định các hư hỏng. - Đặt trục khuỷu nơi an toàn. Hình 2.4 : Ổ đỡ chính Hình 2.5 : Trục khuỷu * Yêu cầu: - Tất cả bạc ổ đỡ chính cần ngâm trong dầu điêzen, rửa sạch. - Trục khuỷu đặt cẩn thận tránh làm xước bề mặt các cổ trục, cổ biên. - 36- 2. Khảo sát đo và kiểm tra các chi tiết hệ thống truyền lực + Đo và kiểm tra pittông (hình 2.6a) Hình 2.6 a: Pittông-Chốt pittông - Quan sát bằng mắt thường kiểm tra bề mặt ngoài pittông, pittông có dấu hiệu mòn không đều từ phần thân xuống nguyên nhân có thể do dầu bôi trơn không đủ, bộ làm mát bị kẹt, đầu phun dầu bị hư hỏng… - Kiểm tra lỗ dẫn dầu ở thành pittông, nếu dung môi không làm sạch được thì dùng mũi khoan (kích cỡ phù hợp) khoan các lỗ đó để loại bỏ tạp chất. - Sau khi làm sạch pittông bằng không khí nén, cần kiểm tra lại độ mòn các rãnh lắp vòng găng. Kích thước chuẩn (theo catalô máy): + Đường kính váy pittông động cơ là 120 - 0,140 mm - 0,160 + Đường kính đỉnh pittông động cơ là 120 - 0,002 mm - 0,003 + Độ mài mòn pittông < 0,18 mm Theo {1, trang 69, (15) } ta có công thức s =0,001D +0,06 (mm) - 37- với D: đường kính pittông (mm) s: độ mài mòn (mm) IIIIII IIII II Hình 2.6 b: Vị trí đo đường kính pittông * Đo đạc: đường kính pittông TT Pittông1 (mm) Pittông 2 (mm) Pittông 3 (mm) Pittông 4 (mm) Vị trí I 119,88 119,92 119,92 119,94 Vị trí II 119,90 119,95 119,93 119,96 Vị trí III 119,94 119,97 119,96 119,97 * Kết luận: độ mòn pittông nằm trong giới hạn cho phép nên pittông có thể sử dụng lại. - Đo và kiểm tra lỗ chốt pittông: sử dụng thước cặp điện tử để đo. + Đường kính ngoài chốt pittông là 42 +0,001 mm ( theo catalô máy) +0,004 + Độ mài mòn chốt pittông < 0,122 mm Theo {1, trang 68, (16) } ta có công thức s =0,001d +0,08 (mm) với d: đường kính pittông (mm) s: độ mài mòn (mm) - 38- *Đo đạc: đường kính chốt pittông đo tại 2 vị trí, theo 2 phương (hình 2.7a) Hình 2.7 a: Vị trí đo đường kính chốt pittông * Đo đạc: kích thước chốt pittông TT Chốt pittông 1 (mm) Chốt pittông 2 (mm) Chốt pittông 3 (mm) Chốt pittông 4 (mm) Vị trí I 41,98 41,95 41,96 41,95 Vị trí II 41,95 41,97 41,95 41,93 *Kết luận: - Bề mặt chốt pittông bị cào xước nhẹ, có thể đánh bóng với giấy nhám mịn hoặc bột rà mịn, chốt pittông vẫn đảm bảo sử dụng được. Pittông của động cơ còn sử dụng lại được, ta tiến hành vệ sinh bằng dầu đốt và bảo quản. + Đo và kiểm tra xécmăng - Để kiểm tra khe hở miệng xécmăng ở điều kiện làm việc, ta lắp từng xécmăng vào sơmi xylanh tại vị trí làm việc. Dùng pittông đẩy xécmăng xuống và để xécmăng tựa vuông góc với sơmi xylanh. Đo khoảng hở giữa hai đầu của xécmăng bằng thước lá (hình 2.7 b) - 39- Hình 2.7 b: Đo khe hở miệng xécmăng + Khe hở miệng xécmăng khi lắp trong sơmi xylanh cho phép (theo catalô máy): Xécmăng : 0,3 -0,75 mm. Cho phép 1,4 mm. Đo đạc: khe hở miệng xécmăng TT Pittông 1 (mm) Pittông 2 (mm) Pittông 3 (mm) Pittông 4 (mm) Xecmăng 1 0,46 0,42 0,43 0,47 Xecmăng 2 0,57 0,51 0,49 0,53 Xecmăng 3 0,62 0,60 0,52 0,55 Xecmăng dầu 0,64 0,62 0,60 0,60 *Chú ý: Khi cần tăng khe hở miệng xécmăng đối với các xécmăng khi thay mới nếu quá nhỏ, ta kẹp chặt dũa mềm vào êtô, chiều rộng dũa phải trùng với khoảng hở xécmăng. Để đảm bảo góc nghiêng đầu xécmăng chuẩn xác, giữ xécmăng thẳng hàng khi ép cả hai đầu xécmăng lên bề mặt dũa. - 40- - Đo và kiểm tra khe hôû giöõa rãnh pittông và mặt trên xécmăng (hình 2.8). Nếu khe hở đo vượt quá giới hạn thì nên thay pittông hoặc xécmăng (thay xécmăng phải thay cùng một bộ hoặc xécmăng lửa ở cùng cốt máy) Hình 2.8: Đo khe hở chiều cao giữa rãnh pittông và xécmăng Khe hở chiều cao giữa xécmăng và rãnh pittông cho phép ( theo catalô máy) Vòng găng hơi: 0,08 -0,125 mm Vòng găng dầu : 0,04 -0,085mm Cho phép 0,4 mm Đo đạc: Khe hở chiều cao giữa rãnh pittông và xécmăng TT Pittông 1 (mm) Pittông 2 (mm) Pittông 3 (mm) Pittông 4 (mm) Xec măng 1 0,12 0,11 0,15 0,08 Xec măng 2 0,16 0,21 0,18 0,13 Xec măng 3 0,18 0,24 0,20 0,17 Xec măng dầu 0,20 0,26 0,21 0,20 *Kết luận: - Khe hở giữa mặt trên xécmăng và rãnh pittông nằm trong giới hạn cho phép nên ta vệ sinh rãnh pittông và xécmăng để sử dụng tiếp tục mà không phải thay mới. - 41- - Khe hở miệng của xécmăng vẫn nằm trong giới hạn cho phép vì vậy cho phép sử dụng lại. + Đo và kiểm tra thanh truyền - Kiểm tra thanh truyền: Sau khi tháo rã nên làm sạch toàn bộ thanh truyền, bảo quản thanh truyền và đánh dấu thanh truyền cẩn thận. Kiểm tra thanh truyền, xem các bulông đai ốc thanh truyền, kiểm tra ren, đường kính bulông. Nếu có hư hỏng bulông hay đai ốc thì nên thay mới. * Chú ý: Cần đảm bảo các lỗ thanh truyền và nắp đều không mòn và bị giãn rộng, bulông thanh truyền phải thật khớp với lỗ đó. - Kiểm tra khe hở giữa bạc biên và cổ biên trục khuỷu. Hình 2.9 : Bạc lót đầu lớn thanh truyền - Theo catalô máy khe hở giữa bạc biên và cổ biên trục khuỷu là 0,104-0,150mm, cho phép đến 0,30mm. - Quan sát bằng mắt ta thấy bạc biên đầu to thanh truyền bị xước và mài mòn quá nhiều cả 4 bộ vì vậy ta thay toàn bộ bạc mới. Nguyên nhân có thể là do thiếu dầu bôi trơn, động cơ nóng quá mức, quá tải và lắp ráp không đúng kỹ thuật. * Kết luận: - Các bulông, đai ốc thanh truyền không hư hỏng nên có thể dùng lại. - Thanh truyền không bị cong, xoắn, nứt.v.v…ta tiến hành rửa sạch và dùng bình không khí nén xịt, tẩy rửa những lỗ dầu trên thanh truyền. - 42- - Thay bộ 4 bộ bạc tay biên đầu to thanh truyền mới. + Đo và kiểm tra trục khuỷu Để xác định khả năng tái sử dụng trục khuỷu, hoặc khả năng mài lại trục khuỷu, ta tiến hành kiểm tra sơ bộ: - Đầu tiên dùng dầu điêzen rửa sạch trục khuỷu, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp kiểm tra các vết nứt nhỏ, nếu mắt thường không nhìn thấy thì ta sử dụng bột màu bôi lên bề mặt các cổ trục khuỷu có thể phát hiện được các vết nứt nhỏ. - Kiểm tra bằng mắt các ngõng trục và các má khuỷu để tìm các dấu hiệu va đập, các vết xước, hoặc biến dạng bề mặt trục. Các ngõng trục quá nhiệt có màu xanh xám, ta kiểm tra bằng mắt để tìm các vết nứt ở gần các lỗ dầu. Kiểm tra các vết mài mòn và rỉ sét ở các mặt chặn, các bề mặt đệm dầu và bề mặt puly. - Dùng giấy nhám loại mịn cỡ độ nhám 1000 đánh bóng cổ trục chính, dùng nhiên liệu điêzen lau sạch và xịt khô. Bằng kính lúp kiểm tra các vết nứt của trục chính. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra nhận thấy trục khuỷu động cơ chưa có vết rạn nứt nào. - Kiểm tra độ cong, độ xoắn trục bằng đồng hồ so (hình 2.10) Hình 2.10 : Kiểm tra trục khuỷu - 43- - Dùng panme đo ngoài xác định hao mòn không đều của đường kính cổ trục chính, cổ biên (hình 2.11a). Hình 2.11 a : Đo trục khuỷu + Kích thước đường kính cổ chính, cổ biên sau khi đo và kiểm tra, số liệu trình bày trên bảng 1 và bảng 2. Hình 2.11b: Vị trí đo kích thước cổ chính, cổ biên - 44- Bảng 1: Kích thước cổ chính đo tại 2 vị trí I và II, theo 2 phương ( hình 2.11b) Vị trí I: TT Cổ trục 1 (mm) Cổ trục 2 (mm) Cổ trục 3 (mm) Cổ trục 4 (mm) Cổ trục 5 (mm) Lần 1 91,55 91,56 91,47 91,56 91,58 Lần 2 91,56 91,55 91,62 91,54 91,57 Lần 3 91,47 91,65 91,55 91,45 91,65 Vị trí II TT Cổ trục 1 (mm) Cổ trục 2 (mm) Cổ trục 3 (mm) Cổ trục 4 (mm) Cổ trục 5 (mm) Lần 1 91,56 91,55 91,45 91,56 91,55 Lần 2 91,57 91,55 91,60 91,54 91,57 Lần 3 91,49 91,62 91,55 91,44 91,65 Bảng 2: Kích thước cổ biên đo tại 2 vị trí I và II, theo 2 phương (hình 2.11b) Vị trí I TT Cổ biên 1 (mm) Cổ biên 2 (mm) Cổ biên 3 (mm) Cổ biên 4 (mm) Lần1 77,57 77,58 77,55 77,67 Lần 2 77,58 77,58 77,58 77,52 Lần3 77,65 77,55 77,65 77,65 Vị trí II TT Cổ biên 1 (mm) Cổ biên 2 (mm) Cổ biên 3 (mm) Cổ biên 4 (mm) Lần1 77,56 77,58 77,55 77,63 Lần 2 77,56 77,54 77,57 77,52 Lần3 77,62 77,55 77,60 77,61 - 45- * Kết luận: Sau khi đo kích thước cổ trục chính và cổ biên trục khuỷu để đánh giá hao mòn ta nhận thấy: - Do quá trình sửa chữa trục khuỷu trước khi động cơ DT-75 về Bộ môn Động lực không định tâm chính xác, vì vậy kích thước các cổ trục của trục khuỷu không đồng đều và kích thước cổ trục lớn hơn các ổ đỡ chính nên khi quay trục khuỷu bị kẹt cứng do đó: + Ta tiến hành đo đạc kích thước các cổ trục chính, cổ biên và mài lại theo kích thước sửa chữa là code thứ nhất (kích thước đo đạc cổ chính, cổ biên ở bảng 1 và bảng 2). + Giữ lại bộ bạc lót ổ đỡ chính và định lại đường tâm ổ đỡ chính cho chính xác theo kích thước cổ trục chính. Theo catalô máy khe hở giữa bạc lót và cổ chính là 0,104-0,150 mm. 3. Lập phương án và sửa chữa phục hồi hệ thống truyền lực - Tiến hành đánh bóng lại xylanh, bằng cách sử dụng bột rà pha lẫn dầu bôi trơn, bôi đều trên pittông và đánh bóng pittông trong lòng xylanh (hình 2.12). Dùng tay xoáy đều pittông trong lòng xylanh, khi xoáy chú ý luôn phiên thay đổi vị trí ngồi hoặc luôn xoay tròn xylanh để tránh hiện tượng mài mòn hoặc rà không đều. Hình 2.12 : Đánh bóng lòng xylanh *Chú ý: trong quá trình làm, sau một thời gian nhất định phải rửa pittông và xylanh bằng nhiên liệu điêzen để quan sát, kiểm tra. - 46- - Khe hở giữa bạc biên với cổ biên trục khuỷu bị mài mòn và xước mặt trong nhiều nên cần thay thế mới 4 bộ bạc lót đầu to thanh truyền. Tiến hành khôi phục kích thước trục khuỷu Bảng 1. Kích thước sửa chữa trục khuỷu ( theo catalô máy) Đường kính (mm) Ký hiệu kích thước Cổ biên Cổ chính Chế tạo: Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 78 - 0,095 - 0,110 77,75 - 0,095 - 0,110 92 - 0,095 - 0,110 91,75 - 0,095 - 0,110 Sửa chữa Lần thứ 1 Lần thứ 2 Lần thứ 3 Lần thứ 4 77,5 - 0,095 - 0,110 77,25 - 0,095 - 0,110 77 - 0,095 - 0,110 76,75 - 0,095 - 0,110 91,5 - 0,095 - 0,110 91,25 - 0,095 - 0,110 91 - 0,095 - 0,110 90,75 - 0,095 - 0,110 * Quy trình mài trục khuỷu: + Khôi phục hình dáng cổ chính - Đầu tiên phải làm sạch trục khuỷu bằng dầu điêzen, sau đó dùng khí nén xịt khô trục khuỷu. - Đưa trục khuỷu lên máy mài trục khuỷu Model RG*1200 (ROBBI) để mài các cổ trục chính theo kích thước sửa chữa là code thứ nhất (bảng 1). - Để định tâm trục khuỷu chính xác, ta lấy mặt chuẩn gá lắp đặt trên trục máy mài thường là mặt lắp ghép giữa trục khuỷu và bánh răng truyền động cho các cơ cấu phụ ở đầu trục. - 47- - Sử dụng đồng hồ so đo tại 3 vị trí cổ trục chính kiểm tra độ sai lệch, ứng với mỗi cổ trục chính ta quay trục khuỷu, nhìn vào đồng hồ so xem độ lệch bằng bao nhiêu, độ không đồng tâm cho phép < 0,03 mm ( hình 2.13) Hình 2.13 : Dụng cụ điều chỉnh định tâm trục khuỷu - Tai mỗi vị trí cổ chính cần kiểm tra độ đồng tâm, ta khởi động máy mài để quay trục khuỷu. Khi trục khuỷu quay ta nhìn vào đồng hồ so kiểm tra, nếu thấy có sự sai lệch quá 0,03 mm thì sử dụng dụng cụ điều chỉnh là một tay quay đầu chấu, ta đặt tay quay đầu chấu vào vị trí lỗ trên mâm cặp, để điều chỉnh sự lên xuống trục khuỷu đảm bảo độ đồng tâm các cổ trục chính (hình 2.14a). Hình 2.14 a : Dụng cụ điều chỉnh định tâm trục khuỷu - 48- - Khi tiến hành mài cổ chính, để chống biến dạng nên dùng giá đỡ đặt tại vị trí của cổ chính đó (hình 2.14c). Hình 2.14 b : Giá đỡ cổ chính - Sau mỗi lần mài từng cổ trục chính ta dùng đồng hồ so để kiểm tra lại kích thước cổ trục chính vừa mài (hình 2 .14c). Hình 2.14 c: Dụng cụ đo trục khuỷu Mài cổ trục trên máy mài trục khuỷu Model*1200 (ROBBI): - Chế độ mài cổ trục chính: + Tốc độ của trục là 150-200 v/ph + Bước tiến dọc 7-14 mm/vòng + Độ bóng bằng 9 + Độ côn < 0,03 mm, chênh lệch kích thước giữa các cổ < 0,02 mm. + Khôi phục cổ biên (hình 2.14d) - 49- - Đưa tâm cổ chính ra xa tâm quay của máy mài một khoảng bằng bán kính R của khuỷu trục. - Đưa tâm các cổ biên cần mài về tâm quay của máy mài. Ở bước này có thể kết hợp khử xoắn khi mài. - Cân bằng động cho trục bằng cách thay đổi khối lượng và khoảng cách các đối trọng tới tâm quay. Sự cân bằng sẽ đạt được khi trục khuỷu dừng lại ở bất kỳ tư thế nào khi ngừng quay. - Quá trình mài cổ biên được tiến hành như mài cổ trục. Hình 2.14 d : Mài trục khuỷu Trong quá trình mài trục khuỷu sử dụng các dung dịch để làm mát khi mài: - NaNO3 = (1-1,5)% - Na2CO3 = (0,4-0,6)% - Nhiên liệu điêzen (2-5)% Còn lại là nước Yêu cầu kỹ thuật sau khi sửa chữa - Các cổ trục cùng loại của một trục khi mài xong kích thước phải cùng cốt. - Chênh lệch giữa các đường kính cùng một loại cổ trục cho phép không quá 0,02mm. - Độ côn trên một cổ trục < 0,03mm. - 50- - Độ cong của cổ giữa so với 2 cổ đầu < 0,03-0,05mm. - Đường tâm của các cổ biên phải song song với đường tâm của cổ chính cho phép độ không đồng tâm không quá 0,01mm trên suốt chiều dài mỗi cổ trục. - Độ bóng đạt 9-10. * Tiến hành định lại đường tâm ổ đỡ chính (hình 2.15): - Khi tiến hành mài cổ trục, cổ biên thì ta định lại đường tâm ổ đỡ chính của động cơ với kích thước sao cho phù hợp với khe hở cổ chính. Theo catalô máy khe hở giữa bạc và cổ chính bình thường là 0,104-0,150mm. - Vì trục khuỷu đặt trên nhiều ổ đỡ chính, do đó khi tiến hành kiểm tra đường tâm trục khuỷu ta thực hện kiểm tra cùng lúc để đảm bảo sự đồng tâm giữa các bạc lót ổ đỡ chính. - Dùng mặt trong của ổ đỡ hai đầu, khi bỏ bạc lót ra, làm chuẩn để định tâm. - Kiểm tra đường tâm trục khuỷu, bằng cách lắp các ổ đỡ vào thân máy và đưa lên thiết bị chuyên dùng để thực hiện doa các lỗ bạc lót ổ đỡ chính (hình 2.15). - Chế độ cắt: +Tốc độ cắt của trục là 40 mmv/ph + Bước tiến dọc 0,16 mm/vòng - 51- Hình 2.15 : Thiết bị kiểm tra đường tâm trục khuỷu - 52- Sau khi tiến hành sửa chữa hệ thống truyền lực xong, lắp đặt hệ thống vào. * Lắp hệ thống truyền lực + Lắp trục khuỷu vào ổ đỡ chính. - Bôi lên các cổ chính một lớp bột màu. - Lắp nửa bạc lót phía trên vào bệ đỡ chính. - Đặt trục khuỷu lên bạc lót ở ổ đỡ chính. - Đặt các nửa bạc lót phía dưới vào nắp ổ đỡ chính. - Siết các đai ốc vào gudông sao cho đúng lực. - Sau khi lắp trục khuỷu, ta xoay trục khuỷu vài vòng, tháo các bạc lót nếu thấy có vết cọ sát bột màu đều thì tốt. Nếu vết có sát không đều cần cạo bớt lớp kim loại tại nơi có vết cọ sát. + Lắp đặt bánh đà + Lắp các bạc lót thanh truyền. - Lau chùi mỗi nửa bạc lót sạch sẽ trước khi lắp. - Đặt các nửa bạc lót vào trong nắp thanh truyền và trong thanh truyền, sau đó bôi phủ một lớp dầu động cơ sạch lên bề mặt trục khuỷu. + Lắp ráp bộ pittông- thanh truyền. - Lắp chốt pittông vào pittông và đầu nhỏ thanh truyền. - Dùng kìm chuyên dụng lắp các chốt hãm vào ổ đặt hai đầu lỗ chốt pittông. - Dùng kìm chuyên dụng lắp các xécmăng vào rãnh pittông đúng vị trí và đúng bề mặt làm việc. Miệng 2 vòng găng kế tiếp nhau cách nhau 1800 và nằm ở vị trí xác định, trừ 4 vị trí: + 2 vị trí trùng với đường tâm ắc chốt pittông + 2 vị trí vuông góc đường tâm pittông - Nhúng pitttông vào dầu, sử dụng dụng cụ ép bạc pittông để ép các vòng bạc để chúng trượt vào trong các xylanh. Đồng thời xoay trục khuỷu để cổ biên ở vị trí dễ lắp nhất. - 53- - Quay trục khuỷu khi cần thiết để lắp mỗi bộ pittông–thanh truyền trong xylanh riêng biệt. Gõ nhẹ lên đỉnh pittông bằng cán gỗ để đưa pittông bắt đầu đi xuống xylanh. - Kiểm tra nắp của thanh truyền có cùng dấu không, lắp bạc lót vào nửa trên và nửa dưới đầu to thanh truyền. - Lắp đai ốc hoặc bulông và gắn thanh truyền vào trục khuỷu. Đảm bảo lực xiết các bulông đúng lực theo quy định. - Quá trình lắp phải quay trục khuỷu thường xuyên để kiểm tra. 2.2.2. Hệ thống làm mát 1. Tháo chi tiết hệ thống làm mát Trong quá trình tháo động cơ, khi tháo các chi tiết của hệ thống làm mát cần phải tiến hành theo trình tự sau: - Trước tiên nên tháo nước trong két làm mát ra, súc rửa cặn bẩn trong két làm mát. - Tháo két nước làm mát (hiện tại không có nên mượn tạm sử dụng). - Tháo đường ống dẫn nước làm mát (hiện tại thiếu ống nước cao su để nối). - Tháo bơm nước: + Tháo đai ốc và mayơ bơm nước. + Tháo mặt bích bơm nước + Tháo cánh bơm nước + Tháo ổ bi và phớt kín nước Yêu cầu: - Duøng cảo tháo mặt bích, puly và ổ bi của bơm nước ra. - Không làm hỏng ren đai ốc, hỏng đường ống nước. - Tránh gây hỏng bề mặt làm việc. - 54- 2. Khảo sát đo và kiểm tra các chi tiết hệ thống làm mát. +Kiểm tra bơm nước: - Kiểm tra mayơ bơm nước, quan sát bằng mắt nhận thấy bề ngoài mayơ bị mài mòn, tuy nhiên phần bạc và rãnh then khá tốt có thể sử dụng lại được (hình 2.16) Hình 2.16 : Mayơ bơm nước - Kiểm tra mặt bích bơm nước, quan sát bề mặt bên trong mặt bích bị rỉ sét, vòng gioăng bị rách, hỏng vì vậy cần làm bộ gioăng mới, cạo sạch rỉ sét và dầu mỡ (hình 2.17). Hình 2.17 : Mặt bích bơm nước + Kiểm tra cánh bơm nước, bằng cách quay nhẹ cánh bơm nước với trục bơm nước để kiểm tra độ rơ của cánh (hình 2.18). Quan sát bằng mắt nhận thấy bề mặt - 55- cánh bơm nước bị rỉ sét vì vậy ta cạo sạch rỉ sét và rửa sạch dầu mỡ bằng dầu điêzen. Cánh bơm nước không hư hỏng nên sử dụng lại. Hình 2.18 :Cánh bơm nước + Kiểm tra tình trạng các phớt kín nước. Quan sát bằng mắt nhận thấy các phớt kín nước bị hư hỏng, bị gãy nên cần thay thế mới (hình 2.18) Hình 2.19 : Phớt kín nước + Kiểm tra ổ bi bằng cách xoay trục bơm và nghe trục xoay êm dịu hay không, nếu không êm dịu chứng tỏ ổ bi đã bị mài mòn hoặc ta lắc ngang, lắc dọc để đánh giá chất lượng ổ bi (hình 2.20): - Ở đây, nhận thấy 2 ổ bi bị mòn đường kính trong, sét gỉ và có độ rơ dọc và ngang. - Bề mặt ngoài của ổ bi bị nứt. - 56- * Kết luận: ổ bi bị hư hỏng, nên thay bằng ổ bi mới. Hình 2.20a: Ổ bi (mặt trước) Hình 2.20b: Ổ bi (mặt sau) 1- Vị trí ổ bi bị hư hỏng + Kiểm tra trục bơm nước, bằng cách quay nhẹ trục bơm nước với ổ bi(còn tốt) để kiểm tra độ rơ, lỏng của trục bơm hoặc sử dụng thước panme đo ngoài đánh giá độ hao mòn của cổ trục (hình 2.21). Hình 2.21 : Trục bơm nước 1- vị trí ren lắp đai ốc 2- vị trí lắp ổ bi 3- vị trí lắp cánh bơm nước 4- vị trí lắp mayơ bơm nước 2 1 3 4 2 - 57- * Theo catalô máy DT-75: - Kích thước trục bơm tại vị trí lắp cánh bơm là 15,5mm, khe hở cho phép 0,03- 0,05mm. - Kích thước trục bơm tại vị trí lắp mayơ bơm nước là 28mm, khe hở cho phép là 0,03-0,06mm Đo đạc: kích thước trục bơm tại vị trí 3 và vị trí 4 (hình 2.21) TT Vị trí 3 Vị trí 4 Lần 1 15,5mm 28mm Lần 2 15,48mm 27,8mm *Kết luận : - Từ kết quả đo tại 2 vị trí, khe hở giữa trục bơm với mayơ bơm nước và cánh bơm nước nằm trong giới hạn cho phép nên trục bơm có thể sử dụng lại. - Đầu ren bắt đai ốc tại vị trí 1 vẫn đảm bảo chưa bị mòn ren. + Kiểm tra két nước làm mát (hình 2.22) - Làm sạch két nước, súc rửa két nước để bỏ các cặn bẩn trong két, các ống và cánh tản nhiệt. Không được làm hỏng hoặc biến dạng ống và cánh tản nhiệt. - Lắp ống dẫn với đầu vào và nắp kín cửa ra của két mát, sau đó nhấn chìm két mát vào thùng chứa nước. Dùng một bơm thử để để nén khí vào két mát để kiểm tra sự rò rỉ các ống tản nhiệt. Quan sát thấy có bọt nước xuất hiện trong thùng nước chứng tỏ két làm mát bị thủng, cần phải sửa chữa hoặc thay thế. - 58- Hình 2.22 : Két nước làm mát 1- vị trí két nước làm mát bị nứt *Kết luận: Két làm mát khi mượn tạm sử dụng qua kiểm tra còn sử dụng được, chỉ bị nứt trên bề mặt làm việc, do đó ta hàn chì lên vị trí bị nứt đó. Sau khi hàn chì lên bề mặt của két nước làm mát, ta lặp lại quá trình kiểm tra sự rò rỉ của két nước làm mát như ở trên, khi không còn xuất hiên bọt khí nữa thì chứng tỏ mối hàn đạt yêu cầu. + Kiểm tra đường nước làm mát trong thân máy, bằng cách sử dụng vòi phun nước và bình không khí nén áp lực cao kiểm tra đường nước làm mát Trong quá trình xịt nước vào thân máy cần làm sạch các rỉ sét trên đường đi của nước làm mát (hình 2.23) 1 - 59- Hình 2.23: Kiểm tra đường nước làm mát và thông rửa 3. Lập phương án sửa chữa và phục hồi hệ thống làm mát - Mặt bích bơm nước bị rỉ sét mặt ngoài vì vậy cần làm sạch, thay đệm gioăng mới. - Trục bơm nước vẫn còn đảm bảo sử dụng được. - Các phớt chắn dầu bị hư hỏng bị gãy, dập cần thay thế mới. - Ổ bi bơm nước bị nứt và mài mòn nên thay thế ổ bi mới. - Két làm mát bị nứt nhỏ trên bề mặt vì vậy ta hàn chì lên vị trí bị nứt. Tình trạng các ống nước của két trong két làm mát còn tốt (két nước làm mát không có phải mượn) - Dây đai của hệ thống thiếu nên thay thế mới. - Puly của hệ thống làm mát vẫn đảm bảo dùng được. - Mua thêm các ống nước cao su để nối đường nước làm mát. * Lắp đặt hệ thống làm mát: - Lắp bơm nước - Lắp dây đai với puly bơm nước. - 60- - Lắp cánh quạt vào trước bơm nước - Lắp két làm mát. - Lắp đặt đường ống nước vào, ra và đệm cao su. - Sau khi lắp xong phải quay máy để xem cánh quạt có chạm vào két nước không và các bộ phận có liên quan. 2.2.3. Hệ thống trao đổi khí 1. Tháo các chi tiết hệ thống trao đổi khí Trong quá trình tháo động cơ, khi tháo các chi tiết của hệ thống trao đổi khí cần phải tiến hành theo trình tự sau: - Tháo cụm ống góp khí xả - Tháo cụm ống góp khí nạp, bầu lọc khí. - Tháo dàn đòn gánh. - Tháo trục đòn gánh, cần bẩy, con đội - Tháo xupap, lò xo thành chi tiết từ nắp qui lát, chú ý phải đánh dấu từng cặp cho đúng ( hình 2.27) - Tháo trục cam, chú ý dấu lắp ghép giữa trục khuỷu và trục cam. + Yêu cầu: - Tránh làm hỏng, làm cong xupap. - Tránh nứt vỡ cong vênh đũa đẩy. - Tránh hỏng các đệm cao su của ống góp khí nạp, khí xả. - Tránh làm hỏng các đệm, đai ốc. - Tránh làm xước bề mặt con đội. - Tránh làm xước bề mặt trục cam, vấu cam. 2. Khảo sát đo, kiểm tra các chi tiết hệ thống phân phối khí. + Kiểm tra trục đòn gánh và đòn gánh: trước tiên làm sạch trục đòn gánh, lỗ dầu trên trục đòn gánh và đòn gánh bằng dầu điêzen, sau đó dùng không khí nén xịt để tẩy lớp dầu đi: - 61- - Kiểm tra trục đòn gánh có bị cào xước, nổi gờ hay bị mòn quá mức tại những điểm tiếp xúc của đòn gánh. Kiểm tra các lỗ dầu trên trục đòn gánh đảm bảo phải thông sạch. Hình 2.24 : Trục đòn gánh *Kết luận: trục đòn gánh bị mài mòn nhẹ nên sử dụng lại. - Kiểm tra đầu đòn gánh có bị mòn lõm tại nơi chúng tiếp xúc với đuôi xupap, vết lõm này làm khó điều chỉnh con đội (hình 2.25). Sau khi kiểm tra nhận thấy đòn gánh có thể dùng lại. Hình 2.25 : Đòn gánh + Kiểm tra ốc và đai ốc điều chỉnh có bị hư hỏng không, qua quan sát nhận thấy ốc và đai ốc điều chỉnh không bị mòn ren và dùng lại được. + Kiểm tra tình trạng xupap: mặt nấm xupap, đuôi xupap, lò xo xupap. - Trước tiên ta làm sạch xupap bằng cách dùng giấy nhám 1000 chà sạch muội than ở phần nấm, sau đó dùng dầu điêzen rửa sạch xupap và bơm hơi để làm khô xupap. Sau khi kiểm tra nhận thấy xupap, lò xo xupap sử dụng lại. Mặt nấm xupap có muội than bám nhiều nguyên nhân có thể do nhiên liệu chưa cháy hết - 62- và thân xupap có dấu hiệu mài mòn. Vì vậy, ta tiến hành xoáy, rà xupap (hình 2.26). Hình 2.26 : Xupap Hình 2.27 :Nắp xylanh + Kiểm tra rỗ và mòn của trục cam. Thay thế trục cam nếu một cam bị rỗ hoặc mòn hết bề rộng của nó. Sử dụng panme đo ngoài hoặc thước cặp điện tử đo và kiểm tra các ngõng trục cam. 1 2 3 4 - 63- Hình 2.28 :Trục cam 1- cổ trục 1 2- cổ trục 2 3- cổ trục 3 4- cổ trục 4 Theo catalô máy DT-75 + Đường kính cổ trục cam là 65,25 mm, khe hở ngõng trục và bạc lót trục cam cho phép 0,07-0,1mm, giới hạn là 0,25mm. * Đo đạc: kích thước cổ trục cam TT Cổ trục 1(mm) Cổ trục 2(mm) Cổ trục 3(mm) Cổ trục 4 (mm) Lần 1 65,19 65,25 65,25 65,21 Lần 2 65,21 65,22 65,21 65,25 * Kết luận: dựa vào kích thước cổ trục cam, ta nhận thấy các khe hở cổ trục cam và bạc ổ đỡ trục cam nằm trong giới hạn cho phép vì vậy trục cam dùng lại được. * Kết luận chung - Trục đòn gánh và đòn gánh còn tốt sử dụng lại được. Vì vậy ta làm vệ sinh bằng dầu đốt và dùng bơm hơi để thông sạch lỗ dầu. - Xupap cần đánh bóng mặt nấm và tiến hành xoáy xupap, điều chỉnh khe hở nhiệt cho đảm bảo. - Qua kiểm tra trục cam vẫn còn dùng tốt, ta lau chùi bằng dầu điêzen và dùng khí nén tẩy lớp dầu đi. - 64- 3. Lập phương án và sửa chữa phục hồi hệ thống trao đổi khí - Do bề mặt làm việc của xupap bị mài mòn, nên ta tiến hành xoáy và rà xupap, các bước tiến hành như sau: + Sau khi dùng giấy nhám chà sạch muội than ở phần nấm, bôi một lớp mỏng bột rà thô có lẫn dầu bôi trơn lên bề mặt làm việc của xupap + Dùng dụng cụ chuyên dùng (hình 2.29) lắp xupap và đế xupap thực hiện quá trình xoáy xupap, thỉnh thoảng gõ nhẹ và đều tay vào đế xupap. + Sau một thời gian rửa sạch bột rà dính trên xupap và đế xupap, nếu các vết rỗ đã hết ta sử dụng bột rà tinh để rà kín bề mặt làm việc xupap. + Kiểm tra các đế chắc chắn rằng chúng đã được kín sát bằng phương pháp vạch bút chì hoặc vết dầu bôi trơn hoặc bằng cách đổ dầu điêzen vào khoang phía trên, để qua tâm. Sau đó quan sát xem dầu có ngấm sang bề mặt đế xupap, nếu không ngấm là đạt yêu cầu. Hình 2.29 : Rà xupap - Sau khi xoáy, rà xupap ta tiến hành lắp ráp xupap vào nắp qui lát, trình tự lắp ngược với quá trình tháo. - Khi lắp động cơ tiến hành lắp cơ cấu phân phối khí, chú ý phải lắp đúng dấu quy định. Đảm bảo vị trí ăn khớp giữa bánh răng trung gian với bánh răng trục khuỷu và trục phân phối khí phải đúng dấu (hình 2.30) - 65- Hình 2.30: Hệ bánh răng phân phối 1-Bánh răng thụ động truyền động bơm dầu 2- Bánh răng chủ động truyền động bơm dầu 3- Bánh răng trục khuỷu 4- Bánh răng truyền động bơm bánh răng dầu 5- Bánh răng trục phân phối 6- Bánh răng trung gian 7- Bánh răng bơm cao áp *Kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt - Tháo nắp đậy nắp xylanh - Dùng tuốcnơit hoặc clê đặt cơ cấu giảm áp vào vị trí gài, trục khuỷu cho đến khi cả 2 xupap (xả và hút) được mở và đóng. - Tháo chốt dò ở hộp bánh đà và đặt đầu không có ren của chốt dò vào lỗ tì vào bánh đà. Vừa ấn lên chốt đó vừa quay chậm trục khuỷu cho đến khi chốt xụp vào lỗ trên bánh đà. Ở vị trí này của bánh đà tương ứng với pittông của xilanh thứ nhất ở ĐCT sau kỳ nén. - 66- Hình 2.31 : Điều chỉnh khe hở nhiệt - Khi pittông máy 1 ở vị trí ĐCT kỳ nén, dùng thước căn lá kiểm tra, nếu khe hở nhiệt không đúng cần điều chỉnh khe hở nhiệt giữa đuôi xupap và đòn bẩy của 2 xupap của xylanh thứ nhất. Giá trị khe hở nhiệt cần điều chỉnh là : xupap hút 0,2mm và xupap xả là 0,3mm. - Sau khi điều chỉnh 2 xupap của xylanh thứ nhất, quay trục khuỷu đi nửa vòng tương ứng với kỳ nén đến xylanh thứ ba và điều chỉnh khe hở nhiệt các xupap của xylanh thứ ba (theo thứ tự nổ). - Sau đó quay tiếp trục khuỷu đi nửa vòng để điều chỉnh khe hở nhiệt các xupap của xylanh thứ tư, rồi quay trục khuỷu đi nửa vòng nữa để điều chỉnh các xupap của xylanh thứ hai. Như vậy, sau 2 vòng quay trục khuỷu ta đã điều chỉnh xong khe hở nhiệt động cơ DT-75. - Lắp lại nắp đậy nắp xylanh. *Chú ý: - Sau khi điều chỉnh khe hở nhiệt, khởi động động cơ và lắng nghe tiếng động cơ làm việc. Nếu xuất hiện tiếng gõ xupap, phải dừng động cơ và kiểm tra lại khe hở nhiệt đó. Khe hở nhiệt phải đảm bảo, khe hở nhiệt nhỏ quá sẽ hở buồng đốt gây nguy hiểm cho pittông. Điều chỉnh khe hở nhiệt lúc động cơ nguội, lúc xupap đóng hoàn toàn. Trên bánh đà có dấu xác định thời điểm cuối kỳ nén của xylanh số 1 theo thứ tự sinh công, dễ dàng xác định các xylanh còn lại. - 67- CHƯƠNG 3 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CỦA ĐỘNG CƠ SAU SỬA CHỮA 3.1. Tình trạng kỹ thuật của động cơ sau sửa chữa Sau một thời gian tiến hành sửa chữa thay thế, phục hồi các chi tiết của hệ thống động cơ DT-75, một số các chi tiết của các hệ thống đã được thay thế mới và phục hồi lại. Tiến hành kiểm tra tổng thể máy, cho chạy thử động cơ từ tốc độ nhỏ nhất đến tốc độ lớn nhất không tải trong khoảng thời gian từ 1- 3 giờ để đánh giá sự làm việc của các hệ thống sau sửa chữa: * Hệ thống truyền lực Cho động cơ hoạt động đến nhiệt độ làm việc, ngoài việc đo áp suất cuối kỳ nén để đánh giá chất lượng của nhóm lót xylanh-pittông-bạc xécmăng-thanh truyền và gioăng đệm nắp quy lát.v.v…ta còn tăng giảm ga để lắng nghe tiếng gõ tại các vùng như ắc pittông, tay biên, ổ đỡ chính.v.v…Qua kiểm tra chưa thấy tiếng gõ lạ ở các vùng nói trên của động cơ. Như vậy, cần cho động cơ chạy rà sau đó mang tải và toàn tải mới có đủ cơ sở đánh giá sự làm việc của hệ thống truyền lực. - Chú ý chăm sóc hệ thống truyền lực như: + Không cho động cơ mới làm việc với tải hoàn toàn trong 30 giờ làm việc đầu tiên. + Không làm việc quá tải lâu và không cho phép động cơ quá nóng. +Không cho phép động cơ làm việc ngắt quãng, có tiếng gõ, với mức dầu và áp suất dầu cho phép. * Hệ thống trao đổi khí - Tăng, giảm ga không nghe tiếng gõ lách cách ở phần trên thân máy chứng tỏ việc điều chỉnh khe hở nhiệt đúng. - Do việc xoáy, rà xupap và kiểm tra đầy đủ nên chắc chắn và đảm bảo độ kín khít. - 68- Tuy nhiên bản thân còn thiếu sót chưa đo, kiểm tra các góc nạp sớm, nạp muộn, xả sớm, xả muộn để so sánh và kết luận đầy đủ cho hệ thống này. - Chú ý chăm sóc thường xuyên hệ thống trao đổi khí: + Sau 60 giờ làm việc cần điều chỉnh khe hở nhiệt giữa đuôi xupap và đòn bẩy. Trị số khe hở nhiệt giới hạn là 0,4mm, nếu khe hở nhiệt nhỏ thì xupap ép không khít, độ nén không đủ, việc khởi động khó khăn và công suất động cơ giảm. + Khi rà xupap thì sau khi lắp cơ cấu xupap thì kiểm tra khe hở giữa trục giảm áp và các đòn bẩy khi gài cơ cấu giảm áp không. * Hệ thống làm mát - Động cơ có đặc thù về hệ thống làm mát chung với động cơ khởi động xăng 2 kỳ, nhưng sau một thời gian cho máy làm việc chúng tôi đã đo được nhiệt độ nước làm mát t = (60-65)0C và khá ổn định, hệ thống làm việc không có rò rỉ nước, không hao nước, không bị va quẹt. - Tuy nhiên, sự lắp ráp chưa hoàn chỉnh và thiếu đệm lót gá lắp chưa thật chắc chắn nên két làm mát thường bị rung khi máy làm việc. Song phải chú ý chăm sóc thường xuyên hệ thống làm mát: + Khi động cơ làm việc hệ thống làm mát được rót đầy nước sao cho mực nước cách 40-50mm so với mặt phẳng trên của miêng rót, để tránh làm hở các ống làm mát, mực nước không được hạ thấp dưới mặt ống 20mm. + Để đảm bảo động cơ làm việc bình thường nhiệt độ nước làm nguội phải ở trong khoảng (80-90)0C, khi nhiệt độ nước cao hơn mức bình thường phải kiểm tra mực nước trong két nước, xem các ống nước có bị tắc không, độ căng đai truyền có đảm bảo không, nước làm mát có rỉ hay bị rò rỉ không. + Châm thêm nước lạnh vào hệ thống làm mát khi động cơ đang nóng, phải rót từ từ, cẩn thận, tránh nước nóng và nước sôi làm bỏng tay và mặt. + Sau 240 giờ làm việc phải bơm mỡ vào ổ bi. + Khi phát hiện nước rò rỉ từ lỗ xả, kiểm tra dưới đáy thân bơm nước, phải tháo bơm nước và kiểm tra tình trạng bộ phận phớt kín nước. + Sau 60 giờ kiểm tra độ căng dây đai truyền cánh quạt. - 69- + Độ căng đai truyền phải của nhánh máy phát điện-cánh quạt phải đảm bảo sao cho khi ấn ngón tay cái với lực 4-5 kG thì độ võng của đai truyền trong giới hạn cho phép không quá 5-8mm. Đai truyền căng quá sẽ gây hao mòn nhanh ổ bi bơm nước và máy phát điện, cũng như bản thân đai truyền động nhanh chóng hỏng. Nếu độ căng đai truyền không đủ thì đai dễ bị trượt, chóng mòn, còn động cơ bị nóng. Để kiểm tra động cơ, ta sử dụng các thiết bị để đo áp suất cuối kỳ nén, đo số vòng quay trục khuỷu, đo áp lực dầu bôi trơn và nhiệt kế đo nhiệt độ nước làm mát động cơ. Các thông số đo được nhằm đánh giá khả năng hoạt động của động cơ, để từ đó đề ra những phương án khắc phục tiếp theo trong thời gian tới. Các thiết bị và vị trí lắp đặt các thiết bị đo được trình bày trên hình 3.1a, 3.1b, 3.1c, 3.1d. Hình 3.1a : Thiết bị đo nhiệt độ nước làm mát Hình 3.1b: Thiết bị đo áp lực dầu bôi trơn - 70- Hình 3.1c : Thiết bị đo áp suất cuối kỳ nén Hình 3.1 d : Thiết bị đo tốc độ quay trục khuỷu Kết quả đo : * Áp lực dầu bôi trơn Giá trị đo thực tế Giá trị cho phép - Khi khởi động 10-20 phút là 5,2 kG/cm2 - Khi động cơ nóng ở nhiệt độ (55-60)0C là 4,7kG/cm2 - Khi mới khởi động là 0,8 kG/cm2 - Khi động cơ làm việc bình thường là (2,5-4,5) kG/cm2 * Áp suất cuối kỳ nén là 28 kg/cm2 * Nhiệt độ nước làm mát là (60-65)0C * Tốc độ quay động cơ (không tải) - 71- Giá trị đo thực tế Giá trị cho phép - Tốc độ quay nhỏ nhất là 904 v/ph - Tốc độ quay lớn nhất là 1411 v/ph - Tốc độ quay nhỏ nhất là 600 v/ph - Tốc độ quay lớn nhất là 1950 v/ph Nhận xét: Do động cơ chạy rà ở chế độ không tải nên kết quả đo được không như nhà chế tạo đưa ra. Nguyên nhân là do động cơ đã cũ, nhóm pittông đã bị hao mòn, hệ thống cung cấp nhiên liệu cũ.v.v…làm cho chất lượng làm việc của động cơ chưa đạt yêu cầu. 3.2. Một số vấn đề cần khắc phục Qua quá trình sửa chữa và phục hồi các hệ thống trên động cơ DT-75 và cho tiến hành chạy rà động cơ tại phòng thực hành Bộ môn Động Lực đã thu được những kết quả nhất định. Từ kết quả trên ta nhận thấy động cơ cần phải được hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Hiện tại, kinh phí còn hạn chế nên trên động cơ DT-75 còn thiếu nhiều thiết bị như: bình sinh hàn dầu bôi trơn, két làm mát, mát phát điện.v.v…Vì vậy nếu có điều kiện ta cần thêm trang thiết bị cho đầy đủ. Bên cạnh đó cần thay mới một số chi tiết đã cũ hiện đang tạm dùng được. Lập kế hoạch định kỳ khởi động động cơ vào khoảng thời gian nào đó, việc để động cơ không hoạt động và không có bảo dưỡng sẽ làm các chi tiết bị ăn mòn và hư hỏng. - 72- KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN * Kết luận Sau một thời gian tiến hành sửa chữa và phục hồi động cơ DT-75, động cơ đã hoạt động được, các hệ thống làm việc tạm bình thường. Do kinh phí Bộ môn còn hạn chế nên không thay thế hoặc sửa chữa đúng mức nên chỉ dừng lại ở việc phục hồi tạm thời Qua quá trình thực hiện đề tài được trực tiếp tham gia vào công việc sửa chữa, em nhận thấy việc thực hiện sửa chữa động cơ trực tiếp, đã giúp em biết thêm nhiều điều. Đặc biệt được tiếp xúc với từng chi tiết của hệ thống một cách cụ thể hơn so với tài liệu. Với sự giúp đỡ của các thầy và các bạn đã giúp em hoàn thành đề tài này, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót. * Đề xuất ý kiến Chi phí để thực hiện sửa chữa rất tốn kém nên trong quá trình sửa chữa còn nhiều hạn chế, vì vậy em có đề xuất như sau: + Nhà trường cần đầu tư về kinh phí để khôi phục thiết bị cũ và trang bị mới máy móc, thiết bị để phục vụ sinh viên thực hành, thực tập. + Trường ta nên sắp xếp thời gian thực hành nhiều hơn cho sinh viên để tạo điều kiện cho sinh viên có tay nghề thực tế sau khi ra trường. + Đề ra khoảng thời gian định kỳ để bảo dưỡng máy. + Các động cơ sau khi phục hồi nếu có thể thì sử dụng vào công việc khác như làm một máy phát điện cho Bộ môn. - 73- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SỬA CHỮA ĐIÊZEN TÀU THUỶ NHÀ XUẤT BẢN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT 2. PGS.TS. Dương Đình Đối SỬA CHỮA MÁY ĐỐT TRONG TÀU THUỶ VÀ Ô TÔ. NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP – T.P Hồ Chí Minh – 1998. 3. Đinh Văn Khôi MÁY KÉO ДT – 75. NHÀ XUẤT BẢN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT – Hà Nội – 1985. 4. PGS.TS. Nguyễn Văn Nhận NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG. 5. Nguyễn Oanh KỸ THUẬT SỬA CHỮA Ô TÔ VÀ ĐỘNG CƠ NỔ HIỆN ĐẠI. Tập 1: Động cơ Xăng. NHÀ XUẤT BẢN ĐỒNG NAI – 1998. 6. ĐỘNG CƠ ZIL 130, ZIL 131, ZIL 375 Điều Kiện Kỹ Thuật Sửa Chữa Lớn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDT-75.pdf