Đề tài Khảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học Cần Thơ đối với hệ thống ngân hàng thương mại

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU . 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: 1 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài . 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn . 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: . 5 1.4. Phạm vi nghiên cứu: . 5 1.5 Lược khảo tài liệu 5 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7 2.1. Phương pháp luận . 7 2.1.1. Các khái niệm và biện pháp bảo đảm tín dụng . 7 2.1.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng: 9 2.2. Phương pháp nghiên cứu 11 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 13 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á 15 3.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Cần Thơ 15 3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 15 3.1.2. Cơ cấu tổ chức 16 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 18 3.3 Vài nét về thẻ liên kết .19 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ . 21 4.1 Thực trạng về nhu cầu tín dụng của sinh viên 21 4.1.1 Vài nét về chương trình tín dụng cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay 21 4.1.2 Thực trạng về nhu cầu tín dụng của sinh viên tại đại học Cần Thơ trong việc mua những sản phẩm cần thiết hỗ trợ cho việc học . 23 4.2 Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của sinh viên . 36 4.2.1 Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của sinh viên 36 4.2.2 Một số ý kiến của sinh viên quanh vấn đề tín dụng cho sinh viên . 37 4.3 Nhận xét chung 40 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN . 42 5.1 Mô hình hồi quy và các biến đưa vào mô hình 42 5.2 Nhận xét, đánh giá chung về kết quả thu được . 48 CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ 49 6.1 Một số khó khăn và hạn chế trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến sinh viên . 49 6.1.1 Một số khó khăn của sinh viên trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng 49 6.1.2 Khó khăn của ngân hàng khi cho sinh viên vay 50 6.2 Phân tích một số ý kiến được đề xuất bởi các chuyên gia trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên 52 6.3 Giải pháp nhằm đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên 55 CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 60 7.1 Kết luận 60 7.2 Kiến nghị 61 7.2.1 Kiến nghị đối với sinh viên của ĐHCT . 61 7.2.2 Kiến nghị đối với ban giám hiệu trường đại học Cần Thơ . 61 7.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Đông Á 62 7.2.4 Kiến nghị đối với Chính phủ . 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM STATA

pdf88 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3412 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học Cần Thơ đối với hệ thống ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù hợp nhằm đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên. CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP NHẰM ĐƯA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ 6.1 Khó khăn, hạn chế trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến sinh viên 6.1.1 Khó khăn của sinh viên trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng 6.1.1.1 Một số khó khăn của sinh viên Bên cạnh việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên thì việc tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của sinh viên khi Trang 61 đến giao dịch ở ngân hàng cũng là một việc làm cần thiết để rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng - sinh viên nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi đến giao dịch tại ngân hàng, và cũng để việc đưa tín dụng ngân hàng đến sinh viên được thực hiện dễ dàng hơn Bảng 20: Phân phối tần suất về những khó khăn của sinh viên khi tiếp cận tín dụng ngân hàng Khó khăn của sinh viên SV (%) - Không người bảo lãnh 21 21 - Không đủ uy tín để vay tín chấp 18 18 - Không có tài sản thế chấp 27 27 - Khác 34 34 Tổng 100 100 (Nguồn: Kết quả điều tra thực hiện tháng 04 năm 2009 ) Kết quả khảo sát cho thấy những vấn đề mà sinh viên cho là khó khăn khi tiếp cận tín dụng ngân hàng không phải là ít. Bên cạnh những khó khăn như không người bảo lãnh, không đủ uy tín vay, không có tài sản thế chấp, (đã được trình bày ở bảng 20) thì một số vấn đề khác cũng được nhiều bạn quan tâm như: lãi suất ở ngân hàng thương mại sẽ cao hơn lãi suất ở NHCSXH, không đủ khả năng hoàn tất hồ sơ vay theo yêu cầu của ngân hàng, một số bạn lại băng khoăn khi mình đã vay ở NHCSXH rồi thì có được vay ở ngân hàng khác hay không. Một số khác thì cho rằng khó khăn lớn nhất của sinh viên là thiếu thông tin cần thiết vì nếu có đủ thông tin sinh viên sẽ dễ dàng hoàn tất hồ sơ vay, và có được kế hoạch trả nợ phù hợp. Trên đây chỉ là một số ý kiến chủ quan của sinh viên mà tác giả đã thu thập được trong quá trình điều tra. Thực tế khi chương trình tín dụng cho sinh viên được áp dụng tại ngân hàng có lẽ những khó khăn mà sinh viên phải chịu sẽ không chỉ dừng lại ở đây. 6.1.1.2 Một số kiến của sinh viên để việc tiếp cận với tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn. Trang 62 Theo ý kiến của một số sinh viên tham gia phỏng vấn để sinh viên có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn thì vai trò của thông tin là rất quan trọng. Ngân hàng nên cung cấp đầy đủ thông tin về số tiền được vay, lãi suất vay, cùng những thủ tục cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên khi làm hồ sơ vay, hồ sơ vay càng đơn giản càng tốt, thời gian xét duyệt nhanh, nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi khi cho sinh viên vay. Bên cạnh đó một vấn đề cũng được các bạn sinh viên đặt ra là thái độ của nhân viên ngân hàng khi sinh viên đến vay, theo các bạn nhân viên ở ngân hàng cần phải tôn trọng sinh viên, đối xử bình đẳng với sinh viên như những khách hàng khác của ngân hàng. Để sinh viên đến được với tín dụng ngân hàng thì vai trò của nhà trường cũng rất quan trọng, nhà trường nên làm cầu nối, liên kết sinh viên với ngân hàng. 6.1.2 Khó khăn của ngân hàng khi cho sinh viên vay Do tín dụng cho sinh viên là một chương trình tương đối mới ở Việt Nam (chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh sau Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg), và hiện nay chỉ có NHCSXH thực hiện chương trình này, nên các ngân hàng thương mại muốn tham gia vào việc cấp tín dụng cho sinh viên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn như: - Chưa được sự bảo hộ của pháp luật : Cho đến nay ngoài Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg Chính phủ vẫn chưa có một giải pháp hay quy định cụ thể nào để bảo đảm khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cho sinh viên vay. Sinh viên đến vay tiền ngân hàng ngoài cam kết trả nợ thì không còn chụi bất kỳ sự ràng buộc nào, nghĩa là toàn bộ rủi ro ngân hàng phải tự gánh lấy. - Khó khăn trong việc xác định chủ thể vay vốn: Về nguyên tắc người trực tiếp sử dụng vốn sẽ đứng ra vay, như vậy người vay sẽ có ý thức trách nhiệm cao hơn trong việc sử dụng vốn và sau này việc hoàn trả nợ sẽ thuận tiện hơn. Nhưng nhìn về tổng thể và nhất là về khía cạnh pháp lý thì sẽ có rất nhiều mặt bất cập vì học sinh, sinh viên tuy là người được thụ hưởng số tiền vay này để dùng vào mục đích học tập nhưng không phải là một chủ thể độc lập, mà còn lệ thuộc về mặt kinh tế với gia đình. Trang 63 Nếu để học sinh, sinh viên đứng ra vay vốn, chính quyền nơi nào sẽ xác nhận việc vay vốn này trong khi đại bộ phận các trường đại học tập trung ở các thành phố lớn và thu hút người học từ khắp các nơi về đây. Chính quyền địa phương nơi có trường đại học rõ ràng không đủ những thông tin cần thiết để xác nhận cho một người từ nơi khác đến chỉ cư trú tạm thời trong một vài năm đứng ra vay vốn ngân hàng. - Khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ: xuất phát từ khó khăn trong việc xác định chủ thể vay vốn, việc để người vay đứng ra trả nợ rất có thể xảy ra tình trạng mất vốn nếu người đó bỏ học giữa chừng hoặc bị nhà trường đuổi học, cá biệt có cả những trường hợp do vi phạm pháp luật phải chấp hành án phạt tù, lúc đó ai sẽ là người đứng ra trả nợ trong khi người đó không còn thuộc quyền quản lý của nhà trường. Giả sử không xảy ra các trường hợp trên, nhưng sau khi ra trường người đó có thể chuyển đến bất kỳ nơi nào để kiếm việc làm và đương nhiên ngân hàng không thể có những địa chỉ để tiến hành thu nợ nếu người đó không tự giác mang tiền đến trả. Mặt khác, với đối tượng này người vay thường chỉ có thể trả nợ sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm và thu nhập. Cái khó là không phải bất kỳ ai ra trường đều có việc làm và dù có việc làm với thu nhập ổn định đủ để trang trải chi phí sinh hoạt và trả nợ ngân hàng. Bên cạnh những yếu tố khách quan còn phải kể đến một số yếu tố chủ quan xuất phát từ nhiều phía chẳng hạn như: - Sinh viên không cung cấp đủ giấy tờ cần thiết để hoàn tất hồ sơ vay theo yêu cầu ngân hàng - Nhà trường không mấy “mặn mà” khi ngân hàng liên hệ để cho sinh viên vay, có thể do sợ phiền hà, sợ mất uy tín của trường nếu sinh viên không trả nợ đúng hạn. - Ngân hàng không đủ vốn để cung cấp cho nhiều sinh viên vay dài hạn, mạng lưới chi nhánh chưa đủ rộng để có thể cho sinh viên vay tại nơi mình cư trú 6.2 Phân tích một số giải pháp được đề xuất bởi các chuyên gia trong việc đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên Trang 64  Theo Ts. Nguyễn Ngọc Điện (3) người cho vay không cần xem xét thành phần xuất thân, gia cảnh của sinh viên, mà chỉ quan tâm đến động lực vay, tính nghiêm túc của dự án học tập và khả năng hoàn trả bằng thu nhập của họ sau khi tốt nghiệp. Thời hạn hoàn trả nợ bắt đầu khi sinh viên hoàn thành kế hoạch học tập theo dự kiến và kéo dài trong một khoảng thời gian hợp lý, để áp lực trả nợ không ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống bình thường của người vay. Việc giải ngân không được thực hiện một lần mà được phân thành nhiều kỳ, tương ứng với các giai đoạn học tập. Tín dụng cho sinh viên được nhà nước khuyến khích phát triển bằng những biện pháp động viên thiết thực đối với người cho vay chuyên nghiệp (tức là các ngân hàng thương mại), để người này cảm thấy mình cũng có lợi ích từ đó. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế.  Nhận xét - Ưu điểm Đối tượng cho vay không bị giới hạn, chỉ quan tâm đến động lực vay, tính nghiêm túc của dự án học tập và khả năng hoàn trả bằng thu nhập của họ sau khi tốt nghiệp. Lãi suất thấp thời hạn trả nợ dài. Việc thu hồi nợ được pháp luật đảm bảo bằng những quy định cụ thể. (3) Kinh nghiệm từ các nước phát triển; Báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 27-09-2007 Chính sách ưu đãi, động viên của nhà nước tạo hứng thú để các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính tham gia vào việc phát triển tín dụng cho sinh viên một cách tự nguyện, giãm gánh nặng cho ngân sách, việc cho vay được tiến hành theo đúng thủ tục, tránh được những tác hại của cơ chế “xin- cho” Đặc biệt, do không chịu áp lực thuế má, người cho vay có điều kiện sử dụng việc cho vay như một biện pháp kích thích nỗ lực học tập của sinh viên. - Nhược điểm Trang 65 Để thực hiện chính sách này đòi hỏi ngân sách nhà nước hằng năm phải chi ra một khoản tiền rất lớn. Không chỉ có vậy, để hoàn thiện được chương trình tín dụng cho sinh viên, nhà nước còn phải hoàn thiện một loạt thủ tục hành chính, trong đó có vấn đề quản lí hộ khẩu, địa chỉ, tài sản, thu nhập cá nhân và hộ gia đình... Đối với một nước còn đang trong giai đoạn “đang phát triển” như Việt Nam thì có thể nói chính sách này nằm ngoài khả năng của nhà nước dù biết rằng đầu tư cho sinh viên cũng như những chính sách hỗ trợ khác là trách nhiệm của nhà nước để giữ gìn sự ổn định và phát triển của xã hội.  Theo TS. Nguyễn Minh Kiều (4) việc nhà trường giữ bằng tốt nghiệp đối với sinh viên vay quĩ tín dụng cũng là cách hay. Nhà trường chỉ cấp chứng nhận tốt nghiệp để sinh viên xin việc. Khi công ty nhận hồ sơ không thấy bằng thì biết sinh viên này còn nợ ngân hàng. Cần có luật, chế tài cả những người có liên quan. Công ty nhận sinh viên này về sẽ có trách nhiệm trừ lương tháng để trả nợ ngân hàng. Đối với ngân hàng, cần xem sinh viên cũng là một đối tượng khách hàng chứ không phải được vay là một ân huệ của sinh viên. Mức ưu đãi cần tạo sự cân bằng, chẳng hạn thị trường đang là 1% thì lãi suất ưu đãi khoảng 0,8 - 0,9%. Không nên hạ lãi suất, điều này dẫn đến số người vay quá lớn, người không có nhu cầu thật sự cũng vay. (4) Nên xem tín dụng là một sản phẩm; Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 30-10-2005  Nhận xét - Ưu điểm Áp dụng lãi suất thị trường nên sẽ hạn chế nhiều tiêu cực Xem sinh viên cũng là một đối tượng khách hàng, tạo được sự thoải mái cho sinh viên khi đến ngân hàng, đây cũng là mong muốn của nhiều sinh viên - Nhược điểm Trang 66 Giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên để đảm bảo khả năng thu hồi nở của ngân hàng là việc có thể chấp nhận. Nhưng nếu để trách nhiệm trả nợ thuộc về các công ty nhận sinh viên đã vay vốn sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng xin việc của sinh viên.  Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân (5) Quĩ tín dụng đào tạo nếu xác định cho vay thì cứ áp dụng lãi suất thị trường, mở rộng tín dụng học tập phục vụ tất cả sinh viên, không phân biệt giàu - nghèo Hồ sơ chỉ cần ba xác nhận trên lá đơn xin vay (do sinh viên tự viết): xác nhận thể nhân của địa phương, xác nhận là sinh viên của nhà trường, bảo lãnh của người thân. Trong hợp đồng vay cần có điều khoản: nếu sinh viên không trả đúng hạn sẽ phát tán uy tín bằng cách đăng tên, địa chỉ, mã số sinh viên, trường học, ngành học lên báo. Sinh viên không thể đánh đổi mấy triệu đồng bằng uy tín của mình, nhất là khi họ đang trên đường tìm việc.  Nhận xét - Ưu điểm Áp dụng lãi suất thị trường nên sẽ hạn chế nhiều tiêu cực Đối tượng vay được mở rộng, nhiều sinh viên được tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Hồ sơ đơn giản, giãm bớt gánh nặng cho sinh viên - Nhược điểm Biện pháp thu hồi nợ này là không khả thi. Trước hết là danh sách sinh viên thiếu nợ sẽ được công bố ở đâu, trong bao lâu nếu ở các tờ báo lớn như báo Tuổi Trẻ chẳng hạn thì chi phí cho việc này là không phải nhỏ. Vả lại, thực sự có bao nhiêu người, bao nhiêu công ty quan tâm đến danh sách đó. (5) Phát tán uy tín; Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 30-10-2005 6.3 Giải pháp nhằm đưa tín dụng của ngân hàng đến với sinh viên Dù mỗi giải pháp vừa nêu ở trên đều có những hạn chế nhất định tuy nhiên những ý kiến trên đã có đóng góp rất quan trọng trong việc hình thành giải pháp đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên Qua việc phân tích trên cho thấy một xu hướng chung trong các giải pháp trên là việc mở rộng đối tượng cho vay, tất cả các sinh viên có nhu cầu đều có thể vay. Đồng thời, ngân hàng cho vay cũng không nhất thiết phải là Trang 67 NHCSXH, nên áp dụng lãi suất thị trường khi cho sinh viên vay, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng thì việc giữ bằng tốt nghiệp cũng là điều tất yếu. Theo kết quả khảo sát thì số tiền mà một sinh viên của ĐHCT muốn vay để mua sắm phương tiện hỗ trợ cho học tập của mình là tương đối thấp (chỉ từ 10 - 12 triệu). Do đó giải pháp được đề nghị theo ý kiến tác giả như sau: - Ngân hàng sẽ cho sinh viên vay dưới hình thức thức thấu chi qua thẻ sinh viên phải trả hết nợ ngân hàng trước khi ra trường - Hạn mức thấu chi bước đầu áp dụng thử nghiệm sẽ ở mức 8 triệu (với 8 triệu các bạn có nhu cầu vẫn có thể mua được xe máy hoặc laptop). Nếu kết quả thử nghiệm tốt có thể tăng lên 10 - 15triệu/sinh viên - Thời hạn vay tối đa là 1 năm. Sau 1 năm những sinh viên có nhu cầu sẽ làm lại hồ sơ thấu chi, ngân hàng sẽ xem xét quá trình trả nợ trước đây cùng một vài yếu tố khác như kết quả học tập, quá trình tham gia các hoạt động xã hội, ý thức chấp hành pháp luật,..., của sinh viên để quyết định có tiếp tục cho sinh viên thấu chi hay không, và hạn mức mà sinh viên được thấu chi. - Tuy nhiên, hạn mức thấu chi sẽ giãm dần theo từng năm học, cụ thể như sau:  Năm thứ 1 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 8 triệu  Năm thứ 2 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 6 triệu  Năm thứ 3 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 4 triệu  Năm thứ 4 sinh viên được thấu chi với hạn mức tối đa là 2 triệu Như vậy đến khi làm hồ sơ ra trường thì sinh viên có thể dễ dàng trả hết nợ. - Lãi suất thấu chi trong trường hợp này sẽ thay đổi mỗi năm theo lãi suất thị trường. Tuy nhiên ngân hàng nên áp dụng lãi suất cho sinh viên thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng với những khách hàng khác khoảng 0,1% để khuyến khích sinh viên vay vốn. - Hồ sơ vay vốn: ngoài những giấy tờ theo yêu cầu chung của ngân hàng hiện nay như: bản sao giấy chứng minh nhân dân, giấy xác nhận là sinh viên của trường,..., sinh viên sẽ làm một cam kết trả nợ ngân hàng (viết tay), Trang 68 trong đó có cam kết của gia đình sẽ hỗ trợ sinh viên trả nợ ngân hàng đúng hạn, kèm với bản sao hộ khẩu của sinh viên. - Ngoài ra, sinh viên muốn vay vốn tại ngân hàng cần phải mua bảo hiểm đầy đủ và ngân hàng sẽ là người thụ hưởng trong trường hợp sinh viên gặp tai nạn, không còn khả năng tiếp tục học và trả nợ cho ngân hàng.  Những hạn chế của giải pháp trên và hướng khắc phục. Nếu thực hiện theo “khuôn mẫu”, thì giải pháp trên có một hạn chế rất lớn đó là những sinh viên năm đầu sẽ được ưu tiên vay nhiều hơn những sinh viên năm cuối trong khi nhu cầu vay ở nhóm sinh viên năm cuối lại cao hơn năm đầu rất nhiều. Hướng giải quyết cụ thể như sau: - Đối với sinh viên năm 2,3,4 nếu chưa thấu chi ở những năm trước thì ngoài hồ sơ xin thấu chi sẽ làm thêm đơn xin được tăng hạn mức thấu chi. - Tuy nhiên hạn mức thấu chi ở năm tiếp theo sẽ không đổi đối với sinh viên năm thứ 2 (năm thứ 3 hạn mức thấu chi là 4 triệu; năm thứ 4 là 2 triệu) - Với sinh viên năm thứ 4 mới bắt đầu vay sinh viên phải bổ sung thêm phương án trả nợ cho ngân hàng cụ thể như sau: + Nếu sinh viên có khả năng trả hết nợ trong thời gian học, thì sau khi vay một tháng sinh viên sẽ bắt đầu trả nợ ngân hàng theo phương thức lãi cộng vốn (8 triệu) chia đều cho các kì (mỗi kì là một tháng, số kỳ chính là số tháng tính từ sau khi tiền vay giải ngân được 1 tháng đến lúc sinh viên tốt nghiệp). + Nếu sinh viên có không có khả năng trả hết nợ trong thời gian học thì sinh viên sẽ làm đơn xin kéo dài thời gian trả nợ, phương thức trả nợ vẫn là lãi cộng vốn chia đều cho các kì, mỗi tháng số tiền sinh viên này phải trả sẽ ít hơn trường hợp trên do thời gian trả nợ được kéo dài, nhưng không được quá một năm sau khi tốt nghiệp và để đảm bảo khả năng thu nợ ngân hàng sẽ giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thiết nghĩ việc giữ bằng tốt nghiệp trong trường hợp này là không ảnh hưởng đến khả năng tìm việc của sinh viên vì thông thường sau khi tốt nghiệp sinh viên chỉ nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và có thể dùng nó để xin việc. Còn bằng tốt nghiệp phải sau 1 thời gian mới có, lúc đó có thể sinh Trang 69 viên đã trả hết nợ. Vả lại khi xin việc chỉ cần nộp bảng photo, điều này ngân hàng có thể giải quyết cho sinh viên. - Với sinh viên năm thứ 3 mới bắt đầu vay có thể lựa chọn phương thức trả nợ theo nhóm sinh viên năm 2 hoặc năm 4 đều được. - Bên cạnh đó, để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng (với những sinh viên còn đang học tại trường) theo ý kiến tác giả nên có sự liên kết giữa nhà thường và ngân hàng. Thẻ mà sinh viên sử dụng để thấu chi phải là thẻ liên kết (vừa là thẻ sinh viên vừa là thẻ Đa năng của DAB). Như vậy, biện pháp xử lý đối với những sinh viên không trả nợ đúng hạn sẽ dễ dàng hơn cụ thể như sau: + Đăng danh sách sinh viên nợ tiền ngân hàng lên trang web của trường, gởi giấy báo về gia đình. + Khoá tài khoản của sinh viên ở trung tâm học liệu + Đề nghị nhà trường trừ điểm rèn luyện đối với những sinh viện trên + Sinh viên muốn làm thủ tục ra trường thì phải trả hết nợ cho ngân hàng, trừ trường hợp đã được ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ. + Những sinh viên được vay vốn, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ học tập, vì phạm kỷ luật trong đào tạo, sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay tiếp và dùng các biện pháp để thu hồi nợ trước hạn.  Lợi ích của việc đưa tín dụng đến với sinh viên theo giải pháp trên.  Đối với sinh viên tại đại học Cần Thơ Với giải pháp trên sinh viên sẽ phải trả nợ trước khi ra trường, điều này giúp cho những bạn đang vay tiền ở NHCSXH giãm bớt áp lực trả nợ sau khi tốt nghiệp. Các bạn đang vay tiền tại NHCSXH vẫn có thể tiếp tục vay. Với cách làm trên số tiền thực chất mà một sinh viên phải trả chỉ khoảng 2 triệu/năm, tương đối thấp, các bạn có thể tìm việc làm thêm để tự trả nợ mà không cần đến sự giúp đở của gia đình, nhất là khi có những phương tiện cần thiết hỗ trợ, thì hiệu quả của việc học cũng như khả năng tìm được một việc làm thêm phù hợp sẽ cao hơn. Mặt khác, việc cấp tín dụng dưới hình thức thấu chi qua thẻ còn có thể giúp sinh viên bù đắp những thiếu hụt trong chi tiêu hàng ngày. Trang 70 Cho vay qua thẻ còn tạo được sự chủ động cho sinh viên trong việc trả nợ và lãi vay cho ngân hàng. Sinh viên hoặc người thân có thể trả nợ bất kỳ lúc nào và ở đâu, chỉ cần gởi tiền vào tài khoản của mình ở các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng (trong giờ làm việc). Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ liên kết sẽ đem lại nhiều tiện ích cho sinh viên bởi những tính năng ưu việt của thẻ. Ngoài chức năng là một chiếc thẻ sinh viên gắn liền với quá trình học tập thẻ còn có tính năng của chiếc thẻ Đa Năng Đông Á như: gửi tiền trực tiếp vào tài khoản thẻ qua máy ATM hiện đại, mua thẻ cào, chuyển tiền nhanh cho người khác có sử dụng thẻ... Chương trình cho vay tín dụng sinh viên không chỉ giải quyết các vấn đề tài chính mà còn là cơ hội giúp cho sinh viên từng bước làm quen với các giao dịnh tài chính qua ngân hàng, một yêu cầu không thể thiếu ở một xã hội phát triển.  Đối với ngân hàng Giải pháp này cũng giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thu hồi nợ tốt nhất. Sinh viên sẽ không dám không trả nợ ngân hàng khi còn đang học ở trường. Hồ sơ vay sau mỗi năm được xét lại sẽ giúp ngân hàng sớm phát hiện và tránh được nhiều rủi ro như việc sinh viên bị đuổi học do kết quả học tập kém, hay sẽ có những biện pháp thu hồi nợ sớm với những sinh viên không có ý thức trả nợ. Việc triển khai chương trình tín dụng cho sinh viên thông qua thẻ liên kết giúp ngân hàng gia tăng thị phần trong lĩnh vực tín dụng, tăng doanh số thẻ và số lượng thẻ phát hành. Bên cạnh đó việc làm này còn xây dựng được hình ảnh của ngân hàng trong lòng các sinh viên, góp phần quảng bá hình ảnh của ngân hàng.  Đối với trường đại học Cần Thơ Việc sinh viên của trường có thể vay ngân hàng để mua sắm những phương tiện hỗ trợ học tập, giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, đồng thời còn cho thấy được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đến Trang 71 sinh viên, từ đó sẽ thu hút ngày càng nhiều thí sinh dự thi vào trường, làm cho vị thế của trường ĐHCT ngày càng được nâng cao.  Đối với xã hội Nếu giải pháp này có thể áp dụng thành công tại ĐHCT sẽ mở ra cho tất cả sinh viên cả nước cơ hội để được tiếp cận với nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại một cách dễ dàng, góp phần giãm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Thế nhưng, để giải pháp đưa tín dụng từ các ngân hàng thương mại đến với sinh viên ĐHCT phát huy được hiệu quả, cần phải có sự liên kết giữa các bên có liên quan như sinh viên, gia đình, nhà trường, ngân hàng, và đặc biệt là vai trò của Chính phủ. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận Trang 72 Đề tài: “Khảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên ở đại học Cần Thơ” ngoài việc tập trung phân tích thực trạng cùng các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên trong việc mua sắm những sản phẩm cần thiết hỗ trợ cho việc học, còn tiến hành nghiên cứu một số giải pháp được đề nghị bởi các chuyên gia trong việc đưa tín dụng đến với sinh viên, làm cơ sở đề ra giải pháp nhằm đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên Đề tài này tuy chỉ được thực hiện trong khoản thời gian ngắn nhưng ý nghĩa về mặt kinh tế- xã hội của nó là rất lớn nhất là trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, đầu tư cho giáo dục – đào tạo còn ở mức khiêm tốn. Việc tham gia của các ngân hàng thương mại sẽ giúp chương trình “tín dụng cho sinh viên” được mở rộng và phát triển theo một hướng mới tích cực hơn, nhiều sinh viên sẽ được tiếp cận tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đa dạng không chỉ là cho việc đóng học phí, chi phí sinh hoạt thường ngày mà còn cả việc mua sắm những phương tiện cần thiết hỗ trợ cho việc học, hạn chế được những tiêu cực của cơ chế “xin – cho”. Thực hiện tốt công tác tín dụng cho sinh viên là góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá và chính sách công bằng trong giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà nước. Nhận thức đầy đủ ý nghĩa này, bản thân sinh viên và gia đình cũng như ngân hàng cho vay vốn và các trường đại học, cao đẳng nếu biết phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục giấy tờ, chắc chắn sẽ mở ra cho sinh viên và ngân hàng thương mại một cơ hội tốt góp phần vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, trước những khó khăn, thách thức đặt ra, thời gian tới, đòi hỏi phải có sự quyết tâm, mạnh dạn trong chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như sự nỗ lực trong tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp đặc biệt là sự quan tâm, đóng góp và hỗ trợ của toàn xã hội để chương trình “tín dụng cho sinh viên” mang lại hiệu quả như mong muốn. 7.2 Kiến nghị 7.2.1 Kiến nghị đối với sinh viên của ĐHCT Trang 73 Cần nhận thức một cách đầy đủ về sự quan tâm của nhà nước đối với bản thân và gia đình mình, từ đó sử dụng tiền vay một cách có hiệu quả và có ý thức trách nhiệm trong việc hoàn trả vốn và lãi vay cho ngân hàng. Sinh viên cần chủ động hơn, trong giải quyết những khó khăn về tài chính của bản thân như tìm việc làm thêm phù hợp, không nên chỉ trông chờ vào trợ cấp từ gia đình hay của Nhà nước, tuy nhiên cần xác định rõ nhiệm vụ học tập vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với sinh viên hiện nay. 7.2.2 Kiến nghị đối với ban giám hiệu trường đại học Cần Thơ Xác nhận cho sinh viên là sinh viên của trường một cách nhanh chóng nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoàn tất hồ sơ vay vốn ở ngân hàng. Nhanh chóng liên hệ với ngân hàng Đông Á nhằm triển khai nhanh việc sử dụng thẻ liên kết cho sinh viên của trường. Nhà trường hỗ trợ cùng với các ngân hàng cho vay vốn trong việc phổ biến thông tin đến sinh viên, quản lý dư nợ, thu hồi nợ, tất nhiên trách nhiệm chính vẫn là ngân hàng cho vay vốn. Bên cạnh đó việc đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên cũng không thể thiếu vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội. Muốn đồng hành với thanh niên, sinh viên trước tiên Đoàn, Hội phải đi sâu vào đời sống sinh viên để hiểu họ. Thực hiện chính sách cho sinh viên vay vốn là một cơ hội tốt để Đoàn, Hội gần gũi với thanh niên, sinh viên. Có thể trong văn bản quy định, Đoàn, Hội không phải là người chịu trách nhiệm chính triển khai hoạt động này, nhưng xét đến cùng đó chính là trách nhiệm của Đoàn, Hội với các thành viên của mình nhất là trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho những sinh viên có nhu cầu. Đây cũng chính là cách làm thiết thực thực hiện mục tiêu “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã được khẳng định trong phương hướng hoạt động của Đoàn, Hội được khẳng định tại Đại hội Đoàn toàn quốc nhiệm kỳ 2008 - 2012 diễn ra tại Hà Nội. Cuối cùng là để giúp sinh viên độc lập hơn trong cuộc sống, không quá lệ thuộc vào gia đình nhà trường nên có những chương trình, những hành động giúp sinh viên có thể tìm được việc làm thêm phù hợp, cũng như sắp xếp được thời gian để có thể vừa học vừa làm, tạo điều kiện để sinh viên có thể tự trả nợ ngân hàng bằng tiền làm thêm của mình. Trang 74 7.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Đông Á Xem xét lại việc tăng mức cho vay đối với sinh viên thay vì hiện nay mới cho vay 1 triệu/sinh viên. Đồng thời xem xét để đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của sinh viên hiện nay. Để sinh viên nắm rõ những chương trình tín dụng cho sinh viên, ngân hàng nên cung cấp thông tin một cách toàn diện, chính xác. Lãi suất cho vay có thể linh hoạt hơn, không nhất thiết phải là lãi suất ưu đãi như của ngân hàng chính sách xã hội, nhưng ngân hàng nên có một số ưu đãi với đối tượng khách hàng mới là sinh viên, điều này cũng sẽ làm tăng khách hàng vay vốn đối với ngân hàng thương mại, tạo cho ngân hàng thương mại chủ động được vấn đề sử dụng vốn của mình. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Đông Á - chi nhánh Cần Thơ tôi nhận thấy thái độ của nhân viên ngân hàng khi tư vấn cũng như khi làm hồ sơ vay cho sinh viên là rất tốt, cần tiếp tục phát huy. Ngân hàng nên tiếp tục khảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên trên phạm vi toàn quốc để đưa ra sản phẩm mới dành riêng cho sinh viên, và để việc cấp tín dụng cho sinh viên không chỉ dừng lại ở chương trình “vay 24 phút”, hay chỉ ở một số ít trường. 7.2.4 Kiến nghị đối với Chính phủ Cần mở rộng đối tượng ngân hàng cho vay vốn trong nền kinh tế đối với học sinh, sinh viên không nên quy định chỉ có ngân hàng chính sách xã hội mới làm việc này, vì bản thân ngân hàng chính sách xã hội không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên. Như vậy các ngân hàng thương mại bao gồm ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần cũng phải tham gia cho học sinh, sinh viên vay vốn. Hoặc thực hiện cho vay uỷ quyền của ngân hàng chính sách xã hội, bởi lẽ các ngân hàng thương mại có chi nhánh phủ sóng khắp các quận, huyện, thị xã, thành phố, điều này sẽ tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên và gia đình được vay vốn thuận lợi hơn. Để khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia vào chương trình này nhằm san sẻ gánh nặng cho NHCSXH cũng như cho ngân sách, Chính phủ cần có những ưu đãi như: không tính thuế trên lợi nhuận thu được từ việc cho Trang 75 sinh viên vay, hoàn thiện chế độ pháp lý để tăng khả năng thu nợ của các ngân hàng.... Nguồn trả nợ của sinh viên có thể là thu nhập có được từ việc làm sau khi ra trường. Cho nên giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi ra trường cũng là một nền tảng để giải quyết vấn đề thu nợ. Đối với các cơ quan có liên quan Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú của sinh viên, công an, các cơ quan pháp luật, … có nhiệm vụ phối hợp với các ngân hàng cho vay vốn trong việc thu hồi nợ và lãi, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của cả người vay và ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên được quyền vay vốn để học tập. PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI ------oOo----- Trang 76 Chắc bạn đã nghe nói nhiều đến việc Chính phủ hổ trợ cho sinh viên vay vốn để đóng học phí. Ngoài việc đóng học phí, bạn có muốn vay tiền để mua những sản phẩm hổ trợ cho việc học của mình như xe máy, laptop,… không? Bạn nghĩ sao khi sinh viên trở thành khách hàng của các ngân hàng thương mại? Bảng câu hỏi mà bạn sắp trả lời dưới đây là nhằm khảo sát về nhu cầu cũng như đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của sinh viên, để từ đó tìm ra giải pháp đưa tín dụng ngân hàng đến với sinh viên ĐHCT. Rất mong nhận được sự cộng tác của các bạn. Ngày phỏng vấn:………………………………………………… Đáp viên: (MSSV)……………………………………………….. Khoa:…………………………………..................Khóa………… Giới tính: Nam  Nữ  Quê quán:……………………………………………………….......................... Câu 1: Xin cho biết tổng thu nhập bình quân tháng của bạn:.............................. Trong đó: - Từ gia đình là: ……………………. - Từ làm thêm là: …………………….............................. Câu 2: Số người trong gia đình bạn hiện nay là bao nhiêu?................................... Trong đó: - Có bao nhiêu người < 16 tuổi ? ............... ......... - Có bao nhiêu người > 60 tuổi? ............................ - Bao nhiêu người đang đi học? ............................. - Bao nhiêu người không có việc làm? ................... Câu 3: Xin cho biết thu nhập trung bình mỗi năm của gia đình bạn khoảng bao nhiêu? ……………………………. Câu 4: Xin cho biết nguồn thu nhập chính của gia đình bạn là từ đâu? - Từ trồng trọt, chăn nuôi  - Từ tiền làm công (lao động phổ thông)  Trang 77 - Từ tiền lương  - Từ kinh doanh  - Khác………………………………………………. Câu 5: Hiện nay bạn ( hoặc gia đình bạn) có vay tiền đóng học phí, để mua những những vật phẩm cần thiết hay để trang trải cho chi phí sinh hoạt của bạn không? - Có  (tiếp tục câu 6) - Không  (bỏ qua câu 6) Câu 6: Nếu có xin cho biết bạn (hoặc gia đình) vay ở đâu, số tiền vay, lãi suất là bao nhiêu, vay trong bao lâu, và vay để làm gì? Nguồn vay Số tiền vay Lãi suất (%/tháng) Thời hạn vay Mục đích vay NHCS-XH NH Nông nghiệp Người thân Người chuyên cho vay Nguồn khác ....................................... Câu 7: Hiện nay bạn có nhu cầu vay tiền ở ngân hàng để mua những sản phẩm như: xe máy, máy vi tính,... không? - Có  (tiếp tục câu 8 bỏ qua câu 14) - Không  (chuyển qua câu 14) Câu 8: Xin cho biết số tiền mà bạn muốn vay? - 5 triệu đồng  - 15 triệu đồng  -10 triệu đồng  - Khác……………….. Trang 78 Câu 9: Bạn muốn mua gì từ số tiền vay này? - Xe máy  - Máy vi tính  - Laptop  - Khác………………… Câu 10: Theo bạn gia đình sẽ phản ứng ra sao khi bạn quyết định vay tiền để mua những sản phẩm trên? - Đồng ý, sẳn sàng đứng ra bảo lãnh cho bạn  - Không có ý kiến, không chịu trách nhiệm về khoản vay của bạn  - Không cho phép bạn vay tiền  Câu 11: Xin cho biết phương thức thanh toán nợ mà bạn muốn: - Trả góp định kỳ (1 hoặc 3 tháng), lãi+vốn chia đều cho các kỳ (số kỳ được xác định dựa trên thời hạn cho vay của NH)  - Trả vốn hàng kỳ, lãi trên dư nợ thực tế. - Trả vốn 1 lần vào cuối kỳ, trả lãi theo kỳ. - Phương án khác:............................................................................... Câu 12 : Xin cho biết thời điểm bắt đầu hoàn vốn cho NH mà bạn muốn: - Sau khi vay từ nguồn tiền của gia đình  - Ngay sau khi tốt nghiệp  - Sau khi tốt nghiệp: - 1năm  - > 1 năm  Câu 13: Xin cho biết thời điểm NH bắt đầu tính lãi mà bạn muốn: - Ngay sau khi tiền vay được giải ngân. - Sau khi bạn đã tốt nghiệp - Ý kiến khác......................................................................................... Câu 14 : Xin cho biết lý do mà bạn không muốn vay tiền NH để mua những sản phẩm trên? - Không cần những thứ đó (xe máy, máy vi tính...) vì đã có rồi  - Không có nhu cầu sử dụng những sản phẩm trên  - Không muốn vay tiền.  - Không có khả năng trả nợ  - Lý do khác………………………………………………. Câu 15 : Theo bạn khi sinh viên vay tiền của ngân hàng thì ai sẽ là người bảo lãnh thích hợp. - Nhà trường  - Hội sinh viên  Trang 79 - Gia đình  - Khác…………………... Câu 16: Bạn nghĩ sao về việc giữ bằng tốt nghiệp của sinh viên để đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng ? - Đây là cách tốt nhất, để đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng.  - Không cần thiết, vì khi ra trường nếu sinh viên không tìm được việc làm thì giữ bằng tốt nghiệp cũng không có giá trị.  - Không nên, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng xin việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp  - Ý kiến khác:……………………………………………........................ Câu 17: Theo bạn ngân hàng nên dựa vào đâu để đãm bảo khả năng thu hồi nợ nếu cho sinh viên vay? - Uy tín người bảo lãnh - Tài sản ký quỹ của người bảo lãnh - Cam kết trả nợ của sinh viên - Bằng tốt nghiệp - Ý kiến khác:................................................................................................ Câu 18: Theo bạn khi sinh viên đến vay tiền ở ngân hàng thương mại thì sẽ gặp những khó khăn gì?. - Không có người bảo lãnh - Không có tài sản thế chấp - Chưa đủ uy tín để vay tín chấp - Ý kiến khác:................................................................................................ Câu 19: Xin cho biết ý kiến của bạn để giúp sinh viên tiếp cận với tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................  Hết  Chân thành cám ơn sự cộng tác của bạn! PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM STATA 2.1 Mã hoá dữ liệu Trang 80 2.1.1 Tạo nhãn cho các biến định tính - label define gioitinh 1 "nam"- label define gioitinh 0 "nu", add - label define namhoc 1 "svnamcuoi"- label define namhoc 0 "svnamdau", add - label define nhucauvay 1 "muonvay"- label define nhucauvay 0 "kovay", add - label define KVS 0 "noikhac"- label define KVS 1 "CT-HG", add - label define lamthem 1 "colamthem"- label define lamthem 0 "kolamthem", add - label define TNchinh 1 "trongtrot-channuoi"- label define TNchinh 2 "lamth > ue", add - label define TNchinh 3 "tienluong", add - label define TNchinh 4 "kinhdoanh", add - label define vayNHCS 0 "kovay"- label define vayNHCS 1 "covay", add - label define mucdichvay 1 "muaxe"- label define mucdichvay 2 "mualaptop", ad > d - label define mucdichvay 3 "muaMVT", add - label define ykiengd 1 "dongy"- label define ykiengd 2 "koykien", add - label define ykiengd 3 "kodongy", add - label define ptttno 1 "lai+vonchiadeumoiki"- label define ptttno 2 "vondinhk > i-laitrenduno", add - label define ptttno 3 "tra1lanvaock", add - label define tdtinhlai 1 "saukhivay"- label define tdtinhlai 2 "saukhiTN", a > dd - label define tdtinhlai 3 "TN1nam", add - label define tdtinhlai 4 "TNhon1nam", add - label define lydokovay 1 "kovan"- label drop lydokovay - label define lydokovay 1 "kocan"- label define lydokovay 2 "koconc", add - label define lydokovay 3 "komuonno", add - label define nguoibl 1 "nhatruong"- label define nguoibl 2 "giadinh", add - label define nguoibl 3 "hoisinhvien", add - label define ccthuno 1 "uytin-nguoibl"- label define ccthuno 2 "camketcuasv" > , add > , add- label define ccthuno 3 "taisan-nguoibl", add - label define ccthuno 4 "bangTN", add - label define khokhan 1 "konguoibl"- label define khokhan 2 "koduuytin", add - label define khokhan 3 "kocotaisan", label define khokhan 4 "khac"add - label define giubangtn 1 "ok"- label define giubangtn 2 "kocan", add - label define giubangtn 3 "konen", add . - label drop tdtinhlai - label define tdhoanvon 1 "saukhivay"- label define tdhoanvon 2 "saukhiTN", a > dd - label define tdhoanvon 3 "TN1nam", add - label define tdhoanvon 4 "TNhon1nam", add - label define tdtinhlai 1 "saukhivay"- label define tdtinhlai 2 "saukhiTN", a > dd 2.1.2 Dán nhãn cho các biến vừa được tạo nhãn . label values lamthem lamthem Trang 81 . label values KVS KVS . label values nhucauvay nhucauvay . label values namhoc namhoc . label values gioitinh gioitinh label values tdtinhlai tdtinhlai . label values tdhoanvon tdhoanvon . label values giubangtn giubangtn 2.2 Thống kê dữ liệu tab1 nhucauvay namhoc gioitinh KVS lamthem thunhap nguoiphuthuoc thunhapgd TNch > inh vayNHCS mucdichvay ykiengd ptttno tdhoanvon tdtinhlai lydokvay nguoibl giub > angtn ccthuno khokhan -> tabulation of nhucauvay nhucauvay | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- kovay | 43 43.00 43.00 muonvay | 57 57.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of namhoc namhoc | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- svnamdau | 52 52.00 52.00 svnamcuoi | 48 48.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of gioitinh gioitinh | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- nu | 57 57.00 57.00 nam | 43 43.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of KVS KVS | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- noikhac | 73 73.00 73.00 CT-HG | 27 27.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of lamthem lamthem | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- kolamthem | 60 60.00 60.00 colamthem | 40 40.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 Trang 82 -> tabulation of thunhap thunhap | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- .4 | 1 1.00 1.00 .6 | 3 3.00 4.00 .7 | 7 7.00 11.00 .8 | 9 9.00 20.00 .9 | 4 4.00 24.00 1 | 50 50.00 74.00 1.2 | 7 7.00 81.00 1.3 | 3 3.00 84.00 1.5 | 8 8.00 92.00 1.7 | 1 1.00 93.00 2 | 7 7.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of nguoiphuthuoc nguoiphuthu | oc | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 1 | 23 23.00 23.00 2 | 28 28.00 51.00 3 | 30 30.00 81.00 4 | 17 17.00 98.00 5 | 2 2.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of TNchinh TNchinh | Freq. Percent Cum. -------------------+----------------------------------- trongtrot-channuoi | 54 54.00 54.00 lamthue | 10 10.00 64.00 tienluong | 12 12.00 76.00 kinhdoanh | 24 24.00 100.00 -------------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of thunhapgd thunhapgd | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 18 | 1 1.00 1.00 20 | 3 3.00 4.00 24 | 1 1.00 5.00 25 | 1 1.00 6.00 27 | 1 1.00 7.00 28 | 1 1.00 8.00 30 | 11 11.00 19.00 35 | 3 3.00 22.00 38 | 1 1.00 23.00 40 | 13 13.00 36.00 45 | 3 3.00 39.00 48 | 2 2.00 41.00 Trang 83 50 | 12 12.00 53.00 55 | 4 4.00 57.00 60 | 9 9.00 66.00 65 | 2 2.00 68.00 70 | 5 5.00 73.00 72 | 2 2.00 75.00 80 | 4 4.00 79.00 85 | 1 1.00 80.00 90 | 3 3.00 83.00 91 | 1 1.00 84.00 95 | 1 1.00 85.00 100 | 8 8.00 93.00 150 | 2 2.00 95.00 200 | 2 2.00 97.00 300 | 2 2.00 99.00 400 | 1 1.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of vayNHCS vayNHCS | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- kovay | 54 54.00 54.00 covay | 46 46.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of mucdichvay mucdichvay | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 43 43.00 43.00 muaxe | 22 22.00 65.00 mualaptop | 27 27.00 92.00 muaMVT | 8 8.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of ykiengd ykiengd | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 43 43.00 43.00 dongy | 35 35.00 78.00 koykien | 15 15.00 93.00 kodongy | 7 7.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of ptttno ptttno | Freq. Percent Cum. ----------------------+----------------------------------- 0 | 43 43.00 43.00 lai+vonchiadeumoiki | 35 35.00 78.00 vondinhki-laitrenduno | 16 16.00 94.00 tra1lanvaock | 6 6.00 100.00 ----------------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of tdhoanvon tdhoanvon | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- Trang 84 0 | 43 43.00 43.00 saukhivay | 8 8.00 51.00 saukhiTN | 9 9.00 60.00 TN1nam | 24 24.00 84.00 TNhon1nam | 16 16.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of tdtinhlai tdtinhlai | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 43 43.00 43.00 saukhivay | 18 18.00 61.00 saukhiTN | 39 39.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of lydokvay lydokvay | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- 0 | 57 57.00 57.00 kocan | 19 19.00 76.00 koconc | 4 4.00 80.00 komuonno | 15 15.00 95.00 kotraduocno | 5 5.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of nguoibl nguoibl | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- nhatruong | 44 44.00 44.00 giadinh | 50 50.00 94.00 hoisinhvien | 6 6.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of giubangtn giubangtn | Freq. Percent Cum. ------------+----------------------------------- ok | 4 4.00 4.00 kocan | 22 22.00 26.00 konen | 74 74.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of ccthuno ccthuno | Freq. Percent Cum. ---------------+----------------------------------- uytin-nguoibl | 25 25.00 25.00 camketcuasv | 38 38.00 63.00 taisan-nguoibl | 32 32.00 95.00 bangTN | 2 2.00 97.00 khac | 3 3.00 100.00 ---------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 -> tabulation of khokhan khokhan | Freq. Percent Cum. Trang 85 ------------+----------------------------------- konguoibl | 21 21.00 21.00 koduuytin | 18 18.00 39.00 kocotaisan | 27 27.00 66.00 khac | 34 34.00 100.00 ------------+----------------------------------- Total | 100 100.00 . summarize thunhap nguoiphuthuoc thunhapgd sotienmuonvay Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------- thunhap | 100 1.079 .3376374 .4 2 nguoiphuth~c | 100 2.47 1.086696 1 5 thunhapgd | 100 67.51 57.92968 18 400 sotienmuon~y | 100 6.96 6.786677 0 25 tab lydokvay vayNHCS | vayNHCS lydokvay | kovay covay | Total ------------+----------------------+---------- 0 | 35 22 | 57 kocan | 15 4 | 19 koconc | 1 3 | 4 komuonno | 3 12 | 15 kotraduocno | 0 5 | 5 ------------+----------------------+---------- Total | 54 46 | 100 . tab lydokvay namhoc | namhoc lydokvay | svnamdau svnamcuoi | Total ------------+----------------------+---------- 0 | 19 38 | 57 kocan | 14 5 | 19 koconc | 4 0 | 4 komuonno | 12 3 | 15 kotraduocno | 3 2 | 5 ------------+----------------------+---------- Total | 52 48 | 100 tab nhucauvay lamthem | lamthem nhucauvay | kolamthem colamthem | Total -----------+----------------------+---------- kovay | 36 7 | 43 muonvay | 24 33 | 57 -----------+----------------------+---------- Total | 60 40 | 100 tab nhucauvay TNchinh | TNchinh nhucauvay | trongtrot lamthue tienluong kinhdoanh | Total Trang 86 -----------+--------------------------------------------+---------- kovay | 22 4 7 10 | 43 muonvay | 32 6 5 14 | 57 -----------+--------------------------------------------+---------- Total | 54 10 12 24 | 100 tab lydokvay vayNHCS | vayNHCS lydokvay | kovay covay | Total ------------+----------------------+---------- 0 | 35 22 | 57 kocan | 15 4 | 19 koconc | 1 3 | 4 komuonno | 3 12 | 15 kotraduocno | 0 5 | 5 ------------+----------------------+---------- Total | 54 46 | 100 tab lydokvay namhoc | namhoc lydokvay | svnamdau svnamcuoi | Total ------------+----------------------+---------- 0 | 19 38 | 57 kocan | 14 5 | 19 koconc | 4 0 | 4 komuonno | 12 3 | 15 kotraduocno | 3 2 | 5 ------------+----------------------+---------- Total | 52 48 | 100 tab lydokvay lamthem | lamthem lydokvay | kolamthem colamthem | Total ------------+----------------------+---------- 0 | 24 33 | 57 kocan | 17 2 | 19 koconc | 4 0 | 4 komuonno | 12 3 | 15 kotraduocno | 3 2 | 5 ------------+----------------------+---------- Total | 60 40 | 100 tab ykiengd TNchinh | TNchinh ykiengd | trongtrot lamthue tienluong kinhdoanh | Total -----------+--------------------------------------------+---------- 0 | 22 4 7 10 | 43 dongy | 19 2 2 12 | 35 koykien | 7 4 2 2 | 15 kodongy | 6 0 1 0 | 7 -----------+--------------------------------------------+---------- Total | 54 10 12 24 | 100 sotienmuon | mucdichvay vay | 0 muaxe mualaptop muaMVT | Total -----------+--------------------------------------------+---------- 0 | 43 0 0 0 | 43 5 | 0 0 1 0 | 1 7 | 0 0 0 2 | 2 8 | 0 0 1 3 | 4 10 | 0 7 12 3 | 22 15 | 0 12 13 0 | 25 20 | 0 2 0 0 | 2 25 | 0 1 0 0 | 1 -----------+--------------------------------------------+---------- Total | 43 22 27 8 | 100 Trang 87 tab sotienmuonvay nhucauvay, sum( sotienmuonvay) Means, Standard Deviations and Frequencies of sotienmuonvay sotienmuon | nhucauvay vay | kovay muonvay | Total -----------+----------------------+---------- 0 | 0 0 | 0 | 0 0 | 0 | 43 1 | 44 -----------+----------------------+---------- 5 | . 5 | 5 | . 0 | 0 | 0 1 | 1 -----------+----------------------+---------- 7 | . 7 | 7 | . 0 | 0 | 0 2 | 2 -----------+----------------------+---------- 8 | . 8 | 8 | . 0 | 0 | 0 4 | 4 -----------+----------------------+---------- 10 | . 10 | 10 | . 0 | 0 | 0 22 | 22 -----------+----------------------+---------- 15 | . 15 | 15 | . 0 | 0 | 0 24 | 24 -----------+----------------------+---------- 20 | . 20 | 20 | . 0 | 0 | 0 2 | 2 -----------+----------------------+---------- 25 | . 25 | 25 | . 0 | 0 | 0 1 | 1 -----------+----------------------+---------- Total | 0 12.210526 | 6.96 | 0 4.021091 | 6.7866774 | 43 57 | 100 2.3 Kết quả mô hình hồi quy Probit các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học Cần Thơ probit nhucauvay namhoc gioitinh KVS lamthem thunhap nguoiphuthuoc thunhapgd Iteration 0: log likelihood = -68.331491 Iteration 1: log likelihood = -39.115843 Iteration 2: log likelihood = -33.509163 Iteration 3: log likelihood = -32.227754 Iteration 4: log likelihood = -32.114647 Iteration 5: log likelihood = -32.112659 Iteration 6: log likelihood = -32.112658 Probit estimates Number of obs = 100 LR chi2(7) = 72.44 Prob > chi2 = 0.0000 Log likelihood = -32.112658 Pseudo R2 = 0.5300 ------------------------------------------------------------------------------ nhucauvay | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------- namhoc | 1.320879 .4405324 3.00 0.003 .4574516 2.184307 gioitinh | -.6202981 .379991 -1.63 0.103 -1.365067 .1244705 KVS | .1679283 .4032336 0.42 0.677 -.622395 .9582517 lamthem | 1.295226 .4236614 3.06 0.002 .4648649 2.125587 Trang 88 thunhap | -3.122801 .8423771 -3.71 0.000 -4.77383 -1.471772 nguoiphuth~c | .3868218 .1732104 2.23 0.026 .0473357 .726308 thunhapgd | -.0124138 .00729 -1.70 0.089 -.0267019 .0018744 _cons | 2.449831 1.018881 2.40 0.016 .4528612 4.4468 ------------------------------------------------------------------------------ note: 1 failure and 0 successes completely determined. . lfit Probit model for nhucauvay, goodness-of-fit test number of observations = 100 number of covariate patterns = 87 Pearson chi2(79) = 66.57 Prob > chi2 = 0.8395 . lstat Probit model for nhucauvay -------- True -------- Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------- + | 48 8 | 56 - | 9 35 | 44 -----------+--------------------------+----------- Total | 57 43 | 100 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as nhucauvay != 0 -------------------------------------------------- Sensitivity Pr( +| D) 84.21% Specificity Pr( -|~D) 81.40% Positive predictive value Pr( D| +) 85.71% Negative predictive value Pr(~D| -) 79.55% -------------------------------------------------- False + rate for true ~D Pr( +|~D) 18.60% False - rate for true D Pr( -| D) 15.79% False + rate for classified + Pr(~D| +) 14.29% False - rate for classified - Pr( D| -) 20.45% -------------------------------------------------- Correctly classified 83.00% --------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKhảo sát nhu cầu tín dụng của sinh viên đại học cần thơ đối với hệ thống ngân hàng thương mại.pdf
Luận văn liên quan