MỤC LỤC Trang
LỜI CẢM ƠN i
PHẦN TÓM TẮT ii
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ . iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
Chương 1: TỔNG QUAN
1. Giới thiệu chương 1 1
2. Cơ sở hình thành 1
3. Mục tiêu nghiên cứu . 1
4. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa nghiên cứu . 2
6. Kết cấu khóa luận . 3
7. Kết luận chương 1 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu chương 2 . 4
2.Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang . 4
3.Cơ sở lý thuyết . 4
3.1.Việc làm là gì? . 4
3.2.Thế nào là một việc làm tốt 5
3.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp . 5
3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc 5
3.5. Thu nhập . 6
4.Thực trang làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay 6
5. Các giả định đo lường mức độ thành công của các cựu sinh viên . 7
6.Các nghiên cứu có trước . 8
7.Mô hình nghiên cứu 9
8.Kết luận chương 2 10
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chương 3 11
2.Tổng thể nghiên cứu . 11
2.1.Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khoá 1, 2 , 3 11
2.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên 12
3. Thiết kế nghiên cứu . 14
3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp 14
3.2.Nghiên cứu định tính – khám phá 14
3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm . 15
3.4.Nghiên cứu định lượng chính thức 16
4.Thang đo . 18
5.Kết luận chương 3 18
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Giới thiệu chương 4 19
2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán 19
2.1.Tỷ lệ có việc làm 19
2.2.Tỷ lệ làm đúng ngành . 21
2.3.Thu nhập 23
2.4. Địa bàn công tác . 26
2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà sinh viên lựa chọn 26
2.6. Khả năng thích nghi công việc . 28
2.7. Mức độ ổn định công việc 29
2.8.Mức độ hài lòng công việc hiện tại 32
2.9.Khả năng thăng tiến . 32
2.10. Cựu sinh viên và những khoá đào tạo thêm . 34
3. Mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp 34
3.1. Mối quan hệ xết quả xếp loại tốt nghiệp và chức vụ 34
3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập 35
4. Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp 35
4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại 37
4.2. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc 38
4.3. Mối quan hệ làm thêm và khả năng hoà nhập . 39
4.4. Mối quan hệ làm thêm và chức vụ 39
4.5. Mối quan hệ làm thêm và thu nhập hiện tại 40
5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên Kế toán 40
6. Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo 41
6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế công việc 41
6.2. Các kỹ năng phẫm chất cần thiết cho các Kế toán viên . 42
6.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường 44
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Giới thiệu chương 5 45
2.Nhận xét chung . 45
2.1. Bức tranh chung về tình trang việc làm của các cựu sinh viên 45
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm 45
3.Kiến nghị 47
4. Hạn chế của đề tài 48
PHỤ LỤC 49
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6425 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành kế toán đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý khá nhiều (20% số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi). Chính sự chăm chỉ đầu tư kiến thức, vững vàng chuyên môn là bước đệm rất lớn cho con đường thăng tiến của mỗi cá nhân.
3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập:
Biểu 29:Thu nhập theo xếp loại tốt nghiệp
Có một điều gây bất ngờ lớn khi các cựu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi thì giữ các chức vụ cao nhưng điều đó không hẳn các đối tượng này đã có thu nhập cao hơn các sinh viên tốt nghiệp khá, TB khá. Bằng chứng là qua kết quả tổng hợp nghiên cứu, đa số các sinh viên có xếp loại tốt nghiệp giỏi chỉ có mức thu nhập từ 1 đến 3 triệu, còn những đối tương có mức thu nhập trên 3 triệu lại rơi vào những sinh viên khá và TB khá.
Mức thu nhập thường tỷ lệ thuận với chức vụ, nhưng bên cạnh đó thu nhập còn phụ thuộc phần lớn vào loại hình doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh, chế độ đãi ngộ,…của từng doanh nghiệp nơi mà các cá nhân công tác. Chính vì thế có những người là quản lý của công ty này nhưng thu nhập có thể không bằng những người chỉ là nhân viên của công ty kia.
4.Sự tác động của hoạt động làm thêm của cựu sinh viên khi còn đang theo học tại trường:
Làm thêm là một trong những hoạt động ngoại khóa được đánh giá rất cao. Mặc dù không nằm trong quy chế của nhà trường nhưng các sinh viên luôn được khuyến khích và tạo điều kiện làm thêm từ phía nhà trường và các thầy cô giảng viên nhưng phải cam kết đảm bảo kết quả học tập.
Tại giảng đường, các sinh viên chúng ta được học khoảng 80 % là lý thuyết, chỉ có khoảng 20% là thực hành. Vì vậy, đi làm thêm tạo cho chúng ta có một môi trường thực sự để cọ xát các vấn đề đã học, thêm vào đó, thông qua các hoạt động này, các sinh viên còn được bổ trợ thêm các kỹ năng, kinh nghiệm rất hữu ích, mở rộng mối quan hệ và đặc biệt còn có thêm khoản thu nhập hỗ trợ cho các khoản chi tiêu sinh hoạt, học tập. Sau đây là bảng tổng kết về tình hình làm thêm của các cựu sinh viên khi đang còn đi học:
Biểu 30:Tỷ lệ đi làm thêm của cựu sinh viên
Theo kết qua thăm dò, có hơn ½ số sinh viên được khảo sát đã từng đi làm thêm khi còn đang đi học (52,8%). Trong đó, các đối tượng là nam giới có tỷ lệ đi làm thêm cao hơn so với giới nữ (53,8 % nam giới có đi làm thêm trong khi đó nữ giới có tỷ lệ thấp hơn một ít chiếm 52,5 %). Nhưng sự chênh lệch này rất ít. Điều này có thể thấy, cả nam và nữ giới đều có sự tương quan trong suy nghĩ tự lập của mình.
Các sinh viên đã có những bước phát triển mới về tư tưởng tự lập, trưởng thành, tỷ lệ sinh viên có đi làm thêm chiếm một con số khá cao chứng tỏ các sinh viên đã biết ý thực hơn trong cuộc sống còn phụ thuộc của mình. Nhưng ở đây, tác giả không lên án các sinh viên đã chưa từng đi làm thêm, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau, không phải nhận xét yếu tố gì cũng cào bằng nó ra được, việc không đi làm thêm nhưng họ dành thời gian để làm những công việc có ích khác cũng là những hoạt động đáng biểu dương.
Công việc làm thêm có phù hợp với chuyên ngành đang học hay không? Một câu hỏi được mở rộng ra đối với các đối tượng đã từng đi làm thêm để tác giả có thể đánh giá sâu sắc hơn tác động của hoạt động làm thêm đối với nghề nghiệp khi ra trường. Bảng tổng hợp kết quả như sau:
Biểu 31: Mức độ phù hợp của việc làm thêm và chuyên ngành đào tạo
Phân nửa số sinh viên làm thêm đảm nhận các công việc ít có liên quan đến chuyên ngành học của mình (như nhân viên kiểm kê hàng hóa, quảng cáo, bán hàng,….), chiếm 32,1% là những công việc hầu như không liên quan đến chuyên ngành Kế toán (như phục vụ quán, gia sư,…), chỉ có một con số hơi khiêm tốn còn lại là có công việc làm thêm đúng với chuyên ngành đã học. Nhưng điều này không phải hoàn toàn là không có ý nghĩa, mặc dù đa số các cựu sinh viên không bổ trợ được nhiều kiến thức chuyên ngành qua công việc làm thêm nhưng qua đây họ đã học thêm rất nhiều điều bổ ích, nhiều lúc còn quan trọng hơn cả việc bổ sung kiến thức chuyên ngành, như kỹ năng ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,….những kỹ năng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao. Để chứng minh cho luận cứ trên, tác giả cung cấp bảng tổng hợp những điều đạt được của sinh viên khi đi làm thêm trong mục dưới đây.
4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại:
Biểu 32: Những kỹ năng mà việc làm thêm đem lại
Đa số các câu trả lời đều đồng ý ở quan điểm: công việc làm thêm đem lại sự tự tin, năng động, khả năng thích nghi nhanh công việc sau khi ra trường và có thêm nhiều mối quan hệ. Kết quả mà việc làm thêm đem lại là rất lớn, và đây đều là những lý do góp phần cho sự thành công của sinh viên trên con đường xin việc gian truân của mình.
Ngoài những lợi ích nêu trên mà hoạt động làm thêm đem lại thì còn một yếu tố nữa cũng cho thấy hiệu quả của hoạt động này, đó là thời gian chờ việc.
4.2. Mối quan hệ giữa hoạt động làm thêm và thời gian chờ việc:
Biểu 33: Mối quan hệ giữa hoạt động làm thêm và thời gian chờ việc
55 % sinh viên đi làm thêm có việc làm ngay sau khi ra trường trong khi đó tỷ lệ này ở đối tượng không đi làm thêm chiếm chỉ có 43%. Ngược lại, phải chờ sau hơn 3 tháng mới có việc làm thì những người không đi làm thêm chiếm tỷ trong nhiều hơn 5%. Qua kết quả này chúng ta có thể thấy, những đối tượng từng đi làm thêm khi còn đang học là những người có thời gian chờ việc ngắn nhất, tức họ có sự đảm bảo nhanh hơn trong cuộc đua tìm kiếm việc làm.
Biểu 34: Mối quan hệ của sinh viên có việc làm thêm phù hợp với ngành nghề đào tạo so với thời gian chờ việc
Qua biểu đồ trên cho chúng ta một nhận định: những người có công việc phù hợp với chuyên ngành đang học có thời gian chờ việc tương đối ngắn hơn so với các đối tượng còn lại mặc dù chênh lệch đó là không lớn. Chính những kinh nghiệm chuyên ngành khi đi làm thêm là “điểm sáng” rất lớn của họ trong mắt nhà tuyển dụng.
4.3. Mối quan hệ giữa làm thêm và khả năng hòa nhập:
Biểu 35: Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập
Trong 100% sinh viên có khả năng hòa nhập tốt thì chiếm 57,4 % là những người đã từng đi làm thêm. Chính những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại, nó giúp ích rất nhiều cho các cựu sinh viên khi tiếp xúc với công việc sau ra trường dựa trên những thói quen. lề lối cũ mà họ đã làm khi thực tập qua hoạt động làm thêm.
4.4. Mối quan hệ giữa làm thêm và chức vụ:
Biểu 36: Làm thêm và chức vụ
Với 53 mẫu khảo sát, trong số những người từng kinh qua công việc làm thêm thì gần 12% trong số họ đang nắm giữ các chức vụ cao trong doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ này chưa có ở đối tượng chưa từng đi làm thêm. Với những kỹ năng đem lại, thời gian chờ việc rút ngắn, khả năng hòa nhập công việc nhanh (kết luận từ các phân tích trên) chính là tiền đề cho con đường thăng tiến của các cựu sinh viên.
4.5. Mối quan hệ giữa làm thêm và thu nhập hiện tại:
Biêủ 37: Ảnh hưởng của làm thêm đến thu nhập hiện nay
Đối với mức lương từ 1 đến 3 triệu có một sự tương xứng gần ngang nhau giữa hai đối tượng nhưng đặc biệt, trong các đối tương có mức lương trên 3 triệu đồng/tháng hơn phân nửa số đó là các sinh viên đã từng làm thêm. Lý do rất đơn giản, công việc đi làm thêm giúp họ có nhiều mối quan hệ, từ đó có cơ hội được lựa chọn công tác ở nhưng môi trường tốt, họ có sẵn những kỹ năng để hòa nhập và thăng tiến và thu nhập cao hơn là một kết quả tất yếu.
Các phân tích 4.3.1, 4.3.2, 4.3.3, 4.3.4 và cả 4.3.5 như là một mắc xích liên tục nhau nêu bật lên những tác động tích cực của làm thêm đối với nghề nghiệp hiện nay của các cựu sinh viên. Chính những ưu việt mà hoạt động làm thêm đem lại, các sinh viên chúng ta ngày nay cũng năng động hơn để tìm kiếm cho mình các công việc làm thêm, và điều này cũng cần đến sự quan tâm sâu sát, tạo điều kiện hơn nữa của các phòng, tổ chức liên quan trong nhà trường.
5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên:
Biểu 38: Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên
Theo các tiêu chí đánh giá trên, thì số lượng rất lớn (77.36%) các cựu sinh viên đạt mức tương đối thành công trong công việc. Một con số rất đáng mừng. Nó là kết quả sự cố gắng nỗ lực của các thế hệ cựu sinh viên trên con đường công danh, sự nghiệp của mình. Và bên cạnh đó còn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ cán bộ giảng dạy của khoa, trường, trong điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho học tập còn nhiều thiếu thốn.
6. Các kinh nghiệm cũng như ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác học tập cũng như đào tạo của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.
Các cựu sinh viên là những người được lĩnh hội trực tiếp những phương thức và chương trình đào tạo của nhà trường và cũng là người đã được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Chính sự từng trải qua các buổi phỏng vấn xin việc, qua các cách thức làm việc, qua phong cách văn phòng,… đã giúp cho họ có cái nhìn chính xác tương đối mức độ tương quan giữa giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề với công việc thực tế mà sau ra trường các sinh viên sẽ làm, chính vì vậy đánh giá của họ là những kiểm nghiệm rất có giá trị.
6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng kiến thức được học vào thực tế làm việc:
Để đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức lý thuyết vào thực tế, qua khảo sát ý kiến của các cựu sinh viên, tác giả thu được kết quả như sau:
Biểu 39: Đánh giá mức độ ứng dụng của kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp)
Các cựu sinh viên khóa 1 và 2 đánh giá rất cao về mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc mà họ hiện đang đảm nhận (khóa 1: 89.6% rất hữu ích và hữu ích – khóa 2: 90% hữu ích). Nguyên nhân của sự đánh giá tích cực này là do đây là những khóa đầu tiên, tốt nghiệp vào giai đoạn mà kế toán doanh nghiệp là lĩnh vực đang rất “sốt”, có rất nhiều doanh nghiệp ra đời, chính vì thế họ có điều kiện làm đúng nghề, điều này đã đủ đánh giá có mức độ hữu ích tương đối. Thêm vào đó, mức độ đa dạng các ngành nghề chưa nhiều như hiện nay, chế độ hạch toán, sổ sách cũng chưa có sự thay đổi nhiều so với những điều đã học. Còn đối với hệ thống kế toán mới hay hình thức kế toán ngân hàng thì cũng đã được cập nhật thường xuyên khi làm ở các doanh nghiệp nên mức đánh giá độ ứng dụng của các sinh viên này cao hơn ban đầu cũng là điều dễ hiểu.
Còn ngày nay, việc các ngân hàng thay phiên nhau “mọc” lên với tốc độ chóng mặt tại tỉnh ta, mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các cựu sinh viên Kế toán. Nhưng các thao tác hạch toán tài khoản của ngành ngân hàng rất đặc trưng khác rất nhiều so với kế toán doanh nghiệp (chỉ từ khoá 5 trở đi môn kế toán ngân hàng mới được đưa vào giảng dạy), thêm vào đó có sự bổ sung, xóa bỏ một số quy định về chế độ kế toán, sổ sách sau này nên làm cho các sinh viên tốt nghiệp năm 2006 cảm thấy những kiến thức được học chưa ứng dụng nhiều lắm.
Trên đây là các ý kiến đánh giá chung về mức độ tương thích giữa giáo dục đại học và thực tế công việc theo từng thời điểm tốt nghiệp, còn mức độ ứng dụng của các kiến thức này trong thực tế từng ngành nghề chuyên môn thì như thế nào, kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu 40: Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên)
Đối với các cựu sinh viên công tác đúng lĩnh vực kế toán thì 77,7 % đánh giá rất khả quan về mức độ ứng dụng của các kiến thức trường học vào thực tế, nhưng một điều có thể sẽ gây cho mọi người ngạc nhiên đó là 22.2% tỷ lệ sinh viên làm kế toán cho rằng “ít hữu ích” và “kém hữu ích” (cao hơn hẳn các nhóm làm ở những ngành nghề ngoài kế toán, nguyên nhân cho sự đánh giá tiêu cực này đã được phân tích trong phần Đánh giá mức độ ứng dụng theo từng thời điểm tốt nghiệp (4.4.1) nên ở đây tác giả không đề cập đến nữa.
Còn đối với các sinh viên làm trong lĩnh vực tài chính và những ngành nghề khác, tất cả đều có một nhận định chung về sự ứng dụng tương đối, không phải tất cả đều được ứng dụng hoàn toàn và cũng không đến mức vô ích, một số các kiến thức và kỹ năng được học cũng đã được đưa vào sử dụng.
5.2. Các kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi của Kế toán viên khi ra làm việc:
Phẩm chất và kỹ năng thường rất hiếm khi do yếu tố bẩm sinh mà hầu hết nó đều là kết quả của quá trình rèn luyện của mỗi người thông qua quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt tập thể, đội nhóm, sự hướng dẫn, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là học phần không có bằng cấp cụ thể nhưng lại là bằng cấp mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Rèn luyện các phẩm chất, kỹ năng cho phù hợp công việc mà mình sẽ làm trong tương lai là một điều rất cần thiết cho các sinh viên, và theo đánh giá của các cựu sinh viên, những phẩm chất, kỹ năng mà người kế toán cần phải có như sau:
5.2.1. Các phẩm chất:
Biểu 41: Các phẩm chất vần thiết cho Kế toán viên
Đối với các kế toán viên thì phẩm chất trung thực, có tinh thần trách nhiệm là yếu tố rất cần thiết vì hoạt động kế toán liên quan rất nhiều đến tài chính, mà đây là vấn đề rất nhạy cảm. Thêm vào đó, phải tính toán với các con số có khi lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ và các nghiệp vụ thì phát sinh đa dạng, nó đòi hỏi phải có sự say mê công việc và khả năng chịu đựng áp lực rất lớn. Bên cạnh, phải luôn rèn luyện cho mình bản tính ham học hỏi, tự trọng, tự tin, ý chí và khiêm tốn.
5.2.2. Các kỹ năng cần thiết:
Trong cuộc sống hay trong công việc thì kỹ năng là một trong nhưng yếu tố đặc biệt quan trọng, thậm chí còn có nhiều ý kiến đánh giá rất cao các kỹ năng, hơn cả những kiến thức chuyên môn chuyên môn, vì nếu có chuyên môn nhưng không có kỹ năng làm việc thì cũng làm phí hoài những kiến thức đó, nhưng đổi ngược lại, trình độ chuyên môn chưa cao nhưng tiềm ẩn các tố chất tốt thì dần dần sẽ khá lên nếu ham học hỏi.
Theo ý kiến tham khảo từ các cựu sinh viên thì để làm công tác kế toán tốt cần chú ý rèn luyện một số kỹ năng sau:
Biểu 42: Các kỹ năng cơ bản
Kế toán thường gắn liền với các con số nên hầu như tất cả các cựu sinh viên đánh giá rất cao về kỹ năng tính toán (100%), nói, viết (84.91%). Nhưng không phải các hai kỹ năng đọc và nghe là không cần thiết. Trong bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi chúng ta hoàn thiện càng nhiều các kỹ năng trên càng tốt, và tuỳ theo chuyên ngành mà chú trọng đến kỹ năng nào nhiều hơn.
Biểu 43: Các kỹ năng về tư duy và kỹ năng sống trong cộng đồng
Đối với các kỹ năng thiên về tư duy và sống trong công đồng thì những kỹ năng về: làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tư duy sáng tạo và thích nghi với sự thay đổi là những kỹ năng rất cần thiết mà các cựu sinh viên muốn chia sẻ với những bạn muốn làm nghề Kế toán. Để hoàn thành các báo cáo tài chính phải cần sự phối hợp và chia sẻ thông tin từ rất nhiều bộ phận ngoài kế toán và trong kế toán nên các kỹ năng như thế này là rất cần thiết.
5.3. Những đóng góp cho công tác đào tạo của trường:
Mặc dù đã tốt nghiệp và có cuộc sống riêng nhưng mong muốn được cống hiến cho ngôi trường nơi đã đào tạo mình là một điều ấp ủ của tất cả các cựu sinh viên. Thông qua đề tài khảo sát này, tác giả đã ghi nhận được các ý kiến đóng góp của các đối tượng này.
Theo nhận định của tác giả và các cựu sinh viên thì thiếu tiếp xúc thực tế là một trong những căn bệnh trong chương trình đào tạo của hệ thống các trường đại học của nước ta hiện nay. Thiên về lý thuyết quá nhiều trong khi ra làm việc điều đòi hỏi ở nhà tuyển dụng là khả năng thích nghi công việc nhanh chứ không phải là tấm bằng loại ưu. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc thực tế thật nhiều là điều đầu tiên mà các cựu sinh viên muốn gởi gắm đến những người đang làm công tác đào tạo.
Định kỳ hàng tháng tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về chủ đề kinh tế như tìm hiểu thuế thu nhập cá nhân, các chuẩn mực kế toán sửa đổi, …..dưới sự chủ tọa của các giảng viên của khoa, hoặc phân nhiệm về cho từng đơn vị lớp, nếu mời được các chuyên gia tham dự thì càng tốt.
Một trong các vấn đề quan trọng cho sinh viên học kinh tế đó là luật, nhưng hiện nay trong chương trình đào tạo của chúng ta các môn học về luật còn rất ít, đặc biệt học Kế toán nhưng chúng ta vẫn chưa có môn Luật Kế toán.
Tăng số tiết học về các chương trình ứng dụng của tin học, anh văn giao tiếp, anh văn chuyên ngành vì hiện nay đánh giá của các nhà tuyển dụng chú trọng chủ yếu về hai kỹ năng này.
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giới thiệu: Đây là phần tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu và trình bày các chính kiến của tác giả xoay quanh các kết quả này.
2. Nhận xét chung:
2.1. Bức tranh chung về tình hình việc làm của các cựu sinh viên Kế toán:
Kế toán doanh nghiệp, một ngành nghề được đưa vào chương trình đào tạo của trường đại học An Giang ngay từ năm đầu tiên trường bắt đầu đi vào hoạt động (năm 2000). Bài toán thu hoạch của ngành giáo dục cũng giống như bao bài toán kinh tế khác, chính vì dự đoán trước được nhu cầu của doanh nghiệp đối với lao động ngành này nên kết quả thu về tương đối mỹ mãn. Bằng chứng là qua 3 khóa đầu tiên tốt nghiệp ngành Kế toán, số lượng cựu sinh viên có việc làm chiếm một tỷ lệ rất cao (94,3%), trong đó tỷ lệ lao động đúng chuyên ngành đào tạo chiếm 86% tổng số sinh viên có việc làm, thu nhập tương đối tốt, dao động từ 1 đến 3 triệu là chủ yếu nhưng cũng có những trường hợp thu nhập vượt ngưỡng 3 triệu. Đối với quá trình thăng tiến, mặc dù thời gian ra trường chỉ mới từ 1 đến 3 năm nhưng ngày càng có nhiều cựu sinh viên nắm giữ các vị trí cao trong doanh nghiệp, con số hiện nay đã là 6%.
Trong bức tranh toàn cảnh này có nhiều yếu tố mà chúng ta có thể xem chúng là những “gam màu” tạo nên bức tranh, đó chính là các yếu tố ảnh hưởng và tạo dựng nghề nghiệp của sinh viên.
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm:
2.2.1. Kết quả xếp loại tốt nghiệp:
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp của sinh viên sau ra trường đó chính là kết quả xếp loại tốt nghiệp. Theo khảo sát, kết quả tốt nghiệp mà sinh viên đạt được có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với việc tìm kiếm việc làm và mức độ thăng tiến: các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi là đối tượng đang nắm giữ các chức vụ quan trọng hơn so với các sinh viên khác và cũng không có người nào bị thất nghiệp. Mức độ thất nghiệp tăng dần ở các sinh viên có kết quả xếp loại kém hơn (5.9% khá và 7.1% TB khá thất nghiệp) nhưng các sinh viên này lại là những đối tượng làm đúng ngành nhiều nhất (giỏi: chỉ có 60%, khá: 68.8%, TB khá:lên đến 84.6%).
Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả xếp loại tốt nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, bằng chứng là những người có thu nhập cao hơn là những người tốt nghiệp loại khá và TB khá chứ không phải loại giỏi (100% giỏi có thu nhập từ 1 đến 3 triệu nhưng khá, TB khá lại có một số lượng đáng kể có thu nhập trên 3 triệu (khá:18.8%, TB khá 15.4%)
2.2.2. Làm thêm:
Các yếu tố khác nữa đó chính là các kỹ năng, mà thường thì có một hoạt động giúp rèn luyện các kỹ năng đó chính là làm thêm. Thuật ngữ này không còn xa lạ đối với các thế hệ trẻ ngày nay, không chỉ có các sinh viên đại học mà đến cả các em học sinh phổ thông cũng đã tham gia làm thêm để rèn luyện tính tự lập của mình. Trong đề tài này, tác giả cũng đã đưa yếu tố này vào để xem xét sự ảnh hưởng của nó đến thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên.
Theo đó thì những người đã từng đi làm thêm là những người ít bị thất nghiệp nhất (tỷ lệ thất nghiệp ở những người có đi làm thêm là 3.6%, còn không đi làm thêm là 8%), làm đúng nghề nhiều hơn (có làm thêm:92.6%, không làm thêm:78.3%), có mức thu nhập cao hơn so với đối tượng không đi làm thêm (điển hình 22.2% đã từng đi làm thêm có thu nhập trên 3 triệu, trong khi đó tỷ lệ này trong những người không đi làm thêm chỉ có 8.7%).
Qua nghiên cứu, chính nhờ làm thêm đã rèn luyện các kỹ năng về sự tự tin, sáng tạo, năng động,….giúp cho các cựu sinh viên đã từng đi làm thêm khả năng hòa nhập công việc rất nhanh, thời gian chờ việc ít hơn so với các sinh viên không đi làm thêm. Bên cạnh đó, nhờ các kỹ năng có sẵn, họ thành công và thăng tiến rất nhanh trong nghề nghiệp của mình.
2.2.3. Năm tốt nghiệp:
Thời điểm tốt nghiệp chỉ có mức độ ảnh hưởng tương đối đến khả năng tìm kiếm việc làm của các cựu sinh viên, chứ không theo chiều hướng thuận. Vì theo kết quả khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp đối với các đối tượng vừa tốt nghiệp năm 2006 là cao hơn so với các khóa tốt nghiệp trước đó (2006: 15.4%, 2005: chưa tìm thấy, 2004: 3.3% ) nhưng chúng ta cũng thấy có một số ít thất nghiệp rơi vào các sinh viên tốt nghiệp năm 2004. Nhưng có một điều đặc biệt, các sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2006 là những đối tượng làm đúng nghề nhiều nhất (90.9%), năm 2005: 60% và năm 2004 là 69%. Chức vụ và thu nhập cũng không bị chi phối nhiều bởi thời điểm tốt nghiệp vì các sinh viên giữ chức vụ quản lý lại rơi nhiều ở thời điểm tốt nghiệp năm 2005 (20%) trong khi đó năm 2004 chỉ có 3.4% và các sinh viên làm có thâm niên chưa chắc hẳn có thu nhập cao hơn sinh viên vừa tốt nghiệp (thu nhập trên 3 triệu, 2006: 18.2%, 2005: 10%, 2004: 17.2%).
2.2.4. Giới tính:
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thì có lẽ giới tính là yếu tố đặc biệt nhất vì đây là yếu tố “bất di bất dịch” nhưng thực tế nó cũng có một tầm ảnh hưởng đáng kể.Theo kết quả nghiên cứu: tỷ lệ nữ giới có việc làm cao hơn nam giới (nữ:95%, nam:92.3%) nhưng sự chênh lệch này không lớn nên đối với khả năng tìm kiếm việc làm thì yếu tố giới tính cũng chỉ có một ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ. Về làm đúng ngành thì nam giới chiếm tỷ lệ rất cao (100% các đối tượng khảo sát là nam đều làm đúng ngành nghề đã được đào tạo trong khi đó nữ giới chỉ là 71.6%).
Về mức độ thăng tiến, nam giới có vẻ “nhỉnh” hơn, chức vụ quản lý là nam giới chiếm 8.3%, nữ giới chiếm 5.3%. Nhưng sự chênh lệch này không lớn. điều này cho thấy nữ giới cũng rất cầu tiến trong nghề nghiệp của mình. Có lẽ vì nguyên do trên mà nam giới là những người có mưc thu nhập cao hơn, với khoảng thu nhập từ 1 đến 3 triệu, nam: 83.3%, nữ: 81.6% - trên 3 triệu, nam: 16.7%, nữ: 15.8%.
Kết luận chung: Trong tất cả các yếu tố: kết quả xếp loại, làm thêm, thời điểm tốt nghiệp và giới tính đều có một sự tác động nhất định ở nột nức độ nào đó đối với việc làm của các cựu sinh viên hiện nay. Qua kết quả phân tích trên chúng ta khó có thể đưa ra một kết luận chính xác là yếu tố nào có mức độ ảnh hưởng lớn nhất nhưng xét ở một khía cạnh tương đối chúng ta có thể thấy làm thêm và giới tính là những yếu gây sự ảnh hưởng đáng kể đến công việc của các cựu sinh viên.
Kiến nghị:
Qua các kết quả khảo sát việc làm và lấy ý kiến đóng góp của các cựu sinh viên và để đến cái đích cuối cùng mà đề tài muốn đạt tới đó chính là hướng đi nhằm tìm kiếm sự tương thích giữa giáo dục đại học và công việc thực tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
Về phía khoa, nhà trường:
Báo Thanh niên số 127 (4153) ra ngày 07/05/07 có đề cập đến mô hình “Trường doanh nghiệp” của tác giả Hà Ánh: “Thời gian gần đây, trong hệ thống giáo dục – đào tạo Việt Nam đã xuất hiện nhiều trường do doanh nghiệp thành lập, như: trường Cao đẳng tin học Kỹ thuật Sài Gòn (SaigonTech), ĐH FPT, CĐ Nguyễn Tất Thành, trường Trung học dân lập Kỹ thuật nghiệp vụ Mai Linh…Mô hình được đánh giá là một trong những hướng đi mới nhằm giải quyết bài toán về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội. (trang 7). Các doanh nghiệp có thể tận dụng các tài nguyên sẵn có: môi trường thực tập, các trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy móc….sẵn có từ doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và thực hành thường xuyên. Đội ngũ giảng viên cũng rất đặc biệt: ngoài các giảng viên hàn lâm còn có sự tham gia của các cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp và đối tác của doanh nghiệp. Và các sinh viên sau ra trường sẽ được tuyển dụng ngay chính “cha đẻ” của mình.
Đối với trường ĐH An Giang, mặc dù không phải là trường thuộc mô hình loại này nhưng chúng ta có thể ứng dụng một số ưu điểm của nó. Điển hình đối với đội ngũ giảng viên, trường có thể mời thêm các chuyên gia từ các doanh nghiệp (có thể ở An Giang hay bất kỳ nơi nào) về trợ giảng thêm với các giảng viên hàn lâm. Giáo trình học cũng nên thay đổi, ngoài giáo trình xưa nay vẫn học, chúng ta nên bổ sung các nghiên cứu thực tế từ bên ngoài. Những bài báo, bình luận của các nhà nghiên cứu, các điển hình thức tế,…sẽ là những ví dụ rất thú vị cho các buổi học.
Cho sinh viên sắm vai trong các tình huống kinh tế hay thường đặt ra các tình huống đó để sinh viên tự tìm cách giải quyết, điều này sẽ kích thích sự sáng tạo và đặc biệt nó sẽ góp phần làm giảm sự khô cứng, đơn điệu của môn học.
Đoàn, Hội thường xuyên tổ chức các trò chơi kinh tế, tìm hiểu các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tỷ giá, thị trường chứng khoán, luật doanh nghiệp,…như hình thức của các cuộc thi Dynamic ở trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Vừa học vừa chơi tạo cho sinh viên có thói quen thích tìm hiểu.
Học luật là rất quan trọng đối với các sinh viên làm kinh tế. Mà thời lượng học luật cũng như số lượng các môn luật của chúng ta còn rất ít. Thêm vào đó vẫn chưa có môn luật Kế toán trong chương trình giảng. Tác giả kiến nghị nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa nên xem xét lại yếu tố này.
Về các phần mềm ứng dụng trong kinh tế như: phân tích dữ liệu bằng SPSS, phần mềm kế toán Acesoft,…tin học ứng dụng, anh văn chuyên ngành được đưa vào giảng dạy nhưng với thời lượng quá ít và chưa chuyên sâu. Nhưng đây là những môn rất thiết thực khi sinh viên ra làm việc thực tế, nếu được học nhiều và kỹ hơn sẽ cung cấp cho sinh viên một lợi thế rất lớn cho công việc sau này.
Các giảng viên là những người có mối quan hệ rất rộng đối với các doanh nghiệp bên ngoài. Thông qua mối quan hệ này nhờ các giảng viên tìm kiếm các đơn đặt hàng như nghiên cứu thị trường cho một doanh nghiệp nào đó,…sau đó lôi kéo các sinh viên hỗ trợ cho các nghiên cứu này. Điều này rất có ích, thứ nhất các sinh viên có điều kiện thực tập thực tế; thứ hai, vô tình tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp (những người sử dụng lao động) và các sinh viên (người lao động).
Về phía các sinh viên Kế toán nói riêng và các sinh viên kinh tế khác:
Những kinh nghiệm của các cựu sinh viên về các kỹ năng, phẩm chất cần thiết khi muốn tìm kiếm một công việc tốt, ổn định cũng đã được chia sẻ. Đối với sinh viên chúng ta thường rất ít lập các kế hoạch học tập và rèn luyện cho mình, thông qua những chia sẻ này của các anh chị cựu sinh viên, mỗi bạn nên có kế hoạch học tập và rèn luyện thật hợp lý các kỹ năng (tính toán, giao tiếp, làm việc nhóm,…) và phẩm chất (trung thực, có trách nhiệm,…), chính việc làm tuy nhỏ này nhưng sẽ mang lại hữu ích không nhỏ cho thành công trong nghề nghiệp sau này.
Về phía các doanh nghiệp:
Có chế độ đãi ngộ hợp lý hơn để có thể đạt đến sự hài lòng cho cả hai phía. Chính điều này mới có thể tạo ra động lực và kích thích óc sáng tạo, hăng say làm việc từ phía người lao động. Điều này nhìn bên ngoài có vẻ chỉ đem lại lợi ích cho người lao động nhưng thật ra nó lại vô hình đem lại nhiều lợi ích cho chính các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể “đặt hàng” nguồn lao động cho doanh nghiệp mình với nhà trường. Sự phối hợp, doanh nghiệp luôn có đội ngũ nhân viên giỏi sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào, không phải mất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm. Nhưng để đầu ra đáp ứng được các yêu cầu công việc thì các doanh nghiệp cần kết hợpc với nhà trường trong công tác đào tạo, để đảm bảo cho sự tương thích giữa đào tạo và nhu cầu thực tế, tạo điều kiện cho các sinh viên có thể vừa học, vừa làm tại các đơn vị để làm quen với những vấn đề mà sinh viên không thể học nếu chỉ được đào tạo tại trường.
4. Hạn chế của đề tài:
Vì thời gian nghiên cứu không dài nên tác giả chưa thể tiến hành điều tra trên tổng thể các cựu sinh viên Kế toán. Thêm vào đó, việc các cựu sinh viên làm việc rải rác ở khắp mọi nơi nên rất khó để liên lạc, muôn liên lạc phải cần có phải nguồn kinh phí nhưng nguồn tài chính của tác giả có giới hạn. Nhưng nếu có sự đầu tư cho nguồn kinh phí nhiều hơn thì tác giả có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu.
Số mẫu hồi đáp từ các sinh viên khoá 2, 3 chưa nhiều nên kết quả có thể chưa phản ánh được tổng thể.
Không đủ thời gian để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân không hài lòng đối với mức thu nhập hiện tại của một số sinh viên, lời giải thích chỉ thiên về sự cảm nhận của chính tác giả.
Tóm lại:
Nâng cao số lượng cũng như chất lượng đầu ra trong giáo dục đại học như một bài toán có rất nhiều ẩn số, đòi hỏi những người làm công tác này phải nhìn nhận ở mọi ngóc ngách, khía cạnh mới có thể tìm hướng giải quyết được.
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Tổng hợp tỷ lệ cựu sinh viên có việc làm, thất nghiệp trên tổng mẫu nghiên cứu
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
Số lượng
Tần suất
Số lượng
Tần suất
Số lượng
Tần suất
Đã từng có việc làm chưa?
Chưa
1
7.7%
2
5.0%
3
5.7%
Có
12
92.3%
38
95.0%
50
94.3%
Tổng
13
100.0%
40
100.0%
53
100.0%
Bảng 2:Tỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp
Thời điểm tốt nghiệp
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số lượng
Tần suất
Số lượng
Tần suất
Số lượng
Tần suất
Đã từng có việc làm chưa?
Chưa
1
3.3%
2
15.4%
Có
29
96.7%
10
100.0%
11
84.6%
30
100.0%
10
100.0%
13
100.0%
Bảng 3: Tỷ lệ làm việc đúng ngành nghề
Tổng
Số lượng
Tần suất
Làm việc thuộc lĩnh vực nào?
Kế toán
36
72.0%
Tài chính
7
14.0%
Kiểm toán
0
0%
Ngoài 3 lĩnh vực trên
7
14.0%
Tổng
50
100.0%
Bảng 4: Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành phân theo giới tính
Gioi tinh
Nam
Nữ
Số lượng
Tần suất
Số lượng
Tần suất
Làm việc thuộc lĩnh vực nào?
Kế toán
9
75.0%
27
71.1%
Tài chính
3
25.0%
4
10.5%
Kiểm toán
0
0%
0
0%
Ngoài 3 lĩnh vực trên
7
18.4%
Tổng
12
100.0%
38
100.0%
Bảng 5:Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp
Thời điểm tốt nghiệp
2004
2005
2006
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Làm việc thuộc lĩnh vực nào?
Kế toán
20
69.0%
6
60.0%
10
90.9%
Tài chính
4
13.8%
3
30.0%
Kiểm toán
0
0%
0
0%
0
0%
Ngoài 3 lĩnh vực trên
5
17.2%
1
10.0%
1
9.1%
Group Total
29
100.0%
10
100.0%
11
100.0%
Bảng 6: Thu nhập của cựu sinh viên
Group Total
Số lượng
%
Thu nhập
dưới 1 triệu
1
2.0%
từ 1 đến 3 triệu
41
82.0%
trên 3 triệu
8
16.0%
Group Total
50
100.0%
Bảng 7: Xếp loại thu nhập theo giới tính
Giới tính
Nam
Nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
Thu nhập
dưới 1 triệu
1
2.6%
từ 1 đến 3 triệu
10
83.3%
31
81.6%
trên 3 triệu
2
16.7%
6
15.8%
Group Total
12
100.0%
38
100.0%
Bảng 8: Xếp loại thu nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp
Thời điểm tốt nghiệp
2004
2005
2006
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Thu nhập
dưới 1 triệu
1
3.4%
từ 1 đến 3 triệu
23
79.3%
9
90.0%
9
81.8%
Trên 3 triệu
5
17.2%
1
10.0%
2
18.2%
Group Total
29
100.0%
10
100.0%
11
100.0%
Bảng 9: Xếp loại mức độ hài lòng đối với thu nhập
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Mức độ hài lòng đối với thu nhập
Hài lòng
7
58.3%
6
15.8%
13
26.0%
Tạm được
4
33.3%
23
60.5%
27
54.0%
Chưa hài lòng
1
8.3%
9
23.7%
10
20.0%
Tổng
12
100.0%
38
100.0%
50
100.0%
Bảng 10: Địa bàn công tác
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
SL
%
Địa bàn công tác
Nông thôn
1
8.3%
1
2.0%
Thành thị
11
91.7%
38
100.0%
49
98.0%
Tổng
12
100.0%
38
100.0%
50
100.0%
Bảng 11: Các loại hình doanh nghiệp mà cựu sinh viên đang công tác
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
SL
%
Làm cho thành phần kinh tế nào?
Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước
5
41.7%
22
57.9%
27
54.0%
DNTN, cổ phần, TNHH
6
50.0%
16
42.1%
22
44.0%
Kinh tế hộ gia đình, cá thể
1
8.3%
0
0%
1
2.0%
Hợp tác xã
0
0%
0
0%
0%
Có vốn đầu tư nước ngoài
0
0%
0%
Tổng
12
100.0%
38
100.0%
50
100.0%
Bảng 12: Xếp loại mức độ hòa nhập công việc
Giới tính
Group Total
Nam
Nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Có hòa nhập công việc khi mới vào làm?
Có
4
33.3%
8
21.1%
12
24.0%
Tương đối
5
41.7%
24
63.2%
29
58.0%
Khó hòa nhập
3
25.0%
6
15.8%
9
18.0%
Group Total
12
100.0%
38
100.0%
50
100.0%
Bảng 13: Khả năng hòa nhập theo từng thời điểm tốt nghiệp
Thời điểm tốt nghiệp
2004
2005
2006
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Có hòa nhập công việc khi mới vào làm?
Có hòa nhập
10
34.5%
1
10.0%
1
9.1%
Tương đối
15
51.7%
8
80.0%
6
54.5%
Khó hòa nhập
4
13.8%
1
10.0%
4
36.4%
Group Total
29
100.0%
10
100.0%
11
100.0%
Bảng 14: Mức độ ổn định công việc
Giới tính
Group Total
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
SL
%
Đã thay đổi chỗ làm bao nhiêu lấn?
Chưa thay đổi
6
50.0%
26
68.4%
32
64.0%
1 lần
4
33.3%
6
15.8%
10
20.0%
Hơn 1 lần
2
16.7%
6
15.8%
8
16.0%
Group Total
12
100.0%
38
100.0%
50
100.0%
Bảng 15: Mức độ ổn định công việc phân theo thời điểm tốt ngiệp
Thời điểm tốt nghiệp
2004
2005
2006
%
SL
%
SL
%
SL
Đã thay đổi chỗ làm bao nhiêu lần?
Chưa lần nào
15
46.9%
8
25.0%
9
28.1%
32
1 lần
8
80.0%
1
10.0%
1
10.0%
10
Hơn 1 lần
6
75.0%
1
12.5%
1
12.5%
8
Group Total
29
58.0%
10
20.0%
11
22.0%
50
Bảng 16: Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
SL
%
Mức độ hài lòng đối với công việc hiện tại?
Hài lòng
7
58.3%
17
44.7%
24
48.0%
Tạm được
5
41.7%
21
55.3%
26
52.0%
Không hài lòng
0
0%
0
0%
0
0%
Tổng
12
100.0%
38
100.0%
50
100.0%
Bảng 17: Khả năng thăng tiến
Giới tính
Group Total
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
SL
%
Chức vụ đảm nhiệm
Nhân viên
11
91.7%
36
94.7%
47
94.0%
Quản lý
1
8.3%
2
5.3%
3
6.0%
Group Total
12
100.0%
38
100.0%
50
100.0%
Bảng 18: Khả năng thăng tiến phân theo thời điểm tốt nghiệp
Thời điểm tốt nghiệp
2004
2005
2006
SL
%
SL
%
SL
%
Chức vụ đảm nhiệm
Nhân viên
28
96.6%
8
80.0%
11
100.0%
Quản lý
1
3.4%
2
20.0%
Group Total
29
100.0%
10
100.0%
11
100.0%
Bảng 19: Mối quan hệ xếp loại tốt nghiệp và chức vụ
Xếp loại tốt nghiệp
Group Total
Giỏi
Khá
TB Khá
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Chức vụ đảm nhiệm
Nhân viên
4
80.0%
30
93.8%
13
100.0%
47
94.0%
Quản lý
1
20.0%
2
6.3%
3
6.0%
Group Total
5
100.0%
32
100.0%
13
100.0%
50
100.0%
Bảng 20:Thu nhập theo xếp loại tốt nghiệp
Xếp loại tốt nghiệp
Group Total
Giỏi
Khá
TB Khá
SL
Row %
SL
Row %
SL
Row %
SL
Row %
Thu nhập
dưới 1 triệu
0
0%
1
100.0%
0%
0%
1
100.0%
từ 1 đến 3 triệu
5
12.2%
25
61.0%
11
26.8%
41
100.0%
trên 3 triệu
0%
0%
6
75.0%
2
25.0%
8
100.0%
Group Total
5
10.0%
32
64.0%
13
26.0%
50
100.0%
Bảng 21:Tỷ lệ đi làm thêm của cựu sinh viên
Giới tính
Tổng
Nam
Nữ
SL
%
SL
%
SL
%
Có đi làm thêm
Có
7
53.8%
21
52.5%
28
52.8%
Không
6
46.2%
19
47.5%
25
47.2%
Tổng
13
100.0%
40
100.0%
53
100.0%
Bảng 22: Mức độ phù hợp của việc làm thêm và chuyên ngành đào tạo
Công việc làm thêm có phù hợp với chuyên ngành Kế toán
Tổng
Phù hợp
Ít phù hợp
Không phù hợp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Có đi làm thêm?
Có
5
17.9%
14
50.0%
9
32.1%
28
100.0%
Tong
5
17.9%
14
50.0%
9
32.1%
28
100.0%
Bảng 23:Mối quan hệ giữa hoạt động làm thêm và thời gian chờ việc
Sau bao lâu có việc làm đầu tiên
Có ngay
Từ 1 đến 3 tháng
Sau 3 tháng
Count
Row %
Count
Row %
Count
Row %
Có đi làm thêc
Có
15
55.6%
4
14.8%
8
29.6%
Không
10
43.5%
5
21.7%
8
34.8%
Sau bao lau co viec lam dau tien
Co ngay
tu 1 den 3 thang
sau 3 thang
Col %
Count
Col %
Count
Col %
Count
Cong viec lam them co phu hop chuyen nganh Ke toan
Phu hop
20.0%
3
25.0%
2
It phu hop
46.7%
7
25.0%
1
62.5%
5
Khong phu hop
33.3%
5
75.0%
3
12.5%
1
Bảng 24:Mối quan hệ làm thêm và hòa nhập
Khả năng hoà nhập trong công việc
Tốt
Khá
Khó hoà nhập
SL
%
SL
%
SL
%
Có đi làm thêm?
Có
27
57.4%
0
0%
0
0%
Không
20
42.6%
3
100%
0
0%
Bảng 25: Làm thêm và chức vụ
Chức vụ đảm nhận
Nhân viên
Quản lý
SL
%
SL
%
Có đi làm thêm?
Có
24
51.1%
3
100.0%
Không
23
48.9%
Bảng 26: Ảnh hưởng của làm thêm đến thu nhập hiện nay
Thu nhập
dưới 1 triệu
Từ 1 đến 3 triệu
Trên 3 triệu
SL
%
SL
%
SL
%
Có đi làm thêm?
Có
0
0%
21
77.8%
6
22.2%
Không
1
4.3%
20
87.0%
2
8.7%
Bảng 27: Đánh giá mức độ ứng dụng của kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp)
Thời điểm tốt nghiệp
2004
2005
2006
SL
%
SL
%
SL
%
Đánh giá ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế
Rất hữu ích
5
17.2%
0
0%
0
0%
Hữu ích
21
72.4%
9
90.0%
6
54.5%
Ít hữu ích
3
10.3%
1
10.0%
4
36.4%
Không hữu ích
0
0%
0
0%
1
9.1%
Bảng 28: Đánh giá mức độ ứng dụng của các kiến thức được học tại trường vào thực tế công việc (theo nghề nghiệp hiện tại của các cựu sinh viên)
Làm việc thuộc lĩnh vực nào?
Kế toán
Tài chính
Ngoài 3 lĩnh vực trên
SL
%
SL
%
SL
%
Đánh giá ứng dụng kiến thưc đã học vào thực tế?
Rất hữu ích
3
8.3%
2
28.6%
Hữu ích
25
69.4%
7
100.0%
4
57.1%
Ít hữu ích
7
19.4%
1
14.3%
Không hữu ích
1
2.8%
Bảng 29: Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên
Thu nhap
duoi 1 trieu
tu 1 den 3 trieu
tren 3 trieu
Muc do hai long cong viec hien tai
Muc do hai long cong viec hien tai
Muc do hai long cong viec hien tai
Tam duoc
Hai long
Tam duoc
Hai long
Tam duoc
Count
Count
Count
Count
Count
Chuc vu dam nhiem
Nhan vien
Lam viec thuc linh vuc nao?
Ke toan
1
12
16
2
2
Tai chinh
3
3
1
Ngoai 3 linh vuc tren
4
1
1
1
Quan ly
Lam viec thuc linh vuc nao?
Ke toan
2
1
BẢN CÂU HỎI ĐÃ ĐƯỢC HIỆU CHỈNH
BẢNG CÂU HỎI
“Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành kế toán - trường ĐH An Giang”
Đề tài chuyên đề tốt nghiệp
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Quỳnh
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
Lời ngỏ:
Việc làm sau ra trường của các cựu sinh viên là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của đội ngũ giảng viên, những người làm công tác đào tạo và cả những thế hệ sinh viên đang chuẩn bị tìm kiếm cho mình một công việc sau khi đã được đào tạo bốn năm ở giảng đường đại học
. Đây là một đề tài rất thiết thực, cung cấp kinh nghiệm cho việc học tập và giảng dạy của sinh viên, giảng viên khoa Kinh tế - QTKD, đặc biệt là chuyên ngành Kế toán.
Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các anh (chị) sinh viên khóa 01, 02, 03 chuyên ngành Kế toán. Những đóng góp của các anh (chị) sẽ góp phần rất lớn vào sự hình thành và thành công cho đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!!!
Các thông tin về tên tuổi sẽ chưa được công khai nếu chưa có sự đồng ý của các anh (chị)!!!
Hướng dẫn trả lời:
Ô phương án chọn: £
Khi chọn, vui lòng cắt và dán ký hiệu sau để thay thế ô phương án chọn: ¢
Họ và tên:…………………………………………………………………………
Lớp:…………………………………………………………………..
Giới tính:
Nam Nữ
Thời điểm tốt nghiệp: tháng………năm …………….
Hộ khẩu thường trú của anh(chị) ở:
Thành thị Nông thôn
Thành thị bao gồm phường và thị trấn
Nông thôn bao gồm các xã
Địa chỉ thuận tiện nhất để liên hệ: ………………………………............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khi đang theo học tại trường ĐH An Giang, anh (chị) có đi làm thêm?
Có, (tiếp câu 8,9) Không, (sang câu 10)
Nếu có tham gia đi làm thêm, công việc có phù hợp với chuyên ngành đang theo học hay không?
Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp
Anh (chị) đánh giá hiệu quả của việc làm thêm đó đem lại gì cho công việc hiện nay? (có thể có nhiều chọn lựa)
Sự tự tin
Thích nghi nhanh công việc
Có nhiều mối quan hệ
Khác (ghi rõ bên dưới: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kể từ khi tốt nghiệp anh (chị) có tham gia khóa học hay đào tạo gì thêm không?
Có Không, sang câu 11
Nếu có, xin anh (chị) cho biết cụ thể (có thể có nhiều lựa chọn)
Ngắn hạn Bằng 2 Thạc sĩ
Ngoại ngữ
Vi tính
Cùng chuyên ngành
Khác chuyên ngành
Học ở nước ngoài
Kể từ khi tốt nghiệp, anh (chị) đã bao giờ có việc làm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình chưa?
Chưa, tiếp 12 Có, sang 13
Lý do anh (chị) chưa từng làm việc:
Anh (chị) đi học tiếp tục
Anh (chị) không đi học nhưng chưa có ý định tìm việc
Anh (chị) đã xin việc nhưng không thành công, vì: (có thể có nhiều chọn lựa)
Học lực chưa phù hợp Trình độ ngoại ngữ chưa phù hợp
Trình độ vi tính chưa phù hợp Ngoại hình chưa phù hợp
Thiếu kinh nghiệm làm việc Thiếu thông tin việc làm
Thiếu mối quan hệ Thiếu sức khỏe Khác
Anh (chị) chuyển sang câu 26
Sau mấy tháng anh (chị) có việc làm đầu tiên? (không kể việc làm thêm khi đang đi học)
Có việc làm ngay Sau……….tháng
Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?
Cơ quan/doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, TNHH
Hợp tác xã
Kinh tế hộ gia đình, cá thể
Có vốn đầu tư nước ngoài
Anh (chị) làm việc thuộc lĩnh vực nào?
Kế toán Kiểm toán
Tài chính, ngân hàng, chứng khoáng, bảo hiểm
Ngoài 3 lĩnh vực trên
Với công việc này, anh (chị):
Làm công ăn lương Tự làm
Làm trong gia đình không hưởng lương
Theo ý kiến cá nhân, lý do anh (chị) có việc làm là: (có thể có nhiều lựa chọn)
Học lực Trình độ ngoại ngữ Trình độ vi tính
Ngoại hình Sức khỏe Quen biết
Kinh nghiệm làm việc
Lý do khác:………………………………………………………………………
Anh (chị) cảm thấy có hòa nhập vào công việc?
Khi mới vào làm:
Có Tương đối Khó
Còn hiện tại:
Rất tốt Tương đối Chưa hòa nhập
Từ khi tốt nghiệp anh (chị) đã thay đổi bao nhiêu chỗ làm
0 lần 1 lần hơn 1 lần
Nếu có, xin anh (chị) vui lòng cho biết lí do: (có thể có nhiều chọn lựa)
Lương thấp Không thích nghi công việc
Không thích nghi với môi trường làm việc ở đó
Không nhìn thấy khả năng thăng tiến
Khác:……………………………………………………………………..
Địa phương anh (chị) đang làm việc
Nông thôn Thành thị
Chú ý: Khái niệm thành thị và nông thôn như ở câu 5
Anh (chị) có hài lòng với công việc đang làm?
Hài lòng Tạm được Chưa hài lòng
Vị trí hiện anh (chị) đang đảm nhiệm
Nhân viên Quản lý
Thu nhập bình quân hàng tháng của anh (chị): (bao gồm tất cả các khoản thu)
Dưới 1 triệu Từ 1-3 triệu Trên 3 triệu
Anh (chị) có hài lòng với thu nhập bạn đang nhận?
Hài lờng Tạm được Chưa hài lòng
Anh (chị) đánh giá như thế nào kiến thức tiếp thu được qua quá trình đào tạo tại trường được áp dụng vào thực tế công việc?
Rất hữu ích Hữu ích Ít hữu ích Không hữu ích
Theo anh (chị), những môn học nào mà sinh viên ngành kế toán cần trau dồi kỹ để thuận lợi khi bước vào làm việc thực tế?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Và những phẩm chất nào nào là cần thiết?
Trung thực Tinh thần trách nhiệm Ham học hỏi
Tự tin Say mê công việc Có hoài bão, ý chí
Chịu được áp lực Tự trọng Khiêm tốn
Và các kỹ năng nào cần rèn luyện?
Kỹ năng cơ bản:
Nói Viết Nghe Đọc Tính toán
Kỹ năng tư duy và cộng đồng
Sáng tạo Giải quyết vấn đề Làm việc nhóm
Thích nghi nhanh Hoạch định Thương lượng
Lãnh đạo Thương lượng
Ý kiến đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả đào tạo của trường ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Một lần nữa cám ơn các anh (chị) đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi. Xin ghi nhận sự đóng góp của các anh (chị)!!!
BẢN CÂU HỎI NGHUYÊN THUỶ
BẢNG CÂU HỎI
“Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành kế toán - trường ĐH An Giang”
Đề tài chuyên đề tốt nghiệp
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Quỳnh
Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp
Lời ngỏ:
Việc làm sau ra trường của các cựu sinh viên là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của đội ngũ giảng viên, những người làm công tác đào tạo và cả những thế hệ sinh viên đang chuẩn bị tìm kiếm cho mình một công việc sau khi đã được đào tạo bốn năm ở giảng đường đại học
. Đây là một đề tài rất thiết thực, cung cấp kinh nghiệm cho việc học tập và giảng dạy của sinh viên, giảng viên khoa Kinh tế - QTKD, đặc biệt là chuyên ngành Kế toán.
Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các anh (chị) sinh viên khóa 01, 02, 03 chuyên ngành Kế toán. Những đóng góp của các anh (chị) sẽ góp phần rất lớn vào sự hình thành và thành công cho đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!!!
Các thông tin về tên tuổi sẽ chưa được công khai nếu chưa có sự đồng ý của các anh (chị)!!!
Hướng dẫn trả lời:
Ô phương án chọn: £
Khi chọn, vui lòng cắt và dán ký hiệu sau để thay thế ô phương án chọn: ¢
Họ và tên:…………………………………………………………………………
Lớp:…………………………………………………………………..
Giới tính:
Nam Nữ
Thời điểm tốt nghiệp: tháng………năm …………….
Hộ khẩu thường trú của anh(chị):………………………………………………..
Địa chỉ thuận tiện nhất để liên hệ: ………………………………............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khi đang theo học tại trường ĐH An Giang, anh (chị) có đi làm thêm?
Có, (tiếp câu 8,9) Không, (sang câu 10)
Nếu có tham gia đi làm thêm, công việc có phù hợp với chuyên ngành đang theo học hay không?
Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp
Anh (chị) đánh giá hiệu quả của việc làm thêm đó đem lại gì cho công việc hiện nay? (có thể có nhiều chọn lựa)
Sự tự tin
Thích nghi nhanh công việc
Có nhiều mối quan hệ
Khác (ghi rõ bên dưới: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kể từ khi tốt nghiệp anh (chị) có tham gia khóa học hay đào tạo gì thêm không?
Có Không, sang câu 11
Nếu có, xin anh (chị) cho biết cụ thể (có thể có nhiều lựa chọn)
Ngắn hạn Bằng 2 Thạc sĩ
Ngoại ngữ
Vi tính
Cùng chuyên ngành
Khác chuyên ngành
Học ở nước ngoài
Kể từ khi tốt nghiệp, anh (chị) đã bao giờ có việc làm đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình chưa?
Chưa, tiếp 12 Có, sang 13
Lý do anh (chị) chưa từng làm việc:
Anh (chị) đi học tiếp tục
Anh (chị) không đi học nhưng chưa có ý định tìm việc
Anh (chị) đã xin việc nhưng không thành công, vì: (có thể có nhiều chọn lựa)
Học lực chưa phù hợp Trình độ ngoại ngữ chưa phù hợp
Trình độ vi tính chưa phù hợp Ngoại hình chưa phù hợp
Thiếu kinh nghiệm làm việc Thiếu thông tin việc làm
Thiếu mối quan hệ Thiếu sức khỏe Khác
Anh (chị) chuyển sang câu 26
Sau mấy tháng anh (chị) có việc làm đầu tiên? (không kể việc làm thêm khi đang đi học)
Có việc làm ngay Sau……….tháng
Anh (chị) làm cho thành phần kinh tế nào?
Nhà nước
Có vốn nước ngoài
Ngoài hai thành phần trên
Anh (chị) làm việc thuộc lĩnh vực nào?
Kế toán Kiểm toán Tài chính
Ngoài 3 lĩnh vực trên
Với công việc này, anh (chị):
Làm công ăn lương Tự làm
Làm trong gia đình không hưởng lương
Theo ý kiến cá nhân, lý do anh (chị) có việc làm là: (có thể có nhiều lựa chọn)
Học lực Trình độ ngoại ngữ Trình độ vi tính
Ngoại hình Sức khỏe Quen biết
Kinh nghiệm làm việc
Lý do khác:………………………………………………………………………
Anh (chị) cảm thấy có hòa nhập vào công việc?
Khi mới vào làm:
Có Tương đối Khó
Còn hiện tại:
Rất tốt Tương đối Chưa hòa nhập
Từ khi tốt nghiệp anh (chị) đã thay đổi bao nhiêu chỗ làm
0 lần 1 lần hơn 1 lần
Nếu có, xin anh (chị) vui lòng cho biết lí do: (có thể có nhiều chọn lựa)
Lương thấp Không thích nghi công việc
Không thích nghi với môi trường làm việc ở đó
Không nhìn thấy khả năng thăng tiến
Khác:……………………………………………………………………..
Địa phương anh (chị) đang làm việc
Nông thôn Thành thị
Chú ý: Khái niệm thành thị và nông thôn như ở câu 5
Anh (chị) có hài lòng với công việc đang làm?
Hài lòng Tạm được Chưa hài lòng
Vị trí hiện anh (chị) đang đảm nhiệm
Nhân viên Quản lý
Thu nhập bình quân hàng tháng của anh (chị): (bao gồm tất cả các khoản thu)
Dưới 1 triệu Từ 1-3 triệu Trên 3 triệu
Anh (chị) có hài lòng với thu nhập bạn đang nhận?
Hài lờng Tạm được Chưa hài lòng
Anh (chị) đánh giá như thế nào kiến thức tiếp thu được qua quá trình đào tạo tại trường được áp dụng vào thực tế công việc?
Rất hữu ích Hữu ích Ít hữu ích Không hữu ích
Theo anh (chị), những môn học nào mà sinh viên ngành kế toán cần trau dồi kỹ để thuận lợi khi bước vào làm việc thực tế?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ý kiến đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả đào tạo của trường ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Một lần nữa cám ơn các anh (chị) đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi. Xin ghi nhận sự đóng góp của các anh (chị)!!!
DANH SÁCH CÁC CỰU SINH VIÊN THAM GIA PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU - PHẦN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Trần Vũ Trân, cựu sinh viên Kế toán khóa một.
Trần Nguyễn Minh Hiền, cựu sinh viên Kế toán khóa
Trương Thị Kim Loan, cựu sinh viên Kế toán khóa hai.
Đinh Thị Ngọc Hương, cựu sinh viên Kế toán khóa hai.
Lý Thị Ngọc Châu, cựu sinh viên Kế toán khóa ba.
Huỳnh Thị Luông, cựu sinh viên Kế toán khóa ba.
Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh, bộ môn chiến lược kinh doanh, makerting, ĐH An Giang.
DANH SÁCH CÁC CỰU SINH VIÊN THAM GIA TRẢ LỜI BẢN CÂU HỎI SƠ LƯỢC
1. Trần Vũ Trân, cựu sinh viên Kế toán khóa một.
2. Trần Nguyễn Minh Hiền, cựu sinh viên Kế toán khoá một
3. Nguyễn Văn Vũ, cựu sinh viên Kế toán khóa một
4.Đinh Thị Ngọc Hương, cựu sinh viên Kế toán khoá hai.
5. Lê Ngọc Lam, cựu sinh viên Kế toán khoá hai.
6. Trương Thị Kim Loan, cựu sinh viên Kế toán khóa hai.
7.Nguyễn Thị Thùy Đăng, cựu sinh viên Kế toán khóa ba.
8.Lý Thị Ngọc Châu, cựu sinh viên khóa ba.
9.Huỳnh Thị Luông, cựu sinh viên khóa ba.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MAI THI NHU QUYNH.doc