Đề tài Khi nào con tàu kinh tế Việt Nam cất cánh

Chỉ có hội nhập và làm bạn với thế giới một cách thật lòng với trái tim thủy chung, trong sáng chúng ta mới có dịp soi mình vào tấm gương của nhân loại mà kịp thời sửa những khuyết tật cố hữu và tự tin vào những phẩm chất cao quý của con Rồng, cháu Tiên để mau mau đưa con tàu Việt Nam ra đường băng cất cánh. Thế hệ những người Việt Nam hôm nay có cơ duyên được đón chào thời khắc linh thiêng của sự kiện lịch sử 1000 năm Thăng Long và xứng đáng được tự hào là hậu duệ của những bậc tiền nhân mang trong huyết quản khát vọng mãnh liệt ngàn đời muốn vươn lên không ngừng không nghỉ. Một câu hỏi tưởng như giản dị và tự nhiên: Tại sao nhân loại mãi loay hoay với ước mơ tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững mà cho đến nay, trong số hơn 200 quốc gia trên trái đất, chỉ vẻn vẹn chừng hơn ba chục nước với chừng một phần tư dân số thế giới mới được coi là những nền kinh tế đã cất cánh? Vậy căn nguyên là ở đâu? Trong công trình nghiên cứu công phu có tên "Truy tìm căn nguyên tăng trưởng" (1) mới được công bố gần đây của William Easterly một nhà kinh tế học nổi tiếng vốn rất am hiểu các lý thuyết kinh tế và giàu kinh nghiệm thực tế trợ giúp các nước nghèo đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đã tìm ra một câu trả lời khá bất ngờ.

docx2 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khi nào con tàu kinh tế Việt Nam cất cánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi nào con tàu kinh tế Việt Nam cất cánh? Khi nào con tàu kinh tế Việt Nam cất cánh? Chỉ có hội nhập và làm bạn với thế giới một cách thật lòng với trái tim thủy chung, trong sáng chúng ta mới có dịp soi mình vào tấm gương của nhân loại mà kịp thời sửa những khuyết tật cố hữu và tự tin vào những phẩm chất cao quý của con Rồng, cháu Tiên để mau mau đưa con tàu Việt Nam ra đường băng cất cánh. Thế hệ những người Việt Nam hôm nay có cơ duyên được đón chào thời khắc linh thiêng của sự kiện lịch sử 1000 năm Thăng Long và xứng đáng được tự hào là hậu duệ của những bậc tiền nhân mang trong huyết quản khát vọng mãnh liệt ngàn đời muốn vươn lên không ngừng không nghỉ. Một câu hỏi tưởng như giản dị và tự nhiên: Tại sao nhân loại mãi loay hoay với ước mơ tăng trưởng kinh tế - xã hội bền vững mà cho đến nay, trong số hơn 200 quốc gia trên trái đất, chỉ vẻn vẹn chừng hơn ba chục nước với chừng một phần tư dân số thế giới mới được coi là những nền kinh tế đã cất cánh? Vậy căn nguyên là ở đâu? Trong công trình nghiên cứu công phu có tên "Truy tìm căn nguyên tăng trưởng" (1) mới được công bố gần đây của William Easterly một nhà kinh tế học nổi tiếng vốn rất am hiểu các lý thuyết kinh tế và giàu kinh nghiệm thực tế trợ giúp các nước nghèo đang phát triển (trong đó có Việt Nam) đã tìm ra một câu trả lời khá bất ngờ. Những tiếng thét đầy sức mạnh trong lễ diễu binh mừng Đại lễ. Ảnh: Lê Anh Dũng Đúng là các yếu tố "đầu vào" như vốn, viện trợ, giáo dục, công nghệ, kiểm soát dân số, mô hình công nghiệp hóa, cơ cấu nền kinh tế v.v...được các lý thuyết và kinh nghiệm coi là "lực lượng quyết định tăng trưởng", nhưng thật oái oăm, sau khi dày công mổ xẻ, phân tích chính tác giả đã nhận định: "Không có một công thức thần kỳ nào có thể biến một người nghèo trở nên giàu có. Viện trợ, giáo dục, đầu tư, kiểm soát dân số, điều chỉnh chính sách tín dụng...đều không phải là liều thuốc tiên cho tăng trưởng". Và chính ông đã tự trả lời: "Nguyên nhân là do các công thức nêu trên đã không dựa trên nguyên tắc cơ bản của kinh tế học - đó là con người hành động vì động cơ". (1) Động cơ đó ở đâu ra? Tại sao mọi dân tộc, ai ai cũng có khát vọng thoát nghèo mà lại thiếu động cơ tăng trưởng? và cái gì đã cản trở quá trình biến khát vọng vươn lên thành động cơ tăng trưởng? Tư liệu phong phú của công trình nghiên cứu này đã cho thấy cách thức mà một số chính phủ đã ngăn cản thị trường tự do, tạo ra những xung lực hủy hoại quá trình tăng trưởng - như tham nhũng và hối lộ, sự thao túng của các nhóm lợi ích, sự bất bình đẳng và tình trạng phân biệt đối xử doanh nghiệp cũng như công dân v.v. Chính đây là những yếu tố đã "bóp chết" tăng trưởng", làm cho nhiều nền kinh tế, dù có nhiều nỗ lực, vẫn mãi không thể ngóc đầu lên được.(1) Điều đáng suy nghĩ là ở các quốc gia có nền kinh tế đã "cất cánh" tuy có nơi, có lúc vẫn tồn tại những xung lực cản trở tăng trưởng nhưng thể chế kinh tế thị trường lành mạnh, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự là 3 nhân tố luôn thể hiện vai trò tích cực, hỗ trợ cho quá trình sửa sai và phục hồi kinh tế một cách chắc chắn. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006 nhạc sỹ Văn Ký trong niềm xúc động trào dâng đã sáng tác nên ca khúc "Bay lên Việt Nam" trong đó có câu: "Rồng thiêng tung cánh, bay tới những tầm cao nhân loại, bay qua đêm tối đói nghèo. Trái tim Việt Nam thủy chung, trong sáng..." . Đúng vậy, chỉ có hội nhập và làm bạn với thế giới một cách thật lòng với trái tim thủy chung, trong sáng chúng ta mới có dịp soi mình vào tấm gương của nhân loại mà kịp thời sửa những khuyết tật cố hữu và tự tin vào những phẩm chất cao quý của con Rồng, cháu Tiên để mau mau đưa con tàu Việt Nam ra đường băng cất cánh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKhi nào con tàu kinh tế Việt Nam cất cánh.docx
Luận văn liên quan