Đề tài Khiếu kiện hành chính

Kháng cáo, kháng nghị được gửi đến Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án.Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị hoặc kể từ ngày người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nếu người đó phải nộp khoản tiền đó, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa án phúc thẩm

pdf38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khiếu kiện hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
• GVHD: ThS-LS. LÊ MINH NHỰT • THÀNH VIÊN NHÓM 8: BÙI ĐẠT LÊ XUÂN AN LÊ XUÂN HIỀN TRẦN HỮU VIỆT TRẦN HỮU QUÝ HUỲNH THÀNH ĐẠT NGUYỄN TRỌNG HƯỞNG ĐỀ TÀI: TRỤ SỞ TANDTC TẠI HÀ NỘI TRỤ SỞ VKSNDTC TẠI HÀ NỘI Phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội Xét xử phúc thẩm án hành chính ở tỉnh Đồng Nai ĐỀ TÀI GỒM 8 PHẦN: • KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA • NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH GIẢI QUYẾT VAHC • THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN • YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN • THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM • THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM • THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM • KẾT LUẬN VÀ GÓP Ý KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA • Khái niệm: - KKHC là những vụ kiện yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những quyết định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan hoặc cán bộ, công chức nhà nước xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và những quyết định kỷ luật thôi việc đối với cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật • Ý NGHĨA: - Đây là 1 cơ chế để công dân, cơ quan, tổ chức có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình từ phía chính quyền bằng con đường tố tụng Tòa án - Tạo điều kiện cho tổ chức hoặc người có quyết định, hành vi sai trái có thể kiểm tra lại hành vi của mình và nếu thấy quyết định, hành vi hành chính này trái pháp luật họ có thể thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định, hành vi hành chính sai trái và xung đột có thể được giải quyết mà không cần đưa ra tòa. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH GIẢI QUYẾT VAHC • Nguyên tắc tự định đoạt • Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh • Nguyên tắc không tổ chức hòa giải • Nguyên tắc có thể áp dụng tố tụng viết • Về giai đoạn “tiền tố tụng” hành chính • Về việc tham gia tố tụng của VKS • Về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với VAHC THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN • Thẩm quyền theo vụ việc: Điều 11, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. - Trong việc giải quyết VAHC, Tòa án nhân dân cũng thực hiện chế độ 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên đối với VAHC về khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm có giá trị áp dụng mà không được chống án. THẨM QUYỀN THEO CẤP TÒA Thẩm quyền theo cấp Tòa (Điều 12 PLTTGQCVAHC) Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa hành chính TAND cấp tỉnh Tòa phúc thẩm thuộc TANDTC THẨM QUYỀN THEO LÃNH THỔ Tòa án nơi “người bị kiện” làm việc, có trụ sở Tòa án nơi “người khởi kiện” làm việc, cư trú YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN * Yêu cầu khởi kiện: - Đối tượng khiếu kiện hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với 1 số cán bộ công chức * Khi khởi kiện, người khởi kiện có quyền đề nghị tòa án giải quyết yêu cầu như sau: • Đối với quyết định hành chính xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của mình và quyết định kỷ luật buộc thôi việc, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc 1 phần của quyết định này. • Đối với hành vi hành chính xâm hại, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện phải thực hiện hành vi hoặc chấm dứt hành vi trái pháp luật. • Chủ thể cũng có quyền đòi bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của mình + Trong trường hợp chủ thể không đủ điều kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại chung trong vụ án hành chính, chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong 1 vụ án dân sự khác * Điều kiện khởi kiện: • Trước khi khởi kiện, người có quyền lợi bị xâm hại phải thực hiện giai đoạn “tiền tố tụng” hành chính (khiếu nại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại) và khi cơ quan này không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng (tùy trường hợp), chủ thể bị xâm hại mới được quyền khởi kiện * Điều kiện khởi kiện • Đối với việc kiện QĐKLBTV: - Khi cấp ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc có văn bản giải quyết không thỏa đáng và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền khiếu nại tiếp theo (tham khảo khoản 19 điều 11 PLGQVAHC) * Điều kiện khởi kiện • Đối với việc kiện HVHC và QĐHC (không phải QĐKLBTV): Có thể chia làm 5 nhóm trong điều 11 PLTTGQAHC: - Nhóm 1: Áp dụng từ khoản 1 đến khoản 16 - Nhóm 2: Áp dụng cho khoản 17 - Nhóm 3: Áp dụng cho khoản 18 - Nhóm 4: Áp dụng cho khoản 20 - Nhóm 5: Áp dụng cho khoản 21 VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN • Đối với việc kiện QĐKLBTV: - 30 ngày hoặc 45 ngày (nơi vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn) kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. • Đối với việc kiện HVHC và QĐHC (không phải QĐKLBTV) - Chậm nhất 5 ngày trước ngày bầu cử đối với khiệu kiện về danh sách cử tri - 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC về quản lý đất đai - 30 ngày hoặc 45 ngày (nơi vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn) kể từ ngày hết hạn giải quyết hoặc nhận được QĐ giải quyết không thỏa đáng đối với cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần tiếp theo - 30 ngày kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại hoặc nhận được giải quyết khiếu nại trong các trường hợp khác. - Trường hợp vì ốm đau, thiên tai, dịch họa, đi công tác xa hoặc những trở ngại khách quan khác không thể khởi kiện thì thời gian có trở ngại không tính vào thời hiệu khởi kiện KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ CHUẨN BỊ XÉT XỬ MỞ PHIÊN TÒA SƠ THẨM THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM • KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN: - Người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện trong thời hạn luật định quy định tại khoản 2,3 và 4 điều 30 PLTTGQCVAHC sửa đổi năm 2006 - Đơn khởi kiện phải có các nội dung quy định tại khoản 5 và 6 điều 30 PLTTGQCVAHC sửa đổi năm 2006 - Quy định trả lại đơn và nhận lại đơn của Tòa án được quy định tại khoản 1,2 và 3 điều 31 PLTTGQCVAHC sửa đổi năm 2006 - Tòa án thụ lý VAHC theo quy định tại điều 32 PLGQCVAHC THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM • Chuẩn bị xét xử: - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án - Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có) THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM - Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do, nếu việc xin gia hạn có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn, nhưng không quá 10 ngày. - Trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải ra 1 trong các quyết định sau đây: + Đưa vụ án ra xét xử + Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án + Đình chỉ việc giải quyết vụ án Đối với các vụ án phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì thời hạn nói trên không quá 3 tháng • Mở phiên tòa sơ thẩm: - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lí do chính đáng, thời hạn đó không quá 30 ngày - Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân - Bản án và các Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chỉ có hiệu lực pháp luật khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không có kháng cáo, kháng nghị. THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM KHÁNG CÁO KHÁNG NGHỊ(10 ngày) CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM • Quy định cụ thể tại điều 55, 56 và 57 của PLTTGQCVAHC KHÁNG CÁO KHÁNG NGHỊ • Kháng cáo, kháng nghị được gửi đến Tòa án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ án.Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị hoặc kể từ ngày người kháng cáo xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nếu người đó phải nộp khoản tiền đó, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho Tòa án phúc thẩm CHUẨN BỊ XÉT XỬ PHÚC THẨM • Thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm tối đa là 60 ngày, trong trường hợp đặc biệt cũng không quá 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ mà Tòa án cấp sơ thẩm gửi đến. Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục tương tự như phiên tòa sơ thẩm • HĐXXPT gồm 3 Thẩm phán. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên các quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, sửa 1 phần hoặc toàn bộ phần quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, hủy bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại, tạm đình chỉ, đình chỉ, hủy bản án quyết định sơ thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay. • Các bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực PL có thể bị kháng nghị theo thủ tục GĐT hoặc TT khi xác định trong quá trình xét xử vụ án, việc xét xử đã có sơ sót hay sai sót và có kháng nghị của người có thẩm quyền trong thời hạn luật định THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM • CĂN CỨ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM: Điều 67 của PLTTGQCVAHC năm 1996 • NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN KHÁNG NGHỊ: Điều 68 của PLTTGQCVAHC sửa đổi năm 2006 - Đối với các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực bị cho là không đúng, Thủ tướng chính phủ có quyền yêu cầu chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC xem xét, giải quyết và trả lời trong 30 ngày • THỜI HẠN KHÁNG NGHỊ - THKN theo thủ tục giám đốc thẩm là 1 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật - THKN theo thủ tục tái thẩm là 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm • CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM: Điều 70 PLTTGQCVAHC sửa đổi năm 2006 • THỜI HẠN GĐT, TT: - Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên tòa GĐT hoặc TT • THẨM QUYỀN CỦA CẤP GĐT,TT: Điều 72 PLTTGQCVAHC sửa đổi năm 2006 - Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực PL. - Giữ nguyên bản án, quyết định đúng PL của TA cấp dưới đã bị hủy hoặc sửa - Hủy bản án, quyết định vị kháng nghị để xét xử ST hoặc PT lại - Hủy bản án, quyết định kháng nghị và đình chỉ vụ án nếu có căn cứ • Kết luận: Nhìn chung trình tự để xử lý 1 vụ án hành chính trong PLTTGQCVAHC đã rất logic và tốt. Thủ tục khiếu kiện cũng đơn giản và dễ hiểu hơn qua 2 lần sửa đổi. • Góp ý: Nên ban hành luật khiếu kiện hành chính thay cho PLTTGQCVAHC để hoàn chỉnh hơn hệ thống pháp luật. KẾT LUẬN VÀ GÓP Ý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfh_1312.pdf