Đề tài Khủng hoảng nợ Hy Lạp - Nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung Châu Âu

Bài mới nhứt năm 2011. Theo chu kỳ của nền kinh tế, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những cuộc khủng hoảng, dù lớn hay nhỏ đều để lại những hậu quả nhất định và những bài học quý báu. Cuộc khủng hoảng gần đây nhất là khủng hoảng nợ châu Âu, bắt nguồn từ Hy Lạp không nằm ngoài trong số đó. Suốt thời gian qua, khủng hoảng nợ Hy Lạp luôn là một trong những đề tài được quan tâm nhiều nhất, không chỉ với những nhà lãnh đạo và người dân Hy Lạp mà cả Liên minh châu Âu và các nước trên thế giới. Đến đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng thanh toán của Hy Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính, gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của cả khối mà còn còn tác động đến cả vị thế của đồng Euro trên thương trường quốc tế. Lúc này, mức độ bền vững và tin cậy của đồng tiền chung châu Âu một lần nữa được đem ra cân nhắc xem xét sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển. Vậy nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp là gì? Tại sao một nước thuộc một khối kinh tế được coi là lý tưởng hàng đầu trên thế giới lại trở thành “Người khổng lồ nợ như chúa Chổm” như vậy? Điều này tác động đến vị thế đồng Euro như thế nào? Các nước liên minh châu Âu cần làm gì để giữ cho đồng tiền chung của mình có thể đứng vững như kỳ vọng? Trên thực tế, đã có nhiều bài báo, phóng sự, nghiên cứu tìm lời giải cho bài toán khủng hoảng trên. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa thật sự có một công trình quy mô mang tính tổng hợp cũng như chuyên sâu về vấn đề này. Mặc dù Việt Nam không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này, và cơ sở nền tảng kinh tế cũng khiến cho việc so sánh với Hy Lạp có phần khập khiễng, nhưng trường hợp của Hy Lạp là bài học cho tất cả các nước, dù phát triển hay đang phát triển về quản lý nợ công, một vấn đề, một xu hướng của bất kì quốc gia nào. Xuất phát từ vấn đề mang tính thời sự trên, em chọn đề tài “Khủng hoảng nợ Hy Lạp- Nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu Âu” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 6 1.1. Lý thuyết chung về khủng hoảng nợ công. 6 1.1.1. Nợ công. 6 1.1.2. Khủng hoảng nợ công. 13 1.2. Lịch sử các cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới 14 1.2.1. Khủng hoảng nợ Argentina (1999 - 2002) 15 1.2.2. Khủng hoảng nợ Indonesia (1997) 18 1.2.3. Khủng hoảng nợ châu Âu (2010) 20 CHƯƠNG 2: KHỦNG HOẢNG NỢ HY LẠP. 24 2.1. Một số nét khái quát về Hy Lạp. 24 2.2. Khủng hoảng nợ Hy Lạp 2010. 25 2.2.1.Diễn biến. 25 2.2.2. Nguyên nhân. 29 2.2.2.1. Tham nhũng có hệ thống. 29 2.2.2.2. Bệnh thành tích khi gia nhập EU 31 2.2.2.3. Năng lực quản lý vĩ mô. 34 2.3. Tác động đến đồng tiền chung Châu Âu. 42 2.3.1 Khái quát chung về đồng Euro. 42 2.3.1.1 Lịch sử hình thành. 42 2.3.1.2 Các nước tham gia. 45 2.3.1.3 Ký hiệu tiền tệ. 45 2.3.2. Đồng Euro trước khủng hoảng nợ Hy Lạp. 47 2.3.2.1. Tác động kinh tế. 47 2.3.2.2. Tác động về lạm phát của đồng Euro. 47 2.3.2.3. Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. 48 2.3.3. Đồng Euro sau khủng hoảng nợ Hy Lạp. 50 2.3.3.1 Tỷ giá. 51 2.3.3.2 Dự trữ ngoại hối trên toàn cầu. 56 2.3.3.3 Giá trị thực của Đồng Euro. 55 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57 3.1. Bài học cho các nước Liên minh Châu Âu. 57 3.2. Bài học cho ý tưởng về đồng tiền chung của ASEAN 59 3.3. Bài học về quản lý nợ công cho Việt Nam 63 3.3.1. Tình hình nợ công của Việt Nam 63 3.3.2. Nguy cơ từ nợ công. 65 3.3.3. Một số kiến nghị 66 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77 PHỤ LỤC 78

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng nợ Hy Lạp - Nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại song song như là tiền tệ chính thức. Thời gian sau này các tiền quốc gia cũ không còn là tiền tệ chính thức nữa nhưng vẫn có thể được đổi lấy đồng Euro tại các ngân hàng quốc gia của các nước, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28 tháng 2 năm 2002 tại Đức quyền đổi đồng Mark Đức sang Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng trung ương tiểu bang là một điều được pháp luật quy định. Khác với một số nước thành viên khác, yêu cầu này tại Đức không có thời hạn. Mặc dầu có cơ chế đổi tiền không tốn lệ phí và đơn giản, trong tháng 5 năm 2005 vẫn còn lưu hành 3,72 tỉ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỉ Euro. Theo nhận xét của Ngân hàng Liên bang Đức phần lớn số tiền này là tiền đã bị tiêu hủy hay đánh mất. 2.3.1.2 Các nước tham gia Ngoài 17 nước trong Khu vực đồng Euro đã lưu hành và sử dụng chính thức đồng Euro, một số quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh tiền tệ với thành viên trong khu vực và sử dụng đồng Euro như tiền tệ chính thức (Phụ lục 2). Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU). Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu coi đồng Euro là một ngoại tệ quan trọng, thay chỗ cho đồng Đô la Mỹ. Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva, Malta, và Síp cam kết giữ tỉ giá tiền tệ của mình đối với đồng Euro trong khoảng giao động cho phép của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II). Các quốc gia Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã quyết định không dùng đồng Euro và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia. Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta, Slovakia, và Síp gia nhập EU năm 2004 chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác). Các nước mới gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, Bulgaria, Romania có kế hoạch gia nhập Khu vực đồng Euro lần lượt vào các năm 2010 và 2011. 2.3.1.3 Ký hiệu tiền tệ Dấu hiệu Euro được Ủy ban châu Âu đưa vào sử dụng như là ký hiệu của đồng tiền tệ cộng đồng châu Âu vào năm 1997. Ký hiệu này dựa trên cơ sở của phát thảo nghiên cứu năm 1974 của người trưởng đồ họa của Cộng đồng châu Âu, Arthur Eisenmenger. Ký hiệu này là một chữ E tròn và lớn có hai vạch nằm ngang. Ký hiệu này gợi nhớ đến chữ epsilon của Hy Lạp và vì vậy là gợi nhớ đến châu Âu thời cổ điển. Hai vạch ngang tượng trưng cho sự bền vững của Euro và của vùng kinh tế châu Âu. * Mã tiền tệ ISO Ký hiệu quốc tế bao gồm ba mẫu tự của đồng Euro (mã tiền tệ ISO) là EUR. Ký hiệu này là một trường hợp đặc biệt trong mã tiền tệ ISO vì nhiều lý do:Thông thường thì chữ cái đầu tiên của ký hiệu cho một loại tiền tệ được sử dụng trong khuôn khổ của một liên minh tiền tệ là chử X. Vì thế ký hiệu nếu như theo như tiêu chuẩn phải là XEU. Nếu như chữ đầu tiên không phải là X thì hai mẫu tự đầu tiên là mã quốc gia theo ISO 3166. Ký hiệu EU dành cho Liên minh châu Âu cũng được định nghĩa trong tiêu chuẩn này nhưng thật ra là trường hợp đặc biệt vì Liên minh châu Âu không phải là một quốc gia có chủ quyền. Chữ cái cuối cùng của mã tiền tệ thường là chữ cái đầu tiên của tiền tệ. Không có ký hiệu chính thức và cũng không có cách viết tắt chính thức cho Cent của Euro. * Tiền kim loại Euro Các đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia. Thế nhưng vẫn có thể trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một euro được chia thành 100 cent, tại Hy Lạp thay vì cent người ta dùng lepto (số ít) hay lepta (số nhiều) trên các đồng tiền kim loại của Hy Lạp. * Tiền giấy Euro Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các nước. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Đây không phải là hình ảnh của các công trình xây dựng có thật mà chỉ là đặc điểm của từng thời kỳ kiến trúc. Tiền giấy Euro do người Áo Robert Kalina tạo mẫu sau một cuộc thi đua trong toàn EU. Tiền giấy Euro có thể được theo dõi trên toàn thế giới qua dự án Eurobilltracker. 2.3.2. Đồng Euro trước khủng hoảng nợ Hy Lạp 2.3.2.1. Tác động kinh tế Khi đưa đồng Euro vào lưu hành người ta hy vọng là thương mại và cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ (tiếng Anh: currency hedging) của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Người ta cũng đoán rằng việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ. Tuy nhiên cũng tồn tại nhiều lo ngại về những nguy hiểm của một đồng tiền tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như vùng Euro. Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn cho một chính sách tiền tệ thích ứng. Về mặt chính trị, liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không. Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước Đức: Từ khi đưa đồng Euro vào lưu hành nước Đức chưa có năm nào đạt được điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội). Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt thật ra là đã được quy định trước trong Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng đã không được Hội đồng các bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu áp dụng. 2.3.2.2. Tác động về lạm phát của đồng Euro Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng nhận định hàng hóa và dịch vụ đã tăng giá khi đồng Euro được đưa vào sử dụng. Tại Đức, một nguyên nhân là do một số nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ đã cố tình không dùng tỷ giá chính xác giữa đồng Mark Đức và Euro khi tính toán chuyển đổi và một phần khác, giá được nâng lên một ít trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng để sau đó là thông qua tính toán tỷ giá chuyển đổi có thể "làm tròn số" giá bán. Tuy nhiên, theo như các thống kê chính thức thì giá tăng không đáng kể: Theo Statistik Austria (Tổng cục Thống kê Liên bang Áo), dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát tăng trung bình ở Áo là 2,45% trong vòng 12 năm, từ 1987 đến 1998, trong khi đó tỷ lệ lạm phát trung bình giảm xuống còn 1,84% sau khi đưa đồng Euro vào lưu hành. Tại Đức, lạm phát trung bình đã giảm từ 2,60% (trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng) xuống còn 1,29% sau đó. Có nhiều lý thuyết giải thích sự khác nhau giữa lạm phát đã giảm theo tính toán thống kê và cảm nhận tăng lạm phát chủ quan. Ví dụ như người ta đã chỉ ra rằng các mặt hàng được mua hằng ngày như thực phẩm thật sự là đã tăng giá quá mức trung bình trong khi các mặt hàng khác trong giỏ hàng hóa thí dụ như các mặt hàng điện dân dụng tuy là được giảm giá nhưng sự giảm giá này không được cảm nhận vì các mặt hàng này hiếm được mua hơn. 2.3.2.3. Euro trong hệ thống tiền tệ toàn cầu Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: Floating Rate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời. Tỷ giá hối đoái EUR/USD Đô la Mỹ trên 1 euro 1999–2010 Năm Thấp nhất ↓ Cao nhất ↑ Ngày Tỷ giá Ngày Tỷ giá 1999 03/12 $1.0015 05/01 $1.1790 2000 26/10 $0.8252 06/01 $1.0388 2001 06/07 $0.8384 05/01 $0.9545 2002 28/01 $0.8578 31/12 $1.0487 2003 08/01 $1.0377 31/12 $1.2630 2004 14/05 $1.1802 28/12 $1.3633 2005 15/11 $1.1667 03/01 $1.3507 2006 02/01 $1.1826 05/12 $1.3331 2007 12/01 $1.2893 27/11 $1.4874 2008 27/10 $1.2460 15/07 $1.5990 2009 04/03 $1.2555 03/12 $1.5120 2010 05/05 $1.2924 13/01 $1.4563 Nguồn: Euro exchange rates in USD, ECB Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh. Một mặt các nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà một đồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng Euro cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Vì vùng Euro rộng lớn nên tỷ giá hối đoái và các rủi ro về tỷ giá hối đoái do các tiền tệ dao động gây nên không còn có tầm quan trọng như trong thời kỳ còn các tiền tệ quốc gia nữa. Việc đồng Euro liên tục bị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro không tồn tại trên thực tế như là tiền mặt, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã bị đánh giá thấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ bản. Các vấn đề về kinh tế trong Cộng đồng châu Âu đã đẩy mạnh thêm xu hướng này và làm cho việc đầu tư trong châu Âu không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Thật ra thì các triển vọng về kinh tế của châu Âu đã không tốt đẹp hơn từ thời điểm đó nhưng ngay sau khi tiền mặt được đưa vào lưu hành thì đồng Euro mà cho tới lúc đó là bị đánh giá dưới trị giá thật bắt đầu được đánh giá cao hơn. Có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho điều này: Thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó là tăng nợ của Mỹ. Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nga và các quốc gia khác. Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp nhận đồng Euro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ. 2.3.3. Đồng Euro sau khủng hoảng nợ Hy Lạp Do không phải là một thực thể đồng nhất về chính trị, kinh tế, chế độ thuế khóa, xã hội cũng như văn hóa, khu vực đồng tiền Euro sẽ bị đe dọa nghiêm trọng ngay từ khi có những dấu hiệu suy thoái đầu tiên; vì những lợi ích cục bộ, những bất đồng có mầm mống xưa nay sẽ nổi lên cùng một lúc. Cùng với tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008, đồng euro đang chịu áp lực kép, bao gồm tác động của suy thoái toàn cầu và thâm hụt tài chính tại Hy Lạp, trong đó tình hình tài chính Hy Lạp không thể khắc phục một sớm một chiều và cần có biện pháp khắt khe. Khủng hoảng Hy Lạp làm đồng euro liên tục giảm giá, đang tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán châu Âu và thị trường tài chính toàn cầu. Những bất ổn của Hy Lạp đang đe dọa các nền kinh tế khác; trước hết là các tổ chức đang sở hữu tài sản Hy Lạp và kế tiếp là các quốc gia có mức thâm hụt ngân sách lớn, tỷ lệ nợ công cao như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland... và có nguy cơ khởi tạo một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu. 2.3.3.1. Tỷ giá Trong suốt khoảng thời gian 2009-2010, vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp như USD và Yên Nhật được xem là có độ an toàn cao hơn. Tính đến tháng 7/2010, Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY. . Liên tục phá đáy khi nguy cơ lan rộng của khủng hoảng nợ công Hy Lạp tăng từng giờ, tỷ giá Euro/USD trượt thẳng về mức thấp nhất trong thời kỳ khủng hoảng. Khi nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7) quyết định tổ chức một cuộc họp khẩn để bàn thảo vấn đề Hy Lạp, khiến các đồng tiền an toàn hơn như USD và Yên Nhật giảm giá nhẹ, thì giá trị của đồng Euro lại tiếp tục giảm hơn nữa. Đầu tháng 5 năm 2010, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tăng thuế mà Chính phủ đề xuất để nhận được gói viện trợ của EU và IMF. Tuy nhiên, đây chưa phải là rào cản cuối cùng để Athens nhận được phao cứu sinh. Theo yêu cầu của EU và IMF, Hy Lạp phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới đề ra, trong khi những biện pháp này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của người dân trong nước, thể hiện qua các cuộc tuần hành, đình công, và biểu tình rầm rộ trên khắp các đường phố Athens . Lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp đang tiếp tục tăng vọt, đồng nghĩa với việc Athens sẽ phải trả mức lãi suất ngày càng cao nếu tiếp tục muốn vay vốn từ các nhà đầu tư trái phiếu. Theo dữ liệu của hãng tin tài chính Bloomberg, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Hy Lạp kỳ hạn 10 năm với trái phiếu cùng kỳ hạn của Đức - loại trái phiếu được xem là chuẩn để so sánh giữa các loại trái phiếu trong khối Eurozone - hiện đã tăng lên mức 8%, cao nhất từ khi đồng Euro ra đời tới nay. Cuộc khủng hoảng không chỉ dừng ở bên trong biên giới Hy Lạp. Hai quốc gia khác trong khối Eurozone với mức thâm hụt ngân sách cao và nợ công chồng chất là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng đang có nguy chịu cơ chung số phận. Lợi suất trái phiếu chính phủ do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát hành cũng đang trên đà leo thang mạnh không kém trái phiếu Hy Lạp, đặc biệt sau khi các hãng định mức tín nhiệm hạ điểm tín nhiệm hoặc cảnh báo sẽ hạ điểm tín nhiệm nợ công của hai nước này. Đã có thời điểm, mức chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu của hai nước này so với trái phiếu Đức cũng đạt mức cao nhất từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999 cho đến thời điểm cuộc khủng hoảng Hy Lạp diễn ra. Theo Hãng định mức tín nhiệm Moody’s , cuộc khủng hoảng của châu Âu, khởi nguồn từ Hy Lạp có thể đe dọa các ngân hàng ở các nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Ireland, và Anh. “Hệ thống ngân hàng của mỗi nước trong số này đang đối mặt với những thách thức khác nhau ở những quy mô khác nhau. Tuy nhiên, rủi ro lan rộng của cuộc khủng hoảng có thể xóa nhòa những khác biệt này và đặt ra những mối đe dọa chung với các hệ thống nhà băng đó”. Vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư quốc tế vào đồng tiền Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp hơn như USD và Yên Nhật đang được xem là có độ đảm bảo an toàn cao hơn. Tỷ giá Euro/USD đã có lúc rớt về mức 1 Euro tương đương 1,25 USD, từ mức 1 Euro đổi được 1,28 USD trước đó. Đây là mức thấp nhất của tỷ giá Euro/USD kể từ tháng 3/2009, theo thông tin báo cáo của hãng tài chính Bloomberg . Trong tuần đầu của tháng 5 năm 2010, đồng Euro đã mất giá khoảng 4,5% so với USD. Theo Reuters, đây là tuần tồi tệ nhất của đồng Euro kể từ thời điểm tháng 12/2001, khi đồng tiền chung mới được đưa vào lưu hành một thời gian. Vài ngày sau đó, tỷ giá Euro đã phục hồi trở lại so với USD sau khi có tin G-7 sẽ bàn về vấn đề Hy Lạp trong một cuộc họp qua điện thoại. Cuộc họp này được G-7 quyết định tổ chức khẩn cấp khi chứng kiến nỗi sợ hãi leo thang nhấn chìm thị trường chứng khoán thế giới trong sắc đỏ trong vài ngày giao dịch liên tiếp Theo dữ liệu của Bloomberg, tỷ giá Euro/Yên Nhật cũng phục hồi về mức 1 Euro tương đương 117,16 Yên theo giờ Tokyo, từ mức 1 Euro chỉ đổi được 114,32 USD cuối ngày 6/5 tại New York, đã có lúc tỷ giá Euro/Yên sụt về mức 1 Euro tương đương 110,70 Yên, thấp nhất từ tháng 12/2001. 2.3.3.2. Dữ trữ ngoại hối trên toàn cầu Dự trữ ngoại hối bằng Euro trên phạm vi toàn cầu cũng chứng kiến sự giảm sút đáng kể do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp. Theo số liệu báo cáo chính thức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, đến hết Quý II năm 2010 tỷ lệ dự trữ USD tăng lên 62,1%, so với 61,7% của cùng kì năm trước,. Tỷ lệ dự trữ bằng Yên Nhật tăng từ 3,1% lên 3,3%. Tỷ lệ dự trữ bằng Euro giảm còn 26,5% so với 27,2% trong quý I và mức kỷ lục 27,8% trong quý III/2009. Dự trữ bằng Bảng Anh giảm từ 4,3% xuống 4,2%. Một số ngân hàng trung ương cũng đã tăng cường mua USD để ghìm giá nội tệ thay vì kiểm soát vốn. Chỉ trong vòng 12 ngày đầu tháng 9/2010, Ngân hàng trung ương Brazil đã mua 5,9 tỷ USD để ghìm giá đồng Real. Ngân hàng trung ương Nam Phi cũng bỏ ra 151 triệu USD để tăng kho dự trữ ngoại hối trong nỗ lực ghìm giá nội tệ. Kể từ đầu năm, đồng euro đã mất giá 8,9% so với 16 đồng tiền chủ chốt. Ngày 19/5, một euro đổi được 1,2144 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 17/04/2006, và có khả năng giảm xuống dưới mức kỳ vọng 1,2 USD; một bảng anh chỉ đổi được 1,4239 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 30/3/2009. 2.3.3.3. Giá trị thực của Đồng Euro Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đồng euro suy giảm là tin rất tốt cho khu vực, bảo vệ EU khỏi suy thoái quá mức. Sự suy giảm hiện nay có thể mang lợi cho các nhà xuất khẩu tại một số nước EU do doanh thu xuất khẩu sẽ bù đắp cho sự cắt giảm chi tiêu công và giảm nhẹ lo lắng của người tiêu dùng về nguy cơ lạm phát. Ngoài ra, đồng euro yếu có thể thúc đẩy phát triển du lịch vào EU, trong đó có Hy Lạp, nhưng nhiều người sẽ nghe ngóng tình hình và lo ngại về rối loạn xã hội tại quốc gia này, và sự mất giá euro có thể sẽ trở nên vô nghĩa. Theo đánh giá của chi nhánh ngân hàng hoàng gia Scotland tại Đan Mạch, giá trị danh nghĩa dài hạn của euro sẽ vào khoảng 1,1-1,2 USD, và đồng euro còn tiếp tục giảm tiếp trong những năm tới trước khi tăng trở lại. Cho tới cuối năm nay, đồng euro dự kiến sẽ giao dịch trong khoảng 1,15-1,26 USD do khủng hoảng nợ quốc gia buộc ECB duy trì lãi suất thấp. Sự trượt giá euro làm giảm lòng tin vào đồng tiền này, và nó sẽ lùi về mốc khởi điểm năm 1999, khi đồng tiền chung bắt đầu lưu hành. Theo dữ liệu của Bloomberg, đồng euro còn cao hơn tỉ giá trung bình hàng tuần 1,1833 USD kể từ khi bắt đầu lưu hành, tỉ giá thấp nhất 0,8272 USD được xác định vào tháng 10/2000 và cao nhất 1,6038 USD vào ngày 15/7/2008. Kết quả so sánh cân bằng sức mua cũng cho thấy là, đồng euro còn định giá cao hơn USD khoảng 8,2%. Như vậy, khủng hoảng đang đẩy đồng euro tiến đến giá trị cân bằng, thậm chí về mốc khởi điểm năm 1999, nhưng sự suy giảm của đồng euro sẽ hỗ trợ xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế EU. Tuy nhiên, EU còn phải nỗ lực rất lớn để khắc phục khó khăn và tránh gây ra những biến động bất lợi. Thực tế có thể thấy, đồng Euro suy yếu là một nhân tố hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu của châu Âu. Với tỷ giá Euro giảm, hàng hóa xuất khẩu của châu Âu, từ xe hơi, máy móc, tới rượu bia trở nên rẻ hơn khi được tiêu thụ ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ và cả những quốc gia neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD. Ngoài ra, đồng USD suy yếu cũng là điều mà các nước Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang cần, vì họ đang đương đầu với thâm hụt thương mại khổng lồ và chật vật để tăng sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Mặc dù vậy, sự đi xuống của đồng Euro cũng mang trong nó hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực. Giá dầu lửa và các loại nguyên vật liệu thô được định giá bằng đồng USD đang leo thang. Giá tiêu dùng cũng có thể chịu áp lực tăng do hàng hóa nhập khẩu từ thị trường bên ngoài vào Eurozone có thể trở nên đắt đỏ hơn đối với người dân ở khu vực này. Quan trọng hơn, tình trạng đuối sức của đồng tiền chung châu Âu còn như phát đi một thông điệp rằng, nền kinh tế khu vực của họ đang yếu kém so với kinh tế Mỹ. New York Times cũng cho rằng, Euro mất giá cũng là bằng chứng rõ nét nhất về sự lo ngại của giới đầu tư trước cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và sự bất lực của Eurozone trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ chặt chẽ các quỹ định về chính sách tài khóa. CHƯƠNG 3: BÀI HỌC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của mình. Nhưng còn đó rất nhiều những bài học đáng lưu ý cho tất cả các nước trên thế giới về việc quản lý và sử dụng nợ công, đặc biệt là nợ nước ngoài sao cho hợp lý, hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ. 3.1. Bài học cho các nước Liên minh Châu Âu Với gói cứu trợ khổng lồ trị giá 110 tỷ euro của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã tạm thời được giải quyết, nhưng không một chuyên gia kinh tế nào có thể đảm bảo rằng sẽ không xảy ra những cuộc khủng hoảng tiếp theo trong khu vực eurozone, khi mà Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và một số nước khác cũng đang bị đẩy đến bờ vực khủng hoảng nợ. Sau khi cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp tạm qua đi, chúng ta có thể tổng kết được ít nhất 6 bài học xương máu từ cuộc khủng hoảng này, nhằm giúp Liên minh châu Âu (EU) có thể phản ứng nhanh hơn và tốt hơn đối với nguy cơ vỡ nợ của một quốc gia thành viên trong tương lai. Bài học đầu tiên là các nước eurozone phải có những hỗ trợ nhanh hơn. Việc Đức lúc đầu phản đối, sau lại đồng ý hỗ trợ Hy Lạp khiến thị trường tài chính ở quốc gia trong khủng hoảng này mất niềm tin và đẩy lãi suất cho vay lên tới trên 15%. Điều này có thể gây thiệt hại nặng nề cho cả Hy Lạp hơn cả lỗ thủng ngân sách. Có thể cho rằng để làm yên lòng thị trường tài chính thì việc giải cứu nhanh là giải pháp tốt nhất. Nếu eurozone sẵn sàng buông Hy Lạp thì nguy cơ xảy ra phản ứng dây chuyền rất lớn, vì các nhà đầu cơ sẽ nhanh chóng tìm mục tiêu tiếp theo là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, mặc dù tình hình ở hai nước này khá hơn Hy Lạp. Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp có nhiều nét tương đồng với sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ, dẫn tới vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đó hai năm. Cả hai đều bị khủng hoảng và gặp khó khăn trong thanh toán nợ, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính toàn cầu. Họ cũng lâm vào cảnh ngày càng khó khăn trong việc bán các khoản nợ mới ở mức giá hợp lý và có nguy cơ bị khai trừ hoàn toàn khỏi thị trường nợ. Tuy nhiên, bài học từ việc Chính phủ Mỹ từ chối giải cứu Lehman Brothers đã khiến EU và các nền kinh tế lớn của Khu vực đồng tiền Euro chú ý nhiều hơn đến việc ổn định Hy Lạp, để nước này không bị vỡ nợ và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực, bằng gói cứu trợ kịp thời trị giá hơn 100 tỷ Euro. Thứ hai, không thể tiếp tục mở rộng EU và khu vực eurozone như hiện nay. Việc thẩm tra một nước muốn gia nhập phải kỹ lưỡng hơn trước đây. Danh sách những ứng viên muốn lưu hành đồng euro rất dài, mặc cho cuộc khủng hoảng vừa qua tại Hy Lạp gây ảnh hưởng không nhỏ đên đồng Euro và kinh tế của các nước trong khu vực. Dù vậy, để tránh lặp lại hiện tượng như của Hy Lạp, Liên minh Châu Âu cần có một hệ thống giám sát và thẩm định chặt chẽ hơn nữa trước khi cho phép một quốc gia mới gia nhập. Có như vậy mới đảm bảo được tính thống nhất và bền vững, không chỉ cho nền kinh tế mà còn cho cả sự sống còn của đồng tiền chung. Ba là, phải có những quy định rõ ràng về sự phá sản của Nhà nước, mặc dù đây là một điều cấm kỵ. Tại châu Âu, điều này không phải là điều chưa từng xảy ra như ở Ba Lan năm 1981, ở Bulgaria năm 1990 và Nga năm 1998. Những vấn đề nảy sinh đã được giải quyết theo kiểu tùy hứng. Nhưng thị trường toàn cầu cần có những quy định rõ ràng và một bộ luật về phá sản Nhà nước sẽ góp phần làm yên lòng thị trường. Bốn là, châu Âu cần có một quỹ tiền tệ riêng. Về lâu dài không thể làm chủ được sự khác biệt trong eurozone. Từ lâu, Pháp đã muốn có một chính phủ kinh tế châu Âu thống nhất, nhưng Đức thì kịch liệt phản đối. Một trong những vấn đề chính của eurozone là sự khác biệt về năng suất lao động cũng như những trường phái khác nhau về kinh tế quốc dân. Các nước eurozone phải chia tay với một quy ước giáo điều là các nước trong khu vực không nên hỗ trợ lẫn nhau. Việc hỗ trợ Hy Lạp trên thực tế là một hoạt động của Quỹ Tiền tệ châu Âu trong tương lai, mà hiện tại có sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF. Thứ năm, phải trừng phạt nghiêm khắc những nước thành viên vi phạm Hiệp ước ổn định và tăng trưởng, theo đó nợ công của các nước thành viên không được vượt quá 60% GDP cũng như thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% GDP. Cuối cùng, phải xem xét lại vai trò của thị trường tài chính. Với việc hạ thấp giá trị của Hy Lạp, các nhà đầu cơ đã đánh cá với việc Hy Lạp sẽ phá sản, khiến những vấn đề của nước này trầm trọng hơn. Lãi suất cho vay được tăng cao tới mức Athens không thể vay được tiền từ thị trường tài chính.  Việc các nước eurozone phải viện trợ để cứu một quốc gia vỡ nợ mà thực chất để cứu đồng euro là một hành động khẩn cấp mang tính chính trị và là điều chưa từng có tiền lệ. Một lần nữa những người đóng thuế lại phải trả giá vì sai lầm của các chính khách và chủ ngân hàng. 3.2. Bài học cho ý tưởng về đồng tiền chung của ASEAN Đồng tiền chung Châu Á là vấn đề đã được đề cập khá nhiều trong các Hội nghị quốc tế và khu vực, kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997-1998. Theo Kế hoạch Hành động Hà Nội (tháng 12/1998) và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 ở Manila (tháng 11/1999), và ASEAN+3 ở Chiềng Mai (Thái Lan - tháng 5/2000). Ý tưởng về việc hình thành đồng tiền chung châu Á (AS) là rất tích cực trong xu thế liên kết khu vực, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng khả năng cạnh tranh, mặt khác sẽ giúp các quốc gia Châu Á hạn chế sự lệ thuộc quá nhiều vào USD và tránh được những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế. Nhưng khó khăn lớn nhất cho việc ra đời AS là sự khác biệt lớn giữa các thành viên và cốt lõi của quá trình chuẩn bị cho aszone là đạt được sự thống nhất trong sự khác biệt quá lớn này. Do tính đa dạng về kinh tế, văn hóa, chính trị giữa các quốc gia Châu Á cũng hình thành nhiều cấp độ phát triển kinh tế khác nhau trong khu vực, tạo nên khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của quốc gia. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế dẫn đến việc xác định khác nhau giữa các lợi ích và vấn đề ưu tiên trong hợp tác. Khoảng cách chênh lệch trên cũng tạo bất lợi đối với các nước kém phát triển trong phân công lao động quốc tế, do các nước lớn có lợi thế hơn về vốn, công nghệ và khả năng cạnh. Đến nay, việc công bố sử dụng ACU (2006) khá tương tự như ECU( vii), thành lập Quĩ châu Á, cho ra đời thị trường trái phiếu châu Á, qui định các điều kiện chuẩn bị gia nhập khu vực… dường như mô phỏng lại quá trình hình thành eurozone. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ eurozone, vấn đề nhất thể hoá tiền tệ,  phối hợp chính sách tài khoá với một lộ trình phù hợp với xu thế quốc tế luôn thay đổi, phải được xử lý ngay trong quá trình chuẩn bị ra đời aszone. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của đồng tiền chung Châu Á. Từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp và tác động của nó đến đồng tiền chung châu Âu, các nước khu vực Đông Nam Á nói riêng và cả châu Á nói chung có thể rút ra được một số bài học trong việc hình thành đồng tiền chung: Thứ nhất, liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hoá khu vực. Kinh nghiệm khu vực Châu Âu cho thấy, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế đã đẩy nhanh quá trình liên kết và hoà nhập kinh tế của các nước EU. Kết quả của những nỗ lực thống nhất Châu Âu là đã ký được Hiệp ước Maastricht tháng 2 năm 1992, trong đó đề ra mục tiêu quan trọng nhất là thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu, nhằm xoá bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế. Vì thế, sự ra đời của Euro là một tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực. Mặt khác, sự ra đời Euro là kết quả của một quá trình phát triển và hòa nhập về kinh tế lẫn chính trị, có tác động sâu sắc không chỉ với các nước thành viên mà với cả Châu Âu và tất cả những nước có quan hệ thương mại với khu vực châu Âu. Thứ hai, tính minh bạch trong hệ thống tài chính, đặc biệt là minh bạch trong chi tiêu ngân sách là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự bền vững của liên minh khu vực cũng như triển vọng tồn tại, phát triển của đồng tiền khu vực. Với những tiêu chí và tiêu chuẩn chặt chẽ của eurozone, Euro đã tạo được sự tin cậy khá cao. Nhưng nguyên nhân gây bất ổn, thậm chí gây nguy cơ khủng hoảng Eurozone cũng lại chính ở khía cạnh này. Do việc nhất thể hóa chính trị không theo kịp nhất thể hóa tiền tệ, mà quan trọng hơn là sự chậm trễ trong nhất thể hóa kinh tế, nhất là nguyên tắc phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, trong khi giao quyền về chính sách tiền tệ cho ECB, nhưng mỗi thành viên vẫn hoạch định chính sách tài khóa riêng. Vì thế, khi thâm hụt ngân sách, chính phủ các nước thành viên không thể phát hành thêm tiền để bù đắp thiếu hụt, mà buộc phải tăng vay nợ và tìm mọi cách che giấu.   Nguồn: website của Ngân hàng trung ương châu Âu - ECB Chỉ đến khi Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, thì nhiều nghi vấn được đặt ra, bởi các số liệu công bố khác xa với thực tế. Do đó một bài học rất có giá trị đối với khu vực Châu Á chính là việc minh bạch tài chính nói chung, minh bạch về chi tiêu công nói riêng nếu muốn hướng đến hội nhập khu vực. Trong khi các vấn đề về minh bạch tài chính, minh bạch nợ công và hiệu quả của chi tiêu công và kỷ luật tài khóa ở Châu Á còn hạn chế hơn nhiều so với Châu Âu. Vì vậy, vấn đề tạo sự cân bằng giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa lợi ích ngắn hạn với phát triển bền vững trong dài hạn cùng các cơ chế điều hành chính sách tài khóa – tiền tệ hợp lý là rất cấp thiết cho Châu Á cũng như các khu vực khác trên thế giới. Thứ ba, vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả các dòng vốn vào ra của khu vực. Euro được coi một đồng tiền mạnh trên thị trường, nhưng sự luân chuyển toàn cầu của Euro lại bị chi phối bởi các trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Vì vậy, khi gặp khó khăn về tài chính, một số thành viên phải trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Mặt khác cũng do chưa nhất thể hóa trong việc quản lý dòng vốn vào – ra (vốn FDI, FII và ODA), đặc biệt là hoạt động vay mượn của Chính phủ và doanh nghiệp, nên khi có bất ổn nảy sinh, thì mối đe dọa về khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế là khó tránh khỏi. Đây cũng là bài học cho khu vực Châu Á, khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn, nhưng vẫn thiếu các chế tài để giám sát cũng như điều tiết chặt chẽ dòng vốn vào – ra trên thị trường này. Thứ tư, sự khác biệt về trình độ phát triển trong Eurozone có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và thịnh vượng chung của khu vực. Điêu này khiến các nước trong khu vực Châu Á cần xem xét nghiêm túc về mức độ chênh lệch mức độ phát triển, nếu muốn hướng đến hội nhập khu vực. Về mức độ phát triển của các nước ở Eurozone là khá đồng đều, đây là một thuận lợi cho quá trình hội nhập khu vực. Tuy nhiên, sau một số năm gia nhập, khoảng cách và sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này không những không thu hẹp mà còn nới rộng hơn, trong khi các nước Nam Âu tăng trưởng rất chậm, thì Đức nhanh chóng trở thành “đầu tàu kinh tế” của Châu Âu. Thực tế này đòi hỏi ECB phải đưa ra được chính sách tiền tệ phù hợp cho các nền kinh tế trong khu vực. Đối với Châu Á, tính đa dạng và không đồng nhất về thể chế chính trị, văn hóa,  xã hội & kinh tế  giữa các nền kinh tế (thu nhập bình quân đầu người, mức độ phát triển của thị trường tài chính, quy mô và phạm vi kiểm soát về vốn, thể chế chính trị và các điều kiện xã hội khác) sẽ là một trở ngại lớn trong phối hợp chính sách khu vực. Do đó để hướng đến khu vực đồng tiền chung, trước hết Châu Á (cụ thể là các nước Đông Á) cần khắc phục được những bất cập này. 3.3. Bài học về quản lý nợ công cho Việt Nam 3.3.1. Tình hình nợ công của Việt Nam Theo cách tính của World Bank, nợ công của Việt Nam, tính đến cuối năm 2009 đã lên đến mức 47,5% GDP. Trong khi đó cách tính nợ của Việt Nam , do Bộ tài chính cung cấp, lại cho con số là 44,7% GDP. (Nguồn:Bộ Tài chính) Rõ ràng hai cách tính có sự khác nhau. Chẳng hạn thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 được tổng cục thống kê thông báo là 6,9%, thế nhưng Worldbank lại đưa ra con số là 8,4%. Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, nợ nước ngoài của Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2009 là 29,8 tỉ USD, tương đương 30,5% GDP, và có xu hướng giảm, ổn định, nghĩa là hiện đang trong tầm kiểm soát an toàn. Thế nhưng nợ trong nước lại đang có xu hướng tăng, nếu tính cả số nợ trái phiếu của các công trình xây dựng để ngoài ngân sách, thì tỷ lệ nợ đã vượt quá 50% GDP. Theo con số của Bộ Tài chính, trong đến hết năm 2009, nợ Chính phủ chiếm 35,4% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 7,9% GDP; nợ của chính quyền địa phương chiếm 1,4% GDP. Đến hết năm 2010, nợ công của Việt Nam là 50 tỷ 700 triệu đô la Mỹ chiếm tỷ lệ 51,7% GDP. Và theo dự kiến của Chính phủ, nợ công trong năm 2011 sẽ là 57,1% GDP. 3.3.2. Nguy cơ từ nợ công Nợ công là vấn đề của mọi quốc gia, từ nước giàu đến nước nghèo. Vấn đề trên hết không phải là làm sao vay được nợ, mà vay được rồi thì phải sử dụng thế nào cho hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ tốt. Ở Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật và quản lý nợ công còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Giải ngân vốn vay ODA còn chậm, tỷ lệ giải ngân bình quân mới chỉ đạt 55% so với số ký vay, mà lý do chính lại nằm ở khâu xây dựng dự án và chủ đầu tư, giải phóng mặt bằng, đấu thầu và năng lực quản lý dự án. Theo Bộ phận đánh giá nguy cơ quốc gia của đơn vị Thông tin Kinh tế thuộc Tạp chí Nhà kinh tế (The Economist) ở Anh, hiện đang có những quan ngại về những tác động thứ cấp mang tính tiêu cực tiêu tàng của các nỗ lực kích thích kinh tế đã và đang thực hiện ở Việt Nam. Với mức thâm hụt tương đối cao trong năm 2009, bằng 7% GDP, trong đó 81,2% mức bội chi được bù đắp bằng nguồn vốn vay trong nước; 18,8% bằng nguồn vốn vay nước ngoài… đang gây lo ngại cho vài năm tới, nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và có nguy cơ vượt qua ngưỡng an toàn. 3.3.3. Một số kiến nghị Quản lý nợ công là một vấn đề rất quan trọng và nhạy cảm, thậm chí là vấn đề ưu tiên hàng đầu ở nhiều quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những biến động phức tạp như hiện nay. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc đảm bảo nợ công được giữ ở ngưỡng an toàn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Từ cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, cần thiết phải quan tâm hơn nữa đến một số vấn đề như: * Về hoạch định chính sách tài khoá và quản lý nợ công: mức thâm hụt ngân sách của ta tăng tương đối cao trong năm 2009 và 2010 do việc thực hiện chính sách kích cầu, do đó cần phải có các biện pháp thắt chặt tài khoá, quản lý chi tiêu tiết kiệm và hợp lý hơn nữa trong thời gian tới để kiềm chế thâm hụt ngân sách. Tương tự như vậy, chính sách quản lý nợ công và kế hoạch vay để bù đắp thâm hụt ngân sách cần phải được tính toán cẩn trọng và phù hợp. Về cơ cấu nợ công, Việt Nam có điểm thuận lợi là hiện các khoản vay trong nước, mặc dù chi phí vay có cao hơn, nhưng đang chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với các khoản vay nước ngoài. Tuy nhiên, về lâu dài, việc khai thác thị trường vốn quốc tế là việc khó tránh khỏi. Do đó, ta cần phải hết sức cẩn trọng trong việc xây dựng kế hoạch vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách. Cân đối nợ, nhất là lựa chọn một cơ cấu nợ hợp lý, an toàn để có những điều chỉnh phù hợp trong vấn đề dự trữ ngoại tệ, dự trữ vàng, cân đối ngân sách… cũng có ý nghĩa quan trọng trong điều hành vĩ mô nền kinh tế. * Về công tác công bố thông tin và minh bạch chính sách: Việc công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân sách và nợ công là hết sức cần thiết và quan trọng. Đây là xu hướng tất yếu mà Chính phủ Việt Nam, và cụ thể là Bộ Tài chính phải thực hiện. Tuy nhiên, công bố thông tin không nhất quán cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, gây ra tâm lý nghi ngờ và bất ổn cho các nhà đầu tư cũng như thị trường. Trường hợp của Hy Lạp là điển hình cho việc công bố thông tin không nhất quán, sai lệch trong bối cảnh đã đầy các bất ổn và nghi ngờ, làm cho khủng hoảng ở nước này càng trở nên trầm trọng. Về phía Việt Nam, vấn đề nợ công hiện đang được bàn đến tương đối nhiều trong thời gian vừa qua trên các diễn đàn báo chí, trong thảo luận của các tổ chức quốc tế và các tổ chức định mức tín nhiệm với Bộ Tài chính. Đặc biệt là trong kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá XII từ ngày 20/5/2010 đã thảo luận về huy động vốn để triển khai dự án đường cao tốc Bắc – Nam. Một trong những nguyên nhân chính của mối quan tâm đặc biệt này chính là tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp và một số nước châu Âu khác đã đưa ra tín hiệu cảnh báo đối với tình trạng nợ công trên toàn cầu. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần phải đưa ra những thông điệp nhất quán, rõ ràng, có cơ sở hỗ trợ giải thích phù hợp (với thông lệ quốc tế và tiêu chuẩn thị trường) về vấn đề nợ công, thâm hụt ngân sách, và các chính sách tài chính có liên quan của Việt Nam để tránh gây tâm lý bất ổn và nghi ngờ cho thị trường. Theo Bộ Tài chính hiện các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức an toàn và nợ công đang được quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý nợ công, các khoản nợ trong nước và nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có nợ xấu. Hàng năm ngân sách nhà nước bố trí trả nợ từ 14 -16% tổng số thu ngân sách (giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn cảnh báo là dưới 15%). Đây là chỉ tiêu an toàn, so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm thì chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình. Thực tế cho thấy, trong những năm qua nợ công đã góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá, ngay cả năm 2009 khi kinh tế thế giới đang ở đà suy thoái, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm thì tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn đạt 5,3%. Đạt được kết quả đó có phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn vay nợ. Những năm tới, trong điều kiện của một nước đang phát triển, nền kinh tế đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tăng cao, đối với Việt Nam nợ công vẫn là nguồn tài chính quan trọng bù đắp thâm hụt ngân sách để chi đầu tư cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc gia tăng liên tục vay nợ công cũng tạo ra rủi ro tiềm ẩn đối với ngân sách nhà nước, nhất là các rủi ro tài khoá. Vì thế, bên cạnh việc quản lý tốt nợ công cần có các giải pháp hiệu quả kích thích đầu tư các nguồn vốn của khu vực tư nhân và phát triển vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Như trên đã phân tích về lý luận và thực tiễn một số nền kinh tế lớn trên thế giới, khi xem xét, đánh giá nợ công không chỉ chú ý vào tỷ lệ nợ/GDP cao hay thấp mà quan trọng hơn là hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, tức là quản lý nợ công có hiệu quả, phát huy được các tác động tích cực của nợ công và giảm bớt tác động tiêu cực của nó. Hiệu quả sử dụng các khoản vay nợ phụ thuộc nhiều vào chính sách quản lý các khoản vay của ngân sách nhà nước. Do tính chất khác biệt giữa nguồn vay và nguồn từ thuế và phí, việc quản lý một cách chặt chẽ đòi hỏi phải có các cơ chế quản lý riêng biệt đối với các khoản chi từ nguồn vay nợ và các khoản chi thông thường (từ nguồn thu thuế và phí). Theo đó, các khoản chi từ nguồn vay nợ đòi hỏi phải có các quy định quản lý chặt chẽ theo hiệu quả đầu ra, đảm bảo các tiêu chí về hoàn trả nợ (gốc và lãi), tiêu chí về tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn, tiêu chí về giảm thiểu rủi ro và các tiêu chí khác. Những quy định này thường áp dụng với mức độ đòi hỏi thấp hơn, hoặc không áp dụng đối với các khoản chi tiêu ngân sách thông thường (được chi từ nguồn thu thuế và phí). Việc có những quy định về quản lý ngân sách riêng biệt đối với các khoản chi từ nguồn vay nợ được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá tính bền vững của nợ công nói riêng và ngân sách nhà nước nói chung. Để nợ công được quản lý chặt chẽ từ khâu vay nợ, sử dụng và thanh toán nợ đến hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng, giữ vững uy tín quốc gia trong thanh toán nợ, đảm bảo an ninh tài chính đối với các khoản nợ công, hạn chế rủi ro, người viết xin đưa ra một số kiến nghị như sau: Một là, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch chiến lược về vay nợ công trên cơ sở và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công xác định rõ mục đích vay (vay nợ để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại hoặc vay để tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hiệu quả, vay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay trong nước và ngoài nước, với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch chiến lược về vay nợ công cũng cần chỉ rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định chính xác thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng. Hai là, đảm bảo tính bền vững về quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau và hạn chế rủi ro, chi phí. Muốn vậy, cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ… Ba là, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Chính phủ vay về cho vay lại và bảo lãnh vay là các hoạt động thường phát sinh khi doanh nghiệp cần huy động một lượng vốn lớn trên thị trường vốn quốc tế, nhưng  không đủ uy tín để tự mình đứng ra vay nợ. Khi đó, Chính phủ có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn quốc tế với quy mô lớn, lãi suất thấp. Các khoản vay và bảo lãnh này thực chất là nghĩa vụ ngân sách dự phòng, làm nảy sinh nguy cơ ngân sách nhà nước phải trang trải các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp trong tương lai, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc mất khả năng thanh toán. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn nữa khi Chính phủ vay và phát hành bảo lãnh không dựa trên những phân tích thận trọng về mức độ rủi ro cũng như năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, việc vay về cho vay lại và bảo lãnh vay cần hết sức thận trọng, chỉ nên ưu tiên cho các chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước hoặc thuộc các lĩnh vực ưu tiên cao của quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ trong nước; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công - tư (PPP). Bốn là, nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh. Đây là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tính bền vững của nợ công. Chính phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ. Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng. Năm là, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công. Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn độc lập kiểm tra, xác nhận. Để hỗ trợ thực hiện tốt 5 vấn đề nêu trên, Kiểm toán Nhà nước với tư cách là cơ quan độc lập về kiểm tra tài chính nhà nước cần được quy định rõ nhiệm vụ kiểm toán nợ công trong Luật Quản lý nợ công và Luật Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán Nhà nước kiểm tra, xác nhận số liệu nợ, đánh giá tính bền vững của nợ Chính phủ so với GDP, trong mối quan hệ với bảo đảm an ninh tài chính quốc gia; cơ cấu nợ, tỷ lệ vay nợ nước ngoài trong tổng số nợ; cơ chế quản lý nợ, mục đích sử dụng các khoản vay nợ (nhất là nợ nước ngoài); tính minh bạch và đầy đủ trong các khoản nợ… giúp Chính phủ có số liệu xác thực và thực trạng trung thực để đề ra các giải pháp tổng thể bảo đảm bền vững của ngân sách trong tương lai. Kiểm toán nợ công cần được tiến hành thường xuyên để có thể kiểm soát kịp thời các rủi ro trong quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế do nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, mỗi loại nợ này có những đặc thù về quản lý khác nhau đồng thời liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, đối tượng sử dụng nên để tổ chức kiểm toán thường xuyên nợ công có hiệu quả thì hàng năm phải kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công đồng thời tăng cường số lượng và chất lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề về nợ công, như chuyên đề kiểm toán vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vay nợ trong nước, các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh, chi phí vay nợ... Mặt khác, tăng cường kiểm toán việc sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, vốn được Chính phủ bảo lãnh tại các dự án đầu tư, các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại từ đó cảnh báo nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đe dọa tính bền vững của nợ công và ngân sách nhà nước. Kết luận Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp tạm thời đã được giải quyết bằng gói cứu trợ trị giá 110 tỷ Euro của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Hy Lạp đang bắt tay vào việc cải cách kinh tế với, đảm bảo thực hiện đúng theo những cam kết với EU và IMF về cắt giảm chi tiêu công, trả công nợ, lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư và dân chúng, không chỉ đưa Hy Lạp ra khỏi cuộc khủng hoảng mà còn cứu cả một số nước đang trên bờ vực vỡ nợ công. Nhờ đó, đồng tiền chung Euro cũng được cứu và đang trong quá trình phục hồi giá trị của mình, dần khẳng định lại vị thế của mình trên thị trường quốc tế sau một thời gian thử thách đầy sóng gió. Với mục đích đưa ra cái nhìn tổng quát và sâu sắc, toàn diện về cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp, khóa luận đã trình bày một cách tổng quan nhất về khủng hoảng nợ công, từ lý luận cho đến thực tiễn, tập trung nghiên cứu từng khía cạnh của cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, từ diễn biến, nguyên nhân đến tác động của nó; trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nguyên nhân mang tính chủ quan của Hy Lạp dẫn đến khủng hoảng: đó là tình trạng tham nhũng tràn lan, có hệ thống; bệnh thành tích khi gia nhập EU và năng lực quản lý vĩ mô yếu kém cũng như tác động của cuộc khủng hoảng đến đồng tiền chung châu Âu. Trên cơ sở tổng hợp, phân tích từng nguyên nhân và dẫn đến cuộc khủng hoảng tại quốc gia Nam Âu này, khóa luận đã đưa ra một số kiến nghị cho các nước Liên minh châu Âu về việc điều hành chính sách và cơ chế giám sát đối với các thành viên của mình, nhằm tránh lặp lại vết xe đổ của Hy Lạp, có thể ảnh hưởng đến cả khối. Khóa luận rút ra được một số bài học cho ý tưởng về việc hình thành đồng tiền chung châu Á cũng như bài học về quản lý nợ công cho Việt Nam, một vấn đề vẫn còn nhiều vướng mắc và gây tranh cãi. Khóa luận cũng mở ra một hướng nghiên cứu rộng hơn về quản lý nợ công, đặc biệt trong bối cảnh nợ nước ngoài đang dần trở thành một phần lớn của nợ chính phủ đối với bất kỳ quốc gia nào, dù phát triển hay đang phát triển trên toàn cầu. Tuy nhiên, do những hạn chế trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu và kiến thức hiểu biết của người viết nên khóa luận chưa thể đưa ra những nhận định thật sự mang tính áp dụng trong thực tế. Thêm vào đó, đây là một vấn đề hoàn toàn mới, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế tất cả các nước cũng như nền kinh tế toàn cầu; do vậy cần được nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn nữa để đưa ra được hướng đi đúng đắn nhất trong việc quản lý nợ công; vừa đáp ứng được tiến trình hội nhập phát triển kinh tế, vừa đảm bảo được tính minh bạch cũng như khả năng thanh toán nợ nần khi đến hạn, tránh rơi vào những cuộc khủng hoảng tương tự. Danh mục tài liệu tham khảo 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. Hồ sơ sự kiện, Chuyên san của Tạp chí Cộng Sản, Số 126, 30/07/2010 18. A short guide to the euro, Euro Commission,2006 19. The European  Union budget at a glance, Euro Commission, 2010 20. Frederic S. Mishkin; Economics of Money, Banking, and Financial Markets, 7th edition. 21.Frederic S. Mishkin and Stanley G. Eakins; Financial Markets and Institutions, fourth edition. 22. Jeff Madura; Financial Markets and Institutions, 7th edition. 23. TS Nguyễn Đức Hưởng (Chủ biên); 2010; Khủng hoảng Tài chính toàn cầu- Thách thức với Việt Nam. 24. Pascal Fontaine; Europe in 12 lessons; 2006; Euro Commission. Phụ lục Phụ lục 1: Chỉ số minh bạch của các nước châu ÂU ( Nguồn: www.transparency.org) Phụ lục 2: (Nguồn: Khu vực Euro:  Khu vực Euro:   Khu vực Euro (17)   Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro(8)   Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro(1)   Quốc gia Liên Âu dự định mở cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập hệ thống Euro nhưng với quyền rút khỏi hệ thống(1)   Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng(5)   Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp(4) Các nước hay lãnh thổ ngoài Liên minh châu Âu nhưng sử dụng đồng Euro được tô đậm bằng đường gạch màu xanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng nợ Hy Lạp- Nguyên nhân và tác động đến vị thế đồng tiền chung châu Âu.doc
Luận văn liên quan