Đề tài Kiểm soát dòng vốn ở Việt Nam thách thức và khuyến nghị

Thực hiện công cuộc Đổi mới với chính sách mở cửa hội nhập do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao (bình quân 7,5%/năm), đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt kể từ khi việc hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thực tế là, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải đổi ngoại tệ thành nội tệ. Kết thúc quá trình kinh doanh, nhà đầu tư sẽ đem cả vốn lẫn lời đổi lấy ngoại tệ để đem về nước. Tuy nhiên vấn đề lớn xảy ra là nếu cùng lúc các nhà đầu tư (thường là ngắn hạn) đồng loạt đổi ngoại tệ mang về nước sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến và điều này gây áp lực lớn lên tỷ giá. Thêm vào đó, những năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, đặc biệt từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra tại châu Á và sau đó lan ra các châu lục khác xẩy ra, đã mở ra một xu hướng mới trong mục tiêu kiểm soát dòng vốn, đó là việc nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tìm cách hạn chế dòng vốn đầu cơ chảy vào thị trường. Đây là một xu hướng đảo ngược hoàn toàn so với nỗ lực tự do hóa dòng vốn trên phạm vi toàn cầu kể từ những năm 80 của thế kỷ trước. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN 4 1.1 Một số nguồn vốn đầu tư nước ngoài 4 1.1.1 Vốn ODA 4 1.1.2 Vốn FDI 5 1.1.3 Vốn FPI 6 1.2 Kiểm soát dòng vốn. 7 1.2.1 Khái niệm 7 1.2.2 Mục tiêu. 8 1.2.3 Phương pháp. 8 1.2.4 Cán cân vốn (Capital Account) 9 1.2.5 Chỉ số CCI và CBFI 9 1.3 Kinh nghiệm về kiểm soát dòng vốn ở một số quốc gia đang phát triển 10 1.3.1 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Malaysia: sự kiểm soát khôn ngoan. 10 1.3.2 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Thái Lan: sự kiểm soát “bồng bột”. 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 14 2.1 Sử dụng và kiểm soát ODA 14 2.2 Sử dụng và kiểm soát vốn FDI 17 2.3 Sử dụng và kiểm soát vốn FPI 22 2.4 Một số biện pháp kiểm soát vốn ở Việt Nam 24 2.5 Đánh giá chung. 29 2.5.1 Mặt tích cực. 29 2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 30 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM SOÁT DÒNG VỒN Ở VIỆT NAM 32 3.1 Về cơ chế chính sách. 32 3.2 Kiểm soát dòng vốn vào, cấu thành vốn và luân chuyển vốn. 33 3.3 Thực hiện tự do hóa dòng vốn ra theo hướng đầu tư trực tiếp và gián tiếp ra nước ngoài 34 3.4 Duy trì quy định kiểm soát ngoại tệ, tăng tính linh hoạt của tỷ giá. 36 3.5 Xây dựng chỉ số CCI, CBFI cho Việt Nam theo từng quý, năm 37 KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

doc50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2785 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm soát dòng vốn ở Việt Nam thách thức và khuyến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ, nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)” 1.2.3 Phương pháp 1.2.3.1 Kiểm soát dòng vốn trực tiếp Kiểm soát dòng vốn trực tiếp hay còn gọi là kiểm soát dòng vốn mang tính hành chính: là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính. Kiểm soát hành chính tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước này sang nước khác. Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghĩa vụ hành chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dòng vốn. 1.2.3.2 Kiểm soát dòng vốn gián tiếp Còn gọi là kiểm soát dòng vốn dựa trên cơ sở thị trường: là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch này phải tốn kém nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế những giao dịch này. Việc kiểm soát vốn có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau như hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế ngầm hoặc công khai lên dòng vốn quốc tế, nhưng chủ yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dòng vốn dài hạn. 1.2.4 Cán cân vốn (Capital Account) Trong kinh tế vĩ mô và tài chính quốc tế, cán cân vốn là một trong hai thành phần chính của cán cân thanh toán - Balance of Payment – thành phần còn lại là cán cân vãng lai – Current Account. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản, hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước và người cư trú ở quốc gia khác. Biểu diễn của cán cân vốn: Cán cân vốn = Thay đổi chủ sở hữu nước ngoài đối với tài sản trong nước – Thay đổi chủ sở hữu trong nước đối với tài sản nước ngoài = Đầu tư trực tiếp(FDI) + Đầu tư gián tiếp(FPI) + Đầu tư khác + Tài khoản dự trữ. 1.2.5 Chỉ số CCI và CBFI CCI là viết tắt của từ tiếng Anh Capital Controls Index nghĩa là chỉ số đánh giá mức độ kiểm soát vốn; CBFI là viết tắt của Cross-Border Financial Index (tạm dịch là Chỉ số đánh giá luồng tài chính xuyên biên giới). Với sự biến động của dòng vốn, đánh giá mức độ hiệu quả và ảnh hưởng của dòng vốn đối với quốc gia là một công việc hết sức cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay chưa có đánh giá nào liên quan đến các bộ chỉ số này. Về cơ bản, trong hầu hết các nghiên cứu quốc tế, việc tính toán CCI dựa trên dữ liệu thu thập của Quỹ tiền tệ Quốc tế trong báo cáo thường niên AREAER và để đánh giá hiệu quả của kiểm soát vốn khi làm rõ các dòng vốn xuyên biên giới, thường được đo lường qua cấp độ của các dòng vốn thực tế của một quốc gia hoặc một nền kinh tế gọi là chỉ số dòng vốn xuyên biên giới CBFI. Kinh nghiệm về kiểm soát dòng vốn ở một số quốc gia đang phát triển Vấn đề kiểm soát vốn ở Việt Nam trở thành vấn đề nóng trên các diễn đàn quốc tế kể từ thời điểm tháng 2/2007: Giữa tháng 2 năm 2007, Các hãng tin nước ngoài như Bloomberg và AFP đều đồng loạt trích nguồn tin từ Ngân hàng ANZ cho rằng Việt Nam đang chuẩn bị áp dụng một loạt biện pháp quản lý dòng vốn vào - ra tương tự như Thái Lan để giảm nhiệt thị trường chứng khoán. 1.3.1 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Malaysia: sự kiểm soát khôn ngoan Trong những năm 1997-1998, Malaysia cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính kinh tế, nhưng khác với một số nước Đông Á khác, Malaysia kiên quyết khước từ “liệu pháp IMF”, thực thi một chế độ kiểm soát gắt gao việc chảy máu ngoại tệ - Một biện pháp mà nhiều nhà kinh tế lúc đó cho rằng sẽ làm mất lòng tin của các nhà đầu tư và hậu quả sẽ là kéo Malaysia lún sâu hơn vào khủng hoảng và suy thoái. Một Uỷ ban đặc biệt với sự chủ trì trực tiếp của Thủ tướng đã được thành lập và làm việc ngày đêm theo kiểu thời chiến để đối phó với khủng hoảng. Thêm vào đó, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, Malaysia đã sử dụng biện pháp kiểm soát vốn gắt gao như ấn định tỷ giá ở mức 3,8 Ringgit/USD; tập trung thị trường thứ cấp vào thị trường chứng khoán Kuala Lumpur, hạn chế các giao dịch tiền tệ và vốn của người không thường trú; hạn chế và đi tới cấm sử dụng đồng Ringgit bên ngoài lãnh thổ Malaysia; chỉ cho phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu, FDI và chuyển lợi nhuận về nước. Thoạt đầu đại đa số các nhà kinh tế theo học thuyết thị trường tự do kịch liệt phản đối và coi đó là một bước thụt lùi trong tiến trình phát triển kinh tế của Malaysia. Song theo thời gian, một số nhà kinh tế, trong đó có cả những người nổi tiếng như Paul Krugman đã tỏ ý tán thành, thậm chí cho rằng kiểm soát vốn là công cụ tối ưu giúp vượt qua khủng hoảng tài chính. Về bản chất, kiểm soát vốn ở Malaysia nhằm tách rời lãi suất và tỷ giá, khiến Malaysia có thể chủ động hạ lãi suất giúp phục hồi nền kinh tế. Kết quả thật bất ngờ, Malaysia vững vàng vượt qua được sóng gió không cần đến bất cứ viện trợ nào của các tổ chức tiền tệ quốc tế. 1.3.2 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Thái Lan: sự kiểm soát “bồng bột” Ngày thứ ba đen tối với chứng khoán Thái Lan Cuối chiều 18/12/2006, Ngân hàng Trung ương Thái Lan yêu cầu các nhà băng tư nhân phong tỏa tối thiểu 30% trị giá các tài khoản tiền gửi ngoại tệ được lập để đầu tư tài chính. Việc phong tỏa này có hiệu lực từ 19/12/2006 và kéo dài trong vòng một năm. Bên cạnh đó, Thái Lan đưa ra mức thuế rút vốn 15% đánh vào thu nhập từ chênh lệch giá (capital gain) và từ tiền lãi (interest payment) của các trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp do nước ngoài nắm giữ. Các biện pháp trên đây được đưa ra nhằm chặn đà tăng giá của đồng baht so với đôla Mỹ. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên quy định kiểm soát tiền tệ có hiệu lực, thị trường chứng khoán Thái Lan rơi vào thế hoảng loạn. Chỉ số SET mở cửa với mức thấp hơn 20% so với thứ 2 và đến cuối phiên chốt 622,14 điểm, giảm 14,8%. 622,14 điểm là mức chốt thấp nhất kể từ 29/10/2004. Mức giảm gần 15% cũng được xem là lớn nhất kể từ 1975. Cú mất điểm này khiến giá trị thị trường chứng khoán Thái Lan sụt 23 tỷ USD. Và Tác nhân chính không gì khác là cơn tháo chạy hoảng loạn của các nhà đầu tư nước ngoài, đẩy giá đồng Bath giảm mạnh. Chính phủ nước này đã nỗ lực cứu vãn khi tung dự trữ ngoại tệ ra thị trường nhưng quá trình rút vốn vẫn không dừng lại. Cuối cùng, khi dự trữ cạn kiệt, Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá (phá giá đồng tiền). Hậu quả là nền kinh tế lâm vào nợ nần, đình đốn, chính trị - xã hội mất ổn định và phải 2 năm sau, nước này mới hồi phục được. Bảng 1.1: Một số chỉ số trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 Quốc gia Tỷ giá hối đoái Thay đổi GNP Thay đổi (So với USD) (Tỷ USD) Tháng 06/1997 Tháng 07/1998 Tháng 06/1997 Tháng 07/1998 Thái Lan 24.5 41  40.2% 170 102 40.00%  Indonesia 2,380 14,150  83.2% 205 34 83.40%  Philippin 26.3 42  37.4% 75 47 37.30%  Malaysia 2.5 4.1  39.0% 90 55 38.90%  Hàn Quốc 850 1,290  34.1% 430 283 34.20% (Nguồn: Wikipedia) Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, hiện nay việc kiểm soát vốn đã trở thành phổ biến. Iceland đi đầu vào năm 2008 khi phải vật lộn với khủng hoảng tài chính. Không lâu sau đó, hàng loạt các nước đang phát triển tiếp bước: một số thắt chặt các biện pháp hiện có trong khi số khác đưa ra các biện pháp mới nhằm vào cả dòng vốn vào và dòng vốn ra. Ví dụ như trong khủng hoảng Trung Quốc điều chỉnh hàng loạt các biện pháp kiểm soát trong khi Indonesia, Đài Loan, Peru, Argentina, Ecuador, Ukraine, Nga và Venezuela cũng đưa ra các biện pháp kiểm soát theo cách này hay cách khác. Chỉ riêng trong tháng 10/2010, Brazil hai lần tăng thuế đánh lên đầu tư nước ngoài vào trái phiếu cho thu nhập cố định trong khi không đánh thuế đầu tư trực tiếp. Các cơ quan điều tiết Hàn Quốc đã bắt đầu kiểm toán các bên cho vay sử dụng các chứng khoán phái sinh gốc ngoại tệ. Bỏ cmucj này CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 Sử dụng và kiểm soát ODA Nhờ thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, kể từ năm 1993 Việt Nam đã chính thức lập quan hệ ngoại giao và tiếp nhận được nhiều nguồn ODA từ các quốc gia, các tổ chức Quốc tế trên thế giới. Trong 17 năm qua, Chính phủ đã ban hành 5 nghị định về quản lý sử dụng Vốn ODA, Vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (Nghị định 20/CP (1994), Nghị định 87/CP (1997), Nghị định 17/2001/NĐ-CP (2001) và Nghị định 131/2006/NĐ-CP (2006), Nghị định 93/2009/NĐ-CP) . Trải qua các thời kỳ khác nhau, để đáp ứng thực tiễn cho từng thời kỳ. Chính phủ đã ban hành 2 nghị định cuối nói trên, và vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Hình thức ODA ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ; ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. Phương thức cơ bản cung cấp ODA Hỗ trợ dự án; Hỗ trợ ngành; Hỗ trợ chương trình; Hỗ trợ ngân sách. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA Cấp phát từ ngân sách nhà nước; Cho vay lại từ ngân sách nhà nước; Cấp phát một phần, cho vay lại một phần từ ngân sách nhà nước. Giải ngân vốn ODA có tiến bộ, song chưa đủ Hình 2.1: Biểu đồ cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993-2008 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Trong thời kỳ 1993-2008, tổng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết. Có thể nhận thấy trong thời kỳ này tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hướng tích cực qua các năm. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể. Cơ cấu vốn ODA 1993-2008 Cơ cấu vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời kỳ 1993-2008 phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA theo tinh thần nghị định 131. Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nhìn vào biểu đồ có thể thấy rõ cơ cấu vốn ODA tập trung chủ yếu vào ngành Giao thông Vận tải, Bưu chính Viễn thông (28,06%), Năng lượng và Công nghiệp (21,78%). Chỉ riêng 2 ngành này đã chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% nguồn vốn ODA toàn ngành. Kiểm soát ODA và bất cập Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý‎ và sử dụng nguồn vốn ODA còn có những bất cập, đó là: - Hệ thống văn bản pháp quy trong nước, đặc biệt giữa ODA và đầu tư công, chưa đồng bộ; - Quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ còn thiếu hài hòa; - Năng lực cán bộ quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng; - Công tác theo dõi và đánh giá các chương trình và dự án ODA trong bối cảnh phân cấp chưa được các Bộ, ngành và địa phương quan tâm đúng mức. Đây cũng là những nguyên nhân chủ yếu làm cho một số chương trình và dự án ODA chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. 2.2 Sử dụng và kiểm soát vốn FDI Năm 1987, Chính phủ ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã thu hút lượng lớn các thị trường FDI vào nước ta. Từ 1987 đến 1990, vốn FDI vào Việt Nam khá e dè, mang tính thăm dò, chỉ khoảng 1,1 tỷ USD vốn đăng ký, thực hiện được vài trăm triệu USD. Giai đoạn 1991-1997 - giai đoạn vàng của lịch sử thu hút FDI tại Việt Nam, các tên tuổi lớn của thế giới đã xuất hiện. Đó là BP, Shell, Total trong ngành dầu khí. Đó là Daewoo, Toyota, Ford… trong lĩnh vực ô tô xe máy. Rồi Sony trong ngành công nghiệp điện tử, Phú Mỹ Hưng trong lĩnh vực bất động sản. Không chỉ vốn đăng ký, mà vốn giải ngân đạt đỉnh vào năm 1997 với 3,115 tỷ USD đã giữ kỷ lục suốt 10 năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng đầu tư của khu vực này trong giai đoạn 1991-1995 đạt con số kỷ lục, trung bình 72,37%, đóng góp 30% vào tổng vốn đầu tư xã hội và 40% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam. Những kết quả này cũng đã góp phần tạo nên tiền đề để Việt Nam nối lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc vào năm 1991, bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào năm 1994, gia nhập ASEAN vào 1995, ký Hiệp định khung hợp tác với EU cũng vào năm 1995... Giai đoạn 1998 – 2006 được gọi là giai đoạn suy thoái của FDI. Cho đến cuối 2005, Việt Nam đã thu hút được tổng số khoảng trên 70 tỷ USD vốn đăng ký. Riêng mấy năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, FDI vào Việt Nam tăng vọt từ 12 tỷ USD năm 2006 lên 21 tỷ USD năm 2007 và 64 tỷ USD năm 2008. Mặc dù năm 2009 có nhiều khó khăn do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm đến quan trọng của FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,3 tỷ USD. Như vậy tổng số FDI đăng ký trong 3 năm qua đã vượt 1,3 lần tổng số FDI thu hút được của tất cả các năm trước đó cộng lại. Đóng góp của khu vực FDI vào GDP đạt mức trung bình trên dưới 40% trong khoảng 1 chục năm gần đây. Theo số liệu thống kê của CIA-Factbook, tính đến hết năm 2010, Việt Nam đứng thứ 45 trên thế giới về thu hút vốn đầu tư FDI. Hình 2.3: 20 nước đứng đầu về đầu tư FDI tại Việtnam 1990-2010 (Nguồn: VietPartner) Năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1% tổng vốn và tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% và tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% và tăng 18,4%. Bảng 2.1: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 Nghìn tỷ đồng Cơ cấu(%) So với năm 2009 (%) TỔNG SỐ 830,3 100,0 117,1 Khu vực Nhà nước 316,3 38,1 110,0 Khu vực ngoài Nhà nước 299,5 36,1 124,7 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 25,8 118,4 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Trong đánh giá về FDI của Việt Nam khi nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2010, cha đẻ của thuyết cạnh tranh - ông Micheal Porter cho rằng, FDI là động lực dẫn dắt tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua nhưng cách tiếp cận chính sách trong thu hút đầu tư còn thụ động và hướng nhiều tới vốn đăng ký hơn là giải ngân và quan trọng là giá trị mà FDI mang tới cho Việt Nam chưa đủ. Cơ cấu vốn FDI 1988 – 2007 Công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Giải ngân FDI kém hiệu quả Năm 2007, vốn FDI của Việt Nam là 20,3 tỷ , so với năm 2006 là 10,2 tỷ USD và năm 2000 là 2,4 tỷ USD thì mức tăng này là hết sức ngoạn mục. Tuy nhiên, nếu như năm 2000 chúng ta giải ngân được 2,2 tỷ USD chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư, thì năm 2006 giải ngân được 4,1 tỷ (chiếm 40%) tới năm 2007 giải ngân 4,5 tỷ (chiếm chưa tới 30% tổng vốn đầu tư).tính đến 19/12/2008, đã đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại. Năm 2008, giải ngân số vốn lên tới 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó. Số liệu trên cho thấy vấn đề giải ngân của chúng ta chưa hiệu quả. Kiểm soát FDI và bất cập Nhìn chung, dòng vốn FDI là dòng vốn ít biến động nhất, và về cơ bản vẫn thực hiện theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/09/2006 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, việc quản lý dòng vốn FDI vào và ra cũng gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý. Đối với công tác quản lý dòng vốn FDI của cơ quan chức năng, hiện nay, số liệu vốn đầu tư nước ngoài được định kỳ tổng hợp từ số liệu báo cáo của các địa phương đối với vốn chuyển vào và từ doanh nghiệp đối với vốn chuyển ra. Cục Đầu tư nước ngoài là cơ quan duy nhất có thể tổng hợp được một cách tương đối đầy đủ số liệu. Số liệu vốn thực hiện địa phương báo cáo về Cục hiện nay là số liệu tổng hợp về giá trị của vốn đã thực hiện, không phân chia theo các yếu tố cấu thành như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tái đầu tư…, cũng không chia được thành vốn bằng tiền mặt và vốn bằng hiện vật như máy móc thiết bị, nhà xưởng, giá trị quyền sử dụng đất… và các khoản tương đương tiền như công nghệ, bí quyết kỹ thuật, thương hiệu… Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thống kê dòng vốn vào và ra khỏi nền kinh tế qua kênh ngân hàng (vốn bằng tiền) làm căn cứ để lập, phân tích cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, nhưng lại không có đủ nguồn dữ liệu để tính toán dòng vốn chuyển vào và ra qua các hoạt động đầu tư trực tiếp, do vậy không bổ sung và đối chiếu dữ liệu được với Cục Đầu tư nước ngoài về các dòng FDI vào và ra. Sử dụng và kiểm soát vốn FPI Các giai đoạn thu hút FPI ở Việt Nam Giai đoạn 1(1995-1998): Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này Việt Nam có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn huy động được khoảng 400 triệu USD. Giai đoạn 2 (1998-2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu Á khiến cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Châu Á vị chững lại, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này. Giai đoạn này, Việt Nam bị giảm sút và thu hẹp đáng kể quy mô vốn FDI và FPI. Trong số 7 quỹ nêu trên, có tới 5 quỹ rút khỏi Việt Nam, một Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ. Chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund được thành lập 7-1995 là còn hoạt động cho đến nay. Giai đoạn 3 (từ 2003-2006): thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính. Việc thành lập sàn giao dịch chứng khoán ở TP.Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đặc biệt chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tính đến 6/2006, cả nước đã có 9 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,9 tỷ USD đnag hoạt động ở Việt Nam. Tổng cộng đến nay, FPI mà Việt Nam thu hút được bằng 2-3% so với tổng vốn FDI trong cùng thời kỳ (còn rất khiêm tốn so với 30-40% của các nước trong khu vực). Giai đoạn 4 (2006-2008)- giai đoạn hậu WTO: năm 2006 đánh dấu thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, đây là một dấu mốc quan trọng cho đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Ở giai đoạn này, cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán, luồng vốn liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành công. Có 19 công ty quản lý quỹ được hình thành và trên 1000 nhà đầu tư trên khắp thế giới đăng ký tài khoản tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty đa quốc gia. Chỉ riêng thời điểm cuối năm 2006, vốn FPI là trên 2 tỷ USD, cao hơn tất cả các giai đoạn trước cộng lại, và đến năm 2007 đạt đến mức kỷ lục, khoảng 8 tỷ USD. Vào giai đoạn này, lượng đầu tư chủ yếu vào thị trường trái phiếu. Việc bùng nổ FPI góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh. Giai đoạn 5 (2008-nay): giai đoạn này chứng kiến nhiều bước thăng trầm của nguồn vốn FPI vào Việt Nam. Cùng với sự sụp giảm của thị trường chứng khoán và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, FPI từ tháng 5-2008 đến khoảng tháng 3-2009 đã có giảm rõ rệt, lần lượt các nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường Việt Nam, đỉnh điểm là vào cuối năm 2008, giao dịch gần như đóng băng. Tuy nhiên, theo một số nhận định của các chuyên gia kinh tế, kế từ quý II/2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại thị trường Việt Nam, tuy nhiên còn khá dè dặt. Bảng 2.2: Phân bổ vốn FPI và tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn FPI 0,02 0,03 0,07 0,17 1,19 1,9 6,3 5,7 5,2 Tỷ lệ FPI/FDI (%) 0,5 1,2 2,3 3,7 17,5 15,8 29,6 8.9 24,2 (Nguồn: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước) Kiểm soát FPI và bất cập Do đặc thù thị trường tài chính chưa phát triển toàn diện, dòng vốn FPI vào Việt Nam đang được kiểm soát khá chặt. Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán còn hạn chế khiến nhà đầu tư ngoại khi muốn chuyển đổi từ cổ phiếu ra tiền không phải lúc nào cũng thuận lợi. Với đặc tính vào nhanh, ra cũng nhanh và khi rút ra khỏi bất cứ một nền kinh tế nào, dòng vốn FPI bao giờ cũng để lại những hậu quả rất nặng nề. Bởi vậy, vấn đề đang khiến các cơ quan quản lý “đau đầu” là làm thế nào để đạt mục tiêu kép: cùng với thực thi các chính sách tăng thu hút dòng vốn FPI, thì một nhiệm vụ quan trọng hơn là giữ dòng vốn này lưu lại lâu dài, ổn định hơn cho thị trường chứng khoán. Với thực trạng như vậy, VASB trong cuộc hội thảo ngày 21/05/2010 với chủ đề “Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng” đã hối thúc các cơ quan quản lý sớm bắt tay xây dựng cơ chế quản lý dòng vốn FPI và hoạt động của thị trường chứng khoán. Một số biện pháp kiểm soát vốn ở Việt Nam Mặc dù, chưa có “chiến lược dài hạn” về kiểm soát dòng vốn nhưng cho đến thời điểm này thì chính phủ và NHNN đang cố gắng thực hiện và điều chỉnh để kiểm soát nguồn vốn bằng cách này hay cách khác. Thực tế, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát vốn nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đổi mới luật lệ và các chính sách Ngày 29/2/2005, bằng quyết định 238/2005/QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cho người nước ngoài nắm giữ từ 30% lên đến 49%. Thực tế cho thấy, chỉ bằng cách tiếp cận thông qua các luật lệ và những chính sách, hầu như không thể nào biết được những thay đổi trong luật và các chính sách này đã tác động đến những khó khăn phát sinh trong quá trình quản lý các giao dịch tài chính như thế nào. Những phức tạp này chủ yếu là do có quá nhiều nhân tố tác động, chẳng hạn như nhân tố rủi ro quốc gia, các ưu đãi thuế, rủi ro tỷ giá v.v.  Bảng 2.3: Các văn bản luật liên quan đến kiểm soát dòng vốn Số văn bản Ngày ban hành Cơ quan ban hành Trích yếu 09/2011/TT-NHNN 09/04/2011 NHNN Việt Nam Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. 750/QĐ-NHNN 09/04/2011 NHNN Việt Nam Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng 692/QĐ-NHNN 31/03/2011 NHNN Việt Nam Quyết định số 692/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. 01/CT-NHNN 01/03/2011 NHNN Việt Nam Về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội 11/NQ-CP 24/02/2011 Chính phủ Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội 19/2010/TT-NHNN 27/09/2010 NHNN Việt Nam Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng 1519/QĐ-BTC 02/07/2010 Bộ Tài chính Quyết định số 1519/QĐ-BTC về việc đính chính Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 47/2010/QH12 16/06/2010 Quốc hội Luật các tổ chức tín dụng 46/2010/QH12 16/06/2010 Quốc hội Luật NHNN Việt Nam 2635/QĐ-NHNN 06/11/2008 NHNN Việt Nam Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín đụng được phép hoạt động ngoại hối. 160/2006/NĐ-CP 28/12/2006 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11 13/12/2005 Quốc hội Pháp lệnh ngoại hối 59/2005/QH11 29/11/2005 Quốc hội Luật đầu tư 108/2006/NĐ-CP 22/09/2006 Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước bằng việc phát hành trái phiếu Chế độ kiểm soát vốn của Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong những năm gần đây. Trong suốt thời kỳ mở cửa cho đến nay, Việt Nam chủ yếu thực hiện phương pháp khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, dòng vốn FDI đã tăng trở lại, tuy vẫn đứng ở mức thấp so với tổng số đầu tư FDI vào VN: 1,2% năm 2002, 2,3% năm 2003 và 3,7% năm 2004. Trong khi đó tỉ lệ này ở Thái Lan, Malaysia & Trung Quốc là từ 30-40%. Thực tế, xu hướng này đã tăng lên kể từ khi chính phủ phát hành loạt trái phíếu quốc tế đầu tiên vào tháng 10 năm 2005 và kéo theo hàng hoạt phương án phát hành trái phiếu quốc tế của các tổng công ty lớn như Vinashin, EVN và hàng loạt công ty khác. Dòng vốn này cùng với dòng vốn FPI đã tăng lên trong những năm sau và tạo sức ép lên VND. Để đối phó với dòng vốn này, các cơ quan chức năng đã thực hiện các phương pháp nới lỏng thị trường đối với các dòng chu chuyển vốn ra nước ngoài. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm ổn định tỷ giá Việt Nam đang cố gắng neo giá đồng tiền của mình theo USD. Điều đó có nghĩa là khi một lượng vốn nước ngoài chảy vào thì NHNN phải bơm ra rất nhiều tiền để mua lại ngoại tệ này để ổn định được tỉ giá hối đoái. Nhưng khi NHNN “bơm tiền” ra để ổn định tỉ giá hối đoái thì có nghĩa lượng cung tiền quá lớn. Rõ ràng đây là nguyên nhân lạm phát tiền tệ, làm cho công cụ chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nước ngoài không ổn định. Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 20.693 VND/USD (tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó) và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1% áp dụng cho ngày 11/2/2011. Với điều chỉnh trên, mức giá trần bán ra theo biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại ngày 11/2 sẽ ở mức 20.900 VND, mức sàn là 20.486 VND. NHNN cho rằng các biện pháp này sẽ tạo điều kiện để điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước Các trường phái kinh tế học Keynes cho rằng chính sách tài khóa có hiệu quả to lớn trong chu kỳ kinh tế. Họ sử dụng phân tích IS-LM để cho thấy chính sách tài khóa phát huy tác dụng thông qua sự dịch chuyển của đường IS thế nào. Bản thân John Maynard Keynes đề cao chính sách tài khóa thông qua công cụ chi tiêu chính phủ. Khi nền kinh tế ở pha bùng nổ và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài chính như thế này gọi là chính sách tài chính thắt chặt. Từ phân tích Mô hình Mundell-Fleming, Việt Nam đang thực hiện các biện pháp siết chặt chế độ tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài khóa mới có hiệu quả. Gần đây nhất, việc ban hành nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Một số giải pháp được đưa ra như sau: Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; Điều chỉnh giá điện, xăng, dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Thực tế cho thấy, những nước không áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn sẽ chịu khủng hoảng và suy thoái lâu hơn các nước có thực hiện. Cùng với bài học kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở một số quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Brazil, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, vv…Việt Nam đã có những biện pháp cho việc kiểm soát vốn. 2.5 Đánh giá chung 2.5.1 Mặt tích cực Thứ nhất, tổng vốn đầu tư của toàn xã hội tăng dần qua các năm, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, tạo không khí sôi động cho TTCK Việt Nam vốn còn non trẻ. Đó là giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời kích thích sự “hưng phấn” từ các nhà đầu tư trong nước. Thứ ba, bên cạnh việc hấp thụ vốn là việc tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngòai để từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhà nước về các chính sách đầu tư, đồng thời tạo điều kiện để thị trường tài chính Việt Nam phát triển theo hướng đa dạng, chuyên sâu hơn và bảo vệ sự ổn định về tài chính và tiền tệ. Thứ tư, với chính sách phân cấp thời gian qua đã mở rộng được đối tượng tham gia quản lý, giảm các rào cản trong việc ra quyết định hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng ở địa phương. Địa phương cũng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ do bộ, ngành cung cấp hơn, đồng thời điều phối hiệu quả hơn các chương trình quốc gia, tỉnh, huyện, tạo cơ hội tốt hơn cho người dân tham gia quyết định, từ đó góp phần cải thiện được phúc lợi kinh tế - xã hội. 2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân Nhìn chung việc kiểm soát vốn của Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập, cụ thể: Thứ nhất, cái giá chung nhất của việc kiểm soát vốn chính là sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dòng vốn toàn cầu. Thứ hai, kiểm soát vốn nếu không khéo sẽ mâu thuẫn với pháp lệnh ngoại hối ban hành vào tháng 12-2005, mà tinh thần chung là tự do hóa các giao dịch ngoại hối. Chính phủ hiện có chỉ đạo sắp tới đây cần phải nghiên cứu bổ sung và sửa đổi các văn bản hướng dẫn pháp lệnh ngoại hối có liên quan đến việc gửi và rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Những thay đổi này có thể sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy các thay đổi trong qui chế ngoại hối sắp tới phải thực hiện nguyên tắc “bất hồi tố”. Nghĩa là chúng ta không được đụng chạm đến dòng vốn ngoại hối hiện nay. Chỉ có những dòng vốn gián tiếp kể từ sau các thay đổi này mới chịu sự chi phối của biện pháp kiểm soát vốn. Thứ ba, kiểm soát vốn làm chi phí giao dịch vốn từ đó hạn chế những dòng vốn có lợi (tính trên tổng qui mô dòng vốn) tăng cao và sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng sang các quốc gia khác. Theo nhiều khảo sát năm 2007, chi phí giao dịch tại Trung Quốc hiện là 1,2%, VN là 2%; trong khi Hong Kong chỉ là 0,013%. Nếu áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát vốn nặng về hành chính, có khả năng dòng vốn đang chảy vào VN sẽ chuyển huớng ngược trở về các nước có chi phí giao dịch vốn thấp hơn như Trung Quốc chẳng hạn. Đây là cái giá phải trả cần phải đuợc cân nhắc thấu đáo trước khi ban hành các biện pháp kiểm soát vốn chính thức. Thứ tư, các biện pháp đưa ra chưa mang tính “chiến lược dài hạn”. Kiểm soát vốn là việc mà bất kỳ quốc gia nào, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam cần phải thực hiện và phải thực hiện ngay từ cuối những năm 80 khi Việt Nam mở cửa mạnh mẽ thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đến năm 2007, do những sức ép về việc thị trường chứng khoán phát triển quá nóng. Nói cách khác, kiểm soát vốn mà chúng ta dự định và đã thực hiện (như dừng lại việc mở room - tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) chính là do yếu tố tình thế là chính, chứ không phải xuất phát từ một chiến lược mang tính dài hạn. Thứ năm, chưa xây dựng được các bộ chỉ tiêu khoa học để đánh giá hiệu quả khi kiểm soát dòng vốn CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM SOÁT DÒNG VỒN Ở VIỆT NAM Ông Dominic Scriven - giám đốc Qũy Dragon Capital cũng cho rằng: “Không một quốc gia nào ở châu Á phát triển thị trường vốn mà không có biện pháp để kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, nếu Việt Nam không đưa ra biện pháp kiểm soát sẽ là một ngoại lệ trong khu vực. Ngay những quốc gia có thị trường vốn phát triển cũng có biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài”. Thêm vào đó, việc sửa đổi, bổ sung văn bản luật, pháp lệnh của chính phủ và ngân hàng nhà nước cùng với những điều chỉnh kinh tế thời gian qua có thể thấy rằng Việt Nam đã và đang đưa kiểm soát vốn thành một chiến lược mang tính dài hạn, một chiến lược tổng thể hướng đến mục tiêu quan trọng đó là hệ thống tài chính – tiền tệ trong nước phát triển lành mạnh và ổn định, duy trì tăng trưởng kinh tế. Dưới đây, Tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác kiếm soát vốn. Về cơ chế chính sách Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta phải tuân theo thông lệ chung của thế giới: tự do hóa dòng vốn và để thị trường tự điều tiết. Tuy nhiên, nhằm ổn định thị trường, đưa thị trường phát triển lành mạnh, tránh những cú sốc từ các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ồ ạt, gây náo loạn thị trường, gây khủng hoảng nền kinh tế cần có những sự điều tiết của Chính phủ. Thứ nhất, Chính phủ cần hoàn thiện các thể chế chính sách và các định chế tài chính, thiết lập một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các lực lượng thị trường. Cụ thể: Điều chỉnh cấu trúc của thị trường tài chính phù hợp với cấu trúc kinh tế, gắn kết các cấu thành thị trường – thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường ngoại hối vận hành thành một thể thống nhất, bổ trợ cho nhau; xây dựng hệ thống tài chính phát triển ổn định. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần điều tiết, can thiệp thị trường một cách chủ động, linh hoạt và kịp thời. Thứ ba, Nhà nước cũng cần ban hành luật kiểm toán để buộc các đơn vị kinh tế phải có báo cáo hoạt động và báo cáo tài chính qua kiểm toán độc lập để tạo ra ngày càng nhiều khách hàng có độ tin cậy cao đối với ngân hàng. Cùng với đó, các ngành, địa phương cũng phải “chung tay” cùng Chính phủ rà soát lại các dự án đang và sẽ đầu tư bằng ngân sách để đảm bảo tính hiệu quả. Kiểm soát dòng vốn vào, cấu thành vốn và luân chuyển vốn Lợi ích của luân chuyển vốn giữa các quốc gia là rõ ràng kể từ khi chúng ta mở cửa thị trường và tự do hóa các giao dịch tài chính. Tiếp tục điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút vốn nước ngoài theo hướng phát triển bền vững Bên cạnh đó, chúng ta phải kiểm soát nó một cách chặt chẽ. Thứ nhất, cần xác định được động cơ và nguyên nhân của luồng vốn vào, cơ cấu luồng vốn, tác động của nó đến nền kinh tế và hệ thống tài chính. Chúng ta có thể xem xét Bài học năm 2008 của Trung Quốc cho thấy khi có dấu hiệu về “tràn” vốn, trong 5 tháng đầu năm Trung Quốc đạt mức kỷ lục về dòng vốn vào của nước ngoài lên tới 6 triệu USD/phút và mức chênh lệch lãi suất hấp dẫn hơn 2% giữa lãi suất ở Trung Quốc và Mỹ. Việc tăng nguồn tiền nóng ngắn hạn không chỉ thổi bùng lạm phát, mà còn tạo ra khó khăn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong việc ngăn chặn dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, vì rủi ro đối với hệ thống tài chính là rất cao nếu nguồn tiền này bất ngờ rút khỏi thị trường Trung Quốc. Chính vì vậy Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) tuyên bố cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc sẽ thắt chặt kiểm soát việc phê chuẩn các dự án đầu tư nước ngoài, bao gồm tất cả các hình thức sở hữu doanh nghiệp, tái đầu tư, mua bán và sáp nhập. Để thực hiện thắt chặt kiểm soát luân chuyển vốn, NDRC xem xét chặt chẽ hơn tính thực chất của các dự án đầu tư nước ngoài và việc ngăn chặn dòng chảy của nguồn vốn không dựa trên đầu tư thực sự. Khi cần thiết, NDRC sẽ thuê các cơ sở tham vấn để đánh giá về dự án đầu tư nhằm đảm bảo rằng việc đầu tư này là không có nghi vấn. Thứ hai, duy trì hoặc giảm giá đồng tiền của mình để hỗ trợ cạnh tranh xuất khẩu. Thứ ba, sử dụng chính sách tài khóa như một công cụ hữu hiệu đối phó với dòng vốn vào, tăng thặng dư ngân sách chính phủ có thể giảm nhẹ áp lực lạm phát và tăng tỷ giá thực. Thứ tư, Áp dụng tỷ lệ tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi đối với dòng vốn vào, điều này có nghĩa là đặt ra các mức dự trữ tùy theo loại vốn vào và hoàn cảnh của dòng vốn vào nhằm giảm số lượng vốn vào. Tỷ lệ dự trữ có thể điều chỉnh tùy theo lượng vốn vào nhưng không thay đổi theo thời gian đáo hạn. Thứ năm, Cần đánh thuế vào những giao dịch ngoại hối dù tỷ lệ rất thấp. Sử dụng thuế giao dịch ngoại hối làm giảm bớt sự miễn cưỡng của các nước đang phát triển nhằm mở rộng thị trường tài chính. Thứ sáu, tăng thuế đối với các nguồn đầu tư ngắn hạn. Thực hiện tự do hóa dòng vốn ra theo hướng đầu tư trực tiếp và gián tiếp ra nước ngoài Một thực tế là Việt Nam vẫn còn quan điểm coi trọng việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mà ít quan tâm về đầu tư ra nước ngoài; chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của dạng đầu tư này; chúng ta lo ngại rằng nếu khơi thông đầu tư ra nước ngoài sẽ làm nguồn vốn chảy ra ngoài, "thất thoát" ngoại hối trong khi thị trường ngoại hối trong nước nhiều khi căng thẳng vì thiếu hụt nguồn cung; các doanh nghiệp Việt Nam sẽ làm ăn thua lỗ do năng lực yếu kém; các dự án đầu tư, nhất là các dự án dầu khí đã đầu tư khá nhiều song lợi nhuận gửi về nước vẫn còn ít. Do vậy, không nên khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, thậm chí hạn chế đầu tư ra nước ngoài, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, trong dài hạn, những điều này là không thực sự đáng lo ngại. Mức sinh lợi/doanh số chuyển về nước ít, theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thường sẽ tăng lên mạnh trong dài hạn một khi các doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Thêm vào đó, mức tổng đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam so với tổng đầu tư trong nước đã tương đối lớn so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian tới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa, do vậy Chính phủ cần đưa ra khung khổ pháp lý và thể chế hoàn thiện hơn nhằm khơi thông dòng chảy vốn ra nước ngoài hướng đến tự do hóa dòng vốn. Cụ thể: - Cần rà soát lại những cơ chế, chính sách chưa phù hợp và còn gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài. - Xây dựng các công cụ chính sách xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, đưa ra các biện pháp khuyến khích nhằm làm giảm chi phí các dự án đầu tư ra bên ngoài, bao gồm cả cho vay ưu đãi, vốn cổ phần, xuất khẩu tín dụng và các biện pháp kích thích thuế; tham gia bảo hiểm đầu tư thông qua Cơ quan Bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) và các cơ quan tín dụng xuất khẩu; và cung cấp thông tin, các dịch vụ liên quan và liên kết. - Đồng thời, các cơ chế chính sách thúc đẩy đàu tư ra nước ngoài cần được kết hợp hữu hiệu với các chính sách phát triển doanh nghiệp, cải cách doanh nghiệp nhà nước (nhất là cơ chế quản lý tài chính các tập đoàn, tổng công ty), cải cách môi trường kinh doanh và phát triển công nghệ của đất nước. Vấn đề nền tảng ở đây là cần tạo cơ chế, chính sách nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và tăng khả năng tích tụ vốn. Để đạt được điều này, cần tạo ra một môi trường kinh doanh - đầu tư bình đẳng, thân thiện đối với sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tiếp tục cổ phần hóa với cơ chế huy động vốn mở, bảo vệ lợi ích của các cổ đông thiểu số, áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp tiên tiến. - Thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) và các cơ quan tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm; ngân hàng xuất - nhập khẩu; và các cơ quan nhà nước có liên quan. - Tham gia các các hiệp ước khu vực quốc tế để tăng đầu tư giữa các nước đang phát triển và chuyển đổi nhằm khuyến khích sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức có thể hỗ trợ tài chính cho thương mại và đầu tư. Duy trì quy định kiểm soát ngoại tệ, tăng tính linh hoạt của tỷ giá - Ngân hàng Nhà nước cần rà soát sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến quản lý ngoại hối; các chế tài về xử lý các vi phạm quản lý ngoại hối, kinh doanh vàng trong đó có các chế tài để xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc niêm yết, giao dịch, thanh toán, quảng cáo, mua bán, vận chuyển, thu đổi ngoại tệ, vàng không đúng các quy định pháp luật, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, tịch thu tài sản vi phạm nhằm mục tiêu điều hành thị trường ngoại hối và tỷ giá được chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình cung - cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản của thị trường, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối. - Để siết chặt công tác quản lý ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước cần nắm rõ trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. - Kiểm soát chặt chẽ việc cấp đăng ký kinh doanh vàng; đồng thời xử lý nghiêm, kể cả việc thu hồi giấy phép đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý ngoại tệ và vàng. - Tiếp tục thực hiện quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ đối với cá nhân ở mức 3%; đồng thời, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 2%. - Ngân hàng nhà nước cần giám sát chặt chẽ luồng ngoại tệ cho vay và nhanh chóng xây dựng những văn bản pháp quy hạn chế đối tượng và điều kiện được phép mua/bán ngoại tệ; Đưa ra các quy định phù hợp về mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng Đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. Xây dựng chỉ số CCI, CBFI cho Việt Nam theo từng quý, năm Trước năm 1996, trong các bản báo cáo thường niên AREAER (Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions), Quỹ tiền tệ Quốc tế khi đánh giá về kiểm soát vốn đã phân chia thành 6 hạng mục: Thỏa thuận thanh toán song phương, Hạn chế thanh toán đối với các giao dịch tài khoản vãng lai, Hạn chế thanh toán đối với các giao dịch tài khoản vốn, Nhập khẩu phụ thu, Tạm ứng tiền gửi nhập khẩu (Advance import deposits), Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu (Repatriation of export proceeds). Kèm theo đó việc tính toán chỉ số CCI dựa trên quy tắc nhị phân, đánh 0/1 cho 6 hạng mục này. Tuy nhiên, AREAER đã được điều chỉnh kể từ năm 1997 với việc đưa thêm 13 danh mục con trong danh mục Các giao dịch tài khoản vốn. Có thể tham khảo các nghiên cứu về tính toán định lượng cho việc kiểm soát vốn được liệt kê trong bảng dưới đây: Bảng 3.1: Các nghiên cứu tính toán chỉ số đo lường dòng vốn Tác giả Nguồn Ghi chú Quinn (1997) AREAER Nghiên cứu 63 nước vào các năm 1958, 1973,1982 và 1988 Johnston and Tamirisa(1998) AREAER Nghiên cứu 45 nước năm 1996 Rossi(1999) AREAER and others Nghiên cứu 15 nước từ 1989-1997 Brune, at al ( 2001) AREAER Nghiên cứu 173 nước từ 1973-1999 Miniane(2004) AREAER Nghiên cứu 34 nước từ 1983-2000 Lane and Milesi-Ferretti(2001) IFS/BPSY Nghiên cứu 67 nước từ 1970-1998 Edison and Warnor(2003) Standard and Poor's/IFS Nghiên cứu 29 nước mới nổi từ 1998 – 2004 (Nguồn: Miniane-2004) Chỉ số CCI được tính toán nhằm đưa ra các đo lường định lượng về độ mở của tài khoản vốn đồng thời là phương tiện đánh giá cấp độ tự do hóa tài khoản vốn, dòng vốn của một đất nước và mức độ hội nhập tài chính quốc tế. Tuy nhiên một hạn chế của nó chính là không theo dõi được sự khác biệt hoặc sự ảnh hưởng trong cấu thành dòng vốn. Chỉ số CBFI cũng là một phương tiện để đo lường mức độ hội nhập tài chính và giải quyết được hạn chế của chỉ số CCI nói trên. Cả 2 chỉ số CCI và CBFI được tính bằng bình quân tổng các hạng mục, 2 chỉ số này dao động trong khoảng từ 0 đến 1 (chỉ số càng gần 1 đồng nghĩa với việc độ mở của tài khoản vốn lớn tương đương với việc kiểm soát vốn đạt hiệu quả cao và ngược lại chỉ số càng gần 0 đồng nghĩa với độ mở của tài khoản vốn nhỏ và công tác kiểm soát vốn kém hiệu quả). Vì vậy trong công tác kiểm soát vốn ở Việt Nam, chúng ta nên thực hiện tính toán cả hai chỉ số này. KẾT LUẬN Quỹ tiền tệ quốc tế, trong nhiều thập kỷ luôn ủng hộ tự do luân chuyển của các dòng chảy vốn và khẳng định không hạn chế dòng tiền chảy qua biên giới, nay đi ngược với chính mình khi cho biết sẽ đưa ra các rào cản nhằm kiểm soát dòng vốn. Qua việc phân tích thực trạng việc sử dụng và kiểm soát dòng vốn ở Việt Nam, chúng ta khẳng định chắc chắn rằng: Kiểm soát dòng vốn là cần thiết với bất kỳ một quốc gia nào đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và nền kinh tế non trẻ như Việt Nam. Nguyên Tổng Giám đốc IMF - ông Dominique Strauss-Kahn Thông tin này đã lạc hâu. Thêm ” Nguyên Tổng GĐ… cho biết: quỹ đang tiến hành xem xét khuôn khổ kiểm soát vốn, sử dụng các loại thuế, lãi suất hoặc công cụ chính sách khác để ngăn chặn dòng chảy tiền mặt đổ vào hay ra khỏi các nước. Ông cho rằng việc sử dụng những công cụ này tạm thời là cần thiết trước khi chưa có những chính sách kinh tế đúng đắn. Quỹ sẽ vạch ra một khuôn khổ chính sách hướng dẫn các nền kinh tế sử dụng các biện pháp kiểm soát tốt nhất để ngăn những đợt “triều cường” trong đầu tư vốn. Gần đây, IMF đang cố gắng đưa ra các hướng dẫn về kiểm soát dòng vốn. Đối với Việt Nam, để tránh tình trạng “được vạ má sưng” cùng với bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới và phân tích thực tiễn tại Việt Nam, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp về kiểm soát vốn trong thời gian tới nhằm mục tiêu giúp hệ thống tài chính phát triển ổn định và lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng ViệtPhải thêm 3-4 tài liệu. Không thể chỉ tham khảo 1 TL tiếng Việt! TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, TS. Nguyễn Mạnh Hải, ThS. Vũ Xuân Nguyệt Hồng, ThS. Trần Toàn Thắng (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội. Quyết định số 750/QĐ-NHNN ngày 09/04/2011 của NHNN Việt Nam, Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 của NHNN Việt Nam, Một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín đụng được phép hoạt động ngoại hối TS. Nguyễn Văn Sĩ, Kiểm soát dòng vốn nhằm ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập, ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Thông tư số 09/2011/TT-NHNN ngày 09/04/2011 của NHNN Việt Nam, Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. Tiếng Anh Baqir, Reza, Rupa Duttagupta, Alison Stuart, and Guillermo Tolosa (2010), Unorthodox Ways to Cope with Capital Inflows, mimeo (Washington: International Monetary Fund). Clements, Benedict J., and Herman Kamil (2009), Are Capital Controls Effective in the 21st Century? The Recent Experience of Colombia, IMF Working Paper No.09/30 (Washington: International Monetary Fund). Forbes, Kristin (2007), The Microeconomic Evidence on Capital Controls: No Free Lunch, in Sebastian Edwards, ed., Capital Controls and Capital Flows in Emerging Economies: Policies, Practices and Consequences (Cambridge, Massachusetts, National Bureau of Economic Research). International Monetary Fund (2003-2010). Annual Report of Exchange Arrangements and Exchange Restrictions (AREAER). Washington, DC. Johnston, Barry. and Natalia Tamirisia (1998), Why do Countries Use Capital Controls?, International Monetary Fund Working Paper 98/181. Montiel, Peter and Carmen M. Reinhart (1999), Do Capital Controls and Macroeconomic Policies Influence the Volume and Composition of Capital Flows? Evidence from the 1990’s, Journal of International Money and Finance, Vol. 18 No. 4 Ostry, J., A. Ghosh, K. Haberneier, M. Chamon, M. Qureshi, and D. Reinhardt (2010), Capital Inflows: The Role of Controls. IMF Staff Position Note SPN/10/04, International Monetary Fund, Washington, DC. PHẦN CHẤM ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKiểm soát dòng vốn ở việt nam thách thức và khuyến nghị.doc
Luận văn liên quan