Đề tài Kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa

PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước sang thế kỷ 21, do tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, nhất là thị trường tài chính. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia để tìm kiếm những cơ hội tốt nhất cho sự phát triển của họ. Đối với Việt Nam, là một nước đang trên đà phát triển, vì thế để thu hút các nhà đầu tư thì trước hết các doanh nghiệp nước ta phải khẳng định khả năng kinh doanh hiệu quả của mình thông qua các báo cáo tài chính để có thể mời gọi đầu tư. Thế nhưng khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng rất lớn. Chính vì thế đã làm tăng nhu cầu bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính và các thông tin khác. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hoạt động kiểm toán ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên kèm theo đó là những thách thức lớn lao cho nghề nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên, để có thể đưa ra một báo cáo kiểm toán đảm bảo tính hợp lý các thông tin trên báo cáo tài chính. Trong quá trình kiểm toán, các kiểm toán viên phải vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm dựa trên các chế độ kế toán và các chuẩn mực kiểm toán để kiểm tra nhiều khoản mục như nợ phải thu, hàng tồn kho, thu nhập, chi phí, . Bên cạnh đó, khoản mục nợ phải trả là khoản mục có vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp mà những sai lệch có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về mặt tình hình tài chính hay kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Năm 2009 nền kinh tế thế giới tiếp tục khủng hoảng và suy giảm, diễn biến rất phức tạp. Đối với ngành mía đường Việt Nam, do diện tích trồng mía ngày càng giảm, cộng với thời tiết khắc nghiệt và tình hình sâu bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng. Dù vậy, tình hình tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa năm 2009 vẫn rất tốt. Vì những lý do trên nên em đã quyết định chọn đề tài “Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa” để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của khoản mục nợ phải trả tại công ty. 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải trả, nhằm kiểm tra khoản mục Nợ phải trả có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Đường Biên Hòa không. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. - Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát đồng thời xác lập mức trọng yếu. - Thực hiện thử nghiệm cơ bản. - Đưa ra ý kiến của kiểm toán viên và đánh giá khoản mục Nợ phải trả của công ty có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính hay không. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp phỏng vấn Trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với nhân viên trong công ty. 3.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu từ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, và báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Thu thập thông tin trên Intrenet, báo, tạp chí. 3.3 Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1 và mục tiêu 2: Dùng phương pháp thống kê, đối chiếu, phương pháp đánh giá để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Và xác định mức trọng yếu của khoản mục Nợ phải trả được dựa trên cơ sở phân tích định lượng, định tính. - Mục tiêu 3: Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích để đánh giá sự khác biệt giữa số liệu năm trước và năm nay và một số chỉ số khi thực hiện các thủ tục phân tích. Dùng phương pháp thống kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu thu thập với số liệu trên báo cáo tài chính. Đồng thời đưa ra các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. - Mục tiêu 4: Từ mô tả và phân tích ở trên, sử dụng phương pháp biện luận để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về khoản mục Nợ phải trả có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa hay không. 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. 4.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu liên quan trong bài viết thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 17/05/2010 đến ngày 20/06/2010. 4.3 Phạm vi về nội dung Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả.

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỨU 3.1 Phương pháp phỏng vấn Trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với nhân viên trong công ty. 3.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu từ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, và báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Thu thập thông tin trên Intrenet, báo, tạp chí. 3.3 Phương pháp phân tích - Mục tiêu 1 và mục tiêu 2: Dùng phương pháp thống kê, đối chiếu, phương pháp đánh giá để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần Đường Biên Hòa. Và xác định mức trọng yếu của khoản mục Nợ phải trả được dựa trên cơ sở phân tích định lượng, định tính. - Mục tiêu 3: Dùng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích để đánh giá sự khác biệt giữa số liệu năm trước và năm nay và một số chỉ số khi thực hiện các thủ tục phân tích. Dùng phương pháp thống kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu thu thập với số liệu trên báo cáo tài chính. Đồng thời đưa ra các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. - Mục tiêu 4: Từ mô tả và phân tích ở trên, sử dụng phương pháp biện luận để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên về khoản mục Nợ phải trả có được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa hay không. 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa. 4.2 Phạm vi về thời gian - Số liệu liên quan trong bài viết thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 17/05/2010 đến ngày 20/06/2010. 4.3 Phạm vi về nội dung Kiểm toán khoản mục Nợ phải trả. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 1.1.1 Nội dung - Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện đã qua mà trong tương lai doanh nghiệp phải thanh toán bằng nguồn lực của mình. 1.1.2 Đặc điểm - Là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, do đơn vị sử dụng nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. - Những sai lệch về nợ phải trả có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về các mặt như: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán - Các khoản nợ phải trả được trên báo cáo tài chính là hiện hữu và thật sự là nghĩa vụ của đơn vị. - Các khoản nợ phải trả được ghi chép đầy đủ trên báo cáo tài chính. - Các khoản nợ phải trả được cộng dồn chính xác, và thống nhất với sổ cái và các sổ chi tiết. - Các khoản nợ phải trả được đánh giá đúng. - Các khoản nợ phải trả được phân loại và trình bày đúng đắn trên báo cáo tài chính. Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng và các khoản dự phòng phải trả phải được khai báo đầy đủ. 1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ 1.2.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 1.2.1.2 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ - Tìm hiểu những bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ - Tìm hiểu các chính sách của công ty - Xem xét việc xử lý các nghiệp vụ. - Tìm hiểu về những hoạt động giám sát - Vẽ lưu đồ để kiểm tra quá trình lưu chuyển chứng từ 1.2.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát - Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát dự kiến ở mức cao nhất có thể đối với cơ sở dẫn liệu bằng định lượng. 1.2.1.3 Thiết kế và thức hiện các thử nghiệm kiểm soát - Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn, kiểm tra, đối chiếu tài liệu, quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát để thu thập bằng chứng bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.2.1.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát - Sau khi hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên xem xét về chất lượng của bằng chứng kiểm toán để đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dữ liệu bằng định lượng. 1.2.2 Thử nghiệm cơ bản 1.2.2.1 Thủ tục phân tích a) Đối với nợ phải trả người bán - Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn. b) Đối với các khoản vay - So sánh chi phí lãi vay năm nay so với năm trước - So sánh số dư nợ vay năm nay so với năm trước 1.2.2.2 Thử nghiệm chi tiết a) Đối với nợ phải trả người bán và các khoản vay - Đối chiếu bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay với sổ cái và sổ chi tiết. - Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả và các khoản vay. - Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan đối với các khoản phải trả và các khoản vay. - Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép - Kiểm tra việc tính toán chi phí lãi vay. So sánh với số ước tính b) Đối với tiền lương - Đối chiếu tên và mức lương trên bảng lương với hồ sơ nhân viên tại phòng hành chính. - Đối chiếu số ngày công trên bảng lương với bảng chấm công của bộ phận sử dụng lao động. - Đối chiếu giữa chi tiết với tổng hợp. khoản mục tiền lương phải trả công nhân viên - Tính độc lập số lương phải trả cho người lao động dựa trên bảng tính lương và bảng chấm công và hợp đồng lao động. Chương 2: KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Ngày 27/03/2001 Công ty Đường Biên Hòa chuyển thành công ty cổ phần và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4703000014 vào ngày 16/05/2001. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. - Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061 3836199. (Fax: 061 3836213) - Web site: www.bienhoasugar.com.vn, Email: bsc@hcm.vnn.vn - Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa hiện nay: 162.000.000.000 VNĐ. - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mía đường, các sản phẩm sản xuất có sử dụng đường và sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường. PHÒNG NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG DỊCH VỤ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QM PHÒNG KỸ THUẬT – ĐẦU TƯ PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG KẾ HOẠCH -VẬT TƯ PHÂN XƯỞNG 2.1.2 Sơ đồ tổ chức 2.1.3 Chuẩn mực, chế độ kế toán và hình thức kế toán áp dụng - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung 2.1.4 Niên độ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán - Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ) 2.1.5 Các chính sách kế toán áp dụng 2.1.5.1 Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản chi phí khác - Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoăc sản xuất tài sản dở dang đựợc tính vào giá trị của tài sản đó khi doanh nghiệp chắc chắn thu được ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy. Tỷ lệ vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt. 2.1.5.2 Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả và dự phòng phải trả - Chi phí phải trả ghi nhận căn cứ vào các thông tin có được vào thời điểm cuối năm và các ước tính dựa vào thống kê kinh nghiệm. - Theo Luật Bảo hiểm Xã Hội, công ty và các nhân viên phải đóng góp vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam quản lý. Mức đóng bởi mỗi bên được tính bằng 1% của mức thấp hơn giữa lương cơ bản của nhân viên hoặc 20 lần mức lương tối thiểu chung được Chính phủ quy định trong từng thơi kỳ. - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo tỷ lệ 2% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội 2.1.5.3 Nguyên tắc ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN trong năm hiện hành. 2.2 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.2.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 2.2.1.1 Bảng câu hỏi Bảng 2.1 – BẢNG CÂU HỎI Câu hỏi Trả lời Ghi chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu 1 Bộ phận kho, bộ phận mua hàng, kế toán nợ phải trả, bộ phận tài vụ có được tách biệt không? X 2 Bộ phận kho có lập phiếu đề nghị mua hàng trước khi mua hàng không? X 3 Phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng có được trưởng bộ phận xét duyệt không? X 4 Công ty có văn bản quy định nhân viên mua hàng không được nhận hoa hồng và thay đổi nhân viên mua hàng không? X X 5 Bộ phận nhận hàng có lập phiếu nhập kho hay báo cáo nhận hàng không? X 6 Phiếu nhập kho có được kiểm tra, đối chiếu với đơn đặt hàng, giấy giao hàng không? X 7 Phiếu nhập kho có đầy đủ chữ ký của người giao hàng, bộ phận nhận hàng, và thủ kho k? X 8 Hóa đơn có được đối chiếu với đơn đặt hàng và phiếu nhập kho không? X 9 Phiếu chi có được đối chiếu với hóa đơn, đơn đặt hàng, và phiếu nhập kho không? X 10 Phiếu chi có được cấp có thẩm quyền xét duyệt trước khi chi không? X 11 Phiếu chi, hóa đơn sau khi thanh toán có được đóng dấu đã thanh toán không? X 12 Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phiếu chi trước khi chi hay không? X 13 Phiếu đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu chi có được đánh số thứ tự trước khi sử dụng không? X 14 Hóa đơn chưa thanh toán có được tách biệt với hóa đơn đã thanh toán không? X 15 Người phụ trách tài chính có lập báo cáo về kế hoạch vay và trả nợ vay không? X 16 Kế toán có mở sổ chi tiết theo từng chủ nợ và theo từng khoản vay không? X 17 Kế toán nợ phải trả có lập danh sách các hóa đơn đến hạn thanh toán không? X X 18 Định kỳ kế toán nợ phải trả có đối chiếu số phải trả với chủ nợ không? X 19 Hàng tháng bộ phận kế toán nợ phải trả, bộ phận nhận hảng, bộ phận tài vụ có đối chiếu phiếu nhập kho, hóa đơn, đơn đặt hàng, và phiếu chi không? X 20 Cuối tháng kế toán nợ phải trả có đối chiếu giữa sổ chi tiết người bán và đơn đặt hàng không? X 21 Hàng tháng kế toán có đối chiếu giữa sổ chi tiết mở theo từng chủ nợ, theo từng khoản vay với sổ cái không? X 22 Đầu niên độ mỗi bộ phận có lập dự toán chi phí tiền lương hay không? X QUY ƯỚC: 1 câu trả lời có hay 1 câu trả lời không là quan trọng = 1 điểm. 1 câu trả lời không là thứ yếu = 0,5 điểm. ĐÁNH GIÁ: Tổng số câu hỏi: 22 câu. Trong đó câu trả lời “có” là 20 câu, câu trả lời “không” quan trọng là 1 câu và câu trả lời “không” thứ yếu là 1 câu. Câu trả lời Điểm Tỷ lệ % Có 20 93,02 Không 1.5 6,98 Kết luận: Qua bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thực hiện bằng cách phỏng vấn cho thấy thông qua 22 câu hỏi với 20 câu trả lời “có” chiếm 93,02% và 2 câu trả lời “không” chiếm 6,98%. Điều này cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thiết kế khá hoàn thiện. Và 6,98% còn lại là những yếu kém cò tồn tại mà kiểm toán viên cần phải chú ý. Nhà cung cấp Thủ quỹ BỘ PHẬN MUA HÀNG BỘ PHẬN KHO KẾ TOÁN PHẢI TRẢ PHẦN MỀM KẾ TOÁN Đơn đặt hàng Xưởng Bắt đầu Kế hoạch sản xuất Hàng tồn kho Xét duyệt, lập đơn đặt hàng B A C Báo cáo nhận hàng Kế hoạch sản xuất Phần mềm kế toán N Giấy giao hàng Đối chiếu, lập báo cáo nhận hàng Báo cáo nhận hàng Nhà cung cấp Đơn đặt hàng A N Giấy giao hàng B C Đơn đặt hàng Lỗi Nhập liệu Lập phiếu chi Nhập liệu Hóa đơn Nhà cung cấp Báo cáo nhận hàng Đơn đặt hàng B Hóa đơn Báo cáo nhận hàng Đơn đặt hàng Hóa đơn Báo cáo nhận hàng Đơn đặt hàng Phiếu chi Ghi nhận, cập nhật hàng tồn kho, nợ phải trả... Ghi nhận, cập nhật nợ phải trả... Cơ sở dữ liệu: Tập tin Hàng tồn kho, Hóa đơn, Nhận hàng-nhập kho, Nợ phải trả... Cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu: Nợ phải trả, nhà cung cấp, hóa đơn, phiếu chi-thanh toán... 2.2.1.2 Lưu đồ chu trình mua hàng N 2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 2.2.2.1 Đánh giá sơ bộ rủi ro tiềm tàng (IR) - Dựa vào đặc điểm của khoản mục nợ phải trả và đặc điểm kinh doanh, tính chất ngành nghề nên rủi ro tiềm tàng của khảon mục này được đánh giá là khá cao - Xác định mức độ rủi ro tiềm tàng IR = 70% 2.2.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát (CR) - Dựa vào bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thực hiện bằng cách phỏng vấn nhân viên có liên quan kết hợp quan sát chu trình mua hàng của công ty được mô tả qua lưu đồ chu chuyển chứng từ. Kiểm toán viên cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khá hữu hiệu nên đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát ở mức thấp. - Xác định mức độ rủi ro kiểm soát CR = 25% 2.2.2.3 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán (AR) - Xác định mức độ rủi ro kiểm toán AR = 5% 2.2.2.4 Đánh giá sơ bộ rủi ro phát hiện (DR) - Xác định mức độ rủi ro phát hiện DR DR = AR = 5% = 28,57% CR x IR 25% x 70% 2.2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm 1: Căn cứ các nhật ký liên quan để kiểm tra việc ghi chép trên sổ cái Nợ phải trả. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 1 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC GHI CHÉP TRÊN SỔ CÁI NỢ PHẢI TRẢ - Thời gian: Từ 07 giờ 30 đến 10 giờ 30 ngày 20 tháng 05 năm 2010. - Địa điểm: Tại phòng tài chính kế toán. - Kiểm toán viên: Cao Phương Anh. - Công việc: + Yêu cầu đơn vị cung cấp các sổ cái và các nhật ký liên quan (nhật ký chứng từ thanh toán, hay nhật ký ghi quỹ) + Chọn ngẫu nhiên 10 nghiệp vụ trên sổ cái Nợ phải trả và kiểm tra ngược lại đến các nhật ký liên quan. Kết luận: Các nghiệp vụ trên Sổ Cái là có thực. TP. HCM, ngày 20/05/2010 Kế toán trưởng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Bảng 2.2 – BẢNG KÊ CÁC NGHIỆP VỤ Đà KIỂM TRA Đvt: triệu đồng STT Ngày tháng Số CT Nội dung Số tiền Ghi chú 1 21/04/09 PC0340 Trả nợ Cty CP Mía đường Lam Sơn 307 P 2 09/06/09 HDCV2010 Vay ngắn hạn NH BIDV 300 P 3 14/07/09 HDBH2040 Mua nguyên liệu chưa trả tiền 300 P 4 03/08/09 GBN425 Trả lãi vay NH Vietcombank 37 P 5 07/09/09 BLNV0611 Trả lương nhân viên 4.454,4 P 6 14/09/09 BKNT0320 Nộp thuế GTGT 33 P 7 05/10/09 PC0365 Trả tiền điện 102 P 8 16/10/09 PC0368 Trả tiền Cty CP Mía đường La Ngà 23 P 9 02/11/09 BLNV0613 Trả lương nhân viên 4.542,56 P 10 23/11/09 HDCV1702 Vay ngắn hạn của NH Agribank 400 P P: Đối chiếu đã khớp đúng giữa sổ cái và các nhật ký liên quan (nhật ký chứng từ thanh toán, hay nhật ký ghi quỹ) Thử nghiệm 2: Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 2 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM TRA CHỨNG TỪ GỐC CỦA CÁC NGHIỆP VỤ GHI CHÉP TRÊN MỘT SỐ SỔ CHI TIẾT - Thời gian: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 ngày 20 tháng 05 năm 2010 - Địa điểm: Tại phòng tài chính kế toán. - Kiểm toán viên: Cao Phương Anh - Công việc: + Yêu cầu đơn vị cung cấp các chứng từ gốc và các sổ chi tiết liên quan + Chọn ngẫu nhiên 10 nghiệp vụ trên các sổ chi tiết và đối chiếu đến bộ chứng từ gốc có liên quan. - Kết luận: Các nghiệp vụ trên sổ chi tiết đã khớp đúng với bộ chứng từ gốc. TP HCM, ngày 20/05/2010 Kế toán trưởng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Bảng 2.3 – BẢNG KÊ CÁC NGHIỆP VỤ Đà KIỂM TRA Đvt: triệu đồng STT Ngày tháng Số CT Nội dung Số tiền Ghi chú 1 02/04/09 HDBH2010 Mua thiết bị văn phòng của công ty Nguyệt Ánh 100 P 2 04/05/09 HDBH2015 Mua nhiên liệu của công ty xăng dầu Đồng Nai 200 P 3 13/07/09 PC0349 Trả nợ cho Cty Xăng dầu KVII 117 P 4 21/08/09 HDBH2043 Mua đường thô trong nước 80 P 5 21/09/09 GBN210 Trả lãi vay cho NH Agribank 32 P 6 25/09/09 PC0352 Trả tiền cho công ty vận chuyển Minh Phước 35 P 7 07/10/09 HDBH2301 Mua bao bì của công ty bao bì nhựa Thành Phú 504 P 8 22/10/09 PC058 Trả tiền cho công ty bao bì nhựa Thành Phú 90 P 9 05/11/09 GB1080 Nhận được giấy báo tiền nước 150 P 10 25/11/09 BLNV0528 Trả lương tăng ca cho nhân viên ở phân xưởng 80 P P: Đối chiếu đã khớp đúng giữa sổ chi tiết và chứng từ gốc. Thử nghiệm 3: Kiểm toán viên kiểm tra các phiếu chi về việc đánh số trước liên tục, đóng dấu đã thanh toán khi đã thanh toán, và được xét duyệt bởi người có thẩm quyền. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 3 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC ĐÁNH SỐ TRƯỚC LIÊN TỤC, ĐÓNG ĐẤU VÀ XÉT DUYỆT CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN - Thời gian: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 30 ngày 20 tháng 05 năm 2010. - Địa điểm: Tại phòng tài chính kế toán. - Kiểm toán viên: Cao Phương Anh - Công việc: + Yêu cầu đơn vị cung cấp các phiếu chi trong năm 2009 + Chọn ngẫu nhiên 10 phiếu chi, giấy báo Nợ để xem xét việc đánh số trước liên tục, đóng dấu và xét duyệt bởi người có thẩm quyền. - Kết luận: Kế toán đã thực hiện đúng theo qui định của công ty về việc các phiếu chi được đánh số trước liên tục, đóng dấu và xét duyệt bởi người có thẩm quyền. TP HCM, ngày 20/05/2010 Kế toán trưởng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Bảng 2.4 – BẢNG LIỆT KÊ CÁC CHỨNG TỪ Đà KIỂM TRA STT Ngày tháng Số CT Nội dung Số tiền Ghi chú 1 03/03/09 PC0225 Mua văn phòng phẩm 22 P 2 19/05/09 PC0345 Chi mua bao bì 12 P 3 11/07/09 GBN0410 Trả lãi vay ngắn hạn cho NH Vietcombank 30 P 4 20/08/09 PC0350 Chi mua nhiên liệu 200 P 5 22/09/09 GBN420 Chi trả lãi vay dài hạn cho NH BIDV 45 P 6 30/09/09 PC0355 Chi tạm ứng 14 P 7 15/10/09 PC0366 Mua nguyên liệu 60 P 8 28/10/09 GBN2384 Trả lãi vay dài hạn cho NH Agribank 300 P 9 13/11/09 PC0386 Chi mua bao bì 26 P 10 02/12/09 PC0390 Mua máy photo 30 P Đvt: triệu đồng P: Đối chiếu với các phiếu chi đã khớp đúng và có xét duyệt trước khi chi Công ty CP Đường Biên Hòa Khu CN Biên Hòa 1, P. An Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai PHIẾU CHI Ngày:15/10/2009 TK Có: 111 Số PC0366 Lô 000805 Họ tên người nhận: Phạm Hùng Mã đơn vị: PT0024 Tên đơn vị: Công ty CP Mía Đường La Ngà CHI TIẾT DIỄN GIẢI TÀI KHOẢN NỢ SỐ TIỀN ( VND) Trả tiền mua nguyên liệu cho Cty CP Mía Đường La Ngà 331 60.000.000 TỔNG CỘNG 60.000.000 Đà THANH TOÁN Số tiền bằng chữ: Sáu mươi triệu đồng. Kèm theo: Hóa đơn HĐ2450 Giám Đốc Tài Chính Người nhận Kế toán thanh toán Thủ Quỹ (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Phạm Hùng Trần Đăng Khoa Lê Tú Vy Thử nghiệm 4: Đối chiếu, kiểm tra số nhân viên trong bảng lương với bảng chấm công, hồ sơ nhân viên THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT 4 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN KIỂM TRA SỐ NHÂN VIÊN TRONG BẢNG LƯƠNG VỚI BẢNG CHẤM CÔNG, HỒ SƠ NHÂN VIÊN - Thời gian: Từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30 ngày 21 tháng 05 năm 2010 - Địa điểm: Tại phòng nhân sự. - Kiểm toán viên: Cao Phương Anh - Công việc: + Yêu cầu đơn vị cung cấp Bảng lương nhân viên, Bảng chấm công và Hồ sơ nhân viên. + Kiểm tra so sánh Tổng số nhân viên trong Bảng lương với Bảng chấm công và Hồ sơ nhân viên qua 6 tháng. - Kết luận: Công ty chỉ trả lương cho những nhân viên có thực. TPCT, ngày 21/05/2010 Kế toán trưởng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Bảng 2.5 – BẢNG KÊ SỐ LƯỢNG NHÂN VIÊN CỦA 6 THÁNG Đvt: người Tháng Bảng lương Bảng chấm công Hồ sơ nhân viên Ghi chú 1 760 760 760 P 2 765 765 765 P 5 765 765 765 P 8 775 775 775 P 10 780 780 780 P 11 780 780 780 P P: Đối chiếu đã khớp đúng giữa Bảng lương, Bảng chấm công và Hồ sơ nhân viên. 2.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát 2.2.2.1 Đánh giá lại rủi ro tiềm tàng (IR) - Mức độ rủi ro tiềm tàng vẫn được giữ nguyên IR = 70% 2.2.2.2 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát (CR) - Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khá hữu hiệu như đã đánh giá ban đầu nên mức độ rủi ro kiểm soát giảm xuống còn CR = 20% 2.2.2.3 Đánh giá lại rủi ro kiểm toán (AR) - Mức độ rủi ro kiểm toán AR = 5% 2.2.2.4 Đánh giá lại rủi ro phát hiện (DR) - Mức độ rủi ro phát hiện được đánh giá lại là DR DR = AR = 5% = 35,71% CR x IR 20% x 70% 2.2.5 Xác định mức trọng yếu Mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính và mức trọng yếu khoản mục nợ phải trả áp dụng cho công ty cổ phần theo quy định tại công ty kiểm toán được xác định như bảng sau. Trong đó mức trọng yếu TE = 50% PM không vượt quá 10% số dư cuối kỳ của tài khoản nợ phải trả. Nếu vượt quá thì TE của khoản mục được xác định là bằng 10% số dư cuối kỳ của tài khoản nợ phải trả. Bảng 2.6 – XÁC ĐỊNH MỨC TRỌNG YẾU TỔNG THỂ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH (PM) VÀ MỨC TRỌNG YẾU KHOẢN MỤC (TE) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Số tiền Tổng tài sản 884.740.161.966 PM = 1% Tổng tài sản 8.847.401.620 TE = 50% PM 4.423.700.810 TE = 10% số dư cuối kỳ của tài khoản nợ phải trả 45.620.729.260 Ta thấy TE = 50% PM = 4.423.700.810 còn TE = 10% số dư cuối kỳ của tài khoản nợ phải trả bằng 45.620.729.260 vì thế nhóm kiểm toán chọn TE = 4.423.700.810 2.3 THỰC HIỆN KIỂM TOÁN 2.3.1 Biểu chỉ đạo Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009 Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 27/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M1 Trang: BIỂU CHỈ ĐẠO Số TK Tên Tài Khoản Mã Số Số liệu chưa kiểm toán 31/12/2009 Điều chỉnh Số liệu đã kiểm toán 31/12/2009 Số liệu kiểm toán 31/12/2008 311 Vay và nợ ngắn hạn 256.259.701621 256.259.701621 72.263.3287.332 331 Phải trả người bán 24.893.790.942 24.893.790.942 20.590.902.772 131 Người mua trả tiền trước 7.447.052.420 7.447.052.420 3.250.343.520 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5.282.658.509 5.282.658.509 652.189.424 334 Phải trả người lao động 15.633.774.473 15.633.774.473 7.883.859.531 335 Chi phí phải trả 8.856.459.075 8.856.459.075 707.600.687 338 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 13.473.739.558 13.473.739.558 5.552.205.331 341 Vay và nợ dài hạn 123.913.296.174 123.913.296.174 156.050.574.295 351 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 446.819.837 446.819.837 344.292.173 Tổng Cộng 456.270.292.609 456.270.292.609 267.295.255.045 Kết luận: (a) (b) (c) (a): Khớp với bảng cân đối thử (bảng cân đối kế toán) năm 2009 chưa kiểm toán (b): Khớp với bảng cân đối kế toán đã kiểm toán năm 2009 (c): Khớp với số dư năm 2008 đã kiểm 2.3.2 Bảng tổng hợp lỗi Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 27/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M2 Trang: BẢNG TỔNG HỢP LỖI Số Giấy Tham Chiếu Diễn Giải Báo Cáo KQHDKD Bảng CĐKT NỢ CÓ NỢ CÓ Kết luận: Không phát hiện ra lỗi 2.3.3 Chương trình kiểm toán 2.3.3.3 Thủ tục kiểm toán Thủ tục kiểm toán Mục tiêu Giấy tham chiếu Kiểm toán viên A. THỦ TỤC PHÂN TÍCH - Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn. Hiện hữu, nghĩa vụ, đầy đủ, ghi chép chính xác M4 P.Anh - So sánh chi phí lãi vay năm nay so với năm trước - So sánh số dư nợ vay năm nay so với năm trước Hiện hữu, nghĩa vụ, đầy đủ, ghi chép chính xác M5 P.Anh B. THỬ NGHIỆM CHI TIẾT - Đối chiếu bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay với sổ cái và sổ chi tiết. Ghi chép chính xác M6 P.Anh - Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả và các khoản vay. Hiện hữu, nghĩa vụ, đầy đủ M7 P.Anh - Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan đối với các khoản phải trả và các khoản vay. Hiện hữu, nghĩa vụ, ghi chép chính xác M8 P.Anh - Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép Đầy đủ M9 P.Anh - Kiểm tra việc tính toán chi phí lãi vay. So sánh với số ước tính Đầy đủ, hiện hữu, nghĩa vụ, M10 P.Anh - Đối chiếu tên và mức lương trên bảng lương với hồ sơ nhân viên tại phòng hành chính. - Đối chiếu số ngày công trên bảng lương với bảng chấm công của bộ phận sử dụng lao động. - Đối chiếu giữa chi tiết với tổng hợp. khoản mục tiền lương phải trả công nhân viên Hiện hữu, phát sinh, chính xác, đầy đủ M11 P.Anh Test kiểm tra M4 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 20/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M4 Trang: 1. Thử nghiệm: Tính các chỉ số có liên quan đến khoản mục nợ phải trả người bán và so sánh các chỉ số này giữa năm 2008 và năm 2009. 2. Mục tiêu kiểm toán: - Các khoản nợ phải trả người bán là hiện hữu, nghĩa vụ, đầy đủ và ghi chép chính xác. 3. Công việc: - Tính tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn năm 2009 và năm 2008 - So sánh tỷ lệ vừa tính giữa năm 2009 và năm 2008 để nhận dạng các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân. 4. Kết quả: Xem M4-1. 5. Kết luận: Không nhận thấy có sự bất thường ở các khoản nợ phải trả người bán Test kiểm tra M4-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 20/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M4-1 Trang: Bảng 2.7 – BẢNG PHÂN TÍCH TỶ LỆ NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRÊN TỔNG NỢ NGẰN HẠN ĐVT: đồng Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ biến động Nợ phải trả người bán/ tổng nợ ngắn hạn 20.590.902.772/ 110.900.388.577 = 18,57% 24.893.790.942/ 331.847.176.598 = 7,5% -11,07% (Nguồn: Bảng CĐKT đã kiểm toán năm 2008 và Bảng CĐKT chưa kiểm toán năm 2009) Nhận xét: Chỉ số nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 giảm 11,07%. Chỉ số nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn của 2009 giảm so với năm 2008 cho biết tình hình thanh toán nợ cho người bán của công ty khá tốt. Chỉ số này năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008, kiểm toán viên nhận định có biến động nhưng không bất thường do trong năm 2009 lãi suất vay ngắn hạn thấp nên công ty đã tận dụng lợi thế này để thanh toán cho nhà cung cấp. Test kiểm tra M5 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 20/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M5 Trang: 1. Thử nghiệm: Tính các chỉ số có liên quan đến các khoản vay và so sánh các chỉ số này giữa năm 2008 và năm 2009. 2. Mục tiêu kiểm toán: Các khoản vay là hiện hữu, nghĩa vụ, đầy đủ và ghi chép chính xác. 3. Công việc: - So sánh chi phí lãy vay, số dư nợ vay năm 2009 với năm 2008 4. Kết quả: Xem M5-1. 5. Kết luận: Các khoản vay là hiện hữu, nghĩa vụ, đầy đủ và ghi chép chính xác. Test kiểm tra M5-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 20/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M5-1 Trang: Bảng 2.8 – BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ LÃI VAY ĐVT: đồng Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ biến động So sánh chi phí lãi vay năm nay so với năm trước 27.695.961.987 17.801.118.387 0.643 lần So sánh số dư nợ vay năm nay so với năm trước 228.313.861.600 380.172.997.800 1,665 lần (Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2008 và BCTC chưa kiểm toán năm 2009) Nhận xét: Các chỉ số trên không có biến động bất thường. Do trong năm công ty vay vốn nhiều hơn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nên số dư nợ vào cuối năm 2009 tăng 66,5% so với năm 2008. Song số chi phí lãi vay năm 2009 giảm lại 35,7% so với năm 2008 do trong năm 2009 công ty có vay nhiều hơn nhưng đó là các khoản vay ngắn hạn mà lãi suất của các khoản vay ngắn hạn trong năm 2009 lại giảm, cụ thể là năm 2008 lãi suất từ 10,5% đến 15% nhưng năm 2009 lại có lãi suất từ 5% đến 12% đối với các khoản vay bằng VNĐ. Test kiểm tra M6 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 21/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M6 Trang: 1. Thử nghiệm: Đối chiếu bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay với sổ cái và sổ chi tiết. 2. Mục tiêu kiểm toán: Các khoản nợ phải trả và các khoản vay được ghi chép chính xác. 3. Công việc: - Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay vào thời điểm khóa sổ ngày 31/12/2009. - Từ bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay, kiểm toán viên chọn ra 5 nhà cung cấp và tất cả các ngân hàng mà đơn vị giao dịch để kiểm tra, đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết về số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. 4. Kết quả: Xem M6-1 5. Kết luận: Các số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay được đơn vị ghi chép chính xác. Test kiểm tra M6-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 21/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M6-1 Trang: Bảng 2.9 – BẢNG SỐ LIỆU CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN VÀ CÁC KHOẢN VAY VÀO THỜI ĐIỂM KHÓA SỔ ĐVT: đồng STT Tên nhà cung cấp Số tiền Tồn đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Tồn cuối kỳ 1 Cty bao bì nhựa Thành Phú 0 P@ 1.000.342.103 P 566.571.288 P 433.770.815 P 2 Cty TNHH mía đường Việt Đài 124.276.100 P@ 1.333.100.248 P 167.453.000 P 1.289.923.358 P 3 Cty CP mía đường Lam Sơn 398.075.253 P@ 404.200.500 P 319.877.689 P 482.398.064 P 4 Cty CP mía đường La Ngà 427.366.088 P@ 29.059.788 P 456.425.876 P 0 P STT Tên nhà cung cấp Số tiền Tồn đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Tồn cuối kỳ 5 Tập đòan Cargill 1.062.433.901 P@ 303.294.477 P 1.013.372.908 P 352.355.470 P Tên ngân hàng Tồn đầu kỳ Phát sinh tăng Phát sinh giảm Tồn cuối kỳ 6 BIDV 87.138.329.727 P@ 159.348.721.886 P 137.729.213.769 P 108.757.837.844 P 7 VIETCOMBANK 96.840.481.000 P@ 202.715.671.600 P 138.605.679.649 P 160.950.472.951 P 8 AGRIBANK 44.335.050.900 P@ 175.442.951.312 P 109.313.315.212 P 110.464.687.000 P ( nguồn: Bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay vào ngày 31/12/2009) Ngày 21 tháng 05 năm 2010 Người lập bảng Kiểm toán viên (Đã ký) (Đã ký) Nguyễn Hoàng Tuấn Cao Phương Anh Ghi chú: P: Khớp đúng với sổ cái và sổ chi tiết @: Khớp với số dư trên Báo cáo tài chính đã kiểm toán 2007 Test kiểm tra M7 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 22/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M7 Trang: 1. Thử nghiệm: Gởi thư xác nhận các khoản phải trả người bán, trả trước cho người bán của một số nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị và các khoản vay của tất cả các ngân hàng mà đơn vị các giao dịch trong kỳ. 2. Mục tiêu kiểm toán: Các khoản phải trả người bán, trả trước người bán và các khoản vay là hiện hữu, nghĩa vụ và đầy đủ. 3. Công việc: - Tiến hành gởi thư xác nhận đến 5 nhà cung cấp dựa vào bảng số dư chi tiết để xác nhận số dư các khoản phải trả người bán có số dư nhỏ, không cung cấp hóa đơn hàng tháng và tất cả các ngân hàng để xác nhận các khoản vay của đơn vị theo mẫu của công ty kiểm toán. 4. Kết quả: Xem M7-1 Xem mẫu thư xác nhận ở phụ lục 1 5. Kết luận: Số dư các tài khoản nợ phải trả, trả trước người bán và các khoản vay của đơn vị là có thực, nghĩa vụ và đầy đủ. Test kiểm tra M7-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 23/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M7-1 Trang: Bảng 2.10 – BẢNG KÊ TỔNG HỢP KẾT QUẢ XÁC NHẬN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN VÀ CÁC KHOẢN VAY Đà NHẬN LẠI THƯ XÁC NHẬN ĐVT: đồng STT Tên nhà cung cấp hay tên ngân hàng Số tiền Trên sổ sách Theo thư xác nhận 1 Cty CP mía đường La Ngà 0 0 2 Cty CP mía đường Lam Sơn 78.197.564 78.197.564 3 Tập đòan Cargill 352.355.470 352.355.470 4 Cty bao bì nhựa Thành Phú 433.770.815 433.770.815 5 Cty SX-KD-XNK giấy in & bao bì LIKSIN 435.007.154 435.007.154 6 BIDV 79.916.138.660 79.916.138.660 7 VIETCOMBANK 53.904.698.510 53.904.698.510 8 AGRIBANK 87.580.536.290 87.580.536.290 ( nguồn: Bảng số dư chi tiết nợ phải trả và các khoản vay vào ngày 31/12/2009) Nhận xét: Đã nhận được thư phản hồi của các nhà cung cấp, các ngân hàng và số liệu khớp với số dư trên sổ sách của công ty. Test kiểm tra M8 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 24/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M8 Trang: 1. Thử nghiệm: Kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan (chứng từ thanh toán, hóa đơn, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ ....) đối với các khoản nợ phải trả và các khoản vay dựa trên phương pháp chọn mẫu 2. Mục tiêu kiểm toán: Các khoản nợ phải trả và các khoản vay là hiện hữu, ghi chép chính xác và là nghĩa vụ của đơn vị 3. Công việc: - Tiến hành chọn 10 nghiệp vụ trên sổ chi tiết các khoản phải trả và các khoản vay. Sau đó tiến hành đối chiếu với các chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan 4. Kết quả: Xem M8-1 Xem mẫu phiếu chi, phiếu nhập kho ở phụ lục 2 5. Kết luận: Các khoản nợ phải trả và các khoản vay của đơn vị là thực sự hiện hữu, ghi chép chính xác và là nghĩa vụ của đơn vị Test kiểm tra M8-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 24/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M8-1 Trang: Bảng 2.11 – BẢNG KÊ 10 NGHIỆP VỤ TRÊN SỔ CHI TIẾT ĐVT: ngàn đồng STT Ngày, tháng, năm Số hiệu chứng từ Tên nghiệp vụ Số tiền 1 02/01/09 PNK0001 Mua nguyên vật liệu 352.000 P 2 12/03/09 PC0228 Trả tiền điện thoại 15.370 P 3 25/05/09 PNK0307 Mua hóa chất 30.365 P 4 19/06/09 PC0347 Trả tiền nhà cung cấp Thành Phú 110.000 P 5 09/07/09 PNK0324 Mua nhiên liệu 58.279 P 6 28/08/09 GBN0269 Trả tiền lãi vay cho NH BIDV 21.500 P 7 26/09/09 PC0354 Trả tiền nhà cung cấp La Ngà 16.5 P 8 28/09/09 HĐCV2508 Vay ngắn hạn NH Agribank 550.000 P 9 29/10/09 PNK0335 Mua thiết bị vệ sinh 500 P 10 16/11/09 PC0390 Trả tiền nước 150.000 P ( nguồn: Sổ chi tiết nợ phải trả và các khoản vay vào ngày 31/12/2009) P: Khớp với các chứng từ gốc có liên quan Test kiểm tra M9 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 25/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M9 Trang: 1. Thử nghiệm: Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép. 2. Mục tiêu: Các khoản nợ phải trả là đầy đủ 3. Công việc: Chọn các nghiệp vụ chi tiền sau ngày khóa sổ 31/12/2008. 4. Kết quả: Xem kết quả tại M9-1 5. Kết luận: Các khoản nợ phải trả được ghi chép đầy đủ. Test kiểm tra M9-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 25/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M9-1 Trang: Bảng 2.12 – BẢNG KÊ CÁC NGHIỆP VỤ CHI TIỀN SAU NGÀY KHÓA SỔ ĐVT: đồng STT Chứng từ Nội dung Chứng từ liên quan Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng năm Số hiệu Ngày tháng năm phát sinh Ngày tháng năm ghi sổ 1 PC0002 02/01/10 Chi trả tiền công ty vận chuyển HĐ102 02/01/10 02/01/10 900.500.000 P@ 2 PC0006 07/01/10 Trả tiền mua bao bì sản phẩm HĐ105 07/01/10 07/01/10 3.300.500 P@ 3 PC0009 09/01/10 Trả tiền mua hoá chất HĐ308 PNK2031 09/01/10 09/01/10 09/01/10 09/01/10 16.563.800 P@ 4 PC0014 13/01/10 Chi tạm ứng cho NV mua hàng GĐNTU02 13/01/10 13/01/10 7.000.000 P@ 5 PC0016 15/01/10 Trả tiền mua nguyên vật liệu HĐ16 PNK2035 15/01/10 15/01/10 15/01/10 15/01/10 19.800.000 P@ 6 PC0020 16/01/10 Ứng trước tiền lương cho NV A GĐN05 16/01/10 17/01/10 8.000.000 P@ 7 PC0023 20/01/10 Trả tiền mua bao bì HĐ67 PNK2039 20/01/10 20/01/10 21/01/10 21/01/10 18.759.000 P@ 8 PC0025 23/01/10 Trả trước nhà cung cấp HĐ79 23/01/10 23/01/10 24/01/10 24/01/10 25.278.000 P@ 9 PC0028 25/01/10 Chi tiền cho bộ phận Marketing KHQC07 25/01/10 25/01/10 21.170.000 P@ 10 PC0031 27/01/10 Trả tiền mua nguyên vật liệu HĐ201 27/01/10 27/01/10 38.179.000 P@ Ghi chú: P: Phù hợp với phiếu chi @: Nghiệp vụ hạch toán đúng niên độ Test kiểm tra M10 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 26/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M10 Trang: 1. Thử nghiệm: Kiểm tra việc tính toán chi phí lãy vay. 2. Mục tiêu kiểm toán: Chi phí lãy vay là hiện hữu, được ghi chép chính xác và là nghĩa vụ của đơn vị 3. Công việc: - Kiểm tra các chứng từ thanh toán lãy vay - Xem xét tình hình trả lãy vay trên các thư xác nhận 4. Kết quả: Xem M10-1 5. Kết luận: Chi phí lãy vay của đơn vị là thực sự hiện hữu, được ghi chép chính xác và là nghĩa vụ của đơn vị. Test kiểm tra M10-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 26/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M10-1 Trang: Bảng 2.13 – BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ LÃY VAY NGẮN HẠN ĐVT: đồng Tháng Đầu kỳ Khoản vay thêm Khoản đã trả Cuối kỳ Lãy suất Chi phí lãy vay 1 72.263.287.332 90.007.000.000 162.270.287.332 5% 676.126.197 2 162.270.287.332 84.350.500.000 246.620.787.332 5% 1.027.586.614 3 246.620.787.332 70.450.500.000 176.170.287.332 5% 734.042.864 4 176.170.287.332 176.170.287.332 5.5% 807.447.150 5 176.170.287.332 90.130.300.000 266.300.587.332 5.5% 1.220.544.359 6 266.300.587.332 266.300.587.332 5.5% 1.220.544.359 7 266.300.587.332 70.395.000.000 195.905.587.332 5.5% 897.900.609 8 195.905.587.332 94.800.000.000 290.705.587.332 5.5% 1.332.400.609 9 290.705.587.332 80.950.000.000 209.755.587.332 5.5% 961.379.775 10 209.755.587.332 50.530.000.000 159.225.587.332 5.5% 729.783.942 11 159.225.587.332 97.034.114.,289 256.259.701.621 5.5% 1.174.523.63 12 256.259.701.621 256.259.701.621 5.5% 1.174.523.63 TỔNG 11.956.803.742 Bảng 2.14 – BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ LÃY VAY DÀI HẠN ĐVT: đồng Tháng Đầu kỳ Khoản vay thêm Khoản đã trả Cuối kỳ Lãy suất Chi phí lãy vay 1 156.050.574.295 156.050.574.295 4.6% 598.193.868 2 156.050.574.295 35.487.502.000 120.563.072.295 4.6% 462.158.444 3 120.563.072.295 120.563.072.295 4.6% 462.158.444 4 120.563.072.295 120.563.072.295 4.6% 462.158.444 5 120.563.072.295 43.123.440.000 163.686.512.295 4.65% 634.285.235 6 163.686.512.295 40.564.992.530 123.121.519.765 4.65% 477.095.889 7 123.121.519.765 123.121.519.765 4.65% 477.095.889 8 123.121.519.765 123.121.519.765 4.7% 482.225.952 9 123.121.519.765 123.121.519.765 4.7% 482.225.952 10 123.121.519.765 37.270.214.100 85.851.305.665 4.7% 336.250.947 11 85.851.305.665 38.061.990.509 123.913.296.174 4.7% 485.327.077 12 123.913.296.174 123.913.296.174 4.7% 485.327.077 TỔNG 5.844.503.218 Bảng 2.15 – BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ LÃY VAY THỰC TẾ VÀ ƯỚC TÍNH ĐVT: đồng Chỉ tiêu Số ước tính Số liệu thực tế Chênh lệch (Số thực tế – Số ước tính) Vay ngắn hạn 11.956.803.742 Vay dài hạn 5.844.503.218 Tổng cộng 17.801.306.960 17.801.118.387 188.573 Test kiểm tra M11 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 27/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M11 Trang: 1. Thử nghiệm: - Đối chiếu tên và mức lương trên bảng lương với hồ sơ nhân viên tại phòng nhân sự - Đối chiếu số ngày công trên bảng lương với bảng chấm công của bộ phận sử dụng lao động. 2. Mục tiêu: - Đảm bảo tên nhân viên trên bảng lương là có thực và ứng đúng với mức lương trong hồ sơ nhân viên tại phòng hành chính. - Đảm bảo số ngày công trên bảng lương là chính xác. - Đảm bảo khoản phải trả CB-CNV được ghi chép chính xác 3. Công việc: - Dựa vào hồ sơ nhân viên tại phòng nhân sự, chọn mẫu ngẫu nhiên 20 nhân viên trong bảng tính lương đối chiếu với hồ sơ nhân viên tại phòng nhân sự và số ngày công trên bảng lương với bảng chấm công của bộ phận sử dụng lao động. - Đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái 334. - Kiểm tra việc trình bày khoản mục tiền lương phải trả CB-CNV trong Bảng Cân Đối Tài Khoản, đối chiếu giữa sổ chi chi tiết với bảng cân đối kế toán. 4. Kết quả: xem chi tiết M11-1, M11-2 5. Kết luận: Các nhân viên này là có thực trong công ty. Số ngày công của nhân viên trên bảng chấm công được phản ánh chính xác. Test kiểm tra M11-1 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 27/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M11-1 Trang: Bảng 2.16 – BẢNG LIỆT KÊ CÁC NHÂN VIÊN Đà KIỂM TRA ĐVT: đồng STT Họ và tên Chức vụ Nơi làm việc Thời gian lao động Lương 1 Huỳnh Thị Hạnh Phúc Phó phòng √ Phòng hành chính 1 tháng µ 8.300.000 2 Nguyễn Thành Luân Trưởng phòng √ Phòng kinh doanh 1 tháng µ 11.500.000 3 Võ Thị Như Quỳnh Kế toán √ Phòng kế toán 1 tháng µ 5.000.000 4 Lê Tú Vy Thủ quỹ √ Phòng kế toán 1 tháng µ 3.500.000 5 Phan Tấn Đạt Trưởng phòng √ Phòng hành chính 1 tháng µ 10.500.000 6 Nguyễn Ái Như Phó phòng √ Phòng hành chính 1 tháng µ 8.300.000 7 Phan Thành Phước Công nhân √ Bộ phận sản xuất 25 ngày µ 2.000.000 8 Lê Trí Tín Công nhân √ Bộ phận sản xuất 26 ngày µ 2.000.000 9 Phạm Khoa Minh Công nhân √ Bộ phận sản xuất 26 ngày µ 2.000.000 10 Lê Hữu Sự Công nhân √ Bộ phận sản xuất 24 ngày µ 2.000.000 11 Lê Chí Nguyện Công nhân √ Bộ phận sản xuất 25 ngày µ 2.000.000 12 Châu Thành Phong Công nhân √ Bộ phận sản xuất 24 ngày µ 2.000.000 13 Nguyễn Ái Quỳnh Công nhân √ Bộ phận sản xuất 26 ngày µ 2.000.000 14 Nguyễn Hữu Quân Công nhân √ Bộ phận sản xuất 26 ngày µ 2.000.000 15 Trần Đăng Khoa Nhân viên giao hàng √ Bộ phận bán hàng 1 tháng µ 3.000.000 16 Châu Ngọc Vàng Thủ kho √ Bộ phận kho 1 tháng µ 3.000.000 17 Phạm Hữu Siêng Nhân viên giao hàng √ Bộ phận bán hàng 1 tháng µ 3.000.000 18 Lê Thị Bình Minh Nhân viên bán hàng √ Bộ phận bán hàng 1 tháng µ 2.400.000 19 Phạm Văn Quốc Nhân viên vệ sinh √ Bộ phận kho 1 tháng µ 1.300.000 20 Lý Tấn Đạt Nhân viên vệ sinh √ Bộ phận kho 1 tháng µ 1.300.000 √: đã đối chiếu với danh sách nhân viên tại phòng hành chính : phù hợp với bảng lương nhân viên µ: khớp đúng với số ngày công trên bảng chấm công Test kiểm tra M11-2 Công ty kiểm toán: CPA Khách hàng: Cty CP Đường Biên Hòa Nội dung: Nợ phải trả Năm kết thúc: 31/12/2009. Người thực hiện: Cao Phương Anh Ngày thực hiện: 27/05/2010 Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: Mã số: M11-2 Trang: Bảng 2.17 – BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG NĂM 2009 Tháng Số nhân viên (người) Số lương (đồng) 1 965 4.477.600.000 √ 2 965 4.477.600.000 √ 3 965 4.477.600.000 √ 4 965 4.477.600.000 √ 5 960 4.454.400.000 √ 6 960 4.454.400.000 √ 7 975 4.454.400.000 √ 8 975 4.454.400.000 √ 9 975 4.454.400.000 √ 10 975 4.454.400.000 √ 11 979 4.542.560.000 √ 12 979 4.542.560.000 √â √: tính tổng cộng các sổ chi tiết và đối chiếu phù hợp với sổ cái và BCĐKT. â: đối chiếu phù hợp với số dư cuối kỳ 334 ngày 31/12/2008. Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 3.1 NHẬN XÉT - Trước khi xuống kiểm toán, kiểm toán viên đã tiến hành thu thập các thông tin trên báo đài về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tình hình kinh doanh... để có những hiểu biết đầy đủ về khách hàng trước khi ký hợp đồng kiểm toán. - Trong thời gian thực hiện kiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại công ty, kiểm toán viên nhận thấy. + Công ty cổ phần Đường Biên Hòa đã cung cấp đầy đủ những thông tin giúp cho kiểm toán viên làm việc được thuận lợi, dễ dàng hơn. + Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam với phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết để có đủ cơ sở đưa ra ý kiến. 3.2 ĐÁNH GIÁ 3.2.1 Về công ty được kiểm toán - Công ty đã thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ khá hữu hiệu. - Khoản Nợ phải trả được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính của công ty vào ngày 31/12/2009. Việc trình bày và công bố các khoản nợ phải trả trên báo cáo tài chính có tuân thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 3.2.2 Về quy trình kiểm toán 3.2.2.1 Ưu điểm của quy trình - Quy trình được chia ra nhiều công đoạn rất cụ thể, mỗi công đoạn được quy định rõ ràng, cụ thể, những công việc phải làm giúp kiểm toán viên hoàn thành tốt công việc và có thể hạn chế được các rủi ro. - Quy trình kiểm toán được thực hiện một cách logic, từ thử nghiệm tổng quát cho đến chi tiết đảm bảo số liệu được kiểm toán là trung thực, hợp lý. - Thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản được thực hiện song song để tiết kiệm chi phí và thời gian. 3.2.2.2 Nhược điểm của quy trình - Xác định mức trọng yếu, đánh giá rủi ro kiểm toán và việc chọn mẫu cho các thử nghiệm cơ bản chủ yếu dựa vào chính sách của công ty và kinh ngiệm của kiểm toán viên và những vấn đề này rất khó khăn để có sự lựa chọn chính xác. - Chương trình kiểm toán được áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy chương trình không có tính linh hoạt, không thích ứng với sự đa dạng ngành nghề của khách hàng. - Khi tiền hành kiểm toán, kiểm toán viên mới yêu cầu công ty cung cấp tài liệu. - Việc xử lý số liệu, tính toán, kiểm tra số học còn hạn chế, mất rất nhiều thời gian để xử lý số liệu. 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP - Công ty kiểm toan nên thiết kê riêng chương trình kiểm toán cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp. - Để tiết kiệm thời gian kiểm toán, các kiểm toán viên nên liệt kê một loạt các yêu cầu về tài liệu kế toán trước cho khách hàng để khách hàng có thời gian chuẩn bị đầy đủ. - Cần sử dụng phần mềm trong xử lý số liệu PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN - Khoản mục Nợ phải trả là một khoản mục có thể xảy ra nhiều gian lận. Để quản lý khoản mục được hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của bộ phận tài chính kế toán mà cần sự phối hợp của nhiều bộ phận và của ban lãnh đạo đơn vị. Thông qua việc thực hiện kiểm toán khoản mục Nợ phải trả đã giúp em hiểu hơn về lý luận và thực tiễn. Hiểu hơn về người làm công tác kế toán, những thủ thuật gian lận và cách tìm ra ra đề hạn chế những gian lận đó, đem lại sự trung thực và hợp lý cho báo cáo tài chính. Điều này giúp cho người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn. - Song do thời gian và trình độ có hạn với một công ty cổ phần lớn có nhiều khách hàng và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh phức tạp. Số liệu thực tế chưa nhiều, đặt biệt là kinh nghiệm phân tích, đánh giá của em chưa được sâu sắc. Em chỉ tìm hiểu được những vấn đề có sự ảnh hưởng nhiều, có tính biến động khá lớn của khoản mục Nợ phải trả. Nhưng cũng đủ để đưa ra kết luận về khoản mục Nợ phải trả của công ty cổ phần Đường Biên Hòa được trình bày trung thực và hợp lý trên báo cáo tài chính. - Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả được xây dựng đáp ứng các yêu cầu kiểm toán. Quy trình kiểm toán này đáp ứng các yêu cầu về nội dung và thời gian thực hiện - Bên cạnh đó quy trình kiểm toán vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định cần quan tâm khắc phục nhằm tạo điều kiện hoàn thành quy trình kiểm toán, giúp cho việc kiểm toán hạn chế nhiều sai sót, việc đánh giá các khoản mục được hợp lý và chính xác hơn. 2 KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với nhà nước - Cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán. Ban hành rộng rãi các văn bản chuẩn mực và cập nhật thường xuyên các văn bản chuẩn mực Quốc tế có liên quan lĩnh vực kế toán, kiểm toán, cho các doanh nghiệp, kiểm toán viên. - Tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho kiểm toán viên trong nước nhằm tạo điều kiện cho các công ty kiểm troán vươn ra thế giới. - Mở rộng hợp tác, giao lưu với các tổ chức nghề nghiệp Quốc tế để các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam có điều kiện vươn ra thế giới học hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn. 2.2 Đối với các công ty kiểm toán - Hoàn thiện quá trình, chiến lược kinh doanh của công ty nhằm tạo uy tín và niềm tin đối với các khách hàng mới và cũ. - Việc ký kết hợp đồng mới cần tìm hiểu rõ khách hàng nhằm đảm bản việc thực hiện hợp đồng diễn ra đúng pháp lý và quy định. - Luân chuyển kiểm toán viên để tránh việc quá quan thuộc với khách hàng dễ dẫn đến tâm lý và kiểm tra theo lối mòn, hoặc mất đi tính khách quan, độc lập. - Đa dạng hóa dịch vụ tư vấn tài chính, thuế. - Mở các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức chuyên ngành, cũng như các quy định có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp góp phần giúp công ty phát triển lâu dài. - Để có sự phát triển toàn diện của lĩnh vực kiểm toán ở nước ta, cần có sự phối hợp của nhiều đối tượng liên quan. Nhưng trước hết là của chính bản thân các doanh nghiệp kiểm toán. - Công ty kểm toán nên tổ chức các buổi thảo luận giữa các kiểm toán viên vào thời gian trước và sau một cuộc kiểm toán để các kiểm toán viên trao đổi kinh nghiệm, thông tin, hay rút ra những nhược điểm để nhằm thức hiện tốt cuộc kiểm toán. - Cần thuyết phục khách hàng cũ và thông tin cho khách hàng mới nên ký kết hợp đồng kiểm toán trước thời điểm kết thúc năm tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. 2. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2007), Kiểm toán, NXB Lao động – Xã hội. 3. Trần Quế Anh, tài liệu kiểm toán 1, Đại học Cần Thơ. 4. Trương Thị Thúy Hằng, Tập bài giảng môn kiểm toán, Đại học Cần Thơ. 5. Website 6. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Đường Biên Hòa năm 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKiểm toán khoản mục Nợ phải trả tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa.doc
Luận văn liên quan