Đề tài Kiến thức, thực hành dinh dưỡng thai kỳ của thai phụ đến khám tại khoa phụ sản bệnh viện 108

Có 21 đối tượng tham gia nghiên cứu sinh con lần đầu có thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ đúng và 09 đối tượng tham gia nghiên cứu sinh con lần thứ 2 có thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ đúng.Điều này có lẽ là do các thai phụ mang thai lần đầu tuy trước khi mang thai có thể không quan tâm nhiều đến dinh dưỡng thai kỳ nhưng sau khi mang thai có quan tâm nhiều hơn vì tâm lý muốn đứa con đầu lòng được hưởng những gì tốt đẹp nhất và thường được gia đình hai bên quan tâm chăm sóc tốt hơn

pdf34 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3878 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến thức, thực hành dinh dưỡng thai kỳ của thai phụ đến khám tại khoa phụ sản bệnh viện 108, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƢỠNG LẠI THỊ THÚY NGA MÃ SINH VIÊN: B00139 KIẾN THỨC, THỰC HÀNH DINH DƢỠNG THAI KỲ CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN 108 ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH Ngƣời HDKH: TS. BS. Đặng Vĩnh Dũng HÀ NỘI, THÁNG 12/2013 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn thầy Đặng Vĩnh Dũng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Đề tài tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Khoa học sức khỏe - Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2013 Sinh viên LẠI THỊ THÚY NGA Thang Long University Library NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BMI : Chỉ số khối cơ thể ( Body Mass Index ) SKSS: Sức khỏe sinh sản TWQĐ: Trung ương Quân đội WHO: Tổ chức Y tế thế giới MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................................. 3 1. Quá trình hình thành, phát triển thai và sinh lý thai nhi .................................................. 3 2. Những đáp ứng của cơ thể người mẹ khi có thai. ........................................................... 3 3. Nhu cầu dinh dưỡng trong thai kỳ và những bất thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng ................................................................................................................................... 4 3.1. Nhu cầu về dinh dưỡng trong thai kỳ. .......................................................................... 4 3.2.Những bất thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng. ................................................... 6 3.3. Biện pháp chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời gian mang thai: ...................... 8 4. Nghiên cứu về dinh dưỡng thai kỳ ở trên thế giới và Việt Nam ..................................... 9 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 11 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 11 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................ 11 2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................................... 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 11 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................... 11 2.6. Công cụ thu thập thông tin: .......................................................................................... 11 2.7. Xử lý số liệu ................................................................................................................. 11 2.8. Các biến số nghiên cứu, các khái niệm dùng trong nghiên cứu ................................... 12 2.8.1. Các biến số nghiên cứu ............................................................................................. 12 2.8.2. Đánh giá điểm kiến thức về dinh dưỡng thai nghén.................................................. 13 2.8.3. Đánh giá điểm thực hành dinh dưỡng thai kỳ ........................................................... 13 2.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài ........................................................................................ 13 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 14 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 14 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 14 3.1.2. Chỉ số BMI trước sinh ............................................................................................... 14 3.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 14 3.1.4. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu ............................................................. 14 Thang Long University Library 3.1.5. PARA của đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 15 3.2. Thực trạng nhận thức dinh dưỡng ................................................................................ 15 3.3. Tăng cân thai kỳ của đối tượng nghiên cứu ................................................................. 15 3.3.1. BMI trước sinh thấp .................................................................................................. 15 3.3.2. BMI trước sinh bình thường ...................................................................................... 15 3.3.3. BMI trước sinh thừa cân ........................................................................................... 15 3.3.4. Mối liên quan giữa tăng cân với thực hành .............................................................. 16 3.4. Tuổi thai lúc sinh và cân nặng ...................................................................................... 16 3.5. Mối liên quan giữa số lần sinh với thực hành đúng ..................................................... 16 3.6. Mối liên quan giữa trình độ văn hóa và hiểu biết về dinh dưỡng ................................ 16 3.7. Mối liên quan giữa trình độ văn hóa và thái độ thực hành dinh dưỡng ....................... 16 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ..................................................................................................... 17 1. Về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................................ 17 2.Về thực trạng nhận thức dinh dưỡng ................................................................................ 18 3. Về tăng cân thai kỳ của đối tượng nghiên cứu. ............................................................... 19 4. Về mối liên quan giữa tăng cân với thực hành. .............................................................. 19 5. Về tuổi thai lúc sinh và cân nặng .................................................................................. 19 6. Về mối liên quan giữa số lần sinh với thực hành đúng. .................................................. 20 7. Về mối liên quan giữa trình độ văn hóa và hiểu biết về dinh dưỡng. ............................. 20 8.Về mối liên quan giữa trình độ văn hóa và thái độ thực hành dinh dưỡng. ..................... 20 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 21 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 22 Phụ lục ................................................................................................................................ 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 29 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, sức khỏe sinh sản (SKSS) đã trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng vì nó không chỉ liên quan trên phạm vi dân số khá lớn mà còn có tác động tới suốt cuộc đời mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội.Chương trình SKSS của Liên hợp quốc họp tại Cairo - Ai Cập năm 1994 trong đó Việt Nam có tham dự đã xác định SKSS bao gồm 10 nội dung cơ bản trong đó chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong, sau khi sinh và trẻ sơ sinh là nội dung quan trọng bậc nhất [2]. Khám và quản lý thai nghén là một trong những nhiệm vụ của ngành sản khoa và là một trong những hoạt động của các dịch vụ chăm sóc SKSS.Người phụ nữ trước, trong, sau khi mang thai được chăm sóc, quản lý tốt, có kiến thức, thái độ thực hành đúng sẽ đảm bảo một cuộc thai nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con.Dinh dưỡng thai kỳ là một phần nội dung của quản lý thai nghén.Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ rằng dinh dưỡng của người mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.Năng lượng, tình trạng dự trữ năng lượng của người mẹ trong thời gian sắp có thai, thức ăn hàng ngày, thức ăn bổ xung trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của thai.Thức ăn là nguyên liệu để nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới khỏe mạnh, thông minh.Tỷ lệ tai biến sản khoa (như chảy máu sau đẻ, sản giật, trẻ đẻ thấp cân..) hoặc các bệnh lý trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp.được coi là chỉ số phản ánh sự chăm sóc sức khỏe phụ nữ, điều kiện dinh dưỡng và tình trạng kinh tế, xã hội của một quốc gia.Do đó việc đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ thực hành về dinh dưỡng thai kỳ của thai phụ để đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp trong chăm sóc, quản lý thai nghén là hết sức cần thiết. Theo số liệu thống kê của khoa Phụ sản, Bệnh viện TWQĐ 108 trong những năm gần đây số lượng thai phụ đến khám và sinh ngày càng tăng (năm 2009 thu dung 1213 thai phụ, năm 2010 thu dung 1392 thai phụ, năm 2011 thu dung 1832 thai phụ, năm 2012 thu dung 2404 thai phụ).Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá kiến thức, thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ của thai phụ tại khoa Phụ sản, Bệnh viện TƯQĐ 108. Thang Long University Library 2 Từ những thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Kiến thức, thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ của thai phụ tại khoa Phụ sản, Bệnh viện TƯQĐ 108” nhằm mục tiêu nghiên cứu sau: Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai của thai phụ đến khám tại khoa Phụ sản – Bệnh viện TƯQĐ 108. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1. Quá trình hình thành, phát triển thai và sinh lý thai nhi Thai kỳ bắt đầu từ thời điểm sau khi trứng thụ tinh với tinh trùng.Trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung.Trong quá trình di chuyển, trứng được nuôi dưỡng bằng dịch của vòi tử cung và thực hiện nhiều giai đoạn của quá trình phân chia.Khi tới tử cung trứng đã được phân chia và được gọi là phôi bào.Như vậy sự làm tổ trong niêm mạc tử cung thường xảy ra vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 sau khi phóng noãn và đó cũng là lúc niêm mạc tử cung được chuẩn bị sẵn sàng để đón phôi vào làm tổ. Ngay khi hiện tượng làm tổ xảy ra, các tế bào lá nuôi của phôi và các tế bào niêm mạc tử cung tại chỗ đều tăng sinh nhanh để tạo ra rau thai và các màng thai.Trong hai tuần đầu, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy từ dịch niêm mạc tử cung.Sau đó hệ thống mạch máu của bào thai phát triển và nguồn dinh dưỡng nuôi bào thai được lấy từ máu mẹ qua rau thai. Như vậy là thai sống trong tử cung phụ thuộc vào người mẹ nghĩa là sống nhờ mẹ qua hệ tuần hoàn tử cung - rau thai.[1]. 2. Những đáp ứng của cơ thể ngƣời mẹ khi có thai. * Bài tiết hormone. Trong thời kỳ có thai, ngoài các hormone do rau thai bài tiết, người mẹ cũng có những thay đổi về hoạt động của hệ thống nội tiết (như tuyến yên, cortisol, Aldosteron, T3 - T4.) để một mặt tăng cường chuyển hóa trong cơ thể mẹ với mục đích cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai, mặt khác phát triển cơ thể mẹ, chuẩn bị cho khả năng sinh con và nuôi con.  Phát triển cơ quan sinh dục.  Tuần hoàn của mẹ có sự thay đổi. Tăng lưu lượng tim,tăng lưu lượng máu khoảng 30%.Sự tăng thể tích huyết tương nhiều hơn tăng số lượng hồng cầu dẫn tới tình trạng thiếu máu do pha loãng.  Hô hấp của mẹ có sự thay đổi. Do tăng trọng lượng cơ thể, tăng chuyển hóa nên mức tiêu thụ oxy càng tăng, ngay trước khi sinh mức tiêu thụ oxy tăng khoảng 20%. Thang Long University Library 4  Tăng trọng lượng cơ thể và dinh dưỡng trong thời kỳ có thai. Vào tháng cuối của thời kỳ có thai, trọng lượng cơ thể mẹ có thể tăng tới 12kg, trong đó trọng lượng thai khoảng 3kg, 2kg dịch và rau, 1kg tử cung, 1kg tuyến vú, dịch ngoại bào 3kg, mỡ 1-2kg. Tuy nhiên trong những tháng đầu của thời kỳ có thai, người mẹ đã có một lượng chất dinh dưỡng nhất định ở rau thai và nhất là ở các kho dự trự của mẹ. Trong toàn bộ thời kỳ có thai nhu cầu dinh dưỡng tăng vì cần phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai, nhiều nhất là trong 3 tháng cuối vì thai lớn nhanh trong thời gian này. Các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ này là protein, glucid, lipid đặc biệt là Calci, phosphate, sắt, vitamin như vitamin D, vitamin K. Nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng, thai sẽ kém phát triển và gây thiếu hụt dinh dưỡng ở mẹ [1]. 3. Nhu cầu dinh dƣỡng trong thai kỳ và những bất thƣờng liên quan đến chế độ dinh dƣỡng. 3.1. Nhu cầu về dinh dƣỡng trong thai kỳ. Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ phải được ăn uống đầy đủ trước và trong khi có thai để có một lượng các chất dinh dưỡng dự trữ và tạo cho con mình bắt đầu cuộc sống một cách tốt nhất.Vậy nên trước, trong và sau khi sinh phụ nữ phải được ăn uống đầy đủ.Song khó có thể tách biệt chính xác ảnh hưởng của dinh dưỡng lên quá trình sinh sản, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn, gen, các yếu tố môi trường, xã hội, kinh tế và nhất là các bệnh nhiễm trùng.Những yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng tới bào thai bởi lẽ sức khỏe và sự phát triển của bào thai luôn gắn liền với sức khỏe người mẹ.Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng sức khỏe người mẹ trước khi mang thai cũng có những ảnh hưởng tới thai nhi cả về kích thước của thai nhi và sức khỏe của thai nhi khi sinh.Với người mẹ có tình trạng dinh dưỡng kém trước khi sinh, thường đẻ con thấp cân,trẻ dễ bị mắc bệnh và tử vong cao hơn những đứa trẻ của các bà mẹ dinh dưỡng tốt. Trong thời kỳ người mẹ mang thai nhu cầu dinh dưỡng không phải là tổng của nhu cầu của bào thai và nhu cầu của người phụ nữ lúc bình thường mà những thay đổi xảy ra khi người phụ nữ mang thai làm thay đổi nhu cầu các chất dinh dưỡng.Nhu cầu một số chất dinh dưỡng tăng lên như năng lượng và một số vitamin.Một số chất dinh dưỡng có nhu cầu tăng nhiều như sắt và vitamin A do cơ thể người mẹ sử dụng trong 5 quá trình mang thai đồng thời để thai nhi phát triển và dự trữ. Sắt là một chất dinh dưỡng có tên trong bảng nhu cầu khuyến nghị của hầu hết các quốc gia trên thế giới.Nhu cầu sắt cao nhất ở đối tượng phụ nữ mang thai (27mg/ngày)và phụ nữ tuổi sinh đẻ (18mg/ngày).(Phụ lục 1)Những chất dinh dưỡng khác như vitamin D, vitamin C và calci không được thai nhi dự trữ mà nhu cầu chỉ đáp ứng cho thai nhi phát triển.Như vậy dinh dưỡng có những ảnh hưởng vừa lâu dài vừa nhất thời tới sức khỏe người phụ nữ, đến bào thai. Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ sẽ giúp cho bào thai lớn lên, phát triển đầy đủ và đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh.Chất dinh dưỡng được cung cấp cho thai nhi từ ba nguồn, trực tiếp từ khẩu phần ăn của người mẹ, từ kho dự trữ các chất dinh dưỡng của mẹ như ở gan, xương, khối mỡ và từ quá trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở nhau thai.[4] Ngay từ khi chuẩn bị mang thai và quanh giai đoạn thụ thai người mẹ cần được tham vấn trước sinh, bên cạnh làm các xét nghiệm sàng lọc các yếu tố nguy cơ (đái tháo đường,huyết áp cao,bệnh lý tim mạch), vấn đề dinh dưỡng hợp lý được đưa ra hàng đầu. Những thói quen dinh dưỡng có thể có nguy cơ gây hại cho thai nhi như chán ăn hoặc ăn vô độ, chế độ ăn thiếu sắt, thiếu acid folic, mất cân bằng vitamin dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém cần được phát hiện sớm để người phụ nữ có sự thay đổi trong chế độ ăn. Trong thời kỳ mang thai người mẹ cũng cần được chăm sóc, quản lý thai nghén tốt, được khám thai định kỳ, tầm soát thai nghén nguy cơ (đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, thiếu máu dinh dưỡng) để có sự thay đổi hợp lý, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai. Thang Long University Library 6 3.2.Những bất thƣờng liên quan đến chế độ dinh dƣỡng. Qua sơ đồ ta thấy con người từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ, được sinh ra, lớn lên, trưởng thành cho đến tuổi già đều có thể bị ảnh hưởng hoặc bị mắc bệnh bởi chế độ dinh dưỡng không hợp lý.Điều này không những ảnh hưởng đến cuộc đời một con người mà để lại hậu quả cho cả thế hệ mai sau. Thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa và sinh trẻ nhẹ cân.Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn khi mang thai như là acid folic,iod sẽ ảnh hưởng đến bào thai sau quá trình thụ tinh.Suy dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai thường dẫn đến các nguy cơ và hậu quả nặng nề: Trẻ thấp còi Người già thiếu dinh dưỡng Sơ sinh nhẹ cân Phụ nữ thiếu dinh dưỡng Tăng cân khi có thai kém Thiếu niên thấp còi Tăng tử vong Giảm khả năng chăm sóc trẻ Phát triển trí tuệ kém Tăng nguy cơ bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành Cho ăn bổ sung không đúng lúc Nhiễm trùng thường xuyên Thiếu ăn và chăm sóc sức khỏe kém Chậm tăng trưởng Thiếu dinh dưỡng bào thai Khả năng trí tuệ giảm Thiếu ăn – Dịch vụ chăm sóc kém Thiếu ăn – Dịch vụ chăm sóc kém Tỷ lệ tử vong mẹ cao Giảm năng lực trí tuệ Thiếu ăn – Dịch vụ chăm sóc kém 7 - Đối với sức khỏe sản phụ: + Tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng sản phụ. + Tăng nguy cơ nhiễm bệnh. + Thiếu máu. + Tăng nguy cơ hôn mê, ốm yếu và hoạt động giảm. - Đối với sức khỏe bào thai và trẻ sơ sinh: + Tăng nguy cơ chết lưu, chết sơ sinh. + Tăng nguy cơ bị đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân. + Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. + Tăng nguy cơ tổn thương não. + Tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. + Tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ngược lại nếu tăng cân quá mức đặc biệt là trong ba tháng cuối nếu mỗi tháng tăng quá 2kg hay mỗi tuần tăng trên 1kg thì không tốt, thường là hiệu bệnh lý như phù, cao huyết áp. Ngoài chỉ số cân nặng, thiếu máu do thiếu sắt cũng là vấn đề liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ thường gặp nhất.Thiếu sắt là một vấn đề dinh dưỡng cộng đồng gặp ở hầu hết các vùng dân cư trên thế giới, nhưng nghiêm trọng nhất là ở các nước đang phát triển do tình trạng thiếu cung cấp đi kèm với tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu protein - năng lượng cao. Thiếu sắt ở phụ nữ có thai làm : - Tăng cảm giác mệt mỏi, giảm sức đề kháng, stress tim mạch, giảm đề kháng với lạnh, khó có thể chịu được việc mất nhiều máu. - Tăng tỷ lệ tử vong của thai phụ. - Tăng nguy cơ sinh non. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là một yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chỉ số phát triển thể chất và trí tuệ của bào thai. Thang Long University Library 8 3.3. Biện pháp chăm sóc dinh dƣỡng cho bà mẹ trong thời gian mang thai: Tình trạng dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Mức tăng cân của mẹ có liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Mẹ tăng cân ít có nguy cơ để con nhẹ cân dưới 2500g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai). Vì vậy người mẹ cần phải ăn nhiều hơn về số lượng và tốt, bổ về chất lượng. Chế độ ăn thiếu năng lượng và protein, ăn uống kiêng khem không hợp lý có liên quan đến cân nặng thai nhi (trẻ đẻ ra có nguy cơ nhẹ cân, cân nặng dưới 2500gram). Chế độ ăn hợp lý còn được thể hiện qua sự tăng cân của thai phụ Tuy nhiên mức tăng cân còn thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi có thai. So với tình trạng dinh dưỡng bình thường thì người gầy cần tăng cân nhiều hơn, người béo cần tăng cân ít hơn. Mức tăng cân khuyến cáo trong thai kỳ Cân nặng trƣớc sinh BMI(kg/m2) Tăng cân trong thai kỳ Nhẹ cân < =18,5 12 - 18 kg Bình thường 18,5 – 24,9 11 - 16 kg Thừa cân 25 - 29,9 7 - 11 kg Béo phì >= 30 6 - 9 kg BMI : body mass index Nguån: Food and Nutrition Boar, Institute of Medicine,National Acdemy of Sciences, Washington, DC, 1990 Khi người phụ nữ mang thai có rất nhiều mối nguy hại đe dọa. Vấn đề suy dinh dưỡng trong lúc mang thai không thể giải quyết đơn thuần trong giai đoạn mang thai. Chính vì vậy những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ luôn phải có chế độ ăn cân bằng, hợp lý khi chuẩn bị mang thai như: ăn uống đầy đủ, bổ sung vi chất Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời gian mang thai cần phải toàn diện, bao gồm: 9 - Đẩy mạnh việc tăng cân thích hợp bằng tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai. - Đăng ký và quản lý thai nghén: mỗi thai phụ lúc có thai cho đến khi đẻ phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt các tai biến cho mẹ và con. - Tiêm vacxin phòng uốn ván đầy đủ. - Nghỉ ngơi lao động hợp lý khi mang thai. 4. Nghiên cứu về dinh dƣỡng thai kỳ ở trên thế giới và Việt Nam Thời kỳ bào thai, dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Frydman. R và cộng sự cho biết tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai và khẩu phần ăn trong khi có thai có liên quan chặt chẽ với việc tăng trưởng nhanh chóng của thai và cân nặng sơ sinh [3] Sự chậm phát triển của bào thai có thể là nhẹ hoặc trầm trọng. Một trong những lý do là chế độ ăn uống đối với người mẹ mang thai không đầy đủ so với nhu cầu. Chế độ ăn uống không hợp lý thường là do nghèo khổ nhưng cũng có thể là do sự thiếu hiểu biết hoặc do tập quán ăn uống quá kiêng khem nhất là với những bà mẹ có thai lần đầu. Sargent và cộng sự đã đưa ra 4 yếu tố chính liên quan đến trẻ đẻ thấp cân là: - Yếu tố môi trường. - Yếu tố thai nhi. - Bệnh tật của mẹ trong thời kỳ có thai. - Tập quán có hại của người mẹ.[4] Nghiên cứu về các yếu tố từ phía bà mẹ, Ebrahim.J cho biết có nhiều yếu tố liên quan đến trẻ đẻ thấp cân nhưng có thể xếp theo thứ tự sau: - Về bản thân người mẹ: Cân nặng khi chưa có thai thấp, tuổi dưới 16 hoặc trên 35, đẻ lần đầu và đẻ trên 5 lần, tiền sử có đẻ thấp cân, khoảng cách giữa 2 lần sinh gần nhau. - Trong thời gian có thai: Không được chăm sóc trước khi sinh, dinh dưỡng kém, tăng cân ít, có bệnh trong thời gian mang thai hay gặp là thiếu máu.[1,2] Thang Long University Library 10 Tô Thanh Hương và cộng sự nghiên cứ 2023 trường hợp trẻ sơ sinh, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến trẻ thấp cân là: Thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang thai, tăng cân trong quá trình mang thai dưới 7kg, tuổi của bà mẹ dưới 20, mẹ có bệnh trong thời gian thai nghén, chiều cao mẹ dưới 145cm, khoảng cách giữa các lần đẻ dưới 24 tháng, mẹ không được nghỉ trước đẻ, không được chăm sóc trước đẻ (khám thai).[3] Thiếu máu là bệnh thiếu dinh dưỡng hay gặp ở phụ nữ có thai, đặc biệt là những bà mẹ đẻ dầy và ăn uống không đầy đủ. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2003) có 4- 5 tỉ dân số thế giới (66-80%) đang trong tình trạng thiếu sắt. 2 tỉ người (> 30%) đang trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. 52% thai phụ ở các nước đang phát triển bị thiếu máu. Còn tại Việt Nam, theo Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam tiến hành nghiên cứ năm 2000 có 32,2% thai phụ bị thiếu máu, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 36,9%. Ở các nước phát triển, 10-30% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị thiếu sắt và 1,5-14% đối tượng này bị thiếu máu do thiếu sắt. Còn ở Việt Nam, 24,3% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị thiếu máu. Ở đồng bằng sông Cửu Long là 28,1%. 11 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành trên 50 thai phụ được khám dự kỳ tại khoa sản - Bệnh viện TƯQĐ 108. - Tiêu chuẩn lựa chọn: Tự nguyện tham gia nghiên cứu - Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ không đầy đủ dữ liệu 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tháng 10/2012 đến tháng 11/2012. 2.3. Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng: phỏng vấn 50 thai phụ bằng bộ câu hỏi 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu - Phỏng vấn thai phụ theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. - Lấy số liệu có từ hồ sơ bệnh án. 2.6. Công cụ thu thập thông tin: - Bộ phiếu hỏi 2.7. Xử lý số liệu - Số liệu sẽ xử lý trên chương trình toán thống kê thông thường. Thang Long University Library 12 2.8. Các biến số nghiên cứu, các khái niệm dùng trong nghiên cứu 2.8.1. Các biến số nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Tên biến Chỉ tiêu nghiên cứu Phƣơng pháp và kỹ thuật thu nhập số liệu Đặc điểm trước khi mang thai Tuổi Tính theo năm Phỏng vấn Chỉ số BMI trước sinh Phân loại được thai phụ nhẹ cân, trung bình, thừa cân Phỏng vấn Thành thị, nông thôn Phỏng vấn Nghề nghiệp Phỏng vấn Trình độ văn hóa Phân loại được trình độ văn hóa thành 3 nhóm: 12/12; trung cấp - sơ cấp; cao đẳng, đại học, sau đại học Phỏng vấn PARA Phân loại được số lần sinh con của thai phụ Phỏng vấn Kiến thức về dinh dưỡng thai kỳ Có quan tâm đến dinh dưỡng thai kỳ Phỏng vấn Hiểu biết về dinh dưỡng thai kỳ Phân loại được mức độ hiểu đúng, hiểu sai Phỏng vấn Thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ Thực hành dinh dưỡng thai kỳ Phân loại mức độ thực hành đúng, thực hành sai Phỏng vấn Tăng cân thai kỳ Phân loại tăng cân mức độ vừa, mức độ cao và mức độ thấp Phỏng vấn 13 2.8.2. Đánh giá điểm kiến thức về dinh dưỡng thai nghén Gồm 6 câu: Phân loại: 10-12 điểm. Xếp loại đạt yêu cầu về kiến thức dinh dưỡng thai kỳ. Dưới 10 điểm. Xếp loại chưa đạt về kiến thức dinh dưỡng thai kỳ. 2.8.3. Đánh giá điểm thực hành dinh dưỡng thai kỳ Gồm 11 câu: Phân loại: 11 - 13 điểm. Xếp loại thực hành đúng. Dưới 11 điểm. Xếp loại thực hành không đúng. 2.9. Khía cạnh đạo đức của đề tài - Điều tra được sự đồng ý và thống nhất của cấp ủy chỉ huy khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. - Giải quyết rõ mục tiêu, ý nghĩa nghiên cứu cho các đối tượng trên cơ sở đó đạt được sự tham gia tình nguyện của các đối tượng nghiên cứu. - Kết quả của nghiên cứu phục vụ cho việc cải thiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe thai phụ tại khoa phụ sản Bệnh viện 108. Thang Long University Library 14 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu Tuổi Số đối tƣợng (n) Tỷ lệ (%) 20 - 22 10 20 23 - 35 39 78 Trên 35 01 2 3.1.2. Chỉ số BMI trước sinh Chỉ số BMI Số đối tƣợng (n) Tỷ lệ (%) < 18,5 11 22 18,5 – 24,9 35 70 Trên 25 04 8 3.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Số đối tƣợng (n) Tỷ lệ (%) Sinh viên 03 06 Công nhân 02 4 Ở nhà, tự do 14 28 Cán bộ công chức 31 62 3.1.4. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu Trình độ văn hóa Số lƣợng Tỷ lệ % 12/12 11 22 Trung cấp, sơ cấp 14 28 Cao đẳng, đại học, sau đại học 25 50 15 3.1.5. PARA của đối tượng nghiên cứu PARA Số đối tƣợng (n) Tỷ lệ (%) 0000 31 62 1001 19 38 3.2. Thực trạng nhận thức dinh dƣỡng Số lƣợng % Hiểu đúng Thực hành đúng 19 38 Hiểu đúng Thực hành sai 7 14 Hiểu sai Thực hành đúng 11 22 Hiểu sai Thực hành sai 13 26 3.3. Tăng cân thai kỳ của đối tƣợng nghiên cứu 3.3.1. BMI trước sinh thấp BMI trƣớc sinh thấp Tăng cân phù hợp Tăng cân không phù hợp Cao Thấp 11 7 1 3 3.3.2. BMI trước sinh bình thường BMI trƣớc sinh bình thƣờng Tăng cân phù hợp Tăng cân không phù hợp Cao Thấp 35 18 11 6 3.3.3. BMI trước sinh thừa cân BMI trƣớc sinh thừa cân Tăng cân phù hợp Tăng cân không phù hợp Cao Thấp 4 0 4 0 Thang Long University Library 16 3.3.4. Mối liên quan giữa tăng cân với thực hành Thực hành đúng Thực hành sai Phù hợp 13 12 Không phù hợp 17 08 3.4. Tuổi thai lúc sinh và cân nặng Số lƣợng Tỷ lệ % Phù hợp 48 96 Không phù hợp (non - già tháng) 2 (một trường hợp con 2,3kg thai 39 tuần và một trường con 2,7kg thai 36 tuần) 4 3.5. Mối liên quan giữa số lần sinh với thực hành đúng Số lƣợng Thực hành đúng Sinh lần 1 21 Sinh lần 2 trở lên 09 3.6. Mối liên quan giữa trình độ văn hóa và hiểu biết về dinh dƣỡng Trình độ văn hóa Hiểu đúng Hiểu sai 12/12 3 8 Trung cấp, sơ cấp 7 7 Cao đẳng, đại học, sau đại học 15 10 3.7. Mối liên quan giữa trình độ văn hóa và thái độ thực hành dinh dƣỡng Trình độ văn hóa Thực hành đúng Thực hành sai 12/12 3 8 Trung cấp, sơ cấp 7 7 Cao đẳng, đại học, sau đại học 18 7 17 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 1. Về đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Về tuổi của đối tƣợng nghiên cứu: Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu tập trung chủ yếu trong nhóm độ tuổi 23-35 chiếm tỷ lệ khá cao 78% (trong tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh > 25 đều nằm trong nhóm độ tuổi này chiếm tỷ lệ 100% ). Tiếp theo là nhóm độ tuổi 20-22.Đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh < 18,5 nằm chủ yếu trong nhóm độ tuổi này chiếm tỷ lệ 54,5%.Điều này có thể do các đối tượng trong độ tuổi này còn trẻ,mới sinh con lần đầu,thường không có sự chuẩn bị về thai nghén nên ít quan tâm tới dinh dưỡng trước thai kỳ. Trong khuôn khổ đề tài này tôi không đề cập tới các yếu tố khác ảnh hưởng tới BMI của mẹ trước sinh như di truyền, mức sống. Độ tuổi trên 35 chiếm tỷ lệ thấp nhất có 01 đối tượng nghiên cứu. Về trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu: Trình độ học vấn liên quan đến kiến thức và thực hành.Kết quả nghiên cứu cho thấy các đối tượng tham gia vào nghiên cứu có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên tương đối cao chiếm 50%. Tiếp theo là nhóm có trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ 28%. Nhóm có trình độ 12/12 có tỷ lệ thấp nhất 22%. Qua phân tích kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh < 18,5 phân bố ở cả ba nhóm trình độ học vấn, tập trung nhiều nhất ở nhóm có trình độ từ cao đẳng trở lên.Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh > 25 tập trung ở nhóm có trình độ trung cấp, sơ cấp. Về nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu có nghề nghiệp là cán bộ công chức chiếm tỷ lệ cao nhất 62%.Tiếp theo là nhóm nội trợ,tự do chiếm tỷ lệ 28%.Số còn lại là sinh viên (chiếm 06%) và công nhân ( chiếm 4%) Thang Long University Library 18 Qua phân tích kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh < 18,5 phân bố ở cả bốn nhóm nghề nghiệp, tập trung nhiều nhất ở nhóm nội trợ, tự do (54,5%).Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh > 25 tập trung ở nhóm cán bộ công chức. Về số lần sinh của đối tƣợng nghiên cứu Nhóm đối tượng tham gia vào nghiên cứu sinh con lần đầu chiếm tỷ lệ 62% và tỷ lệ này là 38% ở nhóm đối tượng tham gia vào nghiên cứu sinh con lần thứ hai. Qua phân tích kết quả nghiên cứu tôi nhận thấy nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh < 18,5 phân bố ở cả hai nhóm, tập trung nhiều ở nhóm sinh con lần đầu.Điều này có thể giải thích gần giống với lý do đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi 20 – 23 có chỉ số BMI trước sinh <18,5 cao.Nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh > 25 tập trung ở nhóm sinh con lần hai. 2.Về thực trạng nhận thức dinh dƣỡng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ đối tượng tham gia vào nghiên cứu có kiến thức đúng và thực hành đúng về dinh dưỡng thai kỳ là 38%. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng nhưng thực hành chưa đúng chiếm tỷ lệ 14%.Những người này thường có quan tâm đến dinh dưỡng thai kỳ qua các kênh thông tin như internet,qua bạn bè,người thân song các đối tượng này trước và trong thai kỳ không thực hiện đúng như các kiến thức có được chẳng hạn như 100% đối tượng được hỏi không uống bổ xung viên sắt trước khi dự định có thai mà chỉ uống sau khi có thai, có một trường hợp không uống viên sắt trong suốt thai kỳ.Hoặc các đối tượng này không đi khám thai đều đặn theo hẹn của bác sỹ, không theo dõi cân nặng trong suốt thai kỳ, ăn uống theo sở thích hoặc kinh nghiệm dân gian truyền lại của các bà, các mẹ mua cho. Tỷ lệ đối tượng có kiến thức về dinh dưỡng thai kỳ chưa đạt yêu cầu xong đã thực hành đúng chiếm 22%.Những người này trước khi dự định có thai không quan tâm đến dinh dưỡng thai kỳ. Sau khi có thai họ đi khám rất đầy đủ theo hẹn của bác sỹ, bổ xung viên sắt và calci đầy đủ suốt thai kỳ.Tuy nhiên qua phỏng vấn nhận thấy các đối tượng vẫn lúng túng trong việc xác định thế nào là ăn uống hợp lý,đủ chất trong thời kỳ mang thai.Phần đông họ nghĩ ăn gì tốt cho con và ăn để tốt cho con thì họ ăn. 19 Tỷ lệ đối tượng có kiến thức chưa đạt về dinh dưỡng thai kỳ đồng thời thực hành chưa đúng chiếm 26%.Đây cũng là tỷ lệ tương đối cao.Từ tỷ lệ này gợi ý đến việc nâng cao vấn đề tư vấn và truyền thông để thai phụ có kiến thức đúng về dinh dưỡng thai kỳ.Nếu được tư vấn tốt, các thai phụ có thể tự tin và chủ động trong việc theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn. 3. Về tăng cân thai kỳ của đối tƣợng nghiên cứu. Trong tổng số 11 đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh < 18,5 thì chỉ có 07 trường hợp tăng cân phù hợp theo khuyến cáo của wHO, 04 trường hợp tăng cân không phù hợp (trong đó có 01 trường hợp tăng cân quá mức khuyến cáo và 03 trường hợp có mức tăng cân chưa đạt yêu cầu ) Trong tổng số 35 đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh từ 18,5-24,9 thì có 18 trường hợp tăng cân phù hợp theo khuyến cáo của wHO, 17 trường hợp còn lại tăng cân không phù hợp (trong đó có 11 trường hợp tăng cân quá cao và 06 trường hợp tăng cân chưa đạt mức khuyến cáo) Cả 04 đối tượng tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI trước sinh > 25 đều có mức tăng cân cao so với khuyến cáo của wHO. 4. Về mối liên quan giữa tăng cân với thực hành. Trong tổng số 25 đối tượng tham gia nghiên cứu có mức tăng cân thai kỳ phù hợp với khuyến cáo của wHO thì có 13 trường hợp có thực hành dinh dưỡng thai kỳ đúng và 12 trường hợp thực hành sai. 25 đối tượng tham gia nghiên cứu có mức tăng cân thai kỳ không phù hợp theo khuyến cáo của wHO thì có tới 17 trường hợp thực hành dinh dưỡng thai kỳ đúng, còn 08 trường hợp thực hành dinh dưỡng thai kỳ chưa phù hợp. 5. Về tuổi thai lúc sinh và cân nặng Trong nghiên cứu của tôi có 48 trẻ sơ sinh có cân nặng phù hợp với tuổi thai chiếm tỷ lệ 96%. Chỉ có 02 trường hợp (04%) không phù hợp với tuổi thai, đó là một trường hợp con nặng 2,3kg lúc thai 39 tuần và một trường hợp con nặng 2,7kg lúc thai 36 tuần. Thang Long University Library 20 6. Về mối liên quan giữa số lần sinh với thực hành đúng. Có 21 đối tượng tham gia nghiên cứu sinh con lần đầu có thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ đúng và 09 đối tượng tham gia nghiên cứu sinh con lần thứ 2 có thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ đúng.Điều này có lẽ là do các thai phụ mang thai lần đầu tuy trước khi mang thai có thể không quan tâm nhiều đến dinh dưỡng thai kỳ nhưng sau khi mang thai có quan tâm nhiều hơn vì tâm lý muốn đứa con đầu lòng được hưởng những gì tốt đẹp nhất và thường được gia đình hai bên quan tâm chăm sóc tốt hơn. 7. Về mối liên quan giữa trình độ văn hóa và hiểu biết về dinh dƣỡng. Qua phân tích số liệu nghiên cứu tôi thấy nhóm thai phụ có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên (15 trường hợp) có kiến thức về dinh dưỡng thai kỳ tốt nhất.Nhóm thai phụ có trình độ chuyên môn thấp hơn có tỷ lệ có kiến thức về dinh dưỡng thai kỳ cũng thấp hơn (ở nhóm thai phụ có trình độ trung cấp, sơ cấp có 07 trường hợp hiểu đúng về dinh dưỡng thai kỳ, còn ở nhóm thai phụ có trình độ 12/12 chỉ có 03 trường hợp hiểu đúng về dinh dưỡng thai kỳ).Điều này cho thấy các bà mẹ có trình độ học vấn cao thường đi kèm với khám thai đầy đủ,quan tâm hơn đến thai kỳ,có chế độ dinh dưỡng tốt hơn.Điều này có vai trò hết sức quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ tai biến sản khoa cũng như góp phần nâng cao chất lượng khám và quản lý thai nghén. 8.Về mối liên quan giữa trình độ văn hóa và thái độ thực hành dinh dƣỡng. Qua phân tích số liệu nghiên cứu tôi thấy nhóm thai phụ có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên (18 trường hợp) có thái độ thực hành dinh dưỡng thai kỳ tốt nhất.Nhóm thai phụ có trình độ chuyên môn thấp hơn có tỷ lệ có thái độ thực hành về dinh dưỡng thai kỳ cũng thấp hơn (ở nhóm thai phụ có trình độ trung cấp, sơ cấp có 07 trường hợp thực hành đúng về dinh dưỡng thai kỳ, còn ở nhóm thai phụ có trình độ 12/12 chỉ có 03 trường hợp thực hành đúng về dinh dưỡng thai kỳ).Điều này cho thấy các bà mẹ có trình độ học vấn cao thường đi kèm với khám thai đầy đủ,quan tâm hơn đến thai kỳ,có chế độ dinh dưỡng tốt hơn.Điều này có vai trò hết sức quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ tai biến sản khoa cũng như góp phần nâng cao chất lượng khám và quản lý thai nghén. 21 KẾT LUẬN 1. Thực trạng nhận thức của thai phụ về dinh dƣỡng, thai nghén - Trong số 50 thai phụ tham gia nghiên cứu có 19 trường hợp hiểu đúng và thực hành đúng chiếm tỷ lệ 38%. - Có 07 trường hợp hiểu đúng nhưng thực hành sai chiếm 14%. - Có 11 trường hợp hiểu sai nhưng thực hành đúng chiếm 22%. - Có 13 trường hợp hiểu sai, thực hành sai chiếm 26%. - Có sự khác biệt về thực hành dinh dưỡng đúng ở số lần sinh con của các thai phụ: 21 trường hợp sinh con lần 1 thực hành đúng, 9 trường hợp sinh con lần 2 thực hành đúng. - Trong 25 trường hợp tăng cân phù hợp thì chỉ có 13 trường hợp thực hành đúng còn 12 trường hợp thực hành sai. - 25 trường hợp tăng cân không phù hợp thì có 17 trường hợp thực hành đúng và 8 trường hợp thực hành sai. 2. Mối tƣơng quan giữa kiến thức với thái độ thực hành dinh dƣỡng 50% đối tượng nghiên cứu có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học trong đó 7 trường hợp thực hành sai và 18 trường hợp thực hành đúng. 22% đối tượng nghiên cứu có trình độ văn hóa 12/12 thì có 3 trường hợp thực hành đúng và 8 trường hợp thực hành sai. 28% đối tượng nghiên cứu có trình độ trung cấp, sơ cấp thì có 7 trường hợp thực hành đúng. Thang Long University Library 22 KIẾN NGHỊ 1. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, giáo dục cho các bà mẹ kiến thức và thực hành CSSK khi có thai nhất là những kiến thức về dinh dưỡng thai kỳ dưới các hình thức như: mở lớp học tiền sản, khám và tư vấn về dinh dưỡng cho các thai phụ. 2. Đầu tư hơn về cả trang thiết bị và nhân lực trong việc tuyên truyền, giáo dục những kiến thức và vận động thực hành dinh dưỡng thai kỳ. 23 Phụ lục Phụ lục 1 Bảng nhu cầu sắt hàng ngày Trẻ em 7-10 mg/ngày Nam giới trưởng thành 8 mg/ngày Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 18 mg/ngày Phụ nữ có thai 27 mg/ngày Người cao tuổi 8 mg/ngày Nguồn: British Columbia Guidelines, 2004 Phụ lục 2 Bộ câu hỏi phỏng vấn Ngày phỏng vấn: I/ Thông tin chung 1. Họ và tên: 2. Tuổi: 3. Địa chỉ nơi ở: 4. Nghề nghiệp: 5. Trình độ học vấn: 6. Chị mang thai lần thứ 7. Cân nặng của chị trước khi mang thai là. 8. Cân nặng của chị trước khi sinh là 9. Chiều cao của chị là.. 10. Chị sinh lúc thai bao nhiêu tuần: 11. Cân nặng của trẻ lúc sinh là: Thang Long University Library 24 II/ Kiến thức của thai phụ về dinh dưỡng thai nghén. 1 .Theo chị, khi có thai nên đi khám thai bao nhiêu lần? a. 3 lần. b. 3 lần và theo hẹn của Bác sĩ. c. 3 lần và thấy bất thường thì đến khám Trả lời câu a: 1 điểm, câu b: 2 điểm, câu c: 3 điểm. 2.Chị biết về chế độ dinh dưỡng thai kỳ thông qua kênh thông tin nào? a. qua bác sỹ tư vấn. b. qua internet. c. qua bạn bè và người thân. Trả lời mỗi câu được: 1 điểm. 3.Chị có biết trước khi dự định mang thai người mẹ cần bổ xung Ca, sắt và các chất dinh dưỡng cần thiết không? a. Có . b. Không. Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm 4. Chị có biết Ca và sắt là hai loại khoáng chất được đặc biệt chú ý trong thời gian mang thai không? a. Có. b. Không. Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm 5. Khi mang thai nhu cầu năng lượng ngày càng tăng vậy chị có biết là nên đa dạng bữa ăn không? a. Có . b. Không. Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm 25 6. Chị có biết cụ thể phải bổ xung những chất gì để đảm bảo đủ dinh dưỡng thai kỳ không? a. Có. b Không. Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm III/ Thái độ thực hành của thai phụ về dinh dưỡng thai kỳ. 1.Chị bắt đầu đi khám thai lúc thai bao nhiêu tuần? 2. Chị đi khám được mâý lần? 3. Chị đi khám có đầy đủ không? a. Có. b. Thỉnh thoảng quên. Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm 4. Trước khi dự định mang thai chị có uống Ca và sắt không? a. Có. b. Không. Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm 5. Chị bắt đầu uống Ca và sắt vào thời điểm nào? 6. Chị uống theo chỉ dẫn của ai? 7. Chị uống thuốc như thế nào? a. Đầy đủ. b. Không thường xuyên. c. Thấy bất thường thì dừng lại (lý do dừng..) Trả lời câu a: 3 điểm; câu b: 2 điểm; câu c: 1 điểm. 8. Chị có theo dõi cân nặng của chị trong suốt thời gian mang thai không? a. Có. b. Không. Thang Long University Library 26 Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm 9. Chị bổ xung thêm dinh dưỡng trong bữa ăn như thế nào? a. Theo lời khuyên của nhân viên y tế. b. Theo sở thích (thèm gì ăn nấy) c. Theo kinh nghiệm dân gian (mẹ và gia đình mua cho) d. Uống thêm sữa bầu. Trả lời mỗi câu được 1 điểm 10. Chị bổ xung chất dinh dưỡng có đều đặn trong suốt thời gian mang thai không? a. Có. b. Không. (Lý do không:..) Trả lời câu a: 2 điểm; câu b: 1 điểm 11. Trong thời gian có thai mỗi ngày chị ăn như thế nào? a. Ba bữa chính một ngày. b. Ăn được rất ít. c. Ăn bất cứ lúc nào. Trả lời mỗi câu: 1 điểm 27 Phụ lục 3 Kết quả xét nghiệm công thức máu lúc thai 36 tuần của các đối tƣợng nghiên cứu Mã BN Họ tên RBC HGB HCT MCV MCH 01 Lưu T.Thu.T 4.19 107 0.34 81.60 25.60 02 Hà T. H 4.11 127 0.38 92.00 31.00 03 Nguyễn T.Thùy D 4.06 122 0.37 90.10 30.10 04 Trịnh T.M 3.82 122 0.35 92.30 31.90 05 Lê Huyền T 4.22 126 0.37 89.00 29.90 06 Nguyễn P.T 4.34 142 0.42 96.70 32.70 07 Nguyễn T.Minh N 4.04 123 0.37 91.20 30.40 08 Mai.T.N 4.29 133 0.39 91.20 30.90 09 Đặng T. Lan A 3.77 123 0.34 91.40 32.60 10 Trần T.M 4.34 127 0.38 88.30 29.30 11 Nguyễn M.N 4.73 140 0.42 89.70 29.60 12 Nguyễn Lưu Thùy L 4.14 135 0.39 93.40 32.60 13 Nguyễn Lưu Thanh T 4.01 124 0.38 94.00 31.00 14 Hoàng T.Y 3.94 131 0.35 89.70 33.20 15 Vũ T.N 4.38 137 0.40 91.00 31.20 16 Bùi T.Ngọc T 4.62 144 0.37 79.80 31.10 17 Phạm T.T 4.28 119 0.37 86.50 27.90 18 Nguyễn Thùy L 4.08 115 0.34 83.00 28.30 19 Nguyễn T. H 3.98 132 0.35 87.50 33.10 20 Đinh Thùy L 3.82 119 0.35 92.30 31.20 21 Nguyễn T.Kim O 4.11 132 0.38 92.70 32.20 22 Đỗ Quỳnh D 4.20 134 0.38 89.60 31.80 23 Vũ Hồng C 4.42 112 0.34 78.00 25.30 24 Đỗ T.Thu H 4.31 134 0.39 91.40 31.10 25 Hoàng T. D 4.17 131 0.38 91.60 31.40 26 Nguyễn T.Thu T 4.43 114 0.35 79.30 25.80 27 Đỗ T.Như H 4.25 134 0.39 90.90 31.50 28 Hoàng T.H 4.57 137 0.41 90.40 29.90 29 Lê T.Phương H 4.07 128 0.37 91.00 31.50 30 Nguyễn Minh T 4.58 136 0.40 88.20 29.60 31 Đỗ Mai T 4.49 135 0.42 93.60 30.10 32 Nguyễn T. H 4.59 129 0.40 87.80 28.10 Thang Long University Library 28 33 Đặng Thanh N 4.56 143 0.41 90.20 31.40 34 Trần T. T 4.13 129 0.36 87.30 31.30 35 Nguyễn T.Thu H 4.41 123 0.38 85.80 27.90 36 Đặng T.Kim T 4.26 124 0.27 86.50 29.20 37 Chu Huyền T 4.40 134 0.41 94.80 30.50 38 Hoàng T.H 4.07 132 0.39 95.90 32.50 39 Nguyễn T.Lương T 4.14 109 0.35 86.00 26.30 40 Phạm T.X 4.45 139 0.38 85.20 31.20 41 Đỗ T. H 3.60 118 0.34 93.50 32.60 42 Phạm T.Thanh H 4.08 125 0.35 86.20 30.70 43 Vũ T.T 3.83 118 0.34 89.90 30.90 44 Bùi Thu N 4.04 131 0.37 92.50 32.50 45 Hoàng T.H 4.43 138 0.39 88.80 31.20 46 Bùi T.Kiều L 4.12 124 0.37 90.70 30.10 47 Nguyễn T.V 3.94 122 0.36 92.20 31.00 48 Đào T.T 4.17 110 0.34 82.50 26.30 49 Nguyễn T.L 3.97 121 0.35 88.30 30.40 50 Hồ T 4.20 132 0.38 89.70 31.50 Xác nhận của Phòng Kế hoạch Tổng hợp Ngƣời lấy số liệu 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phạm Thị Minh Đức (2007). Sinh lý học, NXB Y học (366, 370, 371). 2. Vƣơng Tiến Hòa (2001) Sức khỏe sinh sản, NXB Y học. 3. Tô Thanh Hƣơng và cộng sự: Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố từ phía bà mẹ ảnh hưởng đến việc đẻ thấp cân. Đề tài cấp bộ 1994. 4. Phạm Duy Tƣờng (2010), Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, NXB Giáo dục Việt Nam (36). Tiếng Anh 1. Dask BK; Mishra RN; Mishra OP; Bhargava V; Prakash A. Comparative outcome of LBW babies. Department of pediatrics, Institute of medical sciences, banaras Hindu University, Indian pediatr 1993. Jan; 30 (1): 15 - 21. 2. Ebrahim.J, Yngve Hofvander: Primary health care and its promotion 1993 (69-71). 3. Frydman. R, Belaisch. J, BerardiB.J, Spira. A... Maternal Nutrition and outcome of pregnancy. maternal nutrition during pregnancy and lactation 160 - 167. (L hans Huber Publishers Bern Stuttagart Vienna - 1979). 4. Sachar RK. Prevention of LBW - rest is best: leter. J Trop pediatric 1992 Aug; 38 (4): 202-4. Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb00139_1386.pdf
Luận văn liên quan