Đề tài Kiến trúc cổ Hà Nội với phát triển du lịch bền vững

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu gồm có ba phần chính: Chương I: Khái quát chung Chương II: Thực trạng hoạt động và bảo tồn của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội Chương III: Phát huy vai trò kiến trúc cổ Hà Nội trong phát triển du lịch bền vững Trong chương I, nhóm đi sâu vào nghiên c ứu các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: kiến trúc, kiến trúc cổ, phát triển du lịch bền vững . Trong khi nghiên cứu các khái niệm, phạm trù này, nhóm đã phân loại các công trình kiến trúc cổ theo các thời kỳ lịch sử nối tiếp nhau và làm rõ ý nghĩa lịch sử- văn hóa của các công trình kiến trúc cổ, cũng như vai trò của các công trình này đối với phát triển du lịch bền vững. Chương II là những phân tích, đánh giá sát thực về thực trạng hoạt động và bảo tồn các công trình kiến trúc cổ ở Hà Nội hiện nay. Thực trạng hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội được phân loại và nghiên cứu theo giá trị sử dụng chính của công trình. Thực trạng công tác bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Hà Nội được nhìn nhận dưới góc độ những mặt tích cực đã làm được và những điểm còn hạn chế. Qua chương II, người đọc sẽ hình dung được một cách rõ ràng rằng mặc dù các công trình kiến trúc cổ Hà Nội có vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống hằng ngày của người dân mà còn trong việc phát triển du lịch, nhưng việc khai thác và sử dụng cũng như quá trình bảo tồn, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình này còn nhiều bất cập. Trong chương III, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp cho công tác bảo tồn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội. Các nhóm giải pháp bảo tồn được đề ra trên cơ sở khắc phục những tồn tại trong công tác bảo tồn, tiếp tục đẩy mạnh những giải pháp hữu hiệu đã được thực hiện cũng như đưa ra các giải pháp mang tính đột phá. Các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững được đề ra trong ngắn hạn và dài hạn, với những giải pháp từ tổng quan đến chi tiết, có tính khả thi cao. Công trình nghiên cứu “Kiến trúc cổ Hà Nội với phát triển du lịch bền vững”, với kết cấu ba chương rõ ràng, đã làm rõ những khái niệm có liên quan, đưa ra những phân tích, nhận định xuất phát từ thực tế hoạt động và bảo tồn các công trình kiến trúc cổ Hà Nội, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp có tính khả thi cao cho công tác bảo tồn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình này.

pdf83 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến trúc cổ Hà Nội với phát triển du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 đã ảnh hưởng lớn đến cảnh quan của khu vực. Nhiều ngôi nh à mới xây dựng sử dụng vật liệu mới đã thay thế những ngôi nhà cổ, đe dọa việc bảo tồn và gìn giữ các đặc trưng kiến trúc truyền thống của khu vực. Trước những thách thức mà khu đô thị cổ phải đối mặt, Tổ chức cộng đồng địa phương- Kurano Committee- đã được thành lập tháng 5 năm 1983. Đây là tổ chức do cộng đồng khởi xướng và nắm vai trò chủ thể để thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bảo tồn và phát triển các giá trị của thị trấn cổ Kawagoe. Kurano Commitee gồm 200 thành viên, bao gồm đại diện chính quyền, cộng đồng, chuy ên gia và những người yêu quý Kawagoe. Tổ chức này được chia thành hai nhóm nhỏ: - Nhóm 1: Tập trung chủ yếu các thương gia trong vùng, gặp nhau thường xuyên và nắm bắt được các vấn đề khu vực diễn ra hàng ngày, tập trung vào việc khôi phục và phát triển các hoạt động thương mại của khu vực. - Nhóm 2: Bao gồm các chuyên gia, đại diện chính quyền, đại diện tổ chức cộng đồng địa phương, tập trung vào việc bảo tồn, gìn giữ các công trình cổ, cảnh quan tuyến phố; mỗi tháng họp một lần để cùng nhau chia sẻ các ý kiến và các giải pháp về bảo tồn và thiết kế đô thị cho khu vực. Đại diện chính quyền th ành phố chỉ tham gia vào với tư cách quan sát viên và sẽ góp ý kiến trong các lĩnh vực cụ thể li ên quan đến quy hoạch thành phố, phát triển công nghiệp. Nhóm đã tham gia vào việc đề xuất quy hoạch đô thị cho khu vực theo c ơ chế chuyên gia đề xuất phương án- cộng đồng góp ý kiến và ra quyết định. Hướng dẫn thiết kế đô thị không chỉ cung cấp những chỉ dẫn chung cho việc thiết kế khu vực đô thị mà còn cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc bảo tồn, gìn giữ từng ngôi nhà cổ. Cộng đồng còn tham gia nhiệt tình, cùng với chính quyền xây dựng nên các viện bảo tàng truyền thống, làm tình nguyện viên trong bảo tàng để giới thiệu cho du khách về truyền thống văn hóa vật thể và phi vật thể của quê hương. Tất cả những nỗ lực, cố gắng trên của cộng đồng không nằm ngoài mục đích nhằm bảo tồn, gìn giữ -56- những giá trị văn hóa thương mại vốn có của khu vực, và giúp cho khu vực trở thành một khu vực thịnh vượng về kinh tế, hấp dẫn du lịch, tạo tiềm lực kinh tế cho việc bảo tồn, khôi phục các giá trị vật thể và phi vật thể. Hiện nay, Kawagoe là khu vực phát triển thương mại và du lịch rất sầm uất, thu hút rất đông đảo du khách. Các sản phẩm thủ công và các sản phẩm lưu niệm cũng rất được khách hàng ưa thích. Đô thị cổ Kawagoe có rất nhiều nét giống với đô thị H à Nội, nơi mà các ngành nghề truyền thống đang dần mai một trước tốc độ đô thị hóa, và sức ép về nhà ở khiến cho việc biến mất của các ngôi nhà cổ, hoặc sự xuất hiện của các chung cư xen cấy giữa các biệt thự đang đe dọa nghiêm trọng quỹ kiến trúc và mỹ quan đô thị. Tại Hà Nội hiện nay, việc nhận diện nguy cơ đánh mất quỹ di sản đã không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng vấn đề thành lập các tổ chức cộng đồng do người dân quản lý để tham gia một cách có tổ chức vào các quyết định bảo tồn có liên quan mật thiết tới đời sống của mình là một bước đi cần thiết. Sự tham gia vào công tác bảo tồn kiến trúc cổ Hà Nội của các bên liên quan có thể được triển khai như sơ đồ dưới đây: Thành phần của các tổ chức cộng đồng nên bao gồm nhiều lứa tuổi, không nên chỉ gồm các tổ trưởng dân phố, khu phố như chúng ta vẫn thường thấy. Các cấp chính quyền có trách nhiệm phải tôn trọng, lắng nghe tiếng nói của cộng đồng thông qua các tổ chức này. Với cơ chế hiện nay ở Hà Nội, để đảm bảo người dân được lắng -57- nghe thì tổ chức cộng đồng cần thu hút được sự tham gia của các lãnh đạo có uy tín (có thể đã về hưu) sinh sống trên địa bàn đó. Các đề xuất của các chuyên gia và nhà quản lý liên quan đến các vấn đề bảo tồn công trình kiến trúc cổ, cảnh quan đô thị phải được thông qua cộng đồng. Muốn việc thông qua n ày đạt hiệu quả cao, thành phần của tổ chức cộng đồng nhất thiết phải tập hợp được những người thực sự có hiểu biết về các công trình kiến trúc cổ cũng như đặc trưng của công tác bảo tồn, như là những kiến trúc sư tâm huyết trong hội đồng kiến trúc sư thành phố, các nhà Hà Nội học, và những người yêu Hà Nội. 3. Các nhóm giải pháp khác 3.1. Đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng đang là vấn đề chung cho nhiều ngành hiện nay. Hoạt động bảo tồn, trùng tu di tích với đặc thù không những phải xử lý các vấn đề liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ mà còn phải ứng xử phù hợp với các yếu tố lịch sử, văn hóa, các đặc trưng và giá trị truyền thống, hiện đang rất thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đây cũng được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn tới công tác bảo tồn, trùng tu di tích chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, trong ngắn hạn và dài hạn, việc ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn cần được chú trọng. Trước hết, đối với kiến trúc sư và cán bộ văn hóa- những người có vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác bảo tồn- cần có những chiến lược đào tạo bài bản. Trong việc đào tạo kiến trúc sư, cần đào tạo ra những người chủ động trong công việc, duy trì được tính sáng tạo cá nhân để mang lại những giải pháp kiến trúc không bị hạn chế bởi các nhu cầu nhất thời của thị t rường. Một kiến trúc sư bảo tồn sau khi được đào tạo trở thành kiến trúc sư, cần phải được bổ sung các kiến thức về lịch sử, văn hóa và bảo tồn di sản, cũng như được tạo điều kiện tốt nhất để tiếp cận với các giá trị kiến trúc truyền thống, thì mới đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Đối với cán bộ văn hóa, là những người trực tiếp tham gia công tác thẩm định, đánh giá, quản lý di tích, phải thực sự có hiểu biết sâu rộng và đúng đắn. Điều này đòi hỏi chương trình đào tạo cán bộ văn hóa phải có những nội dung giảng dạy chuyên sâu, vừa giúp sinh viên hiểu được văn hóa truyền thống, vừa -58- tiếp cận được phương pháp bảo tồn tiên tiến trên thế giới. Việc đào tạo ra một kiến trúc sư hay một cán bộ văn hóa làm công tác bảo tồn thực sự có chất lượng đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền bạc, chính vì vậy, chế độ đãi ngộ cần tương xứng để công tác bảo tồn không bị mất đi những nhân tài này. Hiện nay, vấn đề trình độ và kinh nghiệm của những người đứng ra trùng tu di tích cũng là một vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nước ta có một hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa rất phong phú và đa dạng. Đã có trên 3000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Nhu cầu về bảo tồn, trùng tu di tích rất lớn trong khi các lực lượng trùng tu không được đào tạo bài bản, không hiểu về nghề bảo tồn, dẫn đến hiện tượng càng đầu tư trùng tu càng giết di tích. Thực trạng này yêu cầu Nhà nước hoặc tư nhân đứng ra thành lập các công ty chuyên về bảo tồn di tích, với đội ngũ thợ được đào tạo chuyên môn về bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc cổ. Có thể, ngay tại thời điểm thành lập thì công ty này chỉ có một số rất ít thợ lành nghề trong lĩnh vực bảo tồn, tu bổ di tích, nhưng qua công ty đó có thể thông qua việc hợp tác với Viện Bảo tồn di tích hoặc các công ty bảo tồn, các tổ chức tư vấn bảo tồn quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề cho công nhân. Một khi đội ngũ thợ đã có chuyên môn trong tay, chỉ cần thực hiện một số dự án trùng tu, tôn tạo có chất lượng tốt, gây được tiếng vang, thì với số lượng di tích đồ sộ và nhu cầu bảo tồn trùng tu đang ra tăng hiện nay, công ty hoàn toàn có thể đứng vững. Cùng với sự ra đời của các tổ chức chuyên ngành này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các thợ và đơn vị trùng tu đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn. Nếu làm được việc này, chắc chắn hiệu quả của công tác tu bổ, tôn tạo di tích nói chung, các công trình kiến trúc cổ nói riêng sẽ tiến một bước dài. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, cần phải có các chương trình hành động cụ thể để nâng cao hiểu biết cho ng ười dân sống trong khu di sản để họ hiểu được giá trị vật thể và phi vật thể của khu di sản đó. Cộng đồng xung quanh chính là nguồn nhân lực quý giá trong công tác giám sát, bảo tồn di sản. 3.2. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động bảo tồn với các di sản văn hoá có quy mô lớn và phức tạp như các khu đô thị cổ . Hợp tác quốc tế -59- trong lĩnh vực bảo tồn được hiểu theo hai khía cạnh, đó là khía cạnh tài chính và khía cạnh chuyên môn. Trong quá trình hợp tác, sự giúp đỡ về tài chính của các nước là quan trọng, nhưng cái đáng quý hơn là về kinh nghiệm , phương pháp và kiến thức chuyên sâu về bảo tồn của các chuyên gi a nước ngoài. Thực tế hiện nay, có nhiều công trình cần được trùng tu, tôn tạo nhưng có quy mô quá lớn và/hoặc đòi hỏi những kỹ thuật bảo tồn cao cấp, như việc khai quật khu di tích Hoàng thành Thăng Long chẳng hạn, sẽ khó có thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ quý báu của các chuyên gia, tổ chức quốc tế. Việc thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, các tổ chức bảo tồn quốc tế đối với quỹ kiến trúc cổ Hà Nội có thể thông qua nhiều hình thức quảng bá như giao lưu, trình diễn, trưng bày tại các nước trên thế giới và sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau. Ngoài ra, cần rà soát lại các thủ tục hành chính có thể gây khó khăn cho cán bộ các dự án hợp tác bảo tồn quốc tế họat động tại Việt Nam, như việc yêu cầu giấy chứng thực của nhiều cấp để có quyền tiếp xúc, nghiên cứu và đánh giá các công trình kiến trúc cổ, mặc dù họ đã được cơ quan cấp Bộ chứng thực bằng nhiều quyết định, giấy phép khi triển khai dự án. Bên cạnh việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan, để quá trình hợp tác quốc tế diễn ra thực sự hiệu quả, đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ nghiên cứu của ta, có vậy chúng ta mới có thể giới thiệu chi tiết và đầy đủ giá trị của các công trình kiến trúc cổ với chuyên gia quốc tế, cũng như học tập từ họ những kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào chính sách đào tạo nguồn nhân lực đã đề cập ở trên; song yếu tố chủ chốt vẫn là sự ham học hỏi, mong muốn vươn lên và cống hiến của đội ngũ cán bộ văn hóa và bảo tồn. -60- II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững Du lịch bền vững là mục tiêu mà mỗi quốc gia luôn luôn hướng tới. Du lịch bền vững không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt chính trị, ngoại giao của mỗi quốc gia, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Do vị trí quan trọng của kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình này trong hoạt động du lịch là hết sức cần thiết. Dưới đây là các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội trong phát triển du lịch bền vững. 1. Những giải pháp trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, cả nước đang hướng tới lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng LongHà Nội. Kiến trúc cổ Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc quảng bá 1000 năm Thăng Long- Hà Nội vì hai lý do cơ bản: - Quần thể kiến trúc cổ tạo sức thuyết phục cho những thủ đô có hơn 1000 năm tuổi. Việc gia nhập nhóm những thủ đô có hơn 1000 năm tuổi sẽ nâng cao giá trị văn hóa- lịch sử của Hà Nội trên thế giới. Có nhiều cách để một địa danh trở nên nổi tiếng, nhưng để một vùng đất thực sự in dấu trong lòng bạn bè và du khách quốc tế thì vùng đất ấy phải có sức thuyết phục về chiều sâu văn hoá lịch sử. Do đó phải tập trung quảng bá văn hoá lịch sử truyền thống, chú trọng vào những dấu ấn thực sự của lịch sử hơn là những sản phẩm mang tính tái hiện lịch sử. Mà trong những dấu ấn thực sự của lịch sử thì quần thể kiến trúc cổ Hà Nội có vai trò chủ đạo và mang lại nét đặc trưng khác biệt cho Thủ đô Hà Nội. - Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội là một lễ kỷ niệm lớn và mang tính văn hoá cao. Đây là dịp để nhìn lại chiều sâu 1000 năm lịch sử của thủ đô, do đó, những minh chứng của lịch sử, dù là nhỏ nhất cũng quý giá và cần được đề cao, coi trọng. Kiến trúc cổ được coi là tài liệu sống về lịch sử, tái hiện bề dày lịch sử qua những dấu tích còn sót lại. 1000 năm Thăng Long- Hà Nội là cơ hội để quảng bá tất cả những nét văn hoá cổ truyền nhằm thu hút du lịch và nâng cao vị thế của Hà Nội. Tuy nhiến, nếu kiến trúc cổ không đóng vai trò chủ đạo trong việc quảng bá cho lễ kỷ niệm lớn này thì sẽ không đảm bảo chiều sâu văn hoá. -61- Do đó, trƣớc mắt cần nâng cao vai trò của kiến trúc cổ trong việc quảng bá 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Có nhiều giải pháp cần tiến hành đồng bộ nhằm tăng cường vai trò của kiến trúc cổ Hà Nội trong việc quảng bá du lịch nhân dịp 1000 năm Thăng Long- Hà Nội:  Quy hoạch tổng thể mạng lưới điểm du lịch Lựa chọn và hệ thống hoá những di tích kiến trúc cổ có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển của thủ đô. Nên có chương trình cụ thể giới thiệu những công trình kiến trúc tiêu biểu và phổ biến rộng rãi đối với du khách đến Hà Nội trong dịp kỷ niệm này. Mạng lưới điểm du lịch trong đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội có thể là hệ thống những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu cho mỗi thời kỳ, có quang cảnh đẹp như chùa Trấn Quốc cổ nhất Hà Nội, chùa Một Cột, đền Quán Thánh, đền Lý Quốc Sư thời Lý, đền Ngọc Sơn, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, đặc biệt là Khuê Văn Các được dựng vào triều Nguyễn. Trong thời gian ngắn không thể cùng lúc đầu tư cho tất cả các di tích kiến trúc cổ trên địa bàn thủ đô do đó phải lựa chọn cụ thể những công trình kiến trúc cổ nào có ý nghĩa quan trọng để tập trung đầu tư tu sửa và quảng bá trong đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đối với những di tích kiến trúc cổ còn lại có thể dọn dẹp cảnh quan xung quanh. Những bất cập còn tồn tại như việc lấn chiếm các di tích làm nơi ở hoặc việc di tích bị bao bọc bởi những công trình cao tầng cần phải giải quyết về lâu về dài, không thể đặt mục tiêu giải quyết triệt để khi mà sự kiện 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đang tới gần.  Phát huy tính chủ động của người dân trong quảng bá 1000 năm Thăng Long- Hà Nội Quần thể kiến trúc cổ Hà Nội có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Với những người gắn bó lâu năm với Hà Nội thì tâm huyết với kiến trúc cổ là điều dễ nhận thấy nhưng cũng không ít người dân bản địa và đa phần du khách chờ đợi đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội một cách thụ động và chỉ đóng vai trò đưa ra nhận định sau cùng. Người dân thụ động là do chiến lược, kế hoạch vận động chưa rõ ràng, chưa phát huy được những sáng kiến cá nhân, do đó người dân dù có sáng kiến hay mong muốn tham gia vào lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cũng chưa có điều kiện phát huy thành hiện thực. Do -62- vậy, cần có biện pháp hướng du lịch vào tìm hiểu văn hoá lịch sử của các công trình kiến trúc cổ, quảng bá du lịch thời gian này cần gắn hình ảnh thủ đô với những di tích kiến trúc cổ có giá trị.  Hướng các hoạt động văn hoá kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội về các di tích kiến trúc cổ Nên tổ chức nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật truyền thống, thể dục thể thao, liên hoan du lịch tại những di tích kiến trúc cổ trọng điểm nhằm quảng bá và thu hút du lịch. Nhấn mạnh vai trò của các “Lễ hội hè phố” để ai cũng có thể tiếp cận những hoạt động lớn kỷ niệm lễ hội của dâ tộc thay vì biểu diễn nghệ thuật trong những toà nhà kín. Để nâng cao chất lượng của các “Lễ hội hè phố”, cần chọn lọc những hoạt động nghệ thuật mang tư tưởng văn hoá cao, có những biện pháp chống ùn tắc, tổ chức tốt hệ thống chỗ để xe, biển hiệu hỗ trợ để lễ hội diễn ra vui nhộn đặc sắc. Việc tổ chức chợ đêm ở khu phố cổ Hà Nội là một việc làm sáng tạo độc đáo cần phát huy. Chợ đêm Hàng Ngang- Hàng Đào khai trương vào 18/11/2003 đ ến nay ngày càng nhận được sự ủng hộ và yêu thích của người dân Hà Nội và du khách nước ngoài. Nên nhân rộng mô hình ngày càng thu hút đông đảo khách này và tập trung bày bán những mặt hàng phục vụ cho việc quảng bá văn hoá truyền thống Hà Nội. Đó có thể là những mô hình đồ chơi mô phỏng các di tích kiến trúc cổ có giá trị, tranh ảnh về Hà Nội…  Có các biện pháp quy hoạch giao thông phục vụ đại lễ Tăng cường các loại hình vận tải phục vụ du lịch. Nên có cỡ xe bus phù hợp hơn đi vào khu vực phố cổ trong những thời gian nhất định trong ngày, tăng cường hệ thống vận tải được yêu thích là xích lô ở những khu vực trung tâm như khu vực quận Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ vào những ngày nghỉ. Có các chương trình giảm giá vé các phương tiện vận tải cơ bản cho du khách đến với Hà Nội trong thời gian kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và miễn phí vé vào tham quan các di tích kiến trúc cổ có giá trị. Như thế sẽ tạo tâm lý thoải mái cho du khách và chuyển doanh thu từ vận tải sang doanh thu từ việc mua sắm, tham gia các lễ hội văn hoá, đi xem biểu diễn các loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc. -63-  Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về giá trị văn hoá lịch sử của các di tích kiến trúc cổ Hà Nôi hoặc tìm hiểu về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội để thu hút sự chú ý của người dân và du khách. Các cuộc thi không nên thuần tuý mang tính lý thuyết, cần có tính mới và hấp dẫn để thu hút đông đảo người tham gia, cả người bản địa và du khách nước ngoài. Ví dụ có thể là hình thức thi tìm hiểu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội bằng tiếng Anh, thi vẽ tranh chủ đề kiến trúc cổ Hà Nội, Hướng dẫn viên du lịch tuổi teen dưới hình thức bốc thăm và trình bày hiểu biết về những di tích kiến trúc cổ Hà Nội… Xem trọng những hình thức thi cho trẻ em, vui vẻ nhẹ nhàng mà đồng thời thu hút sự quan tâm của người lớn một cách tự nhiên. 2. Những giải pháp trong dài hạn 2.1. Gìn giữ và phát huy nét đặc sắc riêng có của kiến trúc cổ Hà Nội Về lâu dài, việc gìn giữ và phát huy vai trò của các công trình kiến trúc cổ là việc làm phải được thực hiện thường xuyên chứ không chỉ nhằm hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Vấn đề cần bàn luận là gìn giữ cái gì và phát huy cái gì? Cái chúng ta cần gìn giữ và phát huy là nét đặc sắc riêng có của kiến trúc cổ Hà Nội. a. Nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nội Kiến trúc cổ Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá nên có sự pha trộn và mang dáng dấp của nhiều loại hình kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm, điều kiện sinh sống kết hợp với óc sáng tạo của các kiến trúc sư đã mang lại cho quần thể kiến trúc cổ Hà Nội những nét đặc trưng cơ bản: - Nét đặc trưng chung là chất mộc trong các công trình kiến trúc cổ phong kiến. Chất mộc thể hiện ở màu sắc, hoạ tiết, kết cấu của kiến trúc cổ phong kiến. Kiến trúc cổ Trung Quốc lấy gam màu đỏ làm gam màu chủ đạo và thể hiện uy quyền phong kiến. Những nước theo hệ chữ Phạn thì kiến trúc phổ biến kiểu tháp và màu vàng sáng được coi là màu phổ biến. Kiến trúc cổ Châu Âu quen thuộc với việc sử dụng ít màu và thường là gam màu nhạt như màu vàng nâu nhạt hoặc màu trắng. Kiến trúc cổ Việt Nam có nét đặc trưng riêng với gam màu nâu chủ đạo. Màu nâu đặc trưng của nền nhà, mái ngói, cột kèo. Kiến trúc cổ phong kiến không mấy thể -64- hiện uy quyền mà gần gũi với cuộc sống dân dã. Chất mộc còn thể hiện ở đường nét hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ và lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Chất mộc thể hiện ở kết cấu kiến trúc không đồ sộ mà nhỏ nhắn, vật liệu gỗ là chủ yếu, thường là những loại gỗ tốt như gỗ lim, mát mẻ, lâu ngày vẫn nguyên vẹn và ít mối mọt. - Về quần thể kiến trúc, nét đặc trưng để Hà Nội khác hẳn những thành phố khác là sự pha trộn của nhiều nền văn hoá mà nổi bật là sự pha trộn của kiến trúc Phương Đông qua những công trình kiến trúc cổ phong kiến và kiến trúc phương Tây qua những công trình kiến trúc Pháp thuộc. Sự pha trộn kiến trúc Á- Âu trong không gian nhỏ hẹp của nội thành Hà Nội tạo nên một không gian thâm nghiêm cổ kính mà sang trọng. Kiến trúc Pháp xen lẫn kiến trúc dân gian phong kiến của Việt Nam không làm mất đi nét cổ kính thâm nghiêm của Hà Nội mà lại mang lại cho nó nét độc đáo. Kiến trúc Pháp để lại ở Hà Nội là một kho tàng quý giá cần được giữ gìn và phát huy. b. Những giải pháp gìn giữ và phát huy nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nội  Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về giá trị của các công trình kiến trúc cổ Phải thay đổi quan điểm ăn sâu vào trong nhận thức từ “khai thác di tích” thành “bảo tồn, phục hồi giá trị, duy trì di tích bền vững rồi mới đến khai thác phục vụ du lịch”. Bảo tồn, phục hồi Duy trì di tích bền giá trị. vững. Khai thác di tích phục vụ du lịch -65- Bảo tồn, phục hồi phải tiến hành đầu tiên thì mới duy trì di tích bền vững. Di tích được duy trì mới có giá trị khai thác phục vụ du lịch. Việc khai thác phục vụ du lịch tăng cường sự quan tâm của nhân dân và du khách đến di tích và có tác động tích cực trở lại với bảo tồn trong việc thu hút vốn đầu tư cho công tác bảo tồn. Đây là một vòng tuần hoàn có mối quan hệ chặt chẽ cần được giữ vững. Chính quyền phải có vai trò tiên phong trong vấn đề giáo dục ý thức để người dân cảm thấy gìn giữ kiến trúc cổ là việc làm cần thiết chứ không mang tính lý thuyết hay phong trào. Nên tăng cường các bài học về lịch sử lồng ghép những câu chuyện về các di tích kiến trúc cổ trong các trường học thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá để ý thức được hình thành và ăn sâu trong thế hệ trẻ.  Coi trọng việc giữ nguyên trạng các di tích kiến trúc cổ Nguyên tắc số một của việc giữ gìn phát huy là phải giữ đúng được nguyên trạng của các di tích kiến trúc cổ. Cái làm nên giá trị của các công trình kiến trúc cổ chính tuổi đời lâu năm của nó. Qua năm tháng, màu sắc có thể bị phai nhạt, kết cấu và vật liệu xây dựng có thể bị cũ kỹ nhưng đó là sự cũ kỹ có giá trị. Giá trị nằm kiến trúc cổ nằm ở chiều sâu văn hoá chứ không nằm ở nước sơn mới hay nền gạch hiện đại. Du khách đến tham quan các công trình kiến trúc cổ với niềm đam mê mãnh liệt là vì họ cảm nhận được những tháng năm lịch sử thấm trong không gian và kiến trúc công trình. Do đó, trong việc phát huy giá trị các công trình kiến trúc cổ thì càng giữ được nguyên trạng bao nhiêu càng thành công bấy nhiêu.  Có thái độ đúng đắn với các công trình kiến trúc cổ trong hoạt động du lịch Gần đây, du lịch Hà Nội có sự tăng trưởng đều đặn và vững chăc, số khách tăng trung bình 25% một năm. Điều đó cho thấy sức hút của du lịch văn hoá Hà Nội. Việc khai thác giá trị của các di tích, kiến trúc cổ được chú ý nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, càng khai thác giá tr ị kiến trúc cổ phục vụ du lịch bao nhiêu thì càng phải có thái độ tôn trọng đúng đắn đối với các di tích cổ bấy nhiêu. - Thái độ tôn trọng trước hết thể hiện qua sự chỉ đạo đúng đắn của nhà nước. Nhà nước cần có quy định cụ thể và nghiêm ngặt về việc bảo tồn, trông nom và trùng tu các di tích cổ, triệt để ở tầm vĩ mô và vi mô. Hiện nay ở nhiều di tích cổ, mặc dù được đầu tư nhiều tiền bạc để gìn giữ, trùng tu nhưng vấn đề vệ sinh, mỹ quan di tích -66- chưa được đảm bảo. Các di tích kiến trúc cổ, đặc biệt là những khu di tích kiến trúc cổ phong kiến thu hút nhiều khách du lịch cần có những quy định chặt chẽ và rõ ràng về vấn đề bảo vệ, dịch vụ trông giữ xe xung quanh khu di tích hay đơn giản là thái độ phục vụ của nhân viên bán vé vào tham quan. Việc kinh doanh thu lời trong khuôn viên di tích phải bị hạn chế tới mức tối đa, mà chỉ phát triển những gian hàng nhỏ hỗ trợ cho việc tham quan di tích như hương, vàng m ã ở các đình chùa; hay những tờ rơi, sổ nhỏ giới thiệu sơ qua về lịch sử, giá trị của công trình kiến trúc cổ…. và nên mang tính chất phi lợi nhuận, được hỗ trợ để thực hiện miễn phí. Số kinh phí hỗ trợ cho những hoạt động như thế có thể một phần nhỏ đưa vào vé tham quan, một phần lấy từ kinh phí nhà nước để tránh tình trạng đội giá trong những dịp lễ, Tết, gây ấn tượng không tốt. - Việc tôn trọng di tích kiến trúc cổ còn thể hiện ở việc kiên quyết chống lại hiện tượng “du lịch theo thị hiếu”. Du lịch là ngành công nghiệp không khói, doanh thu cao nhưng nếu đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì sẽ làm giảm giá trị của các di tích kiến trúc cổ. Thị hiếu du lịch hiểu đơn giản là sở thích, gu du lịch của du khách. Khai thác du lịch phải tính đến thị hiếu du lịch và đồng thời cũng cần cân bằng giữa việc khai thác du lịch với việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá lịch sử của các công trình kiến trúc cổ. Khai thác kiến trúc cổ phục vụ du lịch ví dụ như việc đặt cả hệ thống ATM trong khuôn viên kiến trúc hay kinh doanh hàng lưu niệm tràn lan như ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám rõ ràng làm giảm giá trị của khu di tích cổ đi rất nhiều. Do đó, chúng ta chỉ nên đáp ứng những thị hiếu du lịch phù hợp với mục đích phát triển văn hoá đúng đắn. Những yếu tố hiện đại như toa lét công cộng, ATM, điện thoại công cộng cần được giấu một cách kín đáo và có những chỉ dẫn tiện lợi và đồng nhất. Việc đưa những yếu tố này vào khu di tích cổ mà vẫn hoà hợp với tổng thể di tích được nước bạn Nhật thực hiện rất tốt ở Kyoto như một ví dụ chúng ta cần học tập. Bên cạnh đó cũng cần có bản quy hoạch tổng thể tính đến cơ hội kinh doanh du lịch cho người dân nhưng phải dựa trên nhu cầu hợp lý của khách du lịch và hạn chế tình trạng buôn bán không chính thức phá vỡ cảnh quan kiến trúc cổ. -67-  Hạn chế hiện tượng “ kiến trúc giả cổ” Hiện nay, bên cạnh xu thế bảo tồn các công trình kiến trúc cổ xuất hiện xu thế xây mới theo lối giả cổ hoặc bắt chước kiến trúc cổ. Khi công cuộc bảo tồn và phát huy vai trò kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững chưa đem lại kết quả thì việc xây dựng kiến trúc “giả cổ” hiện nay đang dần trở thành trào lưu và xu thế vận động chủ yếu. Đối với phong cách kiến trúc thời Pháp thuộc, xu hướng “mái Mansard” bắt đầu phát triển mạnh trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, từ những thập niên 90 (dùng hẳn một tầng làm mái có trổ cửa sổ nhỏ). Tuy nhiên, kiến trúc cổ là lối kiến trúc cũ không còn hợp với xu thế hiện đại nên việc kế thừa phải có chọn lọc, nếu không sẽ không phù hợp gây ảnh hưởng đến những công trình kiến trúc cổ Pháp thuộc. Đối với kiến trúc thời phong kiến, hiện tượng giả cổ thể hiện ở hai hình thức. Hình thức thứ nhất là việc xây dựng mới trong khuôn viên di tích mà điển hình là Văn Miếu- Quốc Từ Giám như đã đề cập. Hình thức thứ hai là việc tái hiện kiến trúc cổ được nhắc đến nhiều là việc đưa vào khai thác du lịch khu Thiên đường Bảo Sơn. Một trong những nét độc đáo mà Thiên đường Bảo Sơn muốn nhấn mạnh vào là việc đầu tư để tái hiện một phần không gian phố cổ Hà Nội, tập trung được cả văn hoá kiến trúc cổ, ẩm thực và làng nghề. Tuy nhiên, việc đầu tư cho những loại hình kiến trúc “giả cổ” tốn kém, không hiệu quả, không thu hút du lịch lâu dài vì không xây dựng được cảnh quan và độ “nông” của văn hoá không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của du khách. Ở Tokyo cũng có khu Edo market, tái hiện hoàn toàn thành phố Tokyo cổ xưa khá độc đáo mà chúng ta cần tham khảo nếu phát triển loại hình “bảo tàng” này. Tuy nhiên, xét ở góc độ mục đích du lịch ảo hay du lịch hưởng ứng những loại hình kiến trúc giả cổ xuất phát từ sự tò mò là chính. Bởi vậy loại hình kiến trúc giả cổ ít có giá trị trong phát triển du lịch bền vững và cần hạn chế để tập trung gìn giữ phát huy nét đặc sắc của kiến trúc cổ Hà Nội. Thực tế việc tái tạo bối cảnh cổ làm du lịch do các đầu tư tư nhân do thời gian và quy chế thuận tiện hơn nên thường được làm nhanh chóng hơn chương trình bảo tồn thật của quốc gia. Hơn nữa, các nhà đầu tư tính nhiều đến lợi nhuận, nên động lực hoàn thành dự án của họ rất cao. Để cân bằng giữa bảo tồn thật với xu hướng này, phải huy động thành phần đầu tư tư nhân để cùng tham gia bảo tồn, thuyết phục được họ về lợi ích của họ khi tham gia bảo tồn, và du lịch di sản. -68-  Khai thác tốt không gian kiến trúc cảnh quan tại các khu di tích Kiến trúc cổ chỉ được gìn giữ và nâng cao giá trị khi môi trường xung quanh kiến trúc phù hợp và góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp kiến trúc. Tổ chức, khai thác tốt không gian xung quanh khu di tích kiến trúc cổ là vấn đề mấu chốt để thu hút du khách. Số lượng du khách lại là vấn đề quan trọng nhất của du lịch. Vì vậy, để phát huy được nét đẹp của các công trình kiến trúc cổ thì vấn đề không gian cảnh quan phải được đảm bảo. Thực trạng hiện nay là nhiều khu di tích bị xâm hại, lấn chiếm nên vấn đề mỹ quan phải được chú trọng và đưa ra các giải pháp triệt để. Ngoài ra, vấn đề khác cần được quan tâm và là hiện tượng chung của nhiều di tích kiến trúc cổ hiện nay là vấn đề hạ tầng xung quanh. Cần hạn chế tình trạng cống rãnh lộn xộn, về mùa mưa nhiều di tích kiến trúc cổ có giá trị cũng bị ngập úng, hệ thống các đường dây điện, điện thoại chằng chịt bao quanh nhiều khu dân cư trong thành phố và cả những di tích kiến trúc cổ. Nhiều vấn đề bên lề như hệ thống đèn chiếu sáng, các loại biển hiệu, tranh hay áp phích quảng cáo cũng cần được chú trọng về vị trí đặt để không gây ấn tượng không mấy tốt đẹp cho du khách về không gian quanh những di tích kiến trúc cổ có giá trị. Những vấn đề này cũng đã được đề cập và có giải pháp cụ thể ở mục bảo tồn, nhóm nghiên cứu xin được không nhắc lại ở đây. 2.2. Xây dựng chiến lƣợc quảng bá kiến trúc cổ Hà Nội Việc khai thác tiềm năng du lịch từ những công trình kiến trúc cổ Hà Nội là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Quảng bá những giá trị văn hoá lịch sử độc đáo của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội cũng là một cách gìn giữ và phát huy di tích kiến trúc cổ. Quảng bá kiến trúc cổ Hà Nội cần một chiến lược cụ thể với những nội dung cơ bản như sau: a. Thống nhất và xây dựng biểu tượng cho du lịch Hà Nội Việc thống nhất được biểu tượng cho du lịch Hà Nội là việc làm cần thiết và quan trọng. Các quốc gia thu hút du lịch nhiều trên thế giới đều có một biểu tượng cụ thể mang nét đặc trưng riêng cho cả đất nước, ví dụ như tháp Effeil ở Paris là biểu tượng của nước Pháp, biểu tượng du lịch của Úc là nhà hát Opera, Mỹ có tượng nữ thần tự do, Trung quốc nổi tiếng với Vạn lý trường thành… Biểu tượng du lịch phù hợp không chỉ có tác dụng dễ nhận biết mà còn đóng vai trò đáng kể trong việc thu -69- hút du lịch. Nhiều du khách đến với một thành phố hay một quốc gia để tận mắt chứng kiến những biểu tượng du lịch này. Theo ước tính, Vạn lý trường thành của Trung Quốc hàng năm thu hút khoảng 10 triệu lượt khách đến tham quan. Quốc gia láng giềng Campuchia, với sự quảng bá mạnh mẽ hình ảnh ngôi đền Ăng Co Vat, cũng đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch quốc tế. Theo đưa tin từ báo Nhân Dân số ra ngày 25/11/2008, một số năm gần đây Campuchia đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch mỗi năm, đạt tăng trưởng mạnh mẽ và dự đoán sẽ đạt tầm 3 triệu khách vào năm 2010. Khoảng 2/3 số du khách quốc tế đến Campuchia là đổ về tỉnh Xiêm Riệp để chiêm ngưỡng hệ thống đền đài Ăng Co trong đó có đền Ăng Co Vat. Đối với những quốc gia phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ...thì việc xây dựng thành công những biểu tượng du lịch còn đem lại lợi nhuận lớn hơn nhiều. Trên thực tế, Việt Nam chưa từng có một biểu tượng du lịch phù hợp và tồn tại trong thời gian dài. Năm 2000, hình ảnh cô gái với nón lá và nụ cười tươi được đưa thành logo của du lịch Việt Nam. Đến 2004, hình ảnh đó được thay thế bằng hình ảnh cô gái với tà áo dài cách điệu cùng dòng chữ “Welcome to Viet Nam”. Đến năm 2005, du lịch Việt Nam lại phải thay đổi biểu tượng và chuyển sang hình ảnh bông sen vàng với dòng chữ “Viet Nam- the hidden charm” (tạm dịch là Việt Nam- sức lôi cuốn tiềm ẩn). Việt Nam chưa có một công trình kiến trúc nào đặc sắc tiêu biểu để lấy làm biểu tượng du lịch cho cả quốc gia như nhiều nước khác. Tuy nhiên, Hà Nội với bề dày nghìn năm văn hiến có không ít những công trình kiến trúc đẹp. Để quảng bá cho du lịch Hà Nội ở khía cạnh du lịch văn hoá thì biểu tượng phù hợp nhất nên là một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu. Biểu tượng du lịch Hà Nội cần có ba đặc điểm cơ bản sau: - Mang tính văn hoá sâu sắc: Nếu tìm một công trình kiến trúc cổ đặc sắc làm biểu tượng du lịch thì công trình đó phải mang tính văn hoá truyền thống cao. Những công trình kiến trúc Pháp thuộc đẹp nhưng không mang nét văn hoá Á Đông nhi ều nên không xét để làm biểu tượng du lịch. - Có nét độc đáo dễ nhận biết và khác với các công trình kiến trúc khác cùng thể loại - Đẹp và hấp dẫn đối với du khách -70- Có 3 công trình kiến trúc của Hà Nội mang nét đặc trưng riêng về mặt kiến trúc: Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Từ Giám, Chùa Một Cột, Tháp Rùa ở Hồ Gươm. Hình ảnh Khuê Văn Các của Văn Miếu - Quốc Từ Giám cách điệu xuất hiện trên logo của Sở du lịch Hà Nội, Báo điện Tử Hà Nội mới, biểu tượng của đài truyền hình Hà Nội và nhiều quyển sách khác viết về 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tháp Rùa ở Hồ Gươm xuất hiện làm hình nền của biểu ngữ chính trên nhiều website như website của Sở du lịch Hà Nội, website hanoitravel.com.vn... Trên Website của Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, hai hình ảnh Khuê Văn Các và Hồ Gươm với cầu Thê Húc và Tháp Rùa xuất hiện song song với nhau. Chùa Một Cột được coi là ngôi chùa mang phong cách kiến trúc độc đáo nhất với một cột đá to đỡ toàn bộ gian chùa. Chùa Một Cột được coi là Quốc Tự với lịch sử gần 1000 năm. Đối với nhiều người, hình ảnh Chùa Một Cột được coi là biểu tượng của Thăng Long ngàn năm văn vật. Tuy nhiên, để nâng thành biểu tượng cho du lịch Hà Nội thì Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám là phù hợp nhất. Về lịch sử hình thành, Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 dưới triều Nguyễn. Khuê Văn Các không chỉ có ý nghĩa độc đáo về mặt kiến trúc mà còn có ý nghĩa về mặt nghệ thuật. Cấu trúc của Khuê Văn Các là một lầu vuông hai tầng. Tầng một có 4 trụ làm bằng gạch chạm hình các đám mây. Tầng hai làm bằng gỗ được trụ bằng 4 cột và có 4 cửa sổ với các tia như tia nắng mặt trời tỏa ra 4 hướng. Tầng này tượng trưng cho chòm sao Khuê- sao chủ đề văn học- đang tỏa sáng lấp lánh. Khuê Văn Các được đặt trong khuôn viên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi được coi là chốn linh thiêng, biểu tượng của truyền thống hiếu học của nhiều thế hệ. Khuê Văn Các là công trình tuy không đồ sộ, nhưng mang giá trị kiến trúc, nghệ thuật sâu sắc, lại nằm trong khuôn viên một di tích kiến trúc cổ rất có ý nghĩa lưu giữ nhiều bia tiến sĩ thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ nghiên cứu và du khách đến tham quan. Với thực tế đã từng được sử dụng làm logo của nhiều website, Khuê Văn Các hoàn toàn xứng đáng trở thành biểu tượng đặc trưng nhất của Hà Nội văn hiến. Tháp Rùa ở Hồ Gươm và Chùa Một Cột cũng là những công trình kiến trúc đẹp nhưng không phù hợp để trở thành biểu tượng cho du lịch Hà Nội bằng Văn Miếu- Quốc Tử Giám. Chùa Một Cột là ngôi chùa có thâm niên lâu đời, kiến trúc -71- đặc sắc. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 11/9/1954, trước khi rút quân khỏi Hà Nội, thực dân Pháp đã đặt mìn phá huỷ ngôi chùa. Sau khi tiếp quản thủ đô, chùa được chính quyền xây dựng lại và hoàn thành vào tháng 4 năm 1955. Cụm kiến trúc hiện nay thực tế chỉ là mô hình tái hiện và nhắc lại di tích Chùa Một Cột một thời. Ngoài ra, xét về mặt tôn giáo, chùa chiền là điển hình của Phật giáo. Hà Nội là một thành phố có nhiều chùa chiền nhưng lại không phải thành phố đặc trưng có tôn giáo chính là Phật giáo. Vậy nên, Chùa Một Cột chỉ là một trong những di tích kiến trúc cổ đặc sắc của thủ đô chứ chưa thể trở thành biểu tượng cho du lịch Hà Nội. Tháp Rùa ở Hồ Gươm cũng là một kiểu kiến trúc rất đặc biệt, đặc biệt nhất là ở chỗ tháp được Bá hộ Kim xây dựng trên Gò Rùa năm 1883 với ý định lén đặt hài cốt cha vào đó. Ý định đó không thành nhưng Tháp Rùa vẫn được hoàn thành. Bá hộ Kim đương thời bị coi là một tay sai của thực dân Pháp. Do đó, Tháp Rùa tuy được xây dựng trong quần thể di tích cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và Hồ Gươm là một hồ gắn liền với lịch sử dựng nước giữ nước, nhưng không thể trở thành biểu tượng đặc trưng nhất để quảng bá du lịch Hà Nội. b. Đa dạng hoá các hình thức quảng bá du lịch  Quảng bá du lịch thông qua truyền hình Những hình ảnh về thủ đô, đất nước được đưa lên màn ảnh có tác động nhất định trong việc thu hút du lịch từ sự thành công của một bộ phim hay phim tài liệu. Đối với nhiều quốc gia, quảng bá du lịch qua điện ảnh được coi là con đường hữu hiệu khiến thế giới có thiện cảm đối với một vùng đất, một nền văn hoá hơn hẳn bất kỳ đoạn phim quảng cáo tốn kém nào. Trên thực tế trong khu vực và trên thế giới có nhiều quốc gia, thành phố đã thành công trong việc thu hút du lịch thông qua điện ảnh. Sau khi Những ngày nghỉ tại Roma của Audrey Hepburn và Gregory Peck ra mắt khán giả thì Roma trở thành điểm “phải đến” của nhiều đôi uyên ương. Từ đầu thập niên 1960, những bộ phim Cầu sông Kwai, Vua Xiêm và thiếp đã khiến nhiều người phương Tây muốn tìm hiểu đất nước Thái Lan. Vương quốc Campuchia nổi tiếng với hệ thống đền Ăng Co từ lâu nhưng chỉ thực sự thu hút du lịch từ sau khi bộ phim Bí mật ngôi mộ cổ quay ngoại cảnh tại đền Ta Prohm. Tương tự là đền Potala qua phim Bảy năm ở Tây Tạng. Quốc gia láng giếng Trung Quốc từ lâu đã cho ra -72- mắt nhiều bộ phim cổ trang trong đó lồng ghép nhiều hình ảnh về đất nước, cung điện thành quách của Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn chinh phục được số lượng lớn khán giả phương Tây. Ở Việt Nam, việc làm phim chưa chú ý đến mục đích quảng bá hình ảnh đất nước. Tuy vậy, thành phố Hồ Chí Minh đã đi tiên phong với việc đưa một số hình ảnh tiêu biểu như Bưu điện Thành phố xuất hiện trong một số phim như Người Mỹ trầm lặng, Đông Dương,…Gần đây, hình ảnh thơ mộng về thành phố Hồ Chí Minh khác hẳn ấn tượng về một nơi ồn ào đã xuất hiện trong sêri phim truyền hình Bỗng dưng muốn khóc. Tuy chưa để lại ấn tượng sâu sắc nhưng những bứơc tiến như vậy rất đáng ghi nhận. Hà Nội là thủ đô với bề dày lịch sử văn hoá hơn hẳn, không thiếu những công trình kiến trúc cổ có giá trị cần phát huy vai trò trong việc quảng bá du lịch. Việc dựng những bộ phim tư liệu, phim lịch sử với bối cảnh tại những di tích kiến trúc cổ Hà Nội hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện được, vừa có tác dụng giáo dục ý thức gìn giữ giá trị lịch sử văn hoá, vừa là cách quảng bá hữu hiệu du lịch văn hoá Hà Nội.  Quảng bá du lịch thông qua việc tổ chức các sự kiện mang tính văn hoá Gần đây, Hà Nội đã tổ chức hàng loạt sự kiện thể thao, chính trị tầm cỡ quốc tế như Hội nghị APEC lần thứ 14 năm 2006, Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM) tại Hà Nội vào 8-9/10/2004, SEAgames 22 năm 2003… Nh ững hoạt động như vâỵ đã góp phần khiến cho thủ đô Hà Nội được nhiều người biết đến. Nhưng để thu hút du lịch thì Hà Nội cần phát triển hơn những hoạt động văn hoá, tổ chức những sự kiện mang tính chất văn hoá tầm cỡ quốc tế. Một năm có rất nhiều ngày lễ truyền thống của dân tộc. Có thể nhân những ngày lễ đó tổ chức những lễ hội dân gian ở ngay khu phố cổ Hà Nội, quanh hồ Hoàn Kiếm hoặc tại những khu di tích cổ và tăng cường quảng bá rộng rãi. Gần đây, trong khi chúng ta tổ chức những tuần lễ Việt ở nước ngoài thì bản thân các nước khác cũng ra sức tăng cường quảng bá vào Việt Nam. Điển hình gần đây ở Hà Nội diễn ra nhiều sự kiện như Tuần lễ văn hoá Ý tại Hà Nội tháng 10/2006, tuần lễ văn hoá Hàn Quốc, Nga, Malaysia tại Hà Nội năm 2007… và gần đây nhất là Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Hà Nội tháng 4/2009. Việc quảng bá như vậy thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Đó là dịp tốt và -73- Hà Nội nên tận dụng để quảng bá thêm về hình ảnh thủ đô và tổ chức chung dưới dạng tuần văn hoá Hàn Quốc - Việt Nam ở Hà Nội chẳng hạn. Cũng có nhiều cách quảng bá khéo léo lồng ghép hình ảnh thủ đô chứ không để những tuần văn hoá như vậy thu hút khách du lịch hoàn toàn vào nước quảng bá chính.  Quảng bá du lịch thông qua nghệ thuật tạo hình Thực tế, họa sỹ và nhà điêu khắc Việt Nam thường chưa được tự do trong tư tưởng khi sáng tác về các công trình lịch sử văn hóa. Họ đã và đang bị áp đặt nhiều tư tưởng chính trị và lối mòn sáng tạo vào tác phẩm. Nhiều người mất tự tin, và không tha thiết lắm với đề tài này. Nhiều nghệ sỹ tiềm năng tìm thị trường ở nước ngoài, nơi họ được công nhận và đặt hàng nhiều hơn. Cần vận động họ trong việc quảng bá kiến trúc cổ để tránh chảy máu chất xám nghệ thuật. Bên cạnh đó, chúng ta có thể học tập một cách làm rất hay của Nhật Bản trong việc lưu giữ hình ảnh đối với du khách, đó là mỗi thành phố, mỗi điểm du lịch (nhà cổ, vườn quốc gia) đều có stamp đóng lưu niệm, du khách có thể đóng biểu tượng của thành phố vào sổ, giấy cá nhân, như một dấu ấn ghi nhớ mình đã từng qua vùng đất này.  Quảng bá du lịch thông qua các phương tiện vận tải Hãng hàng không Viet Nam Airlines lấy logo là bông sen vàng. Hoa sen là một loài hoa cao quý và mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên những phương tiện vận tải phục vụ đắc lực cho du lịch nên có những logo biểu tượng mang hình ảnh, tranh vẽ cách điệu của những di tích văn hoá có giá trị. Hiện nay, rất nhiều xe bus có in dòng chữ quảng cáo của nhiều công ty. Xe bus hoàn toàn có thể phun sơn bên ngoài là hình ảnh về những di tích kiến trúc cổ mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá cao, như thế sẽ có giá trị quảng bá hơn nhiều so với việc đăng tải lên mạng Internet hay truyền hình.  Quảng bá du lịch thông qua công nghệ hiện đại Việc phát triển công nghệ 3D trong thời gian gần đây cùng với việc mô phỏng phố cổ Hà Nội xưa, Hoàng thành Thăng Long cho thấy sự phát triển của công nghệ và sức sáng tạo của giới trẻ. Cần kịp thời có những biện pháp hỗ trợ về tri thức công nghệ cũng như kinh phí để khuyến khích mạnh mẽ thế hệ trẻ phát huy khả năng và -74- sáng kiến về công nghệ, phục vụ bảo tồn. Tuy nhiên cần phải cân bằng giữa bảo tồn thật và bảo tồn “ảo” tránh không để bảo tồn “ảo” lấn át bảo tồn thật. c. Nâng cao năng lực cung cấp thông tin du lịch Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức và phương tiện quảng bá du lịch văn hoá Hà Nội, cũng cần nâng cao năng lực cung cấp thông tin để rút ngắn việc tiếp cận văn hoá Thăng Long- Hà Nội của du khách thập phương. Đối với những du khách châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, sự khác biệt về văn hoá, phong tục có thể được rút bớt chỉ trong thời gian ngắn. Đối với du khách đến từ những vùng khác trên thế giới, sự khác biệt văn hoá tương đối lớn. Du khách đến thăm Hà Nội và đi thăm những di tích kiến trúc cổ với mong muốn cân bằng sự khác biệt văn hoá đó. Hiện nay, ở những di tích kiến trúc cổ thu hút nhiều du khách, ngoài vấn đề nâng cao chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, cần có những thông tin giới thiệu cơ bản về giá trị lịch sử, văn hoá của di tích và nên in ra bằng một số tiếng thông dụng để tiện cho việc theo dõi và tìm hiểu. Ở những di tích kiến trúc cổ nhỏ hẹp không tiện cho việc đặt những bảng biểu hoặc bệ giới thiệu thông tin về di tích, nên đầu tư những tờ rơi, sổ nhỏ giới thiệu về di tích kiến trúc cổ phát cho du khách trước khi vào tham quan nhưng cũng cần đảm bảo không ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh môi trường. d. Phát triển dịch vụ vận tải Trong nhóm giải pháp trước mắt thu hút du lịch thì giảm giá dịch vụ vận tải trong thời gian diễn ra lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng về lâu dài, để thu hút du lịch và đạt tốc độ tăng trưởng bền vững thì cần phải nâng cấp chất lượng dịch vụ vận tải, không chỉ hệ thống xe khách, taxi, xe bus mà cả những hệ thống vận tải đường dài như tàu, máy bay. Phát triển dịch vụ vận tải về chất lượng và số lượng có ý nghĩa trước mắt với việc lưu thông nội địa đồng thời để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. e. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc quảng bá hình ảnh kiến trúc cổ Hà Nội Việc phát huy những giá trị văn hoá lịch sử của các công trình kiến trúc cổ Hà Nội rất cần sự hợp tác của nhiều quốc gia, nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính sự khác biệt văn hoá mới khiến người dân của nền văn hoá này nhận thức được rõ -75- những nét độc đáo của nền văn hoá khác mà chính người bản địa không thể cảm nhận được. Du khách đến từ các quốc gia phương Tây có dân trí tương đối cao, đam mê và tìm hiểu sẽ làm đến cùng. Tuy nhiên, việc gìn giữ và quảng bá kiến trúc cổ Hà Nội cũng cần tạo một khoảng cách nhất định và thận trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng nước ngoài. Nhìn chung, để thực sự phát huy được hình ảnh kiến trúc cổ như một nét điển hình của thủ đô trong du lịch cần thời đầu tư gian dài, tiền bạc và công sức. Việc đề xuất giải pháp có đi vào thực tiễn hay không phụ thuộc phần nhiều vào nỗ lực của các chuyên gia, quyết tâm của chính quyền và sự ủng hộ của người dân. Lợi ích thu được từ du lịch là không nhỏ nhưng để du lịch văn hoá Hà Nội phát triển bền vững thì trong dài hạn cần đặt mục tiêu giữ vững văn hoá lịch sử lên hàng đầu và không để quá bị chi phối bởi thời gian và vấn đề kinh tế. Lợi ích hữu hình thu được có thể nhỏ nhưng lợi ích vô hình mang tính vĩnh viễn thì lại vô cùng lớn. -76- KẾT LUẬN CHUNG Hiện nay, vị thế của Việt Nam đang dần được nâng cao trên bản đồ du lịch thế giới. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong số ít những thủ đô 1000 năm tuổi nên trong những năm gần đây, việc đầu tư phát triển du lịch Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như người dân cả nước. Đặc biệt, khi mà dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần, việc bảo tồn, gìn giữ các di tích kiến trúc cổ Hà Nội nhằm phát triển du lịch bền vững đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Các công trình kiến trúc cổ của Hà Nội có niên đại lâu năm và đa dạng, là kho tàng lịch sử quý báu của dân tộc với những giá trị to lớn về mặt văn hoá, khảo cổ… Tuy nhiên, những dấu tích nguyên vẹn có niên đại lâu đời còn lại khá ít ỏi, nhiều công trình đã phải tu sửa nhiều lần hoặc làm mới hoàn toàn. Việc di tích cổ bị thoái hoá và xuống cấp nhiều một phần do thời gian lâu không giữ được nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ thực trạng bảo tồn còn nhiều bất cập và thực trạng sử dụng chưa đảm bảo. Những tồn tại trong công tác bảo tồn và sử dụng các di tích kiến trúc cổ đã được đề cập chi tiết trong chương II của công trình nghiên cứu và là những vấn đề mang tính thời sự cao, đòi hỏi thời gian, tiền của, quyết tâm cao độ cùng sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cấp chính quyền và người dân. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững đã được cụ thể hoá trong chương III của công trình nghiên cứu trên cơ sở những bất cập còn tồn tại và việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới về công tác bảo tồn, quy hoạch các di tích kiến trúc cổ. Nhóm giải pháp được chia thành nhóm giải pháp bảo tồn và nhóm giải pháp phát huy vai trò kiến trúc cổ trong phát triển du lịch bền vững, đi từ tổng quan đến cụ thể, gắn liền với thực tiễn và có tính khả thi cao. Vấn đề cấp thiết hiện nay là tập hợp được những ý kiến có giá trị, chọn lọc để lập thành dự án hoàn chỉnh với những bước cụ thể để thực hiện đến cùng. Việc làm này đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan ban ngành có liên quan cũng như sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng. Việc quy hoạch bảo tồn những di tích có giá trị của Hà Nội đã và đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhà nước và người dân, để Hà Nội -77- không chỉ phát huy giá trị trong đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội mà còn có được vị thế vững chắc trong con mắt bạn bè quốc tế. Chúng tôi hi vọng rằng trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều công trình nghiên cứu khác nữa về đề tài này nhằm bổ sung, hoàn thiện những nghiên cứu đã được đưa ra trong phạm vi đề tài, từ đó đáp những yêu cầu cấp bách mà thực tiễn đặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Gia Khánh (2008), Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội. 2. Luật Di sản văn hoá 2002 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa 2009. 3. GS. Fukukawa Yuichi (2009), Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội: bảo tồn cái gì, tại sao, và bằng cách nào?, Seminar Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội- Tìm kiếm giải pháp từ kinh nghiệm quốc tế, Hà Nội tháng 3/2009. 4. NCS Tiến sĩ Tạ Quỳnh Hoa (2009), Vai trò của Cộng đồng trong bảo tồn Đô thị cổ Kawagoe, Nhật Bản, Seminar Bảo tồn khu phố cổ Hà Nội- Tìm kiếm giải pháp từ kinh nghiệm quốc tế, Hà Nội tháng 3/2009. 5. GS.TSKH Lưu Trần Tiêu (2005), Từ kinh nghiệm các nước nghĩ về việc bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, truy cập ngày 18/6/2009, từ 6. Công ty du lịch Liên bang travelink (2009), Kiến trúc Việt Nam, truy cập ngày 16/4/2009, từ 7. Công Thanh (2008), Cảnh quan di tích ở Hà Nội bị xâm hại nghiêm trọng, truy cập ngày 10/6/2009, từ 8. Vietnamnet (2003), Kiến trúc cổ Hà Nội, truy cập ngày 10/7/2009, từ 9. Thu Trang (2009), Biệt thự cổ Hà Nội: Cần được quản lý đặc biệt, truy cập ngày 11/3/2009, từ 10. Chí Tùng (2009), Hà Nội sẽ không còn một không gian biệt thự cổ, truy cập ngày 11/3/2009, từ 11. Theo TTXVN (2009), Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ngàn năm - Những nỗ lực đáng ghi nhận, truy cập ngày 26/5/2009, từ 12. Kiều Minh (2008), Hà Nội dành 210 ha bảo tồn công trình kiến trúc Pháp, truy cập ngày 17/6/2009, từ 13. Nhật Minh (2009), Bảo tồn phố cổ: Cũ mà vẫn mới, truy cập ngày 28/5/2009, từ 14. Linh Thủy, Việt Khang (2009), Bảo tồn phố cổ: không thể cứ trông chờ chính quyền, truy cập ngày 25/3/2009, từ 15. Huy Sơn (2009), Càng bảo tồn nguyên vẹn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, truy cập ngày 7/6/2009, từ 16. Hà Đức Lân (2009), Bảo tồn và giữ gìn di tích văn hoá, truy cập ngày 10/06/2009, từ 17. Nguyễn Oanh (2009), Nhiều di tích ở Hà Nội bị xâm hại, lấn chiếm, truy cập ngày 10/7/2009, từ 18. Báo Nhân Dân (2009), Nâng cao chất lượng bảo tồn di tích, truy cập ngày 6/5/2009, từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKiến trúc cổ hà nội với phát triển du lịch bền vững.pdf