Nhìn chung các nước đều áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm nhiều bậc. Nếu áp dụng biểu thuế ít bậc thì biểu thuế sẽ gọn và đơn giản nhưng mức độ điều tiết thu nhập lại không hợp lý. Ngược lại, nếu áp dụng biểu thúe nhiều bậc sẽ đảm bảo tính phân phối công bằng hơn nhưng việc tính thuế lại trở lên phức tạp. Hiện nay biểu thuế của các nước thường được xây dựng ở mức từ 4 – 6 bậc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi vận dụng vào VN soa cho biểu thuế vừa đơn giản để phù hợp với trình độ của người dân, đồng thời vừa đảm bảo sự phân phối tương đối công bằng.
Có nước quy định các chế độ miễn trừ cho bản thân người nộp thuế (vợ hoặc chồng, bố mẹ, con cái phải nuôi dưỡng) nhưng có nước lại áp dụng biểu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên để người nộp thuế thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình. Ở nhiều nước trong biểu thuế lại quy định miễn trừ cho một mức thu nhập nhất định coi như mức khởi điểm tính thuế. Những cách này được áp dụng tuỳ thuộc vào điều kiện và trình độ quản lý của từng nước. Nhưng dù sao, cách tính thuế có đề cập rõ ràng đến gánh nặng gia cảnh thường bảo đảm công bằng hơn giữa những đối tượng nộp thuế độc thân hay phải nuôi nhiều người ăn theo, dễ tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, để vận dụng kinh nghiệm này vào VN không phải đơn giản. Mặt khác, điều đó còn tuỳ thuộc vào việc xếp đặt thứ tự đối với nguyên tắc công bằng hay hiệu quả khi hoàn thiện thuế thu nhập ở nước ta.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm các nước về thuế thu nhập cá nhân, bài học rút ra cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN MỘT SỐ NƯỚC
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế phổ biến trên Thế giới và có lịch sử hàng trăm năm. Thời kỳ mới ban hành, các Chính phủ thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường được như đánh trên đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình, các hàng hoá và tàu biển, hoặc số lượng cửa sổ hoặc lò sưởi trong một toà nhà. Thuế thu nhập đầu tiên được áp dụng tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là Anh vào năm 1799, và Phổ vào năm 1808. Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng thuế thu nhập vào năm 1864 trong thời kỳ nội chiến nhưng bị gián đoạn vào năm 1872. Các nước Châu Âu khác, cũng như Úc, Niu Dilân, và Nhật Bản áp dụng các loại thuế thu nhập thường xuyên vào nửa cuối Thế kỷ 19. Các nước Châu Á: Thái lan bắt đầu áp dụng năm 1939, Philippiner năm 1945, Hàn quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung quốc năm 1984; Các nước Đông Âu mới áp dụng như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba lan năm 1992.
Đến nay đã có 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN có diện điều chỉnh rộng tất cả các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ kinh doanh; từ đầu tư gián tiếp như mua, bán cổ phần, trái phiếu, cổ phiếu, ... . Thuế TNCN điều chỉnh không chỉ cá nhân trong nước mà cả cá nhân nước ngoài nếu làm việc có thu nhập. Các khoản thu nhập chịu thuế cũng có diện rộng bao gồm tất cả các khoản thu nhập của cá nhân. Tuy nhiên, thực hiện chính sách xã hội và mục tiêu công bằng của thuế TNCN, luật thuế qui định cụ thể một số khoản thu nhập không chịu thuế, miễn thuế. Trong tài liệu này hệ thống các nội dung mà Luật thuế TNCN của các nước thường đề cập như:
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
2. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
3. Thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân
4. Giảm trừ gia cảnh so với thu nhập quốc dân bình quân đầu người của các nước và Việt Nam
5. Biểu thuế luỹ tiến từng phần
6. Thuế suất toàn phần đối với lãi tiền cho vay , lợi tức cổ phần và tiền bản quyền
7. Thu nhập chịu thuế áp dụng khấu trừ thuế tại nơi chi trả (tại nguồn).
1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁC NƯỚC
STT
Tên nước
Đối tượng nộp thuế
1
Trung Quốc
Đối tượng nộp thuế là: Cá nhân có chỗ ở hoặc không có chỗ ở trong nước Trung Quốc, mà cư trú tại Trung Quốc đủ 1 năm, thì phải nộp thuế đối với toàn bộ thu nhập của người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Cá nhân không có chỗ ở tại Trung Quốc mà cư trú dưới 1 năm, thì phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh từ Trung Quốc.
2
Malaysia
Đối tượng nộp thuế là: (1)Cá nhân cư trú hoặc không cư trú, chịu thuế đối với thu nhập phát sinh tại Malaysia. (2)Cá nhân không cư trú được miễn thuế đối với thu nhập nước ngoài được chuyển vào Malaysia. Với hiệu lực từ năm tính thuế 2004, cá nhân là đối tượng cư trú cũng được miễn thuế đối với thu nhập có nguồn nước ngoài được chuyển vào Malaysia. (3)Cá nhân cư trú thuế cho năm tính thuế nếu tổng số ngày đối tượng đó ở Malaysia trong năm trên 182 ngày. Trên thực tế, cơ quan thuế sẽ tính số ngày thực tế mà đối tượng đó ở tại Malaysia bằng cách căn cứ hộ chiếu của đối tượng đó.
3
Philippin
Đối tượng nộp thuế là: cá nhân cư trú và không cư trú. Công dân cư trú là đối tượng chịu thuế thu nhập trên thu nhập toàn cầu (bao gồm cả thu nhập có nguồn gốc tại Philippin và thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài). Công dân không cư trú, người nước ngoài cư trú hoặc người nước ngoài không cư trú là đối tượng chịu thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại Philippin.
4
Thái Lan
Đối tượng nộp thuế là: cá nhân cư trú và không cư trú. Được gọi là cư trú nếu tổng thời gian cư trú ở Thái Lan lớn hơn 180 ngày trong năm tính thuế (năm dương lịch). Cá nhân có thời gian sinh sống và làm việc ở Thái Lan từ 180 ngày trở xuống tính theo năm dương lịch thì được gọi là cá nhân không cư trú. Cá nhân cư trú phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập nhận được, không phân biệt ở trong nước hay ở nước ngoài. Cá nhân không cư trú chỉ phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập phát sinh ở Thái Lan.
5
Hàn Quốc
Đối tượng nộp thuế là: Cá nhân cư trú hay không cư trú, có thu nhập chịu thuế trong năm: Đối tượng cư trú được quy định là người có nhà ở hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc từ 1 năm trở lên. Đối tượng không cư trú là người không có nhà ở tại Hàn Quốc hoặc có thời gian cư trú tại Hàn Quốc dưới một năm. Đối tượng cư trú phải chịu thuế thu nhập đối với tất cả các khoản thu nhập nhận được phát sinh ở trong hay ngoài Hàn Quốc (kê khai thu nhập toàn cầu). Đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuế thu nhập đối với khoản thu nhập nhận được có nguồn gốc Hàn Quốc.
6
Nhật bản
Đối tượng nộp thuế là: những cá nhân cư trú và không cư trú tại Nhật Bản: Cá nhân cư trú tại Nhật Bản là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật trong một thời gian dài liên tục từ một năm trở lên. Cá nhân không cư trú tại Nhật Bản là người có thời gian cư trú tại Nhật dưới một năm.
2. THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁC NƯỚC
STT
Tên nước
Thu nhập chịu thuế
2
Trung Quốc
(1) Thu nhập từ tiền công, tiền lương; (2) Thu nhập từ sản xuất kinh doanh; (3) Thu nhập về cho thuê tài sản; (4) Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; (5) Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán; (6) Thù lao dịch vụ; (7) Thu nhập từ nhuận bút; (8) Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; (9) Thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng; (10) Thu nhập ngẫu nhiên; (11) Thu nhập khác.
3
Malaysia
(1) Thu nhập từ lao động làm công bao gồm tất cả các hình thức tiền thù lao như tiền công, tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng, trợ cấp về hưu;
(2) Thu nhập từ kinh doanh, lãi cổ phần, lãi tiền vay, tiền cho thuê và những khoản có tính chất tương tự.
4
Philippin
(1) Phí dịch vụ được chi trả dưới bất kỳ hình thức nào; (2) Tổng thu nhập thu được từ việc thực hiện kinh doanh; (3) Lãi buốn bán tài sản; (4) Lãi tiền vay; tiền cho thuê; (5) Tiền bản quyền; (6) Cổ tức; (7) Tiền trợ cấp hàng năm; (8) Phần thưởng và tiền thắng; (9) Tiền lường hưu; (10) Khoản phân chia từ thu nhập ròng của công ty hợp danh chuyên nghiệp chung cho người vay vốn.
5
Thái Lan
(1) Thu nhập từ các dịch vụ lao động; (2) Thu nhập từ kinh doanh. (3) Thu nhập từ cho thuê tài sản; (4)Thu nhập từ bản chất công việc vị trí hoặc dịch vụ lao động cung cấp; (5) Thu nhập từ tín nhiệm quyền tác giả, bản quyền, các quyền khác; (6)Thu nhập có bản chất là cổ tức, lãi tiền gửi ngân hàng; (7) Thu nhập từ các nghề tự do; (8) Thu nhập từ xây dựng và các hợp đồng công việc khác;
6
Hàn Quốc
- Thu nhập toàn cầu: (1) Thu nhập từ lao động; (2) thu nhập từ kinh doanh; (3) Thu nhập từ cho thuê bất động sản; (4) Thu nhập từ tài sản tạm thời; (5)Thu nhập khác.
- Thu nhập chịu thuế riêng biệt: (6)Thu nhập từ lương hưu; (7) Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản; (8)Thu nhập từ trồng rừng và khai thác gỗ.
7
Nhật bản
(1) Thu nhập từ công việc lao động; (2) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh; (3)Thu nhập do buốn bán bất động sản; (4) Thu nhập từ tiền lãi cổ phần; (5) Thu nhập từ lợi tức; (6) Thu nhập từ các khoản hưu trí; (7) Thu nhập từ buôn bán gỗ; (8) Thu nhập từ các khoản vốn; (9) Thu nhập bất thường; Thu nhập khác.
3. THU NHẬP KHÔNG CHỊU THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CÁC NƯỚC
STT
Tên nước
Thu nhập không chịu thuế
1
Trung Quốc
Thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân: (1)Tiền thưởng do chính quyền nhân dân cấp tỉnh, các ngành thuộc Quốc vụ viện, đơn vị quân đội cấp quân đoàn và các tổ chức ngoại giao, tổ chức quốc tế cấp thởng cho về các mặt khoa học, giáo dục, kỹ thuật, văn hoá, y tế, thể dục, bảo về môi trường ... (2) Lợi tức tiền gửi tiết kiệm, lợi tức trái phiếu do Bộ Tài chính cho phép phát hành và trái phiếu tín dụng do Quốc vụ viện cho phép phát hành.(3)Tiền phụ cấp, trợ cấp được chính quyền phát cho theo quy định của Quốc vụ viện và tiền phụ cấp, trợ cấp được Quốc vụ viện quy định miễn thuế. (4)Tiền phúc lợi, tiền dưỡng lão, tiền cứu tế. (5)Tiền bồi thường bảo hiểm. (6)Tiền chuyển ngành, tiền phục viên của quân nhân. (7)Tiền được Nhà nước quy định thống nhất phát cho cán bộ viên chức về ổn định chỗ ở, thôi việc, lương hưu.(8) Thu nhập của các đại diện ngoại giao, nhân viên lãnh sự và các nhân viên khác thuộc các đại sứ quán, lãnh sự quán tại Trung Quốc, được miễn thuế theo Luật pháp hữu quan quy định. (9)Thu nhập được quy định miễn thuế trong các công ước quốc tế, các hiệp định ký kết mà Chính phủ Trung Quốc tham gia. (10)Thu nhập được ngành tài chính cho phép miễn thuế.
Miễn thuế: (1)Lợi tức tiền gửi tiết kiệm giáo dục (chỉ áp dụng đối với cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng chỉ định, gửi tiền dùng vào việc chuyên dùng cho giáo dục). (2)Tiền thưởng hoặc hiện vật được thưởng cho những người dũng cảm vì nghĩa do hội nghĩa dũng hoặc tổ chức tương tự tặng thưởng, các tổ chức này được chính quyền nhân dân cấp xã, thị trấn trở lên, hoặc được ngành chủ quản của chính quyền nhân dân huyện cho phép thành lập. (3)Trợ cấp viện sỹ, viện sỹ thông tấn của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc và Viện công trình Trung Quốc. (4) Quỹ phát triển nhà ở, phí bảo hiểm y tế cơ bản, phí bảo hiểm dưỡng lão cơ bản, phí bảo hiểm thất nghiệp do các doanh nghiệp và cá nhân căn cứ theo tỷ lệ của Nhà nước hoặc chính quyền địa phương quy định, trích ra và gửi vào một tổ chức tín dụng được chỉ định, được miễn thu thuế thu nhập cá nhân. (5)Công nhân viên chức thay đổi cương vị công tác theo yêu cầu của cải cách, đi làm các ngành dịch vụ dân cư ở phố phường, có thu nhập kinh doanh và thù lao dịch vụ cũng được định kỳ miễn thu thuế thu nhập cá nhân. (6) Các cá nhân sau khi bán nhà ở của mình trong vòng 1 năm đi mua nhà ở theo giá cả thị trường thì được xem xét toàn bộ hay 1 phần giá trị của nhà ở mới mua lại để miễn thu thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp cổ phần hoá đem quỹ đầu tư phát triển chuyển sang tăng vốn cổ phần cho cá nhân, thì vốn cổ phần tăng mà cá nhân được nhận không coi là thu nhập cá nhân, không thu thuế thu nhập cá nhân.
Tạm miễn thu thuế thu nhập cá nhân: (1) Thu nhập về tiền công, tiền lương của các chuyên gia nước ngoài phù hợp với quy định của Nhà nước (như các nhân viên công tác do Ngân hàng thế giới cử đến Trung Quốc theo hiệp định tín dụng của Ngân hàng này, các nhân viên công tác do Liên hợp quốc trực tiếp cử đến Trung Quốc, các nhân viên công tác do nước viện trợ cử đến Trung Quốc chuyên trách khoản viện trợ không hoàn lại của nước này, một số chuyên gia đến Trung Quốc làm việc mà tiền lương do phía bên nước ngoài gánh chịu). (2) Một số thu nhập của các cá nhân quốc tịch nước ngoài (bao gồm các khoản thu nhập bằng hình thức không dùng tiền mặt hoặc bằng hình thức thực chi thực thanh, như trợ cấp nhà ở, trợ cấp ăn uống, chi phí di chuyển, chi phí giặt là; trợ cấp đi công tác được nhận theo tiêu chuẩn hợp lý; các chi phí được nhận về thăm thân nhân, chi phí về học ngôn ngữ, chi phí học tập của con cái ... đã được cơ quan chủ quản thuế vụ duyệt những phần hợp lý; các khoản được nhận từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như lợi tức cổ phần, hoa hồng ... ) (3)Tiền thưởng cá nhân được nhận về việc khai báo, điều tra hành vi phạm pháp, phạm tội. (4)Thủ tục phí cá nhân được nhận do làm thủ tục về khấu trừ thay, nộp thay tiền thuế theo quy định. (5)Thu nhập nhận được về chuyển nhượng nhà ở tự dùng để sinh hoạt gia đình của cá nhân có duy nhất và đã sử dụng trên 5 năm. (6)Thu nhập về tiền công, tiền lương trong thời gian hoãn thôi chức, nghỉ hưu của các chuyên gia, học giả đã đến tuổi thôi chức, nghỉ hưu, nhưng do nhu cầu công tác mà lưu nhiệm, được hưởng trợ cấp đặc biệt của chính quyền. (7)Thu nhập về chuyển nhượng cổ phiếu, quỹ đầu tư chứng khoán. (8)Tiền thưởng về chuyển hoá thành quả khoa học kỹ thuật của cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật, trường cao đẳng, cho cá nhân bằng hình thức quyền lợi cổ đông như cổ phần, tỷ lệ góp vốn ... (9) Tiền thưởng mỗi lần không vượt quá 10.000Y cho cá nhân mua phiếu quyên tặng có thưởng, sổ xố thể dục mang tính chất phúc lợi xã hội. (10) Khi doanh nghiệp có chế độ sở hữu tập thể chuyển thành doanh nghiệp theo chế độ hợp tác cổ phần, các tài sản được lượng hoá thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà cá nhân công nhân viên chức được nhận bằng hình thức cổ phần.
2
Hàn Quốc
Thu nhập không chịu thuế
1. Thu nhập phát sinh từ bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của các hộ nông dân
2. Thu nhập từ tiền lương, thu nhập tiền hưu, các khoản trợ cấp: (1). Lương đối với quân nhân phục vụ trong quân đội được nêu tại Nghị định của Tổng thống. (2). Lương đối với người được triệu tập theo yêu cầu của Luật, từ nơi làm việc mà người này được triệu tập (3). Tiền trợ cấp hàng năm và tiền trợ cấp để động viên người lao động hoặc những người trong gia đình họ có bất kỳ tổn hại, bệnh tật hoặc chết trong thời gian người lao động vẫn đang trong quá trình làm việc. (4). Trợ cấp cho người cao tuổi, trợ cấp cho người tàn tật, trợ cấp cho người sống sót và khoản thu nhập chi trả một lần theo quy định của luật trợ cấp quốc gia; (5). Trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm người lao động (6). Trợ cấp cho gia đình của cán bộ nghỉ hưu có người chết, cán bộ hoặc người chết theo quy định của Luật trợ cấp cho công chúng, Luật trợ cấp cho binh lính, Luật trợ cấp, Luật trợ cấp cho giáo viên trường tư thục hoặc Luật trợ cấp đối với cán bộ trong ngành bưu điện, (7). Chi tiêu cho trường học theo quy định của Nghị định Tổng thống (8). Trợ cấp bồi thường đối với chi phí thực tế theo quy định của Nghị định Tổng thống (9). Việc trả tiền cho người lao động đang làm việc ở nước ngoài (bao gồm cả chính quyền địa phương của một nước khác, chính quyền bang của một nước liên bang : dưới đây sẽ được áp dụng chung), hoặc tổ chức quốc tế theo quy định tại Nghị định của Tổng thống. Với điều kiện, đây là những trường hợp được giới hạn khi chính phủ nước khác không đánh thuế thu nhập vào việc trả tiền công cho bất kỳ người làm việc nào mang quốc tịch Hàn quốc hiện đang làm việc tại một nước khác. (10). Chi phí bồi thường và những chi tiêu đối với trường học theo quy định của Luật về đối xử và hỗ trợ những người có công. (11). Trợ cấp đối với những người thuộc quân đội và các cán bộ phục vụ trong quân đội mà những người này hiện đang thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ tại nước khác. (12). Nếu những người thuộc quân đội và cán bộ phục vụ trong quân đội hoạt động trong thời kỳ chiến tranh, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ (bao gồm cả việc chết vì những thương tích trong chiến tranh. ở dưới đây được áp dụng chung), việc trợ cấp tính từ năm người đó hy sinh. (13). Lương từ bất kỳ một dịch vụ được cung cấp ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định của Tổng thống; (14). Cổ phần sinh lợi do Nhà nước, chính quyền địa phương hoặc người sử dụng lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, Luật bảo hiểm y tế đối với cán bộ cộng đồng và giáo viên và cán bộ trường tư thục, Luật bảo hiểm lao động, Luật trợ cấp quốc gia, Luật trợ cấp cán bộ cộng đồng, Luật trợ cấp cho giáo viên trường tư thục hoặc Luật trợ cấp đối với Cựu chiến binh; (15). Trợ cấp cho người lao động là người cam kết sản xuất ra bất kỳ sản phẩm nào và liên quan đến công việc theo quy định của Nghị định Tổng thống có tính đến mức độ tiền lương, hoặc công việc... để mở rộng công việc, công việc ban đêm hoặc làm việc trong ngày nghỉ theo quy định của Nghị định của Tổng thống; và (16). Chi phí cho tiền ăn được xác định theo Nghị định của Tổng thống
3. Thu nhập từ tài sản đặc biệt: (1). Thu nhập từ chuyển nhượng tác phẩm hội hoạ, thư hoạ, sưu tập theo chỉ định của Nhà nước là di sản văn hoá theo quy định của Luật bảo vệ tài sản văn hoá; (2). Thu nhập từ chuyển nhượng hội hoạ, thư hoạ và sưu tập cho các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật theo quy định tại Nghị định của Tổng thống.
4. Thu nhập từ việc chuyển nhượng đất đai: (1). Thu nhập từ việc trao đổi, phân chia hoặc sát nhập đất nông nghiệp thuộc các điều kiện quy định trong Nghị định của Tổng thống; (2). Thu nhập từ việc chuyển nhượng nhà của hộ gia đình được nêu trong Nghị định của Tổng thống (trừ trường hợp nhà ở cao cấp quy định trong Nghị định), và đất có diện tích nhỏ hơn toà nhà được xây dựng sẽ được quyết định bởi Nghị định của Tổng thống, (3). Thu nhập từ đất được đền bù cho đất nông nghiệp thuộc các điều kiện quy định trong Nghị định của Tổng thống. (4) Thu nhập từ việc cho thuê bất động sản, ruộng đất phát sinh từ việc sử dụng cho mục đích gieo trồng lương thực
5. Thu nhập khác: (1) Giải thưởng và phần thưởng nhận được theo quy định của Luật An ninh quốc gia. (2) Giải thưởng bổ sung nhận được liên quan đến bất kỳ huy chuơng/ huân chương theo quy định của Luật về Giải thưởng và Huân chuơng, những giải thưởng khác và bổ sung giải thưởng theo quy định tại Nghị định của Tổng thống. (3) Tiền đền bù/thưởng một người làm công nhận được từ người sử dụng lao động /chủ đối với bất kỳ sáng kiến nào liên quan đến các nhiệm vụ/bổn phận của người làm công theo quy định tại Nghị định của Tổng thống.
4. BIỂU SO SÁNH CHIẾT GIẢM GIA CẢNH VỚI THU NHẬP QUỐC DÂN BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI
CỦA CÁC NƯƠC VÀ VIỆT NAM
Đơn vị tính: USD
Tên nước
Trung Quốc
Malaysia
Thái Lan
Indonesia
Việt Nam
Hiện hành
Dự kiến 2009
I. GDP bình quân đầu người
1.274
4.867
2.623
977 USD
630
1.000
II. Chiết giảm gia cảnh
Trong đó:
1.201
3.252
4.339
1.834
3.750
6.600
1. Cá nhân người nộp thuế
1.201
2,168
2.367
1.310
3,750
3.000
2. Có gia đình
813
789
131
1.200*
3. Người phụ thuộc
271
1.183
(3 xuất)
393
(3 xuất)
2.400
(2 xuất)
III. Chiết giảm gia cảnh/GDP bình quân đầu người
0,94 lần
0,67 lần
1,66 lần
1,88 lần
5,96 lần
6,60 lần
VI. Tỷ giá hối đoái
(TB tỷ giá của Bộ tài chính số257/TB-BTC, 26/7/2006)
7,99CNY
3,69 MYR
38,02 Baht
9.065IDR
16.000VĐ
16.000
Ghi chú: * Có gia đình đối với Việt nam là trường hợp vợ không có thu nhập (40% mức trừ của người nộp thuế )
Nguồn số liệu về giảm trừ gia cảnh: "Thuế 2005 của các nước Châu Á Thái bình dương" Công ty kiểm toán quốc tế KPMG
Riêng Trung quốc trừ cá nhân nộp thuế người nước ngoài 4.806 USD tương đương 38.400 nhân dân tệ/năm
5. BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN CỦA CÁC NƯỚC
STT
Tên nước
Số bậc của biểu thuế
Thuế suất
Thu nhập chịu thuế
2
Trung Quốc
(Biểu tháng)
9 bậc
Thấp nhất là 5%
Cao nhất 45%
Thấp nhất đến 500NDT ~ 60 USD
Cao nhất trên 100.000NDT ~ 12.000USD
3
Malaysia
9 bậc
(Bậc 1 Thuế suất 0%)
Thấp nhất là 1%
Cao nhất 28%
Thấp nhất trên 2.500 RM ~ 680USD
Cao nhất trên 250.000 RM ~ 68.000USD
4
Philppin
7 bậc
Thấp nhất là 5%
Cao nhất 32%
Thấp nhất đến 10.000 PHP ~ 200 USD
Cao nhất trên 500.000 PHP ~ 10.000USD
5
Thái Lan
6 bậc
(Bậc 1 Thuế suất 0%)
Thấp nhất là 5%
Cao nhất 37%
Thấp nhất trên 80.000 bath ~ 2.000 USD
Cao nhất trên 4.000.000 bath ~ 100.000USD
6
Hàn Quốc
4 bậc
Thấp nhất là 10%
Cao nhất 40%
Thấp nhất đến 10.000.000 won ~ 10.000USD
Cao nhất trên 80.000.000 won ~ 80.000USD
7
Nhật Bản
3 bậc
Thấp nhất là 5%
Cao nhất 37%
Thấp nhất đến 3.300.000JPY ~ 30.000USD
Cao nhất trên18.000.000JPY ~160.000USD
6. THUẾ SUẤT KHẤU TRỪ TẠI NƠI TRẢ THU NHẬP ĐỐI VỚI LÃI TIỀN CHO VAY , LỢI TỨC CỔ PHẦN VÀ TIỀN BẢN QUYỀN
STT
Tên Nước
Lãi Tiền vay (%)
Lãi cổ phần (%)
Bản Quyền
(%)
Thuế suất đối với các nước ký hiệp định thuế
Số đã ký hiệp định
Thuế suất
2
Trung Quốc
20
20
20
3
Indonexia
20
20
20
21
0%; 10%; 15%
4
Malaysia
20
0
15
32
0% (lãi cổ phần); 10%;15%
5
Philippin
20
15
25; 4,5; 8,5
6
Singapore
17
27
27
30
10%; 15%; 27%
7
Thái Lan
15
10
15
26
10%; 15%
8
Đài Loan
20
20; 35
20
9
Triều Tiên
25
25
25
36
0%; 10%; 12%; 15%
10
Nhật Bản
20
20
20
34
0%; 10%; 15%; 25%
11
Niuzilan
15
30
15
24
12
Úc
10
30
30
34
0%; 10%; 15%
7. THU NHẬP CHỊU THUẾ ÁP DỤNG KHẤU TRỪ THUẾ TẠI NƠI TRẢ THU NHẬP
STT
Tên nước
1
Trung Quốc
(1) Thu nhập từ tiền công, tiền lương; (2) Thu nhập về cho thuê tài sản; (3) Thu nhập về chuyển nhượng tài sản; (4) Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán; (5) Thù lao dịch vụ; (6) Thu nhập từ nhuận bút; (7) Thu nhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; (8) Thu nhập về lãi cho vay, cổ tức, hoa hồng; (9) Thu nhập ngẫu nhiên; (10) Thu nhập khác.
2
Thái Lan
Về cơ bản, thuế thu nhập cá nhân ở Thái Lan được quản lý theo phương pháp khấu trừ tại nơi trả thu nhập. Tuỳ theo từng loại thu nhập, tỷ lệ khấu trừ được quy định khác nhau. Đơn vị chi trả thu nhập có trách nhiệm giữ lại các khoản thu nhập này và nộp cho cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế sẽ được kê khai khấu trừ số thuế đã khấu trừ tại nơi trả thu nhập khi thực hiện khai thuế phải nộp trong năm tính thuế. Nếu số thuế phải nộp lớn hơn số thuế đã khấu trừ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bổ sung. Ngược lại, nếu số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã khấu trừ thì sẽ được hoàn thuế.
Tỷ lệ khấu trừ tại nơi trả thu nhập đối với một số khoản thu nhập quy định như sau:
Loại thu nhập
Tỷ lệ khấu trừ tại nơi trả thu nhập
1. Thu nhập tiền công, tiền lương
5-37%
2. Thu nhập cho thuê hoặc giải thưởng
5%
3. Phí thuê tàu
1%
4. Phí dịch vụ và hành nghề
3%
5. Thù lao vui chơi giải trí công cộng
5%
- Đối tượng cư trú
5-37%
- Đối tượng không cư trú
6. Phí quảng cáo
2%
Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi chứng khoán, trái phiếu
Thu nhập từ các khoản lãi có thể nộp thuế theo 2 cách tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của đối tưọng nộp thuế. Cách thứ nhất là được gộp chung vào thu nhập thông thường khác để tính thuế theo biểu luỹ tiến từng phần. Cách thứ hai là nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại nơi trả thu nhập với mức thuế suất 15%.
Thu nhập cổ tức.
Người nộp thuế là đối tượng cư trú ở Thái Lan có thu nhập từ cổ tức được chia từ các công ty niêm yết hoặc các quỹ tương hỗ sau khi đã bị khấu trừ tại nơi trả thu nhập 10% có thể kê khai nộp thuế theo hai cách: hoặc là không phải gộp thu nhập này vào thu nhập chung để tính thuế theo biểu luỹ tiến từng phần; hoặc là gộp vào thu nhập chung nhưng sau đó được quyền kê khai khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế đã nộp dưới dạng thuế thu nhập doanh nghiệp.
3
Nhật bản
Thuế thu nhập cá nhân của Nhật bản chiếm tỷ trọng 30% của tổng số thu từ các loại thuế. Trong tổng số tiền thuế thu nhập cá nhân thu được thì 82% tiền thuế được kê khai nộp theo phương pháp khấu trừ tại nơi trả thu nhập; 18% thuế thu nhập cá nhân kê khai.
Các khoản thu nhập áp dụng thuế khấu trừ tại nơi trả thu nhập là Tiền lương (72% tổng sô thuế TNCN khấu trừ tại nguồn); Trợ cấp thôi việc; Tiền lương hưu (2,6%); Lãi tiền gửi (6,4%), lãi tiền cho vay; Lợi tức cổ phần (7,7%); Tiền thù lao (8%); Các khoản khác.
Số lượng tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ khấu trừ khi trả thu nhập gồm:
- Doanh nghiệp: 2,4 triệu
- Cơ quan nhà nước: 20 nghìn
- Cá nhân: 1,30 triệu
Trong đó tỷ lệ có trên 500 nhân viên khoảng 2%, còn dưới 10 nhân viên khoảng 80%.
Số lượng người có thu nhập từ tiền lương ở Nhật bản là 60 triệu người, trong đó có 42 triệu người có thu nhập chịu thuế khấu trừ tại nơi trả thu nhập, cuối năm khai thuế điều chỉnh. Số người hoàn thuế hàng năm khoảng 10 triệu người.
Vận dụng kinh nghiệm áp dụng thuế TNCN trên thế giới vào VN
Sau khi nghiên cứu những kinh nghiệm áp dụng thuế TNCN trên thế giới, có thể rút ra những bài học để áp dụng vào Việt Nam như sau:
- Về xây dựng mô hình đánh thuế
Về lý thuyết, có 3 mô hình đánh thuế TNCN chủ yếu: thuế đánh trên từng loại thu nhập, thuế đánh trên tổng hợp các loại thu nhập và đánh thuế hỗ hợp. Trong hệ thống thuế đánh trên từng loại thu nhập, các loại thu nhập khác nhau chịu thuế theo thuế suất khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất thu nhập. Trong hệ thống thuế đánh trên tổng thể các loại thu nhập, chỉ một biểu thuế đánh vào tổng thu nhập, không phân biệt bản chất của thu nhập. Thuế hỗ hợp đánh trên từng nguồn thu nhập, sau đó lại đánh trùm lên tổng thu nhập.
Trong thực tế, đại đa số các nước đều chọn mô hình đánh thuế TNCN mang tính hỗn hợp nhưng có sự vận dụng cho phù hợp với điều kiện từng nước. Điều đó có nghĩa là, trong hệ thống thuế, ngoài các thu nhập được đánh theo cơ chế chung còn một số loại thu nhập, do bản chất, được chọn đánh thuế theo cơ chế riêng (như Hàn Quốc, Nhật Bản). Một số nước tuy vẫn chọn mô hình đánh thuế trên tổng hợp các loại thu nhập nhưng cách xác định thu nhập ròng chịu thuế của từng loại thu nhập lại áp dụng theo quy tắc riêng (như Pháp). Mỗi mô hình đánh thuế đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Đối với Việt Nam, qua kinh của các nước cho thấy việc lựa chọn mô hình đánh thuế phải đảm bảo đơn gian trong hành thu, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu động viên hợp lý đối với từng nguồn thu nhập nhằm thực hiện chính sách khuyến khích của Nhà nước với việc tạo ra thu nhập. Theo chúng tôi, trong phương hướng hoàn thiện thuế TNCN ở VN có thể lựa chọn mô hình đánh thuế hỗn hợp, kết hợp cả hai hệ thống đánh thuế theo từng nguồn và đánh thuế trên tổng thu nhập, tức là trong tổng thu nhập, sẽ quy định một số loại thu nhập khác, do tính đặc thù có thể xem xét và chọn lựa để đánh thuế theo biểu thuế riêng. Cách đánh thuế như vậy đòi hỏi phải quản lý nắm bắt được từng nguồn thu nhập và xây dựng mức thuế hợp lý cho một số nguồn thu nhập có tính chất đặc thù. Song điều này cũng có khả năng thực thi vì trong thực tiễn ở nước ta hiện nay, nhiều hình thức thuế khác nhau đánh vào từng nguồn thu nhập cũng đang được áp dụng.
- Về phương pháp đánh thuế
Hiện nay, thuế TNCN của hầu hết các nước trên thế giới chủ yếu dựa trên hai nguyên tắc đánh thuế, đó là: nguyên tắc đánh thuế theo cư trú (sau đây gọi tắt là nguyên tắc cư trú) và nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập (sau đây gọi tắt là gnuyên tắc nguồn). Dựa trên hai nguyên tắc này, người ta có thể đánh thuế đối với một cá nhân tại một nước trên toàn bộ thu nhập nhận được từ mọi nguồn hoặc cũng có thể đánh thuế đối với một cá nhân chỉ trên phần thu nhập có nguồn gốc tại nước sở tại.
Điều đó có nghĩa là theo nguyên tắc cư trú, một cá nhaâ được coi là đối tượng cư trú tại một nước sẽ phải chịu thuế TNCN đối với toàn bộ thu nhập nhận được, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập là ở trong nước hay ở nước ngoài (gọi là nghĩa vụ thuế không hạn chế, đánh trên thu nậhp toàn cầu), còn một cá nhân được coi là đối tượng không cư trú chỉ phải chịu nghĩa vụ thuế đối với phần thu nhập có nguồn gốc tại nước đó. Theo nguyên tắc nguồn, một cá nhân phải chịu thuế TNCN ở một nước đối với toàn bộ thu nhập của cá nhân phát sinh tại nước đó.
Nguyên tắc đánh thuế TNCN dựa theo cư trú được hầu hết các nước áp dụng để đánh thuế đối với các đối tượng được coi là cư trú tại nước đó. Tuy nhiên, khái niệm thế nào là một đối tượng cư trú tại một nước lại được định nghĩa không giống nhau trong luật thuế TNCN của các nước. Chẳng hạn:
Đa số các nước quy định, đối tượng cư trú là những người có thời gian sinh sống ở nước sở tại trên 182 hoặc trên 183 ngày trong năm tính thuế (có thể là năm dương lịch hoặc năm tài chính) hoặc trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục. Nếu không thoả mãn điều kiện trên thì được coi là đối tượng không cư trú.
Tuy nhiên, ngoài tiêu thức về thời gian như nêu trên, một số nước lại bổ sung thêm một số tiêu thức khác. Ví dụ: pháp đối tượng cư trú là người quốc tịch Pháp hoặc người nước ngoài có nhà, có nơi ở chính, cư trú không thường xuyên hay không cư trú. Còn các cá nhân nước ngoài đến Nhật Bản sẽ được coi là cư trú tại Nhật Bản trừ khi các hợp đồng lao động hoặc giấy tờ khác chỉ rõ ràng họ sẽ ở lại Nhật Bản dưới 1 năm. Hàn Quốc quy định người cư trú là cá nhân có nhà ở hoặc nơi cư trú tại HQ từ 1 năm trở lên, kể cả các quan chức, giám đốc, cá nhân công tác ở nước ngoài nhân danh cá nhân, công ty trong nước. Mỹ quy định người nước ngoài được coi là cư trú tại Mỹ nếu họ cư trú thường xuyên hợp pháp tại Mỹ (được cấp thẻ xanh) hoặc nếu họ có mặt tại Mỹ trong khoảng thời gian đủ để được cấp một thẻ lưu trú.
Như vậy, định nghĩa "đối tượng cư trú" hay "đối tượng không cư trú" của từng nước là khác nhau và phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội, chính sách và trình độ quản lý của từng quốc gia. Nghĩa vụ thuế của cá nhân phụ thuộc rất lớn vào sự phân biệt này.
Nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập được hầu hết các nước áp dụng để đánh thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh tại nước đó của các đối tượng không cư trú.
Một số nước chỉ áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo nguồn phát sinh thu nhập. Cách đánh thuế này thích hợp đối với những nước có nhiều người nước ngoài đến làm việc hoặc đầu tư, còn công dân của nước đó ít đi làm hay đầu tư ở nước ngoài. Chẳng hạn, Hồng Kông quy định mọi cá nhân, không phân biệt cư trú hay không cư trú, chỉ phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh tại Hồng Kông.
Một số nước quy định mọi công dân nước sở tại và người nước ngoài đang cư trú tại nước đó đều là đối tượng cư trú và phải nộp thuế TNCN đối với mọi khoản thu nhập nhận được, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập ở trong nước hay ở nước ngoài.
Như vậy, mỗi nước tuỳ theo điều kiện kinh tế - xã hội của mình mà lựa chọn những nguyên tắc đánh thuế thích hợp. Đối với VN, khi ban hành Luật thuế TNCN, cần thiết phải phân tích làm rõ những điểm điểm kinh tế - xã hội của mình để lựa chọn nguyên tắc đánh thuế thích hợp. Tuy nhiên, chúng ta cần thống nhất quan điểm đánh thuế theo các tiêu thức "cư trú" và "nguồn" để xác định đúng đặc đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế.
Vấn đề xác định đơn vị thuế - cơ sở để tính thu nhập chịu thuế của một đối tượng có ý nghĩa quan trọng về tính công bằng xã hội và có liên quan mật thiết với cơ cấu thuế suất. Mặc dù mỗi nước sử dụng đơn vị tính thuế khác nhau, song chủ yếu chỉ bao hàm: cá nhân, vợ chồng, hay gia đình.
Nếu áp dụng đơn vị tính thuế là hộ gia đình (như ở Pháp) thì đối tượng cư trú được kê khai nộp thuế theo hộ gia đình, bao gồm người nộp thuế và người nuôi dưỡng. Người nộp thuế là các cá nhân độc thân hoặc hộ gia đình chưa có con nhưng có thu nhập, người nuôi dưỡng là các con chưa đến tuôi thành niên, người tàn tật... Khi tính thuế theo hộ gia đình còn phải quy đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất thuế theo quy định sau:
Người đọc thân 1 suất
Một cặp vợ chồng chưa có con 2 suất
Con thứ nhất (dưới 18 tuổi) 0,5 suất
Công thứ 2 (dưới 18 tuổi) 0,5 suất
Từ con thứ 3 (dưới 18 tuổi) 1 suất / mỗi con.
Nhìn bề ngoài, thu thuế theo hộ gia đình có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, muốn thực hiện được chế độ đó phải có điều kiện là gia đình ổn định và phải đưa ra được định nghĩa cụ thể về gia đình.
Phương pháp thu thuế theo cá nhân trước hết cũng cho phép được trừ các chi phí cho bản thân, chi phí nuôi con, nuôi bố mẹ già, chi phí nuôi người tàn tật. Về chi phí nuôi con thì tuỳ theo chinhsachs xã hội của từng nước có thực hiện khuyến khích hay không khuyến khích gia đình nhiều con không mà mức trừ sẽ khác nhau. Trong thực tế ở nhiều nước, quy định này lại bị người nộp thuế lợi dụng việc khấu trừ cho con hoặc bố mẹ mà kê khai khấu trừ hai nơi. Giải pháp được khắc phục bằng cách mọi người thuộc diện kêk hai khấu trừ phải kê mã số nhận dạng cá nhân, qua đó cơ quan thuế sẽ phát hiện cá nhân nào kê khai hai nơi.
Mỗi đơn vị tính thuế đều có những ưu, nhược điểm riêng. Mặc dù đơn vị tính thuế là cá nhân khó đạt được sự công bằng so với đơn vị tính thuế là gia đình song lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi nhất, vì nó thích hợp với hệ thống thuế thu nhập chuẩn. Ở nước ta việc áp dụng đơn vị tính thuế là cá nhân là phù hợp, vì hệ thống này vừa đảm bảo tính hiệu quả, vừa đơn giản lại dễ thực hiện.
- Vấn đề xác định thu nhập chịu thuế
Trong Luật thuế TNCN ở hầu hết các nước thường không đưa ra một định nghĩa chung về thu nhập, nhưng đều có khái niệm thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế và đây là cơ sở tính thuế thu nhập. Khái niệm thu nhập chịu thuế thường được định nghĩa là tổng thu nhập trừ đi tổng các khoản được giảm trừ của đối tượng đó trong kỳ tính thuế. Tổng thu nhập của một đối tượng trong kỳ tính thuế là tổng thu nhập chịu thuế mà đối tượng đó kiếm được trong kỳ tính thuế, do đó, không bao gồm các khoản thu nhập được miễn thuế. Tổng các khoản được giảm trừ của một đối tượng trong kỳ tính thuế là tổng chi phí phát sinh trong kỳ đó để có được thu nhập và các khoản được phép trừ khác theo quy định, chẳng hạn các khoản đãi ngộ xã hội liên quan đến gia cảnh của đối tượng nộp thuế... Vì vậy, định nghĩa cơ sở tính thuế thường bao gồm 3 nhân tố cơ bản, đó là: tổng thu nhập và các bộ phận cấu thành, thu nhập không chịu thuế và các khoản được giảm trừ vào tổng thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế.
Đa số các nước đều xác định thu nhập chịu thuế và phân loại chúng dự theo nguồn hình thành, và thường bao gồm các loại chủ yếu sau:
+ Thu nhập từ lao động như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất tương tự như tiền lương, tiền công
+ Thu nhập từ kinh doanh (cong thương nghiệp và dịch vụ) và thu nhập từ hành nghề độc lập (từ các dịch vụ cá nhân như luật sư, bác sỹ, kế toán, kiểm toán, tư vấn...).
+ Thu nhập từ tài sản như thu nhập từ cho thuê tài sản, từ chuyển nhượng tài sản...
+ Thu nhập từ đầu tư gián tiếp như thu nhập từ tiền lãi, cổ tức, thu nhập được chia từ các hoạt động góp vốn...
+ Thu nhập khác.
Tuy nhiên, tuỳ theo việc lựa chọn mô hình đánh thuế và chính sách của từng nước trong từng thời kỳ mà thái độ đánh thuế đối với từng loại thu nhập nêu trên giữa các nước cũng không giống nhau, thậm chí trong một nước giữa các thời kỳ khác nhau cũng không giống nhau. Ví dụ, có thể đánh thuế khác nhau tuỳ theo từng nước đối với thu nhập từ tiền lãi, cổ tức, chứng khoán hoặc đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, chuyển nhượng chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu....
Về thu nhập không chịu thuế, ở hầu hết các nước, loại thu nhập được xếp vào diện không chịu thuế thường được dựa vào các tiêu thức chủ yếu sau:
+ Thứ nhất, không chịu thuế vì lý do xã hội, ví dụ: các khoản phúc lợi xã hội, học bổng, tiền bồi thường...
+ Thứ hai, không chịu thuế theo quy định của các Hiệp định, hiệp ước, thoả thuận quốc tế đã ký kết giữa các nước.
+ Thứ ba, không chịu thuế vì lý do cơ cấu, ví dụ: thu nhập từ tiền lãi vay đã chịu thuế khấu trừ tại nguòn, vì thế phải loại khoản thu nhập này ra khỏi thu nhập chịu thuế để tránh đánh thuế trùng.
+ Thứ tư, không chịu thuế có thể vì lý do chính trị hoặc vì lý do quản lý, ví dụ như các khoản thu nhập bất thường.
+ Thứ năm, miễn thuế vì lý do chính sách muốn khuyến khích một hoạt động cụ thể nào đó, ví dụ thu nhập từ quỹ lương hưu không chịu thuế nhằm khuyến khích đóng góp lương hưu hoặc thu nhập từ cổ phiếu, trái phiếu không chịu thuế nhằm khuyến khcíh các hoạt động đầu tư gián tiếp.
Nghiên cứu kinh nghiệm, cách thức xác định cơ sở tính thuế như trên cho thấy rõ ràng mỗi nước đều áp dụng cơ sở tính thuế khác nhau. Tuy nhiên, xác định cơ sở đánh thuế nói chung đều xem xét một cách toàn diện các khoản thu nhập có khả năng điều chỉnh, các nguồn thu nhập mà khi xác định mức thuế phải nộp có thể đem lại hiệu quả về mặt thu thuế. Đồng thời việc ban hành các khoản miễn trừ đều phải gắn liền với các chủ trương chính sách của Nhà nước. Đây là một bài học rất bổ ích cho VN khi nghiên cứu ban hành thuế TNCN trong thời gian tới.
- Về thuế suất thuế TNCN
Nhìn chung các nước đều áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm nhiều bậc. Nếu áp dụng biểu thuế ít bậc thì biểu thuế sẽ gọn và đơn giản nhưng mức độ điều tiết thu nhập lại không hợp lý. Ngược lại, nếu áp dụng biểu thúe nhiều bậc sẽ đảm bảo tính phân phối công bằng hơn nhưng việc tính thuế lại trở lên phức tạp. Hiện nay biểu thuế của các nước thường được xây dựng ở mức từ 4 – 6 bậc. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi vận dụng vào VN soa cho biểu thuế vừa đơn giản để phù hợp với trình độ của người dân, đồng thời vừa đảm bảo sự phân phối tương đối công bằng.
Có nước quy định các chế độ miễn trừ cho bản thân người nộp thuế (vợ hoặc chồng, bố mẹ, con cái phải nuôi dưỡng) nhưng có nước lại áp dụng biểu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên để người nộp thuế thấy rõ nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình. Ở nhiều nước trong biểu thuế lại quy định miễn trừ cho một mức thu nhập nhất định coi như mức khởi điểm tính thuế. Những cách này được áp dụng tuỳ thuộc vào điều kiện và trình độ quản lý của từng nước. Nhưng dù sao, cách tính thuế có đề cập rõ ràng đến gánh nặng gia cảnh thường bảo đảm công bằng hơn giữa những đối tượng nộp thuế độc thân hay phải nuôi nhiều người ăn theo, dễ tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, để vận dụng kinh nghiệm này vào VN không phải đơn giản. Mặt khác, điều đó còn tuỳ thuộc vào việc xếp đặt thứ tự đối với nguyên tắc công bằng hay hiệu quả khi hoàn thiện thuế thu nhập ở nước ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiem cac nuoc ve thue TNCN, bai hoc cho VN.doc