Đề tài Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đang nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nước phát triển và đang phát triển. Ngày nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng lớn hơn trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu và nước nghèo, hiện chiếm tới 40 % thương mại dịch vụ toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức du lịch thế giới, trong năm 2007, số người đi du lịch trên thế giới là 889 triệu khách, đem lại nguồn thu tới 735 tỉ USD cho ngành du lịch và giải quyết công ăn việc làm cho gần 300 triệu người. Tuy nhiên, trong tương lai con số này sẽ không ngừng tăng lên. Dự tính đến năm 2020, số người hàng năm đi du lịch quốc tế trên thế giới sẽ là 1,6 tỷ người, gấp đôi so với năm 2005. Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi, giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới. Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á cũng không phải là một ngoại lệ khi ngành du lịch ở các nước này đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Tại Thái Lan, xứ sở “đất nước của nụ cười”, ngành du lịch đã đóng góp 6.7% vào tổng GDP cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho 1,8 triệu người vào năm 2007. Ngành du lịch tại “Quốc đảo sư tử” Singapore cũng không kém phần quan trọng khi đóng góp tới hơn 5% tổng GDP cả nước, tạo ra khoảng hơn 150.000 việc làm mỗi năm[1]. Tận dụng được những thế mạnh sẵn có về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đã mang lại nhiều thành công phát triển du lịch cho các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua. Tuy nhiên, chiến lược quảng bá du lịch rộng rãi, hiệu quả, dài lâu cộng với sự đầu tư hợp lý mới là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tại một số nước thành công như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, v.v. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng to lớn và vượt trội về du lịch so với nhiều nước khác trong khu vực. Tuy vậy, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều vấn đề khó khăn, thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hoá. Do đó, việc xem xét, học hỏi kinh nghiệm phát triển du lịch từ ngay những nước láng giềng thành công có đặc điểm địa lý tương tự trong khu vực Đông Nam Á được xem là việc làm cần thiết và cấp bách để tìm ra bài học và xác định hướng đi đúng cho ngành du lịch Việt trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nghiên cứ vấn đề này có ý nghĩa trong thực tiến, đồng thời nói lên tính cấp thiết của đề tài nhằm khai thác tiềm năng du lịch, phát triển ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch thành công tại một số nước điển hìnhtrong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đồng thời đề xuất những giải pháp để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như kích cầu các tour du lịch nội địa. Để đạt được những mục tiêu cơ bản trên, đề tài sẽ hướng vào nghiên cứu cụ thể các vấn đề sau: - Khái quát chung về vai trò, tác động của ngành du lịch; Các loại hình du lịch hiện tại cũng như các yếu tố ảnh hưởng đển phát triển du lịch. - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch của một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaysia), từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch hiện tại của Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hiệu quả ngành du lịch của Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài trước tiên đi sâu nghiên cứu thực trạng và kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước Đông Nam Á điển hình như Thái Lan, Singapore và Malaysia, sau đó đi vào phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam. Từ đó rút ra bài học và đề xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề phát triển du lịch Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. b. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc phân tích, tổng hợp thực trạng và kinh nghiệm phát triển ngành du lịch tại ba nước điển hình của khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Singapore, Malaysia xuyên suốt giai đoạn 1995 – 2009. Từ đó có sự so sánh với thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và rút ra bài học phát triển cho du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Trong khóa luận này, du lịch sẽ được xem xét dựa trên góc độ là một ngành kinh tế tổng hợp cùng những tác động của nó đến nền kinh tế đất nước. 4. Điểm mới của đề tài: Đây là Khoá luận nghiên cứu chuyên sâu về mảng thực trạng phát triển du lịch tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đề xuất được những giải pháp mang tính cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn để xúc tiến phát triển du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. 5. Nội dung đề tài: Khoá luận gồm 3 chương: - Chương I: Lý luận chung về du lịch và các nước khu vực Đông Nam Á - Chương II: Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam - Chương III: Giải pháp phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. ​MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. 5 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CÁC NƯỚC 5 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 5 I/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH: 5 1. Khái niệm chung về du lịch: 5 2. Các loại hình du lịch. 6 2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi: 7 2.1.1 Du lịch tham quan: 7 2.1.2 Du lịch giải trí: 7 2.1.3 Du lịch kinh doanh: . 7 2.1.4 Du lịch công vụ: 7 2.1.5 Du lịch thể thao: 8 2.1.6 Du lịch nghỉ dưỡng: 8 2.1.7 Du lịch lễ hội: . 8 2.1.8 Du lịch tôn giáo: , . 9 2.1.9 Du lịch mạo hiểm: 9 2.1.10 Du lịch nghiên cứu, học tập: 9 2.1.11 Du lịch thăm thân: 10 2.2 Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác: 10 2.2.1 Du lịch sinh thái (Du lịch thiên nhiên): 10 2.2.2 Du lịch hoài niệm: 12 2.2.3 Du lịch văn hoá:. 12 2.2.4 Du lịch di sản: , 12 2.2.5 Du lịch nông nghiệp: 12 2.2.6 Du lịch vườn: l 12 2.2.7 Du lịch hành hương: 12 2.2.8 Du lịch sức khoẻ:. 12 2.2.8 Du lịch vũ trụ: . 13 2.2.9 Du lịch thưởng thức rượu vang: 13 3. Vai trò của Ngành du lịch. 13 3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước. 14 3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội: 16 3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa: 17 3.4 Vai trò của Du lịch đối với môi trường: 18 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch: 18 4.1 Tài nguyên du lịch: 18 4.2 Điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách. 21 4.3 Cơ sở hạ tầng: 22 4.4 Điều kiện kinh tế: 22 4.5 Điều kiện về an toàn đối với du khách. 23 4.6 Một số điều kiện khác. 23 II/ KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 24 1. Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á: 24 2. Ngành du lịch ở các nước Đông Nam Á 25 CHƯƠNG II. 31 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC RÚT RA 31 CHO VIỆT NAM . 31 I/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 31 1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI LAN 31 1.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Thái Lan. 31 1.2 Chiến lược phát triển du lịch Thái Lan hiện tại: 33 1.2.1 Chủ trương lôi kéo du khách theo “số đông trước ” của Thái Lan. 33 1.2.2 Kết hợp du lịch với Thương Mại để tăng doanh thu ngành du lịch. 35 1.2.3 Tư nhân hoá các cơ sở du lịch để xây dựng một hệ thống cơ sở du lịch hoàn hảo, dịch vụ đa dạng. 37 1.2.4 Phát triển hình thức du lịch MICE 39 1.2.5 Thu hút khách nhờ chính sách miễn thị thực nhập cảnh: 41 1.3 Kết quả đạt được. 41 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI SINGAPORE 44 2.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Singapore. 44 2.2 Chiến lược phát triển du lịch Singapore hiện tại 46 2.2.1 Không ngừng đầu tư và tu bổ danh lam thắng cảnh, cơ sở du lịch: 46 2.2.2 Cải thiện hệ thống phương tiện giao thông. 48 2.2.3 Hoàn thiện cơ sở tiện nghi, tạo nhiều loại hình du lịch độc đáo. 48 2.2.4 Dịch vụ hỗ trợ tốt 52 2. 3 Kết quả đạt được. 54 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MALAYSIA 56 3.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Malaysia. 56 3.2 Chiến lược phát triển du lịch Malaysia hiện tại 57 3.2.1 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch bắt kịp nhu cầu thị trường du lịch quốc tế. 57 3.2.2 Chính sách ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch. 59 3.2.3 Đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch qua chiến dịch giảm giá. 59 3.2. 4 Hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành du lịch. 60 3.2.5 Khuyến khích khách du lịch bằng chính sách miễn thị thực nhập cảnh. 63 3.3 Kết quả đạt được: 63 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM . 65 1. Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam 65 2. Thực trạng của ngành du lịch du lịch Việt Nam hiện tại: 66 2.1 Thị trường khách: 66 2.1.1 Thị trường khách quốc tế. 66 2.1.2 Thị trường khách nội địa: 70 2.2 Về thu nhập. 70 2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 72 3.4 Về nguồn nhân lực. 74 III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 75 1. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam 75 2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước Đông Nam Á 76 CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020. 80 I/ DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020: 80 1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hiện tại: 80 2. Dự báo phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: 81 II/ THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 85 1. Thời cơ của ngành du lịch Việt Nam. 85 2. Thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam 86 III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020: 88 1. Định hướng chính xác thị trường, phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng cầu du lịch. 88 2. Đầu tư phát triển cung du lịch: 89 3. Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch. 91 4. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch. 93 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch: 93 6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực. 94 7. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá di lịch. 95 8. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt. 95 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

doc106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7107 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỷ USD. Đến năm 2009, con số này đã đạt gần 4 tỷ USD. Bảng 11: Khách quốc tế đến VN, doanh thu của ngành du lịch và tỷ lệ doanh thu của du lịch quốc tế so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (2003 - 2009) Đơn vị: Triệu lượt khách Năm Tổng số khách QT đến VN Tốc độ tăng % Tổng số khách nội địa Tốc độ tăng % Doanh thu của DLVN (Tỷ USD) Tốc độ tăng % Tổng kim ngạch XKHH (Tỷ USD) Tốc độ tăng % 2003 2,429 -7,6 13,500 3,48 1,375 4,3 20,149,3 6,82 2004 2,928 20,5 14,500 7,4 1,625 18,2 26,485 6,13 2005 3,477 18,8 16,000 10,34 1,875 15,4 32,447 5,78 2006 3,583 3,0 17,500 6,25 3,182 69,7 39.826,2 8,0 2007 4,229 16,0 19,200 9,70 3,50 9,9 48,560 7,2 2008 4,25 0,49 21 9,375 3,379 - 3,457 62,9 29,5 2009 3,8 - 10,58 25 19 3,684 9,026 56,6 - 10,02 Nguồn: Tổng hợp từ Nguồn Tổng cục Du lịch, Tổng cục thống kê, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2009. Doanh thu của ngành du lịch Việt Nam chủ yếu là từ khách quốc tế, chiếm trên 80 % doanh thu của toàn ngành du lịch, chiếm tỷ lệ trung bình 6,78 % tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Năm 2006, doanh thu từ du lịch quốc tế đạt 2, 85 tỷ USD, chiếm 89,56 % tổng doanh thu của ngành du lịch, 55,88% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ (5,1 tỷ USD), chiếm trên 7,1 % so với tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Năm 2007, con số này ước đạt 3,33 tỷ USD, chiếm 95,14 % tổng doanh thu của ngành, chiếm trên 50 % xuất khẩu dịch vụ (6,030 tỷ USD), chiếm 6,7 % tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Con số này là một tín hiệu tích cực chứng tỏ ngành du lịch VN đang từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước nhưng cũng chứng tỏ doanh thu từ du lịch quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng du lịch VN hiện có. Về cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở hạ tầng du lịch của VN đã không ngừng được mở rộng, phát triển cả về mặt chất và lượng trong thời gian qua. Nhờ sự phát triển nhanh của hệ thống sân bay, cảng biển, mạng lưới giao thông đối nội và đối ngoại mà chất lượng của các dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường không, đường bộ, đường biển đã được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch đất nước. Hành khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không chủ yếu qua cửa khẩu chính là Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và Nội Bài (Hà Nội) hoặc cửa khẩu quốc tế Đà Nẵng với nhiều sự lựa chọn về hãng máy bay như Vietnam Airlines, Jestar, Thai Airway International, Singapore Airlines,…. Về đường biển, khách du lịch quốc tế vào VN qua các cửa khẩu quốc tế Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Thừa Thiên Huế, TP.HCM. Du khách cũng có thể đi bằng đường bộ qua các cửa khẩu quốc tế ở biên giới phía Bắc và phía Nam hoặc miền Trung. Thị phần khách du lịch đi bằng đường sắt qua Cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn, Lao Cai cũng có nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mạng lưới cơ sở lưu trú của Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng rất mạnh cả về chất lượng và số lượng trong thời gian qua. Nếu năm 1990, cả nước mới có 350 cơ sở lưu trú với 16.700 buồng thì đến năm 2009, cả nước đã có khoảng 10.800 cơ sở lưu trú du lịch với 208.000 buồng; Trong đó có 300 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao với 32.266 buồng, gồm 33 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao với 8.564 buồng, 89 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao với 11.068 buồng, 176 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 12.674 buồng. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở lưu trú này còn có quy mô nhỏ, thiếu tiện nghi và thường gặp phải khó khăn khi phục vụ các đoàn khách có số lượng lớn, lại không có được nhiều hành động quảng bá, xúc tiến nên hiệu quả hoạt động còn kém. Cả nước chỉ có 160 cơ sở lưu trú có 80 – 199 buồng, chiếm 2,51 % tổng số cơ sở lưu trú cả nước. Loại có từ 200 buồng trở lên chỉ có khoảng 29 cơ sở, chiếm 0.45 % tổng số cơ sở lưu trú cả nước Vụ khách sạn – Tổng cục du lịch - “Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm Vụ Khách Sạn” - 2009 . Mạng lưới cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung tại các thành phố và các trung tâm du lịch lớn. Đặc biệt, mạng lưới các cơ sở lưu trú thuộc các dải bờ biển đẹp dọc duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh do nhu cầu của du lịch nội địa (Bảng 12). Bảng 12: Phân bổ cơ sở lưu trú du lịch theo trung tâm du lịch lớn 2008 STT Tỉnh, Thành phố Số lượng CSLT Tỷ trọng (%) Số buồng Tỷ trọng (%) TP. Hồ Chí Minh 641 10,04 18.323 14.01 Hà Nội 352 5,51 10.281 7.86 Hải Phòng 152 2,38 4.278 3.27 Quảng Ninh 374 5,86 6.962 5.32 Thanh Hóa 330 5,17 6.644 5.08 Nghệ An 201 3,15 5.219 3.99 Thừa Thiên Huế 130 2,29 2.715 2.08 Đà Nẵng 104 12 3.250 19 Quảng Nam 87 10,1 3.159 18 Lâm Đồng 576 1,54 2.714 2.20 Bình Thuận 155 2,43 3.251 2.49 Khánh Hòa 314 4,92 7.076 5.41 Bà Rịa Vũng Tàu 116 13,5 4.443 26.1 Cần Thơ 120 14 2.962 17.4 Nguồn: Tổng cục du lịch Việt nam, Tổng cục Thống Kê – “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2008” 3.4 Về nguồn nhân lực Cùng với sự phát triển số khách và các dịch vụ du lịch, lao động ngành du lịch VN đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2008, VN đã có khoảng 1.035.000 nhân lực phục vụ trong ngành du lịch, trong đó có 285.000 lao động trực tiếp và trên 750.000 lao động gián tiếp, chiếm 2,3 % tổng số lao động cả nước. Với đặc thù của ngành du lịch, lao động trực tiếp bậc thấp (nhân viên phục vụ buồng, tạp vụ, vệ sinh,…) chiếm tỷ trọng lớn. Tuy tiềm năng du lịch của Việt Nam là hết sức to lớn, ngành du lịch Việt cũng đã có những bước tiến đáng kể nhưng thực tế cho thấy những gì ngành Du lịch Việt Nam đạt được vẫn còn khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của đất nước. Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các nước du lịch phát triển trong khu vực, bộc lộ rõ rệt ở các hạn chế về chất lượng dịch vụ; sản phẩm du lịch chưa thực sự phong phú, cơ sở vật chất chất lượng cao còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế. III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH: Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam Số liệu trên đây cho thấy sự phát triển của du lịch Việt Nam còn kém xa các nước phát triển du lịch khác trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, lượng du khách quốc tế đến nước ta vẫn chỉ ở mức hơn 2,5 triệu mỗi năm, trong khi đất nước Singapore bé nhỏ với dân số vẻn vẹn có 4 triệu người và hầu như không có cảnh quan sông núi, thác nước thiên nhiên nhưng mỗi năm cũng đón tới hơn 6 triệu lượt du khách. Tương tự, chính phủ Thái Lan đã đưa ra kế hoạch thu hút 13 triệu du khách quốc tế (Thu về 10 tỷ USD) vào năm 2005. Không riêng Thái Lan, các nước khác như Malaysia, Singapore, Philippine, Myanma cũng đã đề ra những chương trình xúc tiến du lịch hết sức bài bản (Như, hạ giá tour, khuyến mãi du khách khi mua sắm.v.v….) và thu bước đầu đã đem lại hiệu quả. Trong năm 2008, lượng khách quốc tế đến Indonesia là 6,234,000 lượt (tăng 13,2 % so với năm 2007), Philippine là 3,139,000 lượt (tăng 1,5 %) Du lịch Việt Nam hiện tại đã phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng sẵn có. Ngành du lịch Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng. Cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch, những dịch vụ ăn theo vẫn còn nghèo nàn, các điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam không có gì mới, không được thường xuyên tu tạo. So với các nước trong khu vực, ngành Du lịch Việt Nam chưa có những chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn Ngành; Trong khi Thái Lan có thể dễ dàng đón những đoàn khách lên đến cả ngàn người thì với các công ty du lịch Việt Nam đón đoàn khách hơn 300 người là cả một vấn đề, vì khó tìm khách sạn, đặt chỗ trên các chuyến bay nội địa, lực lượng phục vụ... Càng khó hơn, khi những năm gần đây, số phòng nghỉ ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế có tăng nhưng rất chậm, trong khi lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng. Vào mùa cao điểm của du lịch, tìm được một lượng phòng lớn ở các khách sạn này không phải là điều dễ dàng, chưa kể giá phòng vào cuối năm cứ nhích dần lên; Việt Nam chỉ đón được 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế/năm, và điều đáng buồn là, hầu hết du khách đến Việt Nam đều “một đi không trở lại”, thậm chí họ còn tuyên truyền đừng đi nữa. Chất lượng dịch vụ kém nhưng chi phí du lịch Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ nhất Đông Nam Á. Tính theo giá chuẩn của đoàn khách 20 người ở khách sạn 3 sao, thì chi phí mặt đất (land fees) một ngày dành cho một khách tuour thông thường ở Campuchia, Thái Lan từ 25-30 USD, Malaysia 40 USD, thì Việt Nam khoảng gần 60 USD, gần bằng Singapore (70 USD) (trong khi chất lượng dịch vụ của Singapore cao hơn Việt Nam rất nhiều lần) Phan Đình Huệ, Tailieudulich.wordpress.com - “Chi phí du lịch Việt Nam đắt nhất Đông Nam Á”- 02/03/2010 . Quả là nói đến du lịch Việt Nam, thật tình còn nhiều điều để nói. Thực tế ấy cho thấy việc tiếp thu các bài học phát triển du lịch từ ngay những nước làng giếng trong khu vực có đặc điểm địa lý, vị trí, tự nhiên gần giống là một việc làm mang tính cần thiết và cấp bách. 2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước Đông Nam Á Thu hút được khách du lịch đã khó nhưng giữ chân được họ thì cần cả một nghệ thuật. Chúng ta có tiềm năng về du lịch là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khai thác tốt và triệt để, chúng ta nên đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng du lịch để có cơ hội phát triển hơn nữa. Vấn đề trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa Việt Nam có hàng loạt đền, chùa cổ kính, di tích lịch sử - văn hoá hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng và cần được tu bổ, chỉnh trang lại. Mặc dù có nơi đã được trùng tu lại nhưng rất tiếc là kiểu trùng tu nửa tây nửa ta, không phản ánh nét văn hóa kiến trúc Đông phương chút nào. Chẳng hạn như trong khu Hoa Yên, giữa một ngôi chùa cổ kính, người ta lại can tâm xây những trụ đèn điện đen theo kiểu của Tây vào thế kỉ 18 hay 19. Nhìn qua nhiều kiểu trùng tu, ai cũng có cảm giác là cái hồn dân tộc đã bị biến mất, và thay vào đó là những sản phẩm dở tây dở ta. Do đó, đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải có kế hoạch trùng tu hợp lý các di tích và bảo tồn nét văn hoá cổ xưa của các điểm du lịch này. Vấn đề tổ chức và thương mại Ngày nay, ở bất cứ chỗ nào có du khách là chỗ đó có các dịch vụ thương mại diễn ra. Tự điều này không phải là vấn đề đáng nói nhưng nó cần được tổ chức và quản lý quy củ hơn. Tại các điểm du lịch Việt Nam, kể cả nơi đền chùa, miếu mạo trang nghiêm hay trong khuôn viên di tích lịch sử - văn hoá, người ta rất dễ thấy cảnh các lán, lều lụp xụp dựng tạm bợ để bán hàng hoá, nước giải khát, kẹo bánh. Đơn cử ngay Chùa Hương chứ chẳng đâu xa. Trong ngày lễ hội, người ta dựng lên hàng trăm lều quán lại thêm khách du lịch thả rác tứ tung ran ngay trên đường làm mất đi quang cảnh thơ mộng của Chùa Hương thuở nào. Đó là chưa nói đến nạn vòi vĩnh du khách cũng làm cho nhiều người cảm thấy không muốn quay lại thăm Việt Nam vì chịu quá nhiều phiền phức. Thêm vào đó, các ban ngành có liên quan cần có sự điều chỉnh giả cả hợp lý để thu hút du lịch đến Việt Nam. Thành công phát triển du lịch của Thái Lan, Singapore, Malaysia hiện nay một phần là nhờ chính sách giá cả hợp lý. Bằng cách giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, bằng cách biến cả nước thành một trung tâm mua sắm của khu vực với chính sách hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp xuống 0% để giảm giá bán, kích thích du khách mua sắm. Việt Nam cũng nên tham khảo những cách làm trên. Vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, các loại hình du lịch chung chung, chỉ đơn giản vì mục đích tham quan đã nhường chỗ cho các loại hình du lịch chuyên biệt như du lịch sinh thái, du lịch MICE hay du lịch chữa bệnh. Do đó, để phát triển vững mạnh trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam cần phát triển nhiều loại hình du lịch mới và chuyên môn hoá như hội thảo, hội chợ - triển lãm, đánh golf, tắm nước khoáng, du ngoạn kết hợp chữa bệnh… Một trong những loại hình du lịch đang có nhu cầu lên cao tại khu vực do tác động của phát triển kinh tế xã hội là loại hình du lịch MICE . Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới cho thấy, thị trường du lịch MICE toàn cầu hàng năm trị giá khoảng 300 tỷ USD và tạo ra guồng máy hoạt động kinh tế trị giá gần 5.490 tỷ USD, chiếm hơn 10% GDP thế giới. Việt Nam hiện đang được xem là điểm sáng trong khu vực về địa điểm để tổ chức MICE. Tuy nhiên, đến nay “mỏ vàng” này vẫn chưa được khai thác đúng tiềm năng. Việt Nam cần chú trọng đầu tư để phát triển loại hình này nhằm tăng doanh thu cho ngành du lịch, khẳng định thương hiệu du lịch Việt trên trường quốc tế. Khách MICE của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thị trường trọng điểm khách quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia, quan hệ đầu tư với trên 80 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ XNK đã lên đến trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Du khách đến nước ta hàng năm dự hội nghị, hội thảo… thường có số lượng đông đến vài trăm khách đến hàng ngàn khách, mức chi tiêu cao và sử dụng nhiều dịch vụ tổng hợp như phòng họp, hội nghị. Do đó, đẩy mạnh phát triển du lịch MICE cũng là một hướng đi hợp lý của du lịch Việt Nam. Vấn đề đầu tư quảng bá du lịch Để có thành quả du lịch như hiện tại, các nước hàng đầu về phát triển du lịch ở Đông Nam Á đã phải đầu tư không ít tiền của vào quảng bá du lịch. Thái Lan đã phải chi khoản ngân sách150 triệu USD/năm, Malaysia chi 120 triệu USD, Indonesia chi 100 triệu USD/năm. Trong khi hiện tại, Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) mới chỉ được rót khoảng hơn 2 triệu USD/năm. Do đó, để đuổi kịp tốc độ phát triển du lịch như những nhóm nước này, ngành du lịch Việt Nam cần có sự đầu tư hơn nữa. Việt Nam cũng có thể học hỏi cách quảng bá du lịch đơn giản, ít tốn kém mà lại hiệu quả của ngành du lịch Malaysia thông qua các tờ rơi, bưu ảnh, bản đồ du lịch. Các tờ rơi, bưu ảnh, bản đồ này được thiết kế gọn gàng và bày tại nơi khách du lịch dễ tiếp cận được như ở sân bay, khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch. Đơn giản hoá các thủ tục thị thực nhập cảnh Mặc dù đến 15/6/2008, khách du lịch đến Việt Nam đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn nhờ việc nước ta ký kết các hiệp định song phương và đơn phương miễn thị thực cho công dân của 55 quốc gia trên thế giới.Trong đó, miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu đặc biệt cho công dân của 42 quốc gia và miễn thị thực du lịch cho công dân của 13 quốc gia đến Việt Nam du lịch. Tuy nhiên, chính sách các thủ tục xuất nhập cảnh vẫn chưa thuận lợi, còn nhiều bất cập , thời gian chờ cấp còn dài. Việt Nam cũng chưa cấp thị thực du lịch qua đường bưu điện, cấp qua mạng Internet, phải chờ nhận thông báo cấp giấy phép xét duyệt nhân sự của Cục QLXNC Bộ Công an, CQĐD ngoại giao VN ở nước ngoài mới cấp thị thực cho du khách. CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 I/ DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020: 1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hiện tại: Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi trong thời gian qua như khủng hoảng kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp, giá xăng-dầu thế giới gia tăng, v.v nhưng nhìn chung du lịch Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế đất nước trong một môi trường chính trị ổn định, đời sống, xã hội được cải thiện và nâng cao. Xác định mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn Hiện tại, Việt Nam xác định phát du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo; đồng thời cho thấy tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa của du lịch và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khắc phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích của du khách, nâng cao được hình ảnh của du lịch Việt Nam. Thể chế hóa văn bản pháp luật về du lịch Để thực hiện được mục tiêu chiến lược trên, Việt Nam đã thể chế hóa các văn bản pháp luật với sự ra đời của Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy, ngày 14-6-2005. Khác xa so với Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động du lịch trong giai đoạn mới, thể hiện  quan điểm, chính sách của Ðảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển đất nước. Thúc đẩy du lịch thông qua tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Trong những năm qua, quan hệ hợp tác của Du lịch Việt Nam với các nước trên thế giới và các tổ chức khu vực và quốc tế được đẩy mạnh và tăng cường. Ngành Du lịch Việt Nam đã ký 39 văn bản hợp tác với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; thiết lập quan hệ bạn hàng và đối tác với trên một nghìn hãng của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam tham gia tích cực trong hoạt động của các tổ chức và cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế về du lịch, như: ASEAN, APEC, ASEM, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Lữ hành Du lịch châu Á - Thái Bình Dương… Du lịch Việt Nam đã tham gia hầu hết các Hội chợ Du lịch khu vực và quốc tế lớn; tổ chức nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới. 2. Dự báo phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: Trong bối cảnh du lịch toàn cầu phát triển, các nhà nghiên cứu thị trường du lịch dự báo thị phần của du lịch Việt Nam tiếp tục tăng đáng kể trong khu vực Đông – Thái Bình Dương - khu vực sẽ trở thành điểm du lịch lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2020. Trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, ASEAN có khả năng sẽ đón được 36 % lượng khách và 38 % tổng doanh thu vào thời điểm đó. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ không ngừng gia tăng nhanh chóng. Việt Nam sẽ vẫn giữ vững định hướng: Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm Quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Mục tiêu chung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của đất nước được chi tiết hóa thành sáu mục tiêu cụ thể dưới góc độ thị trường bao gồm: Tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của Việt Nam so với khu vực và trên thế giới. Củng cố và khai thác hiệu quả những thị trường hiện tại và những thị trường tiềm năng, cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế Phát huy nguồn nhân lực du lịch có tay nghề cao, đủ về số lượng, cao về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ du lịch trong các hoạt động thị trường để nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh và quản lý ngành. Gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới. Thúc đẩy hội nhập khu vực, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và thế giới. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, dự báo thị trường tốt, cung cấp thông tin thị trường kịp thời, đầy đủ, khai thác phù hợp và hiệu quả các nguồn lực và môi trường thúc đẩy thị trường du lịch phát triển, góp phần đảm bảo sự bền vững cho du lịch Việt Nam. Tổng cục Du lịch dự báo trong năm 2010 này, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ đạt con số 5,5 – 6,0 triệu lượt; lượng khách nội địa đạt 25 – 26 triệu lượt. Đến năm 2020, con số này sẽ tăng mức 30 – 35 triệu lượt khách quốc tế, 10 – 11 triệu lượt khách nội địa (Bảng dưới) Bảng 13: Dự báo lượng cầu du lịch Việt Nam đến năm 2020 Đơn vị: Triệu lượt khách Năm 2010 2020 Khách nội địa 5,5 – 6,0 10 - 11 Khách quốc tế 25 - 26 30 -35 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê 2010 Với lượng cầu được dự báo như trên, nếu không tính trượt giá, quy mô của thị trường du lịch Việt Nam đến năm 2020 dưới góc độ thu nhập sẽ đạt mức 10 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập xã hội từ du lịch đạt 11,6 % thời kỳ 2000 -2020 Bảng 14: Quy mô thị trường du lịch Việt Nam đến năm 2020 Đơn vị: Tỷ USD Năm 2005 2010 2020 Doanh thu du lịch 2,1 4,1 9,9 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Du lịch,Tổng cục Thống kê 2010 3. Định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: Định hướng phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới là tập trung củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đồng thời, có những điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của tình hình để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang lại sắc thái riêng của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa – lịch sử; Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của các đối tượng khách, nâng cao hiệu quả hoạt động trên các loại thị trường du lịch. Cụ thể, ngành du lịch Việt Nam sẽ: Lập kế hoạch cụ thể khai thác các thị trường trọng điểm ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ; Khôi phục, đẩy mạnh khai thác các thị trường truyền thống như thị trường Đông Âu, các nước SNG và kịp thời điều chỉnh định hướng thị trường khi có biến động. Chú trọng kích cầu du lịch nội địa nhằm naagn cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, điều hòa thu nhập dân cư giữa các địa phương trong nước. Phát triển du lịch quốc tế ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ vừa phải, đảm bảo phù hợp với khả năng thanh toán của người dân, đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần cân đối cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Xây dựng các sản phẩm công nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường thông qua: Đánh giá thực trạng của các sản phẩm du lịch Việt Nam đang chào bán; Gắn sản phẩm với thị trường, đặc biệt là các thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam phù hợp với nhu cầu của thị trường khách quốc tế và khách nội địa thông qua việc nâng cao chất lượng môi trường du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch. Từng bước đưa chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam ngang tầm với mặt bằng sản phẩm du lịch của khu vực và quốc tế. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái. II/ THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 1. Thời cơ của ngành du lịch Việt Nam. Tổ chức thành công Hội nghị APEC, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đây là những cơ hội tốt nhất để quảng bá du lịch Việt Nam trên thế giới. Việt Nam đang là điểm đến tin cậy và an toàn đối với du khách quốc tế trong khu vực ĐNA, trong khi các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đang phải khắc phục được những bất ổn chính trị, khủng bố. Đặc biệt là Thái Lan, tình trạng khủng hoảng chính trị đang xảy ra phát sinh từ cuộc biểu tình của phe “áo đỏ” từ hồi đầu tháng 3/ 2010 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới hình ảnh “đất nước du lịch” của nước này. Hiện tại, ngành du lịch Thái Lan đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Hiệp hội khách sạn Thái Lan cho biết tỷ lệ đặt phòng khách sạn trong tháng 4/ 2010 tại Bangkok giảm từ 10 % - 20 %, tại Miền Nam giảm 50 % vì một số du khách còn đang đợi xem diễn tiến của cuộc biểu tình. Thu nhập hàng ngày của các quán bar tại đây cũng giảm 1/3 do số lượng du khách giảm. Hiệp hội du lịch Thái Lan dự đoán ngành công nghiệp du lịch nước này sẽ thiệt hại đến hơn 1 tỉ baht (tương đương 30,54 triệu USD) Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online - “Ngành du lịch Thái Lan ứng phó với biểu tình”-23/5/2010 . Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), Việt Nam xếp hạng 6 trên Top 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến 2016. Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, đưa du lịch nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới, trở thành nền kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực. 2. Thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam Sau 20 năm đổi mới, ngành du lịch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, ngành du lịch đang bước vào một sân chơi mới với những cạnh tranh quốc tế quyết liệt và gay gắt hơn. Những thách thức, khó khăn đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam thể hiện ở nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất bao gồm: - Về cơ sở hạ tầng: Theo xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh Ngành lữ hành và du lịch (TTCI) TTCI- Chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch được tính dựa trên 3 nhóm chỉ số với các biến số tạo thuận lợi hoặc chi phối năng lực cạnh tranh, bao gồm: nhóm các chỉ số về khung pháp l‎y, nhóm chỉ số về hạn tầng cơ sở và môi trường kinh doanh. trong Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch (TTCR) năm 2009 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, Việt Nam có thứ hạng rất thấp về các tiêu chí hạ tầng giao thông và hạ tầng. Chất lượng đường sá (thứ 102/133). Chất lượng cơ sở hạ tầng hàng không (thứ 84/133), mạng vận tải hàng không quốc tế (thứ 91/133). Hạ tầng chưa được đầu tư thích đáng (thứ 109/133),và việc sử dụng các loại thẻ thanh toán ATM rất kém (thứ 103/133). Với hệ thống giao thông yếu kém trên nhiều phương diện của nước ta hiện nay, du lịch Việt Nam khó có thể vận hành hiệu quả và cạnh tranh tốt. Các lợi thế của đất nước, nhất là các lợi thế về địa lý - chiến lược, tiềm năng du lịch của đất nước khó được phát huy, sẽ bị chính sự yếu kém của hệ thống giao thông nước ta chặn lại từ xa. Vì vậy, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài, cần phải huy động mọi nguồn lực, nhất là nguồn vốn đầu tư trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông. - Yếu kém về cơ sở dịch vụ du lịch: Du lịch là một sản phẩm tổng hợp, có sự đầu tư, phối hợp đồng bộ của nhiều ngành nhưng thực trạng lại mạnh ai nấy làm. Sản phẩm nghèo nàn, cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, thiếu cơ sở lưu trú, thiếu chỗ chơi...hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thị trường vào mùa cao điểm, đặc biệt là thị trường khách cao cấp… làm cho du lịch Việt Nam kém hấp dẫn. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp, đội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ quản lý, ngoại ngữ và kinh nghiệm. Theo TTCI năm 2009, Hiện tại chỉ số hạ tầng dịch vụ phục vụ du lịch của Việt Nam còn rất thấp (thứ 109/ 133) với số phòng khách sạn đạt mức trung bình kém (thứ 85/ 133). - Cải cách hành chính tiến triển chậm, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp giữa các bộ ngành. TTCI năm 2009 cho thấy, chỉ số xếp hạng về luật và các quy định chính sách của Việt Nam còn yếu kém (đứng thứ 96/133); Thể hiện qua các yêu cầu cao về thị thực nhập cảnh (thứ 116), thời hạn khởi sự doanh nghiệp lớn (thứ 112) và những hạn chế với những sở hữu nước ngoài (104). Mặc dù có khả năng đáp ứng lao động có chất lượng cao đạt mức khá (thứ 40/ 133) tuy nhiên nguồn nhân lực của du lịch Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức trung bình kém (thứ hạng 82/133), nhưng lại. Qua đây có thể thấy, ngành du lịch Việt Nam hiện đang vướng hàng loạt rào cản về nhân lực, hạ tầng, cơ chế hành chính. Đặc biệt, trong khi xu hướng phát triển du lịch quốc tế là miễn thị thực, bảo vệ môi trường... thì Việt Nam vẫn duy trì cơ chế thị thực với rất nhiều thị trường khách du lịch, đây cũng là lý do khiến khách du lịch ngại đến, ngại trở lại. - Tính cạnh tranh yếu: Nhìn tổng thể, ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đã có bước phát triển vượt bậc, với chỉ số TTCI đạt 3,70 (so với 5,68 của nước đầu bảng là Thụy Sĩ và 2,52 của nước cuối bảng xếp hạng là Chad); xếp ở thứ hạng 89/133, tăng lên 7 bậc so với năm 2008 vneconomy.vn- “Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch Việt Nam tăng 7 bậc’ – 2/ 2010” . Xong không vì thế mà tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam thoát khỏi tình trạng yếu kém. Tính cạnh tranh yếu này xuất phát từ những hạn chế, yếu kém nội tại của Việt Nam từ nhiều năm nay. Cụ thể như chỉ số an toàn và an ninh hiện nay vẫn bị đánh giá kém (xếp thứ 100/133) do số lượng tai nạn giao thông đường bộ ở mức quá cao (116/133). Bên cạnh đó là tính bền vững môi trường bị đánh giá kém (thứ 100) với tính khắt khe các quy định môi trường (thứ 106), việc thực thi các quy định môi trường (93) và mối đe dọa các loài sinh vật (110).v.v. Những khó khăn và yếu kém nêu trên tạo nên thách thức và áp lực lớn đối với ngành du lịch. Du lịch là một sản phẩm tổng hợp, do vậy phải có sự đầu tư, phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều địa phương,… để khắc phục và hạn chế những yếu kém, có như vậy du lịch Việt Nam mới có tính cạnh tranh và tạo ra cơ hội phát triển cho ngành du lịch trong xu thế toàn cầu hóa. III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020: Để phát triển thị trường du lịch Việt Nam một cách đồng bộ, bền vững cần đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp phát triển thị trường như sau: 1. Định hướng chính xác thị trường, phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng cầu du lịch. Phân loại thị trường theo khu vực, từng nước, kết hợp chặt chẽ với việc nghiên cứu cung , cầu thị trường để định hướng chính xác đúng thị trường trọng điểm là việc làm cần thiết để kích thích cầu du lịch. Trong giai đoạn tới, Việt Nam xác định thị trường du lịch quốc tế trọng điểm là các thị trường láng giềng, thành viên các nước ASEAN, các nước ở Châu Á và các thị trường có khả năng chi trả cao. Nhờ lợi thế vị trí địa lý gần, đi lại dễ dàng, giá thành rẻ, các mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, chính trị trong khu vực ngày càng được tăng cường, Việt Nam sẽ dễ dàng thu hút khách đến. Sau đó, Việt Nam sẽ vươn tới các thị trường xa hơn như Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu và các thị trường tiềm năng như Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ. Để khai thác thị trường này hiệu quả, trước hết, ngành du lịch Việt Nam cần đầy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thông tin du lịch nhằm vào một số thị trường trọng điểm như khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc; khai thác thị trường khách Thái Lan, Lào, Campuchia qua cửa khẩu Tây và Tây Nam theo hướng tăng cường hợp tác trong khuôn khổ hành lang Đông – Tây; tổ chức đón tiếp và phục vụ tốt Việt Kiều về thăm quê hương, chỉ đạo và phối hợp với các ban ngành liên quanh thực hiện áp dụng giá nội địa đối với tất cả các khâu dịch vụ cho Việt Kiều nhằm tăng số lượng lên khoảng 1 triệu lượt mỗi năm. Coi trọng và khai thác thị trường Tây Âu, Bắc Mỹ, duy trì và phát triển thị trường Đông Á – Thái Bình Dương, thị trường Nhật, Đài Loan, Hồng Kông và các nước ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tổ chức khai thác tốt thị trường du lịch nội địa 80 triệu dân với sức mua đang lên do đời sống được cải thiện, nhằm tăng nguồn khách cho các cơ sở du lịch hiện có, nâng cao hiệu quả kinh tế và thực hiện phúc lợi cho dân. Đồng thời, tổ chức tổ các chương trình du lịch của người Việt Nam ra nước ngoài, thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia về du lịch. 2. Đầu tư phát triển cung du lịch: Đầu tư phát triển cung du lịch hiện này là đầu tư cho một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nên cần có nhiều chính sách ưu đãi, hướng đầu tư hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế của du lịch Việt Nam. Ngành du lịch cần tập trung đầu tư vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp, tôn tạo các khu, tuyến điểm du lịch nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch vừa hiện đại, vừa đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để làm được việc này, ngành du lịch Việt Nam phải tiến hành các bước sau: Đánh giá thực trạng công tác đầu tư du lịch. Cụ thể là việc đầu tư phát triển các khu du lịch, các loại hình du lịch trọng yếu như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, đầu tư xúc tiến quảng bá, các cơ chế chính sách đầu tư. Chú trọng ưu tiên xúc tiến đầu tư các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế cao, các khu và điểm du lịch sinh thái, văn hóa phù hợp với điều kiện thực tế. Đầu tư hợp lý nhằm nâng cấp các điểm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành; tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nghề du lịch, tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và xúc tiến quảng bá du lịch. Ưu tiên phát triển các địa bàn du lịch trọng điểm là Hà Nội và các vùng phụ cận, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng – Quảng Ninh, Huế - Đà Nẵng, …với một số dự án cụ thể như: Khu du lịch tổng hợp biển đảo Hạ Long – Cát Bà (Quảng Ninh – Hải Phòng) thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Khu du lịch giải trí thể thao biển Cảnh Dương – Hải Vân – Non nước (Thừa Thiên – Huế - Đà Nẵng) gắn với địa bàn kinh tế động lực miền Trung cùng hàng loạt các khu du lịch tổng hợp khác như: Khu du lịch sinh thái Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Khu du lịch văn hóa lịch sử Cổ Loa (Hà Nội), Khu du lịch văn hóa Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), Khu du lịch biển Phan Thiết – Mũi Né ( Bình Thuận), …v.v Căn cứ thực tế hoạt động du lịch và nhu cầu gia tăng của du khách, trong quá trình phát triển ngành du lịch có thể xem xét bổ sung đầu tư một số khu du lịch chuyên đề ở phụ cận các trung tâm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, …dọc hàng lang các tuyến du lịch quốc gia. Ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các địa phương trong nước và các điểm du lịch dọc hành lang các tuyến du lịch quốc gia. Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở vui chơi giải trí tại các trung tâm du lịch như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Lâm Đông, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách. Nâng cấp diện mạo của các thành phố du lịch như Hạ Long, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, các đô thị du lịch như Thị Xã Sapa, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên, Sầm Sơn, Đồ Sơn. Phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu trách, các bộ, ngành chức năng trong việc bảo vệ, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường, khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống. 3. Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch Ngành du lịch Việt Nam xác định đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần phải kết hợp với việc hình thành một hệ thống sản phẩm có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách và có thương hiệu trên thị trường. Một mặt, ngành du lịch phải hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề đa dạng như du lịch thể thao, du lịch chơi golf, du lịch bồi dưỡng sức khỏa, liệu pháp nghỉ biển, du lịch các làng nghề truyền thống, sinh vật cảnh, lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống, du lịch MICE,... Mặt khác, các sản phẩm tạo ra phải có sự độc đáo, gắn liền với bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, phong tục tập quán của đất nước, thậm chí là của từng vùng, từng địa phương, để tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Các thị trường then chốt của Việt Nam là Châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ. Sau cùng, khi đã tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, ngành du lịch phải có chiến lược tăng trưởng thị trường. Bằng cách đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, các sản phẩm du lịch dần phù hợp với nhu cầu thị trường du lịch thế giới. Mỗi vùng du hình tự hình thành cho mình một sản phẩm du lịch đặc thù riêng để liên kết với các nước có chung biên giới, nối tuour du lịch, tạo khả năng tiêu thụ sản phẩm du lịch Việt Nam với phương châm thống nhất trong đa dạng. Cốt lõi của sản phẩm du lịch là dịch vụ. Do đó, cần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên cả ba khía cạnh: Thái độ phục vụ, tính đa dạng và tiện nghi của hàng hóa dịch vụ, khả năng sẵn sàng phục vụ. Để cải thiện các khía cạnh này, Việt Nam cần tổ chức giáo dục du lịch toàn dân, ban hành những quy định nghiêm ngặt về giá cả, dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao công nghệ phục vụ tại các cơ sở du lịch đồng thời có những chính sách hạ giá hợp lý để kích thích cầu du lịch quốc tế và nội địa. Nền tảng tạo ra các sản phẩm du lịch là tài nguyên và môi trường du lich. Do đó, việc tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường hiện đang trở thành đỏi hỏi cấp bách và lâu dài. Ngành du lịch cần có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch để xác định khu vực cần bảo vệ nguyên vẹn, phần quy hoạch dự trữ đất đai cũng như các vùng cần được phục hồi để bảo tồn. Các địa phương, bộ, ngành liên quan phối hợp quản lý trật tự trị an, môi trường tại các điểm du lịch ngay từ khi mới khai thác để đảm bảo phát triền bền vững. Hiện đại hóa quản lý chất lượng sản phẩm hiện là biện pháp tích cực nhất đẻ đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà nước cần xây dựng bộ máy tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn ISO phù hợp với từng ngành nghề. Quản lý chất lượng sản phẩm theo quá trình và dồng bộ, tạo sự cam kết của các nhà cung cấp trong quản lý nguồn nhân lực, có kế hoạch sản xuất, cung cấp và theo dõi sản phẩm. Hình thành sự sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách cho tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch. Do đặc điểm của lãnh thổ Việt Nam nên khi đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cần chú ý đến yếu tố vùng miền. Lãnh thổ Việt Nam chia làm ba vùng du lịch khác nhau gồm: Vùng du lịch Bắc Bộ, Vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Vùng du lịch Trung Nam Bộ Và Nam Bộ. Mỗi vùng đều mang đặc trưng khác nhau, do đó thích hợp với phát triển từng loại hình du lịch khác nhau. Đơn cử như Miền Trung Nam Bộ và Nam Bộ với nhiều vượt miền, cây cối xanh tươi có thể phát triển hình thức du lịch sinh thái, du lịch thiên nhiên. 4. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch Để đảm bảo cho thị trường Việt Nam phát triển bền vững trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế thì ngành du lịch cần có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên du lịch có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ cao, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý. Làm được điều này, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch phân bố hợp lý trên phạm vi cả nước, gồm các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đối mới cơ chế quản lý tổ chức đào tạo du lịch, tiêu chuẩn hóa chương trình và cập nhật những kiến thức mới nhất của thế giới. Trong những năm tới, ngành du lịch Việt Nam cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý phát triển du lịch bền vững, ứng dụng công nghệ lữ hàng, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi giải trí, kinh doanh du lịch. Khai thác hiệu quả Internet nhằm tuyên truyền quảng bá, khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong toàn ngành để thúc đẩy kinh doanh du lịch. 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch: Để nâng cao được năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp du lịch trong nước một mặt vừa tiếp nhận sự hỗ trợ định hướng thị trường, thông tin, đào tạo của nhà nước, một mặt tự chủ động xác định thị trường và hướng đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển du lịch quốc gia nhằm nâng cao năng lực kinh doanh, chủ động xây dựng các mỗi liên kết mở rộng thị trường. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch xong trước năm 2010 cũng là một biện pháp hữu hiện nhằm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trong nước. Việc cổ phần hóa như vậy sẽ hình thành nên một số Tổng công ty, Tập đoàn du lịch mạnh, giữ vai trò then chốt và có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường. Từ đó sẽ mở rộng việc thuê thương hiệu có uy tín, thuê tập đoàn du lịch nổi tiếng thế giới quản lý khách sạn, khu du lịch để tăng nguồn khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ lúc đó cũng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý và dần tạo được khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các bộ ngành liên quan cũng cần thường xuyên nghiên cứu, kiến nghị cải tiến cơ chế quản lý đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia kinh doanh du lịch để thống nhất quản lý và khai thác tối đa nội lực nhằm xã hội hóa hoạt động du lịch. 6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới; Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác phát triển du lịch với các nước, các tổ chức, cá nhân quốc tế để tranh thủ nguồn lực phát triển, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm cho sự phát triển du lịch; Nghiên cứu hình thức và biện pháp hợp tác để chủ động tham gia vào các hoạt động của các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực như: UNWTO, PATA, ASEANTA. Chú trọng hợp tác đã phương trong khu vực, tiểu khu vực như Hợp tác du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Lào – Thái Lan, Việt Nam - Lào – Thái Lan - Myanmar, Tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng, Hành lang Đông Tây,… tạo nên các tiểu khu tăng trưởng và kinh tế; Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội du lịch Đông Nam Á,…Chuẩn bị để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới trong khuôn khổ Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn phải nghiên cứu các biện pháp để tăng khả năng nhận khách và gửi khách, từng bước làm cho du lịch Việt Nam trở thành một mắt xích trong hệ thống tuyến, điểm du lịch của khu vực và thế giới. Tăng cường liên kết nối tuour du lịch với các nước, nhất là các nước có chung biên giới. 7. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá di lịch Mục đích của giải pháp này là nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về du lịch, nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, thu hút khách khách quốc tế đến và mở rộng thị trường du lịch Việt. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thống làm những phương tiện truyền bá du lịch hiệu quả. Các doanh nghiệp du lịch Việt thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế và thị trường trọng điểm. Liên kết chặt chẽ hoạt động xúc tiến du lịch, xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư, hoạt động quảng cáo nhằm tạo tiếng nói chung: Nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trong lòng du khách. Ngành du lịch cũng cần phối hợp với các cơ quan đối ngoại của nhà nước tranh thủ hợp tác quốc tế, tuyên truyền quảng bá về đất nước, con người và du lịch Việt Nam. Nâng cao chất lượng và cập nhật thông tin qua mạng Internet du lịch, nối mạng thông tin du lịch và từng bước hòa nhập mạng thông tin quốc gia. 8. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt. Xây dựng cơ chế chính sách và luật pháp đảm bảo tính đa phương, thuận tiện cho du khách và các nhà đầu tư. Phối hợp các bộ ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách đầu từ, chính sách xuất nhập cảnh, hải quan, chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch. Đặc biệt, nhà nước kết hợp với ngành du lịch phải cải cách hợp lý tất cả các thủ tục liên quan đến khách du lịch như xuất nhập cảnh, hải quan, đi lại tham quan, mua sắm một cách thuận lợi, mở rộng việc miễn thị thực visa đơn phương cho các thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, sử dụng visa điện tử, thanh toán theo phương thức hiện đại tạo thuận cho khách mua hàng hóa Việt Nam nhằm mang lại sự hấp dẫn ban đầu cho các sản phẩm du lịch và thu hút lượng khách du lịch lớn hơn trong tương lai. Nhà nước khẩn trương ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Du lịch Việt Nam 2005 một cách cụ thể để tạo một hệ thống văn bản quy phậm pháp luật đồng bộ, nhất quán từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường. Phối hợp với các Bộ, Ngành chỉ đạo rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến du lịch để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Tiến hành phổ biến và giáo dục pháp luật về du lịch đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch và trên phạm vi toàn xã hội, tạo nhận thức đầy đủ, đồng bộ để mọi người dân cùng có ý thức xây dựng Việt Nam thành một điểm du lịch hấp dẫn. Tăng cường kiểm tra chất lượng phục vụ, dịch vụ tạo các cơ sở du lịch để đảm bảo an toàn cho khách và an ninh quốc gia. Mở rộng các cửa khẩu quốc tế nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch vào Việt Nam theo cả ba đường: đường bộ, đường thủy và đường hàng không; nối tour với các nước láng giếng tạo nhiều tuyến du lịch, phối hợp nhiều loại hình du lịch giữa các vùng trong nước. Nhà nước và Ngành du lịch phải có cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương, ưu tiến giải quyết các vấn đề liên quan đến du lịch như chính sách đầu tư phát triển du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa,, quản lý sử dụng quỹ đất, khuyến khích tạo thuận lợi đi lại, xuất nhập cảnh, thuế và hải quan, cam kết mở cửa thị trường dịch vụ nhằm giảm nguy cơ phá sản, mất việc làm tại các doanh nghiệp. KẾT LUẬN Khóa luận được trình bày trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang nỗ lực khắc phục những hậu quả nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bùng nổ từ đầu năm 2008. Để giữ vững tốc độ phát triển kinh tế, đạt mức tăng trưởng GDP 6,5 % trong năm 2010 như dự kiến, Việt Nam tiếp tục xác định mục tiêu phát triển mạnh du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế đất nước. Vấn đề phát triển du lịch đã được đề cập nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nó chưa bao giờ được đặt ra ở mức độ cấp bách và là ưu tiên hàng đầu như hiện nay do Việt Nam xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong thời gian tới. Việt Nam đặt ra mục tiêu thu hút được 40 – 45 triệu lượt khách vào năm 2020, trong đó có tới 30 -35 triệu lượt khách quốc tế, tăng doanh thu ngành du lịch lên 10 tỷ USD/ năm. Đây quả không phải là mục tiêu dễ dàng khi ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng du lịch còn nhiều yếu kém và thua xa về nhiều mặt so với các nước phát triển mạnh du lịch trong khu vực Đông Nam Á. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước này trong vấn đề phát triển du lịch là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách đối với Việt Nam. Nó vừa giúp ngành du lịch Việt Nam tiết kiệm thời gian định hướng phát triển, tiếp thu nhiều kinh nghiệm của bậc tiền bối đi trước và khai thác được nhiều khía cạnh mới của du lịch, bắt kịp với xu thế thị trường. Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch Việt cần có chiến lược tùng tu các di tích lịch sử - văn hóa, điểm danh lam thắng cảnh, đa dạng hóa các loại hình du lịch, phát triển các tuyến du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả nhằm kích thích cầu thị trường du lịch quốc tế và nội địa, thu hút các nhà đầu tư triển vọng. Đặc biệt, sắp tới, Việt Nam sẽ là điểm đến của du lịch MICE, du lịch nghỉ biển và mua sắm. Nói chung, so với Thái Lan hay Singapore, Việt Nam là một điểm đến mới, một sản phẩm du lịch mới nên phần nào sẽ hấp dẫn khách du lịch hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Trần Thị Mai, Th.S Vũ Hoài Phương, Th.S La Anh Hương, Th.S Nguyễn Khắc Toàn, Giáo trình: Tổng quan du lịch – NXB: NXB Hà Nội, 2009 Nguyễn Văn Lưu, Thị trường du lịch –NXB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009 Robert W. Mc Intosh, Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie - Tourism: Principles, Practices, Philosophies – Longman, 1998 Kalfiotis, An Introduction to Travel and Tourism - Longman, 2001 K.S. Chon, Tourism in Southeast Asia – NXB: The Haworth Press, 2008 Vũ Thị Hạnh Quỳnh, Văn hoá du lịch Châu Á – Singapore (Quốc đảo sư tử) –NXB: Thế giới. Quý I/ 2007 Vũ Thị Hạnh Quỳnh, Văn hoá du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất nước của nụ cười) NXB: Thế giới. . Quý I/ 2007 Nguyễn Thị Hải Yến, Văn hóa du lịch Châu Á – Malayssia Genting Đẹp Nhất Châu Á - NXB: Thế giới, 2007 Tổng cục du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam - NXB Hà Nội, 2008, “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2009, “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2008”, Vụ Khách sạn – Tổng cục du lịch Việt Nam, Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2009, 2009 Tổ chức du lịch Thế giới UNWTO, WTO’1996, International Tourism Overview A special Report from the World Tourism Organization, WTO – Tourism Highlights, 2008, 2009, 2010, UNWTO World Toursim Barometer 2009 – Trang 3, 10, UNWTO World Toursim Barometer 2008 – Trang 3, Most visited countries by international tourism arrivals - 2008 Cục du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand - TAT), Statistics of International tourist arrivals 2001 – 2009, 2010 Tổng cục du lịch Singapore (Singapore Tourism Board - STB), Tourism Statistics Publication 2001 – 2009 Hải quan Việt Nam www.customs.gov.vn – “Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của ASEAN giai đoạn 2009 giảm 20 %”, 2010 Doanh nhân Sài Gòn, BITMICE – Công nghệ du lịch của Singapore”, 2010, Lý do để đi du lịch Singapore – 2009 Văn hóa, “Mỗi tháng có 10 doanh nghiệp lữ hành quốc tế mới” –2009 Nhân dân – Vũ Mai Hoàng - “MICE – Mô hình phát triển ngành du lịch Thái Lan” – 28/10/2009 Thị trường Việt Nam, Kinh tế Malaysia tăng trưởng 10,1 % trong quý I, 2009 Kinh tế Sài gòn, “Ngành du lịch Thái Lan ứng phó với biểu tình”-2010, “Malaysia làm du lịch”- 2008 Thời báo kinh tế (VNEconomy), “Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch Việt Nam tăng 7 bậc’ ,2/ 2010, -“Ta Sri Lim - Chủ tịch tập đoàn nghỉ mát Genting (Malaysia)”- 2008, “Malaysia lọt vào top 10 về thu hút khách du lịch” –5/2010 Tailieudulich.wordpress.com - Đừng lãng phí tài nguyên du lịch -02/03/2010, Chi phí du lịch Việt Nam đắt nhất Đông Nam Á- 3/2010 Báo du lịch - Tổng cục Du lịch, Bộ văn hoá thể thao và du lịch – Resort Word Sentosa 6 sao khai trương tại Singapore – 2010 Tuổi trẻ online – “Du lịch chậm vượt khó” – 12/2008, “Năm chữ A của du lịch Singapore” – 2006 Cuocsongviet.com.vn – Khái quát tài nguyên thiên nhiên Việt Nam - 2009 Hanoitourist - Độc đáo Singapore, Bảng giá niêm yết năm 2009 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam.doc
Luận văn liên quan