Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tham gia tích cực vào vòng đàm phán Ðô-ha, tiếp tục thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, tận dụng tốt những quyền lợi mà thành viên WTO được hưởng, xử lý hài hòa, thống nhất mối quan hệ giữa cam kết gia nhập WTO với khuôn khổ pháp lý hiện hành, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
+ Thứ bảy, thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, giảm khoảng cách giàu - nghèo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Thứ tám, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương thực hiện có hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại. Xây dựng và củng cố các tiêu chuẩn quản trị chất lượng như ISO, HACCP, ISO-14000, GMP
+ Thứ chín, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Tiếp tục phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, với phương châm chủ động, hiệu quả và linh hoạt, phát huy những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, chúng ta tự tin và năng động vượt qua mọi thách thức, phấn đấu giành những thắng lợi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
67 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế học Quốc tế Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xe đạp và phụ tùng xe đạp
110
79
91
Gạo
4749
1306
4500
1454
4720
2902
Cà phê
897
1101
1194
1854
1004
2022
Rau quả
263
299
396
Cao su
697
1273
719
1400
645
1597
Hạt tiêu
116
190
86
282
90
313
Hạt điều
127
505
153
649
165
920
Sản phẩm gỗ
1904
2364
2779
Thủy sản
3364
3792
4562
(Nguồn: tổng cục thống kê)
a) Năm 2006:
Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3%.
●Mặt hàng xuất khẩu : Trong hơn 20 nhóm hàng hoá xuất khẩu chính được thống kê xuất khẩu thì có tới 13 nhóm hàng hoá vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm.
+ Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều đạt mức tăng trưởng tốt. Đến nay đã có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Cụ thể:dầu thô đạt 8,323 tỷ USD. Các mặt hàng chủ lực truyền thống như: dệt may đạt 5,82 tỷ USD, giày dép 3,555 tỷ USD, thủy sản 3,364 tỷ USD, sản phẩm gỗ 1,94 tỷ USD, linh kiện điện tử và máy tính 1,77 tỷ USD, gạo 1,3 tỷ USD. Các nhóm hàng mới là cà phê 1,101 tỷ USD, cao su 1,273 tỷ USD.
+ Trong các mặt hàng xuất khẩu, so với năm 2005, cao su là mặt hàng có giá trị kim ngạch cao nhất, tăng 58,3%, tiếp đến là cà phê tăng 49%. Trong khi đó, than đá là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất về số lượng với mức tăng 65,6% khối lượng.
+ Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%), cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá). Tuy nhiên, một số mặt hàng lại có sự sụt giảm xuất khẩu đáng kể, trong đó mặt hàng gạo chỉ đạt 92% trị giá xuất khẩu so với kế hoạch. Nguyên nhân của tình trạng này là do dịch bệnh gây mất mùa ở Nam Bộ - nơi cung cấp lúa hàng hoá xuất khẩu lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, sụt giảm mạnh nhất phải kể đến mặt hàng lạc nhân, chỉ đạt 33,7% kế hoạch đề ra. Với tình trạng này, lạc nhân có thể bị rút ra khỏi danh sách các nhóm hàng chủ lực.
Bảng 11: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2006
Đơn vị tính : %
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Nông, Lâm, Thuỷ sản
24,3
23,9
22,1
20,5
21,1
20,5
Nhiên liệu,khoáng sản
21,6
20,5
19,9
22,7
24,7
23,4
CN và TCMN
33,9
40,0
40,5
40,4
38,4
39,0
Hàng hoá khác
20,2
15,6
17,5
16,4
15,6
17,1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006)
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2006 nhóm hàng công nghiệp năng và khoáng sàn, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp , hàng nông lâm, thủy hải sản lần lượt là 18,4% ;22,2% và 15,2%. Như vậy nhóm hàng công nghiệp nhẹ vả tiểu thủ công nghiêp gia tăng nhanh về giá trị và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu nước ta. Vai trò nhóm hàng nông lâm thủy hải sản giảm đáng kể.
● Thị trường xuất khẩu :
Mỹ vẫn dẫn đầu với kim ngạch đạt gần 8 tỷ USD; thị trường châu Âu là 7,647 tỷ USD trong đó các nước EU chiếm 6,8 tỷ USD(cao nhất là Đức : 1,44 tỷ USD); Nhật Bản: 5,2 tỷ USD; Trung Quốc 3,2 tỷ USD; khối ASEAN đạt 6,56 tỷ USD(cao nhất là Singapore đạt 1,81 tỷ USD)
b)Năm 2007
Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 đạt mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng với tốc độ cao ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006, trong đó tất cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng (kể cả xuất khẩu dầu thô tăng 2,6%, do giá tăng).
●Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu : Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD là: Dầu thô 8,5 tỷ USD, dệt may 7,8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%, sản phẩm gỗ 2,4 tỷ USD, tăng 22,3%, điện tử máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,5%, cà phê 1,8 tỷ USD, tăng 52,3%, gạo 1,4 tỷ USD, tăng 13,9%, cao su cũng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8%, than đá trên 1 tỷ USD, tăng 11,3%.
+ Dệt may : Việc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đầu năm 2007 và các biện pháp điều hành chủ động của nước ta phù hợp với bối cảnh bị Hoa Kỳ áp đặt Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, đã làm cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng ký hợp đồng, nhờ vậy xuất khẩu dệt may vẫn tăng đều, trong đó riêng vào thị trường Hoa Kỳ tăng 27%. Đây là năm thứ hai liên tiếp, hàng dệt may đứng thứ nhì sau dầu thô, thậm chí đã có lúc “bỏ qua” dầu thô, đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu.
+ Sản phẩm gỗ : nhờ giải quyết được những khó khăn về nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật đều tăng từ 12 đến 28% so với cùng kỳ năm 2006, đứng thứ 5 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đồ gỗ đã có mặt tại các thị trường của 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và In-đô-nê-xia để cùng với Ma-lai-xia đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á.
+ Than đá :Xuất khẩu than đá vào các thị trường chính tăng 22%, nổi bật là Trung Quốc (chiếm 80% lượng than xuất khẩu), đây là mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch năm ngay từ 6 tháng đầu năm.
+ Gạo : Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới, trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng, bảo quản và xay sát, nên chỉ 11 tháng đầu năm đã đạt mục tiêu xuất khẩu năm. Lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản - là những thị trường có yêu cầu khắt khe.
+ Cà phê: xuất khẩu cũng gặp thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1000 USD/tấn, nên đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo
+ Thủy hải sản : Dù ảnh hưởng của bão lụt khiến đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, song trên toàn cục, bức tranh xuất khẩu thuỷ sản vẫn sáng sủa, vì đã tạo được chỗ đứng trên thị trường của EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... , có giá cao và năng lực chế biến tăng : cả năm 2007, xuất khẩu 3,8 tỷ USD, tăng 12,9%,
+ Hạt điều : Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất, có mặt trên 40 thị trường, trong đó lượng cung vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Trung Đông đều tăng, riêng thị trường Hoa Kỳ tăng tới 33%, giá cũng tăng hơn khoảng 190 USD/tấn. Từ chỗ chúng ta chỉ chế biến từ hạt điều thô thu gom nội địa, nay phải nhập khẩu thêm hạt điều thô để chế xuất cho đủ công suất các dây chuyền chế biến và còn xuất khẩu cả công nghệ chế biến hạt điều, nên càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng
+ Hạt tiêu: 100 nghìn tấn hạt tiêu xuất khẩu (chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu) đã duy trì vị trí số 1 của Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng này
XK các mặt hàng có giá trị lớn, bằng công nghệ cao.:Lần đầu tiên VN đã XK được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp nhà máy điện tại Ấn Độ. Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải hạ thuỷ tại cảng Vũng Tàu dàn khoan khai thác dầu khí XK sang Malayxia.
●Thị trường xuất khẩu hàng hoá tiếp tục phát triển, hầu hết các thị trường lớn đều tăng so với năm trước. Năm 2007 có 10 thị trường đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó Mỹ 10 tỷ USD, tiếp đến là EU 8,7 tỷ USD; ASEAN 8 tỷ USD, Nhật Bản 5,5 tỷ USD và Trung Quốc 3,2 tỷ USD. Bên cạnh đó, trong năm 2007 một số thị trường có xu hướng giảm như Ôx-trây-li-a, I-rắc.
c)Năm 2008
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, chiếm 49,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, chiếm 50,3%.
Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng.
Hình 3
(Nguồn : Cafe F)
● Những mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD những năm trước tiếp tục duy trì ở mức cao như dầu thô (10,5 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ, giày dép (4,7 tỷ USD), thủy sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD). Đặc biệt trong năm nay có thêm mặt hàng dây điện và cáp điện đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (ước đạt 1,04 tỷ).
+ Dầu thô: xuất khẩu cả năm 2008 là 13,75 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2007. Mặc dù lượng giảm nhưng do giá bình quân tăng 33,6% nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô cả năm 2008 đạt 10,36 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007.
Tính đến hết tháng 12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang các thị trường là Ôxtrâylia: 4,16 triệu tấn, giảm 19,6%; Nhật Bản: 2,95 triệu tấn, tăng 72,4%; Singapore: 2,06 triệu tấn, giảm 29,5%; Hoa Kỳ: 1,46 triệu tấn, giảm 1%; Malaysia: 853 triệu tấn, tăng 2,7%; Trung Quốc: 604 triệu tấn, tăng 60,6% so với cùng kỳ 2007;…
+Than đá: tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam cả năm 2008 là 19,35 triệu tấn, giảm 39,4% so với năm 2007 và chỉ thực hiện được 96,8% so với kế hoạch năm. Giá bình quân tăng 129,2% nên kim ngạch xuất khẩu than cả năm 2008 đạt 1,39 tỷ USD tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Dẫn đầu trong các thị trường nhập khẩu than đá của Việt Nam trong năm 2008 là Trung Quốc với 14,61 triệu tấn, giảm 44,7% so với năm trước và chiếm 75,5% tổng lượng than xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Nhật Bản với 1,93 triệu tấn,giảm 6,9%; Hàn Quốc là 974 nghìn tấn, tăng 25,6%; Philipin là 361 nghìn tấn, giảm 10,3%; …
+Hàng dệt may:Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tăng 17,7 % so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 96% kế hoach năm. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong năm 2008 là Hoa Kỳ với hơn 5,1 tỷ USD, chiếm gần 56% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Nhật Bản: 820 triệu USD, Đức: 395 triệu USD, Đài Loan: 293 triệu USD,...
+Giày dép: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 hơn 4,77 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm trước và hoàn thành vượt 6% mức kế hoạch năm.
Hai đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam trong 12 tháng năm 2008 vẫn là EU và Hoa Kỳ với trị giá và tốc độ tăng tương ứng là 2,51 tỷ USD, tăng 14,8% và 1,08 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ 2007
+Gạo: tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007.
Tính đến hết tháng 12 năm 2008, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á là 2,68 triệu tấn, giảm 19,1% so với năm 2007 và chiếm 56,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước (trong đó, Philippin tiếp tục là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,69 triệu tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2007, các nước còn lại 986 nghìn tấn, giảm 46,7%); tiếp theo là Châu Phi: 1,18 triệu tấn, tăng 88%; Châu Mỹ: 547 nghìn tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2007,…
+ Hải sản: tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 đạt 4,51 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành vượt 6,1% kế hoạch năm.
Hết tháng 12/2008, trị giá hải sản xuất khẩu sang EU đạt 1,14 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản: 830 triệu USD, Hoa Kỳ: 739 triệu USD, Hàn Quốc: 302 triệu USD. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này ở các thị trường khác là 1,5 tỷ USD, chiếm 33,3% tổng kim ngạch hải sản xuất khẩu của cả nước
+Cà phê: tổng lượng cà phê xuất khẩu năm 2008 đạt 1,06 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2008 và chỉ hoàn thành có 96,3% kế hoạch năm. Trị giá kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2008 đạt 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2007.
Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 12 tháng qua là Đức: 136 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, Tây Ban Nha: 88 nghìn tấn, Ý: 86 nghìn tấn,
+Cao su: tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 lên 658 nghìn tấn, giảm 7,9% và chỉ hoàn thành có 84,4% kế hoạch năm. Tuy nhiên, do năm 2008 giá bình quân tăng 25% (tương đương với tăng 487 USD/tấn) nên kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm đạt hơn 1,6 tỷ USD tăng 15,1% so với năm 2007.
Năm 2008, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gần 431 nghìn tấn, chiếm tới gần 65,5% khối lượng xuất khẩu cao su của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 29 nghìn tấn, Đức: 24 nghìn tấn, Đài Loan: 21,2 nghìn tấn, Malaysia gần: 21 nghìn tấn,…
+Gỗ và sản phẩm gỗ: tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này năm 2008 là 2,83 tỷ USD, tăng 17,7 % nhưng chỉ hoàn thành 94,3% kế hoạch năm.
Tính đến hết tháng 12/2008, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu nhóm mặt hàng này nhiều nhất của Việt Nam với 1,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2007. Tiếp theo là thị trường EU: 795 triệu USD, tăng 24%; Nhật Bản: 379 triệu USD, tăng 23,4% ; Đức: 152 triệu USD, tăng 54,7%; Trung Quốc: 141 triệu USD, giảm 13,2%;...
+Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu của năm 2008 là 2,64 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm trước nhưng hoàn thành kế hoạch năm chỉ đạt 75,4%. Các thị trường chính trong năm 2008 cho sản phẩm này là Thái Lan với 405 triệu US, Nhật Bản: 379 triệu USD, Hoa Kỳ: 305 triệu USD, Trung Quốc: 274 triệu USD, Hà Lan: 206 triệu USD, Singapore: 163 triệu USD,…
+ Dây điện & dây cáp điện: Tính đến hết tháng 12 năm 2008, xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mặt hàng dây điện & dây cáp điện trên 1 tỷ USD trong cả giai đoạn 2004- 2008. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta, với 727 triệu USD chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Điểm đáng chú ý là trong năm 2008, lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vượt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (29,5% so với 27,5%); năm 2007 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng 25,6%, trong khi xuất khẩu là 12,7%. Đây là một thuận lợi góp phần ổn định cán cân thương mại, hỗ trợ kiềm chế nhập siêu.
●Thị trường xuất khẩu :
+ Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.
+ Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
+ Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản.
+ Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện.
Xuất khẩu dịch vụ
Bảng 12: Xuất nhập khẩu dịch vụ năm 2006-2008
Đơn vị tính: Triệu USD
2005
2006
2007
2008
Xuất khẩu
4265
5100
6460
7096
Nhập khẩu
4479.7
5122
7176
7915
(Nguồn : Tổng cục thống kê)
▪Năm 2006
Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20% như: Du lịch, tăng 23,9%, vận tải hàng không tăng 35,5%, dịch vụ hàng hải tăng 27,5%, dịch vụ tài chính tăng 22,7%.
Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220 triệu USD).
▪ Năm 2007
Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%.
▪ Năm 2008
Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hoá, năm 2008 còn đẩy mạnh xuất, nhập khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%.
q Nhập khẩu
Bảng13 : Nhập khẩu hàng hóa năm 2006-2008
Đơn vị tính: Nghìn tấn- triệu USD
cả năm 2006
cả năm 2007
cả năm 2008
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
TỔNG TRỊ GIÁ
44410
60830
80416
Khu vực kinh tế trong nước
27993
39218
51823
Khu vực có vốn đầu tư NN
16417
21612
28593
MẶT HÀNG CHỦ YẾU
Ô tô(*)
705
1444
2442
Máy móc, thiết bị,dụng cụ và phụ tùng
6555
10376
13712
Điện tử, máy tính và linh kiện
2055
2944
3722
Xăng dầu
11041
5848
12554
7501
12857
10888
Sắt thép
5624
2905
7705
4881
7923
6566
Trong đó: Phôi thép
1988
767
2058
1042
2437
1657
Phân bón
3047
673
3793
996
2987
1470
Chất dẻo
1338
1846
1659
2506
1722
2924
Hóa chất
1026
1449
1768
Sản phẩm hoá chất
1001
1280
1607
Nguyên phụ liệu dệt, may,da
1959
2187
2376
Vải
2954
3989
4434
Sợi dệt
341
544
425
744
414
782
Thức ăn gia súc và NPL
742
1124
1738
Gỗ và NPL gỗ
760
1022
1095
Xe máy(*)
566
722
769
(*) Nghìn chiếc, triệu USD
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a. Năm 2006
Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%.
● Mặt hàng nhập khẩu: Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá. Nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4% (nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%; hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng 1,8% nhờ giá giảm.
● Thị trường nhập khẩu :
- Năm 2006 có 3 thị trường mới đạt trên 1 tỷ USD đó là: Indonesia( 1,012 tỷ USD), Thụy Sĩ( 1,357 tỷ USD ), Úc ( 1,099 tỷ USD).
- Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc vẫn là 5 thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất.
b. Năm 2007
Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới., trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%.
●Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong năm 2007 là: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 10,4 tỷ USD, tăng 56,5%; xăng dầu 7,5 tỷ USD, tăng 25,7%; sắt thép gần 4,9 tỷ USD, tăng 66,2%; vải 4 tỷ USD, tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD, tăng 43,7%; chất dẻo 2,5 tỷ USD, tăng 34,3%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 2,2 tỷ USD, tăng 12,1%; hóa chất 1,4 tỷ USD, tăng 39,1%; ô tô 1,4 tỷ USD, tăng 101%; sản phẩm hóa chất gần 1,3 tỷ USD, tăng 27,1%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1,1 tỷ USD, tăng 52,6%, gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 1 tỷ USD, tăng 31,9%.
+ Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD. Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để “hạ nhiệt” nhập khẩu và nhập siêu.
● Thị trường nhập khẩu chính : Đông Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam : Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan.. Tính đến tháng 11/2007, Việt Nam nhập khẩu đến 76,3% hàng hóa từ các nước trên. Trong chính sách về cơ cấu thị trường nhập khẩu , định hướng đưa ra là giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các nước châu Á xuống còn 55% vào năm 2010
Nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7% giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước. Có 3 mặt hàng nhập siêu lớn hơn 2 lần so với năm 2006 là ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu của năm 2007 tăng cao là do
+ Tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển nền kinh tế. Chỉ riêng nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đã chiếm tới 17,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu và đóng góp 23,5% vào mức tăng chung; xăng dầu cũng chiếm 12,3% và đóng góp 9,6%;
+ Giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao như sắt thép tăng 23,1%; phân bón tăng 19,1%; xăng dầu tăng 12,2%; chất dẻo tăng 9,6%.
+Ngoài ra, giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới sụt giảm so với một số ngoại tệ mạnh cũng là nhân tố làm gia tăng giá trị nhập khẩu, khi qui đổi về USD.
Mặc dù còn nhập siêu cao, song cán cân thanh toán của chúng ta vẫn trong tầm kiểm soát vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ…đều tăng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có ngay những biện pháp hữu hiệu kiềm chế và kiểm soát nhập siêu, không để ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
c.Năm 2008
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%.
Nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.
●Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
+ Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng:kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2008 là 13,99 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước và thực hiện vượt 3,7% mức kế hoạch năm.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là: Trung Quốc: 3,77 tỷ USD, tăng 57,4% so với năm 2007; Nhật Bản: 2,48 tỷ USD, tăng 27,5%; Hàn Quốc: 1,02 tỷ USD, tăng 22,6%; Đài Loan: 984 triệu USD, tăng 24,5%,....
+Phân bón các loại: tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam là 3,03 triệu tấn, giảm 20% so với năm 2007. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng giá cao trong năm 2008 (tăng 84% so với giá nhập khẩu trung bình của năm 2007) nên trị giá nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD, tăng tới 47,3% so với năm 2007.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón các loại cho Việt Nam với 1,5 triệu tấn, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón cả nước nhập về, tiếp theo là Nga: 346 nghìn tấn, Nhật Bản: 199 nghìn tấn,…
+Xăng dầu: Tính đến hết tháng 12 năm 2008, tổng lượng xăng dầu nhập vào Việt Nam là 12,96 triệu tấn, tăng nhẹ (0,9%) so với năm 2007 và lượng nhập khẩu chỉ đạt 89,4% mức kế hoạch năm. Xăng dầu được xem là nhóm mặt hàng có nhiều biến động về giá nhất trong năm. Giá nhập khẩu nhóm hàng này tăng liên tục trong hai quý đầu năm và đạt đỉnh vào hồi tháng 7, sau đó liên tiếp giảm mạnh và giá nhập khẩu bình quân vào tháng 12 chưa bằng 30% giá của tháng 7. Tuy nhiên, do những tháng đầu năm khi giá cao, chúng ta nhập khẩu nhiều nên giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này cả năm tăng 41%, trị giá lên tới 10,97 tỷ USD, tăng 42,2% so với năm 2007.
Xăng dầu nhập vào Việt Nam trong năm 2008 chủ yếu từ Singapore với hơn 6,12 triệu tấn, chiếm 47% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, tiếp theo là Đài Loan: 2,6 triệu tấn, Trung Quốc: 516 nghìn tấn,…
+ Chất dẻo nguyên liệu: tổng lượng năm 2008 đạt 1,75 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2007. Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này trong năm 2008 tăng 11,4% nên trị giá đạt 2,95 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007.
Các thị trường chính cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam trong năm qua là: Đài Loan: 319 nghìn tấn, Hàn quốc: 291 nghìn tấn, Thái Lan: 271 nghìn tấn, Singapore: 214 nghìn tấn,..
+ Sắt thép: tổng lượng sắt thép nhập vào Việt Nam trong năm 2008 lên 8,26 triệu tấn, tăng nhẹ (2,9%) so với năm 2007 và chỉ đạt 87% kế hoạch năm.Kkim ngạch nhập khẩu sắt thép đạt 6,72 tỷ USD, tăng 31,5% so với năm 2007.
Lượng phôi thép nhập khẩu cả năm 2008 lên 2,39 triệu tấn, tăng 11,1% so với năm 2007 và hoàn thành được 95,7% kế hoạch năm. Giá nhập khẩu bình quân phôi thép trong năm 2008 là 684 USD/tấn, tăng 33,5% và trị giá đạt 1,64 tỷ USD, tăng 48,3% so với năm 2007.
Nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc trong năm qua giảm mạnh 30% trong khi nhiều thị trường khác lại có tốc độ tăng trưởng khá cao như: Nhật Bản tăng 24%, Hàn Quốc 107%, Liên Bang Nga 106%,…
+ Ôtô : Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD).
Ô tô nguyên chiếc chủ yếu được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm (khoảng 72% lượng nhập khẩu cả năm). Do thuế cao và chính sách nhập khẩu đối với nhóm hàng này thắt chặt hơn nên những tháng còn lại của năm lượng ôtô nhập khẩu giảm nhiều.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 24,17 nghìn chiếc, chiếm tới 7% tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu của cả nước, tiếp theo là Hoa Kỳ: 9,9 nghìn chiếc, Trung Quốc: 7,9 nghìn chiếc, Nhật Bản: 2 nghìn chiếc, …
+Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: tổng trị giá nhập khẩu trong năm 2008 lên 3,71 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2007 và thực hiện được 100,4% kế hoạch năm. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này theo loại hình nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và nhập gia công là hơn 1,83 tỷ USD, chiếm khoảng 50% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này.
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ Nhật Bản với 929 triệu USD, Singapore: 815 triệu USD, Trung Quốc: 654 triệu USD, Hồng Kông: 368 triệu USD, Maylaysia: 252 triệu USD,…
+Nhóm hàng nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày: tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong cả năm 2008 đạt 8,06 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 4,46 tỷ USD, nguyên phụ liệu: 2,36 tỷ USD, bông: 467 triệu USD (300 nghìn tấn) và sợi là 775 triệu USD (414 nghìn tấn).
Hết năm 2008, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước Đông Á, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 2,03 tỷ USD, Đài Loan: 1,62 tỷ USD, Hàn Quốc: 1,38 tỷ USD, Hồng Kông: 732 triệu USD, Nhật Bản: 482 triệu USD,… Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị trường này là 6,24 tỷ USD, chiếm 77% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
+ Thức ăn gia súc và nguyên liệu:tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2008 lên 1,75 tỷ USD, tăng 48% so với năm trước.
Mặt hàng khô dầu đậu tương nhập khẩu trong tháng là 259 nghìn tấn, trị giá 95 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu nhóm hàng này cả năm lên 2,31 triệu tấn với trị giá là 1,05 tỷ USD. Giá nhập khẩu trung bình khô dầu đậu tương tăng cao so với năm 2007 (tăng 55%), vì vậy mặc dù lượng nhập khẩu mặt hàng này chỉ tăng 0,8% nhưng trị giá nhập khẩu tăng tới 55,9%.
Thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam là Ấn Độ: 792 triệu USD, Áchentina: 230 triệu USD, Mỹ: 140 triệu USD, Trung Quốc: 99 triệu USD, Pê ru: 68 triệu USD,…
Hình 4
(Nguồn: theo Café F)
●Thị trường nhập khẩu
+ Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%.
Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao.
- Nhận xét chung: Trích bài : “Tổng quan kinh tế Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO” của Nguyễn Sinh Cúc (PGS,TS, Tổng cục thống kê )
● Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD tăng từ 10 năm 2007 lên trên 20 năm 2008, trong đó có 8 mặt hàng đạt trên 2 tỉ USD: dầu thô 10,45 tỉ USD, dệt may 9,11 tỉ USD, giày dép 4,7 tỉ USD, thủy sản 4,56 tỉ USD.. cao hơn nhiều so với các năm trước. Thị trường xuất khẩu mở rộng.
● Một số thị trường lớn, tốc độ tăng cao sau khi vào WTO như Mỹ, năm 2007 đạt 10 tỉ USD, chiếm 20,7% thị phần và tăng 28%; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng 14,5%. Thị trường ASEAN năm 2007 đạt 8 tỉ USD, tăng 26%, năm 2008 đạt 10,2 tỉ USD, tăng 31% so năm 2007. Thị trường EU năm 2007 đạt 8,7 tỉ USD, tăng 24%, năm 2008 đạt 10 tỉ USD, tăng 15% so năm 2007. Thị trường Nhật Bản năm 2007 đạt 5,5 tỉ USD, năm 2008 đạt 8,8 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007….
● Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng đã biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng hoá công nghiệp chế biến và nông sản chất lượng cao. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 22,4%, năm 2008 đạt 2,8 tỉ USD, tăng 16,6%; mặt hàng máy tính điện tử năm 2007 đạt 2,2 tỉ USD, tăng 27,5%, năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, tăng 22,7%.
● Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực không chỉ giữ vững vị trí hàng nhất, nhì thế giới về số lượng mà bước đầu vươn tới cả chất lượng , giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tính chung 2 năm sau khi vào WTO, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao; năm 2007 đạt 10,9 tỉ USD, tăng 21,7% so năm 2006, năm 2008 đạt 15,6 tỉ USD tăng 43,1% so năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực đã tăng cao hơn mức cùng kỳ 2007, trong đó: hạt điều tăng 42,8%; gạo tăng 94,6%; cà phê tăng 83,2%; cao su tăng 73,1%, chè tăng 22,6%, thủy sản tăng 33,7% so với năm 2007. Nét nổi bật trong những kết quả xuất khẩu nông sản trong 2 năm qua không phải chỉ tăng số lượng mà là tăng chất lượng và độ an toàn thực phẩm nên giá cả xuất khẩu tăng lên, thị trường mở rộng kể cả thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã xâm nhập ngày càng nhiều vào các thị trường mới như Nam Mỹ, châu Phi, Nam Á là thành viên WTO với lượng và giá tăng dần.
● Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường xuất khẩu biến động bất lợi, nhất là Hoa Kỳ và EU, nhưng hoạt động xuất khẩu năm 2007 và năm 2008 đạt kết quả như trên là đáng ghi nhận.
( Nguồn : Tạp Chí Cộng sản số 10 (178) năm 2009)
4.2.4. Giai đoạn 2009-2010
4.2.4.1.Năm 2009
-Tình hình chung :
Năm 2009 kinh tế thế giới đi vào giai đoạn trì trệ. Những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: Thương mại, tài chính ngân hàng, đầu tư nước ngoài... Nói đến ngoại thương, thị trường xuất khẩu sẽ bị thu hẹp, các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật bản, Châu Âu sức mua không còn như những năm trước. Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng loại của các nước châu Á. Thuận lợi về giá sẽ không còn, khả năng thanh toán của các đối tác cũng không thuận lợi như những năm trước... Nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống, có thế mạnh của ta như: may mặc, giày da, cao su, gạo, cà phê, cá, tôm, hàng thủ công mỹ nghệ... chắc chắn sẽ giảm lượng xuất khẩu.
Khủng hoảng kinh tế khiến các rào cản thương mại được dựng lên ngày càng nhiều như: đạo luật Lacey, đạo luật Nông nghiệp 2008 của Mỹ; Đạo luật FLEGT , quy định IUU của EU…
Trong năm nay, các chính sách thuế được điều chỉnh, tỷ giá đô biến động mạnh,lạm phát Việt Nam đã trên 6.5%, số lượng vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam tăng lên (tính đến hết tháng 7/2009, Việt Nam bị kiện chống bán phá giá 39 vụ, tỷ lệ thua kiện gần 70%, đứng thứ 7 trong 100 nước bị kiện nhiều nhất thế giới.).
q Xuất khẩu :
Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu thực tế của cả nước đạt 5,76 tỷ USD, tăng 22% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
●Trong tháng này, kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ lực tăng mạnh so với tháng trước, như:
+ Xuất khẩu hàng dệt may đạt 881 triệu USD, tăng 21% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Xuất khẩu giầy dép đạt 471 triệu USD, tăng 37% so với tháng trước
+ Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 327 triệu USD, tăng 31% so với tháng trước.
+ Xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ 4%
+ Thủy sản giảm 4% so với tháng trước.
+ Trong tháng 12 cũng chứng kiến nhiều mặt hàng với mức tăng khá cao như cà phê tăng 50%, gạo tăng 63%, cao su tăng 19% so với tháng trước.
Về giá cả :Trong tháng 12, nhiều mặt hàng có giá tăng như cao su tăng 10,7% so với tháng trước, lên mức 2.190 USD/tấn, hạt điều tăng 2,9%, lên mức 5.315 USD/tấn, chè tăng 4,8% lên 1.510 USD/tấn. Tuy vậy, một số mặt hàng giá vẫn giảm như cà phê giảm 17,6% so với tháng trước, xuống còn 1.303 USD/tấn, gạo giảm 15,4% xuống còn 423 USD/tấn.
Tính chung cả năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 57 tỷ USD, giảm 11,5% so năm 2008(So sánh với số liệu tương ứng từ 1986 trở lại đây, năm 2009 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó). Đóng góp vào việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm nay, dầu thô chiếm 69,7%. Tiếp đến, giày dép chiếm khoảng 12,6%; cao su chiếm xấp xỉ 6,8%; cà phê 6,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 4,7%; thủy sản 4,4%...Trong đó, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là dầu thô giảm 40,2%; cao su giảm 23,5%; giày dép giảm 14,7%; cà phê giảm 18% ...so với năm 2008.
● Tthị trường xuất khẩu: Trong năm 2009, duy nhất xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Phi có mức tăng trưởng dương, ước khoảng 17,5% do tăng xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ biển Ngà và tái xuất khẩu vàng sang Nam Phi, còn các thị trường khác đều giảm, giảm mạnh nhất là thị trường châu Đại dương (khoảng 44,8%) do lượng dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm, cụ thể như sau:
+ Thị trường Châu Á đạt kim ngạch 25,27 tỷ USD, giảm 13,1% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Nhật Bản đạt 6,2 tỷ USD, giảm 27,4%, thị trường ASEAN đạt 8,6 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2008. Thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Hồng Kông tăng tương ứng 5,4%; 15,7% và 17%.
+ Thị trường châu Âu đạt 12,28 tỷ USD, giảm 0,9 % so với năm 2008, trong đó: Khối EU đạt kim ngạch 9,2 tỷ USD, giảm 14,9%; khối các nước Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu, tăng 98% do tái xuất khẩu vàng sang Thuỵ sỹ trong những tháng đầu năm.
+ Thị trường châu Mỹ đạt 12,94 tỷ USD, giảm 7,2% so với năm 2008, trong đó: Thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD, giảm 5,5%; Canada đạt 634 triệu USD, giảm 3,4%.
+ Thị trường Châu Phi đạt 986 triệu USD, tăng 17,5% so với năm 2008.
+ Thị trường Châu Đại dương đạt 2,27 tỷ USD, giảm 47,2% so với năm 2008, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô xuất khẩu sang Ôxtrâylia giảm 48%.
Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 5766 triệu USD, giảm 18,1% so với năm 2008, trong đó dịch vụ du lịch đạt 3050 triệu USD, giảm 22,4%; dịch vụ vận tải 2062 triệu USD, giảm 12,5%.
qNhập khẩu:
Kim ngạch cả năm 2009 ước đạt 68,83 tỷ USD và giảm 14,7% so với năm 2008. Năm nay là năm thứ hai, sau năm 1998, kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm trước đó, nhưng mức độ giảm mạnh hơn (năm 1998 chỉ giảm 0,8%).
Trong các nguyên nhân giảm kim ngạch nhập khẩu, xăng dầu chiếm 40%; sắt thép chiếm khoảng 13,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phương tiện chiếm 6,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép chiếm 3,5%...
● Tthị trường nhập khẩu: Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất là 77,8% KNNK cả nước. Trong đó, từ ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm hơn 23,2%.
Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đã giảm mạnh trong năm 2009, từ mức 143,4 tỷ USD của năm 2008 xuống chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm tới 12,6%.
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2009 ước tính đạt 6837 triệu USD, giảm 14,1% so với năm 2008, trong đó cước phí vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 3579 triệu USD, giảm 14,7%; dịch vụ du lịch 1100 triệu USD, giảm 15,4%; dịch vụ vận tải 860 triệu USD, giảm 21,8%.
Nhập siêu dịch vụ cả năm là 1071 triệu USD, tăng 17% so với năm 2008 và bằng 18,6% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2009.
4.5.4.2.Năm 2010
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu quý I/2010 như sau:
q Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu tháng 3 năm 2010 ước đạt gần 5,2 tỉ USD, tăng 37,7% so với tháng 2 năm 2010, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt gần 2,5 tỉ USD.
Tính chung quý I năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 14 tỉ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt gần 6,7 tỉ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2009.
●Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU với tỷ trọng ước đạt 26,4%, Mỹ đạt 20,2%, ASEAN đạt 16,8%, Nhật Bản đạt11,95%, Trung Quốc đạt 9,4%.
● Về hàng hóa: Trong tháng 3 và cả quí I năm 2010
+ Khối lượng các mặt hàng nông sản (gạo, điều, cà phê, chè, sắn), khoáng sản (than đá, dầu thô) và vàng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó có một số mặt hàng do các doanh nghiệp chủ động giảm xuất khẩu, như dầu thô để phục vụ cho chế biến trong nước, còn gạo, hạt tiêu và cà phê... do giá cả chưa đạt mức kỳ vọng.
+ Một số mặt hàng công nghiệp chế biến như: dệt may, giày dép, điện tử, dây cáp điện, đồ gỗ... thì lượng và giá xuất khẩu vẫn tăng khá, mà lực đẩy chủ yêu là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nhìn chung thì khối lượng hàng hóa xuất khẩu quí I năm nay vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, khối lượng hàng hóa xuất khẩu quí I năm nay giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung giảm 1,28 tỉ USD.
Về giá cả, trong quí I/2010 giá cả một số mặt hàng đã có sự hồi phục ở mức khá làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng thêm đáng kể so với cùng kỳ năm 2009. Giá hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng (chỉ trừ cà phê), giá dầu thô và than đá cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, giá cả hàng hóa xuất khẩu quí I tăng bình quân 9% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng lên 1,16 tỉ USD. Như vậy, giá cả xuất khẩu trong quí I năm nay tăng khá là yếu tố quan trọng hỗ trợ cho kim ngạch xuất khẩu không bị giảm nhiều trong khi khối lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm.
Nếu không kể đến yếu tố vàng nguyên liệu tái xuất trong quí I/2009 thì kim ngạch xuất khẩu quí I năm nay vẫn tăng trên 19% so với cùng kỳ năm 2009. Dự báo, trong các tháng tới kim ngạch cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ cao hơn các tháng vừa qua.
q Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu tháng 3 ước đạt 6,5 tỉ USD, tăng 28,2% so với tháng 2. Dù số lượng các mặt hàng nhập khẩu chủ lực như phân bón, xăng dầu, thép và ô tô giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3 vẫn tăng khá so với cùng kỳ năm 2009. Chủ yếu do giá cả nhập khẩu tăng lên, đồng thời khối lượng nhiều mặt hàng còn lại khác cũng tăng lên khá cao, đơn cử như: chất dẻo, cao su, bông, sợi, giấy, kim loại màu, linh kiện điện tử, linh kiện xe gắn máy, hoá chất,…
Tính chung quý I/2010, kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 17,5 tỉ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009 (cùng kỳ giảm 45%), nhưng chỉ bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2008 - năm đạt kim ngạch nhập khẩu cao nhất. Trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,1 tỉ USD, tăng 53,1%.
●Về hàng hóa, phần lớn các mặt hàng quan trọng đối với sản xuất trong nước được nhập khẩu với khối lượng khá cao so với cùng kỳ năm 2009.
+ Tăng nhiều nhất là linh kiện ô tô, linh kiện xe gắn máy, bông, sợi, phân bón, thép và phôi thép, kim loại màu, linh kiện điện tử, cao su và lúa mỳ.
+ Các mặt hàng giảm gồm có: xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, phân bón tổng hợp và xe gắn máy nguyên chiếc.
Nhìn chung thì khối lượng hàng hóa nhập khẩu quí I năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, khối lượng hàng hóa nhập khẩu quí I năm 2010 tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch nhập khẩu chung tăng 3,1 tỉ USD.
Về giá cả, trong quí I/2010 giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng làm cho kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng thêm đáng kể so với cùng kỳ năm 2009. Giá hầu hết các mặt hàng nhiên liệu (dầu, khí đốt, than đá), nguyên liệu (chất dẻo, bông, sợi, cao su, giấy, thép và kim loại màu,..) tăng cao so với cùng kỳ năm 2009. Tính sơ bộ, giá cả hàng hóa nhập khẩu quí I tăng bình quân 10% so với cùng kỳ năm 2009 làm cho kim ngạch xuất khẩu chung tăng thêm 1,59 tỉ USD.
-Nhập siêu
Nhập siêu hàng hoá trong 2 tháng đầu năm đã đạt 2,16 tỉ USD, bằng 24,4% kim ngạch xuất khẩu. Ước tháng 3 mức nhập siêu sẽ đạt 1,35 tỉ USD, nâng tổng mức nhập siêu quí I/2010 lên 3,5 tỉ USD, bằng 25,1% kim ngạch xuất khẩu. Đây là tỷ lệ nhập siêu khá cao so với dự kiến kế hoạch đề ra là khoảng 20%.
Dự báo trong các tháng tới kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng, nhưng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt mức khả quan hơn, vì thế tình hình nhập siêu có thể sẽ dịu bớt.
ÄNhận xét chung ngoại thương Việt Nam từ 2000 đến nay
Từ 2000 đến nay, Kinh tế thế giới và Việt Nam đã có nhiều biến động ảnh hường đến ngoại thương Việt Nam. Cùng với lộ trình thực hiện AFTA, ký kết hiệp địn thương mại, tham gia các tổ chức kinh tế xã hôi, ngoại thương Việt Nam đã tăng qua các năm và tăng mạnh nhất từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.
Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đây là thời cơ lớn cho nước ta trong hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đã có bước phát triển mạnh mẽ. Bởi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
Sự phát triển của ngoại thương đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới; góp phần tăng tích luỹ nội bộ nền kinh tế nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế so sánh trong trao đổi quốc tế; là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; nâng cao trình độ công nghệ và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nước; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động…
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, 2010 là năm kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi, tuy còn chật vật, khó khăn, nhưng sẽ khá hơn năm 2009:
+ 2010 là năm chúng ta kết thúc kế hoạch 5 năm, kết thúc chiến lược phát triển kinh tế 10 năm, việc triển khai các công việc trong năm nay sẽ có ảnh hưởng tới kết quả toàn cục
+ 2010 sẽ là ngưỡng cửa nước ta bước vào giai đoạn nước rút để trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2010 - 2020).
Việt Nam đã làm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, năm nay lại là Chủ tịch luân phiên ASEAN, đây sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài.
Kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chưa được giải đáp. Việc nhận ra vận hội là rất khó. Nền kinh tế Việt Nam qua khủng hoảng đã bộc lộ nhiều yếu điểm yếu: chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở vật chất kém, thể chế chưa hoàn chỉnh.
Hiện nay toàn thế giới đang tái cấu trúc nền kinh tế, nếu ta không thay đổi kịp sẽ bị hất ra ngoài tiến trình phát triển.
Chúng ta không dừng lại ở gia nhập WTO mà sẽ tham gia thương mại tự do, trước mắt là thị trường Trung Quốc, ký hiệp định đầu tư với Nhật Bản, đàm phán với Hoa Kỳ, Ốt-trây-li-a, EU...
Vì vậy Nhà nước, Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ phải nhận diện, dự báo thật tốt những thay đổi của thị trường thế giới vốn rất đỏng đảnh, để từ đó có cách ứng xử hợp lý, tránh rơi vào lúng túng, bị động. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách của chúng ta không thể bất biến mà phải cơ động, linh hoạt, muốn vậy thì không giải pháp nào tốt hơn việc thực hiện công khai, minh bạch, ban hành chính sách rõ ràng để các doanh nghiệp có thể nhận biết, xử lý kịp thời các tình huống.
Qua 10 năm , nước ta vẫn là nước nhập siêu. Ngoại trừ năm 2005 và 2009 tình hình nhập siêu gỉam nhẹ còn lại các năm đều tăng liên tục. Hoạt động ngoại thương vẫn còn những hạn chế như : thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, cơ cấu xuất nhập khẩu chậm biến đổi, khu vực knh tế trong nước hoạt động chưa hiệu quả...
Cụ thể hoạt động xuất khẩu vẫn còn những hạn chế:
- Một số hàng chủ lực gặp khó khăn vì phải đối phó với rào cản thương mại mới ngày càng nhiều, với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi của các nền kinh tế lớn.
- Việc tăng trị giá xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những thị trường lớn, khi những địa bàn này biến động, xuất khẩu của Việt Nam lập tức bị xáo động theo.
- Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ sản, mà các mặt hàng này giá cả rất dễ biến động. Còn các mặt hàng chế biến đa phần lại là hàng gia công, nên phần lợi nhuận chủ yếu trong chuỗi lợi nhuận lại thuộc phía nước ngoài.
- Chưa tận dụng hết những lợi ích từ việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định song phương và khu vực đã ký kết để khai thác tiềm năng của các đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.
- Việc tiếp cận nguồn vay, các dự án đầu tư chiều sâu bằng tiền Việt Nam cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu vẫn còn bất cập, nhất là đối với nông sản, thuỷ sản và với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đang chiếm số đông tuyệt đối trong cộng đồng doanh nghiệp.
Hình 5 : Ngoại thương Việt Nam 2000-2009
( Số liệu: Tổng cục thống kê)
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương
Tính đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang năm thứ ba sau khi gia nhập WTO. Trong ba năm qua, cả chính phủ lẫn các doanh nghiệp Việt Nam đã cố gắng nắm bắt những cơ hội, giảm thiểu những rủi ro trong thử thách mà việc tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế đem lại. Ba năm cho một nền kinh tế non trẻ hòa nhập vào nền kinh tế thế giới rộng lớn là quá ít nhưng cũng đủ dài để chúng ta có thể rút ra được những bài học và đặc biệt là kinh nghiệm để duy trì nền kinh tế đứng vững và hồi phục qua khủng hoảng kinh tế, như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 vừa qua. Trong tương lai gần và xa, chúng ta còn nhiều việc cần làm, để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương hơn nữa :
+Thứ nhất, cần tiếp tục thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và tư duy trong xây dựng chính sách và điều hành quản lý nhà nước theo hướng từ trực tiếp, hành chính, mệnh lệnh sang gián tiếp thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chí và các đòn bẩy kinh tế.
+Thứ hai, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cần áp dụng các chính sách để hạn chế nhập siêu và thâm hụt thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.
+ Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ cuả WTO, để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, tạo sự đồng thuận đối với các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
+ Thứ tư, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ nhà nước, doanh nghiệp và ngành hàng. Phát huy nội lực, bảo vệ thị trường trong nước, xây dựng chiến lược và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Thứ năm, phải tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng và năng suất lao động cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu như triển khai các công cụ quản lý xuất nhập khẩu mới phù hợp với yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế.
+ Thứ sáu, tiếp tục đẩy mạnh vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tham gia tích cực vào vòng đàm phán Ðô-ha, tiếp tục thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, tận dụng tốt những quyền lợi mà thành viên WTO được hưởng, xử lý hài hòa, thống nhất mối quan hệ giữa cam kết gia nhập WTO với khuôn khổ pháp lý hiện hành, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
+ Thứ bảy, thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, giảm khoảng cách giàu - nghèo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Thứ tám, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương thực hiện có hiệu quả. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại. Xây dựng và củng cố các tiêu chuẩn quản trị chất lượng như ISO, HACCP, ISO-14000, GMP…
+ Thứ chín, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Tiếp tục phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, với phương châm chủ động, hiệu quả và linh hoạt, phát huy những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, chúng ta tự tin và năng động vượt qua mọi thách thức, phấn đấu giành những thắng lợi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo từ sách :
1. Bùi Xuân Lưu(2002), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
2. Võ Thanh Thu (1998),Kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê.
Website tham khảo :
Tổng cục thống kê : www.. GSO .gov.vn
www.tapchicongsan.org.vn
www.Kienthuckinhte.com
www.docjax.com
www.diendankinhte.info
Vnexpress.net
Vn.answer.yahoo.com
danketoan.com
Vnecon.com
Saga.vn
Tailieu.vn
business.phanvien.com
vneconomy.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến nay.doc