Đề tài Kinh tế Việt Nam - Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam

Lời nói đầu 2 Phần 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Nội dung, hình thức: 3 1.3 Mục tiêu của xã hội hóa giáo dục: 5 Phần 2: thực trạng xã hội hóa giáo dục ở nước ta 7 2.1 Thành tựu: 7 2.2 Những tồn tại, hạn chế: 8 2.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế: 11 Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao xã hội hóa giáo dục và đào tạo 13 Kết luận 15 MỤC LỤC 16

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2873 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh tế Việt Nam - Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế quốc dân -----------***------------ Tiểu luận Kinh tế Việt Nam Chủ đề: Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam Sinh viên thực hiện Nguyễn Thái Sơn Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Vi Hà Nội – 2010 Lời nói đầu Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đã và đang nhận được sự quan tâm to lớn từ Đảng, nhà nước và nhân dân. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc đầu tư cho giáo dục & đào tạo nhân lực có chất lượng cao luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Bước sang thế kỉ XXI với sự phát triển của công nghệ thông tin và nên kinh tế tri thức, nền kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến. Sự hợp tác đa dạng, đa phương trong nền kinh tế thị trường đã và đang đòi hỏi các nước phải cải cách giáo dục theo hướng hiện đại. Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ đặt ra đối với các nước đang phát triển mà ngay cả ở những nước phát triển cũng đang tiến hành những cuộc cải cách và hiện đại hóa giáo dục. Ở nước ta, công cuộc đổi mới kinh tế đã tạo điều kiện đổi mới giáo dục và xã hội đang yêu cầu giáo dục nước nhà đẩy nhanh tốc độ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội để nước ta sớm bắt kịp các nước trong khu vực và quốc tế. Trong thời kì đổi mới, giáo dục nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, đến nay chúng ta đã có một hệ thống cơ sở giáo dục & đào tạo, đa dạng các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, quy mô giáo dục phát triển từ mầm non đến đại học. So với thời kì kế hoạch hóa tập trung, giáo dục thời kì đổi mới đã đổi thay nhiều mặt. Có được thắng lợi to lớn này là do chúng ta đã tích cực thực hiện các chương trình xã hội hóa trong công tác giáo dục. Phần 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Khái niệm Xã hội hóa trong khái niệm của xã hội học là quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt cuộc đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Xã hội hóa giáo dục: văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII chỉ rõ xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước. với khá đông người dân và không ít cán bộ, XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC được hiểu một cách đơn giản và phiến diện là huy động sự đóng góp bằng tiền của dân vào sự nghiệp giáo dục, là tăng mức học phí ở các cấp học, bậc học, là đa dạng hoá loại hình trường và…hết! Điều này đã khiến cho nhiều cuộc vận động góp sức cho sự nghiệp giáo dục đã bị lệch hướng. Vì vậy việc trình bày lại một cách có hệ thống và toàn diện nội dung của thuật ngữ thường bị hiểu sai lệch này là cần thiết. Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21-8-1997 đã xác định khái niệm XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC như sau, đó là:  là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;  là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục; là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Nội dung, hình thức: XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC có 3 nội dung chủ yếu: Một là tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành xã hội học tập. Hai là vận động toàn dân chăm sốc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục tốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp… đối với sự nghiệp giáo dục.  Ba là nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân. Như vậy XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước. XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị-kinh tế-văn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi. XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC với nội dung phong phú như vậy được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức. Có thể tạm liệt kê cách hình thức chủ yếu sau đây: Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: Mở trường ngoài công lập ở mọi cấp học bậc học. Trường công lập hiện giờ có dạng công lập truyền thống và công lập tự hạch toán kinh tế. Tuỳ bậc học và điều kiện kinh tế của địa phương mà học phí trường công lập là thấp hay cao. Ngoài trường công lập ra, còn có trường tư thục (do một cá nhân đứng ra mở trường, đầu tư cho trường hoạt động) hay dân lập (do một nhóm công dân hay do tổ chức trong hoặc ngoài nước hoặc cùng kết hợp với nhau đứng ra mở trường và đầu tư cho trường hoạt động). Các cơ sở đào tạo theo phương thức không chính quy như các trường bổ túc văn hoá, các trung tâm giáo dục ngoài giờ như trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề, dạy nhạc, các câu lạc bộ và nhà văn hoá-thể dục thể thao, trạm khuyến nông khuyến ngư, các trung tâm con giống, trung tâm thú y, trạm trại nông ngư nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng và bưu chính viễn thông, thư viện, bảo tàng… Tất cả họp thành một mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo chuyên và không chuyên rất đa dạng vể hình thức và nội dung học tập để người học các lứa tuổi có thể chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Du học tự túc do gia đình tài trợ hoặc vừa làm vừa học ở nước ngoài để tự trang trải trả học phí và các sinh hoạt khác. Lập các học bổng, giải thưởng khuyến học do cá nhân/ tổ chức trong hay ngoài nước tài trợ cho những người học có thành tích tốt, người học có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia góp ý vào các quyết sách liên quan đến giáo dục như chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, chương trình, sách giáo khoa, cải tiến thi cử…; khuyến khích người có trình độ tham gia viết sách giáo khoa, tài liệu tập huấn, tham gia giảng dạy theo các hình thức chính quy và không chính quy… Liên kết với các trường nước ngoài trong công tác đào tạo, mời chuyên gia giáo dục nước ngoài đến giảng dạy hay quản lý trường, tham gia thiết kế chương trình, sách giáo khoa. Mời người ngoài ngành giáo dục đến tham gia giảng dạy trong trường, trong trung tâm.  Thành lập và củng cố các tổ chức như Hội Khuyến học, Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng Quốc gia giáo dục, Uỷ ban văn hoá giáo dục của Quốc hội …, đưa các tổ chức trên vào hoạt động có quy củ, có thực chất, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích bằng chính sách tài chính đối với các cá nhân và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như giao đất làm trường, không thu tiền sử dụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế suất, ưu đãi tín dụng. Nhà nước cho người đi học được vay tiền trong thời gian đi học… Người làm việc trong các cơ sở ngoài công lập, người có công với giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau cũng được nhà nước xét tặng các huân huy chương và danh hiệu các loại, được hưởng tiền thưởng từ ngân sách nhà nước. Nhà nước điều tiết ngân sách và điểm chuẩn thi tuyển theo hướng ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng giáo dục kém phát triển, thành phần nghèo đi học, nâng cao thêm tính bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục và dạy nghề ở các cấp học, bậc học. Mục tiêu của xã hội hóa giáo dục: tạo ra sự thay đổi về cơ bản cơ chế quản lí, vận hành, tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng dân chủ hóa, đa dạng hóa, phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy cao độ nội lực tiềm tàng trong xã hội, khơi dậy tính chủ động, tích cực, năng động sáng tạp của mọi tầng lớp nhân dân tạo ra những nguồn lực phong phú đa dạng từ trong và ngoài nước để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển nhanh mạnh và vững chắc, phục vụ kịp thời những yêu cầu to lớn của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, từng bước không ngừng nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục đào tạo của mỗi người dân; hình thành trong mọi tầng lớp nhân dân ý thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Phần 2: thực trạng xã hội hóa giáo dục ở nước ta Thành tựu: Một là, qua hơn 10 năm thực hiện xã hội hóa giáo dục, dù còn nhiều ý kiên khác nhau nhưng một điều mà không ai có thể phủ nhận là chúng ta đã đạt được nhưng kết quả nhất định trên 2 khía cạnh số lượng và chất lượng, bao gồm về đa dạng các loại hình đào tạo, đa dạng hóa quy mô đào tạo, đa dạng hóa hệ thống các cấp học, thường xuyên đổi mới nội dung chương trình đào tạo để phù hợp hơn với xu thế hội nhập quốc tế. Điều này được thể hiện qua các số liệu: Bảng 1: Quy mô xã hội hóa hệ mẫu giáo 1996 1998 1999 2000 2001 2002 Số lớp (Nghìn lớp) 66,9 79,8 83,0 84,5 87,1 86,7 Số giáo viên (Nghìn người) 75 92,9 94,1 98,1 103,3 103,1 Số học sinh (Nghìn người) 1931,6 2257,7 2248,2 2199,5 2212,0 2120,5 Số học sinh bq một lớp 28,9 28,3 27,2 26,1 25,4 24,5 Số HS bình quân 1 giáo viên-HS 25,7 24,3 24,0 22,5 21,4 20,6 Bảng 2: Chỉ số phát triển về giáo dục phổ thông 1996 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng số trường 104,7 104,2 104,3 201,6 102,8 102,1 Trường tiểu học 106,5 105,5 103,9 101,9 102,5 100,3 Trường trung học cơ sở 111,9 98,7 114,4 103,6 104,4 104,5 Trường trung học phổ thông 104,7 127,7 107,6 114,4 114,3 110,7 Tổng số lớp học 106,6 103,7 103,7 101,3 101,7 101,6 Tiểu học 103,7 101,7 101,2 98,5 99,3 98,4 Trung học cơ sở 114,6 106,6 106,8 104,6 103,5 106,4 Trung học phổ thông 114,1 116,3 118,5 115,9 114,8 108,0 Tổng số học sinh 107,1 103,8 102,5 101,7 100,5 100,7 Tiểu học 102,0 100,3 98,5 98,1 97,1 95,6 Trung học cơ sở 117,9 107,5 106,0 103,3 103,0 106,6 Trung học phổ thông 120,9 119,6 119,6 118,4 111,0 107,4 (Nguồn niên giám thống kê năm 2002) Bảng 3: Chỉ số phát triển hệ cao đẳng, đại học ( năm trước=100-%) 1995 1996 1997 1999 2000 Trường học 100 114,6 11,8 106,5 113,0 Giáo viên 105,1 102,6 108,3 103,8 103,0 Sinh viên 146,5 130,1 103,0 107,7 108,0 Hệ dài hạn 126,4 79,6 132,5 82,6 96,9 Hệ chuyên tu 213,6 79,6 132,5 82,6 96,9 Hệ tại chức 185,6 118,7 109,4 95,4 112,1 Hệ khác 102,9 44,1 21,7 104,7 Sinh viên tốt nghiệp 158,5 94,4 139,5 109,9 131,9 (Nguồn niên giám thống kê năm 2002) Hai là, ngân sách chi cho giáo dục đào tạo ngày một tăng vì vậy cơ sở vật chất, thiết bị trường học từ nhà trẻ đến đại học đã biến đổi rõ rệt, tác động tích cự tới chất lượng đào tạo. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo Bảng 4: Chi ngân sách Nhà nước cho Giáo dục và Đào tao Đơn vị tính % Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Giáo dục và đào tạo 11,17 11,86 10,77 13,5 15,3 16 Nguồn niên giám thống kê năm 2002 Ba là, Việt Nam hiện nay có một đội ngũ đông đảo các cán bộ có trình độ cao. Từ năm 1990 đến nay, tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ, thạc sĩ tăng nhanh so với những năm trước (vd như đại học kinh tế quốc dân có số giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ bằng tổng tất cả các giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ở các trường còn lại trong khối các ngàng kinh tế cộng lại!) => điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Bốn là, nội dung chương trình đào tạo từng bước phù hợp với chương trình đào tạo của thế giới. Các thành quả nghiên cứu khoa học của thầy giáo, sinh viên đã góp phần vào phát triển khoa học kĩ thuật, kinh tế xã hội của đất nước trong thời kì đổi mới. Năm là, đẩy mạnh việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hình thức sở hữu, “truyền thống” và “không truyền thống” để tạo ra một hệ thống giáo dục và đào tạo mở rộng, thuận tiện cả về mặt thời gian và không gian, bước đầu hình thành nên một cơ chế mềm dẻo. Những tồn tại, hạn chế: Xét theo những yêu cầu về kinh tế xã hội và bối cảnh quốc tế thì giáo dục và đào tạo Việt Nam cũng đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Một là, nhìn về tổng thể, cơ cấu trong giáo dục đào tạo chưa thực sự tạo ra các nhân tố đồng bộ từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học để hướng tới phục vụ thật sự tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và đẩy nhanh hội nhập. Điều này thể hiện trên những mặt dưới đây: Về chất lượng: giáo dục và đào tạo chưa đạt như mong muốn, chưa phù hợp với các yêu cầu hội nhập, có sự chênh lệch giữa các vùng thậm chí giữa các trường. Điều này được chứng minh qua kết quả kì thi tuyển sinh đại học cao đẳng qua các năm Về cơ cấu bậc học: sinh viên đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ quá cao (20% trên tổng số sinh viên), còn sinh viên trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngoài ra số sinh viên theo học các ngành kinh tế, luật chiếm một tỉ lệ khá cao trong khi các trường kĩ thuật trực tiếp phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì còn thấp. Tỉ lệ đào tạo ngành nghề theo trình độ chuyên môn bất hợp lí. Tỉ lệ công nhân kĩ thuật có bằng còn thấp và có hướng giảm sút trong khi xã hội lại có nhu cầu cao. Điều này là do cơ cấu đào tạo theo bậc học chuyển biến theo hướng “thừa thầy thiếu thợ” Về phân bố theo lãnh thổ: số sinh viên trên một vạn dân ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc vào khoảng 18 người trong khi ở TP. Hồ Chí Minh là 430 người và ở Hà Nội là 1270 người mà bình quan cả nước chỉ có 110 sinh viên/ 1 vạn dân Về sử dụng: tại các cơ quan trung ương có đến trên 90% cán bộ có trình độ đại học, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của nền kinh tế Hai là, Quy mô đào tạo. Theo nhân hàng thế giới (1995)j, tỉ lệ trung bình số sinh viên Đại học trong độ tuổi (18-22 tuổi) năm 1990 ở các nước có thu nhập cao là 51%, ở các nước có thu nhập thấp trung bình là 21% và các nước có thu nhập thấp là 6%. Mặt khác, theo cách phân chia của học giả Martin Trow, nếu tỉ lệ sinh viên trong độ tuổi còn thấp hơn 10% thì nền Giáo Dục và Đào tạo vẫn còn tính tinh hoa, trên 15% thì chuyển sang tính đại chúng và vượt qua 50% thì bước sang tính phổ cập. Kinh nghiệm của thế giới trong nhiều thập niên qua cũng cho thấy việc chuyển sang một nền Giáo dục và Đào tạo đại chúng là bước đi tất yếu để quá đooj từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp và việc phổ cập Giáo dục và Đào tạo cũng là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Ở nước ta, số sinh viên trong độ tuổi hiện nay khoảng 6%, nghĩa là mới đạt được mức trung bình của các nước có thu nhập thấp ở năm 1990. Theo dự kiến, tỉ lệ này sẽ đạt 15% năm 2010 và 25% năm 2020, nghĩa là tốc độ tăng bình quân khoảng 10%/năm ( tốc độ trong 10 năm qua ở Việt Nam khoảng 20%; ở trong khu vực thời kỳ 1970-1980 là 20% ở Hàn Quốc và Malaxia, thời kỳ 1980-1990 là 14,8% ở Hàn Quốc, 13,3% ở Malaixia và 12,4% ở Singapore, ở Trung Quốc là gần 50% trong năm qua) Ba là, Giáo dục- Đào tạo đang có nguy cơ tạo ra những con người thụ động, học thuộc bài chạy theo các môn học, ngành học có khả năng dễ xin việc, dễ kiếm tiền, làm cho cơ cấu các bậc học chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước, trong khi đó sự hiểu biết về xã hội, lịch sử, chính trị còn thấp, chất lượng giáo dục vẫn còn thấp. Điều này thể hiện thông qua trình độ chuyên môn kỹ thuật trong mối tương quan với dân số được thể hiện như sau: Bảng 5: Dân số 18 tuổi trở lên phân theo trình độ chuyên môn Chỉ tiêu Số lượng (người) So với tổng số (%) Tổng số Trong đó: Đào tạo nghề Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Tiến sĩ khoa học Không được đào tạo 54.473,8 1.239,8 1.526,2 379,2 936,9 17,2 8,8 2,5 50.336,4 100 2,28 2,8 0,7 1,72 0,03 0,02 0,005 92,4 (Nguồn niên giám thống kê năm 2000) Bốn là, Hầu hết sinh viên Việt Nam tốt nghiệp không đủ trình độ hội nhập trong khi làm việc trong các công ty liên doanh ở Việt Nam, họ đều phải đào tạo lại về ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật lao động công nghiệp. Người có bằng cấp, học vị khá nhiều, nhưng lại thiếu trầm trọng những nhà quản lý, nhà doanh nghiệp có năng lực, biết điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý các hoạt động xã hội. Hiện tượng “thừa thầy,thiếu thợ”, “ Số thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh được đào tạo những năm gần đây nhiều gấp đôi công nhân bậc 7…nếu chỉ tính những sinh viên học nghề theo đúng nghĩa, số lượng hiện nay còn lại chưa bằng một phần năm so với ngay đất nước thống nhất…” Năm là, hiện nay, người lao động nông nghiệp có tới từ 5 đến 6 tháng “nông nhàn”. Mà “nông nhàn” nghĩa là thất nghiệp và bán thất nghiệp nguyên nhân là có đến 92% lao động nông nghiệp của ta chưa được đào tạo nghề và trong trong đó phụ nữ chiếm đa số. Chẳng hạn qua khảo sát ở tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 100.000 người lao động, thì chỉ có 50.000 người đã được qua đào tạo, mà phần nhiều là đào tạo ngắn hạn. Độ tuổi từ 15-29 là lực lượng lao động trẻ, năng động, sang tạo, sung sức, có khả năng tích lũy tri thức cao, nhưng trong thời gian qua ở Việt Nam trình trạng thôi học trong độ tuổi này lại chiếm tỷ lệ cao. Bảng 6: Tình hình đi học ở tuổi 15-29 tuổi. Tổng số Đang đi học Đã thôi học Chưa bao giờ đi học 100 19,7 75,3 5,0 100 53,85 42,27 3,87 100 26,19 68,47 5,33 100 4,63 89,17 5,39 (Nguồn niên giám thống kê năm 2000) Từ số liệu trên ta có thể kết luận: Một bộ phận lớn thanh thiếu niên đã nhanh chóng thỏa mãn với trình độ học vấn mà mình đạt được, không tiếp tục phấn đấu để có ở trình độ cao hơn nữa. Đây sẽ là lực cản cho tiến trình xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta. Sáu là trong cơ cấu chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước, chi cho giáo dục – đào tạo tăng từ 12% trogn chi thường xuyên năm 1990, trong những năm gần đây tăng từ 13-15% (2000). Tuy nhiên, tới hơn 70% tổng quĩ này được chi trả để dung cho lương, mặc dầu mức lương trong ngành chưa phải là cao. Vì vậy đầu tư cho giáo dục mới chỉ đạt được từ 10-15 USD một người mỗi năm, trong khi chỉ tiêu này ở Philipin là 21 USD, Thái Lan: 56 USD, Malaixia:162 USD, Hàn Quốc: 225,3 USD.Qua khảo sát ở tỉnh Đồng Nai từ khi bắt đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến 31/12/1997 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 65.000 người lao động, thì chỉ có 25.000 người đã được qua đào tạo, mà phần lớn là đào tạo ngắn hạn. Hơn nữa, trong khi số người lao động chưa có việc làm ở Đồng Nai còn rất đông mà các doanh nghiệp trên vẫn buộc phải tuyển dụng lao động từ các nơi khác đến (chiếm khoảng8%) do tỉnh đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế: Những năm qua chúng ta hình thành số lượng các trường bán công dân lập và các trung tâm luyện thi, trung tâm ngoại ngữ…quá nhanh, trong khi đó số lượng giáo viên chuẩn bị để cung ứng cho các trường tăng chậm, do đó một thầy phải đảm nhận quá nhiều sinh viên, bình quân có đến 32 sinh viên/ 1 thầy, cá biệt có trường là 100-135 sinh viên một thầy. Còn các nước đang phát triển là 12/1, Trung Quốc là 8/1. Mười năm qua, trong khi số sinh viên trên 1 vạn dân tăng 6,1lần thì số giảng viên chỉ tăng có 1,5 lần. Điều đó làm quá tải giờ dạy, dẫn đến thầy cô ít đầu tư vào chiều sâu khoa học bài giảng. Đầu tư vào tài chính cho một sinh viên vẫn rất thấp, trường công lập là khoảng 400 USD/năm, trường dân lập chỉ khoảng 200 USD. Điều này dẫn đến kinh phí đầu tư vào trường lớp, phương tiện giảng dạy chậm đổi mới dẫn đến giáo viên cũng như học sinh sinh viên chưa đủ phương tiện để nghiên nghiên cứu giảng dạy và học tập tốt. Điều kiện cơ sở vất chất của nhiều trường quá yếu kém từ bàn ghế, âm thạnh, ánh sang, diện tích phòng học, sân chơi, bảng và các phương tiện giảng dạy khác. Một số trường dân lập thành lập gần 10 năm mà chưa có cơ sở vật chất của riêng mình vẫn đi thuê hoàn toàn. Chính sự yếu kém này cũng là một nguyên nhân dẫn đến cả giáo viên và học sinh sa sút tinh thần dạy và học. Phương pháp giảng dạy lạc hậu, thầy nói, sinh viên ghi, chủ yếu về lý thuyết, giờ học bị cắt xén do học viên đến trễ, thầy bận rộn dạy nhiều nơi, khi thi học sinh phải viết đúng như thầy dạy…, chương trình đào tạo cứng nhắc,chậm đổi mới. Nhiều giáo trình chỉ ở giai đoạn dẫn nhập vào môn học hoặc đại cương. Thành ra vốn liếng kiến thức học sinh cũng đại cương theo, đó là chưa nói đến dạy chay, học chay. Số lượng trường lớp tăng nhanh, số học sinh tăng nhanh, nên đã phát sinh 2 thái cực về thầy và cô giáo: Một là, đại đa số là tâm huyết, gắn bó nghề nghiệp, muốn truyền đạt tất cả hiểu biết của mình cho trò, chuẩn mực về phẩm chất được học viên kính trọng,. Cũng do giáo viên chưa được chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước khi lên bục giảng, họ trước khi làm thầy cũng chỉ học đại học mở, ghi danh, cơn lốc của kinh tế thị trường họ trở thầy, nên thiếu gắn bó, đã bị đồng tiền chi phối, không trở thành tấm gương cho học sinh, đã để lại không ít dư luận xấu trong xã hội Phần 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao xã hội hóa giáo dục và đào tạo Trong sạch hóa hệ thống giáo dục phải được tiến hành ngay từ bây giờ vì một tương lai trong sạch và phải bắt đầu từ người thầy. Chạy theo bằng cấp, mua điểm hay đạo đức tha hóa của một số giáo viên hiện nay là những vấn nạn của ngành giáo dục Việt Nam. Kết quả là ngành giáo dục của chúng ta chỉ tạo ra những tấm bằng chứ không phải là tạo ra con người . Hình ảnh và uy tín của thầy giáo, của các giáo sư, tiến sỹ bị bôi đen trong con mắt xã hội do việc phong học hàm, học vị không đặt lên hàng đầu tiêu chuẩn chất lượng. Nhà nước là người định hướng xã hội chứ không phải là người thẩm đình tri thức và đạo đức nghề nghiệp của các nhà giáo. Do đó, cần phải chấm dứt tình trạng nhà nước độc quyền phong học hàm học vi cho các nhà giáo, nói cách khác là không nên hành chính hóa việc phong học hàm, học vị, việc cần làm là Nhà nước xây đựng lại thang bảng về tiêu chuẩn chức danh khoa học. Khi đó, giá trị của các chức danh người thầy sẽ do xã hội quyết định, học hàm học vị phải tạo ra giá trị được xã hội thừa nhận chung. Nếu không làm được việc này, hệ thống giáo dục đào tạo sẽ tiếp tục tạo ra một loạt hàng giả. Chúng ta dã trải qua một khoảng thời gian dài dưới chế độ bao cấp, và mất một khoảng thời gian dài hơn thế nhiều để xoá bỏ những di chứng của nó. Có thể nói, chúng ta dã tương đối thành công và triệt để trong việc cải cách một số lĩnh vực. Tuy nhiên, giáo dục là khu vực chúng ta yếu kém nhất, nơi ấy vẫn là căn cứ địa của sự bảo thủ. Do đó, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta hiện nay là trong sạch hóa hệ thống giáo dục, khôi phục lại danh dự và địa vị cao quý của các nhà giáo và chất lượng của các chức danh khoa học Việt Nam. Tiền lương giáo viên cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi và được cải cách không ít lần nhưng cho đến nay nó vẫn tiếp tục là căn nguyên của nhiều căn bệnh trong ngành giáo dục. Để xã hội hóa giáo dục thành công, Đảng và Nhà nước cũng như xã hội phải khẩn trương đưa ra các biện pháp cải cách triệt để tiền lương của giáo viên nhằm khôi phục giá trị của chức danh nhà giáo. "Thầy giáo" là một chức danh thiêng liêng và nếu so sánh chỉ có thể so sánh với chức danh “thầy thuốc" vì cả hai đều gắn liền với con người. Nếu thầy thuốc là người gắn liền với sinh mạng vật chất của con người thì thầy giáo là người gắn liền với sinh mạng tinh thần của con người. Thầy giáo còn là những người có vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra tương lai của đất nước. Do đó, chúng ta không được phép chần chừ, do dự hay nhân danh bất kỳ lý do nào để trì hoãn tiến trình cải cách tiền lương của các nhà giáo. Chúng ta phải nâng cao đời sống vật chất của các nhà giáo để họ không phải đối mặt với mặt trái của kinh tế thị trường, nghĩa là không tạo cơ hội cho các mặt trái trong con người trỗi dậy làm hoen ố nhân phẩm, đạo đức nghề nghiệp của các nhà giáo. Các thành phần khác trong xã hội có nghĩa vụ ủng hộ chủ trương, quyết sách này của xã hội. Mặc dù lao động nào cũng vinh quang và cần phải được trả tiền lương tương xứng với những cống hiến, nhưng lao động của nhà giáo phải là đối tượng ưu đãi nhất bởi những cống hiến của họ liên hệ một cách trực tiếp tới từng bước phát triển hay giật lùi của xã hội. Giá trị người thầy là giá trị cao quý phải được đảm bảo và chính giá trị' người thầy sẽ tạo ra những giá trị giáo dục mà con em chúng ta nhận được. Chừng nào làm được như vậy thì hệ thống giáo dục của chúng ta mới tìm lại được địa vị cao quý trong xã hội, các nhà giáo sẽ được xã hội tôn vinh thực sự và tương lai con em chúng ta, tương lai Việt Nam mới được đảm bảo. Liên quan đến tiền lương giáo viên là vấn đề kiểm soát nguồn tài chính giáo dục. Chúng ta huy động sự đóng góp của xã hội cho giáo dục nhưng hiệu quả của những nguồn tài chính này lại không được đảm bảo, xã hội không nhận được những sản phẩm mà nó cần. Đáng buồn hơn, chúng ta hoàn toàn không kiểm soát được chất lượng các nguồn tiền tham gia vào giáo dục. Giáo dục trở thành nơi rửa tiền của những đồng tiền phi pháp, những đồng tiền "bẩn". Cũng nằm trong nội dung trong sạch hóa ở trên, trong sạch hóa tài chính giáo dục phải bắt đầu ngay từ bước huy động vốn. Giáo dục là hoạt động thiêng liêng, đào tạo con người là hoạt động thiêng liêng nên không thể huy động vốn một cách bừa bãi được. Do đó, Bộ Tài chính cần phải nghiên cứu về các quy luật hình thành các nguồn tài chính cho giáo dục trên cơ sở ngăn chặn và loại bỏ những nguồn tài chính không trong sạch thâm nhập vào ngành giáo dục, bởi chúng ta không thể tạo ra những con người từ những đồng tiền "bẩn". Và nên chăng cần có một Ngân hàng Tín dụng cho Giáo dục, là nơi thanh lọc tất cả các nguồn đầu tư vào giáo dục? Bộ Tài chính không chỉ có nghĩa vụ phân phối các nguồn tài chính cho việc giáo dục mà còn phải tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng của những đồng tiền tham gia đầu tư cho giáo dục. Những đồng tiền "bẩn" không được phép thâm nhập vào ngành giáo dục dưới mọi hình thức và mọi mức độ, tức là không thể để cho các lực lượng có tiền thao túng việc xây dựng lực lượng cho sự phát triển tương lai được. Bộ Tài chính cần phải làm việc này một cách triệt để bới sự có mặt của những đồng tiền "bẩn" hay những chủ sở hữu "bẩn" trong sự nghiệp xã hội hóa giáo dục sẽ tiếp tục làm trì trệ nền giáo dục Việt Nam. Xã hội hóa giáo dục theo chiều sâu trên cở sở từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm đảm bảo từng bước, toàn diện cho quá trình phát triển đất nước. Có nghĩa là phải cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, chất lượng giáo viên, chương trình học .. một cách hợp lí Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn trong xã hội cho giáo dục Kết luận Xã hội hóa giáo dục không chỉ đơn thuần là một cuộc đại cải cách hệ thống giáo dục - đào tạo Việt Nam mà về bản chất, nó là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lược hoạch định tương lai đất nước. Vì thế, xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ chung của toàn xã hội chứ không thuộc về riêng bất kỳ một bộ, ngành hay cơ quan nào. Đó là một sự nghiệp thiêng liêng, cốt tử bởi xã hội hóa giáo dục sẽ tạo ra đội ngũ trí thức – những người tạo nên dòng phát triển chính lưu của xã hội, thẩm định tính hợp lý của dòng chính lưu ấy và cải cách nó từng ngày, từng giờ nhằm thích ứng với những thay đổi của thế giới. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế Việt Nam - Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan