Các mốc thời điểm sinh trưởng, phát triển của nấm:
+ Thời gian kéo tơ
Thời điểm hình đinh ghim (Pinhead stage)
Thời điểm hình nút nhỏ (Tiny button stage)
Thời điểm hình nút lớn (Button stage)
Thời điểm hình trứng (Egg stage)
Thời điểm hình chuông (Elogation stage)
Số lượng quả thể (cái): đếm tất cả các quả thể của mỗi loại giá thể.
So sánh năng suất (tổng trọng lượng nấm): cân trộng lượng tất cả các quả thể thu hái được của mỗi loại giá thể.
Trọng lượng trung bình của một quả thể ở mỗi loại giá thể.
Tính hiệu suất sinh học BE ( %):
Hiệu suất = ( trọng lượng nấm tươi/ trọng lượng giá thể khô) x 100%
41 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư xám (pleurotus ostreatus) thử nghiệm trồng nấm rơm (volvariella volvacea) trên phôi nấm bào ngư xám sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DANH HÒA AN
KỸ THUẬT CHĂM SÓC NẤM BÀO NGƯ XÁM (Pleurotus ostreatus)
THỬ NGHIỆM TRỒNG NẤM RƠM (Volvariella volvacea)
TRÊN PHÔI NẤM BÀO NGƯ XÁM SAU THU HOẠCH
BÁO CÁO
HỌC PHẦN: Thực Tập Ngành Nghề - CNSH
Tháng 8, 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
DANH HÒA AN
CBHD : Ks. Lê Trần Chí Hiền
KỸ THUẬT CHĂM SÓC NẤM BÀO NGƯ XÁM (Pleurotus ostreatus)
THỬ NGHIỆM TRỒNG NẤM RƠM (Volvariella volvacea ) TRÊN PHÔI NẤM BÀO NGƯ XÁM SAU THU HOẠCH
BÁO CÁO
HỌC PHẦN: Thực Tập Ngành Nghề - CNSH
Tháng 8, 2018
LỜI CẢM ƠN
Đối với sinh viên ngành công nghệ sinh học thuộc khoa Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì môn học thực tập chuyên ngành công nghệ sinh học là học phần vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên năm thứ ba và năm cuối. Khi đi thực tập sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, mà còn được trau dồi thêm những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Cơ hội được rèn luyện thêm kỹ năng và thái độ khi làm việc. Đó là yếu tố quan trọng giúp cho sinh viên tự tin, sẵn sàng hơn khi ra xã hội làm việc.
Trước khi đi thực tập tâm trạng tôi rất hào hứng vì mình sẽ được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và đan xen vào đó có một chút lo lắng. Vì khi còn trên giảng đường tôi chỉ học lý thuyết và bản thân cũng chưa có kinh nghiệm làm việc. Ngày đầu tiên đặt chân vào Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp Hải Âu, ( Ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang ), tôi còn mang tâm thế lo lắng, nhưng với sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị nên tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình học tập tôi được học hỏi rất nhiều kiến thức từ các anh chị dày dặn kinh nghiệm và được tiếp cận với những thiết bị, máy móc hiện đại. Tôi đảm nhiệm công việc bên chăm sóc nấm bào ngư và trồng thử nghiệm nấm rơm trên phôi bào ngư xám sau thu hoạch với sự đoàn kết cùng các bạn trong nhóm và sự hướng dẫn nhiệt tình chỉ dạy của các anh chị nên tôi đã học được nhiều điều về nấm biết quy trình trồng chăm sóc nấm bào ngư xám và đặc biệt là trồng nấm rơm trên phôi bào ngư sau thu hoạch. Về nấm bào ngư xám thì học được các kỹ thuật các quy trình chăm sóc từ việc xuống phôi, treo phôi, và từ khâu chuẩn bị giá thể đến kỹ thuật canh tác và chăm sóc... Biết được ngày nấm kéo tơ, ngày xuất hiện nấm con và biết so sánh sử dụng thành phần dinh dưỡng thích hợp khi trồng nấm rơm. Trong suốt quá trình thực tập điều tôi cảm thấy vui nhất là được làm việc cùng những người bạn, những anh chị đầy lòng nhiệt tình. Cùng nhau dùng buổi trưa và nghỉ ngơi tuy đơn giản nhưng đầy ắp tình cảm mọi người dành cho nhau. Qua chuyến thực tập lần này tôi biết áp dụng được kiến thức chuyên môn vào thực tiễn, học được tác phong, kỹ năng, thái độ khi làm việc. Giúp tôi có thêm sự tự tin và yêu mến thêm ngành công nghệ sinh học mà mình đang theo học.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị cán bộ của Công ty cổ phần phát triển Nông nghiệp Hải Âu đã tạo cơ hội thuận lợi và luôn quan tâm hướng dẫn nhiệt tình cho tôi khi còn đang thực tập tại công ty. Trong suốt quãng đời sinh viên đây là một kỷ niệm thật đẹp và là hành trang để tôi vững vàng bước ra xã hội. Xin được gửi lời chúc sức khỏe dồi dào đến ban lãnh đạo và anh chị cán bộ của công ty, chúc công ty ngày càng phát triển vững mạnh.
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH
Hình Trang
Hình 2.1 : Nấm bào ngư xám 5
Hình 2.2 : Chu kì sinh trưởng của nấm bào ngư 9
Hình 2.3 : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nấm 10
Hình 2.4 : Nấm rơm 11
Hình 2.5 : Các giai đoạn hình thành quả thể 16
Hình 2.6 : Chu trình sống của nấm rơm 17
Hình 3.1 : Cách treo phôi trên dây 20
Hình 3.2 : Thu hoạch nấm bào ngư 21
Hình 3.3 : Sinh viên cắt gốc và cân kí bỏ vào bao bọc 22
Hình 3.4 : Nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên. 22
Hình 3.5: Sọt rơm và mùn cưa trộn đều 50% 23
Hình 3.6 : Sọt 100% rơm 23
Hình 4.1 : Xuất hiện tơ ở ngày thứ 3 26
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Trang
Bảng 4.1 : Các thời điểm sinh trưởng của nấm 26
Bảng 4.2: Năng suất nấm tươi ở mỗi loại giá thể 27
Bảng 1: Số liệu về các chỉ tiêu năng suất của nấm rơm..........................30
Bảng 2 : Thời gian biểu chuận bị nguyên liệu trồng nấm rơm 15/06/2018
32
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề.
Nấm ăn đã được nuôi trồng từ rất lâu trên thế giới. Từ trước công nguyên đã có những ghi chép đầu tiên về kỹ thuật trồng nấm. Ngày nay, giá trị của nấm ăn ngày càng được gia tăng nhờ những minh chứng về giá trị dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của chúng. Nhiều loài nấm được sử dụng làm dược liệu như: nấm linh chi (Ganoderma lucidum), nấm bào ngư (Pleurotus spp.), nấm chân chim (Schizophyllum commune), nấm đông cô (Lentinus edodes), nấm phục linh (Poria cocos) (Nguyễn Lân Dũng (2008).
Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng. Giới nấm có nhiều loài, chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại và sống ở khắp nơi. Cho đến nay, con ngưòi mới chỉ biết đến một số loại để phục vụ cuộc sống. (Nguyễn Lân Dũng (2008).
Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein (đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thay thế, các vitamin A, B, C, D, E v.v không có các độc tố. Có thể coi nấm ăn như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”. Ngoài giá trị dinh dưõng, nấm ăn còn có nhiều đặc tính của biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh như: làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu. Nhiều công trình nghiên cứu về y học xem nấm như là một loại thuốc có khả năng phòng chống bệnh ung thư.
Ngoài những đặc điểm ưu việt của nấm ăn về dinh dưỡng, việc trồng nấm còn mang lại những hiệu quả cao về kinh tế, là một trong những hướng phát triển của công nghệ sinh học. Do vậy, nghề trồng nấm đã được hình thành, phát triển và lan rộng khắp toàn cầu từ rất lâu. Nghề trồng nấm dần dần đã trở thành một nghề với trình độ ngày một cao và sản xuất theo qui mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. ( Nguyễn Lân Dũng (2008).
Ở Việt Nam, lợi thế của nghề trồng nấm ăn là rất lớn, nếu chúng ta khai thác hiệu quả tiềm năng dồi dào về lao động nông nghiệp, rơm, rạ, nguyên vật liệu trong nông thôn và công nghệ sinh học (Trần Đình Đằng, 2007). Tuy nhiên nghề trồng nấm ở nước ta còn quan niệm là nghề phụ nên phát triển rất yếu so với các nước khác trên thế giới. Sản xuất chủ yếu các loài nấm quen thuộc như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, Linh chi, các loài nấm mới có giá trị kinh tế chưa được trồng phổ biến như: nấm mỡ, nấm hầu thủ, nấm thái dương... Vì vậy cần chú ý đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng qui trình sản xuất nấm mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề trồng nấm trong nước.
Với chuyên đề “Kỹ thuật chăm sóc nấm bào ngư xám và thử nghiệm trồng nấm rơm trên phôi bào ngư xám sau thu hoạch” được thực hiện ở Công Ty Cổ phần Phát Triển Nông Nghiệp Hải Âu, (Ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, Huyện Châu Thành, Tỉnh Hậu Giang ). Nhằm mục đích tìm hiểu quy trình kỹ thuật, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nấm bào ngư xám để tổng kết và đánh giá hiệu quả của mô hình trong việc cải thiện thu nhập kinh tế của người dân. Đồng thời sự dụng túi phôi sau thu hoạch để trồng thử nghiệm nấm rơm đem lại lợi nhuận cho nông dân.
Do đặc tính khác biệt với thực vật và động vật về khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản, nấm được xếp thành một giới riêng. Giới nấm có nhiều loài, chúng đa dạng về hình dáng, màu sắc, gồm nhiều chủng loại và sống ở khắp nơi. Cho đến nay, con ngưòi mới chỉ biết đến một số loại để phục vụ cuộc sống.
Mục tiêu chung
Mục tiêu
Xác định được quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám và cách chăm sóc để đạt hiểu quả cao nhất,
Tìm ra được tỉ lệ phối trộn dinh dưỡng để trồng nấm rơm trên môi trường giá thể phôi nấm bào ngư xám sau thu hoạch và rơm để cho kết quả trồng tối ưu nhất, sản phẩm đạt năng suất cao...
Mục tiêu củ thể
Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ và độ ẩm đến sự phát triển của nấm bào ngư trồng trong nhà.
Khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ phối trộn của giá thể mùn cưa sau thu hoạch bào ngư xám và rơm đến sự phát triển của nấm rơm. Đánh giá từng loại giá thể
Khảo sát tốc độ sinh trưởng của nấm rơm qua từng giá thể. Và tính năng suất nấm rơm sau thu hoạch.
CHƯƠNG 2
LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU
Giới thiệu nấm bào ngư
Nấm bào ngư được biết đến là loài nấm có giá trị dinh dưỡng cao và là thực phẩm sạch, ăn rất ngon. Loài nấm này được trồng ở nước ta cách nay hơn hai chục năm, với nhiều chủng loại như: Pleurotus florida, Pleurotus ostreatus, Pleurotus sajor – caju, Pleurotus pulmonarius
Nấm bào ngư rất phổ biến hiện nay vì không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao, mà còn nhiều tác dụng phòng chữa bệnh. Do đó nấm bào ngư được bán ngày càng nhiều trong các siêu thị, cửa hàng nông sản, các quầy chợ
Có hơn 10 loại nấm bào ngư khác nhau đang được nuôi trồng. Tại Việt Nam, có một số ít loại nấm bào ngư đang được bày bán. Chúng được phân loại theo màu sắc như nấm bào ngư xám, nấm bào ngư trắng, hay được gọi với cái tên hết sức quyền lực như nấm bào ngư vua, nấm bào ngư Nhật.
Nấm bào ngư đang được nhiều người tiêu dùng tìm đến như một thực phẩm sạch, an toàn và có khả năng thay thế thịt cá. Bởi bên trong nấm bào ngư thô, lượng chứa protein chiếm hơn 20%. Trong thành phần protein này có hầu hết các acid amin với tất cả 8 acid amin không thay thế, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra nấm bào ngư còn chứa một số vitamin C, B1, B2 và nhiều yếu tố vi lượng khác.
Lợi ích của nấm bào ngư không chỉ nằm ở giá trị dinh dưỡng, mà còn có tác dụng phòng chữa bệnh. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho biết nấm bào ngư có khả năng chống ung thư, giúp hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu. Ức chế sự phát triển của không ít loài vi khuẩn: Staphylococus aureus, Mycobacterium phlei Có một điều đặc biệt là vòng ức chế vi khuẩn ở nấm bào ngư non cao hơn nấm bào ngư trưởng thành.
Với nhiều lợi ích to lớn và thiết thực như vậy. Nên có rất nhiều người dùng nấm như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có thể thay thế cho các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Nấm bào ngư rất thích hợp đối với những người ăn kiêng, người lớn tuổi.
Hình 2.1: Nấm bào ngư xám.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cộng đồng nên thay đổi khẩu phần ăn từ nhiều thịt sang tăng cường các loại rau, củ, quả. Tuy vậy, hiện nay, đơn cử như tại Việt Nam, rất nhiều người đang lo ngại các loại rau bày bán trên thị trường bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn với sức khỏe. Trong tình hình này, ta có thể thay rau bằng các loại thực vật sạch và an toàn hơn như nấm để vừa đảm bảo cung cấp đủ lượng đạm thực vật cần thiết, lại vừa giúp phòng tránh nguy cơ bị bệnh và bị nhiễm độc. Đặc biệt, trong các loại nấm ăn phổ biến hiện nay, loài nấm bào ngư xám vừa có mùi vị ngon lại rất tốt với sức khỏe bởi chứa nhiều hoạt chất có lợi và các chất chống ôxy hóa để giúp phòng chống bệnh tật và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Phân loại khoa học nấm bào ngư
Giới (regnum):
Nấm (Fungi)
Ngành (phylum):
Nấm đảm (Basidiomycota)
Lớp (class):
Nấm tản (Agaricomycetes)
Bộ (ordo):
Nấm tản (Agaricales)
Họ (familia):
Nấm bào ngư (Pleurotaceae)
Chi (genus):
Nấm bào ngư (Pleurotus)
Loài (species):
Pleurotus ostreatus
Giá trị dinh dưỡng.
Nấm bào ngư xám có màu sắc xám nâu, cuống trắng, dày, thịt chắc, ăn giòn, vị ngọt, hơi dai, có mùi thơm đặc trưng, mọc đơn lẻ, mũ nấm dầy. Đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp một lượng không hề nhỏ chất đạm, đường, bột,các vitamin cùng các khoáng chất nguồn gốc từ thực vật.
Nấm bào ngư cũng như nhiều loại nấm khác, là thực phẩm tốt cho các chế độ ăn giảm cân vì chỉ cung cấp 35 Kcal/100 gr, với lượng calo trong nấm bào ngư thấp rất thích hợp với các trường hợp rối loạn tiêu hóa hay thiếu máu não.
Thành phần chủ yếu là nước, một ít protid (4%), glucid (3.4%), chất xơ, lipid. Hàm lượng vitamin cao nhất có thể kể là vitamin B3, PP, B5 (coenzym A) và B9 (acid folat).
Khoáng chất có được là potassium, phosphor, magnésium, sodium, calcium, sắt và một ít kẽm, đồng, sélénium.
Chất đạm.
Hàm lượng đạm (protein) trong nấm có thấp hơn thịt cá, nhưng cao hơn trong các loại rau quả. Đặc biệt, nấm chứa rất nhiều các acid amin, trong đó có 9 loại acid amin cần thiết cho con người. Nấm rất giàu leucin và lysin, là hai loại acid amin có ít trong ngũ cốc. Xét về chất lượng thì đạm ở nấm không thua gì đạm ở động vật. Thông thường lượng đạm trong nấm cũng thay đổi theo loài.
Thành phần dinh dưỡng trong Nấm có đầy đủ các acid amin thiết yếu như : Isoleucine, leucine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, tryptophan, histidine. Đặc biệt nấm giàu lysine và leucine, ít tryptophan và methionine. Tùy theo cơ chất trồng nấm mà hàm lượng đạm trong dinh dưỡng của nấm có nhiều thay đổi. Nhưng nhìn chung, lượng đạm – thành phần dinh dưỡng trong nấm là (10,5 – 30,4% ) chỉ đứng sao thịt và sữa, cao hơn các loại rau cải, ngũ cốc như khoai tây (7,6%), bắ p cải (18,4%), lúa mạch (7,3%) và lúa mì (13,2%). (Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nxb Nông Nghiệp.)
Chất sơ.
Thành phần dinh dưỡng trong nấm còn phải kể đến chất xơ. Tổng lượng Carbohydrat và sợi: chiếm từ 51 – 88% trongnấm tươi và khoảng 4 – 20% trên trọng lượng nấm khô, bao gồm các đường pentose, methyl pentos, hexose, disaccharide, đường amin, đường rượu, đường acid. Thành phần chính của sợi nấm ăn là chitin, một polymer của n–acetylglucosamin, cấu tạo nên vách của tế bào nấm.
Chất béo.
Thành phần dinh dưỡng trong nấm bên cạnh chất đạm và khoáng chất sinh tố thì thành phần dinh dưỡng trong nấm còn có chất béo. Chất béo có trong các loại nấm chiếm từ 1 – 10% trọng lượng khô của nấm, bao gồm các acid béo tự do, monoflycerid, diglycerid vàtriglyceride, serol, sterol ester, phos – phor lipid và có từ 72 – 85% acid béo thiết yếu chiếm từ 54 -76% tổng lượng chất béo.
Protein
Hàm lượng protein ở dạng dễ tiêu chiếm từ 70-90%, còn các loại rau khác thường thấp hơn, Hàm lượng protein phụ thuộc vào nơi nuôi trồng và thời kỳ sinh trưởng của nấm, cách chế biến nấm
Carbonhydrat
Hàm lượng carbon hyđrat của nấm khá cao, cao hơn cả thịt bò, khoai tây và các loại rau khác (hyđrocanbon của thịt bò= 0,5mg/100g).
Chất khoáng và vitamin
Các vitamin để hệ sợi nấm phát triển: Vitamin B1, vitamin B6, vitamin H.
Các chất khoáng đa lượng: Nấm cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng đa lượng như phốt pho (P), kali (K), canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magie (Mg) Ví dụ như: phân lân cung cấp phốt pho, phân kali cung cấp nguyên tố kali, hoặc phân hỗn hợp NPK cung cấp cả đạm, phốt pho và kali.
Các nguyên tố vi lượng như: sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bor (Bo) Nấm sò cần thành phần các nguyên tố vi lượng với một tỷ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu được.
Điều kiện ngoại cảnh và sự phát triển của nấm bào ngư
Điều kiện ngoại cảnh
Sự sinh trưởng của nấm bào ngư chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau của môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, oxy
+ Nhiệt độ cần cho quá trình ủ tơ trong khoảng 20 – 30oC và để nấm tạo quả thể là từ 15 – 25oC.
+ Độ ẩm cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của quả thể. Trong thời kỳ tưới đón nấm, độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất ở 70 – 95%. Độ ẩm thấp hơn 70% quả thể bị vàng và khô mép. Độ ẩm ở 50%, nấm ngừng phát triển và chết, dạng bán cầu lệch và dạng lá bị khô mặt và cháy vàng ở bìa mép mũ nấm. Ngược lại, độ ẩm cao (95%) chưa hẳn đã tốt cho nấm, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống.
+ Cơ chất khi chế biến thường có những biến đổi về pH. Đối với nấm bào ngư, khả năng chịu đựng sự dao động pH tương đối tốt, pH môi trường có thể giảm xuống pH 4,4 hoặc tăng lên pH 9, tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên, pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng pH 5 – pH 6. pH thấp làm quả thể không hình thành và ngược lại pH quá kiềm làm tai nấm bị dị hình.
+ Ánh sáng chỉ cần thiết cho việc tạo nụ nấm. Ánh sáng tốt nhất là khoảng 2000 lux, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ngăn cản việc hình thành nụ nấm. Đặc biệt quá trình nẩy mầm của bào tử và tăng trưởng của tơ nấm bào ngư có liên quan đến nồng độ CO2 cao (22%), nhưng khi cần ra quả thể thì nồng độ CO2 phải giảm và lượng oxy cần thiết tăng lên. Nếu không mũ nấm sẽ hẹp lại trong khi chân nấm lại dài ra, dẫn đến tai nấm bị dị dạng. ( Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nxb Nông Nghiệp).
Sự phát triển của nấm bào ngư
Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng sơ cấp và thứ cấp, “kết thúc” bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục.
Hình 2.2: Chu kì sinh trưởng của nấm bào ngư.
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn:
Dạng san hô è Dạng dùi trống è Dạng phễu èDạng phễu lệch è Dạng lá lục bình.
Hình 2.3: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nấm
Dạng sang hô b. Dạng dùi trống c. Dạng phểu
d. dạng phểu lệch e. Dạng lá lục bình
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng lượng tăng). vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lúa tai nấm vừa chuyển sang dạng lá. ( https://khoahoccaytrong.net/huong-dan-ky-thuat-trong-nam-bao-ngu-tren-mun-cua)
Giới thiệu nấm rơm
Nấm rơm (Volvariella volvacea) là loài nấm ăn được của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới được trồng đầu tiên ở Trung Quốc vào đầu năm 1822. Khoảng từ năm 1932-1935,nấm rơm được đưa vào Việt Nam, Malaysia và các nước Đông Nam Á khác (Lê Thanh Hải, 2013).
Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc của nhân dân các nước Châu Á, nhất là Đông Nam Á, chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nấm thường mọc trên nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm rơm (Straw mushroom) (Trung tâm UNESCO, 2004).
Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella volvacea (Bull. Ex Fr.), thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật-Eumycota, giới Nấm-Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Hình 2.4: Nấm rơm.
Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, có hơn 100 loài và chỉ khác nhau về màu sắc có loại màu xám trắng, xám đen, có loại màu đen nhungkích thước đường kính Volvariella volvacea lớn nhỏ từng chủng loài giống khác nhau. Volvariella volvacea thích hợp để sinh trưởng và phát triển ở các vùng nhiệ t đới, vùng cận nhiệt đới như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam (Nguyễn Văn Đạt, 2010).
Nấm rơm trong tự nhiên mọc đơn độc hay thành cụm, thường tìm thấy trên rơm rạ hoặc đất có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm, nhiều nhất là tháng 7-8. Ở nước ta, nấm phân bố khắp Bắc chí Nam. Ngoài nấm mọc tự nhiên, người ta còn trồng quy mô lớn để cung cấp ra thị trường.
Nhiệt độ để nấm rơm phát triển được là từ 25-40°C, điều kiện phát triển tốt nhất ở 37°C, pH = 6,0 và độ ẩm 57-60%, ưa thông thoáng đầy đủ oxy, ánh sáng yếu nhiệt độ giữa ngày và đêm không chênh lệch quá 100 C và nấm rơm sử dụng nguồn dinh dưỡng cenlulose trực tiếp, thường mọc trên rơm rạ mục.
Nấm rơm có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao: protein, các acid amin, chất khoáng và vitamin.Chính vì vậy, nấm rơm được trồng khá phổ biến ở Việt Nam và cho sản lượng cao (Nguyễn Hữu Đống, 2005).
Phân loại khoa học
Theo Tiecoura, 2015 nấm được phân loại như sau:
Giới: Fungi
Ngành: Eumycota
Lớp: Basidiomycetes ( Nấm đảm )
Lớp phụ: Homobasidiomycetes ( đồng đảm khuẩn)
Bộ: Agaricales
Họ: Plutaceae
Chi: volvariella
Loài: volvariella volvacea
Tên khác: Nấm rạ, nấm đen, thảo cô, nấm trứng.
Giá trị dinh dưỡng nấm rơm
Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, nấm có thể chế biến riêng hoặc có thể phối hợp với các món ăn, các bài thuốc và được xem như là một loại “rau sạch”, “thịt sạch” có tỷ lệ protein cao và các acid amin (trong đó có nhiều loại acid amin không thay thế được), không làm tăng lượng cholesterol trong máu như nhiều loại thịt động vật, ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm rơm có thành phần chất xơ tương đối cao và thành phần lipit thấp nên có khả năng phòng trừ bệnh về huyết áp, chống bệnh béo phì, xơ cứng động mạch, chữa bệnh đường ruột,Tuy nhiên, nếu nấm rơm quá già, chế biến không kỹ lưỡng, khi ăn số lượng nhiều dễ dẫn đến ngộ độc (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).
Hàm lượng protein
Theo Nguyễn Lân Dũng (2003), nấm rơm không chỉ là loại thức ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, tính theo trọng lượng tươi nấm rơm chứa 2,66-5,05% protein, trong protein này có đầy đủ 19 loại acid amin. Trong 19 loại axit amin này có 8 loại acid amin không thay thế (nghĩa là cơ thể người và động vật không tự tổng hợp lấy được). Các acid amin không thay thế chiếm đến 38,2% trong tổng lượng axit amin ở nấm rơm, tỷ lệ này cao hơn so với ở thịt bò, thịt lợn, sữa bò, trứng gà,...Hàm lượng chất béo
Lượng chất béo (lipid) trong nấm rơm là vào khoảng 3% (tính theo trọng lượng khô), loại chất béo bão hoà chiếm 41,2%, còn chất béo chưa bão hoà chiếm 58,8% (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Hàm lượng đường
Ở nấm rơm, lượng đường tăng lên trong giai đoạn phát triển từ nút sang kéo dài, nhưng lại giảm khi trưởng thành, hàm lượng đường trong nấm rơm chiếm tỷ lệ khoảng 3-28% trọng lượng tươi, dự trữ ở dạng Glucogen (Lê Duy Thắng, 1997; Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Trong quá trình sống, nấm rơm cần nguồn đường rất lớn, đường là thành phần chính để cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm rơm. Nấm rơm có thể hấp thụ nguồn đường ở các dạng sau:
Các loại đường đơn giản như: đường gluco, đường saccaro (đường mía). Nấm rơm hấp thụ trực tiếp các nguồn đường này.
Các hợp chất cellulose (rơm rạ, mùn cưa, bông hạt phế thải) tinh bột (bột cám gạo, bột bắp ). Để hấp thụ đường từ các nguồn này, nấm rơm phải sinh ra các men phân giải để chuyển về dạng đơn giản.
Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, chúng ta thường sử dụng các hợp chất phức tạp để cung cấp nguồn đường cho nấm.
Hàm lượng chất khoáng
Tương tự hầu hết các loại rau cải, nấm là nguồn khoáng rất tốt. Nấm rơm được ghi nhận là giàu Kali, Calci, Phosphat, chúng chiếm từ 56-70% lượng tro tổng cộng, Phosphat và sắt thường hiện diện ở phiến lá và mũ nấm. Ở quả thể trưởng thành, thì lượng Na và P giảm, trong khi K, Ca giữ nguyên. Ăn nấm bảo đảm bổ sung đầy đủ cho nhu cầu về khoáng mỗi ngày (Lê Duy Thắng, 1997). Tỷ lệ từng nguyên tố trong tổng số muối khoáng ở nấm rơm (%) thay đổi tùy vào từng giai đoạn phát triển của quả thể nấm.
Hàm lượng vitamin
Nấm rơm còn cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng và vitamin để quá trình sinh trưởng và phát triển.
Nguồn vitamin như: vitamin B1, vitamin B6, vitamin H Các nguồn vitamin này có trong các loại bột cám bắp hoặc cám gạo.
Nấm rơm có chứa phong phú các loại vitamin, lượng vitamin có trong 100 gram nấm rơm tươi như sau: vitamin B1: 0,35 mg, vitamin B2: 1,63-2,98 mg, axit nicotinic (B5): 64,88 mg, vitamin C: 158,44-206,27 mg,(Nguyễn Lân Dũng, 2003).
Nước
Nước là thành phần cơ bản trong tế bào sợi nấm và quả thể nấm, thường chiếm khoảng 80-90% trọng lượng quả thể nấm. Do vậy trong quá trình trồng nấm rơm cần cung cấp đủ nhu cầu nước cho nấm sinh trưởng và phát triển.
Bào tử chỉ có khả năng nảy mầm hay sợi nấm chỉ có khả năng sinh trưởng khi độ ẩm cơ chất từ 65 – 75%. Nếu thiếu nước sợi nấm sẽ chết, quả thể nấm không hình thành hoặc hình thành nhưng không lớn.
Chất lượng của nguồn nước cung cấp trong quá trình trồng nấm cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển quả thể, do vậy nước cung cấp cho nuôi trồng phải là nước sạch, không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn (Nguyễn Lân Dũng, 2009).
Điều kiện ngoại cảnh.
Độ ẩm không khí
Nấm rơm ưa độ ẩm không khí cao khoảngtừ 80% trở lên. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 80% nấm rơm sẽ sinh trưởng chậm (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).
Độ ẩm nguyên liệu
Độ ẩm tương đối trong nguyên liệu thường là 65-70% (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Độ ẩm lên cao hơn có thể gây yếm khí cho tơ nấm vì ôxy không phát tán được vào cơ chất, mà nấm lại rất cần cho quá trình hô hấp. Độ ẩm xuống thấp, các chất dinh dưỡng khó hoà tan làm nấm không thể hấp thụ, dần dần suy yếu đi (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
Nhiệt độ
Trong giai đoạn ủ tơ nhiệt độ thích hợp nhất là 25-35oC, Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc có gió lạnh thì phải che chắn cẩn thận, giữ cho nấm không bị tác động bởi không khí bên ngoài (Lê Duy Thắng, 1997).
Sự thông thoáng
Trong quá trình phát triển nấm rơm hô hấp mạnh nên cần thông thoáng để có đủ ôxy nhưng chú ý không làm ảnh hưởng xấu đến nhiệt độ và ẩm độ do nấm rất sợ gió lùa, gió mạnh làm lạnh và khô mặt giá thể, tránh gió lùa trực tiếp.
Ánh sáng
Nấm rơm mọc trong tối có màu trắng hoặc xám tro, nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng nấm sẽ có màu đen đậm (Nguyễn Lân Dũng, 2003). Lê Duy Thắng (1997) cho biết vào giai đoạn ra quả thể nấm rơm cần tiếp xúc với ánh sáng khoảng 15 – 20 phút trong khoảng từ 7 – 9 giờ thì rất tốt cho những hoạt động biến dưỡng bên trong nấm.
Độ pH
pH môi trường nấm rơm có thể phát triển tốt là 6-7,5. Vì vậy cần lưu ý nước tưới cho nấm rơm phải là nước ngọt, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, không nhiễm bẩn nhất là ô nhiễm thuốc sát trùng
Sự phát triển của nấm rơm.
Theo Lê Duy Thắng (1997), hiện nay trên thế giới có khoảng 100 loài nấm rơm, trong đó có khoảng 20 loài được ghi nhận và mô tả. Nấm rơm (Volvariella volvacea) có đặc điểm sau:
Nấm rơm không có khả năng quang hợp, có đời sống hoại sinh, dự trữ đường dưới dạng glycogen, sinh sản chủ yếu bằng bào tử và lấy chất dinh dưỡng thông qua màng tế bào sợi nấm
Tai nấm
Tai nấm lúc còn non được bao trong vỏ bọc (Volva) từ dạng hình cầu, dạng nút đến dạng trứng, dạng kéo dài. Khi trưởng thành, tai nấm sẽ xé vỏ bọc và vươn mũ lên cao, bao gốc lúc này chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm. Bao gốc là hệ sợi tơ nấm có chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao và độ đậm nhạt tuỳ thuộc vào ánh sáng nếu ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen. Bao gốc đóng vai trò bảo vệ nấm tránh tia tử ngoại, côn trùng, ngăn chặn sự thoát hơi nước của các cơ quan bên trong.
Cuống nấm
Cuống nấm là bó sợi xốp dài từ 3-8 cm, đường kính 0,5-1,5 cm, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm, khi còn non thì mềm và dòn nhưng khi già lại cứng.
Cuống nấm đưa mũ nấm lên cao để phát tán bào tử đi xa, đồng thời vận chuyển dinh dưỡng cung cấp cho mũ nấm.
Mũ nấm
Mũ nấm hình nón, cũng có melanin nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép. Khi mũ nấm nở ra, đường kính có thể đạt 8-15 cm. Phía dưới mũ nấm có khoảng 280 đến 380 phiến xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002) miêu tả, phiến nấm lúc còn non có màu trắng, khi tai nấm trưởng thành phiến chuyển sang màu hồng thịt, đó là màu của đảm bào tử ở hai mặt phiến nấm, mỗi phiến có khoảng 2,5 triệu bào tử. Mũ nấm rất giàu dinh dưỡng dự trữ, giữ vai trò sinh sản.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng, từ những sợi nấm mỏng manh phát triển thành hệ sợi nấm còn gọi là hệ sợi dinh dưỡng len lõi trong cơ chất lấy thức ăn, khi khối sợi đạt đến điều kiện thuận lợi về số lượng sẽ bện lại thành quả thể nấm rơm (Lê Duy Thắng, 1997).
Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), quá trình hình thành quả thể nấm rơm gồm 6 giai đoạn:
Hình 2.5: Các giai đoạn hình thành quả thể ( Hòa An )
+ Giai đoạn đầu đinh ghim (Pichead: nụ nấm); Ở giai đoạn này, kích thước của chúng bằng khoảng đầu đinh ghim có các màn bao màu trắng trong. Ở phía vùng đỉnh, các mũ và cuống chưa thể nhìn thấy được. Toàn bộ cấu trúc là một nút của tế bào sợi nấm.
+ Giai đoạn hình nút nhỏ (tiny butten); Cả giai đoạn đinh ghim và hình nút nhỏ đều được hình thành do sự bện chặt của các hệ sợi tơ nấm. Ở giai đoạn hình nút nhỏ lúc còn non chỉ có phần trên đỉnh màu nâu, các phần còn lại đều màu trắng. Nếu nhìn cung quanh và cắt phần đỉnh đặt trên lam sẽ thấy các dạng ống ở bên dưới mũ nấm.
+ Giai đoạn hình nút (butten); Ở giai đoạn hình nút lớn, chúng được bao bọc bởi một màng bao chung lớn. Bên dưới màng này là mũ nấm không thấy được cuống nấm nhưng nếu nhìn theo chiều dọc sẽ thấy được cuống nấm.
+ Giai đoạn hình trứng (egg); Đến giai đoạn này, mũ nấm được đẩy ra ngoài khỏi màng bao, trên đó chứa các bao nấm. Người ta không phát hiện đảm bảo tử ở giai đoạn này. Kích thước của mũ nấm tồn tại ở giai đoạn này ngắn.
+ Giai đoạn hình chuông (clogation: kéo dài); Mũ nấm ở giai đoạn này tồn tại với kích thước nhỏ hơn giai đoạn trưởng thành. Nhưng ngược lại, cuống nấm đạt chiều dài tối đa ở giai đoạn này.
Vòng đời của nấm rơm cũng tương tự như các loài nấm trồng khác nghĩa là bắt đầu từ các đảm bào tử và được xem là kết thúc khi hình thành tai nấm hoàn chỉnh với khoảng thời gian từ 12-15 ngày (Lê Duy Thắng, 1997).
Chu trình sống của nấm rơm được thể hiện qua hình cho thấy nấm rơm có 2 chu trình sinh sản là chu trình sinh sản vô tính (sợi nấm thứ sinh → sợi nấm và bào tử màng dày → bào tử màng dày chín → bào tử màng dày nẩy mầm) và chu trình sinh sản hữu tính (tai nấm trưởng thành nở xoè → bào tử đảm nẩy mầm → sợi nấm sơ sinh → sợi nấm thứ sinh → giai đoạn đầu đinh ghim → giai đoạn nụ nấm nhỏ → giai đoạn nụ nấm → giai đoạn hình trứng → giai đoạn kéo dài.
Hình 2.6: Chu trình sống của nấm rơm
(Theo S.T.Chang và C.K.Yan 1971)
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Vật liệu trồng nấm rơm
Giống : Sử dụng meo nấm rơm Thần Nông được bán ở Cần Thơ.
Sọt tròn: kích thước 40 x 50 cm .
Giá thể trồng: rơm tươi, mùn cưa sau thu hoạch nấm bào ngư xám.
+ Rơm: giữ nguyên sợi, ngâm nước vôi 1% trong 30 phút đảo đều, ủ rơm trong khoảng 10 ngày, khoảng 3 đến 4 ngày đảo trộn đều 1 lần và kiểm tra độ ẩm của rơm ( độ ẩm khoảng 60% là vừa ). Đến khoảng 8 ngày đảo đều thêm một lần nữa, nếu thiếu độ ẩm thì thêm nước vôi 1%. Nếu dư ẩm thì gở bỏ bạt che phủ.
+ Mùn cưa thải từ nấm bào ngư sau thu hoạch: làm tơi túi phôi thải, thêm 3% vôi bột trộn đều, tưới nước đủ độ ẩm trong 40 – 50 % là vừa. ủ mún cưa trong khoảng 6 ngày, khoảng 3 ngày trộn đều mùn cưa và thêm ẩm. Kết thúc ủ mùn cưa thêm 5% cám gạo, tiếp tục bổ sung nước khi đến 60% độ ẩm là vừa.
Vật liệu trồng nấm bào ngư xám trong nhà
+ Giống : Sử dụng phôi nấm bào ngư xám được mua từ Công Ty TNHH Nấm Đại Nguyên. ( Tổ 1, ấp Hòa Long 3, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).
+ Nhà nấm: sự dụng tre, sắt, lá lợp, lưới, nylon.... nắp phôi, nút, cổ bịch, dây bẹ treo phôi...
Địa điểm khảo sát
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp Hải Âu. (ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang ).
Thời gian bắt đầu thử nghiệm trồng nấm rơm từ ngày 15/6/2018 đến 15/7/2018.
Phương pháp thí nghiệm
Quy trình chăm sóc nấm bào ngư
Quy trình chăm sóc bào ngư trong nhà nấm được thể hiện qua quy trình như sau :
Chuẩn bị nhà trồng nấm
â
Nhập phôi và treo phôi
â
Chăm sóc phôi nấm
â
Thu hoạch
â
Sơ chế, bảo quản
Chuẩn bị nhà nấm
Nhà nấm được xây bằng cây hoặc sắt, mái lợp lá, xung quanh nhà có bao lưới cước để giữ ẩm độ, hạn chế côn trùng.
Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng khí, nền thường làm bằng đất cát dễ thoát nước và giữ được độ ẩm tốt.
Trước khi nhập phôi vào trại nấm thì phải khử trùng nền trại bằng vôi bột (40kg/100m2, và dùng chclorine 200ppm phun vào vách nhà lưới để tiêu diệt các côn trùng có hại như nấm mốc xanh, mốc cam, ruồi giấm,)
Nhập và treo phôi
Phôi nhập về phải còn nguyên vẹn, kiểm tra phôi không bị hư, không gãy, không nhiễm nấm mốc cam, mốc xanh, không bị dòi, tơ phát triển tốt không bị khô phôi, treo phôi bằng dây bẹ mỗi dây treo 10 bịch phôi, phải ngay ngắn theo hàng và mỗi dây cách nhau 20 – 25cm, chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi dãy chừa các lối đi để tiện chăm sóc và thu hái.
Hình 3.1: Cách treo phôi trên dây.
Chăm sóc phôi nấm
Túi phôi từ khi cấy meo giống vào đến khi kéo tơ trắng hoàn toàn khoảng 45 ngày, tháo bông gòn ra và đậy nắp lại liền, để tầm 10 ngày thì mở nắp (kích lạnh trước một ngày), sau 4 ngày sau thu hoạch.
+ Tưới nước nền : tùy theo thời tiết mà phân bổ hợp lý, nếu trời nắng gắt thì ta tưới khoảng 4 lần mỗi ngày, còn trời mát hoặc mưa thì tưới 1 – 2 lần, để đảm bảo độ ẩm.
+ Kích lạnh : sau khi lấy gốc xong đóng nắp lại sau đó để từ 6 – 8 ngày kích lạnh nấm, dùng nước tưới đều lên phía sau phôi nấm, cho phôi nấm ướt đều, trong khoảng 10 phút.
+ Tưới phun sương : mỗi ngày phun sương 8 lần, mỗi lần phun là một phút, nếu mưa thì ta giảm số lần nếu độ ẩm cao thì không phun
+ Độ ẩm : ta luôn duy trì độ ẩm trong nhà nấm cao, từ 70 – 90%, nếu độ ẩm xuống dưới 65%, phải tăng số lần tưới nước nền và phun sương, độ ẩm cao thì giảm số lần tưới.
+ Vệ sinh gốc nấm: sau khi thu hoạch, tiến hành lấy gốc nấm dư còn lại trong bịch phôi, dùng cán muỗng (đã khử trùng bằng cồn 700) lấy sạch phần gốc dư ra hết, nếu không lấy hết thì những phần gốc dư còn sót lại sẽ bị hư, thối làm túi phôi không ra nấm đợt tiếp theo.
Thu hoạch
Sau mở nắp 4 ngày, tai nấm phát triển đạt yêu cầu thì tiến hành thu hoạch nấm, chỉ thu hoạch những tai nấm to có đường kính từ 5cm trở lên, ria mép ngoài nấm phải thẳng, độ dày vừa phải không quá mỏng (nấm già) cũng không quá dày (nấm non, không đạt năng suất).
Hình 3.2: Thu hoạch nấm bào ngư.
Sơ chế bảo quản.
Nấm sau khi thu hoach xong, đem nấm vào phòng sơ chế, tiến hành sơ chế và bảo quản.
Sơ chế: Dùng kéo cắt bỏ gốc nấm dính bụi, đất cát, mùn cưa, tai nấm hư, bị vàng gốc...Nấm được đóng gói 0,5kg hoặc 1kg (tùy theo yêu cầu của khách hàng).
Bảo quản: Nấm bảo quản trong tủ mát tủ lạnh hoặc trong phòng máy lạnh, giữ nhiệt độ ổn định từ 5 – 70C có thể giữ được 6 – 7 ngày.
Hình 3.3: Sinh viên cắt gốc và cân kí bỏ vào túi nilon
Phương pháp trồng nấm rơm
Thí nghiệm được bố trí ngẩu nhiên hoàn toàn ( RCD), gồm 3 nghiệm thức và 4 lần lăp lại.
Hình 3.4: Nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên.
+ Nghiệm thức 1 : 100% mùn cưa thải, cho mùn cưa thải vào sọt, cứ 1 lớp mùn cưa dày 10cm thì cho 1 lớp meo giống (cấy thành 8 điểm đồng tâm, cách thành sọt 3cm). Tiếp tục cho lớp mùn cưa dày 10cm lặp lai thao tác đến đầy sọt.
+ Nghiệm thức 2 : 50% mùn cưa và 50% rơm, mùn cưa và rơm ( rơm đã băm nhỏ) trộn đều, cho vào sọt, cứ 1 lớp mùn cưa trộn rơm dày 10cm thì rải 1 lớp meo nấm rơm (cấy thành 8 điểm đồng tâm, cách thành sọt 3cm). Tiếp tục cho mùn cưa trộn rơm 1 lớp dày 10cm, lặp lại thao tác đến đầy sọt.
Hình 3.5: Sọt rơm và mùn cưa trộn đều 50%.
+ Nghiệm thức 3 : 100% rơm, sau khi ủ rơm đạt độ ẩm (cuộn cộng rơm sợi thấy chảy nước là đủ độ ẩm). Cuộn tròn nhỏ, nén chặt vừa tay cho vào sọt, cứ cách 10cm thì cho 1 lớp meo giống (cấy thành 8 điểm đồng tâm, cách thành sọt 3cm). Tiếp tục cho rơm vào dày 10cm, lặp lại đến khi đầy sọt.
Hình 3.6: Sọt 100% rơm.
Lưu ý : tất cả nghiệm thức đều được phủ 1 lớp rơm mỏng lên bề mặt để giử ẩm, chống nắng và duy trì nhiệt độ trong 37 – 380C .
Các chỉ tiêu theo dõi
Mỗi nghiệm thức lăp lại 4 lần, và thu thập các chỉ tiêu:
Các mốc thời điểm sinh trưởng, phát triển của nấm:
+ Thời gian kéo tơ
Thời điểm hình đinh ghim (Pinhead stage)
Thời điểm hình nút nhỏ (Tiny button stage)
Thời điểm hình nút lớn (Button stage)
Thời điểm hình trứng (Egg stage)
Thời điểm hình chuông (Elogation stage)
Số lượng quả thể (cái): đếm tất cả các quả thể của mỗi loại giá thể.
So sánh năng suất (tổng trọng lượng nấm): cân trộng lượng tất cả các quả thể thu hái được của mỗi loại giá thể.
Trọng lượng trung bình của một quả thể ở mỗi loại giá thể.
Tính hiệu suất sinh học BE ( %):
Hiệu suất = ( trọng lượng nấm tươi/ trọng lượng giá thể khô) x 100%
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ
Quy trình trông nấm bào ngư xám.
Sau 8 tuần thực tập ở Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp Hải Âu. ( Ấp Thạnh Thuận, xã Đông Thạnh, Châu Thành, Hậu Giang ) thu được kết quả:
Quy trình trồng nấm bào ngư xám trong nhà:
Vệ sinh trại è nhập phôi è treo phôi è chăm sóc è thu hoạchèsơ chế và bảo quản.
Chăm sóc phôi nấm trong nhà :
Kích lạnh è Mở nắpè Tưới nước nền è phun sương è thu hoạch è vệ sinh gốc è đóng nắp è xử lý phôi nhiễm (loại bỏ).
Kết quả thử nghiệm trồng nấm rơm trên phôi thải nấm bào ngư xám
Thời gian sinh trưởng của nấm rơm ở từng loại giá thể
Ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, được thể hiện ở Bảng 4.1.
GIÁ THỂ
GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
Kéo tơ
Đầu đinh ghim
Nút nhỏ
Nút lớn
Hình trứng
Hình chuông
NT1: 100% rơm
Ngày 3
Ngày 8
Ngày 9
Sau 12 tiếng ngày 9
Ngày 10
Sau 12 tiếng, ngày 10
NT2: 50% rơm + 50% mùn cưa
Ngày 4
Ngày 9
Ngày 10
Sau 12 tiếng ngày 10
Ngày 11
Sau 12 tiếng, ngày 11
NT3: 100% mùn cưa
Ngày 8
Ngày 13
Ngày 14
Sau 12 tiếng ngày 14
Ngày 15
Sau 12 tiếng, ngày 15
Thời gian: tính từ khi cấy meo giống vào giá thể
Bảng 4.1: Các thời điểm sinh trưởng của nấm rơm
Dựa vào bảng 4.1 cho thấy thời gian các thời điểm sinh trưởng của nấm có sự khác nhau về số ngày qua từng giá thể khác nhau.
Giá thể 100% rơm có tốc độ phát triển nhanh nhất, đến ngày 3 thì tơ bắt đầu xuất hiện trên giá thể, tơ kéo dài đến ngày 8 thì xuất hiện đầu đinh ghim, đến ngày 9 thì có nút nhỏ, sau 12 tiếng ngày thứ 9 bắt đầu xuất hiện nút lớn, qua ngày thứ 10 hình thành hình trứng, sau 12 tiếng phát triển thành chuông và có thể thu hoạch.
Hình 4.1: Xuất hiện tơ ở ngày thứ 4.
Đối với Giá thể 100% mùn cưa, thì thời điểm sinh trưởng chậm nhất, thời gian xuất hiện tơ là ngày 8, đến ngày 13 có đầu đinh ghim xuất hiện kéo dài một ngày sau có nút nhỏ phát triển trong ngày 14, sau 12 tiếng sau nút lớn cũng hình thành, ngày thứ 15 có sự hiện diện hình trứng và 12 tiếng sau có hình chuông và thu hoạch.
Với giá thể 50% mùn cưa + 50% rơm thời điểm sinh trưởng ổn định nhất, ngày 4 bắt đầu xuất hiện tơ đều trên giá thể, ngày 9 đầu đinh ghim có đều trên giá thể sau 24 giờ có những nút nhỏ rãi đều trên giá thể, 12 giờ sau nút lớn hình thành, hình trứng hình thành sau 24 giờ sau, 12 giờ sau có nấm hình chuông và thu hoạch.
Theo bảng trên cho ta thấy ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có thời gian sinh trưởng cũng khác nhau, về thời gian hình thành sợi tơ cũng như các giai đoạn khác nhau của nấm rơm.
Năng suất nấm rơm ở từng loại giá thể
Ở mỗi loại giá thể khác nhau, nấm rơm có năng suất cũng khác nhau, được thể hiện ở Bảng 4.2.
Giá thể
Số lượng quả thể/giá thể
Năng suất nấm (gram)/giá thể
Trọng lượng trung bình 1 quả thể (gram)/giá thể
Hiệu suất sinh học BE (%)
NT1 (100% rơm)
132
803,11
6,08
4,02%
NT2 (50% rơm + 50% mùn cưa)
196
2025,18
10,33
6.75%
NT3 (100% mùn cưa)
179
1309,84
7,32
4.37%
Bảng 4.2: Năng suất nấm tươi ở mỗi loại giá thể
Qua bảng số liệu cho thấy có sự khác biệt về năng suất nấm tươi giữa các loại giá thể có sự chênh lệch về số lượng qủa thể cũng như về trọng lượng trung bình mỗi quả thể.
Dựa vào Bảng 2 cho thấy, NT2 (50% mùn cưa + 50% rơm) đạt số lượng quả thể cao nhất (196 quả thể), năng suất nấm cao nhất (đạt 2025,18g), gấp 2.5 lần năng suất nấm ở NT1 (803,11g) và gấp 1.5 lần năng suất nấm ở NT3 (1309,84g). .Và NT1 cũng có trọng lượng trung bình 1 quả thể nặng nhất (10,33g) trong 3 nghiệm thức, gấp 1.7 lần NT1 và nặng gấp 1,4 lần NT3.
Đối với giá thể 100% rơm, đạt năng suất thấp nhất trong 3 nghiệm thức, trọng lượng trung bình mỗi quả thể chỉ đạt 6,08g.
Dựa vào hiệu suất sinh học qua bảng 2 cho thấy năng suất ở mỗi giá thể có sự khác biệt, trong đó NT2 có hiệu suất sinh học cao nhất (6,75%), tiếp đến là NT3 (4,37%) và thấp nhất là NT1 (4,02%).
Về hình dáng cảm quan của quả thể, ở NT2 cho quả thể nấm to nhất, thịt chắc.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
Quy trình chăm sóc nấm bào ngư xám
Sau khi thực tập về quy trình chăm sóc nấm bào ngư xám trong nhà có thể đưa ra kết luận như sau:
Biết được các quy trình chăm sóc nấm bào ngư xám trong nhà, cách xử lý các phôi nấm bị nhiễm, về kỹ thuật vệ sinh trại cũng như tưới nước nền, phun sương và kính lạnh.
Biết được thời gian sinh trưởng phát triển phôi nấm bào ngư xám, thời gian tạo quả thể, thời gian thu hoạch và cách sơ chế và bảo quản.
Thử nghiệm trồng nấm rơm trên phôi thải nấm bào ngư sau thu hoạch
Sau khi trồng thử nghiệm nấm rơm trên giá thể là phôi thải nấm bào ngư xám và rơm, có thể đưa ra các kết luận như sau:
Sợi tơ nấm rơm phát triển rất tốt trên các nghiệm thức, nhưng thời gian không đồng nhất với nhau, hệ tơ phát triển sớm và nhanh nhất trên NT1 (giá thể 100% rơm) chỉ 3 ngày sau khi cấy meo giống.
Khảo sát được ở NT2 (giá thể 50% rơm + 50% mùn cưa) cho năng suất cao nhất, đạt 6,75% (196 quả thể, tổng trọng lượng 2025,18g). Quả thể nấm rơm tăng trưởng nhanh và nhiều, trọng lượng quả thể tương đối lớn, quả thể lớn nhất lên đến 30.89g
Có thể tận dụng nguồn nguyên liệu phôi thải nấm bào ngư xám để làm giá thể trồng nấm rơm, giúp giảm chi phí sản xuất và gia tăng nguồn thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Lân Dũng (2008), Công nghệ nuôi trồng nấm, Nxb Nông Nghiệp.
Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm,Nxb Nông Nghiệp
Phạm Thị Phương Thảo. 2004. Điều tra khảo sát hiện trạng kỹ thuật canh tác nấm rơm tại Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt. Khoa Nông Nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Thành, 2005. Giáo trình môn Nấm học. Cần Thơ.
Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam số 1 năm 2018.
Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2001), Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, Nxb Nông Nghiệp.
Cao Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Bá, Nguyễn Văn Thành, 2005. Giáo trình môn Nấm học. Cần Thơ.
Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002). Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu.
Nguyễn Văn Phước, 2017. Tập bài giảng Nấm học. Trường Đại học Kiên Giang.
Ngô Thị Thanh Trúc, 2017. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm (Volvariella volvacea ) ngoài trời ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Châu Thị Chấp Ngãnh, 2010. Khảo sát một số cơ chất trồng nấm bào ngư trắng. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ Sinh học, viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy và Nguyễn Thị Ngọc Minh Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
PHỤ LỤC
Bảng 1 : Số liệu về các chỉ tiêu năng suất của nấm rơm
STT
NT1: 100% rơm
NT2: 50% rơm + 50% mùn cưa
NT3: 100% mùn cưa
Ngày 1
ngày 2
ngày 3
ngày 1
ngày 2
ngày 3
ngày 1
ngày 2
ngày 3
1
6,12
12,99
12,24
24,43
26,60
25,13
19,77
13,82
12,48
2
4,48
7,08
16,21
18,19
18,24
20,97
13,96
7,35
23,55
3
4,11
12,82
11,98
10,53
30,89
20,79
29,71
5,94
18,98
4
7,89
4,74
16,98
4,98
19,35
16,99
14,68
9,44
10,48
5
5,46
3,98
16,12
7,22
14,19
11,75
22,43
9,11
19,20
6
2,66
3,16
9,86
12,95
4,55
15,18
8,48
5,62
11,71
7
6,22
2,32
8,16
4,92
10,29
15,58
9,13
7,62
14,79
8
5,24
8,36
10,56
7,22
12,96
9,58
4,75
3,86
24,02
9
4,35
4,88
9,17
21,41
7,44
12,58
20,33
10,45
20,93
10
4,99
8,36
9,48
20,32
10,42
11,17
18,76
7,28
18,45
11
7,19
3,28
10,77
7,40
4,60
6,35
4,78
10,93
8,11
12
4,16
13,23
12,19
18,08
9,76
4,83
7,31
9,42
6,19
13
3,40
10,93
3,06
9,77
4,43
11,14
11,67
4,33
9,71
14
1,38
9,78
7,95
9,94
7,33
23,13
4,81
4,54
4,74
15
5,12
1,02
4,22
8,69
8,30
10,34
6,04
4,99
7,49
16
5,89
2,66
9,94
7,51
5,68
17,20
6,88
4,62
7,91
17
2,42
11,00
4,04
14,23
2,92
11,07
4,22
19,04
6,14
18
1,11
7,66
8,56
7,30
11,20
12,09
6,68
6,53
2,39
19
10,13
8,96
8,95
11,38
9,91
18,50
10,99
4,65
5,33
20
1,96
6,65
7,65
7,00
3,32
9,24
6,36
4,76
4,38
21
1,96
6,91
7,00
5,51
8,68
7,74
6,36
6,27
3,57
22
6,32
8,09
7,50
3,60
4,29
19,21
5,63
9,09
6,58
23
3,92
5,67
6,61
13,81
6,53
20,21
4,74
4,91
8,20
24
3,70
8,09
5,24
7,13
19,09
20,29
2,86
9,08
4,22
25
5,60
5,67
4,32
13,68
7,87
10,29
4,28
2,37
3,16
26
4,35
3,87
5,32
13,34
8,29
10,02
2,67
4,26
4,73
27
2,65
5,26
4,53
5,72
9,66
10,76
3,28
3,71
6,92
28
2,95
3,82
3,27
30,87
6,09
10,76
3,51
7,94
7,22
29
3,28
2,18
3,48
6,09
9,18
9,33
3,45
5,38
5,25
30
3,91
3,35
2,69
8,07
9,90
14,63
4,18
9,34
9,94
31
7,49
3,66
5,76
13,48
7,16
6,73
13,49
9,55
4,66
32
7,10
6,90
7,52
9,87
9,86
12,21
3,06
5,06
4,35
33
3,57
6,35
4,64
8,36
15,85
15,05
2,34
7,72
4,84
34
5,01
5,14
7,64
8,02
13,89
7,21
4,00
4,07
4,10
35
3,17
7,68
7,64
4,00
6,86
14,63
7,19
8,94
3,90
36
4,62
3,15
7,54
8,50
14,94
4,71
3,92
5,42
5,18
37
3,54
3,14
6,02
3,61
4,35
7,35
3,61
11,48
6,89
38
2,91
2,11
5,57
9,93
15,00
6,88
3,71
5,75
3,26
39
10,10
3,02
7,20
8,42
6,72
19,09
2,13
9,55
4,45
40
1,96
3,14
5,00
5,28
8,07
7,86
2,02
8,20
3,75
41
4,64
3,99
4,49
4,26
10,06
8,42
3,65
10,06
3,16
42
7,34
4,20
3,35
4,74
3,41
8,15
4,65
5,06
3,45
43
0,00
3,85
7,04
4,41
9,68
8,82
3,65
4,50
4,12
44
0,00
4,12
0,00
6,18
10,35
12,12
5,25
10,59
5,12
45
0,00
5,26
0,00
4,47
2,42
9,75
6,00
4,00
6,32
46
0,00
9,02
0,00
7,21
6,77
19,14
3,77
4,16
4,15
47
0,00
9,78
0,00
4,53
7,00
14,81
4,18
3,14
9,12
48
0,00
0,00
0,00
4,52
6,12
10,82
3,52
4,12
7,36
49
0,00
0,00
0,00
3,17
7,62
16,51
3,71
3,30
4,56
50
0,00
0,00
0,00
3,85
4,18
19,03
7,54
4,54
9,15
51
0,00
0,00
0,00
15,90
6,50
10,12
3,15
8,40
7,33
52
0,00
0,00
0,00
11,19
7,52
11,80
4,77
5,91
5,12
53
0,00
0,00
0,00
9,18
12,34
6,68
4,30
5,63
16,20
54
0,00
0,00
0,00
10,17
10,40
11,95
2,83
7,55
11,23
55
0,00
0,00
0,00
16,38
14,92
8,46
6,60
5,76
15,40
56
0,00
0,00
0,00
24,87
12,49
7,51
2,66
6,42
16,30
57
0,00
0,00
0,00
11,92
10,47
5,82
8,68
8,12
0,00
58
0,00
0,00
0,00
4,68
15,87
8,03
3,18
8,21
0,00
59
0,00
0,00
0,00
4,12
7,66
12,68
0,00
8,66
0,00
60
0,00
0,00
0,00
3,92
11,42
10,10
0,00
5,32
0,00
61
0,00
0,00
0,00
3,15
9,72
16,69
0,00
4,53
0,00
62
0,00
0,00
0,00
3,46
11,28
0,00
0,00
3,28
0,00
63
0,00
0,00
0,00
3,18
7,57
0,00
0,00
5,10
0,00
64
0,00
0,00
0,00
3,33
8,02
0,00
0,00
4,60
0,00
65
0,00
0,00
0,00
5,11
5,31
0,00
0,00
5,99
0,00
66
0,00
0,00
0,00
4,46
5,01
0,00
0,00
0,00
0,00
67
0,00
0,00
0,00
9,47
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
68
0,00
0,00
0,00
8,64
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
69
0,00
0,00
0,00
9,20
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
TỔNG
194,37
281,28
327,46
630,43
638,77
755,98
400,26
439,34
470,24
Tổng khối lượng nấm (gram)
803,11
2025,18
1309,84
Tổng số qủa thể
132,00
196,00
179,00
Khối lượng trung bình của 1 quả thể
6,08
10,33
7,32
Khối lượng LỚN NHẤT của quả thể
16,98
30,89
29,71
Trọng lượng giá thể khô (gram)
20000,00
30000,00
30000,00
Hiệu suất sinh học BE (%)
4,02
6,75
4,37
Bảng 2 : Thời gian biểu chuận bị nguyên liệu trồng nấm rơm 15/06/2018
NGÀY
THỨ
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
NGƯỜI THỰC HIỆN
15/6/2018
6
Chuận bị kế hoạch
Trí, Nhớ, Hiền, nhóm Sinh viên
16/06/2018
7
Thu mua rơm
//
17/06/2018
CN
Nghĩ
//
18/06/2018
2
Ủ rơm
//
19/06/2018
3
đem phôi bào ngư sau thu hoạch lấy mùn cưa
//
20/06/2018
4
Nghĩ
//
21/06/2018
5
Trộn đều Rơm thêm ẩm
//
22/06/2018
6
Ủ mùn cưa
//
23/06/2018
CN
Nghĩ
//
24/06/2018
2
Trộn rơm thêm ẩm
//
25/06/2018
3
Trộn mùn cưa
//
27/062018
4
Nghĩ
//
28/06/2018
5
Cấy meo giống
//
29/06/2018
6
Quan sát theo dõi chỉ tiêu
//
30/06/2018
7
//
//
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_hoa_an_1_1_2_4776_2068039.doc