Đề tài Lập đề xuất tín dụng đối với khách hàng là công ty cổ phẩn sản xuất và thương mại may Sài Gòn

- Phương pháp quản lý tín dụng:  Yêu cầu doanh nghiệp cam kết: toàn bộ nguồn thu từ tiền thanh toán hợp đồng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty cổ phần cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn tại Chi nhánh VCB TP Hồ Chí Minh. Trường hợp bên mua thanh toán bằng tiền mặt, công ty cam kết sẽ nộp toàn bộ số tiền mặt đó vào tài khoản của công ty tại Chi nhánh VCB TP Hồ Chí Minh để đảm bảo trả nợ khoản vay;  Công ty cổ phần cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn cam kết trong trường hợp nguồn tiền thu từ việc thanh toán hợp đồng sớm hơn so với dự kiến, công ty sẽ thực hiện trả nợ trước hạn cho Ngân hàng. Đồng thời, nếu các nguồn thu trên không đủ trả nợ ngân hàng, công ty cam kết huy động các nguồn thu hợp pháp khác đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn.  Quản lý cho vay, giải ngân phù hợp với các chi phí thực tế phát sinh đảm bảo công ty sử dụng vốn vay đúng mục đích.

docx33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập đề xuất tín dụng đối với khách hàng là công ty cổ phẩn sản xuất và thương mại may Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2013 BÁO CÁO ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT Căn cứ Đề nghị vay vốn kiêm phương án kinh doanh ngày 21-03-2013 của công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn; Căn cứ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Căn cứ các hồ sơ tài liệu kèm theo; NỘI DUNG ĐỀ XUẤT THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG Tên Khách hàng: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại may Sài Gòn Số CIF: 200591 Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 252 Nguyễn Văn Lượng – Phường 17 – Quận Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: Với số vốn điều lệ ban đầu là 22 tỷ, sau hơn 6 năm họat động, tính đến 5/2010, Garmex Saigon đã nâng vốn điều lệ lên hơn 88 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu lên 122 tỷ đồng. Hình thức sở hữu: Công ty Cổ phần Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc Nguyễn Ân Xếp hạng tín dụng nội bộ: A Ngành nghề kinh doanh chính theo đăng ký kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp là: Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các sản phầm may mặc. ĐỀ XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG Đề xuất cấp tín dụng theo món: Giấy đề nghị Ngày 21/03/2013 Đề nghị cấp TD: 45000 USD Mục đích: Vay vốn lưu động thực hiện PASXKD Sản phẩm Tín dụng: Cho vay Bảo lãnh Chiết khấu Mở L/C Lãi suất/Phí: Theo quy định của ngân hàng Thời hạn: 5 tháng kể từ ngày giải ngân. Các điều kiện TD khác: Không Biện pháp bảo đảm tín dụng: TSBĐ là tài sản của công ty và cá nhân Chủ tịch HĐQT. Nguồn trả nợ: Từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khi thực hiện phương án sản xuất kinh doanh và các nguồn thu hợp pháp khác của công ty. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG 1. Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103002036 của Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn cấp theo Quyết định số 1663/QĐ-UB của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và được Sở Kế họach và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 07/01/2004; và đăng ký thay đổi lần 2 ngày 21/09/2005; Mã số thuế: 0300742387; Biên bản họp cổ đông sáng lập ngày 11 tháng 4 năm 2009 về việc giới thiệu bầu bộ máy lãnh đạo trong công ty; Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn; Người đại diện pháp luật: Nguyễn Ân. Chức danh: Tổng giám đốc. Kết luận: Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện pháp lý để vay vốn theo pháp luật. 2. Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp may các loại, công nghiệp dệt vải các loại, công nghiệp dệt len các loại, dịch vụ giặt tẩy. Kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và sản phẩm hàng dệt may. Môi giới thương mại, đầu tư kinh doanh siêu thị và các dịch vụ cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, địa điểm thương mại (kinh doanh bất động sản), kinh doanh nhà. Dịch vụ khai thuế Hải Quan và giao nhận xuất nhập khẩu. Đầu tư tài chánh. Kinh doanh các ngành, nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật. Kết luận: Ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật và phương án vay vốn của công ty. 3. Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty: 3.1. Danh sách cổ đông sáng lập: TT Tên cổ đông Địa chỉ Số cổ phần nắm giữ Tỷ trọng 1 Đại diện vốn nhà nước: Lê Quang Hùng 7A đường Bàu Cát 2, P.14, Tân Bình, Tp.HCM 227.500 10% 2 Lê Quang Hùng (Cá nhân sở hữu) 7A đường Bàu Cát 2, P.14, Tân Bình, Tp.HCM 92.310 4,06% 3 Nguyễn Ân 304/9 Lê Đức Thọ, P.16, Gò Vấp, Tp.HCM 53.100 2,33% 4 Đỗ Thị Kim Nhàn 43 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM 50.000 2,2% 5 Nguyễn Hoàng Giang 258 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, quận 3, Tp HCM 31.750 1,39% 6 Nhữ Hồng Thanh 68/5 Trần Tấn, P.Tân Sơn Nhì, Tân Phú, Tp.HCM 20.000 0,88% Tổng cộng 474.660 20.86% 3.2. Mô hình tổ chức: Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc điều hành Ban Kiểm soát. Cơ cấu của công ty chia thành 8 phòng chức năng: Phòng Xúc tiến thương mại; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng kế hoạch sản xuất; Phòng kế toán thống kê; Phòng kinh doanh (Dệt thoi); Phòng kinh doanh (Dệt kim); Phòng kỹ thuật & quản lý chất lượng; Phòng xuất nhập khẩu. 3.3. Quản trị điều hành: Cách thức quản trị điều hành của công ty như sau: Tổng giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban tổng giám đốc gồm 04 thành viên: Ông Nguyễn Ân: Tổng Giám đốc Bà Đỗ Thị Kim Nhàn: Phó tổng giám đốc Điều hành Bà Nguyễn Thị Thu Hương: Phó tổng giám đốc Nội chính Ông Nguyễn Hoàng Giang: Phó tổng giám đốc Xúc tiến thương mại. Tổng giám đốc là người quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư. Các phòng chức năng của công ty: là bộ phận tác nghiệp cụ thể, trợ giúp trực tiếp cho việc ra quyết định của Ban lãnh đạo công ty. Bộ máy lãnh đạo Doanh nghiệp Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lê Quang Hùng Họ và tên: LÊ QUANG HÙNG Sinh năm: 1957 tại Sài Gòn Số CMND: 020151953 cấp ngày 10/10/2003 tại Tp. Hồ Chí Minh. Trình độ: Đại học Lý lịch tư pháp: tốt Khái quát quá trình công tác 1973-1990 Cán bộ Đoàn Thanh niên chuyên trách thuộc Đoàn ủy Học sinh Khu Sài Gòn – Gia Định 1990-1995 Giám đốc Xí nghiệp Len Sài Gòn. 1995-2003 Giám đốc Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu May Sài Gòn. 2004-đến nay Bí thư Đảng ủy Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần SX - TM May Sài Gòn Giám đốc Xí nghiệp May An Phú. Số cổ phần nắm giữ tại thời điểm chốt danh sách 19/3/2010: 207.324 Đánh giá năng lực quản lý, tầm nhìn của lãnh đạo: chủ tịch Hội đồng quản trị có kinh nghiệm và năng lực quản lý tương đối tốt, có uy tín đối với Ngân hàng. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty Họ và tên: NGUYỄN ÂN Sinh năm: 1953 tại Quảng Ngãi Số CMND: 023744173 cấp ngày 18/08/1999 tại Tp. Hồ Chí Minh. Trình độ: Đại học Lý lịch tư pháp: tốt Khái quát quá trình công tác: 1972-1976 Bí thư Đoàn phường 5, Quận Bình Hòa Bí thư Đoàn Phường 11, Quận Bình Thạnh. 1976-1993 Phó bí thư Quận đoàn quận 8 Bí thư chi bộ Quận đoàn 8 PP. KH-VT, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Liên hiệp May Thành phố. 1993-1997 Giám đốc XN may Liên doanh An nhơn - Đảng uỷ viên đảng bộ CTy. Quyền Giám đốc XNGarmex 2 1998-8/1999 Giám đốc XNGarmex 2 9/1999-2003 Phó Giám đốc CtySX - XNK May Sài Gòn kiêm Giám đốc XNGarmex 2 - Đảng uỷ viên, Bí thư chi bộ XN 2004 - nay Đảng ủy viên, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc kiêm phục trách Kế hoạch Kinh doanh, Giám đốc XN May An Nhơn Số cổ phần nắm giữ tại thời điểm chốt danh sách 19/3/2010: 150.662. Đại diện sở hữu 65.654 cổ phần của Bà Phạm Thị Ngọc Phương. Kế toán trưởng Họ và tên: NGUYỄN MINH HẰNG Sinh năm: 18/06/1977 Cư trú: 407/3 Lý Thái Tổ, Phường 9, Quận 10, TPHCM Khái quát quá trình công tác: 1999 – 2006: Nhân viên Kế toán Công ty CPSX – TM May Sài Gòn. 2007 – 02/2008: Phó Phòng Kế toán thống kê Công ty CP SX – TM May Sài Gòn. 03/2008 – 06/2009: Trưởng Phòng Kế toán thống kê Công ty. 06/2009 – nay: Kế toán Trưởng Công ty CP SX – TM May Sài Gòn. Nhận xét: Lãnh đạo công ty có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, có trình độ và năng lực điều hành tốt. Tổng giám đốc và chủ tịch Hội đồng quản trị có uy tín đối với Ngân hàng trong thời gian trước đây. 4. Phân tích SWOT: ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Thị trường Quy mô lớn mạnh: Tổng Công ty cổ phần sản xuất thương mại May Sài Gòn gồm 3 công ty con, 3 công ty liên kết. Vị trí cao trên thị trường, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt, được tổ chức Quacert cấp chứng nhận ISO 9001 – 2000 và Hiệp hội dệt may Việt Nam và Thời báo kinh tế Sài Gòn bình chọn là doanh nghiệp tiêu biểu năm 2006, khách hàng NIKE hai năm liên tục tặng cúp “NIKE QUẢN LÝ TOÀN DIỆN” 2004 – 2005. Sản phẩm, dịch vụ Ngành nghề kinh doanh đa dạng: * Sản xuất quần áo các loại; * Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; * Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc phụ tùng và các thiết bị ngành may; * Kinh doanh bất động sản; * Đầu tư và kinh doanh tài chính; * Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng: Garmex Saigon sản xuất vừa hàng dệt kim và dệt thoi. Thế mạnh của Garmex Saigon là các chủng loại hàng thể thao, vận động như fleece jacket, polo shirt, tee shirt, skiwear, beachwear,…Ngoài ra, Garmex Saigon có thể sản xuất những mặt hàng phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao. Chăm sóc KH tốt: Công ty may Sài Gòn quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, thực hiện khuyến mãi, hậu mãi, tạo những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng. Nguồn nhân lực Nhân viên được công ty đào tạo để có thể ứng dụng trang thiết bị mới vào sản xuất Lao động chủ yếu là phổ thông. Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Kênh phân phối So với các doanh nghiệp trong ngành Dệt may, hoạt động kinh doanh của Garmex Saigon Js có một số lợi thế với kênh phân phối là thị trường trung cao cấp và đã đươc uỷ quyền sản xuất sản phẩm có thương hiệu tiêu biểu là: Nike, Nautica, Haggar, JC Penny, Quechua, Champion, Elleses, Northface, Estivo, Otto, Bon – prix, Tribordv.v… để xuất khẩu sang các nước Nhật, Mỹ, Châu Âu. CƠ HỘI THÁCH THỨC Thị trường Nhu cầu xuất khẩu tăng: con số kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD/ năm, thị trường xuất khẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) về kim ngạch xuất khẩu dệt may vào hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật. • Cạnh tranh sản phẩm: Đây là thách thức lớn nhất, do có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, nên sẽ gặp phải rấtnhiều đối thủ từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh .. Năm 2008, Trung Quốc sẽ bỏ hạn ngạch dệt may, sản phẩm của “người khổng lồ” này đang tràn ngập thế giới và cả thị trường VN. Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất phát triển: công ty TNHH dệt may Thái Tuấn, công ty dệt may Thắng Lợi, công ty CP dệt may Thành Công… Hàng nhái, hàng giả ngày càng gia tăng. • Cạnh tranh giá: Tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp rắc rối hơn nữa khi giá hàng hoá tại các thị trường nhập khẩu chủ chốt như Mỹ, châu Âu cắt giảm 20%. Điều này có nghĩa là công ty may Sài Gòn sẽ gặp phải sức cạnh tranh giá gay gắt ở thị trường nước ngoài thời gian tới. • Lao động: Việc có thêm nhiều DN FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động, nguồn lao động sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn. Chính sách pháp luật • Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư công trình xử lý nước thải; • Ưu đãi cho hàng xuất khẩu: Gia nhập WTO mang lại nhiều lợi thế đó là: xuất khẩu không bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; Hàng dệt may XK vào Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%, thay cho mức thuế khoảng 10%. Môi trường chính sách chưa thuận lợi. Các văn bản pháp lý của Việt Nam đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng. Nhiều DN FDI khai lỗ trong nhiều năm nhưng hoạt động sản xuất vẫn được duy trì, thậm chí vẫn được mở rộng. Đây là một bất công lớn cho các DN trong nước, vì DNFDI còn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư. Hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn. Nhiều rào cản thương mại hơn: Các rào cản thương mại được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn. Nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu lớn hơn. Các quy định về xuất xứ của hàng hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may. Xã hội Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được phát động, đã tạo thêm thời cơ mới để phát triển thị trường dệt may trong nước đầy tiềm năng. Nhu cầu, tâm lí: + Trong nước: Tâm lý sính ngoại, ham rẻ và định kiến “chê” hàng Việt Nam nghèo về mẫu mã. + Nước ngoài: Nhu cầu hàng hóa của thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản sẽ giảm mạnh. Đặc biệt, Mỹ sẽ giảm nhập khẩu trên 15% hàng dệt may. 5. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng: Diễn biến dư nợ của khách hàng Danh sách tổ chức tín dụng đang quan hệ STT Tên TCTD/Chi nhánh TCTD Mã TCTD Ngày báo cáo 1 NH TNHH MTV ANZ – CN TP HCM 79602001 28/02/2013 2 First Commercial Bank 79630001 11/03/2013 3 NH TNHH MTV HSBC VN – CN TP HCM 79617001 26/03/2013 4 NH TMCP Ngoại thương VN – CN TP HCM 79203001 31/03/2013 Tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại Loại dư nợ VND USD Dư nợ cho vay ngắn hạn: 0 8472878 - Dư nợ đủ tiêu chuẩn 0 8472878 Tổng cộng 0 8472878 Khách hàng không có nợ xấu trong 3 năm trở lại đây. Quan hệ tín dụng của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại may Sài Gòn với ngân hàng Vietcombank Vietcombank bình chọn Garmex Saigon là Khách hàng Uy tín năm 2011 trong đợt bình chọn hàng năm của ngân hàng này. Giao dịch với Vietcombank, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 30 năm nay, Garmex Saigon được xem là khách hàng có nền tảng tài chính vững chãi. Quan hệ đối tác lâu dài và doanh số đáng kể với những khách hàng hàng đầu như Columbia Sportswear (Mỹ), Oxylane (Pháp), New Wave (Thụy Điển) và những khách hàng khác đảm bảo Garmex Saigon có nguồn ngân lưu thường xuyên với và đạt chuẩn thụ hưởng hạn mức tín dụng ưu đãi với Vietcombank. Garmex Saigon cũng có uy  tín tín dụng với những ngân hàng khác mà công ty đang giao dịch như HSBC, ANZ, Bank of Communications, First Commercial Bank. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính: Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 20010, 2011 và năm 2012, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty CP sản xuất và thương mại may Sài Gòn qua các năm như sau: KHOẢN MỤC 2012 2011 2010 2012 /2011 Số Tiền %/TTS Số Tiền %/TTS Số Tiền %/TTS Tài sản ngắn hạn Tiền và tương đương tiền 30,673 6.58 17,022 4.29 26,305 8.48 80.2 Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 310 0.1 Các khoản phải thu ngắn hạn 129,401 27.76 110,676 27.92 91,773 29.59 16.92 Hàng tồn kho 172,123 36.93 156,039 39.36 91,648 29.55 10.3 Tài sản ngắn hạn khác 7,038 1.51 4,914 1.24 5,977 1.93 43.22 Tổng TS ngắn hạn 339,235 72.79 288,651 72.81 216,012 69.66 17.52 Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn 26 0.0058 26 0.0066 26 0.0084 0 Tài sản cố định 105,948 22.73 86,238 21.75 74,135 23.91 22.86 Các khoản đầu tư TC dài hạn 17,815 3.82 18,700 4.72 18,354 5.92 -4.73 Tài sản dài hạn khác 3,047 0.65 2,730 0.69 1,574 0.51 11.61 Tổng TS dài hạn 126,835 27.21 107,784 27.19 94,089 30.34 17.68 Tổng Tài sản 466,070 100 396,435 100 310,101 100 17.57 Nợ phải trả Nợ ngắn hạn 289,010 62 232,351 58.61 175,189 56.49 24.39 Trong đó vay và nợ ngắn hạn 114,937 24,66 92,143 23,24 67,356 21.72 70.61 Nợ dài hạn 1,763 0.44 591 0.19 Tổng nợ 289,010 62 234,115 59.06 175,780 56.68 23.45 Nguồn vốn Vốn chủ sở hữu 177,060 38 162,320 40.94 134,321 43.32 9.08 Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng VCSH 177,060 38 162,320 40.94 134,321 43.32 9.08 Tổng nguồn vốn 466,070 100 396,435 100 310,101 100 17.57 1.1. Tổng tài sản và cơ cấu tài sản: Tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn và xu hướng chung cũng là tăng tỷ trọng về tài sản ngắn hạn, vì là công ty thương mại nên việc tăng tỉ trọng tài sản ngắn hạn là đún đắn. Năm 2010, tỷ trọng TS ngắn hạn là 54.49%, tới năm 2012 đã tăng lên 72.79%, về tuyệt đối tăng 123,223 triệu đồng. Tổng tài sản tăng đều qua các năm, năm 2010 là 310,101 triệu đồng tới năm 2011 là 396,435 triệu đồng và tới năm 2012 đã là 466,070 triệu đồng, điều này có được là do công ty tích cực mở rộng và phát triển sản xuất. Cơ cấu tài sản của công ty khá hợp lí phù hợp với một công ty trong lĩnh vực thương mại. 1.2. Tổng nguồn vốn và cơ cấu tổng nguồn vốn: Tương ứng với sự tăng trưởng tổng tài sản, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2012 cũng tăng mạnh. Tổng nguồn đến thời điểm 31/12/2012 là 466,070 triệu đồng, tăng 69,635 triệu đồng tương ứng mới mức tăng 17.57% so với năm 2011. Cơ cấu nguồn vốn của DN trong năm 2012 không thay đổi nhiều so với năm 2011. Công ty chủ yếu là vay nợ ngắn hạn và tỷ trọng nợ ngắn hạn càng ngày càng tăng năm 2010 là 56.49% năm 2011 là 58.61% năm 2012 là 62%.Nguồn vốn của công ty tăng là do tăng vốn chủ sở hữu và cả tăng nợ phải trả nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả (23.45%) cao hơn nhiều so với việc tăng của vốn chủ sở hữu (9.08%) điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tự chủ tài chính của công ty. Cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lí nó có khả năng tạo cho công ty tính tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh. 1.3 Vốn lưu động ròng: (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Nguồn vốn dài hạn (A) 134,912 164,083 177,060 Nợ dài hạn 591 1,763 0 Vốn chủ sở hữu 134,321 162,320 177,060 Tài sản dài hạn (B) 94,089 107,784 126,835 Vốn lưu động ròng=A-B 40,823 56,299 50,225 Mối quan hệ giữa nguồn vốn-tài sản được thể hiện qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp ổn định qua các năm: năm 2010 là 40,823 triệu đồng tới năm 2011 tăng lên 56,299 triệu đồng và tới năm 2012 giảm còn 50,225 triệu đồng. Tuy nhiên vốn lưu động ròng qua các năm đều dương thể hiện nguồn vốn dài hạn đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng điều này lại đem lại cho doanh nghiệp khoản chi phí rất lớn nên doanh nghiệp cần xem xét giảm bớt vốn lưu động ròng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động ròng của Doanh nghiệp có giá trị dương và dương rất lớn, doanh nghiệp có khả năng cân đối nguồn vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Đứng trên giác độ của ngân hàng thì điều này là rất tốt vì nó thể hiện cơ cấu nguồn vốn rất an toàn. 2. Phân tích cơ cấu và chất lượng các khoản mục tài sản: 2.1. Tiền và các khoản tương đương tiền: Đến năm 2012 giá trị khoản tiền và tương đương tiền là 30,673 triệu đồng tăng 80.2% so với năm 2011 điều này giúp doanh nghiệp cải thiện đáng kể khả năng thanh khoản cũng như thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên doanh nghiệp cần xem xét sự đánh đổi giữa lợi nhuận và sự an toàn để duy trì số lượng tiền mặt một cách hợp lí hơn. 2.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Năm 2010 doanh nghiệp có đầu tư tài chính ngắn hạn là 310 triệu đồng tuy nhiên đến năm 2011,2012 thì doanh nghiệp đã không đầu tư tài chính ngắn hạn điều này là do hiệu quả của việc đầu tư không cao. 2.3. Các khoản phải thu: Tới năm 2012 các khoản phải thu của doanh nghiệp là 129,401 triệu đồng tăng 16.92% so với năm 2011. Các khoản phải thu tăng đều qua các năm nhưng tỉ trọng của nó với tổng tài sản thì lại ổn định (2012 là 27.76% năm 2011 là 27.92%) như vậy sự tăng trưởng các khoản phải thu không phải do sự gia tăng của các khoản phải thu khó đòi mà là do sự tăng trưởng việc mở rộng bán hàng hoá. 2.4. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm 1 tỉ trọng khá lớn trong tổng tài sản 36.93% năm 2012 và năm 2011 là 39.36% điều này là do doanh nghiệp này là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên hàng tồn kho chiếm 1 tỉ trọng rất lớn. Với sự ổn định của hàng tồn kho thì cũng không phải quá lo lắng về việc dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp khi mà công ty có chính sách tích trữ hàng tồn kho để đề phòng sự thay đổi của giá nguyên vật liệu, nhằm tránh rủi ro cho công ty. 2.5. Tài sản cố định: Tài sản cố định năm 2012 là 105,948 triệu đồng tăng 22.86% so với năm 2011 chứng tỏ doanh nghiệp đang tích cực đẩy mạnh việc đầu tư vào máy móc thiết bị cũng như nhà xưởng nhằm đem lại sự phát triển ổn định cho công ty. Việc đầu tư cho tài sản cố định của công ty nên cần chú ý hơn khi mà việc tăng doanh thu rất nhanh điều này sẽ làm công ty gặp khó khăn trong việc sản xuất, công ty nên xem xét việc tăng tài sản cố định so với việc tăng doanh thu để việc sản xuất không bị gián đoạn. 2.6. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2012 là 17,815 triệu đồng giảm 4.73% so với năm 2011 đây không là ngành kinh doanh chính của công ty nên việc đầu tư tài chính dài hạn của công ty cũng đem lại lợi nhuận cho công ty trong lúc giai đoạn có vốn nhàn rỗi. 3. Phân tích cơ cấu và chất lượng các khoản mục trong nguồn vốn: Nguồn vốn năm 2012 là 466,070 triệu đồng tăng 17.57% so với năm 2011 trong đó tỉ trọng nợ ngắn hạn 62%, nguồn vốn chủ sở hữu là 38%. 3.1. Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của công ty gồm nhiều khoản mục trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là vay và nợ ngắn hạn sau đó là phải trả người bán, vay và nợ ngắn hạn tăng trong khi phải trả người bán giảm. Nợ ngắn hạn năm 2012 là 289,010 triệu đồng tăng 24.39% so với năm 2010 việc tăng nợ ngắn hạn chủ yếu là để đảm bảo việc mở rộng kinh doanh sản xuất của công ty. 3.2. Nợ dài hạn: Năm 2012 doanh nghiệp không còn nợ dài hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang chuyển sang vay ngắn hạn với chi phí vay vốn thấp hơn, và đây cũng là điều cho thấy nhà lãnh đạo công ty đang rất nhạy bén với thị trường tài chính hiện tại khi mà lãi suất cho vay càng ngày càng giảm nên việc vay dài hạn không còn phù hợp với thị trường bây giờ. Đây là chính sách đúng đắn của công ty. 3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm, năm 2012 là 177,060 triệu đồng, tăng 9.08% so với năm 2011. Sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu có được là do công ty làm ăn hiệu quả lợi nhuận liên tục tăng qua các năm từ đó lợi nhuận để lại làm tăng vốn chủ sở hữu cũng tăng. Nhận xét: Cơ cấu nguồn vốn – tài sản của Công ty tương đối hợp lý, với quy mô hiện tại, Công ty vẫn có khả năng đảm bảo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án, công ty cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính để đảm bảo nguồn cho sự tăng trưởng về quy mô hoạt động. 4. Về kết quả hoạt động kinh doanh: KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,058,994 865,687 613,883 Giá vốn hàng bán 890,011 682,336 488,360 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 168,983 183,350 125,523 Doanh thu hoạt động tài chính 17,761 20,388 16,287 Chi phí tài chính 9,862 16,605 10,732 Chi phí bán hàng 17,244 18,254 15,329 Chi phí quản lý doanh nghiệp 102,073 118,031 76,651 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 57,566 50,849 39,098 Lợi nhuận khác 3,906 1,668 959 Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 61,471 52,516 40,057 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 51,771 43,011 34,953 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ 51,771 43,011 34,953 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNÐ) 5,870 4,871 3,943 Doanh thu của doanh nghiệp tăng đều qua các năm và sự tăng trưởng của doanh thu đạt tốc độ rất cao khoảng 22.3%/năm. Năm 2012 doanh thu đạt 1,058,994 triệu đồng tăng 22.33% so với năm 2011 và đạt 120.08% kế hoạch của năm. Có được điều này là do công ty đã dự báo được tình hình kinh tế và xây dựng các giải pháp linh hoạt, ứng xử kịp thời nên đã đạt được kết quả tốt như vậy. Ngoài ra cũng phải nói đến công tác quản lí chi phí công ty làm khá tốt. Bảng tỉ lệ chi phí trên doanh thu: (Đơn vị: Triệu đồng) 2012 2011 2010 Doanh thu 100 100 100 Chi phí tài chính 0.85 1.92 2.2 Chi phí bán hàng 1.63 2.1 2.5 Chi phí quản lí doanh nghiệp 9.64 13.63 12.49 Trong các chi phí của công ty thì chi phí quản lí doanh nghiệp là lớn nhất, như năm 2012 là 9.64% trong khi đó năm 2011 tỉ lệ đó lên tới 13.63%. Đây cũng là điều bất hợp lí trong việc quản lí chi phí của công ty khi mà năm 2012 chi phí quản lí doanh nghiệp cao hơn gấp 6 lần so với chi phí bán hàng. Công ty cần xem xét cơ cấu lại chi phí cho hợp lí để việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Chi phí quản lí doanh nghiệp lại tăng đều qua các năm điều này là do quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Chi phí bán hàng của doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011 (giảm 1010 triệu đồng) và tỉ lệ của nó trên doanh thu cũng giảm, năm 2011 là 2.1% tới năm 2012 chỉ còn 1.63% là do công ty chủ yếu cung cấp các hàng hoá theo hợp đồng từ đó làm giảm được các chi phí bán hàng một cách đáng kể. Chi phí tài chính giảm bởi vì công ty nhận thấy tình hình tài chính của thị trường không được khả quan, đã rút bớt đầu tư khỏi thị trường. Tuy chi phí tài chính giảm nhanh nhưng chi phí lãi vay lại tăng, năm 2012 tăng 1213 triệu đồng so với năm 2011, về tương đối tăng 19.41%, điều này cũng là tín hiệu đáng lo ngại vì công ty đang ngày càng phụ thuộc nguồn vốn vào các ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều qua các năm, về tuyệt đối lợi nhuận năm 2012 tăng 34,647 triệu đồng so với năm 2008, về tương đối tăng 375%, một con số mà rất nhiều doanh nghiệp mong muốn. Nhận xét: Công ty đang làm rất tốt công tác quản lí làm cho doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tăng liên tục qua các năm. Nhưng công ty cũng cần chú ý tỉ lệ giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp khi mà thị trường trong nước công ty chưa khai thác triệt để đây là điều lãng phí đối với công ty. 5. Về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp: Năm 2012 2011 2010 2009 2008 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 73% 73% 70% 57% 50% Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 27% 27% 30% 43% 50% Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 62% 59% 57% 42% 39% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 38% 41% 43% 58% 61% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 163% 144% 131% 73% 65% Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của công ty cho thấy: Tỷ trọng TSNH của DN liên tục tăng từ năm 2008 ( trong đó đóng góp phần lớn sự tăng trưởng của ty trọng TSNH trong DN qua các năm là sự gia tăng mạnh mẽ của hàng tồn kho qua các năm ), tỷ trọng của TSDH có xu hướng giảm mạnh từ năm 2008 là 50% đến năm 2012 chỉ còn 27%, trong khi xét về số tuyệt đối giá trị TSDH của DN vẫn liên tục tăng từ năm 2009. (Việc năm 2009 TSDH giảm do DN thanh lý một số máy móc, phương tiện vận tải đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, và chuyển giao một số máy móc thiết bị cho công ty con trị giá hơn 2 tỷ đồng). Từ năm 2008 công ty vẫn luôn chú trọng đẩy mạnh việc xây dựng nhà cửa, kiến trúc, mua sắm máy móc thiết bị và đây là thành phần gia tăng chủ yếu trong tỷ trọng tăng TSDH của DN Năm 2012 2011 2010 2009 2008 Giá trị TSDH (trđ) 126.835 107.784 94.089 90.977 93.279 Đi sâu vào tình hình TS của công ty ta thấy Phải thu ngắn hạn của DN liên tục tăng góp phần không nhỏ vào việc liên tục tăng DTT của DN từ năm 2008, đây có thể là một trong những chiến lược bán hàng của DN. HTK các năm 2010 và 2011 tăng rất mạnh, cùng với doanh thu năm 2010 tăng gần 2 lần so với năm 2009, và năm 2011 tăng 1,41 lần so với năm 2010 cho thấy chiến lược tích trữ hàng hóa đúng đắn của DN. Công ty duy trì rất ít vốn của mình vào các loại TSNH khác qua các năm. Trong TSDH chủ yếu là các TSCĐ (liên tục trên 78% tính từ năm 2008). DN ngày càng sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính Năm 2012 2011 2010 2009 Chênh lệch đòn bẩy tài chính 104.892 58.334 87.063 15.485 Tốc độ tăng đòn bẩy TC 23,35% 33,19% 98,15% 21,15% Chênh lệch DTT 193.307 251.804 259.890 (70.298) Tốc độ tăng của DTT 22,3% 41% 73,4% -16% Chênh lệch LN thuần từ HĐKD 6.717 11.750 (3.042) 29.844 Tốc độ tăng LNT từ HĐKD 15% 30,1% -7,2% 242,71% Năm 2009 DN sử dụng ít đòn bẩy tài chính, kinh doanh chủ yêu bằng VCSH khiến chi phí tài chính của DN năm này giảm mạnh, tuy DTT giảm, nhưng lợi nhuận lại tăng mạnh nhất trong 5 năm (tăng gần 30 tỷ đồng), đồng thời doanh thu tài chính của DN lai có mức cao kỷ lục trong 5 năm 26,27 tỷ đồng. Đây là động lực khiến năm 2010 DN vay vốn tràn lan (tăng thêm hơn 87 tỷ so với năm 2009), do quản lý nguồn vốn vay chưa hiệu quả nên CPTC, chi phí quản lý doanh nghiệp, Giá vốn hàng bán tăng cao đến mức giảm lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Trong cơ cấu nợ, chủ yếu là nợ ngắn hạn (liên tục trên 99% tổng số nợ) DN vay nợ nhiều nhưng DTT luôn tăng một lượng nhiều hơn tổng giá trị nợ vay thêm, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh sau khi đã trừ đi phần lãi phải trả dương trong 2 năm gần đây cho thấy việc vay nợ đang được DN kiểm soát và sử dụng tốt và mang lại hiệu quả cho DN Tỷ trọng VCSH của công ty liên tục giảm cho thấy công ty đang kinh doanh quá nhiều dựa vào nguồn tài chính bên ngoài. Đi sâu vào phân tích ta thấy: về lượng VCSH liên tục tăng qua các năm giai đoạn 2009-2012 mặc dù vốn đầu tư của CSH không thay đổi (giữ nguyên ở con số hơn 88 tỷ) việc VCSH tăng chủ yếu do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Điều này thể hiện 1 tín hiệu tốt cho DN khi việc kinh doanh luôn mang lại lợi nhuận cho cổ đông. Đặc biệt công ty luôn mang lại chỉ số: lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu cao hơn hoặc bằng các DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may hoặc hoạt động gần tương tự trên thị trường ( như công ty may Phú Thịnh- Nhà bè, Công ty thương mại dịch vụ Bến Thành…) Với quy mô vốn đầu tư của CSH không thay đổi, DN luôn đạt tủ lệ tăng DTT cao và tỷ lệ tăng LNT từ HĐKD cao. Gắn với hoạt động của DN chủ yếu sản xuất kinh doanh hàng dệt may, và buôn bán, kinh doanh thương mại thêm một số mặt hàng khác, đồng thời DN luôn chú trọng vào việc tăng TSDH để tăng năng lực sản xuất (thể hiện ở việc TSDH tăng hơn 123,5 tỷ đồng sau 4 năm, luồng tiền thuần từ hoạt động đầu từ luôn âm lớn từ năm 2008 đến 2012). cho thấy việc vay từ bên ngoài vẫn trong tầm kiểm soát và phục vụ cho SXKD của DN. 6. Các chỉ tiêu thanh toán: Năm 2012 2011 2010 2009 2008 Thanh toán nợ ngắn hạn 117% 124% 123% 136% 127% Thanh toán nhanh 58% 57% 71% 74% 66% Thanh toán tức thời 11% 7% 15% 30% 25% Ta thấy công ty có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ của mình trong ngắn hạn Cơ cấu tài sản của công ty khá an toàn khi công ty có chỉ số khả năng thanh toán nhanh liên tục trên 57%, khả năng thanh toán tức thì đã có thời điểm ở mức 30%, hiện tại năm 2012 công ty đang duy trì ở mức lần lượt là 58% và 11%. So với 1 công ty sản xuất hàng dệt may như : công ty CP may Phú Thịnh, Công ty CP may nhà bè…. Thì các chỉ số khả năng thanh toán của công ty cao hơn hẳn So với 1 DN thương mại hoạt động KD TM đa ngành tương tự như: công ty CP thương mại Bến Thành, hay một số DN có hoạt động trong lĩnh vực dệt may nhưng lĩnh vực dệt may ko phải là hoạt động kinh doanh chính thì các chỉ số của DN thấp hơn đôi chút Các chỉ số có xu hướng giảm từ năm 2009 và được cải thiện trong năm 2012 Năm 2011 khả năng thanh toán tức thì của công ty đột nhiên giảm mạnh do khoản tiền mặt của DN giảm mạnh vì công ty đi vay ít hơn nên dùng tiền mặt và tiền gửi NH để thanh toán tiền mua hàng. Đồng thời, năm này công ty chuyển đổi 3100 trái phiếu ngắn hạn thành cổ phiếu và được phân loại vào khoản mục đầu tư dài hạn trên BCTC. Nhận xét: Đối với 1 công ty thương mại hoạt động chủ yếu trong ngành dệt may như công ty, có hoạt động KD khá ổn định qua các năm, đồng thời so sánh với các chỉ số của các công ty hoạt động tương tự, chúng tôi thấy các chỉ số khả năng thanh toán của công ty ở mức chấp nhận được, công ty vững vàng trước việc quản lý nợ và biến động của ngành. 7. Các chỉ tiêu thể hiện khả năng hoạt động: Năm 2012 2011 2010 2009 Vòng quay Tổng tài sản 246% 245% 236% 178% Vòng quay TSNH 337% 343% 365% 333% Vòng quay VCSH 624% 584% 479% 301% Vòng quay Hàng tồn kho 5.42 5.51 6.69 5.51 Vòng quay các KPThu 8.83 8.55 9.4 11.55 Các chỉ số về khả năng hoạt động của công ty rất tốt. Vòng quay tổng TS: liên tục tăng từ năm 2009 mặc dù năm 2009 tổng TS là 210.928 triệu đồng nhưng Vq tổng TS là 178%, năm 2012 tổng TS là 465.842 triệu đồng nhưng vòng quay tổng TS là 246%. Vòng quay TSNH liên tục ở mức cao (trên 333%) Vòng quay VCSH rất cao và có xu hướng tăng mạnh mẽ từ năm 2009, cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may (như Nhà Bè, May 10) và công ty TM bến Thành (thường dưới 200%). So với các DN hoạt động sản xuất hay kinh doanh tương tự DN sử dụng TS và VCSH để tạo ra DT hiệu quả hơn nhiều. Đặc biệt DN ngày càng sử dụng hiệu quả nguồn VCSH của mình trong quá trình sản xuất, kinh doanh TM. Vòng quay HTK của DN tuy vẫn ở mức cao nhưng đang có xu hướng giảm cho thấy việc kinh doanh của DN đang có dấu hiệu chậm lại: Năm 2012 2011 2010 2009 Tốc độ tăng GVHB 1.304 1.40 1.79 0.874 Tốc độ tăng HTK bình quân 1.323 1.7 1.47 1.35 Tốc độ tăng DTT 1.22 1.41 1.73 0.834 Tốc độ tăng Phải thu BQ 1.19 1.55 2.13 1.01 Thể hiện ở tốc độ tăng GVHB liên tục giảm, đồng thời DN giảm tốc độ tăng dự trữ HTK so với các năm trước. Năm 2012, Tuy DN đã giảm mạnh tỷ lệ tăng dự trữ HTK để tăng chỉ số vòng quay HTK, nhưng do GVHB tăng yếu nên chỉ số này vẫn giảm so với năm 2011 Tuy tốc độ tiêu thụ hàng hóa của DN giảm sút liên tục, nhưng năm sau vẫn tăng so với năm trước tính từ năm 2010. Điều này cũng phù hợp trong điều kiện NKT suy thoái như hiện nay. Việc vòng quay các KPT của DN tăng trong giai đoạn 2011-2012 cho thấy DN thận trọng hơn trong CS tín dụng bán hàng của mình trong ĐK nền kinh tế suy thoái, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ hàng hóa của DN. Mặc dù CSTD thắt chặt nhưng tốc độ tăng của DTT vẫn lớn hơn tốc độ tăng của KPT cho thấy hàng hóa của DN vẫn được bạn hàng tin cậy và tiêu thụ tốt ngay cả trong ĐK bán chịu ít đi. Nhận xét: Các chỉ số thể hiện khả năng hoạt động của DN cho thấy việc sản xuất, sử dụng vốn của DN vẫn tốt, tuy tốc độ tiêu thụ sản phẩm có giảm nhưng chủ yếu trong những năm gần đây nhưng chủ yếu do tác động của TT, DN cũng đang thay đổi chính sách về dự trữ cũng như CS bán hàng phù hợp với ĐK hiện thời. 8. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: Năm 2012 2011 2010 2009 LNST/DTT (ROS) 5% 5% 6% 10% LNST/ Tổng TS (ROA) 12.01% 12.2% 13.34% 17.6% LNST/VCSH (ROE) 31% 29% 27% 30% Ta có: ROE = ROA.FL = ROS.Hsd ts.FL Thông qua việc phân tích Dupont, ta thấy qua các năm thì ROS và ROA chỉ có thay đổi nhỏ theo xu hướng giảm, trong khi tỷ số ROE liên tục tăng và ở mức cao trên 27% cho thấy việc tăng ROE do sự tăng mạnh FL chứ không phải ROE liên tục rất cao là do thành tích của DN. So với các doanh nghiệp có hoạt động tương tự (như Công ty TM bến Thành) và DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may (công ty may Phú Thịnh - Nhà Bè, công ty dệt may đầu tư thương mại Thành Công…) thì chỉ số ROS tuy có thấp hơn nhưng chỉ số ROA cao hơn và ROE lại cao hơn hẳn (trên 1,5 lần). Nhận xét: Mặc dù khả năng tạo DT từ đồng vốn nhưng ROS của công ty thấp do khoản trả lãi vay ngắn hạn lớn, công ty vẫn duy trì được ROA ổn định và cao hơn một số DN hoạt động tương tự trên thị trường, việc ROE rất cao ở đây có thể do công ty đang muốn tạo hình ảnh đẹp của công ty trước cổ đông và nhà đầu tư cổ phiếu, rất có thể với quy mô và khả năng phát triển như hiện nay công ty sẽ tăng vốn của cổ đông trong tương lai 9. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Đơn vị: Triệu Đồng Năm 2012 2011 2010 2009 2008 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 21.095 25.245 (21.058) 11.487 6.839 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (31.296) (20.948) (14.695) (13.505) (26.281) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 23.847 (18.513) 33.415 7.513 (3.636) Nhận xét: luồng tiền vào của công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và họat động tài chính. Trong giai đoạn này duy nhất có năm 2010 là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là âm lớn mặc dù lợi nhuận ròng của công ty vẫn tăng nhẹ so với năm 2009. Điều này được giải thích do các khoản phải thu của DN tăng mạnh chiếm tới hơn 8.7% tổng DTT, và tăng 236,7% so với năm 2009, đồng thời trong cơ cấu khoản phải thu thì phải thu từ các khách hàng trong nước giảm, nhưng phải thu từ các khách hàng cũ nước ngoài lại tăng mạnh (đặc biệt từ các đối tác quen thuộc của DN như: Promiles S.N.C, New Wave Group SA, Columbia Sportswear Company), cho thấy để giữ bạn hàng, tháo gỡ khó khăn cho công ty và bạn hàng công ty đã áp dụng chính sách bán hàng nới lỏng hơn cho bạn hàng tháo gỡ khó khăn cho bạn hàng trong cuộc chạy đua lãi suất huy động của NH và khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy vậy lưu chuyển tiền thuần ngay trong năm 2011 lại dương và đạt giá trị lớn nhất trong 5 năm trong khi tổng DT và lợi nhuận ròng đều tăng mạnh trong năm này, cho thấy hoạt động thu nợ cũ và bán hàng của DN khá tốt, xu thế này tiếp tục được duy trì trong năm 2012. Công ty đầu tư khá nhiều và liên tục tăng qua các năm, việc đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn để tăng cường cơ sở vật chất (mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác) qua các năm, đây là nguyên nhân khiên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư liên tục âm lớn các năm. Hầu hết tiền thu được từ hoạt động kinh doanh đều được công ty sử dụng cho hoạt động đầu tư, ngoài ra công ty còn vay DH thêm từ bên ngoài. Điều này giúp cải thiện đáng kể năng lực sản xuất của DN. Luồng tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty tuy có năm âm, năm dương nhưng thường dương, giá trị dương thường lớn và được lấy từ nguồn vay NH và DH bên ngoài công ty vay ngắn hạn ròng khá nhiều và thường xuyên từ 3 NH chính là NH Ngoại thương VN, HSBC, ANZ. Luồng tiền này một phần được DN sử dụng cho hoạt động đầu tư và kinh doanh, môt phần dùng để trả cổ tức. Gắn với hoạt động kinh doanh bán hàng của DN: với DT bán sản phẩm tăng đều, giá trị lợi nhuận liên tục tăng cùng với công ty mới thành lập từ năm 2004, đang trong giai đoạn xây dựng, mở rồng quá trình sản xuất nên việc vay nợ nhiều từ bên ngoài vẫn chưa đáng lo ngại. V. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN VAY VỐN VÀ NGUỒN TRẢ NỢ: 1. Giới thiệu về phương án: Công ty CP sản xuất thương mại may SG có nhu cầu vay để thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng cho nhà nhập khẩu New Wave (Thụy Điển) theo hợp đồng ngoại thương số PP-120820-1 giữa Công ty cổ phần may Sài Gòn và New Wave Co.Ltd. Tổng giá trị hợp đồng là 132.600 USD. Thời gian giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương là 15/8/2013. Bên nhập khẩu ứng trước tiền hàng là 32600 USD và số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao hàng 2 tháng. Để thực hiện hợp đồng, công ty cần thực hiện những khoản chi phí sau: Chi phí mua nguyên vật liệu Chi phí trả công lao động Chi phí khác (chi phí lãi vay, chi phí điện nước…) Công ty sẽ ký hợp đồng nhập khẩu vải chính và vải lót với nhà cung cấp là Huge Bambo Co.Ltd vào ngày 15/04/2013 với điều khoản thanh toán sau 1 tháng. 1.1. Đối tượng vay vốn: Vay vốn để thực hiện hợp đồng xuất khẩu với New Wave Co.Ltd 1.2. Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ có năng lực cao, am hiểu thị trường với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, cùng với đó là đội ngũ 3000 lao động được đào tạo bài bản có tay nghề, có khả năng đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn. 1.3. Thị trường: GMC là một trong những doanh nghiệp dệt may xuất khẩu hàng đầu của TPHCM và cả nước, 100% đơn hàng sản xuất, xuất khẩu theo phương thước FOB với thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ và Nhật Bản với các khách hàng là Decathlon (Pháp), New Wave (Thụy Điển) và Columbia (Mỹ)... GMC là nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm may mặc, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật cao của các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới. Hiện tại, GMC đang thực hiện nhiều đơn hàng sản xuất các sản phẩm cơ bản (casual wear) nam, nữ phục vụ cho giới trẻ từ 14 đến 35 tuổi, như áo sơ mi, Polo shirt, T-shirt, áo jacket, quần short, quần kaki, quần jean… 2. Thẩm định thị trường của phương án: 2.1. Thị trường đầu vào: Các nhà cung cấp của Công ty là các đối tác có quan hệ lâu năm, có kinh nghiệm, uy tín, trình độ công nghệ và tiềm lực tài chính đủ khả năng cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Một số nhà cung cấp chủ yếu như sau: Danh sách các nhà cung cấp chủ yếu của Công ty Stt Tên nhà cung cấp Loại nguyên liệu 1 TiongLiong (Chung Lương) Fleece / Knit - Vải chính, vải lót 2 Formosa Taffeta C32VN Woven - Vải chính, vải lót 3 Pepwing International Corp Woven / Knit - Vải chính 4 S.Y. ViNa Co. LTD Woven - Vải chính 5 T.M. Textile Woven / Knit - Vải chính 6 Huge Bamboo Fleece/ Knit - Vải chính, vải lót 7 Cty Dệt Tân Á Knit - Vải lót 8 Everest Textile Woven - Vải chính 9 Kevin Develop Fleece -Vải chính 10 Phước Long Woven - Vải lót Nhận xét:Các nhà cung cấp Huge Bamboo là đối tác thường xuyên của công ty, Cổ phần Sản xuất Thương mại may Sài Gòn (Garmex Saigon JS) đã phát sinh nhiều giao dịch với công ty 2.2. Thị trường đầu ra Hoạt động kinh doanh của Garmex Saigon JSC có một số lợi thế với kênh phân phối là thị trường trung cao cấp và đã đươc uỷ quyền sản xuất sản phẩm có thương hiệu tiêu biểu để xuất khẩu sang các nước Châu Âu Công ty đã xây dựng bộ máy để chuyển đổi phương thức kinh doanh phù hợp tập quán các công ty xuyên quốc gia là “Mua nguyên liệu – bán thành phẩm”. Công ty xác định kênh phân phối là thị trường trung cao cấp và đã đươc uỷ quyền sản xuất sản phẩm có thương hiệu tiêu biểu là: Nike, Nautica, Haggar, JC Penny, Quechua, Champion, Elleses, North, Estivo, Otto, Bon – prix, Tribord. Hàng hóa dự kiến sẽ bán cho công ty New Wave (Thụy Điển) Nhận xét: đối tác đầu ra New Wave là đối tác truyền thống, có uy tín trong thanh toán. 3. Phân tích tài chính và hiệu quả của phương án: 3.1. Xác định doanh thu thu được từ hợp đồng xuất khẩu (đã quy đổi ra VNĐ ): Dựa trên hợp đồng xuất khẩu với công ty New Wave, dự kiến các sản phẩm sẽ được bán với số lượng như sau: Đơn vị: nghìn đồng STT Tên mặt hàng Số lượng (cái) Giá bán (USD) Thành tiền (USD ) 1 100% brushed polyester pullover 800 22 17.600 2 100% polyester pollar fleece quilted jacket 1000 30 30.000 3 JK 100% polyester polo shirt 2000 18 36.000 4 100% nilon windbreaker 800 35 28.000 5 100% nilon junior ski pants 500 20 1.000 6 100% cotton twill casual pants 800 25 20.000 7 Tổng DT chưa thuế 132.600 8 Tổng DT sau thuế 132.600 Sản phẩm dệt may của công ty là sản phẩm xuất khẩu nên không chịu thuế giá trị gia tăng. 3.2. Chi phí: Nội dung Số lượng Đơn giá (USD) Giá trị (USD) Chi phí nguyên vật liệu và năng lượng - Vải chính - Vải lót - Nguyên vật liệu phụ - 15000 - 10000 3.2 1.1 48.000 11.000 9000 Chi phí điện nước ( Quy đổi ra USD) 3.750 Trị giá chưa thuế 71.750 VAT đầu vào 10% 7.175 Trị giá đã có thuế 78.925 Chi phí trả công lao động (Quy đổi ra USD) 25750 Chi phí lãi vay (dự kiến) 2500 Tổng 107.175 3.3. Tính toán lợi nhuận: Nội dung Giá trị ( USD) Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí 25.425 Thuế TNDN = 25% * LNTT 6.356,25 Lợi nhuận sau thuế 19.068,75 Tỷ suất Lợi nhuận / Doanh thu 14,38 % Nhận xét : Phương án có hiệu quả về mặt kinh tế ( ROS = 14,38 % >0 ) 3.4. Tính toán tỷ lệ mức sinh lời: EBIT = Lợi nhuận trước thuế và lãi = 25425 + 2500 = 27.925 USD Tỷ lệ mức sinh lời dự tính trong 5 tháng = EBIT/Tổng vốn đầu tư = 27925/(107175– 2500) = 26,68 % Tỷ lệ mức sinh lời trong 1 tháng = 28,68%/5 = 5,34 % 4. Kế hoạch vay vốn lưu động: 4.1. Mức vay: Tổng nhu cầu vốn: 107.175 USD (Tổng chi phí để thực hiện hợp đồng xuất khẩu) Vốn tự có tham gia vào dự án: 62.175 USD Vốn vay ngân hàng: 45.000 USD 4.2. Thời hạn vay: 5 tháng Điều khoản giao hàng và thanh toán Thời gian giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng là 16/8/2013 Bên nhập khẩu ứng trước tiền hàng là 32.600 USD và số tiền còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao hàng 2 tháng. Thời gian mua nguyên vật liệu: Công ty ký hợp đồng mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp ngày 15/04/2013 với điều khoản thanh toán sau 1 tháng. Thời gian luân chuyển vốn: 5 tháng 5. Đánh giá PAKD và vay vốn: Đây là lĩnh vực kinh doanh chính của khách hàng, khách hàng có kinh nghiệm và năng lực thực hiện hợp đồng xuất khẩu này. Ngân hàng đã tài trợ nhiều phương án tương tự của khách hàng Công ty cố phần sản xuất thương mại May Sài Gòn. Nhà cung cấp có quan hệ lâu năm, có kinh nghiệm, uy tín, có trình độ công nghệ và tiềm lực tài chính. Bên nhập khẩu là khách hàng truyền thống, có giao dịch thường xuyên và có uy tín. Phương án kinh doanh có hiệu quả Việc vay vốn của khách hàng phù hợp với nội dung phê duyệt 6. Đánh giá về rủi ro của phương án và biện pháp phòng ngừa: Rủi ro về cơ chế chính sách : Chính sách của nhà nước liên tục thay đổi cùng với đó là sự thay đổi trong chính sách điều hành tỉ giá cũng như các chính sách về thuế quan sẽ tác động mạnh tới việc xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty công ty cần có biện pháp bảo đảm an toàn. Rủi ro về biến động giá cả : Thị trường các yếu tố đầu vào luôn có biến động giá các loại nguyên vật liệu đều thay đổi, bên cạnh đó thì giá cả các sản phẩm đầu ra cũng liên tục thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Mặt khác trong thanh toán còn gặp rủi ro tỉ giá công ty cần tham khảo sự biến động của tỷ giá để có các biện pháp phỏng ngừa như kí các hợp đồng mua bán kì hạn ngoại tệ hay có thể kí cam kết thay đổi giá cả trên hợp đồng theo biến động của tỉ giá. Rủi ro về khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm của dự án : Dự án sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm khi mà hàng dệt may Trung Quốc đang tràn ngập thị trường với lợi thế về giá cả công ty cần xem xét kĩ lưỡng hợp đồng trước khi thực hiện nó. Cần kí cam kết trách nhiệm đối với cả 2 bên khi tham gia hợp đồng. VI. Biện pháp bảo đảm tiền vay: Các tài sản này là tài sản của công ty và cá nhân Chủ tịch Hội đồng quản trị thế chấp cho khoản vay thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện dự án của Ban lãnh đạo Công ty. STT Tên tài sản Đặc điểm Số lượng Đăng ký xe 1 Xe ôtô con 8 chỗ, nhãn hiệu TOYOTA Màu sơn: Ghi-Bạc Số khung: 079213390 Số máy: 6379476 BKS số: 29Z-2230 01 11505 do Phòng CSGT TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 26/6/2012 2 Xe ôtô tải k/mui phủ, 3 chỗ, nhãn hiệu HUYNDAI Màu sơn: Xanh Số khung: 6T003293 Số máy: D4B6367094 BKS số: 30H-2927 01 054023 do Phòng CSGT TP TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 10/1/2012 3 Xe ôtô tải k/mui phủ,3 chỗ, nhãn hiệu HUYNDAI Màu sơn: Xanh Số khung: 002369 Số máy: D1790949 BKS số: 29I-2526 01 054061 do Phòng CSGT TP TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 20/4/2011 4 Xe ôtô, 3 chỗ, nhãn hiệu Cửu Long Màu sơn: Trắng Số khung: 000077 Số máy: 04029886 BKS số: 30F-5455 01 02262 do Phòng CSGT TP TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 12/11/2012 Tổng số 04 Giá trị định giá : 1.200 triệu đồng Thời gian thế chấp: 5 tháng kể từ khi đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho đến khi bên vay/bên thế chấp trả hết nợ (cả gốc và lãi) cho ngân hàng. Tài sản khi đã được thế chấp/cầm cố với ngân hàng sẽ không được sử dụng thế chấp/cầm cố hoặc bảo lãnh với bất cứ ngân hàng hoặc tổ chức cá nhân khác. VII. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG: Theo kết quả xếp loại của hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn được xếp loại A. Chính sách khách hàng đối với công ty là chính sách dành cho khách hàng xếp hạng A. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có công văn số 296/CV-QHKHDN3 ngày 24/04/2013 v/v Phê duyệt chủ trương tài trợ vốn đối với Dự án vay thanh toán hợp đồng nhập khẩu với công ty New Wave (Thụy Điển) của công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn. VIII. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT CỦA PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG: Qua phân tích về tình hình khách hàng vay vốn và phương án vay vốn, Phòng Quan hệ khách hàng nhận thấy: Công ty cổ phần cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn là khách hàng có năng lực tài chính tương đối tốt, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng. Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty được xếp hạng A. Phương án vay để tài trợ việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu mang lại hiệu quả cho công ty và đã được Ngân hàng Ngoại thương phê duyệt chủ trương tài trợ vốn đối với Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn. Công ty có thiện chí bổ sung tài sản đảm bảo của ban lãnh đạo và các tài sản bảo đảm khác thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện dự án của Ban lãnh đạo. Trên cơ sở thẩm định tình hình tài chính, phương án vay vốn và các điều kiện tín dụng, Phòng Quan hệ Khách hàng đề xuất Giám đốc Vietcombank TP Hồ Chí Minh phê duyết cấp tín dụng cho công ty với nội dung sau: Doanh số cho vay tối đa: 45.000 USD. Trong đó, dư nợ tối đa mọi thời điểm không vượt quá 45.000 USD. Mục đích: cho vay ngắn hạn bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời bổ sung vào dòng tiền của công ty để thực hiện dự án xuất khẩu với công ty New Wave. Thời hạn cho vay: 5 tháng. Nguồn trả nợ: Toàn bộ doanh thu của dự án và nguồn thu hợp pháp khác. Chính sách lãi suất, phí: theo quy định của chi nhánh Vietcombank TP Hồ Chí Minh cho khoản vay là 4,5%/1 năm Chính sách tài sản bảo đảm: Yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tối đa tài sản bảo đảm, đảm bảo tỷ lệ tài sản tính trên dư nợ cho vay tuân thủ đúng chính sách khách hàng của VCB. Tài sản bảo đảm hiện tại: theo mục VI nêu trên Phương pháp quản lý tín dụng: Yêu cầu doanh nghiệp cam kết: toàn bộ nguồn thu từ tiền thanh toán hợp đồng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Công ty cổ phần cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn tại Chi nhánh VCB TP Hồ Chí Minh. Trường hợp bên mua thanh toán bằng tiền mặt, công ty cam kết sẽ nộp toàn bộ số tiền mặt đó vào tài khoản của công ty tại Chi nhánh VCB TP Hồ Chí Minh để đảm bảo trả nợ khoản vay; Công ty cổ phần cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn cam kết trong trường hợp nguồn tiền thu từ việc thanh toán hợp đồng sớm hơn so với dự kiến, công ty sẽ thực hiện trả nợ trước hạn cho Ngân hàng. Đồng thời, nếu các nguồn thu trên không đủ trả nợ ngân hàng, công ty cam kết huy động các nguồn thu hợp pháp khác đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn. Quản lý cho vay, giải ngân phù hợp với các chi phí thực tế phát sinh đảm bảo công ty sử dụng vốn vay đúng mục đích. Kính trình! CÁN BỘ QHKH PHÒNG QHKH Ý KIẾN CỦA PGĐ PHỤ TRÁCH QHKH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbcdx_tin_dung_nhom_4_1__438.docx
Luận văn liên quan