Phần 1:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN NGỌC CHÂU.
1.1. Thông tin về công ty cổ phần Ngọc Châu.
1.2 Giới thiệu về sản phẩm của công ty
Phần 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LẬP DỰ TOÁN
2.1. Khái niệm về dự toán.
2.2. Tác dụng của dự toán
2.3. Kỳ dự toán.
2.4. Trình tự lập dự toán.
2.5. Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm.
Phần 3:
LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
CHO QUÝ III NĂM 2010
3.1 Định mức chi phí sản xuất
3.1.1 Định mức chi phí NVL trực tiếp.
3.1.2. Định mức chi phí lao động trực tiếp.
3.1.3. Định mức chi phí sản xuất chung.
3.2. Lập dự toán sản xuất kinh doanh quý III năm 2010
ã Dự toán về tiêu thụ sản phẩm, bao gồm luôn cả kế hoạch về việc thu tiền.
ã Dự toán sản xuất.
ã Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm lịch thanh toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
ã Dự toán chi phí lao động trực tiếp.
ã Dự toán chi phí sản xuất chung.
ã Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
ã Dự toán chi phí lưu thông và chi phí quản lý.
ã Dự toán tiền mặt.
ã Dự toán báo cáo KQHĐKD.
ã Dự toán bảng tổng kết tài sản
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập dự toán sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần Ngọc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KẾ TOÁN
BÀI THẢO LUẬN:
LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Nhóm thực hiện : Nhóm 12
1. Trần Thị Huyền Trang. 4. Nguyễn Thị Xuân.
2. Nguyễn Thị Vân. 5. Lê Thị Hải Yến.
3. Nguyễn Cẩm Vân. 6. Nguyễn Thị Hải Yến.
Lớp: K4 KTTHB
Ngành : Kế toán tổng hợp
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Thúy Phương
THÁI NGUYÊN, 2010
ây dựng dự toán là một công việc quan trọng trong việc lập kế hoạch đối với tất cả các hoạt động kinh tế. Điều này thật cần thiết cho doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước, và ngay cả với các cá nhân. Chúng ta phải lập kế hoạch về ngân sách cho việc chi tiêu hàng ngày và đặc biệt là cho việc mua sắm các tài sản có giá trị lớn. Tất cả các doanh nghiệp phải lập kế hoạch tài chính để thực thi các hoạt động hàng ngày, cũng như các hoạt động trong tương lai dài hạn.
Vì vậy, Công ty cổ phần Ngọc Châu, là một công ty sản xuất thì công việc lập dự toán là một công việc hết sức quan trọng.
Bài thảo luận nói về công tác dự toán của công cổ phần Ngọc Châu, bao gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu về công ty cổ phần Ngọc Châu.
Phần 2: Cơ sở lý luận về việc lập dự toán.
Phần 3: Lập dự toán tại công ty cổ phần Ngọc Châu.
Phần 4: Kết luận.
Phần 1:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN NGỌC CHÂU.
1.1. Thông tin về công ty cổ phần Ngọc Châu.
Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Ngày thành lập: 29/09/1999
Địa chỉ: 327 - 359 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Hồ Chí Minh.
Sản phẩm chính: Bột canh
Điện thoại: 08.3.656065
Webside: www.ngocchau.com.vn
1.2 Giới thiệu về sản phẩm của công ty.
Tên sản phẩm: BỘT CANH NGON - IỐT.
Khối lượng: 190g/ gói
Thành phần : Muối, bột tiêu, bột ngọt …
Sản phẩm được sản xuất với dây chuyền công nghệ cao, chất lượng sản phẩm được đảm bảo. Khách hàng sẽ thực sự yên tâm khi sử dụng BỘT CANH NGON IỐT để ướp các lợi thực phẩm trước khi nấu, nêm các loại canh, súp hoặc dùng thay cho các loại nước chấm.
Phần 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LẬP DỰ TOÁN
2.1. Khái niệm về dự toán.
Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực khác theo định kì và được biểu hiện một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị.
2.2. Tác dụng của dự toán
Tác dụng lớn nhất của dự toán là: Dự toán cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Ngoài ra, việc lập dự toán còn có những tác dụng khác như sau:
- Xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện sau này.
- Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn.
- Liên kết toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau. Chính nhờ vậy, dự toán đảm bảo các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả quản lý và thúc đẩy hiệu quả công.
2.3. Kỳ dự toán.
- Dự toán mua sắm tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng, … nói chung cho các khoản mục thuộc tài sản cố định được lập cho một kỳ thời gian dài, có thể là 20 năm hoặc lâu hơn. Thời gian kết thúc phải đảm bảo được nguồn vốn luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm được lập cho kỳ một năm, phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp để tiện cho việc so sánh, đánh giá giữa kế hoạch và thực hiện.
- Dự toán hàng năm được chia thành 4 quý, sau đó quý I được chia theo từng tháng, các quý còn lại của năm dự toán vẫn giữ nguyên, khi quý I kết thúc thì quý II được chia theo từng tháng … cứ tiếp tục cho đến hết năm.
2.4. Trình tự lập dự toán.
Dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở trở lên. Trình tự chuẩn bị số liệu dự toán được mô tả trên sơ đồ sau:
Hội đồng quản trị
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở
Số liệu dự toán của cấp cơ sở được trình lên quản trị cấp trên để xem xét. Việc xem xét và kiểm tra lại các dự toán của cấp cơ sở là cần thiết nhằm tránh nguy cơ có những dự toán lập ra không chính xác cũng như hạn chế bớt quá nhiều quyền tự do trong hoạt động.
Hội đồng quản trị căn cứ vào các dự toán chi tiết của cấp dưới, kết hợp với cách nhìn của doanh nghiệp là một khối thống nhất của nhiều bộ phận riêng rẽ, sẽ xây dựng lên những bản dự toán có cơ sở và có tính thống nhất cao.
Trình tự lập dự toán như trên có những ưu điểm là:
- Mọi cấp quản lý của doanh nghiệp đều được tham gia vào quá trình xây dựng dự toán.
- Dự toán được lập có khuynh hướng chính xác và đáng tin cậy.
- Các chỉ tiêu được tự đề đạt nên các nhà quản lý sẽ thực hiện công việc một cách chủ động và thoải mái hơn và khả năng hoàn thành công việc sẽ cao hơn vì dự toán là do chính họ lập ra chứ không phải bị áp đặt từ trên xuống.
2.5. Hệ thống dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm.
Hệ thống sản xuất kinh doanh hàng năm bao gồm những bản dự toán riêng biệt nhưng có quan hệ qua lại lẫn nhau như sơ đồ sau:
Dự toán tiêu thụ
Dự toán sản xuất
Dự toán phí tổn lưu thông và quản lý
Dự toán tồn kho cuối kỳ
Dự toán chi phí sản xuất
Dự toán chi phí NVL trực tiếp
Dự toán chi phí LĐ trực tiếp
Dự toán tiền mặt
Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Dự toán bảng cân đối kế toán
Dự toán báo cáo KQHĐKD
Dự toán tiêu thụ:
Viêc soạn thảo dự toán sản xuất kinh doanh được bắt đầu bằng dự toán tiêu thụ sản phẩm. Dự thảo tiêu thụ sản phẩm trình bày chi tiết dự kiến việc tiêu thụ sản phẩm trong các kỳ sắp tới. Dự toán tiêu thụ là chìa khóa của toàn bộ quá trình lập dự toán vì tất cả các dự toán khác trong dự toán sản xuất kinh doanh đều phụ thuộc vào dự toán này. Chính vì thế, các nhà quản lý thường phải mất nhiều thời gian và công sức để lập bảng dự toán này được chính xác.
Các dự toán hoạt động:
Doanh nghiệp sẽ xây dựng các dự toán hoạt động chĩ rõ các hoạt động của doanh nghiệp phải như thế nào để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Trình tự lập các dự toán hoạt động như sau:
Căn cứ trên dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất được thiết lập, chỉ rõ số lượng sản phẩm cần phải sản xuất. Từ dự toán sản xuất, các dự toán nguyên vật liệu, dự toán lao động trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung sẽ được thiết lập.
Dự toán chi phí lưu thông và dự toán chi phí quản lý được soạn thảo căn cứ trên dự toán tiêu thụ. Một điểm cần lưu ý là các dự toán này cũng có tác động vào dự toán về tiêu thụ sản phẩm.
Căn cứ vào các dự toán trên, dự toán tiền mặt sẽ được thiết lập. Nó là một kế hoạch chi tiết, chỉ ra các khoản tiền thu (từ việc bán hàng hoá, dịch vụ), và các khoản tiền chi ra cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Các dự toán báo cáo tài chính:
Các dự toán báo cáo tài chính bao gồm báo cáo KQHĐKD dự kiến, bảng cân đối kế toán dự kiến, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến. Những dự toán này trình bày các kết quả tài chính của các hoạt động của doanh nghiệp cho kỳ dự toán.
Phần 3:
LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
CHO QUÝ III NĂM 2010
3.1 Định mức chi phí sản xuất
3.1.1 Định mức chi phí NVL trực tiếp.
Khoản mục
Đơn vị
Muối
Bột tiêu
Bột ngọt
1. Định mức giá
Nđ/kg
0,7
70
35
- Giá mua
Nđ/kg
0,6
69,8
34,9
- Chi phí chuyên chở
Nđ/kg
0,1
0,2
0,1
2. Định mức lượng
Kg/thùng
7,505
0,095
1,9
- Nguyên liệu cần thiết
Kg/thùng
7,4
0,085
1,8
- Mức hao hụt cho phép
Kg/thùng
0,075
0,009
0,075
- Mức SP hỏng cho phép
Kg/thùng
0,03
0,001
0,0005
3. Định mức CP NVL
Nđ
5,2535
6,65
66,5
3.1.2. Định mức chi phí lao động trực tiếp.
Đơn vị
Tiền
1. Định mức giá của 1h LĐ trực tiếp
NĐ/giờ
5,063
- Mức lương cơ bản
NĐ/giờ
4,15
- Các khoản trích theo lương
NĐ/giờ
0,913
2. Định mức thời gian cho phép hoàn thành 1 thùng
Giờ/thùng
0,139
- Thời gian sản xuất cơ bản
Giờ/thùng
0,12
- Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân
Giờ/thùng
0,009
- Thời gian lau chùi máy
Giờ/thùng
0,005
- Thời gian tính cho 1SP hỏng
Giờ/thùng
0,005
3. Định mức chi phí LĐ trực tiếp
NĐ/thùng
0,704
3.1.3. Định mức chi phí sản xuất chung.
Khoản mục
Số lượng (h/thùng)
Đơn giá (nđ/h)
CPSX (nđ/thùng)
Định phí sản xuất chung
0,139
75,796
10,536
Biến phí sản xuất chung
0,139
45,735
6,357
Tổng cộng
121,531
16,893
Bảng tổng hợp các định mức chi phí sản xuất
Khoản mục
Số lượng cho 1 thùng
Đơn giá cho 1 đơn vị
Chi phí sản xuất 1 thùng
Nguyên vật liệu trực tiếp:
78,404
- Muối
7,505 kg
0,7 nđ/kg
5,254
- Bột tiêu
0,095 kg
70 nđ/kg
6,65
- Bột ngọt
1,9 kg
35 đ/kg
66,5
Lao động trực tiếp
0,139 h
5,063 nđ/h
0,704
Chi phí sản xuất chung
0,139 h
121,531 nđ/h
16,893
Chi phí sản xuất 1thùng
96
3.2. Lập dự toán sản xuất kinh doanh quý III năm 2010
Công ty phải lập các bảng dự toán sau đây:
Dự toán về tiêu thụ sản phẩm, bao gồm luôn cả kế hoạch về việc thu tiền.
Dự toán sản xuất.
Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm lịch thanh toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Dự toán chi phí lao động trực tiếp.
Dự toán chi phí sản xuất chung.
Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Dự toán chi phí lưu thông và chi phí quản lý.
Dự toán tiền mặt.
Dự toán báo cáo KQHĐKD.
Dự toán bảng tổng kết tài sản
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán tiêu thụ quý III năm 2010
(Bảng 1) ĐVT: 1000đ
Tháng
Cả quý
7
8
9
Khối lượng tiêu thụ dự kiến (thùng)
5.580
5.040
5.580
16.200
Đơn giá bán (nđ/thùng)
110
110
110
110
Doanh thu (nđ)
613.800
554.400
613.800
1.782.000
Bảng dự kiến lịch thu tiền
Khoản phải thu (1)
Tháng 6 (2)
250.000
250.000
Tháng 7
368.280
245.520
613.800
Tháng 8
332.640
221.760
554.400
Tháng 9
368.280
368.280
Tổng cộng
618.280
578.160
590.040
1.786.480
Giải thích:
(1) Dự kiến trong doanh thu hàng tháng, có 60% thu được ngay trong tháng. 40% còn lại thu trong tháng sau.
(2) Doanh thu tháng 6 là: 625.000 nghìn đồng.
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán sản xuất quý III năm 2010
(Bảng 2) ĐVT: Thùng
Tháng
Cả quý
7
8
9
Khối lượng tiêu thụ kế hoạch (1)
5.580
5.040
5.580
16.200
Cộng: tồn kho cuối kỳ (2)
504
558
504
504
Tổng cộng nhu cầu
6.084
5.598
6.084
16.704
Trừ: tồn kho đầu kỳ
558
504
558
558
Khối lượng cần sản xuất trong kỳ
5.526
5.094
5.526
16.146
Giải thích:
(1) Lấy từ bảng 1
(2) Nhu cầu tồn kho cuối kỳ là 10% nhu cầu tiêu thụ ở quý sau
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán nguyên liệu trực tiếp quý III năm 2010
Nguyên liệu chính: Muối
(Bảng 3a)
Tháng
Cả quý
7
8
9
Khối lượng cần sản xuất ( thùng)(1)
5.526
5.094
5.526
16.146
Định mức lượng
NL của 1 thùng ( kg)
7,505
7,505
7,505
7,505
Khối lượng NLTT
cần cho sản xuất ( kg)
41.472,630
38.230,470
41.472,630
121.175,730
Cộng: NL tồn kho cuối tháng (2)
1.911,524
2.073,632
2.018,845
2.018,845
Tổng cộng nhu cầu
43.384,154
40.304,102
43.491,475
123.194,575
Trừ: NL tồn kho đầu tháng
2.073,632
1.911,524
2.073,632
2.073,632
Nguyên liệu mua vào
41.310,522
38.392,578
41.417,844
121.120,944
Định mức giá (nđ/kg)
0,7
0,7
0,7
0,7
Tổng chi phí mua NLTT
28.917,365
26.874,805
28.992,490
84.784,660
Giải thích:
(1) Lấy từ bảng 2
(2) Nhu cầu tồn kho cuối tháng bằng 5% mức nhu cầu của tháng sau
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán nguyên liệu trực tiếp quý III năm 2010
Nguyên liệu phụ: Bột tiêu
(Bảng 3b)
Tháng
Cả quý
7
8
9
Khối lượng cần sản xuất ( thùng)(1)
5.526
5.094
5.526
16.146
Định mức lượng NL
của 1 thùng (kg)
0,095
0,095
0,095
0,095
Khối lượng NL trực tiếp
cần cho sản xuất (kg)
524,97
483,93
524,97
1534
Cộng: NL tồn kho cuối tháng (2)
24,197
26,249
25,555
25,555
Tổng cộng nhu cầu
549,167
510,179
550,525
1559,425
Trừ: NL tồn kho đầu tháng
26,249
24,197
26,249
26,249
Nguyên liệu mua vào
522,918
485,982
524,277
1533,177
Định mức giá (nđ/kg)
70
70
70
70
Tổng chi phí mua nguyên liệu trực tiếp
36.604,260
34.018,740
36.699,355
107.322,355
Giải thích:
(1) Lấy từ bảng 2
(2) Nhu cầu tồn kho cuối tháng bằng 5% mức nhu cầu của tháng sau
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán nguyên liệu trực tiếp quý III năm 2010
Nguyên liệu phụ: Bột ngọt
(Bảng 3c)
Tháng
Cả quý
7
8
9
Khối lượng cần sản xuất ( thùng)(1)
5.526
5.094
5.526
16.146
Định mức lượng NL
của 1 thùng (kg)
1,9
1,9
1,9
1,9
Khối lượng NL trực tiếp
cần cho sản xuất (kg)
10.499,4
9.678,6
10.499,4
30.677,4
Cộng: NL tồn kho cuối tháng (2)
483,93
524,97
511,10
511,10
Tổng cộng nhu cầu
10.983,33
10.203,57
11.010,50
31.188,50
Trừ: NL tồn kho đầu tháng
524,97
483,93
524,97
524,97
Nguyên liệu mua vào
10.458,36
9.719,64
10.485,53
30.664
Định mức giá (nđ/kg)
35
35
35
35
Tổng chi phí mua NL trực tiếp
366.042,60
340.187,40
366.993,55
1.073.223,55
Giải thích:
(1) Lấy từ bảng 2
(2) Nhu cầu tồn kho cuối tháng bằng 5% mức nhu cầu của tháng sau
Bảng tổng hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp
(Bảng 3d) ĐVT: 1000đ
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Muối
28.917,365
26.874,805
28.992,490
Bột tiêu
36.604,260
34.018,740
36.699,355
Bột ngọt
366.042,600
340.187,400
366.993,550
Tổng
431.564,225
401.080,945
432.685,395
Dự kiến lịch thanh toán nguyên liệu trực tiếp
(Bảng 3e) ĐVT: 1000đ
Tháng
Cả quý
7
8
9
Khoản phải trả (30/6)
178.503,39
178.503,39
Phải trả tháng 7
258.938,54
172.625,69
431.564,23
Phải trả tháng 8
240.648,57
160.432,38
401.080,94
Phải trả tháng 9
259.611,24
259.611,24
Tổng cộng
437.441,93
413.274,26
420.043,62
1.270.759,80
Giải thích: 60% trả ngay trong tháng, 40% trả vào tháng sau.
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán chi phí lao động trực tiếp quý III năm 2010
(Bảng 4)
Tháng
Cả quý
7
8
9
Nhu cầu sản xuất (bảng 2)
5.526
5.094
5.526
16.146
Định mức thời gian
sản xuất của 1 thùng
0,139
0,139
0,139
0,139
Tổng nhu cầu ( số giờ)
768,114
708,066
768,114
2.244,294
Định mức giá ( nđ/giờ)
5,063
5,063
5,063
5,063
Tổng chi phí NCTT (nđ)
3.888,961
3.584,938
3.888,961
11.362,861
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán chi phí sản xuất chung quý III năm 2010
(Bảng 5)
Tháng
Cả quý
7
8
9
Tổng nhu cầu lao động trực tiếp (1)
768,114
708,066
768,114
2.244,294
Đơn giá biến phí sản xuất
chung (nđ/thùng)
45,735
45,735
45,735
45,735
Tổng biến phí sản xuất
chung phân bổ (nđ)
35.129,69
32.383,40
35.129,69
102.642,79
Định phí sản xuất chung
phân bổ (nđ) (2)
56.702,84
56.702,84
56.702,84
170.108,508
Tổng cộng chi phí sản xuất chung phân bổ (nđ)
91.832,53
89.086,23
91.832,53
272.751,29
Trừ: chi phí khấu hao (nđ)
5.526
5.094
5.526
16.146
Chi tiền cho chi phí
sản xuất chung (nđ)
86.306,53
83.992,23
86.306,53
256.605,29
Giải thích:
(1) Lấy từ bảng 4
(2) Định phí kế hoạch phân bổ cho quý III được chia đều cho các tháng
Định phí quý III : 2.244,294 x 75,796 = 170.108,508 (nđ)
Định SXC cho từng tháng: 170.108,508 : 3 = 56.702,84 (nđ)
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán thành phẩm tồn kho cuối quý III năm 2010
(Bảng 6)
Thành phẩm tồn kho cuối kỳ kế hoạch (thùng) (bảng 2)
504
Chi phí định mức của 1 thùng (nđ)
96
Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ (nđ)
48.384
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán chi phí lưu thông và quản lý quý III năm 2010
(Bảng 7) ĐVT: 1000đ
Tháng
Cả quý
7
8
9
Khối lượng tiêu thụ (thùng)
5580
5040
5580
16.200
Biến phí lưu thông và quản lý ước tính của 1 thùng
0,75
0,75
0,75
0,75
Biến phí dự toán
4.185
3.780
4.185
12.150
Định phí quản lý và lưu thông
Quảng cáo
2.790
2.520
2.790
8.100
Lương quản lý
13.950
12.600
13.950
40.500
Bảo hiểm
1.395
1.260
1.395
4.050
Thuê tài sản cố định
5.580
5.040
5.580
16.200
Tổng cộng chi phí lưu thông và quản lý ước tính
27.900
25.200
27.900
81.000
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán tiền mặt quý III năm 2010
(Bảng 8) ĐVT: 1000đ
Bảng
Tháng
Cả quý
7
8
9
Tồn quỹ đầu kỳ (1)
10
157.000(2)
259.336,95
345.355,5
157.000
Cộng: thu trong kỳ
1
618.280
578.160
590.040
1.786.480
a) Tổng cộng thu
775.280
837.496,95
935.395,5
1.943.480
Trừ: các khoản chi
Chi mua NVL trực tiếp
3d
431.564,225
401.080,945
432.685,395
1.265.330,565
Chi trả lương
lao động trực tiếp
4
3.888,961
3.584,938
3.888,961
11.362,861
Chi phí sản xuất chung
5
86.306,530
83.992,235
86.306,530
256.605,294
Chi phí lưu thông và quản lý
7
27.900
25.200
27.900
81.000
Thuế TNDN
9
13.283,333
13.283,333
13.283,333
39.850
Mua sắm TSCĐ( dự kiến)
0
0
0
0
Lãi cổ phần (chia lãi) (3)
8.000
8.000
8.000
24.000
b) Tổng cộng chi
570.943,050
535.141,451
572.064,220
1.678.148,720
c) Cân đối thu chi (a-b)
204.336,950
302.355,500
363.331,280
265.331,280
d) Hoạt động tài chính
Vay ngân hàng đầu kỳ
55.000
43.000
0
98.000
Trả nợ vay cuối kỳ
0
0
-98.000
-98.000
Lãi suất (13%/năm) (4)
0
0
-2.719,167
-2.719,167
Tổng cộng hoạt động
tài chính
55.000
43.000
-100.719,167
-2.719,167
Tiền mặt tồn qũy cuối kỳ
259.336,95
345.355,5
262.612,113
262.612,113
Giải thích: (1) Quỹ tiền mặt phải luôn luôn đảm bảo trên mức 150 trđ
(2) Lấy từ bảng tổng kết tài sản quý trước
(3) Lãi cổ phần = Vốn cổ đông x 6,4% = 375.000 x 6,4% = 24.000 nđ
(4) Lãi suất được tính theo độ dài thời gian vay :
Nợ gốc 55.000 x 13%/4 x 3/3 = 1.787,5
Nợ gốc 43.000 x 13%/4 x 2/3 = 931,667
2.719,167 nđ
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý III năm 2010
(Bảng 9) ĐVT: 1000đ
Doanh thu ( 16.200x110)
1.782.000
Trừ : giá vốn hàng bán (16.200x96)
1.555.200
Lãi gộp
226.800
Trừ : chi phí quản lý và lưu thông (bảng 7)
81.000
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
145.800
Trừ: chi trả lãi nợ vay (bảng 8)
3.185
Lãi thuần trước thuế
142.615
Trừ: thuế TNDN (25%)
39.850
Lãi thuần sau thuế
119.550
CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌC CHÂU
Bảng tổng kết tài sản dự toán quý III năm 2010
(Bảng 10) ĐVT: 1000đ
Quý II
Quý III
Ghi chú
A. Tài sản
1. Tài sản cố định
325.854
309.708
a. Nhà xưởng
200.000
200.000
b. Máy móc thiết bị
142.000
142.000
c. Hao mòn TSCĐ
-16.146
-32.292(1)
Bảng 5
2. Tài sản lưu động
482.230,887
577.606,655
a. TSLĐ sản xuất
21.662,887
21.090,542
- Giá trị NLTT tồn kho(2)
21.662,887
21.090,542
Bảng 3a,b,c
b. TSLĐ lưu thông
460.568
556.516,113
- Giá trị thành phẩm tồn kho
53.568
48.384
Bảng 6
- Tiền mặt
157.000
262.612,113
Bảng 8
- Khoản phải thu (3)
250.000
245.520
Bảng 1
Tổng cộng tài sản
808.084,887
887.314,655
B. Nguồn vốn
1. Công nợ
178.503,390
173.074,158
a. Vay ngân hàng
0
0
b. Các khoản phải trả (4)
178.503,390
173.074,158
Bảng 3e
2. Vốn chủ sở hữu
629.581,497
714.240,497
a. Vốn cổ đông
385.891
375.000
b. Tiền lãi để lại
243.690,497
339.240,497(5)
Tổng cộng nguồn vốn
808.084,887
887.314,655
Giải thích:
(1) Từ bảng 5 có CP khấu hao là : 16.146 nđ
Ta có hao mòn TSCĐ = 16.146 + 16.146 = 32.292 nđ
(2) Giá trị nguyên liệu trực tiếp tồn kho: từ bảng 3a, 3b, 3c ta có:
Quý II
Đơn giá (nđ/kg)
NL tồn kho (kg)
Giá trị tồn kho
Muối
0,7
2.073,632
1.451,542
Bột tiêu
70
26,249
1.837,395
Bột ngọt
35
524,97
18.373,95
Tổng
21.662,887
Quý III
Đơn giá (nđ/kg)
NL tồn kho (kg)
Giá trị tồn kho
Muối
0,7
2.018,845
1.413,192
Bột tiêu
70
25,555
1.788,85
Bột ngọt
35
511,1
17.888,5
Tổng
21.090,542
(3) Khoản phải thu (từ bảng 3e): 613.800 x 40% = 245.520 nđ
(4) Khoản phải trả (từ bảng 3e): 432.685,395 x 40 % = 173.074,158
(5) Lãi để lại được tính như sau : ĐVT: nđ
Tiền lãi để lại năm trước: 243.690,497
Cộng lãi thuần kế hoạch (bảng 9): 119.550
363.240,497
Trừ chia lãi cổ phần: 24.000
339.240,497
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập dự toán sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần ngọc châu.doc