Đề tài Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Phần mêm thiết kế cho một kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết và tương đối đầy đủ theo tiêu chuẩn việt nam hiện nay. Hiện nay ở việt nam có nhiều phần mềm kế toán .các phần này cũng có chức năng dự báo và cũng có chức năng lập kế hoạc tài chính nhưng chưa giúp được chủ doanh nghiệp có một bản kê hoạch kinh doanh theo từng bước và chi tiết .Chỉ có thê làm công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kinh doanh .

docx44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của doanh nghiệp của bạn bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của bạn Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, xử lý các tình huống bất trắc và ra các quyết định kinh doanh một cách hiệu quả. Kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cụ thể và có tổ chức về doanh nghiệp và hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để hoàn trả được nợ vay. Một kế hoạch kinh doanh tốt là một phần thiết yếu của bất kỳ đơn xin vay nào. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh có thể được sử dụng làm công cụ để thông báo cho nhân viên kinh doanh, nhà cung cấp, và các đối tượng liên quan khác về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết kế để hướng dẫn ban quản lý trong các giai đoạn khởi nghiệp hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp, hoặc để kiểm soát quá trình vận hành của một doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Một kế hoạch kinh doanh được chia 4 phần : Thông tin doanh nghiệp và chiến lược và mục tiêu doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp Kế hoạch tài chính Đánh giá hiệu quả và rủi ro kế hoạch 1.2 . Vai trò lập kế hoạch kinh doanh Qúa trình hoạch định trong doanh nghiệp buộc bạn phải nhìn vào các hoạt động trong tương lai của công ty và dự kiến trước những gì có thể sẽ xảy ra. Một kế hoạch tốt cần phải xem xét được công ty theo một cách nhìn phân tích ,đánh giá được hiện trạng của nó và những triển vọng trong tương lai một cách khách quan nhất. Có nhiều lí do để xây dựng một kế hoạch kinh doanh và điều quan trọng và cần thiết hiểu được các mục tiêu để có thể đưa ra được một kế hoạch hiểu quả nhất. Dưới đây là một số lý do quan trọng khiến nhà quản lí phải viết ra các kế hoạch kinh doanh của họ : Giúp chủ doanh nghiêp quyết định có nên tiến hành hoạt động kinh doanh hay không . Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp điều chỉnh mô hình, mục tiêu kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh cho phép chủ doanh nghiệp đánh giá những tác động của các yếu tố khác nhau đối với lợi nhuận hoặc dòng tiền của doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh giúp cải thiện xác suất thành công. Khởi sự hoặc mở rộng một doanh nghiệp phát sinh rủi ro cho chủ doanh nghiệp, các bên cho vay, và nhà đầu tư. Việc trả lời các câu hỏi, thay đổi suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trên giấy tờ thường dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn so với việc đã thực hiện mà phải sửa đổi. Kế hoạch kinh doanh giúp huy động vốn. Hầu hết các bên cho vay và nhà đầu tư yêu cầu kế hoạc kinh doanh bằng văn bản trước khi chính thức xem xét đơn xin vay. Các bên cho vay và nhà đầu tư muốn biết chủ doanh nghiệp có nghiêm túc trong đối với hoạt động kinh doanh không. Một kếhoạch kinh doanh phản ánh sự hiểu biết của ban quản lý doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh và những rủi ro liên quan. Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp, các bên cho vay, và nhà đầu tư giám sát kết quả hoạt động kinh doanh. 1.3 Lập kế hoạch tài chính Lập kế hoạch tài chính là quá trình mô phỏng tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai ngắn và trung hạn thông thường là 5 năm. Một số doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho tương lai >5 năm, nhưng cần lưu ý rằng các giả định phải được điều chỉnh thường xuyên bởi lẽ các giả định đó được đưa ra qua xa về mặt thời gian so với thực tế kinh doanh nên thường không chính xác. Quá trình lập kế hoạch tài chính thường sử dụng các giả định hợp lý về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số hoạt động trong quá khứ và kinh nghiệm hoạt động của quản lý doanh nghiệp. Một số câu hỏi cần xem xét trong quá trình xây dựng các giả lập đỉnh lập kế hoạch tài chính : Sản lượng tối đa hàng năm của doanh nghiệp là bao nhiêu ( Hạn chế về công suất sản xuất) ? Doanh thu bán hàng sẽ tăng trưởng bao nhiêu phần trăm sơ với năm cơ sở ? Giá cả của hàng hoá và/hoặc dịch vụ sẽ được xác định bằng cách nào? .Giá thành sản xuất sản phẩm sẽ ra sao? Lượng hàng tồn kho cần thiết là bao nhiêu? Chi phí hoạt động sẽ là bao nhiêu? Doanh nghiệp cần có bao nhiêu nhân viên? Lương của nhân viên như thế nào? Có lợi ích phụ nào kèm theo không? Tổng quỹ lương thưởng là bao nhiêu? Thuế suất thuế thu nhập là bao nhiêu? Doanh nghiệp cần những tài sản cố định gì? Chi phí để thuê những tài sản này là bao nhiêu? Doanh nghiệp cần những thiết bị gì ? Chi phí để mua sắm thiết bị là bao nhiêu? Doanh nghiệp có cần mua sắm thêm thiết bị cho những năm tiếp theo không? Nếu doanh nghiệp bán chịu cho khách hàng, thì điều khoản bán chịu như thế nào ? Doanh nghiệp sẽ được hưởng điều khoản thanh toán nào từ các nhà cung cấp? Doanh nghiệp cần vay nợ bao nhiêu? Điều kiện tài sản đảm bảo ra sao? Lãi suất sẽ là bao nhiêu? Dự báo tài chính là công việc của chủ doanh nghiệp dựa vào kinh nghiệm và những chí sô dự báo. Phân tích độ nhạy : Lợi ích chính của lập kế hoạch tài chính là khả năng thực hiện các phân tích độ nhạy. Sau khi đã xây dựng dự báo, những điều chỉnh cần thiết có thể được tiến hành để đánh giá tác động của những biến số (giả định) nhất định đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Những điều chỉnh này có thể được tiến hành bằng cách đưa ra những giả định mới và đưa vào những biến số mới. Ví dụ, giả sử dự báo ban đầu được tiến hành với giả định là doanh thu tăng trưởng với tốc độ 10%. Giả định này có thể được thay đổi thành 5% hoặc 15% đểthấy được tác động đối với kết quả hoạt động. Phân tích độ nhạy có thể được thực hiện với các biến sốtài chính khác nhau; những biến số phổ biến nhất bao gồm : doanh thu ,giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ,chi phí hoạt động ,lãi suất ,Số ngày các khoản phải thu ,số ngày hàng tồn kho ,số ngày các khoản phải trả 1.4 Mục tiêu đồ án Như các bạn đã biết việc lập kế hoạch kinh doanh rất quan trọng. Nhưng việc lập kế hoạch kinh doanh rất mất thời gian và việc lập kế hoạch kinh doanh khoa học thuyết phục thì rất khó vì : Chủ doanh nghiệp không biết được bắt đầu từ đâu và cần nhưng gì. Để thiết kế một mẫu kế hoạch kinh doanh rõ ràng rành mạnh và có khoa học không phải ai cũng biết và việc này cực kì khó . Mục tiêu của đồ án : Nhận thức sự cần thiết của việc lập kế hoạch kinh doanh Tìm hiểu nội dung cơ bản của một kế hoạch kinh doanh . Tìm hiêủ kiến thức trong kinh doanh . Ngoài ra xây dựng phần mềm lập kế hoạch kinh doanh từ những kiến kiến thức đó 2. Kế hoạch kinh doanh chi tiết 2.1 Phân tích báo cáo tài chính 2.1.1 Giới thiệu Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường v.v... Điều đó chỉ thực hiện được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần. Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v... Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không. Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người lao động v.v... mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở góc độ này hay góc độ khác. Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đối tượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Có thể nói: Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm .Vậy rõ ràng là nếu một doanh nghiệp khi thực hiện phân tích báo cáo tài chính thì có thể thuyết phục được ngân hàng cho vay và kêu gọi nhà đầu tư và nhà cung cấp .Vì dựa vào phân tích báo cáo tài chính mà họ có thể tin tưởng có nên đầu tư hay cho vay Tuy nhiên cần lưu ý rằng: tất cả các báo cáo tài chính đều là tài liệu có tính lịch sử vì chúng cho thấy những gì đã xảy ra trong một kỳ cá biệt. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định hợp lý và sẽ hành động trong tương lai dựa vào các thông tin có tính lịch sử của báo cáo tài chính. Có nhiều phương pháo có thể được sử dụng dể phân tích tài chính doanh nghiệp gồm : phân tích chỉ số, phân tích xu hướng của doanh nghiệp và của nghành, phân tích chéo giũa các doanh nghiệp và của các nghành. Trong đồ án này tôi xin trình bày phương pháp phân tích chỉ số 2.1.2 Phân tích chỉ số Phân tích chỉsố thường liên quan đến bốn nhóm chỉsốchính sau đây: -Nhóm 1 Các chỉ số về thu nhập -Nhóm 2 Các chỉ số về khả năng sinh lời -Nhóm 3 Các chỉ số về hiệu quả hoạt động -Nhóm 4 Các chỉ số về nợ vay và khảnăng thanh toán Nhóm chỉ số đầu tiên được coi là nhóm chỉ số tóm tắt gồm 4 chỉ số thể hiện cho bốn nhóm chỉ tiêu: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .Khả năng sinh lời (lợi nhuận sau thuế/doanh thu).Hiệu quả hoạt động (doanh thu/tổng tài sản có).Đòn bẩy vốn (tổng tài sản có/vốn tựcó). ROE được cấu thành bởi tích số của 3 chỉ số còn lại trong nhóm. Do vậy, có thể dễ dàng xác định yếu tố nào tác động lớn nhất lên ROE và chính yếu tố đó được ưu tiên xem xét trước. Ví dụ, nếu hiệu quả hoạt động và vốn không thay đổi nhiều so với các năm trước, trong khi đó khả năng sinh lời có dao động lớn so với các năm trước thì xem xét các chỉ số Nhóm 2 trước khi xem xét các chỉ số thuộc nhóm 3 và 4. Biểu đồ 1 trình bày phương pháp phân tích tác động lên ROE. Biểu đồ 1 - Phương pháp phân tích tác động lên ROE Nhóm chỉ số Nhóm chỉ số Nhóm chỉ số khả năng sinh lời hiệu quả hoạt động Đòn bẩy vốn Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x Tổng tài sản có Doanh thu Tổng sản có Vốn tự có Lợi nhuận sau thuế - Vốn tự có (ROE) Dưới đây là một số chỉ số tài chính thuờng xuyên được sử dụng để đánh giá năng lực tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuỳ thuộc vào mục đích phân tích và kỹ năng phân tích mà người phân tích có thể sử dụng các chỉ số tài chính khác nhau và không nhất thiết phải sử dụng toàn bộ các chỉ số này . Nhóm 1 –các chỉ số về thu nhập Chỉ số Phương pháp tính Nhận xét Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng sau thuế (NPAT) ÷ doanh thu ROS: phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số thể hiện mức lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu Vòng quay tài sản (ATO) Doanh thu ÷ Tổng tài sản có ATO: đo lường năng suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh thu được tạo ra từ một đồng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE) Lợi nhuận ròng sau thuế÷ vốn chủ sở hữu bình quân ROE: đo lường hiệu quả sử dụng vốn của cổ đông để tạo ra lợi nhuận. Đòn bẩy tài sản (ALEV) Tổng tài sản ÷ Vốn chủsởhữu ALEV: đo lường mức độ tổng tài sản được tài trợ bởi vốn chủsở hữu. Nhóm 2 –Các chỉ số về sinh lời Chỉ số Phương pháp tính Nhận xét Giá vốn hàng bán/doanh thu Tên chỉ số thể hiện công thức tính Giá vốn hàng bán/ doanh thu: đo lường tác động tương đối của các khoản chi phí như nguyên vật liệu, nhiên liệu, lao động và chi phí cố định đối với doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp ÷ Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận gộp: đo lường khả năng sinh lợi từ quá trình sản xuất. Tỷ số này phản ánh chính sách giá công ty và khả năng công ty có thể chuyển chi phí đến khách hàng. Chi phí bán hàng và quản lý/doanh thu Tên tỷ số thể hiện công thức tính Chi phí bán hàng và quản lý/ doanh thu: so sánh chi phí bán hàng và quản lý với doanh thu. Tỷ số thể hiện chi phí chi phí bán hàng và quản lý trên một đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động /doanh thu Tên tỷ số thể hiện công thức tính Tỷsuất lợi nhuận hoạt động (lợi nhuận hoạt động/doanh thu): đo lường khả năng sinh lời từ chu kỳ hoạt động có tính đến các chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Tỷ suất phản ánh mức lợi nhuận hoạt động thu được từmột đồng doanh thu. Nhóm 3 –Các chỉ số về hiệu quả hoạt động Chỉ số Phương pháp tính Nhận xét Số ngày các khoản phải thu (ARDOH) (Các khoản phải thu ròng ÷ Doanh thu) × 365 ARDOH: phản ánh chất lượng các khoản phải thu và / hoặc khả năng quản lý việc thu hồi các khoản bán chịu qua đo lường số ngày các khoản phải thu nằm trên tài khoản của doanh nghiệp. Sốngày hàng tồn kho (INVDOH) (Hàng tồn kho ÷ Giá vốn hàng bán 2) × 365 INVDOH: phản ánh chất lượng hàng tồn kho và/ hoặc chất lượng quản lý hàng tồn kho qua việc đo lường số ngày hàng nằm trong kho bình quân của doanh nghiệp. Sốngày các khoản phải trả (APDOH) Các khoản phải trả÷ Giá vốn hàng bán) × 365 APDOH: cho biết tốc độ công ty thanh toán cho các nhà cung cấp qua việc đo lường số ngày các khoản phải trả nằm trên tài khoản của doanh nghiệp. Sốngày chi phí chờ phân bổ (AEDOH) (Chi phí chờphân bổ÷ Giá vốn hàng bán) × 365 AEDOH: cho biết mức độ các khoản chi phí chờ phân bổ trên tài khoản của doanh nghiệp. Nhóm 4 - Các chỉ số về nợ vay và khả năng thanh toán Chỉsố Phương pháp tính Nhận xét Chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản lưu động ÷ Nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán hiện thời: so sánh tài sản lưu động với tổng nợ ngắn hạn. Đây là tỷ số đơn giản nhất để đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vốn lưu động Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Vốn lưu động: so sánh tài sản lưu động với tổng nợ ngắn hạn. Chỉ số phản ánh số lần tài sản lưu động có thể được sử dụng để thanh toán nợ ngắn hạn. Đây là chỉ số cơ bản đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh Dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh ÷ Nợ ngắn hạn Chỉ số khả năng thanh toán nhanh: so sánh tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất với tổng nợ ngắn hạn. Hàng tồn kho và các khoản phải thu phi thương mại không được tính toán trong tỷ số này. Tỷ số này phản ánh khả năng công ty thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Chỉsốthanh toán bằng tiền Tên chỉ số thể hiện công thức tính Chỉ số thanh toán bằng tiền: là một trong các tỷ số đo lường khả năng thanh toán cẩn trọng hơn.Tỷ số này cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn có thể được hoàn trả từ dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường giá trị tài sản có thể được sử dụng để thanh toán nợ trong trường hợp phá sản. Việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm giảm mức độ đáng tin cậy của công ty và từ đó làm giảm khả năng huy động vốn trong tương lai. Nếu bạn vay quá nhiều, công ty của bạn có thể bị coi là quá rủi ro và là một khoản đầu tư thiếu an toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể không có khả năng chống chọi với những tình huống xấu bất ngờ như hoạt động kinh doanh đi xuống, hạn mức tín dụng bị cắt giảm hoặc lãi suất gia tăng. 2.2 Mô tả hoạt động kinh doanh 2.2.1 Nghành kinh doanh Doanh nghiệp nên bắt đầu phần mô tả hoạt động kinh doanh bằng một tóm tắt ngắn gọn về ngành mà doanh nghiệp đang dự định tham gia cạnh tranh. Phần này cũng cần đề cập đến tình trạng hiện tại cũng như xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Cần cung cấp các thông tin về các phân đoạn thị trường khác nhau của ngành, trong đó tập trung vào ảnh hưởng tiềm năng của những phân đoạn này đối tới hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. Cần đề cập đến các sản phẩm mới hay các phát triển mới sẽ đem lại các lợi thế hay có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp. 2.2.2 Mô tả doanh nghiệp Phần mô tả doanh nghiệp nên bắt đầu bằng bản mô tả nhiệm vụ- một hoặc hai câu miêu tả mục đích kinh doanh và đối tượng khách hàng mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp hướng tới.Ngoài ra cần trình bày thêm các khía cạnh kĩ thuật doanh nghiệp : loại hình kinh doanh ,bán buôn hay bán lẻ ,dịch vụ hay sản xuất ,năm thành lập ,những người đứng đầu công ty ,thị trường hướng tới ,các hệ thống hỗ trợ ,dịch vụ quảng cáo . 2.2.3 Sản phẩm dịch vụ Doanh nghiệp cần mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ. Đó là: mục đích sử dụng sản phẩm ,đặc trưng hoặc sự khác biệt sản phẩm. Doanh nghiệp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh . 2.2.4 Định vị trên thị trường Đó là khẳng dịnh vị trí của mình trên thị trường. Bằng cách trả lời các câu hói sau :sản phảm hay dịch vụ có gì đặc sắc ? Sản phẩm của doanh nghiệp có thỏa mãn nhưng yêu cầu nào của khách hàng ? Những đối thủcạnh tranh của doanh nghiệp được định vịtrên thịtrường ra sao? 2.2.5 Chiến lược giá cả của doanh nghiệp Giá cả sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh có thể dựa vào dự báo tài chính ,dựa vào giá của đối thủ kinh doanh sản phẩm cùng loại. Các chiến lược tăng thị phần sản phẩm và có lợi nhuận từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ . 2.3 Thị trường 2.3.1 Khách hàng Mô tả cụ thể và đầy đủ những khách hàng tiềm năng cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp .Chỉ ro nhưng mối quan tâm của khách hàng về giá cả và chất lượng , xu hướng mua hàng . 2.3.2 Quy mô và xu hương thị trường Phần này sẽ xác định quy mô của toàn bộ thị trường cũng như đoạn thị trường mà doanh nghiệp nhắm vào dựa vào thông tin số liệu về xu hướng thị trường và hướng phát triển của nó. Tìm thị trường tiềm năng dựa vào tổ chức hoặc người tiêu dùng có thể mua hàng . 2.3.3 Cạnh tranh Phân tích từng đối thủ chính của doanh nghiệp. Những điểm mạnh và điểm yếu bộc lộ trên nhiều khía cạnh khác nhau .Đánh giá đó dựa vào : ưu thế về giá cả ,ưu thế về chất lượng, doanh nghiệp có thị phần lớn nhât , vì sao một số doanh nghiệp thất bại trên thị trường … 2.3.4 Doanh số Cần tính số lượng hàng bán và tiền hàng thu được trong ba năm tới, trong đó năm thứ nhất tính theo từng quý - nếu có thể áp dụng cách này trong lĩnh vực của doanh nghiệp. Những con số này sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các tính toán tài chính sẽ được trình bày ơ phần sau của kế hoạch tài chính . 2.4 Phát triển và sản xuất Trong phần này, doanh nghiệp cần mô tả hiện trạng sản phẩm và dịch vụ của mình cùng với kế hoạch phát triển và hoàn thiện các sản phẩm. Đây cũng là phần giúp người đọc kế hoạch kinh doanh làm quen với cách thức tạo ra sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Phần này cần trình bày các nhóm thông tin sau: hiện trạng phát triển sản phẩm , quy trình trình sản xuất, chi phí phát triển, yêu cầu về nhân công , các yêu cầu về chi phí và vốn 2.5 Bán hàng và marketing 2.5.1 Chiến lược bán hàng và maketing Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, và khi đã xác định được họ, nêu kế hoạch làm cho họ hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp. Những đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ của mình để khiến khách hàng chú ý tới chúng.Các phương pháp marketing hoặc bán hàng đổi mới mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Doanh nghiệp sẽ tập trung các nỗ lực của mình tại địa phương, trong vùng, trên toàn quốc hay trên cả thị trường quốc tế. Doanh nghiệp có dự kiến mở rộng quy mô hoạt động bán hàng và marketing ra ngoài phạm vi ban đầu không? Tại sao? 2.5.2 Các phương thức bán hàng , quản cáo và khuyến mại a ,Phương thức bán hàng Có nhiều phương thức bán háng. Doanh nghiệp có thể chon một số kênh phân phối của doanh nghiệp đó là : Doanh nghiệp có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng ,doanh nghiệp có thể sử dụng các đại diện bán hàng ,các nhà phân phối hay môi giới hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng đội ngũ bán hàng trực tiếp . b , Quảng cáo và khuyến mại :quảng cáo trên báo chí m tạp chí ,đài phát thanh . 2.6 Ban quản lý Có thể trình bày tổ chức ban quản lí như sau : Họ và tên Năm sinh Vị trí Trình độ Kinh nghiệm Ghi chú Giám đốc Trưởng phòng KTT Các phòng ban và chức năng Tên phòng/ Chi nhánh Chức năng Số lượng nhân viên Số lượng nhân viên có trình độ ĐH Tổng số Các liên doanh liên kết khác 2.7 Kế Hoạch tài Chính 2.7.1 Đơn giá ,doanh thu và chi phí a ,Sản phẩm đơn giá dự kiến : Đơn giá của sản phầm đưa ra cần dựa chí phí sản xuất và chi phí bán sản phẩm. Ngoài ra cũng phải dựa trên đơn giá của các mặt hàng cùng loại trên thị trường . Cần xem xết khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường .Ví dụ : Nếu sản phầm công ty hơn hẳn chất lượng thì có thể bán giá cao hơn . b,Doanh thu: Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm ,hàng tiền ,hàng hóa ,tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán . Giả định tỉ lệ doanh theo tháng: đó là doanh thu hàng tháng. Việc xác định doanh thu hàng tháng là cần thiết vì do điều kiện kinh tế và khí hậu mà nhu câu tiêu dùng con người thay đổi . b , Chí phí + Các loại chi phí trực tiếp: Chi phí nguyên liệu trực tiếp: là tổng các khoản tiền mà bạn phải trả để có được các nguyên liệu mà sau này sẽ trở thành một phần của những sản phẩm bạn sản xuất ra, hoặc liên quan trực tiếp tới các dịch vụ bạn cung cấp. Chi phí lao động trực tiếp: là những khoản tiền bạn phải trả dưới dạng tiền công hay tiền lương, tiền thưởng cho những công nhân sản xuất ra các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu bạn không sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ thì không có các chi phí lao động trực tiếp. + Chi phí gián tiếp Chi phí gián tiếp là tất cả các chi phí khác ngoài chi phí trực tiếp như đã nói ở trên mà bạn cần để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Các chi phí gián tiếp không liên quan trực tiếp tới một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào. Đó là các chi phí chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh. Chi phí gián tiếp bằng khấu hao cộng chi phí lao động cộng chi phí khác . Các loại chi phí gián tiếp : Khấu hao: Nếu thiết bị có giá trị và được sử dụng trong một thời gian dài, bạn cần tính xem mỗi tháng giá trị của nó giảm đi bao nhiêu, cần tính ra số tiền này để thay thế thiết bị ấy khi nó hết thời gian sử dụng, gọi là khấu hao tài sản. Chi phí lao động gián tiếp: Những chi phí lương thưởng cho chủ hoặc người làm công không trực tiếp làm ra các sản phẩm hoặc dịch vụ là các chi phí gián tiếp. Ví dụ lương cho nhân viên bán hàng, văn thư, tạp vụ, bảo vệ là những chi phí gián tiếp. Đối với những nhà bán buôn và bán lẻ, lương thưởng của chủ doanh nghiệp và tất cả các nhân viên là các chi phí gián tiếp và được gọi là chi phí lao động gián tiếp. Các chi phí khác: Đó có thể là chi phí văn phòng, thiết bị, tiền thuê nhà, điện nước, bảo quản, sửa chữa, dịch vụ, bảo hiểm... 2.7.2 Tài sản cố định Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất . Các loại tài sản cố định : a , Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị... b , Tài sản cố định vô hình Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... c , Tài sản cố định thuê tài chính Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. d , Trích khấu hao tài sản cố định Khấu hao là các chi phí phát sinh do việc sử dụng tài sản. Đây là hao mòn của một tài sản hoặc giảm bớt trong các giá trị lịch sử do cách sử dụng.Đó là kinh phí vì nó là kết hợp với thu nhập phát sinh thông qua việc sử dụng của tài sản đó.Cần lưu ý rằng không phải tất cả tài sản cố định giá trị mất giá từ năm này sang năm khác. Đất đai và các tòa nhà ví dụ thường xuyên có thể làm tăng giá trị tùy thuộc vào điều kiện bất động sản địa phương thực 2.7.3 Vốn lưu động và nguồn vốn Việc phân biệt đâu là vốn lưu động và Nguồn vốn công ty có là rất quan trong .Vốn lứu động thì có thể mất đi nếu công việc kinh doanh thất bại vì thế chủ doanh nghiệp cần phân biệt ro hai loại tiền này để khi xay ra sự cố thì cần thống kê số tiền của công ty con bao nhiêu và có khả năng chi tra hay đâu tư không . a ,Vốn lưu động Nội dung của vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông. Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất. Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước … Phân loại vốn lưu động. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau: Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành: - Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán + Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …) + Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác.. - Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm. - Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản … Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn về chi phí trả trước. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …) b , Nguồn vốn Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh gồm: Nguồn vốn kinh doanh được Nhà nước giao vốn, được điều động từ các doanh nghiệp trong nội bộ Tổng công ty, vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản (Nếu được ghi tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh), hoặc được bổ sung từ các quỹ, được trích lập từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh hoặc được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước viện trợ không hoàn lại. Đối với doanh nghiệp liên doanh, nguồn vốn kinh doanh được hình thành do các bên tham gia liên doanh góp vốn và được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế. Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ số tiền mà các cổ đông đã góp cổ phần, đã mua cổ phiếu, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế theo nghị quyết của Đại hội cổ đông của doanh nghiệp hoặc theo quy định trong Điều lệ hoạt động của Công ty. Thặng dư vốn cổ phần do bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá. Đối với công ty TNHH và công ty hợp danh, nguồn vốn kinh doanh do các thành viên góp vốn, được bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh. Đối với doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn kinh doanh bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra kinh doanh, hoặc bổ sung từ lợi nhuận sau thuế của hoạt động kinh doanh. 2.7.4 Báo cáo tài chính a , Cân đối tài sản Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán phải được lập theo mẫu dành cho DNNVV được Bộ Tài chính quy định. Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tái sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Cụ thể như sau : Tài sản cố định : đã được giới thiệu múc trước Tài sản vãng lai là những tài sản ngắn hạn mà giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác, nó bao gồm:cổ phiếu,bán thành phẩm,tiền nợ của khách hàng ,tiền mặt tại ngân hàng,các khoản đầu tư ngắn hạn ,c khoản trả trước – ví dụ tiền thuê Các khoản nợ vãng lai là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm của doanh nghiệp, nó bao gồm: Tiền nợ các nhà cung cấp ,các khoản vay dài hạn, rút quá ở ngân hàng hoặc các khoản mục tài chính khác,Thuế phải trả trong một năm Các khoản nợ dài hạn gồm: Các khoản nợ đến kỳ hạn sau một năm – các khoản vay hoặc tài chính đến hạn phải trả sau một năm Vốn chủ sở hữu và dự trữ: vốn cổ phần và lợi nhuận để lại Ví dụ: tài Sản có ,tài sản ngắn hạn ,tiền mặt ,các khoản phải thu ,hàng tồn kho ,tài sản ngắn hạn khác ,Tổng tài sản ngắn hạn ,tài sản cố đinh ròng (công thức tính se trình bay phần sau ) ,Tổng tài sản có ,Taì sản nợ và vốn tự có ,tài sản nợ ngắn hạn ,nợ ngắn hạn b , Thu nhập và chi phí của kế hoạch : Gồm có : Doanh thu thuần : bằng doanh thu trừ các khoản giảm trừ (bao gồm: hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, các laoij thuế: thuế tiêu thụ đặc biệt ,thuế xuất ,nhập khẩu, thuế GTGT khấu trừ tính theo phương pháp đường thẳng) Lợi nhuận gộp bằng doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán Chí phí hoạt động : là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của công ty, không phải là chi phí của hàng bán. Thông thường, chi phí hoạt động thường là chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lí. Ví dụ, một công ty có thể phải trả tiền thuê văn phòng, tiền thuế, và bảo hiểm cho cả mục đích bán hàng và quản lí. Các chi phí dành cho cả bán hàng và quản lí phải được phân tích và phân chia theo tỉ lệ giữa hai mục đích này trên báo cáo thu nhập. Lợi nhuận trước thuế và lãi : là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty , bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập . Không nên nhầm lẫn với thu nhập trước thuế và lãi , là khoản tiền doanh thu chưa trừ đi chi phí, để tính ra được lợi nhuận. EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động kinh doanh", "lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh" hay "thu nhập ròng từ hoạt động". Công thức để tính EBIT là : EBIT bằng thu nhập trừ chi phí hoạt động Lợi nhuận sau thuế : lợi nhuận trước lãi và thuế trừ tiền phải trả cho thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sẽ bị nhà nước đánh mức thuế khác nhau tùy thuộc loại hình kinh doanh ,lợi nhuận . Một số trường hợp doanh nghiệp có thể được giảm thuế. Số tiền này không nhỏ sẽ tính vào lợi nhuận doanh nghiệp.Vi vậy khi lập kế hoạch tài chính bạn cũng phải đưa khoản chi thuế thu nhập doanh nghiệp .Để có thế biết chi tiết về luật thuế doanh nghiệp bạn có thể xem tai : luật số 09/2003/QH11 của quốc hội : luật thuế thu nhập doanh nghiệp c , Dòng tiền Một công ty có thể thất bại nếu không xác định được rõ được đâu là dòng tiền công ty ví dụ : các công ty nhầm lẫn vốn đầu tư vào sản phẩm là tài sản đang có, nhưng vốn đầu tư vào sản phẩm sẽ mất đi nếu kinh doanh thua lỗ. Vậy nên các chủ doanh nghiệp cần phải hiểu được các kiến thức dòng tiền sau đây . Lưu chuyển tiền tệ là sự chuyển động của tiền vào hoặc ra khỏi một doanh nghiệp, dự án, hoặc sản phẩm tài chính. Nó thường được đo trong một khoảng thời gian quy định hữu hạn, thời gian. Đo lưu lượng tiền mặt có thể được sử dụng để tính toán các thông số khác cung cấp thông tin về giá trị của công ty và tình hình. Dòng tiền có thể ví dụ sau : Được sử dụng để tính toán các thông số . Để xác định một dự án (tỉ lệ lợi nhuận hoặc giá trị. Thời gian lưu chuyển tiền tệ vào và ra khỏi các dự án được sử dụng như là đầu vào trong các mô hình tài chính chẳng hạn như tỷ lệ nội bộ trở lại và giá trị hiện tại ròng . Để xác định vấn đề với một doanh nghiệp thanh khoản kế toán). Là lợi nhuận không nhất thiết có nghĩa là chất lỏng. Một công ty có thể thất bại vì thiếu tiền mặt, ngay cả trong khi lợi nhuận. Như là một biện pháp thay thế lợi nhuận của doanh nghiệp khi nó được tin rằng kế toán dồn tích khái niệm không đại diện cho các thực tế kinh tế. Ví dụ, một công ty có thể có notionally lợi nhuận, nhưng tạo ra ít tiền mặt hoạt động (có thể là trường hợp cho một công ty mà barters sản phẩm của mình hơn là bán cho tiền mặt). Trong trường hợp này, công ty có thể được xuất phát hành thêm tiền mặt bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc huy động thêm tài chính nợ. Dòng tiền có thể được sử dụng để đánh giá "chất lượng" thu nhập được tạo ra kế toán phát sinh. Khi thu nhập ròng được bao gồm các hạng mục không dùng tiền mặt lớn được xem là chất lượng thấp. Để đánh giá rủi ro trong một sản phẩm tài chính, ví dụ như phù hợp với nhu cầu tiền mặt, đánh giá rủi ro mặc định, yêu cầu tái đầu tư, vv Cụ thể Như sau : Năm Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận sau thuế Khấu hao Thay đổi các chỉ tiêu vốn lưu động (Tăng)/Giảm tài khoản phải thu (Tăng)/Giảm hàng tồn kho (Tăng)/Giảm tài sản ngắn hạn khác Tăng/(Giảm) tài khoản phải trảvà chi phí chờ phân bổ Tăng/(Giảm) tài sản nợ ngắn hạn khác Luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh Luồng tiền từ hoạt động đầu tư Tài sản cố định khác Luồng tiền ròng từ hoạt động đầu tư Luồng tiền từ hoạt động tài chính Tăng/(giảm) nợ ngắn hạn Tăng/(giảm) nợ dài hạn đến hạn trả Tăng/(giảm) nợ dài hạn Tăng/(giảm) cổ phiếu thường Tăng/(giảm) cổ phiếu ưu đã Cổ tức công bố (hoặc dự kiến) thanh toán Luồng tiền ròng từ hoạt động tài chính Tăng/(giảm) tiền mặt Số dư tiền mặt đầu năm Số dư tiền mặt cuối năm Bảng 1: Bảng dòng tiền . 3. Đánh giá hiệu quả ,rui ro kế hoạch 3.1 Đánh giá hiệu quả dự án Kết quả của việc lập kế hoạch kinh doanh là thế hiện của một kế hoạch kinh doanh thành công hay thật bại .Khi chủ doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh thì trong suy nghĩ họ cũng đã ước chừng tính khả thi của kế hoạch kinh doanh. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu với kế hoạch đưa ra có tính được chính xác thời điểm hòa vốn và nên đâu tư số tiền bao nhiêu vào sản phẩm thì ta sẽ đạt điểm hòa vốn và lợi nhuận thu đươc của sản phẩm đưa vào kinh doanh . 3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận giản đơn (Return On Investment - ROI ) ROI cho ta biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. ROI là chỉ tiêu biểu hiện khảnăng sinh lời của vốn đầu tưcũng nhưcủa dựán nói chung. Công thức : Pr ROI = ------------ * 100% V Trong đó: V - là tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án; và Pr - là lợi nhuận sau thuế hàng năm. Có thể lấy một năm đại diện khi DA đi vào hoạt động ổn định hoặc bình quân các năm trong vòng đời dự án. ROI tính xong được đem so sánh với ROI của các doanh nghiệp, các dự án khác cùng nghành nghề và lĩnh vực hoặc so với tỷ suất sinh lợi phổ biến trên thị trường. Nếu ROI của dự án cao hơn thì được coi như dự án đó có tính khả thi. Nhược điểm của chi tiêu này là: Đánh giá hiệu quả đầu tư không chính xác bởi khó xác định được 1 năm có lợi nhuận điển hình đại diện cho các năm hoạt động của dự án, thứ hai là chỉ tiêu này không tính đến tuổi thọ của dự án, và thứ ba là thời điểm phát sinh dòng tiền của dự án không được đưa vào tính toán. 3.1.2 Phân tích điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp Khi một chủ doanh nghiệp bắt tay vào một kế hoạch thì cũng đều phải tự đặt những câu hỏi và câu trả lời sẽ quyết định thắng baị của một kế hoạch. Đó là những câu hỏi : sản xuất cái gì? sản xuất kinh doanh bằng phương pháp nào, nhằm khai thác triệt để các nguồn lao động vật tư, thiết bị, tiền vốn sao cho doanh nghiệp có được lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu trên, trước hết các doanh nghiệp phải xác định được điểm hoà vốn, từ đó mà có phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và phù hợp với điều kiện, tiềm lực kinh doanh của từng doanh nghiệp. Để xác định được điểm hoà vốn các doanh nghiệp phải sử dụng một số chỉ tiêu sau đây: 3.1.3 Sản lượng hoà vốn Sản lượng hoà vốn là sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra để khi bán trên thị trường với giá cả dự kiến có thể bù đắp được chi phí kinh doanh. Nếu gọi QHV : là sản lượng hoà vốn, Gi : là giá bán đơn vị sản phẩm, Bi : là biến phí đơn vị sản phẩm, Fc : là tổng định phí Tại điểm hoà vốn, lãi ròng = 0, khi đó tổng lãi gộp bằng tổng định phí và lãi gộp đơn vị sản phẩm cũng bằng định phí đơn vị sản phẩm mà lãi gộp đơn vị sản phẩm được xác định như sau: Lãi gộp đơn vị sản phẩm = Gi - Bi . Từ đó suy ra : QHV = Fc Gi - Bi Công thức trên được áp dụng cho những doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm trên thị trường. 3.1.4 Doanh thu hòa vốn Doanh thu hoà vốn là doanh số mà doanh nghiệp thu được chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh. - Trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm thì doanh thu hoà vốn được xác định như sau: Doanh thu hoà vốn = QHV x Gi - Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì doanh thu hoà vốn được xác định bằng cách DTHV = Fc 1- TBP TDTBH DTHV: doanh thu hòa vốn, TBP: tổng biến phí , TDTBH: tông doanh thu bán hàng 3.1.5 Thời gian hoà vốn Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết để doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm trên thị trường có tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. TGHV = DTHV x 12 DTBHCN TGHV: thời gian hòa vốn, DTHV : doanh thu hòa vốn, DTBHCN : doanh thu bán hàng cả năm. Nhận xét: chỉ khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm lớn hơn điểm hoà vốn thì doanh nghiệp mới thực sự có lãi, còn nếu doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nằm trong điểm hoà vốn thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Vì vậy để tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà thu được mức lợi nhuận mong muốn, có thể xác định thông qua công thức sau: SLSXMM = Fc + MLMM Gi - Bi SLSXMM : sản lượng sản xuất và tiêu thụ để đạt mức lãi mong muốn, MLMM : mức lãi mong muốn. Hoặc : DTBHMM = Fc + MLMM 1- TBP TDTBH DTBHMM: doanh thu bán hàng cần đạt để thu được mức lãi mong muốn. Từ việc phân tích điểm hoà vốn mà chủ doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy việc phân tích điểm hoà vốn không những giúp cho doanh nghiệp xác định được khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cho phù hợp mà còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định chính xác số lãi thực của doanh nghiệp, từ đó mà xác định đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về khoản đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ trước đến nay ta vẫn quan niệm rằng, một sản phẩm có lãi thì doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ càng nhiều sản phẩm thì lãi càng lớn. Quan niệm này chỉ đúng khi doanh nghiệp không xác định được điểm hoà vốn. Khi đó lãi của doanh nghiệp được xác định bằng cách: LTK = LBQSP x SLSPTK LTK: Lãi thu được trong kỳ, LBQSP : Lãi bình quân một sản phẩm, SLSPTK : Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Nhưng khi doanh nghiệp xác định được điểm hoà vốn thì quan điểm tính lãi như trên sẽ không còn phù hợp nữa, bởi lẽ sản lượng sản xuất và tiêu thụ nằm trong điểm hoà vốn là sản lượng không có lãi, mà chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên điểm hoà vốn mới là sản lượng có lãi, khi đó số lãi thực của doanh nghiệp được xác định như sau: TLTDN = SLTTTT - SLHV x GBDVSP - BPDVSP TLTDN: tổng lãi thực của doanh nghiệp, SLTTTT : sản lượng tiêu thụ thực tế, SLHV : sản lượng hòa vốn, GBDVSP : giá bán đơn vị sản phẩm , BPDVSP : biến phí đơn vị sản phầm Hoặc tính bằng cách: Lấy tổng doanh thu bán hàng trong kỳ trừ (-) đi doanh thu hoà vốn trừ (-) đi biến phí tăng thêm. Cũng từ đó mà doanh nghiệp xác định chính xác mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách. Có thể minh hoạ điều phân tích trên thông qua ví dụ sau đây: Giả sử doanh nghiệp "K" trong kỳ sản xuất được 10.000 sản phẩm A và đã tiêu thụ được 9000 sản phẩm. Giá bán đơn vị sản phẩm A là 1.000.000đ, biến phí đơn vị sản phẩm A là 500.000đ. Tổng chi phí cố định chi ra trong kỳ là 4.000.000.000đ. - Nếu doanh nghiệp không xác định điểm hoà vốn: Lãi thu được trong kỳ = (9000 x 1.000.000) - (9000 x 500.000) - (9000 x 4.000.000.000 10.000.000                      = 900.000.000đ Khi đó, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách (giả sử thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 32%) sẽ là : Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = 900.000.000đ x 32% = 288.000.000đ - Nếu doanh nghiệp xác định điểm hoà vốn: Khi đó doanh nghiệp phải xác định sản lượng hoà vốn theo tài liệu trên như sau: Sản lượng hoà vốn = 4.000.000.000 = 8000 sản phẩm 1.000.000 - 500.000 Số lãi thực của doanh nghiệp = (9000 - 8000) x (1.000.000 - 500.000) = 500.000.000đ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = 500.000.000đ x 32% = 160.000.000đ Như vậy phần chênh lệch + 128.000.000đ (288.000.000đ - 160.000.000đ) thực chất doanh nghiệp đã lấy vốn của doanh nghiệp để nộp cho ngân sách. Bởi vậy, trên thực tế, không ít doanh nghiệp được xếp vào diện doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng bên trong nó đang là sự mất dần vốn và có nguy cơ phá sản. 3.2 Phân tích rui ro dự án 3.2.1 Phương pháp phân tích độ nhạy Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai xa. Vì vậy công tác thẩm định dự án của ngân hàng cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉtiêu hiệu quả của dự án khi các nhân tố đầu vào, đầu ra của dự án có sự biến động, nói khác đi là cần phải phân tích độ nhạy của dự án theo các nhân tố biến động đó. Trong phân tích độ nhạy, kinh nghiệm của các chuyên gia thẩm định là hết sức quan trọng bởi vì chỉcó các chuyên gia với kinh nghiệm tích luỹ được của mình mới dự kiến được khả năng nhân tố nào có thể biến đổi và biến dổi với mức độ bao nhiêu so với giá trị ban đầu. Trong phân tích độ nhạy người ta dự kiến một số tình huống thay đổi, những rủi ro trong tương lai làm cho giá nguyên vật liệu tăng, giá thuê nhân công tăng, sản lượng giảm, doanh thu giảm.v.v. Rồi từ đó tính lại các chỉtiêu hiệu quảnhư: NPV, IRR,... Nếu các chỉtiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dựán được coi là ổn định và được chấp thuận. Ngược lại dự án bịcoi là không ổn định (độnhạy cảm cao) buộc phải xem xét điều chỉnh tính toán lại mới được đầu tư. Để phân tích độ nhạy của dự án, thông thường người ta thực hiện qua 4 bước sau: Bước 1: Xác định xem những nhân tố nào có khả năng biến động theo chiều hướng xấu ( Để xác định được xu hướng này, cần căn cứ vào các số liệu thống kê trong quá khứ, các số liệu dự báo và đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia tham gia phân tích). Bước 2: Trên cơ sở các nhân tố đã lựa chọn, dự đoán biên độbiến động có thể xảy ra (Maximum là bao nhiêu so với giá trị chuẩn ban đầu). Bước 3: Chọn một phương pháp đánh giá độ nhạy nào đó ( Như phân tích độ nhạy theo qua chỉ tiêu NPV hoặc IRR chẳng hạn ). Bước 4: Tiến hành tính toán lại NPV hay IRR theo các biến số mới, trên cơ sở cho các biến số tăng giảm cùng một tỷ lệ % nào đó (Chú ý là khi ta dùng các phương pháp khác nhau để phân tích độ nhạy, các kết quả đưa ra cũng có sự khác biệt về mặt số học. Tuy nhiên, các kết luận về mặt kinh tế thì vẫn không có gì thay đổi). Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể tính theo công thức sau đây: ∆Fi E = --------------- ∆Xi Trong đó: E là hệ số độ nhạy , ∆Fi là mức biến động của chỉ tiêu đánh giá , ∆Xi là mức biến động của nhân tố ảnh hưởng. Ví dụ: Từ một DAĐT, qua phân tích độ nhạy có kết quả thể hiện ở bảng sau: Các yếu tố thay đổi IRR(%) Tỷ lệ % thay đổi của ∆IRR Chỉ số độ nhạy Trường hợp cơ sở 6,00 0 0 Vốn đầu tư tăng 10% 5,85 2,5 0,25 Chi phí khả biến tăng 10% 4,00 33,00 3,30 Giá bán SP giảm 10% 5,50 8,33 0,83 Thời gian thu lợi bị chậm 10% 5,2 13,33 1,33 Như vậy độ nhạy thể hiện cao nhất ở nhân tố chi phí khả biến và thời gian thu lợi nhuận. Do đó, cần đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố này. Phải tìm mọi biện pháp giảm thấp (tiết kiệm) các chi phí khả biến và đảm bảo việc tiêu thụ sản phẩm đúng tiến độ để có lợi nhuận như dự kiến. Kết quả của việc phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết nhân tốnào trong dự án cần được nghiên cứu kỹ, cần thu thập đủ thông tin để phòng ngừa và quản trị rủi ro xảy ra trong quá trình khai thác dự án. Phân tích độnhạy là một kỹthuật phân tích rủi ro dựán tương đối giản đơn. Tuy nhiên, nhược điểm chính của kỹthuật này là chưa tính đến xác suất có thểxảy ra của các biến rủi ro và nó cũng không thể đánh giá được cùng một lúc sự tác động của tất cả các biến rủi ro đến dự án. 3.2.2 Phương pháp phân tích tinh huống Việc phân tích độ nhạy là phổ biến, nhưng có nhược điểm tôi đã trình bày trên .Do đó thầm định dự án người ta còn sử dụng phân tích tinh huống .Do thời gian có hạn .Nội dung đồ án quá rông tôi chủa tìm hiểu được phần này tôi xin giời thiệu tài liệu các bạn đọc .Mong các bạn cố gắng tim hiểu vì phần nay quan trong và thông cảm .Tài liệu : Tai-Lieu-Dao-Tao-Lap-Ke-Hoach-Kinh-Doanh của tác giả :Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Hảo và Thạc sĩ Bùi Minh Giáp 4 .Phần mềm 4.1 Giới thiệu phần mềm Phần mềm được thiết kế theo tiêu chuẩn lập kế hoạch kinh doanh của châu âu . Phần mềm sẽ giúp chủ doanh nghiệp thiết kế một kế hoach kinh doanh theo chuẩn . Nội dung để lập kế hoạch kinh doanh được phần mềm hỗ trợ .Chủ doanh nghiệp chỉ cần thực hiện theo mẫu. 4.2 Giao diện phần mềm Giao diện chính Hình 1 . Giao diện chức năng dự báo tài chính Hinh 2 . Giao diện chức năng kế hoạch tài chính Hình 3 .Giao diện kế hoạch tài chính Hình 4. Đồ thị điểm hòa vốn 4.3 Chức năng của phần mềm : Phần mềm được viết trên ngôn ngữ lập trình VBA (visual basic for application) Các chức năng của phần mềm là : Chức năng lưu ,sao chép dữ liệu Chức năng nhập tính toán trên bảng cân đối tài sản ,bảng dòng tiền ,bảng thu nhập Chức năng tính chỉ số tài chính Chức năng vẽ đồ thị điểm hòa vốn Chức năng nhâp dữ liệu tính chỉ số rủi ro 4.4 Tính bảo mật phần mềm Khi một kế hoạch kinh doanh lập ra thì yêu câù tính bao mật thông tin rât cao vì có rất nhiều người muốn ăn cắp thông tin doanh nghiệp .Thông tin doanh nghiệp có thể là: các số liệu ,chiến lược công ty .Từ yêu cầu thực tế trên nên phân mềm này được viết ra mang tính bảo mật cao .Tôi xin trình bày sau : Hiện này trên thị trường có rất nhiêu phân mềm phá pass mục đich ăn cắp dữ liệu .Giải pháp của phần mềm chông lại việc ăn cắp dữ liệu phần mềm tạo ra ba loai pass : Viết ra đoạn code có nội dung :nếu như nhập sai pass 3 lần thì hệ thông sẽ đóng lai. Giả sử phần mềm phá pass lấy được pass thứ nhất thi tiếp tục phá pass hai .việc phá pass thứ hai này nêu nhâp sai pass là phần mêm sẽ bị xóa .Pass thứ 3 nãy sẽ khóa lại không cho người dùng copy hay lưu dữ liêu nếu phân mềm đang ở trang thái đẳng nhập rồi .Phần mêm chống copy (sẽ bị xóa nêu copy phần mền ) . 4.5 Đánh giá phần mềm Phần mềm viết ra trong thời gian ngắn cùng với kinh nghiệm thực tế sinh viên chưa có nên không thế tránh khỏi sai sót .Mong các thầy cô cùng các bạn thông cảm .sau đây tôi xin trinh bày ưu điểm ,nhược điểm ,và hướng phát triển phần mềm . Ưu điêm là : Phần mêm thiết kế cho một kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết và tương đối đầy đủ theo tiêu chuẩn việt nam hiện nay. Hiện nay ở việt nam có nhiều phần mềm kế toán .các phần này cũng có chức năng dự báo và cũng có chức năng lập kế hoạc tài chính nhưng chưa giúp được chủ doanh nghiệp có một bản kê hoạch kinh doanh theo từng bước và chi tiết .Chỉ có thê làm công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kinh doanh . Tình bảo mật phần mềm cao Nhược điểm là : Người viết phần mềm là sinh viên chửa có kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi thiêu sót nêu đưa vào sử dụng thực tế .giao diện sơ sài .chưa tiện dụng Hướng phát triển là : Hoàn thiện phần mềm để có thể đưa vào thực tế hiệu quả . Nâng cao tính bảo mật của phần mêm .Tiếp tục thiết kế để phần mềm dễ sự dụng ,ưu việt và giao diện đẹp .Áp dụng khai phá dự liệu vào việc lập kế hoạch tài chính .Đó là dự báo giá cả cũng như sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào những số liệu giao dịch của những sản phẩm đó trên thì trường .Chức năng này hiện đã có những chỉ áp dụng với những sản phầm nhỏ lượng giao dich ít KẾT LUẬN Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào. Kết quả của việc lập kế hoạch kinh doanh là thế hiện của một kế hoạch kinh doanh thành công hay thật bại. Chủ doanh nghiệp khi lập kế hoạch kinh doanh cần đúng theo chuẩn ,nội dung đầy đủ . Nội dung đồ án cơ bản đã trình bày được kiến thức cơ bản cần thiết lập kế hoạch kinh doanh . Đồng thời cũng nêu rõ các bước lập kế hoạch kinh doanh. Tài liệu hướng dẫn 1,Tài liệu lập kế hoạch kinh doanh của Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Hảo và Thạc sĩ Bùi Minh Giáp. 2, Dự án UNIDO-MPI (US/VIE/95/004) ; Danh mục công việc của nhà doanh nghiệp để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh. 3, Ginny L. Kuebler; Lập kế hoạch kinh doanh ; Nhà xuất bản tư vấn quản lý G.L.K; Hòm thư 479,Vestal, New York 13851-4079 4, Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh ,do trung tâm học viện công nghệ châu á (AITCV) .Hà nội hợp tác với SEAQIP việt nam tổ chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.docx