MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho Công ty cổ phần in Bến Tre nhằm thích ứng trước những thay đổi của môi trường kinh doanh và mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho Công ty.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu các vấn đề sau:
w Phân tích tác động của môi trường kinh doanh nhằm tìm ra những cơ hội và đe doạ đối với Công ty.
w Phân tích đánh giá những năng lực hiện tại để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu bên trong Công ty.
w Từ những kết quả phân tích được, đề ra các chiến lược kinh doanh và lựa chọn chiến lược phù hợp.
w Xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể cho năm 2006 và đề ra các biện pháp thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
w Các phương pháp thu thập số liệu: những số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của Công ty, các thông tin trên báo đài, Internet, Ngoài ra còn có một số dữ liệu sơ cấp được cung cấp từ nhân viên của Công ty.
w Các phương pháp phân tích:
- Phương pháp hồi quy tương quan để dự báo tiêu thụ, doanh thu
- Phương pháp so sánh; phương pháp số tương đối, tuyệt đối để đánh giá các chỉ tiêu tài chính.
- Phân tích ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược kinh doanh.
- Phương pháp nguyên cứu nhân khẩu học để phân tích thị trường.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
w Về mặt không gian: chỉ nghiên cứu dựa trên thị trường hiện tại của Công ty cổ phần in Bến Tre trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
w Về mặt thời gian: nghiên cứu số liệu và biến động thị trường qua các năm 2003-2005
w Về nội dung: chỉ nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh, không đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu và trình độ lao động của Công ty.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH KINH DOANH
96 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2844 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch môi trường nội tại của Công ty như sau:
Bảng 19: Bảng tổng hợp môi trường nội tại của Công ty
Môi trường bên trong doanh nghiệp
Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với ngành (a)
Mức độ tác động đối với hãng (b)
Tính chất tác động
(c)
Điểm cộng dồn
(d)
1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Phân rõ quyền hạn, trách nhiệm
3
2
+
+6
Bố trí công tác, tổ chức hợp lý
3
2
+
+6
Bộ máy tổ chức đơn giản
2
2
-
-4
Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên
3
2
+
+6
2. Yếu tố nguồn nhân lực
Trình độ cán bộ công nhân viên
3
3
+
+9
Phân công công việc phù hợp
3
2
+
+6
Ban quản lý nhiều kinh nghiệm
3
2
+
+6
Hoạt động theo lối mòn
3
2
-
-6
Lợi nhuận bình quân /đầu người
3
1
-
-3
3. Nghiên cứu phát triển
Đào tạo nâng cao tay nghề
3
3
+
+9
Đầu tư đổi mới công nghệ
3
2
+
+6
Đội ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển
3
2
+
+6
4. Yếu tố marketing
Sản phẩm chất lượng
3
2
+
+6
Thiếu phòng Marketing
3
3
-
-9
Linh hoạt trong việc định giá
3
2
+
+6
Hệ thống phân phối trực tiếp
3
3
+
+9
Chưa có đội ngũ Marketing
3
2
-
-6
Hoạt động quảng cáo, chiêu thị
3
2
+
+6
Thương hiệu chưa lớn mạnh
3
2
-
-6
5. Yếu tố tài chính
Nợ lưu động
2
2
+
+4
(C/R)
3
2
+
+6
(Q/R)
3
2
+
+6
ROS
2
2
-
-2
ROA
2
2
+
+4
ROE
3
2
+
+6
D/A
3
2
+
+6
D/E
2
2
-
-4
Hệ số chi trả lãi vay
3
3
+
+9
6. Yếu tố sản xuất
Bố trí mặt bằng sản xuất
3
2
+
+6
Bố trí sản xuất theo công đoạn
3
2
+
+6
Năng lực sản xuất
3
3
+
+9
CHƯƠNG 3
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2006
I. CƠ SỞ LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
Dựa vào những phân tích về môi trường kinh doanh của Công ty, ta lập được ma trận SWOT và hình thành các chiến lược kinh doanh trong giai đoạn 2006 - 2010. Từ đó lựa chọn những chiến lược khả thi nhất và đề ra kế hoạch cho năm 2006.
1. Phân tích ma trận SWOT
Từ những tổng hợp về môi trường vĩ mô, tác nghiệp, nội tại của Công ty ta có thể lập được ma trận SWOT của Công ty:
Ma trận 4: Ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (O)
Đe doạ (T)
Kinh tế vùng tăng trưởng nhanh.
Qui mô thị trường lớn.
Thu nhập người dân tăng cao.
Các hoạt động cổ động tuyên truyền ngày càng tăng
Nguyên liệu dồi dào
Nhiều khách hàng tiềm năng
7. Quan tâm của UBND tỉnh
Mức độ dễ xâm nhập ngành.
Các sản phẩm thay thế.
Mối lo ngại về cảnh quan đô thị và tiếng ồn.
Cách thức tiêu dùng thay đổi
Điểm mạnh (S)
Chiến lược SO
Chiến lựơc ST
Sản phẩm chất lượng
Cơ cấu tổ chức
Tay nghề của nhân viên
Phân công công việc hợp lý
Công nghệ hiện đại
Tình hình tài chính tốt
1. S1S3S5 +O1O2O5: Xâm nhập thị trường
2. S1S3S5S6 +O2O4O5: Phát triển thị trường.
3. S1S5S6 + O2O6: Phát triển sản phẩm
4. S3S4S5S6 +O2O3O4O5: Đa dạng hoá đồng tâm
1. S2S3S4S6+T2T4: Đa dạng hoá ngang
2. S2S4S6 +T2T4:
Liên doanh, liên kết
Điểm yếu (W)
Chiến lược WO
Chiến lược WT
1. Còn yếu trong khâu tiếp thị bán hàng
2. Chưa có sản phẩm panô, áp phích, xổ số
3. Hệ thống kiểm soát giá thành
1. W1+ O2O4O5O6: Chiến lược Marketing Mix
2. W2W3+ O2O4O5O6: Liên doanh, liên kết
W1W3W4+T3T4: Chiến lược cắt giảm
5.1. Các phối hợp SO
- S1S3S5 + O1O2O5: Sử dụng điểm mạnh của Công ty là sản phẩm có chất lượng tốt, nhân viên có tay nghề cao, công nghệ hiện đại… để thu hút khách hàng tiềm năng trên thị trường hiện tại.
- S1S3S5S6 + O2O4O5: Công ty dựa vào chất lượng sản phẩm, sử dụng đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, công nghệ hiện đại và khả năng tài chính tốt để mở rộng hoạt động sang các thị trường mới, thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
- S1S5S6 + O2O6: Trên thị trường, nhu cầu in ấn ngày càng đa dạng vì thế Công ty cần tận dụng nguồn lực hiện có để phát triển thêm nhiều sản phẩm mới nhằm nắm bắt tốt những cơ hội này.
- S3S4S5S6 + O2O3O4O5: Công ty cần sử dụng những điểm mạnh hiện có của mình về nhân viên, trang thiết bị để thực hiện chiến lược đa dạng hoá đồng tâm.
5.2. Các phối hợp ST
- S2S3S4S6 + T2T4: Công ty sẽ tận dụng tiềm lực tài chính và đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm của mình để đa dạng hoá hoạt động nhằm chống lại các sản phẩm thay thế và ứng phó với sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
- S2S4S6 + T2T4: với tiềm lực hiện tại Công ty có thể liên doanh với các doanh nghiệp khác để chống lại sự xâm nhập của đối thủ mới.
5.3. Các phối hợp WO
- W1 + O2O4O5O6: Hiện thị trường mà Công ty đang họat động có qui mô ngày càng lớn, lượng khách hàng tiềm năng ngày càng nhiều. Vì vậy, Công ty cần chú trọng xây dựng thương hiệu, đề ra chiến lược Marketing Mix để thu hút khách hàng.
- W2W3 + O2O4O5O6: Hiện Công ty còn yếu trong khâu kiểm soát giá thành và chưa có khả năng sản xuất một số sản phẩm mà nhu cầu thị trường đang tăng. Vì vậy, Công ty có thể liên doanh với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực này.
5.4. Các phối hợp WT
- W1W3 + T3T4: Hiện hoạt động Marketing của Công ty chưa hiệu quả, hệ thống kiểm soát giá thành chưa tốt. Trong khi đó, cách thức tiêu dùng ngày càng thay đổi, mối lo ngạy về cảnh quan môi trường ngày càng được chú trọng. Vì vậy, Công ty cắt giảm một số sản phẩm không hiệu quả.
2. Lựa chọn chiến lược
Từ phân tích ma trận SWOT, ta có thể đưa ra được nhiều phương án chiến lược cho Công ty.
Từ mục tiêu của Công ty và những phương án chiến lược được đề ra, Công ty tiến hành lựa chọn phương án chiến lược thích hợp dựa trên ma trận ANSOFF:
Ma trận 5: Mô hình ma trận Ansoff
Công ty chủ yếu tập trung vào những sản phẩm hiện có trên thị trường hiện tại và một số thị trường mới, đồng thời cố gắn phát triển một số sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường. Vì vậy, Công ty đang theo đuổi các chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa tập trung.
Tuy nhiên, để lựa chọn được những chiến lược phù hợp nhất cần sự hỗ trợ của một công cụ khác đó là ma trận SPACE.
Bảng 20: Phân tích ma trận vị trí chiến lược
VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN TRONG
VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN NGOÀI
Sức mạnh tài chính (FS)
+ 4,4
Sự ổn định của môi trường (ES)
-2,0
Khả năng thanh toán
+4
Môi trường chính trị ổn định
-1
Vòng quay hàng tồn kho
+4
Chính sách, pháp luật
-2
Hiệu suất sử dụng tài sản
+5
Thu nhập của người dân tăng cao
-1
Hệ số chi rả lãi vay
+6
Tỉ lệ lạm phát
-3
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
+5
Lãi suất
-3
Lưu thông tiền mặt
+4
Xu hướng quảng cáo ngoài trời
-2
Doanh lợi toàn bộ vốn
+4
Nguyên liệu dồi dào
-1
Doanh lợi trên tài sản
+4
Sự dễ dàng thâm nhập thị trường
-4
Doanh lợi trên vốn chủ sở hữu
+4
Lợi thế cạnh tranh (CA)
-2,5
Sức mạnh của ngành (IS)
+4,3
Thị phần
-2
Quy mô thị trường lớn
+5
Chất lượng sản phẩm
-1
Nguồn nguyên vật liệu dồi dào
+3
Giá cả
-2
Mức tăng trưởng tiềm năng
+5
Thiếu đội ngũ tiếp thị
-5
Lợi nhuận tiềm năng
+5
Hỗ trợ của UBND Tỉnh
-2
Cạnh tranh nhờ quy mô
-1
Máy móc công nghệ
+4
Dịch vụ bán hàng
-2
Tinh thần nhân viên cao
-2
Sản phẩm đa dạng
+4
Tay nghề của nhân viên
-4
Hệ thống kiểm soát giá thành
-4
Ứng dụng công nghệ thông tin
+6
Cơ cấu tổ chức hợp lý
-2
Như vậy số điểm trung bình của công ty về sức mạnh tài chính (FS) là +4,4; lợi thế cạnh tranh (CA) là -2,5; sự ổn định của môi trường (ES) là -2,0; sức mạnh của ngành (IS) là +4,3. Cộng IS với CA, ta được số điểm là +1,8; cộng FS với ES, ta được số điểm là +2,4.
Từ việc tổng hợp và cho điểm trên ta vẽ được ma trận chiến lược SPACE:Ma trận 6: Ma trận chiến lược SPACE
Dựa theo hình vẽ ta có thể thấy mũi tên thể hiện vị trí chiến lược của Công ty là nằm ở góc phần tư trên bên phải chứng tỏ Công ty đang ở vị trí tốt để sử dụng các cơ hội bên ngoài và điểm mạnh bên trong để vượt qua những điểm yếu bên trong và tránh khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Do đó, Công ty có đủ điều kiện để thực hiện khả thi các chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, đa dạng hóa tập trung.
II. CƠ SỞ LỰA CHỌN KẾ HOẠCH KINH DOANH
Kế hoạch kinh doanh cho năm 2006 được đề ra trên cơ sở chiến lược phát triển 5 năm của Công ty (giai đoạn 2006 - 2010).
1. Chiến lược kinh doanh của Công ty giai đoạn 2006 - 2010
1.1. Vấn đề quản trị
Ban lãnh đạo Công ty cần thiết lập mục tiêu hàng năm nhằm hướng cán bộ công nhân viên của Công ty chấp nhận và gắn bó giữa mọi thành viên để thực hiện mục tiêu chung, đến năm 2010 doanh số và lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm 2005.
Bảng 21: Mục tiêu hằng năm của Công ty
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Doanh số
24,092
27,017
31,069
35,730
41,089
Lợi nhuận
1,209
1,412
1,695
1,898
2,118
Nguồn: Phòng Phó giám đốc kinh doanh - tài vụ
1.2. Vấn đề Marketing
1.2.1. Phân khúc thị trường
Tập trung chủ yếu vào thị trường Đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là ở thị trường Bến Tre.
Thực hiện công tác nghiên cứu nhằm làm giảm giá thành để đấu thầu thắng các đối thủ in sách cho các nhà xuất bản.
1.2.2. Chiến lược Marketing Mix
Ngoài ra, Công ty cần nghiên cứu thị trường để thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm mới như cataloge, biển hiệu quảng cáo, pano, áp phích, vé số... thông qua chiến lược Marketing Mix.
1.3. Vấn đề nhân sự
Hiện công nhân sản xuất của Công ty có tay nghề cao, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất. Tuy nhiên, Công ty cần chú trọng công tác đào tạo, phát triển để sử dụng hiệu quả hơn. Đồng thời Công ty cũng đề ra những chính sách thu hút và tạo lòng trung thành của nhân viên.
Trong năm 2006, Công ty sẽ tuyển thêm 3 nhân viên có trình độ đại học chuyên ngành Quản trị và Marketing để thành lập thêm Phòng kinh doanh. Phòng này sẽ chịu tránh nhiệm giao dịch với khách hàng, đảm nhiệm vai trò kinh doanh và làm công tác Marketing.
Đến năm 2010, Công ty sẽ thành lập Phòng Marketing nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của Công ty.
1.4. Vấn đề tài chính
- Ưu tiên tài chính mua trang thiết bị máy móc để đảm bảo sự đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Ưu tiên cho hoạt động Marketing nhằm khắc phục sự yếu kém trong hoạt động Marketing và xây dựng được một thương hiệu mạnh.
- Ưu tiên cho công tác tuyển chọn, đào tạo huấn luyện đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhằm đáp ứng chu cầu nguồn nhân lực của Công ty.
- Vi tính hoá hệ thống quản lý: sử dụng những tiện ích của các phần mềm quản lý giúp ban Giám đốc kiểm soát, điều chỉnh những quan điểm của mình, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua những bảng báo cáo tài chính.
1.5. Vấn đề nghiên cứu, phát triển
Nguồn tài lực và nhân lực dành cho nghiên cứu phát triển của Công ty còn hạn chế nên Công ty chỉ tập trung vào nghiên cứu ứng dụng nhằm tạo ra nhiều nét mới cho sản phẩm dựa trên công nghệ hiện có.
Bên cạnh đó, dưới sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, doanh nhiệp cần phải nắm bắt kịp thời sự thay đổi về công nghệ trên thị trừơng, và ứng dụng công nghệ mới vào doanh nghiệp nhằm tránh sự tụt hậu về công nghệ, duy trì vị trí dẫn đầu về ứng dụng cộng nghệ mới.
2. Điều kiện hiện tại và nhu cầu thị trường
Dựa vào khả năng hiện có của Công ty là Công ty hiện có một dây chuyền công nghệ hiện đại chưa sử dụng hết, trong khi trên thị trường hiện tại có một khách hàng tiềm năng khá lớn là Công ty xổ số kiến thiết Bến Tre và một số công ty xuất nhập khẩu vừa thành lập, Công ty đang cố gắn thu hút khách hàng này.
Từ năng lực hiện có và yêu cầu hiện tại của thị trường. Trong năm 2006, Công ty chỉ tập trung nguồn lực để thực hiện kế hoạch tác nghiệp là:
* Phát triển sản phẩm
* Thâm nhập thị trường
III. KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
1. Căn cứ lập kế hoạch tiêu thụ
Căn cứ để dự báo số lượng bán ra trong năm 2006 là dựa vào tình hình tiêu thụ qua 4 năm (2002-2005) và nhu cầu của thị trường trong năm 2006.
2. Qui trình lập kế hoạch tiêu thụ
- Dự báo sản lượng bán ra trong quý.
- Dự báo giá bán.
- Dự toán doanh thu.
- Kế hoạch thu tiền bán hàng.
3. Kế hoạch tiêu thụ
3.1. Dự báo sản lượng bán ra
Số lượng bán ra được dự báo theo phương pháp hồi quy. Gọi y là sản lượng bán ra, ta có:
Phương trình hồi quy: y = a + bx
Bảng 22: Dự báo tiêu thụ theo phương pháp hồi quy
Đơn vị tính: 1000 trang
Năm
x
x2
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
y1
xy1
y2
xy2
y3
xy3
y4
xy4
2002
-4
16
489.740
-1.958.960
407.640
-1.630.560
539.100
-2.156.400
464.520
-1.858.080
1.901.000
2003
-2
4
554.830
-1.109.660
461.820
-923.640
605.090
-1.210.180
526.260
-1.052.520
2.148.000
2004
2
4
493.090
986.180
410.430
820.860
537.770
1.075.540
467.710
935.420
1.909.000
2005
4
16
597.190
2.388.760
497.080
1.988.320
651.290
2.605.160
566.440
2.265.760
2.312.000
Tổng
40
2.134.850
306.320
1.776.970
254.980
2.333.250
314.120
2.024.930
290.580
8.270.000
a
533.713
444.243
583.313
506.233
b
7.658
6.375
7.853
7.265
dự báo năm 2006
579.661
482.490
630.431
549.820
2.242.400
Theo dự báo thì sản lượng năm 2006 giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2006 Công ty sẽ nhận in một lượng sản phẩm khá lớn của một số khách hàng mới là công ty sổ xố kiến thiết Bến Tre, công ty xuất nhập khẩu Bến Tre... Số lượng này ổn định trong năm, ước khoảng 252 triệu trang in, ổn định qua các quý. Do đó sản lượng bán ra trong năm sẽ là:
Bảng 23: Dự toán tiêu thụ năm 2006
Đơn vị tính: trang
Chỉ tiêu
quý I
quý II
quý III
quý IV
Cả năm
Sản lượng
641.661.000
544.490.000
692.431.000
611.820.000
2.490.402.000
3.2. Dự báo giá bán ra năm 2006
Giá bán sản phẩm của Công ty thường theo hợp đồng đã được xác định trước. Ta có bảng tổng hợp giá bán qua các năm.
Bảng 24: Bảng tổng hợp giá bán qua các năm.
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu (đồng)
13.477.000.000
15.487.670.399
16.072.376.925
208.28.130.968
Sản lượng (trang in)
1.901.000.000
2.148.000.000
1.909.000.000
2.312.000.000
Giá bình quân (đồng)
7,089
7,210
8,419
9,009
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ - 1/1/2006
Giá bán qua các quý trong 1 năm thường ổn định, tuy nhiên giá bán qua các năm có biến động theo xu hướng tăng dần. Giá tăng là do giá nguyên vật liệu ngày càng tăng, chi phí công nhân cũng được điều chỉnh tăng theo mức bình quân chung cả nước, các nhiên liệu như xăng dầu, điện, nước… cũng tăng mạnh. Ta có thể dự báo giá bán bằng phương pháp hồi quy như sau:
Bảng 25: Bảng dự báo giá bán năm 2006
Năm
Giá bán (đồng)
x
x2
xy
2002
7,089
-3
9
-21,267
2003
7,210
-1
1
-7,210
2004
8,419
1
1
8,419
2005
9,009
3
9
27,027
Tổng
31,727
0
20
6,969
a
7,932
b
0,348
Dự báo (2006)
9,674
Theo dự báo giá bán năm 2006 là 9,674 đồng/trang in, tăng 7,4% so với năm 2005. Giá bán tăng lên là do giá thành sản phẩm ngày càng tăng.
3.3. Dự toán doanh thu
Dựa vào dự báo giá bán và dự báo sản lượng bán năm 2006 ta có bảng dự toán doanh thu bán hàng như sau:
Bảng 26: Dự toán doanh thu
Chỉ tiêu
quý I
quý II
quý III
quý IV
Cả năm
Sản lượng (trang)
641.661.000
544.490.000
692.431.000
611.820.000
2.490.402.000
Giá bán trung bình (đồng/trang)
9,674
9,674
9,674
9,674
9,674
Doanh thu ( đồng)
6.207.429.000
50267.396.000
6.698.577.000
5.918.747.000
24.092.149.000
3.4. Kế hoạch thu tiền bán hàng
Năm 2006, Công ty sẽ áp dụng chính sách thu tiền bán hàng là thu 70% trong quý và 30% thu trong quý tiếp theo nhằm thu hút khách hàng và quản lý hoạt động bán hàng hiệu quả hơn.
Bảng 27: Kế hoạch thu tiền bán hàng
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Số tiền năm trước chuyển sang
3.689.860.119
3.689.860.119
Thu tiền bán hàng quý I
4.345.199.960
1.862.228.554
6.207.428.514
Thu tiền bán hàng quý II
3.687.177.382
1.580.218.878
5.267.396.260
Thu tiền bán hàng quý III
4.689.004.246
200.9573.248
6.698.577.494
Thu tiền bán hàng quý IV
4.143.122.676
4.143.122.676
Tổng
8.035.060.079
5.549.405.936
6.269.223.124
6.152.695.924
26.006.385.063
IV. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
1. Căn cứ lập kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất được xác định dựa trên kế hoạch tiêu thụ hàng quý năm 2006.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, năm 2006 Công ty sẽ thay đổi một số chính sách trong hoạt động sản xuất. Trong đó, Công ty sử dụng chính sách sản lượng tồn kho là 15% nhu cầu của quý sau. Hiện sản phẩm tồn kho cuối kỳ của Công ty chủ yếu là sách, tập học sinh, hoá đơn thuế, tài chính…
2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất
- Xác định lượng thành phẩm tồn kho đầu năm 2006.
- Xác định nhu cầu trong quý.
- Số lượng tồn cần thiết cho quý tiếp theo.
- Tổng số lượng cần sản xuất trong quý.
3. Kế hoạch sản xuất
Thành phẩm tồn đầu kỳ là 94.947.673 đồng, tương đương với số lượng là 12.408.217 trang in (19% số lượng kỳ này).
Ta có kế hoạch sản xuất hàng quý như sau:
Bảng 28: Kế hoạch sản xuất
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Nhu cầu trong kỳ
641.661.000
544.490.000
692.431.000
611.820.000
2.490.402.000
Tồn cuối kỳ
81.673.500
103.864.650
91.773.000
97.397.850
97.397.850
Tổng nhu cầu
723.334.500
648.354.650
784.204.000
709.217.850
2.587.799.850
Tồn đầu kỳ
12.408.217
81.673.500
103.864.650
91.773.000
12.408.217
Sản xuất trong kỳ
710.926.283
566.681.150
680.339.350
617.444.850
2.575.391.633
V. KẾ HOẠCH CHI PHÍ
1. Căn cứ lập kế hoạch chi phí
Kế hoạch chi phí được lập dựa trên kế hoạch sản xuất và nhu cầu hoạt động của Công ty trong năm 2006.
2. Quy trình lập kế hoạch chi phí
- Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
- Kế hoạch chi phí sản xuất chung
- Kế hoạch chi phí quản lý
- Kế hoạch chi phí bán hàng
3. Kế hoạch chi phí
3.1. Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để in ra một trang thành phẩm thì cần 2 loại nguyên liệu chính là mực và giấy in và nhiên liệu. Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp trung bình cho một trang in các loại năm 2005 được Phòng kế toán - tài vụ tổng hợp như sau:
Bảng 29: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2005
Chỉ tiêu
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
Số lượng (trang)
2.312.000.000
Giấy in (đồng)
9.328.000.000
4,035
Mực in (đồng)
1.641.000.000
0,710
Nhiên liệu (đồng)
53.000.000
0,023
Tổng
11.022.000.000
4,767
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ - 1/1/2006
Trong năm 2006, Công ty vẫn tiếp tục mua NVL của những nhà cung cấp thân thiết, giá cả NVL hầu như không chênh lệch so với năm 2005. Do đó ta có thể lấy chi phí trung bình đơn vị của năm 2005 để tính cho năm 2006.
Chính sách tồn kho nguyên vật liệu của Công ty là tồn kho 30% gía trị cho nhu cầu ở quý sau. Giả sử số lượng trang in tiêu thụ năm 2006 đúng như dự báo, ta có thể dự báo số lượng trang in tiêu thụ quý I năm 2007 là 587.319.000 trang in, từ đó ta có thể tính được giá trị NVL tồn kho cuối năm 2006 là 829.147.094 đồng.
3.1.1 . Kế hoạch mua nguyên vật liệu
Bảng 30: Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Số lượng trang in
710.926.283
566.681.150
680.339.350
617.444.850
2.575.391.633
Chi phí giấy in
Giá trị NVL cần cho sản xuất
2.868.304.657
2.286.558.440
2.745.169.277
2.491.389.970
10.391.422.345
Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
685.967.532
823.550.783
747.416.991
768.123.683
768.123.683
Tổng giá trị NVL yêu cầu
3.554.272.189
3.110.109.223
3.492.586.268
3.259.513.653
11.159.546.027
Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
1.056.958.531
685.967.532
823.550.783
747.416.991
1.056.958.531
Giá trị NVL mua vào trong kỳ
2.497.313.658
2.424.141.691
2.669.035.485
2.512.096.662
10.102.587.496
Chi phí mực in
Giá trị NVL cần cho sản xuất
504.597.764
402.343.617
483.040.939
438.385.844
1.828.528.059
Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
120.703.085
144.912.282
131.515.753
135.159.310
135.159.310
Tổng giá trị NVL yêu cầu
625.300.849
547.255.898
614.556.692
573.545.153
1.963.687.369
Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
178.233.507
120.703.085
144.912.282
131.515.753
178.233.507
Giá trị NVL mua vào trong kỳ
447.067.342
426.552.813
469.644.410
442.029.400
1.785.453.862
Chi phí NVL phụ
Giá trị NVL cần cho sản xuất
16.297.186
13.033.666
15.647.805
14.201.232
59.179.889
Giá trị NVL tồn kho cuối kỳ
3.910.100
4.694.342
4.260.369
4.378.400
4.378.400
Tổng giá trị NVL yêu cầu
20.207.285
17.728.008
19.908.175
18.579.632
63.558.289
Giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
4.086.930
3.910.100
4.694.342
4.260.369
4.086.930
Giá trị NVL mua vào trong kỳ
16.120.355
13.817.908
15.213.833
14.319.262
59.471.359
Tổng chi phí nguyên vật liệu mua vào trong kỳ
2.960.501.356
2.864.512.412
3.153.893.728
2.968.445.324
11.947.512.717
3.1.2. Kế hoạch trả tiền mua nguyên vật liệu
Do Công ty có mối quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín trong việc thanh toán nên các nhà cung cấp áp dụng chính sách thu tiền 70% trong quý mua nguyên vật liệu còn lại thu trong quý tiếp theo. Các khoản nợ phải trả người bán trong quý I năm 2006 là 916.722.755 đồng (theo bảng cân đối kế toán đầu kỳ). Số tiền mua NVL phải trả cuối năm 2006 là 890.533.597 đồng.
Bảng 31: Kế hoạch trả tiền mua nguyên vật liệu
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Phải trả kỳ trước
916.722.755
916.722.755
Chi phí mua nguyên vật liệu quý I
2.072.350.949
888.150.407
2.960.501.356
Chi phí mua nguyên vật liệu quý II
2.005.158.689
859.353.724
2.864.512.412
Chi phí mua nguyên vật liệu quý III
2.207.725.610
946.168.118
3.153.893.728
Chi phí mua nguyên vật liệu quý IV
2.077.911.727
2.077.911.727
Tổng chi tiền mua nguyên vật liệu
2.989.073.704
2.893.309.096
3.067.079.333
3.024.079.845
11.973.541.978
3.2. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
Nhân công trực tiếp sản xuất được tính lương theo sản phẩm, tuỳ theo mức độ phức tạp của công việc từng khâu. Hiện nay Công ty tính lương trung bình 0,9 đồng /trang in.
Từ đó ta lập được bảng chi phí nhân công trực tiếp theo quý như sau:
Bảng 32: Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Số lượng cần sản xuất
710.926.283
566.681.150
680.339.350
617.444.850
2.575.391.633
Chi phí nhân công trung bình/trang
0,900
0,900
0,900
0,900
0,900
Tổng chi phí nhân công trực tiếp
639.833.655
510.013.035
612.305.415
555.700.365
2.317.852.470
3.3. Kế hoạch chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được phân thành chi phí sản xuất chung khả biến và chi phí sản xuất chung bất biến. Giá thành sản phẩm biến động chủ yếu là do chi phí sản xuất chung khả biến. Ta có thể dự báo giá thành năm 2006 để từ đó tính được chi phí chung khả biến.
Chi phí sản xuất chung khả biến cho 1 trang in là 2,252 đồng (dựa vào dự báo giá thành). Chi phí sản xuất chung bất biến là 160.000.000 đồng cho mỗi quý, trong đó khấu hao mỗi quý là 140.000.000 đồng.
Bảng 33: Kế hoạch chi phí sản xuất chung
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Số lượng cần sản xuất
710.926.283
566.681.150
680.339.350
617.444.850
2.575.391.633
Chi phí khả biến đơn vị
2,252
2,252
2,252
2,252
2,252
Tổng chi phí khả biến
1.601.005.989
1.276.165.950
1.532.124.216
1.390.485.802
5.799.781.958
Chi phí bất biến
160.000.000
160.000.000
160.000.000
160.000.000
640.000.000
Tổng chi phí sản xuất chung dự kiến
1.761.005.989
1.436.165.950
1.692.124.216
1.550.485.802
6.439.781.958
Trừ khấu hao
140.000.000
140.000.000
140.000.000
140.000.000
560.000.000
Chi tiền mặt cho chi phí sản xuất chung
1.621.005.989
1.296.165.950
1.552.124.216
1.410.485.802
5.879.781.958
3.4. Kế hoạch chi phí quản lý và chi phí bán hàng
3.4.1. Kế hoạch chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng gồm chi phí khả biến và chi phí bất biến. Năm 2006, Công ty sẽ dành 2,8% doanh thu cho chi phí bán hàng. Chi phí khả biến trung bình dự kiến một trang in là 0,166. Chi phí bất biến mỗi quý là 62.000.000 đồng, trong đó khấu hao là 12.000.000 đồng. Ta có bảng dự kiến chi phí bán hàng như sau:
Bảng 34: Kế hoạch chi phí bán hàng
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Số lượng cần sản xuất
710.926.283
566.681.150
680.339.350
617.444.850
2.575.391.633
Chi phí khả biến đơn vị
0,166
0,166
0,166
0,166
0,166
Tổng chi phí khả biến
118.013.763
93.785.730
112.596.162
102.187.123
426.582.778
Chi phí bất biến
62.000.000
62.000.000
62.000.000
62.000.000
248.000.000
Tổng chi phí bán hàng dự kiến
180.013.763
155.785.730
174.596.162
164.187.123
674.582.778
Trừ khấu hao
12.000.000
12.000.000
12.000.000
12.000.000
48.000.000
Chi tiền mặt cho chi phí bán hàng
168.013.763
143.785.730
162.596.162
152.187.123
626.582.778
3.4.2. Kế hoạch chi phí quản lý
Chi phí quản lý của Công ty bao gồm: lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của cán bộ quản lý (Năm 2006, Công ty có 39 cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng (NVVP), nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn là 19% tiền lương) chi phí khấu hao, điện thoại, điện, nước, văn phòng phẩm dùng cho quản lý, … Năm 2006, Công ty sẽ dành chi phí quản lý doanh nghiệp là 5% doanh thu. Ta có bảng kế hoạch chi phí quản lý như sau:
Bảng 35: Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
Lương và bảo hiểm cho cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng
242.760.000
242.760.000
242.760.000
242.760.000
971.040.000
Chi phí khấu hao
18.000.000
18.000.000
18.000.000
18.000.000
72.000.000
Văn phòng phẩm
17.500.000
16.500.000
17.800.000
16.700.000
68.500.000
Chi phí điện, nước, điện thoại
12.000.000
11.000.000
12.500.000
11.300.000
46.800.000
Chi phí khác
9.000.000
8.500.000
9.300.000
8.700.000
35.500.000
Tổng chi phí quản lý
299.260.000
296.760.000
300.360.000
297.460.000
1.193.840.000
Trừ khấu hao
18.000.000
18.000.000
18.000.000
18.000.000
72.000.000
Tổng chi tiền mặt dự kiến
281.260.000
278.760.000
282.360.000
279.460.000
1.121.840.000
Tập hợp các chi phí ta có bảng báo cáo chi phí sản xuất trong năm và xác định giá vốn hàng bán:
Bảng 36: Báo cáo chi phí sản xuất
Đơn vị tính: đồng
I.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu tồn đầu
1.239.278.968
Nguyên vật liệu mua trong kỳ
11.947.512.717
Nguyên vật liệu tồn cuối
907.661.393
Giá trị dùng trong kỳ
12.279.130.293
II. Chi phí nhân công trực tiếp
2.317.852.470
III. Chi phí sản xuất chung
6.439.781.958
IV. Chi phí phát sinh trong kỳ
21.036.764.720
Sản phẩm dở dang tồn đầu kỳ
50.146.336
S ản phẩm dở dang tồn cuối kỳ
0
V. Chi phí sản xuất tính trong kỳ
21.086.911.056
Thành phẩm tồn đầu kỳ
94.947.673
Thành phẩm tồn cuối kỳ
97.397.850
Giá vốn hàng bán
21.084.460.879
Giá thành đơn vị
8,187
Năm 2006 giá vốn hàng bán là 21.084.460.879 đồng. Từ đó ta tính được giá thành đơn vị là 8,187 đồng/trang in, tăng 7,4% so với năm 2005 (giá thành đơn vị năm 2005 là 7,625 đồng/trang in). Ta thấy giá thành sản phẩm của Công ty tăng bằng giá bán, điều này lợi nhuận trên của Công ty không tăng theo quy mô. Tuy nhiên, năm 2006 Công ty phải đầu tư thêm máy móc, thiết bị dẫn đến tăng giá thành nên vấn đề này không đáng lo ngại.
VI. KẾ HOẠCH MARKETING
1. Cơ sở lập kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing được hình thành dựa vào tình hình hoạt động hiện tại của Công ty và nhu cầu phát triển trong tương lai.
2. Tiến trình lập kế hoạch Marketing
- Về sản phẩm
- Về giá bán
- Về kênh phân phối
- Kế hoạch chiêu thị
3. Kế hoạch Marketing
3.1. Về sản phẩm
Nhìn chung, chất lượng sản phẩm là năng lực cạnh tranh cốt lỗi hiện nay của Công ty. Vì vậy, Công ty luôn cố gắn duy trì chất lượng sản phẩm. Trong năm 2006, Công ty sẽ trích 7% lợi nhụân sau thuế cho quỹ đầu tư nghiên cứu phát triển (năm 2005 là 5%) để cải tiến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, Công ty sẽ chú trọng cải tiến mẫu mã sản phẩm ở nhóm hàng thứ 3 vì nhóm hàng này có mức tăng trưởng cao và có nhiều đối thủ mới nhập ngành.
Phòng kinh doanh của Công ty sẽ có nhiệm vụ gắn kết chặt chẽ với những nhà cung ứng nguyên vật liệu và thường xuyên đánh giá hiệu quả cung ứng để đề ra những yêu cầu kịp thời đối với nhà cung ứng. Vì nguyên liệu đầu vào cũng là một nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm.
Bộ phận thiết kế sản phẩm luôn nghiên cứu tìm những nguyên vật liệu thay thế để tạo nên sự mới lạ cho sản phẩm và nâng cao chất lượng của sản phẩm.
3.2. Về giá bán
Để cạnh tranh với các đối thủ hiện tại Công ty cần xác định lại giá sản phẩm, đặc biệt là nhóm hàng thứ 3. Nhóm hàng này hiện nay có nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, mức giá của họ tương đối thấp hơn so với Công ty. Nhóm hàng thứ 1 được định giá trung bình, chất lượng cao, còn nhóm thứ 2 và thứ 3 thì chất lượng sản phẩm cao và giá cũng cao. Vì vậy, trong năm 2006, Công ty vẫn duy trì giá trung bình và chất lượng cao đối với nhóm 1; đối với nhóm 2 và nhóm 3 vẫn duy trì chất lượng cao và giảm giá bán so với trước đây bằng cách tăng sản lượng bởi các nổ lực Marketing để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới để công suất sử dụng máy móc thiết bị cao hơn sẽ làm giảm được giá thành của sản phẩm từ đó có thể giảm được giá bán.
Ma trận 7: Ma trận định vị lại sản phẩm
1
Thấp
Cao
Thấp
CHẤT LƯỢNG
GIÁ
3
2
3.3. Kênh phân phối
Do sản phẩm của Công ty là những trang in theo yêu cầu của khách hàng nên kênh phân phối của Công ty là kênh phân phối trực tiếp cho khách hàng. Hiện tại kênh phân phối của Công ty ổn định và có hiệu quả. Trong năm nay, Công ty vẫn duy trì hệ thống kênh phân phối cũ nhưng tăng hiệu quả hơn bằng các nổ lực Marketing nhằm tránh việc mất nhiều thời gian và tạo điều kiện liên hệ thường xuyên, kịp thời.
Để thực hiện tốt công tác Marketing, Công ty sẽ nâng cấp trang web hiện tại của Công ty. Thông tin của Công ty phải thường xuyên được đưa lên trang web, nhất là những thông tin về các mẫu mã sản phẩm mới để giới thiệu đến khách hàng, từng bước tiến tới giao dịch với khách hàng qua mạng.
3.4. Kế hoạch chiêu thị
Do đặc thù sản phẩm nên Công ty không có sử dụng các hình thức quảng cáo. Trong năm 2006, Công ty sẽ nâng cấp trang web để thông qua trang web này giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm của Công ty.
Ngoài ra, Công ty vẫn duy trì hình thức chào hàng trực tiếp đối với những khách hàng tiềm năng. Trong năm 2006, Công ty sẽ áp dụng chính sách bán hàng mới (70/30), đồng thời Công ty cũng linh hoạt trong việc thực hiện tín dụng bán hàng đối với khách hàng.
VII. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
1. Cơ sở lập kế hoạch nhân sự
Kế hoạch nhân sự được xác định dựa trên kế hoạch sản xuất, kế hoạch Marketing, sự cần thiết đào tạo thêm nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
2. Tiến trình lập kế hoạch nhân sự
- Xác định nhu cầu sử dụng nhân sự của Công ty.
- Đề ra kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
3. Kế hoạch nhân sự
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, năm 2006, Công ty sẽ tuyển thêm 3 nhân viên có trình độ đại học chuyên ngành Quản trị và Marketing để thành lập thêm Phòng kinh doanh. Phòng này sẽ chịu tránh nhiệm giao dịch với khách hàng, đảm nhiệm vai trò kinh doanh và làm công tác Marketing.
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay hoạt động khá hiệu quả, bộ máy quản lý gọn nhẹ. Vì vậy, Công ty vẫn tiếp tục duy trì bộ máy này đồng thời Ban lãnh đạo cũng khuyến khích các Phòng ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
VIII. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
1. Cơ sở lập kế hoạch tài chính
Dựa vào kế hoạch sản xuất, các kế hoạch Marketing, kế hoạch nhân sự và nhu cầu sử dụng nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của Công ty ta có thể lập được kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính được lập nhằm đảm bảo khả năng tài chính để triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2006.
2. Quy trình lập kế hoạch tài chính
- Kế hoạch tiền mặt
- Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
- Đánh giá các chỉ số tài chính sau khi thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2006
3. Kế hoạch tài chính
3.1. Kế hoạch tiền mặt
Số dư tiền mặt đầu năm là 340.035.287 đồng, tiền mặt tồn cuối mỗi quý được yêu cầu là 340.000.000 đồng.
Trong năm 2006, Công ty sẽ mua thêm 2 máy chụp phim và 1 máy phóng ảnh nguyên giá là 1,2 tỷ đồng, trả hết trong năm và lượng tiền trả mỗi quý bằng nhau và không phải trả lãi cho việc mua trả chậm.
Số nợ ngắn hạn là 400.000.000 đồng, Công ty phải trả hết trong năm 2006, lãi suất là 0,8%/tháng.
Số nợ dài hạn là 400.000.000 đồng Công ty phải trả mỗi quý 150.000.000 đồng với lãi suất 2,6% mỗi quý.
Nếu sau khi trả nợ và lãi vay, lượng tiền mặt còn thừa, Công ty sẽ gởi ngân hàng, nếu thiếu sẽ rút tiền gởi ngân hàng hoặc vay để đảm bảo lượng tiền tồn cuối mỗi quý như yêu cầu.
Tiền gởi ngân hàng phát sinh mỗi quý là khoản tiền gởi không kỳ hạn, dùng để cho các khoản chi bất thường hoặc ứng trước tiền mua nguyên vật liệu, lãi suất 0,45%/tháng. Khoảng lãi này Công ty sẽ nhận vào cuối năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được ước tính bằng 28% chênh lệch của doanh thu, các khoản thu khác và các chi phí (bao gồm cả chi phí khấu hao và chi phí lãi vay) phát sinh trong mỗi quý.
Cuối năm 2006, doanh nghiệp cần vay thêm 594.817.138 đồng nợ dài hạn để họat động năm sau. Số nợ này Công ty sẽ phải thanh toán lãi hàng quý năm 2007.
a. Kế hoạch trả nợ và lãi vay
Từ những chính sách trã lãi vay của Công ty ta có bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay như sau:
Bảng 37: Kế hoạch trả nợ và lãi vay
Đơn vị tính: đồng
Nợ ngắn hạn
Số dư đầu quý
Số tiền trả
Lãi vay
Nợ gốc
Số dư cuối quý
Qúy I
400.000.000
109.600.000
9.600.000
100.000.000
300.000.000
Qúy II
300.000.000
107.200.000
7.200.000
100.000.000
200.000.000
Qúy III
200.000.000
104.800.000
4.800.000
100.000.000
100.000.000
Qúy IV
100.000.000
102.400.000
2.400.000
100.000.000
0
Tổng
424.000.000
24.000.000
400.000.000
Nợ dài hạn
Số dư đầu quý
Số tiền trả
Lãi vay
Nợ gốc
Số dư cuối quý
Qúy I
400.000.000
160.400.000
10.400.000
150.000.000
250.000.000
Qúy II
250.000.000
156.500.000
6.500.000
150.000.000
100.000.000
Qúy III
100.000.000
102.600.000
2.600.000
100.000.000
0
Qúy IV
0
0
0
0
0
Tổng
419.500.000
19.500.000
400.000.000
b. Kế hoạch nhận lãi suất tiền gửi ngân hàng
Bảng 38: Lãi suất tiền gởi ngân hàng phát sinh mỗi quý
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Số tiền đầu quý
Lãi
Số tiền gởi trong quý
Số tiền cuối quý
Qúy I
0
0
1.442.630.370
1.442.630.370
Qúy II
1.442.630.370
19.475.510
(396.856.709)
1.065.249.170
Qúy III
1.065.249.170
14.380.864
(214.362.944)
865.267.090
Qúy IV
86.5267.090
11.681.106
44.830.440
921.778.635
Tổng
1.442.630.370
45.537.480
876.241.156
921.778.635
Bảng 39: Bảng kế hoạch tiền mặt
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cả năm
I. Tiền tồn đầu kì
340.035.287
340.000.000
340.000.000
340.000.000
340.035.287
II. Tiền thu vào trong kì
Thu từ bán hàng
8.035.060.079
5.549.405.936
6.269.223.124
6.152.695.924
26.006.385.063
Thu nhập tài chính
0
22.354.761
19.632.914
19.830.335
61.818.010
Tổng thu
8.375.095.366
5.911.760.698
6.628.856.037
6.512.526.260
26.408.238.360
III. Tiền chi ra trong kì
Chi phí NVL trực tiếp
2.989.073.704
2.893.309.096
3.067.079.333
3.024.079.845
11.973.541.978
Chi phí nhân công trực tiếp
639.833.655
510.013.035
612.305.415
555.700.365
2.317.852.470
Chi phí sản xuất chung
1.621.005.989
1.296.165.950
1.552.124.216
1.410.485.802
5.879.781.958
Chi phí bán hàng
168.013.763
143.785.730
162.596.162
152.187.123
626.582.778
Chi phí quản lý
281.260.000
278.760.000
282.360.000
279.460.000
1.121.840.000
Thuế thu nhập doanh nghiệp
110.000.000
110.000.000
110.000.000
110.000.000
440.000.000
Chi phí mua máy móc thiết bị
300.000.000
300.000.000
300.000.000
300.000.000
1.200.000.000
Tổng chi tiền mặt
6.109.187.111
5.532.033.811
6.086.465.127
5.831.913.135
23.559.599.184
IV. Cân đối thu chi
2.265.908.255
379.726.887
542.390.911
680.613.124
2.848.639.177
V. Phần tài chính
Gởi ngân hàng
1.655.908.255
0
0
238.213.124
1.894.121.379
Nhu cầu vay trong kì
0
(223.973.113)
(5.009.089)
0
(228.982.202)
Trả nợ ngắn hạn và dài hạn
250.000.000
250.000.000
200.000.000
100.00.000
800.000.000
Lãi vay
20.000.000
13.700.000
7.400.000
2.400.000
43.500.000
VI. Tiền tồn cuối kì
340.000.000
340.000.000
340.000.000
340.000.000
340.000.000
3.2. Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
Từ các bảng trên, ta có thể dự toán được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2006 như sau:
Bảng 40: Kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: đồng
Doanh thu
24.092.148.948
Giá vốn hàng bán
21.084.460.879
Lợi nhuận gộp
3.007.688.069
Thu nhập tài chính
61.818.010
Trả lãi vay
43.500.000
Chi phí bán hàng
674.582.778
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.193.840.000
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
1.157.583.301
Thu nhập khác
100.000.000
Chi phí khác
0
Lợi nhuận trước thuế
1.257.583.301
Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%)
352.123.324
Lợi nhuận sau thuế và lãi vay
905.459.977
Giá vốn hàng bán bao gồm các khoản:
+ Giá trị các loại nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, được tính bằng: giá trị nguyên vật liệu mua vào trong kỳ + giá trị nguyên vật liệu tồn kho đầu kì – giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung, bao gồm cả khấu hao cho sản xuất.
Ta cũng lập được báo cáo thu nhập dạng đảm phí như sau:
Bảng 41: Báo cáo thu nhập dạng đảm phí
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Tổng số
Đơn vị
Phần trăm
Doanh thu
24.092.148.948
9,674
100
Chi phí khả biến
20.974.147.498
8,422
87,058
Số dư đảm phí
3.118.001.450
1,252
12,942
Chi phí bất biến
2.945.580.000
12,226
Lợi nhuận trước thuế dự kiến
172.421.450
Thuế thu nhập doanh nghiệp
48.278.006
Lợi nhuận sau thuế
124.143.444
* Chi phí khả biến bao gồm các chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ cho sản xuất
- Chi phí công nhân trực tiếp sản xuất
- Chi phí sản xuất chung khả biến
- Chi phí bán hàng khả biến
- Chi phí quản lý doanh nghiệp khả biến (bao gồm: chi phí văn phòng phẩm; điện, nước, điện thoại dùng cho quản lý, chi phí khác dùng cho quản lý)
* Chi phí bất biến bao gồm:
- Tiền lương nhân viên ngoài sản xuất và các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho tất cả công nhân viên
- Chi phí sản xuất chung bất biến
- Chi phí bán hàng bất biến
- Chi phí quản lý bất biến (khấu hao cho quản lý)
- Chi phí lãi vay
Từ đó ta có thế tính được doanh thu hoà vốn của Công ty trong năm 2006:
Chi phí bất biến / %CM = 2.945.580.000 / 0,1294 = 22.759.884.254 đồng.
3.3. Các chỉ số tài chính sau khi thực hiện kế hoạch năm 2006
3.3.1. Bảng cân đối kế toán cuối năm 2006
Bảng 42: Bảng cân đối kế toán cuối năm 2006
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - 2006Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Đơn vị tính: đồng
Năm 2005
Năm 2006
TÀI SẢN
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
5.408.183.418
5.019.304.626
Tiền mặt
340.035.287
340.000.000
Tiền gởi ngân hàng
0
1.894.121.379
Các khoản phải thu
3.679.275.154
1.775.624.004
Hàng tồn kho
1.384.372.977
1.005.059.243
Tài sản lưu động khác
4.500.000
4.500.000
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
6.122.641.476
6.642.641.476
Tài sản cố định hữu hình
11.601.816.717
12.801.816.717
Giá trị hao mòn
(5.479.175.241)
(6.159.175.241)
Tổng cộng tài sản
11.530.824.894
11.661.946.102
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
3.890.590.910
3.177.823.419
Nợ ngắn hạn
3.479.030.910
2.571.446.281
Nợ dài hạn
400.000.000
594.817.138
Nợ khác
11.560.000
11.560.000
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
7.640.233.984
8.484.122.682
Nguồn vốn kinh doanh
7.557.544.033
8.369.741.632
Nguồn kinh phí, quỹ
82.689.951
114.381.050
Lợi nhuận chưa phân phối
0
0
Tổng cộng nguồn vốn
11.530.824.894
11.661.946.102
3.3.2. Phân tích nợ ngắn hạn
Bảng 43: Phân tích nợ ngắn hạn của Công ty
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Phải thu khách hàng
3.689.860.119
177.5624.004
Phải thu khác
(10.584.965)
(10.584.965)
Tổng nợ phải thu ngắn hạn
3.679.275.154
1.765.039.039
Vay ngắn hạn
400.000.000
0
Phải trả người bán
916.722.755
890.533.597
Phải trả khác
2162308155
1.680.912.684
Tổng nợ phải thanh toán
3.479.030.910
2.571.446.281
Chênh lệch
200.244.244
(8.6.407.242)
3.3.3. Phân tích kết quả kinh doanh
Bảng 44: Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2006
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Giá trị tuyệt đối
Giá trị tương đối
Doanh thu
20828130968
24.092.148.948
3.264.017.980
15,671
Khoản giảm trừ
0
0
0
Doanh thu thuần
20.828.130.968
24.092.148.948
3.264.017.980
15,671
Giá vốn hàng bán
17.690.924.937
21.084.460.879
3.393.535.942
19,182
Lợi nhuận gộp
3.137.206.031
3.007.688.069
(129.517.962)
(4,128)
Doanh thu hoạt động tài chính
3.143.961
61.818.010
58.674.049
1866,246
Chi phí tài chính
1.140.950
43.500.000
42.359.050
3712,612
Chi phí bán hàng
578.352.091
674.582.778
96.230.687
16,639
Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.140.428.922
1.193.840.000
53.411.078
4,683
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
1.420.428.029
1.157.583.301
(262.844.728)
(18,505)
Thu nhập khác
50.937.046
100.000.000
49.062.954
96,321
Chi phí khác
0
0
0
Lợi nhuận trước thuế
1.471.365.075
1.257.583.301
(213.781.774)
(14,529)
Thuế thu nhập doanh nghiệp
411.982.221
352.123.324
(59.858.897)
(14,529)
Lợi nhuận sau thuế
1.059.382.854
905.459.977
(153.922.877)
(14,529)
Năm 2006, doanh thu tăng 15,67% và lợi nhuận giảm 14,5%. Điều này cho thấy lợi nhuận đang giảm theo quy mô. Nguyên nhân là do trong năm 2006 Công ty mua thêm một số trang thiết bị nên mức khấu hao cao, vì vậy Công ty cần điều chỉnh một số chi phí để giảm giá thành sản xuất, khắc phục tình trạng trên.
Từ kết quả hoạt động năm 2006, ta tính được bảng sau:
Bảng 45: Chỉ số tài chính sau khi thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2006
Các chỉ số tài chính
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Tỷ số lưu động C/R (lần)
1,555
1,952
0,397
Tỷ số quay vòng nhanh Q/R (lần)
1,157
1,561
0,404
Lợi nhuận trên doanh thu ROS (%)
5,10
3,80
(1,3)
Lợi nhuận trên tài sản ROA (%)
9,20
7,80
(1,4)
Lợi nhuận trên vốn tự có ROE (%)
13,90
10,70
(3,2)
Tỷ lệ nợ trên vốn tự có D/E (lần)
0,209
0,375
0,166
Tỷ lệ nợ trên tài sản có D/A (%)
33,70
27,20
(6,5)
Nhận xét:
- Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2006 tăng 0,397 lần so với năm 2005. Vì vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cao hơn năm 2005. Tỷ lệ tăng này không cao nên Công ty không bị ứ đọng vốn. Khả năng sử dụng vốn tối đa của Công ty khá tốt.
- Tỷ số tài sản quay vòng nhanh: năm 2006 Công ty có 1,561 đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán cho 1 đồng nợ, tỷ số này thấp hơn năm 2005 nên Công ty ít bị ứ động vốn.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 thấp hơn năm 2005 là 1,3%, đây là dấu hiệu không tốt đối với Công ty khi Công ty đang mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, như phân tích ở trên tình trạng này là do Công ty đang cố gắn đầu tư công nghệ, tăng chi phí quảng cáo để thu hút khách hàng, thực hiện kế hoạch dài hạn của Công ty.
- Lợi nhuận trên tài sản năm 2006 giảm 1,4%, chứng tỏ tài sản của Công ty được sử dụng chưa thật sự hiệu quả hiệu quả.
- Lợi nhuận trên vốn tự có chung năm 2006 là 10,7%; giảm 3,2% so với năm 2005, Công ty hiện chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
- Tỷ lệ nợ trên vốn tự có chung tăng 0,166 so với năm 2005 cho thấy khả năng sử dụng các khoản nợ cho mục đích kinh doanh của Công ty đang tăng.
- Tỷ lệ nợ trên tài sản có năm 2006 là 27,2%, giảm 6,5% cho thấy các khoản nợ của Công ty ngày càng được đảm bảo thanh toán.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. KẾ HOẠCH TIÊU THỤ
Để đạt được sản lượng tiêu thụ như dự báo Công ty sẽ tăng cường các hoạt động Marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm… Nhằm thu hút được nhóm khách hàng đã xác định.
II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Trong kế hoạch sản xuất năm 2006, sản lượng sẽ đạt khoảng 2.490 triệu trang in. Công ty chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị nên với mức sản lượng tăng thêm này thì số công nhân hiện nay vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì vậy trong năm Công ty không cần tuyển thêm công nhân sản xuất.
III. KẾ HOẠCH MARKETING
Để thu hút thêm khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Công ty sẽ tiến hành chiến lược Marketing Mix.
1. Sản phẩm
Chú trọng đến vấn đề nghiên cứu phát triển sản phẩm. Công ty sẽ trích 7% lợi nhuận sau thuế cho công tác này. Công ty sẽ thành lập và thường xuyên kiểm tra hoạt động của đội ngũ thiết kế sản phẩm. Công ty cũng có chính sách khen thưởng đối với các sáng kiến cải tạo khả thi và mang lại hiệu quả.
Đầu năm 2006, Công ty sẽ nâng cấp trang web trước đây. Với việc nâng cấp trang web của Công ty sẽ giúp Phòng kinh doanh dễ dàng liên hệ với khách hàng và các nhà cung ứng.
2. Giá bán
Năm 2006, Công ty sẽ thay đổi bảng báo giá một số sản phẩm như nhãn hiệu, bao bì,… để thu hút một số khách hàng mới trên thị trường.
3. Kênh phân phối
Kênh phân phối của Công ty là trực tiếp giao hàng đến tận nơi. Trong năm Công ty tiếp tục giữ kênh phân phối như hiện nay, đồng thời Công ty sẽ chuyển hàng trực tiếp theo yêu cầu đến khách hàng cuối cùng đối với các khách hàng đặt hàng qua trung gian (khách hàng công nghiệp của Công ty).
4. Chiêu thị
Công ty sẽ tăng cường công tác chào hàng cá nhân đến khách hàng. Công việc này do Phòng kinh doanh đảm nhận.
Tháng 5/2006 Công ty sẽ tham gia hội chợ triển lãm ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cơ hội để Công ty giới thiệu mình với khách hàng đồng thời học hỏi những doanh nghiệp khác cùng ngành.
Công ty cũng tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động xã hội để tuyên truyền về Công ty.
IV. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
Để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2006, Công ty sẽ đề ra các giải pháp thực hiện thật cụ thể. Đặc biệt, công việc bố trí và đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình mới nói chung (hay kế hoạch nói riêng) là rất quan trọng.
1. Bố trí nhân sự
Năm 2006, Công ty sẽ sắp xếp lại nhân sự của một số bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động:
* Nhân viên văn phòng:
Năm 2006, Công ty sẽ thành lập Phòng kinh doanh để chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên:
- Trưởng phòng chịu tránh nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Một nhân viên chuyên ngành quản trị kinh doanh chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng cũng như các nhà cung ứng.
- Một nhân viên chuyên ngành Marketing chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, nắm bắt thị trường và các hoạt động chiêu thị, bán hàng của Công ty.
Với sự ra đời của Phòng kinh doanh, Phòng kế toán sẽ giảm bớt gánh nặng và tập trung làm nhiệm vụ chuyên môn của mình tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
* Công nhân sản xuất: không cần tuyển thêm.
2. Đào tạo nhân viên
Khi mức độ cạnh tranh của thị trường đang trở nên gay gắt thì hiệu quả kinh tế được đặt lên hàng đầu và đồi hỏi sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên. Vì vậy, mọi thành viên của Công ty cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Kinh phí cho việc đào tạo nhân viên được trích từ quỹ nghiên cứu và phát triển.
* Đối với cán bộ quản lý:
Sau khi tuyển dụng trưởng Phòng kinh doanh, Công ty sẽ đưa đi học lớp Quản lý và điều hành nhóm - lớp học này kéo dài 2 tuần tại Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
* Đối với nhân viên văn phòng:
Những nhân viên mới, Công ty sẽ phân công người hướng dẫn và cho họ quan sát quá trình sản xuất của Công ty để họ tiếp cận với công việc nhanh hơn.
* Đối với công nhân sản xuất:
Hiện nay, trang thiết bị của Công ty đa phần là hiện đại và điều quan trọng trước mắt là phải sử dụng hiệu quả những trang thiết bị này. Vì vậy, Công ty sẽ chú trọng đào tạo công nhân về khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu tăng năng suất sản xuất.
V. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Trong năm 2006, Công ty cần một nguồn vốn lớn để mở rộng hoạt động sản xuất. Vì vậy, Công ty phải vay thêm vốn ngân hàng. Để sử dụng nguồn vốn vay này có hiệu quả Công ty sẽ thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, nhằm tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi.
- Nâng cao công tác kế toán, hạch toán của Công ty.
- Ban Giám đốc thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, đặc biệt là vốn vay.
VI. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Trích 7% lợi nhuận sau thuế cho quỹ đầu tư phát triển.
Trích 3,5% cho quỹ khen thưởng phúc lợi.
Thực hiện chính sách thu tiền khách hàng mới là 70/30.
Tăng chi phí quảng cáo bán hàng lên 8,3% so với năm 2005.
1. KẾT LUẬN
Thực trạng sản xuất của Công ty cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm qua có chiều hướng phát triển tốt, trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao, sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, Ban lãnh đạo của Công ty có kinh nghiệm lâu năm trong ngành đã giúp cho Công ty ngày càng tạo được lòng tin đối với khách hàng.
Khi thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2006, lợi nhuận sau thuế của Công ty có giảm xuống so với năm 2005. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại, vì năm 2005 Công ty vừa đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và sẽ tiếp tục thay đổi một số thiết bị còn lại vào năm 2006, làm cho giá thành sản phẩm của Công ty tăng cao. Tình trạng này sẽ được khắc phục khi Công ty mở rộng sản xuất trong những năm sau của chiến lược kinh doanh giai đoạn (2006 - 2010).
Kế hoạch kinh doanh năm 2006 có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty và cần được thực hiện hiệu quả. Vì vậy, Công ty cần khắc phục một số mặt hạn chế như: chưa có đội ngũ Marketing chuyên nghiệp để tiếp cận trực tiếp với khách hàng, giá thành sản phẩn còn cao hơn so với một số đối thủ mới nhập ngành…
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Công ty
Phải chú trọng hơn đến công tác Marketing thu hút khách hàng.
Xây dựng đội ngũ Marketing mang tính chuyên nghiệp để đáp ứng tình hình cạnh tranh hiện tại của thị trường.
Thường xuyên quan tâm đến công tác cải tiến, phát triển sản phẩm.
Đầu tư thêm trang thiết bị để đồng bộ hóa dây chuyền công nghệ từ đó ổn định chất lượng sản phẩm và giảm chi phí phát sinh.
2.2. Đối với chính quyền địa phương
Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc chấn chỉnh đổi mới hoạt động ngành in.
Các ngành có kiểm tra cần có biện pháp tích cực hỗ trợ trong việc in ấn theo đúng pháp luật, nhằm tránh những vi phạm về xuất bản.