Đề tài Lắp ráp,cài đặt và sử lý xự cố máy tính

- Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Thành Luân, chúng em đã hoàn thành đề tài này đúng thời hạn và đúng mục đích của yêu cầu đề ra. - Trong quá trình thực hiện đề tài này,chúng em đã có thêm cơ hội trao dồi và hiểu biết thêm nhiều kiến thức trong quá trình lắp ráp và cài đặt máy tính ,nâng cao khả năng của bản thân trong qua trình tự tìm hiểu một vấn đề .Điều quan trọng hơn hết là chúng em đã có thêm kỹ năng trong việc xử lý các sự cố máy tính .

docx97 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lắp ráp,cài đặt và sử lý xự cố máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cluster đã được phân bố trong đĩa. bảng FAT dùng để chia không gian cho các tập tin. Dos ghi nhận 2 bảng FAT giống nhau để phòng hờ việc kiểm tra thừa và sự thiệt hại bảng FAT chính. Root Directory: là vùng chứa tên, kích thước, ngày giờ, thuộc tính và địa chỉ đầu tiên của các thư mục con và tập tin trong đĩa, các tập tin trên đĩa càng nhiều thì Root Directory càng lớn. - Data : là vùng thực sự chứa dữ liệu được lưu chữ trên đĩa. 1.3.3 Phân loại: - Có rất nhiều hãng sản xuất đĩa cứng máy tính như:Quantium, Seagate, IBM … Đĩa cứng thông thường có 2 dạng chuẩn đó là: - Chuẩn IDE(intergrated Driver Electronics): đây là chuẩn phổ biến nhất của đĩa cứng, các mainboard hiện nay đều có chức năng hỗ trợ IDE. - Chuẩn SCSI(Small Computer System Interface): đây là chuẩn ít phổ biến, đối với dạng chuẩn này phải có thêm 1 card điều khiển riêng cho nó gọi là card SCSI và ta phải tốn thêm 1 slot trên mainboard. RAM(Random Access Memory ): - Là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte). 1.4.1 cấu tạo của Ram : -  Có 2 loại RAM cơ bản: - SRAM (Static RAM) hay còn gọi là RAM tĩnh                                      - DRAM (Dynamic RAM) hay còn gọi là RAM động -  SRAM: Không cần phải refesh mà dữ liệu vẫn không bị mất. Do đó dung lượng lớn hơn và cũng đắt tiền hơn. - DRAM: Cần phải được refresh thường xuyên (hàng triệu lần mỗi giây) để đảm bảo dữ liệu lưu trữ không bị mất đi. Cả SRAM và DRAM đều sẽ bị mất dữ liệu sau khi tắt máy. 1.4.2 Phân loại: - Tùy theo công nghệ chế tạo, người ta phân biệt thành 2 loại    *. SRAM (Static RAM): RAM tĩnh   *. DRAM (Dynamic RAM): RAM động RAM tĩnh: 6 transistor trong một ô nhớ của RAM tĩnh .RAM tĩnh được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ. RAM động: 1 transistor và 1 tụ điện trong một ô nhớ của RAM động . RAM động dùng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ. Việc lưu giữ thông tin trong bit nhớ chỉ là tạm thời vì tụ điện sẽ phóng hết điện tích đã nạp và như vậy phải làm tươi bộ nhớ sau khoảng thời gian 2μs. Việc làm tươi được thực hiện với tất cả các ô nhớ trong bộ nhớ. Công việc này được thực hiện tự động bởi một vi mạch bộ nhớ. Bộ nhớ DRAM chậm nhưng rẻ tiền hơn SRAM. 1.3.3 Thông số kỹ thuật - Tốc độ (Bus): là đường dẫn tín hiệu, dữ liệu nội bộ truyền trong máy tính từ bộ phận này đến bộ phận kia hoặc đến thiết bị ngoại vi. Vậy nó có đặc trưng là tần số làm việc tính theo MHz hay GHz..... - Dung lượng lưu trữ của Ram 1.5 VGA Card - Card đồ họa (hay còn gọi là graphis card, bo mạch đồ họa hay card màn hình) dùng để chỉ những bo mạch đồ họa, được gắn vào máy tính với nhiệm vụ chuyển các hình ảnh được tạo bên trong máy tính, thành các tín hiệu điện tử cần thiết. Thành phần quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một card đồ hoạ chính là bộ xử lý đồ hoạ (Graphic Processing Unit - GPU). - Các hãng sản xuất: Hiện nay các bo mạch đồ họa rời thường sử dụng GPU của hai hãng sản xuất: nVIDIA ATI (Trước đây là một hãng độc lập, nay đã được hãng AMD mua lại) Ngoài hai hãng này một số hãng khác cũng sản xuất chip xử lý đồ họa (SIS, Trident) nhưng các công ty đó hiện không thành công trong khẳng định vị thế của mình trên thị trường chip xử lý đồ họa. Đối với dạng tính năng đồ họa được tích hợp vào chipset hoặc gắn liền trên bo mạch chủ: Intel: Với các chipset: 810, 815, 845, 865, 910, 915, 945, 946, 965...mà phân biệt các chipset tích hợp đồ họa thường được ký hiệu thêm chữ "G" (cùng một ký tự khác hoặc không có) ở sau ký hiệu chipset (Ví dụ: 915G, 915GV, 915GL...) ATI: Radeon IGP 9100, Radeon IGP 9100 PRO, Radeon Xpress 200 (có các phiên bản cho CPU Intel và AMD khác nhau), Radeon IGP 320... VIA: P4M800, P4M800 Pro, K8M800, K8M890, KM400 SiS: SiS661FX, SiS661GX, SiS761GL, SiS761GX, SiS760, SiS741 nVIDIA: nForce2 Nguồn: - Nguồn máy tính (Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác..., đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động. phân loại theo chuẩn: - AT: Chuẩn này được IBM PC AT giới thiệu trong năm 1984 và đã được sử dụng cho tới khi chuẩn ATX trở nên thông dụng vào giữa những thập kỉ 90. Bộ nguồn ngay cung cấp 04 điện áp : +5V , +12V , -5V và -12V , và đầu nối nguồn cho Motherboard dùng đầu nối 12 chân ( xem phần trước ) . Đầu nối nguồn dùng trong nguồn AT chỉ theo chuẩn hình thang thông thường , đầu nối nguồn cho ổ mềm và đầu nối cung cấp điện cho Motherboard. - ATX: Trong năm 1996 , Intel giới thiệu hình thức Motherboard mới với tên gọi ATX để thay thế hình thức AT cũ . Do Motherboard ATX có kích thước hoàn toàn khác nên Case mới cũng được thay thế với tên gọi ATX . Với hình thức Motherboard mới Intel cũng đề xuất bộ nguồn kiểu mới với những tính năng mới như dùng đầu nối nguồn trên Motherboard là 20 chân và thêm hai điện áp mới +3.3V và +5VSB , hay còn gọi là “Standby Power “ . Đầu ra +5VSB thường cung cấp điện áp ra khi tắt máy tính bằng công tắc nguồn và cho phép máy tính tự bật lên mà không cần bấm công tắc On/Off - ATX12V 1.x: Với những CPU mới yêu cầu công suất cao hơn thì có thêm hai đầu nối phụ cho bộ nguồn ATX : Đầu nối 12V 04 chân ( đầu nối ATX12V ) và nguồn phụ 6 chân ( xem những trang trước ) . - ATX12V 2.x: Kiểu bộ nguồn này được giới thiệu khi phát hành Bus PCI Express và nâng cấp với những Motherboard sử dụng đầu nối nguồn 24 chân ( Hình 6 và 7 ) và giới thiệu thêm những đầu nối nguồn PCIe phụ ( Hình 13 và 14 ) . Chuẩn này hiện nay đang được sử dụng - EPS12V: Kiểu này được tạo được dùng cho những máy chủ rẻ tiền . Phiên bản hiện tại dùng cùng với đầucắm ATX12V 2.x và thêm đầu cắm nguồn CPU mới , được gọi là EPS12 Thiết bị ngoại vi - Thiết bị ngoại vi là tên chung nói đến một số loại thiết bị bên ngoài thùng máy được gắn kết với máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ). Thiết bị ngoại vi của máy tính có thể là: Thiết bị cấu thành lên máy tính và không thể thiếu được ở một số loại máy tính. Thiết bị có mục đích mở rộng tính năng hoặc khả năng của máy tính. 2 .1. Monitor - màn hình - Công dụng: Là thiết bị hiển thị thông tin cùa máy tính giúp người sử dụng giao tiếp với máy. - Đặc trưng: độ rộng tính bằng Inch. - Phân loại: Màn hình ống phóng điện tử CRT (lồi, phẳng), màn hình tinh thể lỏng LCD, màn hình Plasma. 2.2.Keyboard - Bàn phím - Công dụng: Bàn phím là thiết bị nhập. Ngoài những chức năng cơ bản, bạn có thể tìm thấy những loại bàn phím có nhiều chức năng mở rộng để nghe nhạc, truy cập internet, hoặc chơi game. - Phân loại: Bàn phím cắm cổng PS/2. Bàn phím cắm cổng USB Bàn phím không dây. 2.3.Mouse - chuột. - Công dụng: Chuột cũng là một thiết bị nhập, đặc biệt hữu ích đối với các ứng dụng đồ họa. - Phân loại: - Chuột cơ: dùng bi lăn để xác định vị trí. - Chuột quang: dùng phản ứng ánh sáng (không có bi lăn) - Sử dụng: Tùy loại chuột có thể cắm cổng PS/2, cổng USB, hoặc không dây. 2.4.FDD Ổ đĩa mềm - FDD viết tắt từ Floopy Disk Drive - Sử dụng: Ổ mềm lắp từ bên trong thùng máy. Đầu cáp bị đánh tréo gắn vào ổ, đầu thắng gắn vào đầu cắm FDD trên main. - Lưu ý!: Cáp ổ mềm nhỏ hơn cáp ổ cứng, cáp ổ mềm bị đánh tréo một đầu, đầu này để gắn vào ổ mềm. 2.5. CD, CD-RW, DVD, Combo-DVD - Công dụng: Là những loại ổ đọc ghi dữ liệu từ ổ CD, VCD, DVD. Vì dùng tia lazer để đọc và ghi dữ liệu nên các loại ổ này còn gọi là ổ quang học. - Đặc trưng: Tốc độ đọc ghi dữ liệu (24X, 32X, 48X, 52X) - Phân loại: CD-ROM: chỉ đọc đĩa CD, VCD. CD-RW: đọc và ghi đĩa CD, VCD. DVD-ROM: chỉ đọc tất cả các loại đĩa CD, VCD, DVD. Combo-DVD: đọc được tất cả các loại đĩa, ghi đĩa CD, VCD. 2.6.NIC Card mạng - NIC viết tắt từ Network Interface Card Công dụng: Dùng để nối mạng nội bộ. Nhận dạng: Có 1 đầu cắm lớn hơn đầu cắm dây điện thoại, thường có 2 đèn tín hiệu đi kèm. Phân loại: NIC tích hợp trên mạch - onboard NIC dạng card rời cắm khe PCI. 2.7.Sound card - Công dụng: Card âm thanh là thiết bị xuất và nhập dữ liệu audio của máy tính. - Đặc trưng: Khả năng xử lý Mhz. - Nhận dạng: là thiết bị có ít nhất 3 chân cắm tròn nằm liên tiếp nhau. - Phân loại: Card tích hợp trên mạch - Sound onboard. Card rời - gắn khe PCI - Sử dụng: Dựa vào các ký hiệu bằng chữ hoặc bằng màu trên sound card chúng ta cắm các thiết bị như sau: Line Out (xanh nhạt): để cắm dây audio của loa hoặc tai nghe. Line In (xanh đậm): cắm dây dữ liệu audio vào từ các thiết bị cần đưa âm thanh vào máy như đàn điện tử ... Mic (màu đỏ): để cắm dây của micro. 2.8.Modem - Công dụng: Chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu điện thoại và tín hiệu máy tính giúp máy tính nối với mạng Internet thông qua dây điện thoại. - Đặc trưng: Tốc độ truyền dữ liệu Kbps, Mbps... - Nhận dạng: Có đầu cắm dây điện thoại. - Phân loại: Onboard: thường có trên máy xách tay. External: gắn ngoài như hình 1. Internet: gắn trong, cắm vào khe PCI trên main như hình 2. - Lưu ý: Đối với modem gắn trong bạn dễ nhầm với card mạng, card mạng có đầu cắm to hơn để cắm dây cáp mạng và có đèn tín hiệu đi kèm. 2.9. USB Hard Disk - Công dụng: Ổ cứng USB dùng để lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn . Ổ cứng USB còn dùng để nghe nhạc MP3, xem phim MP4. - Đặc trưng: Dung lượng nhớ MB, GB và luôn cắm vào cổng USB trên mainboard. - Sử dụng: Để đảm bảo an toàn dữ liệu và kéo dài tuổi thọ của đĩa cứng USB bạn phải thực hiện thao tác rút đĩa an toàn ra khỏi hệ thống: Khi không dùng đĩa nữa thì kích chuột phải trên biểu tượng đặc trưng của đĩa dưới khay hệ thống, chọn Safe to remove (đối với Windows XP trở lên) hoặc Unplug or Eject hardware (đối với Windows 200 trở xuống). Chọn tên ổ đĩa trong danh sách. Nhấn nút Stop 2.10. Printer - Công dụng: Dùng để in ấn tài liệu từ máy tính. - Đặc trưng: Độ phân giải dpi (*), tốc độ in (số trang trên 1 phút), bộ nhớ (MB) - Phân loại: In kim, In phun, Lazer 2.11. Projector - Công dụng: đèn chiếu thiết bị hiển thị hình ảnh với màn hình rộng thay thế màn hình để phục vụ hội thảo, học tập... - Đặc trưng: độ phân giải. - Sử dụng: cắm dây dữ liệu vào cổng VGA thay thế dây dữ liệu của màn hình. 2.12.Microheadphone. - Công dụng: Microheadphone có 2 chức năng xuất và nhập dữ liệu audio. - Sử dụng: Mỗi Microheadphone có 2 đầu dây, cắm dây có ký hiệu tai nghe vào chân cắm Line Out (màu xanh nhạt), dây có ký hiệu Micro vào chân cắm Mic (màu đỏ,hoặc hồng trên card âm thanh. 2.13. Webcame - Công dụng: thiết bị thu hình vào máy tính, Webcame sử dụng trong việc giải trí, bảo vệ an ninh, hội thảo từ xa, khám bệnh từ xa ... - Đặc trưng: độ phân giải dpi - Sử dụng: nối dây dữ liệu vào cổng USB phía sau mainboard. Cài các phần mềm hỗ trợ đi kèm. 2.14. USB Bluetooth. Công dụng: là thiết bị để giao tiếp với máy tính với các thiết bị khác như điện thoại di động dùng công nghệ truyền dữ liệu không dây bluetooth. Sử dụng: Cắm USB Bluetooth vào cổng USB. CHƯƠNG IV: LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH lựa chọn cấu hình Cấu hình máy văn phòng: Mainboard ECS 945GCT-M3 - Chipset INTEL945G; CPU Celeron 347 - 3.06GHz - 512K- 64 bit - bus 533MHz; RAM DDRAM Kingtons 512Mb/ BUS 533; HDD Maxtor 40Gb Ata/ 4200rpm; CD ROM Samsung; Keyboard Mitsumi; Mouse Mitsumi; Case Orient, Power accbel 480W; Monitor LCD LG 15 - Mục đích sử dụng: Cấu hình văn phũng khụng đũi hỏi cao về tốc độ, công việc chủ yếu là tính toán và chạy các ứng dụng nhẹ nên các linh kiện không cần đỏi hỏi phải quá cao. Cấu hình như trên em thấy là phù hợp với người làm văn phòng. Cấu hình Gia đình: Mainboard: Main: ECS Intel G31 & ICH7 - S/p Intel Core 2 Quad/Core 2 Duo, Dual channel2x; CPU Pentium4 3.0 GHz - 2MB - bus 800; RAM DDRAM 2/1GB bus 800Mb; HDD Seagate 80Gb sata/5200 rpm; CD ROM Samsung; Keyboard Mitsumi; Mouse Mitsumi; Case Orient, Power accbel 480W; Monitor LCD LG 17 - Mục đích sử dụng: Cấu hình máy tính dùng cho gia đình cũng không cần đỏi hỏi quá cao về tốc độ truy nhập, không cần đến những card màn hỡnh hỗ trợ chuyờn nghiệp như đồ họa và game, không đòi hỏi dung lượng Ram phải lớn. Người sử dụng gia đình chỉ cần máy chạy ổn định có thể truy cập vào web và chơi những trũ chơi nhẹ vỡ vậy em quyết định lựa chọn cấu hình như trên. Cấu hình máy Chơi Game: Mainboard: ECS A780 GM-A; CPU Athlon x2 5200 coredual 2.8Ghz; RAM DDRam2/ 2Gb / bus 667/800; Card VGA Nvidia Geforce 512MB; HDD Western 160Gb sata/5400 rpm; CD ROM Samsung; Keyboard Mitsumi; Mouse Mitsumi; Case Orient, Power accbel 480W; Monitor LCD LG 19 - Mục đích sử dụng: Người sử dụng game yêu cầu cấu hình phải thật cao để chạy những game nặng đến hàng Gb ổ cứng và đòi hỏi những card màn hình đủ tiêu chuẩn để có thể hiển thị tốt hình ảnh của game. Cấu hình dùng cho chơi game em thiên về CPU, Ram và card màn hình để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người chơi. Cấu hình Đồ họa: Mainboard ECS A780 GM-A T-7 2mb cache; CPU AMD Athon x2 7500 core 2 dual 3.0 Ghz, Fsb=1066; RAM DDRam 3/ 2Gb /bus 1066/1333 Mb; Card VGA Nvidia Geforce 512mb; HDD Western 160Gb sata/7200 rpm; HDD Western 160Gb sata/5400 rpm; CD ROM Samsung; Keyboard Mitsumi; Mouse Mitsumi; Case Orient, Power accbel 480W; Monitor LCD Samsung synmaster 19” - Mục đích sử dụng: Cấu hình đồ họa đòi hỏi card màn hình phải cao để có thể chạy phần mềm chuyên dụng như autocard, photoshop. Dung lượng Ram cũng phải cao để tốc độ sử dụng không bị lag hay giật. Cấu hình Học tập: Mainboard Intel G41 Express, Card VGA Onboard 256 mb; CPU Intel Pentium Dual Core E6300 (1.8GHz, 2MB L2 Cache, 1066MHz); RAM 1GB DDR2 800 MHz; HDD Samsung 80 GB sata/ata/4800 rpm; CD ROM Samsung; Keyboard Mitsumi; Mouse Mitsumi; Case vietstar, Power huntkey 480W; Monitor LCD Samsung synmaster 17” Mục đích sử dụng: Cấu hình máy tính học tập yờu cầu không quá cao về mặt đồ họa và dung lượng bộ nhớ Ram. Việc học tập chủ yếu chạy các chương trinh tầm trung nên các thiết bị và linh kiện em chọn cũng tương đối phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu của việc học tập. Những cấu hình trên là những cấu hình được nhiều người sử dụng và có thể coi là cấu hình mặc định. Nhưng chúng ta có thể nâng cấp và thay thế các linh phụ kiện khác mà thấy hợp với người sử dụng. Việc nâng cấp tùy vào mục đích công việc mà có thể tiến hành nâng cấp máy. Sau khi đó lựa chọn được cấu hình như ý chúng ta bắt đầu tiến hành quỏ trình lắp ráp và cài đặt hệ điều hành cho máy. II. Lắp ráp máy tính 1. Chuẩn bị: (cấu hình máy tính văn phòng) - Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện đầy đủ. Mainboard ECS 945GCT-M3 - Chipset INTEL945G; CPU Celeron 347 - 3.06GHz - 512K- 64 bit - bus 533MHz; RAM DDRAM Kingtons 512Mb/ BUS 533; HDD Maxtor 40Gb Ata/ 4200rpm; CD ROM Samsung; Keyboard Mitsumi; Mouse Mitsumi; Case Orient, Power accbel 480W; - Chuẩn bị các dụng cụ như vòng tay tĩnh điện, trục vít, kiềm. 2. Các bước lắp ráp: Nguyên lý: Lắp những thiết bị đơn giản trước, lắp từ trong ra ngoài. 2.1. Gắn CPU vào mainboard: - Dỡ cần gạt của socket trong mainboard lên cao. - Nhìn vào phía chân cắm của CPU để xác định được vị trí lõm trùng với socket. - Đặt CPU vào giá đỡ của socket, khi CPU lọt hẵn và áp sát với socket thì đẩy cần gạt xuống . 2.2. Gắn quạt giải nhiệt cho CPU: - Đưa quạt vào vị trí giá đỡ quạt bao quanh socket trên main. Nhấn đều tay để quạt lọt xuống giá đỡ - Gạt 2 cần gạt phía trên quạt để cố định quạt với giá đỡ. - Cắm dây nguồn cho quạt vào chân cắm 3 có ký hiệu FAN trên main . 2.3. Gắn RAM vào main: - Phải xác định khe RAM trên main là dùng loại RAM nào và phải đảm bảo tính tương thích, nếu không bạn sẽ làm gãy RAM. - Mở hai cần gạt khe RAM ra 2 phía, đưa thanh RAM vào khe, nhấn đều tay đến khi 2 cần gạt tự mấp vào và giữ lấy thanh RAM. - Lưu ý: Khi muốn mở ra thì lấy tay đẩy 2 cần gạt ra 2 phía, RAM sẽ bật lên. 2. 4. Chuẩn bị lắp main vào thùng máy. - Đối với mỗi mainboard có số cổng và vị trí các cổng phía sau khác nhau nên bạn phải gỡ nắp phía sau của thùng máy tại vị trí mà mainboard đưa các cổng phía sau ra ngoài để thay thế bằng miếng sắc có khoắt các vị trí phù hợp với mainboard. - Gắn các vít là điểm tựa để gắn mainboard vào thùng máy, những chân vít này bằng nhựa và đi kèm với hộp chứa mainboard. 2.5. Gắn mainboard và thùng máy. - Đưa nhẹ nhàng main vào bên trong thùng máy. - Đặt đúng vị trí và vặt vít để cố định mainboard với thùng máy. - Cắm dây nguồn lớn nhất từ bộ nguồn vào mainboard, đối với một số main cần phải cắm đầu dây nguồn 4 dây vuông vào main để cấp cho CPU 2.6. Lắp ổ cứng: - Chọn một vị trí để đặt ổ cứng thích hợp nhất trên các giá có sẵn của case, vặt vít 2. Để hai bên cố định với ổ cứng Case - Nối dây dữ liệu của ổ cứng với đầu cắm IDE1 trên mainboard. - Nối dây nguồn đầu dẹp 4 dây (đầu lớn) vào ổ cứng với mặt có gân xuống dưới. Lưu ý!: Trong trường hợp nối 2 ổ cứng trên cùng một dây dữ liệu, bạn cần phải xác lập ổ chính, ổ phụ bằng Jumper. Trên mặt ổ đĩa có quy định cách cắm Jumper để xác lập ổ chính, ổ phụ: Master - ổ chính, Slave ổ phụ. Nếu ổ đĩa không có quy định thì vị trí jump gần dây dữ liệu là để xác lập ổ cứng này là ổ chính, cắm jumper và vị trí thứ 2 tính từ dây dữ liệu là để xác lập ổ này là ổ phụ. 2.7. Lắp ổ CD-ROM Mở nắp nhựa ở phía trên của mặt trước Case.Đẩy nhẹ ổ CD từ ngoài vào, vặn ít 2 bên để cố định ổ với Case. Nối dây cáp dữ liệu với IDE2 trên main. Có thể dùng chung dây với ổ cứng nhưng phải thiết lập ổ cứng là Master, ổ CD là Slave bằng jumper trên cả 2 ổ này. Trong trừơng hợp dùng 2 ổ CD, cũng phải xác lập jump trên cả 2 ổ để giúp HĐH nhận dạng ổ chính, ổ phụ. 2.8. Gắn các card mở rộng. Hiện nay hầu hết các loại card mở rộng đều gắn vào khe PCI trên main. Trước tiên, bạn cần xác định vị trí để gắn card, sau đó dùng kiềm bẻ thanh sắt tại vị trí mà card sẽ đưa các đầu cắm của mình ra bên ngoài thùng máy. Đặt card đúng vị trí, nhấn mạnh đều tay, và vặn vít cố định card với mainboard. Lưu ý! Cách này cũng thực hiện cho card màn hình gắn khe AGP. 2.9. Gắn dây công tấc của Case. Xác định đúng ký hiệu, đúng vị trí để gắn các dây công tấc nguồn, công tấc khởi động lại, đèn báo nguồn, đèn báo ổ cứng Nhìn kỹ những ký hiện trên hàng chân cắm dây nguồn, cắm từng dây một và phải chắc chắn bạn cắm đúng ký hiệu. Nếu không máy sẽ không khởi động được và đèn tín hiệu phía trước không báo đúng. Các ký hiệu trên main: MSG, hoặc PW LED, hoặc POWER LED nối với dây POWER LED - dây tín hiệu của đèn nguồn màu xanh của Case. HD, hoặc HDD LED nối với dây HDD LED - dây tín hiệu của đèn đỏ báo ổ cứng đang truy xuất dữ liệu. PW, hoặc PW SW, hoặc POWER SW, hoặc POWER ON nối với dây POWER SW - dây công tấc nguồn trên Case. RES, hoặc RES SW, hoặc RESET SW nối với dây RESET - dây công tấc khởi động lại trên Case. SPEAKER - nối với dây SPEAKER - dây tín hiệu của loa trên thùng máy. 2.10. Nối dây cho cổng USB của thùng máy. Đối với một số thùng máy có cổng USB ở mặt trước tạo sự tiện lợi cho ngừơi sử dụng. Để cổng USB này hoạt động bạn phải gắn dây nối từ thùng máy với mainboard thông qua đầu cắm bên trong mainboard có ký hiệu USB. 2.11. Kiểm tra lần cuối Kiểm tra lần cuối các thiết bị đã gắn vào thùng máy đã gắn đúng vị trí, đủ dây dữ liệu và nguồn chưa. Buộc để cố định những dây cáp cho không gian bên trong thùng máy thoáng mát tạo điều kiện cho quạt CPU giải nhiệt tốt giúp máy hoạt động hiệu quả hơn. Tránh trường hợp các dây nguồn, cáp dữ liệu va vào quạt làm hỏng quạt trong quá trình hoạt động và có thể gây cháy CPU do không giải nhiệt được. Đóng nắp 2 bên lưng thùng máy và vặn vít cố định. Đấu nối các thiết bị ngoại vi Đây là bước kết nối các dây cáp của các thiết bị bên ngoài với các cổng phía sau mainboard. - Cắm dây nguồn vào bộ nguồn - Cắm dây dữ liệu của màn hình vào card màn hình (VGA Card) - cổng màu xanh. - Cắm bàn phím vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại bàn phím. - Cắm chuột vào cổng PS/2 màu xanh đậm hoặc USB tùy loại chuột. 4. Khởi động và kiểm tra: Nhấn nút Power để khởi động và kiểm tra Nếu khi khởi động máy phát 1 tiếng bip chứng tỏ phần cứng bạn lắp vào đã hoạt động được. Nếu có nhiều tiếng bíp liên tục thì kiểm tra tất cả các thiết bị đã gắn vào đúng vị trí, đủ chưa. Thiết lập CMOS - Setup CMOS là một việc khá quan trọng trước khi tiến hành cài đặt. Để vào màn hình thiết lập thông tin trong CMOS tùy theo dòng máy chúng ta có các cách sau: · Đối với các mainboard thông thường hiện nay dùng phím DELETE. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn Press DEL to enter Setup. · Đối với dòng máy Compaq, HP dùng phím F10. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F10 = Setup. · Đối với dòng máy DEL dùng phím F2. Trên màn hình khởi động sẽ có dòng chữ hướng dẫn F2: Setup. - Tùy từng loại mainboard cách bố trí màn hình thiết lập CMOS khác nhau, các chức năng với tên gọi cũng khác nhau. Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm: Ngày giờ hệ thống. Thông tin về các ổ đĩa Danh sách và thứ tự ổ đĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy. Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi. Cài đặt mật khẩu bảo vệ. 1 . Cấu hình CMOS Đối với các mainboard thông dụng hiện nay, khi khởi động máy bạn sẽ thấy màn hình như bên dưới. Nhấn phím Delete để vào thiết lập CMOS. Lưu ý! Đối với những mainboard và máy có tốc độ cao cần phải nhấn giữ phím Delete ngay khi nhấn nút nguồn thì bạn mới vào được CMOS. Khi đó màn hình CMOS có hình giống hình bên dưới (có thể khác một vài chức năng đối với  các nhà sản xuất khác nhau). STANDARD CMOS SETUP Date: ngày hệ thống, Time: giờ của đồng hồ hệ thống Primary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE1. Primary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE1. Secondary Master: thông tin về ổ đĩa chính gắn trên IDE2. Secondary Slave: thông tin về ổ đĩa phụ gắn trên IDE2. Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang dùng 1.44M 3.5 Inch. Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed Lưu ý!: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này chưa hoạt động được, bạn phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây chưa. BIOS FEATURES SETUP (ADVANCED CMOS SETUP) Trong mục này lưu ý các mục sau: First Boot Device: chọn ổ đĩa để tìm HĐH đầu tiên khởi động máy. Second Boot Device: ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất. Third Boot Device: ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia. Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-ROM để máy khởi động từ đĩa CD và tiến hành cài đặt. INTEGRATED PERIPHERALS Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép bạn cho phép sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tự động, Enanled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa. 1.4 Một số chức năng khác: Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS. User Password: thiết lập mật khẩu  đăng nhập vào máy. IDE HDD Auto Detection: kiểm tra thông tin về các ổ cứng gắn trên IDE. Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS. Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập. phân vùng ổ đĩa cứng - Một ổ dĩa cứng của máy vi tính có thể chia thành nhiều phân vùng (Partition) để tiện lưu trữ và quản lý các loại dữ liệu khác nhau, các Partition này sẽ được hệ điều hành xem như là các ổ dĩa và sẽ gán các ký tự cho chúng (C: D: E: ...). Công việc này thường sẽ được làm trước khi cài đặt hệ điều hành, tuy  nhiên một số máy vi tính chỉ chia ổ dĩa cứng thành 1 Partition, cho nên việc phân chia lại ổ dĩa cứng có khả năng làm mất hết chương trình và dữ liệu. 1. Tạo phân vùng chính (Primary)  1.1 Bật máy vi tính, đưa dĩa Hiren's BootCD vào ổ dĩa CD, máy vi tính sẽ khởi động từ dĩa CD (lưu ý là máy vi tính phải được cài đặt trong BIOS để khởi động từ CD-ROM trước) khi hiện ra Menu khởi động của Hiren's BootCD, chọn Start BootCD. Trong Menu phân loại của Hiren's BootCD, chọn Disk Partition Tools. Trong Menu chương trình của Disk Partition Tools, chọn Partition Magic.  Sau đó chờ cho chương trình tự động load vào màn hình làm việc chính của chương trình. - Để tạo 1 phân vùng mới, click vào menu Operations -> Create… - Đối với 1 ổ cứng mới thì việc đầu tiên là tạo 1 phân vùng chính để cài đặt hệ điều hành. Trong cửa sổ Create Partition chọn các thông số sau Create as : Primary Partition Partition Type : đây là định dạng phân vùng, bạn thích xài FAT thì chọn FAT hoặc NTFS thì click chọn NTFS. Ở đây mình chọn NTFS. Label : thích tên gì thì bạn đặt tên đó cho phân vùng (kô đặt cũng kô sao). Size : đây là kích thước phân vùng bạn sẽ tạo (nếu là phân vùng cài HĐH thì nên cho kích thước khoảng 40GB = 40960MB). - Sau đó nhấn OK để hoàn tất việc lựa chọn thông số. - Phân vùng được tạo sẽ là vùng màu hồng. - Để phân vùng đó có thể boot được thì ta phải tiến hành Active cho phân vùng vừa tạo. - Click chọn phân vùng, vào menu chọn Operations -> Advanced -> Set Active… - Nhấn OK để đồng ý. - Phân vùng được set Active sẽ xuất hiện chữ Active tại cột Status - Để các bước tạo nãy giờ có hiệu lực thì phải bấm nút Apply để chương trình bắt đầu thực hiện thao tác tạo phân vùng và set Active cho phân vùng đó. - Sau khi tạo xong chương trình yêu cần bạn reset lại máy -> chọn OK để reset máy. 2. Tạo các phân vùng phụ (Logical) - Sau khi reset -> tiếp tục chọn Partition Magic Pro như bước đầu tiên. - Sau khi đã vào chương trình, bạn click vào phân vùng chưa tạo có màu xám -> chọn menu Operations -> Create… - Tại cửa sổ Create Partition thiết lập các thông số sau : Create as : Logical Partition Partition Type : định dạng nào tùy bạn (ở đây tôi chọn NTFS) Size : kích thước phân vùng tính bằng MB nếu kô dự định chia ra nhiều ổ thì có thể để nguyên số mặc định trong khung. - Nhấn OK để hoàn tất - Vùng màu xanh là Extend, vùng này sẽ là nơi chứa tất cả các phân vùng Logical. - Nhấn Apply để chương trình bắt đầu thực hiện quá trình vừa thiết lập. -> Sau khi đã hoàn tất xong xuôi, các bạn click nút Exit để thoát chương trình và restart lại máy. Cài đặt windows Yêu cầu tối thiểu về phần cứng: - CPU 1GHz hoặc cao hơn với 32 bit hoặc 64 bit. - 1 GB Ram cho phiên bản 32 bit hoặc 2 GB Ram cho 64 bit. - 16 GB dung lượng trống trên ổ đĩa cho 32 bit hoặc 20 GB cho 64 bit. - Cạc đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn. - Ổ đĩa DVD (nếu bạn cài đặt từ DVD). Các bước cài đặt: Có rất nhiều phương pháp cài đặt Windows 7 nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Windows 7 một cách đơn giản nhất là bạn cài đặt từ ổ đĩa DVD. - Để cài đặt được Windows 7 từ DVD thì trước hết bạn cần phải thiết lập cho máy tính của bạn khởi động từ CD hoặc DVD trong BIOS. - Để thiết lập cho máy tính khởi động từ CD / DVD bạn khởi động máy tính và nhấn phím Del hoặc F2 tùy theo Mainboard máy tính của bạn (máy tính của tôi sử dụng phím F2). - Sau khi vào BIOS bạn di chuyển đến thẻ boot và chọn boot từ CD/DVD như hình 1. Hình 1: Thiết lập máy tính khởi động từ ổ đĩa CD/DVD. - Sau khi hoàn tất bạn nhấn F10 để lưu cấu hình và thoát khỏi màn hình BIOS sau đó bạn khởi động lại máy tính. Hình 2: Lưu cấu hình BIOS. - Bạn chèn đĩa DVD Windows 7 vào ổ đĩa DVD và khởi động máy tính, màn hìnhWindows 7 sẽ load file đầu tiên của Windows 7 khá giống với Windows Vista. Hình 3. Load file. - Sau khi load xong, một màn hình Start Windows sẽ hiện ra. Hình 4. Start Windows. - Tiếp đến màn hình cài đặt đầu tiên sẽ xuất hiện, ở đây bạn sẽ 3 phần để lựa chọn: + Language to Install: Ngôn ngữ cài đặt. + Time and currency format: Định dạng ngày tháng và tiền tệ. + Keyboard or input method: Kiểu bàn phím bạn sử dụng. - Sau khi bạn lựa chọn hoàn tất, click Next (tôi để các lựa chọn mặc định và click Next). - Ở màn hình tiếp theo nếu bạn đang cài đặt một hệ điều hành mới thì bạn nhấn nút Install now. Nhưng nếu bạn muốn Repair lại Windows của bạn thì bạn click Repair your Computer. Ở đây chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành mới do đó tôi click Install now. Hình 6. Lựa chọn Repair hay Install. - Sau khi click Install now thì màn hình Setup is starting sẽ xuất hiện trong vòng vài giây. Hình 7: Màn hình Setup is starting. - Trang Select the operating system you want to install thì bạn sẽ lựa chọn các phiên bảnWindows 7 bạn muốn cài đặt. Ở đây tôi lựa chọn Windows 7 Ultimate và click Next.(Bước này có thể ko có tùy đĩa Win của bạn) Hình 8: Lựa chọn phiên bản hệ điều hành. - Trang Pleae read the license terms, bạn click vào I accept the license terms và click Next. Hình 9. Click "I accept the license terms" - Trang Which type of installation do you want? ở đây có hai tùy chọn để cài đặt Windows 7: + Upgrade: Đây là lựa chọn khi bạn muốn nâng cấp từ một phiên bản Windows cũ hơn lên Windows 7. + Custom (advanced): Đây là tùy chọn bạn sẽ cài đặt một hệ điều hành hoàn toàn mới. - Ở đây chúng ta đang cài đặt hệ điều hành mới do đó các bạn chọn Custom (advanced). Hình 10: Lựa chọn kiểu cài đặt. - Sau khi lựa chọn Custom (advanced) bạn sẽ được chuyển đến màn hình tiếp theo. Tại đây bạn cần phải lựa chọn Partition để cài đặt, nếu máy tính bạn có 1 ổ cứng thì bạn khá dễ dàng cho việc lựa chọn, nhưng nếu trên máy tính bạn có khá nhiều Partition thì bạn cần phải cân nhắc cho việc lựa chọn Partition nào. Khi bạn lựa chọn xong Partition bạn muốn cài đặt hệ điều hành lên đó thì có một vài tùy chọn như: Delete, New hoặc format. + Nếu bạn không muốn Format lại Partition thì sau khi lựa chọn xong bạn click Next. + Nếu bạn chọn Delete thì sau đó bạn phải chọn New để khơi tạo lại Partition bạn vừa Delete ko thì Partition đó sẽ ko dùng được, rồi chọn Partition và click Next. + Nếu ko hiện ra tùy chọn Delete, New hoặc format thì bạn click vào dòng Disk option (Advanced) để hiện ra Hình 11: Lựa chọn Partition. - Sau khi bạn click Next thì màn hình cài đặt Windows sẽ bắt đầu, nó có thể mất một ít thời gian và điều này phụ thuộc vào cấu hình máy tính của bạn. Hình 12: Quá trình cài đặt Windows bắt đầu. - Toàn bộ quá trình cài đặt hoàn toàn giống như quá trình cài của Windows Vista , trong quá trình cài , có thể Windows sẽ Restart lại máy để apply các file cũng như thư viện cần thiết , và người dùng không phải thao tác nhiều vì Windows hoàn toàn tự động thực hiện gần như hết các tác vụ thay cho người dùng . 3. Khởi động Windows 7 lần đầu tiên. - Quá trình khởi động với màn hình 4 trái cầu 4 màu chạy theo từng quỹ đạo riêng và cuối cùng chúng hội tụ vào một điểm để tạo nên biểu tượng truyền thống của Microsoft. Hình 13: Màn hình biểu tượng của Microsoft. - Sau khi quá trình thực hiện ở bước đầu khởi động, qua bước này chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng thực sự những gì mà Windows 7 đã thay đổi và mang lại cho chúng ta so với phiênWindows Vista. Trước hết là màn hình Preparing mà những ai đã sử dụngWindows Vistacũng đều quen thuộc nhưng ở Windows 7, màn hình này đã thực sự thay đổi và lột xác hoàn toàn. Ngay bên dưới là một thanh ngang với hình một vệt sang chạy từ trái sang phải ngay ở bên dưới dòng chữ Setup is preparing your computer for first use. Hình 13: Màn hình Preparing. - Sau màn hình này là màn hình yêu cầu chúng ta điền tên của tài khoản quản trị và tên máy tính sau đó click Next. Hình 14: Nhập tài khoản người quản trị mà tên máy tính. - Tiếp theo bạn cần nhập mật khẩu cho tài khoản quản trị, ở đây bạn có thể nhập vào ô gợi nhớ khi bạn quên mật khẩu (hình 15) và click Next. Hình 15: Nhập mật khẩu và ô gợi nhớ mật khẩu. - Hộp thoại activation , nếu có activation code hoặc key mà bạn mua bản quyền , thì bạn điền vào ô Product key … . Cuối cùng nhấn Next để qua tiếp bước sau. Hình 16: Điền key của Windows. - Màn hình kế tiếp bạn có thể lựa chọn kiểu để bảo vệ hệ điều hành của bạn, ở đây tôi lựa chọn tùy chọn khuyến cáo: Use recommended settings. Hinh 17. Lựa chọn kiểu để bảo vệ. - Tiếp theo là bạn cần phải thiết lập Time zone, lựa chọn khu vực phù hợp với bạn và click Next. Hình 18: thiết lập Time Zone. - Sau khi click Next bạn sẽ được chuyển tới màn hình thiết lập cấu hình mạng nếu như bạn có kết nối Internet. Ở đây có 3 lựa chọn sau: + Public Network: Sử dụng chế độ này nếu như khi bạn đang ở nơi công cộng như tiệm Internet, các quán bar, Café.. + Work network: Bạn nên sử dụng tùy chọn này nếu bạn đang sử dụng mạng tại nơi bạn đang làm việc. + Home network: Đây là tùy chọn tốt nhất khi bạn đang sử dụng mạng tại gia đình. Hình 19: Lựa chọn kiểu kết nối mạng. Hình 20. Windows tiến hành cài đặt kết nối mạng. - Sau khi kết nối mạng thiết lập xong thì màn hình Welcome của Windows 7 sẽ xuất hiện. Hình 21: Màn hình Welcome. - Sau khi đăng nhập thành công bạn sẽ có màn hình như sau: Hình 22: Sau khi đăng nhập. cài đặt driver và các phần mềm cơ bản -  Driver là gì? Driver là những phần mềm giúp HĐH nhận dạng, quản lý và điều khiển hoạt động của các thiết bị ngoại vi. Bất kỳ thiết bị ngoại vi nào cũng cần phải có driver để hoạt động. Riêng đối với những thiết bị như chuột, bàn phím luôn có sẵn driver đi kèm với hệ điều hành nên chúng ta không cần phải cài đặt. Driver có trong các đĩa đi kèm với các thiết bị ngoại vi khi bạn mua chúng và phải cài chúng vào để hệ điều hành nhận dạng và quản lý được thiết bị. Cài đặt driver tự động Đối với cách cài đặt này chỉ cần đưa dĩa CD chứa Driver của thiết bị cần cài vào ổ dĩa của máy vi tính, chương trình cài đặt (Setup) sẽ tự động chạy và hiển thị bảng liệt kê các Driver cần phải cài đặt, thông thường chỉ cần để nguyên các lựa chọn mặc định và nhấn Install, Go, Next,... để tiến hành cài đặt Driver và chương trình ứng dụng cho thiết bị. Nếu chương trình cài đặt không tự động chạy thì có thể truy cập vào ổ dĩa CD-ROM, tìm chạy tập tin (File) có tên Setup (setup.exe) và theo các hướng dẫn của chương trình để cài đặt. Trong quá trình cài đặt có thể chương trình sẽ yêu cầu khởi động lại máy, nhấn Ok hoặc Restart để đồng ý. Sau khi khởi động chương trình sẽ tiếp tục cài đặt Driver cho các thiết bị còn lại khác. Nếu chương trình không tự hoạt động lại thì phải truy cập vào ổ dĩa CD-ROM như cách trên cho đến khi cài đặt hết toàn bộ các Driver cần thiết.  Cài đặt có lựa chọn (tùy chỉnh) Đối với các thiết bị không có chương trình cài đặt tự động hoặc khi cần nâng cấp Driver mới cho thiết bị thì có thể sử dụng cách cài đặt như sau: Nhấn nút phải chuột vào biểu tượng My Computer và chọn Properties trong Menu. Trong System Properties chọn Hardware -> Device Manager. Trong Device Manager có hiển thị danh sách các thiết bị của máy vi tính và cho biết tình trạng hoạt động của chúng. Các thiết bị được liệt kê theo chủng loại, nhấn chuột vào nút hình dấu + để xem tên và mã số của các thiết bị bên trong. Nhấn phải chuột vào thiết bị chưa được cài Driver (có biểu tượng dấu !) và chọn Update Drivertrong Menu. Nếu xuất hiện bảng thông báo đề nghị kết nối Internet để cập nhật, chọn No, not this time và nhấn Next. Chương trình sẽ xuất hiện bảng thông báo nhắc đưa dĩa CD-ROM chứa Driver vào ổ dĩa. Ở bước này có 2 mục lựa chọn: . Chọn Install the software automatically (Recommended) và nhấn Next, nên chọn mục này để chương trình tự động tìm kiếm File thông tin trên tất cả các ổ dĩa, đây là File có phần mở rộng là INF, có chứa các thông tin của thiết bị cần cài đặt. Nếu tìm được thông tin cần thiết, chương trình sẽ tiến hành cài đặt. Nếu không tìm được thông tin cần thiết chương trình sẽ xuất hiện thông báo Cannot Install this Hardware. Nhấn Back để quay lại. . Chọn Install from a list or specific location (advanced), mục này sẽ cho phép người dùng chỉ định nơi chứa Driver và cũng có 2 lựa chọn. Chọn Search for the best driver in these locations, đánh dấu vào mục Include this loacation in the search và nhấn nút Browse để chỉ ra nơi có File chứa thông tin (.INF) của thiết bị.  Lần lượt chọn ổ dĩa, thư mục chứa Driver, lưu ý là có thể có nhiều Driver dành cho các phiên bản Windows khác nhau (Win98, Win2000, Winxp,...) nên cần phải chọn đúng, chỉ khi nào khi tìm thấy File .INF nút Ok mới hiện lên, nhấn Ok để đồng ý. Chương trình sẽ đọc thông tin của File này và nếu thấy đúng với thiết bị thì sẽ tiến hành cài đặt Driver. Trong một số ít trường hợp Windows sẽ không thể nhận ra được chủng loại thiết bị và xuất hiện bảng thông báo Cannot Install this Hardware, nhấn Back để quay lại và chọn Don't search. I will choose the driver to Install và nhấn Next. Nếu tìm được Driver tương thích với thiết bị thì Windows sẽ hiển thị danh sách, chọn Driver tương ứng với tên của thiết bị hoặc chọn Have Disk để chọn Driver khác nếu muốn. Nhấn Next để cài đặt. Nếu không sẽ xuất hiện phần Hardware Type chọn chủng loại thiết bị và nhấn Next. Chọn Nhà sản xuất (Manufacturer) và loại (Model) đúng với thiết bị cần cài đặt và nhấn Next. Nếu không có tên của thiết bị trong danh sách này thì chọn Have Disk và chọn Driver khác. - Trong quá trình cài đặt có thể sẽ xuất hiện các bảng cảnh báo về sự không tương thích hoặc Driver chưa được Windows chứng nhận, nhấn Continue Anyway để đồng ý và tiếp tục cài đặt. - Nếu quá trình cài đặt Driver thành công sẽ xuất hiện bảng thông báo Completing the Hardware Update Wizard, nhấn Finish để hoàn tất và quay lại Device Manager, tiếp tục cài đặt Driver cho các thiết bị khác. - Một số chương trình sau khi cài đặt sẽ yêu cầu khởi động lại máy để cập nhật Driver mới, nhấnOk để đồng ý. Ngoài ra trong một số trường hợp thiết bị không hoạt động (Disable) thì truy cập vào Device Manager, lúc đó sẽ thấy xuất hiện dấu X màu đỏ phía trước tên của thiết bị, nhấn nút phải chuột vào tên thiết bị đó và chọn Enable để cho phép hoạt động trở lại. Nếu vì lý do nào đó mà không muốn thiết bị hoạt động thì cũng làm như trên nhưng chọn Disable. Cài đặt các phần mềm cơ bản Cài đặt office 2007 - Chạy chương trình cài đặt file setup.exe Các bạn nhập key: KGFVY-7733B-8WCK9-KTG64-BC7D8 . Chọn I accept the terms of this agreement. Sau đó bấm Continue   3. Click Install Now Hướng dẫn cài Office 2007  4. Đợi quá trình cài đặt hoàn tất..........   5. Nhấn Close. Quá trình cài đặt kết thúc. Cai office 2007 Sao lưu và phục hồi hệ thống bằng chương trình norton ghost 1. sao lưu hệ thống - khởi động start BootCD: bằng đĩa Hirenboot - chọn 9.NEXT -chọn 2 Norton Ghost - chọn Ghost (Nornal) Chương trình Norton Ghost sẽ chạy và hiển thị bảng lựa chọn bạn chon ok để tiếp tục - Để tạo bản sao lưu hệ thống các bạn chọn Local -> Partition -> To Image  - Chọn ổ đĩa muốn sao lưu rồi chọn ok - Chọn nơi lưu file hệ thống - đặt tên cho file lưu chữ - Chọn save - Chọn phương thức nén dữ liệu. Nên chọn Fast. -Xác nhận việc sao lưu khi xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác nhận việc sau lưu. Nhấn Yes . - Quá trình sao lưu diễn ra trong vài phút, nếu thành công sẽ xuất hiện bản thông báo. Nhấn nút Continue. Nhấn Quit để thoát khỏi Norton Ghost và khởi động lại máy. Phục hồi hệ thống - Khởi động Norton Ghost. Chương trình Norton Ghost sẽ chạy và hiển thị bảng lựa chọn bạn chon ok để tiếp tục -Để phục hồi bản sao lưu hệ thống các bạn chọn Local -> Partition -> From Image  - Chọn ổ đĩa hoặc phân vùng chứa tập tin hình ảnh .gho đã sao lưu chứa nội dung của phân vùng cần phục hồi - Chọn tập tin .gho để phục hồi phân vùng. Kích chọn tập tin đã sao lưu. Chọn Open. - Chọn ổ đĩa cần phục hồi cho phân vùng của nó. -Chọn phân vùng cần phục hồi. Nhấn OK. - Xác nhận việc ghi đè lên phân vùng đang tồn tại để tiến hành phục hồi dữ liệu cũ từ tập tin .gho vào phân vùng được chọn. Nhấn Yes để xác nhận. -Kết thúc. Nếu quá trình phục hồi thành công sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo. Nhấn nút Restart Computer để khởi động lại máy. CHƯƠNG V: XỬ LÝ CÁC SỰ CỐ MÁY TÍNH Lỗi “NTLDR is Missing” 1.1 thông báo lỗi NTLDR is Missing - "NTLDR is missing  Press any key to restart"  - "NTLDR is missing  Press Ctrl Alt Del to restart"  - "Boot: Couldn't find NTLDR  Please insert another disk"  -Lỗi "NTLDR is missing” xuất hiện không lâu sau khi khởi động máy. Windows XP chỉ mới bắt đầu load thì thông báo lỗi xuất hiện.  1.2 Nguyên nhân  - Có nhiều khả năng gây ra lỗi NTLDR. Lý do phổ biến nhất là khi máy tính đang boot từ ổ cứng hay ổ flash gắn ngoài mà lại không được định dạng chính xác. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn boot từ ổ quang (CD Rom) hay ổ đĩa mềm.  - Các khả năng khác bao gồm hỏng file hệ thống, vấn đề với ổ cứng và hệ điều hành, BIOS quá hạn (hết pin CMOS), cáp IDE bị hỏng…Lỗi này chỉ xảy ra cho hệ điều hành Windows XP, bao gồm Windows XP Professional và Windows XP Home Edition. Windows Vista không sử dụng NTLDR.  1.2 Khắc phục  - Khởi động lại máy.  - Kiểm tra ổ đĩa cứng và ổ quang.  - Nếu bạn thấy đây là nguyên nhân của vấn đề, bạn có thể cân nhắc thay đổi lệnh boot trong BIOS. (thay đổi để máy tính khởi động từ ổ cứng hay từ CDRom, tùy trường hợp).  - Kiểm tra ổ cứng và các thiết lập trong BIOS.  - Khôi phục NTLDR và file ntdetect.com từ đĩa cài đặt Windows XP.  - Tạo phân vùng boot mới trong Windows XP.  - Mở case của máy tính ra và kiểm tra xem các dây nối ổ cứng tới mạch chủ có đúng không. Nếu không giải quyết được thì thay dây mới và thử lại.  - Update BIOS của mainboard.  - Cài lại Windows XP. Việc này sẽ xóa hoàn toàn Windows XP trong máy bạn và cài lại. Dù nó sẽ giải quyết hầu hết lỗi NTLDR, nhưng bạn nên nhớ phải sao lưu lại những dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành (tháo ổ cứng gắn vào máy tính khác để sao lưu).  - Nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng và cài mới Windows XP.  2. Máy tính khởi động chậm 2.1 Hệ thống khởi động chậm - Nguyên nhân :Thông thường một hệ thống máy tính sau một khoảng thời gian dài sử dụng sẽ giảm hiệu suất một cách rõ rệt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra điều này, tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân đó có thể dễ dàng khắc phục. Trong khi nhiều người sử dụng vẫn cố gắng sống chung với "lũ" hay tìm một cách giải quyết tốn kém hơn đó là nâng cấp phần cứng. -Việc khởi động Windows sẽ mất một khoảng thời gian nhất định cho dù máy tính tính của bạn cấu hình mạnh hay yếu. Tuy nhiên các ứng dụng và trình điều khiển tự động khởi chạy khi bật máy sẽ tạo sự khác biệt trong thời gian khởi động của từng hệ thống. Quá nhiều ứng dụng, hoặc có các ứng dụng nặng được đặt chế độ tự động khởi chạy khi bật máy sẽ làm hệ thống - Cách khắc phục : giảm bớt các ứng dụng tự khởi chạy khi bật máy. Bằng cách vào Start, gõ MSCongfig và bỏ chọn các ứng dụng không cần thiết trong mục Startups. 2.2 Ổ cứng phân mảnh - Nguyên nhân :Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy tính của bạn bị chậm là do ổ cứng bị phân mảnh. Sau một thời gian sử dụng, các dữ liệu trên ổ đĩa cứng không được sắp xếp một cách hợp lý nhất, do đó khi muốn sử dụng các dữ liệu này hệ thống sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm và gọi các dữ liệu đó. - Cách khắc phục :Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng các phần mềm chống phân mảnh ổ cứng như Smart Defrag hoặc Defraggler. Ngoải ra bạn có thể sử dụng tính năng chống phân mảnh của Windows, bằng cách click chuột phải vào biểu tưởng ổ cứng cần chống phân mảnh, chọn Properties> Tools> Defragment Now. 2.3 Quá nhiều file tạm - Nguyên nhân:Các file tạm thời hay còn gọi là Temp File được tạo ra trong quá trình hoạt động của một số ứng dụng hoặc trong quá trình duyệt web. Tuy nhiên sau khi sử dụng xong và đóng các ứng dụng đó, Windows lại bỏ quên và không xóa các file tạm đó. Sau một thời gian dài, dung lượng các file tạm này sẽ lớn dần và nếu dung lượng sử dụng của ổ cứng đang ở mức 90 %, thì bạn sẽ thấy hiệu suất của hệ thống bị giảm đáng kể. - Cách khắc phục :Để khắc phục điều này, bạn có thể tự tìm và xóa bỏ các file tạm này. Trước tiên bạn sẽ phải bật chế độShow hidden files, folders trong tab View của mục Folder Options, ngoài ra bạn cũng phải bỏ chọn mụcHide protected operating system files (giấu các file hệ điều hành được bảo vệ). Sau đó đến đường dẫn sau: Windows/Temp và Documents and Settings\Username\Local Settings\Temp và dọn dẹp sạch sẽ. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một phần mềm như Temp File Cleaner hay CCleaner để dọn dẹp 2.4 lỗi Windows Registry - Nguyên nhân :Thông thường việc gở bỏ một ứng dụng trên Windows không đòi hỏi phải xóa bỏ toàn bộ những gì liên quan đến ứng dụng đó. Tuy nhiên các phần mềm của hãng thứ 3 có khả năng diệt tận gốc ngay cả Registry của ứng dụng đó. Việc này đôi khi gây ra một số lỗi trong Windows Registry, có thể làm chậm hệ thống, thậm chí gây ra một số lỗi như không thể khởi động từ chế độ sleep/standby. - Cách khăc phục :Để khắc phục lỗi này, các bạn có thể sử dụng các phần mềm dọn dẹp đi kèm với tính năng sửa chữa các lỗi của Windows Registry. Hiện tại có khá nhiều phần mềm như vậy, CCleaner cũng là một phần mềm có tính năng sửa lỗi cho Windows Registry . Máy tính bị lỗi xuất hiện màn hình xanh Nguyên nhân và cách khắc phục Xung đột phần cứng, phần mềm: - Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc máy tính không thể khởi động và đặc biệt là hiện lên màn hình xanh. Tác nhân của xung đột phần cứng có thể do… tất cả các loại linh kiện bên trong và bên ngoài, từ card màn hình, RAM, chuột, bàn phím, máy in, card mạng. Tương tự như xung đột phần cứng, xung đột phần mềm xảy ra khi bạn cài thêm chương trình hoặc ứng dụng mới vào máy tính. Đặc biệt, xung đột phần mềm rất dễ xảy ra đối với các loại trình điều khiển (driver) và các phần mềm diệt virus (nếu máy tính của bạn dùng nhiều hơn 1 chương trình antivirus). 3.1.2-Windows Registry: hệ thống Registry của Windows có cấu trúc vô cùng phức tạp và chỉ một vấn đề nhỏ xảy ra với Registry là có thể dẫn đến sự “khủng hoảng” cho toàn bộ hệ điều hành và máy tính. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến Windows Registry, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng phần mềm từ hãng thứ 3 như Little Registry Cleaner hay nCleaner. 3.1.3- Phần mềm lỗi: Những phần mềm được lập trình cẩu thả (đặc biệt là phần mềm tinh chỉnh hiệu năng của hệ thống) có thể gây ra những vấn đề khá nghiệm trong với máy tính của bạn và dẫn đến lỗi màn hình xanh. Ví dụ nổi bật nhất là những trình duyệt như Firefox hay Internet Explorer thường bị “crash” khi thực thi những dòng lệnh được viết ra nhưng có lỗi. Bởi vậy, hãy chắc chắn rằng mình đã sử dụng những phần mềm hoặc add-on phổ biến và đáng tin cậy. 3.1.4- Phần cứng lỗi: có thể là tác nhân gây ra lỗi màn hình xanh là nằm ở phần cứng của máy tính, đặc biệt là bộ nhớ RAM. Ngoài ra còn phải kể đến lỗi từ ổ cứng. Như chúng ta đã biết, ổ cứng là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu quan trọng, trong đó có cả các tập tin hệ thống của Windows. Rất nhiều trường hợp ổ cứng của người dùng bị lỗi "corrupt" và cho dù có sửa chữa hay cài lại Windows như thế nào đi chăng nữa thì khi khởi động, máy vẫn bị màn hình xanh. Cuối cùng, nếu như máy tính của bạn hoạt động quá công suất dẫn đến nhiệt độ của các linh kiện phần cứng tăng cao, khả năng Blue Screen of Death xuất hiện cũng sẽ tăng tương ứng. Bởi vậy, hãy luôn nhớ vệ sinh máy tính định kỳ (đặc biệt là CPU và quạt tản nhiệt). CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN Kết quản tự đánh giá: - Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Thành Luân, chúng em đã hoàn thành đề tài này đúng thời hạn và đúng mục đích của yêu cầu đề ra. - Trong quá trình thực hiện đề tài này,chúng em đã có thêm cơ hội trao dồi và hiểu biết thêm nhiều kiến thức trong quá trình lắp ráp và cài đặt máy tính ,nâng cao khả năng của bản thân trong qua trình tự tìm hiểu một vấn đề .Điều quan trọng hơn hết là chúng em đã có thêm kỹ năng trong việc xử lý các sự cố máy tính . - Sau thời gian thực hiện đề tài chúng em đã cố gắng hết khả năng và vận dụng kiến học tập tại trường để giải quyết yêu cầu đặt ra, tự nhật xét về kết quả thực - - hiện đề tài theo nhận định của chúng em như sau: Về ưu điểm: - lắp ráp thành thạo các thao tác lắp ráp máy tính - thành thạo việc cài đặt hệ điều hành và cài các phần mềm cơ bản. - xử lý được các lỗi cơ bản thường gặp của máy tính. Về nhược điểm: - Kinh nghiệm thiết kết chưa nhiều, còn thiên về tính chất khuôn mẫu trong việc xử lý các thao tác lắp ráp máy tính. - Kỹ năng lập trình con yếu chưa xác định chính xác lỗi, xử lý chưa nhanh khi máy tính gặp lỗi. II. Hướng phát triển: - Sau khi thực hiện đề tài chúng em đã phần nào nắm bắt thêm cho bản thân một số kiến thức mới trong lĩnh vực kỹ thuật, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót, với lý do đó trong thời gian tới chúng em cố gắng học hỏi tìm tòi , khắc phục những nhược điểm và hạn chế trong việc lắp ráp cài đặt và xử lý các sự cố máy tính. III. Kết luận - Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài với sự hướng dẫn tận tình của thầy Huỳnh Nguyễn Thành Luân chúng em đã hoàn thành đề tài “Lắp Ráp,Cài Đặt và xử lý các sự cố máy tính”. - Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạng chế nêm chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót và bất cập nhất định trong khi thực hiện đề tài. - Kính mong thầy cùng các bạn đóng góp ý kiến để giúp chúng em có thêm kinh nghiệm và kiến thức hoàn thiện đề tài một cách hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdo_an_hoan_thien_8561.docx
Luận văn liên quan