Tục làm bỏ mã của người Tây Nguyên cũng mang ý nghĩa như lễ bốc mộ của người
Kinh vậy, song nó đã trở thành nét văn hóa riêng có của cộng đồng những tộc người
thiểu số nơi miền đất cao nguyên này. Đối với họ, nhà mồ như một biểu hiện cho tấm
lòng của người cõi nhân gian, mong muốn tạo dựng cho người đã khuất một cuộc
sống mới tốt đẹp ở thế giới khác. Do đó khi họ tiến hành nghi lễ bỏ cho người quá cố
chính là thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với người hóa cố đã hết. Quan
niệm này cũng là theo triết lý phương Đông, sự sống là bất tử, còn đời người là vòng
luân hồi. Khi cuộc sống trần gian kết thúc cũng có nghĩa nó được bắt đầu ở thế giới
bên kia.
Nhà mồ Tây Nguyên là một nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây
Nguyên. Gắn liền với nhà mồ là các tượng nhà mồ và hàng loạt những yếu tố văn hóa
khác nữa đã góp phần tạo nên nét đẹp trong kiến trúc điêu khắc và những giá trị về
tôn giáo cho người dân vùng Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Lễ bỏ mả của các tộc người Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỀ TÀI: LỄ BỎ MẢ CỦA CÁC TỘC NGƯỜI TÂY
NGUYÊN
I Khái quát về Tây Nguyên:
1 Vị trí địa lý:
Theo địa lý hành chính hiện nay Tây
Nguyên có 5 tỉnh, kể từ bắc vào nam:
Kontum, Gialai, Đắc lắc, Đắc Nông, Lâm
Đồng. Tuy nhiên, một vài dân tộc thiểu số
Tây Nguyên sống rải rác khắp nơi như: dân
tộc Cơ-tu ở miền Nam Trường Sơn, dân tộc
Hre ở miền Tây tỉnh Quảng Nam, dân tộc
Rakglei ở miền Tây các tỉnh Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, dân tộc Mạ ở
vùng Cát Tiên.
Như vậy, khái niệm Tây Nguyên xét về mặt
dân tộc, văn hóa, xã hội, có thể cả lịch sử và
địa lý, thật ra rộng hơn vùng được quy định theo địa lý hành chính.
2 chủ thể văn hóa Tây Nguyên:
Các tộc người sống trên địa bàn văn hóa Tây Nguyên như:Gie Triêng, Xơđăng, Cơtu,
Bana, Giarai, Raklay, Eđê, Mơnông, Mạ, Stiêng, Sre…trong đó tộc người Bana. Êđê
là chủ thể chính của nền văn hóa Tây Nguyên.
Hình: bản đồ địa hình Tây Nguyên.
2
II Lễ bỏ mã của các dân tộc ở Tây Nguyên:
II.1 Khái quát về nhà mồ của các tộc người Tây Nguyên:
Người Hy Lạp nói: “Người Ai cập để tâm nhiều nhất về ngôi nhà vĩnh viễn của mình
hơn là ngôi nhà mình đang cư ngụ”. Đối với người Hy Lạp, ngôi mộ được xem là
ngôi nhà của người đã chết và cũng là ngôi nhà của người đang sống. Sau này người
Hy lạp có thói quen thiêu nhiều hơn là chôn.
Tại những vùng văn hóa Mẫu hệ, ngôi mộ được xem như là cung lòng bà mẹ, nơi trú
ngụ an tòan, nơi con người được sinh dưỡng, mộ phần là nơi để tái sinh, cũng là nơi
tối tăm nhất thời không thể tránh khỏi, để bước vào cõi vĩnh hằng. Những người dân
tộc vùng Tây Nguyên Việt nam có lễ bỏ mả hằng năm, và là loại lễ mang nhiều sắc
thái văn hoá nhất. Có rất nhiều thể hình nghệ thuật được chăm chút như nhà mồ,
tượng mồ, múa, nhạc, con rối, mặt nạ, những dụng cụ giả để chia cho người chết; phải
chuẩn bị nhiều thứ đồ ăn uống.
Lễ bỏ mả của người Tây Nguyên là lễ hội thể hiện tính cộng đồng rất cao. Lễ bỏ mả
mang tính chất nối linh thiêng vào đời như người ta vẫn hằng tin tưởng. Người Giarai
thì có câu “Bơlan ning nông thông atâu” (tháng nghỉ đi chơi lễ bỏ mả); người Bana thì
có câu: “Khêi ning nơng pơm bơxát” (tháng nghỉ làm nhà mả). Việc chôn người chết,
làm ma cho người quá cố, là một dấu chỉ chứng minh con người có tâm linh. Vì tin
rằng con người chết không phải là hết nên người Giarai, Bana hay như những tộc
người khác làm lễ đưa tiễn người chết sang một trạng thái sống khác.
Vị trí: Nhà mồ Tây Nguyên có ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên.
Đặc điểm: Nhà mồ Tây Nguyên được xây cất theo phong tục tang lễ ở vùng Tây
Nguyên, lúc đầu là chòi nhỏ sơ sài, sau đó một hoặc vài ba năm thân nhân gia đình
người chết dựng lại nhà mồ mới khang trang, trang trí nhiều tượng gỗ.
Kỹ thuật xây dựng :nhà mồ của các tộc người Tây Nguyên được xây dựng bằng
những vật liệu và kiến trúc hoàn toàn thô sơ, chỉ có hệ thống kết nối bằng gá, buộc
chứ không có hệ thống kèo, mộng. Vật liệu xây dựng chỉ có gỗ nứa, lá mà không
3
dùng gạch; công cụ xây dựng chỉ có dao, rìu mà không có cưa…Chính điều đó tạo
cho nhà mồ một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.
II.2 Đặc trưng nhà mồ của một số tộc người Tây Nguyên:
II.2.1 Nhà mồ Gia Rai:
Trong trang trí nhà mồ thì nhà mồ Gia Rai mang tính đặc trưng hơn cả, và đòi hỏi một
sự tỉ mỉ trong từng chi tiết. Mái nhà mồ được đan bằng nan của cây tre hoặc cây lồ ô
và được vẽ trang trí bằng các màu đỏ, đen, trắng. Ngày nay, người Gia Rai còn sử
dụng tôn miếng và sơn công nghiệp để vẽ trang trí.
Trên mái nhà mồ người ta vẽ lên đó những hình ảnh mô tả cuộc sống sinh hoạt
thường ngày của tộc mình như hình cây cỏ, chim muông, các con thú, vật nuôi quen
thuộc...Đặc biệt là có cả cho vũ trụ, cho mặt trời, mặt trăng, thế giới thần linh mà đôi
khi họ coi đó là biểu trưng cho cuộc sống của người chết. Trên nóc mái nhà mồ là một
tấm gỗ cao, dày khoảng 2 - 3 cm được đặt chạy dọc theo mái và được chạm khắc, đục
đẽo tạo thành rất nhiều hình thù mô tả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như hình người
cầm chày giã gạo, hình các con chó, khỉ, hình cây cối...Đây là một nét đặc trưng chỉ
có trên nhà mồ của tộc người Gia Rai. (hình 1).
II.2.2 Nhà mồ Cơ Tu:
Khác với nhà mồ của người Gia Rai, nhà mồ của người Cơ Tu thường nhỏ hơn nhưng
phần trang trí cũng công phu không kém. Tuy nhiên, số lượng cột gỗ ít hơn, chỉ có
sáu cột cái để đỡ mái. Vì nhỏ hơn nên mái nhà mồ của người Cơ Tu thường đượclàm
bằng chất liệu gỗ. Đó là những miếng gỗ mỏng được xẻ ra từ những cây gỗ được chặt
hạ và phơi khô từ trước đó hàng tháng. Trước đây, khi còn nhiều cây gỗ to, người Cơ
Tu chỉ dùng tám đến mười miếng là đủ. Ngày nay, hầu hết là gỗ nhỏ nên số lượng các
mảnh gỗ trên mái nhiều hơn và vì thế sự chạm khắc trang trí cũng đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức hơn.
4
Đặc trưng nhất cho mái nhà mồ của người Cơ Tu là sự chạm khắc thành các hình tam
giác lượn song trên từng thanh gỗ chặn ngang trên mái. Với cách chạm khắc trang trí
như vậy tạo ra cho mái nhà mồ một sự chắc chắn, sẵn sàng tồn tại cùng với mưa nắng
và sự tàn phá của tự nhiên theo thời gian.
Đặc biệt, trong nhà mồ của người Cơ Tu có hình tượng bốn đầu trâu được tạc ở hai
góc phía tây và hai phía đối lập nhau trên nóc của mái nhà. Đó là biểu trưng cho sức
mạnh và sự dẻo dai, sự vững chắc cho ngôi nhà của người chết. Hình tượng hai con
rồng trên nóc mái biểu trưng cho quyền lực và sự linh thiêng của cuộc sống trong thế
giới của người chết và hình tượng hai con rắn quấn vào nhau được biểu trưng cho
quan niệm: cuộc sống là vô tận. Bởi tộc người Cơ Tu cho rằng cái chết là kết thúc
cuộc sống này nhưng lại để bắt đầu một cuộc sống khác giống như hiện tượng rắn lột
xác. (Hình 2).( hình 3)
II.2.3 Nhà mồ Ba Na:
Mái nhà mồ của người Ba Na lại có cơ cấu phát triển theo chiều cao, đa số các trường
hợp làm bằng tre đan có trang trí họa tiết hoa văn hình học với hai mặt phẳng chính.
Mỗi một loại hoa văn với cách sắp xếp khác nhau là một gợi ý về vũ trụ luận. Có thể
đó là biểu tượng của mặt trời, mặt trăng và các thiên thể. Người Ba Na gọi cột là Klao
và họ quan niệm đó là đường dẫn linh hồn người chết lên trời, họ còn gọi các vật
trang trí bên ngoài là mặt Nar (mặt trời), mặt Khei (mặt trăng).
Nhìn chung, trang trí cho mái nhà mồ của người Ba Na thường đi sâu vào họa tiết và
không nhiều như của người Gia Rai hay không sắc cạnh thể hiện rõ đường nét như
của người Cơ Tu, nhưng vẫn toát lên vẻ huyền bí và linh thiêng cho thế giới của
người chết.
5
Hình 1: Nhà mồ của người Gia Rai tại
Viện bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội
Hình 2: Nhà mồ của người Cơ Tu tại
Viện bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội.
Hình 3: hiện vật trong nhà mồ của dân tộc Cơ Tu. (ảnh nhandan.com.vn)
II.3 Tượng nhà mồ:
Quanh nhà mồ là một hàng rào có trang trí tượng gỗ. Những tượng gỗ này có nội
dung hết sức phong phú đa dạng, phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người
dân tộc Gia-rai và Ba-na. Song tụ lại ở một điểm chung đó là chúng đều diễn tả về sự
phồn thực, ước vọng sang bên kia thế giới có được cuộc sống sung túc, phú quí. ở Tây
Nguyên, nghi thức sinh thành cũng được quan niệm và thể hiện qua hành động giao
hoan. Mặc dù, nghi thức đó hiện nay không còn nữa, nhưng theo lời kể của các cụ già
trước đây, vào những đêm bỏ mả trai gái được tự do quan hệ tình ái.
6
Tượng nhà mồ là để phục vụ cho người đã chết ở thế giới bên kia. Cũng có quan niệm
cho rằng, như nhiều nơi khác trên thế giới, xưa kia ở vùng Tây Nguyên này, một khi
vị tù trưởng mất thì tù binh đều được chôn theo. Giờ đây, người Tây Nguyên tạc lên
tượng nhà mồ những con người hay những con vật với ước muốn những con người và
vật đó sẽ theo hầu hạ người chết ở thế giới bên kia.
Về các loại tượng nhà mồ thì có thể chia làm hai lớp tượng. Lớp đầu tiên là hình ảnh
phổ biến nhất trong tất cả các nhà mồ: tượng giao hoan, đàn bà chửa và hài nhi được
thể hiện cùng một lúc trên một mặt phẳng của lối rào quanh mồ. Lớp thứ hai là hình
tượng những con người, con vật như người người đánh trống, cô gái, chàng thanh
niên, cầu thủ đá bóng, con voi, con chim, con cú... Tất cả những hình tượng đó được
đặt quanh nhà mồ và tạo ra cột bức tranh sinh động về cuộc sống để người chết sẽ
mang đi sau lễ bỏ mả.
Theo dòng thời gian, các bức tượng nhà mồ này mang tình hiện thực hơn. Cái thực ấy
được thể hiện chủ yếu bằng các nét, các khối mang tính khái quát cao. Và cũng chính
những đặc tính ấy mà tượng nhà mồ đã góp phần tạo nên nét hoành tráng cho riêng
mình.
7
Những tập hợp tượng mồ phong phú ấy tạo nên một bảo tàng chân thực và cuộc sống
của người Gia-rai và Ba-na xưa, trở thành những pho sử sống động có giá trị thẩm mỹ
và khoa học. Tượng được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có
tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết, song hết sức sinh động, mộc mạc mà chân thực,
mang đậm triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực đan xen hài hòa.
III Các nghi thức tiến hành lễ bỏ mả:
III.1 Nguồn gốc lễ bỏ mả của các tộc người ở Tây Nguyên:
Lễ bỏ ma tiếng Êđê là Vidhi atơu. Lễ bỏ mả cũng được xem là lễ mãng tang của
ngừơi Kinh
8
Người Raglai với quan niệm rằng: Khi một người chết, hồn vía của họ sẽ thất lạc, bơ
vơ . Vì vậy họ có tục gọi hồn người chết nhập vào một vật nào đó trước khi làm lễ
mãn tang (Lễ bỏ ma).
Lễ bỏ mã của người Tây Nguyên được hình thành do tín ngưỡng đa thần giáo của họ.
Người Tây Nguyên tin rằng thế giới tự nhiên là do một thần linh tối thượng tạo ra, đó
là Giàng(Yang) tức là Trời. Mỗi sự vật hiện tượng lại có các thần linh khác cai quản
như thần sông, thần núi, thần mặt Trăng, thần mặt Trời. Tín ngưỡng của người Tây
Nguyên mang màu sắc đa thần giáo. Họ cho rằng vạn vật hữu linh và linh hồn là có
thật. Sau khi chết, linh hồn vẫn tồn tại không ở dạng vật chất mà trú ngụ trong phần
xác người chết vẫn có thể tâm tình và gần gũi với người sống. Chỉ sau khi lễ bỏ mả
kết thúc, thì người chết mới ra đi vĩnh viễn, không còn mối quang hệ với người sống.
“Chết” đối với người Tây Nguyên có thể được tái sinh qua bảy lần rồi mới biến thành
giọt sương tan vào đất ,với chu trình :đất –người-ma-đất. Và dường như cuộc sống
sau khi chết đối với người Tây Nguyên cũng giống như là một cuộc sống trước lúc họ
chết .
Do xuất phát từ ý niệm đó mà tục “bỏ mả” của người Tây Nguyên đựoc hình thành.
Người Tây Nguyên quan niệm, khi bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia, người
chết sẽ không thể sống thanh thản và đầy đủ nến thiếu lễ bỏ mả. Chính vì vậy mà
Người Tây Nguyên rất xem trọng lễ bỏ mả .
III.2 Ý nghĩa của lễ bỏ mả:
Xét về mặt tâm lý , lễ bỏ mả là sự chính thức tiễn đưa linh hồn người quá cố về với tổ
tiên, ông bà. Người Tây Nguyên quan niệm rằng : chết chính là sự bắt đầu một cuộc
sống mới bên kia thế giới. Do vậy, lễ bỏ mả mang đúng nghĩa là một lễ hội. Nó có
tác dụng cố kết các cộng đồng sống chung một làng lại với nhau. Lễ bỏ mã là biểu
hiện tình cảm của gia đình giành cho người hóa cố. Kể từ đây, gia sẽ thoát khỏi sự
quấy nhiễu của linh hồn người quá cố. Vì người Tây Nguyên cho rằng trước khi làm
lễ bỏ mã linh hồn người chết vẫn tồn tại xung quanh mình, quấy phá cuộc sống của
9
gia đình. Cho nên, lễ bỏ mả là cắt đức mối quan hệ giữa gia đình và người quá cố.
giúp cho những thành viên trong gia đình người quá cố quay lại cuộc bình thường.
Chẳng hạn, những người góa bụa không còn xõa tóc, không còn mặc váy bẩn rách của
thời kỳ tang lễ nữa.
III.3 Lễ bỏ mã của các tộc người Tây Nguyên:
III.3.1 Thời gian, đối tượng được làm lễ bỏ mã:
Thời gian của Lễ bỏ ma :
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Có thể là 1,2 năm, thậm chí nhiều
năm sau, khi người thân của người chết có đủ "năng lực" sắm sửa các lễ vật. Để lễ bỏ
ma (Vidhi atơu) tổ chức đầy đủ, trọn vẹn theo đúng phong tục, gia đình người chết
phải mời mọi người trong palơi (làng), mọi người trong họ hàng với nhiều gà, heo,
rượu thậm chí cả trâu, bò.
Người Raglai tìm thanh đá kêu (patơu lit) để giữ hồn người chết, là cây vật
thần gọi là Gai tuah. Cây vật thần cũng có thể làm bằng cây rựa, cây chà gạt (gơr
tagac atơu). Cây rựa hay cây chà gạt khi làm vật giữ hồn người chết để phục vụ cho lễ
bỏ ma đều có vai trò như một Gai tuah. Gai tuah dùng để múa ma (Tumuya atơu), đưa
hồn người chết từ nhà ra mồ, giữ hồn người chết trước khi làm lễ bỏ ma. Nếu không
có Gai tuah vong linh người chết sẽ không nhập về cõi âm, phải chịu kiếp khổ ải, bơ
vơ không về được thế giới ông bà. Từ quan niệm tín ngưỡng này người Raglai không
đặt nặng vấn đề thời gian. Tất nhiên, ở lễ tang của người Raglai có thể mỗi địa
phương mỗi khác một ít, nhưng ở lễ bỏ ma (Vidhi atơu) đều giống nhau.
Sau lễ bỏ ma, linh hồn người chết hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc của
người sống, người chết thực sự đi đến "quê hương mới" của mình, còn người sống
được "giải phóng" thực sự mọi liên hệ với người chết. Nói cách khác, lúc này người
10
chết chuyển sang trạng thái sống khác, không liên hệ gì với người thân nữa. Do vậy
người Raglai không có tục thờ cũng hay làm bàn thờ người chết sau lễ bỏ ma.
Đối tượng được làm lễ bỏ mả :
Trong lúc sống, dù có hung dữ hay hiền lành, thật thà hay gian ngoa hoặc sống không
phải đạo làm người với dân làng, với cha mẹ, vợ chồng, anh em trong gia đình...
người chết đều được làm lễ bỏ mả không phân biệt. Như vậy, có thể thấy rằng lễ bỏ
mả là "cái chết được hồi sinh" và người sống được giải phóng. Đây chính là tính nhân
văn độc đáo trong một lễ hội mang đậm nét truyền thống của người Raglai nói riêng
và của cả cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây nguyên nói chung.
Lễ bỏ ma của người Raglai tùy trường hợp và điều kiện của người bị chết mà có tục
hành lễ khác nhau như chết non, chết bệnh tật, chết già nua, chết bất đắc... có thể sơ
lược như sau:
+Chết non: Người vừa lọt lòng mẹ đã chết thì lúc đi chôn cũng là lúc làm lễ bỏ
(ma vidhi atơu) bằng vấn lá rừng, chén cơm, trứng gà . Đối với trường hợp này chỉ
làm một lễ nhỏ mà không lập nhà mồ.
+Con sinh ra được 10 đêm, một tháng thì cha mẹ cũng phải làm lễ bỏ mã bằng
con gà, ché rượu , vấn lá rừng thay trầu cau.
+Con sinh ra được từ 5 tháng đến trên dưới 1 năm, cha mẹ tổ chức lễ bỏ mả
bằng heo, gà, lễ vật còn có giỏ cơm, ống thịt. Khi lập nhà mồ che mái ở trên. Lúc này
cha mẹ, anh em thương nhau thì khóc tế Choqhia. Khóc tế Choqhia là một trong
những điệu hát kể của người Raglai chỉ dùng trong lễ bỏ ma. Bình thường người
Raglai tối kị, không sử dụng đến làn điệu này.
Trong các đối tượng kể trên, người Raglai không cần sử dụng Gai tuah nào cả,
vì khi chôn là làm lễ bỏ ma ngay.
11
+Đối với trẻ 1 đến 10 tuổi thì tùy điều kiện gia đình, lúc này chúng được xem
như người lớn, nhưng nếu khi chết mà làm lễ bỏ ma ngay cũng không cần cây vật
thần Gai tuah.
Điều đặc thù là sau khi lễ bỏ mả kết thúc, mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi
không còn ý nghĩa gì với người sống. Còn đối với người Kinh thì mồ mã mãi là phần
quan trọng và ràng buộc đối với người sống. Đây cũng là một nét đặc sắc riêng trong
quan niệm về sinh tồn của người Tây Nguyên .
Nghi thức của lễ bỏ mã:
Các giai đoạn của lễ bỏ mã:
Lễ Bỏ Mả của đa số các tộc người Tây Nguyên đều kéo dài trong khoảng từ 4 đến 6
ngày(có thể nhiều hơn hoặc ít hơn) tùy theo truyền thống của mỗi tộc người, có thể
chia ra thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn thứ nhất: phá bỏ nhà mả cũ, làm nhà mả mới.
+ Giai đoạn thứ hai: bỏ mả (hay còn gọi là bỏ ma)
+ Giai đoạn thứ ba:gia đình của người chết được giải phóng và nhập vào
cuộc sống bình thường của dân làng
Phá bỏ nhà mả cũ, làm nhà mả mới:(gồm 2 ngày đầu hoặc trước đó)
Đồng bào Tây Nguyên rất chú trọng đến việc chuẩn bị cho người chết “một
cuộc sống mới” , bởi họ quan niệm cuộc sống sau khi chết mới là cuộc sống thực. Đa
số họ vẫn giữ tục chôn chung và bỏ mả chung. Do đó một tháng trước khi tổ chức lễ
bỏ mả các gia đình có người chết cùng dân làng phải bắt tay vào chuẩn bị. Họ vào
rừng chọn những cây gỗ tốt về đẽo các cột kút, kơlao, chạm khắc tượng người, tượng
thú, chuẩn bị rượu thịt, gạo nước cho lễ bỏ mã.
Họ bắt đầu lễ bỏ mả bằng nghi lễ cầu hồn ma người chết cho dựng nhà mồ
mới, người chủ lễ (tức người đại diện cho gia đình có người chết được chôn đầu tiên ở
khu nhà mồ hoặc có thể là vị già làng) đọc lời cúng. Tùy mỗi tộc người khác nhau thì
cách làm khác nhau và lời bài cúng khác nhau.
12
Ví dụ như: người Giarai Mthur chọn những ngày trăng sáng nhất (tuần thứ 2
của tháng) để bắt đầu làm lễ bỏ mả hay ăn lễ bỏ mả. Khoảng 10_11 giờ đêm ngày 14,
các gia đình có người thân phải làm lễ bỏ mả cùng cả dân làng tấp nập đi ra khu nhà
mồ đã được dọn dẹp sạch sẽ để bắt đầu lễ. Vì thế mà họ gọi hôm đầu tiên của lễ bỏ
mả là ngày vào nhà mả. Trước khi cuộc vui bắt đầu, người chủ lễ đến bên ngôi nhà
mồ mới sụp xuống trước bàn thờ đã bày sẵn rượu, thịt cúng và đọc bài cúng với
những lời mở đầu như sau: lễ bỏ mả đến ngay sau lưng rồi. Từ nay, người sống ăn
cơm trắng, còn ma thì ăn cơm đỏ, ăn hoa tím, hoa đỏ của các thần…Sau đó, người
chủ lễ mới bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của những người sống: “xin ma đừng gọi,
đừng lại gần, đừng thương, đừng yêu con cháu nữa. Từ nay, chúng tôi sẽ không
còn mang cơm, sẽ không còn mang nước cho ma nữa. Nếu muốn ăn thịt gì, xin ma
hãy xứ hỏi thần trăng; nếu muốn ăn cá, ăn thịt, xin ma hãy hỏi thần trên trời. Thôi
từ nay, thế là hết, như lá m nang, đã lìa cành như lá m tư đã tàn úa”…………
Còn người Banakodeh gọi ngày đầu tiên của lễ là ngày cuốc dọn ( anar choh
cham). Sau khi đã làm thịt một con heo, người chủ lấy gan, lưỡi, tim, da bụng và cổ
họng của con vật xâu thành một xâu, lấy rượu ra cho vào ống tre để đựng rượu đó ra
nhà mả làm lễ cúng. Ông chủ đổ rượu vào xâu rượu cho thấm xuống đầu nấm mồ và
đọc lời cúng : “hôm nay chúng tôi làm nhà mồ cho ma lần cuối cùng. Thế là hết rồi
nhé, từ nay ma đừng quấy rầy gia đình tôi nữa. Theo bước người chủ dân làng đem
cồng chiêng ra đánh bài chiêng ma(chiêng atau) và cùng nhau từ nhà ra nghĩa địa. Khi
ông chủ cúng xong, mỗi người một tay giúp dọn dẹp khu mộ và chuẩn bị mọi thứ để
ngày hôm sau dọn nhà mả mới cho ma. Những lúc nghỉ ngơi, mọi người ăn uống trò
chuyện.
Ngày thứ 2 ngươi Bana gọi là ngày làm nhà mả, khác với người Giarai ở trên
(làm nhà mả trước khi làm lễ) , ngày này dân làng cùng gia đình những người có
nguời thân chết ra nghĩa địa dựng mả mới cho người chết: thanh niên khỏe mạnh thì
dựng cột, người già thì đẽo tượng, trang trí, chạm trổ…
Ở giai đoạn này có tính chất rất quan trọng: báo cho hồn ma biết là những
người sống chuẩn bị làm lễ bỏ mả
13
Giai đoạn bỏ mả:
Đối với các tộc người làm nhà mả mới trước khi đọc bài cúng như người
Giarai Mthur trên thì giai đoạn này diễn ra sau khi người chủ đọc bài cúng.
Còn đối với các tộc nguời như Bana Kodeh thì giai đoạn nay bắt đầu từ ngày
thứ ba.
Gọi chung là ngày vào lễ nhà mả
Giai đoạn này người ta đem rượu thịt đến khu nhà mả ăn uống chia tay với
người quá cố . Mọi người ở lại bên ngôi nhà mả với người chết cho tới tận đêm
khuya.
Ngày hôm sau là ngày quan trọng nhất, ngày bỏ mả, người ta làm lễ giết trâu, đối với
các làng không có cột buộc trâu bò thì chúng được dắt ra nhà rông của làng làm thịt.
Khoảng trưa thì mọi người đem đầu đuôi, một xâu thịt gồm:lưỡi, tim, da bụng, cổ
họng con vật ra nhà mả cúng và khóc .
Trước khi ăn uống vui chơi gia đình đem đồ chia vào nhà mả mới cho người chết và
khóc lần cuối vĩnh biệt người thân đã chết. Đồ chia hay đồ cho gồm các vật dụng mà
người chết hay dùng, ngoài ra còn đem cả các loại cây trồng như:ngô, chuối, mít,
lúa,…để người chết tiếp tục sống ở thế giới khác. Họ còn đem con gà nhỏ đặt lên mộ,
để linh hồn người chết nhập vào. Trong khi gia đình chia của, khóc vĩnh biệt người
chết thì gia chủ dùng thịt, rượu làm lễ cúng. Đồ dùng và nghi thức cúng tương tự như
lần trước. Ví dụ lời cúng của người Bana Kodeh như sau: “Này,chúng tôi bỏ mả đây,
làm mọi thứ cho ma đây, xin ma đừng ghét bỏ, đừng làm hại chúng tôi” .
Lời cúng của người Giarai Mthur như sau: “Xin ma đừng gọi, đừng lại gần nữa,
đừng yêu thương con cháu ma nữa. Chúng tôi đã làm nhà mồ rồi, đã tạc những cột
kuts, cột klao rồi, đã vẽ những hình vẽ bằng máu trâu, máu bò rồi. Ché rượu cúng
đã được đặt xuống mả rồi, con gà con đã đựơc thả rồi. Chúng tôi đã bỏ ma rồi”.
Giai đoạn gia đình của người chết được giải phóng và nhập vào cuộc sống
bình thường của dân làng:
14
Đợi cho gia đình người chết làm xong mọi nghi thức cuối cùng để bỏ mả, mọi
người đưa các thành viên gia đình người chết về nhà rông ăn uống vui chơi. Từ nay
họ được giải phóng và không còn ràng buộc gì với người thân đã khuất của họ nữa.,
được sống cuộc sống bình thường như những người khác, nghĩa là được vui chơi
trong các lễ hội,
Những người goá thì được đưa ra sông tắm, chải đầu, mặc váy, khố mới cho họ,
những người này không còn mặc váy, khố rách, xoã tóc như hồi còn để tang
nữa.Nước sông đã rửa sạch những tháng năm chịu tang trên người họ, họ được quyền
tái giá nếu họ muốn
Từ nay họ được giải phóng và không còn ràng buộc gì với người thân đã khuất
của họ nữa., được sống cuộc sống bình thường như những người khác, nghĩa là được
vui chơi trong các lễ hội…
Ngày cuối cùng, lễ bỏ mả được tổ chức ở nhà của chủ, tính chất của nghi lễ chỉ gói
gọn trong gia đình. Hôm đó gia đình phải làm một lễ nhỏ để tạ ơn các thần đã giúp và
phù hộ cho những ngày lễ bỏ mả. Vật cúng chỉ là con gà và nơi cúng là bếp. Chủ nhà
đem thịt gà và rượu xuống bếp đọc lời cúng. Cúng xong mọi người cùng uống rượu
vui chơi dọn dẹp nhà cửa, rửa nồi niêu.
Ngoài ra, Lễ bỏ ma người Raglai bao gồm hai phần: Phần lễ này tiến hành vào buổi
tối. Gia đình người chết và người hành lễ (chủ lễ ) và hai người phụ lễ- những người
này là người đã làm lễ trong đám tang. Hai người phụ lễ chính là hai người khiêng
đầu và chân người chết khi đi chôn hoặc là hai người thân thích trong gia đình). Lễ
này cúng mời thần đất , mời Vhum tanah rước hồn ma về nhà.
Về đến nhà, ba người hành lễ tiến hành lễ tại cột chính của chủ nhà, làm lễ
mời ông bà (Mủq Cơi) chứng kiến lễ Vidhi Atơu. Tòan bộ lễ đều do chủ lễ và phụ lễ
thực hịên. Ở đây không có vai trò của chủ nhà. Lễ vật bao gồm: Thịt heo, gà (có thể
có cả thịt trâu, thịt bò), cơm trộn khoai, bắp, rượu cần...
15
Sáng ngày hôm sau, sau khi lễ trong nhà một lần nữa, dưới sự chứng kiến của
đầu khôn người già (Ravũaq Tuha) chủ nhà làm tục chia của cải cho người chết trước
khi rước thuyền Kagor về nhà mồ. Tất cả tài sản đều được kể ra và làm tượng trưng
bằng cây chuối, vỏ cây... ví dụ như chiêng, ché, ruộng đất... số lượng vật giả tượng
trưng bằng số của cải chia thật. tất cả bỏ vào trong một cái gùi để mang ra nhà mồ. Họ
hàng người chết có thể mang về một tô làm kỷ vật hoặc chén đồng, con cái đã lớn thì
được mang về mâm thau hoặc một ché. Khi họ hàng người chết về có thể được gởi
thịt đùi heo, bò và một bầu rượu để mang về nhà. Đó chính là lễ cắt đứt mọi quan hệ
với người chết.
Từ sàn nhà xuống đến đất, tiếp tục lễ cúng chia tay một lần nữa (lễ Gram gưc
ròq atơu), xong lễ mọi người cùng ra nhà mồ (có nơi chỉ có ba người hành lễ ra nhà
mồ mà thôi). Ra đến nhà mồ, người chủ lễ bẻ gãy Gai tuah (cũng có nơi đi nữa đường
đến nhà mồ, người chủ lễ đã bẻ gãy cây vật thần Gai tuah).
Sau khi làm lễ bỏ ma tại nhà mồ xong, gia đình người chết về nhà trước chuẩn
bị cho phần thứ hai của lễ, đó là phần hội. Tục lệ một số vùng ở Khánh Sơn phần hội
ban đầu sẽ dàn dựng một "vở kịch": Ông chủ nhan (chủ lễ) bỏ ma Vidhi Atơu sẽ cùng
hai người phụ lễ đem một số giống lúa, bắp (đã chuẩn bị từ trước) về đến nhà người
chết. người trong nhà giả làm chó sủa... và họ bắt đầu vào phần hội xóa sạch tất cả
những nỗi đau buồn nhớ nhung với người đã khuất. Theo tục lệ của người Raglai, sau
khi làm lễ bỏ ma nếu những người trong họ không về kịp trong lễ cũng không được
khóc tế tại nhà người chết, vì đó là điều tối kị. Nếu nhung nhớ thì chỉ được phép khóc
tại nhà của mình mà thôi.
Trong lễ bỏ ma của người Raglai, ngoài những lễ vật của chủ nhà thì dân trong làng
khi đến dự cũng mang theo một số thịt, gạo , rượu để đóng góp vào lễ hội này. Vì vậy,
có thể nói bữa ăn bỏ ma là kết tinh, là bức tranh đầy đủ nhất về nếp "Văn hoá ăn
(uống)" của người Raglai. Bữa ăn tại lễ bỏ ma là bữa ăn mang tính cộng đồng lớn nhất
về quy mô người tham dự, phong phú về món ăn và cả về nghi thức tín ngưỡng. Tính
16
cộng đồng và cộng cảm của bữa ăn trong lễ hội bỏ ma Raglai thể hiện không chỉ toàn
bộ dân làng từ già đến trẻ mà họ hàng khách khứa từ các làng khác đến, hoặc những
người qua đường tình cờ gặp đều được mời ăn. Trong bữa ăn đó mọi người (kể cả
người chết) đều được ăn, được uống, được chia thức ăn như nhau, không phân biệt.
Đây cũng chính là nét văn hóa độc đáo chung của hầu hết các tộc người ở vùng văn
hóa Trường Sơn-Tây Nguyên.
Theo quan niệm của người Giarai Mthur , khi người ta chết thì hồn người chết biến
thành ma(atầu). Sau khi làm lễ bỏ mả hồn người chết mới được đi tới thế giới của bà
Jung , các hồn ma sinh sống và làm việc như những người sống , nghĩa là cùng ăn
uống, lấy vợ, lấy chồng ốm đau và chết .
Chỉ ngày cuối cùng ,tức ngày thứ sáu của lễ bỏ mả được tổ chức tại nhà của gia chủ ,
vì tính chất của nghi lễ chỉ gói gọn trong gia đình . Hôm đó gia đình phải làm một lễ
nhỏ tạ ơn các thần đã giúp và phù hộ cho lễ bỏ mã .Vật cúng chỉ là một con gà và nơi
cúng là nhà bếp .Chủ nhà đem thịt gà và rượu ra bếp làm lễ và đọc lời cúng “Hôm làm
lễ bỏ mả chúng tôi đã cầu xin các thần phù hộ cho khỏi xảy ra chuyện không hay .
Giờ đây mọi việc đều đã tốt đẹp , hôm nay, hôm cuối cùng , chúng tôi trả ơn các thần
như đã hứa , mong các thần nhận lễ của chúng tôi” .Cúng xong mọi người cùng uống
rượu vui chơi rồi dọn dẹp nhà cửa.Vì thế mà ngày cuối cùng của lễ bỏ mả được gọi là
ngày rửa nồi (anăr go hay glang go).
IV Lễ bỏ mã của các tộc người Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay:
Vùng Tây Nguyên Việt Nam là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số như Ê
Đê, Gia Rai, Ba Na, Mơ Nông...Thế nhưng, ngày nay phong tục xây dựng "nhà mồ
Tây Nguyên" chỉ còn tập trung ở các dân tộc Ba Na, Ê Đê, Gia Rai, Mnông và Xơ
đăng.
Trong thời đại hiện nay, quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các tộc người là
việc không thể tránh khỏi. Cho nên, các tộc người ở Tây Nguyên chịu ảnh hưởng văn
hóa của tộc người kinh là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, các giá trị văn hóa của
17
các tộc người Tây Nguyên dần dần mất đi bản sắc riêng của mình. Thật vậy hiện nay
đi dọc Tây Nguyên bây giờ chỉ còn các kiến trúc của người Kinh. Nhà rông thì do
nhà nước xây cho các làng, mà nhà Rông là thứ “không thề đem cho được”. Nguy
hiểm hơn, xu thế mất dần tính thiêng của chiêng cồng Tây Nguyên còn được thể hiện
ở chỗ: Ngày nay, nhiều người đã tỏ ra rất tùy tiện trong việc sử dụng các bộ chiêng
thiêng và tùy tiện sử dụng các bài bản. Trong các buôn làng ngày xưa, cồng chiêng
thường chỉ được sử dụng trong các lễ lớn của gia đình, dòng tộc hoặc buôn làng thì
nay, cũng ngay trong cái không gian buôn làng ấy, việc "mua vui" cho "người ngoài"
đã trở nên một hiện tượng không hiếm, nếu như không muốn nói là khá phổ biến.
Đây là một cảnh báo không quá sớm cho các giá trị văn hóa truyền thống của Tây
Nguyên mai một đi.
Từ thực tế trên, ngày nay Lễ bỏ mả của các tộc người ở Tây Nguyên cũng chịu ảnh
hưởng bởi những phong tục, tập quán hiện đại của người kinh, và đã mất tính truyền
thống. Những tập tục cũ ít nhiều đã mất đi thay vào đó là các nghi thức mà các tộc
người Tây Nguyên cho là tiện lợi, dễ dàng, theo hướng tiếp cận với cuộc sống hiện
đại hơn.
Thực trạng
Thực chất là văn hóa của các tộc người đang dần thay đổi và dần mất đi vốn truyền
thống, không chỉ các dân tộc ở Tây Nguyên mà ở hầu hết các tộc người ở Việt Nam.
Văn hóa đang biến đổi dữ dội, theo đà này không bao lâu nữa những làng buôn của
các dân tộc như Bana, Êđê, GiaLai, Stiêng … sẽ không khác gì làng của người Kinh.
Đối với lễ bỏ mả, ngày nay nó không còn được làm qui mô và dài ngày như trước
đây. Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và cơ chế thị trường, Lễ bỏ mả đang
dần bị mai một, các nghi thức đã được rút ngắn lại. Được chứng kiến lễ bỏ mả của
người dân tộc bản địa Đắk Lắk không hề dễ dàng nhưng một khi được sống trong
không khí của lễ bỏ mả rồi thì bất cứ ai cũng nảy sinh nhiều điều đáng suy ngẫm về
tín ngưỡng, phong tục và văn hoá hết sức độc đáo của người dân tộc nơi đây.Lễ bỏ mả
vẫn còn tồn tại trên các tộc người ở Tây Nguyên tuy nhiên, quy mô và cách thức tổ
18
chức không còn như trước nữa. thay vì tổ chức trong nhiều ngày thì hiện nay chỉ còn
tổ chức trong thời gian ngắn nhất có thể.
Những nhà mồ bằng gỗ, chạm khắc đẹp, tinh vi được thay bằng những ngôi nhà mồ
bằng xi măng, sơn quét vôi không khác với người Việt là mấy.
Cứ mỗi năm trôi qua là mảng màu bản sắc kiến trúc dân gian của các tộc Tây Nguyên
lại vừa nhạt đi vừa bị co hẹp lại. Có thể, trong tương lai khi các tộc người ở Tây
Nguyên theo kip xu thế chung của đất nước thì
Nguyên nhân
Việc gia tăng mô hình gia đình nhỏ hạt nhân, do những đổi thay về kinh tế - xã hội và
văn hóa tác động, ngày càng phát triển, đã làm cho những ngôi nhà dài truyền thống
phù hợp với mô hình đại gia đình của người Giarai, Êđê, bana… đã không còn cơ sở
văn hóa - xã hội để tồn tại nữa. Rồi thì, quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh
trong những năm gần đây đã, đang và sẽ xoá dần đi những ngôi nhà sàn ấm cúng và
thơ mộng vốn đã tồn tại cả ngàn đời nay để thay bằng những khối nhà bê tông nhiều
tầng tiện lợi, nhưng vô hồn.
Cuộc sống hiện đại với những quy chế mới đã làm thay đổi, thậm chí thay thế hoàn
toàn những giá trị truyền thống cũ. Do vậy, những ngôi nhà rông hoành tráng đầy chất
sử thi cũng mất dần cơ sở xã hội và văn hóa để tồn tại. Rồi thì, những tác động của
giao lưu văn hóa với các tộc người khác, với các tôn giáo khác, với thế giới bên
ngoài… đã, đang và sẽ làm mai một, thậm chí làm mất hẳn nhiều phong tục, tập quán
truyền thống, trong đó có phong tục tang ma, của các tộc người Tây Nguyên. Giờ đây,
ở nhiều nơi, ở nhiều tộc người, lễ hội bỏ ma, một trong những lễ hội lớn nhất và đậm
chất Tây Nguyên nhất, đã hoặc bị mất đi, hoặc bị biến sắc, hoặc bị giản đơn hóa…
Thế là, những ngôi nhà mồ, những pho tượng mồ đắc sắc của Tây Nguyên đâu còn
được làm nữa, vì hoàn cảnh cho chúng ra đời đã mất đi rồi…
19
Có thể thấy, do những tác động của đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa, đặc biệt là do
tác động mạnh mẽ của giao lưu, hội nhập và toàn cầu hóa, mà trong những năm gần
đây, hầu như tất cả những cơ sở văn hóa - xã hội cũng như kinh tế của những mô hình
kiến trúc dân gian đặc sắc của các tộc Tây Nguyên, như nhà dài, nhà rông, nhà mồ và
thậm chí cả mô hình nhà sàn giản đơn nữa, cũng đã bị mất đi hoặc bị thay đổi. Và,
hậu quả chắc chắn sẽ là, số lượng và chất lượng của các kiến trúc dân gian Tây
Nguyên sẽ ít dần đi, sẽ “xấu” đi và rồi sẽ vĩnh viễn mất đi. Đó là cái giá mà nhiều dân
tộc và nhiều nền văn hóa trên thế giới đã, đang và sẽ phải trả cho sự phát triển. Vậy
chúng ta phải làm gì đối với những giá trị kiến trúc dân gian truyền thống của các dân
tộc Tây Nguyên?
Hệ quả
Tích cực
- Dần dần xóa bỏ thủ tục lạc hậu
- Tạo kiến trúc nhà mồ lạ, điểm sáng về kiến trúc của người đã khuất.
Hiện nay nhà mồ tây nguyên có trang trí hoa văn hình hoa sen, mộ táng được
làm bằng ximăng rất giống với người Kinh. Một thực tế đáng buồn nữa là hình
thức nhà mồ đã bị mất đi, thay vào đó là những khu mộ mang dáng dấp của
người Kinh.
- Du khách đi qua khu nhà mồ không khỏi ngạc nhiên vì kiến trúc và lối
bài trí hoa văn, tượng gỗ của nhà mồ. Nhiều kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu
lịch sử, văn hoá đã tìm đến nhà mồ của dân tộc ở Đắk Lắk để tìm hiểu.
Tiêu cực
- Tạo cơ hội cho những người xấu có cơ hội thu lợi từ những việc làm
này(ăn cắp tượng nhà mồ, dắt trâu bò, đồ đạc ở mả về khi thân nhân người chết
thực hiện việc chia của...)
- Tổ chức lễ nghi trong nhiều ngày gây tốn kém lãng phí không cần thiết.
20
- Lễ bỏ mã không còn nữa thì người dân Tây Nguyên đã làm mất đi một
nét văn hóa đặc trưng, cũng như mất đi lễ hội có thể sinh hoạt cộng đồng giữa
những người dân với nhau.
- Không phải riêng gì lễ bỏ mã, mà các giá trị tư tuởng, truyền thống của
Tây Nguyên dần mất đi tạo nên vết rạn nứt trong văn hóa Tây Nguyên đã được
hình thành từ lâu đời.
V Kết luận:
Tục làm bỏ mã của người Tây Nguyên cũng mang ý nghĩa như lễ bốc mộ của người
Kinh vậy, song nó đã trở thành nét văn hóa riêng có của cộng đồng những tộc người
thiểu số nơi miền đất cao nguyên này. Đối với họ, nhà mồ như một biểu hiện cho tấm
lòng của người cõi nhân gian, mong muốn tạo dựng cho người đã khuất một cuộc
sống mới tốt đẹp ở thế giới khác. Do đó khi họ tiến hành nghi lễ bỏ cho người quá cố
chính là thể hiện nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với người hóa cố đã hết. Quan
niệm này cũng là theo triết lý phương Đông, sự sống là bất tử, còn đời người là vòng
luân hồi. Khi cuộc sống trần gian kết thúc cũng có nghĩa nó được bắt đầu ở thế giới
bên kia.
Nhà mồ Tây Nguyên là một nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Tây
Nguyên. Gắn liền với nhà mồ là các tượng nhà mồ và hàng loạt những yếu tố văn hóa
khác nữa đã góp phần tạo nên nét đẹp trong kiến trúc điêu khắc và những giá trị về
tôn giáo cho người dân vùng Tây Nguyên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyên Ngọc Phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
Dịch giả Nguyên Ngọc, Phùng Ngọc Cửu Người Eđê một xã hội Mẫu Quyền.
Ngô Đức Thịnh 2007 : NXB Trẻ Những mảng màu văn hóa Tây Nguyên.
Trần Phong Lễ hội văn hóa Tây Nguyên.
Nguồn tư liệu ảnh : bảo tàng dân tộc học.
Tuyển tập truyện cổ tích dân tộc ít người.
www.vanhoahoc.edu.vn
www.vanhoaphuongdong.com
www.sachhay.com
MỤC LỤC
I khái quát về Tây Nguyên ..................................................................................... 1
II Lễ bỏ mã của các dân tộc ở Tây Nguyên ............................................................ 2
22
II.1 khái quát nhà mồ của các tộc người Tây Nguyên ............................................ 2
II.2 đặc trưng nhà mồ của một số tộc người Tây Nguyên ....................................... 3
II.2.1 nhà mồ của tộc người Giarai ........................................................................ 3
II.2.2 nhà mồ của tộc ngừơi Cơtu........................................................................... 4
II.2.3 nhà mồ của tộc người Bana .......................................................................... 5
II.3 các đặc trưng của tượng nhà mồ ...................................................................... 6
III các nghi thức tiến hành lễ bỏ mả ....................................................................... 8
III.1 nguồn gốc lễ bỏ mã của các tộc người Tây Nguyên ....................................... 8
III.2 ý nghĩa của lễ bỏ mả ...................................................................................... 9
III.lễ bỏ mã của các tộc người Tây Nguyên ........................................................... 9
III.3.1 thời gian, đối tượng được làm lễ bỏ mã ....................................................... 9
Thời gian ............................................................................................................... 9
Đối tượng được làm lễ bỏ mả .............................................................................. 10
Các nghi thức của lễ bỏ mả .................................................................................. 11
Các giai đoạn của lễ bỏ mả .................................................................................. 12
Giai đoạn phá nhà mả củ, làm nhà mã mới .......................................................... 12
Giai đoạn bỏ mả .................................................................................................. 13
Giai đoạn gia đình người chết được giải phóng và nhập vào cuộc sống bình thường
của dân làng ........................................................................................................ 14
IV lễ bỏ mã của các tộc người Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nau ................... 18
Thực trạng ........................................................................................................... 19
Nguyên nhân ....................................................................................................... 19
Hệ quả ................................................................................................................. 21
V kết luận ............................................................................................................ 22
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 24.
23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_bo_ma_cua_nguoi_tay_nguyen_7386.pdf