Phó chủ tịch Pak Sõng-ch'õl (con rể của nguyên cựu phó chủ tịch Kang Yang-uk) cũng là thành viên của ủy ban nhân dân trung ương. Hõ Tam (Hồ Tam), chồng quá cố của em họ Kim Il-sung vốn là ngoại trưởng trong một thời gian dài, là chủ tịch của úy ban quan hệ đối ngoại thuộc Hội đồng nhân dân tối cao. Một người thân khác (Kim Chung-lin) là một trong 12 bí thư đảng. Dù tướng O Chin-U, một đồng chí cũ của Kim Il-sung thuộc thời dân quân kháng chiến ủng hộ Kim Jong-il, đã dời khỏi ủy ban nhân dân trung ương tháng 6 năm 1990, nhưng ông giữ lại chức bộ trưởng quốc phòng, và thành viên trong ủy ban thường trực gồm năm người thuộc Bộ chính trị cũng như thành viên trong Hội đồng nhân dân tồi cao.
Ban cấp nguyên soái (marshal) cho Kim Jong-il vào tháng 8 năm 1991. Sau đó, thay thế cha ông làm chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên (tháng 12) khiến cho nhiều người suy đoán rằng Kim Il-sung sẽ từ chức và con trai ông sẽ kế vị cha mình làm Tổng bí thư của đảng Công nhân Triều Tiên và chú tịch DPRK mùa xuân năm 1992. Nhưng những thay đổi đó đã không xảy ra khi Bắc Triều Tiên ăn mừng ngày sinh thứ 50 của Kim jong-il vào tháng hai và sinh nhật thứ 80 của Kim Il-sung tháng 4 năm 1992. Tuy nhiên, những thay đổi này củng cố địa vị người thừa kế hiển nhiên của Kim Jõng-il đồng thời củng cố việc kiểm soát của ông đối với nhà nước. Trong khi đó, em Kim Il-sung tái xuất hiện vào tháng 8 năm 1993 trên sân khấn chính trị sau khoảng 17 năm vắng mặt, và việc bầu ông làm thành viên thường trực của Bộ chính trị thuộc úy ban trung ương của đảng Công nhân Triều Tiên cùng với việc bổ nhiệm ông làm phó chú tịch nhà nước hình như đã phục hồi sự đoàn kết gia đình của Kim Il-sung và củng cố nền móng của triều đại Kim.
26 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử chiến tranh nam bắc triều tiên và triều tiên sau chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là cuộc chiến đầu tiên mà Liên Hiệp Quốc (LHQ), một tổ chức quốc tế, đã đóng vai trò quân sự. Tổ chức này mới được thành lập 5 năm về trước.
Chiến Tranh Triều Tiên bùng nổ vào ngày 25/6/1950 khi quân đội Bắc Triều Tiên theo chế độ Xã hội, đã tràn qua biên giới, xâm lăng Nam Triều Tiên. LHQ đã gọi cuộc xâm lăng này là một vi phạm vào nền hòa bình thế giới và đã đòi hỏi quân đội Cộng Sản phải rút ra khỏi Nam Triều Tiên. Nhưng sau khi quân đội Cộng Sản Bắc Triều Tiên tiếp tục tấn công, Hoa Kỳ phải kêu gọi các quốc gia hội viên LHQ giúp đỡ quân sự cho Nam Triều Tiên. 16 quốc gia đã gửi quân tham chiến tới đây và 41 nước khác cũng đã chuyển tới các dụng cụ, thực phẩm và các tiếp liệu khác, trong khi đó Hoa Kỳ cung cấp 90 phần trăm binh lính, dụng cụ quân sự và các tiếp tế khác cho Nam Triều Tiên. Phía Cộng Sản, ngoài Bắc Triều Tiên còn có Trung Cộng, trong khi Liên Xô trợ giúp Bắc Triều Tiên bằng các dụng cụ quân sự.
Sự kiện mở đầu
Từ tháng 9 năm 1948, Chính phủ Bắc Triều Tiên đã ủng hộ nhiều cuộc nổi dậy và đình công lao động ở Nam Triều Tiên khi họ tán thành sự thống nhất đất nước. Tháng 4 năm 1948, họ đã thành công trong việc kêu gọi cuộc nổi dậy trên đảo Cheju (Tế Châu loan), sau đó vào tháng 10 họ gây ra một cuộc nổi dậy quân sự ở khu vực Yõsu Sunch'õn trong tỉnh Nam Chõlla (Toàn La đạo) qua các đặc vụ của mình trong các đơn vị quân đội đóng ở Yỗsu Cuộc nổi dậy này xảy ra khi quân đội ở Yỗsu dược lệnh đến đảo Cheju (Tế Châu loan) để khuất phục cuộc nổi dậy ở đó. Bắt đầu tháng 5 năm l949, một loạt các cuộc xung đột biên giới ngang vĩ tuyến 38 thường xuyên xảy ra và ở những nơi khác ở Nam Triều Tiên những người cộng sản đã tham gia chiến tranh du kích vào mùa thu năm 1949. Tuy nhiên, tất cả các cuộc nổi dậy và các cuộc nổi loạn này đầu bị quân đội Nam Triều Tiên dập tắt vào cuối năm 1949.
Nhận thấy các cuộc nôi dậy và đình công này không lật đổ chính phủ Nam Triều Tiên, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đã viếng thăm Moscow hai lần năm 1949, ký các hiệp định về kinh tế và quân sự với Liên Bang Xô Viết.
Theo những nguồn tin khác nhau của Trung Quốc và Nga cho biết lúc đó Kim Nhật Thành đã thảo luận kế hoạch tấn công Nam Triều Tiên với Stalin. Và khi Mao Trạch Đông ở Trung Quốc viếng thăm Moscow năm 1949, Stalin và Mao Trạch Đông cũng đã thảo luận kế hoạch của Kim Nhật Thành. Được lời tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson (tháng giêng năm 1950) khuyến khích là loại trừ Nam Triều Tiên ra khỏi "vành đai phòng thủ" của Mỹ ở Viễn Đông, Chính phủ Bắc Triều Tiên quyết định tiến hành chiến tranh để thống nhất Triều Tiên bằng vũ lực. Đầu năm 1950, sau khi quyết định, Kim II-sung (Kim Nhật Thành) đến Moscow, và yêu cầu Stalin tán thành việc Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên. Cuối cùng Stalin chấp thuận, ông trở về Pyongyang (Bình Nhưỡng). Sau khi được chấp thuận, Kim Nhật Thành cho Mao Trạch Đông biết về kế hoạch của mình. Khi kế hoạch của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) được chấp thuận, Liên Bang Xô Viết thay thế tất cả các cố vân quân sự ở Bắc Triều Tiên bằng các sĩ quan cấp cao có kinh nghiệm chiến đấu, nhanh chóng gửi nhiều xe tăng và các vũ khí khác tới Bắc Triều Tiên. Khi các cố vân quân sự đến, kế hoạch tấn công do các sĩ quan Liên Xô và sĩ quan Triều Tiên sinh ở Nga trong quân đội Liên Xô thảo ra, và kế hoạch chiến đấu hoàn thành được gửi cho Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) cuối tháng năm. Các đơn vị quân sự sẵn sàng chiến đấu được triển khai dọc theo vĩ tuyến 38. Vào ngày 22 tháng 6, hai tổng hành dinh chỉ huy được thành lập. Lệnh chiến đấu đầu tiên bằng tiếng Nga và tiếng Hàn được phát ra cho các vị chỉ huy sư đoàn ngày 24 tháng 6.
Cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên
Sáng sớm chủ nhật ngày 25 tháng 6 năm 1950, bộ đội Bắc Triều Tiên khai hỏa và các xe tăng do Nga chế tạo làm mũi nhọn dẫn đầu, băng qua vĩ tuyến 38. Chiến tranh Triều Tiên đã bắt đầu. 56.000 bộ đội Bắc Triều Tiên thâm nhập vào Nam Triều Tiên từ mọi điếm dọc theo vĩ tuyến 38 với tốc độ đáng kinh ngạc mà không bị quân đội Nam Triều Tiên kháng cự nhiều. Chỉ ba ngày sau, ngày 28 tháng, 6, Seoul bị chiếm và chính phú Nam Triều Tiên bị buộc phải chạy trốn về phía nam.
Bị bất ngờ, chính phủ Mỹ vội vàng gửi một số quân từ Nhật Bản tới Triều Tiên để chặn đứng cuộc tiến quân của Bắc Triều Tiên. Nhưng vào giữa tháng bảy các đơn vị đầu tiên của quân đội Mỹ đã bị bộ đội Bắc Triều Tiên gần Taejõn (Đại Điền) tiêu diệt hoàn toàn. Trong khi đó, Mỹ yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án Bắc Triều Tiên và thành lập một lực lượng Liên Hiệp Quốc gửi tới Triều Tiên để giúp đỡ miền nam.
Sau khi lên án Bắc Triều Tiên, Hội đồng Bảo An yêu cầu các nước hội viên Liên Hiệp Quốc gửi quân. Mười sáu quốc gia thân Mỹ hưởng ứng lời kêu gọi này và lực lượng Liên Hiệp Quốc được thành lập vơi tướng Mỹ Douglas, Mac-Arthur làm chỉ huy trưởng. Chính phủ Nam Triều Tiên cũng đặt các lực lượng vũ trang của Nam Triều Tiên dưới quyền chỉ huy của Liên Hiệp Quốc.
Các nước hội viên Liên Hiệp Quốc giúp đỡ quân sự cho Triều Tiên như sau:
Lục quân: Úc, Bỉ, Canada, Colombia, Cuba, Ethiopia Pháp, Hy Lạp, Luxembourg, Hà lan, Tân Tây Lan, Philippines, Thái Lan, Thô Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ.
Hải quân: Úc, Canada, Colombia, Pháp, Tân Tây Lan, Thái Lan, Anh và Mỹ.
Không quân: Úc, Canada, Nam Phi, Anh và Mỹ.
Y tế: Đan Mạch, Ấn Độ, Ý, Na uy, Thụy điển, Anh và Mỹ.
Các nước hội viên Liên Hiệp Quốc còn lại có sự trợ giúp khác là Costa Rica và Panama. Quân đội Trung Quốc, Costa Rica, E1 Salvador và Panama trợ giúp quân sự nhưng được hoãn lại.
Chính phủ Bắc Triều Tiên đã tính sai ba điều quan trọng khi họ tiến hành chiến tranh. Sai lầm thứ nhất là Mỹ sẽ không can thiệp, chưa kể đến Liên Hiệp Quốc. Sai lầm thứ hai là nếu họ tiếp quản Seoul thì chính phủ Nam Triều Tiên sẽ đầu hàng và chiến tranh sẽ kết thúc. Sai lầm thứ ba là khoảng "500.000" đảng viên bí mật của Đảng Công nhân Nam Triều Tiên sẽ cộng tác với Bắc Triều Tiên và cuộc khởi nghĩa của nhân dân cả nước và lật đổ chính phủ Nam Triều Tiên sẽ nổ ra. Lúc này rõ ràng sai lầm thứ ba được dựa trên đề nghị của Pak Hõn-yõng (Phác Hiến Vĩnh), nguyên lãnh tụ của Đảng Công nhân Nam Triều Tiên đã chạy trốn ra miền bắc, trở thành phó thủ tướng và ngoại trưởng tháng 9 năm 1948.
Bấy giờ, người ta biết rằng Chính phủ Bắc Triều Tiên không có ý định mở rộng chiến tranh ra mọi nơi ở Nam Triều Tiên. Do đó, sau khi tiếp quản Seoul (ở gần biên giới Bắc Triều Tiên, là một mục tiêu tương đối dễ), họ chờ đợi sự đầu hàng của chính phủ Nam Triều Tiên và các cuộc nôi dậy của quần chúng khắp cả Nam Triều Tiên. Khi cả hai điều đó không xảy ra, họ tranh luận trong ba ngày về việc làm gì tiếp theo. Ngày 1 tháng 7, Kim Il-sung ra lệnh cho bộ đội tiến về hướng nam.
Ngày 20 tháng 7, lực lượng Bắc Triều Tiên tiếp quản Taejõn (Đại Điền) buộc chính phủ Nam Triều Tiên di chuyến xa hơn nữa về phía nam, và hơn 2/3 lãnh thổ của Nam Triều Tiên rơi vào tay của Bắc Triều Tiên. Ngày 15 tháng 8, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) ra lệnh cho bộ dội tiếp quản vành đai Pusan (Phù Sơn) khi quân đội Nam Triều Tiên và Mỹ chiếm được vị trí cuối cùng của họ trong khu vực nhỏ ở phía đông sông Naktong (Lục Đông giang). Trong khi đó, lực lượng Liên Hiệp Quốc bắt đầu đến Triều Tiên.
Ngày 15 tháng 9, khi lực lượng Liên Hiệp Quốc dược củng cố đầy đủ, tướng MacArthur thực hiện thành công cuộc đổ bộ ở Inch'õn (Nhân Xuyên), làm cho bộ đội Bắc Triều Tiên mắc kẹt ở miền nam. Đồng thời, quân đội Liên Hiệp Quốc mở một cuộc tấn công từ vành đai Pusan (Phủ Sơn), tiến về phía bắc. Ngày 28 tháng 9, Seoul được lấy lại, đầu tháng 10 quân đội Liên Hiệp Quốc dưới quyền của chính phù Mỹ và Liên Hiệp Quốc vượt qua vĩ tuyến 38 đuổi theo bộ dội Bắc Triều Tiên đang rút lui. Lúc này, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) cử công sứ sang Bắc Kinh tìm kiếm sự trợ giúp quân sự của Trung Quốc.
Trung Quốc tham chiến
Một thời gian sau khi cuộc phản công của Liên Hiệp Quốc bắt đầu, các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc có những cuộc thảo luận sôi nổi về sự khôn ngoan của việc gửi quân đội giải phóng Trung Quốc tới Triều Tiên. Khi thủ tường Chu Ân Lai và những người khác phản đối biện pháp đó và quyết định không thể đạt được, Mao Trạch Đông cửDdoonu Âm Lai đến Moscow, tìm sự giúp đỡ ý kiến của Stalin. Sau khi tuyên bố Liên Bang Xô Viết không sẵn sàng tiến hành chiến tranh ở châu Á, Stalin khuyến khích Trung Quốc giúp đỡ quân sự cho Bắc Triều Tiên. Ngay sau đó, Chu Ân Lai yêu cầu Nga cho bộ đội Liên Xô bảo vệ Trung Quốc khi ông đồng ý đưa bộ đội Trung Quốc tham gia vào chiến tranh Triều Tiên. Thực hiện đúng lời cam kết của mình, Stalin gửi một sư đoàn không quân, một sư đoàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn chiến đấu đến biên giới Trung - Hàn. Sử dụng các căn cứ ở Mãn Châu, chính sư đoàn không quân này đã tham gia vào các trận không chiến với lực lượng Liên Hiệp Quốc.
Mao Trạch Đông đã huy động bộ đội của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và gửi họ đến Mãn Châu. Ngày 20 tháng 10, khi lực lượng Liên Hiệp Quốc chiếm Pyongyang (Bình Nhưỡng) và tiến lên về phía sông Yalu (Ap Lục giang), nhiều nhà lãnh đạo và quân đội Bắc Triều Tiên chạy vào Mãn Châu. Chiến tranh có vẻ gần chấm dứt, và tướng Mac Arthur tuyên bố những người con Mỹ sẽ về nhà vào lễ Giáng sinh. Lúc đó, ngày 18 tháng 10, chính phủ Trung Quốc quyết định gửi bộ đội đến Triều Tiên.
Giữa tháng 10, 250.000 "chí nguyện quân" cùa quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia chiến tranh với Bắc Triều Tiên và một “cuộc chiến tranh toàn diện mới” bắt đầu. Khoảng 1,5 triệu bộ đội Trung Quốc nữa tham chiến, buộc quân đội Liên Hiệp Quốc rút về phía nam. Deoul đổ nát đã đổi chủ lần thứ tư ngày 14 tháng 3, khi lực lượng đồng minh lấy lại nó.
Đình chiến
Cuối mùa xuân năm 1951, lực lượng Liên Hiệp Quốc có thể chặn đứng hai cuộc tấn công lớn của Bắc Triều tiên đã bộc lộ bế tắc khi cuộc chiến đấu đẫm máu vẫn tiếp tục trong chiến tranh phía đông và những cuộc không kích của các đợn vị không quân được tăng cường khắp Bắc Triều Tiên. Lúc đó, chính phủ Mỹ bắt đầu những cuộc hội đàm bí mật với Trung Quốc, Nhưng Trung Quốc đề nghị rút lui lực lượng Liên Hiệp Quốc và bộ đội Trung Quốc Ra khỏi Triều Tiên đã tạo nên một rào chắc trong cuộc thương lượng. Lúc này, Trung Quốc tố cáo Mỹ đã tiến hành chiến tranh vi trùng.
Tháng 6 năm 1951, bế tắc bị phá vỡ khi liên bang Xô Viết đề nghị một kế hoạch ngưng bắn. Kết quả, các cuộc thảo luận đình chiến vào cuối tháng sáu bắt đầu lần đầu tiên ở Kaesõng (Khai Thành), một thành phố Nam Triều Tiên bị quân đội Bắc Triều Tiên tiếp quản, sau đó ở một ấp nhỏ tên là Panmunjom (Bàn Môn Điếm). Hai vấn đề khó khăn nhất phải giải quyết là vị trí tuyến ngừng bắn (giới tuyến quân sự) và sự hồi hương tù binh. Các cuộc thảo luận ngừng bắn kéo dài cho tới tháng 7 năm 1953, trong khi cuộc chiến đấu tiếp tục ở mặt trận phía đông.
Trong khi đó, không muốn thấy chấm dứt đánh nhau trước khi Bắc Triều Tiên hoàn toàn bị tiêu diệt, tổng thống Rhee đã phóng thích khoảng 27.000 tù binh Bắc Triều Tiên không muốn hồi hương vào giữa tháng 6 năm 1953. Việc này tổng thống Rhee không biết có tham khảo ý kiến trước hay không Bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc cho phép đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các cuộc thương lượng ngừng bắn. Tuy nhiên, chính phú Mỹ thuyết phục Rhee không làm bế tắc các cuộc tọa đàm bằng cách hứa hẹn một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa Mỹ và Nam Triều Tiên.
Do đó, ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định đình chiến Triều Tiên được ký. Với sự đình chiến này, khoảng 82.000 tù binh của Bắc Triều tiên, kể cả 6.700 tù binh Trung Quốc được cho hồi hương. Lúc này, 16 nước hội viên Liên Hiệp Quốc đã gửi quân tới Triều Tiên ra tuyên ngôn họ sẽ chiến đấu lại nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục chiến tranh chống miền Nam.
Với việc ký kết ngừng bắn, một giới tuyến quân sự ngừng bắn theo hình chữ chi dài 137,1m được thiết lập, và một vùng phi quân sự rộng l,371km được thành lập ở mỗi bên của giới tuyến. Đồng thời, Panmunjom (Bàn Môn Điếm) nơi ký kết ngừng bắn được chọn làm một vùng trung lập đế Ủy ban giám sát đình chiến của các quốc gia trung lập thành lập tổng hành dinh của ủy ban. Với sự đình chiến, Bắc Triều Tiên mất một lượng đất khá lớn ở phía đông, đồng thời chiếm được một khu vực trồng lúa nhỏ nhưng màu mỡ ở phía tây kể cả thành phố' Kaesong (Khai Thành).
Trong số những điều khác, đình chiến quy định ba tháng sau khi hiệp định được ký và trở nên có hiệu lực, một hội nghị chính trị của cả hai phía sẽ được tổ chức để giải quyết vấn đề thoái lui tất cả quân đội nước ngoài và "giải quyết êm thấm vấn đề Triều Tiên". Tháng 10 năm 1953, hội nghị chính trị được tổ chức ở Panmunjom (Bàn Môn Điếm) nhưng hội nghị bị đổ vỡ vào tháng 12. Lúc đó, tại hội nghị các ngoại trưởng ở Berlin tháng 2 năm 1954 mọi người quyết định rằng một hội nghị phải được triệu tập ở Geneva để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên.
Tháng 4 năm 1954, hội nghị Geneva tổ chức, 16 nước hội viên Liên Hiệp Quốc dã gửi quân tới Triều Tiên tham dự cùng với Nam Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Bang Xô Viết. Tuy nhiên, hội nghị sụp đổ khi Bắc Triều Tiên và các đồng minh từ chối công nhận thẩm quyền và khả năng của Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Bắc Triều Tiên bác bỏ đề nghị do Liên Hiệp Quốc đưa ra là lực lượng Liên Hiệp Quốc vẫn còn ở Triều Tiên cho tới khi nhiệm vụ Liên Hiệp Quốc được hoàn thành bằng việc tạo Lập một Triều Tiên thông nhất, độc lập và dân chủ.
Khi không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề Triều Tiên ở Geneva, 16 nước tham chiến ở Triều Tiên ra tuyên ngôn tuyên bố rằng Liên Hiệp Quốc được toàn quyền hành động tập thể để đấy lùi sự tấn công, phục hồi hòa bình và an ninh, mở rộng sự giúp đỡ để tìm kiếm giải quyết hòa bình ở Triều Tiên. Các nước còn tuyên bố thêm là, các cuộc bầu cử tự do thực sự sẽ được tổ chức dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc để thành lập một quốc hội chung cho cả Triều Tiên, trong đó người đại diện sẽ tương ứng trực tiếp với dân số bản xứ ở miền bắc và miền nam.
Khi hội nghị Geneva giải tán vào tháng sáu, dù có tuyên ngôn của 16 nước, miễn cưỡng chấp nhận ngừng bắn, nhưng tổng thống Rhee biểu lộ ước muốn của ông là cuộc chiến tranh thống nhất Triều Tiên tiếp tục lại. Tuy nhiên, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết tháng 11 năm 1955 tuyên bố sự đình chiến sẽ có hiệu lực cho tới khi một hiệp định giải quyết vấn đề hòa bình Triều Tiên được thay thế. Do đó, vấn đề thống nhất được hoãn lại vô thời hạn.
Chiến tranh Triều Tiên gây ra nhiều thiệt hại về người cũng như tài sản: 157.500 người Mỹ thương vong, kể cả 33.625 người chết; số thương vong của quân đội Liên Hiệp Quốc là 14.000 (3.188 người chết); và 225.784 binh sĩ Nam Triều Tiên bị giết chết, 717.037 người bị thương, và 43.572 người mất tích. Khoảng 244.663 thường dân Nam Triều Tiên bị giết chết, trên 229.000 người bị thương và 387.744 được liệt kê là mất tích và 84.523 người nữa bị bắt làm tù nhân ở Bắc Triều Tiên. Thủ đô Seoul hoàn toàn bị tiêu hủy và nhiều thành phố lớn khác bị hủy diệt tương tự. Thực tế của cuộc chiến tranh tàn phá này sẽ sớm được người Mỹ ở trong nước biết rõ khi các chuyến không vận (máy bay vận chuyên) nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em mồ côi được các gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi sau này bắt đầu đến Mỹ.
Thương vong về phía bộ đội Bắc Triều Tiên là 294.151 người chết, 229.849 người bị thương, và 91.206 người mất tích. Số thương vong thương dân Bắc Triều Tiên là 406.000 người chết, 1.594.000 người bị thương, và 680.000 người mất tích. Ngoài ra, 184.128 bộ đội Trung Quốc bị giết chết, 711.872 người bị thương, và 21.836 người được liệt kê là mất tích. Đa số các thành phố lớn của Bắc Triều Tiên kể cả Pyongyang (Bình Nhưỡng), các nhà máy công nghiệp, các thiết bị thủy điện, và hệ thống vận tải đường sắt hoặc bị tiêu hủy hoặc bị thiệt hại nặng.
Chiến tranh Bắc Triều Tiên tiến hành để thống nhất đất nước bằng vũ lực đã không đạt được mục tiêu của nó. Chiến tranh chỉ gây ra cho con người sự đau khổ khủng khiếp và mất mát tài sản. Chiến tranh đã để lại phía sau sự bât lợi cho các nỗ lực thông nhất vùng đất bị chia cắt sau này.
Vĩ tuyến 38 là ranh giới chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia là CHDCND Triều Tiên và Cộng hòa Triều Tiên (Hàn Quốc) từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Tại đây đang tồn tại một giới tuyến quân sự và cả một bức tường ngăn cách hai miền còn đồ sộ hơn cả bức tường Berlin ở nước Đức trước đây.
Bắc Triều Tiên sau chiến tranh 1953
Sau năm 1953 Bắc Triều Tiên phải đối phó với nhiều vấn dề. Ngoài tái thiết kinh tế và xã hội ra, đối với Kim II - sung (Kim Nhật Thành) bốn nhiệm vụ khẩn cấp nhất là cúng cố lại chính quyền, xây dựng lại đảng, phục hồi kinh tế và củng cố quân đội.
Dù có những trở ngại hình như không thể vượt qua được, nhưng với sự giúp đỡ của Liên Bang Xô Viết, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã xây dựng lại cơ sở chính trị và phát triển kinh tế khi họ biến đôi Bắc Triều Tiên thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa có tổ chức cao.
Phát triển chính trị và quân sự
Cấu trúc chính trị của Bắc Triều Tiên vẫn giống như vậy, nhưng số tỉnh tăng lên do lập ra hai tỉnh mới là Chagang và Yanggang. Tỉnh Hwanghae (Hoàng Hải đạo) phân chia thành nam và bắc, mở rộng tỉnh Kangwon (Giang Nguyên đạo) để bao gồm thành phố Wonsan (Nguyên Sơn) ở tỉnh Nam Hamgyõng (Hàm Kính đạo) khi thị xã (Provincial capital) của nó trở thành tổng số chín tỉnh, giống như ở Nam Triều Tiên sau sự kiện này, Ch'õngjin (Thanh Tân) và Hamhũng (Hàm Hưng) được nâng lên cấp thành phố đặc biệt, trong khi Kaesõng và Namp'o được chọn làm khu vực thành phố đặc biệt.
Tháng 8 năm 1957, các cuộc bầu cử SPA lần đầu tiên sau chiến tranh được tổ chức, 215 đại biêu được bầu. Lúc bắt đầu, mỗi đại biểu đại diện cho 50.000 cử tri, nhưng từ năm 1962 mỗi đại biểu đại diện cho 30.000 cử tri, tăng thêm số đại biểu. Tháng 12 năm 1972, SPA thông qua một hiến pháp "Xã hội Chủ nghĩa" mới, lập ra chức chủ tịch và phó chủ tịch, bầu Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) là chủ tịch. Đồng thời, hiến pháp mới hạ thấp tuổi đi bầu từ 18 tuổi xuống 17 tuổi và đặt tên Pyongyang là thủ đô của nước. Với dân số tăng, số đại biếu tăng lên 687 khi cuộc bầu cử SPA lần thư chín được tô chức vào tháng 4 năm 1990.
Việc xây dựng lại KWP dần dần được hoàn thành. Trong chiến tranh, số đảng viên từ trên 1 triệu giảm xuống dưới 600.000. Tuy nhiên, tiến trình tuyển thêm được đẩy nhanh dẫn đến số đảng viên tăng lên 1,6 triệu (năm 1971) và trên 2, 5 triệu một chút (năm 1989) làm cho đảng Cộng sản Bắc Triều Tiên trở thành một đảng Cộng sản lớn nhất thế giới tính theo mỗi đầu người. Năm 1989 dân sô Bắc Triều Tiên là 21,4 triệu.
Năm 1989, năm thành viên trong ủy ban thường trực thuộc Bộ chính trị có 15 thành viên và thuộc ủy ban trung ương KWP gồm 145 thành viên được thành lập, là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của nước với Kim Il-sung làm chủ tịch. Con trai của ông (Kim Jõng-il) được chuẩn bị làm người kế vị cha mình, được bầu làm thành viên của ủy ban có quyền lực lớn này cũng như làm thành viên của Ủy ban quân sự mà Kim Il-sung cũng là chủ tịch.
Chính trị phát triển đáng kể nhất là củng cố chế độ của Kim Il-sung. Kim Il-sung đã thanh trừng một số tướng lĩnh, kể cả Mu Chõng vào tháng 12 năm 1950 vì họ không tiếp quản được Nam Triều Tiên. Sau chiến tranh, Kim Il-sung buộc tội phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Pak Hon-yõng (Phác Hiến Vĩnh) và các cựu Lãnh tụ khác của đảng Công nhân Nam Triều Tiên. Pak bị buộc tội cụ thể là "gián điệp Mỹ" và những người khác bị tố cáo có âm mưu lật đổ sự lãnh đạo của Kim Il-sung. Tiếp theo sự kiện này, Kim Il-sung thanh trừng một số lớn những người theo Pak. Tháng 12 năm 1955, việc xử tử Pak được thông báo.
Năm 1955, Kim I1-sung (Kim Nhật Thành) đưa vào cái ông gọi là ý thức hệ chuch'e (juche). Chuch'e có nghĩa là sự tự trị, sự độc lập, hay sự tự lực. Kim Il-sung khẳng định rằng đó là "sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Mác - Lênin." Kim Il-sung làm cho tư tưởng chuch'e của mình trở thành tính chất chính thống của chủ nghĩa Xã Hội Triều Tiên. Ông nhấn mạnh rằng đường lối đó thích hợp nhất cho cách mạng Triều Tiên" và các đặc điểm của Triều Tiên.
Người ta báo cáo rằng từ năm 1956 đến năm 1958, khoảng 5.500 cá nhân chống lại đảng đã bị bắt giữ và được gửi tới "các trung tâm cải tạo", khoảng 2.500 người bị xử tử, vả khoảng 60% đảng viên và nhân viên chính phủ bị thay thế vì không đáng tin cậy. Do đó, năm 1961, Kim Il-sung tuyên bố rằng "các phần tử bè phái chống đảng và ảnh hưởng ý thức hệ xấu xa đã bị trừ tiệt, và nhiệm vụ lịch sử là thống nhất hoàn toàn phong trào Cộng sản Triều Tiên" đã được hoàn thành.
Năm 1966, Kim Il-sung bãi bỏ chức phó chủ tịch của đảng, tăng thêm quyền hạn của chức chủ tịch Đảng mà ông đang giữ. Năm 1972, khi hiến pháp mới được thông qua, ý thức hệ chuch'e được tuyên bố là "nguyên tắc chỉ đạo của nước Cộng hòa". Đồng thời, Kim Il-sung trở thành chủ tịch nước Cộng hòa trong khi giữ chức chủ tịch của đảng. Chức chủ tịch đảng được đổi tên là tổng bí thư. Đồng thời, ông đã chuẩn bị cho em trai mình làm người kế vị mình trong thập niên 1960. Nhưng giữa thập niên 1970, ông thay đổi ý kiến, ông chọn con trai mình (Kim Jong-il) làm người kế vị mình.
Xây dựng quân đội
Quân đội xây dựng lại cũng được đấy mạnh với việc chấp nhận chế độ nghĩa vụ quân sự cường bách năm 1957. Luật cưỡng bách tòng quân quy định tất cả thanh niên khỏe mạnh tuổi từ 18 đến 20, và tất cả lính quân dịch thi hành nghĩa vụ quân sự trong năm hay sáu năm.
Số bộ đội của quân đội nhân dân tăng lên 678.000 (từ năm 1957 đến năm 1979) và sau đó tăng lên 990.000 (năm 1990). Hiện thời, có 16 quân đoàn, 49 sư đoàn và 65 lữ đoàn, các quân binh chủng được trang bị 3.600 xe tăng, 2.300 xe bọc sắt, và 9.400 pháo. Năm 1990, số thủy thủ trong hải quân tăng lên 45.000 và không quân tăng lên 80.000. Hải quân được báo cáo có 429 tàu chiến, 24 tàu ngầm, 237 tàu khác và không quân có 840 chiến đâu cơ, 480 phi cơ hộ tống và 280 trực thăng chiến đấu.
Ngoài lực lượng quân đội chính quy ra, Bắc Triều Tiên có 6,8 triệu quân dự bị, và một lực lượng dân quân hai triệu người (thành lập năm 1959), gồm có đàn ông lên tới 60 tuổi và phụ nữ lên tới 40 tuổi được huân luyện quân sự cưỡng bách, tham gia vào các cuộc diễn tập quân sự hàng năm và đột xuất để sẵn sàng tham gia chiến đâu vào bất cứ lúc nào đã định sẵn. Từ năm 1970, tất cả học sinh trên trình độ trung học đều được tổ chức thành Đội hồng quân thanh niên (Red Youth Guards) và được huấn luyện quân sự cơ bản. Trong khi đó, năm 1966, tiến trình phòng thủ toàn quốc bắt đầu khi nhiều phi trường được xây dựng và các đường hầm lớn được đào để chứa máy bay, tàu hải quân. Một thời gian sau, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu đào nhiều đường hầm ở dưới vùng phi quân sự ngang qua giới tuyến ngừng bắn để làm các lộ trình bí mật vào Nam Triều Tiên. Các đường hầm này dược khám phá năm 1974, 1975 và 1978. Bắc Triều Tiên không chỉ sản xuất một số lớn tên lửa Scub B sau năm 1987 mà còn thiết lập các bệ phóng tên lứa Scub dọc theo giới tuyến ngừng bắn.
Phát triển kinh tế và xã hội
Phục hồi và phát triển kinh tế không chỉ là nhiệm vụ cap bách nhất mà còn là nhiệm vụ khó khăn đối với chính phủ Bắc Triều Tiên sau chiến tranh. Ước tính khoảng 80% khả năng sản xuất của Bắc Triều Tiên bị chiến tranh tiêu hủy, nhiều nhà máy công nghiệp và các đập thủy điện hoặc bị tiêu hủy hoặc bị thiệt hại nặng. Sản xuất điện năng giảm còn 708.000 tấn, và xi măng 27.000 tấn năm 1953. Sản xuất ngũ cốc giảm dưới một triệu tân trong năm đó. Dân số cũng giảm xuống còn khoảng 7,5 triệu. .
Phát triển kinh tế
Để tái thiết kinh tế, chế độ Bắc Triều Tiên thực hiện nhiều kế hoạch khác nhau với sự giúp đỡ của Liên Bang Xô Viết và các nước Xã hội chủ nghĩa khác: kế hoạch 3 năm (1954 - 1956), kế hoạch 5 năm (1957 - 1961), kế hoạch 6 năm (1971 - 1976), và hai kế hoạch 7 năm (1961 - 1967 và 1978 - 1984). Kế hoạch 3 năm (1954 - 1956) dành để phục hồi hậu chiến, trong khi các kế hoạch theo sau nhắm đến khuếch trương công nghiệp, đặc biệt công nghiệp nặng. Kế hoạch 7 năm lần thứ nhất (1961 - 1967) được hoàn thành trong 10 năm, châm dứt năm 1970, vả kế hoạch 6 năm lần thứ nhất (1971 - 1976) chấm dứt năm 1977 vì nhiều vấn đề, kể cả việc thiếu ngân quỹ và nguyên liệu. Năm 1985, kế hoạch 7 năm lần thứ ba bắt đầu.
Trong hệ thông kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ, kế hoạch nhà nước có hệ thống, huy động toàn thể nhân lực, và được Liên Bang Xô Viết và các nước Xã hội chú nghĩa khác giúp đỡ tài chánh và trợ giúp, Bắc Triều Tiên phục hồi và phát triển kinh tế nhanh vào giữa thập niên 1960. Do đó, tổng sản lượng quốc gia (GNP) tăng tư 320 triệu đô la (năm 1953) lên 3,6 tỷ đô la (năm 1967) và lợi tức tính theo mỗi đầu người tăng từ 41 đô la (năm 1953) lên 218 đô la (năm 1967). Trong thời kỳ này, phần nông nghiệp trong tổng sản lượng quốc gia giảm tư 59.1% xuống 19,3% trong khi phần công nghiệp tăng tư 23,2% lên 62,3%.
Sau năm 1967, Liên Xô giảm viện trợ, cộng với chế độ quan liêu ngày càng tăng, kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, tổng sản lượng quốc gia đạt được 13,6 tỷ đô la vào năm 1982 với lợi tức tính theo mỗi đầu người là 736 đô la trong năm đó. Năm 1989, tổng sản lượng quốc gia của Bắc Triều Tiên đạt đưực mức 21,1 tỷ đô la với lợi tức tính theo mỗi đầu người là 987 đô la. Tỷ lệ tăng trưởng GNP trung bình mỗi năm cho tới năm 1988 là 3,0% nhưng giảm xuống còn 2,4% năm 1989. Năm 1990, một học giả Liên Xô báo cáo là GNP của Bắc Triều Tiên năm 1989 thực tế là 19,5 tỷ đô la với lợi tức tính theo mỗi đầu người là 400 đô la.
Để tăng sản xuất, Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đã hướng dẫn "tại chỗ", mở đầu nhiều chương trình mới. Chương trình đầu tiên trong các chương trình này là phong trào "Ngựa bay" bắt đầu năm 1955. Trong phong trào này, khoảng một triệu công nhân được huy động và được tổ chức thành "các tổ công tác Ngựa bay" (Flying Horse Work Teams), họ được phân cho nhiều dự án khác nhau để hướng dẫn các công nhân địa phương. Tất cả các nông trường đều được tổ chức thành 3.843 nông trường hợp tác xã năm 1958, châm dứt quyền sở hữu tư đất canh tác, và các đất canh tác được lệnh làm theo "phương pháp Ch'õngsan-ri," mà Kim Il-sung phác thảo tại nông trại hợp tác xã mẫu ở Ch'õngsan-ri, gần Pyongyang (Bình nhưỡng) năm 1960. Phương pháp này nhằm làm cho các công nhân được phân công ở các nông trường hợp tác xã tăng sự nhiệt tình và kỹ năng kỹ thuật cũng như các nông dân, hủy bỏ chế độ quan liêu và "chế độ đô đốc phủ" (commanderism) của các công nhân đảng viên. Đối với các công nhân công nghiệp, tháng 12 năm 1960 Kim I1-sung giới thiệu "Phương pháp Taean" tại một nhà máy nằm ở Taean gần Pyongyang. Phương pháp này được cho là bản sao của “Phương pháp Ch'õngsan-ri" nhằm thúc đẩy quyền lãnh đạo tập thể của ủy ban đảng và công nhân ở mỗi nhà máy. Tháng 2 năm 1973, ba cuộc cách mạng (cách mạng tư tưởng, cách mạng công nghệ và cách mạng văn hóa) được đề xướng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Với sự kiện này, khoảng 60.000 cán bộ trẻ chọn lọc của đảng được tổ chức thành "ba đơn vị nhỏ Cách mạng", họ được gửi tới các nông trường và nhà máy để khuyến khích các nông dân và công nhân làm việc tích cực hơn.
Theo kế hoạch nhà nước (ưu tiên cho phát triển công nghiệp nặng), Bắc Triều Tiên đạt được các kết quả tăng trưởng công nghiệp một cách ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp trung bình hàng năm trong thời kỳ 1957 - 1961 là 36,6% nhưng giảm xuống còn 12,8% từ giữa Thập niên 1960, và trong thập niên 1970 và thập niên 1980 tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp trung bình hàng năm giảm thêm nữa. Tuy nhiên, từ năm 1954 - 1979, sản xuất điện năng tăng lên 40 triệu Kwh, sản xuất than tăng lên 65 triệu tấn, xi măng tăng 8,8 triệu tấn, và phân bón hóa học tăng 4,5 triệu tấn năm 1979. Sau năm 1979, Bắc Triều Tiên ngưng xuất bản các báo cáo chi tiết về tăng trưởng kinh tế, và khó đánh giá chính xác sự phát triển kinh tế sau năm đó. Tuy nhiên, người ta báo cáo là năm 1989, Bắc Triều Tiên sản xuất 55,5 triệu kwh điện khí, 85 triệu tấn than, 7 triệu tấn thép, 13,5 triệu tấn xi măng và 5,6 triệu tấn phân hóa học. Trong khi đó, từ năm 1953 - 1979, số công nhân công nghiệp tăng từ 524.000 lên 1,5 triệu. Vì nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp nặng, phát triển công nghiệp nhẹ tụt lại xa phía sau, làm cho hàng hóa hàng ngày thiếu hụt nghiêm trọng và hạ thấp tiêu chuẩn sống. Tất cả các hàng hóa không cơ bản (như xà phòng, khăn tắm, giày và quần áo) bị hạn chế, giá hàng hóa không được phân phối theo quy định (như viết, máy thu thanh, và xe đạp) quá cao, công nhân trung bình không thể mua sắm được.
Đốì với Bắc Triều Tiên, lương thực đầy đủ là một nhiệm vụ vĩ đại. Dù có nhiều khu vực trồng lúa ở phía tây, nhưng Bắc Triều Tiên canh tác phần lớn là cây kê và khoai tây, lệ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp gạo từ miền nam trước năm 1945. Sau chiến tranh Triều Tiên, các vùng phía đông trở thành các khu vực trồng bắp, trong khi các khu vực Hwangju (Hoàng Châu) và Sariwon vẫn còn là một vùng trồng trái cây với táo là vụ chính.
Để tăng sản xuất gạo, Bắc Triều Tiên thực hiện các dự án khai hoang nhiều tham vọng, biến đổi các vùng bằng phẳng chịu ảnh hưởng của thủy triều và các đồi thấp thành những khu vực trồng lương thực. Các nhà trong nông trường được xây dựng lại trên các sườn đồi cách xa ruộng lúa để tăng diện tích trồng lúa. Sản xuất phân bón hóa học bắt đầu năm 1956, với việc tái thiết nhà máy phân bón hóa học ở Hũngnam (Hưng Nam).
Chính phủ Bắc Triều Tiên thông báo số lượng ngũ cốc sản xuất tăng tăng từ 2,3 triệu tấn (năm 1954) lên 9 triệu tấn (năm 1979). Các nguồn tin tức độc lập khác ước tính số lượng ngũ cốc thực sự sản xuất ở Bắc Triều Tiên năm 1979 không hơn 4,9 triệu tấn. Trong số này, 2,4 triệu tấn là gạo và phần còn lại là bắp. Năm 1989, số lượng sản xuất ngũ cốc thực sự của Bắc Triều Tiên khoảng 4,9 triệu tấn, do hạn hán và lũ lụt của bốn năm trước. Trong số này, 2,2 triệu tấn là gạo và 2,7 triệu tấn là bắp. Do đó, lương thực tiếp tục thiếu hụt trầm trọng khi dân số tăng từ khoảng 7,5 triệu (năm 1954) lên 21,4 triệu (năm 1989).
Ngũ cốc thiếu kinh niên buộc Bắc Triều Tiên mua một số lượng lớn lương thực của Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc. Chỉ riêng thời kỳ 1970 - 1976, Bắc Triều Tiên bỏ ra 112 triệu đô la để mua ngũ cốc ở nước ngoài. Trong tình hình như thế, lương thực được phân phối hạn chế cho cá nhân theo tuổi tác và loại công việc mà người đó làm: công nhân công nghiệp được nhiều hơn, trong khi người già và trẻ em được ít hơn. Số ngũ cốc được chia theo khẩu phần, 25% là gạo và 75% là bắp.
Thương mại theo đúng nghĩa không tồn tại ở Bắc Triều Tiên, tất cả các cửa hàng đều do chính phủ quản lý. Không được phép có doanh nghiệp tư nhân kể cả nhà hàng. Tất cả các căn hộ và nhà ở trong nông trường đều thuộc quyền sở hữu của chính phủ, và tiền thuê thấp không thể tin được; tiền thuê mỗi tháng của một căn hộ có một phòng ngủ, một nhà bếp, và một phòng tắm cho một công nhân trung bình là 2,50 đô la mỗi tháng, cộng với vật dụng (khoảng 4 đô la). Tuy nhiên, lương của công nhân cũng thấp. Kể từ năm 1989, tiền lương trung bình của một công nhân nhà máy khoảng 90 đô la mỗi tháng, tiền lương của bác sĩ y khoa và giáo sư đại học khoảng 185 đô la mỗi tháng.
Theo các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, việc đánh thuế bị bãi bỏ, nhưng người dân có thu nhập được "khuyến khích" quyên tặng cho chính phú vì nhiều mục đích, và dành dụm càng nhiều càng tốt "để trợ giúp tài chính cho nhân dân Nam Triều Tiên" sau này.
Các nông dân trong các nông trường hợp tác xã giao sản phẩm của mình cho chính phủ và nhận dược một phần thu họach nào đó cũng như số tiền trả cho ngũ cốc và các mặt hàng khác mà họ sản xuất. Tât cả nông dân bị ràng buộc vào nông trường tập thể như tất cả công nhân nhà máy bị ràng buộc vào nhà máy của mình. Chỉ sau khi được chính quyền cho phép, họ mới có thể đổi nghề. Nhưng hầu như không thể có được sự cho phép đó.
Vấn đề kinh tế gây rắc rối nhiều nhất của Bắc Triều Tiên là thiếu hụt mậu dịch kinh niên. Chi tiêu khoảng 35% ngân quỹ quốc gia hàng năm cho quân đội, và có ít hảng hóa xuất khấu, các khoản nợ của Bắc Triều Tiên với các nước Xã hội chủ nghĩa (là các đối tác kinh doanh chính của Bắc Triều Tiên) tăng đều đặn. Ví dụ, năm 1975 khôi lượng hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên là $400 triệu so với khối lượng hàng nhập khẩu là 1.075 triệu đô la. Năm 1970, sau khi Bcắc Triều Tiên thiết lập quan hệ thương mại với Nhật Bản và một vài nước không theo Xã hội chủ nghĩa khác (Nam Triều Tiên và Mỹ không có quan hệ thương mại bình thường với Bắc Triều Tiên kể từ năm 1990), tình hình trở nên tồi tệ hơn. Năm 1989, khối lượng hàng nhập khẩu của Bắc Triều Tiên đã tăng lên 2,5 tỷ đô la trong khi khối lượng hàng xuất khẩu chỉ lên đến 1.559 triệu đô la. Do đó, năm 1979, Bắc Triều Tiên trở thành quốc gia Xã Hội chủ nghĩa đầu tiên không trả được nợ nước ngoài, kết quả là tín dụng phương Tây bị cắt bớt nghiêm trọng. Năm 1979, Bắc Triều Tiên ký một hợp đồng với Nhật, sắp xếp lại việc trả nợ quá khứ trong 10 năm, bắt đầu năm 1980, nhưng năm 1983, lại không thể trả nửa năm một lần, Bắc Triều Tiên tiếp xúc với Nhật để hoãn trả tiền vốn nợ, và ký một hợp đồng khác với Nhật, hoãn trả nợ cho tới năm 1986. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên không thể giữ lời hứa vào năm 1986.
Năm 1984, Bắc Triều Tiên đề xướng liên doanh với một số nước tư bản. Đồng thời, "doanh nghiệp tư nhân" được cho phép hoạt động, nhưng năm 1989 du khách báo cáo không thấy cửa hàng hay doanh nghiệp tư nhân nào theo đúng nghĩa.
Tình trạng kinh tế trở nên xấu hơn trong những năm gần đây. Theo nguồn tin của Nhật Bản, ngoại thương của Bắc Triều Tiên giảm khoảng 10% (năm 1989), tình hình không thể được cải thiện vì nợ chưa thanh toán và các nước Xã hội chủ nghĩa chuyển đổi sang ngoại tệ mạnh. Năm 1989, khối lượng hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên là 1,6 tỷ đô la thấp hơn năm trước 6,6%, và khối lượng hàng nhập khẩu của Bắc Triều Tiên là 2,5 tỷ đô la cũng thấp hơn năm trước 12,1%. Khối lượng hàng xuất khẩu của Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc giảm khoảng 20,7% còn 185 triệu đô la và khối lượng hàng nhập khẩu của Bắc Triều Tiên tăng khoảng 9,3% lên 377 triệu đô la. Mậu dịch của Bắc Triều Tiên thiếu hụt năm 1989 là 900 triệu đô la, và nợ nước ngoài của Bắc Triều Tiên năm 1989 được ước tính là 6,8 tỷ đô la với số tiền nợ Liên Bang Xô Viết kể từ tháng 11 là 3,6 tỷ đô la và tiền nợ Nhật khoảng 330 triệu đô la.
Việc Liên Xô giảm mạnh viện trợ kinh tế cộng với việc Liên Xô yêu cầu Bắc Triều Tiên thanh toán hàng hóa mà Bắc Triều Tiên mua của Liên Bang Xô viết bằng ngoại tệ mạnh đã làm Bắc Triều Tiên thêm khó khăn về kinh tế. Đồng thời, Trung Quốc và Liên Bang Xô Viết giảm bán dầu và ngũ cốc cho Bắc Triều Tiên sau năm 1987 đã làm cho tình hình kinh tế càng nghiêm trọng. Nhiều báo cáo khác nhau công bố năm 1989 và 1990 cho biết lương thực và xăng dầu thiếu hụt chưa từng có đã gây ra những kết quả suy thoái kinh tế ở Bắc Triều Tiên.
Xã hội
Bắc Triều Tiên là một xã hội khép kín, được tổ chức chặt chẽ, và được đặt vào khuôn phép ở mức độ cao với lối sống khổ hạnh. Các khẩu hiệu như khổ hạnh, tính chất đồng nhất, và phục tùng phản ánh cách sống của người dân. Hiến pháp nói rõ rằng quyền và nghĩa vụ của công dân được dựa trên nguyên tắc tập thể một người vì mọi người và mọi người vì một người". Dù Bắc Triều Tiên là một xã hội vô giai cấp, nhưng một nhóm người ưu tú mới, tầng lớp các viên chức đảng cấp cao có đặc quyền đã xuất hiện ở đó.
Một số ít người nước ngoài từ "các quốc gia tự do" được phép viếng thăm Bắc Triều Tiên vì một mục đích đặc biệt cho tới năm 1980. Sau thời gian đó, nhiều du khách nước ngoài được phép vào Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, cho tới năm 1988, con số này vẫn còn nhỏ và chỉ những người được chọn mới được phép đến các địa phương chọn sẵn trong Bắc Triều Tiên.
Mọi người đều phải tham gia ít nhất một tổ chức xã hội (trừ người già): trẻ em đến 13 tuổi tham gia vào Thiếu niên tiền phong Triều Tiên, thanh niên và thanh nữ từ 14 đến 30 tuổi tham gia vào Đoàn thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa, tất cả phụ nữ tuổi từ 30 đến 50 thuộc về Đoàn phụ nữ dân chủ Triều Tiên. Tất cả những tổ chức đó được xem là "đội bảo vệ danh dự và các chiến sĩ coi thường cái chết" và "người bảo vệ đảng", và họ được yêu cầu thực hiện các mệnh lệnh của Kim Il-sung nhân danh "cách mạng Triều Tiên".
Tất cả nông dân được tổ chức thành các hội nông dân, tất cả các nhân viên văn phòng và công nhân nhà máy được tổ chức thành các công đoàn tương ứng. Nhiều người có nghề nghiệp khác nhau như bác sĩ, y tá, giáo viên, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ, diễn viên, và những nhà làm phim thuộc về các công đoàn nghề nghiệp tương ứng của mình. Cùng với quân đội, các tổ chức và công đoàn này trở thành các công cụ hữu ích cho đảng, đấu tranh cho ý thức hệ chuch'e và tham gia vào phong trào "Ngựa Bay" của thập niên 1950 và thập niên 1960, phong trào ba cách mạng - tư tưởng, công nghệ và văn hóa - của thập niên 1970.
Các phong tục xã hội truyền thống bị bãi bỏ, tất cả những ngày nghỉ truyền thống theo mùa được thay thế bằng những ngày lễ dân tộc mới, kể cả những ngày nghỉ như ngày nghỉ sinh nhật của Kim Il-sung và con trai của ông, Kim Chong-il.
Chính phủ xem chế độ gia đình truyền thống là một di sản phong kiến. Tất cả trẻ em được dạy phải xem Kim Il-sung là "người cha của dân tộc". Đồng thời, nhà nước đảm nhận việc nuôi dạy con trẻ, tất cả trẻ em ba tháng tuổi tới năm tuổi được nuôi dưỡng ở nhà trẻ hay trường mẫu giáo do nhà nước quản lý theo luật chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1976. Năm 1981, khoảng 60.000 nhà trẻ và trường mẫu giáo như thế được thành lập để chứa khoảng 3,5 triệu trẻ em. Trong hệ thống này, ở những năm hình thành nhân cách, trẻ em được truyền bá ý thức hệ clinch's để trung thành với Kim Il-sung và trở thành một "con người Xã hội chủ nghĩa".
Nhà nước quy định tuổi hôn nhân hợp pháp của đàn ông ở tuổi 30 và phụ nữ ở tuổi 27. Các lễ cưới được đơn giản hóa, các lễ tang cũng vậy (theo truyền thống bị coi là phức tạp và tốn tiền). Những tập tục thờ cúng tổ tiên truyền thống không bị cấm, nhưng mọi người phải thay đổi phong tục phong kiến và lạc hậu.
Về phát triển kinh tế, tổng số km đường sắt của Bắc Triều Tiên tăng lên 4.312km năm 1989. Đa số đường sắt chỉ có một đường ray, trong khi một số dường sắt được điện khí hóa. Hai tuyến đường sắt mới được xây dựng sau năm 1954 là tuyến phía nam nối Sariwon với Wonsan (Nguyên Sơn) qua Sep'o, và tuyến phía bắc từ Kanggye (Giang Khê) tới Hyesan. Trong khoảng 19.308km đường bộ, chỉ có 469,8km là các xa lộ hiện đại. Đa số mọi người chỉcó thể sử dụng vận tải công cộng vì quyền sở hữu xe ô tô tư hầu như không thể có được.
Công trình xã hội của Bắc Triều Tiên bao hàm đô thị hóa và tái thiết nông thôn. Các đường phố mới và các căn hộ của công nhân được xây dựng, điện khí hóa được thực hiện. Trong khi đó, tên của nhiều thành phố được thay dổi. Ví dụ, các thành phố công nghiệp như Songjin ở tỉnh Bắc Hamgyõng (Bắc Hàm Kính đạo) trở thành Kimch'aek, Chin-namp'o ở tỉnh Nam Pyong'an (Nam Bình An) được đổi tên là Namp'o, và Kyomip'o, một thị trấn ở tỉnh Bắc Hwanghae (Bắc Hoàng Hải đạo) được đổi tên là Songnim. Hai thành phố Hamhủng (Hàm Hưng) và Hũngnam (Hưng Nam) được sáp nhập thành một trung tâm công nghiệp lớn.
Ngoài việc di chuyển các nhà ở trong nông trường từ ruộng lúa đến sườn đồi để mở rộng diện tích trồng lúa, còn xây dựng các con đường mới, nhà mới cho nông dân cùng với nhà trẻ, trường mẫu giáo,trường học và các cung văn hóa của nhân dân.
Chính phủ Bắc Triều Tiên khuyến khích tăng dân số cho tới giữa thập niên 1960, nhưng sau đó chính phủ ngăn cản do thiếu lương thực. Để đạt được mục đích này, chính phủ ấn định tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu và khuyến khích các cặp vợ chồng chỉ có hai con hay ít hơn. Kết quả, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 3,5% giảm xuống còn 2,5% (năm 1980), và tỷ lệ tăng dân số hàng năm giảm thêm nữa còn 1,67% (vào năm 1989). Dân số Bắc Triều Tiên khoảng 7,5 triệu (năm 1953) đã tăng lên 18,5 triệu (vào năm 1982), và năm 1990 dân số đạt mức 23 triệu. Khoảng 60% dân số tập trung ở các vùng duyên hải phía tây.
Thay đổi văn hóa và giáo dục
Triết lý giáo dục và nội dung, hình thức văn hóa của Bắc Triều Tiên được cách mạng hóa phù hợp với tính cách của Bắc Triều Tiên. Điều 36 của hiến pháp năm 1972 nói rõ nhà nước "xây dựng một nền văn hóa cách mạng thực sự của nhân dân, phục vụ nhân dân lao động xã hội chủ nghĩa", và điều 39 trong hiến pháp đó nói rõ "nhà nước thi hành các nguyên tắc sư phạm xã hội chủ nghĩa và giáo dục thế hệ đang lớn trở thành những nhà cách mạng kiên định tranh đấu cho xã hội và nhân dân, là những người Xã Hội chủ nghĩa mới ..."
Năm 1958, Kim Il-sung tuyên bố sáu mục tiêu giáo dục sau đây:
(1) Giáo dục nhân dân biết tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản.
(2) thức đẩy nhân dân nhận thức rằng một tương lai tốt đẹp hơn sẽ và có thể được xây dựng qua nỗ lực của con người.
(3) Loại trừ chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ.
(4) Thúc đẩy lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa quốc tế vô sản, (5) trau dồi tinh thần yêu lao động.
(6) Dạy nhân dân ý thức hệ cách mạng về cuộc cách mạng liên tục và cải cách văn hóa vì sự tiến bộ.
Theo triết lý và mục đích đó, chế độ giáo dục mới và khoa sư phạm được thành lập. Năm 1954, chế độ học mới theo chương trình học 4 - 3 - 3 - 4 thay thế chế độ học trước đây theo chương trình 5 - 3 - 3 - 4. Năm 1958, chế độ giáo dục tiểu học phổ cập bốn năm được thực hiện. Sau khi thay thế chế độ học cấp ba, ba năm (năm 1959) bằng chế độ học kỹ thuật cấp hai hai năm và học kỹ thuật cấp ba hai năm (năm 1960), chế độ giáo dục chín năm (học tiểu học qua học kỹ thuật) được thực hiện. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 1960 đến năm 1972, chế độ học theo chương trình 4-5-4 được thực hiện. Năm 1973, trường trung học trở thành trường học theo chương trình bốn năm, kéo dài thời gian học trung học lên 6 năm và năm 1975 chương trình giáo dục bắt buộc, phổ thông 11 năm, kể cả chương trình dự bị một năm, được khởi đầu. Tất cả các trường ở Bắc Triều Tiên đều được miễn học phí.
Ngoài cơ sở giáo dục đại học Kim Il-sung hàng đầu trong nước ra, nhiều trường đại học, cao đẳng kỹ thuật và chuyên ngành được thành lập khắp nước. Đa số các trường đại học và cao đẳng là các cơ sở nhà nước, nhưng một sô trường cao đẳng thuộc tỉnh cũng được thành lập. Chỉ những người tốt nghiệp trung học được tuyển chọn mới có đặc quyền học ở những cơ sở giáo dục đại học này. Trong khi đó, sau năm 1960 nhiều "trường cao đẳng nhà máy" được thành lập, dạy nghề cho thanh niên lao động ở nơi làm việc. Các trường làng được thành lập để dạy nhân dân cách đọc và viết, nâng tỉ lệ người biết chữ lên trên 90% vào năm 1989.
Năm 1988, có khoảng 4.700 trường tiểu học, 4.100 trường trung học, 600 trường kỹ thuật câp ba và 168 trường cao đẳng và đại học. Ngoài các trường đại học ra, còn có các cơ sở học thuật cao nhất ở trong nước là Học viện khoa học và Học viện khoa học xã hội. Sau năm 1960, nhiều học viện về các lãnh vực kinh tế chuyên ngành và các viện nghiên cứu khác cũng được thành lập.
Văn hóa và cách mạng
Một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa do Đảng duy trì và kiểm soát đã xuất hiện ở Bắc Triều Tiên. Mục đích chính của Đảng là làm cho tất cả các hình thức văn học và nghệ thuật phản ánh chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, hay lòng trung thành Đảng. Kết quả, quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" bị loại bỏ hoàn toàn, Đảng nhấn mạnh đến việc loại bỏ những tư tưởng cũ và văn hóa cũ.
Xem tôn giáo là "kẻ thù của khoa học và tiến bộ", Đảng xóa bỏ tất cả các tôn giáo đã được củng cố, buộc tất cả các giáo sĩ và các nhà sư tham gia lực lượng lao động. Tât cả các công trình xây dựng nhà thờ đều bị giật đổ, hầu như chỉ có một vài đền thờ Phật giáo nổi tiếng trong lịch sử được duy trì. Chỉ sau năm 1984, chính phủ Bắc Triều Tiên cho phép người dân tổ chức các cuộc họp tôn giáo, nhưng không được phép thu phục tín đồ. Năm 1989, có khoảng 10.000 tín đồ Ki tô giáo và 10.000 tín đồ đạo Phật, khoảng 500 nhà được dùng tổ chức các cuộc họp của Ki tô giáo. Tuy nhiên, chỉ khoảng 50 cá nhân được chính quyền chứng nhận, báo cáo đã tiến hành các buổi lễ tôn giáo. Đa số những người đi "nhà thờ" được báo cáo là những người trên 50 tuổi.
Tất cả các báo và tạp chí của Triều Tiên được đảng Công nhân Triều Tiên, hoặc chính phủ hay cơ quan của chính phủ xuất bản, và không có một tờ báo hay tạp chí nước ngoài nào được bán ở Bắc Triều Tiên. Các tờ báo lớn là Nhật báo Công nhân (Rodong Shinmnn) và một tờ báo bằng tiếng Anh, Thời báo Bình Nhưỡng (Pyongyang Times). Nhà Xuât bản Ngoại văn ở Pyongyang (Bình Nhưỡng) là một cơ quan do nhà nước sở hữu và quản lý, là nhà xuất bản sách ngoại ngữ duy nhất.
Tất cả hệ thống phát thanh và truyền hình được nhà nước quản lý, và tần số phát thanh được Đảng kiểm soát nghiêm nhặt. Không có phát thanh hay truyền hình nước ngoài nào được phép xem hay nghe, và không có phim nước ngoài nào được trình chiếu trừ những phim của Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc.
Sau khi loại bỏ các bài dân ca truyền thông, các bài hát và điệu múa khácchính phủ chỉ cho phép ca hát các bài hát mang âm hưởng cách mạng, những bài ca đó tuyên dương và ca ngợi các thành quả của "nhà lãnh đạo vĩ đại Kim Il-sung" và những người thân thuộc của ông. Một số bài ca được đề tặng cho "những chiến công anh hùng" của ông, nhiều nhạc kịch và phim ảnh được sản xuất để ca ngợi ông, các chiến sĩ dân quân, các cán bộ Đảng, và các anh hùng của Quân đội Nhân dân. Trong số khoảng 300 bài ca của Bắc Triều Tiên có 80% bài ca ngợi Kim Il-sung. Các bài hát thậm chí còn đổi tên các loài hoa nào đó thành "hoa Kim Il-sung" và "hoa Kim Jong-il".
Hội họa và văn học truyền thống cũng bị loại bỏ, chỉ hội họa và văn học nào khơi dậy tinh thần cách mạng và ý thức xã hội chủ nghĩa mới được phép đưa ra. Do đó, tất cả tranh, tiểu thuyết, truyện của Bắc Triều Tiên đều liên quan đến các hoạt động cách mạng của Kim Il-sung, các chiến sĩ dân quân, cán bộ đảng, binh sĩ quân đội nhân dân trước và trong chiến tranh Triều Tiên. Không có bài hát hay vở kịch nước ngoài nào được du nhập vào quốc gia này, trừ những bài hát và kịch do những hoạt động cách mạng của nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc truyền cám hứng.
Chính phủ bỏ việc sử dụng chữ Trung Quốc và xuất bản tất cả tài liệu in chỉ bằng chư Hàn. Dưới sự lãnh đạo của Kim Il-sung và đảng Công nhân Triều Tiên, phân nửa phía bắc của Triều Tiên trở thành một nhà nước Bắc Triều Tiên với hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa hoàn toàn khác với hệ thống của miền nam.
Kể từ năm 1990, Kim Il-sung (con trai của ông là Kim Jong-il) cùng với những người bà con thân thuộc, kiểm soát vững chắc quốc gia. Kim Il-sung hiện là chủ tịch nước (được bầu lại năm 1990) và chủ tịch của Hội đồng quốc phòng, Tổng bí thư đảng Công nhân Triều Tiên và chủ tịch của Ủy ban thường trực gồm năm người, chủ tịch của Bộ chính trị gồm 15 người cũng như chủ tịch của ủy ban nhân dân trung ương, và thành viên của nhóm cầm quyền thuộc Hội đồng nhân dân tối cao. Kim Jong-il (người thừa kế hiển nhiên của cha mình) là phó chủ tịch thứ nhất của Hội đồng quốc phòng, thành viên của ủy ban thường trực bộ chính trị, thành viên của nhóm cầm quyền thuộc Hội đồng nhân dân tối cao và một trong những bí thư của Đảng. Vợ của Kim 11-sung (Kim Chống - ae) là chủ tịch của Đoàn phụ nữ dân chủ Triều Tiên và thành viên của Hội đồng nhân dân tối cao.
Phó chủ tịch Pak Sõng-ch'õl (con rể của nguyên cựu phó chủ tịch Kang Yang-uk) cũng là thành viên của ủy ban nhân dân trung ương. Hõ Tam (Hồ Tam), chồng quá cố của em họ Kim Il-sung vốn là ngoại trưởng trong một thời gian dài, là chủ tịch của úy ban quan hệ đối ngoại thuộc Hội đồng nhân dân tối cao. Một người thân khác (Kim Chung-lin) là một trong 12 bí thư đảng. Dù tướng O Chin-U, một đồng chí cũ của Kim Il-sung thuộc thời dân quân kháng chiến ủng hộ Kim Jong-il, đã dời khỏi ủy ban nhân dân trung ương tháng 6 năm 1990, nhưng ông giữ lại chức bộ trưởng quốc phòng, và thành viên trong ủy ban thường trực gồm năm người thuộc Bộ chính trị cũng như thành viên trong Hội đồng nhân dân tồi cao.
Ban cấp nguyên soái (marshal) cho Kim Jong-il vào tháng 8 năm 1991. Sau đó, thay thế cha ông làm chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên (tháng 12) khiến cho nhiều người suy đoán rằng Kim Il-sung sẽ từ chức và con trai ông sẽ kế vị cha mình làm Tổng bí thư của đảng Công nhân Triều Tiên và chú tịch DPRK mùa xuân năm 1992. Nhưng những thay đổi đó đã không xảy ra khi Bắc Triều Tiên ăn mừng ngày sinh thứ 50 của Kim jong-il vào tháng hai và sinh nhật thứ 80 của Kim Il-sung tháng 4 năm 1992. Tuy nhiên, những thay đổi này củng cố địa vị người thừa kế hiển nhiên của Kim Jõng-il đồng thời củng cố việc kiểm soát của ông đối với nhà nước. Trong khi đó, em Kim Il-sung tái xuất hiện vào tháng 8 năm 1993 trên sân khấn chính trị sau khoảng 17 năm vắng mặt, và việc bầu ông làm thành viên thường trực của Bộ chính trị thuộc úy ban trung ương của đảng Công nhân Triều Tiên cùng với việc bổ nhiệm ông làm phó chú tịch nhà nước hình như đã phục hồi sự đoàn kết gia đình của Kim Il-sung và củng cố nền móng của triều đại Kim.
Tình hình kinh tế Bắc Triều Tiên tiếp tục trở nên xấu hơn sau khi Liên Bang Xô Viết (viện trợ chính của Bắc Triều Tiên trong nhiều thập niên) sụp đổ năm 1990.
Năm 1989, tăng trưởng GNP của Bắc Triều Tiên là 2,4% nhưng giảm xuống - 3,7% (năm 1990), - 5,2% (năm 1991), và - 7,6% (năm 1992). GNP của Bắc Triều Tiên năm 1992 chỉ là 23,3 tỷ đô la với tổng sản lượng quốc gia trên mỗi đầu người là 1.000 đô la. Sản xuất ngũ cốc của Bắc Triều Tiên giảm từ 4,8 triệu tấn (năm 1990) xuống còn 3,9 triệu tấn (năm 1993), làm cho nguồn cung cấp ngũ cốc thiếu hụt lên hai triệu tấn. Khôi lượng ngoại thương của Bắc Triều Tiên giảm từ 4,64 tỷ đô la (năm 1990) xuống còn 2,72 tỷ (năm 1991) với sự thiếu hụt mậu dịch là 700 triệu đô la. Nợ nước ngoài tăng từ 7,86 tỷ đô la (năm 1990) lên 9,28 tỷ đô la (năm 1991). Tình trạng kinh tế đó đã khiến cho đảng Công nhân Triều Tiên phải thừa nhận vào tháng 12 năm 1993 là đảng đã không đạt được các mục tiêu của kế hoạch 7 năm lần thứ ba (1988 - 1993).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://nghiencuulichsu.com/2016/05/09/chien-tranh-trieu-tien-1950-53/
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Tri%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn
https://asiasociety.org/education/korean-history-and-political-geography
https://web.stanford.edu/class/e297a/The%20Korean%20Peninsula.htm
Andrew C.Nahm: Korea : tradition & transformation : a history of the Korean people, Hollym.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_chien_tranh_nam_bac_trieu_tien_9452_2082281.docx