Android ra đời lúc mà thị trường di động đang ở dưới sự thống trị tuyệt đối bởi Symbian
OS của Nokia và Blackberry OS từ RIM, nhưng chỉ một vài năm sau đó, hệ điều hành này
cùng với iOS đã nhanh chóng vươn lên với tốc độ vượt bậc và bây giờ đang chiếm thị phần
lớn nhất. Với sức sáng tạo của mình, Google đã đưa vào hệ điều hành Android những công
nghệ mới mẻ, sáng tạo đem lại lợi ích cho người sử dụng. Cùng với cộng đồng phát triển
rộng lớn, liên minh các nhà sản xuất phần cứng, các tính năng ưu việt, kho ứng dụng phong
phú, là những bằng chứng cho thấy sự thống trị trong tương lai của hệ điều hành này.
Theo dự báo của IDC, đến năm 2016, các dòng điện thoại Android sẽ vẫn dẫn đầu thị
trường với 63.8%.
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lịch sử phát triển và các nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong hệ điều hành Android, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
________________
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
Lịch sử phát triển và các nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong
hệ điều hành Android
GVHD: GS. TSKH. Hoàng Kiếm
HV: Huỳnh Lê Hoài Bắc
MSHV: 12 11 004
Tp HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1 Nội dung các nguyên tắc sáng tạo cơ bản .................................................................... 2
1.1 Nguyên tắc phân nhỏ ............................................................................................. 2
1.2 Nguyên tắc “tách khỏi” ......................................................................................... 2
1.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ................................................................................ 2
1.4 Nguyên tắc phản đối xứng ..................................................................................... 2
1.5 Nguyên tắc kết hợp ................................................................................................ 2
1.6 Nguyên tắc vạn năng ............................................................................................. 2
1.7 Nguyên tắc “chứa trong” ....................................................................................... 3
1.8 Nguyên tắc phản trọng lượng ................................................................................ 3
1.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ .............................................................................. 3
1.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ................................................................................ 3
1.11 Nguyên tắc dự phòng ......................................................................................... 3
1.12 Nguyên tắc đẳng thế ........................................................................................... 3
1.13 Nguyên tắc đảo ngược ........................................................................................ 3
1.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa .................................................................................. 4
1.15 Nguyên tắc linh động ......................................................................................... 4
1.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” .................................................................. 4
1.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác .................................................................. 4
1.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học .......................................................... 5
1.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ ....................................................................... 5
1.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích ................................................................... 5
1.21 Nguyên tắc “vượt nhanh” ................................................................................... 5
1.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi ............................................................................ 5
1.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi ............................................................................. 6
1.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian .......................................................................... 6
1.25 Nguyên tắc tự phục vụ ....................................................................................... 6
1.26 Nguyên tắc sao chép (Copy) .............................................................................. 6
1.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” .......................................................................... 6
1.28 Thay thế sơ đồ cơ học ........................................................................................ 6
1.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng ......................................................................... 7
1.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng .......................................................................... 7
1.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ ............................................................................. 7
1.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc ............................................................................. 7
1.33 Nguyên tắc đồng nhất ......................................................................................... 7
1.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần ..................................................... 7
1.35 Thay đổi các thông số lý hóa của đối tượng ...................................................... 8
1.36 Sử dụng chuyển pha ........................................................................................... 8
1.37 Sử dụng sự nở nhiệt ............................................................................................ 8
1.38 Sử dụng các chất oxy hóa mạnh ......................................................................... 8
1.39 Thay đổi độ trơ ................................................................................................... 8
1.40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) ...................................................... 9
2 Lịch sử phát triển hệ điều hành Android .................................................................... 10
2.1 Android 1.0 .......................................................................................................... 10
2.2 Android 1.1 .......................................................................................................... 12
2.3 Android 1.5 - Cupcake ........................................................................................ 12
2.4 Android 1.6 - Donut ............................................................................................ 14
2.5 Android 2.0 và Android 2.1 Éclair ...................................................................... 15
2.6 Android 2.2 Froyo ............................................................................................... 17
2.7 Android 2.3 Gingerbread ..................................................................................... 18
2.8 Android 3.x Honeycomb ..................................................................................... 19
2.9 Android 4.0 Ice Cream Sandwich ....................................................................... 21
2.10 Android 4.1/4.2 Jelly Bean ............................................................................... 22
3 Các nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong hệ điều hành Android ....................... 23
3.1 Nguyên tắc phân nhỏ kết hợp với nguyên tắc phẩm chất cục bộ ........................ 23
3.2 Nguyên tắc tách khỏi ........................................................................................... 24
3.3 Nguyên tắc kết hợp .............................................................................................. 24
3.4 Nguyên tắc vạn năng ........................................................................................... 25
3.5 Nguyên tắc “chứa trong” ..................................................................................... 25
3.6 Nguyên tắc sao chép (copy) ................................................................................ 25
3.7 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ................................................................................. 25
3.8 Nguyên tắc quan hệ phản hồi .............................................................................. 26
3.9 Nguyên tắc thay đổi màu sắc ............................................................................... 26
3.10 Nguyên tắc dự phòng ....................................................................................... 26
3.11 Nguyên tắc linh động ....................................................................................... 26
4 Kết luận ...................................................................................................................... 28
5 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 29
1
LỜI MỞ ĐẦU
Android là một môi trường hệ điều hành hoàn chỉnh dựa trên hệ điều hành nhân Linux®
V2.6. Lúc đầu, đích triển khai đến của Android là lĩnh vực điện thoại di động, gồm các loại
điện thoại thông minh và các loại thiết bị điện thoại kiểu gập chi phí thấp. Tuy nhiên, phạm
vi đầy đủ các dịch vụ điện toán của Android và sự hỗ trợ chức năng phong phú của nó có
tiềm năng mở rộng vượt ra ngoài thị trường điện thoại di động. Android còn hữu ích đối
với các nền tảng và ứng dụng khác.
Bài thu hoạch này giới thiệu nội dung các nguyên tắc sáng tạo cơ bản, cũng như quá
trình phát triển của hệ điều hành Android từ năm 2008 đến nay, qua đó phân tích một số
nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong việc phát triển của hệ điều hành này. Nội dung
trình bày gồm các phần chính sau:
1. Nội dung các nguyên tắc sáng tạo cơ bản
2. Lịch sử phát triển hệ điều hành Android
3. Các nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong hệ điều hành Android
4. Kết luận
5. Tài liệu tham khảo
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Kiếm đã truyền đạt kiến thức, lối tư duy mới
cùng với các câu chuyện hay về các phát minh, sáng tạo trong thực tiễn qua môn học
“Phương pháp nghiên cứu khoa học” nhờ đó mà em đã hoàn thành bài thu hoạch này.
2
1 Nội dung các nguyên tắc sáng tạo cơ bản
1.1 Nguyên tắc phân nhỏ
Chia đối tượng thành các phần độc lập.
Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
1.2 Nguyên tắc “tách khỏi”
Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy
nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
1.3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng
nhất thành không đồng nhất.
Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công
việc.
1.4 Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giảm bậc
đối xứng).
1.5 Nguyên tắc kết hợp
Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
1.6 Nguyên tắc vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó là không cần sự tham gia
của đối tượng khác.
3
1.7 Nguyên tắc “chứa trong”
Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng
thứ ba …
Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
1.8 Nguyên tắc phản trọng lượng
Bù trù trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với đối tượng khác, có lực nâng.
Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các
lực thủy động, khí động …
1.9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc
không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ
dùng ứng suất ngược lại).
1.10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng.
Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất,
không mất thời gian dịch chuyển.
1.11 Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị các phuơng tiện báo
động, ứng cứu, an toàn.
1.12 Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
1.13 Nguyên tắc đảo ngược
Thay vì hành động như yêu cầu của bài toán, hành động ngược lại (ví dụ không làm
nóng mà làm lạnh đối tượng).
4
Làm phần chuyển động của đối tượng (hay mội trường bên ngoài) thành đứng yên
và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.
1.14 Nguyên tắc cầu (tròn) hóa
Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết
cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
1.15 Nguyên tắc linh động
Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng
tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển đối với nhau.
1.16 Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn
“một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
1.17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều)
sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng có khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai
chiều), tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối
tượng trên mặt phẳng sẽ đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều).
Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng
Đặt đối tượng nằm nghiêng
Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước
Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích
cho trước.
5
1.18 Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
Làm đối tượng dao động
Nếu đã có dao động tăng tần số dao động (đến tần số siêu âm)
Sử dụng tần số cộng hưởng
Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện
Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
1.19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)
Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ
Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác
1.20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích
Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn
làm việc ở chế độ đủ tải).
Khắc phục vận hành không tải và trung gian
Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay
1.21 Nguyên tắc “vượt nhanh”
Vượt qua những giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn
Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
1.22 Nguyên tắc biến hại thành lợi
Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trường) để thu được
hiệu ứng có lợi
Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
6
1.23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Thiết lập quan hệ phản hồi
Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó
1.24 Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
1.25 Nguyên tắc tự phục vụ
Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
1.26 Nguyên tắc sao chép (Copy)
Thay vì sử dụng cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ,
sử dụng bản sao.
Thay thế đối tượng hay hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với
tỉ lệ cần thiết.
Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn
thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử
ngoại.
1.27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví dụ như
về tuổi thọ).
1.28 Thay thế sơ đồ cơ học
Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác đối với đối tượng.
Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi
theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
7
Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
1.29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp khí,
nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
1.30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
Cách ly đối tượng với môi trường ngoài bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
1.31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
Làm cho đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng
đệm, tấm phủ …).
Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
1.32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc
Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất
phụ gia màu, huỳnh quang.
Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
1.33 Nguyên tắc đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với các đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một
vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với các vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
1.34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân
hủy (hoà tan, bay hơi…) hoặc phải biến dạng.
8
Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm
việc.
1.35 Thay đổi các thông số lý hóa của đối tượng
Thay đổi trạng thái của đối tượng
Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc
Thay đổi độ dẻo
Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
1.36 Sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng, nảy sinh trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể
tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng
1.37 Sử dụng sự nở nhiệt
Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu
Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau
1.38 Sử dụng các chất oxy hóa mạnh
Thay không khí thường bằng không khí giàu Oxy.
Thay không khí giàu Oxy bằng chính Oxy.
Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc oxy.
Thay oxy giàu Ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
1.39 Thay đổi độ trơ
Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa.
Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất, phụ gia trung hòa…
Thực hiện quá trình trong chân không.
9
1.40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng các vật liệu hợp thành (composite). Hay
nói chung, sử dụng các loại vật liệu mới.
10
2 Lịch sử phát triển hệ điều hành Android
5 năm về trước, vào ngày 5/11/2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng (Open
Handset Alliance - OHA), với 78 công ty phần cứng, phần mềm và viễn thông khác nhau,
đã chính thức trình làng một nền tảng mới dành cho điện thoại di động, đánh dấu sự ra đời
của nền tảng Android.
Liên minh thiết bị cầm tay mở rộng với sự góp mặt của các “ông lớn” như Google, T-
Mobile, HTC, Motorola, Qualcomm, Intel, LG… đã đặt ra mục tiêu ban đầu cho nền tảng
di động mới là “phát động sự đổi mới trên các thiết bị di động và mang lại cho người dùng
trải nghiệm tốt hơn với những gì sẵn có trên thiết bị di động hiện nay”.
Cũng tại sự kiện ra mắt phiên bản Android đầu tiên, Google đã công bố toàn bộ mã
nguồn của nền tảng di động của mình. Phiên bản đầu tiên của Android có hơn 12 triệu dòng
mã, trong đó có 3 triệu dòng mã XML; 2,8 triệu dòng mã C; 2,1 triệu mã Java và 1,75 triệu
dòng mã C++… Trước đó, vào tháng 7/2005, Google đã mua lại công ty Android Inc, đánh
dấu bước chân đầu tiên của Google vào lĩnh vực điện thoại di động.
2.1 Android 1.0
Kỉ nguyên Android chính thức bắt đầu vào ngày 22/10/2008, khi chiếc điện thoại T-
Mobile G1 chính thức được bán ra ở Mỹ. Ở giai đoạn này, rất nhiều những tính năng cơ
bản cho một smartphone bị thiếu sót, chẳng hạn như bàn phím ảo, cảm ứng đa điểm hay
khả năng mua ứng dụng. Tuy nhiên, vai trò của phiên bản đầu tiên này vô cùng quan trọng.
Nó đã đặt nền móng cho các tính năng có thể xem là đặc điểm nhận dạng của Android ngày
nay.
11
Thanh thông báo kéo từ trên xuống: Ngay từ ban đầu, Android đã được tích hợp
một hệ thống cảnh báo vô cùng hữu dụng so với những đối thủ cạnh tranh thời bấy
giờ mặc dù nó không được tốt như Notification Bar trên các thế hệ Android mới.
Người dùng có thể nhanh chóng xem những tin nhắn đến, xem ai mới gọi nhỡ hoặc
bất cứ thứ gì mà phần mềm trên đang máy muốn người dùng biết. Tất cả thông báo
đều tập hợp trong một danh sách duy nhất. Thanh trạng thái, bao gồm đồng hồ, biểu
tượng pin, biểu tượng cho các kết nối cũng được tích hợp vào nơi đây, giúp tiết kiệm
tối đa không gian màn hình nhưng vẫn phục vụ đầy đủ nhu cầu thông tin cho người
sử dụng. Mãi cho đến ngày nay, Android 4.1 vẫn duy trì ý tưởng tuyệt vời này.
Màn hình chính và widget: Khi so sánh Android, iOS và Windows Phone, điểm
khác biệt lớn nhất đó là một màn hình chính. Màn hình chính của Android thật sự
rất phong phú. Người dùng có thể thay đổi hình nền, đặt icon ra màn hình chính, sử
dụng widget hoặc thay đổi màn hình chính nếu muốn. Độ tùy biến của màn hình
chính trên Android có thể xem là cao nhất trong các hệ điều hành di động hiện nay.
Về widget, đây cũng là một điểm hay của Android vì nó cho phép người dùng nhanh
chóng truy cập đến một số tính năng nào đó hoặc xem nhanh các thông tin cập nhật
chi tiết một cách nhanh nhất. Widget cũng đóng vai trò trang trí cho màn hình chính.
Symbian cũng có widget nhưng chưa so được với Android về mức độ phong phú và
chức năng.
Tích hợp chặt chẽ với Gmail: Lúc chiếc G1 ra mắt, Gmail đã hỗ trợ giao thức POP
và IMAP để dùng được với các trình gửi nhận email trên thiết bị di động, nhưng vấn
đề nằm ở chỗ không có giao thức nào được tận dụng tối đa để phục vụ những tính
năng độc đáo của Gmail (ví dụ như: lưu trữ, đánh nhãn cho email). Android 1.0 ra
mắt đã khắc phục được vấn đề này và chiếc G1 đã mang lại trải nghiệm Gmail tốt
nhất trên thị trường vào thời điểm đó.
Về mặt giao diện, Google xây dựng giao diện của Android 1.0 với sự hợp tác của
một công ty thiết kế đến từ Thụy Điển có tên gọi The Astonishing Tribe (TAT). Từ
Android 1.0 đến 2.2, ta nhận thấy sự xuất hiện của một widget đồng hồ quen thuộc,
12
tuy đơn giản nhưng khá đẹp mắt, đó chính là dấu ấn của TAT. Một thời gian sau khi
bị RIM mua lại để tập trung phát triển cho nền tảng BlackBerry OS cũng như BBX
thì mối quan hệ của TAT với Google Android cũng chấm dứt.
2.2 Android 1.1
Tháng 2/2009, Google giới thiệu bản nâng cấp đầu tiên của Android, khoảng ba tháng
sau khi G1 được bán ra. Phiên bản 1.1 không phải là một cuộc cách mạng, nó ra đời chỉ đề
sửa các lỗi còn tồn tại trong phiên bản cũ. Tuy nhiên, nó đã cho thấy khả năng nâng cấp
thiết bị di động qua phương pháp Over-The-Air (tức tải về và cài đặt bản cập nhật ngay
trên thiết bị, không cần kết nối với máy tính). Ở thời điểm đó, rất ít hệ điều hành di động
có thể làm được việc này, hầu hết đều phải nhờ đến một phần mềm chuyên dùng nào đó
trên PC.
2.3 Android 1.5 - Cupcake
Android 1.5 có lẽ có vai trò cực kì quan trọng trong quá trình trưởng thành của
Android khi nó bổ sung cho hệ điều hành này những tính năng nổi bật giúp nó cạnh tranh
với các nền tảng đối thủ khác. Đây cũng là bản Android đầu tiên được Google gọi tên theo
các món đồ ăn với chữ cái bắt đầu được xếp theo thứ tự alphabet. Cupcake là một loại bánh
nhỏ, hơi giống bánh bông lan và có kem bên trên. Sau này có thêm Donut, Eclair (bánh su
kem nhưng dài, nhân chocolate), FroYo (ya-ua đá), Gingerbread (bánh gừng), Honeycomb
(một loại bánh có hình tổ ong), Ice Cream Sandwich (bánh sandwich kem) và mới đây nhất
là Jelly Bean (một loại kẹo dẻo viên nhỏ, hình hạt đậu).
Về mặt giao diện, Android 1.5 không có nhiều điểm thay đổi so với phiên bản
Andriod 1.1 trước đó. Google chỉ trau chuốt lại giao diện trông bóng bẩy, mượt mà hơn.
Ngoài ra, phiên bản này có các tính năng mới như:
Bàn phím ảo: Mục tiêu ban đầu của Android là cạnh tranh với BlackBerry nên G1
có một bàn phím QWERTY trượt ngang giống của đối thủ. Mãi đến phiên bản
Android 1.5 - Cupcake này mới có một chiếc điện thoại Android thuần cảm ứng là
13
HTC Magic được giới thiệu (vào tháng 4/2009, gần nửa năm sau khi G1 được công
bố).
Hook: Google tích hợp vào Cupcake hook cho phép nhà phát triển có thể tự do viết
phần mềm bàn phím của riêng mình cho Android. Đây lại là một điểm nữa khiến
cho Android trở nên khác biệt với các hệ điều hành khác. Lúc Cupcake xuất hiện,
bàn phím ảo mặc định chậm và không chính xác, chính vì thế mà những hãng sản
xuất phần cứng như HTC đã phát triển riêng một biện pháp khắc phục dựa trên hook
do Google phát triển.
Mở rộng khả năng cho widget: Android 1.0 và 1.1 có tích hợp widget, nhưng tiềm
năng của nó chưa được khai thác hết vì Google chưa đưa bộ phát triển phần mềm
cho lập trình viên. từ Android 1.5 trở đi thì chuyện đã thay đổi, và đến thời điểm
hiện tại, kho widget của Android đã rất phong phú, đó là chưa kể đến những ứng
dụng của bên thứ ba cũng mang sẵn trong mình widget. Nhờ có khả năng này mà
việc tùy biến giao diện của Android càng được đẩy mạnh.
Cải tiến clipboard: Tuy các phiên bản Android trước đó đã hỗ trợ việc copy và
paste nhưng chỉ giới hạn lại ở textbox và sao chép các đường link. Với Cupcake,
Google cho phép sao chép nội dung của web.
14
Khả năng quay phim: Khởi đầu Android không thể quay phim chỉ đến Android
1.5 thì Android mới quay phim được. Nhưng cũng giống với bàn phím, trình camera
mặc định của Android không tốt nên các hãng phần cứng phải thay nó bằng các ứng
dụng của riêng mình với các chế độ quay theo cảnh, chạm để lấy nét, tùy chỉnh
thông số video.
Và các cải tiến khác như khả năng xóa hoặc di chuyển hàng loạt email trong Gmail,
cho phép tải ảnh, video lên YouTube, Picasa, truy cập danh bạ trong Google Talk
từ nhiều ứng dụng khác.
2.4 Android 1.6 - Donut
Phiên bản bánh Donut này, mặc dù chỉ thêm có 0.1 vào mã số của Android 1.5 nhưng
nó cũng mang lại nhiều cải tiến đáng giá. Một vài điểm trong giao diện được cải thiện, vài
tính năng nhỏ được thêm vào, cuối cùng là hỗ trợ cho mạng CDMA. Động thái này cho
phép nhiều nhà mạng hơn có thể sử dụng với Android, giúp cho Android có thêm một số
lượng lớn người dùng ở Mỹ và Châu Á. Điểm thú vị nhất của Donut đó là hỗ trợ các thành
phần đồ họa độc lập với độ phân giải. Lần đầu tiên, Android có thể chạy trên nhiều độ phân
giải và tỉ lệ màn hình khác nhau, cho phép những thiết bị có nhiều độ phân giải hơn là 320
x 480. Hiện nay, chúng ta có những chiếc smartphone Android chạy ở độ phân giải QVGA,
HVGA, WVGA, FWVGA, qHD, 720p hay 1920 x 1080.
15
Tính năng Quick Search Box là điểm mới của Android. Người dùng có thể tìm kiếm
danh bạ, ứng dụng, nhạc, tin nhắn,…, tất cả đều chỉ thao tác trong một hộp tìm kiếm.
Google cũng cho phép những lập trình viên tích hợp tính năng tìm kiếm mới này vào ứng
dụng của mình để mở rộng thêm khả năng của Quick Search Box.
Android 1.6 còn mang tới Android Market ( chợ ứng dụng ), là nơi nhà phát triển
đưa sản phẩm của mình lên và cũng là nơi người dùng tải về các ứng dụng hữu ích.
2.5 Android 2.0 và Android 2.1 Éclair
Đầu tháng 9 năm 2009, một năm sau khi G1 ra đời, Android 2.0 được ra mắt. Một cơ
hội lớn cho những nhà phát triển, một tiềm năng lớn cho Android về sau, những chiếc điện
thoại "lớn" được ra mắt và phân phối bởi các nhà mạng lớn. Eclair, tên gọi của Android
2.0, lúc mới ra mắt chỉ được dùng duy nhất cho chiếc Motorola Droid của nhà mạng
Verizon, một trong những chiếc điện thoại đánh dấu kỉ nguyên Android lớn mạnh như ngày
hôm nay. Motorola Droid còn được biết đến với tên gọi Motorola Milestone khi nó xuất
hiện ở Việt Nam. Đây là một sản phẩm rất thành công của Motorola và cả Google khi mang
đến cho người dùng những trải nghiệm cực kì tốt với Android.
16
Android 2.0 có những tính năng đặc biệt như:
Hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng: nhiều tài khoản Google có thể được đăng
nhập trên cùng một thiết bị chạy Android. Tài khoản Microsoft Exchange cũng được
hỗ trợ trong Eclair. Người dùng có thể duyệt qua danh bạ, email của từng tài khoản.
Google cho phép những nhà phát triển bên thứ ba tích hợp dịch vụ của họ vào trong
mục Account này, đồng thời hỗ trợ tự động đồng bộ hóa.
Quick Contact: khi chạm vào một số liên lạc nào đó, có một menu nhỏ sẽ xuất hiện
để bạn tương tác theo nhiều cách: gửi email, gọi điện, nhắn tin, ...
Cải tiến bàn phím ảo: Giống với chiếc G1, Droid/Milestone có một bàn phím
QWERTY đầy đủ dạng trượt ngang nhưng Google cho phép người dùng sử dụng
thêm bàn phím ảo mà hãng đã thiết kế lại.
Trình duyệt mới: Mặc dù chưa hỗ trợ cảm ứng đa điểm nhưng trình duyệt trên
Android 2.0 cũng có nhiều điểm nâng cấp tốt. Google đã hỗ trợ HTML5, bao gồm
luôn khả năng phát video ở chế độ toàn màn hình. Hộp địa chỉ kết hợp với thanh tìm
kiếm cũng lần đầu xuất hiện trên Android.
Giao diện mới: các biểu tượng đẹp hơn, sang trọng, gọn gàng hơn so với trước.
Widget được thiết kế mới để tương thích với độ phân giải cao trên Droid. Giao diện
menu cũng đẹp hơn.
Về Android 2.1, mặc dù không "lớn" như Android 2.0 vì nó chủ yếu ra mắt để sửa lỗi
và thêm hàm API để lập trình viên can thiệp sâu hơn vào hệ thống nhưng nó đã hỗ trợ thêm
một số tính năng như Live Wallpaper, chuyển giọng nói thành văn bản và một màn hình
khóa mới.
17
2.6 Android 2.2 Froyo
Android 2.2 được ra mắt trong năm 2010 và Nexus One là chiếc điện thoại đầu tiên
được nâng cấp lên Android 2.2, sớm hơn nhiều so với tất cả các hãng khác. Giao diện màn
hình chính đã được thay đổi, từ 3 màn hình chính tăng lên thành 5 màn hình. Dãy nút kích
hoạt nhanh chế độ gọi điện, web và App Drawer cũng đã xuất hiện. Những chấm nhỏ ở
góc trái, phải bên dưới của màn hình giúp người dùng biết mình đang xem đến màn hình
nào.
FroYo có một trình xem ảnh mới với khả năng hiển thị hình ảnh 3D với nhiều hiệu
ứng chuyển động đẹp mắt. Tính năng trạm phát Wifi cũng xuất hiện, cách copy, paste mới
tốt hơn. Nhiều tính năng bảo mật mới cũng xuất hiện cùng với đó là hỗ trợ duyệt web với
Flash là điểm được nhiều người dùng quan tâm. Android 2.2 bổ sung thêm tính năng di
chuyển một phần ứng dụng từ bộ nhớ máy sang thẻ nhớ, giúp tiết kiệm bộ nhớ cho các điện
thoại lúc đó.
18
2.7 Android 2.3 Gingerbread
Khoảng nửa năm sau khi FroYo xuất hiện, Google tiếp tục giới thiệu phiên bản
Android 2.3 với nhiều tính năng mới, tập trung vào việc phát triển game, đa phương tiện
và phương thức truyền thông mới. Android 2.3 có tên mã là Gingerbread, bộ SDK Android
2.3 dành cho các nhà phát triển cũng đã được Google phát hành. Cùng với đó điện
thoại Nexus S do Samsung sản xuất hiện.
Android 2.3 thật ra không phải là một bản nâng cấp lớn nhưng có tầm ảnh hướng
không nhỏ. Vài tính năng mới trên Android 2.3:
Hai thanh chặn khi chọn văn bản: Từ Android 2.2 trở về trước, việc chọn văn bản
khi đang soạn thảo hoặc khi đang duyệt web rất khó khăn. Nhờ có thanh chặn này
mà người dùng có thể chọn từng kí tự một, tiện lợi hơn rất nhiều.
Bàn phím được cải tiến: Các phím đẹp hơn, đen hơn và cả kí tự cũng được thay
đổi so với Android Cupcake. Nhờ có khả năng nhận biết đa điểm trên bàn phím mà
việc việc soạn thảo đã dễ dàng hơn, cho phép người dùng nhấn cùng lúc nhiều phím
để chuyển sang bàn phím dạng kí tự.
Công cụ quản lí pin và ứng dụng: vì Android cho phép các ứng dụng chạy nền
thực thụ chứ không bị ngắt lại, vấn đề pin bị người dùng phàn nàn nhiều, đặc biệt là
các phần mềm không được viết để thoát khỏi bộ nhớ sau khi đã hoàn tất công việc
19
của mình. Một công cụ mới đã ra mắt với biểu đồ nhằm theo dõi mức độ tiêu thụ
pin cùng việc quản lí ứng dụng đang chạy giúp người dùng quản lý pin tốt hơn.
Hỗ trợ máy ảnh trước: Lần đầu tiên một phiên bản của hệ điều hành Android hỗ
trợ việc sử dụng máy ảnh phụ phía trước của thiết bị.
2.8 Android 3.x Honeycomb
Honeycomb là phiên bản Android dành riêng cho máy tính bảng và sản phẩm đầu
tiên dùng hệ điều hành này Motorola Xoom. Xoom mang trong mình một giao diện
20
thuần Android 3.0 và không bị chỉnh sửa. Mặc dù Android 3.0 không có nhiều dấu ấn đặc
biệt trên thị trường nhưng nó là nền tảng cho Android 4.0 sau này với các tính năng như:
Sử dụng tông màu đen và xanh dương làm tông màu chủ đạo, hệ thống icon và
biểu tượng mới.
Homescreen và widget cũng được thiết kế lại. Việc đặt widget lên màn hình cũng
tiện dụng hơn nhờ có hình ảnh thu nhỏ của các homescreen trong mục widget nên
người dùng có thể chọn lựa theo ý muốn.
Không còn nút nhấn vật lí: trên các máy tính bảng Android 3.x, người ta không
còn trang bị cho chúng ba phím Back, Home và Menu (và Search nữa) riêng biệt,
cả nút cứng lẫn nút cảm ứng, mà thay vào đó nó đã được bố trí ngay trên màn hình
của người dùng. Android 3.x có khả năng ẩn hoặc hiện các nút này một cách linh
hoạt tùy vào việc người dùng đang chạy ứng dụng gì.
Cải thiện đa nhiệm: nút Recent Apps lần đầu tiên xuất hiện trên Android cho phép
người dùng duyệt qua các ứng dụng mà mình mới chạy trong thời gian gần đây, nhờ
đó việc chuyển đổi app dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Mỗi ứng dụng như vậy
cũng có một ảnh chụp màn hình thu nhỏ để tiện cho việc chọn lựa. Từ Gingerbread
trở về trước, việc chạy đa nhiệm phải nhờ đến việc nhấn giữ nút Home để tiết lộ
bảng các ứng dụng gần đây, bất tiện hơn nhiều.
Thanh Action Bar: một thanh chức năng được đặt bên trên mỗi ứng dụng, ở đó lập
trình viên có thể đặt các nút nhấn để điều khiển ứng dụng lên. Ngoài ra, Honeycomb
còn hỗ trợ cho việc bố cục ứng dụng theo nhiều cột để hướng đến việc hỗ trợ máy
tính bảng tốt hơn.
Sau Android 3.0, Android 3.1 và 3.2 là hai bản nâng cấp nhỏ của Honeycomb và vẫn
dùng lại cái tên này. Mục đích chủ yếu của chúng là để sửa lỗi và thêm vài tính năng mới
như resize widget ngay trên homescreen, hỗ trợ thẻ SD,...
21
2.9 Android 4.0 Ice Cream Sandwich
Cuối năm 2011, Google chính thức giới thiệu điện thoại Galaxy Nexus, thiết bị đầu
tiên trên thị trường sử dụng Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Android 4.0 là sự thay đổi
lớn nhất trong lịch sử phát triển của Android. Android 4.0 hỗ trợ một bộ font mới tên là
Roboto được cho là tối ưu hóa để dùng trên các màn hình độ phân giải càng ngày càng cao
hơn, đồng thời để hiển thị được nhiều thông tin hơn trên màn hình. Hệ thống thông báo
(Notification) già nua của Android đã được làm mới hoàn toàn, đẹp hơn, tiện dụng hơn,
nhất là tính năng trượt ngang để xóa từng thông báo riêng lẻ. Tương tự như vậy cho tính
năng Recent Apps và cả trình duyệt của máy. Bàn phím cũng được làm mới với khả năng
tự động sửa lỗi cao hơn, việc sao chép, cắt dán chữ và nội dung cũng tốt hơn bao giờ hết.
Đây cũng là lần đầu tiên Google hợp nhất hệ điều hành dành cho smartphone và cho
máy tính bảng vào làm một. Đây là một động thái của hãng nhằm giảm thiểu sự phân mảnh
vốn đang ngày càng nghiêm trọng của Android. Khi chạy trên máy tính bảng, Android 4.0
sẽ có một giao diện khác tối ưu cho màn hình lớn, nhưng về cơ bản thì tính năng của nó
22
vẫn giống hệt như lúc chạy trên smartphone. Android 4.0 cũng nhắm đến việc duyệt web
nhanh hơn, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của thiết bị, kéo dài thời gian dùng pin...
2.10 Android 4.1/4.2 Jelly Bean
Google giới thiệu Android 4.1 (Jerry Bean) tại hội nghị Google I/O vào ngày
27/6/2012. Phiên bản này chạy trên nhân Linux 3.0.31. Jerry Bean là bản cập nhật nhằm
mục đích cải thiện tính năng, tăng hiệu suất giao diện người dùng.
Cải thiện hiệu suất liên quan đến Project Butter, mang lại độ mượt cao cho Android.
Project Butter đã được Google đề cập tới tại I/O 2012 với mục đích giải quyết tình trạng
trễ và độ phản ứng không tốt của Android. Với Project Butter, các kỹ sư Android đã tăng
framerate cho phiên bản mới nhất này lên 60 khung hình/giây (trước đó trên Android
3.0 hay Android 4.0 framerate là 30 khung hình/giây) cũng như bổ sung VSync, tăng bộ
đệm lên gấp ba để nâng cao trải nghiệm người dùng. Project Butter sẽ có tác động trực tiếp
tới toàn bộ hệ thống của Jelly Bean nhằm mang tới trải nghiệm người dùng nhanh và mượt
mà nhất có thể. VSync sẽ cải thiện hiệu năng đồ hoạ tổng thể trong khi bộ nhớ đệm tăng
gấp ba lần sẽ cho phép GPU và CPU cũng như màn hình hoạt động song song với nhau.
23
3 Các nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong hệ điều hành Android
3.1 Nguyên tắc phân nhỏ kết hợp với nguyên tắc phẩm chất cục bộ
Android có cấu trúc gồm 5 phần lớn: Applications, Application Framework,
Libraries, Android Runtime, Linux Kernel. Mỗi phần lớn lại chia ra thành một số lượng
nhất định các thành phần nhỏ hơn có chức năng riêng biệt.
Applications: các ứng dụng mà người dùng dễ dàng thấy và sử dụng được.
The Application Framework: có nhiệm vụ quản lý các ứng dụng ở Applications.
Libraries: các thư viện mà Application Framework hay Applications cần.
Android Runtime gồm Dalvik Virtual Machine và những thư viện nhân (core
libraries), những thư viện cơ bản của hệ điều hành, chỉ cung cấp cho hệ điều hành.
Linux Kernel: chứa những trình điều khiển (drivers) dùng để điều khiển phần cứng
như Keypad, Wifi, Camera, Audio, Màn hình… có thể coi nó như là “Trung tâm chỉ
huy” của ngôi nhà. Linux Kernel nắm giữ những gì là cốt lõi của hệ điều hành.
24
3.2 Nguyên tắc tách khỏi
Google đã tách rời chức năng Gmail từ lõi hệ điều hành Android ra thành một ứng
dụng độc lập. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc khống chế quyền kiểm soát các
chức năng của hệ điều hành của các nhà phân phối.
Phần lớn những người sử dụng điện thoại chạy Android phải phụ thuộc vào một phiên
bản Gmail được tích hợp sẵn trong hệ điều hành do nhà phân phối cung cấp. Người sử
dụng phải trông chờ nhà phân phối quản lý và cập nhật phiên bản Gmail đó.
Giờ Google đã tách rời Gmail ra, điều đó có nghĩa người sử dụng sẽ thoải mái cập
nhật thẳng phần mềm từ Google chứ không thông qua nhà phân phối nữa.
Những chiếc điện thoại chạy Android 2.2 (tên mã Froyo) có thể tải phiên bản mới
của ứng dụng Gmail ngay bây giờ từ Android Market. Ứng dụng Gmail mới sẽ có những
cải tiến như gửi mail nhanh, các tính năng hỗ trợ (có giới hạn) cho Hộp thư đến, việc trả
lời mail đơn giản hơn, hội thoại dễ theo dõi hơn. Tất nhiên, cải tiến lớn nhất chính là việc
ứng dụng này hoạt động độc lập chứ không còn là một thành phần của lõi Android.
Google Maps cũng là một ví dụ về việc một thành phần lõi của hệ điều hành được
tách rời, cũng như Voice Search và Google Search. Sắp tới, rất có thể là Contacts, Gallery
hoặc trình duyệt Internet tích hợp sẵn.
3.3 Nguyên tắc kết hợp
Phiên bản Android 3.0 (Honeycomb) được phát triển dành riêng cho máy tính bảng.
Phiên bản Android 4.1/4.2 là sự thống nhất cho hệ điều hành điện thoại và máy tính bảng
thành một, đem lại một trải nghiệm thống nhất cho người sử dụng.
Nguyên tắc kết hợp được áp dụng giúp Android ngày càng hoàn thiện
hơhownAndroid kết hợp các công nghệ di động, công nghệ chụp hình, công nghệ định vị
toàn cầu GP, công nghệ Internet (3G, 4G), công nghệ NFC, công nghệ điện toán đám mây,
nhận diện giọng nói, …
25
3.4 Nguyên tắc vạn năng
Hệ điều hành Android hỗ trợ các công nghệ kết nối khác nhau, hỗ trợ đa ngôn ngữ
với các ứng dụng khác nhau. Ngoài ra, Android còn tương thích với các phần cứng khác
nhau. Nhà phát triển có toàn quyền truy cập đến các framework API với tuỳ chọn đa nhiệm
sẵn có. Thậm chí, ta còn có thể khai thác Android cho một trải nghiệm web tốt bằng các sử
dụng cơ sở hạ tầng và công nghệ mới nhất.
Android còn được đưa lên các thiết bị thông minh khác như tivi, tủ lạnh, máy ảnh,
máy chơi game, …
3.5 Nguyên tắc “chứa trong”
Bản thân hệ điều hành Android đã chứa trong mình đoạn mã nguồn của các ngôn ngữ
lập trình khác nhau như C, C++, XML, Java hay xét về khía cạnh khác Android chạy trên
nhân Linux 2.6 nghĩa là nó “chứa trong” nhân Linux.
Hệ điều hành Andriod còn chứa trong nó rất nhiều ứng dụng như: games, phần mềm,
widget, … thoả mãn tất cả nhu cầu của người sử dụng. Sự phát triển kho ứng dụng của hệ
điều hành Android có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của hệ điều hành
này.
3.6 Nguyên tắc sao chép (copy)
Các phiên bản của hệ điều hành Android là sự sao chép lẫn nhau về phần lõi hệ điều
hành (kernel). Các phiên bản Android càng về sau thì càng có nhiều sự cải tiến trong giao
diện, hiệu suất làm việc, kho ứng dụng phong phú hơn, tính năng được cải tiến, nâng cấp,
… nhưng phần lõi của hệ điều hành thì ít thay đổi.
3.7 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
Android được phát triển dựa trên nhân linux và là mã nguồn mở nên tạo ra sức hấp
dẫn đối với các nhà sản xuất điện thoại khi tạo ra lõi mà công ty phần cứng, phần mềm và
viễn thông có thể xây dựng các ứng dụng di động sáng tạo.
26
3.8 Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Là một hệ điều hành nên Android cung cấp phương tiện thân thiện để giao tiếp với
người sử dụng như: giao diện đồ hoạ, giọng nói, camera, …Sau đó xử lý thông tin tiếp
nhận được và phản hồi kết quả cho người sử dụng. Ứng dụng Google Now trên Android là
một minh chứng tuyệt vời cho nguyên tắt này. Google Now nhận lệnh trực tiếp giọng nói
và dựa vào thói quen người dùng để đưa ra những thông tin chính xác và phù hợp. Kết quả
trả về là các thẻ đồ hoạ trực quan, sinh động.
3.9 Nguyên tắc thay đổi màu sắc
Giao diện Android 4.2 với tông màu đen chủ đạo giúp cho điện thoại tiết kiệm pin
hơn so với các phiên bản trước đó (tông màu sáng như xanh dương, xanh nước biển). Ngoài
ra, nó còn giúp cho người sử dụng dễ dàng theo dõi thông tin xuất hiện cũng như điều khiển
các ứng dụng.
Android cung cấp các cảnh báo, thông báo cũng như trạng thái các chương trình với
các màu sắc khác nhau, trực quan giúp người sử dụng dễ dàng phát hiện, xử lý các cảnh
báo đó.
3.10 Nguyên tắc dự phòng
Android cung cấp tính năng sao lưu dự phòng danh bạ vào tài khoản Gmail, bất cứ
một liên lạc phát sinh sau này cũng được tự động phát hiện và sao lưu ngay sau đó. Người
sử dụng cũng có thể xuất danh sách liên lạc ra thẻ nhớ.
Người sử dụng có thể cài đặt ứng dụng bên thứ 3 như SMSBackup để sao lưu tin
nhắn vào tài khoản Gmail, Astro File Manager sao lưu các ứng dụng lên thẻ nhớ.
3.11 Nguyên tắc linh động
Hệ điều hành Android là mã nguồn mở có tính linh động cao.
Về người sử dụng, họ có thể thay đổi hầu như tất cả những gì mình muốn trên hệ
điều hành này mà trên hệ điều hành khác không có được như: thay đổi bàn phím,
thay đổi launcher mặc định, thay đổi giao diện màn hình, thiết lập trình duyệt mặc
27
định, thay đổi dịch vụ email và sâu hơn nữa là tùy chỉnh Rom bằng các bản rom từ
cộng đồng phát triển.
Về phía nhà sản xuất điện thoại, họ bổ sung vào Android các đặc điểm đặc trưng,
phân biệt với các nhà sản xuất khác như: Samsung TouchWiz, HTC Sense, Motorola
Motoblur, …
28
4 Kết luận
Android ra đời lúc mà thị trường di động đang ở dưới sự thống trị tuyệt đối bởi Symbian
OS của Nokia và Blackberry OS từ RIM, nhưng chỉ một vài năm sau đó, hệ điều hành này
cùng với iOS đã nhanh chóng vươn lên với tốc độ vượt bậc và bây giờ đang chiếm thị phần
lớn nhất. Với sức sáng tạo của mình, Google đã đưa vào hệ điều hành Android những công
nghệ mới mẻ, sáng tạo đem lại lợi ích cho người sử dụng. Cùng với cộng đồng phát triển
rộng lớn, liên minh các nhà sản xuất phần cứng, các tính năng ưu việt, kho ứng dụng phong
phú, … là những bằng chứng cho thấy sự thống trị trong tương lai của hệ điều hành này.
Theo dự báo của IDC, đến năm 2016, các dòng điện thoại Android sẽ vẫn dẫn đầu thị
trường với 63.8%.
29
5 Tài liệu tham khảo
1. Slide bài giảng “Phương pháp nghiên cứu khoa học” – GS.TSKH Hoàng Kiếm
2. Phan Dũng, Các thủ thuật sáng tạo cơ bản, Nhà xuất bản Trẻ-2010
3. Wikipedia.com
-
-
- ệ_điều_hành)
4. Diễn đàn tinhte.vn
-
5. Tinmoi.vn
-
12526609.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1211004_ppnckh_12_11_004_huynh_le_hoai_bac_3471.pdf